Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Những điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và gợi ý với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 108 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
_______________



Phạm Bích Ngọc




NHỮNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ
CỦA TRUNG QUỐC TỪ SAU KHI GIA NHẬP WTO
ĐẾN NAY VÀ GỢI Ý VỚI VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI





Hà Nội, 2011

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
_______________




Phạm Bích Ngọc


NHỮNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƢƠNG
MẠI QUỐC TẾ CỦA TRUNG QUỐC TỪ SAU KHI
GIA NHẬP WTO ĐẾN NAY VÀ GỢI Ý VỚI VIỆT
NAM

Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
Mã số: 60 31 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN ĐÌNH
THIÊN

Hà Nội - 2011
MỤC LỤC

Tr
Danh mục các chữ viết tắt
i
Danh mục bảng, hình vẽ, đồ thị, hình hộp
ii
MỞ ĐẦU
1

Chương 1: Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về chính
sách thương mại quốc tế
7
1.1. Vai trò của thương mại trong phát triển kinh tế
7
1.2. Các nguyên tắc xây dựng và điều chỉnh chính sách thương
mại
14
1.2.1. Các nguyên tắc
14
1.2.2. Các cách tiếp cận trong việc cải cách chính sách thương
mại
18
1.3. Các công cụ chính sách thương mại
22
1.3.1. Thuế quan
23
1.3.2. Hạn ngạch nhập khẩu
27
1.3.3. Trợ cấp xuất khẩu
28
1.3.4. Những hạn chế xuất khẩu tự nguyện
28
1.3.5. Yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa
29
1.3.6. Kiểm soát tỷ giá hối đoái
29
1.3.7. Các công cụ khác của chính sách thương mại
30
Chương 2: Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của

Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay
32
2.1. Đặc điểm của nền kinh tế Trung Quốc
32
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh chính sách
35
thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO
2.2.1. Cải cách cơ cấu tổ chức quản lý hành chính phù hợp với
yêu cầu mới sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
36
2.2.2. Xây dựng khung luật pháp quản lý xuất nhập khẩu phù
hợp với tình hình trong nước và cũng phù hợp với quy tắc của WTO
37
2.2.3. Cải cách chế độ phê duyệt hành chính
38
2.2.4. Điều chỉnh cơ chế trợ cấp xuất khẩu và chế độ tỷ giá hối
đoái
38
2.2.5. Một số những nhận xét về những nhân tố ảnh hướng đến
quá trình cải cách chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ
sau WTO
39
2.3. Những điều chỉnh trong chính sách thương mại quốc tế
của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay
41
2.3.1. Việc thực hiện các cam kết của Trung Quốc khi gia nhập
WTO
42
2.3.2. Hoàn thiện chính sách thuế quan
43

2.3.3. Hoàn thiện chính sách giảm thuế đầu vào cho các mặt
hàng xuất khẩu
44
2.3.4. Giảm hạn ngạch nhập khẩu
47
2.3.5. Không ngừng hoàn thiện cơ cấu sản phẩm xuất nhập
khẩu
48
2.3.6. Cải cách tỷ giá đồng NDT và chế độ quản lý ngoại hối
50
2.3.7. Thúc đẩy thương mại gia công chuyển dịch và phát triển
theo chiều sâu
56
2.3.8. Thực hiện chiến lược hàng hiệu
56
2.4. Chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc với cuộc
khủng hoảng toàn cầu
58
2.5. Kết quả của việc điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế
của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay
68
2.5.1. Gia nhập WTO tạo động lực mới cho thương mại quốc
tế Trung Quốc
68
2.5.2. Cố gắng chuyển đổi phương thức tăng trưởng, thương
mại quốc tế của Trung Quốc phát triển theo hướng xuyên quốc gia
71
2.6. Những hạn chế trong việc điều chỉnh chính sách thương
mại quốc tế của Trung Quốc
73

Chương 3: Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
74
3.1. Bối cảnh của Việt Nam và thế giới khi Việt Nam gia nhập
WTO
74
3.1.1. Những khó khăn
74
3.1.2. Cơ hội và lợi ích từ việc gia nhập WTO
76
3.2. Cải cách chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam từ
sau khi gia nhập WTO
78
3.3. Những bài học kinh nghiệm
82
3.3.1. Chuyển hướng sang chiến lược hội nhập
82
3.3.2. Chuyển hướng cơ cấu xuất khẩu sang các ngành sử dụng
công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao
83
3.3.3. Hạn chế xuất khẩu tài nguyên, các mặt hàng sử dụng
nhiều năng lượng, ô nhiễm môi trường
83
3.3.4. Nhập khẩu công nghệ tiên tiến
84
KẾT LUẬN
86





i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1.
CNH
Công nghiệp hóa
2.
EU
Cộng đồng Châu Âu
3.
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
4.
FTA
Hiệp định Thương mại tự do
5.
GTGT
Giá trị gia tăng
6.
NDT
Nhân dân tệ
7.
NK
Nhập khẩu
8.
Nước ĐPT

Nước đang phát triển
9.
Nước PT
Nước phát triển
10.
R&D
Nghiên cứu và phát triển
11.
TBCN
Tư bản chủ nghĩa
12.
TNCs
Các tập đoàn xuyên quốc gia
13.
USD
Đô la Mỹ
14.
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
15.
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
16.
XK
Xuất khẩu
ii

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, HÌNH HỘP
Danh mục bảng
STT

Bảng
Tên bảng
Tr
1.
2.1
Tỷ trọng tổng kim ngạch thương mại củaTrung Quốc so với
thế giới
68
2.
3.1
Thuế suất thuế nhập khẩu bình quân theo cam kết WTO
71
3.
3.2
Tỷ trọng các mặt hàng giảm thuế theo cam kết WTO
72
Danh mục hình
STT
Hình
Tên hình
Tr
1.
1.1
Sự thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa từ các nước đang
phát triển
12
2.
1.2
Tác động của thuế quan nhập khẩu trong trường hợp nước lớn
24

3.
1.3
Tác động của thuế quan nhập khẩu trong trường hợp nước nhỏ
26
4.
2.1
Tình hình cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu Trung Quốc từ năm
2001-2007
45
5.
2.2
Tình hình xuất nhập khẩu Trung Quốc từ năm 2001 - 2010
68
Danh mục hộp
STT
Hộp
Tên hộp
Tr
1.
1
Chương trình nghị sự của thủ tướng về thương mại: Thương
mại phục vụ cho các gia đình Mỹ
16
2.
2
Một số điều chỉnh và biện pháp chính sách cụ thể được sử
dụng ở tỉnh Quảng Tây khi Trung Quốc trở thành thành viên
của WTO
53
Sơ đồ

STT
Sơ đồ
Tên sơ đồ
Tr
1.
1.1
Các công cụ chính sách thương mại phổ biến nhất
22
2.
1.2
Phân loại thuế quan
23
1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 11-12-2001, Trung Quốc chính thức gia nhập WTO chấm dứt quá
trình đàm phán kéo dài 15 năm ròng rã, dài nhất trong lịch sử WTO. Để đảm
bảo có thể thực hiện tốt những cam kết khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã có
một số điều chỉnh trong chính sách thương mại quốc tế của mình. Kết quả là,
sau khi gia nhập WTO, việc đầu tiên của Trung Quốc là bước vào “Câu lạc bộ
các nước đạt ngàn tỷ USD về tổng sản phẩm quốc nội” năm 2001. Chỉ 3 năm
sau, đến năm 2004, với tổng kim ngạch thương mại đạt mức 1.154,8 tỷ USD,
Trung Quốc lại trở thành thành viên “Câu lạc bộ các nước đạt ngàn tỷ USD về
tổng kim ngạch thương mại”, mở ra con đường đưa Trung Quốc từ “nước lớn
thương mại” thành “cường quốc thương mại”. Đây mới chỉ là những thành
quả đầu tiên trong quá trình hội nhập quốc tế và công cuộc chinh phục thị
trường toàn cầu của Trung Quốc trong vai trò là thành viên của WTO. Đặc
biệt tuy chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ quốc tế, nhưng

tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc năm 2009 vẫn đạt 2.207,27 tỷ
USD, giảm 13,9% so với năm 2008 nhưng vẫn cao hơn năm 2007. Vậy Trung
Quốc đã làm gì để có thể hội nhập và phát triển như vậy?
Việc xem xét, phân tích nghiên cứu xem Trung Quốc đã đưa ra những
điều chỉnh gì để đạt được kết quả thành công như vậy? tại sao lại điều chỉnh
và điều chỉnh như thế nào trong chính sách thương mại từ sau khi gia nhập
WTO đến nay và có thể rút ra được những gợi mở gì cho Việt Nam trong giai
đoạn đầu hội nhập WTO là rất cần thiết. Nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO
đúng thời điểm kinh tế thế giới diễn biến xấu đến 2 lần: lần thứ nhất là năm
2007, giá cả thị trường thế giới tăng cao, đặc biệt là giá dầu; lần thứ hai là
2

cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua. Hơn nữa, chưa có một nghiên
cứu hệ thống và đầy đủ nào ở Việt Nam về vấn đề này. Do đó, việc nghiên
cứu đề tài trở nên cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong nước
Nghiên cứu về kinh tế Trung Quốc sau khi gia nhập WTO là môt việc
làm rất có ý nghĩa. Ở nước ta, giới nghiên cứu đã tốn khá nhiều giấy mực cho
đề tài này xong chưa có một công trình nghiên cứu hệ thống và đầy đủ về
Trung Quốc gia nhập WTO và tác động đối với Đông Nam Á của TS. Đỗ Tiến
Sâm – PGS. TS.Lê Văn Sang, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002 phần nhiều
nói lên ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với các nước
Đông Nam Á mà chưa có được những nghiên cứu, phân tích sâu những thay
đổi trong chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc sau khi gia nhập
WTO. “Chính sách phát triển kinh tế: Kinh nghiệm và Bài học của Trung
Quốc” do CIEM và UNDP nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm của Trung Quốc
trong hoạt động ngoại thương kể từ năm 1979 đến nay. Nghiên cứu nêu lên
được thực trạng phát triển của khu vực ngoại thương, chính sách thương mại
ở Trung Quốc và ảnh hưởng của Trung Quốc gia nhập WTO nhưng từ năm

1979 và dừng lại ở năm 2002 – năm Trung Quốc gia nhập WTO được 1 năm
nên chưa thể đánh giá được những thay đổi trong chính sách thương mại ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước Trung Quốc một cách chính xác.
Còn cuốn “Gia nhập WTO Trung Quốc làm gì và được gì?” của TS. Nguyễn
Kim Bảo, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2006 tuy đã nghiên cứu và phân tích được
những điều chỉnh chính sách và biện pháp sau khi gia nhập WTO nhưng chỉ
dừng lại ở 3 năm sau khi Trung Quốc gia nhập WTO.
Trong Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã có
những luận văn viết về điều chỉnh chính sách thương mại như luận văn “Điều
3

chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong hội nhập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO)” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà bảo vệ năm 2008.
Trên cơ sở phân tích, tổng kết, đánh giá những điều chỉnh chính sách thương mại
quốc tế của Việt Nam trong hội nhập WTO, luận văn chỉ ra những điểm hợp lý và
những bất cập còn tồn tại cần điều chỉnh trong quá trình hội nhập WTO. Từ đó, đề
xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt
Nam trong hội nhập WTO. Nhưng năm 2008, Việt Nam mới chỉ gia nhập WTO
được 1 năm nên chưa thể nhận diện và đánh giá chính xác được tình hình.
Nước ngoài
Có một số học giả Trung Quốc có các bài nghiên cứu liên quan đến vấn
đề này nhưng chưa có bài viết nào có những thống kê, nghiên cứu tổng thể về
những điều chỉnh trong chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau
khi gia nhập WTO đến nay. “中国在 WTO 中的定位,作用和策略”(Vị trí,
vai trò và sách lược của Trung Quốc trong WTO) của 屠新泉 (Đồ Tân
Tuyền),Nxb Đại học Kinh tế thương mại quốc tế, Trung Quốc, 2005 cho
rằng: chính sách thương mại là một vấn đề chứa nhiều tranh cãi và mâu thuẫn,
lý luận về tự do thương mại và thực tế bảo hộ có một khoảng cách rất lớn.
Chính sách thương mại có quan hệ mật thiết tới chính trị trong nước, những
cọ sát trong thương mại quốc tế thường có xu hướng chính trị hóa và mang

thuộc tính chủ quyền trong chính sách thương mại. “WTO 框架下中国贸易
政策与产业政策的协调”(Điều chỉnh chính sách thương mại và chính sách
ngành nghề của Trung Quốc trong khung WTO) của 田玉红 (Điền Ngọc
Hồng), Nxb Nhân dân, Bắc Kinh, 2009 đã nghiên cứu, phân tích cắt lát những
điều chỉnh chính sách các ngành truyền thống, các ngành non trẻ, các ngành
kỹ thuật cao, các ngành bảo vệ môi trường Trung Quốc trong khung WTO.
“中国对外贸易三十年”(30 năm thương mại quốc tế Trung Quốc) của 傅
自应 (Phó Tự Ưng) chủ biên, Nxb Tài chính kinh tế Trung Quốc, 2008
4

nghiên cứu, phân tích theo chiều dọc thương mại quốc tế Trung Quốc trong
suốt 30 năm cải cách mở cửa nên chưa đi sâu vào những thay đổi trong chính
sách thương mại của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay.
Từ góc độ các học giả phương Tây nghiên cứu về vấn đề này, “Những
điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia
nhập WTO đến nay và gợi ý với Việt Nam”. Giáo trình “Kinh tế học quốc tế -
Lý thuyết và chính sách” Tập 1 (Những vấn đề về thương mại quốc tế) của
Paul R. Krugman – Maurice Obstfeld, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996
đã lý giải những nội dung chủ yếu của kinh tế quốc tế hiện nay, những vấn đề
nảy sinh từ những khó khăn đặc biệt trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa các
quốc gia có chủ quyền. Tuy nhiên đây là nghiên cứu tổng quan về lý thuyết
chính sách thương mại mà chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể chính sách
thương mại quốc tế của Trung Quốc.
Đứng từ góc độ học giả nước ngoài nghiên cứu về Trung Quốc sau khi
gia nhập WTO, trong “China: International Trade and WTO Accession”
(Trung Quốc: Thương mại quốc tế và WTO), Thomas RumBaugh cho rằng,
Trung Quốc gia nhập WTO là một tất yếu và là một sự kiện mang tính bước
ngoặt, tác động mạnh đến cả nền kinh tế khu vực và kinh tế toàn cầu. Còn
“Chính sách công nghiệp và WTO” của Bijit và Pangestu (2000) và “Thiết kế
lại chiến lược công nghiệp” của Lall Sanjaya (2004) chỉ ra những thách thức

đối với các nước đang phát triển trong việc sử dụng chính sách thương mại để
thực hiện các mục tiêu chính sách công nghiệp của mình. Do bị ràng buộc bởi
các quy định trong cam kết thương mại quốc tế về thuế quan, hạn ngạch, các
chính sách hỗ trợ xuất khẩu v.v… các nước không còn nhiều sự lựa chọn như
trước trong việc sử dụng chính sách thương mại hỗ trợ xuất khẩu. Điều này
đặt ra cho các nước đang phát triển vấn đề phải tìm kiếm các công cụ chính
sách khác thay thế cho chính sách thương mại.
5

3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá và nhận xét về những điều chỉnh trong chính sách
thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay và đưa
ra những khuyến nghị chính sách cho Việt Nam.
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trả lời
những câu hỏi sau:
+ Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc điều chỉnh chính sách thương
mại của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO?
+ Với những thay đổi như vậy, Trung Quốc có những điều chỉnh như
thế nào trong chính sách thương mại quốc tế?
+ Trung Quốc đã đưa ra những thay đổi gì trong chính sách thương mại
quốc tế để khắc phục khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua?
+ Bài học gì rút ra cho Việt Nam?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chính sách thương mại quốc tế Trung Quốc.
Chỉ đề cập đến chính sách hàng hóa không đề cập đến chính sách dịch vụ.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian của nghiên cứu là Trung Quốc.
+ Phạm vi thời gian của nghiên cứu là những điều chỉnh chính sách

thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay (2001-
2011).
5. Phương pháp nghiên cứu
Phân tích định tính (là chủ yếu): tổng hợp, so sánh (theo chuỗi thời
gian, theo loại hình, theo phân bố địa lý), phân tích tổng hợp tác động của các
nhân tố về thể chế/ chính trị, kinh tế, môi trường, xã hội và công nghệ (PEST).
6

6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn
- Luận văn sẽ làm rõ những điều chỉnh trong chính sách thương mại
quốc tế của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay đặc biệt là những
chính sách Trung Quốc đã thực hiện để đối phó với cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu.
- Đưa ra những gợi mở cho Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Với mục tiêu và cách tiếp cận như đã trình bày ở trên, ngoài phần mở
đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu của đề tài
được chia thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về chính sách thương mại
Chương 2: Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ sau
khi gia nhập WTO đến nay
Chương 3: Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
7

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. Vai trò của thương mại trong phát triển kinh tế
Các quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế với cùng một đích là thu
được lợi ích do hai lý do:

Thứ nhất, do các quốc gia khác nhau về điều kiện tự nhiên cũng như
trình độ sản xuất, dẫn đến thế mạnh khác nhau khi tham gia phân công lao
động quốc tế và thu được lợi ích nhất định khi trao đổi với các quốc gia khác.
Thứ hai, các quốc gia tiến hành trao đổi, buôn bán với nhau để đạt được
lợi thế sản xuất theo quy mô. Lợi thế này có được bởi thị trường tiêu thụ
hàng hóa được mở rộng hơn khi các quốc gia thực hiện chuyên môn hóa sản
xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm này đã ở phạm vi quốc tế.
Cơ sở của thương mại quốc tế đầu tiên được giải thích bởi Adam Smith
qua mô hình lợi thế tuyệt đối. Theo mô hình này, quốc gia có lợi thế tuyệt đối
về một sản phẩm nào đó (do có năng suất lao động sản xuất ra hàng hóa đó
cao hơn các quốc gia khác) có thể thu được lợi từ thương mại quốc tế thông
qua chuyên môn hóa sản xuất. Mô hình này đã giải thích được một phần
nguồn gốc của thương mại quốc tế là bắt nguồn từ sự khác biệt về năng suất
lao động giữa các quốc gia, nhưng nó chưa giải thích được tại sao có những
quốc gia không có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất bất cứ hàng hóa nào vẫn có
thể tham gia và thu lợi được từ thương mại quốc tế.
Lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển đã giải thích được điều này. Mô
hình lợi thế so sánh giả định thế giới chỉ gồm 2 quốc gia, 2 hàng hóa và một
yếu tố sản xuất duy nhất là lao động. Qua phân tích mô hình dựa trên chi phí
8

cơ hội, David Ricardo chỉ ra rằng, một quốc gia không nhất thiết phải có lợi
thế tuyệt đối trong sản xuất một hàng hóa nào đó, mà chỉ cần có lợi thế so
sánh (tức là chi phí cơ hội sản xuất hàng hóa đó thấp hơn của quốc gia đối
tác), thì quốc gia đó có thể chuyên môn hóa sản xuất và thu được lợi từ
thương mại quốc tế. Mô hình lợi thế so sánh của Ricardo tiến bộ hơn mô hình
lợi thế so sánh tuyệt đối của Adam Smith, tuy nhiên vẫn hạn chế ở chỗ chỉ xét
thương mại quốc tế với một nguồn lực duy nhất là lao động.
Khắc phục được điểm hạn chế này, hai nhà kinh tế học Thụy Điển, Eli
Heckscher và Bertil Ohlin đã đưa ra lý thuyết Heckscher-Ohlin, trong đó coi

sự khác biệt nguồn lực giữa các quốc gia là nguồn gốc của thương mại. Mô
hình này cho thấy lợi ích so sánh của một quốc gia bị ảnh hưởng bởi sự tác
động qua lại giữa nguồn lực của các quốc gia (sự dồi dào tương đối của các
yếu tố sản xuất) và công nghệ sản xuất (cái gây ra ảnh hưởng đến cường độ
tương đối trong việc sử dụng những yếu tố sản xuất khác nhau để sản xuất các
hàng hóa khác nhau) [46].
Lợi ích thu được từ thương mại có thể phân chia thành lợi ích tĩnh và
động. Lợi ích tĩnh có được từ chuyên môn hóa quốc tế theo học thuyết lợi thế
so sánh. Xem xét trường hợp của hai quốc gia A và B cùng có khả năng sản
xuất hàng hóa X và Y. Một phát biểu đơn giản trong học thuyết thương mại
cổ điển là nếu quốc gia A có lợi thế so sánh trong sản xuất hàng hóa X, và
quốc gia B có lợi thế so sánh trong sản xuất hàng hóa Y, cả hai quốc gia sẽ có
lợi ích chung nếu quốc gia A chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa X và quốc
gia B chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa Y và thặng dư của X và Y trong cầu
nội địa thặng dư được trao đổi tự do, trong điều kiện tỷ giá hối đoái quốc tế
của hai hàng hóa nằm giữ tỷ giá hối đoái nội địa của hai quốc gia. Lợi thế so
sánh là một khái niệm chi phí cơ hội được đo bởi tỷ lệ chuyển đổi biên giữa
một hàng hóa và hàng hóa khác được cho bởi độ cong của đường giới hạn khả
9

năng sản xuất. Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, tỷ lệ giá cả nội địa giữa
hai hàng hóa sẽ cân bằng với tỷ lệ biên chuyển hóa. Nếu không như vậy, các
nhà sản xuất sẽ chuyển từ một hàng hóa sang hàng hóa khác để tận dụng tỷ lệ
giá cả khá thuận lợi.
Kết quả của sự phân công lao động quốc tế là sản xuất tăng và phúc lợi
thế giới cũng tăng. Phân công lao động trên cơ sở lợi thế so sánh cho phép sản
xuất được khối lượng tối đa từ khối lượng nguồn lực có sẵn. Sự tăng lên trong
phúc lợi mà thương mại cho phép do cơ hội được tiêu thụ hàng hóa nước
ngoài rẻ hơn, xét về những nguồn lực thực phải bỏ ra, so với hàng hóa nội địa
thay thế nhập khẩu. Theo John Richard Hick, cái lợi thu được từ thương mại

là sự khác nhau giữa giá trị của thứ mà ta có được và giá trị của cái mà ta từ
bỏ (Hicks, 1959). Thông qua phân công lao động quốc tế, một quốc gia được
coi như thu hút được nhiều hơn mất. Nếu lợi thế so sánh là chính xác giống
nhau tại hai quốc gia, thì tất nhiên sẽ không có lợi thế tĩnh và lý do cho
thương mại quốc tế đã có thể là nhận được kinh tế quy mô và lợi thế động
khác.
Lợi ích động từ thương mại chủ yếu là các thị trường xuất khẩu mở
rộng thị trường cho các nhà sản xuất. Nếu một sản phẩm chú trọng vào tăng
lợi nhuận, tổng lợi ích từ thương mại sẽ vượt qua lợi ích tĩnh từ sự phân bổ
nguồn lực hiệu quả hơn. Với sự gia tăng doanh thu theo quy mô, các quốc gia
có thể được lợi từ thương mại, không phân biệt giá cánh kéo thương mại
(terms of trade). John Richard Hicks (1959) đã tranh luận rằng không thể hiểu
được các hiện tượng của thương mại quốc tế nếu một quốc gia không dựa trên
doanh thu tăng do mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh thu tăng và tích tụ vốn.
Đối với một quốc gia nhỏ không tiến hành thương mại, vốn quy mô lớn đầu
tư vào thiêt bị tư bản tiên tiến hạn chế, chuyên môn hóa hạn chế bởi quy mô
của thị trường. Nhưng nếu các quốc gia nghèo đang phát triển có thể tiến hành
10

thương mại, có triển vọng công nghiệp hóa và cung cấp các phương pháp sản
xuất truyền thống. Thị trường lớn hơn, tích tụ vốn sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu
doanh thu theo quy mô tăng. Ở khía cạnh này, các quốc gia lớn, như Ấn Độ,
có vị thế thuận lợi hơn các quốc gia nhỏ, như Sri Lanka hoặc Jamaica. Ấn Độ
có dân cư lớn nên có cơ sở hứa hẹn cho việc thành lập những ngành công
nghiệp hàng hóa thâm dụng vốn và sản xuất hàng hóa chế biến, vì sản xuất có
thể tiến hành trên cơ sở có thể thấy trước thương mại. Các quốc gia nhỏ hơn,
tuy nhiên, có thể cần sự bảo hộ lớn cho một hàng hóa trước khi nó có thể
được sản xuất một cách có hiệu quả và cạnh tranh trên thị trường thế giới. Ít
nhất 6 quốc gia được liệt vào hàng đang phát triển mà có dân số dưới 15 triệu.
Một trong những ảnh hưởng quan trọng khác của các tác động của thương

mại bao gồm sự kích thích cạnh tranh, thu được tri thức mới, ý tưởng mới và
phát tán tri thức công nghệ, khả năng đi cùng dòng vốn, tăng phân công lao
động dẫn tới các phương pháp quay vòng sản xuất và thay đổi thái độ và thể
chế. Tác động của các lợi ích động là dịch chuyển ra phía ngoài của đường
giới hạn khả năng sản xuất của cả hai quốc gia dẫn tới mức độ cao hơn của lợi
ích cộng đồng.
Thương mại như một động cơ của tăng trưởng, không chỉ trong sự đóng
góp của nó tới sự phân bổ tài nguyên hiệu quả hơn trong phạm vi các quốc gia,
mà còn truyền sự phát triển từ một phần của thế giới sang phần khác. Cầu tại
châu Âu và tại Anh về nguyên liệu thô mang đến sự thịnh vượng cho những
quốc gia khác như Canada, Argentina, Nam Phi, Úc và New Zealand. Khi cầu
về hàng hóa tăng, đầu tư tại các quốc gia này cũng tăng. Thương mại là lợi ích
chung. Vào thế kỷ XIX, Alfred Marshall đã viết “những nguyên nhân quyết
định tiến trình kinh tế của các quốc gia thuộc về nghiên cứu thương mại quốc
tế” [51].
Từ những lập luận trên, có thể tóm lược vai trò của xuất, nhập khẩu
trong nền kinh tế như sau:
11

Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu có vai trò dẫn dắt nền kinh tế phát triển. Xuất khẩu mang lại
nguồn cung ngoại tệ cho nền kinh tế, để từ đó, nền kinh tế có thể tiến hành
các hoạt động phục vụ tăng trưởng, trong đó bao gồm cả hoạt động nhập khẩu
hàng hóa, nguyên liệu máy móc phục vụ sản xuất, cũng như các hoạt động
của dân chúng.
Các ngành xuất khẩu nhờ tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô khi tiếp
cận thị trường ngoài nước rộng lớn nên tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế
của ngành, dẫn đến tác động tích cực đến chất lượng tăng trưởng.
Bên cạnh đó, vai trò dẫn dắt nền kinh tế của xuất khẩu còn thể hiện qua
sự cung cấp một kênh cho hàng hóa dư thừa, nếu không có xuất khẩu thì số

hàng hóa này sẽ không được bán và biểu hiện như một sự lãng phí tài nguyên.
Điều này đã được minh họa bằng sự dịch chuyển từ một điểm trong đường
giới hạn khả năng sản xuất tới một điểm khác trên đường giới hạn khả năng
sản xuất, đường biểu diễn một mức độ phúc lợi cao hơn. Đây là lợi ích vì
lượng hàng hóa dư thừa để xuất khẩu không thể có mục đích sử dụng thay thế
và không thể chuyển sang mục đích tiêu dùng nội địa, do qui mô dân số và
khẩu vị tiêu dùng. Điều này nâng cao hiệu quả kinh thế thông qua sự sử dụng
hiệu quả hơn các nguồn lực trong xã hội.
Xuất khẩu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tái cơ cấu kinh tế.
Hình 1.1 dưới mô tả sự thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa tại các nước
đang phát triển. Nhìn vào hình vẽ có thể thấy tỷ lệ của hàng hóa sản xuất tại
các nước đang phát triển tăng liên tục, ngoại trừ sự giảm sút tạm thời vào năm
1997 kết hợp với sự bắt đầu của khủng hoảng tài chính Đông Á. Tỷ lệ của các
sản phẩm nông nghiệp đã cho thấy sự giảm sút tương đương với mức giảm
khoảng 10% vào năm 1998. Tỷ lệ của kim loại và khoáng chất giao động,
tăng lên vào năm 1973 kết hợp với sự tăng giá dầu mỏ của OPEC đẩy tỷ trọng
12

của nhóm hàng này từ năm 1973 đến đầu thập niên 1980. Tuy nhiên, từ đầu
thập kỷ 1980, tỷ trọng của xuất khẩu khoáng sản giảm liên tục, chỉ còn dưới
10% trong tổng xuất khẩu của các quốc gia đang phát triển. Rõ ràng, tại các
quốc gia đang phát triển, sự thay đổi tỷ trọng xuất khẩu rất rõ rệt và dẫn đầu
trong sự thay đổi mô thức thương mại toàn cầu. Chuyển dịch mô thức thương
mại tại các nước đang phát triển (từ hàng hóa cơ bản sang hàng hóa sản xuất
hàng loạt) nhanh hơn sự chuyển dịch mô thức thương mại toàn cầu. Sự thay
đổi tỷ trọng các nhóm hàng xuất khẩu kéo theo sự thay đổi cơ cấu các ngành
kinh tế một cách tương ứng. Cơ cấu kinh tế tại các quốc gia đang phát triển
cũng thay đổi, cụ thể là tại khu vực sản xuất phục vụ xuất khẩu, ngành công
nghiệp chế biến ngày càng chiếm ưu thế.


Nguồn: Martin (2001), Chính sách thương mại, các quốc gia đang phát triển, và toàn cầu hóa
Ghi chú: Agric: Nông nghiệp; Minerals: khoáng sản; Manuf: Hàng hóa công nghiệp chế biến
Hình 1.1: Sự thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa từ các nước đang phát triển (%)
Ngoài ra, các bằng chứng thống kê cho các quốc gia phát triển hôm nay
khá rõ ràng rằng sự tăng trưởng của xuất khẩu đóng một phần quan trọng
trong tiến trình phát triển bởi kích cầu, thúc đẩy tiết kiệm và tích tụ vốn vì
13

xuất khẩu tăng cung tiềm năng của nền kinh tế, bằng cách tăng khả năng nhập
khẩu. Một số nghiên cứu vai trò xuất khẩu nhằm kiểm tra mối quan hệ trực
tiếp giữa tăng trưởng xuất khẩu và mối quan hệ tăng trưởng nhập khẩu. Xuất
khẩu, đặc biệt là các hàng hóa cơ bản, có xu hướng sản xuất thu nhập tập
trung cao, làm tăng mức độ tiết kiệm cho bất cứ tổng mức độ thu nhập. Bên
cạnh đó, cần nhớ rằng tiết kiệm chính phủ dựa chủ yếu vào thuế xuất khẩu tại
một số quốc gia đang phát triển [51].
Vai trò của nhập khẩu
Nhập khẩu cũng có đóng góp lớn cho nền kinh tế thông qua sự mở rộng
sự lựa chọn của người tiêu dùng, nguồn cung đầu vào cho sản xuất của nền
kinh tế và tạo sức ép cạnh tranh cho khu vực sản xuất trong nước tự đổi mới
công nghệ và quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Về vai trò thứ nhất, như đã đề cập đến ở trên, nhờ nhập khẩu, nền kinh
tế có thể tiếp cận với những hàng hóa mà bản thân sản xuất không hiệu quả để
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nội địa. Đây cũng được coi như một sự
nâng cao hiệu quả của nền kinh tế vì tài nguyên nội địa được phân bổ vào
những ngành có chi phí cơ hội thấp nhất. Bên cạnh đó, sự lựa chọn của người
tiêu dùng cũng được mở rộng với sự đa dạng hơn về chủng loại, mẫu mã cũng
như chất lượng sản phẩm.
Vai trò thứ hai là nhập khẩu đóng vai trò như một nguồn cung cấp máy
móc, nguyên liệu cho nền kinh tế. Việc tiếp cận tốt hơn đối với công nghệ,
máy móc hiện đại của nước ngoài sẽ giúp các công ty trong nước nâng cao

năng suất, hiệu quả kinh tế. Một số nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan trong giai đoạn đầu CNH đều phải nhập khẩu công nghệ của nước
ngoài, sau đó dần dần tích lũy được tri thức tự đổi mới và hiện đại hóa công
nghệ trong nước. Đến nay, những nước này đã có một nền tảng công nghệ
trong nước hiện đại.
14

Từ những vai trò như trên đối với nền kinh tế, nhập khẩu còn có tác
động trực tiếp tới tiết kiệm. Nhập khẩu là quan trọng đối với tiết kiệm không
chỉ thông qua các tác động tới sản phẩm đầu vào mà còn bởi vì khu vực có
định hướng xuất khẩu [51]. Nhập khẩu, với vai trò là nguồn cung nguyên liệu
đầu vào, thúc đẩy tăng trưởng sản xuất, trong đó có cả khu vực sản xuất định
hướng xuất khẩu, làm tăng thu nhập quốc dân, tăng tiết kiệm. Nhập khẩu, với
vai trò mở rộng sự lựa chọn cho người tiêu dùng, làm tăng phúc lợi tổng xã
hội, do tăng thặng dư tiêu dùng, nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế.
1.2. Các nguyên tắc xây dựng và điều chỉnh chính sách thương mại
1.2.1. Các nguyên tắc
Chính sách thương mại là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ
và biện pháp nhằm tác động, điều chỉnh, kiểm soát, các hoạt động thương mại
góp phần thực hiện những mục tiêu kinh tế vĩ mô của quốc gia.
Chính sách thương mại có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, chính sách thương mại mang tính lịch sử rõ rệt. Nó chỉ có tác
dụng trong những thời kỳ nhất định. Tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể, mỗi
quốc gia thường có chính sách thương mại quốc tế độc lập, thể hiện ý chí,
nguyên tắc và mục tiêu phát triển của mình. Ví dụ: trước đây, Việt Nam sử
dụng rất nhiều các công cụ trong chính sách ngoại thương như: Thuế quan,
Bảng giá tính thuế tối thiểu, Thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản phụ thu, Hạn
ngạch và các hạn chế số lượng khác, Giấy phép nhập khẩu, Kiểm soát ngoại
hối, Thuế xuất khẩu nhưng hiện nay, các công cụ này đã được giảm đi rất
nhiều.

Thứ hai, chính sách thương mại không tồn tại độc lập mà luôn là một
bộ phận trong hệ thống chính sách kinh tế của quốc gia. Chính sách thương
mại phải phục vụ mục tiêu chung của toàn bộ hệ thống kinh tế. Trong trường
hợp mâu thuẫn về mục tiêu, đòi hỏi phải tôn trọng mục tiêu chung của hệ
thống.
15

Thứ ba, chính sách thương mại còn có mối liên quan chặt chẽ với các
chính sách khác như chính sách đầu tư, chính sách tài chính, chính sách khoa
học – công nghệ và trong nhiều trường hợp có sự đan xen giữa các chính
sách. Ví dụ: khi một quốc gia quyết định phá giá đồng tiền nội tệ thì sẽ
khuyến khích hoạt động xuất khẩu (do giá của hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn một
cách tương đối so với hàng hóa khác).
Thứ tư, chính sách thương mại chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố về
kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế.
Thứ năm, để thực hiện chính sách thương mại chịu sự tác động của rất
nhiều công cụ khác nhau như: thuế quan, hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật, tín
dụng, trợ cấp, phá giá … Các công cụ này có thể được sử dụng riêng hoặc
phối hợp, tùy theo mục đích điều chỉnh hoạt động thương mại.
Cuối cùng, xét về cấu trúc, chính sách thương mại có thể được hình
dung như một cơ chế ma trận đa chiều:
+ Chiều thứ nhất thường được gọi là cơ chế thúc đẩy – kìm hãm (dùng
các công cụ khác nhau để kìm hãm, thả nổi hoặc thúc đẩy hoạt động thương
mại).
+ Chiều thứ hai thường được gọi chính sách mặt hàng (áp dụng có phân
biệt theo từng hàng, ngành hàng, mặt hàng cụ thể).
+ Chiều thứ ba là chính sách bạn hàng (thể hiện sự phân biệt mức độ áp
dụng chính sách đối với từng nhóm bạn hàng hoặc bạn hàng cụ thể đối với cả
chiều xuất và nhập).
Do đó, các nguyên tắc xây dựng và sửa đổi chính sách thương mại là:

- Phải được đặt trong thể thống nhất với chính sách kinh tế chung của
quốc gia, ví dụ như cắt giảm thuế quan không tách rời việc trợ cấp cho các
doanh nghiệp khó khăn.
- Phải được đặt trong mối tương tác với chính sách thương mại được áp
dụng bởi các nước khác và các thể chế thương mại đa phương.
16

Hộp 1.1 dưới đây cung cấp một ví dụ về sự hòa hợp giữa chính sách
thương mại và các chính sách kinh tế khác của Mỹ dưới thời Tổng thống
Obama.
Hộp 1: Chương trình nghị sự của thủ tướng về thương mại:
Thương mại phục vụ cho các gia đình Mỹ
Tổng thống Obama đã định ra tiến trình khôi phục kinh tế là sẽ khôi phục tăng
trưởng và thúc đẩy thịnh vượng trên diện rộng. Quá trình khôi phục kinh tế sẽ nhấn
mạnh vào những cải thiện mức sống của các gia đình Mỹ trong khi tái định hướng
nền kinh tế Mỹ để đáp ứng những thách thức hiện tại: năng lượng, môi trường, và
cạnh tranh toàn cầu.
Chương trình nghị sự của tổng thống sẽ giúp đạt được những mục tiêu trên.
Chương trình sẽ phản ánh mối quan tâm đối với các doanh nghiệp và cạnh tranh thị
trường, môi trường, cơ hội cho tất cả và quyền lợi của công nhân. Đặc biệt, chúng ta
cần nhận ra nhu cầu cần chú ý làm thế nào để chính sách ảnh hưởng tới điều kiện
sống tốt của con người, những người đang đấu tranh tại Mỹ và tại những vùng
nghèo nhất trên thế giới. Cơ bản, chính sách thương mại của Mỹ phải thực sự đề cao
những hệ quả kinh tế cho những người công nhân của Mỹ, gia đình họ, và cộng
đồng của họ.
Loại bỏ những rào cản thương mại trong hoàn cảnh khủng hoảng tài chính
nghiêm trọng của nền kinh tế và thị trường tài chính Mỹ sẽ là một thách thức. Trong
khi thực thi Luật Khôi phục Kinh tế, quốc hội Mỹ khẳng định cam kết tuân theo
những qui định điều chỉnh thương mại quốc tế và đạt được một thỏa thuận để thúc
đẩy những chương trình hỗ trợ điều đỉnh thương mại quốc tế. Những Luật này nhận

ra tầm quan trọng của thương mại tới nền kinh tế của chúng ta và trách nhiệm của
chúng đối với những người phải đối mặt với rào cản cao nhất trong điều chỉnh
những thay đổi mô thức thương mại.
17

Tổng thống sẽ sử dụng tất cả những công cụ có sẵn để nhận diện cuộc khủng
hoảng bao gồm tiếp cận tới thị trường mới cho các doanh nghiệp Mỹ vừa và nhỏ.
Một trong những công cụ mà Quốc hội có thể dành cho ban quản trị đàm phán các
hiệp định thương mại và đưa họ lập pháp với một phiếu lên hoặc xuống. Mỹ chỉ có
thể yêu cầu cơ quan đàm phán thương mại cải tổ sau khi tham gia
Điều kiện kinh tế hiện tại đòi hỏi phải phản ứng ngay lập tức với các vấn đề
trong khi vẫn kiên định với các mục tiêu dài hạn. Phương hướng của Tổng thống sẽ
là cải thiện sự tuân thủ theo hệ thống thương mại quốc tế dựa trên luật định nhằm
cải thiện sự ổn định kinh tế, trong khi giới thiệu những khái niệm mới – bao gồm
tăng cường minh bạch và cải thiện sự tham gia tranh luận rộng rãi – để giúp khôi
phục lại tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống tại Mỹ và nước ngoài. Nước Mỹ
đang trong giai đoạn phát triển một kế hoạch hành động để nhận diện những hiệp
định thương mại chưa xử lý xong trong thảo luận với Quốc hội. Hiệp định thương
mại tự do với Panama được hy vọng đẩy nhanh và xây dựng các chuẩn cho quá
trình hiệp định tự do Colombia và Hàn Quốc.
Chương trình nghị sự của tổng thống sẽ cân nhắc diễn biến của nền kinh tế thế
giới bằng việc tăng cường tầm quan trọng của giáo dục và làm chủ những kỹ năng
mới để đảm bảo rằng Mỹ sẽ tiếp tục củng cố tính cạnh tranh. Chương trình nghị sự
của tổng thống cũng sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trang bị công nghệ mới
để giúp công dân học, tổ chức kinh doanh và cạnh tranh.
Đồng thời, để số người được thủ hưởng những lợi ích từ thương mại và nhận
diện hoàn toàn những chi phí mà nó tạo ra. Ví dụ, các chính sách thương mại nên
giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ trở nên hội nhập hơn như những đối thủ cạnh tranh
hiệu quả trên thị trường toàn cầu. Mục tiêu là không chỉ giúp họ phản ứng lại với
hàng nhập khẩu cạnh tranh, và còn tạo điều kiện giúp họ trở thành những nhà xuất

khẩu hiệu quả.
Các ưu tiên của chính sách của Tổng thống Obama:
 Hỗ trợ một hệ thống thương mại dựa trên luật lệ.
18

 Nâng cao tính giải trình xã hội và tính minh bạch chính trị của chính sách
thương mại.
 Biến thương mại thành một công cụ chính sách quan trọng cho quá trình đạt
được các mục tiêu năng lượng và môi trường quốc gia.
 Chắc chắn rằng các hiệp định thương mại đang nhận diện các vấn đề chưa
được giải quyết do va chạm thương mại.
 Xây dựng các hiệp định thương mại tự do và thỏa ước đầu tư song phương
một cách có trách nhiệm và minh bạch.
 Giữ vững cam kết của Mỹ trở thành một đối tác mạnh với các nước đang
phát triển, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển nghèo nhất.
Nguồn: Chương trình nghị sự của Tổng thống Mỹ (2009)

1.2.2. Các cách tiếp cận trong việc điều chỉnh chính sách thương mại
Những thập kỷ qua đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng tầm quan
trọng của thương mại trong nền kinh tế thế giới. Thương mại đã tăng trưởng
nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của đầu vào và hầu hết các quốc gia tăng trưởng
nhanh nhất cũng chiếm tỷ trọng tăng nhanh trong thương mại thế giới. Các
chính sách thay thế nhập khẩu được áp dụng rộng rãi vào thập niên 50, 60 và
70; nhưng trở nên không thành công bằng chính sách định hướng xuất khẩu
được sử dụng tại các nền kinh tế phát triển ở Đông Á. Những năm 80, các
quốc gia đang phát triển bắt đầu chuyển hướng chính sách sang tự do hóa chế
độ thương mại nhiều hơn. Cuối thập niên 80, phần lớn các chế độ kinh tế kế
hoạch hóa tập trung đã tiến hành cải cách theo hướng kinh tế thị trường, nâng
cao vai trò quan trọng của thương mại và đầu tư nước ngoài trong chương
trình phát triển của họ.

Cùng với những điều chỉnh trong chính sách thương mại tại các quốc
gia đang phát triển là sự thay đổi lớn vai trò tham gia của họ trong thương mại
quốc tế. Trước những năm 80, các nước đang phát triển dựa chủ yếu trên xuất

×