Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Hoạt động thương mại điện tử của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong quá trình hội nhập tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.77 KB, 31 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


ĐÀO THỊ THU HIỀN



HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU
VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI







Hµ Néi - 2008



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


ĐÀO THỊ THU HIỀN


HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU
VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP


Chuyên ngành: KTTG và QHKTQT
Mã số: 60 31 07


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGÔ XUÂN BÌNH







Hµ Néi - 2008

1
Mục lục


Lời giới thiệu

Ch-ơng 1: NHữNG VấN Đề CHUNG về th-ơng mại điện
tử

1.1. Khái niệm Th-ơng mại điện tử:

1.1.1. Định nghĩa

1.1.2. Các hình thức và đặc điểm

1.1.3. Lợi ich kinh tế

1.2. Cơ sở phát triển th-ơng mại điện

1.2.1. Hạ tầng công nghệ và dịch vụ hỗ trợ TMĐT

1.2.2. Hệ thống pháp luật

1.2.3. Các mô hình doanh nghiệp áp dụng TMĐT

1.3. Cơ sở phát triển th-ơng mại điện tử tại Việt Nam

1.3.1. TMĐT trên thế giới và bài học cho Việt Nam

1.3.2. Tiềm năng phát triển TMĐT tại Việt Nam

1.3.3. TMĐT trong quá trình hội nhập


Ch-ơng 2: THựC TRạNG áP DụNG THƯƠNG MạI ĐIệN Tử
CủA CáC doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

2.1. Hạ tầng cơ sở phát triển TMĐT tại Việt Nam

2.1.1. Hạ tầng kinh tế, xã hội, pháp lý

2.1.2. Hạ tầng công nghệ


2
2.2. Thực trạng áp dụng TMĐT ở các doanh nghiệp XNK Việt Nam

2.2.1. Tình hình ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu Việt Nam phân theo ngành hàng hoá

2.2.2. Hoạt động của các sàn giao dịch điện tử

2.2.3. Một số hình thức ứng dụng TMĐT khác

2.3. Cơ hội và thách thức trong việc phát triển TMĐT ở Việt Nam

2.3.1. Cơ hội

2.3.2. Thách thức

2.3.3. Những vẫn đề đặt ra

Ch-ơng 3: Một số khuyến nghị giảI pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của TMĐT cho các doanh

nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

3.1. Những khuyến nghị đối với Nhà n-ớc:

3.1.1. Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý

3.1.2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý của Nhà n-ớc

3.1.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

3.2. Đối với doanh nghiệp

3.2.1. Xác định mô hình ứng dụng TMĐT thích hợp

3.2.2. Đầu t- hợp lý cho TMĐT

3.2.3. Chủ động nâng cao nhận thức về TMĐT

3.2.4. Thúc đẩy sự hình thành của các tổ chức hỗ trợ TMĐT

3.2.5. Đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ CNTT


3
3.3. §èi víi ng-êi tiªu dïng

3.3.1. Thay ®æi tËp qu¸n mua s¾m

3.3.2. N©ng cao ý thøc sö dông m¹ng


























MỞ ĐẦU

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Thƣơng mại điện tử, so với thƣơng mại truyền thống, có hai lợi thế
là tốc độ và không biên giới. Trong xu hƣớng toàn cầu hoá và hội nhập
kinh tế quốc tế, thông tin trở thành công cụ chiến lƣợc cho mọi nhà kinh

doanh để đƣa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn. Và nếu khai
thác tốt hai lợi thế của thƣơng mại điện tử, Doanh nghiệp sẽ có đƣợc
nhiều lợi ích trong việc tiếp cận và đƣa thông tin: Thu thập đƣợc các
thông tin phong phú về thị trƣờng và đối tác; Đƣa thông tin của mình
trên phạm vi không gian không bị giới hạn và có thể đƣợc xem ở bất cứ
thời gian nào; Trao đổi thông tin với khách hàng, đối tác nhanh hơn,
nhiều hơn với chi phí thấp hơn.
Trên thế giới, thƣơng mại điện tử đã và đang phát triển rất mạnh mẽ
ở hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là đƣợc các doanh nghiệp sản xuất hàng
hoá xuất nhập khẩu, và không chỉ các nƣớc có cơ sở hạ tầng, khoa học
kỹ thuật hiện đại quan tâm, ứng dụng mà ngay cả các nƣớc đang phát
triển cũng nỗ lực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế thông qua hoạt động
thƣơng mại điện tử.
Ở Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và
nhỏ, còn hạn chế về quy mô và năng lực sản xuất, ít có khả năng đầu tƣ
cho việc thu thập thông tin và quảng bá sản phẩm trên quy mô thị
trƣờng quốc tế. Tuy nhiên, cũng đã có nhiều doanh nghiệp, chủ yếu là
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đi đầu trong
việc ứng dụng thƣơng mại điện tử để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh
mới, quảng bá thƣơng hiệu và giới thiệu sản phẩm đến với đông đảo
ngƣời tiêu dùng. Trong quá trình hội nhập, Việt Nam trở thành thành


2
viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), là thành viên
của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC), Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tham gia nhiều diễn đàn
kinh tế, nhiều hiệp định hợp tác song phƣơng, đa phƣơng, … Vấn đề
đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu nói riêng là phải sẵn sàng thích ứng với môi trƣờng kinh

doanh mới trên cơ sở của nền kinh tế số hoá mà bƣớc đi đầu tiên là phải
ứng dụng thƣơng mại điện tử vào trong chính quá trình sản xuất, kinh
doanh của mình.
Chính phủ Việt nam đã có những chủ trƣơng đƣợc cụ thể hoá để
thúc đẩy thƣơng mại điện tử phát triển trong xu thế phát triển chung của
thƣơng mại điện tử khu vực và châu Á. Thêm vào đó, các yếu tố công
nghệ thông tin, internet, truyền thông… tại Việt nam đã và đang phát
triển rất nhanh, tạo điều kiện kỹ thuật cho thƣơng mại điện tử phát
triển.
Trƣớc những thách thức đặt ra trong tình hình mới, cùng với nhiều
cơ hội thì thƣơng mại điện tử là một trong những công cụ giúp các
doanh nghiệp vƣơn ra thị trƣờng thế giới để tìm lối ra cho chính mình.
Với những lý do trên, ngƣời viết lựa chọn đề tài: “Hoạt động thương
mại điện tử của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong
quá trình hội nhập” với hy vọng góp phần làm thay đổi cách nhìn nhận
của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về thƣơng mại điện tử và ứng
dụng của thƣơng mại điện tử, khai thác tối ƣu các lợi thế do thƣơng mại
điện tử mang lại khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế cũng nhƣ tìm
hiểu rõ hơn về một phƣơng thức kinh doanh mới gắn liền với công nghệ
thông tin hiện đại.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:


3
Thƣơng mại điện tử là một vấn đề còn khá mới, đặc biệt là việc ứng
dụng thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt
Nam hiện nay. Tài liệu về đề tài nghiên cứu chƣa nhiều, chủ yếu là liên
quan đến một hoặc một vài khía cạnh của vấn đề, do đó, đây vừa là một
khó khăn nhƣng cũng là một động cơ thúc đẩy ngƣời viết đi sâu tìm
hiểu nghiên cứu đề tài và thực hiện luận văn.

Trong các tài liệu nƣớc ngoài ngƣời viết tham khảo, cuốn sách “E-
commerce: business on the Internet” của hai tác giả ngƣời Mỹ
Constance H. McLaren and Bruce J. Mc Laren xuất bản năm 2000 là
cuốn sách giới thiệu đƣợc những vấn đề cơ bản nhất về việc kinh doanh
qua Internet, các lợi ích mà các doanh nghiệp có thể khai thác khi ứng
dụng TMĐT và mô hình hoạt động TMĐT của các công ty Mỹ. Nội
dung cuốn sách thực sự bổ ích cho những cá nhân, doanh nghiệp hay tổ
chức muốn tìm hiểu về TMĐT một cách chung nhất. Tuy nhiên, các lợi
ích từ việc ứng dụng TMĐT mà hai tác giả đƣa ra lại dựa trên cơ sở của
TMĐT phát triển hoàn chỉnh, theo mô hình của các công ty Mỹ. Điều
này không hoàn toàn phù hợp khi các điều kiện triển khai TMĐT là tại
các nƣớc đang phát triển, ở các doanh nghiệp có mô hình vừa và nhỏ
nhƣ tại Việt Nam.
Ở Việt Nam, TMĐT mới chỉ đƣợc nghiên cứu dƣới góc độ là một
hình thức thƣơng mại mới, với việc phổ biến các kiến thức chung
nhƣ : thế nào là TMĐT, e-marketing là gì, thanh toán trực tuyến nhƣ
thế nào, … thông qua các website của cổng TMDT quốc gia
(ECVN), các công ty khai thác các dịch vụ về TMĐT (nhƣ Vitanco,
Vnecom, Vietnamonline, …), một số tài liệu trong của các buổi hội
thảo hay các khoá đào tạo ngắn hạn của các công ty, của Hiệp hội
TMĐT, Vụ TMĐT – Bộ Thƣơng mại, … Tuy nhiên, cho đến nay


4
chƣa có một công trình nào khảo sát, nghiên cứu về thƣơng mại điện
tử với những cơ hội, thách thức cho các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu Việt Nam một cách đầy đủ, hệ thống và cập nhật dƣới dạng
một luận văn cao học, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế hiện nay, khi mà thƣơng mại điện tử ngày càng có nhiều lợi thế,
đang tăng trƣởng rất mạnh. Do vậy, đề tài sẽ đƣợc xem xét, nghiên

cứu một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ thống hơn.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Về mục đích nghiên cứu, ngoài việc giới thiệu chung về thƣơng mại
điện tử, luận văn tập trung làm rõ tình hình áp dụng thƣơng mại điện tử
tại Việt Nam, trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua các số liệu.
Từ đó, chỉ ra các thuận lợi và khó khăn, đƣa ra đƣợc các giải pháp đề
xuất hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh thƣơng mại điện tử.
Luận văn có ba nhiệm vụ nghiên cứu:
Một là, hệ thống các vấn đề lý luận của thƣơng mại điện tử đối với
doanh nghiệp.
Hai là, khảo sát thực tế các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
ứng dụng thƣơng mại điện tử , chỉ ra cơ hội và thách thức của các
doanh nghiệp này trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Ba là, đƣa ra những kiến nghị giải pháp cho doanh nghiệp, cho cơ
quan quản lý Nhà nƣớc.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Với đề tài “ Hoạt động thương mại điện tử của các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu Việt Nam trong quá trình hội nhập”, đối tƣợng
nghiên cứu chính của luận văn là hoạt động thƣơng mại điện tử của các
doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ khai thác


5
tốt hơn các lợi thế của thƣơng mại điện tử ở các lĩnh vực khác nhƣ sản
xuất hay dịch vụ, vì với họ, việc tiếp cận thông tin nhanh chóng và đƣa
thông tin đƣợc rộng rãi với chi phí thấp là vấn đề quan trọng hàng đầu.
Do thƣơng mại điện tử là hoạt động mới phát triển mạnh trong
những năm gần đây nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ bao gồm các
số liệu từ năm 2000 cho đến nay.

5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đề tài đƣợc thực hiện bằng một sự kết hợp các phƣơng pháp nghiên
cứu: Cách tiếp cận cá biệt, phƣơng pháp nghiên cứu là nghiên cứu tài
liệu tại chỗ, phân tích – so sánh – tổng hợp và phƣơng pháp biện chứng.

6. DỰ KIẾN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN:
Với đề tài: “ Hoạt động thương mại điện tử của các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế ”, có thể
xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới của luận văn:
Thứ nhất: Khẳng định có căn cứ khoa học và thực tiễn về sự cần
thiết khách quan của thƣơng mại điện tử đối với các doanh nghiệp nói
chung và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam nói riêng trong xu
hƣớng hội nhập quốc tế hiện nay.
Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng cùng cơ hội, thách thức cho
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu
của thƣơng mại điện tử Việt Nam, đƣa ra các vấn đề cần giải quyết khi
tham gia thƣơng mại điện tử.
Thứ ba: Đề xuất phƣơng hƣớng và đƣa ra các giải pháp cụ thể cho
các nhóm đối tƣợng: Các cơ quản lý Nhà nƣớc, các tổ chức Hiệp hội và
các doanh nghiệp nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam khi tham gia thƣơng
mại điện tử.


6
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn bao gồm 3 chƣơng chính:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung về Thƣơng mại điện tử
Chƣơng 2: Thực trạng áp dụng thƣơng mại điện tử của các Doanh
nghiệp xuất nhập khẩu Việt nam.
Chƣơng 3: Một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động của thƣơng mại điện tử cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt
Nam.

Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1. Khái niệm Thƣơng mại điện tử:
1.1.1. Định nghĩa
1.1.2. Các hình thức và đặc điểm
1.1.3. Lợi ich kinh tế
1.2. Cơ sở phát triển thƣơng mại điện
1.2.1. Hạ tầng công nghệ và dịch vụ hỗ trợ TMĐT.
1.2.2. Hệ thống pháp luật
1.2.3. Các mô hình doanh nghiệp áp dụng TMĐT
1.3. Cơ sở phát triển thƣơng mại điện tử tại Việt Nam
1.3.1. TMĐT trên thế giới và bài học cho Việt Nam
1.3.2. Tiềm năng phát triển TMĐT tại Việt Nam
1.3.3. TMĐT trong quá trình hội nhập

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
2.1. Hạ tầng c sở phát triển TMĐT tại Việt Nam


7
2.1.1. Hạ tầng kinh tế, xã hội, pháp lý
2.1.2. Hạ tầng công nghệ
2.2. Thực trạng áp dụng TMĐT ở các doanh nghiệp XNK Việt Nam
2.2.1. Tình hình ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu Việt Nam phân theo ngành hàng hoá
2.2.2. Hoạt động của các sàn giao dịch điện tử

2.2.3. Một số hình thức ứng dụng TMĐT khác
2.3. Cơ hội và thách thức trong việc phát triển TMĐT ở Việt Nam
2.3.1. Cơ hội
2.3.2. Thách thức
2.3.3. Những vấn đề đặt ra
Chƣơng 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TMĐT CHO CÁC
DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
3.1. Những khuyến nghị đối với Nhà nƣớc:
3.1.1. Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý
3.1.2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý của Nhà
nƣớc
3.1.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp
3.2. Đối với doanh nghiệp
3.2.1. Xác định mô hình ứng dụng TMĐT thích hợp
3.2.2. Đầu tƣ hợp lý cho TMĐT
3.2.3. Chủ động nâng cao nhận thức về TMĐT
3.2.4. Thúc đẩy sự hình thành của các tổ chức hỗ trợ TMĐT
3.2.5. Đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ CNTT
3.3. Đối với ngƣời tiêu dùng
3.3.1. Thay đổi tập quán mua sắm


8
3.3.2. Nâng cao ý thức sử dụng mạng


Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Chƣơng 1 tập trung vào ba vấn đề chính : Khái niệm về TMĐT

(Định nghĩa, các hình thức và đặc điểm, lợi ích kinh tế) ; cơ sở hạ tầng
(gồm cơ sở về công nghệ và các dịch vụ hỗ trợ TMĐT, cơ sở pháp lý)
và một số mô hình ứng dụng TMĐT ; cơ sở để TMĐT hình thành và
phát triển tại Việt Nam : TMĐT trên thế giới và bài học cho chúng ta,
tiềm năng để Việt Nam phát triển TMĐT và tác động của xu hƣớng hội
nhập tới việc phát triện TMĐT ở Việt Nam.
1.1. Khái niệm Thƣơng mại điện tử:
1.1.1. Định nghĩa:
Thƣơng mại điện tử (e-commerce) chỉ việc thực hiện những giao
dịch thƣơng mại dựa trên các công cụ điện tử (electronic) mà cụ thể là
mạng Internet và World Wide Web (những trang web hay website).
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về TMĐT nhƣng tựu chung
lại, có hai quan điểm lớn: Thƣơng mại điện tử theo nghĩa rộng đƣợc
định nghĩa trong Luật mẫu về Thƣơng mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp
quốc về Luật Thƣơng mại quốc tế (UNCITRAL) có thể đƣợc hiểu là
các giao dịch tài chính và thƣơng mại bằng phƣơng tiện điện tử nhƣ:
trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi rút
tiền bằng thẻ tín dụng.
TMĐT theo nghĩa hẹp bao gồm các hoạt động thƣơng mại đƣợc thức
hiện thông qua mạng Internet, là hình thức mua bán hàng hoá đƣợc bày


9
tại các trang web trên Internet với phƣơng thức thanh toán bằng thẻ tín
dụng.
1.1.2. Các hình thức và đặc điểm
Về hình thức, TMĐT theo bản chất giao dịch, có thể đƣợc chia
làm ba loại chính sau: B2B, B2C và C2C.
B2B (Business-to-Business): có nghĩa là giao dịch TMĐT giữa doanh
nghiệp và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dùng mạng Internet,

website để trao đổi thông tin mua bán, tìm kiếm khách hàng, trƣng bày
sản phẩm, them chí cho phép đấu giá cung cấp hàng hoá, đấu thầu trên
mạng, …
B2C (Business-to-Consumer): là giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp
và cá nhân ngƣời tiêu dùng. Các doanh nghiệp trƣng bày thông tin, sản
phẩm, dịch vụ trên mạng để quảng bá đến với các cá nhân tiêu dùng,
dùng mạng Internet để phục vụ các cá nhân tiêu dùng nhƣ cho phép họ
thực hiện việc mua hàng, trả tiền quan mạng, trả lời mọi câu hỏi của
khách hàng, …
C2C (Consumer – to – Consumer): là giao dịch TMĐT giữa các cá
nhân với nhau. Một website đƣợc một doanh nghiệp xây dựng nhằm
mục đích tạo “sân chơi” cho các cá nhân có nhu cầu trao đổi thông tin,
mua bán với nhau.
Về đặc điểm, Thƣơng mại điện tử có một số đặc điểm cơ bản sau:
- Chi phí đầu tƣ thấp, phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp.
- Sử dụng kỹ thuật số trong toàn bộ quá trình giao dịch.
- Giao dịch diễn ra liên tục, không có thời gian trễ.
- Thông tin luôn đƣợc cập nhật
- Tự động hoá trong các giao dịch ngƣời - máy.


10
- Quá trình thanh toán thực hiện bằng điện tử thông qua các ứng
dụng của Thƣơng mại điện tử.
- Quá trình giao hàng thực hiện bằng điện tử với các mặt hàng
đƣợc số hoá.
1.1.3. Lợi ich kinh tế
Đối với tổ chức kinh doanh
 TMĐT giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trƣờng trong và ngoài
nƣớc.

 Thƣơng mại điện tử giảm các chi phí phát sinh, xử lý, phân phối, dự
trữ và giảm thiểu chi phí trong việc thu nhận thông tin.
 Tạo khả năng chuyên môn hoá cao trong kinh doanh.
 TMĐT cho phép doanh nghiệp có thể giảm mức tồn kho cũng nhƣ
các chi phí quản lý thông qua sản phẩm dụng mô hình “kéo” trong
việc quản lý chuỗi cung cấp.
 TMĐT giúp giảm thời gian trong quá trình mua và bán, từ khâu
thanh toán đến khâu giao hàng hoá và dịch vụ.
 Tạo tiền đề cơ cấu lại bộ máy kinh doanh với các công nhân lành
nghề, các cán bộ có kinh nghiệm, cũng nhƣ đội ngũ bán hàng có
triển vọng.
 Giảm các chi phí cho bƣu chính viễn thông.
 Các lợi ích khác nhƣ quảng bá doanh nghiệp, cải tiến các dịch vụ
cung cấp cho khách hàng, tìm các đối tác mới, đơn giản hoá các quy
trình, giảm thời gian giao hàng, tăng hiệu quả, …
Đối với khách hàng
 Tạo điều kiện cho khách hàng khả năng lựa chọn các nhà cung cấp
khác nhau, cũng nhƣ các thị trƣờng khác nhau về cùng một loại sản
phẩm mà họ quan tâm nhƣ giá cả, mẫu mã, dịch vụ


11
 Thông qua việc so sánh nhanh các hàng hoá và giá cả từ nhiều
nguồn khác nhau, khách hàng có thể mua đƣợc những sản phẩm và
dịch vụ với giá cả phù hợp nhất.
 Khách hàng có thể nhận đƣợc các thông tin xác thực và chi tiết một
cách nhanh chóng trong môi trƣờng mạng thay vì trƣớc đây việc này
có thể mất khoảng vài ngày hay vài tuần.
 Khách hàng có thể tham gia các cuộc đấu giá ảo;
 Cho phép khách hàng có thể liên hệ với một khách hàng khác trong

cộng đồng điện tử và trao đổi các quan điểm cũng nhƣ kinh nghiệm;
 Giảm bớt tính cạnh tranh trong khách hàng thông qua những đợt
giảm giá đáng kể.
Đối với xã hội
 Tạo điều kiện cho các cá nhân có thể làm việc tại nhà và giảm chi
phí, thời gian cho việc đi mua hàng ở các siêu thị hay chợ, do đó, có
thể giảm đƣợc tình trạng tắc nghẽn giao thông ở một số điểm và
giảm ô nhiễm môi trƣờng.
 Cho phép một số ngƣời bán hàng có thể bán ở mức giá thấp hơn,
giảm tình trạng tích trữ hàng hoá và nâng cao mức sống của ngƣời
dân.
 Giúp cho các nƣớc thế giới thứ ba cũng nhƣ các vùng xa xôi hẻo
lánh có thể biết đến những sản phẩm và dịch vụ mà thƣờng không
phải dành cho thị trƣờng này (bao gồm cả các dịch vụ giáo dục và
đào tạo).
 TMĐT tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân phối các dịch vụ
công cộng nhƣ y tế, giáo dục, và các dịch vụ xã hội của Chính phủ
với giá ƣu đãi và chất lƣợng cao.
1.2. Cơ sở phát triển thƣơng mại điện


12
1.2.1. Hạ tầng công nghệ và dịch vụ hỗ trợ TMĐT.
- Viễn thông và mạng Internet:
Internet là một mạng toàn cầu đƣợc hình thành bởi các mạng nhỏ
hơn, kết nối hàng triệu máy tính trên toàn thế giới thông qua hạ tầng
viễn thông với mục đích trao đổi và chia sẻ thông tin.
World Wide Web, gọi tắt là web hay www, mạng lƣới toàn cầu là một
không gian thông tin toàn cầu mà mọi ngƣời có thể truy nhập (đọc và
viết) qua các máy tính nối với mạng Internet.

Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng Internet cho mục đích kinh
doanh tiến hành trao đổi thông tin và các giao dịch qua email, truy cập
vào các trang web và thiết lập trang web của mình. Các trang web là nơi
tiến hành hầu hết các giao dịch dạng B2B lẫn B2C. Do đó, sự tăng
trƣởng của số trang web là một tiêu chí có ích để đánh giá sự tăng
trƣởng của TMĐT.
- Dịch vụ thanh toán điện tử:
Trên thế giới hiện nay phổ biến có ba hình thức thanh toán điện
tử: Thẻ tín dụng, séc điện tử và thanh toán qua email. Thông dụng nhất
là phƣơng pháp thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Thẻ tín dụng (hay còn gọi là thẻ thanh toán – Credit card) do một
doanh nhân ngƣời Mỹ, Frank Mc Namara, phát minh vào năm 1949, là
một phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà ngƣời chủ thẻ có
thể sử dụng để rút tiền mặt, thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại
các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ.
Hệ thống séc điện tử (e-check): Séc điện tử thực chất là một loại
“séc ảo”, nó cho phép ngƣời mua thanh toán bằng séc qua mạng
Internet. Ngƣời mua sẽ điền vào form (giống nhƣ một quyển séc đƣợc
hiển thị trên màn hình) các thông tin về ngân hàng của họ, ngày giao


13
dịch và trị giá của giao dịch. Tất cả những thông tin đó sẽ đƣợc chuyển
tới cổng thanh toán hoặc trung tâm giao dịch.
Thanh toán qua thƣ điện tử (email): phƣơng thức thanh toán qua
thƣ điện tử đƣợc sử dụng nhiều trong hình thức TMĐT C2C, cho phép
các cá nhân có thể sử dụng thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng của
họ để thanh toán qua thƣ điện tử.
1.2.2. Hệ thống pháp luật:
Việc kinh doanh điện tử cũng có một số vấn đề về pháp lý tƣơng

tự nhƣ việc kinh doanh truyền thống, tuy nhiên, do việc truyền tin dễ
dàng và khả năng thực hiện nó không bắt buộc sự hiện diện của các bên
nên kinh doanh trên Internet có nhiều thách thức hơn. Đó là các vấn đề:
- Quyền hạn phân xử.
- Hợp đồng.
- Tài sản trí tuệ
- Bản quyền
- Giấy phép
1.2.3. Các mô hình doanh nghiệp nên áp dụng TMĐT:
Một số đặc tính của doanh nghiệp, hàng hoá và dịch vụ có thể
giúp việc triển khai TMĐT có hiệu quả hơn:
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá
- Doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cho thị trƣờng trong nƣớc
- Doanh nghiệp dịch vụ cho cá nhân
1.3. Cơ sở phát triển thƣơng mại điện tử tại Việt Nam
1.3.1. TMĐT trên thế giới và bài học cho Việt Nam:
Theo ghi nhận của Google, đến giữa năm 2005, trên Internet có
hơn 8tỷ trang web với hơn 40 triệu tên miền đang hoạt động. Theo
thống kê và ƣớc tính của Forrester Research, doanh số TMĐT toàn


14
cầu (B2B và B2C) năm 2004 là 6,75 nghìn tỷ đô la Mỹ, năm 2005 là
8,5 nghìn tỉ đô la Mỹ. Có thể nói, TMĐT đang phát triển nhanh trên
thế giới, đặc biệt là tại Mỹ, các nƣớc châu Âu và một số quốc gia châu
Á đang phát triển nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, …
Từ đó, có một số bài học cho Việt Nam:
 TMĐT phát triển dựa trên một nền kinh tế phát triển cao, có tốc độ
tăng trƣởng đều.
 TMĐT chỉ đƣợc thực hiện khi tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân

ngƣời tiêu dùng sử dụng CNTT- viễn thông vào quá trình trao đổi,
mua sắm hàng hoá, dịch vụ.
 Vai trò của Chính phủ thực sự quan trọng trong hình thức kinh
doanh dựa trên công nghệ này.
1.3.2. Tiềm năng phát triển TMĐT tại Việt Nam
Tiềm năng phát triển TMĐT ở Việt Nam rất cao, bởi:
- Việt Nam là nƣớc xuất khẩu nhiều mặt hàng, nhu cầu tìm kiếm
khách hàng trên toàn thế giới là rất lớn.
- Công nghệ thông tin, viễn thông và Internet ở Việt Nam đang trên đà
phát triển mạnh. Nguồn nhân lực trong nghành công nghệ thông tin
đang đƣợc quan tâm đào tạo.
- Chính phủ và Nhà nƣớc khuyến khích phát triển TMĐT ở các
nghành nghề, các thành phần kinh tế bằng nhiều chủ trƣơng và hoạt
động cụ thể.
- Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại
thế giới (WTO), tham gia Hiệp hội các quốc gia đông nam á
(ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dƣơng
(APEC), … hơn nữa, TMĐT ở châu Á và khu vực đang trên đà phát
triển nhanh.


15
1.3.3. TMĐT trong quá trình hội nhập:
Hợp tác nƣớc ngoài trong lĩnh vực TMĐT đã đƣợc Việt Nam chủ
động và tích cực đẩy mạnh:
- Năm 2004 Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Nhóm công tác
ASEAN điện tử (e-ASEAN),
- Năm 2005 là Chủ tịch Hội đồng châu Á - Thái Bình Dƣơng về
Thuận lợi hoá thƣơng mại và kinh doanh điện tử (AFACT).
- Năm 2006, ngoài những cuộc họp định kỳ của Nhóm chỉ đạo về

TMĐT (ECSG), Việt Nam tổ chức hai buổi hội thảo quốc tế lớn:
“Bảo vệ thông tin cá nhân trong giao dịch TMĐT và Chính phủ điện
tử” và “Giao dịch kinh doanh phi giấy tờ: hài hoà lợi ích giữa Nhà
nƣớc và doanh nghiệp”. Năm 2006 cũng là năm đầu tiên Việt Nam
đƣợc bầu giữ vai trò chủ tịch Tiểu nhóm thƣơng mại phi giấy tờ của
ECSG.
Với hàng loạt sự kiện này, Việt Nam đã khẳng định đƣợc vị thế và
vai trò ngày càng tích cực trong các hoạt động hợp tác quốc tế về
TMĐT trong khu vực.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
2.1. Hạ tầng cơ sở phát triển TMĐT tại Việt Nam
2.1.1. Hạ tầng kinh tế, xã hội, pháp lý
Từ năm 2001 cho đến nay, GDP của Việt Nam tăng đều hàng
năm (năm 2001 là 6,9%; năm 2002 tăng lên 7%, năm 2003 tăng 7,3%;
năm 2004 tăng 7,7%; năm 2005 tăng 8,4%; năm 2006 là 8,2% và năm
2007 là 8,5%). Mức tăng trƣởng GDP cao làm tăng nhanh tốc độ công
nghiệp hoá, mở rộng hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, tăng


16
nhanh giá trị ngoại thƣơng, nhất là xuất khẩu, tăng thu hút đầu tƣ nƣớc
ngoài.
Chính sách “đa dạng hoá, đa phƣơng hoá” quan hệ quốc tế đã
giúp Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với nền kinh tế thế
giới và khu vực. Việt Nam đã ký các hiệp định hợp tác kinh tế – thƣơng
mại với EU năm 2002, tham gia tổ chức ASEAN (năm 1996) và khu
vực mậu dịch tự do AFTA của ASEAN (2001), tham gia APEC (1998),
ký hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt – Mỹ (2001) và Việt Nam

đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thƣơng mại thế
giới WTO năm 2007.
Những điều kiện kinh tế nêu trên là những cơ sở vô cùng thuận
lợi cho việc phát triển TMĐT ở Việt Nam.
Điều kiện xã hội:
Nhận thức về TMĐT: khái niệm TMĐT đang dần đƣợc các
doanh nghiệp và ngƣời dân Việt Nam biết đến nhiều hơn. Theo thống
kê chƣa đầy đủ, đến năm 2002 mới có 1500 doanh nghiệp có website
thì đến cuối năm 2004, tổng số website của các doanh nghiệp tại Việt
Nam đã đạt tới con số 17.500 và không chỉ dừng ở việc giới thiệu sản
phẩm, các website doanh nghiệp đã bƣớc mang lại doanh thu từ hoạt
động quảng cáo và mua sắm qua mạng của ngƣời tiêu dùng
Điều kiện pháp lý: nhằm khuyến khích cho sự phát triển của
TMĐT, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách và luật về TMĐT:
- Luật giao dịch điện tử: đã đƣợc Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông
qua ngày 29/11/2005và có hiệu lực từ ngày 1/3/2006.
- Luật thƣơng mại: Luật thƣơng mại sửa đổi có hiệu lực từ ngày
1/1/2006 với 9 chƣơng và 324 điều, Luật thƣơng mại mới đã mở rộng


17
phạm vi điều chỉnh so với Luật thƣơng mại năm 1997, trong đó, có
nhiều điều khoản liên quan đến hoạt động TMĐT.
Ngoài ra, một số các Luật và Bộ luật có các điều khoản liên quan
nhƣ: Bộ luật Dân sự, Luật hải quan, Luật sở hữu trí tuệ, Luật CNTT,
Nghị định về TMĐT, …
Về chính sách: Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn
2006- 2010; Chiến lƣợc phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến
năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020; Đề án hỗ trợ doanh nghiệp ứng
dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 – 2010; ….

2.1.2. Hạ tầng công nghệ:
- Công nghiệp công nghệ thông tin: Theo Báo cáo Thƣơng mại
điện tử năm 2006 – Bộ Thƣơng mại điện tử, tổng giá trị ngành công
nghệp công nghệ thông tin Việt Nam năm 2005 là 1,4 tỷ đô la, tăng
49,6% so với năm 2004, trong đó, công nghiệp phần cứng tăng mạnh –
chủ yếu từ sự tăng trƣởng của các công ty đa quốc gia hoạt động tại
Việt Nam. Năm 2006, công nghiệp phần cứng trở thành một trong tám
ngành kinh tế của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu trên 1tỷ đô la/năm.
Ngành công nghiệp phần mềm/dịch vụ Việt Nam đạt doanh số 250 triệu
đô la trong năm 2005, trong đó, 180 triệu đô la từ thị trƣờng nội địa
(61,1%) và 70 triệu đô la từ gia công xuất khẩu (38,9%), tăng 47% so
với năm trƣớc. Gia công xuất khẩu phần mềm tăng 55,5%.
- Viễn thông và Internet: Về viến thông, hết năm 2005, tổng số
máy địên thoại trên toàn mạng là 15,779 triệu máy, tăng 5,480 triệu
máy so với năm 2004 và đạt mật độ gần 19,01 máy/100 dân. số thuê
bao di động tiếp tục tăng mạnh và chiếm 57%tổng số điện thoại.
Năm 2006, số thuê bao quy đổi tăng 38%, số ngƣời dùng Internet tăng
36%, chiếm 17,5% dân số.


18
Thị trƣờng dịch vụ Internet năm 2006 tiếp tục phát triển theo xu
hƣớng đa dạng hoá và chia sẻ thị phần đồng đều hơn giữa các nhà cung
cấp. Một đặc điểm nổi bật của thị trƣờng Internet - viễn thông Việt Nam
là sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ băng thông rộng, tổng số thuê bao
băng thông rộng năm 2006 tăng hơn hai lần so với năm 2005, đạt gần
453.700 thuê bao. Dung lƣợng kết nối Internet quốc tế tiếp tục phát triển
mạnh, đã tăng gấp 6 lần so với thời điểm tháng 12/2003 và gấp 3 lần so
với tháng 12/2004.
2.2. Thực trạng áp dụng TMĐT ở các doanh nghiệp XNK Việt Nam

2.2.1. Tình hình ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu Việt Nam phân theo ngành hàng hoá
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam hoạt động trong nhiều
lĩnh vực khác nhau, nhƣng tập trung vào một số lĩnh vực hàng hoá và
dịch vụ Việt Nam có thế mạnh cũng nhƣ nhu cầu thế giới về hàng hoá,
dịch vụ đó lớn, nhƣ nông sản, thủ công mỹ nghệ, du lịch – dịch vụ, …
Do đó, thƣơng mại điện tử trong các lĩnh vực này cũng đƣợc ứng dụng
nhiều và hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong
các ngành khác.

- Hàng thủ công mỹ nghệ:
Là một trong những hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam và là
mặt hàng đƣợc Nhà nƣớc ƣu tiên hỗ trợ do mang lại hiệu quả xã hội
cao, nhóm hàng thủ công mỹ nghệ hiện đang rất phổ biến trên các
website TMĐT của Việt Nam.
+ Trên 11%số doanh nghiệp có website hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ (Báo cáo TMĐT năm 2004
– Bộ Thƣơng mại).


19
+ Sàn giao dịch điện tử www.vnemart.com.vn ra đời thoạt tiên nhƣ
một sáng kiến thúc đẩy xuất khẩu trong khuôn khổ dự án: “ Hỗ trợ phát
triển thị trƣờng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ các làng nghề truyền
thống Việt Nam”
+ Mƣời tám doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ xuất khẩu uy tín do
Bộ Công thƣơng lựa chọn và công bố năm 2007 đều có website riêng
cũng nhƣ tích cực tham gia vào các sàn giao dịch điện tử.
+ Sự nở rộ các website của các doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ
công mỹ nghệ với giao diện chủ yếu bằng tiếng Anh còn cho thấy nhu

cầu thị trƣờng nƣớc ngoài với mặt hàng này tƣơng đối lớn, đủ để tạo
động lực khiến doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng những trang web mang
tính chuyên nghiệp khá cao so với mặt bằng chung của các website các
doanh nghiệp khác.
- Du lịch – dịch vụ: Hầu hết những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
du lịch, đặc biệt là dịch vụ lữ hành quốc tế, đã xây dựng trang web
nhằm quảng bá sản phẩm dịch vụ của mình.
+ Nhiều trang web đƣợc thiết kế công phu theo tiêu chuẩn quốc tế
và đƣợc trình bày bằng tiếng nƣớc ngoài
+ Các dịch vụ trên website có thể đƣợc cung cấp với nhiều cấp độ
khác nhau.
+ Các công ty du lịch địa phƣơng cũng chú trọng việc giới thiệu
qua website về những sản phẩm du lịch nổi tiếng của mình nhằm thu
hút khách du lịch.
- Hàng nông sản: là thế mạnh của Việt Nam trong xuất khẩu, năm
2007, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản đã đạt 12,6 tỷ đô la, chiếm 25%
tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc (Trung tâm Thông tin Thƣơng mại
– Bộ Công thƣơng).


20
+ Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu, gạo là mặt hàng có kim
ngạch tăng trƣởng nhiều nhất. Trong hai năm, 2006 và 2007, các website
giới thiệu sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện và
hình thành thêm một phƣơng thức hỗ trợ xuất khẩu nữa cho các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu gạo Việt Nam.
Theo khảo sát của tác giả về 21 doanh nghiệp này, 60% các doanh
nghiệp đã có website, có chức năng giới thiệu chi tiết hàng hoá và đƣợc
thể hiện ở một số ngôn ngữ chủ yếu nhƣ tiếng Anh, tiếng Trung Quốc,
Tuy nhiên, tính năng và giao diện còn nhiều hạn chế dƣới góc độ ứng

dụng thƣơng mại điện tử.
+ Các doanh nghiệp xuất khẩu chè: Việc ứng dụng TMĐT còn rất
hạn chế.
+ Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê: Ngƣợc lại với các doanh
nghiệp xuất khẩu ngành chè, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt
Nam lại khá chú trọng đến xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu, sản
phẩm thông qua TMĐT và cụ thể là website. Mƣời doanh nghiệp xuất
khẩu uy tín năm 2007 của ngành hàng cà phê thì cả mƣời doanh nghiệp
đều có website riêng với giao diện đƣợc thiết kế hiện đại, chuyên
nghiệp; các chức năng hoàn thiện, hỗ trợ rất nhiều trong việc cung cấp
thông tin sản phẩm và đặt hàng cũng nhƣ liên hệ.
- Dệt may: Dệt may là ngành xuất nhập khẩu quan trọng của
Việt Nam.
Tuy việc đầu tƣ cho xây dựng thƣơng hiệu và quảng bá sản phẩm
thông qua website còn yếu, nhƣng ngƣợc lại, một số doanh nghiệp xuất
khẩu dệt may Việt Nam lại có đƣợc những thành công trong ứng dụng
TMĐT thông qua hình thức đấu thầu trực tuyến. Hiện nay, đã có một số
doanh nghiệp dệt may trúng thầu các dự án của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

×