Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 129 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ






NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN








NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG GẠO
XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI







Hà Nội - 2010



3
MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt i
Danh mục các bảng ii
Danh mục các hình .ii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN 6
1.1. Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá năng
lực cạnh tranh của sản phẩm 6
1.1.2. Các quan niệm về năng lực cạnh tranh của sản phẩm 8
1.1.3. Phân loại năng lực cạnh tranh theo cấp độ 9
1.1.4. Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng nông sản 16
1.2. Một số mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh 25
1.2.1. Mô hình SWOT 25
1.2.2. Mô hình kim cương của Micheal Porter 26
1.3. Các nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của hàng nông sản 36
1.3.1. Nguồn lực tự nhiên 36
1.3.2. Kỹ thuật và công nghệ sản xuất 37
1.3.3. Công nghệ chế biến và bảo quản 38
1.3.4. Phong tục, tập quán của người tiêu dùng 38
1.3.5. Chất lượng dịch vụ, phục vụ 39
1.3.6. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước 39

1.4. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu ở
Việt Nam và kinh nghiệm của một số nƣớc 40
1.4.1. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu ở
Việt Nam 40
1.4.2. Kinh nghiệm của một số nước trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh hàng
nông sản xuất khẩu. 45
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA 55
MẶT HÀNG GẠO XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 55




4
2.1. Tổng quan về tình hình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam 55
2.1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam 55
2.1.2. Tình hình sản xuất và chế biến gạo xuất khẩu ở Việt Nam 57
2.1.3. Sản lượng và doanh thu gạo xuất khẩu 60
2.1.4. Thị phần gạo xuất khẩu 65
2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam 70
2.2.1. Phân tích năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo theo các tiêu chí 70
2.2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu theo mô hình kim
cương của Micheal Porter 74
2.2.3. Phân tích SWOT của mặt hàng gạo 82
2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt
Nam 88
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA MẶT HÀNG GẠO XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 93
3.1. Định hƣớng và mục tiêu cơ bản của hoạt động xuất khẩu gạo 93
3.1.1. Đặc điểm thị trường và triển vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam 93
3.1.2. Định hướng và mục tiêu 98

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất
khẩu của Việt Nam 100
3.2.1. Những giải pháp về phía Nhà nước 101
3.2.2. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo 114
KẾT LUẬN 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO 120





i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
AGROINFO Trung tâm thông tin phát triển nông nghiệp nông
thôn
CEPT Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung
DRC Hệ số chi phí nguồn lực
EU Liên minh châu Âu
FAO Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GNP Tổng sản phẩm quốc dân
IC Chỉ số cạnh tranh quốc tế
ITC Diễn đàn thương mại quốc tế
IRRI Viện lúa quốc tế
RCA Lợi thế so sánh hiển thị
RFC Khả năng sinh lời vốn về mặt tài chính
USDA Bộ Nông nghiệp Mỹ

USD Đồng đô la Mỹ
VND Đồng Việt Nam
WB Ngân hàng thế giới
WEF Diễn đàn kinh tế thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
CNH Công nghiệp hóa
HĐH Hiện đại hóa
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
XHCN Xã hội chủ nghĩa
XNK Xuất nhập khẩu


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 2.1:
Sản lượng gạo xuất khẩu của các nước xuất khẩu hàng đầu
trên thế giới …………………………………

61
Bảng 2.2:
Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam
62
Bảng 2.3:

Diện tích và năng suất gạo của một số nước trong khu vực
……………………………………………………………

64
Bảng 2.4:
Thị phần gạo xuất khẩu của một số nước xuất khẩu hàng
đầu trên thế giới
…………………………………………………

65
Bảng 2.5:
Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam theo châu lục …….
66
Bảng 2.6:
Chỉ số lợi thế cạnh tranh hiển thị của Việt Nam …………
70
Bảng 2.7:
Chỉ số lợi thế cạnh tranh hiển thị của một số nước ………
71
Bảng 3.1:
Tiêu chuẩn gạo xuất khẩu …………………………… ….
115



DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu hình
Tên hình
Trang

Hình 2.1:
Xuất khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường năm
2007 – 2008 ……………………………………

67
Hình 2.2:
Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam,
2008 ……………………………………………………

69
Hình 2.3:
Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan và Việt Nam ………….
72





1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, cũng như ở nhiều nước trên thế giới, nông nghiệp, nông thôn là
khu vực rất nhạy cảm và có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế quốc dân.
Vì vậy, đây là lĩnh vực luôn được chính phủ quan tâm.
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế, hội nhập vào nền kinh tế
khu vực và thế giới, đồng thời tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH –
HĐH) đất nước. Tuy nhiên, nước ta về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp. Sản
xuất nông nghiệp của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt nhiều thành tựu to lớn,
đóng góp tích cực cho thời kỳ đầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Trong
thành tích chung đó phải kể tới sự đóng góp của mặt hàng lúa gạo. Tuy nhiên sản

xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản nói chung, của mặt hàng lúa gạo của Việt
Nam nói riêng hiện vẫn đang gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Trên thị trường thế giới,
sức cạnh tranh của mặt hàng gạo của Việt Nam còn nhiều hạn chế về chất lượng,
mẫu mã, giá cả,… So với Việt Nam, khả năng cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất
khẩu của Thái Lan vượt trội hơn hẳn cả về chất lượng, mẫu mã. Xuất khẩu gạo của
Việt Nam còn nhiều hạn chế do trình độ quản lý, khả năng kinh doanh trên thị
trường quốc tế của ta còn yếu kém, thường phải xuất khẩu qua trung gian, môi giới
nên bị ép giá, chịu nhiều thiệt thòi,… Mặc dù là nước đứng thứ hai trên thế giới về
xuất khẩu gạo (sau Thái Lan), nhưng Việt Nam hiện đang đứng trước nguy cơ cạnh
tranh rất gay gắt của những đối thủ tiềm năng như: Mỹ, Trung Quốc, Pakistan,
Myanma, Australia,… trong đó Myanma được đánh giá là nước có tiềm năng rất
lớn về xuất khẩu gạo.
Thực tế đó đòi hỏi cần phải đánh giá một cách đầy đủ, có hệ thống về năng
lực cạnh tranh của mặt hàng nông sản nói chung và của sản phẩm lúa gạo xuất khẩu
nói riêng, tìm ra những mặt hạn chế, từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh nền
kinh tế nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới.
Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình là:
“Năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam”.



2
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt
Nam là một đề tài không mới. Liên quan đến đề tài này, đã có khá nhiều công trình
được công bố. Một số công trình đáng lưu ý bao gồm:
- Dự án Hợp tác kỹ thuật TCP/VIE/8821 (2000) về "Khả năng cạnh tranh
của ngành nông nghiệp Việt Nam: Một sự phân tích sơ bộ trong bối cảnh hội nhập
ASEAN và AFTA" của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) được

sự tài trợ của Tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO). Dự án này bao gồm
nhiều báo cáo đề cập đến khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản Việt
Nam như gạo, đường, hạt tiêu, thịt lợn, cà phê dưới giác độ chi phí sản xuất, tiếp
thị, năng suất, kim ngạch xuất khẩu, giá cả. Thời gian phân tích của các báo cáo này
giới hạn đến năm 1999.
- Báo cáo khoa học về “Khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trong
hội nhập AFTA’’(2005), của Quỹ nghiên cứu ICARD-MISPA, TOR số MISPA
A/2003/06. Báo cáo đã nghiên cứu thực trạng, tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của
một số mặt hàng nông sản Việt Nam bao gồm gạo, chè, tiêu, thịt lợn, gà và dứa trên
thị trường nội địa trong bối cảnh hội nhập AFTA. Đồng thời báo cáo nghiên cứu
ảnh hưởng của việc Việt Nam gia nhập AFTA đối với một số mặt hàng nông sản
trên đến năm 2004.
- Nguyễn Ngọc Quế (2000), “Khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam”, Bộ
NN & PTNT. Cuốn sách này đã đánh giá một cách khái quát về khả năng cạnh
tranh của mặt hàng gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, đây là một nghiên cứu tổng quát
về khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam, chưa đi sâu nghiên cứu làm rõ những lợi
thế, những điểm mạnh, điểm yếu trong việc sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gạo của
Việt Nam và chưa đánh giá năng lực cạnh tranh của gạo xuất khẩu của Việt Nam
dựa trên các tiêu chí và cũng chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh cho mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam.
- Nghiên cứu của ISGMARD (2002) về “Tác động của tự do hóa thương mại
đến một số ngành hàng nông nghiệp Việt Nam: Lúa gạo, cà phê, chè, đường’’. Dự


3
án đã sử dụng mô hình cân bằng bộ phận để đánh giá tác động của Hiệp định
thương mại tự do ASEAN (AFTA) tới gạo, cà phê, chè và mía đường. Báo cáo chỉ
ra rằng, AFTA sẽ giúp tăng xuất khẩu nông sản cả về số lượng và giá xuất khẩu
(lượng gạo xuất khẩu sẽ tăng 10,5% với giá tăng 4,2%; lượng cà phê tăng 2,3% với
giá tăng 1,9%; lượng chè tăng 1,3% với giá tăng 0,8%, ).

- Nguyễn Đình Long (2000), “Phân tích sơ bộ khả năng cạnh tranh của
ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh ASEAN và AFTA”, Bộ NN & PTNT.
Nội dung của cuốn sách này mới chỉ dừng lại ở những đánh giá sơ bộ về khả năng
cạnh tranh chung của ngành nông nghiệp Việt Nam, đánh giá khả năng cạnh tranh
của những mặt hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam như: cà phê, chè, gạo, nhân
điều, hồ tiêu,…trong điều kiện hội nhập vào nền kinh tế quốc tế của Việt Nam trong
bối cảnh của ASEAN và AFTA. Chưa đánh giá một cách đầy đủ và sâu sắc năng
lực cạnh tranh của từng sản phẩm, đặc biệt đối với sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt
Nam trong điều kiện Việt Nam ngày càng tham gia hội nhập sâu rộng vào nền kinh
tế thế giới.
- Lê Xuân Tửu (1999), “Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 1999 và nhìn lại 10
năm”. Nghiên cứu này chủ yếu tổng kết tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Đánh giá những thành tựu đã đạt được và những tồn tại của Việt Nam trong việc
xuất khẩu gạo trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Nghiên cứu này vẫn chưa
đánh giá được năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam để từ
đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo
xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện tự do hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam.
Các công trình đã điểm qua ở trên hoặc là mới chỉ đề cập một cách khái quát
về khả năng cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam, hoặc là chưa
nghiên cứu về vấn đề này trong bối cảnh mới, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế
nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới và khu vực. Do đó, nghiên
cứu về năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn là cần
thiết, có ý nghĩa thực tiễn và tầm quan trọng đặc biệt.


4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là đánh giá năng lực cạnh tranh, làm rõ những lợi thế,

điểm mạnh, điểm yếu của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu của
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện những mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
của nông sản xuất khẩu.
- Đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam
trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng
gạo xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo
xuất khẩu của Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam
trong phạm vi cả nước trong vòng 10 năm từ năm 1999 đến năm 2008.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả áp dụng các phương pháp nghiên
cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá khoa học. Bên
cạnh đó, luận văn đặc biệt chú trọng sử dụng các phương pháp thống kê, phương
pháp phân tích SWOT, mô hình kim cương của Micheal Porter,…
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam
qua các tiêu chí và mô hình.


5
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng

gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của
hàng nông sản
Chương 2: Phân tích năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu của
Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt
hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam






6
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH
VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN
1.1. Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các tiêu chí đánh
giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm
1.1.1. Các quan niệm về cạnh tranh
Lý luận cạnh tranh được nhiều tác giả nghiên cứu và trình bày dưới nhiều
góc độ khác nhau trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất, cụ thể và rõ ràng về
cạnh tranh.
Khi bàn về cạnh tranh, Adam Smith cho rằng nếu tự do cạnh tranh, các cá
nhân chèn ép nhau thì cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm công việc của
mình một cách chính xác. Nếu chỉ có mục đích lớn lao nhưng lại không có động cơ

thúc đẩy thực hiện mục đích ấy thì rất ít có khả năng tạo ra được bất kỳ sự cố gắng
lớn nào. Như vậy, có thể hiểu rằng cạnh tranh có thể khơi dậy được sự nỗ lực chủ
quan của con người, làm tăng của cải của nền kinh tế quốc dân [56].
K. Marx cho rằng cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh
gay gắt giữa các nhà tư bản giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và
tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Những cuộc ganh đua giữa các
nhà tư bản diễn ra dưới ba góc độ: cạnh tranh giá thành thông qua nâng cao năng
suất lao động giữa các nhà tư bản nhằm thu được giá trị thặng dư siêu ngạch; cạnh
tranh chất lượng thông qua nâng cao giá trị sử dụng hàng hoá; cạnh tranh giữa các
ngành thông qua việc gia tăng tính lưu động của tư bản nhằm phân chia giá trị thặng
dư. Ba góc độ cạnh tranh cơ bản này diễn ra xoay quanh việc quyết định giá trị,
thực hiện giá trị và phân phối giá trị thặng dư. Như vậy cạnh tranh kinh tế là sản
phẩm của nền kinh tế hàng hoá, là sự đối chọi giữa những người sản xuất hàng hoá
dựa trên những thực lực kinh tế của họ [26].


7
Theo cuốn từ điển bách khoa của Liên Xô thì cạnh tranh là cuộc đấu tranh
đối kháng giữa các nhà sản xuất hàng hoá nhằm giành điều kiện thuận lợi nhất về
sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nhằm thu lợi nhuận tối đa [52]. Theo cuốn từ điển
kinh doanh ở Anh, cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là sự ganh
đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành cùng một loại tài
nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình [53]. Theo từ điển
bách khoa Việt Nam, cạnh tranh được định nghĩa là hoạt động ganh đua giữa những
người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh bị chi phối bởi
quan hệ cung cầu, nhằm giành được các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có
lợi nhất [54].
Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi
cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản và là động lực của sự phát triển
kinh tế - xã hội. Việt Nam trong quá trình đổi mới nền kinh tế đã có sự thay đổi về

tư duy, quan niệm và cách thức đối xử với cạnh tranh. Trong văn kiện Đại hội Đảng
VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: "Cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình
thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp và văn minh. Cạnh tranh vì
lợi ích phát triển đất nước chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí các
nguồn lực, thôn tính lẫn nhau" [14].
Như vậy, cạnh tranh có thể hiểu là sự ganh đua, là cuộc đấu tranh gay gắt,
quyết liệt giữa những chủ thể kinh doanh với nhau trên một thị trường hàng hoá cụ
thể nào đó nhằm để giành giật khách hàng, thông qua đó mà tiêu thụ được nhiều
hàng hoá và thu được lợi nhuận cao, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát
triển. Cạnh tranh có thể đem lại lợi ích cho cá nhân, doanh nghiệp này nhưng gây
thiệt hại cho cá nhân, doanh nghiệp khác. Song xét dưới giác độ lợi ích toàn xã hội,
cạnh tranh luôn có tác động tích cực, là phương thức phân bổ các nguồn lực một
cách tối ưu và do đó nó trở thành động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Trong nền kinh tế thị trường, để có thể tồn tại và phát triển được, các doanh nghiệp
phải chấp nhận cạnh tranh, phải luôn luôn nâng cao sức cạnh tranh của mình để


8
giành được ưu thế tương đối so với đối thủ. Doanh nghiệp nào không sẵn sàng cho
sự cạnh tranh hoặc tự thoả mãn với bản thân thì sẽ loại mình ra khỏi cuộc chơi.
1.1.2. Các quan niệm về năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Nếu hiểu cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể
kinh doanh trên thị trường thì có cạnh tranh giữa các cá nhân, các doanh nghiệp và
cạnh tranh trong nền kinh tế. Trong quá trình cạnh tranh với nhau, để giành được lợi
thế về phía mình, các chủ thể phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì
và phát triển vị thế của mình trên thị trường. Các biện pháp này thể hiện một sức
mạnh nào đó của chủ thể, được gọi là sức cạnh tranh của chủ thể đó hoặc năng lực
hay khả năng cạnh tranh của chủ thể đó. Khi muốn phản ánh khả năng duy trì được
vị trí của một hàng hoá trên thị trường, mà hàng hoá này thuộc một doanh nghiệp,
một nước nào đó thì người ta dùng thuật ngữ "năng lực cạnh tranh của hàng hoá",

đó cũng là chỉ mức độ hấp dẫn của hàng hóa đó đối với khách hàng. Như vậy, khi
nghiên cứu sức cạnh tranh của một mặt hàng nào đó, cần phải nghiên cứu dưới các
giác độ khác nhau như cạnh tranh ở giác độ quốc gia, cạnh tranh ở giác độ ngành
hay doanh nghiệp. Cho đến nay sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối và
đã có nhiều bài viết, nhiều cuộc thảo luận về vấn đề này nhưng vẫn chưa có những
khái niệm thống nhất về sức cạnh tranh ở các giác độ khác nhau.
Năng lực cạnh tranh của một loại sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ nào đó trên
thị trường trong nước và quốc tế là sự thể hiện tính ưu việt hay tính hơn hẳn của nó
cả về định tính và định lượng với các chỉ tiêu như: chất lượng sản phẩm, thương
hiệu, mức độ vệ sinh công nghiệp hay vệ sinh thực phẩm, khối lượng và sự ổn định
chất lượng của sản phẩm, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, môi trường thương mại,
mức độ giao dịch và uy tín của sản phẩm trên thị trường, sự ổn định về môi trường
kinh tế vĩ mô và chính sách thương mại như thuế, tỷ giá, tín dụng, mức độ bảo hộ
và chỉ tiêu về giá thành và giá cả sản xuất.
Cùng với quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thì các quan hệ
thương mại cũng phát triển, theo đó diễn ra sự mở rộng thị trường trao đổi hàng
hoá. Sự mở rộng trao đổi thuơng mại tác động trở lại sản xuất của mỗi nước theo cả


9
hai chiều: kích thích gia tăng khối lượng sản phẩm một số hàng hoá được thị trường
chấp nhận (được người mua trả giá) và hạn chế sản xuất những mặt hàng mà thị
trường không chấp nhận (người mua không trả giá). Như vậy, mỗi sản phẩm do
từng nhà sản xuất đưa ra thị trường sẽ được người tiêu dùng phản ứng với mức độ
cao thấp khác nhau. Sự phản ứng của người tiêu dùng thể hiện qua việc mua hay
không mua sản phẩm đó. Đây là biểu hiện tổng quát cuối cùng về sức cạnh tranh
của sản phẩm đó.
Nói cách khác, cạnh tranh giữa các sản phẩm trên một thị trường là quá trình
thể hiện khả năng hấp dẫn người tiêu dùng của các sản phẩm đối với khách hàng
trên một thị trường cụ thể và trong một thời gian nhất định. Năng lực cạnh tranh của

sản phẩm có thể gắn với một doanh nghiệp, một quốc gia cụ thể hoặc xét chung cho
tất cả các quốc gia, các doanh nghiệp.
Đối với một doanh nghiệp hoặc một ngành, một sản phẩm, năng lực cạnh
tranh gắn với mục tiêu duy trì sự tồn tại và thu được lợi nhuận trên thị trường và nó
thể hiện bằng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên năng lực cạnh tranh quốc
gia và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Một
quốc gia hay một nền kinh tế có sức cạnh tranh tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo
dựng được năng lực cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới. Nói cách khác, năng
lực cạnh tranh quốc gia là một nguồn hình thành năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Khi các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, nó sẽ góp phần vào việc nâng
cao thu nhập và tác động tích cực đến môi trường cạnh tranh và do đó nó góp phần
vào nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
1.1.3. Phân loại năng lực cạnh tranh theo cấp độ
Năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ
cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần
của đồng nghiệp.
Năng lực cạnh tranh được chia theo các cấp độ khác nhau, bao gồm ba cấp độ:
- Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia xét trong quan hệ giữa các quốc gia
trên phạm vi toàn cầu.


10
- Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành/công ty xét trong quan hệ giữa các tập
đoàn công ty, giữa các ngành hàng.
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá xét trong quan hệ với các sản
phẩm cùng loại hoặc có khả năng gây tranh chấp trên thị trường trong và ngoài
nước.
Ba cấp độ năng lực cạnh tranh trên có mối quan hệ tương quan mật thiết với
nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, khi xem xét đánh giá và đề ra giải pháp nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa cần thiết phải đặt nó trong

mối tương quan chung giữa các cấp độ năng lực cạnh tranh. Một mặt, năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp của một nước tạo thành năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế quốc gia đó. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bị hạn chế khi năng lực
cạnh tranh quốc gia đó thấp. Mặt khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lại
được quyết định bởi năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Năng lực cạnh tranh quốc
gia thể hiện qua môi trường kinh doanh, cạnh tranh quốc tế và trong nước (đặc biệt
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế). Trong đó, các cam kết về hợp tác kinh tế
quốc tế, các chính sách kinh tế vĩ mô và hệ thống luật pháp có ảnh hưởng rất lớn
đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành và của sản phẩm hàng hoá
trong quốc gia đó.
* Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia:
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 1997 thì năng lực cạnh tranh
quốc gia là "khả năng của nền kinh tế quốc dân đạt được và duy trì mức tăng trưởng
cao trên cơ sở các chính sách, thể chế và các đặc trưng kinh tế khác tương đối vững
chắc" [55].
Như vậy, năng lực cạnh tranh quốc gia có thể được hiểu là việc xây dựng
một môi trường cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo phân bổ có hiệu quả các nguồn
lực, để đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững. Môi trường cạnh tranh kinh tế
chung có ý nghĩa rất lớn đối với việc thúc đẩy quá trình đầu tư, tự điều chỉnh, lựa
chọn của các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp theo các tín hiệu thị trường được
thông tin đầy đủ. Mặt khác, môi trường cạnh tranh thuận lợi sẽ tạo khả năng cho


11
chính phủ hoạch định chính sách phát triển, cải thiện đầu tư, tăng cường hợp tác
quốc tế và hội nhập ngày càng có hiệu quả, sẽ ảnh hưởng quyết định đến năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp.
Để đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia, hiện nay, các nước đang áp dụng
các chỉ số theo cách tiếp cận của WEF được sử dụng từ năm 1997 đến 1999 cũng
như chỉ số cạnh tranh tăng trưởng (Growth Competitiveness Index - GCI) và chỉ số

cạnh tranh hiện tại (Current Competitiveness Index - CCI) được sử dụng từ năm
2000.
Theo WEF (1997), có 8 nhóm nhân tố xác định năng lực cạnh tranh quốc gia,
bao gồm:
- Độ mở kinh tế: mức độ hội nhập của một nước vào nền kinh tế thế giới xét
về mức độ tự do hoá thương mại quốc tế và chế độ đầu tư, bao gồm các chính sách
về xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, chính sách tỷ giá, các dịch vụ trợ
giúp xuất khẩu, khả năng chuyển đổi của đồng tiền đối với các giao dịch vãng lai,
- Chính phủ: vai trò của Nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế bao gồm
các chính sách tài khoá, mức độ can thiệp của Chính phủ vào hoạt động của doanh
nghiệp, tính minh bạch và công khai trong chính sách, hiệu quả hoạt động của bộ
máy nhà nước.
- Thể chế: hiệu lực của pháp luật và thể chế xã hội đặt nền móng cho nền
kinh tế hiện đại mang tính cạnh tranh, bao gồm các yếu tố về thể chế, hệ thống pháp
luật và thực thi pháp luật, sự phù hợp của pháp luật với cơ chế thị trường. Sự khách
quan và hiệu lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật, hiệu lực của hợp đồng thương
mại, vai trò, hiệu lực của cơ quan trọng tài cũng được xem xét.
- Tài chính: vai trò của thị trường tài chính trong việc điều chỉnh tương quan
tối ưu giữa tiêu dùng, tiết kiệm và hiệu quả của các cơ quan trung gian tài chính bao
gồm các chính sách tiền tệ, tỷ giá, sự đa dạng của các loại hình dịch vụ tài chính,
tiền tệ, chất lượng và trình độ phát triển của hệ thống tài chính, tiền tệ, khả năng
ngăn ngừa các rủi ro tài chính.
- Công nghệ: là hệ thống các chỉ tiêu phản ánh trình độ khoa học và công
nghệ so với thế giới bao gồm mức độ đầu tư cho nghiên cứu và triển khai; trình độ


12
công nghệ và tích luỹ kiến thức công nghệ; khả năng tiếp thu công nghệ mới, sự
phát triển của thị trường công nghệ.
- Lao động: được đánh giá về số lượng lao động, chất lượng về đào tạo, sức

khoẻ, kỷ luật lao động, tần số đình công trong nền kinh tế, mức độ thay đổi chỗ làm
việc,
- Kết cấu hạ tầng: số lượng và chất lượng của hệ thống giao thông, mạng
viễn thông, cung cấp điện, nước, kho tàng và các phương tiện khác của cơ sở hạ
tầng nâng cao hiệu quả đầu tư. Một trong những tiêu chí cũng được xem xét là mức
độ độc quyền trong các dịch vụ kết cấu hạ tầng, khả năng thu hút khu vực tư nhân
trong nước và ngoài nước để xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, vì các yếu tố
này góp phần nâng cao hiệu quả và giảm chi phí.
- Quản trị: chất lượng quản trị nói chung bao gồm chiến lược cạnh tranh,
chiến lược chất lượng sản phẩm, khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực, chiến
lược về tài chính, khả năng tiếp thị, phân tích các đối thủ cạnh tranh, đề xuất một
chiến lược phát triển hợp lý.
Đến năm 2000, chỉ số cạnh tranh quốc gia của WEF được sử dụng từ năm
1997 kết hợp với hai chỉ số mới: chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng (GCI) và
chỉ số năng lực cạnh tranh hiện tại (CCI). Các chỉ số này được xây dựng chủ yếu
dựa trên quan điểm về khả năng cạnh tranh quốc gia của M.Porter, J.Sachs, A.
Warner và các kinh tế gia của WEF.
Chỉ số năng lực cạnh tranh tăng trưởng (GCI) được điều chỉnh từ chỉ số khả
năng cạnh tranh quốc gia từ những năm trước, xác định các nhân tố đóng góp cho
tăng trưởng kinh tế tương lai, đo lường độ tăng trưởng GDP trên đầu người. Các
nhân tố này lý giải tại sao một quốc gia cải thiện mức sống hay sự thịnh vượng
nhanh hơn các quốc gia khác. Có 3 chỉ số có tác động lớn tới năng lực cạnh tranh
tăng trưởng, đó là: (1) Chỉ số sáng tạo kinh tế, bao gồm đổi mới, chuyển giao, lan
toả công nghệ và các thể chế hỗ trợ. (2) Chỉ số tài chính đo lường tính hiệu quả của
hệ thống tài chính thông qua tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư. (3) Chỉ số quốc tế đo mức độ


13
hội nhập kinh tế của quốc gia với phần còn lại của thế giới. Chỉ số năng lực cạnh
tranh tăng trưởng được tính bằng cách lấy bình quân giản đơn từ 3 chỉ số này.

Chỉ số năng lực cạnh tranh hiện tại (CCI) xác định các nhân tố đảm bảo mức
năng suất hiện tại cũng như GDP trên đầu người của một nước, qua đó phản ánh
thành tựu kinh tế hiện tại của nước đó. Các nhân tố này lý giải tại sao một số quốc
gia lại có thể duy trì mức sống hay sự thịnh vượng cao hơn các quốc gia khác. Chỉ
số năng lực cạnh tranh hiện tại được xây dựng trên nền tảng kinh tế vi mô và gồm
hai nhóm chỉ số cấu thành là: chỉ số trình độ chiến lược và hoạt động của doanh
nghiệp, được đánh giá qua trình độ công nghệ sản xuất, mức độ hoạt động tiếp thị,
tính đặc thù của sản phẩm và tiếp cận thị trường quốc tế; và chỉ số chất lượng môi
trường kinh doanh của quốc gia, được hình thành từ 4 nhóm nhân tố: (1) Các điều
kiện đầu vào sản xuất. (2) Các điều kiện nhu cầu. (3) Các ngành công nghiệp hỗ trợ
và liên quan. (4) Chiến lược, cấu trúc doanh nghiệp và cạnh tranh.
Phân tích các tiêu chí mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đưa ra thì ta thấy
cạnh tranh của nền kinh tế nước ta chưa mạnh, trong khi xu thế hội nhập kinh tế
quốc tế đang đặt ra yêu cầu rất cao tới năng lực cạnh tranh của các quốc gia và năng
lực cạnh tranh của cấp quốc gia ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
* Năng lực cạnh tranh xét từ phạm vi của ngành/công ty
Phần chung nhất cho hầu hết các khái niệm cạnh tranh xét từ phạm vi của
ngành/công ty là xem xét sức mạnh cạnh tranh dựa trên cơ sở chi phí thấp, sản
phẩm có chất lượng cao, công nghệ cao hoặc là tổ hợp của các yếu tố này. Một nhà
sản xuất thường được gọi là nhà sản xuất cạnh tranh nếu có khả năng cung ứng một
sản phẩm có chất lượng cao với mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Đầu tiên, trong lý thuyết tổ chức công nghiệp, khái niệm sức cạnh tranh được
áp dụng ở phạm vi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được xem là có sức cạnh tranh
khi doanh nghiệp đó duy trì được vị thế của mình trên thị trường cùng với các nhà
sản xuất khác với các sản phẩm thay thế, hoặc đưa ra thị trường các sản phẩm tương


14
tự với mức giá thấp hơn, hoặc cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về

chất lượng hay dịch vụ ngang bằng hoặc cao hơn.
Ưu thế cạnh tranh của một nhà sản xuất so với các đối thủ cạnh tranh trong
một ngành công nghiệp được thể hiện trên hai mặt: ưu thế cạnh tranh bên trong (ưu
thế về chi phí) và ưu thế cạnh tranh bên ngoài (ưu thế về mức độ khác biệt hoá).
Ưu thế cạnh tranh bên trong (ưu thế về chi phí) là ưu thế được thể hiện trong
việc làm giảm các chi phí sản xuất, chi phí quản lý của nhà sản xuất và tạo ra sản
phẩm có giá thành thấp hơn so với giá thành của các đối thủ cạnh tranh nguy hiểm
nhất. Ưu thế cạnh tranh bên trong mang lại "giá trị cho người sản xuất". Như vậy,
ưu thế cạnh tranh bên trong của nhà sản xuất có được là do khả năng hạ thấp chi phí
và do đó, nhà sản xuất này có hiệu quả hơn và có khả năng vững chắc để chống lại
sự giảm giá trên thị trường do biến động của các yếu tố thị trường hoặc do cạnh
tranh.
Ưu thế cạnh tranh bên ngoài (ưu thế về mức độ khác biệt hoá) là ưu thế dựa
vào chất lượng khác biệt của sản phẩm mà nhà sản xuất tạo ra so với các sản phẩm
của đối thủ cạnh tranh. Chất lượng khác biệt của sản phẩm tạo nên "giá trị cho
người mua" thể hiện qua việc giảm chi phí sử dụng sản phẩm hay tính tuyệt hảo khi
sử dụng sản phẩm. Ưu thế cạnh tranh bên ngoài tạo cho nhà sản xuất "quyền lực thị
trường" ngày càng tăng.
Micheal Porter (1990) đã đưa ra khái niệm cạnh tranh mở rộng, theo đó, cạnh
tranh trong một ngành công nghiệp phụ thuộc vào 5 lực lượng: các đối thủ tiềm
năng, sản phẩm thay thế, người cung ứng, khách hàng, những đối thủ cạnh tranh
trong ngành. Trong đó, 4 lực lượng đầu được xem là các lực lượng cạnh tranh bên
ngoài. Đương nhiên, cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trong một ngành công nghiệp
được xem là cạnh tranh trực tiếp và là vấn đề cốt lõi nhất của phân tích cạnh tranh
[62].
Markusen (2004) đã đưa ra khái niệm "một nhà sản xuất là cạnh tranh nếu
như nó có một mức tổng năng suất lao động của các yếu tố sản xuất bằng hoặc cao
hơn các nhà cạnh tranh quốc tế". Tuy nhiên, khái niệm này không hoàn chỉnh vì nó



15
không thể hiện mức độ rẻ hay đắt của các yếu tố đầu vào trung gian và hơn nữa,
mức tổng năng suất lao động của các yếu tố sản xuất lại phụ thuộc vào hình thức
sản xuất được lựa chọn. Một khái niệm khác của Markusen (1992) được phát biểu
phù hợp hơn với lý thuyết về lợi thế so sánh "một nhà sản xuất là cạnh tranh nếu
như nó có một mức chi phí đơn vị trung bình bằng hoặc thấp hơn chi phí đơn vị của
các nhà cạnh tranh quốc tế" [57].
Trong thương mại quốc tế, thị phần hay tỷ lệ thâm nhập thị trường được hiểu
là mức chiếm lĩnh thị trường của xuất khẩu hay sự thâm nhập của nhập khẩu. Mức
chiếm lĩnh thị trường của xuất khẩu là tỷ lệ xuất khẩu của một nhà sản xuất so với
tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới hay khu vực. Khái niệm này không chỉ phản
ánh sức cạnh tranh thực của các nhà sản xuất mà còn phản ánh sự can thiệp bằng
các chính sách trực tiếp của Chính phủ, đặc biệt là các khoản tiền trợ cấp.
* Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Một sản phẩm hàng hoá được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc
đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì, hơn hẳn so với những sản phẩm hàng
hoá cùng loại. Nhưng năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá lại được định
đoạt bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sẽ không có những sản phẩm hàng
hoá có năng lực cạnh tranh cao khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh sản phẩm đó thấp. Khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ là cơ
sở tạo nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành và tổng thể của nó tạo nên
sức cạnh tranh của một quốc gia và thể hiện tập trung ở 4 yếu tố: giá cả, chất lượng,
tổ chức tiêu thụ và uy tín của doanh nghiệp.
Cùng với quá trình tăng trưởng và phát triển của mỗi nền kinh tế, các quan
hệ thương mại cũng phát triển, theo đó diễn ra sự mở rộng thị trường trao đổi hàng
hoá. Sự mở rộng trao đổi thương mại tác động ngược trở lại sản xuất của mỗi nước
theo hai chiều: kích thích gia tăng khối lượng sản phẩm một số hàng hoá được thị
trường chấp nhận và hạn chế sản xuất những hàng hoá mà thị trường không chấp
nhận. Như vậy, mỗi sản phẩm do từng nhà sản xuất đưa ra thị trường sẽ được người



16
tiêu dùng phản ứng với các mức độ cao thấp khác nhau. Sự phản ứng của người tiêu
dùng thể hiện qua việc mua hay không mua sản phẩm đó, đây là biểu hiện tổng quát
cuối cùng về sức cạnh tranh của sản phẩm. Nói cách khác, cạnh tranh giữa các sản
phẩm trên một thị trường là quá trình thể hiện khả năng hấp dẫn tiêu dùng của các
sản phẩm đối với khách hàng trên một thị trường cụ thể và trong một thời gian nhất
định.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau. Năng
lực cạnh tranh của hàng hoá có được do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo
ra. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá có ảnh hưởng lớn và thể
hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.1.4. Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng nông sản
Để có thể đánh giá năng lực cạnh tranh hàng nông sản trên thị trường so với
các đối thủ cạnh tranh, có rất nhiều tiêu chí được sử dụng. Tuy nhiên, trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để đánh giá đúng năng lực cạnh tranh của hàng nông
sản xuất khẩu người ta thường sử dụng các tiêu chí cơ bản sau đây:
1.1.4.1. Sản lượng và doanh thu hàng nông sản xuất khẩu
Mức doanh thu của hàng nông sản xuất khẩu là tiêu chí quan trọng, mang
tính tuyệt đối dễ xác định nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất
khẩu. Hàng hoá có sức cạnh tranh cao sẽ dễ dàng bán được trên thị trường, doanh
thu sẽ tăng lên. Ngược lại, hàng hoá có sức cạnh tranh yếu sẽ có doanh thu nhỏ. Nếu
cơ hội được lựa chọn sản phẩm tiêu dùng như nhau thì doanh thu là tiêu chí phản
ánh chính xác mức độ thoả mãn nhu cầu và thị hiếu khác nhau của khách hàng đối
với sản phẩm. Thông thường, khi doanh thu xuất khẩu của một mặt hàng nông sản
nào đó đạt ở mức cao và có mức tăng trưởng đều đặn qua các năm trên thị trường
thì chứng tỏ sản phẩm đó thoả mãn nhu cầu của khách hàng, được thị trường chấp
nhận. Mức độ thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng phản ánh sức cạnh tranh

của hàng hoá cao hơn. Ngược lại, nếu nhu cầu của thị trường đang tăng lên, nhưng
sản lượng và doanh thu cung ứng hàng nông sản đó không có được mức tăng trưởng


17
đều đặn hoặc suy giảm thì chứng tỏ rằng sức cạnh tranh của hàng hoá đó chưa cao.
Tăng sản lượng và doanh thu của một hàng nông sản phụ thuộc vào chất lượng, giá
bán và quá trình tổ chức tiêu thụ của mặt hàng. Sức cạnh tranh của mặt hàng đó có
được nâng cao hay không còn phụ thuộc vào chiến lược chuyển dịch cơ cấu hàng
hoá theo hướng nâng cao dần tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá có giá trị kinh tế cao, đặc
biệt là những hàng nông sản chế biến có chất lượng ngày càng cao.
Doanh thu của một mặt hàng nông sản được tính bằng công thức sau:
TR =


n
i
PixQi
1

Trong đó:
TR: Doanh thu
P
i
: Giá cả của một đơn vị sản phẩm i
Q
i
: Số lượng sản phẩm i được tiêu thụ
N: Số nhóm sản phẩm được tiêu thụ
1.1.4.2. Thị phần hàng nông sản xuất khẩu

Mỗi loại hàng nông sản thường có những khu vực thị trường riêng với số
lượng khách hàng nhất định. Khi hàng hoá đảm bảo được yếu tố bên trong như chất
lượng tốt hơn, giá cả thấp hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tốt, v.v và có
được những yếu tố bên ngoài như cơ hội kinh doanh xuất hiện, công tác xúc tiến
bán hàng hiệu quả, thương hiệu sản phẩm mạnh, kênh phân phối được mở rộng,
sẽ làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và mở rộng được thị trường tiêu thụ, buộc
đối thủ cạnh tranh phải nhường lại từng thị phần đã bị chiếm lĩnh. Để có thể duy trì
và chiếm lĩnh được thị trường, sự có mặt kịp thời của hàng hoá trên thị trường đáp
ứng đòi hỏi của khách hàng là yếu tố quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của
hàng hoá. Sự có mặt kịp thời phải thể hiện ở các yếu tố sau (i) yếu tố thời gian: đảm
bảo hàng hoá được cung cấp trên thị trường luôn đi trước một bước so với đối thủ
cạnh tranh, nhằm tạo ra sự khác biệt ở trên thị trường; (ii) yếu tố không gian: đảm
bảo sự lựa chọn thị trường xuất khẩu phù hợp, bao gồm một lượng khách hàng lớn
có nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của họ phù hợp với sản phẩm nông sản của mình


18
trên thị trường. Vấn đề nghệ thuật tổ chức mạng lưới, chi nhánh và sự bày trí các cơ
sở buôn bán, các cửa hàng tiêu thụ hàng hoá trên thị trường để thu hút được khách
hàng với quy mô lớn là nhân tố quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá
trên thị trường. Thị phần của hàng nông sản xuất khẩu trên thị trường được tính theo
công thức:
MA
MS = x 100%
M
Trong đó:
MS: Thị phần của hàng hoá
MA: Số lượng hàng hoá A được tiêu thụ trên thị trường
M: Tổng số lượng hàng hoá cùng loại được tiêu thụ trên thị trường
Độ lớn của chỉ tiêu này phản ánh sức cạnh tranh của mặt hàng và vị trí của

quốc gia trên thị trường thế giới. Một mặt hàng có thị phần càng lớn trên thị trường
thì mặt hàng đó càng có sức cạnh tranh cao, tiềm năng cạnh tranh lớn. Ngược lại,
một mặt hàng có thị phần nhỏ hay giảm sút trên thị trường là mặt hàng đó có sức
cạnh tranh yếu, khả năng ảnh hưởng của mặt hàng đối với thị trường là rất kém.
1.1.4.3. Lợi thế so sánh hiển thị (RCA)
Theo Diễn đàn Thương mại quốc tế ITC, lợi thế so sánh hiển thị được tính
bằng
RCA =
W
Wi
Xj
Xij

Trong đó:
X
ij
: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm i của nước thứ j
X
j
: Tổng kim ngạch xuất khẩu của nước j. X
j
=

n
i
Xij

W
i
: Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm i của thế giới. W

i
=

j
Xij

W : Tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới. W =

i j
Xij



19
Nếu RCA < 1 thì sản phẩm xem xét không có lợi thế cạnh tranh trên giác độ
lợi thế so sánh
Nếu 1 < RCA < 2,5 sản phẩm có khả năng cạnh tranh thấp
Nếu RCA > 2,5 sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao
Hệ số này có ưu điểm là tính toán tương đối đơn giản, sử dụng ít số liệu
thống kê phức tạp, nhưng hạn chế lớn nhất của nó là chỉ áp dụng được cho những
sản phẩm đã được bán ra thị trường thế giới, thậm chí muốn xác định chính xác hơn
lại phải có một hệ thống số liệu nhiều năm. Điều đó không thể áp dụng được đối với
các nước đi sau, nơi các sản phẩm mới ra thị trường hoặc đang chuẩn bị chào hàng
lần đầu.
1.1.4.4. Hệ số khả năng cạnh tranh sản phẩm từ chất lượng và giá cả
Đây là phương pháp xác định mức cạnh tranh của sản phẩm dựa trên sự am
hiểu sâu sắc của các chuyên gia về chủng loại sản phẩm nào đó. Theo phương pháp
này, các yếu tố cơ bản cấu thành sức cạnh tranh sản phẩm là yếu tố chất lượng sản
phẩm và giá cả. Do đó, khả năng cạnh tranh của sản phẩm được đo lường bằng tỷ lệ
giữa chỉ số chất lượng sản phẩm và giá cả của sản phẩm đó.

K = C/g
Trong đó:
K: Khả năng cạnh tranh của sản phẩm được xác định bằng hệ số nhỏ hơn
hoặc bằng 1
C: Chỉ tiêu chất lượng tổng hợp của sản phẩm, bao gồm cả các chỉ tiêu kỹ
thuật và các chỉ tiêu kinh tế, xã hội khi sử dụng của sản phẩm
g: giá tiêu dùng của sản phẩm, bao gồm chi phí mua sắm và chi phí sử dụng
sản phẩm
Bằng cách cho điểm đối với các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm và giá tiêu
dùng của sản phẩm sẽ xác định được khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó. Cách
cho điểm được lựa chọn sao cho hệ số K ≤ 1. Thang điểm phân cấp khả năng cạnh
tranh của sản phẩm được tính như sau:
K = 1 - 0,99: sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao


20
K = 0,98 - 0,95: sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt
K = 0,94 - 0,90: sản phẩm có khả năng cạnh tranh trung bình
K = 0,89 - 0,70: sản phẩm có khả năng cạnh tranh thấp
K = 0,69 - 0,10: sản phẩm có khả năng cạnh tranh rất thấp
Như vậy, bằng cách xác định hệ số K cho từng sản phẩm của các nhà sản
xuất khác nhau, người ta có thể so sánh được khả năng cạnh tranh của sản phẩm của
các nhà sản xuất trên cơ sở thang điểm mà sản phẩm đó đã nhận được.
Trong trường hợp cần xác định sức cạnh tranh của một sản phẩm mới, sắp
đưa ra thị trường cạnh tranh với các sản phẩm tương tự, trước hết các chuyên gia sẽ
cho điểm để xác định hệ số K của sản phẩm mới, sau đó sẽ lựa chọn sản phẩm
tương tự cần so sánh. Các sản phẩm tương tự được lựa chọn để so sánh là những sản
phẩm có hệ số K = 0,98 - 0,95 hoặc K = 0,94 - 0,90. Như vậy, nếu gọi khả năng
cạnh tranh của sản phẩm mới là Km và khả năng cạnh tranh của sản phẩm tương tự
được so sánh là Ktt, khi đó sẽ xác định hệ số so sánh giữa hai sản phẩm này:

S = Km/Ktt
Nếu S ≥ 1: sản phẩm mới có khả năng cạnh tranh tốt và có thể đưa ra thị
trường.
Nếu S < 1: sản phẩm mới ít có khả năng cạnh tranh và cần được tiếp tục
hoàn thiện.
Nhìn chung, ưu điểm của phương pháp xác định khả năng cạnh tranh của sản
phẩm này là khá đơn giản và dễ thực hiện, nhất là trong điều kiện không thu thập
được các thông tin đầy đủ về sản phẩm, đối thủ cạnh tranh và các thông tin có liên
quan khác. Hơn nữa, theo phương pháp này, khả năng cạnh tranh của sản phẩm
cũng bao hàm được yếu tố chất lượng sản phẩm - một yếu tố rất khó đo lường.
Tuy nhiên, phương pháp xác định sức cạnh tranh sản phẩm này có một số
hạn chế khá lớn. Một là, độ tin cậy của phương pháp không cao do các yếu tố đầu
vào để tính toán chỉ được ước lượng một cách tương đối. Đối với yếu tố chất lượng
sản phẩm, khi xác định sẽ phụ thuộc chủ yếu vào chủ kiến của một nhóm chuyên
gia, do đó mức độ dao động của chỉ số này sẽ rất lớn do sự khác biệt trong cách

×