Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Hoạt động chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 93 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




VŨ THỊ LAN ANH









HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY
XUYÊN QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

















Hà Nội – 2013








ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



VŨ THỊ LAN ANH










HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC CÔNG TY
XUYÊN QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế thế giới & quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số : 60 31 07



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH










Hà Nội – 2013



MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC HÌNH iii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Khái quát chung về chuyển giá của các TNC 9
1.1 Cơ sở lý luận về chuyển giá của các TNC 9
1.1.1 TNC 9
1.1.2 Chuyển giá 15
1.1.3 Điều kiện để các TNC thực hiện chuyển giá 23
1.1.4 Tác động của chuyển giá 26
1.1.5 Các biện pháp chống chuyển giá của TNC 29
1.2 Thực tiễn của hoạt động chống chuyển giá của TNC ở một số quốc
gia 34
1.2.1 Hoa Kỳ 36
1.2.2 Trung Quốc 40
1.2.3 Bài học rút ra cho Việt Nam 44
Chương 2: Thực trạng hoạt động chuyển giá của các TNC và các biện
pháp chống chuyển giá ở Việt Nam 45
2.1 Tình hình chuyển giá của các TNC ở Việt Nam 45
2.1.1 Các phương thức chuyển giá của TNC tại Việt Nam 47
2.1.2 Tác động từ hoạt động chuyển giá của các TNC ở Việt Nam 56
2.2 Các biện pháp hạn chế hoạt động chuyển giá của các TNC ở Việt
Nam 60

2.2.1 Xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp lý về xác định giá chuyển giao . 60
2.2.2 Chính sách thuế của Chính phủ 64

Chương 3: Đánh giá các biện pháp chống chuyển giá của các TNC tại
Việt Nam và gợi ý một số giải pháp Error! Bookmark not defined.
3.1 Đánh giá các biện pháp chống chuyển giá của Việt Nam 69
3.1.1 Thành Tựu 69
3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân 72
3.2 Định hướng của Việt Nam đối với việc thu hút FDI và chống chuyển
giá của các TNC 75
3.2.1 Định hướng đối với việc thu hút FDI 75
3.2.2 Định hướng đối với hoạt động chống chuyển giá của TNC 77
3.3 Một số giải pháp kiến nghị nhằm hạn chế hoạt động chuyển giá của
các TNC ở Việt Nam trong thời gian tới 79
3.3.1 Đối với hành lang pháp lý của Việt Nam 79
3.3.2 Đối với cơ quan thuế và các bộ ngành liên quan 80
KẾT LUẬN 833
TÀI LIỆU THAM KHẢO 844

i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
APA
Thỏa thuận trước phương thức xác định giá tính thuế
2
FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài
3
GDP
Tổng thu nhập quốc nội
4
OECD
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
5
Thuế TNDN
Thuế thu nhập doanh nghiệp
6
TNC
Công ty xuyên quốc gia
7
UNCTAD
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát Triển
8
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1

Bảng 1.1
Thuế thu nhập doanh nghiệp của một số nước
(2011)
24
2
Bảng 1.2
Các trường hợp chuyển giá được phát hiện ở Trung
Quốc
42
3
Bảng 2.1
Đóng góp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài trong Ngân sách nhà nước
45
4
Bảng 2.2
Thuế TNDN của Việt Nam và một số nước (2012)
53
5
Bảng 2.3
Nguồn thu ngân sách từ thuế TNDN
66
6
Bảng 2.4
Tỷ trọng các loại thuế trong tổng thu thuế và phí
(2003 – 2011)
66





iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1
Hình 2.1
So sánh giao dịch liên kết với giao dịch độc
lập
61
2
Hình 2.2
So sánh với giao dịch độc lập của doanh
nghiệp
62
3
Hình 2.3
Các nguồn thu ngân sách của Việt Nam từ
2003 - 2012(%GDP)
65


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu
khách quan, đang không ngừng phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng tới tất cả
các quốc gia trên thế giới. Làn sóng tự do hóa thương mại và tự do hóa đầu tư
đã kích thích sự gia tăng mạnh mẽ của các giao dịch thương mại và đầu tư
toàn cầu. Với vai trò là một chủ thể trong nền kinh tế thế giới, các Công ty
xuyên quốc gia (TNC) đang không ngừng mở rộng cả về số lượng, quy mô và
tiến hành thực hiện phần lớn các giao dịch thương mại, đầu tư trên thế giới.
Cùng với xu hướng dịch chuyển luồng vốn đầu tư quốc tế trong những năm
gần đây, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các quốc gia
đang phát triển trong đó có Việt Nam, đang trở thành điểm đến giàu tiềm
năng đối với các TNC. FDI vào Việt Nam, đã tạo ra những tác động mạnh mẽ
tới bức tranh kinh tế chung, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước. Tỷ lệ
đóng góp trong GDP của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài ngày một gia
tăng, vai trò của các TNC ngày càng được khẳng định.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực và cơ hội do FDI mang lại, các TNC
khi tiến hành đầu tư cũng khiến cho các quốc gia nhận đầu tư trong đó có Việt
Nam phải đối mặt với những vấn đề và thách thức. Một trong những vấn đề
đang được quan tâm nhất hiện nay chính là hoạt động chuyển giá của các
TNC. Đứng trước nhu cầu tối đa hóa lợi nhuận, các TNC đã sử dụng giá
chuyển giao như là một công cụ đắc lực để giảm thuế phải nộp. Tác động tiêu
cực từ hoạt động chuyển giá là rất lớn, đặc biệt đối với những quốc gia nhận
đầu tư đang duy trì mức thuế suất cao. Tuy nhiên vấn đề chuyển giá vẫn còn
khá mới mẻ ở Việt Nam và chưa có nhiều bài phân tích chuyên sâu về vấn đề
này. Chính vì vậy nhận thức của các doanh nghiệp, tổ chức về hoạt động
chuyển giá vẫn còn khá hạn chế.
2

Thực tế đã cho thấy trong năm 2009 ở Việt Nam có tới 56% doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kê khai lỗ, một số doanh nghiệp còn duy trì
tình trạng lỗ liên tục trong nhiều năm. Tuy nhiên phần lớn các doanh nghiệp

này vẫn có doanh thu tăng theo từng năm và tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô
sản xuất. Đây là biểu hiện của hiện tượng chuyển giá của các TNC nhằm
giảm tối thiểu thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, gây ra những khoản thất
thoát lớn cho ngân sách nhà nước, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh
doanh của Việt Nam.
Trong bối cảnh Việt Nam đang không ngừng cải thiện môi trường kinh
doanh và hành lang pháp lý để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhằm
phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế nói riêng và quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, một câu hỏi lớn được đặt ra là: Làm thế
nào để tiếp tục thu hút đầu tư từ các TNC mà vẫn giữ được môi trường kinh
doanh bình đẳng, hạn chế tiêu cực từ chuyển giá, đặc biệt là hạn chế thất thu
ngân sách? Làm thế nào để phát hiện hoạt động chuyển giá và đưa ra các biện
pháp chống chuyển giá hiệu quả?
Xuất phát từ những lí do đã được phân tích ở trên tôi đã lựa chọn đề tài
“Hoạt động chuyển giá của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam” làm để
tài luận văn để tiến hành nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Một số công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài đã được thực hiện
trước đây như:
2.1 Công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài
“Transfer Pricing” – UNCTAD – 1999. UNCTAD đã đưa ra khung lý
thuyết tổng quát về hoạt động chuyển giá, bao gồm khái niệm giá chuyển
giao, phân tích các phương thức thực hiện chuyển giá trong nội bộ các TNC.
3

UNCTAD cũng phân tích một số vấn đề kinh tế khác có liên hệ trực
tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động chuyển giá và quan trọng nhất là phân tích
quan điểm, đánh giá của một số quốc gia, tổ chức đối với vấn đề này. Thông
qua đó, UNCTAD đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm đối phó với những
tác động từ hoạt động chuyển giá.

“Transfer Pricing and developing countries” – EuropeAid – 2011. Đây
là một nghiên cứu chuyên sâu của EuropeAid về vấn đề chuyển giá tại các
quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu này đã khái quát và đưa ra những phân
tích, đánh giá chung về hoạt động chuyển giá tại một số quốc gia đang phát
triển trong đó có Việt Nam.
Tuy không đi sâu phân tích từng quốc gia, nhưng nghiên cứu này cũng
đã nêu ra những tác động xuất phát từ hoạt động chuyển giá tới các nền kinh
tế, đồng thời cho thấy hành động cụ thể của chính phủ các nước và các tổ
chức quốc tế nhằm đối phó với vấn đề này.
“Dealing Effectively with the Challenges of Transfer Pricing” – OECD
– 2012. Đây là một nghiên cứu chuyên đề về vấn đề làm thế nào để đối phó
hiệu quả với những thách thức do hoạt động chuyển giá mang lại tại các quốc
gia OECD.
Nghiên cứu này khá rộng và bao hàm rất nhiều các vấn đề kinh tế.
Trong đó, trung tâm là vấn đề chuyển giá. Nghiên cứu này đã chỉ ra những
thách thức mà các quốc gia đang phát triển phải đối mặt trong vấn đề liên
quan tới hoạt động chuyển giá và đưa ra một số hướng giải pháp để vượt qua
những thách thức đó.
2.2 Công trình nghiên cứu của tác giả trong nước
“Pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam” Luận án tiến sỹ luật
học của NCS Phan Thị Thành Dương – 2010. Luận văn đã tiếp cận, phân tích
và đánh giá hoạt động chuyển giá dưới góc độ luật học, phác họa sơ lược thực
4

trạng pháp luật về kiê
̉
m soa
́
t chuyển giá ở Việt Nam thông qua hệ thống
những văn bản pháp quy đã được ban hành ở Việt Nam từ năm 1998 đến năm

2009. Luận văn này cũng phân tích quan hệ giữa luật quốc gia và luật quốc tế
trong quá trình điều chỉnh chuyển giá, phân tích và xác lập cơ chế pháp lý
phối hợp, hô
̃
trơ
̣
đê
̉
co
́
thê
̉
triển khai các quy phạm chuyển giá vào thực tiễn ở
Việt Nam.
“Chuyển giá của các công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội nhập
kinh tế quốc tế” Luận văn thạc sỹ của NCS Huỳnh Thiên Phú – 2009. Luận
văn đã đi sâu phân tích về hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia,
lồng ghép trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế mà trọng điểm là
sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Luận văn cũng
đưa ra một số ví dụ tương ứng với những mục tiêu mà các công ty đa quốc gia
hướng đến khi sử dụng công cụ “giá chuyển giao” ở Việt Nam và đưa ra một
số kiến nghị về giải pháp hạn chế hoạt động chuyển giá ở Việt Nam.
“Định giá chuyển giao và chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh” của viện nghiên cứu tài chính, do
nhà xuất bản tài chính phát hành năm 2001. Cuốn sách đã đưa ra những kiến
thức cơ bản nhất về các phương pháp định giá chuyển giao và đưa ra những
nhận định về biểu hiện cũng như phân tích tình trạng các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành các biện pháp chuyển
giá. Tuy nhiên cuốn sách được xuất bản từ năm 2001 nên tới thời điểm hiện
tại, nhiều phân tích và đánh giá không còn phù hợp với thực tiễn hoạt động

chuyển giá ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.
“Các phương pháp định giá công nghệ và giá chuyển giao bên trong
các công ty đa quốc gia” của tác giả Đoàn Văn Trường, do nhà xuất bản
Khoa học và kỹ thuật phát hành năm 2008. Cuốn sách này của tác giả Đoàn
Văn Trường bao gồm 2 phần chính:
5

Phần 1: Định giá công nghệ: Khái quát chung về chuyển giao công
nghệ và các phương pháp định giá công nghệ, thực trạng chuyển giao công
nghệ của Việt Nam
Phần 2: Phương pháp định giá chuyển giao bên trong các công ty đa
quốc gia: Nêu ra cơ sở lý luận về giá chuyển giao, khái quát về hiện tượng
chuyển giá ở Việt Nam nói chung, không đi sâu phân tích các trường hợp cụ
thể. Chú trọng vấn đề sáp nhập và mua lại của các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài và đưa ra khung văn bản pháp lý chung của Việt Nam liên quan
tới vấn đề chuyển giá. Trong phần này tác giả cũng đưa ra một số giải pháp
khắc phục bao gồm các giải pháp về mặt kỹ thuật và các giải pháp về mặt
quản lý.
Bên cạnh đó, còn có thể kể đến một số bài nghiên cứu phân tích chuyên
đề của các tác giả trên một số tạp chí như: Tạp chí Phát triển kinh tế, Tạp chí
Tài chính, tạp chí đầu tư… cũng đã chỉ ra biểu hiện và diễn biến hoạt động
chuyển giá ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động chuyển giá của các TNC ở
Việt Nam để tìm ra một số giải pháp nhằm hạn chế hoạt động này, qua đó hạn
chế tác động tiêu cực của nó tới nền kinh tế Việt Nam.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan tới
hoạt động chuyển giá của các TNC trong các nghiên cứu đã được thực hiện

nhằm xây dựng một khung khổ lý thuyết đầy đủ và hợp lý.
- Nghiên cứu kinh nghiệm đối phó với hoạt động chuyển giá tại Hoa
Kỳ (thuộc nhóm nước phát triển) và Trung Quốc (thuộc nhóm nước đang phát
triển) để rút ra bài học cho Việt Nam.
6

- Nghiên cứu thực trạng hoạt động chuyển giá tại Việt Nam, đồng thời
tiến hành phân tích sâu phương thức và tác động của hoạt động chuyển giá
của một số TNC tại Việt Nam thông qua các ví dụ điển hình. Bên cạnh đó,
đánh giá hoạt động chống chuyển giá ở Việt Nam để thấy được những thành
tựu cũng như những khó khăn cần tháo gỡ, tạo cơ sở để đưa ra những đề xuất
về giải pháp và định hướng hạn chế hoạt động chuyển giá của các TNC tại
Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động chuyển giá của các
TNC tại Việt Nam.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào hoạt động chuyển giá của các TNC tại Việt từ
năm 1986 cho đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn có sử dụng những phương pháp nghiên cứu như sau:
Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng nhằm phân tích nguyên
nhân các TNC sử dụng giá chuyển giao như một công cụ để tối đa hóa lợi
nhuận, chỉ ra mối liên hệ biện chứng giữa hoạt động chuyển giá của các TNC
tại Việt Nam và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam cũng như
các quy định về thuế của Việt Nam, đồng thời chỉ ra mối liên hệ giữa vấn đề
chuyển với các nhân tố khác liên quan.
Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để chỉ ra những
điểm tương đồng và khác biệt của Việt Nam với Hoa Kỳ và Trung Quốc

nhằm rút ra những bài học có thể áp dụng cho Việt Nam từ kinh nghiệm của
Hoa Kỳ và Trung Quốc.
7

Phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê được áp dụng trong việc tập
hợp, phân tích số liệu và thông tin nhằm thu được những dữ liệu cần thiết,
phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận văn; cùng với sự tham khảo có
chọn lọc từ những kết quả nghiên cứu trước đó nhằm đưa ra những phân tích
xác thực cũng như kiến nghị các giải pháp hợp lý.
Phương pháp case study, phân tích những ví dụ điển hình để rút ra thực
trạng hoạt động chuyển giá ở Việt Nam và những phương pháp có thể áp
dụng để ngăn chặn hoạt động chuyển giá.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển giá của các TNC
- Làm rõ họat động chuyển giá của các TNC tại Việt Nam và các giải
pháp hạn chế hoạt động chuyển giá của các TNC đã được Việt Nam thực
hiện.
- Nhận định những thành tựu và hạn chế còn tồn tại trong hoạt động
chống chuyển giá của Việt Nam
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế hoạt động chuyển giá của các
TNC tại Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được chia thành ba chương như sau:
Chương 1: Khái quát chung về chuyển giao giá của các TNC
Chương này tác giả tập trung xây dựng cơ sở lý thuyết và thực tiễn về
hoạt động chuyển giá của các TNC
Chương 2: Thực trạng hoạt động chuyển giá của các TNC và các biện
pháp chống chuyển giá ở Việt Nam
Chương 2 nghiên cứu thực trạng hoạt động chuyển giá của TNC tại

Việt Nam và các biện pháp Việt Nam đang áp dụng để chống chuyển giá, qua
8

đó đánh giá được thành công cũng như hạn chế, nguyên nhân của việc chống
chuyển giá ở Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế hoạt động chuyển giá tại các
TNC ở Việt Nam
Chương 3 xác định cơ hội và thách thức trong hoạt động thu hút FDI
của các TNC vào Việt Nam, dự đoán xu hướng của hoạt động chuyển giá của
các TNC ở Việt Nam. Đối chiếu với kinh nghiệm của Trung Quốc, Hoa Kỳ,
nguyên nhân của các hạn chế trong đối phó với hoạt động chuyển giá của các
TNC vào Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt
động chống chuyển giá của các TNC vào Việt Nam trong thời gian tới.

Hà nội, ngày 04 tháng 02 năm 2013
Học viên thực hiện:


Vũ Thị Lan Anh

9

Chương 1:
Khái quát chung về chuyển giá của các TNC
1.1 Cơ sở lý luận về chuyển giá của các TNC
1.1.1 TNC
1.1.1.1 Khái niệm
Theo định nghĩa được đưa ra tại Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về
thương mại và phát triển năm 2003, “Công ty xuyên quốc gia (TNC) là các
công ty liên doanh hoặc độc lập bao gồm các công ty mẹ và các chi nhánh ở

nước ngoài có quan hệ kinh tế chặt chẽ với nhau. Công ty mẹ là công ty thực
hiện quyền kiểm soát toàn bộ tài sản của các thực thể kinh tế ở nước ngoài,
thường thông qua hình thức sở hữu vốn tư bản cổ phần, có tỷ lệ góp vốn cổ
phần là 10% so với cổ phần gốc hoặc cao hơn hay mức cổ phần khống chế
đối với các công ty liên doanh, hoặc tương ứng đối với các công ty độc lập,
đây được xem là giới hạn để giành quyền kiểm soát tài sản của các công ty
khác.”
Có thể liệt kê một số công ty xuyên quốc gia như: Toyota Motor
Coparation Unilever, Ajinomoto, Cocacola, Adidas…
1.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của các TNC
TNC ra đời trong thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản. Mục đích lợi
nhuận và sự phát triển sản xuất trong kỳ đầu cạnh tranh tự do của chủ nghĩa tư
bản đã làm tăng yêu cầu về thị trường nguyên liệu, thị trường lao động, thị
trường hàng hoá và thị trường tài chính. Do đó đã thúc đẩy việc tăng cường
khai thác và mở rộng hoạt động kinh doanh sang nước khác. Bên cạnh đó, sự
cạnh tranh mạnh mẽ ở thị trường trong nước cũng khiến nhiều công ty trong
nước tìm đến các thị trường bên ngoài. Cùng với sự phát triển của thương mại
quốc tế đã hình thành qua nhiều thế kỷ trước và sự ủng hộ của các nhà nước
tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa thực dân, quá trình này tiếp tục phát triển và mở
10

rộng. Đồng thời, sự phức tạp hóa và sâu sắc trong các hợp tác của giới công
thương tư bản đã làm tăng khả năng thực hiện sự mở rộng này. Trên cơ sở đó,
các tổ chức kinh doanh quốc tế bắt đầu được hình thành và phát triển như các
Công ty Đông Ấn của Anh, Hà Lan hay Công ty Hudson Bay (thế kỷ XVII).
Các TNC thực sự hình thành và phát triển mạnh trong thời kỳ chủ
nghĩa đế quốc. Trong thời kỳ này, quá trình tích tụ tư bản, tập trung sản xuất,
sự kết hợp giữa giới tài chính và giới công thương đã dẫn đến sự ra đời của
hàng loạt các tập đoàn sản xuất-kinh doanh lớn theo xu hướng độc quyền.
Quá trình thôn tính cá lớn nuốt cá bé cũng tạo thêm điều kiện cho sự hình

thành các tổ chức kinh doanh độc quyền lớn từ Syndica qua Trust tới
Conglomerate. Hơn nữa, sự cạnh tranh và xu hướng độc quyền diễn ra mạnh
mẽ ở cả thị trường trong và ngoài nước nên càng làm gia tăng tính quốc tế của
các TNC.
Sau Chiến tranh Thế giới II, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế
giới cũng như sự gia tăng trong nhu cầu hợp tác chính trị và tăng cường hợp
tác quốc tế giữa các nước tư bản chủ nghĩa đã tạo điều kiện cho sự phát triển
tiếp tục của các TNC. Nhiều TNC ra đời và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ
này. Sự phát triển của TNC không chỉ dừng lại ở sự nắm giữ các lĩnh vực
kinh tế trọng yếu, năng lực tài chính và khoa học kỹ thuật,…mà còn ở sự mở
rộng hoạt động kinh doanh ra khắp thế giới tư bản.
Từ những năm 1980, Xu thế hoà dịu sau Chiến tranh Lạnh, sự phát
triển của kinh tế thị trường, xu thế hợp tác cùng phát triển, trào lưu thúc đẩy
thương mại tự do và hội nhập kinh tế đã tạo điều kiện cho các TNC mở rộng
địa bàn, phát triển hoạt động ra khắp thếgiới. Vai trò chính trịvà thực lực kinh
tế to lớn cũng như sự chi phối nền kinh tế thế giới của các nước phát triển -
nơi xuất phát của hầu hết các TNC lớn - đã tiếp thêm điều kiện cho sự phát
triển và vai trò của các TNC. Đáng chú ý, sự thay đổi trong cách nhìn nhận về
11

TNC (chuyển từ nghi ngờ, công kích sang ủng hộ, đặc biệt ở các nước đang
phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi) đã góp phần đáng kể cho sự mở rộng
hoạt động kinh doanh quốc tế của các TNC. TNC dần được coi là công cụ
phát triển, tạo công ăn việc làm, là nguồn thuế thu, là sự khắc phục về vốn,
kỹthuật, công nghệ và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế. TNC đã có sự phát
triển chóng mặt với số lượng các TNC tăng gần gấp đôi, từ khoảng 37.000
đầu thập kỷ 1990 lên gần 70.000 vào năm 2004. Số lượng chi nhánh nước
ngoài tăng gần bốn lần, từ 170.000 đầu thập kỷ 1990 lên gần 690.000 vào
năm 2004.
Các TNC cũng là người nắm giữ hầu hết vốn đầu tư nước ngoài. Các

TNC thực hiện hơn 80% các giao dịch thương mại thế giới. Các TNC chi phối
hầu hết các ngành công nghiệp và dịch vụ quan trọng của thế giới. Các TNC
cũng nắm giữ phần lớn công nghệ tiên tiến và quá trình chuyển giao công
nghệ. Các TNC vẫn tiếp tục nằm trong trung tâm của sự phát triển với xu
hướng sáp nhập và mua lại (M&A) để hình thành các tập đoàn lớn, nhất là
trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng như truyền thông, ngân hàng-tài
chính, giao thông vận tải
1.1.1.3 Cơ cấu tổ chức của các TNC
Các công ty xuyên quốc gia hoạt động theo một hệ thống và chính
sách chiến lược nhất định từ công ty mẹ. Cơ cấu tổ chức của các công ty
xuyên quốc gia không chỉ là hình thức pháp lý mà còn là phương thức hoạt
động, cụ thể:
Đứng đầu là Công ty mẹ, đây là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh
nghiệp, có quyền điều hành tất cả các hoạt động của TNC.
Công ty con là một doanh nghiệp liên kết ở nước ngoài, được công ty
mẹ góp vốn và chuyển giao công nghệ. Hoạt động dựa trên sự thống nhất và
kiểm soát của công ty mẹ.
12

Các giao dịch diễn ra trong nội bộ TNC được thực hiện dựa trên cơ cấu
tổ chức và phương thức hoạt động đặc thù kể trên. Tuy nhiên tương ứng với
mỗi quốc gia, các giao dịch nội bộ được lựa chọn cũng như điều chỉnh cho
phù hợp với môi trường pháp lý cũng như đặc điểm kinh doanh của từng quốc
gia hay vùng lãnh thổ. Dựa vào tính chất và các đặc điểm của các nghiệp vụ
mua bán nội bộ phổ biến trên thị trường, chúng ta có thể phân chia các nghiệp
vụ mua bán nội bộ ra thành các nhóm như sau:
- Các nghiệp vụ mua bán nội bộ liên quan tới những nguyên vật liệu có
tính đặc thù cao, hay các nguyên vật liệu mà một công ty con đặt tại một quốc
gia có các lợi thế so sánh riêng giúp giảm giá các nguyên vật liệu đó.
- Các nghiệp vụ mua bán nội bộ liên quan đến các thành phẩm, các

công ty con tại các quốc gia khác nhau có thể mua thành phẩm được sản xuất
tại một quốc gia (Sourcing Country) và sau đó bán lại mà không cần phải đầu
tư máy móc hay nhân công cho sản xuất.
- Các giao dịch liên quan đến việc dịch chuyển các máy móc, thiết bị
cần thiết cho quá trình sản xuất giữa công ty mẹ với công ty con, hay giữa
chính các công ty con với nhau.
- Các giao dịch liên quan đến các tài sản vô hình như nhượng quyền,
bản quyền, thương hiệu, nhãn hàng, các chi phí liên quan đến nghiên cứu và
phát triển sản phẩm.
- Các giao dịch liên quan tới dịch vụ quản lý, dịch vụ tài chính hay chi
phí cho các chuyên gia tới làm việc tại công ty con tại những nước nước nhận
đầu tư và chuyển giao công nghệ.
- Các giao dịch liên quan tới việc tài trợ và nhận tài trợ các nguồn lực
như tài lực và nhân lực.
- Các giao dịch đi vay và cho vay trong nội bộ các TNC.

13

1.1.1.4 Tác động của TNC tới nền kinh tế thế giới
TNC đóng vai trò là chủ thể quan hệ quốc tế, có tác động trực tiếp tới
nền kinh tế thế giới.
Như đã phân tích ở trên, TNC vươn ra các thị trường quốc tế từ nửa
cuối thế kỷ XIX, phát triển mạnh vào thế kỷ XX và đặc biệt là trong những
năm đầu thế kỷ XXI, các TNC đã mở rộng phạm vi ra toàn cầu, với mạng lưới
chi nhánh khổng lồ, tại hầu hết tất cả các quốc gia. TNC nắm giữ phần lớn
nguồn vốn FDI, thực hiện hầu hết các giao dịch thương mại quốc tế, góp phần
quan trọng trong thúc đẩy tự do hóa và gia tăng khối lượng giao dịch thương
mại cũng như đầu tư quốc tế. Theo đó, là sự gia tăng trong phân công lao
động quốc tế, nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ.
Hoạt động của TNC không chỉ diễn ra ở các ngành kinh tế lớn mà còn đi

sâu vào các ngành chuyên môn hẹp. Bên cạnh đó, sự tham gia cũng như mức
độ ảnh hưởng của các TNC trong chính trị cũng ngày càng gia tăng. Nguyên
nhân lớn nhất là do mức độ ngày càng lớn mạnh của các TNC. Các TNC có
nguồn tài lực và nhân lực dồi dào từ chủ sở hữu và những người tham gia khác,
thậm chí có những TNC có số tài sản vượt xa GDP của nhiều nước phát triển.
Bên cạnh đó xu hướng M&A đang diễn ra mạnh mẽ còn góp phần hình thành
nên nhiều hơn nữa các TNC khổng lồ trong nền kinh tế thế giới, với sự hẫu
thuẫn từ các thế lực chính trị tại quốc gia nơi xuất phát TNC – thường là các
trung tâm kinh tế chính trị lớn như Bắc Hoa Kỳ, Nhật, Tây Âu.
Đặc biệt xét riêng tác động của TNC tới các nước nhận đầu tư, có thể
thấy TNC mang lại đồng thời cả thuận lợi và nguy cơ tiềm tàng cho các quốc
gia này. Cụ thể, về những thuận lợi do TNC mang lại cho nước chủ nhà:
Thứ nhất, TNC làm tăng nguồn lực tài chính và đầu tư. Với nhiều ưu
điểm vượt trội so với dòng vốn đầu tư gián tiếp hay vốn vay tín dụng, nguồn
đầu tư FDI ổn định hơn, lợi nhuận chỉ được chuyển ra nước ngoài khi dự án
14

sinh lời. Qua đó, làm tăng tích lũy vốn cho nước nhận đầu tư, kích thích sản
xuất và phát triển kinh tế.
Thứ hai, TNC tác động tới đầu tư nội địa của nước nhận đầu tư. Thông
qua việc cung cấp, giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ mới, các TNC tạo
thêm cơ hội đầu tư mới cho các công ty địa phương và tạo mối liên kết với
các nhà sản xuất địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.
Thứ ba, TNC là kênh tốt nhất để thúc đẩy hoạt động thương mại của
các nước nhận đầu tư. Không chỉ tận dụng những lợi thế sẵn có, các TNC còn
có thể xây dựng những lợi thế so sánh mới. Thông qua việc thiết lập các hệ
thống sản xuất toàn cầu của các TNC, các công đoạn sản xuất được chuyên
môn hóa, các giao dịch thương mại nội bộ TNC khi đó cũng góp phần thúc
đẩy hoạt động thương mại của các nước nhận đầu tư. Đồng thời thông qua đó,
TNC cũng tác động trực tiếp tới cơ cấu xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư.

Thứ tư, TNC giúp nâng cao năng lực công nghệ và quản lý của nước
nhận đầu tư thông qua việc chuyển giao công nghệ trong nội bộ các công ty
con hoặc chuyển giao công nghệ ra ngoài thông qua cấp giấy phép sử dụng
công nghệ, hợp đồng thầu phụ Đồng thời giải quyết vấn đề việc làm cho
người lao động, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển.
Quan trọng hơn, điều mà các quốc gia nhận đầu tư trông đợi nhất từ
những khoản đầu tư của TNC là sự lan tỏa công nghệ và kỹ năng. Các tác
động tràn tích cực dẫn đến sự lan tỏa công nghệ và kỹ năng thông qua:
- Gia tăng mức độ cạnh tranh tại quốc gia nhận đầu tư, buộc các
doanh nghiệp địa phương phải nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động
hiệu quả hơn.
- Hợp tác liên doanh giữa TNC và các doanh nghiệp địa phương dẫn
đến sự trao đổi trong thông tin và công nghệ.
15

- Di chuyển lao động được đào tạo lành nghề từ các công ty có vốn đầu
tư nước ngoài sang các doanh nghiệp địa phương.
Bên cạnh đó, đi cùng với công nghệ là các khoản đầu tư cho nghiên
cứu phát triển, các hoạt động đào tạo năng lực quản lý tạo nguồn quản lý chất
lượng cao cho nước nhận đầu tư. Năng lực của các công ty địa phương sẽ dần
được nâng cao, thậm chí có thể thỏa mãn được các tiêu chuẩn từ chính các
TNC để trở thành nhà cung cấp cho các công ty con của TNC tại địa phương,
làm gia tăng mối liên kết với các TNC, tạo thêm cơ hội cho sự lan tỏa công
nghệ.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế do TNC mang đến, xuất phát từ mục
tiêu tối đa hoá lợi nhuận của các TNC, các quốc gia nhận đầu tư, đặc biệt là
các quốc gia đang phát triển, còn phải đối mặt với những vấn đề như:
- Chuyển giao các công nghệ không phù hợp, lỗi thời. Tận dụng việc
chuyển giao công nghệ, các TNC có thể chuyển giao những công nghệ lạc hậu tới
các quốc gia nhận đầu tư, vô hình chung biến các quốc gia này, đặc biệt là những

quốc gia kém phát triển hoặc đang phát triển trở thành “bãi rác công nghệ”.
- Các gánh nặng về nguồn nguyên liệu, thất thoát tài nguyên và các vấn
đề về ô nhiễm môi trường xuất phát từ nước và rác thải sản xuất. Với mục tiêu
tối đa hóa lợi nhuận, các TNC có thể giảm các chi phí cần thiết để đảm bảo
chỉ tiêu cho phép đối với chất thải ra môi trường.
- Vấn đề thôn tính, độc quyền và vấn đề chuyển giá nhằm tối thiểu hóa
chi phí thuế phải nộp của TNC gây thất thu ngân sách cũng như tạo môi
trường kinh doanh không bình đẳng tại nước nhận đầu tư.
1.1.2 Chuyển giá
1.1.2.1 Khái niệm
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về chuyển giá, tuy nhiên, tựu
chung lại có thể đưa ra một định nghĩa khái quát về chuyển giá như sau:
16

Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với sản phẩm (tài
sản hữu hình, tài sản vô hình, dịch vụ, lãi tiền vay) được chuyển dịch giữa các
bên có quan hệ liên kết không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường
(giá thị trường), nhằm tối thiểu hoá tổng số thuế phải nộp của tất cả các bên
liên kết trên toàn cầu.
Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực
hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các
bên liên kết. Hành vi ấy có đối tượng tác động chính là giá cả.
Điều 9 Công ước mẫu của OECD về định giá chuyển giao ghi nhận
“Hai doanh nghiệp được xem là liên kết (associated enterprises) khi:
- Một doanh nghiệp tham gia vào quản lý, điều hành hay góp vốn vào
doanh nghiệp kia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc qua trung gian;
- Hai doanh nghiệp có cùng một hoặc nhiều người hay những thực thể
(entities) khác tham gia quản lý, điều hành hay góp vốn một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp hoặc thông qua trung gian”.
Bên cạnh đó, nguyên nhân khiến cho giá cả có thể xác định lại trong

những giao dịch của các bên liên kết xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ
thể hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó họ hoàn
toàn có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn.
Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm
liên kết, sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh
doanh có cùng lợi ích không làm thay đổi lợi ích toàn cục.
Thứ ba, việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên
trong nhóm liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay
đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ. Tức là thông qua việc chuyển giá, nghĩa vụ thuế
được chuyển từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp để tối thiểu hóa
17

tồng số thuế phải nộp trong khi vẫn giữ được doanh thu không đổi. Trên thực
tế, xuất phát từ những điều kiện kinh tế khác nhau cũng như những chính sách
về kinh tế - xã hội khác nhau, nên luôn tồn tại sự khác biệt trong mức thuế cũng
như sự ưu đãi thuế giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Hành động chuyển giá để tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế khác với hành vi
thực hiện thanh toán theo thỏa thuận nhưng khai giá giao dịch thấp hơn với cơ
quan thuế nhằm trốn thuế. Với chính sách về giá được đặt ra, các thành viên
liên kết hay các chi nhánh trong TNC vẫn thực hiện nghĩa vụ thuế tương ứng
với mức lợi nhuận đạt được tại từng quốc gia. Hay nói cách khác, các TNC
nắm bắt và vận dụng những quy định khác biệt về thuế giữa các quốc gia, các
ưu đãi trong quy định thuế để hưởng lợi có vẻ như hoàn toàn hợp pháp. Như
vậy, vô hình chung, chuyển giá đã gây ra sự bất bình đẳng trong việc thực
hiện nghĩa vụ thuế do xác định không chính xác nghĩa vụ thuế, dẫn đến bất
bình đẳng trong cạnh tranh.
Giá giao kết là cơ sở để xem xét hành vi chuyển giá. Chúng ta cũng chỉ
có thể đánh giá một giao dịch có chuyển giá hay không khi so sánh giá giao
kết với giá thị trường. Nếu giá giao kết không tương ứng với giá thị trường thì

có nhiều khả năng để kết luận rằng giao dịch này có biểu hiện chuyển giá.
1.1.2.2 Phạm vi chuyển giá
Chuyển giá với ý nghĩa chuyển giao giá trị trong quan hệ nội bộ nên
hành vi phải được xem xét trong phạm vi giao dịch của các chủ thể liên kết.
Điều 9 Công ước mẫu của OECD về định giá chuyển giao ghi nhận “Hai
doanh nghiệp được xem là liên kết (associated enterprises) khi:
- Một doanh nghiệp tham gia vào quản lý, điều hành hay góp vốn vào
doanh nghiệp kia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc qua trung gian;
- Hai doanh nghiệp có cùng một hoặc nhiều người hay những thực thể
(entities) khác tham gia quản lý, điều hành hay góp vốn một cách trực tiếp
18

hoặc gián tiếp hoặc thông qua trung gian”.
Trên thực tế, chuyển giá thường được quan tâm đánh giá đối với các
giao dịch quốc tế hơn do sự khác biệt về chính sách thuế giữa các quốc gia
được thể hiện rõ hơn. Trong khi đó, do phải tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc
gia nên các nghĩa vụ thuế hình thành từ các giao dịch trong nước ít có sự cách
biệt. Vì thế, phần lớn các quốc gia hiện nay thường chỉ quy định về chuyển
giá đối với giao dịch quốc tế. Theo đó, giao dịch quốc tế được xác định là
giao dịch giữa hai hay nhiều doanh nghiệp liên kết mà trong số đó có đối
tượng tham gia là chủ thể không cư trú (non-residents).
Ở Việt Nam, vấn đề này đã được nêu khá rõ và đầy đủ trong Thông tư
số 66/2010/TT-BTC gỗm 3 nhóm đối tượng để xác định được các bên có
quan hệ liên kết
- Một doanh nghiệp tham gia vào quản lý, điều hành hay góp vốn vào
doanh nghiệp kia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc qua trung gian dưới
mọi hình thức.
- Hai doanh nghiệp có cùng một hoặc nhiều người hay những thực thể
khác tham gia quản lý, điều hành hay góp vốn một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp hoặc thông qua trung gian.

- Các bên cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành,
kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào bên kia
Theo qui định của Bộ Tài chính, hai doanh nghiệp trong một kỳ tính
thuế có quan hệ giao dịch kinh doanh thuộc 1 trong 13 trường hợp sau thì xác
định là các bên liên kết, cụ thể:
- Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn
đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
- Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu do
một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;

×