Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Hoạt động thương mại điện tử của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong quá trình hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 87 trang )



1
MC LC

Lời giới thiệu

Chng 1: NHữNG VấN Đề CHUNG về th-ơng mại điện
tử

1.1. Khỏi nim Thng mi in t:

1.1.1. nh ngha

1.1.2. Cỏc hỡnh thc v c im

1.1.3. Li ich kinh t

1.2. C s phỏt trin thng mi in

1.2.1. H tng cụng ngh v dch v h tr TMT

1.2.2. H thng phỏp lut

1.2.3. Cỏc mụ hỡnh doanh nghip ỏp dng TMT

1.3. C s phỏt trin thng mi in t ti Vit Nam

1.3.1. TMT trờn th gii v bi hc cho Vit Nam

1.3.2. Tim nng phỏt trin TMT ti Vit Nam



1.3.3. TMT trong quỏ trỡnh hi nhp

Chng 2: THựC TRạNG áP DụNG THƯƠNG MạI ĐIệN Tử
CủA CáC doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

2.1. H tng c s phỏt trin TMT ti Vit Nam

2.1.1. H tng kinh t, xó hi, phỏp lý

2.1.2. H tng cụng ngh

2.2. Thc trng ỏp dng TMT cỏc doanh nghip XNK Vit Nam

2.2.1. Tỡnh hỡnh ng dng TMT ti cỏc doanh nghip xut nhp
khu Vit Nam phõn theo ngnh hng hoỏ

2.2.2. Hot ng ca cỏc sn giao dch in t

2.2.3. Mt s hỡnh thc ng dng TMT khỏc



2
2.3. C hi v thỏch thc trong vic phỏt trin TMT Vit Nam

2.3.1. C hi

2.3.2. Thỏch thc


2.3.3. Nhng vn t ra

Chng 3: Một số khuyến nghị giảI pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của TMĐT cho các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

3.1. Nhng khuyn ngh i vi Nh nc:

3.1.1. Nhúm gii phỏp nhm hon thin h thng phỏp lý

3.1.2. Nhúm gii phỏp nhm nõng cao nng lc qun lý ca Nh nc

3.1.3. Nhúm gii phỏp h tr doanh nghip

3.2. i vi doanh nghip

3.2.1. Xỏc nh mụ hỡnh ng dng TMT thớch hp

3.2.2. u t hp lý cho TMT

3.2.3. Ch ng nõng cao nhn thc v TMT

3.2.4. Thỳc y s hỡnh thnh ca cỏc t chc h tr TMT

3.2.5. y mnh cỏc dch v h tr CNTT

3.3. i vi ngi tiờu dựng

3.3.1. Thay i tp quỏn mua sm


3.3.2. Nõng cao ý thc s dng mng









3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


ADSL: Đường thuế bao số không đối xứng
AFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
APEC: Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương
B2B: Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
CNTT: Công nghệ thông tin
ECVN: Cổng thương mại điện tử quốc gia
TMĐT: Thương mại điện tử
VCCI: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
WTO: Tổ chức thương mại thế giới



















4
LỜI MỞ ĐẦU

Thương mại điện tử là phương thức kinh doanh mới của nền kinh tế tri
thức, trong đó, các hoạt động thương mại như trao đổi thông tin, mua bán hàng
hoá, đấu thầu, marketing, … đều được thực hiện thông qua các phương tiện điện
tử, trên cơ sở của hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông. Đông đảo các
doanh nghiệp đã nhận thấy những lợi ích thiết thực của thương mại điện tử
thông qua việc cắt giảm được chi phí giao dịch, tìm được nhiều bạn hàng mới
hơn từ thị trường trong nước và nước ngoài, số lượng khách hàng và đối tác
giao dịch qua thư điện tử nhiều hơn, … Từ năm 2000 đến nay, thương mại điện
tử Việt Nam đã dần hình thành và thu hút được sự quan tâm của các doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Vì thương mại điện tử vẫn còn là vấn đề mới, lại có thuận lợi là đang làm
việc trong một công ty chuyên về lĩnh vực thương mại điện tử, tác giả đã mạnh dạn
chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình là: “Hoạt động thương mại điện tử
của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong tiến trình hội nhập”.
Luận văn được tác giả thực hiện nhằm tìm hiểu có hệ thống và khoa học

các vấn đề của thương mại điện tử nói chung và thương mại điện tử ở Việt Nam
những năm vừa qua. Đây là một đề tài mới, không nhiều tài liệu tham khảo. Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận
tình của thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS Ngô Xuân Bình – Viện Kinh tế Đông
Bắc Á và Ban giám đốc, toàn bộ nhân viên Công ty Truyền thông trực tuyến
Việt Nam – nơi tác giả đang làm việc. Qua đây, tác giả xin bày tỏ lời cám ơn
chân thành tới Thầy giáo hướng dẫn, Ban giám đốc Công ty Truyền thông trực
tuyến Việt Nam và các bạn đồng nghiệp.





5
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.4. Khái niệm Thƣơng mại điện tử:
Từ khi Tim Berners-Lee phát minh ra World Wide Web (mạng các website
toàn cầu) vào năm 1990, các tổ chức, cá nhân đã tích cực khai thác, phát triển
thêm World Wide Web, đi đầu là các doanh nghiệp Mỹ. Các doanh nghiệp nhận
thấy, World Wide Web giúp họ rất nhiều trong việc trưng bày, cung cấp, chia sẻ
thông tin, liên lạc với đối tác… một cách nhanh chóng, tiện lợi, kinh tế. Từ đó,
doanh nghiệp, cá nhân trên toàn cầu đã tích cực khai thác thế mạnh của Internet,
World Wide Web để phục vụ việc kinh doanh, hình thành nên khái niệm
Thương mại điện tử (TMĐT).
1.4.1. Định nghĩa
Thương mại điện tử (e-commerce) chỉ việc thực hiện những giao dịch
thương mại dựa trên các công cụ điện tử (electronic) mà cụ thể là mạng Internet
và World Wide Web (những trang web hay website). Hiện nay, có nhiều quan
điểm khác nhau về TMĐT nhưng tựu chung lại, có hai quan điểm lớn trên thế

giới xin được nêu ra dưới đây:
Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu về
Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế
(UNCITRAL): Thuật ngữ Thương mại điện tử cần được diễn giải theo nghĩa
rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương
mại dù có hay không có hợp đồng. Các vấn đề mạng tính thương mại bao gồm
các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá
hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại, uỷ thác
hoa hang; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công
trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô
nhượng; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không,
đường sắt hoặc đường bộ. Như vậy, có thể thấy rằng, phạm vi của TMĐT rất


6
rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hoá và
dịch vụ chỉ là một trong rất nhiều lĩnh vực áp dụng của TMĐT .
Uỷ ban Châu Âu đưa ra định nghĩa về TMĐT như sau: TMĐT được hiểu là
việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên
việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh.
TMĐT gồm nhiều hành vi, trong đó, hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ
qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển
tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp
tác thiết kế, tài nguyên mạng, mau sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến tới người
tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. TMĐT được thực hiện đối với cả thương
mại hàng hoá và thương mại dịch vụ; các hoạt động thương mại truyền thống và
các hoạt động mới (như siêu thị ảo).
Tóm lại, theo nghĩa rộng thì TMĐT có thể được hiểu là các giao dịch tài
chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử,
chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng.

TMĐT theo nghĩa hẹp bao gồm các hoạt động thương mại được thức hiện
thông qua mạng Internet. Các tổ chức như: Tổ chức thương mại quốc tế (WTO),
Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế đưa ra các khái niệm về TMĐT theo hướng
này. TMĐT được nói đến ở đây là hình thức mua bán hàng hoá được bày tại các
trang web trên Internet với phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng. Có thể
nói rằng, TMĐT đang trở thành một cuộc cách mạng về cách thức mua sắm của con
người.
Theo WTO: TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân
phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được
giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những
thông tin được số hoá thông qua mạng Internet.


7
Khái niệm TMĐT do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên hợp quốc
đưa ra là: Thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương
mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet.
Theo các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu được rằng theo nghĩa hẹp
TMĐT chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện thông qua
mạng Internet mà không tính đến các phương tiện điện tử khác như điện thoại,
fax, telex, ….
Qua nghiên cứu các khái niệm về TMĐT như trên, hiểu theo nghĩa rộng
thì hoạt động thương mại được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin
liên lạc đã tồn tại hàng chục năm nay và đạt tới doanh số hàng tỷ USD mỗi
ngày. Theo nghĩa hẹp thì TMĐT chỉ mới tồ tại được vài năm nay nhưng đã đạt
được kết quả rất đáng quan tâm, TMĐT chỉ gồm các hoạt động thương mại
được tiến hành trên mạng máy tính mở như Internet. Trên thực tế, chính các
hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ
TMĐT.
So với thương mại truyền thống, Thương mại điện tử có một số điểm khác

biệt như sau:
 Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với
nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.
 Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của
khái niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trong một thị
trường thống nhất toàn cầu. TMĐT trực tiếp tác động tới môi trường cạnh
tranh toàn cầu.
 Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia ít nhất của ba chủ
thể, trong đó, có một bên không thể thiếu được là nhà cung cấp dịch vụ
mạng, các cơ quan chứng thực.


8
 Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương
tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính
là thị trường.
1.4.2. Các hình thức và đặc điểm
Về hình thức, TMĐT theo bản chất giao dịch, có thể được chia làm ba loại
chính sau: B2B, B2C và C2C.
B2B (Business-to-Business): có nghĩa là giao dịch TMĐT giữa doanh
nghiệp và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dùng mạng Internet, website để trao
đổi thông tin mua bán, tìm kiếm khách hàng, trưng bày sản phẩm, them chí cho
phép đấu giá cung cấp hàng hoá, đấu thầu trên mạng, …
B2C (Business-to-Consumer): là giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp và cá
nhân người tiêu dùng. Các doanh nghiệp trưng bày thông tin, sản phẩm, dịch vụ
trên mạng để quảng bá đến với các cá nhân tiêu dùng, dùng mạng Internet để
phục vụ các cá nhân tiêu dùng như cho phép họ thực hiện việc mua hàng, trả
tiền quan mạng, trả lời mọi câu hỏi của khách hàng, …
C2C (Consumer – to – Consumer): là giao dịch TMĐT giữa các cá nhân
với nhau. Một website được một doanh nghiệp xây dựng nhằm mục đích tạo

“sân chơi” cho các cá nhân có nhu cầu trao đổi thông tin, mua bán với nhau.
Ngoài doanh nghiệp và người tiêu dùng, trong nền kinh tế còn có sự tham
gia của Chính phủ với tư cách là một thực thể kinh tế, một đối tác kinh doanh.
Do đó, cũng có thể, TMĐT còn có nhiều hình thức hơn.






9


Chính phủ

Doanh nghiệp

Ngƣời tiêu dùng

Chính phủ
G2G
(Ví dụ: điều phối)
G2B
(Ví dụ: thông tin)
G2C
(Ví dụ: thông tin)

Doanh nghiệp
B2G
(Ví dụ: đấu thầu)

B2B
Thương mại
điện tử
B2C
Thương mại
điện tử

Ngƣời tiêu
dùng
C2G
(Ví dụ: đóng thuế)
C2B
(Ví dụ: So sánh
giá cả)
C2C
(Ví dụ: đấu giá)

Bảng 1.1: Các hình thức giao dịch Thương mại điện tử
Về đặc điểm, Thương mại điện tử có một số đặc điểm cơ bản sau:
- Chi phí đầu tư thấp, phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp.
- Sử dụng kỹ thuật số trong toàn bộ quá trình giao dịch.
- Giao dịch diễn ra liên tục, không có thời gian trễ.
- Thông tin luôn được cập nhật
- Tự động hoá trong các giao dịch người - máy.
- Quá trình thanh toán thực hiện bằng điện tử thông qua các ứng dụng của
Thương mại điện tử.
- Quá trình giao hàng thực hiện bằng điện tử với các mặt hàng được số hoá.
Để thấy rõ hơn đặc điểm của TMĐT, có thể xem xét một quá trình mua hàng
cho một doanh nghiệp trong hai trường hợp: ứng dụng TMĐT và mua hàng theo
cách truyền thống (Bảng 2). Có những bước được thực hiện giống nhau trong cả

hai cách thức, nhưng phương pháp nhận và truyền thông tin trong hai chu trình
lại rất khác nhau. Rất nhiều phương tiện truyền tin được sử dụng trong thương
mại truyền thống làm cho sự phối hợp trở nên khó khăn hơn và làm tăng thời
gian cần thiết cho cả quá trình. Nhưng khi ứng dụng TMĐT, các bước đều sử


10
dụng đến kỹ thuật số, chỉ có các ứng dụng khác nhau để chuyển và xử lý dữ liệu
trong suốt quá trình. Hiệu quả tăng hơn hẳn do ta có thể có toàn bộ các thông tin
ngay lập tức và cũng có thể mua hàng ngay với chỉ một loại phương tiện truyền tin.
Đây chính là lợi ích mà TMĐT sẽ mang lại. Tuy hàng hoá thông thường thì
không thể chuyển qua Internet, nhưng ngày càng có nhiều hàng hoá và dịch vụ
(như phần mềm chương trình máy tính, trò chơi, thông tin, ) cho phép ta truyền
tải bằng điện tử, làm cho TMĐT thực sự trở nên mạng mẽ và cần thiết hơn bao
giờ hết.


Các bước
Thƣơng mại
truyền thống
Thƣơng mại
điện tử
Ƣu điểm của
thƣơng mại điện tử
Thu thập
thông tin về
sản phẩm
Tạp chí, tờ rơi,
Catalog sản phẩm
Các trang web

Thông tin sản phẩm
luôn được cập nhật
Yêu cầu một
loại hàng
mẫu
Mẫu (thư) yêu
cầu
Thư điện tử
Phản hồi nhanh
Nhận thông
tin
Bưu chính,
trực tiếp
Thư điện tử,
trang web
Thu nhận thông tin
nhanh
Xem chi tiết
sản phẩm,
giá cả
Các quyển
Catalog
Catalog điện tử,
các gian hàng
trực tuyến
Thông tin chi tiết,
hình ảnh phong phú
Kiểm tra khả
năng cung
cấp và giá cả

Điện thoại, fax
Thư điện tử
Cho két quả nhanh
Lập đơn
đặt hàng
Mẫu in sẵn
Thư điên tử,
trang web
Không phải in ấn


11
Gửi, nhận
đơn hàng
Fax, bưu điện
Thư điện tử
Nhanh, chính xác
Kiểm tra kho
hàng
Mẫu in sẵn, điện
thoại, fax
Cơ sở dữ liệu trực
tuyến
Số liệu chính xác do
luôn cập nhật
Lập lịch giao
hàng
Mẫu in sẵn
Thư điện tử, cơ
sở dữ liệu trực

tuyến
Có khả năng tự động
hoá
Viết hoá đơn
Mẫu in sẵn
Cơ sở dữ liệu
trực tuyến
Tự động
Chuyển hàng
Người chuyển
hàng
Người chuyển
hàng, Internet
Gần như tức thời đối
với sản phẩm số hoá
Giấy báo đã
nhận hàng
Mẫu in sẵn
Thư điện tử
Nhanh
Gửi, nhận
hoá đơn
Bưu điện, fax
Thư điện tử
Nhanh
Lập lịch
thanh toán
Mẫu in sẵn
Cơ sở dữ liệu
trực tuyến

Có khả năng tự
động hoá
Nhận, trả
tiền
Tiền mặt,
chuyển khoản
Trao đổi dữ liệu
điện tử
Có khả năng tự
động hoá

Bảng 1.2: So sánh TMĐT và TM truyền thống

1.4.3. Lợi ich kinh tế:
Việc ứng dụng và phát triển TMĐT thực sự mang lại lợi ích về nhiều mặt
cho các chủ thể hoạt động. Đó là lợi ích kinh tế đối với tổ chức kinh doanh; lợi
ích xã hội đối với cộng đồng và nhiều tiện ích cho khách hàng người tiêu dùng.
Đối với tổ chức kinh doanh


12
 TMĐT giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
Chỉ cần một lượng tiền vốn tối thiểu, doanh nghiệp có thể dễ dàng và
nhanh chóng tăng thêm lượng khách hàng, và các nhà cung cấp có chất
lượng cao có thể lựa chọn được các đối tác thích hợp trên phạm vi toàn
cầu.
 Thương mại điện tử giảm các chi phí phát sinh, xử lý, phân phối, dự trữ
và giảm thiểu chi phí trong việc thu nhận thông tin. Ví dụ, thông qua việc
sản phẩm dụng TMĐT , các doanh nghiệp có thể cắt giảm các chi phí
hành chính, chi phí vô hình trong quá trình mua hàng, mức này có thể đạt

tới 85%. Ngoài ra, TMĐT còn đem lại những lợi ích trong quá trình thanh
toán, ví dụ điển hình là phát hành phương tiện thanh toán của Quỹ Liên
bang Mỹ, chi phí để phát hành một cuốn séc giấy giá là 43 cent, trong khi
đó, chi phí cho thanh toán điện tử chỉ mất có 2 cent.
 Tạo khả năng chuyên môn hoá cao trong kinh doanh. Ví dụ như trong
kinh doanh đồ chơi bằng gỗ dành cho thiếu nhi, chỉ có thể mua ở các cửa
hàng đồ chơi, ở các nhà sách, thì nay đã có hẳn một trang web chuyên
môn hoá bán mặt hàng này ( ở nước ngoài có www.woodentoys.com, ở
Việt Nam có www.dochoithongminh.com ).
 TMĐT cho phép doanh nghiệp có thể giảm mức tồn kho cũng như các chi
phí quản lý thông qua sản phẩm dụng mô hình “kéo” trong việc quản lý
chuỗi cung cấp. Trong mô hình “kéo”, quy trình bắt đầu từ các nhu cầu
của khách hàng và doanh nghiệp sản phẩm dụng nguyên tắc đsản phẩm
ứng kịp thời trong sản xuất. Quá trình ứng dụng mô hình “kéo” giúp
doanh nghiệp có thể đsản phẩm ứng được các nhu cầu cụ thể cho từng đối
tượng khách hàng riêng biệt. Như vậy, doanh nghiệp có thể tăng được lợi
thế cạnh tranh trong kinh doanh.
 TMĐT giúp giảm thời gian trong quá trình mua và bán, từ khâu thanh
toán đến khâu giao hàng hoá và dịch vụ.


13
 Tạo tiền đề cơ cấu lại bộ máy kinh doanh với các công nhân lành nghề,
các cán bộ có kinh nghiệm, cũng như đội ngũ bán hàng có triển vọng.
 Giảm các chi phí cho bưu chính viễn thông.
 Các lợi ích khác như quảng bá doanh nghiệp, cải tiến các dịch vụ cung
cấp cho khách hàng, tìm các đối tác mới, đơn giản hoá các quy trình,
giảm thời gian giao hàng, tăng hiệu quả, giảm lưu trữ giấy tờ tài liệu, dễ
dàng cập nhật thông tin, giảm chi phí vận tải cũng như tăng khả năng đáp
ứng linh hoạt.

Đối với khách hàng
 Tạo điều kiện cho khách hàng khả năng lựa chọn các nhà cung cấp khác
nhau, cũng như các thị trường khác nhau về cùng một loại sản phẩm mà
họ quan tâm như giá cả, mẫu mã, dịch vụ; từ đó khách hàng ra quyết định
của họ, và thực hiện các giao dịch trên mạng 24/24 giờ vào tất cả các
ngày trong tuần.
 Thông qua việc so sánh nhanh các hàng hoá và giá cả từ nhiều nguồn
khác nhau, khách hàng có thể mua được những sản phẩm và dịch vụ với
giá cả phù hợp nhất. Trong một vài trường hợp, nhất là với những sản
phẩm số, TMĐT cho phép việc giao hàng có thể tiến hành nhanh chóng.
 Khách hàng có thể nhận được các thông tin xác thực và chi tiết một cách
nhanh chóng trong môi trường mạng thay vì trước đây việc này có thể
mất khoảng vài ngày hay vài tuần.
 Khách hàng có thể tham gia các cuộc đấu giá ảo;
 Cho phép khách hàng có thể liên hệ với một khách hàng khác trong cộng
đồng điện tử và trao đổi các quan điểm cũng như kinh nghiệm;
 Giảm bớt tính cạnh tranh trong khách hàng thông qua những đợt giảm
giá đáng kể.
Đối với xã hội


14
 Tạo điều kiện cho các cá nhân có thể làm việc tại nhà và giảm chi phí,
thời gian cho việc đi mua hàng ở các siêu thị hay chợ, do đó, có thể giảm
được tình trạng tắc nghẽn giao thông ở một số điểm và giảm ô nhiễm môi
trường.
 Cho phép một số người bán hàng có thể bán ở mức giá thấp hơn, giảm
tình trạng tích trữ hàng hoá và nâng cao mức sống của người dân.
 Giúp cho các nước thế giới thứ ba cũng như các vùng xa xôi hẻo lánh có
thể biết đến những sản phẩm và dịch vụ mà thường không phải dành cho

thị trường này (bao gồm cả các dịch vụ giáo dục và đào tạo).
 TMĐT tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân phối các dịch vụ công
cộng như y tế, giáo dục, và các dịch vụ xã hội của Chính phủ với giá ưu
đãi và chất lượng cao.
Rõ ràng, những cơ hội phát triển kinh tế, xã hội cùng những lợi ích khác mà
TMĐT mang lại là rất lớn. Tuy nhiên, việc áp dụng và phát triển TMĐT cũng
có những tác động đến chính doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội. Đó là,
chi phí ban đầu lớn và mức độ rủi ro cao; tính an toàn và bảo mật, tạo sự tin
tưởng cho khách hàng thấp; mất thông tin tài chính; vấn đề vi phạm bản quyền
và sở hữu trí tuệ … Những hạn chế này sẽ dần được khắc phục nếu TMĐT được
thực hiện dựa trên những thành tựu mới của công nghệ, mức độ nhận thức và
khả năng sử dụng của người tiêu dùng. Quan trọng nhất là sự hoàn chỉnh,
nghiêm minh của hệ thống pháp luật, chính sách liên quan và Chính phủ phát
huy được vai trò lãnh đạo của mình trong cả việc thực hiện và giám sát thực
hiện TMĐT.
1.5. Cơ sở của hoạt động thƣơng mại điện tử
1.5.1. Hạ tầng công nghệ và dịch vụ hỗ trợ TMĐT
- Viễn thông và mạng Internet:
Công nghệ viễn thông và mạng Internet tạo ra điểm khác biệt lớn nhất
giữa TMĐT và thương mại truyền thống. Trước đây, các doanh nghiệp phải đối


15
mặt với những khó khăn trong quá trình cung cấp các thông tin và các ứng dụng
trực tuyến tới khách hàng, thì nay, quá trình này được thực hiện dễ dàng không
cần phải cân nhắc đến vị trí địa lý. Hơn nữa, đối với doanh nghiệp lớn, họ có đủ
điều kiện để thiết lập mạng lưới thông tin hỗ trợ trong doanh nghiệp, thì ngược
lại, doanh nghiệp nhỏ thường không đủ các nguồn lực để phát triển lợi thế này.
Chỉ đến khi CNTT phát triển, doanh nghiệp tiếp cận Internet và xây dựng
Website riêng thì các vấn đề trên đã được thay đổi.

Internet là một mạng toàn cầu được hình thành bởi các mạng nhỏ hơn, kết
nối hàng triệu máy tính trên toàn thế giới thông qua hạ tầng viễn thông với mục
đích trao đổi và chia sẻ thông tin. Không ai thực sự sở hữu mạng Internet với tư
cách cá nhân. Mỗi phần nhỏ của mạng được quản lý bởi các tổ chức khác nhau
và được liên kết với nhau theo một cách thức nhằm tạo nên một mạng toàn cầu,
nhưng không ai, không một thực thể nào cũng như không một trung tâm máy
tính nào nắm quyền điều khiển mạng.
Các cách thức truy cập Internet: thông qua hệ thống điện thoại (dial up)
hoặc sử dụng các đường thuê riêng (leased line), băng thông rộng ADSL
(Asymmetric Digital Subscriber Line - đường dây thuê bao số bất đối xứng),
mạng không dây (wifi), vệ tinh và qua điện thoại cầm tay.
World Wide Web, gọi tắt là web hay www, mạng lưới toàn cầu là một
không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy nhập (đọc và viết) qua
các máy tính nối với mạng Internet. Thuật ngữ này thường được hiểu nhầm là từ
đồng nghĩa với chính thuật ngữ Internet. Nhưng thực ra chỉ là một trong các
dịch vụ chạy trên Internet, chẳng hạn như dịch vụ thư điện tử (email). Web
được phát minh và đưa vào sử dụng vào khoảng năm 1990, 1991 bởi viện sĩ
Viện hàn lâm Anh Tim Berners-Lee và Robert Cailliau (Bỉ) tại CERN, Giơ ne
vơ, Thuỵ Sĩ. Các tài liệu trên www được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn
bản (hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng Internet. Người dùng phải sử
dụng một chương trình được gọi là trình duyệt web để xem siêu văn bản. Sở dĩ


16
website trở nên phổ biến vì nó cung cấp cho người sử dụng khả năng truy cập
dễ dàng, từ đó, người sử dụng có thể khai thác các thông tin trên mạng Internet
dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, …
Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng Internet cho mục đích kinh doanh tiến
hành trao đổi thông tin và các giao dịch qua email, truy cập vào các trang web
và thiết lập trang web của mình. Các trang web là nơi tiến hành hầu hết các giao

dịch dạng B2B lẫn B2C. Do đó, sự tăng trưởng của số trang web là một tiêu chí
có ích để đánh giá sự tăng trưởng của TMĐT.
- Dịch vụ thanh toán điện tử:
Thanh toán điện tử là một trong những vấn đề cốt yếu của TMĐT vì thiếu
hạ tầng thanh toán, chưa thể có TMĐT theo đúng nghĩa của nó. Vì là giao dịch
trên một thị trường ảo, các chủ thể giao dịch không nhất thiết phải trực tiếp gặp
mặt nhau nên dịch vụ thanh toán điện tử được thực hiện giữa người mua, người
bán và hệ thống thanh toán điện tử của các ngân hàng. Và để tạo ra nhiều sự lựa
chọn cho khách hàng, cũng như nhờ vào sự phát triển của hệ thống các phương
thức thanh toán điện tử của các ngân hàng mà các doanh nghiệp kinh doanh trên
mạng cung cấp nhiều phương pháp thanh toán dễ dàng và thuận tiện, phù hợp
với từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Trên thế giới hiện nay phổ
biến có ba hình thức thanh toán điện tử: Thẻ tín dụng, séc điện tử và thanh toán
qua email. Thông dụng nhất là phương pháp thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Thẻ tín dụng (hay còn gọi là thẻ thanh toán – Credit card) do một doanh
nhân người Mỹ, Frank Mc Namara, phát minh vào năm 1949, là một phương
tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền
mặt, thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán
bằng thẻ. Thẻ tín dụng do một ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính phát hành
cho có nhân hoặc doanh nghiệp có tài khoản tại ngân hàng hoặc tổ chức tài
chính đó. Nếu tài khoản có đồng tiền giao dịch là đồng bản tệ của một nước thì
đó là thẻ thanh toán trong nước, được giới hạn thanh toán trong phạm vi một


17
quốc gia. Thẻ quốc tế là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới và sử dụng
các ngoại tệ mạnh để thanh toán.
Muốn áp dụng hệ thống thanh toán điện tử, doanh nghiệp cần phải có một
tài khoản chấp nhận thanh toán thẻ tại một ngân hàng (Merchant Account) và
một cổng thanh toán (Payment Gateway) nếu doanh nghiệp muốn bán hàng trên

mạng. Merchant Account là một tài khoản ngân hàng đặc biệt, cho phép doanh
nghiệp kinh doanh có thể chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Việc thanh
toán bằng thẻ tín dụng chỉ có thể tiến hành thông qua dạng tài khoản này.
Payment Gateway là một chương trình phần mềm. Phần mềm này sẽ chuyển dữ
liệu của các giao dịch từ website của người bán sang trung tâm thanh toán thẻ
tín dụng để hợp thức hoá quá trình thanh toán bằng thẻ. Cụ thể quá trình như sau:

Bảng 1.3: Quá trình thanh toán thẻ tín dụng
Các bước thực hiện thanh toán bằng thẻ tín dụng:
 Giao dịch tự động được chuyển từ website của người bán tới máy chủ,
cổng thanh toán.
Giao dịch tại
trang web

Máy chủ
Cổng thanh toán
(Payment Gateway)
Trung tâm thanh
toán thẻ tín dụng
quốc tế
Cơ sở dữ liệu
đơn vị phát
hành thẻ tín
dụng
1
6
2
5
4
3

Ngân hàng
ngƣời bán
6


18
 Máy chủ chuyển thông tin giao dịch sang Trung tâm thanh toán thẻ tín
dụng quốc tế.
 Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng quốc tế hỏi ý kiến Cơ sở dữ liệu đơn
vị phát hành thẻ tín dụng (ngân hàng người mua).
 Đơn vị phát hành thẻ tín dụng xác minh giao dịch, khước từ hoặc chấp
nhận giao dịch và chuyển kết quả/mã số hợp pháp ngược trở lại cho
Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng.
 Trung tâm thanh toán thẻ tín dụng sẽ chuyển kết quả giao dịch sang cho
máy chủ.
 Máy chủ lưu trữ, chuyển kết quả giao dịch tới website người bán, đồng
thời là việc chuyển tiền tới ngân hàng người bán.
Trung bình các bước trên mất khoảng 3 – 4 giây.
Hệ thống séc điện tử (e-check): Được dự đoán sẽ trở thành phương tiện
thanh toán chủ yếu trong quá trình giao dịch TMĐT B2B, trong đó, khối lượng
thanh toán thường lớn. Séc điện tử thực chất là một loại “séc ảo”, nó cho phép
người mua thanh toán bằng séc qua mạng Internet. Người mua sẽ điền vào form
(giống như một quyển séc được hiển thị trên màn hình) các thông tin về ngân
hàng của họ, ngày giao dịch và trị giá của giao dịch. Tất cả những thông tin đó
sẽ được chuyển tới cổng thanh toán hoặc trung tâm giao dịch.
Thanh toán qua thư điện tử (email): phương thức thanh toán qua thư điện tử
được sử dụng nhiều trong hình thức TMĐT C2C, cho phép các cá nhân có thể
sử dụng thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng của họ để thanh toán qua thư
điện tử. Không chỉ đơn thuần thực hiện thanh toán bằng cách gửi email đến cho
người nhận, người mua cần tìm đến đường kết nối với trang có sẵn các mẫu

thanh toán để gửi thư và tại trang liên kết đó, người nhận có thể tiếp tục gửi
khoản tiền nhận được đến tài khoản ngân hàng hay thẻ tín dụng của họ. Thuận
lợi nhất khi sử dụng phương pháp thanh toán qua thư điện tử là các bên không
cần phải cung cấp thông tin về tài khoản của mình cho đối tác, và không phải


19
bất kỳ đồng tiền nào cũng được chấp nhận thanh toán qua email. Do vậy, các
bên có thể tránh được một số rủi ro và sự lo lắng khi thanh toán qua mạng.
Trong TMĐT, việc bảo mật thông tin trong khi thanh toán qua mạng là vấn
đề chiến lược và là trọng tâm hàng đầu. Hiện nay, các tổ chức tín dụng và các
nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán thẻ quốc tế trên thế giới áp dụng công
nghệ bảo mật cao cấp là SET (Secure Electric Transaction), là một nghi thức tập
hợp những kỹ thuật mã hoá và bảo mật nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho các
hoạt động giao dịch, mua bán trên mạng.
Đây là kỹ thuật bảo mật, mã hoá được phát triển bởi Visa, MasterCard và
các tổ chức khác trên thế giới. Mục đích của SET là bảo vệ hệ thống thẻ tín
dụng, tạo cho các khách hàng, doanh nghiệp, ngân hàng, các tổ chức tài chính,
… sự tin cậy trong giao dịch mua bán trên Internet. Những tiêu chuẩn và công
nghệ SET được áp dụng và thể hiện nhất quán trong các doanh nghiệp, ngân
hàng, các tổ chức phát hành thẻ, tổ chức tín dụng và trung tâm xử lý thẻ tín
dụng qua mạng.
Với SET, doanh nghiệp (người bán) được bảo vệ không bị mất hàng hoá hay
dịch vụ bởi:
 Những thẻ tín dụng không hợp lệ
 Người chủ thẻ không đồng ý chi trả
Ngân hàng được bảo vệ bởi: giao dịch mua bán không được sự đồng ý giữa
các thành phần tham gia vào giao dịch hoặc các giao dịch không hợp lệ (thẻ tín
dụng không hợp lệ, người bán giả danh, … )
Người mua được bảo vệ để:

 Không bị đánh cắp thẻ tín dụng
 Không bị người bán giả danh
Hiện nay, thanh toán điện tử còn được mở rộng bởi các dịch vụ ngân hàng
điện tử (Internet Banking) với các dịch vụ như: thanh toán và kiểm tra tài khoản
qua website của ngân hàng, qua điện thoại di động.


20
1.5.2. Hệ thống pháp luật
Sự phát triển của TMĐT trên thế giới đẫ làm thay đổi cách thức kinh doanh,
giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội. Tuy nhiên,
bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng những rủi ro gặp phải trong quá trình
giao dịch, kinh doanh trên mạng là hiện thực và việc này đòi hỏi phải có các
giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cần phải hình thành được một cơ sở
pháp lý đầy đủ. Những kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy để thúc đẩy
TMĐT phát triển thì vai trò của Nhà nước phải được thể hiện rõ nét trên hai lĩnh
vực: cung ứng dịch vụ điện tử và xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ,
thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ TMĐT.
Hơn thế nữa, TMĐT là một lĩnh vực mới mẻ cho nên tạo được niềm tin
cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ TMĐT là một việc làm có tính cấp
thiết, mà một trong những hạt nhân là phải tạo ra được một sân chơi chung với
những quy tắc được thống nhất một cách chặt chẽ.
Cùng với tiến bộ của công nghệ, sự phát triển đa dạng của TMĐT luôn
đặt ra những vấn đề mới cho hệ thống pháp luật về TMĐT. Ngoài luật TMĐT,
thì tuỳ thuộc vào sự phát triển của TMĐT ở từng quốc gia mà có một số luật và
chính sách liên quan tới TMĐT, như luật CNTT, luật giao dịch điện tử trong tài
chính, trong ngân hàng, pháp luật về quảng cáo, các quy định về chữ ký số và
dịch vụ chứng thực chữ ký số, các quy định về xử phạm vi phạm trong lĩnh vực
CNTT.
Việc kinh doanh điện tử cũng có một số vấn đề về pháp lý tương tự như

việc kinh doanh truyền thống, tuy nhiên, do việc truyền tin dễ dàng và khả năng
thực hiện nó không bắt buộc sự hiện diện của các bên nên kinh doanh trên
Internet có nhiều thách thức hơn. Đó là các vấn đề:
Quyền hạn phân xử: trong cuộc mua bán thông thường, cả người mua và
người bán đều ở cùng một vị trí, điều này giúp dễ dàng xác định quyền hạn
phân xử khi có tranh chấp. Tuy nhiên, đối với một cuộc giao dịch trên mạng,


21
người mua có thể ở một vùng khác hay thậm chí ở một quốc gia khác. Thực tế
người mua có thể không biết chính xác người bán ở chỗ nào, điều này làm cho
việc xác định cơ quan nào có quyền hạn phân xử trở nên khó khăn. Thông
thường, quyền hạn phân xử được quyết định bởi một hợp đồng đã được thoả
thuận giữa cả hai phía trong một cuộc giao dịch.
Hợp đồng: Cơ sở của một cuộc giao dịch Thương mại điện tử là một h ợp
đồng, hay một sự thoả thuận giữa hai phía. Mặc dù người ta thường nói rằng
hợp đồng là một tài liệu dài, phức tạp, nhưng một hợp đồng có thể được thực
hiện bằng cách sử dụng email (thư điện tử).
Tài sản trí tuệ: Khi thực hiện việc kinh doanh trên web hay ở bất kỳ nơi
nào khác, doanh nghiệp và cá nhân cần phải bảo vệ tài sản trí tuệ của mình và
đảm bảo rằng không sử dụng trái phép tài sản trí tuệ của người khác. Internet đã
trở thành nơi làm phát sinh những vụ vi phạm tài sản trí tuệ, mặc dù hầu hết mọi
người không nhận thức được cách mà họ đang vi phạm. Nhãn hiệu thương mại,
bản quyền và giấy phép được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Bản quyền: Các phầm mềm máy tính có thể được bảo vệ bằng luật bản
quyền, nội dung của các trang web, nội dung của bất kỳ tác phẩm nào được gửi
đi bằng phương tiện điện tử được bảo vệ bởi luật bản quyền. Theo luật bản
quyền, không có ai ngoại trừ tác giả có thể thực hiện việc này trừ khi được phép
của tác giả.
Giấy phép: Cấp giấy phép là một phương thức phổ biến trong việc bán

phần mềm. Khi mua một phần mềm tại một cửa hàng hay trên Internet, người
mua sẽ được cấp giấy phép sử dụng phần mềm đó chứ không phải là bản thân
phần mềm. Giấy phép chỉ cho phép người mua quyền cài đặt và sử dụng, chứ
không cho quyền phân phối hay thay đổi sao chép phần mềm.
Sự phát triển của TMĐT cần được quan tâm đến không chỉ trên phương
diện kinh tế – kỹ thuật mà còn là các vấn đề pháp luật, chính sách. Cơ sở pháp
lý đống vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ứng dụng TMĐT thành công, bởi


22
yếu tố pháp lý luôn là một trong những nhân tố rào cản hay thuận lợi để phát triển
TMĐT.
Cơ sở hạ tầng công nghệ viễn thông và cơ sở pháp lý là hai cơ sở quan
trọng, trực tiếp tác động đến việc ứng dụng và phát triển TMĐT. Ngoài ra, điều
kiện kinh tế, xã hội và nguồn nhân lực cũng là những cơ sở cần thiết. Điều kiện
kinh tế, xã hội quyết định đến sự phát triển của thương mại nói chung, khả năng
chi tiêu của nền kinh tế cũng như khả năng đầu tư cho sự phát triển TMĐT. Sự
phát triển của nền kinh tế thể hiện ở các chỉ số thương mại như: GDP, xuất nhập khẩu, …
Điều kiện kinh tế, xã hội cũng là cơ sở để phát triển nguồn nhân lực,
không chỉ nâng cao mức độ nhận thức về những phương thức kinh doanh, mua
bán mới, mà còn cần đến một lực lượng thực hiện và quản lý hoạt động của TMĐT.
Tóm lại, để ứng dụng thành công và phát triển TMĐT, cần phải phát triển
đồng thời nhiều cơ sở: cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ; cơ sở pháp lý; cơ sở
kinh tế và nguồn nhân lực.
1.2.3.Các mô hình doanh nghiệp nên áp dụng TMĐT:
Mặc dù áp dụng TMĐT có thể mang lại nhiều lợi ích nhưng không phải
doanh nghiệp nào cũng áp dụng hiệu quả, cũng như không có cách tốt nhất để
áp dụng TMĐT cho tất cả các doanh nghiệp. Dựa trên đặc tính của doanh
nghiệp, sản phẩm và dịch vụ cung cấp mà doanh nghiệp tạo cho mình một mô
hình TMĐT phù hợp. Các doanh nghiệp nên khai thác TMĐT gồm có:

 Doanh nghiệp sản xuất hàng hoá xuất khẩu: TMĐT là công cụ rất tốt hỗ
trợ doanh nghiệp trong việc marketing sản phẩm ra thị trường quốc tế và
chủ động tìm kiếm khách hàng, giao dịch qua mạng. Với Internet. Doanh
nghiệp có thể chủ động tìm kiếm khách hàng trên khắp thế giới. Với
website của mình, doanh nghiệp có thể trưng bày, truyền tải thông tin,
hình ảnh sản phẩm cho mọi đối tượng quan tâm, mọi lúc, mọi nơi. Vấn đề
thanh toán qua mạng, doanh nghiệp cũng không thực sự phải quan tâm,


23
bởi khi có đơn hàng, doanh nghiệp có thể áp dụng những phương thức
thanh toán thông thường dành cho xuất khẩu.
 Doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cho thị trường trong nước: doanh
nghiệp nên sử dụng TMĐT như là một công cụ marketing cho hình ảnh
công ty, sản phẩm mới, khuyến mại, khảo sát ý kiến người tiêu dùng, …
thông qua mạng Internet.
 Doanh nghiệp dịch vụ cho cá nhân: đối với doanh nghiệp như ăn uống,
giải trí, khu vui chơi, du lịch, … thì rất cần có một website cung cấp đầy
đủ thông tin ấn tượng nhất, thu hút nhất về các dịch vụ của mình và
quảng bá tốt website này để tạo ấn tượng với người tiêu dùng nhằm kích
cầu.
Ở các nước phát triển, mỗi doanh nghiệp đều có một website – có thể xem là
show – room (phòng trưng bày) cho doanh nghiệp. Đây cũng là xu hướng chung
của TMĐT trên thế giới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá
có thể xem là khu vực áp dụng thành công và toàn tiện nhất các ứng dụng của TMĐT.
1.6. Cơ sở thực tiễn phát triển thƣơng mại điện tử ở Việt Nam
1.6.1. TMĐT trên thế giới và bài học cho Việt Nam.
Theo ghi nhận của Google, đến giữa năm 2005, trên Internet có hơn 8tỷ
trang web với hơn 40 triệu tên miền đang hoạt động. Theo Internet World Stats,
năm 2004, số người truy cập Internet trên toàn cầu là hơn 800 triệu người,

chiếm 12,7% dân số. Tỷ lệ này không đều nhau ở các châu lục và khu vực. Theo
thống kê và ước tính của Forrester Research, doanh số TMĐT toàn cầu (B2B và
B2C) năm 2004 là 6,75 nghìn tỷ đô la Mỹ, trong đó, phân bố như sau:




24

Châu lục

Doanh số (nghìn tỷ đô la)
% so
với
toàn
cầu
Bắc Mỹ
3,5
51,9
Châu á - Thái Bình
Dương
1,6
23,7
Tây Âu
1,5
22,2
Mỹ La tinh
00,8
1,2
Còn lại

00,7
1,0
Tổng cộng
6,75
100%
Nguồn: Forrester Research
Và sự tăng trưởng doanh số TMĐT toàn cầu theo các năm như sau:

Năm
Doanh số (đô la Mỹ)
2000
433 tỷ
2001
919 tỷ
2002
1,9 nghìn tỷ
2003
3,6 nghìn tỷ
2004
6,0 nghìn tỷ
2005
8,5 nghìn tỷ
Nguồn: Gartner Group
Đối với thị trường Mỹ – nơi sinh ra TMĐT và cũng là nơi TMĐT phát
triển mạnh mẽ nhất, doanh số bán lẻ qua mạng từ năm 2002 đến 2006 được
thống kê và ước tính như sau:
Năm
Doanh số (tỷ đô la Mỹ)



25
2002
47.8
2003
63.9
2004
82.9
2005
104.4
2006
130.3
Nguồn: Gartner Group
TMĐT là một trong những kênh bán hàng phát triển nhanh nhất trong
mọi kênh bán lẻ tại Mỹ hiện nay. Theo thống kê của Forrester Research thì
TMĐT tại Mỹ có mức tăng trưởng từ 10% đến 20% hàng năm trong vòng năm
năm qua và sẽ đạt đến tổng doanh số là 316 tỷ đô la vào năm 2010. Forrester
Research cũng dự đoán là vào năm 2010 sẽ có đến 77% hộ gia đình tại Mỹ
thường xuyên truy cập Internet và 40% gia đình sẽ thường xuyên mua hàng qua
mạng. Kể từ khi Bộ thương mại Hoa kỳ bắt đầu thống kê tổng doanh số bán
hàng qua mạng từ năm 1999, thì tổng doanh số bán hàng qua mạng so với tổng
doanh số bán lẻ đã tăng từ 0,6% trong năm 1999 đến 2,2% năm 2005.
“Doanh thu bán lẻ các mặt hàng trực tuyến tại Mỹ trong năm 2004 hy
vọng có thể đạt mức 65 tỷ đô la, và cho đến năm 2008, sẽ tiếp tục tăng trưởng ở
mức 17% hàng năm, đạt giá trị 117 tỷ đô la” theo báo cáo được hãng nghiên
cứu Jupiter Research công bố: “Dự báo thị trường bán lẻ Mỹ giai đoạn 2004 –
2008”.
Cũng theo báo cáo, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp bán lẻ trực
tuyến sẽ được hỗ trợ bởi lượng khách hàng mới do mức chi tiêu bình quân đầu
người tăng. Trong năm 2004, khách mua hàng trực tuyến tiêu bình quân 585 đô
la/đầu người, tăng hơn so với mức 540 đô la.đầu người năm 2003 và dự báo tới

2008, mức chi tiêu bình quân đầu người sẽ dừng ở mức 780 đô la, và một nửa
dân số Mỹ sẽ có thói quen mua hàng qua mạng.

×