Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Những biện pháp cải tiến công tác quản lý theo hướng tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong trường Đại học dân lập Hải Phòng.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 130 trang )


3

MC LC


trang
M U
6
Ch-ơng 1. Cơ sở lý luận về lĩnh vực nghiên cứu
11
1.1. Khái niệm quản lý
11
1.1.1. Quản lý là gì ?
11
1.1.2. Một số quan điểm về quản lý và quản lý giáo dục
12
1.2. Khái niệm trờng đại học, trờng đại học dân lập
14
1.2.1. Thế nào là tr-ờng đại học ?
14
1.2.2. Đặc điểm của tr-ờng đại học
15
1.2.3. Thế nào là tr-ờng đại học dân lập ?
17
1.2.4. Những nét đặc thù của tr-ờng đại học dân lập
18
1.3. Nhận diện công tác quản lý tr-ờng đại học nói chung và công tác
quản lý tr-ờng đại học dân lập nói riêng trong giai đoạn hiện nay
20
1.3.1. Tổ chức và nhân sự


21
1.3.2. Quản lý công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học
22
1.3.3. Quản lý tài chính và cơ sở vật chất
23
1.3.4. Quản lý đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên và sinh viên
24
1.3.5. Quản lý mối quan hệ giữa nhà tr-ờng với gia đình, xã hội và
quan hệ quốc tế
25
1.3.6. Quản lý công tác thanh tra, khen th-ởng và xử lý vi phạm
26
1.3.7. Một số điểm nổi bật trong công tác quản lý ĐHDL
26
1.4. Khái niệm tự chủ, tự chịu trách nhiệm
28
1.4.1. Khái niệm
28
1.4.2. Mối quan hệ giữa quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của
các tr-ờng đại học
30
1.5. Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của tr-ờng đại học ở một số
quốc gia trên thế giới
32

4


1.6. Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của giáo dục đại học Việt
Nam hiện nay.

35
1.7. Vấn đề tăng c-ờng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong công
tác quản lý tr-ờng đại học nói chung và ĐHDL nói riêng
38
Ch-ơng 2. Thực trạng công tác quản lý trong ĐHDL Hải Phòng
44
2.1. Đôi nét về h-ớng phát triển của thành phố Hải Phòng trong giai
đoạn từ nay đến năm 2020
44
2.2. Quá trình xây dựng và phát triển của ĐHDL Hải Phòng
45
2.3. Thực trạng việc thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm
trong tr-ờng Đại học Dân lập Hải Phòng trong thời gian qua
50
2.3.1. Công tác tổ chức và quản lý đội ngũ
50
2.3.2. Công tác quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học
54
2.3.3. Công tác quản lý tài chính và cơ sở vật chất
58
2.3.4. Xây dựng các mối quan hệ giữa nhà tr-ờng với gia đình, xã hội
và quan hệ quốc tế
62
2.3.5. Sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trong nhà tr-ờng
63
2.4. Đánh giá thực trạng việc thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách
nhiệm trong ĐHDL Hải Phòng trong thời gian qua và những tồn tại
65
2.4.1. Những -u điểm và thuận lợi đối với công tác quản lý của nhà
tr-ờng trong việc thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm

65
2.4.2. Những yếu kém và khó khăn đối với công tác quản lý của nhà
tr-ờng trong việc thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm
67
2.4.3. Những bài học kinh nghiệm đ-ợc rút ra từ thực tiễn công tác
quản lý tr-ờng Đại học Dân lập Hải Phòng
71
Ch-ơng 3. Những biện pháp cải tiến công tác quản lý theo h-ớng
tăng c-ờng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong ĐHDL Hải
Phòng
73
3.1. Những định h-ớng và ph-ơng h-ớng phát triển của tr-ờng Đại
học Dân lập Hải Phòng
73
3.1.1. Những định h-ớng chiến l-ợc
73
3.1.2. Ph-ơng h-ớng phát triển tr-ờng Đại học Dân lập Hải Phòng
74

5

3.2. Những biện pháp cải tiến công tác quản lý theo h-ớng tăng c-ờng
tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong ĐHDL Hải Phòng
76
3.2.1. Nâng cao nhận thức về đ-ờng lối, chủ tr-ơng của Đảng và Nhà
n-ớc về vấn đề tăng c-ờng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của cơ
sở giáo dục đại học
76
3.2.2. Khn trng xõy dng v hon thin h thng vn bn phỏp
quy ca nh trng, t chc bu li Hi ng qun tr, kiờn trỡ thc

hin cụng khai, dõn ch trong mi hot ng ca nh trng
78
3.2.3. Xõy dng cỏc quy trỡnh qun lý vi cỏc tiờu chớ, tiờu chun rừ
rng minh bch trong tt c cỏc lnh vc quan trng ca nh trng,
nh : qun lý i ng ging viờn, cỏn b nhõn viờn v sinh viờn, qun
lý quỏ trỡnh o to, NCKH, ti chớnh v c s vt cht, i ngoi,
; thc hin phõn cp, phõn quyn trit trong qun lý; kin ton
b mỏy qun lý nh trng
81
3.2.4. Tham gia vo quỏ trỡnh kim nh cht lng, duy trỡ hiu qu
h thng qun lý cht lng; xõy dng mt h thng thu thp thụng
tin qun lý cp nht v cú quy trỡnh x lý cỏc thụng tin ú lm c s
cho cỏc quyt nh qun lý
96
3.2.5. Xõy dng t chc ng thc s l lc lng lónh o then
cht trong mi hot ng ca nh trng
97
3.2.6. Xõy dng nh trng tr thnh mt t chc bit hc hi
98
KT LUN
104
KHUYN NGH
106
TI LIU THAM KHO
108
PH LC
113


2




NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT






CBNV
:
cán bộ, nhân viên

:
cao đẳng
CNH
:
công nghiệp hoá
DCH
:
dân chủ hoá
ĐH
:
đại học
ĐHDL
:
trường đại học dân lập

ĐHDL Hải Phòng

:
trường Đại học Dân lập Hải Phòng
GD-ĐT
:
Giáo dục và Đào tạo
GV
:
giảng viên
GVCBNV
:
giảng viên, cán bộ, nhân viên
HĐH
:
hiện đại hoá
HĐQT
:
Hội đồng quản trị
NCKH
:
Nghiên cứu khoa học
SV
:
Sinh viên
UBND
:
Uỷ ban nhân dân
XHCN
:
xã hội chủ nghĩa
XHH

:
xã hội hoá

6

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định : Đƣờng lối
kinh tế của Đảng ta là “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH –
HĐH), xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đƣa đất nƣớc ta trở thành một
nƣớc công nghiệp; ƣu tiên phát triển lực lƣợng sản xuất, đồng thời xây dựng
quan hệ sản xuất phù hợp theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa (XHCN)”. Đại
hội cũng nhấn mạnh : “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những
động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH – HĐH, là điều kiện để phát
huy nguồn lực con ngƣời – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trƣởng
kinh tế nhanh và bền vững”[4].
Ở nƣớc ta, quá trình CNH – HĐH đƣợc tiến hành trong điều kiện tồn
tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trƣờng định hƣớng XHCN. Sản xuất hàng hoá phát triển làm cho thị trƣờng
lao động đƣợc mở rộng, nhu cầu học tập tăng lên; mặt khác, cũng làm thay
đổi quan niệm về giá trị, ảnh hƣởng đến việc lựa chọn ngành nghề, động cơ
học tập, các quan hệ trong nhà trƣờng và ngoài xã hội. Điều này ảnh hƣởng
rất lớn đến các trƣờng đại học (ĐH) – nơi đào tạo nguồn nhân lực có tri thức
cao, đồng thời là nơi tạo ra những sản phẩm nghiên cứu, ứng dụng. Để đáp
ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nƣớc, hệ thống ĐH nƣớc ta
cần tăng cƣờng công tác quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào
tạo và nghiên cứu.
Về quản lý ở cấp trƣờng, điều 55 Luật Giáo dục đã quy định : trƣờng
ĐH và CĐ đƣợc tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và
theo điều lệ của nhà trƣờng trong các lĩnh vực tuyển sinh, tổ chức quá trình

đào tạo; xây dựng chƣơng trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy; tổ chức bộ

7

máy nhà trƣờng; huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực; hợp tác với các tổ
chức trong và ngoài nƣớc thực hiện các mục tiêu giáo dục theo quy định của
Nhà nƣớc. [7]
Tuy nhiên, nhận thức về “quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm” ở nhiều
trƣờng ĐH còn chƣa đầy đủ và chƣa đƣợc đổi mới đáng kể, thực tế của công
tác quản lý còn cho thấy chúng ta chƣa hiểu đúng, hiểu rõ và thống nhất về
“quyền tự chủ” và “tự chịu trách nhiệm” của các trƣờng ĐH. Tình trạng đó
hạn chế rất nhiều cố gắng của chúng ta trong công tác quản lý và do vậy hạn
chế những thành tựu của công cuộc đổi mới giáo dục ĐH, hoạt động của nhà
trƣờng chƣa thực sự phù hợp với nền kinh tế đang chuyển đổi.
Năm 1988, trƣờng đại học dân lập (ĐHDL) đầu tiên của nƣớc ta đƣợc
thành lập, mở ra một hƣớng phát triển mới cho hệ thống giáo dục ĐH Việt
Nam, là hình thành nhiều trƣờng CĐ và ĐH ngoài công lập; đến nay đã có 29
trƣờng với số lƣợng sinh viên chiếm 11% tổng số sinh viên trên cả nƣớc.
Các ĐHDL ra đời thực sự đã góp phần đáng kể vào việc thực hiện
chiến lƣợc đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, phát hiện và bồi dƣỡng nhân tài
cho đất nƣớc, nhƣng cũng bắt đầu bộc lộ những điều bất cập do còn non trẻ,
thiếu kinh nghiệm.
Nhìn chung, các ĐHDL muốn tồn tại đều phải lấy “đảm bảo chất lƣợng
đào tạo” làm mục tiêu phấn đấu và thƣờng phải chú trọng tăng cƣờng những
yếu tố sau : đội ngũ GV, cơ sở vật chất, quản lý đào tạo,…… Sau khi thành
lập vào ngày 24/09/1997, trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng (ĐHDL Hải
Phòng) cũng đã đề ra khẩu hiệu “chất lượng là sự sống còn”. Mọi hoạt động
của trƣờng đều nhằm thực hiện khẩu hiệu này.
Qua 8 năm xây dựng và phát triển, ĐHDL Hải Phòng đã thực sự vƣơn
lên trở thành một “điểm sáng” trong khối các trƣờng ngoài công lập. Để đạt

đƣợc điều này, nhà trƣờng đã tập trung xây dựng cơ sở vật chất khang trang,

8

hiện đại, đã có chính sách đào tạo đội ngũ GV cơ hữu thích đáng. Nhƣng quan
trọng hơn cả là công tác quản lý, thể hiện ở tất cả các mặt : quản lý công tác
đào tạo, quản lý cơ sở vật chất, quản lý sinh viên, quản lý đội ngũ GV, cán bộ
nhân viên, quản lý công tác hành chính, ……
Để có thể tổng kết nhằm phát huy những ƣu điểm và khắc phục những
yếu kém, góp phần cải tiến công tác quản lý trong ĐHDL Hải Phòng; cũng
nhƣ có thể góp phần nhận thức đúng về “quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm”
của trƣờng ĐH; từ đó, vận dụng nguyên tắc tăng cƣờng quyền tự chủ và tự
chịu trách nhiệm của trƣờng ĐH vào thực tiễn của ĐHDL Hải Phòng; chúng
tôi lựa chọn đề tài : “Những biện pháp cải tiến công tác quản lý theo hướng
tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong trường Đại học Dân lập
Hải Phòng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định những biện pháp cải tiến công tác quản lý theo hƣớng tăng
cƣờng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong ĐHDL Hải Phòng nhằm góp
phần xây dựng ĐHDL Hải Phòng trở thành một trƣờng ĐH có chất lƣợng cao,
có uy tín trong nƣớc và quốc tế.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Khái niệm về quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trƣờng ĐH.
3.2. Khái niệm, cơ sở lý luận liên quan đến công tác quản lý của trƣờng ĐH
nói chung và của ĐHDL nói riêng.
3.3. Thực trạng công tác quản lý tại ĐHDL Hải Phòng.
3.4. Đề xuất những biện pháp nhằm cải tiến công tác quản lý trong ĐHDL
Hải Phòng theo hƣớng tăng cƣờng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu : Công tác quản lý của trƣờng đại học dân lập.

4.2. Đối tượng nghiên cứu : Biện pháp cải tiến công tác quản lý theo hƣớng

9

tăng cƣờng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong ĐHDL Hải Phòng.
5. Giới hạn đề tài
Đề tài nghiên cứu công tác quản lý của ĐHDL Hải Phòng trong giai
đoạn 1997 – 2005 thông qua các phạm vi dƣới đây :
- Cơ cấu bộ máy quản lý của nhà trƣờng.
- Các chính sách đã và đang đƣợc sử dụng trong công tác quản lý của
nhà trƣờng.
- Sự lãnh đạo của tổ chức Đảng đối với các hoạt động của trƣờng.
6. Giả thuyết khoa học
Vận dụng nguyên tắc tăng cƣờng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm
của trƣờng ĐH vào thực tiễn của ĐHDL Hải Phòng, có thể xây dựng đƣợc các
biện pháp nhằm cải tiến công tác quản lý của trƣờng, tạo điều kiện cho ĐHDL
Hải Phòng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chiến lƣợc của mình, thực sự trở thành
một trƣờng ĐH có chất lƣợng và uy tín, có sức cạnh tranh cao trong nền kinh
tế thị trƣờng định hƣớng XHCN.
7. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Cơ sở phương pháp luận :
+ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản
Việt Nam;
+ Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001- 2010;
+ Điều lệ trƣờng Đại học, Quy chế trƣờng Đại học dân lập;
+ Văn bản pháp quy về Giáo dục - Đào tạo hiện hành;
+ Những quan điểm giáo dục hiện đại.
7.2. Phương pháp nghiên cứu :
Đề tài sử dụng 3 nhóm phƣơng pháp sau đây:
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận : Đọc và nghiên cứu tổng hợp

tài liệu, các văn kiện, chính sách, các văn bản pháp quy của Đảng và Nhà

10

nƣớc có liên quan đến chủ trƣơng xã hội hoá giáo dục, chủ trƣơng tăng cƣờng
tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các trƣờng ĐH, cũng nhƣ liên quan đến
công tác quản lý trƣờng đại học nói chung và trƣờng đại học dân lập nói
riêng.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn : Tìm hiểu, trao đổi, khảo sát
thu thập các dữ liệu thực tiễn, phân tích, tổng hợp. Cụ thể bao gồm:
(1) Phương pháp điều tra, khảo sát : 58 GV, CBNV cơ hữu và 05 GV thỉnh
giảng của ĐHDL Hải Phòng về đặc điểm tình hình, điều kiện, môi trƣờng
làm việc và công tác quản lý trong trƣờng ĐHDL Hải Phòng.
(2) Phương pháp thu thập số liệu : tiến hành tập hợp, thu thập, xử lý số
liệu từ Phòng Hành chính tổng hợp, Phòng Đào tạo, Ban Dự án Nâng cao
chất lƣợng đào tạo, các Tổ Bộ môn và Tổ Công tác, phục vụ cho việc
phân tích, tổng hợp và đánh giá thực trạng công tác quản lý trong trƣờng
ĐHDL Hải Phòng.
(3) Phương pháp trao đổi chuyên gia : 30 cán bộ quản lý là các đồng chí
cán bộ chủ chốt trong ĐHDL Hải Phòng về tính cần thiết và tính khả thi
của các biện pháp nhằm cải tiến công tác quản lý của nhà trƣờng theo
hƣớng tăng cƣờng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
8. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn gồm
3 chƣơng :
Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận và các khái niệm cơ bản của đề tài.
Chƣơng 2 : Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tại trƣờng Đại
học Dân lập Hải Phòng.
Chƣơng 3 : Đề xuất những biện pháp cải tiến công tác quản lý theo hƣớng
tăng cƣờng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong trƣờng Đại học Dân lập

Hải Phòng.

11


*
* *

12


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. KHÁI NIỆM “QUẢN LÝ”
1.1.1. “Quản lý” là gì ?
Từ điển tiếng Việt (2004) định nghĩa, “quản lý” là “trông coi và giữ gìn
theo những yêu cầu nhất định”; đồng thời cũng có nghĩa là “tổ chức và điều
khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”[38].
Theo định nghĩa cổ điển nhất, quản lý là tác động có định hƣớng, có
chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm
làm cho tổ chức vận hành và đạt đƣợc mục đích của tổ chức.
Ngày nay, hoạt động quản lý đƣợc định nghĩa rõ hơn : quản lý là quá
trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức
năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra.[18, tr.1]
Henri Fayol (1841-1925), ngƣời đặt nền móng cho lý luận tổ chức cổ
điển, đã nói về nội hàm của khái niệm quản lý nhƣ sau : “quản lý tức là lập kế
hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”.[37, tr.59]
Quản lý có bốn chức năng chủ yếu, cơ bản : “kế hoạch hoá (planning),
tổ chức (organizing), chỉ đạo – lãnh đạo (leading) và kiểm tra (controlling)”.
Với những chức năng này, quản lý trở thành sự bảo đảm cho hoạt động cộng

đồng cũng nhƣ tổ chức xã hội có thể vận hành thuận lợi và phát triển. Quản lý
đƣợc thực hiện bằng tổ chức và quyền uy với mục đích điều khiển, chỉ đạo
con ngƣời, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân, từng thành viên
trong tổ chức tạo thành một hoạt động chung thống nhất của cả tập thể và
hƣớng hoạt động đó theo những mục tiêu đã định trƣớc.
Theo PGS Đặng Quốc Bảo, quản lý là hoạt động gồm hai quá trình

13

“quản” và “lý” tích hợp vào nhau, trong “quản” phải có “lý”, trong “lý” phải
có “quản”. “Quản” có nghĩa là “coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn
định”, “lý” có nghĩa là “sửa sang, sắp xếp, đổi mới hệ, đƣa hệ vào thế phát
triển”; nếu “quản” tốt mà “lý” không tốt sẽ khiến cho hệ trì trệ, ngƣợc lại nếu
“lý” tốt mà “quản” không tốt thì khiến cho hệ rối ren, mất ổn định, không bền
vững. Nếu làm tốt hai quá trình “quản” và “lý” thì hệ sẽ duy trì ở trạng thái
cân bằng động : ổn định – thích ứng – tăng trƣởng – phát triển.[15]
Quản lý vừa là một khoa học vừa là nghệ thuật. Quản lý sử dụng tri
thức của nhiều môn khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn khác nhau nhƣ toán
học, thống kê, kinh tế, tâm lý, xã hội học, Ngƣời quản lý phải là ngƣời đƣợc
đào tạo về nghề quản lý, thạo kỹ năng quản lý, ngƣời quản lý phải có sự hài
hoà về “tầm nhìn”, “năng lực chuyên môn” và “năng lực liên nhân cách”.[15]
Trong một tổ chức, ngƣời quản lý đƣợc phân chia thành nhiều cấp bậc
nhƣ : ngƣời quản lý cấp cơ sở, ngƣời quản lý cấp trung gian, ngƣời quản lý
cấp cao, … Để tổ chức đạt tới mục đích đã định trƣớc, ngƣời quản lý cần phải
có những tác động tới tổ chức theo các quá trình : kế hoạch hoá – tổ chức –
chỉ đạo – kiểm tra trên cơ sở ra quyết định đúng đắn, có sự điều chỉnh linh
hoạt trong quá trình hành động và phải biết xử lý thông tin kịp thời.
Nhƣ vậy, khái niệm “quản lý”có thể khái quát nhƣ sau : Quản lý là sự
tác động có mục đích của con người tới nguồn nhân lực và các nguồn lực
khác để vận hành một bộ phận hoặc toàn bộ một tổ chức để tổ chức đó hoạt

động có hiệu quả và đạt đến mục đích đã đề ra.
1.1.2. Một số quan điểm về quản lý và quản lý giáo dục
Hoạt động quản lý ra đời từ sự phân công, hợp tác lao động trong tập
thể. Theo sự phát triển của xã hội loài ngƣời, trình độ quản lý của loài ngƣời
phát triển dần lên, ngày càng cao và có những đòi hỏi gắt gao hơn về năng lực
và trình độ tổ chức - điều hành.

14

Frederick Winslow Taylor (1856-1915), ngƣời đƣợc mệnh danh là
ngƣời cha của lý luận quản lý một cách khoa học, cho rằng “mục đích chủ yếu
của quản lý là làm cho chủ có thể giàu có đến mức tối đa và cũng có thể làm
cho thợ giàu có đến mức tối đa”[37, tr.36]. Nhƣng Taylor lại cho rằng, con
ngƣời có ác cảm với công việc và sẽ tìm cách trốn tránh nếu có thể đƣợc; rằng
động cơ thúc đẩy ngƣời công nhân làm việc tích cực chỉ là do họ muốn kiếm
đƣợc nhiều tiền hơn để thoả mãn nhu cầu của họ.
Trong khi đó, Douglas Mc George (1906-1964) lại cho rằng khi con
ngƣời bỏ sức ra để thực hiện một mục tiêu nào đó, "họ mong muốn nhận đƣợc
những điều mà việc hoàn thành mục tiêu ấy tạo ra, trong đó điều quan trọng
nhất không phải là tiền mà là quyền tự chủ, quyền đƣợc tôn trọng, quyền tự
mình thực hiện công việc. Sự thoả mãn những quyền đó sẽ thúc đẩy con
ngƣời cố gắng hoàn thành mục tiêu của tổ chức”[37, tr.144].
Kết hợp các quan điểm khác nhau của phƣơng Tây với những đặc trƣng
mang giá trị văn hoá và triết lý sống, William Ouchi – nhà nghiên cứu về lý
luận quản lý ngƣời Nhật nổi tiếng với Lý thuyết Z, đã cho rằng làm cho công
nhân quan tâm đến xí nghiệp là yếu tố mấu chốt để nâng cao năng suất lao
động; rằng năng suất lao động, sự tin cậy và sự khôn khéo trong quan hệ giữa
ngƣời với ngƣời cần phải đƣợc gắn kết chặt chẽ với nhau, và chỉ khi ba mặt
này gắn kết chặt chẽ với nhau thì mới có thể nâng cao năng suất lao động.
Chúng ta biết rằng, quá trình giáo

dục là một thể thống nhất toàn vẹn đƣợc
liên kết bằng các nhân tố : mục tiêu đào tạo
(ký hiệu là M), nội dung đào tạo (N),
phƣơng pháp đào tạo (P), lực lƣợng đào tạo
– ngƣời dạy (G), đối tƣợng đào tạo – ngƣời
học (T), môi trƣờng, điều kiện đào tạo (Đ)
K

M
T
P
G
N
Đ
(Hình 1.1 : Quá trình giáo dục)

15

và kiểm tra - đánh giá (K). Các nhân tố này liên kết với nhau, đƣợc duy trì và
phát triển nhờ vào sự quản lý.
Sự quản lý phải làm cho ba nhân tố mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo
và phƣơng pháp đào tạo gắn kết với nhau bởi chúng tuy là vô hình nhƣng
chúng là nền tảng của quá trình đào tạo. Dƣới tác động của hoạt động quản lý,
với thƣớc đo là các tiêu chí, tiêu chuẩn đã đƣợc đề ra thông qua nhân tố kiểm
tra - đánh giá, các nhân tố lực lƣợng đào tạo, đối tƣợng đào tạo, môi trƣờng và
điều kiện đào tạo vật chất hoá mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phƣơng
pháp đào tạo làm cho đối tƣợng đào tạo (ngƣời học) có đƣợc chất lƣợng nhân
cách mới.[16]
Theo GS Nguyễn Ngọc Quang, quản lý giáo dục là hoạt động đa cấp,
bao hàm cả quản lý hệ thống giáo dục, quản lý các bộ phận của nó, đặc biệt là

trƣờng học. “Quản lý giáo dục (nói riêng là quản lý trƣờng học) là hệ thống
những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý
nhằm làm cho hệ vận hành theo đƣờng lối và nguyên lý giáo dục của Đảng,
thực hiện đƣợc các tính chất của nhà trƣờng XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm
hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đƣa hệ giáo dục tới mục tiêu
dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”.[28]
Nhƣ thế, quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trƣờng nói riêng có
ba đối tƣợng quản lý cơ bản, là quản lý con ngƣời và các mối quan hệ liên
nhân cách; quản lý toàn bộ quá trình giáo dục và dạy học diễn ra trong nhà
trƣờng và các mối quan hệ giữa nhà trƣờng và gia đình học sinh và cộng đồng
xã hội; quản lý các điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện dạy và học, ……
1.2. KHÁI NIỆM “TRƢỜNG ĐẠI HỌC”, “TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP”
1.2.1. Thế nào là trƣờng đại học ?
Hệ thống giáo dục quốc dân nƣớc ta bao gồm : giáo dục mầm non, giáo
dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục ĐH và sau ĐH. Giáo dục ĐH

16

bao gồm trình độ CĐ và trình độ ĐH.
Nghị định 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ đã quy định
: “Các loại trƣờng đại học gồm : các đại học, các trƣờng đại học, các học
viện”.
“Đại học là tên gọi của các trƣờng đa lĩnh vực và có nghiên cứu khoa
học. Trường đại học là tên gọi của các trƣờng thƣờng là đơn ngành hoặc đơn
lĩnh vực, hoặc đa ngành nhƣng trình độ thấp. Học viện là tên gọi loại trƣờng
đơn ngành, đơn lĩnh vực nhƣng có nhiều cấp đào tạo và có bao gồm cả viện
nghiên cứu khoa học chuyên ngành”.[33]
Nhƣ vậy, trƣờng ĐH là cơ sở giáo dục ở bậc cao, thực hiện các hoạt
động giáo dục ĐH và sau ĐH, nó bao gồm các loại hình công lập, bán công,
dân lập, tƣ thục. Trƣờng ĐH có các chức năng chủ yếu là đào tạo, NCKH và

phục vụ xã hội. Chƣơng trình đào tạo của các trƣờng ĐH nƣớc ta hiện nay
thông thƣờng kéo dài từ 3 đến 6 năm, tuỳ theo các ngành học và trình độ cụ
thể, với các phƣơng thức giáo dục đa dạng : chính quy, không chính quy, ….
1.2.2. Đặc điểm của trƣờng đại học
1.2.2.1. Đặc điểm chung
Với tƣ cách là trung tâm sáng tạo khoa học - công nghệ và đào tạo nhân
lực có trình độ cao, trƣờng ĐH đóng vai trò quyết định đối với tiến bộ xã hội.
Mục tiêu đào tạo của ĐH là đào tạo ngƣời học có phẩm chất chính trị,
đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành
nghề nghiệp tƣơng xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.[7, tr.25]
Nội dung giáo dục ĐH phải có tính hiện đại và phát triển, bảo đảm cơ
cấu hợp lý giữa kiến thức khoa học cơ bản với kiến thức chuyên ngành và các
bộ môn khoa học Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; kế thừa và phát huy
truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc; tƣơng ứng với trình độ chung

17

của khu vực và thế giới.[7, tr.26]
Phƣơng pháp giáo dục ĐH phải coi trọng bồi dƣỡng năng lực tự học, tự
nghiên cứu, tạo điều kiện cho ngƣời học phát triển tƣ duy sáng tạo, rèn luyện
kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.[7, tr.26]
Quá trình đào tạo diễn ra trong trƣờng ĐH phải coi trọng mục tiêu năng
lực cho ngƣời học; phải quan tâm phát huy các hoạt động tích cực, chủ động
sáng tạo của ngƣời học, để ngƣời học có cơ hội hình thành năng lực phát hiện
và giải quyết vấn đề, cũng nhƣ hình thành các kỹ năng, nhƣ kỹ năng tƣ duy,
kỹ năng vận dụng, kỹ năng giao tiếp, … ở trình độ của chuyên gia.
Ngƣời học ở bậc ĐH - sinh viên (SV) là những ngƣời đã trƣởng thành
và đã có định hƣớng nghề nghiệp. Do vậy, họ phải đƣợc ứng xử nhƣ những
người lớn trong mọi hoạt động. Họ hoàn toàn có khả năng tự học, tự nghiên

cứu, họ cũng đƣợc yêu cầu phải có cách học chủ động, khả năng tự lực tìm
kiếm và xử lý thông tin và phải có khao khát sáng tạo. Có nhƣ vậy sau khi tốt
nghiệp, SV mới có thể có năng lực trí tuệ, khả năng sáng tạo và thích ứng; có
khả năng hành động để có thể lập nghiệp; có năng lực tự học, tự nghiên cứu
để có thể học thƣờng xuyên, học suốt đời; có năng lực quốc tế để có thể hội
nhập.
Để có thể dẫn dắt SV theo những mục tiêu của bậc học ĐH, để có thể
dạy “cách học” cũng nhƣ có thể khuyến khích tính ham hiểu biết của SV, giúp
SV đạt đƣợc năng lực học suốt đời qua việc tự giáo dục, ngƣời dạy ở ĐH –
giảng viên (GV) đƣợc đòi hỏi cần phải có khả năng tìm kiếm, lựa chọn thông
tin; cần phải có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề; họ phải hiểu cách
học và các hoạt động liên quan đến sự phát triển của SV; đồng thời phải tận
tâm với công việc và sẵn sàng trao đổi học thuật với đồng nghiệp, thƣờng
xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.[21] Theo khuyến cáo của
UNESCO, yêu cầu đối với một ngƣời dạy ở ĐH trong thời đại ngày nay là

18

bên cạnh năng lực chuyên môn, năng lực NCKH và năng lực sƣ phạm, ngƣời
GV bậc ĐH cần phải có thêm năng lực nhận thức, năng lực hành động, năng
lực quản lý và lãnh đạo và năng lực giao tiếp, truyền thông. Ngƣời GV cần
hiểu biết về công nghệ thông tin và có khả năng ứng dụng chúng trong dạy
học, cũng nhƣ cần phải có kiến thức đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục và
dạy học để đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của SV, góp phần
khẳng định chất lƣợng sản phẩm đào tạo của mình.
Về phƣơng diện quản lý, trƣờng ĐH chịu sự quản lý nhà nƣớc về giáo
dục của Bộ GD-ĐT, chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng nơi trƣờng đặt trụ sở.
1.2.2.2. Nhiệm vụ của trường đại học
Nhiệm vụ của trƣờng ĐH đƣợc quy định cụ thể tại điều 9 Điều lệ

trường ĐH. Trong đó quan trọng nhất là nhiệm vụ đào tạo nhân lực có đạo
đức tốt, có kiến thức và năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Đồng thời, trƣờng ĐH phải tiến hành NCKH và phát triển công nghệ;
kết hợp đào tạo với NCKH và sản xuất.
1.2.2.3. Quyền hạn và trách nhiệm của trường đại học
Điều 10 của Điều lệ trƣờng ĐH quy định về quyền hạn và trách nhiệm
của trƣờng ĐH, theo đó, trƣờng ĐH có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm
theo quy định của pháp luật và Điều lệ trƣờng ĐH về quy hoạch, kế hoạch
phát triển nhà trƣờng; tổ chức các hoạt động đào tạo; khoa học và công nghệ;
tài chính; quan hệ quốc tế; tổ chức và nhân sự.
1.2.3. Thế nào là trƣờng đại học dân lập ?
Năm 1988, ĐHDL đầu tiên của nƣớc ta đƣợc thành lập. Thực hiện
Nghị quyết Trung ƣơng 2 khoá VIII của Đảng với chủ trƣơng xã hội hoá
(XHH) các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, Đảng và Nhà nƣớc ta
đã tiếp tục ban hành nhiều chính sách pháp luật về XHH nhằm tạo điều kiện

19

cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao phát triển nhanh hơn, có
chất lƣợng và hiệu quả cao hơn. Lần lƣợt, nhiều trƣờng CĐ và ĐHDL khác đã
ra đời, tính đến nay trên cả nƣớc ta đã có 29 trƣờng, chiếm 11% tổng số SV
trên cả nƣớc.
Khái niệm về trƣờng dân lập đã đƣợc các văn bản pháp quy đề cập đến,
nhƣ : Quy chế tạm thời ĐHDL do Bộ trƣởng Bộ GD-ĐT ban hành năm 1994,
Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách
khuyến khích XHH giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, Quy chế ĐHDL đƣợc ban
hành theo Quyết định số 86/2000/QĐ-TTg ngày 18/7/2000 của Thủ tƣớng
Chính phủ. So sánh các văn bản nói trên, cho thấy khái niệm về ĐHDL đã
đƣợc chính xác hoá :
“Trƣờng đại học dân lập là cơ sở giáo dục đại học do tổ chức xã hội, tổ

chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế xin thành lập và huy động các nhà
giáo, nhà đầu tƣ cùng đóng góp công sức, kinh phí và cơ sở vật chất ban đầu
từ nguồn ngoài ngân sách nhà nƣớc. Trƣờng đại học dân lập là pháp nhân
đƣợc tự chủ về tổ chức bộ máy, tuyển dụng lao động và tài chính. Tài sản của
trƣờng thuộc quyền sở hữu tập thể của những ngƣời góp vốn đầu tƣ, các giảng
viên, cán bộ và nhân viên nhà trƣờng”.[12]
ĐHDL nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, đƣợc Thủ tƣớng Chính
phủ ra quyết định thành lập dựa trên cơ sở đề nghị của Bộ trƣởng Bộ GD-ĐT,
chịu sự quản lý nhà nƣớc về giáo dục của Bộ GD-ĐT và các cơ quan quản lý
giáo dục theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ, đồng thời chịu sự quản
lý hành chính theo lãnh thổ của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng
nơi trƣờng đặt trụ sở. ĐHDL có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và đƣợc mở tài
khoản tại Ngân hàng thƣơng mại hoặc Kho bạc Nhà nƣớc để giao dịch.[12]
1.2.4. Những nét đặc thù của trƣờng đại học dân lập
So với các trƣờng ĐH công lập, ĐHDL hoạt động theo các quy định

20

của cả Điều lệ trƣờng ĐH và Quy chế ĐHDL. “ĐHDL đƣợc hƣởng quyền
bình đẳng với các trƣờng ĐH công lập về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà
trƣờng, của GV và SV, trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chƣơng trình,
phƣơng pháp đào tạo và các quy định liên quan đến tuyển sinh, dạy và học,
thi, kiểm tra công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng”.[12]
Có thể nhận thấy ngay điểm khác biệt cơ bản nhất giữa ĐHDL với
trƣờng ĐH công lập là : ĐHDL đƣợc xây dựng bằng nguồn kinh phí ngoài
Ngân sách nhà nước; nguồn kinh phí xây dựng ĐHDL đƣợc huy động từ các
tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội và các cá nhân trong xã hội theo chủ
trƣơng XHH giáo dục của Đảng.
1.2.4.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của ĐHDL cơ bản là giống với cơ cấu tổ chức của

trƣờng ĐH công lập, điểm khác là trong ĐHDL có một tổ chức đƣợc gọi tên
là Hội đồng quản trị (HĐQT) : “HĐQT là tổ chức đại diện duy nhất quyền sở
hữu tập thể nhà trƣờng, có trách nhiệm và quyền tự chủ quyết định những vấn
đề quan trọng về tổ chức, nhân sự và tài chính, tài sản của trƣờng”.[12]
HĐQT phải đƣợc Bộ GD-ĐT ra quyết định công nhận và có nhiệm kỳ
5 năm. Thành viên của HĐQT bao gồm các thành phần : (1) Đại diện Ban
lãnh đạo của tổ chức xin thành lập trƣờng; (2) Đại diện các nhà đầu tƣ về tài
chính, tài sản để xây dựng trƣờng; (3) Đại diện cho GV, cán bộ và nhân viên
cơ hữu của trƣờng; (4) Hiệu trƣởng; (5) Đại diện cấp uỷ Đảng cơ sở của
trƣờng.
1.2.4.2. Tài chính
ĐHDL đƣợc quyền tự chủ cao về tài chính theo nguyên tắc tự cân đối
thu chi, duy trì các hoạt động và phát triển nhà trƣờng. Tài sản của ĐHDL
gồm tài sản thuộc phần vốn góp của các nhà đầu tƣ và tài sản tăng thêm trong
quá trình hoạt động. Tài sản của ĐHDL sau khi trừ phần vốn góp của tập thể,

21

cá nhân và phần chi phí cho các hoạt động của trƣờng là tài sản không chia
thuộc quyền sở hữu tập thể nhà trƣờng và đƣợc Nhà nƣớc bảo vệ theo quy
định của pháp luật.[12]
Trong các khoản thu chi của ĐHDL, nguồn thu chủ yếu nhất của
ĐHDL là thu học phí và lệ phí của ngƣời học; ngƣợc lại ĐHDL lại có những
khoản chi thƣờng xuyên mà các trƣờng ĐH công lập không có nhƣ : trả tiền
thuê cơ sở vật chất, trả lãi vốn vay, vốn góp, …
1.2.4.3. Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ GV của ĐHDL bao gồm : GV thỉnh giảng và GV cơ hữu.
Nhằm duy trì và nâng cao chất lƣợng đào tạo, ĐHDL thƣờng mời các
GV giỏi, các chuyên gia đầu ngành từ các trƣờng ĐH, các viện nghiên cứu,
các trung tâm đào tạo lớn trong và ngoài nƣớc về trƣờng giảng dạy. Đây là

một lợi thế mà tất cả các ĐHDL đều đã và đang sử dụng triệt để nhằm duy trì
và nâng cao chất lƣợng đào tạo của trƣờng.
Lực lƣợng GV cơ hữu của các ĐHDL hiện nay nhìn chung còn rất
mỏng. Trong đó, phần lớn những ngƣời có trình độ và uy tín khoa học cao
đều đã cao tuổi, phần còn lại thì đa số là SV mới tốt nghiệp ra trƣờng. Vì vậy,
các ĐHDL phải có chiến lƣợc quy hoạch đội ngũ dài hạn, phải có kế hoạch
đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV cơ hữu của mình.
1.2.4.4. Sinh viên
Thực tế cho thấy, trình độ đầu vào của SV các ĐHDL thƣờng thấp hơn
các trƣờng công lập. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại sự bất bình đẳng trong sự đối xử
cũng nhƣ trong quan niệm của ngƣời dân trong xã hội đối với SV tốt nghiệp
từ các trƣờng ngoài công lập, trong xã hội hiện vẫn còn tồn tại quan niệm : cái
gì của “công” cũng vẫn tốt hơn của “tƣ”. Điều này đã tạo ra nhiều ảnh hƣởng
tiêu cực đối với không ít SV của các trƣờng ngoài công lập.
1.2.4.5. Cơ sở vật chất

22

Nhƣ trên đã nói, ĐHDL đƣợc xây dựng bằng nguồn kinh phí huy động
từ các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân trong xã hội theo chủ trƣơng
XHH giáo dục. Tuy vậy, khi mới thành lập, hầu hết các ĐHDL thƣờng không
có vốn góp – tài sản – cơ sở vật chất ban đầu, các ĐHDL phải thuê địa điểm
để bố trí chỗ học cho SV. Mặt khác, Nhà nƣớc cũng chƣa có hƣớng dẫn và
thực hiện chính sách cấp đất xây dựng trƣờng sở cho các trƣờng. Một số
ĐHDL hiện đã đƣợc cấp đất để xây dựng trƣờng sở, chủ yếu là dựa vào mối
quan hệ của trƣờng với chính quyền cấp tỉnh, thành phố.

1.3. NHẬN DIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRƢỜNG ĐẠI HỌC
NÓI CHUNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRƢỜNG ĐẠI HỌC
DÂN LẬP NÓI RIÊNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trƣờng nói riêng, nhƣ đã
đề cập ở phần trƣớc, có ba đối tƣợng quản lý cơ bản, các đối tƣợng này đƣợc
thể hiện trên tất cả các lĩnh vực trong công tác quản lý của trƣờng ĐH
(bao gồm cả trƣờng ĐH công lập và ĐHDL).
1.3.1. Tổ chức và nhân sự
Theo các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc nhƣ : Điều lệ trƣờng ĐH,
Quy chế ĐHDL, trƣờng ĐH nói chung và ĐHDL nói riêng có cơ cấu tổ chức
tƣơng đối giống nhau, bao gồm các thành phần sau đây :
- Hội đồng trƣờng (đối với các trƣờng ĐH công lập) hoặc Hội đồng
quản trị (đối với các trƣờng ĐH ngoài công lập)
- Hiệu trƣởng và các Phó Hiệu trƣởng
- Hội đồng Khoa học và đào tạo
- Các phòng chức năng
- Các khoa và bộ môn trực thuộc trƣờng, các bộ môn trực thuộc khoa
- Các tổ chức khoa học và công nghệ
- Các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp

23

- Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam
- Các đoàn thể và tổ chức xã hội.[6]
Trong các trƣờng ĐH công lập, cơ quan quản trị của nhà trƣờng là Hội
đồng trƣờng. Hội đồng trƣờng quyết nghị các chủ trƣơng lớn để thực hiện
quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trƣờng ĐH đƣợc Nhà nƣớc giao theo
quy định của pháp luật và theo Điều lệ trƣờng ĐH. Trong các ĐHDL, thì Hội
đồng quản trị (HĐQT) là tổ chức đại diện duy nhất quyền sở hữu của trƣờng.
HĐQT có trách nhiệm và quyền tự chủ quyết định những vấn đề quan trọng
về tổ chức, nhân sự và tài chính, tài sản của trƣờng.
Hiệu trƣởng là ngƣời đại diện theo pháp luật của trƣờng ĐH; là ngƣời
có các quyền hạn và phải chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các

hoạt động của nhà trƣờng theo các quy định của pháp luật và của Điều lệ
trƣờng ĐH (cũng nhƣ của Quy chế ĐHDL).
Quá trình hình thành và phát triển của các ĐHDL từ năm 1988 đến nay
đã cho thấy : ở một số trƣờng, HĐQT giữ đƣợc vai trò là tổ chức có quyền lực
cao nhất trong bộ máy của nhà trƣờng. Nhƣng ở một số trƣờng khác, HĐQT
trong thực tế không hoạt động hoặc hoạt động không có hiệu quả. Về hoạt
động và thành phần của HĐQT cũng đã xảy ra một số thiếu sót : ở một số
trƣờng đã xảy ra tình trạng mất đoàn kết trong nội bộ HĐQT, đặc biệt là giữa
Chủ tịch HĐQT và Hiệu trƣởng, số lƣợng và thành phần của HĐQT chƣa hợp
lý, thậm chí có nơi còn vi phạm Quy chế ĐHDL. Hầu hết các Hiệu trƣởng đã
thực hiện các quy định và quyền hạn ngƣời đại diện của ĐHDL trƣớc pháp
luật, đặc biệt là ở những trƣờng mà Hiệu trƣởng là ngƣời đã từng làm công
tác quản lý ở các trƣờng ĐH công lập.[30]
Hầu hết các ĐHDL đã tìm hiểu kinh nghiệm cơ cấu tổ chức của các
trƣờng ĐH công lập trong nƣớc cũng nhƣ các trƣờng ĐH tƣ thục ở nƣớc
ngoài và cải tiến để xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, hoạt động tƣơng đối

24

có hiệu quả. Số phòng, ban, số lƣợng cán bộ quản lý giữ ở mức tối thiểu, lựa
chọn ngƣời có thể đảm nhận đƣợc nhiều việc.
1.3.2. Quản lý công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học
Các trƣờng ĐH nói chung và các ĐHDL nói riêng đều có quyền tự chủ
và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và theo điều lệ của nhà
trƣờng trong các công tác : xây dựng chƣơng trình, giáo trình, kế hoạch giảng
dạy, học tập đối với những ngành nghề đƣợc phép đào tạo; tổ chức tuyển sinh
theo chỉ tiêu của Bộ GD-ĐT, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp
và cấp văn bằng theo thẩm quyền.[7]
Các trƣờng ĐH dựa theo Chƣơng trình khung do Bộ GD-ĐT quy định
xây dựng mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo và trình Bộ GD-ĐT phê

duyệt. Khi xây dựng chƣơng trình, các ĐHDL thƣờng dựa trên kinh nghiệm
đào tạo của các trƣờng ĐH đã có truyền thống trong nƣớc hay kinh nghiệm
của các trƣờng ĐH nƣớc ngoài, thậm chí mời chuyên gia nƣớc ngoài tƣ vấn,
trợ giúp. Các môn học đều phải có chƣơng trình giảng dạy và phải đƣợc Hội
đồng Khoa học và Đào tạo của trƣờng thông qua.
Trong khi thực hiện quá trình đào tạo, các trƣờng ĐH phải tuân thủ các
quy định, quy chế liên quan đến công tác đào tạo nhƣ quy chế tuyển sinh, quy
chế thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV, quy chế quản lý, cấp phát
văn bằng, chứng chỉ, …
Tuy nhiên, đến nay đã có một số ĐHDL đã để xảy ra một số sai phạm
trong công tác tuyển sinh nhƣ tuyển vƣợt chỉ tiêu,… Trong quá trình tuyển
sinh đã xảy ra các trƣờng hợp gian lận nhƣ sử dụng phiếu báo kết quả giả, …
Do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, ở nhiều ĐHDL công
tác NCKH còn chƣa đƣợc đầu tƣ và coi trọng đúng mức.
1.3.3. Quản lý tài chính và cơ sở vật chất
Trong nền kinh tế thị trƣờng, các nguồn tài chính mà một trƣờng ĐH có

25

đƣợc, bao gồm những khoản chính sau đây :
(1) Nguồn tài chính do nhà nƣớc cấp.
(2) Nguồn tài chính do bán chất xám, bán dịch vụ thông qua việc chuyển giao
tri thức, công nghệ cho các doanh nghiệp. Các nguồn kinh phí thu đƣợc này
thể hiện qua học phí, lệ phí của các hợp đồng dịch vụ.
(3) Nguồn tài chính do các hoạt động sinh lợi nhƣ mua bán chứng khoán, cho
vay lãi, cho thuê các phƣơng tiện và cơ sở vật chất của trƣờng, các dịch vụ
cộng đồng, ….
(4) Nguồn tài chính do tài trợ, hợp tác hay giải thƣởng mà có. [27, tr.101]
Nhƣ vậy, nguồn thu của một ĐHDL cũng bao gồm các khoản thu nói
trên, trừ khoản thu từ ngân sách nhà nƣớc. Nhƣng, Nhà nƣớc ta cũng đã ban

hành một số chính sách hỗ trợ ĐHDL, nhƣ Nghị định số 73/1999/NĐ-CP của
Chính phủ, Thông tƣ số 18/2000/TT-BTC của Bộ Tài chính, … theo đó, các
ĐHDL đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi trong các vấn đề cấp đất, thuê đất, miễn
giảm thuế, … Cũng có thể coi đây là khoản kinh phí Nhà nƣớc cấp cho các
ĐHDL.
Các khoản chi trong ĐHDL gồm hai khoản chính sau :
(1) Chi thƣờng xuyên : chi cho bộ máy quản lý hành chính; chi cho hoạt động
đào tạo và NCKH; trả tiền thuê cơ sở vật chất; trả lãi vốn vay, vốn góp; nộp
nghĩa vụ với Nhà nƣớc, chi cho khen thƣởng, phúc lợi; …
(2) Chi cho đầu tƣ phát triển : xây dựng trƣờng sở; mua sắm máy móc trang
thiết bị; …[12]
ĐHDL phải thực hiện chế độ tài chính công khai. Khoản chênh lệch thu
lớn hơn chi trong hoạt động của ĐHDL đƣợc dành thành lập quỹ dự trữ tài
chính bắt buộc, ƣu tiên đầu tƣ cơ sở vật chất và từng bƣớc hoàn lại vốn vay,
vốn góp. “Song song với sự tăng trƣởng quy mô đào tạo, nguồn thu sự nghiệp
của các trƣờng ĐH và CĐ dân lập đã đảm bảo trang trải mọi nhu cầu chi hoạt

26

động và bƣớc đầu có dự trữ hoặc đầu tƣ cho cơ sở vật chất”.[30, tr.57]
Cơ sở vật chất của trƣờng ĐH bao gồm hai nhóm : thứ nhất là nhóm
trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo nhƣ thiết bị dạy học, trƣờng sở; thứ
hai là nhóm có tính chất phụ trợ giáo dục nhƣ ký túc xá, nhà ăn, phƣơng tiện
vận tải,… Tập hợp cả hai nhóm này tạo ra tài sản của nhà trƣờng. Tài sản của
nhà trƣờng phải đƣợc quản lý theo quy chế quản lý tài sản của nhà nƣớc, của
tập thể trên hai mặt hiện vật và giá trị.
Trong thực tế hiện nay, nhiều ĐHDL vẫn phải thuê mƣợn trƣờng sở,
“hàng năm các ĐHDL đều phải bỏ ra một khoản kinh phí chiếm tỷ trọng
không nhỏ trong tổng số thu học phí để trang trải các hợp đồng thuê địa điểm,
bố trí chỗ học cho SV”, nhƣng những địa điểm, cơ sở mà các trƣờng đã thuê

mƣợn “phần lớn không phù hợp với chức năng giảng đƣờng ĐH và thƣờng
phân tán ở nhiều điểm nên việc quản lý dạy và học gặp không ít khó khăn”.
Thƣ viện của hầu hết các ĐHDL “đều nhỏ bé, nghèo nàn không đủ sách, giáo
trình cho SV tham khảo”.[30, tr.56]
1.3.4. Quản lý đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên và sinh viên
Quản lý đội ngũ GVCBNV, nói cách khác là quản lý nguồn nhân lực
trong nhà trƣờng, đây là chức năng quản lý giúp cho lãnh đạo nhà trƣờng
tuyển mộ, lựa chọn, huấn luyện và phát triển các thành viên trong nhà trƣờng.
Quá trình quản lý nguồn nhân lực bao gồm bảy hoạt động sau đây:
(1) Kế hoạch hoá nguồn nhân lực
(2) Tuyển mộ
(3) Chọn lựa
(4) Xã hội hoá (định hƣớng)
(5) Huấn luyện và phát triển
(6) Thẩm định kết quả hoạt động
(7) Đề bạt, thuyên chuyển, giáng cấp và sa thải.[18]

×