Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm để bồi dưỡng thái độ và lí tưởng sống cho học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC



HOÀNG ROÃN TUẤN



TÌM HIỂU VẺ ĐẸP VÀ GIÁ TRỊ TRIẾT LÝ TRONG DẠY HỌC
BÀI THƠ NHÀN CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐỂ BỒI DƯỠNG
THÁI ĐỘ VÀ LÍ TƯỞNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG





LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN










HÀ NỘI – 2010

















































ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC



HOÀNG ROÃN TUẤN



TÌM HIỂU VẺ ĐẸP VÀ GIÁ TRỊ TRIẾT LÝ TRONG DẠY HỌC
BÀI THƠ NHÀN CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐỂ BỒI DƯỠNG
THÁI ĐỘ VÀ LÍ TƯỞNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 10


Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. NGUYỄN THANH HÙNG




HÀ NỘI - 2010

LỜI CẢM ƠN

Bằng tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin được trân
trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học giáo dục, Khoa sau đại
học - Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy giáo, cô giáo của tổ phương pháp
thuộc Khoa văn - Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, tạo điều
kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tác giả xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
GS. TS Nguyễn Thanh Hùng đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Sở GD&ĐT Hải Phòng, Ban giám hiệu,
các đồng chí giáo viên và học sinh của trường THPT Nguyễn Khuyến, các
đồng chí giáo viên tổ Ngữ văn của các trường trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo,
thành phố Hải Phòng đã quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tác giả trong quá trình học tập nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động

viên, cổ vũ tác giả trong toàn bộ thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi
những thiếu xót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô
giáo, các bạn đồng nghiệp, để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tác giả xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 12 năm 2010
Tác giả



Hoàng Roãn Tuấn

NHỮNG KÍ TỰ VIẾT TẮT

GD
Giáo dục
GV
Giáo viên
HS
Học sinh

Hoạt động
NBK
Nguyễn Bỉnh Khiêm
THPT
Trung học phổ thông





















MỤC LỤC


Trang
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài.
1
2. Mục đích nghiên cứu.
5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
5
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.

5
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
5
6. Phương pháp nghiên cứu.
5
7. Cấu trúc của luận văn.
6
Chương : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
7
1.1. Cơ sở lí luận.
7
1.1.1. Triết lý là một nội dung sâu sắc trong thơ của Nguyễn Bỉnh
Khiêm.
7
1.1.2. Quan niệm chung về sống “ Nhàn”.
11
1.1.3. Quan niệm sống “Nhàn”của Nguyễn Bỉnh Khiêm là triết lý về
cuộc sống.

15
1.1.4. Mục tiêu dạy học bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
20
1.1.5. Mối quan hệ giữa nội dung triết lý nhàn trong dạy học bài thơ
"Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm với giáo dục thái độ, lí tưởng sống
cho học sinh.









22
1.2. Cơ sở thực tiễn.
23
1.2.1.Quan niệm sống của thanh niên và tình trạng sa sút đạo đức, lối
sống.

23
1.2.2. Những ảnh hưởng của nội dung triết lý Nhàn của Nguyễn Bỉnh
Khiêm tới học sinh THPT.

28
1.2.3. Sự cần thiết phải khai thác vẻ đẹp và giá trị triết lý “Nhàn”của
Nguyễn Bỉnh Khiêm.

29
Chương 2: TÌM HIỂU GIÁ TRỊ TRIẾT LÝ VÀ VẺ ĐẸP TRONG
BÀI THƠ NHÀN CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM

32
2.1. Khái lược về nguồn gốc nội dung triết lý trong thơ của NBK.
32
2.2. Triết lý “Nhàn” trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
36
2.3. Giá trị triết lý trong bài thơ “Nhàn”- NBK.
42
2.4. Vẻ đẹp của bài thơ “Nhàn”- NBK.
45

2.5. Mối quan hệ giữa giá trị triết lý và vẻ đẹp của bài thơ “Nhàn”.
48
2.6. Gắn nội dung bài thơ Nhàn – NBK với mục tiêu bồi dưỡng thái độ
và lí tưởng sống cho học sinh là một quy trình khép kín.

51
2.7. Khảo sát thực trạng dạy và học dưới góc độ tìm hiểu vẻ đẹp và giá
trị triết lý trong dạy và học bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

52
2.7.1. Về phía học sinh.
52
2.7.2. Về phía giáo viên.
57
2.8. Tài liệu tham khảo.
61
Chương 3: THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM DẠY HỌC BÀI THƠ
NHÀN CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM

65
3.1. Mục đích thể nghiệm.
65
3.2. Điều kiện thể nghiệm.
65
3.2.1. Điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học.
65
3.2.2. Điều kiện về con người.
66
3.3. Thiết kế thể nghiệm.
66

3.3.1. Phương hướng thiết kế giáo án thể nghiệm.
66
3.3.2. Nội dung hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
67
3.3.3. Các hình thức tổ chức hoạt động trên lớp.
68
3.3.4. Cách thức kiểm tra đánh giá.
71
3.3.5. Danh mục tài liệu cho bài học.
80
3.3.6. Thiết kế giáo án thể nghiệm sư phạm dạy bài thơ “Nhàn”của
Nguyễn Bỉnh Khiêm.

81
3.4. Giải thích điểm mới.
97
3.4.1. Điểm mới về nội dung
97
3.4.2. Điểm mới về phương pháp.
97
3.5. Hướng dẫn thực hiện thiết kế.
98
3.5.1. Đặc điểm của thiết kế.
98
3.5.2. Hướng dẫn thực hiên.
98
3.6. Đánh giá thiết kế.
99
3.6.1. Tự đánh giá.
99

3.6.2. Tổ chuyên môn đánh giá.
100
KẾT LUẬN
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
103
PHỤ LỤC




- 1 -
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mười thế kỷ văn học trung đại Việt Nam - từ thế kỷ X đến hết thế kỷ
XIX, là một thời kỳ văn học to lớn. Với sự đóng góp của hàng nghìn tác giả,
hàng vạn tác phẩm, nền văn học ấy đã để lại rất nhiều giá trị về tinh thần dân
tộc, truyền thống yêu nước, nhân đạo và triết lý nhân sinh cao cả Những tác
giả lỗi lạc đã góp phần tạo lên tầm vóc lớn lao của nền văn hoá Việt.
Trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông, phân môn văn học
phần văn học trung đại có 21 văn bản được giảng dạy chính, 7 văn bản đọc
thêm. Chừng ấy văn bản để hiểu được toàn bộ thời kỳ văn học trung đại với
bao tâm tư tình cảm, những biến đổi thăng trầm của lịch sử dân tộc, những
thay đổi của xã hội, con người trong suốt mười thế kỷ là một việc rất
khó…Tuy nhiên những nhà biên soạn sách giáo khoa đã cố gắng hết sức để
khắc phục hạn chế trên bằng cách tuyển chọn những bài những tác giả được
xếp vào hàng tiêu biểu nhất của mỗi một giai đoạn, để trong một thời lượng
ngắn học sinh vẫn có đủ nhận thức về mười thế kỷ văn học trung đại Việt
Nam một cách chắc chắn. Tuy nhiên với cách dạy học truyền thống coi trọng
việc truyền đạt của thầy, nhấn mạnh yếu tố thầy vì lý do trình độ nhận thức

của trò còn nhiều hạn chế, tài liệu học tập không đủ…và cơ bản là chúng ta
duy trì một nền giáo dục bao cấp thì điều đó không còn phù hợp nữa. Trong
thời đại ngày nay hoạt động dạy học hướng vào người học đã trở thành một
xu hướng tất yếu của giáo dục. Dạy học nhằm phát huy tính tích cực tự giác
của người học, hay dạy học lấy người học làm trung tâm. Thực chất của hoạt
động dạy học là làm cho đối tượng học thay đổi về mọi mặt cả thể chất và tâm
hồn, đảm bảo đủ các điều kiện của một con người hoàn thiện, đáp ứng được
yêu cầu của xã hội.
Trong cấu trúc chương trình giáo dục phổ thông bộ môn Ngữ văn
chiếm một vị trí quan trọng, điều đó được khẳng định ở hai khía cạnh: thứ
nhất là tỉ lệ thời gian dành cho môn Ngữ văn nói chung và phân môn văn học
- 2 -
nói riêng; thứ hai mức độ tác động của nội dung môn học tới đời sống tâm tư
tình cảm của học sinh rất lớn. Theo cố thủ tướng Phạm Văn Đồng : “Văn học
nghệ thuật là một „vũ khí vô song‟ ”. Như vậy có thể nói, văn học nghệ thuật
ngoài việc đảm bảo chức năng là một môn học trong nhà trường, nó còn là
một môn nghệ thuật. Vì vậy, nó có những tính chất riêng biệt mà không một
môn học nào có được. Việc xác định vị trí của môn Ngữ văn trong nhà trường
giúp cho giáo viên có ý thức hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng
dạy. Việc ý thức rõ về vị trí của phân môn văn học trong môn Ngữ văn và
việc xác định vị trí của văn học trung đại cũng có một vai trò cực kỳ quan
trọng trong hoạt động giảng dạy của mỗi giáo viên.
Trong những năm gần đây trước luồng gió đổi mới phương pháp dạy
học của ngành giáo dục nước ta đã và đang đem lại những thuận lợi mới cho
hoạt động dạy của thày và hoạt động học của trò. Tuy nhiên với các văn bản
văn học trung đại được phân phối trong chương trình Ngữ văn phổ thông vẫn
chưa tìm được hướng đi phù hợp, vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu và mong
muốn của xã hội.
Thực tế giảng dạy ở một số trường trên địa bàn người viết có dịp tiếp
xúc trao đổi với cả giáo viên và học sinh, phần lớn họ cho rằng dạy văn bản

văn học trung đại vừa khó vừa khô, ít hứng thú. Thiết nghĩ đây là một thực tế
không thể phủ định vì con đường đến với những giá trị đích thực của các văn
bản văn học trung đại có nhiều khoảng cách khó lấp đầy: thứ nhất là bức
tường ngôn ngữ; thứ hai là tâm lý của thời đại; thứ ba hệ thống thi pháp trung
đại. Những điều này không phải giáo viên và học sinh nào cũng hiểu biết cặn
kẽ. Vì vậy, vấn đề tìm một hướng khai thác mới nhằm rút ngắn khoảng cách
giữa văn bản văn học trung đại với giáo viên và học sinh trong thời đại ngày
nay là một việc làm cần thiết
Khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường thì mặt trái của nó là
những tệ nạn xã hội như tình trạng vi phạm đạo đức của một bộ phận không
nhỏ học sinh trung học, tình trạng học sinh sống buông thả, mải chơi, lêu lổng
- 3 -
ngày càng nhiều. Những hiện tượng này đã và đang trở thành những vấn đề
nan giải trong quá trình giáo dục học sinh, đáp ứng được sự phát triển của đất
nước.
Xuất phát từ những thực tế đáng lo ngại này, ngành GD&ĐT đã có
nhiều cuộc vận động nhằm hướng học sinh vào những hoạt động tích cực
trong học tập như “Trường học thân thiện học sinh tích cực; mỗi thầy cô giáo
là một tấm gương tự học, sáng tạo”…Tuy nhiên những hoạt động này cũng
chỉ mang tính tình thế mà chưa giải quyết được tận gốc rễ của vấn đề. Vậy
cái gốc của vấn đề tình trạng học sinh xuống cấp về đạo đức, lối sống bắt
nguồn từ đâu và gải pháp nào là hiệu quả cho thực trạng trên đang là những
câu hỏi thực tế đang đặt ra cho chúng ta.
Từ vị trí của môn học trong hệ thống các môn học trong nhà trường
chúng tôi nhận thấy rằng môn Ngữ văn và cụ thể là phân môn văn học có vai
trò to lớn trong việc giáo dục thái độ và lí tưởng sống cho học sinh. Qua những
tác phẩm cụ thể, người dạy hoàn toàn có thể hướng nội dung vào việc bồi
dưỡng thái độ sống tích cực, bồi dưỡng năng lực trí tuệ cho học sinh. Đặc biệt
có những tác phẩm có nội dung giáo dục đạo đức lí tưởng sống một cách thiết
thực và phù hợp với tâm lí tiếp nhận của học sinh. Qua đó chúng ta hoàn toàn

có thể xây dựng trong nhận thức của học sinh những chuẩn mực về đạo đức, lối
sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với xã hội.
Qua việc tìm hiểu hoạt động giảng dạy ở một số trường trên địa bàn
thành phố Hải Phòng, qua việc trao đổi thảo luận, thăm dò một số ý kiến của
đồng nghiệp về cách dạy, hướng khai thác những tác phẩm văn học trung đại,
chúng tôi nhận thấy cần phải có cách nhìn đúng đắn về vai trò và vị trí của
những tác phẩm văn học trung đại đối với việc giáo dục học sinh hiện nay. Có
nhiều tác phẩm giáo viên dạy chưa khai thác được những giá trị đích thực,
chưa gắn được nội dung tác phẩm vào cuộc sống hiện tại, chưa phát huy được
tính giáo dục của nó. Cụ thể, chúng tôi trao đổi với đồng nghiệp về bài thơ
“Nhàn” – NBK. Điều làm chúng tôi băn khoăn là ngay chính người dạy cũng
- 4 -
không thể cắt nghĩa được một cách đầy đủ giá trị của bài thơ. Phần lớn giáo viên
chỉ dừng lại ở nội dung triết lý hoặc đơn thuần chỉ tìm hiểu vẻ đẹp của cuộc
sống, nhân cách và trí tuệ của con người NBK mà chưa khái quát nên thành
những nội dung có giá trị cụ thể là vẻ đẹp và giá trị triết lý của bài thơ. Đây là
một hạn chế khá phổ biến trong việc giảng dạy bài thơ này và nó còn là hiện
tượng phổ biến trong giảng dạy những tác phẩm văn học trung đại nói chung.
Qua tìm hiểu sách hướng dẫn giảng dạy bài thơ “Nhàn”- NBK chúng
tôi nhận thấy một số điểm cần phải nhìn nhận một cách chuẩn xác: thứ nhất từ
mục tiêu cần đạt của bài học tác giả sách giáo khoa cho rằng học sinh cảm
nhận được vẻ đẹp cuộc sống, nhân cách của NBK, trong khi đó đặc điểm bài
học trong phần nội dung lại cho rằng Nhàn là triết lý, là thái độ sống, là tâm
trạng của tác giả. Trong phần trọng tâm kiến thức tác giả SGK đã chỉ ra bản
chất của chữ “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, là vẻ đẹp chân dung NBK. Từ
vấn đề trên người viết nhận thấy sự chưa thống nhất từ việc xác định mục tiêu
cần đạt đến đặc điểm bài học và trọng tâm kiến thức. Suy cho cùng, bài thơ
“Nhàn” phải thể hiện được nội dung nhàn trong quan niệm của NBKvà đó
chính nội dung triết lý của bài thơ. Điều chúng ta đặc biệt quan tâm ở đây là
định hướng của sách giáo viên chưa triệt để, dễ dẫn đến những cách hiểu đại

khái, qua loa và như vậy vô tình đã làm mất đi giá trị đích thực của tác phẩm.
Cho đến nay đã có nhiều người nghiên cứu nội dung triết lý nhàn trong thơ
của NBK như Nguyễn Sĩ Cần “ Triết lý chữ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm”;
Phạm Luận “Thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm”; Trần Đình Hượu “Triết lý
và thơ ở Nguyễn Bỉnh Khiêm”; Lê Trọng Khánh “ Nguyễn Bỉnh Khiêm – nhà
thơ triết lý” và cả những nghiên cứu về thơ văn của NBK trong sách giáo
khoa phổ thông như: Đoàn Minh Ngọc “ Nguyễn Bỉnh Khiêm trong sách
giáo khoa phổ thông trung học”; Nguyễn Đức Phùng “ Giảng dạy thơ NBK
trên quê hương Bạch Vân cư sĩ” nhưng việc nghiên cứu, tìm hiểu và vận
dụng một cách có hệ thống những thành tựu nghiên cứu ấy vào hoạt động
giảng dạy những tác phẩm cụ thể của NBK trong chương trình Ngữ văn
- 5 -
THPT thì chưa có công trình khoa học nào. Từ những lập luận trên chúng tôi
chọn đề tài: “ Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ
"Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm để bồi dưỡng thái độ, lí tưởng sống cho
học sinh trung học phổ thông”, để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả
trong hoạt động dạy học bài thơ.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy bài thơ "Nhàn" – (NBK),
để đóng góp thêm một cách nhìn, một hướng khai thác mới nhằm bổ sung
thêm giá trị cho bài thơ. Qua đó, giáo viên có thể hướng nội dung vào việc bồi
dưỡng thái độ và lí tưởng sống cho học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Tìm hiểu giá trị triết lý và vẻ đẹp của bài thơ “Nhàn”- (NBK)
3.2. Mối quan hệ giữa giá trị triết lý nhàn, vẻ đẹp của bài thơ “Nhàn” và
mục tiêu bồi dưỡng thái độ, lí tưởng sống cho học sinh THPT hiện nay
3.3. Đề xuất cách dạy khai thác triệt để giá trị của bài thơ hướng vào bồi
dưỡng thái độ, lí tưởng sống cho học sinh
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu

Thực trạng việc dạy học bài thơ Nhàn- (NBK) theo hướng khai thác vẻ
đẹp và giá trị triết lý.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Bài thơ “Nhàn”- NBK và việc dạy học bài thơ này trong chương trình
Ngữ văn THPT.
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý của bài thơ”Nhàn”- NBK và phương
pháp dạy học bài thơ này nhằm phát huy giá trị và vẻ đẹp triết lý đối với việc
bồi dưỡng thái độ và lí tưởng sống cho học sinh lớp 10 THPT.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng 2 nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây.
- 6 -
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Đọc và nghiên cứu tổng hợp các tài liệu, các công trình nghiên cứu về
nội dung triết lý trong thơ văn của NBK.
6.2. Nhóm phương pháp thực nghiệm
Tìm hiểu, trao đổi, thể nghiệm, khảo sát thu thập các dữ liệu thực tiễn,
phân tích tổng hợp.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở dầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
Chƣơng 2:Tìm hiểu giá trị triết lý và vẻ đẹp của bài thơ "Nhàn" của (NBK).
Chƣơng 3: Thiết kế thể nghiệm dạy học bài thơ “Nhàn”- (NBK).





















- 7 -
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Triết lý là một nội dung sâu sắc trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm
1.1.1.1. Triết lý là gì?
Triết lý là hệ thống tư tưởng của con người nghiên cứu đời sống của
con người và vũ trụ trong đó con người sống. Có những ngành triết học sau:
1/ Tâm lý học: nghiên cứu tâm lý của con người.
2/ Luận lý học: nghiên cứu về các phương pháp tư duy để giúp con
người đạt đến chân lý. Toán học cũng là 1 bộ phận trong luận lý học.
3/ Đạo đức học: nghiên cứu và đưa ra chuẩn đạo đức để con người sống
hòa bình với nhau trong cuộc đời, để xã hội có trật tự.
4/ Siêu hình học: còn gọi là triết lý tổng hợp, nghiên cứu về bản ngã
con người , nguồn góc con người, nguồn gốc vũ trụ.
Từ khái niệm trên chúng ta có thể hiểu triết lý được thể hiện rõ nét qua

những quan niệm của con người về cuộc sống xã hội và về chính bản thân con
người. Đây không phải là những quan niệm thông thường, nó là kết quả của
những trải nghiệm của con người có được trong cuộc sống. Nó tồn tại trong ý
thức của con người và chi phối hành động của con người.
1.1.1.2. Nội dung triết lý trong thơ văn
Nội dung triết lý là một phạm trù rộng, nó thể hiện trong toàn bộ tiến
trình phát triển của nền văn học dân tộc Việt Nam. Từ văn học dân gian, triết
lý của nhân dân lao động đã được thể hiện một cách sâu sắc và rất cụ thể.
Triết lý ấy bao gồm toàn bộ quá trình nhận thức của con người về tự nhiên, xã
hội và về chính bản thân con người. Triết lý được phản ánh qua những kinh
nghiệm sống hết sức có giá trị như những kinh nghiệm về thiên nhiên, thời
tiết, nông vụ, kinh nghiệm trong làm ăn, trong ứng xử giữa con người với
nhau…Những kinh nghiệm này dần được khái quát lại thành những quan
niệm sống.
- 8 -
- Ai giàu ba họ, ai khó ba đời.
- Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
- Chớp đông nháy nháy, gà gáy thì mưa
- Vv…
Hay là những hiện tượng mang tính tương tác song hành, ràng buộc với nhau.
- Lội bùn lấm chân, vọc sơn phù mặt.
- Rau nào thì sâu ấy.
- Già néo đứt dây.
- Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Và cả những quan niệm trong quan hệ ứng xử:
- Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
- Một giọt máu đào hơn ao nước lã
- Vv…
Kho tàng triết lý vô cùng phong phú và có giá trị của nhân dân được
lưu truyền từ đời này sang đời khác và trở thành những chuẩn mực trong đời

sống hàng ngày. Cứ thế giá trị tâm hồn của dân tộc ngày càng được bồi đắp và
lớn mạnh.
Khi văn học viết xuất hiện, một mặt kế thừa những tinh hoa của văn
học dân gian, mặt khác nó không ngừng tiếp thu những tinh hoa của những
nền văn khác trong khu vực để tự làm phong phú thêm tinh hoa của dân tộc.
Triết lý dân gian cũng từ đó mà phát triển mạnh mẽ hơn.
Trong thời kỳ văn học trung đại, các nhà nho của chúng ta tiếp thu
những tư tưởng của Khổng, Lão, Phật…. tạo nên sự giao thoa về tư tưởng và
ý thức hệ trong khu vực. Đây cũng là tiền đề ảnh hưởng đến nội dung triết lý
trong thời kỳ này. Quan niệm của Nho gia về các hạng người trong xã hội như
một ranh giới phân định về đẳng cấp. Người quân tử thì có đạo của người
quân tử, kẻ tiểu nhân thì có đạo của tiểu nhân. Những quan niệm tưởng như
vô lý này lại là một hệ thống tư tưởng tồn tại hàng nghìn năm trong đời sống
xã hội. Người quân tử phải có Tam cương, Ngũ thường, xuất thế hay nhập
- 9 -
thế, hành hay tàng đều đã được thể hiện khá rõ nét trong cách xử thế nhà nho.
Quan niệm về chí làm trai, về thành, cùng là những chuẩn mực được xã hội
dựng lên như những tiêu chuần để đánh giá giá trị của con người. Nhìn chung
những quan niệm này vừa có phần tích cực, vừa có phần tiêu cực. Tuy nhiên
ở mỗi thời đại, ở mỗi vĩ nhân lại có những cách, những quan niệm khác nhau
về triết lý. Tính kế thừa của nội dung triết lý được thể hiện rõ nét qua tiến
trình lịch sử văn học. Điều giống nhau là tuỳ thời và hoàn cảnh sống có
những biến đổi cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh xã hội hiện tại. Mục tiêu
cuối cùng là giữ được bản thân cho trọn đạo, không bị chê bai, bài bác.
1.1.1.3. Triết lý trong thơ của NBK.
Triết lý trong thơ NBK là hệ thống tư tưởng của ông được khái quát
thành những quan niệm về đời sống xã hội, con người, vũ trụ. Triết lý đó có
được là do những kiến thức ông đã hiểu được kết hợp với sự trải nghiệm đời
mà nhà thơ đã đúc rút lên thành những kinh nghiệm sống mang tính phổ biến,
có giá trị ổn định, lâu dài. Đặc biệt triết lý ấy không chỉ bó hẹp trong quan

niệm của cá nhân mà nó có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội của
một thời đại.
Ông là một nhà triết học. Với ông, thơ trước hết để bộc lộ tư tưởng, mang
tính giáo huấn rõ rệt. Toàn bộ cảnh vật phản ánh trong thơ ông được nhìn bằng
con mắt của nhà thơ triết lý, dù là cảnh thiên nhiên như sông núi, ao hồ, vườn
tược, cầu đường… (cảnh xã hội như chợ búa, chùa chiền, học hành, hiếu hỉ…)
các vật quen dùng như mâm bát, chày cối, giấy mực, lọng dù…
Mỗi bài thơ là một cách nhận biết thế giới của ông, thấm đượm tư
tưởng triết học của ông, phục vụ cho một ý tưởng hoặc mục đích nhận thức
của ông. Đọc thơ ông, tôi chợt nghĩ rằng, có lẽ ông là người đầu tiên nhận ra
chức năng công cụ của thơ, để lý giải, để nhận biết và để giáo dục tuyên
truyền cho cái đạo của mình.
Nói như thế, không phải là ông hạ thấp giá trị của thơ mà là tăng tính
hữu ích của một thể loại nghệ thuật, nhạy cảm và tinh tế, thường gặp với trăng
- 10 -
gió và cái hư huyền của cõi thế gian, trả nó về với đời sống thường nhật. Và
như thế, trong thơ Việt Nam, có lẽ ông là người sáng lập ra loại thơ diễn giải
minh họa và tuyên truyền, mà sau này ta thấy càng ngày càng phổ biến trong
nền thơ hiện đại, chảy thành một dòng lớn trong thơ Việt Nam thế kỷ thứ 20,
với nhiều tác phẩm xuất sắc của những tên tuổi lớn. Đặc biệt, lẽ đời, nhân
tình, thế thái, được ông trình bày vô cùng đa dạng, phong phú, có đủ các mùi
vị, sắc thái.
Đây là những đóng góp đặc sắc và có thể nói là độc đáo của ông trong thơ
trung đại Việt Nam tạo thành một từ trường, khiến ông trở thành một trong
những ngọn núi lớn của thi ca dân tộc. Ở đây, màu sắc triết học đã tan vào cảnh
vật và tâm trạng, làm cho nó có sức lan tỏa xa rộng, bền vững lâu dài.
Nhiều câu thơ của ông ở loại này trở thành danh ngôn, thành ngạn ngữ,
có cuộc sống riêng, độc lập với chính người sinh ra nó. Không phải nhà thơ
nào cũng có diễm phúc như vậy.
Hãy nghe, ông nói về thời thế :

Có thuở được thời mèo đuổi chuột,
Đến khi thất thế kiến tha bò.
(Thơ chữ Nôm: bài 81)
Và thế thái nhân tình :
Thớt có thanh tao ruồi đậu đến,
Gang không mật mỡ kiếm bò chi.
(Thơ chữ Nôm: bài 58)
Hoặc tương tự :
Thuở khó dẫu chào, chào cũng lảng.
Khi giàu chẳng hỏi, hỏi thời quen.
(Thơ chữ Nôm: bài 5)
Những vấn đề về đạo lý, lớn thì là trung quân, ái quốc, tiết nghĩa, nhỏ
thì là tình thày trò, cha con, anh em…đều được ông viết thành thơ, với ý thức
tuyên truyền không hề giấu giếm. Ông có ý thức phục hồi những giá trị của
- 11 -
đạo lý và dùng văn chương để giáo dục mọi người, hy vọng nhờ thế mà xã hội
trở nên tốt đẹp hơn.
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kế thừa xứng đáng tryền thống thơ Lê Thánh
Tông, đặc biệt là thơ Nguyễn Trãi và bổ sung vào đó, đậm đặc hơn, chất triết
lý, suy tưởng và giáo huấn, để thơ trở thành một công cụ hữu ích, phục vụ con
người, phản ánh hiện thực đời sống và hiện thực tâm trạng sâu sắc lẽ đời, với
cái nhìn khái quát của một triết gia, trong đó có những chiêm nghiệm từng trải
của cá nhân ông. Giầu chất trí tuệ, thơ ông là những khát vọng muốn khám
phá những quy luật của thiên nhiên, xã hội và của cả con người, nhằm tự vượt
thoát ra khỏi những bế tắc của một thời và có ảnh hướng sâu sắc tới tận ngày
hôm nay, cả về tư tưởng và nghệ thuật của thơ, cả về tầm vóc văn hóa và nhân
cách của một nhà thơ.
Đặc điểm nổi bật trong triết lý của NBK là sự mềm mại uyển chuyển
trong nhận thức về vũ trụ quan và nhân sinh quan. Ông không quá câu lệ vào
những quan niệm mang tính công thức về cuộc sống, con người, mà luôn luôn

biến đổi linh hoạt cho phù hợp với điều kiện hiện tại. Cái mục đích cuối cùng
trong triết lý của NBK là là để hiểu được cuộc sống, hiểu được thế cuộc, để từ
đó có những tác động tích cực nhằm hướng đến những lợi ích cao cả - lợi ích
dân tộc.
Nội dung triết lý trong thơ của NBK là một nội dung có giá trị sâu sắc.
Nó cho thấy được thái độ, quan điểm của nhà thơ trước thời cuộc. Qua đó,
nhà thơ còn bộc lộ rõ những quan niệm sống tích cực của mình.
1.1.2. Quan niệm chung về sống “ Nhàn”
1.1.2.1. Sống nhàn theo quan niệm đời thường
Trong đời sống dân gian, chúng ta vẫn thường nghe nói tới sống nhàn.
Có những từ đi kèm với nhàn như là: nông nhàn, thư nhàn, nhàn cư, nhàn
tâm, nhàn sự …Theo cách quan niệm này, nhàn ở đây được hiểu là sự rỗi rãi,
thảnh thơi không phải làm gì và không phải lo nghĩ gì. Nông nhàn là thời
điểm những công việc nhà nông đã tạm hết như cấy xong, gặt xong…; thư
- 12 -
nhàn là thư thái, khoan khoái nhàn rỗi; nhàn cư chỉ chung cho cuộc sống nhàn
nhã; nhàn tâm là trong lòng vô sự; nhàn sự là không có việc gì.
Trong quan niệm đời sống nhàn được coi là sống sung sướng, không
phải lo toan gì nhiều, nhàn nhã thong dong. Họ thường cho rằng cuộc sống no
đủ về vật chất thì dễ sống nhàn hơn. Vì thế mà người đời thường cho rằng,
thiếu thốn về vật chất thì lúc nào cũng phải lo toan, tất tả ngược xuôi cho nên
không thể nhàn được.
Nhàn còn xuất hiện trong thuật bói toán, mê tín như tướng nhàn, số
nhàn…
Như vậy có thể thấy quan niệm về Nhàn trong đời sống dân gian hết
sức phong phú và đa dạng, không có chuẩn mực nào có thể đo được mức độ
Nhàn. Tuy nhiên những quan niệm tưởng như vụn vặt này, đôi khi lại trở
thành cơ sở vững chắc cho một quan niệm, một lối sống. Trong lich sử phong
kiến Việt nam không ít những nhà nho có lối sống nhàn ảnh hưởng từ dân
gian này.

1.1.2.2. Nhàn trong quan niệm của nhà Nho.
Khi chiết tự chữ Nhàn về mặt chữ Hán "nhàn" có thể viết theo hai cách:
một là chữ môn là cửa ở ngoài, trong là chữ nguyệt là mặt trăng.( ) Hai
cũng là chữ môn ở ngoài, và chữ mộc là gỗ ở trong.( ) Cả hai chữ đều đọc
là nhàn, với nghĩa nhàn rỗi, nhàn hạ. Tuy nhiên, trong mỗi thời đại, ở mỗi nhà
nho thì quan niệm về Nhàn lại có những điểm riêng biệt.
Trần Nhân Tông, vị vua kiêm thiền sư đời Trần, trong bài ca "Đắc Thú
Lâm Tuyền Thánh Đạo Ca" viết các câu như:
"Công danh chẳng chuộng,
Phú quý chẳng màng,
Tần Hán xưa nay,
Xem đà nhàn hạ".
Ý của Trần Nhân Tông là người Phật tử không ham muốn gì công danh phú
quý. Vì vậy Trần Nhân Tông định nghĩa, nhàn là không màng công danh phú
- 13 -
quý, nhàn là hơn tất cả, cho nên trong bài thơ chữ Hán kết thúc bài ca này,
ông viết:
"Lưỡng tự thanh nhàn thắng vạn kim".
Vạn kim là vạn lượng vàng, là giàu sang phú quý. Hai chữ thanh nhàn còn giá
trị hơn nhiều so với chữ ngàn lạng vàng. Thú nhàn là thú thanh cao, là đối lập
với vật chất tầm thường. Vì vậy, nhàn là một lối sống cao đẹp.
Quan niệm Nhàn thường xuất hiện trong lẽ xuất xử của Nho gia “Thành
kiêm tế thiên hạ, cùng độc thiện kỳ thân” (Thành đạt đem tài kinh bang tế thế,
giúp đời. Vào thời thế suy giữ mình trong sạch, khí tiết thanh cao của nhà
Nho). Nhàn ở đây chính là sự chối bỏ thực tại xã hội, sống ẩn dật, lánh đời
theo kiểu “Lánh đục, tìm trong” giữ cho mình được thanh sạch, sống một
cuộc sống thanh cao. Nơi họ thường tìm đến là “thâm sơn, cùng cốc” , tự tách
mình ra khỏi những phiền tạp của cuộc đời, sống hoà mình vào thiên nhiên,
vạn vật. Với quan niệm này phần lớn trong số nhà Nho là thoát ly thực tại,
sống cô lập và thường không có mối quan hệ với đời. Những nhà Nho này

thường là những bậc đại quan trong triều, họ có ý thức dân tộc. Họ có lí tưởng
và hoài bão lớn lao, muốn đem tài trí của mình ra để giúp nước cứu đời, tạo
nên sự nghiệp “Kinh bang tế thế” nhưng thế cuộc xoay vần nhiều giá trị bị
đảo lộn, họ lâm vào tình trạng bị cô lập. Nguyễn Trãi từng có công lớn trong
việc phò giúp Lê Lợi đánh thắng giặc Minh, rửa nhục cho nước, đem lại sự
nghiệp trị bình cho nhà Lê. Sau khi đất nước hoà bình nhà vua quen nghe lời
nịnh thần ngon ngọt mà quên đi quốc lão, công thần, bất đắc chí ông đành về
ở ẩn tại Côn Sơn đề giữ mình. Ông đã xa lánh cuộc sống bon chen nơi đô
thành để tìm về cuộc sống an nhàn nơi ông ngoại Trần Nguyên Đán đã từng
lui về ẩn dật. Những điều tưởng như vô lý đó lại là một quy luật, quy luật cay
nghiệt của cuộc đời “Khi con chim cuối cùng bị bắn hạ thì cây cung bị chẻ,
con thú cuối cùng bị bắt thì chó săn bị thịt”, Lí Bạch làm quan dưới thời
Đường Huyền Tông – Trung Quốc, cũng phải thốt lên “ Công thành thì thân
thoái”. Nhàn trong quan niệm của Nguyễn Trãi là “Nhàn thân không nhàn
- 14 -
tâm”, mặc dầu sống ẩn dật tại một ngọn núi tại Chí Linh - Hải Dương, mặc
dầu đã thoát khỏi cuộc sống bon chen danh lợi nơi triều chính nhưng tấm lòng
của ông vẫn canh cánh một nỗi niềm “Ưu thời mẫn thế”. Những ngày ở ẩn tại
Côn Sơn ông đã thừa nhận là “Công danh đã được hợp về nhàn” “Hợp” nghĩa
là “nên”, là “đáng” Ông là người anh hùng dân tộc văn võ song toàn, đúng là
“công danh đã được”. Về sau, ông bị bọn nịnh thần chèn ép. “Lưng khôn uốn,
lộc nên từ”, ông đã vứt bỏ mọi công danh, tự răn lòng mình: “hợp về nhàn”,
nên về Côn Sơn ở ẩn, sống cuộc đời thanh nhàn chan hoà với tạo vật. Trong
bài thơ “Cuối xuân tức sự”, ông có viết:
“Suốt ngày nhàn nhã khép phòng văn,
Khách tục không ai bén mảng gần”.
(Cuối xuân tức sự)
Qua câu thơ chúng ta hoàn toàn có thể thấy, ông sống thoát li cuộc sống đời
thường, khép mình trong bốn bức tường của “phòng văn”, không một ai “bén
mảng gần” , sống cô lập một mình. Vậy nhưng tấm lòng của ông thể hiện qua

đôi tai vẫn hướng ra cuộc sống đời thường:
“Nghe tiếng quốc kêu xuân đã muộn
Đầy sân mưa bụi, nở hoa xoan”
(Cuối xuân tức sự)
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng giỏi cầm ve lầu tịch dương”
(Thuật hứng số 43)
Có thể thấy rất rõ, sống Nhàn trong quan niệm của Nho gia trước NBK tiêu
biểu nhất là Nguyễn Trãi. Qua thơ văn của ông, chúng ta hiểu được sống
Nhàn là sống không hoàn toàn quay lưng lại với trật tự xã hội đương thời. Họ
chỉ không trực tiếp bàn chính sự, không can thiệp vào công việc triều chính,
còn với cuộc sống của lê dân trăm họ thì vẫn canh cánh trong lòng. Có thể
nói, nét đẹp trong tâm hồn của Ức Trai cũng như của một số nhà Nho chân
chính khác là họ đã dành trọn cả tâm hồn của mình cho non sông đất nước và
- 15 -
con người Việt Nam. Mặc dầu trong lẽ xuất xử có phần bất đắc chí, xa lánh
thực tại, bỏ mặc thế cuộc nhưng xét cho đến cùng thì lui về nhàn, cũng là một
hành động tích cực.
1.1.3. Quan niệm sống “ Nhàn” NBK là triết lý về cuộc sống
Với NBK quan niệm về chữ Nhàn vừa có phần giống với Nguyễn Trãi
ở chỗ tránh xa danh lợi, tránh xa triều chính nhưng trong chữ Nhàn” của NBK
thì không hoàn toàn như vậy. Trong bài "Nhẹ Nhàng Danh Lợi", ông viết:
"Để rễ công danh đổi lấy nhàn,
Am Bạch Vân rồi nhàn hứng,
Dặm hồng trần vắng ngại chen"
Rõ ràng, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận thức chữ nhàn, đối lập với công danh, với
hồng trần. Trần là bụi. Hồng trần là bụi hồng, là tất cả những gì ở thế gian làm
ô nhiễm thân tâm con người. Từ hồng trần, biểu trưng cho bụi đời, cũng được
ông dùng lại trong một bài thơ khác, với câu:
"Xóm tự nhiên, lều một căn,

Quyết không thay thẩy bụi hồng trần"
Đó là chữ nhàn theo nhận thức của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy nhiên
trong lẽ xuất xử của ông, ông không hoàn toàn thoát li bụi trần. Ông vẫn tham
gia những hoạt động bình thường của cuộc sống. Vẫn mở trường dạy học, làm
quán, làm cầu…Chữ Nhàn trong quan niệm của NBK mang nhiều nội dung
phong phú và mới mẻ. Nó vừa có tính kế cận vừa có sự phát huy.
Nhàn là sự cân bằng hài hoà của vạn vật thì Nhàn được coi là cái thú
cao đạo, còn Nhàn mà vẫn vướng víu sự đời, vẫn thấp thỏm không yên thì
Nhàn chỉ là một cái cớ để không sa vào vòng danh lợi tầm thường. Nhàn còn
có yếu tố tiêu cực, vì nhàn nghĩa là quay lưng lại với hiện thực, chối bỏ hiện
thực, hay nói chính xác Nhàn là một thái độ phản kháng mà các nhà Nho
dùng để thể hiện sự bất mãn của mình với thời đại một cách có văn hoá.
Nguyễn Sĩ Cần - Đại học sư phạm Vinh “ Triết lý chữ Nhàn của
Nguyễn Bỉnh Khiêm”, cho rằng: “Chữ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự
- 16 -
vận dụng hai chữ xuất xử của nhà nho vào thời đại của ông. Một phương
châm xử thế trước thời cuộc được nhà nho coi trọng là phương châm “tuỳ
thời” 12, tr.127. “Tuỳ thời chi nghĩa đại hỹ tai!” (Cái nghĩa tuỳ thời lớn lắm
thay!). Nguyễn Sĩ Cần còn cho rằng: “Cần phải phân biệt quan niệm nhàn tản
của Nho gia với chủ nghĩa xuất thế của Phật gia và Đạo gia. Giữa kẻ tăng đồ
quy y thoát tục, kẻ đạo sĩ sống ẩn dật phiêu diêu với nhà nho không đạt vận về
ở ẩn có sự khác nhau về xuất phát điểm. Nho giáo là học thuyết chủ trương
nhập thế, khác với Phật giáo chủ trường xuất thế và Đạo giáo chủ trương vô
vi. Ba học thuyết khác nhau căn bản về vũ trụ quan và nhân sinh quan. Nhưng
trong thực tế, khi nhà nho bất mãn với hiện thực thì tư tưởng thường bi quan
chán nản, họ tìm đến tư tưởng bi quan tiêu cực của Lão và Phật phù hợp với
tâm trạng mình để tự an ủi.
Chữ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự vận dung hai chữ xuất xử
vào hoàn cảnh lịch sử thời đại ông theo tư tưởng triết học và lý tưởng hành
đạo của ông về các phương diện chính trị tư tưởng và đạo đức…Thơ văn của

Nguyễn Bỉnh Khiêm thường nói đến thú nhàn, đến sống “an nhiên tự tại”,
sống “vô sự”, đến “tiên trong cõi đời”…và cả tư tưởng hư vô siêu thoát của
Lão Trang.” 12, tr. 128
Trong quá trình chứng minh triết lý “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm
tác giả Nguyễn Sĩ Cần đưa ra những minh chứng cho rằng: “thơ văn của
Nguyễn Bỉnh Khiêm có tư tưởng phiêu diêu thoát tục nhưng đi vào chiều sâu
ta lại gặp cái ưu ái, lo đời của nhà nho. 12, tr. 128 “Về hành động thực tế
trong những ngày ẩn dật, Nguyễn Bỉnh Khiêm lập chợ, dựng quán làm cho
đời sống nhân dân địa phương thêm phong phú; ông mở trường dạy học đào
tạo nhân tài cho đất nước. Học trò ông có nhiều người giỏi đã ra hoạt động
với lý tưởng “phù nghiêng đỡ lệch”. Những hành động thực tế như vậy chứng
tỏ Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy ở nhà nhưng không sống thờ ơ với đời”. Nguyễn
Bỉnh Khiêm là một nhà triết học am hiểu lẽ biến dịch tuần hoàn. Từ vũ trụ
- 17 -
quan biến dịch tuần hoàn ứng dụng vào hoàn cảnh thời cuộc, ông chủ trương
sống theo lẽ tự nhiên. Nhưng sống theo lẽ tự nhiên, sống “an nhiên tự tại” của
ông là sống ngoài vòng đua chen danh lợi, sống ngoài vòng ràng buộc của
cuộc sống quyền quí ngựa xe, chứ không phải sống quay lưng với đời, sống
vô trách nhiệm với dân với nước. Thực chất cuộc sống nhàn của ông luôn
luôn hướng về đời, thơ văn của ông vẫn dành cho đời những tình cảm sâu sắc,
kín đáo nhất của lòng mình.” 12, tr. 129
Phạm Luận - Đại học sư phạm Việt Bắc cho rằng “NBK ca ngợi cuộc
sống thanh nhàn là ca ngợi thật “An nhàn ngã thị địa trung tiên” 12, tr. 314
Với Nguyễn Bỉnh Khiêm sống “Nhàn” là sống có hạnh phúc. Cao hơn nữa,
ông còn xem sống “Nhàn” là lối sống của bậc hiền nhân.”
Nguyễn Huệ Chi - “ Nguyễn Bỉnh Khiêm-Một nhân cách lịch sử, một
ngòi bút tư duy thế sự” nhận định “chữ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm
chính là một hình thức biểu hiện của ung dung tự tại, của một phong thái sống
cởi mở, hồ hởi với tạo vật, biết gắn mình với thiên nhiên, hiểu được đến cội
nguồn cái đẹp hồn nhiên của sự sống, của chuyển vần, của thay đổi luôn luôn

diễn ra xung quanh mình.” 12, tr. 255-256
Không chỉ dừng lại ở mối quan hệ về lối sống “Nhàn” giáo sư còn chỉ
ra cái bản chất “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. “Nhàn” là triệt bỏ cái “tôi”
như một trung gian xúc tiếp, cái “tôi” hưng phấn của những tình cảm yêu ghét
quá mạnh mẽ, nó cứ muốn xen vào, muốn được khách thể hoá, trong khi nhà
nghệ sĩ lại đang rất cần thật bình tâm để nhận diện tinh xác cái khách thể thẩm
mỹ, đối tượng nhận thức nghệ thuật của mình. 12, tr. 256
Lê Trọng Khánh và Lê Anh Trà - “ Nguyễn Bỉnh Khiêm –Nhà thơ triết
lý”, lại cho rằng: “ Cái “Nhàn” của NBK cũng có những khía cạnh giống như
cái nhàn của các bậc tiền bối, (như tình yêu thiên nhiên, khinh thường công
danh phú quý…) nhưng ở đây tư tưởng nhàn của NBK là một triết lý nhân
sinh, dựa trên một vũ trụ quan có hệ thống, trở thành như một cái đạo sống,
- 18 -
phù hợp với hoàn cảnh tâm lý sĩ phu lúc mà xã hội phong kiến đã ở trên con
đường suy biến.” 23, tr. 244
Đinh Gia Khánh - “Nguyễn Bỉnh Khiêm và tấm lòng lo trước thiên hạ
đến già chưa nguôi” lại cho rằng: “Chữ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể
hiện sự an nhiên thích thảng của một người tin rằng mình đang đậu ở bến
giữa, ở Trung Tân
Ái ưu vằng vặc trăng in nước,
Danh lợi lâng lâng: gió thổi hoa.
(Thơ Nôm, bài 1)
Thấy dặm thanh vân, bước ngại chen,
Được nhàn, ta sá dưỡng thân nhàn.
(Thơ Nôm, bài 8)
“Lòng vô sự” tức là không để cho danh lợi làm vẩn đục tấm lòng thản nhiên
và trong sáng, “thân nhàn” tức là có phẩm chất cao khiết. Nhàn là nhàn tâm,
chứ không phải không làm gì cả. Nhàn là không bon chen danh lợi, chứ
không phải là trốn tránh trách nhiệm đối với đời.” 23, tr. 288
Qua những nghiên cứu, tìm hiểu về chữ “Nhàn” trong thơ của Nguyễn

Bỉnh Khiêm, ta nhận thấy các nhà nghiên cứu đều có một điểm thống nhất “
Nhàn” là một nội dung tư tưởng mang tính triết lý rất sâu sắc. Đó chỉ là hình
thức biểu hiện của lẽ xuất xử như nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định. Tuy
nghiên đi sâu vào tìm hiểu triết lý "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm chúng ta
mới thấy được sự phong phú trong nội dung “Nhàn” của ông. Điều mà các
nhà nghiên cứu đều thống nhất về chữ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm nữa
là “thân nhàn nhưng tâm không nhàn”. Trong thời kỳ cáo quan về ở ẩn tại quê
hương, Nguyễn Bỉnh Khiêm không sống nhàn rỗi như một số nhà nho khác
mà hoà mình vào cuộc sống nơi thôn dã, tìm niềm vui và ý nghĩa cuộc đời
trong những việc làm cụ thể. Ông đã quyên tiền và tự mình bỏ tiền bạc công
sức ra để xây cống, làm cầu, mục đích cũng là vì dân, để nhân dân đỡ khốn
khó. Ông cũng quan tâm đến cả việc giáo hoá nhân tâm, mở trường dạy học,

×