Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Chính sách tự do hoá thương mại của Trung Quốc trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 157 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH
TỰ DO HỐ THƢƠNG MẠI CỦA TRUNG QUỐC

6

1.1

Cơ sở lý luận của chính sách tự do hoá thƣơng mại ở
Trung Quốc

7

1.1.1

Lý thuyết thương mại quốc tế bàn về lợi ích từ thương mại tự
do

7

1.1.2

Chính sách thương mại và vấn đề bảo hộ



12

1.1.3

Tự do hoá thương mại: Khái niệm, trình tự, nội dung và các
cấp độ

16

1.2

Cơ sở thực tiễn của chính sách tự do hố thƣơng mại ở
Trung Quốc

23

1.2.1

Thương mại - điều kiện cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế ở các nước đang phát triển

23

1.2.2

Toàn cầu hoá, khu vực hoá - xu thế phát triển chủ yếu của nền
kinh tế thế giới

25


1.2.3

Những thay đổi trong ưu thế cạnh tranh dưới tác động của cách
mạng khoa học và cơng nghệ

27

1.2.4

Những quy định cơ bản trong chính sách thương mại của WTO

28

1.2.5

Sự thất bại của cơ chế kế hoạch hố tập trung và sự thành cơng
của các mơ hình hướng ngoại của các nước Đơng á

37

1.2.6

Đổi mới về nhận thức và chuyển hướng chiến lược theo hướng
mở cửa, tự do hoá thương mại của Trung Quốc

39

CHƢƠNG 2: TỰ DO HỐ THƢƠNG MẠI TRONG TIẾN TRÌNH GIA
NHẬP WTO CỦA TRUNG QUỐC: NHỮNG THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH


46

2.1

Vài nét về chính sách thƣơng mại của Trung Quốc trƣớc
khi gia nhập WTO

46

2.1.1

Chính sách thương mại của Trung Quốc trước cải cách mở cửa
(trước năm 1978)

46

2.1.2

Chính sách thương mại của Trung Quốc từ 1978 đến 1986

49

2.2

Những thay đổi trong chính sách thƣơng mại của Trung

51



Quốc trong tiến trình gia nhập WTO
2.2.1

Mở rộng quyền hoạt động ngoại thương và phân cấp quản lý
hoạt động thương mại

52

2.2.2

Hạ thấp thuế quan

55

2.2.3

Giảm mạnh hàng rào phi thuế quan

61

2.2.4

Chính sách tỷ giá hối đoái và các biện pháp quản lý về giá

65

2.2.5

Một số cải cách về thể chế khác liên quan đến yêu cầu của WTO


68

2.3

Tác động của việc thực hiện chính sách tự do hố thƣơng
mại của Trung Quốc đối với một số lĩnh vực kinh tế chủ yếu

75

2.3.1

Đối với lĩnh vực nông nghiệp

77

2.3.2

Đối với lĩnh vực công nghiệp

80

2.3.3

Đối với lĩnh vực dịch vụ

86

CHƢƠNG 3: NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

92


ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TỰ DO HỐ THƢƠNG
MẠI CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO

92

3.1

Những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc về thực hiện
chính sách tự do hố thƣơng mại trong tiến trình gia nhập
WTO

3.2

Một số đề xuất đối với việc thực hiện chính sách tự do hố
thƣơng mại của Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO

94

3.2.1

Đổi mới về nhận thức và chính sách

94

3.2.2

Điều chỉnh và hồn thiện chính sách thuế quan

105


3.2.3

Điều chỉnh các hàng rào phi thuế quan

112

3.2.4

Hồn thiện chính sách tỷ giá hối đối và các biện pháp quản lý
về giá

119

3.2.5

Thực hiện một số chính sách liên quan đến thương mại theo
quy định của WTO

125

KẾT LUẬN

136

PHỤ LỤC

138

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


143


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7

Từ viết tắt
ACV
ADB
ASEAN
AFTA
APEC
CEPT
CNH

8
9
10
11
12
13
14

15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27

EU
FDI
GATS
GDP
GSP
GATT
HĐH
IMF
MFN
NDT
PSI
ROO
SCM
SEV
SPS
TBCN

TBT
TNC
TRIMs
TRIPS

28
29
30
31
32

USD
VAT
XHCN
WTO
WB

Từ đầy đủ
Hiệp định Định giá Hải quan
Ngân hàng phát triển Châu á
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á
Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á Thái Bình Dương
Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
Cơng nghiệp hố
Liên minh Châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngồi
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
Tổng Sản phẩm Quốc nội
Hệ thống ưu đãi phổ cập

Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch
Hiện đại hoá
Quỹ Tiền tệ quốc tế
Quy chế Tối huệ quốc
Nhân dân tệ
Hiệp định về kiểm định hàng hoá trước khi xuống tàu
Quy tắc xuất xứ
Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng
Hội đồng Tương trợ kinh tế
Hiệp định về vệ sinh dịch tễ
Tư bản Chủ nghĩa
Hàng rào kỹ thuật
Công ty Xuyên quốc gia
Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí
tuệ
Đơ la Mỹ
Giá trị gia tăng
Xã hội Chủ nghĩa
Tổ chức Thương mại thế giới
Ngân hàng thế giới


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ sau năm 1978, chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của Trung
Quốc đã có những thay đổi quan trọng - mở cửa ra bên ngồi được xác định là
chính sách quốc gia quan trọng nhất của Trung Quốc. Chính sách cải cách, mở cửa

của Trung Quốc đã thúc đẩy giao lưu kinh tế, kỹ thuật và văn hóa giữa Trung Quốc
với thế giới, đẩy nhanh tiến bộ kỹ thuật, tích lũy kiến thức và duy trì sự phát triển
bền vững của Trung Quốc.
Cùng với các chính sách vĩ mơ khác, chính sách cải cách, mở cửa đã khơng
những giúp Trung Quốc có thể vượt qua cuộc khủng hoảng Tài chính Châu Á
(1997) và sự suy giảm kinh tế tồn cầu mà còn tạo điều kiện cho Trung Quốc đạt
được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định (9,9% trong giai đoạn 1978-1995;
8,3% giai đoạn 1995-2000 và từ 8,3%- 9% trong giai đoạn 2001-2005, năm 2005
đạt 9,8% - mức tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới); đưa Trung Quốc trở thành
nơi thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất thế giới trong những năm
qua (năm 2001: 45,35 tỷ USD, năm 2002: 49,3 tỷ USD, năm 2003: 51 tỷ USD,
năm 2004: trên 60 tỷ USD, năm 2005: 65 tỷ USD) và nâng tổng kim ngạch thương
mại của Trung Quốc vượt mức 1.000 tỷ USD (năm 2004: 1.100 tỷ USD, năm
2005: 1.320 tỷ USD).
Trong những chính sách nằm trong kế hoạch cải cách, mở cửa của Trung
Quốc thì chính sách tự do hóa thương mại được đánh giá là một trong những
chính sách thành cơng nhất. Dấu mốc thành cơng của chính sách tự do hóa thương
mại được thể hiện ở việc Trung Quốc đã trở thành thành viên chính thức của
WTO vào tháng 12 năm 2001.
Sau khi gia nhập WTO, một mặt, Trung Quốc đã có thêm nhiều cơ hội để
phát triển đất nước hơn nữa, mặt khác có thể thực hiện chính sách tự do hóa
thương mại của mình một cách sâu rộng hơn [Mức độ phụ thuộc vào ngoại thương
(Ngoại thương/GDP) của Trung Quốc ngày càng lớn: Năm 2001 là 41,5%, năm
2002: 49,7%, năm 2003: 60,7%, năm 2004: 74,4% và năm 2005 là 81,3%].
Là một nước có rất nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, Việt Nam cần
nghiên cứu những bài học kinh nghiệm thực hiện chính sách tự do hóa thương mại


2


của Trung Quốc trong tiến trình gia nhập WTO để có thể thực hiện thành cơng
chính sách tự do hố thương mại trong tiến trình gia nhập WTO.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành đề tài nghiên cứu của
nhiều nhà kinh tế ở cả những cơ quan làm công tác nghiên cứu lý luận lẫn các cơ
quan chỉ đạo thực tiễn. Đặc biệt, khi Trung Quốc trở thành thành viên chính thức
của WTO (tháng 12/2001) đã có khá nhiều sách, báo, tạp chí và bài nghiên cứu về
Trung Quốc cũng như vấn đề gia nhập WTO của Trung Quốc được đăng tải.
Có thể kể ra một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như:
- “Về cải cách và mở cửa của Trung Quốc” - Lý Thiết Ánh (2002), Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội - bao gồm một số bài viết về sự hình thành và đột phá
quan trọng của lực lượng Kinh tế thị trường XHCN ở Trung Quốc; một số vấn đề
cải cách thể chế kinh tế và những kiến nghị về vấn đề cải cách, phát triển xã hội
Trung Quốc.
- “Điều chỉnh một số chính sách kinh tế ở Trung Quốc giai đoạn 1992 2010” - Nguyễn Kim Bảo (2004), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội - bàn về những
nhân tố địi hỏi Trung Quốc phải điều chỉnh chính sách kinh tế; một số nội dung
trong chính sách điều chỉnh kinh tế Trung Quốc từ năm 1992 đến năm 2010 và tác
động của việc điều chỉnh chính sách kinh tế Trung Quốc.
- “Tồn cầu hóa kinh tế, lối thốt của Trung Quốc là ở đâu” - Lưu Lực
(2002), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội - nghiên cứu, thảo luận các vấn đề của Trung
Quốc trước xu hướng toàn cầu hoá kinh tế; đưa ra sách lược, chiến lược kinh tế thích
hợp cho Trung Quốc về: chiến lược mở cửa, đầu tư ra nước ngoài, sắp xếp lại ngành
nghề, gia nhập vào WTO, mở rộng thị trường trong nước.
- “Kinh nghiệm Trung Quốc trong hoạt động ngoại thương kể từ năm
1979” - Zhang Yansheng và Zhang Liqing (2003) - giới thiệu về sự hình thành hệ
thống quản lý ngoại thương của Trung Quốc; sự tăng trưởng và cơ cấu của khu vực
ngoại thương Trung Quốc; những thay đổi trong chính sách thương mại của Trung
Quốc; ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO và những bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.



3

- “Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới: Thời cơ và thách
thức” - Võ Đại Lược (2004), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội - giới thiệu tổng quan
về quá trình Trung Quốc đàm phán gia nhập WTO; phân tích những tác động của
việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với Trung Quốc và đối với kinh tế Mỹ, Nhật
Bản, EU và ASEAN; đưa ra những nhận xét và kiến nghị sau thực tế 2 năm Trung
Quốc gia nhập WTO.
- “Trung Quốc và WTO: Trung Quốc đang thay đổi, thương mại thế giới
đang thay đổi” - Supachai Panitchpakdi, Mark L. Clifford (2003), Nxb Thế giới,
Hà Nội - viết về những nỗ lực của Trung Quốc trong quá trình gia nhập WTO và
những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt khi trở thành thành viên của WTO.
- “Trung Quốc gia nhập WTO, kinh nghiệm đối với Việt Nam” - Đỗ Tiến
Sâm (2005), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội - giới thiệu các bài viết về quan điểm
của Trung Quốc trong việc gia nhập WTO, quá trình và nội dung đàm phán gia
nhập WTO của Trung Quốc; tác động của việc gia nhập WTO đối với lĩnh vực
kinh tế và đời sống của Trung Quốc; và những bài học kinh nghiệm Việt Nam có
thể tham khảo.
- “Quá trình tự do hố thương mại ở Trung Quốc” - Phạm Thái Quốc
(2002) - Những vấn đề kinh tế thế giới (số 3) - đề cập quá trình tự do hoá thương
mại ở Trung Quốc trong những năm qua với một số nội dung chính như: việc tăng
thêm số lượng và loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân làm thương mại;
việc giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan; cải cách chính sách quản lý
ngoại hối và tỷ giá hối đối; những thay đổi trong chính sách giá cả; những kết
quả, hạn chế và bài học từ q trình tự do hố thương mại ở Trung Quốc.
Các cơng trình trên đã tập trung nghiên cứu về những thành tựu và hạn chế
của chính sách cải cách, mở cửa hội nhập của Trung Quốc trong thời gian qua;
những cơ hội và thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt trong quá trình hội nhập
vào WTO; xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc trong thời gian tới;

và việc thực hiện chính sách tự do hóa thương mại của Trung Quốc.
Tuy nhiên, chưa có một cơng trình riêng nghiên cứu một cách hệ thống về
lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách tự do hố thương mại của Trung Quốc
trong tiến trình gia nhập WTO. Đây chính là lý do tác giả chọn đề tài luận văn:


4

“Chính sách tự do hố thương mại của Trung Quốc trong tiến trình gia nhập
WTO”.


5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu chính sách tự do hố thương mại của
Trung Quốc trong tiến trình gia nhập WTO và trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh
nghiệm; đồng thời đề xuất một số giải pháp để Việt Nam thực hiện thành cơng chính
sách tự do hố thương mại trong tiến trình gia nhập WTO.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể sau:
Thứ nhất, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách tự do hóa
thương mại của Trung Quốc;
Thứ hai, nghiên cứu và đánh giá thực trạng q trình thực hiện chính sách
tự do hóa thương mại của Trung Quốc trong tiến trình gia nhập WTO;
Thứ ba, trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng q trình thực hiện chính
sách tự do hoá thương mại của Trung Quốc trong tiến trình gia nhập WTO, rút ra
một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; đồng thời, đề xuất một số giải pháp để
Việt Nam thực hiện chính sách tự do hố thương mại trong tiến trình gia nhập WTO.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của luận văn là q trình thực hiện chính
sách tự do hóa thương mại của Trung Quốc trong tiến trình gia nhập WTO; trong
đó tập trung phân tích những điều chỉnh trong các cơng cụ, chính sách chủ yếu
như: giảm thuế quan, các hàng rào phi thuế quan, chính sách ngoại hối, chính sách
tỷ giá… và một số cải cách về thể chế khác liên quan đến yêu cầu của WTO.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về chính sách tự do
hố thương mại của Trung Quốc trong tiến trình gia nhập WTO và giới hạn trong
khoảng thời gian từ khi Trung Quốc đàm phán gia nhập WTO (1986) đến nay, trên cơ
sở có sự so sánh với các giai đoạn trước năm 1986 để đạt được mục tiêu nghiên cứu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, nghiên cứu so sánh kết
hợp với phân tích.
Trong q trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các nguồn tư liệu tin
cậy, cụ thể là các số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Bộ Thương mại Trung


6

Quốc (MOFCOM), Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế Trung Quốc
(MOFTEC); số liệu thống kê của các tổ chức quốc tế như WB, WTO…; các cơng
trình nghiên cứu của các chuyên gia Trung Quốc, Việt Nam và quốc tế.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Luận văn dự kiến làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện chính
sách tự do hóa thương mại của Trung Quốc; phân tích tiến trình thực hiện tự do
hóa thương mại của Trung Quốc thơng qua một số cơng cụ chính sách cụ thể; đồng
thời, chỉ ra được những đặc điểm đặc thù của tiến trình này ở Trung Quốc.
Thơng qua việc phân tích tiến trình thực hiện chính sách tự do hố thương
mại của Trung Quốc, luận văn đề xuất một số giải pháp chính để Việt Nam thực
hiện thành cơng chính sách tự do hóa thương mại trong tiến trình gia nhập WTO.

7. Bố cục của luận văn
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách tự do hố thương
mại của Trung Quốc
Chƣơng 2: Tự do hố thương mại trong tiến trình gia nhập WTO của
Trung Quốc: Những thay đổi chính sách
Chƣơng 3: Những bài học kinh nghiệm và một số đề xuất đối với việc
thực hiện chính sách tự do hố thương mại của Việt Nam trong tiến trình gia
nhập WTO


7

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
CHÍNH SÁCH TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI CỦA TRUNG QUỐC
Xu thế tự do hoá thương mại đã được xúc tiến ngay từ những năm đầu sau
Chiến tranh Thế giới thứ hai, đặc biệt trong khn khổ của GATT. Tuy nhiên, chỉ
có những nước phát triển mới tham gia tích cực vào xu thế này, còn phần lớn các
nước đang phát triển lại thực hiện chính sách bảo hộ thương mại nghiêm ngặt. Từ
giữa những năm 1980, trước những hạn chế rõ ràng của chính sách bảo hộ, hầu hết
các nước đang phát triển đã chuyển sang chính sách tự do hố thương mại, thực
hiện giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan… Xu thế tự do hoá thương mại đặc
biệt được thúc đẩy mạnh mẽ hơn khi Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ra đời
vào năm 1995. Tự do hoá thương mại đã trở thành trào lưu lịch sử không thể đảo
ngược. Đứng trước trào lưu lịch sử đó, lựa chọn sáng suốt nhất của Trung Quốc chỉ
có thể là lấy chính sách thương mại tự do thay thế chính sách thương mại bảo hộ.
Vậy chính sách tự do hố thương mại của Trung Quốc bắt nguồn từ những
cơ sở nào.

Cơ sở lý luận của chính sách tự do hố thương mại của Trung Quốc chủ
yếu dựa trên những quan điểm của các trường phái lý thuyết thương mại quốc tế
bàn về lợi ích từ thương mại tự do; từ mục đích và nội dung của chính sách thương
mại và vấn đề bảo hộ; và từ chính khái niệm, trình tự, nội dung và các cấp độ của
quá trình tự do hố thương mại.
Cơ sở thực tiễn của chính sách tự do hoá thương mại của Trung Quốc xuất
phát từ vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia trong
hoạt động kinh tế quốc tế; từ xu thế tồn cầu hố và khu vực hoá; từ những thay đổi
trong ưu thế cạnh tranh dưới tác động của khoa học và công nghệ; từ sự ra đời của
WTO và những quy định cơ bản trong chính sách thương mại của WTO; từ sự thất
bại của cơ chế kế hoạch hoá tập trung ở một số nước và sự thành cơng của các mơ
hình hướng ngoại của các nước Đông Á; và từ những đổi mới về nhận thức, sự
chuyển hướng chiến lược theo hướng mở cửa, tự do hoá thương mại của Trung
Quốc.


8

1.1. Cơ sở lý luận của chính sách tự do hoá thƣơng mại ở Trung Quốc
1.1.1. Lý thuyết thương mại quốc tế bàn về lợi ích từ thương mại tự do
Ngay từ giữa thế kỷ XVI, trường phái Trọng thương đã chú ý tới vai trò
quan trọng của ngoại thương trong việc làm tăng của cải quốc gia.
Đến thế kỷ XVIII, đại biểu xuất sắc của kinh tế chính trị học cổ điển Anh Adam Smith đã đưa ra khái niệm lợi thế tuyệt đối để giải thích vai trị của ngoại
thương đối với sự phát triển của các quốc gia. Ơng cho rằng các nước trên thế giới
bn bán với nhau vì họ khác nhau và vì họ cùng có lợi. Các nước khác nhau về
điều kiện tự nhiên và địa lý. Sự khác nhau này tạo nên lợi thế tuyệt đối của các
quốc gia và là điều kiện để các nước tiến hành chun mơn hố vào việc sản xuất
một số mặt hàng nhất định. Nước có khống sản thì tập trung phát triển cơng
nghiệp, cịn nước có đất đai phì nhiêu thì nên sản xuất nơng sản. Khi đó, nhờ
chun mơn hố sản xuất, sản lượng của cả hai loại hàng hố tăng lên và thơng qua

trao đổi quốc tế cả hai bên đều có lợi.
Ngồi những sự khác biệt về khả năng thiên nhiên và địa lý, các nước còn
phân biệt với nhau bởi năng suất lao động, nhu cầu thị trường, khả năng cung ứng
và sử dụng các nguồn lực. Để thể hiện đầy đủ sự khác biệt giữa các nước theo
những tiêu chí như vậy, các nhà kinh tế đã đưa ra quan điểm về lợi thế so sánh hay
lợi thế tương đối. Quan điểm này được thể hiện thơng qua nhiều mơ hình khác
nhau, trong số đó phải kể đến mơ hình của David Ricardo, mơ hình các yếu tố
chun biệt của Paul Samuelson và Ronald Jones, mơ hình Heckscher - Ohlin
và mơ hình thƣơng mại chuẩn. Những mơ hình trên được coi là những mơ hình
cơ bản để giải thích về nguồn gốc những lợi ích từ thương mại.
Ra đời đầu thế kỷ XIX, mơ hình D. Ricardo được coi là mơ hình đơn giản
nhất lý giải về nguồn gốc những lợi ích từ thương mại. Mơ hình này giả định rằng
chỉ có một yếu tố duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất - đó là lao động và nó
được di chuyển tự do từ ngành này sang ngành khác, các nước khác nhau chỉ vì
năng suất lao động trong các ngành công nghiệp khác nhau và mức lợi tức khơng
đổi theo quy mơ. Nếu khơng có thuế quan và chi phí vận chuyển khơng đáng kể,
các nước thường xuất khẩu hàng hố mà họ sản xuất tương đối có hiệu quả và
nhập khẩu hàng hoá mà họ sản xuất tương đối kém hiệu quả. Điều đó hàm ý rằng


9

các nước sẽ chun mơn hố vào việc sản xuất hay xuất khẩu các sản phẩm mà
họ làm ra với chi phí tương đối, hay chi phí cơ hội thấp hơn các nước khác. Việc
chun mơn hố sản xuất dựa trên cơ sở lợi thế so sánh giúp cho các nước có điều
kiện trao đổi hàng hố với nhau và làm cho họ cùng có lợi. Những lợi ích từ
thương mại được thể hiện thông qua việc mở rộng khả năng tiêu dùng của các bên
trao đổi và nâng cao hiệu quả sản xuất. Việc phân phối lợi ích từ thương mại giữa
các bên tham gia là cơng bằng, vì nó dựa trên sự khác biệt về năng suất lao động
giữa chúng với nhau.

Thơng qua mơ hình của D. Ricardo, chúng ta hiểu được tại sao thương mại
lại xảy ra và nó có tác động như thế nào đối với phúc lợi quốc gia. Song, nếu so
sánh với thực tiễn thương mại quốc tế, mơ hình này cịn có nhiều hạn chế và đơi
khi cịn đưa ra những phán đốn sai lệch. Trước hết, việc chun mơn hố sản xuất
hồn tồn mà mơ hình địi hỏi là khơng thể có được trong thực tiễn. Thứ hai, do
giả định rằng lao động có thể di chuyển tự do và khơng tốn kém giữa các ngành,
mơ hình Ricardo đã đưa ra phán đốn khơng sát với thực tế rằng thương mại khơng
tác động lên sự phân phối thu nhập trong nội bộ các nước. Và thứ ba, mơ hình
Ricardo đã bỏ qua vai trị của lợi thế nhờ quy mơ - một nguồn gốc của trao đổi
quốc tế.
Để góp phần khắc phục những hạn chế trong mơ hình Ricardo, Paul
Samuelson và Ronald Jones đã lý giải nguồn gốc của thương mại và các lợi ích
tiềm tàng của nó thơng qua mơ hình các yếu tố chun biệt. Mơ hình này giả
định rằng có nhiều yếu tố khác ngồi lao động tham gia vào q trình sản xuất,
trong đó lao động là yếu tố linh hoạt, có nghĩa là nó có thể tham gia vào nhiều
ngành sản xuất khác nhau, còn các yếu tố khác là chuyên biệt, tức chúng chỉ có thể
tham gia vào một ngành sản xuất nhất định nào đó. Với bất kỳ mức giá nào của sản
phẩm (tức không phải do người sản xuất quyết định), mơ hình các yếu tố chuyên
biệt cho thấy sự có mặt của các yếu tố chuyên biệt trong quá trình sản xuất đã tạo
điều kiện cho các nước có thể thay đổi mức cung hàng hoá ra thị trường, khi họ
thay đổi lượng yếu tố chuyên biệt được sử dụng. Do có sự khác nhau trong cung
ứng các yếu tố giữa các nước, nên mỗi nước sẽ chun mơn hố vào việc sản xuất
mặt hàng nào cần yếu tố chuyên biệt mà nó sẵn có (nước có nhiều vốn sẽ tập trung


10

sản xuất hàng cơng nghiệp, cịn nước có nhiều đất đai thì sản xuất hàng thực
phẩm). Khi đó, thơng qua thương mại, các nước có thể trao đổi với nhau những
hàng hố mà họ có điều kiện sản xuất tốt hơn.

Với việc đưa ra khái niệm giá cả tương đối, mơ hình này đi đến kết luận
rằng thương mại có những tác động khác nhau đến các nhóm dân cư nhưng xét
trên phạm vi một nước thì thương mại đem lại lợi ích tiềm tàng, được thể hiện
bằng việc mở rộng khả năng lựa chọn của nền kinh tế.
Trong lý thuyết về thương mại quốc tế, bên cạnh mơ hình về các yếu tố
chun biệt, cịn có một mơ hình khác giải thích nguồn gốc của thương mại thơng
qua sự khác biệt về nguồn lực. Đó là mơ hình Heckscher - Ohlin, hay cịn gọi là
mơ hình tỷ lệ các yếu tố, do hai nhà kinh tế học Thuỵ Điển Eli Heckscher và
Bertil Ohlin đưa ra vào những năm 30 của thế kỷ XX. Xây dựng trên cơ sở một số
các giả thiết, mơ hình tỷ lệ các yếu tố đã đưa ra kết luận rằng các nước có thiên
hướng xuất khẩu hàng hoá cần nhiều yếu tố sản xuất mà nước họ có dồi dào.
Mơ hình này cũng khẳng định do có sự khác nhau về nguồn lực, giá tương
đối của hàng hố trao đổi của hai nước có xu hướng hội tụ - mức giá của nước xuất
khẩu có xu hướng tăng lên và ở nước nhập khẩu có xu hướng giảm đi. Vì vậy,
giống như mơ hình các yếu tố chuyên biệt, thương mại có tác động khác nhau đến
các nhóm dân cư trong một nước - những người sở hữu các yếu tố dồi dào sẽ được
lợi từ thương mại, trong khi những người sở hữu các yếu tố khan hiếm bị thiệt hại
bởi thương mại, mặc dù tất cả mọi thành viên trong xã hội đều khá lên nhờ thương
mại do khả năng tiêu dùng của họ được mở rộng.
Trong ba mơ hình trên, các nhà kinh tế học mới chỉ tập trung giải thích
nguồn gốc và tác động của thương mại trên cơ sở những thay đổi trong cung tương
đối của hàng hoá trên thị trường, mà chưa chú ý đến những thay đổi trong cầu
tương đối, đặc biệt khi nó bị hạn chế bởi khả năng thu nhập của dân chúng. Mơ
hình thƣơng mại chuẩn sẽ cho chúng ta một bức tranh sát với thực tế hơn về
thương mại quốc tế, khi nó đặt thương mại trong mối quan hệ với sản xuất và tiêu dùng.
Trong mơ hình thương mại chuẩn, chun mơn hố khơng hồn tồn đã
được sử dụng để xác định khả năng sản xuất của các nước. Mơ hình này đã đưa ra


11


giả thiết rằng nhu cầu tương đối là không đổi đã bị loại bỏ, nó được xác định từ
sở thích tiêu dùng của các cá nhân và bị giới hạn bởi khả năng thu nhập của họ.
Khi có thương mại, mức cung tương đối hàng hoá của thế giới được xác
định từ khả năng sản xuất của tất cả các nước tham gia thương mại và mức cầu
tương đối - từ sở thích của họ. Sự tăng trưởng kinh tế ở một nước (sự mở rộng khả
năng sản xuất thông qua sự gia tăng các nguồn lực hoặc cải thiện hiệu quả sử
dụng chúng) gây tác động lên phúc lợi của các nước cịn lại thơng qua điều kiện
mậu dịch - mức giá của hàng xuất khẩu so tương đối với hàng nhập khẩu, theo hai
hướng khác nhau: có thể làm điều kiện mậu dịch của nó được cải thiện hay xấu đi
tuỳ thuộc vào bản chất của sự tăng trưởng. Với kết luận như vậy, mơ hình thương
mại chuẩn đã chỉ ra được mối quan hệ giữa thương mại và tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh tăng trưởng kinh tế, mơ hình thương mại chuẩn cịn chứng minh
rằng thuế quan nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu có tác động đến điều kiện mậu dịch,
cung và cầu tương đối của thế giới.
Xét dưới góc độ điều kiện mậu dịch, thơng qua tác động gián tiếp của mình,
thuế quan nhập khẩu ảnh hưởng tốt cho nước áp dụng chúng. Song tác động này
khơng được thể hiện rõ ràng trên thực tế, vì thuế quan lại tạo nên những lệch lạc
trong sản xuất và tiêu dùng. Hơn nữa, đối với một nước nhỏ (không gây được tác
động lên cung và cầu tương đối của thế giới), ảnh hưởng của thuế quan lên điều kiện
mậu dịch là không đáng kể. Tuy nhiên, trên thực tế có một số trường hợp, lợi ích từ
điều kiện mậu dịch của thuế quan lại lớn hơn các chi phí do những lệch lạc mà nó gây
ra. Đây chính là cơ sở của lập luận về mức thuế quan tối ưu có thể mang lại lợi ích
rịng cho nước áp dụng nó.
Thơng qua mơ hình thương mại chuẩn, có thể thấy rõ thương mại không
những tác động mạnh lên phân phối thu nhập trong nội bộ một nước, mà cịn có tác
động lên phân phối thu nhập quốc tế thơng qua điều kiện mậu dịch. Mỗi nước có
thể được lợi hoặc bị thiệt hại từ thương mại quốc tế tuỳ thuộc vào xu hướng tăng
trưởng kinh tế, việc áp dụng thuế quan nhập khẩu hay trợ cấp xuất khẩu.
Trong thực tiễn, các nước buôn bán với nhau không chỉ bởi vì họ khác nhau

về tài ngun, cơng nghệ, mà cịn vì họ có lợi thế kinh tế khác nhau nhờ quy mơ.
Lý thuyết cạnh tranh khơng hồn hảo (bao gồm mơ hình cạnh tranh mang tính


12

chất độc quyền và mơ hình phá giá) phân tích vai trị của lợi thế kinh tế nhờ quy
mơ như là một nguồn gốc của thương mại quốc tế.
Trong phạm vi một nước, tính kinh tế nhờ quy mơ là khác nhau giữa các
ngành hoặc giữa các hãng trong một ngành. Một hãng, một ngành được coi là sản
xuất có hiệu quả, khi lợi tức của nó tăng dần theo quy mô. Do hiệu quả của các
ngành, các hãng không như nhau, nên mỗi quốc gia có thể tập trung sản xuất một
số lượng hạn chế các loại hàng hoá nhưng với sản lượng lớn hơn. Quy mô thị
trường trong nước có hạn làm nảy sinh nhu cầu trao đổi và thơng qua đó, hàng hố
trên thị trường mỗi nước đa dạng hơn và nhiều hơn.
Cấu trúc thị trường sẽ bị ảnh hưởng dưới tác động của lợi thế kinh tế nhờ
quy mơ. Nếu một ngành cơng nghiệp có lợi thế kinh tế nhờ quy mơ bên ngồi (tức
khi chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm phụ thuộc vào độ lớn của ngành mà không
nhất thiết phụ thuộc vào độ lớn của hãng), nó bao gồm nhiều hãng nhỏ và cạnh
tranh mang tính hồn hảo - các hãng là những người chấp nhận giá. Trong trường
hợp nó có lợi thế quy mơ bên trong (tức khi chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm phụ
thuộc vào độ lớn của hãng mà không nhất thiết phụ thuộc vào độ lớn của ngành),
sẽ cho phép các hãng lớn có một lợi thế chi phí so sánh với các hãng nhỏ, dẫn đến
cơ cấu thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo - các hãng có điều kiện tác động lên
giá sản phẩm của họ.
Cấu trúc thị trường khơng hồn hảo bao gồm độc quyền thuần tuý và độc
quyền nhóm. Các hãng trong một nhóm độc quyền sản xuất những hàng hố khác
nhau, song giá cả của các mặt hàng này có sự khác biệt rất nhỏ. Chính vì thế, một
hãng có thể chấp nhận giá của hãng khác trong nhóm, trong khi đó nó vẫn cư xử
như là một hãng độc quyền. Từ đó, mơ hình thương mại trong điều kiện độc quyền

nhóm này được gọi là cạnh tranh độc quyền.
Trong mơ hình cạnh tranh độc quyền, thương mại được diễn ra trên các thị
trường rộng lớn hơn và theo hai nhánh: mậu dịch nội bộ ngành và mậu dịch giữa
các ngành. Nhánh đầu phản ánh lợi thế nhờ quy mơ, cịn nhánh sau phản ánh lợi
thế so sánh. Như vậy, một quốc gia khơng có lợi thế so sánh vẫn có thể tiến hành
thương mại được nếu nó đạt được lợi thế nhờ quy mơ. Trong mơ hình này, lợi ích


13

từ thương mại không chỉ được bắt nguồn từ việc gia tăng sản lượng, đa dạng hoá
các mặt hàng trên thị trường, mà còn từ việc giảm mức giá của hàng hố.
Thơng qua các mơ hình thương mại quốc tế, có thể đi đến kết luận chung
rằng các nước bn bán với nhau hoặc vì họ khác biệt về các nguồn lực, về cơng
nghệ, hoặc vì họ khác biệt nhau về lợi thế kinh tế nhờ quy mơ hoặc vì cả hai lý do.
Trong bất kỳ môi trường nào, cạnh tranh hồn hảo hay khơng hồn hảo, thương
mại ln mang lại lợi ích cho các nước tham gia và các lợi ích này là tiềm tàng.
Nói chung, tự do thương mại là có lợi, tuy nhiên một số nhóm người có thể có thu
nhập tốt hơn trong điều kiện thương mại bị hạn chế. Việc tiến hành thương mại
gây tác động lên phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư trong nội bộ một quốc
gia và giữa các quốc gia theo hướng một số người (hoặc quốc gia) sẽ được lợi từ
thương mại, trong khi một số khác sẽ bị thiệt hại từ hoạt động này. Đây chính là
nền tảng để các chính phủ tham gia điều tiết hoạt động thương mại thơng qua việc ban
hành các chính sách.
1.1.2. Chính sách thương mại và vấn đề bảo hộ
1.1.2.1. Chính sách thương mại
Chính sách thương mại là chính sách quốc gia dùng để phân biệt đối xử đối
với các nhà sản xuất nước ngồi. Nó bao gồm một hệ thống các luật lệ, quy định,
các chính sách và các tập qn có ảnh hưởng đến thương mại.
Các cơng cụ chủ yếu của chính sách thương mại bao gồm: thuế quan nhập

khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, yêu
cầu về hàm lượng nội địa. Ngồi ra, các chính phủ cịn sử dụng một số công cụ
khác nữa để tác động đến hoạt động ngoại thương của mình, như: trợ cấp tín dụng
xuất khẩu, các thủ tục hành chính, tiêu chuẩn kỹ thuật… Chúng có thể được phân
chia ra làm hai loại là thuế quan và phi thuế quan. Mục đích của các cơng cụ này
là nhằm phân biệt đối xử giữa các nhà sản xuất trong nước và nước ngồi.
Thơng qua mối quan hệ lợi ích - chi phí của một loại thuế quan, hoặc một
công cụ nào khác, chúng ta sẽ biết được ai được lợi và ai bị thiệt, khi chính phủ áp
dụng chúng. Thuế quan tạo nên một khoảng cách giữa giá trong nước và ở nước
ngoài, làm tăng giá trong nước nhưng với một tỷ lệ thấp hơn mức thuế quan. Tuy
vậy, đối với một nước nhỏ sẽ không có bất kỳ tác động nào lên giá ở nước ngoài.


14

Khi đó, thuế quan phản ánh tồn bộ vào giá cả trong nước - nó làm giá trong nước
tăng lên đúng một lượng bằng mức thuế quan. Bằng cách sử dụng khái niệm thặng
dư của người sản xuất và của người tiêu dùng, có thể chứng minh được rằng người
sản xuất trong nước được lợi, người tiêu dùng trong nước bị thiệt. Đồng thời, xuất
hiện khoản lợi trong thu nhập của chính phủ từ thuế quan và một số tổn thất.
Nếu như cộng những khoản lợi và những tổn thất từ một loại thuế quan lại,
chúng ta sẽ thấy tác động rịng đối với phúc lợi quốc gia có thể chia làm hai phần.
Một phần là tổn thất hiệu năng do việc khuyến khích những lệch lạc đối với người
sản xuất và người tiêu dùng trong nước tạo nên. Phần kia là cái lợi về điều kiện
mậu dịch, phản ánh xu hướng thuế quan làm giảm giá xuất khẩu của nước ngồi.
Trong trường hợp một nước nhỏ, khơng thể tác động lên giá nước ngồi, phần thứ
hai này bằng khơng, như vậy chỉ có tổn thất là rõ rệt. Bằng cách phân tích tương
tự, sẽ thấy một khoản trợ cấp xuất khẩu cũng gây tổn thất hiệu năng giống như
thuế quan, nhưng nó tạo nên những tổn thất đó bằng cách làm xấu đi các điều kiện
mậu dịch. Hạn ngạch nhập khẩu và những hạn chế xuất khẩu tự nguyện khác với

thuế quan ở điểm chính phủ khơng có thu nhập từ các hình thức này, mà nó lại rơi
vào tay những người được cấp phép trong trường hợp áp dụng hạn ngạch nhập
khẩu và vào tay những người nước ngoài trong trường hợp hạn chế xuất khẩu. Như
vậy, suy cho cùng, đối với một nước nhỏ khả năng bị tổn thất là lớn hơn so với các
nước lớn, khi sử dụng các cơng cụ của chính sách thương mại.
1.1.2.2. Những lập luận biện hộ cho chính sách thương mại
Từ các mơ hình thương mại được trình bày ở phần 1.1.1, chúng ta nhận thấy
rằng thương mại luôn mang lại những lợi ích tiềm tàng cho các nước tham gia, nó
làm tăng phúc lợi xã hội. Nếu thương mại được tiến hành tự do, nền sản xuất xã
hội sẽ đạt được hiệu quả tối đa. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều lý do làm cho các
chính phủ khơng thể hoạch định chính sách thương mại của họ dựa trên những lập
luận của các nhà kinh tế.
Về mặt lý luận, các chính phủ đã sử dụng lập luận về mức thuế quan tối ưu,
như đã đề cập đến ở trong mơ hình thương mại chuẩn ở phần 1.1.1 và lập luận về
những thất bại của thị trường trong nước trong q trình hình thành chính sách
thương mại. Trong các mơ hình thương mại, các nhà kinh tế học ln giả định là


15

có sự tồn dụng nhân cơng và các nguồn lực, đặc biệt là lao động có thể di
chuyển dễ dàng từ ngành này sang ngành khác. Song thực tế cho thấy những người
cơng nhân có thể hoặc bị thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp, những khiếm khuyết
trên thị trường vốn và lao động ngăn trở việc đưa các nguồn lực tới các ngành sản
xuất có lợi nhuận cao, khả năng công nghệ là khác nhau giữa các ngành, các nước.
Tất cả những khiếm khuyết của thị trường trong nước kiểu như vậy được sử dụng
làm cơ sở để chính phủ chưa thực hiện tự do mậu dịch theo đúng nghĩa của thuật
ngữ này. Mặc dù cơng nhận rằng một chính sách không can thiệp là điều đáng
mong ước, song khi các thị trường khác cịn hoạt động chưa được hồn hảo, thì
việc khơng can thiệp vào thị trường hàng hố sẽ khơng mang lại lợi ích mong

muốn. Ngược lại, việc can thiệp tuy tạo nên những méo mó nhưng lại có thể làm
tăng phúc lợi quốc gia, do nó cân bằng được các hậu quả của sự thất bại trên các
thị trường khác.
Bên cạnh những lập luận mang tính kinh tế trên đây, việc biện minh cho
chính sách thương mại cịn được dựa trên các lập luận mang tính chính trị, xã hội.
Lập luận về phúc lợi xã hội có trọng số cho rằng: trong một xã hội, các nhóm khác
nhau khơng có trọng số như nhau trong việc phân chia các lợi ích từ thương mại.
Vì vậy, thương mại sẽ giúp các chính phủ phân phối lại thu nhập có lợi cho các
nhóm được ủng hộ. Quan điểm về phúc lợi xã hội bảo thủ thì cho rằng các chính
phủ thường bảo thủ, khơng muốn có những thay đổi lớn trong phân phối thu nhập,
bất kể ai được, ai mất. Như vậy, nếu xem xét thuần tuý về mặt kinh tế, thương mại
tự do sẽ đem lại lợi ích tối đa cho các nước áp dụng. Song, trên thực tế, chính sách
thương mại của các chính phủ được hình thành trên cơ sở lợi ích nhiều mặt của
quốc gia - chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.
Đối với các nước đang phát triển, việc biện hộ cho chính sách thương mại
cịn được dựa trên lập luận về các ngành công nghiệp non trẻ. Lập luận này được
bắt nguồn từ tầm quan trọng của ngành công nghiệp chế tạo đối với sự phát triển
kinh tế của các quốc gia đang phát triển. Hiệp định chung về Thương mại và Thuế
quan (GATT) đã ủng hộ việc các nước đang phát triển dùng thuế quan, cũng như
các công cụ khác của chính sách thương mại để bảo hộ tạm thời các ngành công


16

nghiệp non trẻ trong nước nhằm chống lại sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu.
Tinh thần này được thể hiện trong điều XVIII của GATT.
Trên thực tế, lập luận về “các ngành cơng nghiệp non trẻ” có tính thuyết
phục đối với nhiều chính phủ ở các nước đang phát triển. Để phát triển ngành công
nghiệp trong nước, đa số các nước đang phát triển đã áp dụng chiến lược công
nghiệp hoá theo hai giai đoạn: thay thế nhập khẩu và thúc đẩy xuất khẩu và trong

mỗi giai đoạn có một chế độ mậu dịch tương ứng. Về cơ bản, những người ủng hộ
chiến lược thay thế nhập khẩu cho rằng các nước đang phát triển ban đầu nên sản
xuất ở trong nước các loại hàng tiêu dùng đơn giản mà trước đây được nhập khẩu,
sau đó thay thế hàng nhập khẩu thông qua sản xuất ở trong nước nhiều chủng loại
hàng công nghiệp tinh vi hơn. Để các ngành công nghiệp non trẻ này, tức các
ngành cơng nghiệp có khả năng cạnh tranh tiềm tàng trên thị trường quốc tế, phát
triển được cần phải có sự trợ giúp của các chính phủ thơng qua việc áp dụng thuế
quan nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu... Việc làm trên là cần thiết, vì nó cho phép
các nhà sản xuất có giá thành cao hơn ở trong nước có đủ thời gian để “học cách
làm ăn” và đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, tiến tới giảm giá thành và nâng
cao khả năng cạnh tranh của hàng hố. Lúc đó, thuế quan cũng như chính sách
khác sẽ được giảm dần.
Như vậy, về mặt lý thuyết, lập luận về “các ngành công nghiệp non trẻ”
như là cơ sở cho sự tồn tại của thuế quan ở các nước đang phát triển là hợp lý và
mang tính tạm thời. Thế nhưng, việc thực hiện ý tưởng này trên thực tế đã gặp phải
những vấn đề nan giải. Việc xác định ngay từ khi bắt đầu q trình cơng nghiệp
hố các ngành cơng nghiệp có lợi thế so sánh trong tương lai là khơng đơn giản và
càng không phải là một ý tưởng tốt. Bởi vì, khi được xác định trên cơ sở các yếu tố
như tài nguyên, trình độ kỹ thuật, quản lý và sở thích tiêu dùng của mỗi quốc gia,
lợi thế so sánh của quốc gia đó ln thay đổi theo thời gian. Do vậy, các ngành
công nghiệp cần được bảo hộ ln thay thế nhau trong suốt q trình cơng nghiệp
hố ở các nước đang phát triển. Vì thế, có thể nói một chế độ thương mại khơng có
thuế quan (và các cản trở khác) không thể tồn tại trên thực tế, bất kể ở các nước
phát triển hay đang phát triển, mặc dù nó được chứng minh là mang lại phúc lợi tối
đa cho xã hội.


17

1.1.2.3. Vấn đề bảo hộ mậu dịch

Như đã phân tích ở trên, việc áp dụng thuế nhập khẩu chỉ bảo vệ được
quyền lợi của một số nhà sản xuất kém hiệu quả trong nước, hạn ngạch nhập khẩu
chỉ làm lợi cho những ai được cấp phép, trợ cấp xuất khẩu thì gây tốn kém cho nhà
nước... Suy cho cùng, tác động của các cơng cụ chính sách thương mại là nhằm
bảo hộ các nhà sản xuất và thị trường trong nước khỏi sự xâm nhập ồ ạt của nước
ngoài hoặc bảo hộ một nhóm người nào đó. Mỗi loại cơng cụ có tác động bảo hộ
khác nhau. Để hạn chế nhập khẩu, có thể dùng thuế quan hoặc hạn ngạch. Song
với cùng một mức nhập khẩu, việc áp dụng hạn ngạch dẫn đến việc tăng giá trong
nước cao hơn và giảm sản xuất trong nước nhiều hơn so với khi áp dụng thuế
quan. Hay nói cách khác, để có được cùng một mức bảo hộ, việc áp dụng thuế
quan sẽ làm cho nền kinh tế đỡ bị thiệt hại hơn so với áp dụng hạn ngạch.
Người ta phân biệt hai loại bảo hộ là bảo hộ danh nghĩa và bảo hộ thực tế.
Cơ cấu của bảo hộ danh nghĩa bao gồm các loại thuế quan danh nghĩa và các biện
pháp phi thuế quan tương ứng. Các công cụ này được sử dụng khá rộng rãi ở các
nước đang phát triển và chúng thường cao hơn (hàm ý rằng mức bảo hộ danh
nghĩa cao hơn) so với các nước phát triển.
Để xác định chính xác hơn về mức độ bảo hộ của một quốc gia thơng qua
chính sách thương mại, người ta thường sử dụng khái niệm bảo hộ thực tế. Nó
khác với bảo hộ danh nghĩa ở chỗ: nó bảo hộ các ngành công nghiệp thông qua
việc tác động vào mức giá các đầu vào, còn bảo hộ danh nghĩa thì tác động vào giá
đầu ra. Do có mối tương quan với giá cả, nên có trường hợp tỷ lệ bảo hộ thực tế
cao hơn so với mức bảo hộ danh nghĩa và ngược lại. Việc xác định mức bảo hộ
thực tế thường địi hỏi một lượng thơng tin ban đầu lớn hơn nhiều so với việc xác
định mức bảo hộ danh nghĩa. Chúng bao gồm thông tin về các đầu vào, mức thuế
quan của chúng, mức giá thế giới của sản phẩm cuối cùng khi khơng có thuế quan
và liên quan với nó là tỷ giá hối đối, giá trị tăng thêm của ngành được bảo hộ, tỷ
lệ các đầu vào khơng trao đổi được. Chính vì vậy, tỷ lệ bảo hộ thực tế thường được
sử dụng để phân tích tác động của chính sách thương mại lên phân bổ các nguồn
lực và thay đổi tỷ giá hối đoái.



18

Bằng cách áp dụng phương pháp cân bằng chung, các nhà kinh tế đã chứng
minh rằng kết quả bảo hộ của chính sách thương mại có những tác động nhất định lên
các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Trên cơ sở tổng kết các kết quả nghiên cứu khác
nhau, David Greenaway và Chris Milner đã đưa ra một số tác động cụ thể sau: tỷ lệ
bảo hộ thực tế tác động lên sự phân bổ nguồn lực; việc bảo hộ gây tổn thất cho phúc
lợi xã hội; kết quả bảo hộ của chính sách thương mại tác động lên cơ cấu thị trường;
và chính sách thương mại có tác động lên thu nhập ngân sách của các chính phủ.
Như vậy, mặc dù các nhà kinh tế đều chứng minh rằng thương mại tự do sẽ
đem lại lợi ích tối đa cho các dân tộc, nhưng các chính phủ lại có nhiều lý do khác
nhau để biện hộ cho sự tồn tại của chính sách thương mại; các lý do này thường
liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và mức độ ổn định chính trị của
quốc gia… Thông qua các công cụ như thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu, hạn chế
xuất khẩu tự nguyện, hàm lượng nội địa của sản phẩm..., việc thực hiện chính sách
thương mại ln tạo nên một tác động mang tính hai mặt. Một mặt, nó có thể tác
động đến việc phân bổ các nguồn lực trong dài hạn, có đóng góp vào nguồn thu
ngân sách, nhưng mặt khác nó lại tạo nên những tổn thất cho xã hội về mặt phúc lợi.
1.1.3. Tự do hố thương mại: Khái niệm, trình tự, nội dung và các cấp độ
Như đã khẳng định ở trên, mặc dù tự do hoá thương mại đem lại lợi ích cho
mọi quốc gia nhưng các quốc gia vẫn phải áp dụng các chính sách thương mại vì các
mục đích chính trị, kinh tế và phúc lợi xã hội của mình. Do vậy, việc tiến hành tự do
hố thương mại đòi hỏi cần phải thực hiện theo lộ trình và có các cấp độ nhất định.
1.1.3.1. Khái niệm và trình tự tiến hành tự do hố thương mại
a. Khái niệm
Tự do hoá thƣơng mại là một thuật ngữ chung để chỉ hoạt động loại bỏ các
cản trở hiện hành đối với thương mại hàng hoá và dịch vụ. Thuật ngữ này có thể
bao hàm cả việc loại bỏ các cản trở đối với đầu tư, nếu thị trường được nghiên cứu
cần đầu tư để tiếp cận thị trường. Mục đích cuối cùng của tự do hố thương mại là

xố bỏ hồn tồn mọi cản trở đối với thương mại, tức là đạt được chế độ thương
mại tự do. Tuy nhiên, đây chỉ là cái đích để vươn tới. Hiện tại, việc di chuyển hàng
hoá, dịch vụ, vốn và lao động giữa các quốc gia vẫn là một mục tiêu điều chỉnh của
các chính phủ.


19

Các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về tự do hoá thương
mại.
Định nghĩa được sử dụng rộng rãi về tự do hoá thương mại được xây dựng
dựa trên quan điểm về tính trung lập. Tính trung lập được định nghĩa như là một
tình huống, trong đó tỷ lệ hối đối có hiệu quả đối với hàng xuất khẩu của một
nước - tỷ lệ hối đoái danh nghĩa được điều chỉnh đối với thuế xuất khẩu và trợ cấp
xuất khẩu - là tương đương với tỷ lệ hối đối có hiệu quả đối với hàng nhập khẩu.
Thể chế trung lập được hoàn thiện bằng cách giảm bớt thuế quan đối với hàng xuất
khẩu để thúc đẩy xuất khẩu và xoá bỏ các trợ cấp đối với xuất khẩu nhằm làm tăng
hiệu quả sử dụng các nguồn lực khan hiếm. Trên cơ sở đó, một chế độ thương mại
hồn tồn trung lập là chế độ mà nó tạo nên những khuyến khích như nhau đối với
việc bán hàng trong nước cũng như xuất khẩu. Như vậy, về ngun tắc, đây là một
chế độ khơng có sự can thiệp của nhà nước. Từ đó, mọi cải cách nhằm đưa chế độ
thương mại của một nước gần đến trạng thái trung lập được gọi là tự do hoá
thương mại [18].
Nếu hiểu theo nghĩa rộng, tự do hoá thương mại có thể tiến hành dưới hai
hình thức: những thay đổi trong giá cả (ví dụ như giảm thuế) và những thay đổi về
hình thức can thiệp (ví dụ chuyển từ việc áp dụng các hạn ngạch nhập khẩu sang
thuế quan). Theo định nghĩa trên, tự do hoá thương mại là cần thiết đối với bất cứ
nước nào, khi chế độ thương mại của họ có sự phân biệt đối xử giữa hàng hoá nhập
khẩu với hàng xuất khẩu, giữa người sản xuất trong nước với nước ngoài, giữa
nước này với nước khác. Nếu tự do hoá thương mại được tiến hành ở nhiều nước

sẽ đạt được sự phân bổ các nguồn lực có hiệu quả hơn khơng những trong phạm vi
nội bộ một nước, mà còn mở rộng trên phạm vi quốc tế.
Định nghĩa thứ hai về tự do hoá thương mại được hai nhà kinh tế học nổi
tiếng là Anne Krueger và Jagdich Bhagwati đưa ra vào cuối thập kỷ 1970 khi
nghiên cứu về chủ nghĩa bảo hộ ở các nước đang phát triển. Trên cơ sở phân tích
sự không tương đồng giữa việc bảo hộ bằng hạn ngạch và thuế quan, các nhà kinh
tế này cho rằng tự do hoá thương mại ở các nước đang phát triển là “một quá trình
chuyển dịch khỏi các hạn chế bằng hạn ngạch với những tỷ giá hối đoái mất cân
bằng đến một hệ thống chỉ sử dụng thuế quan với tỷ giá hối đoái cân bằng”. Điều


20

đó hàm ý rằng q trình tự do thương mại được tiến hành đồng thời với những cải
cách về thuế và tỷ giá hối đối, hay nói tổng qt hơn, với những cải cách chính
sách trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Định nghĩa thứ ba được Michael Mussa sử dụng, khi ông nghiên cứu về mối
quan hệ giữa các chính sách vĩ mơ và tự do hố thương mại ở các nước đang phát
triển. Ông viết: “Tự do hoá (thương mại) được hiểu là giảm mức bảo hộ nói chung
và thu hẹp khoảng chênh lệch mức bảo hộ giữa các ngành khác nhau”. Mục đích
của những nỗ lực cải cách này là cải thiện phúc lợi kinh tế thông qua phân bổ tốt
hơn các nguồn lực, tức chuyển dịch chúng từ các ngành thay thế nhập khẩu sang
các ngành có định hướng xuất khẩu. Điều này có nghĩa rằng mục tiêu sẽ đạt được
trong dài hạn, còn trong ngắn hạn tự do hoá thương mại thường tác động lên ngân
sách chính phủ, tổng sản lượng, việc làm, giá cả và cán cân thanh toán, tức những
vấn đề thuộc sự điều tiết của các chính sách kinh tế vĩ mơ. Do vậy, mối quan hệ
giữa tự do hố thương mại và các chính sách kinh tế vĩ mơ là rất chặt chẽ và chúng
cần phải được quan tâm thích đáng.
Có thể nhận thấy trong định nghĩa thứ hai, tuy đã nêu được sự cần thiết của
mối liên hệ giữa các chính sách khác với chính sách thương mại trong q trình cải

cách, song quy mơ của tự do hố thương mại vẫn còn hạn chế, mới chỉ chuyển
sang một thể chế đơn giản hơn. Còn theo định nghĩa thứ ba, tuy tự do hoá thương
mại chỉ bao hàm những cải cách trong lĩnh vực chính sách thương mại, song sẽ
khó thành cơng nếu trong q trình thực hiện chúng ta không quan tâm đến mối
liên hệ giữa việc cải cách chính sách thương mại với các cải cách chính sách kinh
tế vĩ mơ.
Từ việc phân tích trên, có thể đưa ra định nghĩa về tự do hoá thƣơng mại
là những cải cách nhằm xoá bỏ dần dần mọi cản trở đối với thương mại, bao gồm
thuế quan và phi thuế quan, trong từng giai đoạn, thời kỳ phát triển của nền kinh
tế và có sự tương tác với các chính sách khác trong hệ thống chính sách kinh tế
của chính phủ.
b. Trình tự tiến hành


21

Các nước thường tiến hành cải cách thương mại thông qua các chương
trình tự do hố thương mại khác nhau. Việc thiết kế một chương trình cần phải
tuân thủ theo một trình tự nhất định.
Trước hết, cần phải xác định mục tiêu và bối cảnh của cải cách. Một
chương trình tự do hố thương mại có thể đặt cho mình mục tiêu là loại bỏ hoàn
toàn mọi sự can thiệp hay chỉ nhằm giảm các mức thuế hiện hành. Chương trình
này có thể tiến hành đơn lẻ (cải cách bộ phận) hoặc có thể đồng thời với các
chương trình cải cách trong các lĩnh vực khác như tài chính, thị trường lao động...
(cải cách toàn diện) trong phạm vi nền kinh tế quốc gia, hoặc cũng có thể tiến
hành đồng thời với các chương trình tự do hố thương mại ở các cấp độ khác nhau
trên phạm vi khu vực và quốc tế.
Bước thứ hai là xác định đặc trƣng của thời điểm tiến hành để đưa ra tốc
độ cải cách phù hợp. Trên thực tế, một chương trình tự do hố thương mại có thể
được bắt đầu vào mọi thời điểm trong quá trình phát triển kinh tế của một nước.

Tuy vậy, có thể thấy thời điểm bắt đầu cải cách thường rơi vào ba loại: khủng
hoảng, ổn định và các trường hợp trung gian. Nếu chương trình được bắt đầu trong
điều kiện khủng hoảng, nó thường mang tính chất mạnh và nhanh để đảm bảo có
thể tồn tại được lâu dài. Nếu nền kinh tế ở trong trạng thái ổn định, các chương
trình cải cách thường mang tính từ từ, vì cơ may thành cơng của nó là rất lớn.
Bước thứ ba là xác định trình tự cần thiết cho cuộc cải cách. Bất kể chương
trình cải cách mang tính bộ phận hay tồn diện, nó cần phải được đặt trong một
trình tự nhất định của quá trình tự do hoá nền kinh tế. Căn cứ vào điều kiện cụ thể
khi bắt đầu cải cách, mỗi nước có thể đặt cho mình một trình tự cải cách khác
nhau. Song, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, các nhà kinh tế đã tìm ra được một
trình tự tự do hố kinh tế tối ưu, rằng khơng thể xố bỏ kiểm soát vốn trước khi tự
do hoá thị trường tài chính và tự do hố thương mại. Tư tưởng này đã được
R.I.McKinnon đưa ra trong cuốn “Trình tự tự do hố kinh tế - Quản lý tài chính
trong q trình chuyển sang nền kinh tế thị trường”. Ông cho rằng có thể tìm ra
một trình tự tự do hố phổ biến cho các nước đang phát triển dựa trên yêu cầu là
phải kiểm soát được bên trong trước khi mở cửa ra bên ngồi. Điều đó hàm ý rằng
để có thể mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ tài chính trong nước, trước hết phải


22

cân đối tài chính của chính phủ (bằng cải cách thuế, tư nhân hố doanh nghiệp
nhà nước khơng hiệu quả, giảm bớt chi tiêu ngoài ngân sách), mở cửa thị trường
vốn trong nước trong điều kiện phi tập trung hoá từng bước đối với hệ thống ngân
hàng để đảm bảo sự lưu thơng tín dụng cần thiết, tiếp đó là tự do hoá hối đoái với
sự ưu tiên tự do hoá giao dịch thanh toán trên tài khoản vãng lai so với các dòng
vốn quốc tế. Trên nền tảng như vậy, cộng với một chính sách tỷ giá hối đối thống
nhất, linh hoạt, tiến hành tự do hoá ngoại thương, nhưng vẫn duy trì kiểm sốt
ngoại tệ ở mức độ nhất định và mở rộng từ từ sự tham gia của các ngân hàng nước
ngoài vào thị trường vốn trong nước. Chỉ khi nào ngân hàng trong nước được tự do

hoàn toàn và đủ mạnh, kiềm chế được lạm phát, mới áp dụng chế độ chuyển đổi
ngoại tệ tự do trên tài khoản vốn và đó thường là bước đi cuối cùng của một trình
tự tự do hố kinh tế tối ưu.
Cùng với việc xác định vị trí của tự do hố thương mại trong một trình tự tự
do hố kinh tế tối ưu, cần phải xác định trình tự của bản thân q trình cải cách đó
nữa. Do tính minh bạch của thuế quan lớn hơn và tác động bảo hộ của nó thấp hơn
các hạn ngạch nhập khẩu, nên bước đầu tiên mà các chính phủ nên làm là thay thế
các hạn ngạch bằng các mức thuế quan tương ứng, tiếp đó là thay đổi dần dần các
mức thuế quan, theo hướng giảm dần độ phân tán giữa chúng và sự khác nhau giữa
các ngành, tiến tới giảm dần mức thuế quan trung bình nhằm từng bước loại bỏ sự
phân biệt đối xử giữa khu vực thay thế nhập khẩu với các hoạt động xuất khẩu,
giữa các nhà sản xuất trong nước với các nhà sản xuất nước ngoài.
1.1.3.2. Nội dung và các cấp độ của tự do hoá thương mại
a. Nội dung
Trên cơ sở mục tiêu, tốc độ và trình tự đã được xác định, căn cứ vào những
điều kiện kinh tế ban đầu, tính khả thi về chính trị và năng lực hành chính, các nhà
hoạch định chính sách sẽ xác định nội dung của chương trình, bao gồm những biện
pháp cải cách cụ thể trong lĩnh vực thuế quan, phi thuế quan, cũng như các cải
cách chính sách liên quan khác.
Việc cải cách thuế quan và phi thuế quan được thực hiện thông qua nhiều
biện pháp khác nhau. Chúng có thể được giảm bớt về mặt danh nghĩa, được cải
cách tồn diện, có thể giảm bớt diện được miễn thuế hoặc giảm mức bảo hộ thực tế


×