Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI LÒ HƠI CHO CÔNG TY TNHH TÂN ĐỨC KHANH HUYỆN ĐỨC HÒA TỈNH LONG AN CÔNG SUẤT 7000M3H

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.7 KB, 76 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế là sự ô nhiễm môi trường ngày càng gia
tăng. Môi trường bị ô nhiễm sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của
con người cũng như động vật, phá vỡ các mối cân bằng sinh thái, cảnh quan đô thị.
Để tạo sự cân bằng sinh thái, môi trường sống trong sạch trước tiên phải kể đến môi
trường tự nhiên mà trong đó môi trường không khí đóng vai trò quan trọng nhất.
Ô nhiễm không khí hiện nay đang là một vấn đề đáng quan tâm khi số lượng các
khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng tăng. Ô nhiễm không khí là sự có mặt một
chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không
khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa. Khi tốc
độ đô thị hóa càng nhanh, số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng
tăng, ngày càng nhiều bệnh tật ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người
liên quan đến vấn đề ô nhiễm không khí. Các căn bệnh về da, mắt, đặc biệt là đường
hô hấp. Vì vậy việc xử lý bụi và khí thải trong sản xuất là bước quan trọng cần phải
có trong các khu công nghiệp, nhà máy để bảo vệ môi trường không khí.
Hiện nay nước ta đang trên đà phát triển, cuộc sống của người dân ngày càng được
nâng cao. Chính vì thế, nhu cầu ăn mặc của bản thân con người ngày càng được trú
trọng hơn, không chỉ mặc để giữ ấm mà còn phải đẹp và hợp thời trang. Để có thể
phục vụ cho nhu cầu này của người dân thì hàng loạt các khu công nghiệp dệt
nhuộm đã đua nhau mọc lên. Trong đó tiêu biểu là Công ty TNHH dệt nhuộm Tân
Đức Khanh thuộc KCN Hải Sơn tỉnh Long An. Bên cạnh những lợi ích nhìn thấy
được từ công ty dệt nhuộm Tân Đức Khanh mang lại thì có một vấn đề cần hết sức
đáng quan tâm, đó chính là quá trình đốt nhiên liệu bằng củi trấu để cấp cho nồi hơi
mà công ty này đang sử dụng. Quá trình này phát sinh ra nhiều bụi và khí thải ảnh
hưởng không chỉ trực tiếp đối với người công nhân trong nhà máy mà còn gây ảnh
hưởng đến khu vực dân cư xung quanh.
2


Theo bảng báo cáo đánh giá tác động môi trường của công ty Tân Đức Khanh năm
2014 đối với dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vải thun màu công suất 1.800
tấn sản phẩm/năm tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, căn cứ theo số liệu ước tính
khi so sánh với QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, cột B cho thấy các chỉ tiêu đều vượt quy
chuẩn quy định cho phép. Do đó việc thiết kế một hệ thống xử lý bụi và khí thải
trong nhà máy trước khi thải ra môi trường không khí xung quanh là hết sức cần
thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi công ty TNHH dệt nhuộm Tân Đức
Khanh huyện Đức Hòa, tỉnh Long An công suất 7000m
3
/h để nồng độ khí thải sau
xử lý đạt cột B của QCVN 19:2009/BTNMT.
3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu: Tiến hành thu thập thông tin, các số liệu
liên quan từ nhà máy, các đề tài đã được nghiên cứu, trên internet,…vv;
Phương pháp tính toán: Tính toán thiết kế chi tiết từng công trình đơn vị xử lí bụi và
khí thải;
Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia;
4. NỘI DUNG THỰC HIỆN
Để hoàn thành mục tiêu của đề tài thì cần thực hiện các nội dung như sau:
- Xác định nguyên vật liệu dùng để đốt lò hơi;
- Xác định các thành phần gây ô nhiễm có trong khí thải lò hơi;
- Lựa chọn phương pháp xử lý khí thải;
- Tính toán thiết kế hệ thống xử lý khí thải lò hơi cho nhà máy;
- Tính toán kinh tế cho hệ thống xử lý;
- Vẽ sơ đồ công nghệ và chi tiết thiết bị;
3



CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHÍ THẢI
1.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO BỤI
1.1.1. Phương pháp khô
1.1.1.1. Thiết bị thu hồi bụi khô
Thiết bị thu hồi bụi khô hoạt động dựa trên các cơ chế lắng khác nhau: trọng lực
(các buồng lắng bụi), quán tính (lắng bụi nhờ thay đổi hướng chuyển động của dòng
khí hoặc nhờ vào vách ngăn) và ly tâm (các xiclon đơn, nhóm và tổ hợp, các thiết bị
thu hồi bụi xoáy và động).
Các thiết bị thu hồi bụi nêu trên chế tạo và vận hành đơn giản, được áp dụng phổ
biến trong công nghiệp.
Tuy nhiên hiệu quả thu bụi không phải lúc nào cũng đạt yêu cầu nên chúng thường
đóng vai trò xử lý sơ bộ. Một số đặc trưng của thiết bị thu hồi bụi khô:
Bảng 1.1 Các thông số đặc trưng của thiết bị thu hồi bụi khô
Thiết bị Năng
suất tối
đa
(m
3
/h)
Hiệu quả xử

Trở lực

(Pa)
Giới hạn
nhiệt độ
(
0
C)

Buồng lắng Không
giới hạn

%9080);50(

m


50 ÷ 130 350 ÷ 550
Xiclon 85.000
%9050);10(

m


250÷ 1.500

350 ÷ 550
Thiết bị gió
xoáy
30.000
%90);2( m



<2000 < 250
4

Xiclon tổ hợp 170.000


%90);5( m



750÷ 1.500

350 ÷ 450
Thiết bị lắng
quán tính
127.500

%90);2( m



750÷ 1.500

< 400
Thiết bị thu hồi
bụi động
42.500
%90);2( m



< 400
(Nguồn: Tr.17, Giáo trình Kỹ thuật xử lý ô nhiễm không khí – PGS.TS Đinh Xuân
Thắng)
 Buồng lắng bụi
Nguyên lý hoạt động của thiết bị này là lợi dụng trọng lực của các hạt bụi khi dòng

khí chứa bụi chuyển động ngang trong thiết bị. Khi đó hạt bụi chịu tác dụng đồng
thời của hại lực tác dụng. Lực tác dụng theo phương ngang do chuyển động của
dòng khí và lực trọng trường. Nếu lực tác động ngang nhỏ, hạt bụi có thể lắng đọng
trên bề mặt của thiết bị lắng bụi. Để đạt được điều đó, vận tốc chuyển động ngang
của hạt bụi phải nhỏ đồng thời kích thước buồng lắng bụi phải lớn để thời gian lưu
bụi càng lâu càng tốt.
Buồng lắng bụi là kiểu thiết bị đơn giản nhất, trong thời gian khí đi qua thiết bị (vận
tốc dòng khí nhỏ hơn (1 ÷ 2)m/s) các hạt bụi dưới tác dụng của lực trọng trường
lắng xuống phía dưới và rơi vào bình chứa hoặc đưa ra ngoài bằng vít tải hay băng
tải
Buồng lắng bụi hoạt động có hiệu quả đối với các hạt có kích thước > 50 m, còn
các hạt bụi có kích thước < 5m thì khả năng thu hồi bằng không.
Ưu điểm:
- Chế tạo đơn giản.
- Chi phí vận hành và bảo trì thiết bị thấp.
Nhược điểm:
5

- Buồng lắng bụi có kích thước lớn, chiếm nhiều diện tích.
- Hiệu suất không cao.
Để tăng hiệu quả lọc bụi, giảm thể tích buồng xử lý người ta cải tiến đưa thêm vào
các vách ngăn vào thiết bị.
 Thiết bị lắng quán tính
Nguyên lý hoạt động: Khi đột ngột thay đổi chuyển hướng chuyển động của dòng
khí, các hạt bụi dưới tác dụng của lực quán tính tiếp tục chuyển động theo hướng cũ
và tách ra khỏi khí, rơi vào bình chứa.
Vận tốc của khí trong thiết bị khoảng 1 m/s, còn ở ống vào khoảng 10 m/s. Hiệu quả
xử lý của thiết bị này dạng này từ(65÷80)% đối với các hạt bụi có kích thước
(25÷30 )m. Trở lực của chúng trong khoảng (150÷390) N/m
2

.
 Thiết bị lá xách
Các thiết bị này có dãy lá chắn hoặc các vòng chắn. Khí đi qua mạng chắn, đổi
hướng đột ngột, các hạt bụi do quán tính chuyển động theo hướng cũ tách ra khỏi
khí hoặc va đập vào các tấm phẳng nghiêng, lắng trên đó rồi rơi xuống dòng khí
bụi. Kết quả khí được chia thành hai dòng: Dòng chứa bụi nồng độ cao (10% thể
tích) được hút qua xiclon để tiếp tục xử lý, rồi sau đó được trộn với dòng đi qua các
tấm chắn (chiếm 90% thể tích). Vận tốc khí trước mạng chóp phải đủ cao (15m/s)
để đạt hiệu quả tách bụi quán tính). Trở lực của lưới khoảng(100÷500)N/m
2
. Thiết
bị lá xách được sử dụng để thu hồi bụi có kích thước trên 20m.
Yếu điểm của lá xách là sự mài mòn các tấm chắn khi nồng độ bụi cao và có thể tạo
thành trầm tích làm bít kín mặt sàng. Nhiệt độ cho phép của khí thải phụ thuộc vào
vật liệu làm lá chắn, thường không quá 450÷600
0
C.
6

Khí buïi
Khí buïi
Khí saïch

Hình 1.1 Thiết bị lá sách
 Xiclon
Thiết bị xiclon được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp có hiệu quả cao khi kích
thước hạt bụi > 5m. Thu hồi bụi trong xiclon diễn ra dưới tác dụng của lực ly tâm.
Nguyên lý hoạt động: Dòng khí nhiễm bụi được đưa vào phần trên của xiclon. Thân
xiclon thường là hình trụ có đáy là chóp cụt. Ống khí bẩn vào thường có dạng khối
chữ nhật, được bố trí theo phương tiếp tuyến với thân xiclon. Khí vào xiclon thực

hiện chuyển động xoắn ốc, dịch chuyển xuống dưới và hình thành dòng xoáy ngoài.
Lúc đó, các hạt bụi, dưới tác dụng của lực ly tâm văng vào thành xiclon. Tiến gần
đáy chóp, dòng khí bắt đầu quay ngược trở lại và chuyển động lên trên hình thành
dòng xoắn trong. Các hạt bụi văng đến thành, dịch chuyển xuống dưới nhờ lực đẩy
của dòng xoáy và trọng lực và từ đó ra khỏi xiclon, qua ống xả bụi. Khí sạch sau xử
lý được đưa ra ở phía trên đỉnh thiết bị bởi ống trụ tâm.
Trong công nghiệp, xiclon được chia làm hai nhóm: hiệu quả cao và năng suất cao.
Nhóm thứ nhất đạt hiệu cao nhưng yêu cầu chi phí lớn, còn nhóm thứ hai có trở lực
nhỏ nhưng thu hồi các hạt mịn kém hơn.
Trong thực tế, người ta ứng dụng rộng rãi xiclon trụ và xiclon chóp (không có thân
trụ). Xiclon trụ thuộc nhóm năng suất cao, còn xiclon chóp thuộc nhóm hiệu quả
7

cao. Đường kính xiclon trụ không lớn hơn 2000mm và xiclon chóp nhỏ hơn
3000mm.
Ưu điểm:
- Không có phần chuyển động nên tăng độ bền của thiết bị
- Có thể làm việc ở nhiệt độ cao (đến 500
0
C)
- Thu hồi bụi ở dạng khô
- Trở lực hầu như cố định và không lớn (250÷1500) N/m
2

- Làm việc ở áp suất cao.
- Năng suất cao; Rẻ.
- Có khả năng thu hồi vật liệu mài mòn mà không cần bảo vệ bề mặt xiclon
- Hiệu suất không phụ thuộc sự thay đổi nồng độ bụi
- Chế tạo đơn giản.
Nhược điểm:

- Hiệu quả vận hành kém khi bụi có kích thước nhỏ hơn 5 m
- Không thể thu hồi bụi kết dính.
Xiclon đơn
Xiclon đơn là thiết bị hoàn chỉnh hoạt động độc lập và có nhiều dạng khác nhau như
dạng hình trụ, dạng hình côn. Việc sử dụng loại nào là tùy thuộc vào đặc tính của
bụi và yêu cầu xử lý. Dạng hình trụ có năng suất lớn, còn loại hình côn có hiệu suất
lớn.
Xiclon tổ hợp
Xiclon tổ hợp là một thiết bị lọc bụi gồm một số lượng lớn các đơn nguyên xiclon
mắc song song trong một vỏ có chung đường dẫn khí vào, khí ra, thùng chứa bụi.
Trong xiclon tổ hợp, việc tạo nên chuyển động quay của dòng khí trong thiết bị
không phải do dòng khí được đưa vào theo phương tiếp tuyến mà do các dụng cụ
định hướng dạng chong chóng hoặc dạng hóa hồng đặt trong thiết bị. Do vậy kích
thước của xiclon tổ hợp nhỏ hơn kích thước của xiclon đơn có cùng công suất.
8

Nguyên lý làm việc của xiclon tổ hợp: Khi bụi đi vào ống nối và sau đó di vào hộp
phân phối, từ đó đi vào các không gian giữa vỏ đơn nguyên và ống xả. Trong
khoảng không gian này có đặt các dụng cụ định hướng để tạo sự chuyển động xoáy.
Bụi sau khi tách đi qua lỗ tháo bụi và vào thùng chứa.
K hí sa ïc h
K hí b uïi
B uïi
K hí
B uïi

a) Xiclon đơn b) Xiclon nhóm
Hình 1.2 Xiclon
 Thiết bị thu hồi bụi xoáy
Cũng giống như xiclon, thiết bị này ứng dụng có chế lắng bụi ly tâm. Điểm khác cơ

bản so với xiclon là trong thiết bị này có dòng khí xoáy phụ trợ.
Nguyên lý hoạt động: Khí nhiễm bụi được cho vào từ dưới, được xoáy nhờ cánh
quạt, chuyển động lên trên và chịu tác động của tia khí thứ cấp. Dòng khí thứ cấp
chạy ra từ vòi phun tiếp tuyến để tạo sự xoáy hỗ trợ cho khí. Dưới tác dụng của lực
ly tâm bụi văng ra phía ngoài, gặp dòng khí xoáy thứ cấp hướng xuống dưới, đẩy
chúng vào khoảng không gian vành khăn giữa các ống. Không gian vành khắn
chung quanh ống vào được trang bị vòng đệm chắn để bụi không quay trở lại thiết
bị.
Ưu điểm của thiết bị thu hồi bụi xoáy so với xiclon là:
- Hiệu quả thu hồi bụi phân tán cao hơn
- Bề mặt trong của thiết bị không bị mài mòn
9

- Có thể xử lý khí có nhiệt độ cao hơn do ứng dụng dòng khí thứ cấp lạnh
- Có thể điều chỉnh quá trình phân riêng bụi bằng cách thay đổi lượng khí thứ
cấp.
Nhược điểm:
- Cần có cơ cấu thổi khí phụ trợ
- Vận hành phức tạp
- Lượng khí qua thiết bị lớn.
 Thiết bị thu hồi bụi kiểu động
Quá trình xử lý bụi trong thiết bị này được thực hiện nhờ lực ly tâm và lực coriolit,
xuất hiện khi quay cuồng hút. thiết bị thu hồi bụi kiểu động tiêu thụ năng lượng
nhiều hơn quạt thông thường có cùng năng suất và cột áp.
Ưu điểm của thiết bị này so với các thiết bị thu hồi bụi ly tâm khác là: gọn, lượng
kim loại nhỏ, kết hợp máy hút bụi và xiclon vào cùng một thiết bị. Tuy nhiên, chúng
có nhiều nhược điểm như: cánh quạt bị mài mòn nhanh, có khả năng tạo thành các
trầm tích trên cánh quạt, do đó làm mất căn bằng phần quay, hiệu quả thu hồi d <
10m kém và chế tạo phức tạp.
1.1.1.2. Thiết bị lọc bụi khô

 Thiết bị lọc vải
Nguyên lý: Khi cho khí qua vách ngăn xốp, các hạt rắn được giữ lại còn khí đi
xuyên qua nó hoàn toàn.
Trong quá trình lọc bụi, các hạt bụi khô tích tụ trong các lỗ xốp hoặc tạo thành lớp
bụi trên bề mặt vách ngăn, do đó chúng trở thành môi trường lọc đối với các hạt bụi
đến sau. Tuy nhiên bụi tích tụ càng nhiều làm cho kích thước lỗ xốp và độ xốp
chung của vách ngăn càng giảm, vì vậy sau một thời gian làm việc nào đó cần phải
phá vỡ và loại lớp bụi ra. Như vậy, quá trình lọc bụi phải kết hợp với quá trình phục
hồi vật liệu lọc.
10

Trong quá trình làm sạch khí, các hạt bụi tiến gần đến các sợi hoặc bề mặt vật liệu
hạt, va chạm với chúng và lắng xuống do tác dụng của lực thẩm thấu, quán tính và
hút tĩnh điện.
Thiết bị lọc được chia làm 3 loại, phụ thuộc vào chức năng và nồng độ bụi vào, ra:
- Thiết bị tinh lọc (Hiệu quả cao): dùng để thu hồi bụi cực nhỏ với hiệu quả rất
cao ( >99% ) với nồng độ đầu vào thấp (<1mg/m
3
) và vận tốc lọc < 10cm/s.
Thiết bị lọc này ứng dụng để thu hồi bụi độc hại đặc biệt, cũng như để siêu lọc
không khí. Vật liệu lọc không được phục hồi.
- Thiết bị lọc không khí: được sử dụng trong hệ thống thông khí và điều hòa
không khí. Chúng được dùng để lọc khí có nồng độ bụi nhỏ hơn 50 mg/m
3
với
vận tốc lọc (2,5÷3) m/s. Vật liệu lọc có thể được phục hồi hoặc không phục
hồi.
- Thiết bị lọc công nghiệp (vải, hạt, sợi thô): được sử dụng để làm sạch khí công
nghiệp có nồng độ bụi đến 60 g/m
3

với kích thước hạt lớn hơn 0,5 m, vật liệu
lọc thường được phục hồi.
 Thiết bị lọc sợi
Các thiết bị này phổ biến nhất, Đa số thiết bị lọc vải có vật liệu lọc dạng tay áo hình
trụ được giữ chặt trên lưới ống và được trang bị cơ cấu giũ bụi.
Đường kính tay áo có thể khác nhau, phổ biến nhất là (120÷300)mm và chiều
dài (2200÷3000) mm. Tỉ lệ chiều dài và đường kính tay áo thường vào khoảng
(16÷20):1
Nguyên lý hoạt động: Quá trình lọc bụi trên vải lọc xảy ra theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: khi vải lọc còn sạch, các hạt bụi lắng trên các lớp xơ nằm trên bề
mặt sợi và giữa các sợi. Ở giai đoạn này, hiệu suất lọc bụi còn thấp.
- Giai đoạn 2: khi đã có một lớp bụi bám trên bề mặt vải, lớp bụi này trở thành
môi trường lọc bụi thứ 2. Hiệu suất lọc bụi ở giai đoạn này rất cao.
11

- Giai đoạn 3: sau một thời gian làm việc, lớp bụi bám trên vải sẽ dày lên làm
tăng trở lực của thiết bị, vì vậy phải làm sạch vải lọc. Sau khi làm sạch vải lọc
vẫn còn một lượng lớn bụi nằm giữa các xơ, cho nên trong giai đoạn 3 này
hiệu suất lọc vẫn còn cao.
Vải lọc phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
- Khả năng chứa bụi cao và ngay sau khi phục hồi bảo đảm hiệu quả lọc cao;
- Giữ được khả năng cho khí xuyên qua tối ưu;
- Độ bền cơ học cao khi ở nhiệt độ cao và môi trường ăn mòn;
- Có khả năng được phục hồi;
- Giá thấp.
Vật liệu lọc phổ biến nhất lầ vải bông, len, vải tổng hợp và vải thủy tinh:
- Vải bông có tính lọc tốt và giá thấp nhưng không bền hóa học và nhiệt, dễ
cháy và chứa ẩm cao;
- Vải len có khả năng cho khí xuyên qua lớn, bảo đảm độ sạch ổn định và dễ
phục hồi nhưng không bền hóa và nhiệt, giá cao hơn vải bông; khi làm việc lâu

ở nhiệt độ cao, sợi len trở nên giòn, chúng làm việc đến 90
0
C;
- Vải tổng hợp bền nhiệt và hóa, giá rẻ hơn vải bông và vải len. Trong môi
trường axit độ bền của chúng cao, còn trong môi trường kiềm độ bền giảm;
- Vải thủy tinh bền ở (150÷350)
0
C. Chúng được chế tạo từ thủy tinh nhôm
silicat không kiềm hoặc thủy tinh magezit.
Vải có thể phục hồi bằng hai phương pháp cơ bản:
- Rung vật liệu lọc (cơ học, khí động học);
- Thổi ngược vật liệu lọc bằng khí sạch hoặc không khí.
Ưu điểm: Hiệu suất lọc bụi cao ( 98÷99 )%, phù hợp với các loại bụi có đường kính
nhỏ.
Nhược điểm:
12

- Giá thành và chi phí quản lý cao vì đòi hỏi những thiết bị tái sinh vải lọc, thiết
bị rũ bụi;
- Độ bền nhiệt của thiết bị lọc thấp và thường dao động theo độ ẩm.
 Thiết bị lọc hạt
Thành phần lọc của thiết bị lọc dạng này gồm một hoặc nhiều lớp, trong đó có các
sợi vải được phân bố đồng nhất. Trong thiết bị lọc sợi, bụi được thu hồi và tích tụ
theo chiều dày của lớp lọc. vật liệu lọc là các sợi tự nhiên hoặc nhân tạo có chiều
dày từ (0,01 ÷100) m. Chiều dày của lớp lọc có thể từ vài phần ngàn mét đến 2m
(lọc đệm nhiều lớp để sử dụng lâu dài). Các thiết bị lọc này được ứng dụng khi
nồng độ pha phân tán (0,5÷5)mg/m
3
và được phân thành các loại sau :
- Các thiết bị loại xơ mỏng:

Loại thiết bị này có thể làm sạch tinh những tinh thể khí lớn khỏi các hạt bụi có
kích thước khác nhau. Để thu hồi bụi có độ phân tán cao (0,1÷0,5)m với hiệu suất
lớn hơn 99%. Người ta sử dụng các thiết bị lọc dạng tấm phẳng hoặc các lớp mỏng
vật liệu lọc dạng xơ đường kính nhỏ hơn 5m. Vận tốc lọc từ (0,01÷0,1) m/s. Nồng
độ bụi ban đầu > 5mg/m
3
. Loại này không tái sinh được bộ lọc.
- Thiết bị lọc thô:
Để khắc phục nhược điểm là thời gian sử dụng không dài của loại trên, trong nhiều
trường hợp người ta sử dụng các thiết bị lọc lọc gồm nhiều lớp dày và đường kính
xơ lớn hơn (1÷20)m với vận tốc lọc từ (0,005÷0,1)m/s thì vật liệu lọc sẽ thu hồi
toàn bộ các hạt lớn hơn 1m. Vật liệu lọc là sợi thô mới được ứng dụng cho nồng
độ (5÷50) mg/m
3
, khi đó kích thước hạt bụi chủ yếu nhỏ hơn (5÷10)m.
Quá trình lọc trong thiết bị lọc sợi bao gồm 2 giai đoạn: Ở giai đoạn 1(lọc ổn định):
các hạt bụi không làm thay đổi cấu trúc của lớp lọc. Trong giai đoạn 2 (lọc không
ổn định) trong vật liệu lọc xảy ra sự biến đổi cấu trúc liên tục do lượng bụi tích tụ
lớn. Do đó hiệu quả xử lý và trở lực lớp lọc luôn thay đổi. Lý thuyết lọc trong các
lớp lọc này chưa được nghiên cứu đầy đủ.
13

1.1.2 Phương pháp ướt
Quá trình thu hồi bụi theo phương pháp ướt dựa trên sự tiếp xúc của dòng khí bụi
với chất lỏng, được thực hiện bằng các biện pháp cơ bản sau:
- Dòng khí bụi đi vào thiết bị và được rửa bằng chất lỏng. Các hạt bụi được tách
ra khỏi khí nhờ va chạm với các giọt nước
- Chất lỏng tưới ướt bề mặt làm việc của thiết bị, còn dòng khí tiếp xúc với bề
mặt này. Các hạt bụi bị hút bởi màng nước và tách ra khỏi dòng khí
- Dòng khí bụi được sục vào nước và bị chia ra thành các bọt khí. Các hạt bụi bị

dính ướt và loại ra khỏi khí.
Do tiếp xúc với dòng khí nhiễm bụi với chất lỏng hình thành bề mặt tiếp xúc pha.
Bề mặt này bao gồm các bọt khí, tia khí, tia lỏng, giọt lỏng và màng lỏng. Trong đa
số thiết bị thu hồi bụi ướt tồn tại các dạng bề mặt khác nhau, do đó bụi được thu hồi
theo nhiều cơ chế khác nhau. Thiết bị lọc bụi ướt có các ưu điểm và nhược điểm so
với các thiết bị dạng khác như sau:
Ưu điểm:
- Dễ chế tạo, giá thành thấp, hiệu quả thu hồi bụi cao;
- Có thể ứng dụng để thu hồi bụi có kích thước đến 0,1m;
- Có thể sử dụng khi nhiệt độ và độ ẩm cao;
- Nguy hiểm cháy, nổ thấp nhất;
- Cùng với buị có thể thu hồi hơi và khí.
Nhược điểm:
- Bụi thu được ở dạng cặn do đó phải xử lý nước thải, làm tăng giá quá trình xử
lý;
- Các giọt lỏng có khả năng bị cuốn theo khí và cùng với bụi lắng trong ống dẫn
và máy hút;
- Trong trường hợp khí có tính ăn mòn cần phải bảo vệ thiết bị và đường ống
bằng vật liệu chống ăn mòn.
14

Chất lỏng tưới thiết bị thường là nước. Khi kết hợp quá trình thu hồi bụi với xử lý
hóa học, chất lỏng được chọn theo quá trình hấp thụ.
1.1.2.1. Thùng rửa khí rỗng
Các buồng rửa khí được chế tạo bằng kim loại, bêtông và gạch đá.
Trong buồng bố trí các dãy mũi phun để phun nước vào dòng khí chứa bụi chuyển
động qua buồng. Để tăng hiệu suất lọc bụi, trong buồng có thể bố trí các tấm chắn,
các tấm đục lỗ hoặc tưới. Cuối buồng rửa có bộ phận tách nước. Vận tốc chuyển
động của khí trong buồng khoảng 0,6-1,2 m/s. Thời gian lưu khí <3s. Lượng nước
phun 0,2-1,04l/m

3
.
Hiệu suất tách bụi của thiết bị:
Hạt bụi có d = 5μm thì H = 94%;
Hạt bụi có d = 25μm thì H = 99%.
Như vậy, với bụi có kích thước càng lớn thì khả năng tách của thiết bị càng cao.
1.1.2.2. Thiết bị rửa khí trần
Thiết bị rửa khí trần là tháp đứng, thường là hình trụ mà trong đó có sự tiếp xúc
giữa khí và các giọt lỏng (được tạo ra bởi các vòi phun). Theo hướng chuyển động
của khí và lỏng, tháp trần chia ra ngược chiều, cùng chiều và tưới ngang.
Tháp trần đạt hiệu quả xử lý cao đối với hạt bụi có d  10m và kém hiệu quả khi
bụi có d < 5 m.
Vận tốc dòng khí trong thiết bị thường trong khoảng (0,6÷1,2) m/s đối với thiết bị
không có bộ tách giọt và khoảng (5÷8) m/s đối với thiết bị có bộ tách giọt. Trở lực
của tháp trần không có bộ tách giọt và lưới phân phối khí thường không quá
250N/m
2
.
Chiều cao tháp (H) vào khoảng 2,5 lần đường kính (D). Lượng nước sử dụng được
chọn vào khoảng (0,5÷8)l/m
3
khí.

15

1.1.2.3. Thiết bị rửa khí đệm
Tháp rửa khí đệm là tháp với lớp đệm đổ đống hoặc được sắp xếp theo trật tự xác
định. Chúng được ứng dụng để thu hồi bụi dễ dính ướt, nhưng với nồng độ không
cao và khi kết hợp với quá trình hấp thụ do lớp đệm hay bị bịt kín nên loại thiết bị
này ít được sử dụng. Ngoài tháp ngược chiều, trên thực tế người ta còn ứng dụng

thiết bị rửa khí với sự tưới ngang.
Để đảm bảo độ dính ướt của bề mặt lớp đệm, chúng thường được để nghiêng 7÷10
0

về hướng dòng khí, lưu lượng lỏng (0,15÷0,51) l/m
3
. Khi nồng độ bụi ban đầu đến
10-12 g/m
3
, trở lực 160-100 Pa/m đệm, vận tốc khí trong thiết bị ngược chiều
khoảng (1,5÷2,0)m/s, còn lưu lượng nước tưới khoảng (1,3÷2,16)l/m
3
.
Hiệu quả xử lý bụi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cường độ tưới, nồng độ bụi, độ
phân tán. Hiệu quả thu hồi bụi có kích thước d  2m trên 90%. Thực tế hạt có
kích thước (2÷5)m được thu hồi 70% còn hạt lớn hơn (80÷90)%.
Trở lực tháp đệm phụ thuộc dạng vật liệu đệm và điều kiện làm việc, có thể lên tới
1500N/m
2
.
1.1.2.4. Thiết bị sủi bọt
Phổ biến nhất là thiết bị sủi bọt với đãi chảy sụt và đĩa chảy qua. Đĩa chảy sụt có thể
là đĩa lỗ, đĩa rãnh. Bụi được thu hồi bởi lớp bọt được hình thành do tương tác của
khí và lỏng. Quá trình thu hồi bụi trong thiết bị sủi bọt diễn ra trong các giai đoạn
sau:
- Thu hồi bụi trong không gian dưới lưới do lực quán tính, được hình thành do
dòng khí thay đổi hướng chuyển động khi đi qua đĩa. Hiệu quả của giai đoạn
này chỉ lớn đối với bụi thô đường kính  10m;
- Lắng bụi từ tia khí, hình thành bởi các lỗ hoặc khe hở của đĩa với vận tốc cao
đập vào lớp chất lỏng trên đĩa (cơ chế va đập);

- Lắng bụi trên bề mặt trong của các bọt khí theo cơ chế quán tính rối;
16

- Hiệu quả của giai đoạn 2 và 3 lớn hơn giai đoạn 1 nhiều và đạt đến 90% đối
với hạt bụi (2÷5)m.
Thiết bị sủi bọt có ưu điểm là hiệu quả thu hồi bụi cao đối với hạt có kích thước lớn
hơn 2m và trở lực không lớn hơn (300÷1000)N/m
2
. Tuy nhiên, nó còn tồn tại các
yếu điểm sau:
- Hạt có kích thước nhỏ hơn 2m không được thu hồi hoàn toàn;
- Cần có bộ phận tách giọt lỏng;
- Không cho phép lưu lượng khí dao động lớn vì như vậy sẽ phá vỡ chế độ tạo
bọt;
- Không cho phép nồng độ bụi trong khí dao động lớn vì có thể làm bẩn đĩa.
1.1.2.5. Thiết bị rửa khí va đập quán tính
Trong các thiết bị này, sự tiếp xúc của khí với nước được thực hiện do sự va đập
của dòng khí lên bề mặt chất lỏng và do sự thay đổi hướng đột ngột của dòng khí.
Kết quả của sự va đập là các giọt lỏng đường kính (300÷400)m được tạo thành,
làm gia tăng quá trình lắng bụi.
Đối với thiết bị dạng này, mực nước cố định đóng vai trò quan trọng. Sự thay đổi
nhỏ của mực nước cũng cơ thể làm giảm hiệu quả thu hồi bụi hoặc làm tăng trở lực
của thiết bị. Hiệu quả của thiết bị thu hồi va đập quán tính đến 99,5% đối với các
hạt bụi có kích thước lớn hơn 3m.
1.1.2.6. Thiết bị rửa khí ly tâm
Thu hồi bụi trong thiết bị rửa khí ly tâm diễn ra dưới tác dụng của hai lực: lực ly
tâm và lực quán tính. Hiệu quả thu hồi bụi có kích thước (2÷5)m đạt 90%.
Các thiết bị rửa khí ly tâm được ứng dụng trong thực tế, theo kết cấu có thể chia làm
hai dạng:
- Thiết bị, trong đó dòng xoáy được thực hiện nhờ cánh quạt quay đặt ở trung

tâm
17

- Thiết bị với ống khí vào theo phương tiếp tuyến. Nước rửa khí chảy qua vòi
phun ở trung tâm và chảy thành màng trên thành thiết bị.
Đặc điểm của thiết bị này là chất lỏng ít bị cuốn theo khí vì lực ly tâm làm lắng các
giọt lỏng trên thành thiết bị.
1.1.3. Thiết bị lọc điện
Trong thiết bị lọc điện, khí được xử lý bụi nhờ tác dụng của lực điện trường.
Nguyên lý hoạt động: Khí thải được thổi qua hai điện cực. Điện cực nối đất được
gọi là điện cực lắng vì bụi chủ yếu được lắng ở điện cực này. Điện cực còn lại được
gọi quầng sáng. Điện cực này được cung cấp dòng điện một chiều có hiệu thế cao,
do điện thế cao nên cường độ điện trường xung quanh lớn và gây ra sự va đập ion
mãnh liệt. Dưới tác dụng của lực điện trường, các ion sẽ chuyển dịch về phía các
điện cực trái dấu và tạo nên dòng điện. Khi thổi khí thải có chứa bụi qua không gian
của hai điện cực, các ion sẽ bám dính trên bề mặt các hạt bụi và hạt bụi trở nên
mang điện. Dưới tác dụng của lực điện trường, các hạt bụi sẽ chuyển dịch tới các
điện cực trái dấu. Khi tới các điện cực, các hạt bụi được lắng lại trên bề mặt điện
cực. Theo những khoảng thời gian xác định, tùy thuộc mức độ tích tụ bụi, người ta
rung lắc điện cực hoặc xối nước điện cực rồi thu lấy bụi.
Trong công nghiệp, người ta còn sử dụng thiết bị lọc điện ướt, trong đó việc làm
sạch các điện cực được thực hiện bằng cách tưới qua vòi phun. Thiết bị lọc điện ướt
được ứng dụng để thu hồi bụi, sương các axit khác nhau.
Thiết bị lọc điện xử lý thể tích khí lớn khỏi các hạt bụi kích thước từ (0,01÷100)m
ở nhiệt độ đến (400÷500)
0
C. Trở lực của thiết bị lọc điện khoảng 150Pa. Tiêu hao
điện năng cho xử lý 100m
3
khí khoảng (0,36÷1,8)10

6
J. Bụi có độ dẫn điện càng
cao thì hiệu quả thu hồi chúng trong thiết bị lọc điện càng lớn.Thành phần khí và
bụi ảnh hưởng đến độ dẫn của nó. Khi độ ẩm của khí tăng, điện trở riêng phần của
bụi giảm. Nếu vận tốc khí trong thiết bị lọc điện tăng thì hiệu quả xử lý giảm và
ngoài ra còn tăng khả năng lôi cuốn bụi theo dòng khí.
18

Hiệu quả của thiết bị lọc điện khi thu hồi hạt có kích thước 0,5m đạt 99% và giảm
khi vận tốc dòng khí tăng.Hiệu quả của thiết bị lọc điện phụ thuộc tính chất của bụi
và khí, vận tốc và tính đồng đều phân phối dòng bụi trong tiết diện thiết bị . Hiệu
thế càng cao và vận tốc khí càng thấp hiệu quả thu hồi bụi càng cao.
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHÍ CO
1.2.1. Phương pháp đốt
Nguyên tắc: CO + ½ O
2
→ CO
2

Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ gần 1000
0
C → có thể tận dụng nhiệt do phản ứng sinh
ra.
Phản ứng xảy ra khi có xúc tác chứa Cu và các kim loại khác.
Khi hàm lượng CO thấp, O
2
cao, khí được đốt trong buồng đốt nồi hơi.
Khi có xúc tác, ở nhiệt độ gần 500
0
C, phản ứng giữa CO và H

2
O như sau:
CO + H
2
O → CO
2
+ H
2
+ 9,5 kcal
Có thể sử dụng xúc tác là hỗn hợp các oxit của Fe và Crom (87% Fe
2
O
3
và 65%
Cr
2
O
3
) với các chất MgO và K
2
O có chức năng kích thích phản ứng.
1.2.2. Phương pháp hấp thụ
Sử dụng phương pháp hấp thụ, sử dụng một trong các dung dịch hấp thụ như:
- Nitơ lỏng
- Dung dịch [Cu(NH
3
)
m
(H
2

O)
n
]
+

- COCH
- Dung dịch Clorua đồng nhôm CuAlCl
4
.
1.2.2.1. Hấp thụ bằng dung dịch [Cu(NH
3
)
m
(H
2
O)
n
]
+

[Cu(NH
3
)
m
(H
2
O)
n
]
+

+xNH
3
+ yCO

→ [Cu(NH
3
)
m+n
(CO)
y
(H
2
O)
n
]
+

+ Q
Tùy theo từng nồng độ của phức, tăng áp suất của CO, giảm nhiệt độ, thì khả năng
hấp thu tăng.
19

1.2.2.2. Hấp thu bằng Clorua đồng nhôm CuAlCl
4
(20-50%) và (80-90%) Toluen
CuCl + AlCl
3
+ 2C
6
H

5
CH
3
→ (CuAlCl
4
)(C
6
H
5
CH
3
)
2

Sau đó:
(CuAlCl
4
)(C
6
H
5
CH
3
)
2
+ 2CO
→ (CuAlCl
4
).2CO + 2 C
6

H
5
CH
3

Các khí CO
2
, O
2
, N
2
, H
2
, không tham gia phản ứng với phức CuAlCl
4
nhưng hơi
nước lại phản ứng :
CuAlCl
4
+ H
2
O → 2HCl + CuCl + CuAlCl
4
.CuOCl
Vì vậy, trước khi hấp thụ khí thải được sấy khô. Đây là nhược điểm của phương
pháp này.
1.2.2.3. Hấp thụ bằng Nitơ lỏng
Khử CO bằng phương pháp đốt có xúc tác là phù hợp, nhưng trong dòng khí thải,
ngoài CO còn có các khí khác có thể là chất độc đối với xúc tác.
Quá trình này được ứng dụng trong công nghiệp nitơ bao gồm 3 giai đoạn:

- Làm nguội sơ bộ và sấy khô khí
- Làm sạch khí và ngưng tụ một phần các cấu tử
- Rửa khí ( loại bỏ CO, CO
2
, CH
4
,…)
1.2.3. Hấp phụ bằng than hoạt tính
Dòng khí thải được dẫn vào ở đáy tháp, đi qua lớp vật liệu hấp thụ bằng than hoạt
tính, chất ô nhiễm CO được giữ lại trong các khe rỗng của than và trên bề mặt than.
Còn không khí sạch thoát ra ngoài đỉnh tháp.
Khi than đã bão hòa, người ta nhả hấp để thu hồi chất ô nhiễm và để than có thể hấp
phụ trở lại.
1.3. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN
Đây là một dự án mới vẫn còn đang trong giai đoạn thi công xây dựng để hoàn
thành.
20

1.3.1. Tên dự án
Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vải thun màu (công suất: 1.800 tấn sản
phẩm/năm)” tại KCN Hải Sơn (GĐ 3 + 4), ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện
Đức Hòa, Long An.
1.3.2. Chủ dự án
Chủ đầu tư: Công ty TNHH dệt nhuộm Tân Đức Khanh.
Địa chỉ: Lô I22 – 23 – 24A đường số 5, KCN Hải Sơn (GĐ 3+4), ấp Bình Tiền 2, xã
Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Số điện thoại: 0937.512.688
Ngành nghề kinh doanh của Công ty: Hoàn thiện sản phẩm Dệt Nhuộm.
Giám Đốc: Ông Nguyễn Hữu Huy Thụy
Công suất của dự án: Tổng công suất của nhà máy: 1.800 tấn sản phẩm/năm.

1.3.3. Vị trí địa lý của dự án
Khu đất dự kiến xây dựng Cơ sở sản xuất có diện tích 11.000 m
2
nằm trong KCN
Hải Sơn (GĐ 3 + 4), thuộc thửa đất số 850, tờ bản đồ số 24 do Công ty TNHH Hải
Sơn giao lại, tại Xã Đức Hoà Hạ, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An. Khu đất có vị trí
như sau:
- Phía Đông giáp thửa đất số 728 là vị trí của Công ty TNHH Hải Sơn. Chủ đầu tư
hạ tầng của KCN.
- Phía Tây giáp thửa đất số 820 là khuôn viên của Công ty TNHH Huy Phú Đức.
Đây là công ty cũng thuộc loại hình dệt nhuộm. Công ty đã làm các thủ tục thuê
đất nhưng chưa tiến hành đầu tư.
- Phía Nam giáp đường số 5 và khu đất còn trống của KCN.
- Phía Bắc giáp thửa đất số 756 là Công ty TNHH MTV SXTMDV Vĩnh Thuận
Hưng. Đây là công ty đầu tư sản xuất các mặt hàng về cơ khí. Công ty đã làm
các thủ tục thuê đất nhưng chưa tiến hành đầu tư.
21

Một số các thửa đất lân cận như thửa số 757 là Công ty TNHH Sơn Thế Hệ Mới.
Đây là công ty đầu tư sản xuất các mặt hàng về cơ khí. Công ty đã làm các thủ tục
thuê đất nhưng chưa tiến hành đầu tư. Thửa đất số 787 là Công ty TNHH Nhà Thép
Hoàng Hà. Công ty chuyên sản xuất các Khung kèo thép các loại phục vụ cho xây
dựng. Hiện tại công ty đã đi vào hoạt động ổn định.
1.3.4. Các hạng mục công trình của dự án
Các hạng mục công trình của dự án đầu tư được thể hiện trong bảng 1.2 bên dưới.
Bảng 1.2 Các hạng mục công trình của dự án đầu tư
TT

CÔNG TRÌNH
ĐƠN

VỊ
DIỆN
TÍCH
TỶ
LỆ
(%)
A Công trình chính

1 Xưởng dệt sợi m
2
2.800 25,45

2 Xưởng nhuộm hoàn tất sản phẩm m
2
3.500 31,82

3 Nhà văn phòng m
2
100 0,91
B Công trình phụ

4 Hồ xử lý nước thải m
2
350 3,18
5 Khu lưu trữ chất thải rắn – CTNH

m
2
50 0,45
6 Lò hơi m

2
300 2,73
7
Hồ chứa nước + tháp nước + nhà
ăn
m
2
100 0,91
8 Nhà xe + bể nước PCCC m
2
28 0,25
22

9 Nhà Bảo vệ m
2
16 0,15
10 Trạm biến điện m
2
16 0,15
11 Diện tích cây xanh m
2
2.200 20
12 Diện tích đường giao thông m
2
1.540 14

Tổng cộng m
2
11.000 100
(Nguồn: Công ty TNHH dệt nhuộm Tân Đức Khanh)

1.3.5. Quy trình sản xuất của dự án














Hình 1.3 Quy trình công nghệ sản xuất
Nguyên liệu sợi Polyester
Dệt
KCS (Kiễm tra)
Xẻ, định hình, kiểm bóng
Nhuộm
Vắt
Cán
Văng sấy định hình
Vải thành phẩm
Nước sạch
Nhiệt lò hơi
Nhiệt lò hơi
23


Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất:
Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy cụ thể như sau: Sợi polyester thành
phẩm được nhập hoặc mua từ trong nước là nguyên liệu của nhà máy. Sau khi sợi
nhập về sẽ vô kho và chờ điều phối sản xuất theo quy trình và yêu cầu của khách
hàng.
Công đoạn dệt:
Sợi từ cọc sợi được đưa vào máy dệt của Đài Loan để dệt ra vải thô. Tuỳ theo yêu
cầu của khách hàng sẽ có các quy cách dệt khác nhau. Do sợi là sợi polyester nên
nhà máy không cần công đoạn hồ vải bằng tinh bột hoặc vật liệu gốc tinh bột để
tăng độ bền trơn và sáng bóng của vải sau khi dệt. Trên dây chuyền, sợi được dồn từ
côn sang trục mắc một cách phù hợp để điều chỉnh các sợi vải. Ở công đoạn dệt, các
sợi được dệt kim để tạo thành vải. Với thiết bị dệt này mức độ tiếng ồn khá thấp.
Theo thực tế của các máy tương tự thì mức ồn khoảng 75 – 80 dBA. Các thiết bị
này mới được sản xuất và đang áp dụng rộng rãi ở Đài Loan. Công đoạn dệt được
vận hành theo chế độ tự động được cài đặt theo từng loại sản phẩm theo yêu cầu của
khách hàng.
KCS:
KCS là quá trình kiểm tra sơ bộ chất lượng vải sau khi dệt và trước khi chuyển qua
khâu nhộm. Vải sau khi dệt thường có bề mặt thô; ráp và có thể chứa các tạp bẩn.
Vì vậy, vải sẽ được chuyển sang khâu kiểm tra để loại bỏ các mét vải lỗi, sai kỹ
thuật, không đảm bảo chất lượng.
Xẻ, định hình, kiểm bóng
Đây là công đoạn rất quan trọng trước khi nhuộm. Vải thô sau khi được kiểm tra
chất lượng, xẻ, định hình, kiểm bóng được đưa vào máy nhuộm để gắn màu trên
vải. Công đoạn này sẽ xẻ và định hình vải theo kích thước yêu cầu của khách hàng
và xử lý sơ bộ bề mặt để kiểm tra độ bóng của vải.

24

Nhuộm vải

Đây là công đoạn rất quan trọng của nhà máy, quyết định rất lớn đến chất lượng của
vải. Do áp dụng công nghệ nhuộm tiên tiến, phù hợp với chất liệu vải, đem lại hiệu
quả cao và tiết kiệm nguồn nguyên liệu nên phương pháp nhuộm liên tục được nhà
máy ưu tiên lựa chọn. Vải làm ra có chất lượng rất tốt, có khả năng giảm tối đa các
dạng lỗi như không đều màu, chênh ánh, loang màu.
Các loại thuốc nhuộm được sử dụng là: thuốc nhuộm phân tán Polyester, kết hợp
chất điều màu phân tán Sunsolt DP – 70 H và Silicon AM – 333. Vải sau nhuộm sẽ
được giặt bằng chất giặt Sunmorl RC – 70 E. Đây là công nghệ nhuộm rất hiện đại
đang được áp dụng tại Đài Loan. Đặc điểm nổi bật của công nghệ ở đây là nguyên
liệu đầu vào là sợi chủ yếu là polyester; thuốc nhuộm chủ yếu là nhuộm phân tán
và sợi Polyester là sợi có độ bóng rất cao; khả năng phân tán thuốc nhuộm vào rất
sâu trong sợi vải và khả năng phân tán thuốc nhuộm trên 90%; có độ bền màu rất
cao nên mức độ ô nhiễm do độ màu của nước thải thường thấp hơn các loại thuốc
nhuộm khác; hiệu quả hấp phụ màu cao hơn các công nghệ khác. Đây là ưu điểm rất
quan trọng của dự án.
Nhiệt cung cấp cho công đoạn nhuộm được cung cấp từ lò hơi của Việt Nam có
công suất 5 tấn/h. Lò hơi được đốt bằng củi trấu với khối lượng 312 kg/h.
Công đoạn nhuộm trên máy nhuộm hiện đại; Quy trình vận hành được cài đặt tự
động điều chỉnh lượng thuốc nhuộm tuỳ theo từng loại màu và yêu cầu của khách
hàng.
Vắt, Cán
Vải sau khi nhuộm sẽ qua khâu giặt; vắt khô và cán để cho ra mặt vải phẳng và đẹp
nhằm nâng cao chất lượng của vải. Tất cả công đoạn này tuy là công đoạn riêng
nhưng đều nằm chung dây chuyền với công đoạn văng và sấy định hình.


25

Văng, sấy định hình
Văng và sấy định hình là công đoạn cuối cùng của dự án. Vải sẽ được văng đều

trong máy trước khi qua công đoạn sấy. Nhiệt cung cấp cho quá trình sấy được lấy
từ lò dầu. Lò dầu thực chất là một thiết bị trao đổi nhiệt gián tiếp. Nhiệt từ đốt củi
trấu với khối lượng khoảng 500 kg/giờ sẽ nung nóng dầu tải nhiệt qua thiết bị trao
đổi nhiệt. Dầu tải nhiệt sẽ bay hơi và chuyển qua khâu sấy vải qua bề mặt trao đổi
nhiệt gián tiếp. Sau khi qua trao đổi nhiệt dầu lại tuần hoàn trở về và tiếp tục quy
trình được nung nóng bởi củi trấu và tiếp tục quy trình trên.
Vải sau sấy định hình sẽ được cuộn theo từng cuộn và dán nhãn, chuyển vô kho
thành phẩm.

×