Đề án môn học
A. LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ mức sống của
người dân ngày càng được nâng cao. Chính vì thế mà nhu cầu thị trường về
tiêu dùng tăng lên mạnh mẽ cả về lượng và yêu cầu về chất, đặc biệt là trong
lĩnh vực có liên quan đến sức khoẻ con người. Sản xuất kinh doanh sửa là
ngành tạo ra và cung ứng các sản phẩm dinh dưỡng cần thiết cho mọi lứa tuổi,
mọi tầng lớp dân cư. Đồng thời nó cũng là ngành có sự tăng trưởng mạnh về
cầu tiêu dùng, và yêu cầu chất lượng Vinamilk là một doanh nghiệp "thủ lĩnh"
dẫn đầu ngành với gần 75% thị phần cả nước, có bề dày lịch sử hơn 30 năm.
Trước những cơ hội và thách thức đó để góp ý kiến cho việc tận dụng triệt để
những cơ hội trên thị trường cũng như né tránh các thách thức để tiếp tục
vững bước phát triển, em xin được nghiên cứu đề tài: "Chất lượng sản phẩm
và khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam ( Vinamilk)".
Đây là một chủ đề vừa rất cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của Công
ty Vinamilk vừa bức thiết đối với cuộc sống của người tiêu dùng trong và
ngoài nước. Đối với Vinamilk, nâng cao chất lượng sản phẩm là điều kiện
tiên quyết để duy trì và củng cố vị thế ở trong nước, xâm nhập và phát triển
thị trường ở nước ngoài khi mà thị trường trên thế giới cạnh tranh ngày càng
gay gắt.
1 1
Đề án môn học
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1. Chất lượng và vai trò của chất lượng sản phẩm
1.1. Quan niệm về chất lượng và chất lượng sản phẩm
Chất lượng là một khái niệm rất rộng và phức tạp nó thể hiện mức độ
ưu việt của những sự vật, hiện tượng mà chúng ta xem xét nghiên cứu. Là
khái niệm rất rộng nên nó được sử dụng rất thông dụng trong cuộc sống hàng
ngày từ những vấn đề vi mô như: chất lượng sản phẩm, sản xuất kinh doanh,
chất lượng quá trình sản xuất… đến những vấn đề vĩ mô: chất lượng cuộc
sống của xã hội, chất lượng của sự phát triển kinh tế xã hội. Từ những vấn đề
cụ thể đến những vấn đề trừu tượng. Thuật ngữ chất lượng được nhắc đến
xuất hiện với tần suất khá cao. Do phạm trù của nó quá rộng nên trong mỗi
lĩnh vực, phạm vi, góc độ nghiên cứu… khác nhau người ta đưa ra những khái
niệm , quan niệm, cách tiếp cận khác nhau.
ở đây, chúng ta tập trung nghiên cứu khái niệm chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm bao gồm hàng hóa và dịch vụ được hiểu là kết quả của một hoạt
động hoặc một quá trình. Chất lượng sản phẩm , là một phạm trù rộng, phản
ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật kinh tế và xã hội. Do vậy, hiện nay có rất
nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Mỗi khái niệm đề có
những cơ sở khoa học khác nhau đáp ứng các nhiệm vụ, mục tiêu thực tế.
Cũng như chất lượng nói chung, chất lượng sản phẩm cũng tùy vào mục tiêu
nhiệm vụ về chất lượng xuất phát từ nhà sản xuất, người tiêu dùng, từ sản
phẩm hay thị trường.
Theo quan niệm siêu việt. Chất lượng là sự tuyệt vời và hoàn hảo nhất
của sản phẩm. Quan niệm này mang tính trừu tượng, định tính không thể đo
lường chính xác nên nó chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu.
Quan niệm xuất phát từ sản phẩm cho rằng chất lượng sản phẩm được
phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Quan niệm này đã
nghiên cứu chất lượng sản phẩm với số lượng các thuộc tính hữu ích của sản
2 2
Đề án môn học
phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm có thể có nhiều thuộc tính hữu ích nhưng không
được người tiêu dùng đánh giá cao.
Quan niệm xuất phát từ nhà sản xuất thì chất lượng là sự phù hợp của
một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu điểm, quy cách được xác
định trước. Quan niệm này cụ thể, tạo cơ sở thực tiễn cho việc đo lường, đánh
giá mức chất lượng từ đó điều chỉnh cách hiểu và việc thực hiện chúng cho
phù hợp. Tuy nhiên, quan niệm chỉ phản ánh sự chủ quan của nhà sản xuất.
Để đánh giá chất lượng người ta so sánh các tiêu chí thực tế với thiết kế,
trong thực tế có thể các tiêu chuẩn thiết kế không cần phù hợp, hoặc không
thực sự theo yêu cầu khách hàng. Điều này dẫn tới có những sản phẩm được
doanh nghiệp đánh giá là chất lượng cao nhưng khách hàng vẫn không hài
lòng để quan niệm này phù hợp hơn. Khi thiết kế sản phẩm, các nhà thiết kế
cần tìm hiểu nhu cầu khách hàng thông qua sự cung cấp tư liệu của marketing
vá sắp xếp nhu cầu theo thứ tự ưu tiên sau đó thiết kế dựa trên những nhu cầu
đó.
Trong nền kinh tế thị trường, người ta đưa ra nhiều quan niệm về chất
lượng sản phẩm khác nhau. Những quan niệm xuất phát từ các yếu tố cơ bản
của thị trường như: nhu cầu cạnh tranh... và chúng ta có thể xem những quan
niệm này dưới một tên chung là "chất lượng hướng theo thị trường" mà đại
diện là những chuyên gia nghiên cứu quản lý chất lượng hàng đầu thế giới
W.Edwards Deming, Joseph Juran, Philip Crosby…
Xuất phát từ người tiêu dùng chất lượng sản phẩm được định nghĩa là
sự phù hợp với mục đích sử dụng, nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.
Trong cuốn "chất lượng là thứ cho không" Crosby định nghĩa: "chất lượng là
sự phù hợp với các yêu cầu". Yêu cầu ở đây vừa là yêu cầu của người tiêu
dùng vừa là yêu cầu của nhà sản xuất.
Theo Deming thì: "chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng"…
3 3
Đề án môn học
Xuất phát từ giá trị, chất lượng được hiểu là đại lượng được đo bằng tỉ
số giữa lợi ích thu được từ tiêu dùng sản phẩm với chi phí bỏ ra đó có lợi ích
đó:
Chất lượng = Lợi ích/chi phí
Nếu tỉ số này nhỏ hơn 1 được xem là không đạt chất lượng và nếu lớn
hơn 1 là đạt chất lượng tuy nhiên tỷ số này càng lớn thì chất lượng càng cao.
Xuất phát từ tính cạnh tranh của sản phẩm, chất lượng là một vũ khí
mang lại sự khác biệt độc đáo của sản phẩm doanh nghiệp so với các đối thủ
cạnh tranh từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Những quan niệm hướng theo thị trường này được đa số các chuyên
gia, doanh nhân tán thành vì nó phản ánh đúng nhu cầu đích thực của người
tiêu dùng, giúp doanh nghiệp thỏa mãn khách hàng tốt hơn, từ đó củng cố vị
thế và phát triển lâu dài trên thương trường.
Để giúp cho hoạt động quản lý chất lượng "trong các doanh nghiệp
được thống nhất, dễ dàng. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO: International
Organiration for Standaration) đã định nghĩa: "chất lượng là mức độ thỏa mãn
của các thuộc tính đối với các yêu cầu". Yêu cầu gồm yêu cầu nêu ra và yêu
cầu tiềm ẩn của khách hàng. Định nghĩa này thể hiện sự thống nhất giữa các
thuộc tính hiện tại khách quan của sản phẩm với việc đáp ứng nhu cầu chủ
quan của khách hàng. Do vậy nó có tính thực tế cao, tính tổng hợp, bao quát
cao và có thể áp dụng khả thi nếu nó được chấp nhận rộng rãi trong hoạt động
kinh doanh.
1.2. Các thuộc tính chất lượng sản phẩm
Mỗi sản phẩm đều cấu thành với rất nhiều thuộc tính, có giá trị sử dụng
khác nhau đối với nhu cầu của khách hàng. Chất lượng các thuộc tính phản
ánh mức độ đạt được của chất lượng sản phẩm: các thuộc tính được thể hiện
thông qua các thông số kinh tế - kỹ thuật… Tuy nhiên chủng loại sản phẩm có
4 4
Đề án môn học
những yêu cầu khác nhau về thuộc tính chất lượng nhưng chúng ta có thể
quay về các thuộc tính chung phản ánh chất lượng sản phẩm bao gồm:
- Các thuộc tính kỹ thuật: phản ánh công dụng chức năng của sản phẩm
chúng được quy định bởi các chỉ tiêu kết cấu vật chất, thành phần cấu tạo và
đặc tính lý, hóa… của sản phẩm. Các yếu tố này được thiết kế theo những tổ
hợp khác nhau tạo ra chức năng đặc trưng cho hoạt động sản xuất và hiệu quả
của quá trình sử dụng sản phẩm. Ví dụ: Nếu sản phẩm là máy móc thiết bị
người ta quan tâm thành phần cấu tạo hợp kim làm ra nó, các đặc tính vật lý,
cơ học là chủ yếu, tuy nhiên đối với sản phẩm sữa thì yếu tố kỹ thuật là đặc
tính hóa sinh: thành phần dinh dưỡng….
- Các yếu tố thẩm mỹ thể hiện hình dáng, mầu sắc, kích thước, tính cân
đối… được phối hợp hài hòa không? chúng đặc trưng cho sự truyền cảm, tính
nghệ thuật.
- Tuổi thọ sản phẩm: thể hiện tính giữ được khả năng làm việc bình
thường trong khoảng thời gian nhất định trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu thiết
kế.
- Độ tin cậy của sản phẩm: Đây được coi là sự đặt niềm tin của khách
vào nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Khi sản phẩm có độ tin cậy cao,
khách ngầm định các yếu tố chất lượng khác cũng đảm bảo cao nên nó không
chỉ phản ánh sản phẩm chất lượng mà còn đảm bảo cho doanh nghiệp duy trì
và phát triển trên thị trường.
- Độ an toàn của sản phẩm: gồm các chỉ tiêu: an toàn trong sử dụng,
vận hành sản phẩm; an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng và môi trường.
- Mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm
- Tính tiện dụng: phản ánh những đòi hỏi về tính sẵn có, tính dễ vận
chuyển - bảo quản,dễ sử dụng của sản phẩm và tính hấp dẫn.
- Tính kinh tế của sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng đối với những
sản phẩm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng.
5 5
Đề án môn học
- Các thuộc tính vô hình: hình ảnh,nhãn mác sản phẩm , vị thế của
doanh nghiệp trên thị trường…
1.3.Vai trò của chất lượng sản phẩm
Đối với nhà sản xuất, chất lượng sản phẩm và việc nâng cao chất lượng
sản phẩm có những vai trò, tác dụng sau:
Thứ nhất, chất lượng sản phẩm tạo nên sự khác biệt hóa, độc đáo và
thỏa mãn tốt khách hàng từ đó làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo sự khác biệt hóa được
Michael E.Porter (giáo sư Trường Kinh doanh Harvard, Đại học Harvard)
xem là một trong 3 chất lượng cạnh tranh của doanh nghiệp. Và chất lượng
này ngày càng hết sức quan trọng và có ý nghĩa trong việc nâng cao năng lực
cạnh tranh khi mà môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Khách ngày càng
"khó tính" với chất lượng sản phẩm.
Thứ hai, chất lượng sản phẩm tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua từ
đó tăng khối lượng tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận
Thứ ba, chất lượng sản phẩm tạo ra biểu tượng tốt, tạo niềm tin của
khách vào doanh nghiệp. Vì vậy, vị thế doanh nghiệp được nâng cao.
Thứ tư, trong nhiều trường hợp nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ tăng
năng suất lao động, chất lượng được nâng cao, số sản phẩm sai hỏng sẽ giảm,
tỉ lệ thành phẩm tăng trong khi các yếu tố đầu vào được sử dụng hợp lý và tiết
kiệm hơn do vậy năng suất và hiệu quả cao hơn.
Đối với người tiêu dùng chất lượng sản phẩm có những vai trò và tác
dụng sau:
Thứ nhất, tăng mức độ thỏa mãn nhu cầu, mong muốn hay tăng tính
hữu ích của sản phẩm đối với quá trình sử dụng của khách.
Thứ hai, giúp người tiêu dùng sử dụng tiết kiệm thời gian và sức lực
khi sản xuất sản phẩm do các doanh nghiệp cung cấp.
Thứ ba, hiệu quả tiêu dùng tăng hơn khi sản phẩm có chất lượng cao
lợi ích tiêu dùng sẽ tăng (∆U); chi phí cho mua sản phẩm có thể tăng (∆C)
6 6
Đề án môn học
nhưng chậm hơn từ đó lợi ích trên một đồng chi phí sẽ cao hơn, so với các sản
phẩm khác.
Đối với xã hội, chất lượng sản phẩm có các vai trò sau:
Trước tiên nếu hầu hết sản phẩm đều có chất lượng sẽ thỏa mãn tiêu
dùng xã hội cao hơn, từ đó làm tăng phúc lợi xã hội.
Thứ hai, các doanh nghiệp sẽ kinh doanh tốt hơn, từ đó tạo ra nguồn
của cải cho xã hội nhiều hơn.
Thứ ba, khi sản xuất sản phẩm với chất lượng cao sẽ giảm ô nhiễm môi
trường, tạo ra một môi trường sạch đẹp và một nền văn hóa cao.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
2.1. Các yếu tố bên ngoài gồm:
- Tình hình phát triển kinh tế thế giới
Những thay đổi về kinh tế thế giới tạo nên những thách thức buộc
doanh nghiệp phải nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng. Và vì thế
các doanh nghiệp phải quan tâm đến các vấn đề sau: xu thế toàn cầu hóa; sự
phát triển vượt trội của khoa học - công nghệ, đặc biệt là CNTT; sự thay đổi
nhanh chóng của tiến bộ xã hội với vai trò vị thế khoa học ngày càng cao,
cạnh tranh trên thế giới ngày càng gay gắt…
- Tình hình thị trường
Đây là nhân tố quan trọng nhất, là xuất phát điểm tạo lực hút định
hướng cho sự phát triển của chất lượng sản phẩm. Sản phẩm chỉ có thể tiêu
thụ được khi nó đáp ứng nhu cầu khách. Vì vậy xu thế phát triển và hoàn
thiện chất lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm và xu hướng vận
động trên thế giới.
- Trình độ tiến bộ khoa học và công nghệ mức chất lượng sản phẩm
không thể vượt quá giới hạn khả năng tiến bộ khoa học và công nghệ. Chất
lượng sản phẩm trước tiên thể hiện những đặc trưng về trình độ kỹ thuật tạo
ra sản phẩm đó. Tiến bộ công nghệ tạo ra khả năng không ngừng nâng cao
chất lượng sản phẩm. Tác động của khoa học công nghệ là không có giới hạn
7 7
Đề án môn học
nhờ đó mà sản phẩm sản xuất ra luôn có các đặc tính chất lượng với chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, mức thỏa mãn tiêu dùng tốt ơn.
- Cơ chế chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước, chính sách và pháp
luật của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Nó được
thể hiện thông qua hệ thống tiêu chuẩn quốc gia mà Nhà nước ban hành hoặc
thừa nhận; tạo môi tường thuận lợi cho việc nghiên cứu nhu cầu và thiết kế
sản phẩm, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh từ đó buộc các doanh nghiệp
phải nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Văn hóa và xã hội.
Chúng ta đều biết chất lượng là mức độ thỏa mãn của tập hợp các thuộc
tính đối với các yêu cầu. Yêu cầu là cách mà khách đưa nhu cầu và mong
muốn của mình cho doanh nghiệp để doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của họ.
Nhưng những nhu cầu của khách được biểu hiện thông qua mong muốn phụ
thuộc rất lớn vào văn hóa và xã hội, phong tục tập quán… Do vậy việc đảm
bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm chịu ảnh hởng không nhỏ của yếu tố
văn hóa xã hội.
2.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
- Lao động
Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn kinh
nghiệm, ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác và trạng thái tâm lý làm việc
của công nhân viên. Do vậy lao động là một trong những yếu tố đặc biệt quan
trọng đối với chất lượng sản phẩm.
- Máy móc thiết bị và công nghệ hiện có
Các yếu tố đầu vào chỉ có thể biến đổi thành những sản phẩm đầu ra
khi có yếu tố máy móc thiết bị và sự điều khiển của con người. Trình độ hiện
đại của máy móc thiết bị càng cao thì chất lượng sản phẩm càng cao và ngược
lại máy móc thiết bị càng hiện đại, sản phẩm làm ra càng đa dạng về mẫu mã.
- Nguyên vật liệu
8 8
Đề án môn học
Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào trực tiếp cấu thành nên sản phẩm. Do
đó nó là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến những thuộc tính
chất lượng sản phẩm. Nguyên vật liệu có chất lượng bảo đảm và ổn định, hệ
thống cung ứng tốt là điều kiện quan trọng cho quá trình sản xuất ổn định và
sản phẩm đạt tiêu chuẩn hóa.
- Trình độ tổ chức quản lý
Mỗi một doanh nghiệp được xem là một hệ thống, trong đó có sự phối
hợp thống nhất giữa các bộ phận chức năng chất lượng đạt được với một mức
chi phí phù hợp phụ thuộc rất lớn vào trình độ tổ chức quản lý của mỗi doanh
nghiệp. Theo W.Edwards Deming thì có tới 85% những vấn đề về chất lượng
do hoạt động quản lý gây ra. Vì vậy hoàn thiện quản lý là cơ hội tốt cho việc
nâng cao chất lượng sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
3. Chất lượng sản phẩm một vũ khí cạnh tranh sắc bén
3.1. Cạnh tranh và vai trò cạnh tranh
Cạnh tranh là một phạm trù rất rộng, được sử dụng trong môi trường tự
nhiên, kinh tế và xã hội.
Trong cuộc sống tự nhiên, mọi sinh vật đều đấu tranh cho sự sinh tồn
và phát triển. Quan sát một vườn cây ta thấy cây cối chen chúc nhau vươn lên
để chiếm khoảng không và ánh sáng mặt trời đôi lúc chúng nghiêng mình để
tạo "lợi thế" cạnh tranh. Xem thế giới động vật chúng ta cũng thấy các loài
động vật đấu tranh lẫn nhau để phân chia ranh giới "thống trị" của chúng,
trong cùng một loài lại có sự đấu tranh lợi ích để phân chia những miếng
mồi… Tất cả những điều này đã được Darwin, nhà sinh vật học vĩ đại người
Anh nghiên cứu trong học thuyết tiến hóa của ông. Ông nghiên cứu về quá
trình chọn lọc tự nhiên và khẳng định đấu tranh sinh tồn là cơ sở cho quá trình
chọn lọc và quá trình chọn lọc dẫn đến sự tiến hóa các loài sinh vật.
Trong lịch sử xã hội loài người các bộ lạc, quốc gia cũng tranh chấp
lãnh địa nhau, khống chế nhau và trong nhiều trường hợp thôn tính lẫn nhau
với mục đích chủ yếu vẫn là mở mang bờ cõi tìm kiếm các nguồn lợi ích.
9 9
Đề án môn học
Cũng như trong cuộc sống tự nhiên và trong xã hội trong nền kinh tế thị
trường, các chủ thể kinh tế luôn cạnh tranh với nhau vì lợi ích riêng của mình.
Ở đây "cạnh tranh được hiểu là sự đấu tranh giữa các chủ thể hành vi kinh tế
nhằm giành lợi thế tối đa cho mình". Cạnh tranh là yếu tố cơ bản của nền kinh
tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh có những vai trò sau:
- Cạnh tranh tạo cơ chế điều chỉnh sản xuất xã hội và do đó phân bố các
nguồn lực kinh tế sao cho tối ưu mục đích cao nhất của các doanh nghiệp là
lợi nhuận cao, trong các ngành sẽ có sự dịch chuyển đầu tư từ ngành có tỷ
suất lợi nhuận thấp sang ngành có tỷ suất lợi nhuận cao. Do vậy mà nguồn lực
được điều tiết thay đổi.
- Cạnh tranh kích thích tiến bộ khoa học và công nghệ. Cạnh tranh gây
áp lực với các nhà sản xuất buộc họ phải áp dụng công nghệ mới nhằm tăng
năng suất chất lượng, giảm chi phí… để từ đó tăng nguồn lực cạnh tranh.
- Cạnh tranh góp phần tạo cơ sở cho sự phân bố thu nhập lần đầu. Nhà
sản xuất nào có năng suất, chất lượng hiệu quả cao sẽ có thu nhập cao, đồng
thời thông qua cạnh tranh nhu cầu người tiêu dùng được đáp ứng.
Đối với một doanh nghiệp cụ thể thì nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ có
những vai trò sau:
- Tăng quyền lực thị trường cho doanh nghiệp. Với tư cách là người
mua, doanh nghiệp gây áp lực với các nhà cung ứng điều đó có thể dẫn tới
doanh nghiệp mua với mức giá thấp nguồn nguyên vật liệu ổn định, chất
lượng… và nhà cung ứng trung thành. Với tư cách là người bán doanh nghiệp
có quyền lực có tính độc quyền của người bán có thể bán với giá và sản lượng
cao hơn ĐTCT từ đó tăng lợi nhuận… .
- Tăng uy thế của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp khác trong
ngành đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Với năng lực cạnh tranh
cao, doanh nghiệp hoặc sẽ chiến thắng trong cạnh tranh hoặc sẽ được các đối
thủ nhường chỗ những phần thị trường nhất định do sự uy thế doanh nghiệp.
10 10
Đề án môn học
Và do vậy doanh nghiệp dễ dàng phát triển thêm thị trường mới và lôi cuốn
khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
- Tạo sự tin cậy và trung thành của khách hàng vào doanh nghiệp. Một
khi doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, có nghĩa là doanh nghiệp đáp
ứng tốt nhu cầu khách với một mức giá thích hợp. Khách hàng đặt niềm tin
vào sản phẩm và doanh nghiệp ở mức độ cao.
- Tạo ra một phong cách văn hóa riêng cho doanh nghiệp mình từ đó
tạo bầu không khí làm việc hợp tác, nhiệt tình, sáng tạo kỷ luật cao và tinh
thần trách nhiệm cao. Văn hóa doanh nghiệp được hiểu là hệ thống những
quan điểm, niềm tin chuẩn mực, giá trị tinh thần định hướng hành vi của các
thành viên, bộ phận trong doanh nghiệp. Với một nền văn hóa doanh nghiệp
cao, trước hết tạo ra tinh thần hợp tác giữa các cá nhân, bộ phận điều mà theo
lý thuyết trò chơi của Samuelson (Theory of Games) nó mang lại lợi ích cho
cả 2 bên. Tiếp đến nền văn hóa doanh nghiệp tạo ra bầu không khí dân chủ,
làm việc sáng tạo, hiệu quả. Ngoài ra sự thoải mái lại tạo ra động lực làm việc
cao cho người lao động theo Victor Vroom thì:
Sức mạnh = Sự đam mê x Niềm hi vọng
3.2. Vũ khí cạnh tranh
Thuật ngữ vũ khí được xuất hiện và sử dụng trong lĩnh vực quân sự từ
hàng ngàn năm trước công nguyên. Nó được dùng để chỉ những công cụ,
phương tiện dùng trong chiến tranh hoặc đề phòng chiến tranh. Theo từ điển
Oxford, thì thuật ngữ "vũ khí" (Weapon) được hiểu là "những thứ được thiết
kế được sử dụng hoặc có thể sử dụng để gây tổn hại cho chủ thể bị tấn công".
Như vậy khi muốn gây áp lực hoặc tổn hại cho đối phương (mục đích) chúng
ta phải có vũ khí (phương tiện đạt mục đích) và vũ khí chính là phương tiện
để đạt mục đích khi tương tác với chủ thể khác.
Ngày nay, thuật ngữ "vũ khí" được kết hợp với thuật ngữ "cạnh tranh"
thành vũ khí cạnh tranh được sử dụng khá phổ biến trong các lĩnh vực chính
trị, ngoại giao và kinh doanh. Trong kinh doanh, vũ khí cạnh tranh là những
11 11
Đề án môn học
điều kiện lợi thế, điểm mạnh mà doanh nghiệp có và dùng nó để gây áp lực
cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác (đối thủ cạnh tranh).
3.3. Chất lượng sản phẩm lao động là một vũ khí cạnh tranh độc đáo
Sản phẩm có chất lượng cao được xem như thỏa mãn cao mười thuộc
tính của nó. Và như thế độ bền chức năng công dụng, tính hiệu quả khi sử
dụng… của sản phẩm luôn ở mức cao làm hài lòng khách hàng và vượt trội so
với đối thủ cạnh tranh. Mặt khác kiểu mẫu đa dạng và luôn độc đáo của sản
phẩm càng làm tăng sự hấp dẫn khách hàng. Tất cả các yếu tố đó làm cho sản
phẩm của doanh nghiệp có sự khác biệt hóa với sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh. Đây là một trong ba loại vũ khí cạnh tranh chiến lược mà M.B.Porter
phân tích sâu sắc trong cuốn Chiến lược cạnh tranh nổi tiếng của ông. Ba
chiến lược cạnh tranh của Porter là: Dẫn dắt bởi chi phí; khác biệt hóa sản
phẩm; và trọng tâm hóa. Ngày nay khi mà thu nhập của người dân được nâng
cao yêu cầu và chất lượng ngày càng cao dần đặc biệt là các sản phẩm thực
phẩm, dược phẩm thì hai chiến lược khác biệt hóa sản phẩm và trọng tâm hoá
trở nên rất quan trọng Vinamilk là một doanh nghiệp thủ lĩnh trong ngành
sữa. Việc vận dụng và khai thác có hiệu quả chiến lược khác biệt hóa là vấn
đề quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài cho doanh nghiệp.
II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ KHẢ NĂNG CẠNH
TRANH
1. Tổng quan về Vinamilk
1.1. Giới thiệu chung về Công ty
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập trên cơ sở quyết định số
155/2003 QĐ - BCN ngày 01/10/2003 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công
nghiệp về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty Sữa Việt Nam thành
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công
ty số 4103001932 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp
ngày 20/11/2003. Tên giao dịch là: Vietnam Milk Join Stock Company. Viết
tắt là VINAMILK.
12 12