Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tổng hợp triết học cao học kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.73 KB, 10 trang )

Câu hỏi 1: Vì sao trong nhận thức và hành động cụ thể phải tuân thủ
nguyên tắc: Mọi việc xuất phát từ thực tiễn khách quan đồng thời phải biết
phát huy cao nhất vai trò tính năng động chủ quan?
Hoạt động nhận thức của con người là hoạt động có tính mục đích, định
hướng nhận thức cái gì, để làm gì? Nhận thức để hoạt động thực tiễn có hiệu quả
hơn, từ nhận thức mà rút ra hành động cụ thể, nhân thức đúng dẫn đến hành động
đúng và ngược lại. Vì thế có thể nói “con người không những nhận thức thế giới
mà còn cải tạo thế giới”
Nhận thức của con người có khả năng đi từ hiện tượng đến bản chất để phát
hiện các bản chất tất yếu, chính cái bản chất, tất yế, phổ biến mới phản ánh đúng
vật chất.
Con người nhận thức thế giới và nhờ nhận thức đúng đắn và sáng tạo trong
hoạt động thực tiễn mà tạo ra thế giới tự nhiện.
Để trả lời câu hỏi, chúng ta sẽ tìm hiểu các nội dung sau:
Sự tồn tại: Cặp phạm trù vật chất và ý thức; Nếu quan hệ giữa vật chất và ý
thức
Từ đó sẽ thấy được lý do vì sao trong nhận thức và hành động phải xuất phát
từ thực tiễn khách quan.
1. Sự tồn tại cặp phạm trù vật chất và ý thức:
Vật chất là phạm trù triết học, dùng để chỉ thực trạng khách quan, được cảm
giác con người chép lại, chụp lại, phản ánh lại.
Vật chất là phạm trù triết học vì nó khác với phạm trù của khoa học thông
thường khác với lĩnh vực đời thường.
Nhận thức vật chất bằng con đường trừu tượng hóa, nghĩa là có những phạm
trù có thể cân đong, đo, đếm được; có những phạm trù không làm như thế được,
chẳng hạn như: Các phạm trù về tình cảm(Yêu, ghét, giận) chúng ta không cân
đong, đo được hay nhận biết màu, mùi…
Vật chất chỉ thực tại khách quan, vì vật chất là tất cả những gì tồn tại bên
ngoài con người, độc lập và không phụ thuộc vào con người, đặc biệt của vật chất
là vận động nhờ vận động mà ta biểu thị được vật chất con người hoàn toàn có thể
hoàn toàn chứng minh được sự tồn tại của vật chất.


Ý thức là toàn bộ của đờ sống tinh thần có cấu trúc phúc tạp bao gồm tình
cảm, tâm trạng ý chí, lý luận khoa học.
Phạm trù ý thức là một phạm trù song song với phạm trù vật chất, nó phản
ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ não con người và có sự cải biến.
Về bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, ý thức là
cái phản ánh thế giới khách quan nhưng nó là cái thuộc phạm vi chủ quan, là thực
tại chủ quan.
Ý thức là sản phẩm lịch sử của sự phát triển xã hội, nó không là 1 hiện tượng
tự nhiên thuần túy mà là 1 hiện xã hội, ý thức bắt nguồn từ thực tiễn lịch sử, xã hội,
phản ánh những quan hệ xã hội khách quan.
2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vật chất và ý thức luôn tồn tại
trong mối quan hệ biện chứng với nhau thông qua hoạt động thực tiễn, trong MQH
này vật chất có trước, đóng vai trò quyết định ý thức, ý thức sau khi hình thành
cũng có sự tác động trở lại với vật chất.
1
Vật chất sinh ra và quyết định ý thức. Não người là dạng vật chất có tổ chức
cao của thế giới vật chất là cơ quan phản ánh để hình thành nên ý thức. ý thức tồn
tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh thế giới
khách quan.
Những giai đoạn lịch sử khác nhau hình thành nên ý thức con người khách
quan.
Vật chất hình thành khách quan như thế, điều kiện khách quan như thế nào
thì quá trình hình thành ý thức mang nội dung như thế.
Chẳng hạn: Trong thời kỳ đầu xây dựng CN hóa nước ta thì tinh thần vì lợi
ích tập thể mọi người vì mọi người rất cao, nhưng khi chuyển sang kinh tế thị
trường thì đề cao lợi ích cá nhân, gần như đồng cảm với lối sống thực dụng hoặc
mỗi nước ở vùng miền khác nhau do cách cư xử khác nhau ( như Mỹ thì rất rạch
rồi, thực dụng ) thay đổi theo sự thay đổi của hoàn cảnh.
Vật chất quyết định ý thức được hiểu với ý nghĩa tuyệt đối vì vậy không bao
giờ, không khi nào, không ở đâu ý thức có thể thay thế được vật chất, tự bản thân

nó ý thức không có vai trò gì.
Ý thức khi hình thành cũng có tác động trở lại đối với vật chất.
Ý thức có tính năng động, sáng tạo nên thông qua hoạt động thực tiễn của
con người có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm ở một mức độ nhất định các điều kiện vật
chất, góp phần cải tiến thế giới khách quan.
Ý thức phản ảnh đúng hiện thực khách quan thì có tác dụng thúc đẩy hoạt
động thực tiễn của con người trong cải tạo thế giới. Ngược lại, ý thức sẽ kìm hãm
hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới của con người nếu không phản ánh đúng thế
giới khách quan.
Sự tác động của ý thức làm thay đổi thế giới vật chất theo 2 diều kiện:
Không phải tất cả ý thức nói chung mà là phần cốt lõi của ý thức đó là tri thức và
lý luận khoa học. bản thân tri thức và lý luận khoa học không tự nó phát huy tác
dụng mà phải được con người tổ chức thực hiện trong thực tiễn.
3. Thông qua môi quan hệ vật chất ý thức, chủ nghĩa duy vật biện
chứng xây dựng nên một nguyên tắc phương pháp lý luân cơ bản chung nhất
đối với mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người đó là:
Trong mọi nhận thức và hành động cụ thể: phải luôn xuất phát từ thực tế
khách quan tôn trọng khách quan, đồng thời phải phát huy cao nhất tính năng động
chủ quan.
Tránh tuyệt đối hóa vật chất sẽ dẫn đến phạm sai lầm là thụ động, trông chờ,
ỷ lại đó là sai lầm hưu khuynh. Trong lĩnh vực đời thường nếu tôn thờ, sùng bái vật
chất, sẽ rơi vào lối sống thực dụng.
Tránh tuyệt đối hóa yếu tố tinh thần hay ý chí sẽ dẫn đến hành động tùy tiện,
bất chấp.
Chủ quan nóng vội:
Vì vậy trong suy nghĩ và hành động phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc: mọi
việc xuất phát từ thực tiển khách quan đồng thời phải biết phát huy cao nhất vai trò
thực tiển khách quan, kiên quyết khắc phục 2 huynh hướng sai lầm phổ biến.
Tuyệt đối hóa vật chất dẫn đến thụ động ỷ lại, sùng bái vật chất.
2

Tuyệt đối hóa tinh thần, ý thức dẫn đến nóng vội, chủ quan, duy ý chí, xem
thường vật chất, xem thường các qui luật khách quan.
Liên hệ thực tế:
Trong hoạt động nhận thức: khi xem xét sự vật, hiện tượng phải đảm bảo
tính khách quan, không xuất phát từ tình cảm nguyên vọng, dịnh kiến mà phải xuất
phát từ đối tượng xem xet sự vật nhu nó vốn có để tái hiện trung thực, đúng đắn
bản thân hiện tượng, xây dựng mô hình lý luận phù hợp.
Trong nhận thức và hành động phải xuất phát từ bản thân sự vật, từ thực tế
khách quan, phản ánh sự vật một cách trung thành nhu nó vố có, không được xuất
phát từ ý muốn chủ quan, không lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách,
không láy ý chí khi áp đặt cho thực tế phải tôn trọng sự thật, tránh thái độ chủ
quan, nóng vội phiến diện, định kiến, không trung thực
Phát huy tính tích cực, sáng tạo của ý thức phát huy vai trò nhân tố con
người.
Trong hoạt động thực tiễn phải hiểu biết đúng đắn giữa những điều kiện
khách quan và nhân tố chủ quan. Những điều kiện khách quan giữ vai trò quyết
định và nhân tố chủ quan có vai trò quan trọng. Điều kiện khách quan qui định
mục tiêu của hoạt động.
VD: ở Việt Nam trong khoảng 10 năm sau khi thống nhất đất nước, bên
cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta nôn nóng, vi phạm nhiều qui luật.
Về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX nên đã phạm sai
lầm trong việc xác định mục tiêu, xác định các bước XD CSVC-KT, cải tạo XHCN
và quản lý KT
Đảng ta đã nhận ra sai lầm và định hướng lại”với mọi đường lối chủ trương
của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng qui luật khách quan”
Câu hỏi 2: Tri thực lý luận, tri thức kinh nghiệm và vai trò của lý luận
khoa học trong thời đại ngày nay.
Con người là chủ thể của hoạt động nhận thức, mang tính XH và tính lịch sử
cụ thể, khách thể của hoạt động nhận thức là thế giới vật chất hiện thực khách quan
có liên quan đến hoạt động thực tiễn, hoạt động sống của con người, phạm vi hoạt

động của con người không ngừng phát triển. Theo tiến trình lịch sử, đối tượng của
nhận thức ngày càng tăng thêm. Nhận thức ngoài xu hướng hướng ngoại còn có xu
hướng hướng nội gọi là tự nhận thức về giai cấp, dân tộc loài người của mình.
Con người dùng hệ thống giác quan, não bộ, thần kinh để nhận thức thế giới,
nhưng những phương tiện, công cụ trên có giới hạn nhất định. Do đó con người
chế ra những công cụ để làm tăng nhận thức của mình, hệ thống ngôn ngữ là công
cụ sáng tạo nhất, là vỏ vật chất của tư tưởng, nhờ có ngôn ngữ, tri thức được truyền
tải phổ biến. Quá trình nhận thức con người dần dần phát triển những hệ thống,
những phương pháp, phương pháp quan sát, thực nghiệm, phân tích tổng hợp, khái
quát, mô hình hóa, qui nạp và diễn dịch. Kết quả hoạt động của nhận thức đó là tri
thức. Tri thức có nhiều gốc độ.
1. Tri thức cụ thể cảm tính (mắt thấy, tai nghe): Là giai đoạn đầu của quá
trình nhận thức, là sự phản ánh trực tiếp, cụ thể sinh động hiện thực khách quan
vào các giác quan của con người. Nhận thức cảm tính cần các hình thức là cảm
3
giác, tri giác và biểu tượng. Tri thức này chỉ phản ánh bên ngoài sự vật hiện tượng,
do đó không sâu sắc, khó diễn đạt, đôi lúc phản ánh không đúng sự vật, hiện
tượng.
Tri thức kinh nghiệm là tri thức chủ yếu thu được từ quan sát và thí nghiệm
tri thức kinh nghiệm nảy sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn, từ lao động sản xuất,
đến đấu tranh xã hội hoặ thí nghiệm khoa học. có 2 loại tri thức kinh nghiệm:
Tri thức kinh nghiệm thông thường (tiền khoa học) thu được từ những quan
sát hàng ngày trong cuộc sống và lao động sản xuất.
Tri thức kinh nghiệm khoa học thu nhận từ những thí nghiệm khoa học,
trong sự phát triển của xã hội, tri thức kinh nghiệm này ngày càng thâm nhập lẫn
nhau.
Tri thức kinh nghiệm giới hạn ở lĩnh vực các sự kiện, mô tả, phân loại các
dữ kiện thu nhận được từ sự quan sát và thí nghiệm.
Tri thức kinh nghiệm đã mang tính trừu tượng và khái quát song mới là
bước đầu và còn hạn chế. Tri thức kinh nghiệm có vai trò không thể thiếu được

trong cuộc sống hàng ngày của con người và có vai trò quan trọng trong đấu tranh
cách mạng.
Nhưng tri thức kinh nghiệm còn có hạn chế vì nó chỉ đem lại sự hiểu biết về
các mặt riêng rẽ, về các mối liên hệ bên ngoài sự vật còn rời rạc. Ở trình độ tri thức
kinh nghiệm chưa thể nắm được cái tất yếu sâu sắc nhất, mối quan hệ bản chất
giữa các sự vật, hiện tượng.
Ăng ghen nhận xét: Sự quan sát theo kinh nghiệm tự nó không bao giờ có
thể chứng minh được đầy đủ tính tât yếu.
Vì vậy, không nên coi thường kinh nghiệm song cũng không nên cường điệu
kinh nghiệm, không nên dừng lại ở kinh nghiệm mà cần nâng lên ở trình độ lý
luận.
2. Tri thức lý luận: là tri thức khái quát từ tri thức kinh nghiệm, nó tồn tại
trong hệ thống các khái niệm, phạm trù, qui luật của lý luận nói chung, lý luận
được hình thành tử kinh nghiệm trên cở sở tổng kết kinh nghiệm, lý luận được hình
thành từ kinh nghiệm nhưng những lý luận không hình thành một cách tự phát từ
kinh nghiệm và không phải mọi lý luận đều trực tiếp xuất phát từ kinh nghiệm.
Do tính độc lập tương đối của nó, lý luận có thể đi trước những dữ kiện kinh
nghiệm. Tuy nhiên, điều đó vốn không làm mất đi mối liên hệ giữa lý luận với
kinh nghiệm. Khác với kinh nghiệm, lý luận mang tính trừu tượng và khái quát
cao, nhờ đó, nó đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất tính tất nhiên, tính quy luật
của các sự vật, hiện tượng khách quan. Nhận thức lý luận là nhận thức hướng vào
nắm bắt bản chất, quy luật của sự vật. Như vậy, lý luận thể hiện tính chân lý sâu
sắc hơn và do đó phạm vi ứng dụng của nó cũng phổ biến hơn, rộng hơn nhiều so
với tri thức đúng đắn là sự phù hợp giữa cui1 chủ quan và cái khách quan.
3. Lý luận khoa học: Để thấy được kết quả chuyển biến từ tri thức kinh
nghiệm, tri thức lý luận đến lý luận khoa học, chúng ta có ví dụ rằng: Theo kinh
nghiệm của ông cha ta để có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp thì các điều kiện
cần có là: “Nhất nước, nhì phần, tam cần, tứ giống”. Khi có tri thức lý luận thì các
vấn đề này cũng có thể thay đổi theo quan điểm mới: “Nhất phân, nhì giống, tam
nước, tứ cần”,… Và bằng việc áp dụng Khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông

4
nghiệp ngày nay thì có quan điểm khác: “Nhất giống, nhì phân, tam cần, tứ nước”,

Khi có kinh nghiệm và tri thức thì việc chỉ đạo hoạt động sẽ dẫn đấn kết quả
cao hơn (tri thức kết quả cao hơn kinh nghiệm). Lý luận khoa học kết quả cao hơn
so với toàn bộ những kết quả trước đó, do đó có sự khái quát, đúc kết từ thực tiễn,
kinh nghiệm, tri thức và đạt đến độ chính xác tuyệt đối mới áp dụng vào thực tiễn
mới đem đến kết quả như con người mong muốn.
Lý luận khoa học là hệ thống kiến thức về một lĩnh vực, một mãng cụ thể
xác định và độ chính xác, độ tinh cậy của nó được xác định trong một khoảng thời
gian thích hợp. Vì thế, có thể khẳng định rằng sự khái quát đến đỉnh cao tri thức
của nhân loại không phải ở những vấn đề cụ thể mà về từng lĩnh vực của đời sống.
Vì thế nó có vai trò to lớn ở ba điều kiện sau:
- Tổng kết, đúc kết, hệ thống hóa và hoàn thiện tri thức ở đỉnh cao.
- Với tư cách là tri thức ở đỉnh cao, lý luận có vai trò chỉ đạo, định hướng,
vạch đường cho những hành động cụ thể của con người.
- Lý luận khoa học định vị và hướng dẫn cho mọi quá trình tổ chức và hành
động con người trong thực tế
Vì vậy, trong thời đại ngày nay, thời đại đỉnh cao của khoa học và công
nghệ, dân tộc nào đạt đến trình độ phát triển cao của khoa học và lý luận, dân tộc
ấy sẽ có cơ hội phát triễn và chiến thắng, làm chủ tri thức và đạt đến lý luận là
trách nhiệm của chúng ta trên con đường phát triễn.
Cần chú ý rằng khoa học luôn luôn phát triễn và đổi mới dẫn đến lý luận
cũng sẽ lạc hậu vì vậy, phải thường xuyên hoàn thiện và nâng cao trình độ lý luận.

Câu hỏi 3. Con đường tiến lên CNXH ở nước ta trong giai đoạn hiện
nay?
Hiện nay, đất nước VN đag quá độ lên CNXH. Đảng và NN ta đã vận dụng
học thuyết hình thái KT-XH của CN Mác-Lênin để lựa chọn con đường tiến lên
CNXH bỏ qua chế độ TBCN.

Xây dựng CNXH là phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo quần
chúng ND lao động.
Mô hình CNXH được đảng ta xác định trong cương lĩnh XD đất nước trong
thời kỳ quá độ lên CNXH (ĐHĐBTQ lần VII) và đc b.sung, p.triển tại ĐH X, XI
là:
“Là Xh dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
“Có nền KT p.triển cao dựa trên LLSX hiện đại và QHSX tiến bộ, phù hợp.
“ Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
“ Con người có c.sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có đk p.triển toàn diện.
“ Các dân tộc trong cộng đồng VN bình đẳng, đoàn kết, t.trọng và giúp đỡ
nhau cùng p.triển”.
“ Có nhà nước pháp quyền XHCN của n.dân, do nd, vì nd do ĐCS lãnh
đạo”.
“ Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên TG”.
Muốn đạt được những mục tiêu trên thì chúng ta phải chuẩn bị những gì về
CSHT, KTTT và LLSX?
5
1. Về cơ sở hạ tầng:
Để c.bị CSHT, chúng ta p.triển KT thị trường định hướng CNXH với nhiều
thành phần KT, từng bước tập trung vào kinh tế NN và KT tập thể.
Chúng ta chủ trương p.triển nhiều thành phần kinh tế, “nhiều” được hiểu với
ý nghĩa ko giới hạn xác định cụ thể, khả năng của nền KT p.triển được bao nhiêu
loại hình thì chúng ta tạo điều kiện phát triển tất cả.
Như vậy, nhiều câu hỏi đặt ra là: các thành phần kt ấy tồn tại bao lâu trong
nền kt? Đảng ta xác định, nó tồn tại xuyên suốt trong toàn bộ quá trình phát triển.
Nó tồn tại đến khi nào tự bản thân nó bị các quy luật kt đào thải.
Nhà nước cam kết không dùng quyền lực can thiệp vào các quy luật khách
quan của nền kinh tế, như vậy, có thể nói đây là một nhận thức mới, hoàn toàn tôn
trọng trên cơ sở quy luật khách quan, lây bản than các quy luật kinh tế điều tiết nền
kinh, không như sự cưởng bức thông qua hệ thống mệnh lệnh như trước đây.

Trong khi phát triển nhiều thành phần kinh tế như vậy, thì kinh tế nhà nước
và tập thể bình đẳng với tất cả các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên thể chế của
chúng ta là thể chế XHCN nên tất yếu kinh tế nàh nước phải có vị trí then chốt và
chủ đạo, những ngành chủ đạo, then chốt hoặc ở những vùng trọng điểm là giao
cho thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế nhà nước là chổ dựa của nhà nước, tăng
cường, cũng cố, phát triển và làm nhân tố củng cố vai trò của Đảng.
2/ Kiến trúc thượng tầng
- Hệ tư tưởng pháp quyền, Đảng ta chủ trương làm cho Chủ nghĩa Mac-
Lênin và tư tưởng HCM trở thành ý thức hệ thống trị trong tất cả đời sống tin thần
của của đất nước.
Chúng ta chọn CN Mac-Lênin vì CN Mac-Lênin là ý thức hệ của giai cấp
vô sản mà giai cấp vô sản là con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, nền sản
xuất càng hiện đại thì giai cấp vô sản càng hoàn thiện ý thức hệ của mình.
GCVS là giai cấp tiến bộ nhất so với các lực lượng xã hội đồng thời nó là
con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại.
Chúng ta chọn CN Mác-Lênin là vì giữa GCVS với nhân dân lao động về cơ
bản có lợi ích phù hợp nhau nghĩa là có sự tương đồng về lợi ích xã hội với nhân
dân.
GCVS chiến đấu vì lợi ích của mình cũng có nghĩa là họ chiến đấu cho lợi
ích của người lao động, GCVS và nhân dân lao động cùng đi trên con đường của
chính mình.
Chúng ta chọn tư tưởng HCM làm hệ tt vì:
+ Tư tưởng của người là sự lắng đọng những tinh hoa của dân tộc VN vì Bác
là người VN có những đóng góp vô cùng quan trọng vào việc lựa chọn, tiếp nhận,
vận dụng những tinh hoa văn hóa nhân loại vào điều kiện hoàn cảnh của VN góp
phần làm thăng hoa giá trị truyền thống của dân tộc.
+ HCM là một trong những lãnh tựu có những hy sinh vô cùng to lớn và cao
cả cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc vì hạnh phúc của nhân dân.
Vì vậy Đảng ta chủ trương làm cho tư tưởng HCM trở thành ý thức hệ tư
tưởng thống trị.

6
Khi xây dựng CNXH, Đảng ta chủ trương xây dựng NN của dân, do dân và
vì dân vì tư tưởng xuyên suốt trong mọi cương lĩnh của Đảng, ĐCSVN không có
lực lượng nào khác ngoài việc phục vụ vô điều kiện lợi ích của dân.
Mọi quyền lực thuộc về nhân dân.
Tất cả các hoạt động của các cơ quan NN, của cán bộ, Đảng viên điều đặt
dưới sự giám sát và kiểm tra của nhân dân.
Mọi chủ trương đường lối, chính sách hệ thống pháp luật điều hướng đến
cùng một mục tiêu duy nhất là củng cố quyền làm chủ của nhân dân và chăm lo
lợi ích của nhân dân.
3/ Lực lượng sản xuất
Nước ta tiến lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là
chủ yếu, chính vì vậy C.ta phải tiến hành CNH trong thời đại ngày nay CNH phải
gắn liền với HĐH với mục đích là nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của
CNXH do vậy chúng ta cũng phải phát triển LLSX ngang tầm. Để có LLSX cho
việc CNH, HĐH đất nước chúng ta cần thực hiện:
- Giáo dục là quốc sách để đào tạo thế hệ l.động mới:
+ Có năng lực làm chủ thiết bị hiện đại.
+ Có n.lực c.môn, chuyên sâu, thành thạo để thật sự là chủ nhân đích thực
của quá trình SX.
+ Thế hệ người L.động làm việc với đầy lòng tự trọng; làm việc gì, ở đâu,
cho ai cũng phải đầy tự trọng
- Đẩy mạnh n.cứu, ứng dụng k.học C.nghệ xem phát triển KHCN là then
chốt, là động lực thúc đẩy quá trình phát triển của LLSX do đó Đảng và NN ta xác
định giáo dục và KHCN là quốc sách.
- Huy động tổng hợp mọi quyền lực bằng việc thực hiện chính sách KT
nhiều thành phần, ưu tiên khiến khích tạo điều kiện mở rộng cửa để thu hút đầu tư.
+ Để tạo đk công nhân h.đại về KHCN.
+ Giao lưu, giao thoa về tri thức, k.nghiệm để tạo đ.lực tư chất g.dục, để tiếp
cận KHCN hiện đại, nâng chất trình độ quản lý, hơn nữa đây là nguồn tài chính

quan trọng trong lúc đất nước còn khó khăn.

CÂU 4: Hình thái kinh tế - xã hội. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã
hội là một quá trình lịch sử tự nhiên.
I. Khái niệm và cấu trúc của hình thái kinh tế - xã hội
1. Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội
Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để
chỉ xã hội ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản
xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất
định và với một kiến trúc thượng tầng được xây dựng lên trên những quan hệ sản
xuất đó.
2. Kết cấu của hình thái kinh tế - xã hội.
Hình thái kinh tế - xã hội là một xã hội cụ thể có kết cấu phức tạp, gồm những yếu
tố cơ bản nhất là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng
trong sự liên hệ tác động qua lại.
7
- Sản xuất vật chất là đk cho sự phát triển của XH, là phạm trù vật chất cho sản
xuất XH.
- Là quá trình con người sử dụng công cụ và phương tiện lao động thích hợp tác
động lên đối tượng lao động cụ thể để SX của cải vật chất.
Những điều kiện của SX vật chất: SX vật chất diễn ra khi:
+ ĐK địa lý tự nhiên: nghĩa là tự nó, thuần túy tự nhiên và cái có nguồn gốc tự
nhiên và do con người chế tạo nên (như đá vôi do con người chế tạo nên nhưng có
nguồn gốc tự nhiên. . . .). Ngoài ra còn có 1 tự nhiên thứ 3: tự nhiên chưa có và con
người đang hướng tới.
+ Phương thức SX: là cách SX mà bất ký cách nào cũng xác lập trên mối quan hệ
Người và Người (QHSX). Và giửa người và tự nhiên (LLSX): Hai mối quan hệ
này gọi là Phương thức SX.
- Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất - kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã
hội. Sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội xét đến cùng là do lực lượng sản

xuất quyết định.
- Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế cơ bản, quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội
khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt chế độ xã hội này với chế độ xã hội
khác. Mỗi hình thái kinh tế
- xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất tương ứng với một trình độ nhất định của lực
lượng sản xuất.
- Những quan hệ sản xuất của một xã hội cụ thể hợp thành cơ sở hạ tầng, trên đó
hình thành nên kiến trúc thượng tầng xã hội, mà chức năng xã hội của nó là bảo vệ,
duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.
Ngoài những yếu tố cơ bản của xã hội trên còn có những quan hệ khác như quan
hệ dân tộc, quan hệ gia đình v.v
II. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự
nhiên
1. Sự vận động, phát triển và thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội trong
lịch sử do sự tác động của các quy luật khách quan chi phối.
Các yếu tố cơ bản hợp thành một hình thái kinh tế - xã hội có quan hệ biện chứng
với nhau hình thành nên những quy luật phổ biến của xã hội: quy luật về sự phù
hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, quy luật
cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng v.v Chính do sự tác động của các
quy luật đó, mà các hình thái kinh tế - xã hội vận động phát triển và thay thế nhau
từ thấp lên cao như một quá trình lịch sử tự nhiên.
2. Trong các quy luật khách quan chi phối sự vận động và phát triển của các hình
thái kinh tế - xã hội thì quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất
và trình độ của lực lượng sản xuất có vai trò quyết định nhất. Nó vừa bảo đảm tính
kế thừa trong sự phát triển tiến lên của xá hội, vừa biểu hiện tính gián đoạn trong
sự phát triển của lịch sử.
3. Quá trình phát triển lịch sử tự nhiên được quy định bởi những quy luật chung
cho chúng ta nhìn thấy lôgíc của lịch sử thế giới. Nhưng quá trình lịch sử cụ thể vô
cùng phong phú, có hàng loạt những yếu tố làm cho quá trình lịch sử đa dạng và
thường xuyên biến đổi.

III. Ý nghĩa của học thuyết Mác - Lênin về hình thái kính tế - xã hội
8
1. Việc vạch ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển xã hội, những
nguyên nhân và cơ sở của sự xuất hiện và biến đổi của các hiện tượng xã hội đã
biến xã hội học thành một khoa học thật sự, khắc phục mọi quan điểm duy tâm về
lịch sử.
2. Là công cụ lý luận giúp chúng ta nhận thức những quy luật phổ biến đang tác
động và chi phối sự vận động của xã hội. Vũ trang cho chúng ta phương pháp khoa
học để nghiên cứu xã hội.
3. Là cơ sở lý luận của việc hoạch định các đường lối cách
mạng của các đảng cộng sản.
IV. Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội vào sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đã được C.Mác vận dụng vào phân tích xã
hội tư bản, vạch ra các quy luật vận động, phát triển của xã hội đó và đã đi đến dự
báo về sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, hình thái cộng sản chủ
nghĩa, mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội đã hình thành phát
triển từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga.
Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, Đảng ta khẳng
định: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tách rời nhau. Đó là quy luật phát
triển của cách mạng Việt Nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng của
Đảng. Việc Đảng ta luôn luôn kiên định con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội là phù
hợp với xu hướng của thời đại và điều kiện cụ thể của nước ta. Tuy nhiên, từ thực
tiễn, nhất là thực tiễn quá trình đổi mới, chúng ta ngày càng nhận thức rõ hơn con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
"Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản
xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những
thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa
học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế

hiện đại.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về
chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên
phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ
chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ"
1
.
Vận dụng quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất. "Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài
chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính
là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"
2
.
Theo quan điểm của Đảng ta, "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền
tảng vững chắc"
2
.
Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa phù
9
hợp với xu hướng phát triển chung của nhân loại, vừa phù hợp với yêu cầu phát
triển của lực lượng sản xuất ở nước ta; với yêu cầu của quá trình xây dựng nền
kinh tế độc lập, tự chủ kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lao
động thủ công là phổ biến. Chính vì vậy, chúng ta phải tiến hành công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Trong thời đại ngày nay, công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại
hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ

thuật cho chủ nghĩa xã hội. Đó là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ
tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Gắn liền với phát triển kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phải không ngừng
đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng,
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao vai trò của các tổ chức
quần chúng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Đồng thời với phát triển kinh tế, phải phát triển văn hóa, xây dựng nền văn
hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nhằm không ngừng nâng cao đời sống tinh
thần của nhân dân; phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thực hiện công
bằng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh".
10

×