Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam
Lê Thị Phương Minh
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự; Mã số 60 38 40
Người hướng dẫn: TS. Cao Thị Oanh
Năm bảo vệ: 2013
Abstract. Phân tích một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận về Tội
hủy hoại rừng như: khái niệm Tội hủy hoại rừng, các dấu hiệu pháp lý cơ bản trong
cấu thành tội phạm của Tội hủy hoại rừng, phân biệt tội phạm này với các tội phạm
khác có liên quan, đường lối xử lý đối với người phạm Tội hủy hoại rừng. Tìm hiểu
thực tiễn xét xử Tội hủy hoại rừng, đi sâu phân tích những tồn tại xung quanh việc quy
định trên phương diện lý luận Tội hủy hoại rừng. Từ đó đề xuất kiến nghị hoàn thiện
quy định của pháp luật hình sự, xây dựng mô hình lý luận của BLHS về Tội hủy hoại
rừng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng.
Keywords. Tội hủy hoại rừng; Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam; Tội phạm.
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước có diện tích rừng và đất rừng khá lớn, chiếm khoảng 30% diện tích
lãnh thổ. Là nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế lớn nên rừng đã trở thành đối tượng, mục tiêu
khai thác, phá hủy của nhiều cá nhân, tổ chức. Do vậy, khai thác rừng một cách bền vững
cũng như bảo vệ rừng ở Việt Nam trở thành một vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Bảo vệ
rừng và tài nguyên rừng là một yêu cầu không thể trì hoãn đối với không chỉ riêng Việt Nam
mà còn với tất cả các quốc gia trên thế giới nhằm bảo vệ môi trường sống đang bị hủy hoại ở
mức độ báo động với nguyên nhân chủ yếu là do chính hoạt động của con người gây ra.
Công tác bảo vệ rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Trong đó, trách nhiệm
của các cơ quan bảo vệ pháp luật có vai trò rất quan trọng. Nhất là trong giai đoạn hiện nay,
đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, đời sống kinh tế - xã hội có những thay đổi đáng kể,
loại tội phạm môi trường có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển. Mặt trái của nền kinh tế thị
trường là lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, vì đồng tiền, con người sẵn sàng làm bất cứ
việc gì kể cả đó là hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, tình hình tội phạm môi trường nói
chung và tội phạm hủy hoại rừng nói riêng đang diễn ra hết sức phức tạp với tính chất, mức
độ nguy hiểm cao.
Bên cạnh đó, về mặt thực tiễn trong pháp luật hình sự, quy định Tội hủy hoại rừng
còn một số nhược điểm nhất định. Trên thực tế hành vi hủy hoại rừng diễn ra tương đối phổ
biến. Tuy nhiên, số lượng tội phạm này bị đưa ra xét xử chưa nhiều. Quy định pháp luật hình
sự về tội phạm này về cơ bản chưa đảm bảo được hiệu quả cao của cuộc đấu tranh phòng
chống tội phạm về môi trường. Việc áp dụng pháp luật đối với Tội hủy hoại rừng cũng còn
nhiều hạn chế, bất cập: Các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ, thống nhất; chưa có
cơ chế phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; biện pháp áp dụng pháp luật
chưa triệt để, nghiêm minh làm ảnh hưởng đến kết quả thi hành pháp luật đối với tội này trong
giai đoạn hiện nay.
Về mặt lý luận, trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp
hiện nay còn thiếu những công trình nghiên cứu chuyên khảo có tính chất hệ thống, toàn diện,
chuyên sâu và thực tiễn áp dụng pháp luật đối với Tội hủy hoại rừng mà trong đó làm rõ
những vấn đề pháp lý và đưa ra những kiến giải lập pháp khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về công tác này, đưa ra các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy phạm về tội phạm này trong giai đoạn hiện nay
là sự đòi hỏi cấp bách về cả lý luận và thực tiễn. Đây cũng chính là lý do luận chứng để chúng
tôi chọn đề tài "Tội hủy hoại rừng trong Luật hình sự Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ
luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học pháp lý hình sự Việt Nam chưa có một công trình khoa học nào
nghiên cứu một cách cụ thể, khoa học và có hệ thống về Tội hủy hoại rừng dưới góc độ là một
đề tài riêng biệt, tách rời các nhóm tội phạm môi trường. Các công trình đã nghiên cứu chủ
yếu là nghiên cứu chung về tội phạm môi trường. Có thể kể đến các bài viết đăng trên các tạp
chí chuyên ngành như "Nhận thức chung đối với tội phạm về môi trường và một số vấn đề
liên quan", của Trần Lê Hồng, đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4, 2001; "Phòng ngừa,
đấu tranh phòng chống tội phạm môi trường là nhiệm vụ toàn Đảng, toàn dân", của Trần Đại
Quang, đăng trên trang web www.Chinhphu.vn, ngày 03/6/2008; "Một số khó khăn, vướng
mắc khi áp dụng các quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ rừng", của Cao Anh Đức, đăng
trên Tạp chí Kiểm sát, số 22, 2010
Bên cạnh đó, còn có một số công trình khoa học đề cập đến tội phạm về môi trường.
Đó là: Luận án tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng
ở Việt Nam hiện nay, của Hà Công Tuấn, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006:
Luận văn thạc sĩ Luật học:: Trách nhiệm hình sự đối với Tội vi phạm các quy định về khai
thác và bảo vệ rừng và đấu tranh phòng ngừa tội phạm này trên địa bàn tỉnh Gia Lai, của Lê
Văn Hà, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2002; gần đây nhất là Luận án tiến sĩ Luật học: Hoạt
động điều tra tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng của cảnh sát điều
tra tội phạm về trật tự quản lý và chức vụ, của Phạm Đình Xinh, Học viện An ninh nhân dân,
2008.
Ngoài các công trình nghiên cứu trong nước, còn có một số các tổ chức nước ngoài
tiến hành nghiên cứu các đề tài có liên quan như Báo cáo của World Bank vào tháng 8 năm
2006 về "Tăng cường pháp luật rừng và thực trạng quản lý"; hay đề tài "Những vấn đề về
rừng quy định của pháp luật và vấn đề thực thi" của Viện Tài nguyên Washington…
Các công trình này hoặc là chủ yếu nghiên cứu về nhóm tội phạm môi trường nói
chung; hoặc là chỉ nghiên cứu tập trung vào một số loại tội phạm riêng lẻ như: Tội vi phạm
các quy định về quản lý rừng, Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng mà
không có công trình nào nghiên cứu về Tội hủy hoại rừng. Vì vậy, có thể khẳng định rằng,
cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ
thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam.
Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm môi trường đang diễn biến phức tạp
hiện nay, vấn đề này cần được nghiên cứu làm sáng tỏ hơn về mặt lý luận và thực tiễn làm cơ
sở cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật về Tội hủy hoại rừng, đảm bảo thực hiện
nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự Việt Nam, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan
người vô tội.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách cụ thể, có hệ thống về mặt lý luận
những vấn đề cơ bản liên quan đến Tội hủy hoại rừng theo luật hình sự Việt Nam và việc xét
xử tội phạm này trong thực tiễn. Từ đó chỉ ra những vướng mắc và đề xuất các kiến nghị
nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về Tội hủy hoại rừng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu đã trình bày nêu trên, tác giả luận văn đặt ra các
nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu như sau:
Về mặt lý luận: Tìm hiểu các khái niệm, các dấu hiệu pháp lý cơ bản trong cấu thành tội
phạm của Tội hủy hoại rừng, xem xét vấn đề đường lối xử lý đối với người phạm Tội hủy hoại
rừng. Từ đó, làm sáng tỏ bản chất pháp lý và những nội dung cơ bản của tội phạm này theo quy
định luật hình sự Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá việc xét xử trong thực tiễn những
vấn đề liên quan đến Tội hủy hoại rừng, đồng thời phân tích những tồn tại xung quanh việc
quy định trên phương diện lý luận với thực tiễn áp dụng nhằm luận chứng sự cần thiết phải
hoàn thiện và đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về Tội hủy hoại
rừng, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật hình sự đối với tội phạm này trong
giai đoạn hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về Tội hủy hoại rừng trong Bộ luật
Hình sự (BLHS) Việt Nam dưới góc độ của luật hình sự và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả phòng chống Tội hủy hoại rừng.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tội phạm môi trường nói chung hay Tội hủy hoại rừng nói riêng
theo quy định của BLHS.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn là: phân tích, tổng
hợp, thống kê so sánh, đối chiếu, lịch sử cụ thể
6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Luận văn là công trình khoa học đầu tiên trong khoa học luật hình sự nghiên cứu một
cách cụ thể, khoa học và có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về Tội hủy hoại rừng
theo pháp luật hình sự Việt Nam. Luận văn đã giải quyết về mặt lý luận những vấn đề sau:
- Phân tích một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận về Tội hủy hoại rừng
như: khái niệm Tội hủy hoại rừng, các dấu hiệu pháp lý cơ bản trong cấu thành tội phạm của Tội hủy
hoại rừng, phân biệt tội phạm này với các tội phạm khác có liên quan, đường lối xử lý đối với người
phạm Tội hủy hoại rừng.
- Phân tích những tồn tại xung quanh việc quy định trên phương diện lý luận Tội hủy
hoại rừng thông qua việc nghiên cứu các vấn đề thực tiễn. Từ đó đề xuất kiến nghị hoàn thiện
quy định của pháp luật hình sự và xây dựng mô hình lý luận của BLHS về Tội hủy hoại rừng.
7. Ý nghĩa của luận văn
Đây là đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về Tội hủy hoại rừng
theo luật hình sự Việt Nam dưới cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học với những đóng góp về
mặt khoa học đã nêu trên. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo có
giá trị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trong việc hoàn thiện quy định pháp luật hình
sự đối với Tội hủy hoại rừng, đồng thời còn góp phần giải quyết những vướng mắc trong thực
tiễn xét xử loại tội phạm này.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Quy định của pháp luật hình sự về Tội hủy hoại rừng.
Chương 2: Thực tiễn xét xử Tội hủy hoại rừng.
Chương 3: Hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về Tội hủy hoại rừng và một số giải pháp
nâng cao hiệu quả áp dụng.
Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Quyết định số 2503/QĐ/BNN-KL ngày
27/8 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2006, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Quyết định số 2159/QĐ/BNN-KL ngày
17/7 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2007, Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Quyết định số 1267/QĐ/BNN-KL ngày
08/5 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2008, Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Quyết định số 2140/QĐ/BNN-TCLN
ngày 09/8 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2009, Hà Nội.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Quyết định số 1828/QĐ/BNN-TCLN
ngày 11/8 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2010, Hà Nội.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), Quyết định số 2089/QĐ/BNN-TCLN
ngày 30/8 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2011, Hà Nội.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao (2007), Thông tư liên tịch số
19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-KSNDTC-TANDTC ngày 08/3 hướng dẫn áp dụng một
số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản, Hà Nội.
8. Lê Cảm (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
9. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (phần chung), Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
10. Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học - những vấn đề cơ bản trong khoa học luật
hình sự phần chung, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
11. Chính phủ (1997), Chỉ thị số 286/TTg ngày 02/5 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng
cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng, Hà Nội.
12. Chính phủ (1997), Chỉ thị số 287/TTg ngày 02/5 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức
kiểm tra truy quét những cá nhân và tổ chức phá hoại rừng, Hà Nội.
13. Chính phủ (2003), Chỉ thị số 12/TTg ngày 16/5 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng
cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng, Hà Nội.
14. Chính phủ (2006), Nghị định số 23/NĐ-CP ngày 30/3 về thi hành Luật Bảo vệ và phát
triển rừng, Hà Nội
15. Chính phủ (2006), Nghị định số 32/NĐ-CP ngày 30/3 về quản lý thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm, Hà Nội.
16. Chính phủ (2009), Nghị định số 99/NĐ-CP ngày 02/11 về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Hà Nội.
17. Chính phủ (2011), Báo ca
́
o số 243/BC-CP nga
̀
y 26/10 về Tô
̉
ng kết thư
̣
c hi ện Dư
̣
án
"Trồng mới 5 triê
̣
u ha rừng" và Kế hoa
̣
ch b ảo vệ, phát triê
̉
n rừng giai đoạn 2011-2020,
Hà Nội.
18. Chính phủ (2012), Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng, Hà Nội.
19. Cục Kiểm lâm Việt Nam (2006), Báo cáo tình hình công tác bảo vệ rừng năm 2006 và kế
hoạch, giải pháp thực hiện năm 2007, Hà Nội.
20. Cục Kiểm lâm Việt Nam (2006), Thống kê đối tượng vi phạm lâm luật 2006, Hà Nội.
21. Cục Kiểm lâm Việt Nam (2007), Thống kê diện tích rừng bị phá năm 2006, Hà Nội.
22. Cục Kiểm lâm Việt Nam (2007), Thống kê đối tượng vi phạm lâm luật năm 2007, Hà
Nội.
23. Cục Kiểm lâm Việt Nam (2008), Thống kê diện tích rừng bị phá năm 2007, Hà Nội.
24. Cục Kiểm lâm Việt Nam (2008), Thống kê đối tượng vi phạm lâm luật 2008, Hà Nội.
25. Cục Kiểm lâm Việt Nam (2009), Thống kê diện tích rừng bị phá năm 2008, Hà Nội.
26. Cục Kiểm lâm Việt Nam (2009), "Kết quả và những con số", Bản tin Kiểm lâm Việt Nam,
(1+2).
27. Cục Kiểm lâm Việt Nam (2009), Thống kê đối tượng vi phạm lâm luật 2009, Hà Nội.
28. Cục Kiểm lâm Việt Nam (2010), Thống kê diện tích rừng bị phá năm 2009, Hà Nội.
29. Cục Kiểm lâm Việt Nam (2010), Thống kê đối tượng vi phạm lâm luật 2010, Hà Nội.
30. Cục Kiểm lâm Việt Nam (2011), Thống kê diện tích rừng bị phá năm 2010, Hà Nội.
31. Cục Kiểm lâm Việt Nam (2011), Thống kê đối tượng vi phạm lâm luật 2011, Hà Nội.
32. Cục Kiểm lâm Việt Nam (2012), Thống kê diện tích rừng bị phá năm 2011, Hà Nội.
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6 của Bộ Chính trị về
tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, Hà Nội.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị
về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định
hướng đến năm 2020, Hà Nội.
35. Nguyễn Ngọc Hòa (1991), Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội.
36. Nguyễn Ngọc Hòa (2004), Cấu thành tội phạm, lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
37. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2006), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 1, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
38. Trần Lê Hồng (2001), "Nhận thức chung đối với tội phạm về môi trường và một số vấn
đề liên quan", Khoa học pháp lý, (4).
39. Trần Minh Hưởng (2011), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự (đã được sửa đổi bổ
sung), tập 1, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
40. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần
chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
41. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần
các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
42. Uông Chu Lưu (2001), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, tập I,
(Phần chung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Nam Nguyên (2009), "Tàn phá rừng hôm nay - thảm họa ngày mai", Báo dân tộc và Phát
triển, ngày 02/7.
44. Trần Đại Quang (2008), "Phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm môi trường là
nhiệm vụ toàn Đảng, toàn dân", www.Chinhphu.vn, ngày 03/6.
45. Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự (phần các tội phạm), tập VI -
Các tội xâm nhập trật tự quản lý kinh tế, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ
Chí Minh.
46. Quốc hội (1985), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.
47. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
48. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.
49. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.
50. Quốc hội (2004), Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Hà Nội.
51. Quốc hội (2005), Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội.
52. Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
53. Tập thể tác giả (1986), Những vấn đề lý luận cơ bản về tội phạm trong luật hình sự Việt
Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
54. Tập thể tác giả (2001), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 (Phần các tội
phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
55. Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên (2007), Bản án hình sự sơ thẩm số 17 ngày 27/11.
56. Tòa án nhân dân tối cao (2002), Nghị quyết số 01/2001/NĐ-HĐTP ngày 04/8 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần
chung Bộ luật Hình sự năm 1999, Hà Nội.
57. Trường Đại học Luật Hà Nội (1994), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung),
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
58. Trường Đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội
phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
59. Hà Công Tuấn (2006), Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở
Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
60. Hà Công Tuấn (2008), "Tổng quan về bảo vệ rừng Việt Nam và các giải pháp bảo vệ
rừng", Bản tin Kiểm lâm Việt Nam, (1+2).
61. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển bách khoa -
Nxb Tư pháp, Hà Nội
62. Viện Ngôn ngữ học (2007), Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb Phương Đông, Hà Nội.