Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.55 MB, 107 trang )

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN tập trung Hòa Khánh TP. Đà Nẵng - Lâm Mác Sin - Lớp CNMT_K50QN
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án này em đã nhận được sự chỉ bảo, động viên, cổ vũ nhiệt
tình của các thầy cô giáo, các cơ quan, gia đình và bạn bè.
Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Cô TS. Hoàng Thị Thu Hương người
đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt đồ án này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể quý Thầy, Cô trong Viện Khoa học và Công
nghệ môi trường – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cùng thầy cô trường Đại học
Quy Nhơn đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian em học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn các anh, chị trong Ban quản lý KCN Hòa Khánh TP. Đà
Nẵng đã chỉ dẫn em trong thời gian thực tập tại KCN.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong suốt
thời gian học tập và làm đồ án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện
Lâm Mác Sin
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551
Trang 1
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN tập trung Hòa Khánh TP. Đà Nẵng - Lâm Mác Sin - Lớp CNMT_K50QN

STT Danh mục hình
Trang
1
Hình 1.1. Tình hình phát triển KCN thời gian qua
9
2
Hình 1.2. Số lượng và diện tích KCN theo vùng kinh tế tính đến hết
tháng 12/2008
10
3 Hình 1.3. Bản đồ các khu công nghiệp trong cả nước 11


4
Hình 1.4. So sánh giá trị đã đạt được và các chỉ tiêu phát triển KCN
đến năm 2015
12
5 Hình 1.5. Sơ đồ công nghệ nhà máy XLNT KCN Biên Hòa 1 15
6
Hình 1.6. Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước thải KCN Tân Tạo
Côngsuất 4500 m
3
/ ngày đêm
17
7 Hình 1.7. Cầu Sông Hàn biểu tượng cho TP Đà nẵng 18
8 Hình 1.8. Vị trí các KCN trên địa bàn thành phố 20
9 Hình 1.9. Quy hoạch và sử dụng đất KCN Hòa khánh 26
10 Hình 2.1. Sơ đồ làm việc của hệ thống Aeroten 33
11 Hình 2.2. Các bước của bể aeroten hoạt động gián đoạn 39
12 Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải hiện tại KCN Hòa Khánh 45
13 Hình 3.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải đề xuất 49
14 Hình 3.3. Bố trí cao trình hệ thống xử lý nước thải 50
15 Hình 3.4. Sơ đồ vận hành của bể Unitank 53
16 Hình 4.1. Cống dẫn nước thải 59
17 Hình 4.2. Song chắn rác thô 62
18
Hình 5.1. Sơ đồ nguyên tắc mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi
trường KCN
105
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551
Trang 2
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN tập trung Hòa Khánh TP. Đà Nẵng - Lâm Mác Sin - Lớp CNMT_K50QN
STT Danh mục các bảng Trang

1 Bảng 1.1. Tình hình phát triển KCN qua các năm 2006, 2007, 2008 9
2 Bảng 1.2. Tổng lượng nước thải, thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải 14
3 Bảng1.3. Tiêu chuẩn nước thải đầu vào nhà máy XLNT KCN Biên Hòa 1 15
4 Bảng1.4. Tiêu chuẩn nước thải đầu vào KCN Tân Tạo 16
5 Bảng 1.5. Đặc trưng sản xuất các KCN Đà Nẵng và các vấn đề môi trường 21
6 Bảng 1.6. Bảng giá thuê đất 25
7 Bảng 1.7. Danh sách một số công ty đang hoạt động tại KCN 25
8 Bảng 1.8. Thông số chất lượng nguồn nước mặt hồ Bàu Tràm 27
9 Bảng 1.9. Nhu cầu dùng nước của KCN 29
10 Bảng 3.1. Yêu cầu đầu vào và tiêu chuẩn đầu ra 44
11 Bảng 3.2. Thông số đầu vào và yêu cầu nước thải sau khi xử lý 48
12 Bảng 4.1. Thông số tính toán Cống dẫn nước thải 59
13 Bảng 4.2. Thông số tính toán song chắn rác thô 62
14 Bảng 4.3. Thông số tính toán hố thu gom 63
15 Bảng 4.4. Thông số tính toán máy lọc rác tinh 64
16 Bảng 4.5. Bảng các thông số tính toán bể điều hoà, tách dầu 67
17 Bảng 4.6. Bảng hiệu quả xử lý ở bể điều hoà, tách dầu 67
18 Bảng 4.7. Thông số tính toán hiệu quả khử BOD và SS 69
19 Bảng 4.8. Thông số tính toán bể lắng ứng với 1 mođun bể lắng 71
20 Bảng 4.9. Thông số công suất hòa tan oxy vào nước thải 77
21 Bảng 4.10. Bảng hiệu quả xử lý ở bể Unitank 80
22 Bảng 4.11. Tổng hợp các thông số tính toán công nghệ 84
23 Bảng 5.1. Các thông số tính toán máy nén khí cho bể Unitank 91
24 Bảng 5.2. Các thông số tính toán máy nén khí cho bể điều hòa 92
25 Bảng 5.3. Các thông số của máy bơm nước hố thu gom sang bể điều hòa 95
26 Bảng 5.4. Các thông số tính toán máy bơm nước từ bể điều hòa sang bể lắng 96
27 Bảng 5.5. Các thông số tính toán máy bơm bùn từ bể lắng sang bể nén bùn 99
28 Bảng 5.6. Các thông số tính toán máy bơm bùn bể Unitank sang bể nén bùn 100
29 Bảng 5.7. Các thông số máy bơm bùn từ bể nén bùn sang máy ép băng tải 101
30 Bảng 5.8. Ước tính chi phí xây dựng các hạng mục công trình 101

31 Bảng 5.9. Ước tính chi phí mua thiết bị 103
32 Bảng 5.10. Ước tính chi phí nhân công 103
33 Bảng 5.11. Ước tính chi phí điện và hóa chất 105
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ TN & MT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
BOD : Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy sinh hóa
COD : Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa học
CTR : Chất thải rắn
DO : Dissolved Oxygen – Oxy hòa tan
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551
Trang 3
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN tập trung Hòa Khánh TP. Đà Nẵng - Lâm Mác Sin - Lớp CNMT_K50QN
F/M : Food/ Microorganism – Tỉ số chất nền/ Sinh khối
FDI : Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài
HRT : Hydraulic Retention time – Thời gian lưu thủy lực
KCN : Khu công nghiệp
KCX : Khu chế xuất
KTTĐ : Kinh tế trọng điểm
MLSS : Mixed Liquor Suspended Solids – Chất rắn lơ lửng trong hỗn hợp
nước bùn
MLVSS : Mixed Liquor Volatile Suspended Solids – Chất rắn bay hơi trong hỗn
hợp nước bùn
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
SBR : Sequencing Batch Reactor – Bể Aeroten kết hợp lắng hoạt động gián
đoạn theo mẻ
TSS : Total Suspended Solids – Tổng chất rắn lơ lửng
VSV : Vi sinh vật
XLNT : Xử lý nước thải
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551

Trang 4
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN tập trung Hòa Khánh TP. Đà Nẵng - Lâm Mác Sin - Lớp CNMT_K50QN
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG CẢ
NƯỚC VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN
I.1. Sự hình thành và phát triển KCN ở nước ta [1]
I.1.1. Sự hình thành và phát triển KCN
Sự ra đời của các KCN gắn liền với đường lối đổi mới, chính sách mở cửa của
Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986. Thời gian qua, thực hiện chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong tiến trình
CNH-HĐH đất nước, mỗi KCN đều là đầu mối quan trọng trong thu hút vốn đầu tư,
đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài. Việc hình thành các KCN đã tạo động lực lớn cho
phát triển công nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương, tạo công
ăn việc làm cho người lao động. KCN còn góp phần thúc đẩy sự hình thành khu đô thị
mới, các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ.
Tính đến tháng 10 năm 2009, toàn quốc đã có 223 KCN được thành lập theo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, 171 KCN đã đi vào hoạt động, với
tổng diện tích đất 57.264 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng 46%.
Giai đoạn 2006 - 2015, theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt, sẽ ưu tiên thành lập mới 115 KCN với tổng diện tích khoảng 26.400 ha và mở
rộng diện tích 27 KCN, nâng tổng diện tích KCN lên khoảng 70.000 ha, phấn đấu tỷ lệ
lấp đầy trung bình đạt khoảng 60%. Theo đó, chỉ trong 3 năm 2006, 2007, 2008, toàn
quốc đã thành lập mới được 74 KCN với tổng diện tích khoảng 20.500 ha và mở rộng
diện tích của 14 KCN.
Các KCN đã có nhiều đóng góp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu và phát
triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống người dân.
Riêng năm 2008, các KCN đã tạo giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 33 tỷ USD
(chiếm 38% GDP cả nước), giá trị xuất khẩu đạt trên 16 tỷ USD (chiếm gần 26% tổng
giá trị xuất khẩu cả nước), nộp ngân sách khoảng 2,6 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho
gần 1,2 triệu lao động.

Phát triển các KCN với mục tiêu tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, sử
dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng, tập trung các nguồn phát thải ô nhiễm vào các
khu vực nhất định, nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả quản lý nguồn thải và bảo vệ
môi trường. Tuy nhiên, quá trình phát triển KCN đã bộc lộ một số khiếm khuyết trong
việc xử lý chất thải và đảm bảo chất lượng môi trường. Trong thời gian tới, việc phát
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551
Trang 5
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN tập trung Hòa Khánh TP. Đà Nẵng - Lâm Mác Sin - Lớp CNMT_K50QN
triển các KCN sẽ làm gia tăng lượng thải và các chất gây ô nhiễm môi trường, nếu
không tăng cường công tác quản lý môi trường thì sẽ ảnh hưởng tới sự tăng trưởng bền
vững của đất nước.
Bảng 1.1. Tình hình phát triển KCN qua các năm 2006, 2007, 2008
Nội dung
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Tổng số KCN toàn quốc
139 179 223
Số KCN thành lập mới
8 40 44
Số KCN xin mở rộng diện tích
3 12 8
Tổng diện tích KCN thành lập mới (ha)
2.607 11.016 18.486
Tỷ lệ lấp đầy KCN trung bình (%)
54,5 50 46
Giá trị sản xuất kinh doanh/1ha diện tích đất cho

thuê (triệu USD)
* 1,5
1,68
Giá trị sản xuất công nghiệp KCN (tỷ USD)
16,8 22,4 28,9
Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp KCN(tỷ USD)
8,3 10,8 14,5
Tỷ lệ so với tổng giá trị xuất khẩu cả nước (%)
21 22 24,7
Nộp ngân sách (tỷ USD)
0,88 1,1 1,3
(*:Không có số liệu)
Hình 1.1. Tình hình phát triển KCN thời gian qua. [1]
I.1.2. Sự phân bố các KCN trong nước [1]
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551
Trang 6
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN tập trung Hòa Khánh TP. Đà Nẵng - Lâm Mác Sin - Lớp CNMT_K50QN
Số liệu về số lượng KCN thành lập mới và mở rộng năm 2008 cũng như những
năm trước cho thấy, mặc dù sự phân bố KCN đã được điều chỉnh theo hướng tạo điều
kiện cho một số địa bàn đặc biệt khó khăn ở Trung du miền núi phía Bắc (Yên Bái,
Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Kạn ), Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon
Tum, Lâm Đồng), Tây Nam Bộ (Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng ) nhằm phát triển
công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, song các KCN vẫn tập trung ở 23 tỉnh,
thành phố thuộc 4 vùng KTTĐ (vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng KTTĐ miền Trung, vùng
KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ vùng ĐBSCL).
Đến cuối tháng 12/2008, với 167 KCN, tổng diện tích đất tự nhiên đạt 46.825
ha, các KCN thuộc 4 vùng KTTĐ chiếm tới 74,9 % tổng số KCN và 81,8 % tổng diện
tích đất tự nhiên các KCN cả. Đồng Nai và Bình Dương là những địa phương có số
lượng KCN lớn nhất trong cả nước.
Hình 1.2. Số lượng và diện tích KCN theo vùng kinh tế tính đến hết tháng 12/2008.

Vấn đề khó khăn trong quy hoạch phân bố các cụm, KCN hiện nay chủ yếu vẫn
nằm trong khâu đất đai, đền bù, suy thoái kinh tế, cơ cấu ngành nghề, việc chuyển đổi
vị trí của một số cụm nằm gần các hồ cung cấp nước sinh hoạt, mạch nước ngầm, vùng
gần khu dân. Theo ban quản lý các KCN, KCX, đầu tư vào các KCN giảm nguyên
nhân chính là do các KCN không có sẵn đất để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư do
thiếu quỹ đất, mặc dù khách hàng không nhiều, trong khi quỹ đất còn nhiều nhưng lại
không khai thác được do giá đền bù giải tỏa tăng mạnh, giá san lấp mặt bằng lớn.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551
Trang 7
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN tập trung Hòa Khánh TP. Đà Nẵng - Lâm Mác Sin - Lớp CNMT_K50QN
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551
Trang 8
Hình 1.3. Bản đồ các khu công nghiệp trong cả nước.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN tập trung Hòa Khánh TP. Đà Nẵng - Lâm Mác Sin - Lớp CNMT_K50QN
I.1.3. Xu thế phát triển của các KCN [1]
- Kế hoạch đến năm 2010
+ Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản lấp đầy các KCN đã được thành lập
trước năm 2006, thành lập mới một cách có chọn lọc các KCN với diện tích tăng thêm,
nâng tổng diện tích các KCN đến năm 2010 lên khoảng 45.000 - 50.000 ha.
+ Đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng các KCN, đặc
biệt là các công trình xử lý nước thải và đảm bảo diện tích trồng cây xanh trong các
KCN theo quy hoạch xây dựng nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Kế hoạch đến năm 2015
+ Đầu tư đồng bộ để hoàn thiện các KCN hiện có, thành lập mới một cách
có chọn lọc các KCN với tổng diện tích tăng thêm khoảng 20.000 - 25.000 ha. Phấn
đấu đạt tỷ lệ lấp đầy các KCN bình quân trên toàn quốc khoảng trên 60%.
+ Xây dựng các công trình xử lý chất thải công nghiệp tập trung quy mô
lớn ở những khu vực tập trung các KCN tại các vùng kinh té trọng điểm.
+ Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào các
KCN, phấn đấu thu hút thêm khoảng 6.500 - 6.800 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký

khoảng trên 36 - 39 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện khoảng 50%.
- Định hướng đến năm 2020
+ Quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý diện tích đất dự trữ cho.
Hoàn thiện về cơ bản mạng lưới KCN trên toàn lãnh thổ với tổng diện tích các KCN
đạt khoảng 80.000 ha vào năm 2020.
+ Quản lý, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các KCN đã được thành
lập theo hướng đồng bộ hóa.
Hình 1.4. So sánh giá trị đã đạt được và các chỉ tiêu phát triển KCN đến năm 2015
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551
Trang 9
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN tập trung Hòa Khánh TP. Đà Nẵng - Lâm Mác Sin - Lớp CNMT_K50QN
I.1.4. Vốn đầu tư [1]
KCN hiện nay là đầu mối quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trong nước
và FDI.
Để thu hút FDI vào các KCN việc cải thiện các KCN chỉ là điều kiện cần,
nhưng chưa đủ . Điều kiện nền tảng nhất là nhà nước cần có chính sách thu hút đầu tư
như giảm giá đầu vào nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá
thuê đất chi phí lưu thông hàng hóa, mà hiện nay Việt Nam cao hơn hẳn các nước trong
khu vực, chính sách thuế thu nhập của người nước ngoài (Việt Nam cao nhất tại khu
vực ASEAN). Ngoài ra các KCN phải cơ cấu ngành nghề, đầu tư chiều sâu cần quảng
bá điểm khác biệt của KCN mình, phát huy ‘‘giá trị cộng thêm” của mình để thu hút
đầu tư các nước trong khu vực, chính sách thuế thu nhập của người nước ngoài (Việt
Nam cao nhất tại khu vực ASEAN)
Với các doanh nghiệp trong nước mối lo ngại đầu tiên đó là vốn, muốn phát huy
nguồn nội lực này nhà nước cần có những chính cách ưu đãi về vốn, lãi suất.
I.2. Hiện trạng nước thải và xử lý nước thải ở các KCN [1]
I.2.1. Các dạng ô nhiễm chính [1]
- Nước thải: Nước thải từ các KCN có thành phần đa dạng, chủ yếu là các chất
lơ lửng, chất hữu cơ, dầu mỡ và một số kim loại nặng. Khoảng 70% trong số hơn 1
triệu m3 nước thải/ngày từ các KCN được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua

xử lý đã gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt. Chất lượng nước mặt tại những vùng
chịu tác động của nguồn thải từ các KCN đã suy thoái, đặc biệt tại các lưu vực sông:
Đồng Nai, Cầu và Nhuệ - Đáy.
. - Khí thải: Ô nhiễm không khí ở các KCN mang tính cục bộVấn đề ô nhiễm
không khí tại các KCN chủ yếu là ô nhiễm bụi, một số KCN có xuất hiện ô nhiễm CO,
SO
2
và NO
2
.
- Chất thải rắn: Lượng CTR từ các KCN có chiều hướng gia tăng, tập trung
nhiều nhất tại các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ và vùng KTTĐ phía Nam. Hiện nay vấn
đề thu gom, vận chuyển và tái chế, tái sử dụng CTR tại các KCN còn nhiều bất cập
I.2.2. Đặc trưng nước thải KCN [1]
Sự gia tăng nước thải từ các KCN trong những năm gần đây là rất lớn. Tốc độ
gia tăng này cao hơn nhiều so với sự gia tăng tổng lượng nước thải từ các lĩnh vực
trong toàn quốc.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551
Trang 10
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN tập trung Hòa Khánh TP. Đà Nẵng - Lâm Mác Sin - Lớp CNMT_K50QN
Bảng 1.2. Tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ
các KCN thuộc các tỉnh của 4 vùng KTTĐ năm 2009 [1]
TT Khu vực
Lượng
nước thải
(m
3
/ngày)
Tổng lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)
TSS BOD COD Tổng N Tổng P

A. Vùng KTTĐ Bắc Bộ 155.055 34.112 21.243 49.463 8.993 12.404
1 Hà Nội 36.577 8.047 5.011 11.668 2.122 2.926
2 Hải Phòng 14.026 3.086 1.922 4.474 814 1.122
3 Quảng Ninh 8.050 1.771 1.103 2.568 467 644
4 Hải Dương 23.806 5.237 3.261 7.594 1.381 1.904
5 Hưng Yên 12.350 2.717 1.692 3.940 716 988
6 Vĩnh Phúc 21.300 4.686 2.918 6.795 1.235 1.704
7 Bắc Ninh 38.946 8.568 5.336 12.424 2.259 3.116
B.
Vùng KTTĐ miền
Trung
58.808 12.937 8.057 18.760 3.411 4.705
1 Đà Nẵng 23.792 5.234 3.260 7.590 1.380 1.903
2 Thừa Thiên -Huế 4.200 924 575 1.340 244 336
3 Quảng Nam 13.024 2.865 1.784 4.154 755 1.042
4 Quảng Ngãi 3.950 869 541 1.260 229 316
5 Bình Định 13.842 3.045 1.896 4.416 803 1.107
C. Vùng KTTĐ phía Nam 413.400 90.948 56.66 131.88 23.977 33.072
1 TP Hồ Chí Minh 57.700 12.694 7.905 18.406 3.347 4.616
2 Đồng Nai 179.066 39.395 24.53 57.122 10.386 14.325
3 Bà Rịa-Vũng Tàu 93.550 20.581 12.816 29.842 5.426 7.484
4 Bình Dương 45.900 10.098 6.288 14.642 2.662 3.672
5 Tây Ninh 11.700 2.574 1.603 3.732 679 936
6 Bình Phước 100 22 14 32 6 8
7 Long An 25.384 5.585 3.478 8.098 1.472 2.031
D. Vùng KTTĐ vùng
ĐBSCL
13.700 3.014 1.877 4.370 795 1.096
Cần Thơ 11.300 2.486 1.548 3.605 655 904
Cà Mau 2.400 528 329 766 139 192

Tổng cộng 640.963 141.02 87.812 204.47 37.176 51.277
I.3. Giới thiệu một số dây chuyền công nghệ xử lý nước thải ở các khu công
nghiệp tập trung trong nước [2]
I.3.1. Nhà máy xử lý nước thải tập trung Biên Hòa 1 [2]
I.3.1.1. Giới thiệu và đặc tính nước thải
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551
Trang 11
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN tập trung Hòa Khánh TP. Đà Nẵng - Lâm Mác Sin - Lớp CNMT_K50QN
Nhà máy được xây dựng bởi công ty Glowtech- Singapo với công suất
5000m
3
/ngày đêm, công nghệ và thiết bị tương đối hiện đại, các thiết bị chính nhập
hoàn toàn từ nước ngoài với giá trị đầu tư khoảng 42 tỷ đồng Việt nam
Bảng1.3. Tiêu chuẩn nước thải đầu vào nhà máy XLNT KCN Biên Hòa 1
STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị đầu vào Yêu cầu đầu ra
01 SS
mg/l 185 ≤80
02 pH
- 5-9 6.5-8.5
03 BOD
5
(20
0
C)
mg/l 600 ≤50
04 COD
mg/l 800 ≤80
05 Tổng Phospho
mg/l 25 ≤6
06 Tổng Nitơ

mg/l 60 ≤30
07 Coliform
MPN/100ml 10.000 ≤5000
I.3.1.2. Sơ đồ công nghệ
Hình 1.5. Sơ đồ công nghệ nhà máy XLNT KCN Biên Hòa 1
I.3.1.3. Nhận xét đánh giá ưu nhược điểm
Ưu điểm:
- Là một nhà máy được đầu tư hiện đại, thiết bị chất lượng tốt.
- Xây dựng nhà máy kiểu hợp khối và mang kiểu dáng công nghệ hiện đại.
- Chất lượng nước thải đạt yêu cầu.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551
Trang 12
Nước thải từ KCN
Bể thu gom nước thải
Thiết bị tách rác
Bể thu gom nước thải
Bể điều hòa
Bể Aeroten
Bể lắng đợt 2
Bể khử trùng
Nước sau xử lý đạt các
chỉ tiêu đề ra
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN tập trung Hòa Khánh TP. Đà Nẵng - Lâm Mác Sin - Lớp CNMT_K50QN
- Là một trong số ít các Nhà máy xử lý nước thải tập trung hoạt động hiệu quả và
tương đối ổn định
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư quá lớn : 8.400.000 VNĐ/1 m
3
nước thải
- Chi phí vận hành dao động trong khoảng 4000-5000/1 m

3
nước thải
- Không sử dụng các thiết bị trong nước, khó khăn trong việc thay thế thiết bị.
I.3.2. Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Tân Tạo [2]
I.3.2.1. Giới thiệu và đặc tính nước thải
Nhà máy xử lý nước thải KCN Tân tạo được xây dựng theo hai giai đoạn, giai
đoạn đầu có công suất 4500m
3
/ngày đêm, toàn bộ các công trình xử lý được xây dựng
bằng BTCT. Các thiết bị chính chủ yếu nhập từ Đài Loan với giá trị đầu tư khoảng 16
tỷ đồng Việt nam. Tiêu chuẩn nước thải đầu vào được quy định phải xử lý sơ bộ đạt
tiêu chuẩn loại C, QCVN 24-2009
Bảng1.4. Tiêu chuẩn nước thải đầu vào KCN Tân Tạo
STT Chỉ tiêu Đơn vị
Giá trị đầu
vào
Yêu cầu đầu
ra
1
Tổng chất rắn lơ
lửng
mg/l 400 ≤80
2 pH - 5-9 6.5-8.5
3 BOD

mg/l 500 35
4 COD mg/l 800 ≤50
5 Phospho tổng số mg/l 25 ≤5
6 Tổng Nitơ mg/l 60 ≤60
7 Coliform MPN/100 ml ≥ ≤5000

I.3.2.2. Sơ đồ công nghệ
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551
Trang 13
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN tập trung Hòa Khánh TP. Đà Nẵng - Lâm Mác Sin - Lớp CNMT_K50QN
I.3.2.3. Nhận xét đánh giá ưu nhược điểm
Ưu điểm:
-Xây đựng nhà máy kiểu hợp khối, kiến trúc hiện đại.
-Chi phí đầu tư trung bình 2.700.000 VNĐ/ m
3
- Công nghệ sử dụng là công nghệ tiên tiến kết hợp giưa xử lý Aeroten và SBR
-Giảm diện tích quy mô của nhà máy
-Việc vận hành tương đối ổn định và dễ dàng
Nhược điểm:
-Thiết bị nhập khẩu chủ yếu của Đài Loan nên vấn đề thay thế sửa chữa bảo
dưỡng còn gặp khó khăn
-Yêu cầu cao đối với người vận hành
Nhận xét chung
Trên đây là một vài KCN có trạm xử lý nước thải điển hình, sự khác biệt giữa
các trạm xử lý trên là hiệu quả xử lý, mức đầu tư, tùy theo thời điểm xây dựng KCN
mà giá thành sẽ khác nhau dẫn đến mức thu phí sẽ khác nhau. Hầu hết các KCN hiện
nay đã và đang xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung sử dụng các công nghệ xử
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551
Trang 14
Hình 1.6.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN tập trung Hòa Khánh TP. Đà Nẵng - Lâm Mác Sin - Lớp CNMT_K50QN
lý bằng phương pháp hiếu khí truyền thống, các thiết bị lắp đặt có thể dạng thiết bị
khuấy trộn bề mặt, thổi khí kéo dài hay dạng Ejector. Một số trạm có xây thêm hệ
thống xử lý sự cố đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Tuy nhiên việc vận hành
của các trạm xử lý tập trung này phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của các nhà máy nằm
trong KCN và ý thức bảo vệ môi trường của họ đồng thời các KCN tiến hành lắp đặt

các thiết bị để kiểm soát được ô nhiễm từ các nhà máy thải ra để có thể áp dụng được
những mức thu phí, xử phạt phù hợp hay đưa ra những quyết định bắt buộc các nhà
máy xử lý sơ bộ trước khi xả thải vào hệ thống xử lý chung.
I.4. Giới thiệu về các KCN của Đà Nẵng, hiện trạng sản xuất và môi trường
KCN tập trung Hòa Khánh [3]
I.4.1. Giới thiệu về các KCN tập trung của TP. Đà Nẵng.
I.4.1.1. Một vài nét về Đà Nẵng.
Hình 1.7. Cầu Sông Hàn biểu tượng cho TP Đà Nẵng
Đà nẵng nằm ở vị trí 15
0
55’ 20” đến 16
0
14’ 10” vĩ tuyến Bắc và 107
0
18’ 30”
đến 108
0
20’ 00” kinh tuyến Đông, là thành phố nằm ở trung độ của cả nước, là đầu
mối giao thông nối vùng Châu Á - Thái Bình Dương và Thế giới. Từ Đà Nẵng đến thủ
đô Hà Nội 765km về phía Bắc và Thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551
Trang 15
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN tập trung Hòa Khánh TP. Đà Nẵng - Lâm Mác Sin - Lớp CNMT_K50QN
Thành phố Đà Nẵng giáp biển Đông với hệ thống Cảng biển Tiên Sa, Sông Hàn,
Liên Chiểu nên Đà Nẵng được coi như một thành phố Cảng biển, có những khu du lịch
và nghỉ mát nổi tiếng tại Miền Trung, Đà Nẵng còn là trung điểm của 3 di sản văn hoá
thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn.
 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng [3]
- Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị hiện đại, văn minh có môi trường
văn hoá - xã hội lành mạnh

- Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tăng tỷ trọng phát triển công nghiệp hướng mạnh vào công nghiệp chế biến, công
nghiệp hàng tiêu dùng phục vụ cho xuất khẩu.
- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái nhằm đảm bảo sự phát
triển bền vững của thành phố, bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho
nhân dân.
- Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội. Tạo nhiều việc làm cho
người lao động, nâng cao trình độ dân trí.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế; đa dạng hoá các loại
hình sản xuất kinh doanh; phát huy nội lực, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi thông
thoáng, để thu hút vốn và công nghệ mới từ bên ngoài, tăng cường giao lưu kinh tế với
các địa phương trong nước và quốc tế.
- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển;
nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, tham mưu chính sách, đội ngũ cán bộ
quản lý doanh nghiệp và công nhân kỹ thuật; có chính sách phát triển sử dụng nhân tài.
Coi trọng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới
- Phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn kết với nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng,
giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
I.4.1.2. Tổng quan về các KCN trên địa bàn thành phố. [3]
Thành phố Đà Nẵng hiện nay có 06 KCN tập trung, tổng diện tích là 1.451 ha,
bao gồm:
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551
Trang 16
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN tập trung Hòa Khánh TP. Đà Nẵng - Lâm Mác Sin - Lớp CNMT_K50QN
Hình 1.8. Vị trí các KCN trên địa bàn thành phố.
- KCN Hòa Khánh, nằm trên địa bàn quận Liên Chiểu, diện tích 423,5 ha.
- KCN Hòa Khánh mở rộng, diện tích 326,52 ha.
- KCN Liên Chiểu, năm trên địa bàn quận Liên Chiểu, diện tích 307,7 ha.
- KCN Hòa Cầm, nằm trên địa bàn quận Cẩm Lệ, diện tích 266 ha (gồm 2 giai
đoạn: giai đoạn 1 có 137 ha, giai đoạn 2 có 89 ha).

- KCN dịch vụ thủy sản Đà Nẵng (dịch vụ thủy sản Thọ Quang), nằm trên địa bàn
quận Sơn Trà, có diện tích 77,3 ha.
- KCN Đà Nẵng, nằm trên địa bàn quận Sơn Trà, có diện tích 50 ha
I.4.1.3. Tình hình hoạt động của các KCN trên địa bàn TP. Đà Nẵng [3]
a. Đặc trưng sản xuất của các KCN Đà Nẵng
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551
Trang 17
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN tập trung Hòa Khánh TP. Đà Nẵng - Lâm Mác Sin - Lớp CNMT_K50QN
Bảng 1.5. Đặc trưng sản xuất của các KCN Đà Nẵng và các vấn đề môi trường [1]
Tên
KCN
Đặc trưng sản xuất
Vấn đề môi trường
không khí
Vấn đề môi trường
nước
Hòa
Khánh
Thực phẩm, vật liệu
xây dựng, giấy, cơ
khí cán thép ,
Ô nhiễm khí thải, bụi
kim loại chủ yếu do các
cơ sở sản xuất thuộc
ngành cơ khí - cán
thép (có đến 20 cơ sở),
vật liệu xây dựng, chế
biến cao su, nhựa gây ra.
Lượng nước thải thu
gom được khoảng

1/5, 4/5 còn lại do
doanh nghiệp tự xử lý
và chưa đạt yêu cầu.
Hệ thống xử lý nước
thải 5.000 m
3
/ngày
Đà
Nẵng
Dệt kim, may mặc,
giày da, sản xuất/lắp
ráp thiết bị điện, điện
tử, nhựa/bao bì thực
phẩm, in ấn.
Chủ yếu là khí thải lò
hơi, hơi dung môi của
Công ty HữuNghị và
Công ty TNHH Sinaran.
Nước thải chủ yếu là
nước thải sinh hoạt,
hàm lượng ô nhiễm
thấp.
Hệ thống XLNT
250m
3
/ngày
Liên
Chiểu
Sản xuất sắt thép, mạ,
vật liệu xây dựng, chế

biến thủy sản, hóa
chất,
Ô nhiễm do bụi, hơi kim
loại và khí thải vẫn chưa
được khắc phục tại các
cơ sở sản xuất ximăng
Lưu lượng thải thấp
nhưng thải lượng các
chất ô nhiễm trong
nước thải cao; Chưa
có hệ thống xử lý
nước
thải
Hòa
Cầm
Sản xuất vật liệu xây
dựng, cơ khí, điện tử,
văn phòng phẩm, chế
biến gỗ, may mặc,
Hơi axit từ dây chuyền
mạ kim loại, hơi dung
môi, bụi sơn từ công
đoạn sơn, khí độc từ dây
chuyền sản xuất nhựa,
Khí thải phát sinh trong
quá trình đốt nhiên liệu:
SOx, NOx, CO, CxHy,
Nước thải bị ô nhiễm
do kim loại nặng;
Chưa có hệ thống xử

lý nướcthải
b. Thu hút đầu tư
Tính đến 31/12/2009, với 6 KCN đang hoạt động đã có 260 doanh nghiệp được
cấp phép với tổng vốn đầu tư trên 4.103 tỷ đồng và 473 triệu USD. Các ngành nghề
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551
Trang 18
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN tập trung Hòa Khánh TP. Đà Nẵng - Lâm Mác Sin - Lớp CNMT_K50QN
chủ yếu trong các KCN là cơ khí, dệt – may, điện - điện tử, thực phẩm, hàng mỹ nghệ,
bao bì, nhựa, gỗ, dược phẩm, hóa chất, giày dép.
c. Một số giải pháp đối với các KCN trên địa bàn TP Đà Nẵng
- Cần có chính sách hỗ trợ, phối hợp giữa các bộ, ngành, chính quyền địa phương
thực hiện các chế tài khi các chủ đầu tư phát triển hạ tầng không thực hiện đúng tiến độ
về đầu tư và yêu cầu về quản lý nhà nước.
- Cần có chính sách cho vay vốn tín dụng, thương mại có hỗ trợ lãi suất với thời
gian trả nợ dài hơn cho đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật KCN, KCX.
- Cần phối hợp trong công tác xúc tiến đầu tư giữa các bộ, ngành trung ương với
chính quyền địa phương và chủ đầu tư phát triển hạ tầng KCN, KCX.
- Cần sớm hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý KCN, KCX theo hướng cải
cách hành chính “một cửa”, “một đầu mối” quản lý.
I.4.2. Giới thiệu chung về KCN Hoà Khánh.
I.4.2.1. Quá trình hình thành và phát triển .
- KCN Hòa Khánh được thành lập theo Quyết định số 3698/QĐ-UB ngày
12/12/1996 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng (cũ), thuộc
phường Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, với tổng diện tích ban đầu là 423,5ha do công ty
Phát triển và Khai thác hạ tầng KCN Đà Nẵng (Daizico) trực thuộc BQL các KCN và
Chế xuất Đà Nẵng thực hiện.
- Nằm trên hướng phát triển của thành phố mới Tây Bắc, là cực Bắc của chuỗi
công nghiệp Liên Chiểu- Hoà Khánh- Dung Quất.
- Thuận tiện giao thông: tiếp giáp quốc lộ 1A cách sân bay quốc tế Đà Nẵng
10km, cảng biển Tiên Sa 20km, cảng Sông Hàn 13km, cảng biển Liên Chiểu 5km.

- Ranh giới KCN Hoà Khánh:
+ Phía Bắc : giáp với khu dân cư, vùng đất nông nghiệp.
+ Phía Nam : giáp với khu dân cư.
+ Phía Đông : giáp với Quốc lộ 1A.
+ Phía Tây : giáp với chân núi Phước Tường.
I.4.2.2. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn- địa chất công trình
a. Khí hậu
Khí hậu của Hoà Khánh và các vùng phụ cận thuộc Đà Nẵng chịu ảnh hưởng
chung của khí hậu khu vực, hình thành hai mùa rõ rệt:
- Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau, mực nước các dòng sông xuống
thấp, thường gây hạn hán, nóng và dễ gây hoả hoạn.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551
Trang 19
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN tập trung Hòa Khánh TP. Đà Nẵng - Lâm Mác Sin - Lớp CNMT_K50QN
- Mùa mưa: từ tháng 9 đến tháng 12, bão thường là cấp 9, cấp 10 kèm theo mưa
kéo dài và gây lụt lội.
b. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán các chất ô nhiễm
trong khí quyển. Ngoài ra, nhiệt độ không khí còn làm thay đổi quá trình bay hơi các
chất ô nhiễm trong không khí và các chất gây mùi hôi khác. Theo quan trắc của đài khí
tượng, Đà Nẵng ở toạ độ 16
0
03 vĩ Bắc với thời gian quan trắc liên tục 50 năm, nhiệt độ
không khí tại khu vực thành phố Đà Nẵng có đặc điểm sau:
- Nhiệt độ trung bình trong năm : 25,7
0
C.
- Nhiệt độ cao nhất trong năm : 40,90C.
- Nhiệt độ thấp nhất trong năm : 10,20C.
c. Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá các chất ô nhiễm
trong không khí và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân. Độ ẩm
và nhiệt độ càng cao thì quá trình tự thanh lọc các chất ô nhiễm không khí càng lớn.
Theo quan trắc của đài khí tượng, tại Đà Nẵng:
- Độ ẩm không khí trung bình năm : 82%.
- Độ ẩm không khí cao nhất trong năm : 85,8%.
- Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm : 75,2%.
d. Mưa và bốc hơi
Mưa có tác dụng làm thanh lọc các chất ô nhiễm không khí và pha loãng nồng
độ các chất ô nhiễm trong nước. Mưa cũng làm cuốn trôi các chất bề mặt và ảnh hưởng
quá trình sản xuất của các nhà máy. Lượng mưa trung bình nhiều năm tại trạm Đà
Nẵng trung bình khoảng 2066mm.
e. Gió và tần suất gió
Gió có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát tán các chất ô nhiễm không khí, tốc
độ gió càng nhỏ thì mức độ ô nhiễm xung quanh nguồn gây ô nhiễm càng lớn. Theo
quan trắc của đài khí tượng, tại Đà Nẵng:
- Hướng gió thịnh hành mùa hè: gió Đông (tháng 4 đến tháng 9).
- Tốc độ gió trung bình: 3,3m/s đến 4m/s.
- Hướng gió thịnh hành mùa đông: gió Nam và Tây Nam(tháng 103)
- Tốc độ gió mạnh nhất: 15 đến 25m/s.
- Trong một số trường hợp có bão, tốc độ gió tới 40m/s. Bão thường kèm theo
mưa to kéo dài gây ngập lụt.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551
Trang 20
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN tập trung Hòa Khánh TP. Đà Nẵng - Lâm Mác Sin - Lớp CNMT_K50QN
f. Đặc điểm thuỷ văn khu vực
Bàu Tràm là hồ chứa nước nằm trong khuôn viên KCN Hoà Khánh, có diện tích
khoảng 61ha, mực nước tại hồ có độ sâu trung bình 1m nước, độ sâu tối đa 1,8 m. Bàu
Tràm sử dụng chủ yếu để nuôi trồng thuỷ sản và một phần tưới tiêu, lượng nước ở đây
khoảng 1 triệu m

3
, là nguồn tiếp nhận nước mưa và một phần nước thải rò rỉ từ KCN
Hoà Khánh. Hiện nay nước ở đây đã có dấu hiệu ô nhiễm nhất là vào mùa khô. Ngoài
ra giáp phía Tây Bắc là hồ nhỏ nằm giữa KCN Hoà Khánh -Thanh Vinh. Nước tại Bàu
Tràm chảy ra kênh nhỏ dọc theo vùng đất nông nghiệp đến sông Cu Đê rồi chảy ra
biển.
g. Đặc điểm địa hình, địa chất
Địa hình: KCN là khu đất có địa hình tương đối cao, cốt tự nhiên từ 3,5 đến 8,5,
KCN tương đối bằng phẳng chủ yếu là vùng đất cát.
Địa chất: Cát trắng là thành phần chiếm đa số trong thành phần đất của KCN.
Thành phần cơ giới của đất khu vực này là cát tơi, rời rạc, hạt thô, thường khô, ít nước
và có độ phì thấp.
I.4.3. Tình hình hoạt động của các công ty trong KCN Hòa Khánh
I.4.3.1. Đặc điểm hoạt động của KCN
Hiện nay, trong KCN đã có hơn 100 đơn vị đang hoạt động (chiếm khoảng 210
ha) các dự án khác cũng đang xin phép BQL cấp giấy để hoạt động vì đang kiểm tra
các vấn đề môi trường, hệ thống xử lý sơ bộ của nhà máy.
KCN Hoà Khánh là KCN tập trung để xây dựng các xí nghiệp sạch, không gây
ô nhiễm môi trường, thuộc ngành công nghiệp nhẹ như cơ khí, lắp ráp, chế biến nông
lâm sản, vật liệu xây dựng cao cấp, may mặc, điện tử, sản phẩm sau hoá dầu như bao
bì, nhựa…với nhiều quy mô khác nhau.
I.4.3.2. Các ngành ưu tiên kêu gọi đầu tư vào KCN Hoà Khánh:
- Cơ khí, lắp ráp, điện tử, may mặc chế biến nông lâm hải sản.
- Sản phẩm sau hoá dầu như bao bì, nhựa.
- Vật liệu xây dựng cao cấp với nhiều quy mô khác nhau
I.4.3.3. Giá thuê đất đối với các dự án đầu tư mới [3]
Bảng 1.6. Bảng giá thuê đất
Phương thức trả Giá (usd/m
2
/năm)

Trả từng năm một 0.60
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551
Trang 21
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN tập trung Hòa Khánh TP. Đà Nẵng - Lâm Mác Sin - Lớp CNMT_K50QN
Trả 5 năm một lần 0.57
Trả 10 năm một lần 0.55
Trả 20 năm một lần 0.50
Trả 30 năm một lần 0.45
Trả một lần cho toàn bộ thời
hạn thuê đất ( trên 40 năm )
0.40
I.4.3.4. Quy hoạch và sử dụng đất
Hình 1.9. Quy hoạch và sử dụng đất KCN Hòa Khánh.
I.4.3.5. Danh sách một số công ty đang hoạt động tại KCN [3]
Bảng 1.7. Danh sách một số công ty đang hoạt động tại KCN
STT Tên công ty Sản phẩm
1
Cty Thủy tinh Vinasin Miền Trung Sản phẩm thủy tinh
2
Công ty TNHH Keyhinge Toys VN Đồ chơi nhựa
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551
Trang 22
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN tập trung Hòa Khánh TP. Đà Nẵng - Lâm Mác Sin - Lớp CNMT_K50QN
3
Công ty TNHH VBL Đà Nẵng Sản xuất bia
4
Công ty TNHH Weixern Sin VN sản xuất và ứng dụng nhũ tương
5
Công ty Khoáng sản Transcend VN Cát thủy tinh
6

Công ty Vifont Acecook Nước mắm các loại
7
Xí nghiệp sản xuất nhựa đường Nhựa đường
8
Công ty TNHH VN Knitwear Hàng dệt kim
9
Công ty TNHH Daeryang Việt Nam Phụ tùng ô tô xe máy
10
Công ty TNHH Matrix Đà Nẵng Đồ chơi, dụng cụ thể thao
11
Công ty TNHH Lâm sản Việt Lang Sản xuất nội thất
12
Công ty TNHH Điện Tử Việt Hoa Sản phẩm, thiết bị điện tử
13
Công ty VLXD Đông Nguyên Vật liệu xây dựng
14
Công ty TNHH Giấy Vĩnh Nghiệp Sản xuất giấy các loại
15
Công ty TNHH Việt-Nhật Hóa chất xử lý bề mặt kim loại
16
Công ty TNHH Lafien Vi Na Tư vấn thiết kế xây dựng
17
Cty TNHH Daewon-Đà Nẵng May mặc xuất khẩu
18
Công ty Mabuchi Motor Đà Nẵng Động cơ, thiết bị và phụ tùng
29
Công ty TNHH Les Gant VN Sản xuất thiết bị điện tử
20
Công ty Daiwa Việt Nam Dụng cụ câu cá thể thao
21

C.ty TNHH Danang Steel Center Thép, kim loại
22
Công ty TNHH A Zet Việt Nam CNTT, viễn thông, truyền thông
23
Cty LD LS Kim Khánh Nguyên Lâm sản
24
Công ty TNHH Ronhave Funiture Đồ gỗ, trang trí nội thất
25
Công ty TNHH Điện máy Việt Hồng Sản phẩm điện tử, điện lạnh
26
Công ty Liên Doanh Tanda Ô tô và các phụ tùng
27
Công ty TNHH FNT Việt Nam Sản phẩm điện tử
28
Công ty TKR Việt Nam Linh kiện điện tử
I.4.3.6. Phân khu chức năng
-Khu vực để xây dựng nhà máy, kho tàng với diện tích 249,5 ha gồm:
+ Khu phía Nam bố trí các nhà máy may mặc, điện, điện tử.
+ Khu phía Tây bố trí các nhà máy cơ khí, vật liệu xây dựng, kho tàng.
+ Khu phía Tây Bắc bố trí các nhà máy hóa chất.
+ Khu phía Đông bố trí các nhà máy bao bì, nhựa và chế biến nông lâm hải sản
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551
Trang 23
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN tập trung Hòa Khánh TP. Đà Nẵng - Lâm Mác Sin - Lớp CNMT_K50QN
- Đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật với diện tích 61,5 ha.
- Đất công cộng, dịch vụ với diện tích 44 ha gồm:
- Đất dành để xây dựng khối quản lý điều hành KCN với diện tích là 19,5 ha;
- Đất xây dựng các công trình dịch vụ: Trung tâm đào tạo và chuyển giao công
nghệ, trưng bày quảng cáo sản phẩm công nghiệp, dịch vụ khách sạn y tế- thể dục thể
thao, dịch vụ giải trí khác

- Đất cây xanh, mặt nước chiếm diện tích 68,5 ha toàn KCN trong đó đất cây
xanh có diện tích là 30 ha
I.4.4. Hiện trạng môi trường tự nhiên KCN
I.4.4.1. Tài nguyên nước mặt
Hiện tại Bàu Tràm nơi tập trung nước tiếp nhận nguồn nước mưa cùng với
lượng lớn nước thải sản xuất từ các nhà máy nên hồ ngày có hiện tượng ô nhiễm nặng.
KCN Hòa Khánh và vùng dân cư lân cận sử dụng nguồn nước ngầm nông tại chổ vì
vậy trong mùa khô hồ có hiện tượng khô cạn nước làm cho hồ càng ô nhiễm hơn.
Theo số liệu khảo sát của Ban quản lý KCN Hòa Khánh được trình bày trong
bảng sau đã cho thấy nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm
Bảng 1.8. Thông số chất lượng nguồn nước mặt hồ Bàu Tràm
STT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp Đơn vị Giá trị
1 Màu Quan sát Đen
2 Mùi Cảm quan Hôi nhẹ
3 Nhiệt độ Nhiệt kế 0C 26,2
4 pH Máy đo nhanh 7,6
5 SS Trọng lượng mg/l 350
6 BOD
5
Ủ sau 5 ngày mg/l 350
7 COD Phương pháp Kubel mg/l 385
I.4.4.2. Tài nguyên nước ngầm
Nước ngầm ở KCN Hoà Khánh có trữ lượng lớn. Nguồn nước ngầm rất cần
thiết cho hoạt đông của các công ty cũng như khu vực dân cư ở đây. Hiện tại nguồn
nước ngầm này đang được khai thác cho sinh hoạt của dân cư trong khu vực, và nhiều
nhà máy đang sử dụng nước ngầm cho mục đích sản xuất. Tuy nhiên nguồn nước ngầm
ở khu vực này có dấu hiệu ô nhiễm sắt vì vậy cần phải xử lý triệt để trước khi sử dụng
và hạn chế khai thác quá mức nguồn nước ngầm làm cho nguồn nước ngầm tại đây bị
mặn xâm nhập.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551

Trang 24
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải KCN tập trung Hòa Khánh TP. Đà Nẵng - Lâm Mác Sin - Lớp CNMT_K50QN
I.4.4.3. Tài nguyên sinh vật
Do đặc điểm của vùng cát trắng nêu trên nên các giống loài sinh vật tự nhiên ít
có điều kiện sinh tồn và phát triển trong khu vực công nghiệp này. Thực vật trên cạn
chủ yếu là một số loài cây trồng như bạch đàn, phi lao, một số ít cây ăn quả, cỏ dại với
một số lượng không lớn và phân bố không đều. Trong KCN nhân dân có trồng lúa và
hoa màu ở các mảnh ruộng cạnh bàu Tràm.
Thực vật thuỷ sinh sống chủ yếu ở bàu Tràm chiếm đa số về sinh vật lượng là
các tảo đơn bào và đa bào. Ngoài một số loài cá địa phương có sẵn, trong bàu còn có
thêm một số loại cá nuôi như: mè, trê, gáy
I.4.5. Cơ sở hạ tầng
1.4.5.1. Hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc
- Nguồn điện: Phụ tải điện được tính toán là 145 MW. Nguồn điện sẽ được lấy từ
trạm 200KV/110KV Hòa Khánh, gồm 2 máy biến áp chính, mỗi máy 125MVA.
(Nguồn điện lấy từ trạm 500KV/220KV Cầu Đỏ).
- Lưới điện: Gồm mạng lưới điện 110KV và 220KV.
- Thông tin liên lạc: Uớc tính 5.000 số, đợt đầu dự kiến lắp đặt 1.000 số.
Địa điểm lắp đặt tổng đài tại trung tâm điều hành KCN.
Chủ đầu tư: Ngành bưu điện.
1.4.5.2. Hệ thống cấp nước
a. Nhu cầu dùng nước
Nhu cầu dùng nước của KCN:
Q
KCN
= q.W
Với: q : là tiêu chuẩn dùng nước cho một ha đất KCN
W : là diện tích của KCN

Bảng 1.9. Nhu cầu dùng nước của KCN [3]

Năm
Tiêu chuẩn dùng cho 1ha
q (m
3
/ha)
Diện tích
W (ha)
Nhu cầu dùng Q
KCN
(m
3
/ngày)
2010 40 127,836 5.113,4
2020 40 207,62 8.304,8
b. Nguồn nước
Khu vực này có các nguồn nước sau:
- Nguồn nước ngầm:
Trong diện tích giới hạn của khu vực, nước ngầm có hai tầng và tương đối sâu.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax: (84.4) 38693551
Trang 25

×