I/ Mục lục
II/ Nội dung
1. Đặt vấn đề
2. Giải quyết vấn đề
3. Kết thúc vấn đề
III/ Tài liệu đính kèm
IV/ Danh mục tài liệu tham khảo
Bài làm:
I/ Đặt vấn đề
Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam thì đất nông nghiệp thường
được hiểu là đất trồng lúa, trồng cây hoa màu như: ngô, khoai, sắn và những loại cây
được coi là lương thực. Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng đất nông nghiệp tương
đối phong phú, không chỉ đơn thuần là để trồng lúa, hoa màu mà còn dùng vào mục
đích chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản hay để trồng các cây lâu năm…
Trước đây Luật đất đai năm 1993 quy định về đất nông nghiệp tại Điều 42 như sau:
Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp
như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông
nghiệp.
Với quy định của Luật Đất đai năm 1993, đất đai của Việt Nam được chia làm sáu
loại : đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất khu dân cư nông thôn, đất
đô thị, đất chưa sử dụng. Theo sự phân loại này đất nông ngiệp, đất lâm nghiệp được
tách riêng thành hai loại đất nằm trong sáu loại đất thuộc vốn đất quốc gia và được
1
định nghĩa theo Điều 42 và Điều 43 của Luật đất đai năm 1993. Tuy nhiên, sự phân
loại này dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau, vừa căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu,
vừa căn cứ vào địa bàn sử dụng đất đã dẫn đến sự đan xen, chồng chéo giữa các loại
đất, không có sự tách bạch về mặt pháp lý gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai.
Để khắc phục những hạn chế đó, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người sử
dụng đất thực hiện các quyền của mình trong việc sử dụng đất. Luật đất đai năm 2003
đã chia đất đai làm 3 loại với tiêu chí phân loại duy nhất đó là căn cứ vào mục đích sử
dụng chủ yếu.
II/ Giải quyết vấn đề
Trong quá trình sử dụng đất, những biến động thường xuyên về mục đích sử
dụng đất phù hợp với những dự liệu của Nhà nước là điều bình thường. Đất nước ta
đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên nhu cầu sử dụng đất cho các mục
tiêu kinh tế là một tất yếu, mặt khác ngay trong sản xuất nông nghiệp việc chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng khiến người sử dụng đất phải suy nghĩ về khả
năng khai thác công năng từ đất đai. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Nhà nước
không thực hiện việc quản lí chặt chẽ trong quá trình chuyển mục đích sử dụng đất mà
trái lại, trong Luật đất đai 2003, Nhà nước thiết kế các trường hợp khác nhau khi
chuyển mục đích sử dụng đất vừa không gây phiến hà cho người sử dụng đồng thời
động viên sự đóng góp của họ khi chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện các nghĩa
vụ tài chính. Theo quy định tại Điều 36 Luật đất đai năm 2003, việc chuyển mục đích
sử dụng đất được chia thành hai loại sau: chuyển mục đích phải xin phép cơ quan nhà
nước thẩm quyền và chuyển mục đích không phải xin phép.
Chuyển mục đích phải xin phép có nghĩa là, người sử dụng đất phải thực hiện
những thủ tục hành chính thông qua văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất đồng ý cho phép chuyển sang sử
dụng vào mục đích khác và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Như
vậy, thủ tục xin phép là một trình tự pháp luật. Cơ quan cho phép phải căn cứ vào tình
2
hình hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai đã được phê duyệt
để chấp nhận việc chuyển mục đích sử dụng đất. Các trường hợp phải xin phép được
quy định trong khoản 1 điều 36, bộ Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2003 là:
a. Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi
trồng thủy sản;
b. Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác;
c. Chuyển đất nông nghiệp sang phi nông nhiệp;
d. Chuyển đất phi nông nghiệp được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất
phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất;
e. Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở thành đất ở.
Vậy, Theo điểm 1 khoản 1 điều 36, trong trường hợp của ông H, khi ông chuyển
đất chuyên trồng lúa sang trồng một số loại cây như cà phê, đỗ, lạc…thì ông H phải
xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.Trong khoản 2, điều 74, Bộ Luật Đất đai có
quy định:
2. Người sử dụng đất chuyên trồng lúa nước có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ
của đất; không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi
trồng thủy sản và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép.
Trong khoản 3 điều 36, bộ Luật này cũng quy định: Khi chuyển mục đích đất theo quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng; thời hạn sử dụng
đất được thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Bộ Luật Đất Đai. Với gia đình ông H
thì áp dung điểm c, khoản 1, Điều 68 của Bộ Luật.
Đối với hộ gia đình, cá nhân: Thời hạn sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất
1. Thời hạn sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất được
quy định như sau:
c) Trường hợp chuyển mục đích sử dụng giữa các loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm,
đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hộ gia
3
đình, cá nhân sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó theo thời hạn đã được giao, cho thuê.
Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê
đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử
dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt.
Cho nên ông H muốn chuyển mục đích sử dụng đất thì xin phép cơ quan có thẩm
quyền; ở đây là lên UBND xã nộp trình tự chuyển đổi quyền sử dụng đất và thẩm
quyền giải quyết là của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (điều
này sẽ được cụ thể trong ý 2 và 3 của bài) để xin phép chuyển mục đích sử dụng đất từ
đất chuyên trồng lúa nước sang trồng cây công nghiệp, cây lâu năm…và thời hạn
chuyển mục đích sử dụng đất của gia đình ông được ổn định lâu dài theo quy định của
Điểm b, Điều 68 trong Bộ Luật này. Khi ông H đề cập vấn đề của mình với một cán
bộ xã thì ông được câu trả lời phải xin phép khi chuyển đổi mục đích đất phải xin
phép là đúng, nhưng cơ quan thẩm quyền giải quyết cho ông thì chưa đúng.
2/ Về trình tự, thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất của gia đình ông H được quy
định trong điều 125. Bộ Luật Đất Đai:
1. Việc nộp hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất được quy định như sau:
a) Hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất nộp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi
có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
b) Hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất gồm hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất và
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất.
Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân phải có chứng thực của
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước.
2. Trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ
quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thực hiện các thủ tục hành chính cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất; xác định mức thu tiền sử dụng đất đối với trường hợp phải nộp
tiền sử dụng đất, thông báo cho người được chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện
nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trường hợp không đủ điều kiện thì trả
4
lại hồ sơ và thông báo lý do cho người xin chuyển mục đích sử dụng đất biết.
3. Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày người được phép chuyển
mục đích sử dụng đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, cơ
quan tiếp nhận hồ sơ trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã chỉnh lý cho người
được phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Và theo Điều 1 nghị định 198/2004/NĐ-CP, ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định thu
tiền sử dụng đất khi:
1 Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất;
2. Chuyển mục đích sử dụng đất;
3. Chuyển từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất;
4. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất
theo quy định tại Điều 2 Nghị định này.
5. Xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Do đó nếu đất của bạn có bằng khoán điền thổ ghi đất thổ cư (là đất ở theo quy định hiện
nay) không thuộc đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất khi xin cấp giất chứng nhận quyền sử
dụng đất.
Phiếu chuyển của Phòng Tài nguyên Môi trường phân biệt đất trong và ngoài hạn mức đất
ở để tính tiền sử dụng đất khi đất của gia đình bạn có nguồn gốc không phải là đất ở; có thể
khi làm thủ tục bạn không nộp giấy tờ chứng minh nguồn gốc đất thổ cư của gia đình bạn.
Bạn nộp đơn khiếu nại tại phòng Tài nguyên Môi trường kèm theo bằng chứng là bằng
khoán điền thổ hoặc trích lục địa bộ để chứng minh thửa đất có nguồn gốc đất ở; nơi đây sẽ
giải quyết cho bạn.
Vậy muốn chuyển đổi quyền sử dụng đất đúng pháp luật ông H phải có:
- Hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất nộp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn nơi có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
5