Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành thép Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


DƯƠNG KIỀU HOA



PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Chuyên ngành: KTTG&QHKTQT
Mã số: 60 31 07


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS VŨ ANH DŨNG




Hà Nội – 2013
MỤC LỤC

Danh mục ký hiệu viết tắt i
Danh mục bảng ii
Danh mục hình vẽ iv
Danh mục hộp thông tin v


Mở đầu 1
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển CNHT ngành thép trong bối
cảnh hội nhập KTQT 9
1.1 Lý luận chung về CNHT 9
1.1.1 Khái niệm CNHT 9
1.1.2 Đặc điểm và vai trò của CNHT 11
1.1.3 Thành phần của CNHT và mối quan hệ giữa CNHT với công nghiệp
chính 15
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển CNHT 16
1.2 Khái quát về ngành thép và CNHT ngành thép 20
1.2.1 Khái quát về ngành thép 20
1.2.2 Công nghiệp hỗ trợ trong ngành thép 23
1.3 Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam 28
1.3.1 Kinh nghiệm về phát triển CNHT ngành thép 28
1.3.2 Bài học cho Việt Nam 31
Chương 2: Thực trạng CNHT ngành thép Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
KTQT 33
2.1 Tổng quan về ngành thép Việt Nam trong bối cảnh hội nhập KTQT 33
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành thép Việt Nam 33
2.1.2 Thực trạng ngành thép VN trong bối cảnh hội nhập KTQT 36
2.2 Thực trạng phát triển CNHT ngành thép Việt Nam 42
2.2.1 Nhu cầu sử dụng các sản phẩm của CNHT cho ngành thép Việt Nam . 42
2.2.2 Tình hình sản xuất sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ ngành thép Việt
Nam hiện nay 46
2.3 Phân tích SWOT CNHT ngành thép Việt Nam 61
2.3.1 Phân tích điểm mạnh – điểm yếu CNHT ngành thép Việt Nam 61
2.3.2 Phân tích cơ hội – thách thức đối với CNHT ngành thép Việt Nam 64
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển CNHT ngành thép Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập KTQT 66
3.1 Định hướng phát triển CNHT ngành thép trong thời gian tới 66

3.1.1 Quan điểm phát triển ngành thép và CNHT ngành thép Việt Nam 66
3.1.2 Mục tiêu phát triển ngành thép và CNHT ngành thép Việt Nam 68
3.1.3 Nội dung quy hoạch 69
3.2 Giải pháp phát triển CNHT ngành thép Việt Nam 71
3.2.1 Giải pháp từ phía Nhà nước 71
3.2.2 Giải pháp từ phía Hiệp hội thép Việt Nam 77
3.2.3 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 78
Kết luận và kiến nghị 82
Danh mục tài liệu tham khảo 84
Phụ lục








i

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
AFTA
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(Asean Free Trade Area)
2

ASEAN
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
3
CNHT
Công nghiệp hỗ trợ
4
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
5
DNVVN
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
6
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(Foreign Direct Investment)
7
GDP
Tổng thu nhập quốc nội
(Gross Domestic Product)
8
HCM
Hồ Chí Minh
9
JETRO
Cơ quan xúc tiến ngoại thương Nhật Bản
(The Japan External Trade Organization)
10
KTQT
Kinh tế quốc tế
11

MNCs
Các tập đoàn đa quốc gia
12
R&D
Nghiên cứu và triển khai
13
VSA
Hiệp hội Thép Việt Nam
(Viet Nam steel Association)
14
VSC
Tổng công ty thép Việt Nam
(Viet Nam Steel Cooporation)
15
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
(World Trade Organization)

ii

DANH MỤC BẢNG

STT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1
Bảng 2.1
Tổng sản lượng thép cán trong nước giai đoạn
1975 – 2005

35
2
Bảng 2.2
Các dự án liên hợp thép Việt Nam đầu năm 2007
39
3
Bảng 2.3
Tình hình nhập khẩu thép của Việt Nam
42
4
Bảng 2.4
Lượng thép phế liệu xuất khẩu giai đoạn 2001-
2006 của một số nước
45
5
Bảng 2.5
Nhu cầu sử dụng quặng sắt của các cơ sở sản xuất
gang thép
48
6
Bảng 2.6
Các cơ sở sản xuất thép phôi của Việt Nam
52
7
Bảng 2.7
Sản lượng phôi thép được sản xuất giai đoạn
2005 - 2010
53
8
Bảng 2.8

Lượng và giá trị nhập khẩu phôi thép giai đoạn
2008 - 2012
53
9
Bảng 2.9
Lượng phôi thép nhập khẩu về các cảng/cửa khẩu
quý II/2011
55
10
Bảng 2.10
Thị trường cung cấp phôi thép cho Việt Nam quý
II/2011
56
11
Bảng 2.11
Một số thị trường cung cấp thép phế cho Việt Nam
quý II/2011
58
12
Bảng 2.12
Lượng thép phế nhập khẩu về các cảng/cửa khẩu
quý II/2011
59
13
Bảng 2.13
Dự báo điện năng sản xuất (tỉ kWh) của Việt Nam
61
14
Bảng 2.14
Lượng và trị giá xuất khẩu phôi thép của Việt Nam

giai đoạn 2009 - 2012
62
iii

15
Bảng 3.1
Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thép trong nước đến
2020, có xét đến 2025
69
16
Bảng 3.2
Tổng công suất của các dự án gang thép đến 2020,
có xét đến 2025
70
17
Bảng 3.3
Phân bố năng lực sản xuất thép năm 2020 theo
vùng lãnh thổ
71

iv

DANH MỤC HÌNH VẼ

STT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1
Hình 1.1

Sơ đồ chuỗi giá trị
13
2
Hình 1.2
Quan hệ giữa công nghiệp hỗ trợ với các ngành
công nghiệp khác
16
3
Hình 1.3
Lộ trình nội địa hóa của mỗi quốc gia
17
4
Hình 2.1
Sản lượng sản xuất và tiêu thụ thép giai đoạn
2008 – 2011
39
5
Hình 2.2
Cơ cấu sản xuất ngành thép năm 2010
41
6
Hình 2.3
Cơ cấu nhập khẩu ngành thép năm 2010
41
7
Hình 2.4
Diễn biến lượng và giá phôi thép nhập khẩu giai
đoạn 2009 - 2011
54
8

Hình 2.5
Diễn biến lượng và giá thép phế liệu nhập khẩu giai
đoạn 2009 - 2011
54




v

DANH MỤC HỘP THÔNG TIN

STT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1
Hộp 1
Ví dụ những trường hợp phải giảm thuế nhiều hơn
cam kết để bình ổn thị trường sắt thép
37
2
Hộp 2
Biểu hiện phát triển không bền vững của ngành thép
38





















1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay các nhà tập đoàn lớn trên thế giới xu thế giữ các hoạt động
như: nghiên cứu & triển khai (R&D), xúc tiến thương mại, phát triển sản
phẩm. Đối với các công đoạn sản xuất – những phần công việc trước đây nằm
trong dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh hầu hết được giao cho các doanh
nghiệp bên ngoài. Điều đó có nghĩa là, các sản phẩm công nghiệp không còn
được sản xuất tại một không gian, một địa điểm và được phân chia thành
nhiều công đoạn, ở nhiều địa điểm và nhiều quốc gia khác nhau. Thuật ngữ
công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là cách tiếp cận sản xuất trong bối cảnh mới.
CNHT là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi ở các nước Đông Nam
Á, nhưng mới chỉ được sử dụng chính thức từ năm 2004 ở Việt Nam thông

qua chỉ thị, công văn chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ số 47/2004/CT-TTG
ngày 22/12/2004. Nó được xem như công việc giúp cho việc lắp ráp các sản
phẩm cuối cùng thông qua cung cấp các bộ phận, chi tiết, linh kiện sản phẩm
hàng hóa trung gian khác và ở Việt Nam CNHT đóng góp khoảng 80% - 95%
giá trị gia tăng của sản phẩm. Bên cạnh đó, CNHT có vai trò rất lớn trong việc
thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập
kinh tế với sự đánh dấu vào việc Việt Nam tham gia vào tổ chức thế giới
WTO thì hơn lúc nào hết vai trò của ngành CNHT lại càng trở nên quan trọng
Tuy nhiên, thực trạng chỉ ra rằng CNHT tại Việt Nam đang còn non trẻ
với sự phát triển ì ạch đã là một lực cản rất lớn với các ngành công nghiệp
mũi nhọn nói riêng cũng như ngành công nghiệp Việt Nam nói chung. Sự
phát triển đơn giản quy mô sản xuất nhỏ lẻ, giá trị gia tăng thấp, chênh lệch về
năng lực phụ trợ giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) nội địa Việt Nam
với các yêu cầu của hãng sản xuất. Kết quả cho thấy của Viện chiến lược
2

nghiên cứu chính sách công nghiệp (Bộ Công thương) chỉ ra tỉ lệ gia tăng
trong giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp năm 1995 đạt 42,5%, đến
năm 2000 giảm xuống còn 38,45%, năm 2005 là 29,63% và năm 2007 còn
26,3%.
Bên cạnh đó, nếu tính đến trước ngày 31/7/2007 thời điểm Quy hoạch
phát triển CNHT tới năm 2010 tầm nhìn 2020 được Bộ Công Thương phê
duyệt, thì hầu như không có một chính sách, ưu tiên khuyến khích cụ thể nào
cho việc phát triển ngành công nghiệp tiền đề này. Việc đưa ra các chính sách
đúng đắn và cụ thể là một yếu tố rất quan trọng trong phát triển ngành CNHT
trong tương lai.
Theo những số liệu mà Bộ Công thương cung cấp, CNHT trong nước
vẫn phụ thuộc đến 80% vào nguyên liệu nhập khẩu và tỷ lệ nội địa hoá linh
kiện của Việt Nam mới chỉ bằng một nửa so với các nước trong khu vực. Phát
triển CNHT càng trở nên cấp thiết hơn, bởi lẽ đến năm 2015, mọi hàng rào

thuế quan giữa các nước ASEAN sẽ được xoá bỏ.
Tháng 2/2011, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định 12 về
chính sách phát triển một số ngành CNHT. Tháng 7/2011, Bộ Tài chính cũng
đã ban hành Thông tư 96/2011/TT-BTC nhằm hướng dẫn quyết định này.
Theo đó từ ngày 18/8/2011, các dự án đầu tư vào CNHT sẽ được hưởng nhiều
ưu đãi về thuế nhập khẩu, miễn giảm tiền sử dụng đất Nhiều chuyên gia
kinh tế cho rằng, việc ban hành những chính sách này sẽ tạo nên động lực lớn
cho ngành CNHT.
Thép là một vật tư chiến lược không thể thiếu của ngành công nghiệp,
xây dựng và quốc phòng. Đặc biệt với mục tiêu phấn đấu của đất nước đến
năm 2020 thì ngành thép càng trở lên quan trọng trong sự nghiệp CNH –
HĐH. Chính điều này đòi hỏi Nhà nước cần có sự quan tâm với ngành thép.
3

Ngành thép là ngành công nghiệp nền tảng, sản xuất tư liệu sản xuất để
đảm bảo đáp ứng nhu cầu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác. Đặc biệt
là khi các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu phát triển, nhu cầu về
thép ngày càng tăng. Phát triển các ngành này đòi hỏi ngành thép cũng phải
phát triển và khi ngành thép phát triển sẽ kích thích các ngành công nghiệp
này phát triển theo. Những điều trên chứng tỏ ngành thép là cần thiết trong cơ
cấu ngành công nghiệp Việt Nam. Và điều đang được Nhà nước quan tâm
hiện nay là tình hình không ổn định của thị trường thép.
Để ngành thép có thể tồn tại, đứng vững và cạnh tranh trên thị trường
trong nước và nước ngoài thì việc đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu cho
ngành thép là công việc cần thiết phải xem xét. Quyết định số 145/2007/QĐ-
TTG ngày 04/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát
triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025 đã
nêu lên yêu cầu cần có giải pháp đảm bảo nguồn nguyên, nhiên liệu chính để
cho ngành thép phát triển bền vững.
Trước tình hình như vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “PHÁT TRIỂN

CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
* Tình hình nghiên cứu trên thế giới
(1) Năm 1990, “Công nghiệp liên quan và hỗ trợ” đã được M. Porter nhắc đến
trong “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia” (The competitiv advantage of
nations, Harvard business review 1990). Trong đó cụm từ này đã được phân
tích như là một trong năm yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh của một
quốc gia.
(2) Tuy nhiên, các nghiên cứu về CNHT nhiều nhất vẫn là ở các quốc gia
Đông Á, đặc biệt là Nhật Bản, nơi ra đời khái niệm CNHT. Tình hình thuê
4

ngoài và các nhà cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất của Nhật Bản đã
được phân tích trong “Chi nhánh các nhà lắp ráp Nhật Bản ở châu Á”
(Japanese - Affiliated Manufactures in Asia), JETRO thực hiện năm 2003; và
“Báo cáo khảo sát các bộ phận ở nước ngoài của các công ty lắp ráp Nhật
Bản” (Survey report on overseas business operations by Japanese
manufacturing companies) do JBIC xuất bản năm 2004.
(3) Năm 2002, Tổ chức Năng suất Châu Á (Asian productivtity Orgnisation)
đã đúc kết kinh nghiệm phát triển CNHT trong cuốn “Đẩy mạnh CNHT: các
kinh nghiệm của Châu Á” (Strengthening of supporting Industries: Asian
Experiences). Đây là tài liệu hữu ích cho các nước đang phát triển về chính
sách phát triển CNHT qua các thời kỳ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Các
chính sách này tập trung vào một số điểm chính: thu hút đầu tư nước ngoài
vào phát triển CNHT, quy định tỷ lệ nội địa hóa và các hỗ trợ mạnh mẽ hiệu
quả từ Chính phủ dành cho liên kết doanh nghiệp, như là điều kiện tiên quyết
để phát triển CNHT.
* Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
(1) Báo cáo nghiên cứu điều tra “Xây dựng và đẩy mạnh CNHT ở Việt Nam”

thực hiện vào tháng 3 năm 2004 do Ichikawa (JETRO Vietnam) tiến hành,
được coi là tài liệu đầu tiên đánh giá về các ngành CNHT tại Việt Nam. Tác
giả đã khẳng định CNHT tại Việt Nam đã bắt đầu được hình thành mặc dù
nhận thức của các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp Nhà nước thời điểm
đó còn thấp.
(2) Trên tạp chí kinh tế phát triển, GS. Nguyễn Kế Tuấn với “Phát triển công
nghiệp phụ trợ trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam” đã đề cập
tổng quát: khái niệm, vai trò, các nhân tố tác động đến phát triển CNHT, đề
xuất một số chính sách chủ yếu về phát triển CNHT, đặc biệt là quan điểm để
lựa chọn xây dựng chính sách phát triển CNHT tại Việt Nam.
5

(3) Trần Văn Thọ trong “Biến động kinh tế Đông Á và con đường công
nghiệp Việt Nam” đã phân tích con đường phát triển công nghiệp Việt Nam
theo hướng toàn cầu hóa, thông qua phát triển CNHT như là lĩnh vực của hệ
thống DNVVN.
(4) Phan Đăng Tuất, trong “Trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp
Nhật Bản – Con đường nào cho Việt Nam” tại hội thảo về CNHT của JETRO
đã khẳng định vai trò quan trọng của CNHT đối với nền kinh tế, yêu cầu về
DNVVN và sự hợp tác với Nhật Bản trong phát triển CNHT tại Việt Nam.
(5) Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển CNHT Việt nam đến năm
2010, tầm nhìn đến 2020, do Bộ Công nghiệp (cũ) soạn thảo. Theo quy hoạch
này, các giải pháp: tạo dựng môi trường đầu tư; phát triển khoa học công
nghệ; phát triển cơ sở hạ tầng cho CNHT; đào tạo nguồn nhân lực; và liên kết
doanh nghiệp đã được đề xuất cho ngành Điện tử tin học.
(6) Ohno với “Xây dựng các ngành CNHT ở Việt Nam” chủ biên đã trình bày
các kết quả khảo sát về CNHT ở Việt Nam trong chương 1 “CNHT Việt Nam
dưới góc nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản”, Nguyễn Thị Xuân Thúy đã
tổng kết lịch sử ra đời của CNHT và đề xuất khái niệm cho Việt Nam trong
chương 2 “CNHT, Tổng quan về khái niệm và sự phát triển”, Mori đã đề xuất

việc xây dựng cơ sở dữ liệu CNHT ở chương IV “Thiết kế cơ sở dữ liệu cho
CNHT”. [21]
(7) “Phát triển CNHT trong ngành công nghiệp điện tử gia dụng ở Việt Nam”,
Trương Chí Bình, là luận án Tiến sỹ đầu tiên của Việt Nam viết về CNHT.
Tác giả đã khẳng định, chiến lược phát triển CNHT của Việt Nam trong các
năm tới, thay vì cung ứng trực tiếp cho các nhà lắp ráp, sẽ là các bước đi để
doanh nghiệp nội địa từng bước tham gia vào các lớp hỗ trợ của các tập đoàn
đa quốc gia MNCs, đảm bảo thực hiện thành công việc cung ứng cho các
DNVVN quốc tế đang sản xuất hỗ trợ cho các MNCs.
6

(8) Luận văn Thạc sỹ “Đề xuất mô hình liên kết trong phát triển CNHT ngành
điện tử ở Việt Nam”, Nguyễn Thị Hạnh, đã đề cập đến mô hình liên kết trong
phát triển CNHT. Tác giả đã đánh giá được thực trạng liên kết của các doanh
nghiệp CNHT cho ngành điện tử và đưa ra các chương trình hỗ trợ liên kết
giữa doanh nghiệp nội địa với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) và MNCs, theo mô hình khu CNHT bao gồm các khu CNHT,
cụm liên kết ngành, và các vườn ươm doanh nghiệp.
Những công trình nghiên cứu trên đây đã phản ánh được nhiều mặt bức
tranh về CNHT và phát triển CNHT tại Việt Nam. Đây đều là những tài liệu
có giá trị tham khảo cao, song chưa có một công trình nào nghiên cứu một
cách đầy đủ và hệ thống về vấn đề CNHT của toàn ngành thép Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập KTQT.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Luận văn nhằm phân tích và làm rõ thực trạng CNHT ngành thép trong
bối cảnh hội nhập KTQT. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm phát
triển CNHT ngành thép Việt Nam trong thời gian tới.
Với các mục đích nghiên cứu trên, vấn đề đặt ra cần giải quyết là:
(1) Thực trạng CNHT ngành thép Việt Nam là như thế nào?

(2) Việt Nam phát triển CNHT ngành thép theo hướng nào và giải pháp là gì?
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
(1) Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển CNHT nói chung và CNHT
trong ngành thép nói riêng.
(2) Phân tích và đánh giá hoạt động của CNHT ngành thép Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
(3) Đề xuất các giải pháp phát triển CNHT ngành thép Việt Nam.

7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
CNHT là khu vực rộng, gồm 2 phần cứng là phần cứng: là các sơ sở
sản xuất nguyên vật liệu và linh phụ kiện lắp ráp; và phần mềm: là các cơ sở
sản xuất thiết kế sản phẩm, mua sắm, hệ thống dịch vụ công nghiệp và
marketing. Ngoài các còn có các dịch vụ hỗ trợ: đào tạo nguồn nhân lực, xây
dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp hỗ trợ tài chính, vận tải và giao nhận hàng hóa,
xúc tiến thương mại …
Do đó, đối tượng đề tài tập trung nghiên cứu là hoạt động sản xuất của
một số nguyên phụ liệu hỗ trợ chính của ngành thép Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập KTQT.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp CNHT trong ngành thép
Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ
chức thương mại thế giới WTO cho đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đảm bảo tính khoa học và tính khả thi, đề tài sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau đây.
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Luận văn sử dụng kết quả nghiên cứu và số
liệu thứ cấp từ các công trình khoa học có liên quan đến CNHT nói chung và

CNHT ngành thép nói riêng.
- Phương pháp thống kê so sánh, phân tích và đánh giá tổng hợp: Luận văn
phân tích hệ thống số liệu theo chuỗi thời gian về CNHT nói chung và CNHT
ngành thép nói riêng trong các giai đoạn, có so sánh với các quốc gia khác.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Làm sáng tỏ những khái niệm về CNHT, bản chất, thành phần và các nhân
tố ảnh hưởng đến phát triển CNHT.
8

- Làm rõ nguyên nhân CNHT ngành thép Việt Nam chưa phát triển, và triển
vọng phát triển CNHT ngành thép Việt Nam.
- Đưa ra một số giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh và phát triển CNHT ngành
thép của Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, và phụ lục đề
tài được kết cấu gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển CNHT ngành thép trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2: Thực trạng CNHT ngành thép Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
KTQT.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển CNHT ngành thép Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.













9

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CNHT
NGÀNH THÉP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KTQT

1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
Dưới tác động của nền kinh tế thị trường và sức ép của các nhà đầu tư
nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI của Nhật Bản, trong thời gian
gần đây CNHT được nhắc đến khá nhiều và vấn đề phát triển CNHT tại Việt
Nam đã được đặt ra một cách nghiêm túc và bức thiết. Các cơ quan quản lý
Nhà nước và các doanh nghiệp cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của
CNHT đối với việc phát triển các ngành công nghiệp và coi CNHT là động
lực của quá trình CNH – HĐH đất nước.
Mặc dầu vậy, ở các hội nghị - hội thảo cũng như trên các phương tiện
thông tin đại chúng, còn nhiều ý kiến khác nhau trong nhận thức và khái niệm
về CNHT. Bởi vì khái niệm CNHT mới được biết đến ở Việt Nam trong thời
gian gần đây và bản thân thuật ngữ CNHT vẫn còn là một thuật ngữ mơ hồ,
chưa có một định nghĩa nào cụ thể. Nó có thể mang tính học thuật hoặc mang
tính thực hành và thay đổi theo thời gian ở từng nơi, từng giai đoạn phát triển.
1.1.1 Khái niệm công nghiệp hỗ trợ
Bộ Công Thương Nhật Bản (MITI, hiện nay là Bộ Kinh tế, Công
nghiệp và Thương mại - METI) lần đầu tiên nhắc đến cụm từ Supporting
Industry (CNHT) trong “Sách trắng về Hợp tác kinh tế năm 1985” [32] nhưng
không đưa ra định nghĩa cụ thể. Phải đến năm 1993, họ mới chính thức đưa ra
định nghĩa về CNHT trong Chương trình hành động phát triển CNHT Châu Á

như sau: “Ngành CNHT là ngành sản xuất những vật dụng cần thiết như
nguyên vật liệu, phụ tùng và linh kiện cơ bản cho công nghiệp lắp ráp (bao
gồm ô tô, điện tử và điện gia dụng…)” [11, trang 14].
10

Đến nay, sau gần 30 năm hình thành và phát triển, định nghĩa về CNHT
đã được các quốc gia nhìn nhận tương đối thống nhất, ví dụ:
- Thái Lan, quốc gia thành công trong việc phát triển CNHT cho ngành công
nghiệp ô tô và điện tử đã định nghĩa : “CNHT là ngành công nghiệp cung cấp
các linh kiện, phụ tùng, máy móc và các dịch vụ đóng gói, kiểm tra cho các
ngành công nghiệp cơ bản” [11, trang 15].
- Nhật Bản, sau nhiều năm phát triển CNHT, các nhà hoạch định chính sách
gần đây đã ra định nghĩa mới: “CNHT là một thuật ngữ định hướng chính
sách, chỉ một nhóm các hoạt động công nghiệp cung cấp đầu vào trung gian
gồm phụ tùng linh kiện và công cụ để sản xuất các phụ tùng linh kiện đó cho
các ngành công nghiệp lắp ráp, chế biến” [11, trang 15].
- Ở Việt Nam, trong Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách phát triển một số ngành CNHT, Bộ Công Thương đã đưa ra
định nghĩa: “CNHT là các ngành công nghiệp sản xuất từ nguyên vật liệu đến
gia công chế tạo các sản phẩm, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành
phẩm… để cung cấp cho ngành công nghiệp lắp ráp các sản phẩm cuối cùng
là tư liệu, công cụ sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng” [11, trang 15].
Sản xuất các sản phẩm CNHT đối với các ngành công nghiệp khác
nhau cũng có nhiều lớp, thứ bậc khác nhau và giữa các nhà sản xuất – lắp ráp
với các nhà sản xuất các sản phẩm CNHT cũng hình thành nhiều quan hệ hợp
tác kinh doanh có thứ bậc khác nhau. Chính vì thế mà sự hình thành và phát
triển CNHT ở các nước khác nhau cũng khác nhau. Tùy vào chiến lược phát
triển của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, tùy vào năng lực nội tại và bối cảnh
phát triển mà khu vực CNHT hay công nghiệp lắp ráp sẽ được chú trọng ưu
tiên phát triển trước để kéo theo khu vực kia phát triển tương ứng. Thường ở

các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, các nước thuộc Liên minh Châu Âu,
CNHT hình thành trước hoặc đồng thời với ngành công nghiệp sản xuất chính
11

yếu, có vai trò quyết định tới sự thành công và uy tín của các sản phẩm công
nghiệp cuối cùng. Đối với Hàn Quốc, Đài Loan và gần đây là Trung Quốc,
CNHT thường được hình thành đồng thời với việc tổ chức lắp ráp, sản xuất
các sản phẩm công nghiệp cuối cùng. Còn đối với các nước đang phát triển
như các nước trong ASEAN và Việt Nam, do thiếu vốn, công nghệ, thị trường
tiêu thụ, thông thường công nghiệp lắp ráp phát triển trước, CNHT hình thành
theo sau với tiến trình nội địa hóa các sản phẩm được các tập đoàn, công ty có
vốn đầu tư nước ngoài thực hiện trên lãnh thổ của nước sở tại và sau đó, tùy
theo trình độ phát triển và khả năng cạnh tranh của hệ thống các cơ sở sản
xuất, có thể vươn xa ra xuất khẩu các sản phẩm CNHT sang các thị trường
khác [11, trang 15 – 16].
Tóm lại, CNHT là ngành công nghiệp sản xuất các nguyên liệu đầu
vào, linh phụ kiện, các sản phẩm trung gian góp phần cấu thành nên sản phẩm
cuối cùng của các ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên định nghĩa CNHT
không nên tách ra thành mảng riêng mà phải được hiểu gắn liền với từng
ngành công nghiệp cụ thể.
1.1.2 Đặc điểm và vai trò của công nghiệp hỗ trợ
1.1.2.1. Đặc điểm của công nghiệp hỗ trợ
Khái niệm về ngành CNHT là một khái niệm rộng và mang tính tương
đối, tuy nhiên nó có một số đặc điểm sau:
- CNHT phát triển gắn kết với ngành công nghiệp hoặc sản phẩm công nghiệp
cụ thể (đối tượng hỗ trợ) và có nhiều tầng cấp tích hợp theo cả chiều ngang và
chiều dọc.
- CNHT xuất hiện trong các hình thức tổ chức công nghiệp theo kiểu thầu
phụ, nằm trong một mạng lưới tổ chức sản xuất phối hợp, thống nhất và có
tính hợp tác cao giữa các doanh nghiệp chủ đạo và các doanh nghiệp hỗ trợ

(mối liên kết công nghiệp).
12

- CNHT có tác động thúc đẩy những ngành công nghiệp, sản phẩm công
nghiệp chính phát triển, cung cấp đầu vào theo hợp đồng hoặc theo kế hoạch
cho sản xuất chính và thu hút đầu ra của các cơ sở sản xuất hỗ trợ cấp dưới
theo kế hoạch sản xuất chính hoặc theo hợp đồng.
- Đối với một ngành công nghiệp hay một sản phẩm công nghiệp cụ thể nào
đó, các tổ chức hoạt động trong các ngành CNHT thường có quy mô vừa và
nhỏ với mức độ chuyên môn hóa sâu, dễ thay đổi mẫu mã, dải sản phẩm hẹp,
có sức sống và tính cạnh tranh cao.
1.1.2.2 Vai trò của công nghiệp hỗ trợ
* CNHT là nền tảng cho toàn bộ nền kinh tế
CNHT thường được ví như chân núi, tạo phần cứng để hình thành nên
thân núi và đỉnh núi chính là ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp sản phẩm
công nghiệp[4, trang 23 - 25], [11, trang 17 - 20]. Do đó, CNHT có một số vai
trò như sau:
- Bảo đảm tính chủ động cho nền kinh tế: Việc cung ứng nguyên vật liệu, linh
kiện, các bán thành phẩm ngay trong nội địa làm cho nền công nghiệp chủ
động, không bị lệ thuộc vào nước ngoài và các biến động của nền kinh tế toàn
cầu. CNHT không phát triển làm cho các ngành công nghiệp chính thiếu sức
cạnh tranh và phạm vi phát triển cũng giới hạn.
- Hạn chế nhập siêu: Hầu hết các quốc gia đang phát triển rơi vào tình trạng
nhập siêu do luôn phải nhập khẩu nguyên liệu và các bán thành phẩm cho sản
xuất lắp ráp trong nước. Phát triển CNHT sẽ giúp cho các quốc gia đang phát
triển giải quyết căn bản tình trạng nhập siêu của nền kinh tế, bảo đảm cân
bằng cán cân thương mại.
- Tăng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính: Phát triển CNHT, các
quốc gia bên cạnh việc chủ động trong nguồn cung ứng, chi phí của sản phẩm
công nghiệp cũng giảm đáng kể do cắt giảm chi phí vận chuyển, lưu kho, tận

13

dụng nhân công rẻ và nguồn nguyên liệu ngay tại nội địa. Phát triển các ngành
CNHT một cách hợp lý sẽ tạo ra các sản phẩm có đặc thù riêng của quốc gia,
có sức cạnh tranh hơn hẳn các sản phẩm chỉ được lắp ráp bởi các linh kiện và
nguồn cung ứng toàn cầu. CNHT thuộc khu vực hạ nguồn (thương hiệu,
marketing, chuỗi tiêu thụ, bán hàng ) đặc biệt gia tăng giá trị cho các sản
phẩm công nghiệp, đây là điểm quan trọng làm cho hàng hoá của quốc gia có
sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
- Phát triển hệ thống DNVVN: Ở hầu hết các quốc gia, CNHT do hệ thống
DNVVN đảm nhiệm, đây là khu vực doanh nghiệp tạo nhiều việc làm, là nền
tảng sáng tạo của quốc gia. Phát triển hệ thống DNVVN là một trong các biện
pháp hữu hiệu đối phó với khủng hoảng kinh tế, là đối trọng để cân bằng với
các tập đoàn kinh tế khổng lồ hay bị tác động nhanh và mạnh nhất của các
khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
* Nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp
Mỗi sản phẩm có thể chia thành ba giai đoạn chính:
- Thượng nguồn gồm các công đoạn nghiên cứu - triển khai, thiết kế, sản xuất
các bộ phận linh kiện chính;
- Trung nguồn là công đoạn lắp ráp, gia công;
- Hạ nguồn là thương hiệu, tiếp thị, xây dựng mạng lưới lưu thông, khai thác
và tiếp cận thị trường.
Sản xuất
lắp ráp
Phân phối Marketing
Thiết kế
sản phẩm
R&D
Giá trị
tạo ra


(Nguồn: Phan Đăng Tuất, 2008)
Hình 1.1: Sơ đồ chuỗi giá trị
14

Theo hình 1.1, các giai đoạn thượng nguồn và các hạ nguồn là khu vực
tạo ra giá trị gia tăng cao - đây chính là công đoạn của các ngành CNHT.
Trong khi khu vực trung nguồn với các hoạt động lắp ráp, gia công là khu vực
ít tạo ra giá trị gia tăng nhất. Như vậy, một quốc gia chỉ có thể tạo ra giá trị
gia tăng của các sản phẩm công nghiệp khi khu vực thượng nguồn như
nguyên liệu, phụ liệu, linh kiện, các bán thành phẩm… được cung ứng ngay
trong nội địa. Tương tự như vậy, đối với các sản phẩm xuất khẩu được chế
biến từ tài nguyên, ví dụ như hải sản xuất khẩu, hạt điều, dầu mỏ… nếu phần
hạ nguồn được thực hiện ngay trong nước, sản phẩm được mang thương hiệu
của quốc gia thì giá trị thu về từ sản phẩm cao gấp nhiều lần so với sản phẩm
xuất khẩu ngay từ khâu nguyên liệu thô hoặc sơ chế.
Phát triển CNHT, vì vậy góp phần hiệu quả trong việc khai thác các
nguồn lực trong nước, giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu, hạn chế xuất khẩu tài
nguyên và các sản phẩm chế biến thô. Do vậy, phát triển CNHT cũng là giải
pháp quan trọng để cân bằng cán cân xuất nhập khẩu, kiểm soát và kiềm chế
hiệu quả tình trạng nhập siêu thương mại của quốc gia.
* Tăng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
CNHT không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp và những công
ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.
Dù những sản phẩm này có thể được cung cấp với giá rẻ ở nước ngoài nhưng
vì chủng loại quá nhiều, phí tổn chuyên chở, bảo hiểm, phí lưu kho bãi, ứ
đọng vốn cho việc nhập khẩu và lưu kho làm tăng chi phí đầu vào. Đó là
chưa nói đến sự rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu Các
MNCs sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý chuỗi cung ứng nếu phải nhập
khẩu phần lớn linh kiện, bộ phận, và các sản phẩm CNHT khác. Việc cung

ứng hỗ trợ trong các ngành công nghiệp là vấn đề được các MNCs cân nhắc
rất nhiều trước khi quyết định đầu tư vào một quốc gia. Do đó, nền kinh tế với
15

các ngành CNHT mạnh và có thể đáp ứng nhu cầu cho các nhà lắp ráp sẽ là
một trong các nhân tố tác động mạnh đến thu hút đầu tư nước ngoài vào phát
triển các ngành công nghiệp. [4, trang 24 - 25]
Nhìn chung, đối với các quốc gia công nghiệp trẻ, ngành CNHT
thường được hình thành đồng thời với việc tổ chức lắp ráp, sản xuất các sản
phẩm công nghiệp cuối cùng. Còn đối với các nước đang phát triển, do thiếu
vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ, thông thường công nghiệp lắp ráp phát
triển trước, ngành CNHT hình thành theo sau với tiến trình nội địa hoá các
sản phẩm. Quá trình này được các tập đoàn, công ty có vốn đầu tư nước ngoài
thực hiện trên lãnh thổ của nước sở tại và tuỳ theo trình độ phát triển và khả
năng cạnh tranh của hệ thống các cơ sở sản xuất hỗ trợ, có thể vươn ra xuất
khẩu các sản phẩm hỗ trợ sang các thị trường khác.
1.1.3 Thành phần của công nghiệp hỗ trợ và mối quan hệ giữa công nghiệp
hỗ trợ với công nghiệp chính
CNHT có thể được chia thành hai phần chính [4, trang 16], [5, trang 9]
là: Phần cứng: là các sơ sở sản xuất nguyên vật liệu và linh phụ kiện lắp ráp;
Phần mềm: là các cơ sở sản xuất thiết kế sản phẩm, mua sắm, hệ thống dịch
vụ công nghiệp và marketing.
Xét về quy mô thì CNHT là một khu vực công nghiệp rộng lớn, bao
gồm nhiều ngành, nhiều loại hình doanh nghiệp và chiếm phần chủ yếu của
giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp. Có đến 95% số doanh nghiệp công
nghiệp không sản xuất ra sản phẩm cuối cùng cho sản xuất và đời sống mà
hoạt động trong khu vực CNHT. Các ngành CNHT có thể khác nhau nhưng
sản phẩm của chúng (loại phụ tùng linh kiện nhựa, kim loại, ốc vít…) có thể
sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp lắp ráp khác nhau như ngành sản xuất
ô tô, xe máy, điện tử, điện gia dụng… và một số ngành công nghiệp lắp ráp,

16

chế biến khác. CNHT được ví như chân núi cho nền công nghiệp bền vững,
còn công nghiệp hoàn thiện, lắp ráp được coi như phần ngọn.
Nguyên vật liệu, Phụ tùng, linh
kiện
Phần cứng liên
quan đến sản xuất
Phần mềm là hệ
thống dịch vụ
công nghiệp và
marketing
Ôtô Cơ khí
chế tạo
Dệt may Da giày

Công nghiệp
hỗ trợ
Điện tử
(Nguồn: Tổng hợp từ BCN, 2007)
Hình 1.2: Quan hệ giữa các ngành CNHT với các ngành công nghiệp khác
Ngoài các ngành CNHT nêu trên, các nhà đầu tư còn xếp các công việc
sau đây vào danh mục các dịch vụ hỗ trợ: đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng
cơ sở hạ tầng, cung cấp hỗ trợ tài chính, vận tải và giao nhận hàng hóa, xúc
tiến thương mại…
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển CNHT
1.1.4.1 Vai trò của Chính phủ
* Lựa chọn quan điểm phát triển
Với xu thế toàn cầu hóa nền KTQT, các quan hệ liên kết KTQT ngày
càng mở rộng, việc đảm bảo quan hệ giữa khu vực hỗ trợ và các ngành sản

xuất công nghiệp không thể chỉ bó hẹp trong phạm vi từng quốc gia, mà cần
được thực hiện trong phạm vi khu vực và toàn cầu. Điều này đòi hỏi mỗi quốc
gia phải cân nhắc thận trọng việc quyết định mức độ đầu tư vào khu vực
CNHT trong nước. Vì thế, việc lựa chọn quan điểm phát triển CNHT đặc biệt
quan trọng tới phát triển CNHT của quốc gia và của các ngành.
17

* Chính sách phát triển công nghiệp
Từ việc lựa chọn quan điểm phát triển công nghiệp, các chính sách liên
quan đến CNHT sẽ được Chính phủ quyết định. Các chính sách đó có thể kể
đến: Chính sách nội địa hóa; Chính sách thuế đánh vào nhập khẩu và sản xuất
các bán sản phẩm, linh phụ kiện; Mức độ đầu tư của Nhà nước vào nghiên
cứu khoa học công nghệ ở khu vực CNHT; Luật, các tiêu chuẩn và các quy
định được ban hành cho các ngành, các loại sản phẩm thuộc CNHT … các
chính sách này tạo điều kiện hay kìm hãm phát triển CNHT là do quan điểm
định hướng phát triển của Chính phủ về vấn đề này.
1.1.4.2 Năng lực của mỗi quốc gia trong phát triển CNHT
* Năng lực nội địa hóa
Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, sự kết hợp hợp lý giữa nội
địa hóa và nhập khẩu là hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm và
giảm chi phí sản xuất cũng như chi phí hậu cần kinh doanh. Nội địa hóa có
thể tồn tại dưới ba mức độ, song song với lộ trình gia tăng năng lực sản xuất
nội địa [4, trang 33 - 36]: Sản xuất nội bộ trong khuôn khổ các công ty lắp
ráp; Đặt hàng, cung ứng từ doanh nghiệp FDI hoạt động tại quốc gia đó; Đặt
hàng, cung ứng từ các nhà sản xuất và cung cấp tại địa phương








(Nguồn: Mori 2005)
Hình 1.3: Lộ trình nội địa hóa của mỗi quốc gia



Nhập
khẩu
Nhập
khẩu

FDI
NK
FDI

DN nội
địa
Sản xuất trong
nội bộ MNCs
1. Bắt đầu
2. Sau vài năm
3. Sau nhiều năm

×