Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu tỷ lệ học sinh tiểu học có rối loạn tăng động giảm chú ý tại Quận Ba Đình - Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 88 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC



NGUYỄN THỊ THU HIỀN



NGHIÊN CỨU TỶ LỆ HỌC SINH TIỂU HỌC
CÓ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý TẠI QUẬN BA ĐÌNH - HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa












HÀ NỘI – 2012
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
6
1.1. Lịch sử nghiên cứu về RLTĐGCY
6
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
6
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
9
1.2. Lịch sử thuật ngữ RLTĐGCY và khái niệm RLTĐGCY
10

1.2.1. Lịch sử thuật ngữ RLTĐGCY [35;36;37;39]
10
1.2.2. Khái niệm RLTĐGCY
12
1.3. Tiêu chí chẩn đoán rối RLTĐGCY
13
1.3.1. Các nguyên tắc chẩn đoán
13
1.3.2. Chuẩn đoán phân biệt
20
1.4. Phân loại và nguyên nhân RLTĐGCY [12, tr. 63-65]
21

1.4.1. Phân loại RLTĐGCY
21
1.4.2. Nguyên Nhân TĐGCY
22
1.5. Các đặc điểm chung TĐGCY
29
1.6. Một số đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
33
1.6.1. Đặc điểm hệ thần kinh, phát triển cơ thể
33
1.6.2. Đặc điểm vận động
33
1.6.3. Đặc điểm chú ý
34
1.6.4. Đặc điểm quan hệ tương tác
35
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
37
2.1. Xác định biến và mẫu nghiên cứu
37
2.1.1. Xác định biến nghiên cứu
37
2.1.2. Mẫu nghiên cứu
39
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
39
2.2.1. Phương pháp sử dụng trắc nghiệm
40
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
47

2.2.3. Phương pháp thống kê toán học
48
2.3. Tổ chức nghiên cứu`
49
2.3.1. Thu thập số liệu
49
2.3.2. Xử lý số liệu
50
2.3.3. Tiến độ thực hiện đề tài
53
Kết luận chương 2
53
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
55
3.1. Kết quả Đánh giá sàng lọc của phụ huynh và giáo viên về
mức độ biểu hiện của TĐGCY
55
3.1.1.Đánh giá sàng lọc phụ huynh về mức độ biểu hiện của
TĐGCY
55
3.1.2. Đánh giá sàng lọc của giáo viên về mức độ biểu hiện của
TĐGCY
57
3.1.3. Tỷ lệ học sinh có biểu hiện TĐGCY
59
3.1.4. Tương quan có biểu hiện TĐGCY với giới tính trong đánh giá
sàng lọc
68
3.2.Kết quả chẩn đoán tỷ lệ học sinh tiểu học có RLTĐGCY
72

3.2.1. Tỷ lệ học sinh tiểu học có RLTĐGCY
72
3.2.2.Tương quan RLTĐGCY với giới tính
77
Kết luận chương 3
79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
83

2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
RLTĐGCY là một trong những rối loạn trẻ em hay gặp phải. Trẻ có
RLTĐGCY sẽ gặp phải rất nhiều các vấn đề trong cuộc sống và trong sự phát
triển của các em[1,tr. 36]. Đặc biệt là các vấn đề trong nhà trường khi các em
bắt đầu bước vào thời kỳ mà hoạt động học tập là chủ đạo và bắt đầu thiết lập
những mối quan hệ bạn bè.
Theo DSM –IV TR thì tỷ lệ này là 3- 7% ở trẻ trong độ tuổi đi học
(DSM-IV-TR), và theo số liệu của viện sức khỏe tâm thần quốc gia Hoa Kỳ
(NHIM) rối loạn này có xu hướng tăng lên trong những năn gần đây [27]. Ở
nước ta, tại bệnh viện, phòng khám chuyên môn hay các trung tâm can thiệp
sớm đều tiếp nhận được trẻ có biểu hiện RLTĐGCY đến thăm khám và điều
trị. Nhóm trẻ trong độ tuổi tiểu học được bố mẹ đưa đến bởi họ thấy con của
mình vận động và phản ứng theo xu hướng không kiểm soát được, mất tập
trung trong các công việc đòi hỏi sự chú ý; không thể hay rất khó khăn hoàn
thành các công việc đòi hỏi phải làm trong một khoảng thời gian dài nhất
định; gây ra những rắc rối và phiền phức không đáng có trong học tập, trong
sinh hoạt thường ngày như đánh mất đồ dùng học tập, quên mất công việc

được giao, mất trật tự trong lớp học, không tuân thủ được các yêu cầu của
giáo viên….vì thế, Thuật ngữ RLTĐGCY hiện nay được dùng khá phổ biến
không chỉ trong trường học mà còn được đề cập nhiều trên các phương tiện
thông tin đại chúng ở một phương diện nào đấy về các biểu hiện của chứng
rối loạn này trên trẻ em.
Một xu hướng nhìn nhận của nhiều người đối với RLTĐGCY là số
lượng trẻ mắc phải rối loạn này rất nhiều và ngày một tăng do điều kiện và
bối cảnh của đời sống xã hội ngày một phát triển.
Thực tế ở rất nhiều nước trên thế giới đã có các nghiên cứu dịch tễ về
tỷ lệ trẻ có rối loạn RLTĐGCY, tuy nhiên các nghiên cứu này là nghiên cứu

3
trong giới hạn của một khu vực nhất định mà không phải là nghiên cứu đa văn
hóa vì vậy những nghiên cứu này chỉ có hiệu lực trong khu vực địa lý đó,
không thể sử dụng để khái quát cho các khu vực khác.
Ở Việt Nam các nghiên cứu tập chung chủ yếu vào thống kê, mô tả và
ứng dụng các phương pháp trị liệu cho rối loạn này, việc nghiên cứu tỷ lệ còn
hạn chế hoặc là một kết quả đi kèm theo các mục đích nghiên cứu khác.
Nghiên cứu “Đặc điểm tâm lý lâm sàng của HSTH có rối loạn tăng động giảm
chú ý - Nguyễn Thị Thanh Vân – Viện Tâm Lý Học năm2010” bên cạnh việc
làm rõ các đặc điểm tâm lý lâm sàng đặc trưng của trẻ có RLTĐGCY và đề
xuất một số phương pháp trị liệu đề tài cũng đã chỉ ra một tỷ lệ trẻ có
RLTĐGCY là 1,63% trên 1.594 HSTH tương đương với 26 mẫu [7]. So với
tỷ lệ RLTĐGCY được tìm thấy trong quần thể học sinh trên thế giới nói
chung (3 – 5%) được thống kê bởi DSM – 4 [11] thì tỷ lệ này khá thấp và
thấp hơn nhiều so với số liệu của Tổ chức Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh
Hoa Kỳ (CDC) là 3 – 10% trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 12 trên toàn thế giới[33].
Trong giáo trình Tâm lý học thần kinh của Võ thị Minh Chí (2003 đưa
ra một tỷ lệ học sinh Trung học cơ sở là 1,28 % [2, tr.67 - 127]. So với số liệu
của DSM - 4 và các báo cáo số liệu gần đây của CDC hay Viện sức khỏe tâm

thần quốc gia Hoa Kỳ (NHIM) thì tỷ lệ này vẫn là thấp. Ngoài ra còn có một
số nghiên cứu mô tả khác có đề cập đến RLTĐGCY như nghiên cứu “Tìm
hiểu ảnh hưởng của hội chứng RLTĐGCY đối với học tập ở trẻ em tiểu học”
của Đặng Hoànng Minh và TS. Hoàng Cẩm Tú (2001); “Bước đầu thích nghi
hoá các thang đánh giá những hành vi kém thích nghi của Conners trên
HSTH và trung học cơ sở” của T.S Nguyễn Công Khanh (2002),… nhưng
chưa đề cập đến tỷ lệ có rối loạn RLTĐGCY.
Với những lý do trên tôi chọn cho mình đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu tỷ
lệ HSTH có rối loạn tăng động giảm chú ý tại quận Ba Đình – Hà Nội”. Nhằm
nghiên cứu sự phân bố TĐGCY trong quần thể HSTH của quận.

4
2. Mục đích và nhiệm vụ ngiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm ra tỷ lệ trẻ có RLTĐGCY của HSTH thuộc khu vực quận Ba Đình
thành phố Hà Nội.
- Tìm hiểu mối tương quan giới tính với rối loạn RLTĐGCY.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về rối loạn RLTĐGCY.
- Xác định tỷ lệ HSTH có RLTĐGCY của quận Ba Đình – Hà Nội.
- Tìm hiểu tương quan của RLTĐGCY với giới tính.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tỷ lệ học sinh có RLTĐGCY trong của các trường Tiểu học thuộc khu
vực quận Ba Đình thành phố Hà Nội.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- 400 HSTH quận Ba Đình.
- 400 phụ huynh hoặc người chăm sóc của 400 HSTH nêu trên.
- 20 giáo viên của các trẻ nêu trên.
4. Giả thuyết khoa học

- Độ Lưu hành TĐGCY của HSTH quận Ba Đình được ước tính khoảng 3-7%
- RLTĐGCY ở học sinh nam chiếm tỷ lệ cao hơn học sinh nữ trong độ tuổi
tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về rối loạn RLTĐGCY.
- Xác định tỷ lệ HSTH có RLTĐGCY của quận Ba Đình – Hà Nội.
- Tìm hiểu tỷ lệ về giới đối với rối loạn RLTĐGCY.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về khách thể nghiên cứu
- Học sinh tiểu học

5
6.2. Về giới hạn nghiên cứu
- Chỉ nghiên cứu tỷ lệ học sinh có RLTĐGCY.
6.3. Về địa bàn nghiên cứu
- Các trường tiểu học trong khu vực quận Ba Đình thành phố Hà Nội.
6.4. Nguồn thông tin
- Hai nguồn cung cấp thông tin bao gồm: phụ huynh và giáo viên
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu:
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
7.2. Phương pháp sử dụng trắc nghiệm
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
7.4. Phương pháp thống kê toán học
8. Đóng góp mới của luận văn
- Đây là luận văn đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu dịch tễ về tỷ lệ HSTH
quận Ba Đình mắc rối loạn RLTĐGCY.
- Kết quả của nghiên cứu thực trạng chỉ ra được con số chính xác về tỷ lệ trẻ
có RLTĐGCY trong khối trường tiểu học tại quận Ba Đình thành phố Hà
Nội.

- Kết quả của nghiên cứu gợi ý cho việc cần có một nghiên cứu lớn hơn về
dịch tễ RLTĐGCY trên diện rộng.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.



6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu về RLTĐGCY
RLTĐGCY đã là một chủ đề được ngành Tâm lý học và Y học nghiên
cứu rất nhiều trong hai thập kỷ qua. Nghiên cứu về tỷ lệ RLTĐGCY đã được
tiến hành tại rất nhiều quốc gia.
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
- Tỷ lệ có RLTĐGCY ở các nước trên thế giới
Nghiên cứu dịch tễ tăng động giảm chú ý trên người lớn tại Hoa Kỳ do
Ronald C. Kessler và các cộng sự ( 2006) đã tiến hành nghiên cứu trên 3199
mẫu con trong độ tuổi từ 18 – 44 được lựa chọn trong tổng số mẫu lớn 9,282.
Nghiên sử dụng thang đo chẩn đoán lâm sàng dành cho người lớn phiên bản
1.2 (the Adult ADHD Clinical Diagnostic Scale version 1.2) và

một phỏng
vấn bán cấu trúc dựa trên thang đánh giá RLTĐGCY ở trẻ em (the ADHD

Rating Scale for childhood ADHD) và thang đo thích nghi với RLTĐGCY

(an adaptation of the

ADHD Rating Scale ) để đánh giá RLTĐGCY ở người
lớn. Kết quả 154 người mắc rối loạn RLTĐGCY, tương đương với tỷ lệ là
4,4%. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng người lớn có rối loạn RLTĐGCY có sự
kết hợp cao với các rối loạn khác và có nhiều tương quan được tìm thấy là
nam giới, người đã từng kết hôn, người thất nghiệp và đa số ở các trường hợp
không được điều trị. Bên cạnh việc chỉ ra được một con số cụ thể cho
RLTĐGCY ở người lớn. Nghiên cứu còn một số hạn chế nhất định như:
Phỏng vấn bán cấu trúc đã sử dụng thang đo chẩn đoán lâm sàng RLTĐGCY
dành cho người lớn được xây dựng một phần dựa vào thang đo sàng lọc
RLTĐGCY dùng cho trẻ em và chỉ có những hướng dẫn tối thiểu cho chẩn
đoán RLTĐGCY ở người lớn, nhưng không có một phương pháp chuẩn cho
tiêu chí lâm sàng về rối RLTĐGCY ở người lớn; Thông tin thu được trong

7
nghiên cứu đều là tự báo cáo chứ không có các báo cáo từ kênh cha mẹ và
giáo viên như các nghiên cứu RLTĐGCY ở trẻ em.
Tỷ lệ 4,1% theo báo cáo từ cha mẹ và 3,4% theo báo cáo của giáo viên
là kết quả của Bác sĩ Valsamma Eapen và các cộng sự (2009) trên trẻ em từ 5
– 16 tuổi tại tiểu các vương quốc Ả rập (UAE). Trong đó, tỷ lệ mắc có
RLTĐGCY ở mần non và đầu tiểu học là 5,0%, cuối tiểu học 4.2%, cấp hai là
2,7%. Tỷ lệ mắc rối loạn ở trẻ nam là 5,3%, nữ là 2,9%. Bên cạnh việc sử
dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc để xác định các thông tin về cá
nhân, gia đình và các yếu tố tâm lý xã hội các nhà nghiên cứu sử bảng hỏi
Conner với 10 mục câu hỏi được dùng để lấy thông tin cả ở cha mẹ và giáo
viên và (CBCL)– với 113 mục câu hỏi được sử dụng để lấy thông tin từ cha
mẹ. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra một tỷ lệ thấp hơn so với các nghiên
cứu khác. Điều này có thể giải thích do có sự khác biệt trong phương pháp
luận và các tiêu chuẩn chẩn đoán được sử dụng trong nghiên cứu. Cũng giống

với các nghiên cứu khác Nghiên cứu này cũng chỉ ra Trẻ em có RLTĐGCY
thường có sự kết hợp với các rối loạn tâm thần khác. Các bệnh liên quan
thường gặp bao gồm chống đối phòng vệ thách thức (ODD), rối loạn ứng xử
(CD), trầm cảm và rối loạn lo âu [24]. Tỷ lệ RLTĐGCY trên trẻ em ở độ tuổi
mần non từ 4 – 6 tuổi ở một số nước như: Iran là 12.3%. với độ phổ biến về
giới tính là 18.1, ở bé trai và 6.7% ở bé gái với tổng số mẫu là 1083 trẻ (553
trẻ nữ và 530 trẻ nam) [24] và ở Ấn Độ là 12.2%, tỷ lệ phổ biến ở bé trai trai
là 19.03 % , bé gái là 5.8% với số mẫu nghiên cứu là 1250 trẻ (599 nam và
651 nữ) [29] Phương pháp của hai nghiên cứu này khá giống nhau ở việc
chọn mẫu cũng như sử dụng các trắc nghiệm để sàng lọc và chẩn đoán như:
bảng hỏi Conner, phỏng vấn sâu dựa vào các tiêu chí chẩn đoán của DSM – 4,
thang đo liệt kê các rối loạn cảm xúc. Các nghiên cứu này cho thấy một tỷ lệ
khá khá cao trẻ trong độ tuổi mầm non có rối loạn RLTĐGCY, tỷ lệ này có
thể bị ảnh hưởng của bới các yếu tố như chỉ lấy các thông tin qua phỏng vấn

8
cha mẹ, đặc điểm tâm lý lứa tuổi mầm non là vận động nhiều, khả năng tập
chung chú ý ngắn, kỹ năng lắng nghe kém là các triệu chứng điển hình
TĐGCY nhưng không có tính ổn định do đó một số trẻ này khi lớn lên sẽ
không đáp ứng đủ các tiêu chí chuẩn của rối loạn RLTĐGCY.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ trẻ có RLTĐGCY có xu hướng tăng
lên. Trong nghiên cứu tìm sự gia tăng của RLTĐGCY trong khoảng thời gian
từ 1998-2000 đến 2007-2009 của Bác sĩ Lara J. Akinbami, và các cộng sự
(2011) cho thấy tỷ lệ RLTĐGCY tăng ở trẻ em trong nhóm tuổi từ 5-17 tuổi
là từ 6,9% đến 9,0%. Sự gia tăng được nhìn thấy ở cả nam và nữ, trẻ em trong
các nhóm chủng tộc và dân tộc, ngoại trừ trẻ em có gốc Mexico, và trong
nhóm trẻ em mà gia đình thu nhập dưới 200% mức nghèo khó. Theo khu vực
địa lý, RLTĐGCY có độ phổ biến trong khu vực miền Nam và miền Trung
Tây của Hoa Kỳ cao hơn trong khu vực Đông Bắc và Tây trong thời gian
2007-2009. Tỷ lệ ước tính trong nghiên cứu này được dựa trên báo cáo từ cha

mẹ của đứa trẻ đã từng nhận được một chẩn đoán, và do đó kết quả có thể bị
ảnh hưởng bởi tính chính xác từ trí nhớ của cha mẹ.
Theo con số thống kê của Khảo sát y tế quốc gia Mĩ năm 2010 được
nghiên cứu bởi Barbara Bloom và các cộng sự có 5 triệu trẻ từ 3 – 17 tuổi
có RLTĐGCY (khoảng 8%). Trong đó bé trai khoảng 11% và bé gái
khoảng 6%. [10]
- Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng các nước
Các nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng cho thấy, trẻ có RLTĐGCY có
một vài đặc điểm lâm sàng như thường có vấn đề về học tập. Có tới 20%
trong tổng số 202 trẻ được báo cáo có những rối loạn về học tập, có 52,8% trẻ
có bệnh kết hợp. [30] một đặc điểm nữa của nhóm trẻ này là tỷ lệ mắc phải
các rối loạn tâm thần cao như rối loạn thách thức chống đối, trầm cảm, rối
loạn lưỡng cực và rối loạn lo âu. Đây là kết quả mà Valerie J. Samuel và các
cộng sự ( 1998) đã tiến hành nghiên cứu trên 19 trẻ em Mỹ gốc Phi Với mục

9
tiêu khám phá bản chất RLTĐGCY ở trẻ em Mỹ gốc Phi trong độ tuổi từ 6
đến 17 tuổi [33]. Tuy nhiên các nghiên cứu trên có những hạn chế như về độ
phủ về mặt địa lý của mẫu, các mẫu thường được lấy từ các phòng khám, hay
số mẫu nhỏ vì thế kết quả đại diện không có tính tổng quát hay đại diện cho
một quần thể nào đó. Một nghiên cứu khá lớn của Josephine Elia và các cộng
sự (2008) đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm lâm sàng TĐGCY trong nghiên
cứu “Các mẫu bệnh xảy ra đồng thời ở trẻ em và vị thành niên” trên 342
khách thể gồm 274 nam (72.2%) và 95 nữ (27.8%) là người da trắng từ 6 đến
18 tuổi mắc rối loạn RLTĐGCY, cho thấy các bệnh đồng thời phổ biến nhất
xảy ra với RLTĐGCY là rối loạn phòng vệ chống đối (40,6%), trầm cảm
không chủ yếu (21,6%), và rối loạn lo âu lan tỏa (15,2). Kết quả cho thấy rối
loạn phòng vệ chống đối, lo âu lan tỏa và trầm cảm không chủ yếu là rối loạn
đồng thời khá phổ biến trong các mẫu có RLTĐGCY [25]. Mặc dù là một
nghiên cứu khá công phu nhưng khách thể nghiên cứu được giới hạn ở người

da trắng vì thế mẫu không thể đại diện cho mẫu dân số trẻ em và thành thiếu
niên nói chung, ngoài ra bảng hỏi the Schedule for Affective Disorders &
Schizophrenia for School aged Children- IVR không được dùng để chẩn đoán
rối loạn học tập là rối loạn có thể là bệnh đồng thời với RLTĐGCY.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Một số nghiên cứu trong nước sử dụng thang đo Conner cải biên (1997)
cho việc phỏng vấn cha mẹ và giáo viên cho kết quả tỷ lệ có RLTĐGCY là
3,01% [9]. Trong đóTỷ lệ nam/nữ là 15:1, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ mà
các tác giả nước ngoài đưa ra (3:1hoặc 4:1); thể hỗn hợp: 25 trường hợp
(55,6%); thể tăng động nổi trội: 16 trường hợp (35,6%), thể giảm chú ý nổi
trội: 4 trường hợp (8,8%) và rối loạn liên quan giữa rối loạn tăng động/giảm
chú ý với quan hệ gắn bó của cha mẹ/người chăm sóc-trẻ [9]. Trong giáo trình
Tâm lý học thần kinh của Võ thị Minh Chí (2003) đưa ra một tỷ lệ
RLTĐGCY ở học sinh Trung học cơ sở là 1,28 [2, tr.67 - 127]. Một nghiên

10
cứu khác của Nguyễn Thị Vân Thanh (2009) với đề tài “Đặc điểm tâm lý lâm
sàng của HSTH có rối loạn tăng động giảm chú ý” với các phương pháp như
phỏng vấn sâu, quan sát, sử dụng các trắc nghiệm bổ trợ như Conner (1997)
với hai phiên bản dành cho phụ huynh và giáo viên cho việc đánh giá sàng lọc
trẻ có RLTĐGCY và trắc nghiệm đánh giá trí tuệ Gille dành cho trẻ từ 6- 12
tuổi để loại trừ các trẻ chậm phát triển trí tuệ và phương pháp nghiên cứu
trường hợp điển hình đã đưa ra được một số kết luận sau: trẻ RLTĐGCY có
sức bền chú ý ngắn, khối lượng chú ý nhỏ, mức độ các kỹ năng chú ý thấp.
Trong học tập, trẻ thường biểu hiện đặc điểm giảm chú ý bằng việc mắc lỗi
sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Trẻ có rối loạn tăng động giảm
chú ý thường biểu hiện xung động bằng việc khó kiềm chế hành vi của
mình trước một sự hẫng hụt, một sự phấn khích vì vậy khó có hành vi thích
ứng với bối cảnh giao tiếp. Đồng thời nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng các
đặc điểm tâm lý lâm sàng đặc trưng của HSTH có rối loạn tăng động giảm

chú ý; mối quan hệ của mức độ biểu hiện các đặc điểm rối loạn tăng động
giảm chú ý với kỹ năng gắn kết của trẻ với mẹ/người chăm sóc. Đây là cơ
sở để xây dựng các biện pháp can thiệp cho các trường hợp được nghiên
cứu dựa trên việc cải thiện quan hệ gắn kết giữa trẻ có rối loạn tăng động
giảm chú ý với mẹ/người chăm sóc [8].
1.2. Lịch sử thuật ngữ RLTĐGCY và khái niệm RLTĐGCY
1.2.1. Lịch sử thuật ngữ RLTĐGCY [35;36;37;39]
RLTĐGCY là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em.
Rối loạn này thường được chú ý và phát hiện khi các em bắt đầu bước vào
bậc tiểu học. RLTĐGCY được biết đến với các đặc điểm chung là những
hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý. Rối loạn này
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong
quan hệ với mọi người. Trẻ có RLTĐGCY nếu không được can thiệp, chữa trị

11
thì khi trưởng thành các em dễ gặp phải các nguy cơ như lạm dụng chất, phạm
pháp hay phát triển thành kiểu rối loạn nhân cách chống đối xã hội [17].
Thuật ngữ tăng động giảm chú ý được quan tâm, chú ý và bình luận và
trở thành đối tượng nghiên cứu của khoa học trong suốt thế kỷ qua. Ở mỗi
một thời kỳ nó được gọi bởi những cái tên khác nhau nhưng về bản chất của
rối loạn này thì thay đổi rất ít, từ những mô tả đầu tiên của nhà văn Sir
Alexander Crichton (1798) đến những tiêu chí của DSM – IV (1994).
Năm 1798, trong cuốn sách của Sir Alexander Crichton "Một cuộc điều
tra về bản chất và nguồn gốc của tình trạng loạn thần" đã mô tả một "tinh thần
bồn chồn" với những điều quan sát được “ …trong căn bệnh của sự chú ý,
mọi ấn tượng dường như là những kích động và gây ra cho cho họ những mức
độ bất ổn về tinh thần…”
Năm 1845, Tiến sĩ Heinrich Hoffman trong bài thơ "Câu chuyện của
Philip ngồi không yên - The Story of Fidgety Philip
"

mô tả về đứa con trai bé
của mình với những mô tả như: nghịch ngợm, bồn chồn, tăng động , thô lỗ và
hoang dã Mặc dù mô tả của ông đã được viết hơn 150 năm trước đây, nhưng
nó vấn là những dấu hiệu đặc trưng của RLTĐGCY.
1902 George F. Still – một bác sĩ người Anh trong một bài thuyết trình
đã mô tả các biểu hiện của một nhóm trẻ hiếu động và không chú ý, với cụm
từ" defect of moral control – Thiếu kiểm soát tinh thần”. Ông cho rằng
nguyên nhân của các hành vi đó là do di truyền chứ không phải một sự khiếm
khuyết của tinh thần, tuy nhiên những phát hiện của ông ít được quan tâm.
Bắt đầu từ 1917 - 1922, khi đại dịch viêm não ở trẻ bùng phát tại Bắc
Mỹ, những trẻ em còn sống sót sau mắc bệnh có những biểu hiện tương tự
như RLTĐGCY thì việc tìm ra tên gọi cũng như những biểu hiện của bệnh rõ
ràng hơn bắt đầu được các nhà khoa học quan tâm, nó được mô tả và chẩn
đoán như một rối loạn hành vi sau viêm não "Post-Encephalitic Behavior
Disorder."

12
Trong những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, thuật ngữ "Hoạt
động bất thường của tiểu não - Minimal Brain Dysfunction" được sử dụng để
miêu tả rối loạn này, nhưng thuật ngữ này được thay đổi thành " Rối loạn tăng
động thời thơ ấu - Hyperkinetic Disorder of Childhood" vào các năm cuối của
thập niên này.
Sang đến thập niên 70, thêm những triệu chứng được nhận ra cùng với
chứng hiếu động thái quá bao gồm sự bốc đồng, thiếu tập trung, hão huyền và
các triệu chứng thiếu tập trung khác.
1980, tên gọi “Rối loạn thiếu hụt chú ý - Attention Deficit Disorder”
được gọi tên bởi Hiệp hội Tâm thần Mĩ (APA).
1987, tên gọi của rối loạn này tiếp tục được sửa đổi thành “ Rối loạn
tăng động giảm chú ý - Attention Deficit Hyperactive Disorder”
1.2.2. Khái niệm RLTĐGCY

Theo ICD-10, rối loạn tăng động giảm chú ý thuộc mục F90 có đặc
điểm là: dấu hiệu khởi phát sớm, sự kết hợp của một hành vi hoạt động quá
mức, kém kiểm tra với thiếu chú ý rõ rệt và thiếu kiên trì trong công việc; và
những đặc điểm hành vi lan toả trong một số lớn hoàn cảnh và kéo dài với
thời gian [7].
Theo DSM-IV thì RLTĐGCY là một mẫu hành vi khó kiểm soát, biểu
hiện dai dẳng sự kém tập trung chú ý và tăng cường hoạt động một cách thái
quá, khác biệt hẳn với một mẫu hành vi của những trẻ bình thường khác cùng
tuổi phát triển [5].
Người ta thường nghĩ rằng những nét bất thường về thể chất đóng một
vai trò chủ yếu trong sự phát triển rối loạn này những nguyên nhân đặc hiệu
hiện nay chưa biết được. Trong những năm gần đây người ta đưa ra thuật ngữ
“rối loạn suy giảm sự chú ý” để chẩn đoán hội chứng này. Nhưng ở đây nó
không được dùng bởi vì nó đòi hỏi tri thức về các quá trình tâm lý mà
chúng ta chưa có sẵn, và nó gợi ý đưa vào chẩn đoán này những em bé

13
thường hay lo lắng, bận tâm hoặc vô cảm, “mơ mộng” mà những khó khăn
của chúng có lẽ có tính chất khác. Tuy nhiên, về phương diện hành vi, rõ
ràng là những khó khăn trong chú ý là nét trung tâm của các hội chứng
tăng động này. [7,tr. 258].
Các rối loạn tăng động thường bắt đầu sớm trong quá trình phát triển
(thông thường trong 5 năm đầu của cuộc đời). Các nét đặc trưng chính của
chúng là thiếu sự kiên trì trong các hoạt động đòi hỏi sự tham gia của nhận
thức, và khuynh hướng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác nhưng
không hoàn thành cái nào cả, kết hợp với một hoạt động quá đáng, thiếu tổ
chức và kém điều tiết. Sự thiếu sót này thường kéo dài trong suốt quá trình đi
học và sang cả tuổi vị thành niên, nhưng sự chú ý và hoạt động của một số lớn
các đối tượng được cải thiện dần dần [7, tr. 258].
Nhiều bất thường khác có thể kết hợp với các rối loạn này. Những trẻ

em tăng động thường dại dột và xung động, dễ bị tai nạn, và bản thân chúng
thường có những vấn đề về kỷ luật do thiếu tôn trọng các quy tắc, việc thiếu
tôn trọng này là kết quả của sự thiếu suy nghĩ (hơn là cố tình chống đối).
Các quan hệ của chúng đối với người lớn thường là thiếu kiềm chế về mặt xã
hội, thiếu thận trọng và dè dặt; chúng không được trẻ em khác thừa nhận và
có thể trở nên bị cô lập. Các tật chứng về nhận thức cũng thường gặp và các
trạng thái chậm phát triển đặc hiệu về vận động và ngôn ngữ cũng gặp nhiều
hơn một cách không cân xứng [7, tr.258].
Các triệu chứng thứ phát bao gồm tác phong chống đối xã hội và tự ti.
Do vậy, có sự gối lên nhau quan trọng giữa tăng động và các rối loạn hành vi
khác, như rối loạn hành vi ở những người không thích ứng xã hội. Tuy nhiên
những bằng chứng hiện nay nghiêng về sự phân ra một nhóm rối loạn trong
đó tăng động là vấn đề trung tâm [7, tr. 259].
1.3. Tiêu chí chẩn đoán rối RLTĐGCY
1.3.1. Các nguyên tắc chẩn đoán

14
Các nét đặc trưng chủ yếu là tật chứng về sự chú ý và tăng hoạt động:
cả hai tiêu chuẩn này đểu cần thiết cho chẩn đoán, và phải được thấy rõ ràng
trong nhiều hoàn cảnh (thí dụ ở nhà, ở lớp, ở trong bệnh viện). [15, 259]
Bảng 1.1. Những đặc điểm cơ bản của các tiêu chuẩn chẩn đoán [4, tr.424].

Giảm chú ý
Tăng động - xung động
Không tập trung được chú ý vào các chi
tiết hoặc mắc lỗi cẩu thả trong các bài
học, công việc hoặc các hoạt động khác
Ngồi vặn vẹo, bồn chồn
Không tập trung được chú ý vào bài
tập cũng như trò chơi

Hay rời khỏi chỗ ngồi khi không
được phép
Không thể chú ý nghe
Không thể chơi cũng giải trí một cách
yên lặng
Không thể làm được theo hướng dẫn
hoặc hoàn thành bài tập hoặc một
việc nào đó (không phải là hành vi
chống đối hoặc không hiểu)
Chạy nhảy, leo trèo liên tục; ở tuổi
thanh, thiếu niên hoặc tuổi trưởng
thành thì có thể chỉ còn cảm giác chủ
quan về sự không nghỉ ngơi
Có rắc rối khi phải tổ chức hoạt động
hoặc nhiệm vụ
Đi liên tục
Không thích hoặc né tránh những
công việc cần nỗ lực tinh thần
Nói quá nhiều
Đánh mất vật dụng cho các hoạt
động: sách vở, bút, dụng cụ học tập…
Trả lời ngay khi vừa mới nghe câu
hỏi
Dễ chú ý đến kích thích bên ngoài
Có rắc rối khi phải chờ đợi
Hay quên
Hay làm gián đoạn, can thiệp vào
công việc của người khác
Các triệu chứng kết hợp không đủ hoặc không cần thiết để đặt chẩn
đoán, nhưng có thể giúp cho chẩn đoán. Thiếu kiềm chế trong các mối quan

hệ xã hội, sự dại dột trong những hoàn cảnh nguy hiểm, sự coi thường các

15
quy tắc xã hội một cách xung động (như can thiệp vào hay làm gián đoạn
những công việc của người khác, hoặc vội vã đưa ra những câu trả lời cho
những câu hỏi trước khi chúng được phát biểu đầy đủ, hoặc không yên tâm
chờ đợi đến lượt mình) tất cả là những nét đặc trưng của những trẻ em có rối
loạn này [4, tr.260].
Các khó khăn trong học tập và sự vụng về trong vận động xuất hiện với
tần số bất thường phải ghi chú riêng (từ F80-F89) nếu có; nhưng chúng không
được xem xét như là thành phần của chẩn đoán hiện tại về rối loạn tăng động.
Các triệu chứng rối loạn hành vi không phải là những chỉ tiêu bao gồm hay
loại trừ chẩn đoán nhưng có chúng hay không có chúng là cơ sở để sự phân
chia chủ yếu của rối loạn [4, tr.260].
Các rối loạn hành vi đặc trưng phải xuất hiện sớm (trước 6 tuổi) và tồn
tại lâu dài. Tuy nhiên, tăng động khó phát hiện trước tuổi vào trường bởi vì
các biến đổi của trạng thái bình thường rất rộng, chỉ những cách biệt cực xa
mới phải làm chẩn đoán ở trẻ em trước tuổi đi học [4, tr.260].
Ở tuổi thành niên chẩn đoán rối loạn tăng động còn có thể đặt ra. Cơ sở
như nhau, nhưng sự chú ý và hoạt động phải được đánh giá theo các chuẩn
mực tương ứng của sự phát triển [4, tr.260].
Khi tăng động xuất hiện ở tuổi trẻ em nhưng đã mất để nhường chỗ
cho một rối loạn khác như rối loạn nhân cách chống đối xã hội hoặc lạm
dụng ma túy, thì người ta ghi mã ở trạng thái hiện tại hơn là trạng thái
trước kia [4,tr.260].
 Tiêu chuẩn ICD-10 cho ADHD[26, tr.82]
Ghi chú: Nghiên cứu chẩn đoán rối loạn tăng động cần xác định rõ sự hiện
diện của các mức dị thường của giảm tập trung, tăng hoạt động, và luôn động
đậy tồn tại qua các tình huống và tiếp tục tồn tại theo thời gian và không được
gây ra bởi các rối loạn khác như tự kỷ hay các rối loạn cảm xúc.


16
G1. Giảm chú ý. Có ít nhất sáu trong số các triệu chứng giảm chú ý sau đây
đã tồn tại ít nhất 6 tháng, theo một mức độ kém thích nghi và mâu thuẫn với
mức độ phát triển của trẻ:
(1) Thường không có khả năng chú ý cao tới chi tiết, hoặc mắc những lỗi do
cẩu thả trong học tập ở trường, công việc hay các hoạt động khác;
(2) Thường không có khả năng duy trì chú ý vào các nhiệm vụ hay các hoạt
động chơi;
(3) Thường tỏ ra là không nghe những điều mà người khác đang nói với
mình;
(4) Thường không có khả năng theo những chỉ dẫn hay hoàn thành bài tập,
công việc vặt trong nhà, hay những nhiệm vụ ở nơi làm việc (không phải do
hành vi chống đối hay không hiểu chỉ dẫn);
(5) Suy yếu trong tổ chức nhiệm vụ và các hoạt động;
(6) Thường tránh hoặc rất ghét các nhiệm vụ, như là bài tập về nhà, cần sự nỗ
lực duy trì hoạt động trí tuệ trong thời gian lâu;
(7) Thường mất các vật cần thiết cho các nhiệm vụ hay bài tập nào đó, như đồ
dùng học tập ở trường, bút, sách, đồ chơi, hay dụng cụ;
(8) Thường hay quên trong quá trình của các hoạt động thường ngày.
G2. Tăng hoạt động. ít nhất ba trong số các triệu chứng tăng động sau đây đã
tồn tại ít nhất 6 tháng, theo một mức độ kém thích nghi và mâu thuẫn với mức
độ phát triển của trẻ:
(1) Thường cựa quậy nhúc nhích tay hoặc chân hay cựa quậy trên ghế ngồi;
(2) Rời khỏi ghế trong lớp học hay trong các tình huống khác khi việc ngồi
yên được trông đợi;
(3) Chạy lăng xăng hay leo trèo quá mức trong các tình huống không phù hợp
(ở thanh thiếu niên hoặc người lớn, có thể biểu hiện cảm giác không ngồi yên
được);


17
(4) Gây ồn quá mức trong khi chơi hay gặp khó khăn khi cố gắng giữ yên
lặng trong các hoạt động giải trí;
(5) Biểu hiện một mẫu hoạt động vận động quá mức kéo dài mà không được
duy trì sự những tình huống xã hội hay những yêu cầu.
G3. Xung động. ít nhất một trong số các triệu chứng xung động sau đây đã
tồn tại ít nhất 6 tháng, theo một mức độ kém thích nghi và mâu thuẫn với mức
độ phát triển của trẻ:
(1) Thường buột ra những câu trả lời trước khi câu hỏi được kết thúc;
(2) Thường khó đợi theo hỡng hay đợi đến lượt mình trong các trò chơi hay
trong các hoạt động của nhóm;
(3) Thường làm gián đoạn hay xen vào người khác (vi dụ chen ngang vào
cuộc nói chuyện hay trò chơi của người khác).
(4) Thường nói nhiều quá chừng mà không có câu trả lời phù hợp với yêu cầu
của xã hội.
G4. Khởi phát của rối loạn không muộn hơn tuổi lên 7.
G5. Toả khắp/lan tràn khắp. Tiêu chuẩn nên được thấy ở hơn một tình
huống, ví dụ, sự kết hợp của tăng hoạt động và giảm tập trung cần biểu hiện
cả ở nhà và ở trường, hoặc ở trường và một tình huống khác mà trẻ được quan
sát, ví dụ như phòng khám. (Bằng chứng cho các môi trường khác nhau là nói
chung là cần đến các thông tin từ hơn một nguồn; chẳng hạn như tường thuật
lại của cha mẹ về các hành vi ở lớp học, chưa chắc đã đầy đủ.)
G6. Các triệu chứng ở G1-G3 gây ra các khó khăn đáng kể về phương diện lâm
sàng hay những suy yếu về mặt xã hội, học đường, hay chức năng nghề nghiệp.
G7. Rối loạn cần không phải thuộc tiêu chuẩn chẩn đoán cho các rối loạn phát
triển lan toả (F84 ), giai đoạn hưng cảm (F30 ), giai đoạn trầm cảm (F32 )
hoặc các rối loạn lo âu (F41 ).
 Tiêu chuẩn DSM-IV [13, 63-65]

18

A. Mắc phải (1) hoặc (2):
(1) Sáu hoặc hơn các triệu chứng giảm tập trung sau đây kéo dài ít nhất 6
tháng ở mức độ thích nghi không tốt và mâu thuẫn với mức phát triển.
Giảm tập trung:
a. Thường khó tập trung cao vào các chi tiết hoặc thường mắc lỗi do cẩu thả
khi làm bài ở trường, ở nơi làm việc hay trong các hoạt động khác.
b. Thường khó duy trì sự tập trung vào nhiệm vụ hoặc hoạt động giải trí.
c. Thường có vẻ không chăm chú vào những điều người đối thoại đang nói.
d. Thường không theo dõi các hướng dẫn và không làm hết bài tập ở trường,
các việc vặt hoặc những nhiệm vụ khác ở nơi làm việc (không phải là hành vi
chống đối hay không hiểu được lời hướng dẫn).
e. Thường khó tổ chức các nhiệm vụ và hoạt động.
f. Thường né tránh, không thích hoặc miễn cưỡng tham gia vào các hoạt động
đòi hỏi phải duy trì nỗ lực trí tuệ (ví dụ như bài học ở trường hoặc bài tập về
nhà).
g. Thường quên những thứ quan trọng cho nhiệm vụ hoặc hoạt động (ví dụ đồ
chơi, bài tập được giao về nhà, bút chì, sách hay dụng cụ học tập).
h. Thường dễ bị sao lãng bởi những kích thích bên ngoài
i. Thường đãng trí trong các hoạt động hàng ngày.
(2) Sáu hoặc hơn các triệu chứng quá hiếu động - hấp tấp sau đây kéo dài
trong ít nhất 6 tháng ở mức độ thích nghi không tốt và mâu thuẫn với mức
phát triển:
Quá hiếu động:
a. Thường hay cựa quậy tay, chân hoặc cả người khi ngồi.
b. Thường rời khỏi ghế trong lớp học hoặc trong những trường hợp cần ngồi ở
chỗ cố định.

19
c. Thường chạy hoặc leo trèo quá mức trong những tình huống không phù
hợp.

d. Thường khó khăn khi chơi hoặc tham gia một cách yên tĩnh vào các hoạt
động giải trí.
e. Thường “luôn tay luôn chân” hoặc thường hành động như thể “được gắn
động cơ”.
f. Thường nói quá nhiều.
Hấp tấp:
g. Thường đưa ra câu trả lời trước khi câu hỏi được đặt xong câu hỏi.
h. Thường khó chờ đến lượt mình.
i. Thường cắt ngang hoặc nói leo người khác (ví dụ chen vào cuộc trò chuyện
hoặc trò chơi).
B. Một vài triệu chứng quá hiếu động-hấp tấp hoặc giảm tập trung gây ra sự
kém khả năng xuất hiện trước tuổi lên 7.
C. Có một dạng khuyết tật nào đó từ những triệu chứng này bộc lộ trong hai
môi trường hoặc hơn (nhà ở trường hoặc ở nơi làm việc và ở nhà).
D. Phải có bằng chứng lâm sàng rõ ràng về sự suy yếu đáng kể trong các chức
năng xã hội, học tập và nghề nghiệp.
E. Những triệu chứng không xuất hiện riêng biệt trong các Rối loạn phát triển
lan toả, Tâm thần phân liệt hoặc Rối loạn tâm thần khác và không thể xếp vào
một dạng rối loạn trí tuệ nào (như Rối loạn khí sắc, Rối loạn lo âu, Rối loạn
phân ly).

- Nguyên tắc chỉ đạo trong chẩn đoán theo DSM-IV [12]
Để được chẩn đoán có RLTĐGCY, một người phải đáp ứng đủ 5 nguyên tắc sau:

20
Nguyên tắc 1: Đáp ứng ít nhất 6 triệu trứng của Tiêu chuẩn A1- giảm chú ý
và/hoặc 6 triệu chứng của Tiêu chuẩn A2 – tăng động, bồng bột, tồn tại ít nhất
trong 6 tháng.
Nguyên tắc 2: Một số triệu chứng tăng động - bồng bột hoặc triệu chứng giảm
chú ý gây ra suy giảm chức năng được nhận thấy hiện diện trước 7 tuổi.

Nguyên tắc 3: Tình trạng giảm chức năng do các triệu chứng này được thấy
hiện diện trong ít nhất hai môi trường khác nhau (ở trường, ở nơi làm việc,
hoặc ở nhà).
Nguyên tắc 4: Phải có bằng chứng rõ ràng về tình trạng suy giảm chức năng
đáng kể về lâm sàng ở cá hoạt động học tập và xã hội tương ứng với trình độ
phát triển của trẻ.
Nguyên tắc 5: các triệu chứng này không phải do các rối loạn khác gây ra
như: rối loạn phát triển lan tỏa, tâm thần phân liệt hay các chứng loạn thần
khác, lo âu, trầm cảm….
Trong phạm vi của đề tài, việc chẩn đoán rối loạn RLTĐGCY được dựa vào
các tiêu chí của DSM –IV.
1.3.2. Chuẩn đoán phân biệt
Cần có một sự phân biệt về những biểu hiện của hành vi do rối loạn
phát triển lan tỏa gây ra với những biểu hiện hành vi do rối loạn RLTĐGCY.
Nếu những biểu hiện bao gồm cả rối loạn hành vi và tăng động lan tỏa nặng
thì chẩn đoán là “ rối loạn hành vi tăng động”.(F90.1) RLTĐGCY được ưu
tiên chẩn đoán khi nó đáp ứng được các tiêu chuẩn chẩn đoán của bệnh. Tuy
nhiên, các rối loạn hành vi do rối loạn phát triển lan tỏa gây ra và những biểu
hiện như bất an, kích động không đặc trưng cho rối loạn này cũng có thể xuất
hiện như một triệu chứng của lo âu hay trầm cảm thì cũng không được chẩn
đoán cho một rối loạn RLTĐGCY. Nếu các tiêu chuẩn cho rối loạn lo âu
(F40 , F41 , F43 , hoặc F93 ) được thỏa mãn thì chẩn đoán này cần được
phải ưu tiên hơn là cho rối loạn RLTĐGCY, trừ khi có đủ bằng chứng là có

21
thêm một rối loạn tăng động cùng với trạng thái bồn chồn của lo âu. Tương tự
như vậy, nếu các tiêu chẩn của rối loạn cảm xúc ( F30 – F39) được thỏa mãn
thì không được chẩn đoán thêm có rối loạn tăng động, vì đơn giản là trầm
cảm có sự suy giảm tập trung và có kích động tâm thần vận động. RLTĐGCY
chỉ được chẩn đoán khi nó có các biểu hiện rõ rằng cho một rối loạn tăng

động riêng biệt [7, tr.262].
Sự khởi phát cấp của một hành vi tăng động ở một đứa trẻ ở tuổi đi học
có thể là kết quả của một rối loạn phản ứng (tâm sinh hoặc thực tổn) một
trạng thái hưng cảm, bệnh tâm thần phân liệt hay bệnh thần kinh (thí dụ sốt do
thấp khớp). Loại trừ: các rối loạn lo âu (F41 hoặc F93.0); các rối loạn khí sắc
(cảm xúc) (F30-F39); các rối loạn phát triển lan toả (F84); tâm thần phân liệt
(F20). [7,tr.262]
1.4. Phân loại và nguyên nhân RLTĐGCY [12, tr. 63-65]
1.4.1. Phân loại RLTĐGCY
Mặc dù hầu hết những trẻ mắc rối loạn này đều thể hiện cả sự giảm chú
ý lẫn sự tăng động, cũng có một số người chỉ biểu hiện trội ở một trong hai
loại này. Các phân nhóm phù hợp nên được dùng để chẩn đoán dựa vào mô
hình biểu hiện nào là trội qua thời gian ít nhất 6 tháng vừa trải qua.
- Rối loạn tăng động giảm chú ý - Dạng phối hợp
Phân nhóm này nên được dùng nếu có ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý
hoặc ít nhất 6 triệu chứng tăng động bồng bột tồn tại trong một thời gian ít
nhất là 6 tháng. Hầu hết những trẻ em và thiếu niên có rối loạn này đều
thuộc dạng phối hợp. Người ta chưa biết ở người lớn có tình trạng tương tự
như vậy hay không.

- Rối loạn tăng động giảm chú ý - Dạng trội về giảm chú ý

22
Phân nhóm này nên được sử dụng khi có ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý
(nhưng có ít hơn 6 triệu chứng về tăng động bồng bột) tồn tại trong một thời
gian ít nhất là 6 tháng.
- Rối loạn tăng động giảm chú ý - Dạng trội về tăng động bồng bột
Phân nhóm này nên được sử dụng khi có ít nhất 6 triệu chứng về tăng động
bồng bột (nhưng có chưa đến 6 triệu chứng về giảm chú ý) tồn tại trong thời
gian ít nhất là 6 tháng. Sự giảm chú ý có thể vẫn còn là một đặc tính lâm sàng

rõ rệt trong những trường hợp như thế.
Những người bị rối loạn này mà giai đoạn đầu có biểu hiện thuộc loại trội về
giảm chú ý hoặc trội về tăng động bồng bột đều có thể tiếp tục phát triển để
về sau trở thành dạng phối hợp và ngược lại. Nên sử dụng các phân nhóm
thích hợp để chẩn đoán dựa vào mô hình triệu chứng nào là trội trong thời
gian 6 tháng vừa qua. Nếu các triệu chứng lâm sàng vẫn tồn tại nhưng
không đáp ứng những tiêu chuẩn chẩn đoán, việc định bệnh thích hợp trong
trường hợp này là rối loạn tăng động giảm chú ý-dạng thuyên giảm một
phần (RLTĐGCY). Khi các triệu chứng của đương sự không đáp ứng đầy
đủ các tiêu chuẩn để chẩn đoán loại rối loạn này và không rõ là các tiêu
chuẩn này trước đó có được đáp ứng hay không, nên chẩn đoán là
RLTĐGCY không đặc hiệu.
1.4.2. Nguyên Nhân TĐGCY
Việc tìm kiếm nguyên nhân TĐGCY khá phức tạp bởi tính không thuần
nhất của những trẻ đã được chẩn đoán này [17, tr.411] Vì thế một số giả thiết
về nguyên nhân TĐGCY được đưa ra như sau:
1.4.2.1. Nguyên nhân sinh học
Các nghiên cứu về hoá học thần kinh,
- Các yếu tố di truyền (gen). Một tố bẩm (bẩm chất) cho RLTĐGCY có thể
được thừa kế (di truyền). Trong một nghiên cứu trên 238 cặp song sinh,
Goodman và Stevenson (1989) đã tìm ra sự phù hợp cho chẩn đoán lâm sàng

23
tăng động ở 51% các cặp sinh đôi cùng trứng và 33% các cặp sinh đôi khác
trứng. Người ta vẫn chưa biết chính xác cái gì được di truyền, nhưng những
nghiên cứu gần đây đã nêu lên một số khác biệt trong chức năng não. Trao đổi
chất ở não thấp hơn mức bình thường ở nữ có RLTĐGCY, nhưng không phải
ở nam (Ernst và cộng sự, 1994), mặc dù điều này có thể là do tình trạng rối
loạn nặng nề hơn ở những phụ nữ đã được nghiên cứu (những người tham gia
thuộc một tổ chức RLTĐGCY). Trong một nghiên cứu quan trọng trong 10

năm của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Catellanos và cộng sự (1996) đã
so sánh những lớp chụp cộng hưởng từ MRI
1
(cf. p. 88) ở nam giới bình
thường và bị RLTĐGCY và đã phát hiện ra thùy trán nhỏ hơn ở những trẻ
mắc rối loạn. Bằng chứng từ những nghiên cứu khác đã chỉ ra hoạt động kém
hơn của trẻ ADD ở những trắc nghiệm tâm lý-thần kinh về chức năng của
thùy trán (như việc kiềm chế những đáp ứng hành vi) đã ủng hộ ý kiến cho
rằng một sự suy yếu đáng kể ở phần này của bộ não có thể liên quan đến rối
loạn (Barkley, 1997; Chelune và cộng sự, 1986; Heilman, Voeller, & Nadeau,
1991)[17,tr. 411] .
- Các độc tố từ môi trường. Các lý thuyết phổ biến TĐGCY qua nhiều
năm đã chú ý tới vai trò của các độc tố từ môi trường trong sự tiến triển của
tăng động. Một thuyết về hoá sinh của tăng động được đưa ra bởi Feingold
(1973) đã gây nhiều sự chú ý trong nhiều năm. Ông cho rằng thực phẩm có
chất phụ gia gây rối loạn cho hệ thần kinh trung ương của trẻ tăng động, và
ông quy định một chế độ ăn kiêng tự nguyện cho chúng. Mặc dù không chắc
là có một tỷ lệ các trường hợp tăng động bị gây ra bởi sự nhạy cảm với các
chất phụ gia thực phẩm. Những nghiên cứu dựa trên đối chứng chặt chẽ theo
chế độ ăn của Feingold đã nhận thấy rằng một số trẻ đáp ứng tích cực với điều
này (Goyette & Conners, 1977). Tương tự, nhiều người cũng nhận thấy quan
điểm đường tinh chế có thể gây RLTĐGCY (Smith, 1975) đã không được sự
xác nhận của nghiên cứu kỹ lưỡng (Gross, 1984; Wolraich và cộng sự, 1985).

×