Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bài tập tình huống Luật kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.72 KB, 5 trang )

BÀI TẬP:
Bài tập 1: Nhân, Nghĩa, Đức và Trí quyết định thành lập Cty TNHH Vẻ Vang
với ngành nghề kinh doanh mua bán, quảng cáo, tổ chức sự kiện, có số vốn điều lệ là 1
tỷ đồng. Phòng Đăng ký Kinh doanh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trong cơ cấu góp vốn do các thành viên thỏa thuận thông qua thì Nhân góp 200
triệu đồng bằng tiền mặt (20% vđlệ). Phần vốn góp của Nghĩa là căn nhà riêng do Nghĩa
đứng tên, được các bên thỏa thuận định giá là 200 triệu đồng (20% vđlệ). Đức góp vốn
là kho bãi kinh doanh, các vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Cty và
được các bên thỏa thuận định giá là 500 triệu đồng (50% vđlệ) và Trí góp vốn bằng tiền
mặt là 100 triệu đồng (10% vđlệ).
Theo Điều lệ Cty do các thành viên nhất trí thông qua thì Đức làm Chủ tịch Hội
đồng thành viên; Nghĩa làm giám đốc và Nhân làm Phó giám đốc Cty. Trong Điều lệ
này quy định Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Cty, còn các nội dung khác
tương tự như quy định trong Luật Doanh nghiệp.
Sau khi hoạt động một năm, có những bất đồng nảy sinh giữa Đức (Chủ tịch
Hội đồng thành viên) và Nghĩa (Giám đốc Cty). Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng thành
viên và là người có nhiều vốn hơn, Đức ra quyết định cách chức Giám đốc Cty của
Nghĩa và bổ nhiệm Nhân làm Giám đốc Cty thay thế.
Câu hỏi 1: Quyết định cách chức Giám đốc Cty và bổ nhiệm Giám đốc mới của
Chủ tịch hội đồng thành viên Cty có hợp pháp không? Thủ tục miễn nhiệm, bổ nhiệm
Giám đốc Cty TNHH như thế nào?
Tình huống bổ sung: Không đồng ý với quyết định của Đức nên Nghĩa vẫn tiếp
tục giữ lại con dấu và với danh nghĩa của Cty và là người đại diện theo pháp luật, Nghĩa
ký hợp đồng vay trị giá 700 triệu đồng với Cty Xuân Thảo. Theo hợp đồng, Cty Xuân
Thảo đã chuyển trước số tiền 300 triệu đồng cho Cty Vẻ Vang.
Câu hỏi 2: Hợp đồng mà giám đốc Nghĩa ký nhân danh Cty khi này có hợp pháp
không và có hiệu lực không? Vì sao?
Gợi ý:
CH1: Không hợp pháp. Vì: Căn cứ vào Điều 47,49,52-LDN thì quyền cách
chức GĐ là do HĐTV quyết định, CT.HĐTV chỉ là người ký đại diện cho HĐTV.
Thông qua cuộc hợp HĐTV để quyết định bổ nhiệm hay miễn nhiệm Giám đốc và


CT.HĐTV là người ký:
Điều 47. Hội đồng thành viên
đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
Điều 49. Chủ tịch Hội đồng thành viên
khoản 1.
Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành
viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.
khoản 2, điểm đ . Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau
đây:
đ) Thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên;
Điều 52. Quyết định của Hội đồng thành viên
khoản 1 điểm
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
CH2: Hợp pháp và có hiệu lực. Vì quyết định cách chức Giám đốc của
CT.HĐTV tình huống trên không có hiệu lực.
Vì CT HDTV là người thay thế Hội đồng thành viên quyết định chứ, cá
nhân ông chủ tịch hội đông thành viên không có quyền ký quyết định thôi chức
giám đốc. Nếu muốn ký quyết định thôi chức giám thì phải thông qua họp HTTV
xem xét coi có mức độ vi phạm gì không và Hội đồng thành viên quyết định, chứ cá
nhân Ông CT HD TV ký quyết định thôi chức giám đốc là không hợp lý.)
Bài 2. Công ty Cổ phần M là một doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, kinh
doanh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, thương mại và khách sạn.
Ngày 01 – 09 – 2006, Ủy ban nhân dân thành phố K có quyết định cho phép
chuyển doanh nghiệp nhà nước M thành Công ty Cổ phần M. Ngày 25-09-2006, Công
ty triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) đầu tiên, 150 cổ đông (100% số
cổ đông này là cổ đông phổ thông và là công nhân viên của công ty) đã tiến hành bầu ra
Hội đồng quản trị (gồm 7 người) và thông qua Điều lệ. Sau đó, ngày 26-09-2006, Hội

đồng quản trị (HĐQT) của Công ty cũng đã nhóm họp và bầu bà A làm Chủ tịch Hội
đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty.
Câu hỏi 1. Cuộc họp ĐHĐCĐ của công ty có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
Tình huống bổ sung: Ngày 01-11-2006, Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố K
cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Công ty Cổ phần M với số vốn điều lệ là
1,5 tỷ đồng và số cổ phần phát hành là 15.000 cổ phần (mệnh giá mỗi cổ phần là
100.000 đồng và 100% cổ phần được bán hết cho công nhân viên của Công ty.)
Câu hỏi 2. Việc phát hành cổ phần của công ty có hợp pháp không? Căn cứ pháp
lý?
Tình huống bổ sung: Do bất đồng với Hội đồng quản trị trong điều hành, quản lý
Công ty, không đồng ý với kế hoạch phát hành cổ phiếu mới và bản Điều lệ sửa đổi, cho
nên một nhóm 10 cổ đông của Công ty Cổ phần M đã gửi đơn lên Tòa án nhân dân
thành phố K kiện Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần M.
Tòa kinh tế, Tòa án nhân dân thành phố K đã thụ lý hồ sơ và đưa vụ án ra xét xử.
Câu hỏi 3: TAND thành phố K có thẩm quyền thụ lý vụ án không? Căn cứ pháp
lý?
Gợi ý:
CH1: Hợp pháp. Căn cứ vào quy định cổ phần hóa…
Điều 96. Đại hội đồng cổ đông
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát;
Khoản 1, Điều 111, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định:
. Đại hội đồng cổ đông hoặc HĐQT bầu Chủ tịch HĐQT theo quy định tại Điều
lệ công ty. Trường hợp HĐQT bầu Chủ tịch HĐQT thì Chủ tịch được bầu trong số
thành viên HĐQT. Chủ tịch HĐQT có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty
nếu Điều lệ công ty không có quy định khác".
Theo quy định trên, có hai phương án bầu Chủ tịch HĐQT:
- Phương án 1: Đại hội đồng cổ đông bầu HĐQT và trực tiếp bầu Chủ tịch HĐQT
trong số những người được đề cử hoặc tự ứng cử vào HĐQT.
- Phương án 2: Đại hội đồng cổ đông chỉ bầu ra HĐQT, sau đó, Hội đồng quản trị
bầu Chủ tịch HĐQT trong số những thành viên của HĐQT.

Phương án được lựa chọn phải quy định trong Điều lệ công ty.
CH2: Hợp pháp. Căn cứ vào
Luật DN 2005, Điều 77,78,79. Luật Chứng khoán năm 2006, Nghị Định
58/2012 CP
CH3: TAND TP K có quyền thụ lý. Căn cứ: Điều 34-BLTTDS (Xem thẩm
quyền tòa án các cấp) và tình huống trên tranh chấp trong nội bộ DN.
Toà kinh tế TAND tỉnh có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Theo quy định tại Điều 29,30,33,34 BLTTDS, Toà kinh tế TAND tỉnh có thẩm
quyền xét xử sơ thẩm các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại
giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi
nhuận thuộc thẩm quyền Toà án cấp huyện trong trường hợp có đương sự hoặc tài sản
đang ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt nam ở
nước ngoài, cho Toà án nước ngoài bao gồm:
Các tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại sau đây thuộc thẩm quyền
giải quyết của Toà kinh tế Toà án nhân dân tỉnh trong mọi trường hợp:
Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ
chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận thuộc các lĩnh vực:
Bài 3.
Công ty Đầu tư và Xây dựng Thăng Long (dưới đây gọi tắt là công ty Thăng
long) là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Công ty Thăng Long
phát hành toàn bộ cổ phiếu của mình ra công chúng lần đầu tiên vào ngày 01/12/2007
tại Công ty chứng khoán BV.
Là một trong những nhà kinh doanh tài giỏi, ông Nguyễn Văn Long (hiện đang là
Giám đốc của một doanh nghiệp tư nhân chuyên sản xuất đồ gỗ) đã quyết định đầu tư
vào lĩnh vực xây dựng. Công ty mà ông Long quyết định đầu tư là Công ty Đầu tư và
xây dựng Thăng Long. Theo kết quả của phiên đấu giá ngày 01/12/2007 ông Long trở
thành cổ đông của công ty với số cổ phiếu trúng đấu giá là 1500 cổ phiếu phổ thông,
mệnh giá 1 cổ phiếu là 100.000 đ. Đầu tháng 6/2008 ông Long trở thành Uỷ viên Hội
đồng quản trị nhiệm kỳ thứ nhất của công ty Thăng long (do được bầu bổ sung). Theo
qui định của Điều lệ công ty nhiệm kỳ của các thành viên HĐQT là 5 năm. Sau một thời

gian thấy công ty làm ăn có lãi và có triển vọng, ông Long quyết định tập trung đầu tư
theo hướng sẽ mua thêm một số cổ phiếu của Thăng Long để có thể trở thành Tổng
giám đốc của công ty này. Qua sự giới thiệu của người quen, ông Long đã tìm đến văn
phòng của bạn ngỏ ý muốn đề nghị bạn trở thành luật sư tư vấn cho công ty Thăng Long
trong các hoạt động kinh doanh, trong việc tiếp xúc với các đối tác, với các cơ quan
quản lý của nhà nước cũng như trong mọi lĩnh vực tổ chức quản lý điều hành của công
ty nếu ông trở thành Tổng Gíam đốc của Thăng Long.
Câu hỏi 1: Hãy nêu ý kiến pháp lý của bạn về dự định của ông Long trong việc
đầu tư mua thêm cổ phiếu của công ty Thăng Long để trở thành Tổng giám đốc của
công ty này
Tình huống bổ sung
Đầu tháng 7/2008, ông Long và 2 người bạn nữa dự định đăng ký thành lập công
ty TNHH Bình Minh để kinh doanh trong lĩnh vực mua bán vật liệu xây dựng. Các
thành viên góp vốn dự định sẽ bầu ông Long làm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm
Giám đốc của công ty này.
Câu hỏi 2: Theo bạn ông Long có thể mang số cổ phần của ông tại công ty
Thăng Long góp vốn vào công ty TNHH Bình Minh trong khi chưa hết nhiệm kỳ là uỷ
viên HĐQT thứ nhất của công ty Thăng Long được không? Tại sao?
Gợi ý:
CH1: Có 2 trường hợp:
Được. Điều 57-LDN:
Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản
lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này;
b) Là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty hoặc người
không phải là thành viên, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế
trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ
yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ
công ty.

2. Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần của Nhà
nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện
quy định tại khoản 1 Điều này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không
được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh,
chị, em ruột của người quản lý và người có thẩm quyền bổ nhiệm người
quản lý của công ty mẹ.
Không. K2Điều 116-LDN (Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty không được đồng
thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác)
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày
của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá năm năm; có thể được bổ
nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc áp dụng theo quy định tại
Điều 57 của Luật này.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc của doanh nghiệp khác.

CH2: Không. Vì không được rút vốn để đầu tư nơi khác.

×