ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ ANH THỰC
AN NINH LƯƠNG THỰC CỦA VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Hà Nội - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ ANH THỰC
AN NINH LƯƠNG THỰC CỦA VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số : 60 31 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Hà Văn Hội
Hà Nội - 2012
MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu viết tắt…………………………………………………i
Danh mục các bảng…… ……………………………………………………ii
Danh mục các hình vẽ………………. ……….…………………… ……….iii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC TRONG
BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 7
1.1. Khái niệm và vai trò của an ninh lương thực 7
1.1.1. Khái niệm an ninh kinh tế và an ninh lương thực 7
1.1.2. Quan hệ giữa an ninh lương thực, an ninh kinh tế và an ninh quốc
gia 13
1.1.3. Vai trò của an ninh lương thực đối với đời sống xã hội 15
1.2. Nội dung của an ninh lương thực 19
1.2.1. Sự sẵn có về lương thực 19
1.2.2. Sự tiếp cận với lương thực 20
1.2.3. Sự ổn định của lương thực 20
1.2.4. Sự an toàn, chất lượng của lương thực được sử dụng 20
1.3. Các nhân tố tác động đến an ninh lương thực 21
1.3.1. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế 21
1.3.2. Các nhân tố liên quan đến việc sản xuất và cung ứng lương thực . 32
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH AN NINH LƯƠNG THỰC VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 39
2.1. Khái quát về tiềm năng sản xuất lương thực của Việt Nam và chủ
trương, chính sách của Nhà nước về an ninh lương thực quốc gia 39
2.1.1. Khái quát về tiềm năng sản xuất lương thực của Việt Nam 39
2.1.2. Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về an ninh
lương thực 41
2.2. Tình hình an ninh lương thực của Việt Nam 44
2.2.1. Thành tựu an ninh lương thực Việt Nam 45
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân 52
2.3. Cơ hội và thách thức đối với việc đảm bảo an ninh lương thực của Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 61
2.3.1. Các cơ hội đảm bảo an ninh lương thực từ toàn cầu hoá và hội nhập
kinh tế quốc tế 61
2.3.2. Thách thức đối với Việt Nam trong đảm bảo an ninh lương thực 62
CHƯƠNG 3. DỰ BÁO VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH
LƯƠNG THỰC CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ 76
3.1. Dự báo an ninh lương thực trong những năm tới 76
3.1.1. Tình hình an ninh lương thực thế giới và dự báo về an ninh lương
thực toàn cầu 76
3.1.2. Dự báo an ninh lương thực của Việt Nam 81
3.2. Quan điểm định hướng và giải pháp bảo đảm an ninh lương thực của
Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa 85
3.2.1. Quan điểm định hướng về an ninh lương thực của Việt Nam 85
3.2.2. Một số giải pháp nhằm đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 86
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT
Viết tắt
Tiếng Việt
1
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
2
CAP
Chính sách nông nghiệp chung
3
CIEM
Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
4
EU
Liên minh Châu Âu
5
FAO
Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên
Hợp quốc
6
HNKTQT
Hội nhập Kinh tế Quốc tế
7
IDSARD
Viện Chính sách và Chiến lược phát triển
nông nghiệp nông thôn
8
IFPRI
Viện Nghiên cứu và Chính sách lương thực
thế giới
9
ILO
Tổ chức Lao động Thế giới
10
IMF
Quỹ Tiền tệ quốc tế
11
KCN
Khu công nghiệp
12
NGOs
Các tổ chức phi Chính phủ
13
OECD
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
14
TCH
Toàn cầu hóa
15
UN
Liên Hợp quốc
16
UNDP
Chương trình Phát triển thuộc Liên hợp quốc
17
VFA
Hiệp hội Lương thực Việt Nam
18
WB
Ngân hàng Thế giới
19
WFP
Chương trình Lương thực Thế giới
20
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1
Bảng 1.1
Thuế nhập khẩu nông sản của các nước phát triển
30
2
Bảng 2.1
Sản lượng lương thực qua các năm
46
3
Bảng 2.2
Thu nhập bình quân đầu người
49
4
Bảng 2.3
Tiêu dùng gạo bình quân đầu người mỗi năm
51
5
Bảng 2.4
Diện tích trồng lúa qua các năm
52
6
Bảng 2.5
Diện tích, thu nhập và lợi nhuận của hộ trồng lúa
55
7
Bảng 2.6
Các kịch bản dự báo nước biển dâng đối với Việt
Nam
66
8
Bảng 3.1
Dự kiến cân đối cung cầu thóc gạo của Việt Nam,
2007 – 2020
83
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT
Số hiệu
Nội dung
Trang
1
Hình 1.1
Mối liên quan giữa mất an ninh lương thực, suy dinh
dưỡng, và nghèo đói
15
2
Hình 1.2
Một cách tiếp cận vĩ mô về các yếu tố quyết định tới
an ninh lương thực
17
3
Hình 2.1
Sản lượng lương thực, thực phẩm năm 2010 so với
năm 1986 (lần)
46
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Người xưa nói: “Dân dĩ thực vi tiên” - tức dân lấy ăn làm đầu, cái ăn hay
lương thực luôn là nhu cầu thiết yếu trước tiên của con người. Đảm bảo lương
thực cho người dân luôn là vấn đề trước mắt cũng như lâu dài cho mọi quốc
gia, trong mọi thời đại. Bước sang những thập niên đầu của thiên nhiên kỷ thứ
3, trong bối cảnh toàn cầu hóa (TCH) và hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT),
nhiều quốc gia vẫn đang phải đối mặt với vấn đề đảm bảo an ninh lương thực
- nhân tố hàng đầu đảm bảo ổn định và phát triển xã hội, một nội dung quan
trọng trong an ninh kinh tế quốc gia. An ninh lương thực ngày càng “nóng”
lên, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia và cộng đồng thế giới khi thế giới
mới trải qua cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008 và hiện nay giá lương
thực lại đang có xu hướng tăng lên. Với 1/5 dân số thế giới trong diện đói
nghèo ở nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển với biểu hiện là
không đáp ứng được nhu cầu lương thực hiện vẫn là vấn đề lớn của thế giới
hiện nay.
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang và sẽ là hai mặt của
quá trình phát triển thế giới, có tác động ảnh hưởng đến các quốc gia, các lĩnh
vực của thế giới, trong đó có an ninh lương thực ở cấp độ quốc gia và toàn
cầu. Chính bối cảnh hiện nay, đòi hỏi các quốc gia cần phải giải bài toán an
ninh lương thực trong sự tác động ảnh hưởng tổng thể của quá trình phát triển
thế giới.
Quá trình hình thành dân tộc Việt Nam gắn liền với sản xuất lúa nước
lâu đời, hình thành nên một quốc gia nông nghiệp và ông cha ta đã đúc kết
một chân lý: “phi nông bất ổn”. Đảng ta từ khi ra đời, lãnh đạo cách mạng đã
rất quan tâm đến vấn đề nông nghiệp và nông dân, đến đảm bảo lương thực
cho nhân dân. Quá trình đổi mới hơn 25 năm qua, nước ta đã thu được nhiều
thành tựu to lớn trên các lĩnh vực, trong đó nổi bật là thành tựu xóa đói giảm
2
nghèo, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đồng thời duy trì vị thế của nước
xuất khẩu gạo hàng đầu góp phần đảm bảo an ninh lương thực của thế giới.
Tuy nhiên, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia còn có những hạn chế, như
an ninh lương thực còn thiếu bền vững khi còn có sự chênh lệch về tiếp cận
lương thực giữa các nhóm và giữa một số vùng của đất nước; sản xuất lương
thực chịu tác động từ tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu và các cú sốc từ thị
trường lương thực thế giới; yêu cầu phát huy lợi thế so sánh từ địa vị quốc gia
xuất khẩu gạo hàng đầu để gia tăng năng suất và thu nhập cho người sản xuất
lương thực .v.v…Trong bối cảnh đó, một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam cần
phải được giải quyết thấu đáo, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế như hiện nay:
1) Tại sao an ninh lương thực lại là vấn đề cấp bách đối với mọi quốc
gia trong bối cảnh hiện nay?
2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến an ninh lương thực thế giới nói
chung và an ninh lương thực của Việt Nam nói riêng?
3) Tình hình an ninh lương thực của Việt Nam hiện nay như thế nào?
4) Việt Nam cần phải làm gì để đảm bảo an ninh lương thực trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế?
Những vấn đề trên đang đặt ra cho Việt Nam những câu hỏi cần lời giải
đáp. Do đó, nghiên cứu một cách hệ thống về lý luận an ninh lương thực, về
thực trạng an ninh lương thực thế giới và Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, từ đó đưa ra
kiến nghị, giải pháp góp phần đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam là
vấn đề cần thiết và cấp bách.
Xuất phát từ các lí do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “An ninh
lương thực của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” để làm
luận văn Cao học ngành Kinh tế đối ngoại.
3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
An ninh lương thực được nhiều chính phủ, các tổ chức quốc tế và các
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm dưới các góc độ và cấp độ
khác nhau: 1) Trong Báo cáo phát triển con người năm 1994 của Liên Hợp
quốc (UNDP) với chủ đề: “Những khía cạnh mới của an ninh con người” đã
tiếp cận an ninh con người với nội hàm bao gồm an ninh lương thực. 2) Báo
cáo phát triển con người năm 2005 của Liên Hợp quốc (UNDP) với chủ đề:
“Hợp tác quốc tế trong thời điểm quyết định: viện trợ, thương mại và an ninh
trong một thế giới không bình đẳng” đã chỉ ra những cản trở, bất bình đẳng
của thương mại trong nông nghiệp hiện nay đối với các nước đang phát triển,
từ đó tác động đối với sản xuất lương thực và đảm bảo thực hiện mục tiêu an
ninh lương thực trên thế giới. 3) Trong Báo cáo phát triển thế giới năm 2008
của Ngân hàng thế giới với tiêu đề: “Tăng cường nông nghiệp cho phát triển”
đã chỉ ra vai trò của nông nghiệp với đảm bảo an ninh lương thực, các giải
pháp phát triển nông nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa góp phần đảm bảo an
ninh lương thực ở cả cấp độ toàn cầu, quốc gia và hộ gia đình. 4) Các học giả
Trung Quốc, Vương Dật Châu và cộng sự (1999) trong cuốn sách “An ninh
quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa” đã đề cập đến nội dung của an ninh
lương thực dưới góc độ là bộ phận quan trọng của an ninh kinh tế, đề ra tác
động của toàn cầu hóa đối với an ninh lương thực của Trung Quốc. 5) Các
nhà nghiên cứu Việt Nam như Nguyễn Xuân Thắng và cộng sự (2006) trong
cuốn sách: “Chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế ở ASEAN” trên cơ sở hệ
thống khái niệm an ninh kinh tế theo cách tiếp cận phi truyền thống đã chỉ ra
biểu hiện và cấu thành của an ninh kinh tế trong điều kiện toàn cầu hóa gắn
với nhiều tiêu chí trong đó có làm rõ nội hàm của an ninh lương thực, dấu
hiệu chính để xác định an ninh lương thực, hệ thống giám sát đảm bảo an ninh
lương thực và nguyên nhân của bất ổn an ninh lương thực. 6) Trong quyển
sách “Kinh tế Việt Nam năm 2008” và 7) Tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế
- xã hội (8/2008) của các tác giả Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung
4
ương, đã đề cập đến sản xuất lúa gạo và vấn đề an ninh lương thực ở Việt
Nam, trong đó khái quát thành tựu của Việt Nam trong sản xuất và tiêu thụ
lúa gạo thời kỳ đổi mới, thực trạng của sản xuất lúa gạo hiện nay gắn với yêu
cầu đảm bảo an ninh lương thực, đề xuất giải pháp đối với sản xuất lúa gạo
gắn với đảm bảo an ninh lương thực trong hội nhập WTO. 8) Trong quyển
sách “Thành viên WTO thứ 150 – bài học từ các nước đi trước” của Nguyễn
Văn Thanh đã phân tích những tác động được – mất trong lĩnh vực nông
nghiệp khi là thành viên WTO là các quốc gia đang phát triển. Một số bài
viết bằng Tiếng Anh trong thời gian gần đây đề cập đến an ninh lương thực
của Việt Nam trong mối quan hệ với phát triển nền kinh tế, như 9) Nguyen
Van Ngai (2010): “food security and economic development in Vietnam”; 10)
Kazunari Tsukada (2007): “Vietnam: food security in a rice – exporting
country”, đề cập đến vấn đề mà Việt Nam phải đối mặt, đó là vừa phải đảm
bảo gạo an toàn cho thị trường trong nước vừa phải cải thiện thu nhập cho
người nông dân trồng lúa bằng việc gia tăng xuất khẩu gạo, từ đó phân tích và
rút ra bài học từ thực tế Việt Nam. Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng tải trên
các trang web ở trong và ngoài nước của các tác giả đề cập đến nội dung liên
quan đến an ninh lương thực.
Những tài liệu nêu trên thật sự bổ ích, sẽ được tác giả nghiên cứu sử
dụng làm cơ sở khoa học cho việc triển khai đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích tình hình an ninh lương thực
của thế giới và Việt Nam trong bối cảnh TCH và HNKTQT từ đó đưa ra giải
pháp, kiến nghị đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam.
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu ở trên, nhiệm vụ nghiên cứu
của đề tài là:
- Phân tích rõ nội hàm của an ninh lương thực hiện nay; chỉ ra những yếu
tố tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đến an ninh lương
thực quốc gia .
5
- Phân tích, đánh giá tình hình an ninh lương thực của Việt Nam thời
gian qua.
- Dự báo và đề xuất một số định hướng giải pháp góp phần đảm bảo an
ninh lương thực của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là an ninh lương thực của
Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: từ năm 1998 đến nay. Đây là mốc thời gian Việt Nam
bắt đầu hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới.
- Về không gian và nội dung:
+ An ninh lương thực, an ninh năng lượng, các cân đối vĩ mô… là các
nội dung của An ninh kinh tế. Luận văn chỉ tìm hiểu một khía cạnh của an
ninh kinh tế đó là an ninh lương thực, nhưng cũng có phân tích mối liên hệ
của các nội dung của an ninh kinh tế.
+ Do an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu không chỉ là quốc gia, nên
luận văn khái quát tình hình an ninh lương thực trên thế giới, chỉ ra các tác
động của bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đối với an ninh
lương thực. Đi sâu phân tích thực trạng an ninh lương thực của Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác – Lênin để nghiên cứu an ninh lương thực trong sự vận
động, phát triển và liên hệ với các yếu tố tác động ảnh hưởng của toàn cầu
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; đánh giá về an ninh lương thực trên quan
điểm lịch sử - cụ thể và quan điểm phát triển; tìm ra bản chất của an ninh
lương thực quốc gia để chủ động đề ra giải pháp ứng phó.
6
Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để nghiên cứu an ninh lương
thực của Việt Nam trong an ninh lương thực của thế giới, trong sự tương tác,
liên quan từ các yếu tố tác động của bối cảnh toàn cầu và các yếu tố liên quan
trong nước.
Luận văn cũng sử dụng các phương pháp cụ thể như: phân tích tài liệu,
số liệu; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê số liệu; phương pháp
tổng hợp; phương pháp trao đổi với chuyên gia.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ khái niệm an ninh kinh tế, trong đó có khái niệm an ninh lương
thực ở các cấp độ.
- Luận giải sự cần thiết phải đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh
toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
- Dự báo và đề xuất một số giải pháp góp phần đảm bảo an ninh lương
thực của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung
gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về an ninh lương thực trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế.
Chương 2: Tình hình an ninh lương thực Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế.
Chương 3: Dự báo và một số giải pháp đảm bảo an ninh lương thực của
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm và vai trò của an ninh lương thực
1.1.1. Khái niệm an ninh kinh tế và an ninh lương thực
1.1.1.1. Khái niệm an ninh kinh tế
Thuật ngữ an ninh quốc gia hiện nay đang có sự mở rộng, từ tiếp cận
truyền thống sang cách tiếp cận phi truyền thống. Theo cách tiếp cận truyền
thống vốn tương đối hẹp trước đây, quan niệm an ninh quốc gia là bảo vệ độc
lập chủ quyền, chế độ chính trị và người dân trước các mối đe dọa, xâm lược
bên ngoài là chủ yếu. Cách tiếp cận phi truyền thống đã mở rộng quan niệm
về an ninh quốc gia không chỉ quan niệm an ninh quốc gia truyền thống mà
còn bao hàm cả các lĩnh vực khác như: an ninh kinh tế, an ninh xã hội, an
ninh con người, an ninh văn hóa – tư tưởng… trong đó không chỉ nhấn mạnh
các mối đe dọa, xâm lược từ bên ngoài mà còn chú ý đến cả các mối đe dọa từ
bên trong, cả quân sự lẫn phi quân sự.
Bối cảnh quốc tế trong thập niên cuối của thế kỷ XX và thập niên đầu
của thế kỷ XXI, với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công
nghệ hiện đại, xu thế hợp tác, phát triển gia tăng và nhất là xu hướng toàn cầu
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ đã làm cho vấn đề an ninh kinh tế
ngày càng trở nên cấp thiết đối với mọi quốc gia, dân tộc.
Hiện có nhiều định nghĩa về an ninh kinh tế theo các hướng và góc độ
khác nhau. Chẳng hạn, theo B.Buzan, an ninh kinh tế liên quan đến khả năng
tiếp cận các nguồn lực, thị trường cần thiết bảo đảm cho sự phát triển bền
vững của nền kinh tế, phúc lợi của nhân dân và sức mạnh của nhà nước [15,
tr.23].
8
Theo Vương Dật Châu và cộng sự (1999) trong An ninh quốc tế trong
thời đại toàn cầu hóa, an ninh kinh tế để chỉ năng lực của một hệ thống kinh
tế quốc gia chống lại những sự quấy nhiễu, uy hiếp, tấn công xâm nhập của cả
bên trong lẫn bên ngoài, là môi trường trong nước và quốc tế mà trong đó,
một hệ thống kinh tế quốc gia được phát triển liên tục và an toàn [2, tr.261].
Theo Nguyễn Xuân Thắng và cộng sự (2006) trong sách Chênh lệch
phát triển và an ninh kinh tế ở ASEAN, an ninh kinh tế được thể hiện thông
qua sự ổn định và tiềm năng duy trì ổn định nền kinh tế của một quốc gia (ở
tầm vĩ mô) và kinh tế của hộ gia đình (ở tầm vi mô). Khi nền kinh tế luôn
phát triển, ổn định, mức tăng trưởng đều đi đôi với tăng trưởng có chất lượng,
trong khi các nguồn lực của tăng trưởng được duy trì một cách bền vững thì
nền kinh tế đó được coi là đảm bảo về an ninh. Khi nguồn thu nhập của một
hộ gia đình luôn được đảm bảo và ổn định, các cơ hội về việc làm luôn sẵn có
thì hộ gia đình được coi là đảm bảo an ninh về kinh tế [11, tr. 37].
Các quan niệm trên có điểm chung là đều chỉ ra yêu cầu về sự phát triển
ổn định, bền vững của nền kinh tế quốc gia (hoặc kinh tế của hộ gia đình) như
là đặc trưng biểu hiện của an ninh kinh tế. Tuy nhiên, việc đi sâu phân tích và
trình bày quan niệm về an ninh kinh tế không phải là yêu cầu đặt ra mà vấn đề
là cần làm rõ vị trí, vai trò hiện nay của an ninh kinh tế trong an ninh quốc gia
hay chính là việc làm rõ vì sao an ninh kinh tế nổi lên thành một vấn đề cấp
thiết, một trụ cột trong an ninh quốc gia của nhiều nước.
Bối cảnh và nguyên nhân nảy sinh vấn đề an ninh kinh tế có thể chỉ ra
trên các điểm cơ bản: Trước hết, do bối cảnh quốc tế sau chiến tranh lạnh,
cuộc chạy đua vũ trang đã chuyển sang chạy đua về sức mạnh kinh tế, đa số
các quốc gia đều lấy phát triển kinh tế làm trung tâm trong chiến lược phát
triển của mình. Tiếp đến, sự mở rộng của thể chế kinh tế thị trường trên thế
giới, làm cho các nước phụ thuộc, gắn bó lẫn nhau trong mạng lưới phân công
quốc tế. Ngoài ra còn phải kể đến sự thiếu hụt các nguồn tài nguyên chiến
9
lược toàn cầu cho sự tồn tại và phát triển của các nền kinh tế như tài nguyên
dầu mỏ, nước, lương thực… Các nguyên nhân cơ bản nêu trên đặt trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng ngày nay, làm cho an
ninh kinh tế ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết, một trong những trụ cột của
an ninh quốc gia.
Có thể dẫn ra đây lời nhận xét của Vương Dật Châu và cộng sự (1999)
trong quyển sách An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa: Vấn đề an
ninh kinh tế chắc chắn đã chiếm vị trí trung tâm trong lĩnh vực an ninh quốc
tế và an ninh quốc gia hiện nay và sẽ chỉ đạo hướng đi của an ninh quốc tế
trong thế kỷ sau cũng như việc chế định chiến lược an ninh của các nước [2,
tr.261].
1.1.1.2. Khái niệm an ninh lương thực
Theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thuộc Liên Hợp quốc (FAO)
(2002) trong Trade reform and security food, hiện nay có đến hơn 200 định
nghĩa về an ninh lương thực, mỗi cách tiếp cận đều đưa ra một quan niệm về
an ninh lương thực [16]. Vì thế khái niệm này được diễn giải theo nhiều cách
khác nhau. Các nhà nghiên cứu cho rằng, bất cứ khi nào quan niệm an ninh
lương thực được đề cập đến trong tiêu đề của một nghiên cứu thì nên đưa ra
các định nghĩa rõ ràng hoặc ngầm định cho sát với thực tế.
An ninh lương thực là quan niệm chỉ mới xuất hiện vào giữa những năm
70 của thế kỷ XX trong các thảo luận về tình hình lương thực thế giới và là
phản ứng trước cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu vào thời điểm đó.
Quan tâm ban đầu chủ yếu tập trung các vấn đề cung lương thực - đảm bảo
nguồn cung cấp và ở một mức độ nào đó là ổn định giá cả của nguồn thực
phẩm chủ yếu ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Mối quan ngại về cung của các tổ
chức quốc tế bắt nguồn từ việc thay đổi tổ chức của nền kinh tế lương thực
toàn cầu và điều này đã gây ra khủng hoảng. Sau đó đã diễn ra các vòng đàm
phán quốc tế dẫn đến việc tổ chức Hội nghị lương thực thế giới năm 1974 và
10
các hệ thống thể chế mới liên quan đến thông tin, nguồn lực để đảm bảo an
ninh lương thực và các diễn đàn thảo luận chính sách [16].
Theo FAO, an ninh lương thực là một trong những khái niệm ứng dụng
trong chính sách công, quan niệm này tiếp tục được phát triển để phản ánh
được độ phức tạp của các vấn đề chính sách và kỹ thuật có liên quan. Hội
nghị thượng đỉnh lương thực thế giới năm 1974 định nghĩa an ninh lương thực
là: “lúc nào cũng có đủ nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cơ bản của thế
giới để đảm bảo việc tiêu dùng lương thực, thực phẩm ngày một nhiều hơn và
để bù đắp được những biến động trong sản xuất và giá cả” (UN, 1975). Năm
1983, FAO mở rộng quan niệm này để tính thêm cả việc đảm bảo cho những
người dễ bị tổn thương tiếp cận được với các nguồn cung cấp sẵn có, hàm ý
rằng cần phải quan tâm đến sự cân bằng giữa cầu và cung trong phương trình
an ninh lương thực: “đảm bảo tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về
mặt thể chất và kinh tế đối với nguồn lương thực mà họ cần”. Sau đó, Báo cáo
của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 1986 với tiêu đề “Đói nghèo” đã tập trung
vào tính linh hoạt theo thời gian của mất an ninh lương thực. Báo cáo này đã
đưa ra sự phân biệt giữa mất an ninh lương thực kinh niên, gắn liền với các
vấn đề về nghèo khổ lâu năm hoặc nghèo khổ cơ cấu và thu nhập thấp và mất
an ninh lương thực đang chuyển đổi liên quan đến các giai đoạn khi thảm hoạ
thiên nhiên, kinh tế sụp đổ hoặc xung đột gây ra các sức ép lớn; và điều này
đã được chấp thuận rộng rãi. Quan niệm về an ninh lương thực được cụ thể
hoá hơn theo nghĩa: “tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được với đủ
lương thực, thực phẩm để đảm bảo một cuộc sống khoẻ mạnh và năng động.”
Đến giữa những năm 1990, an ninh lương thực được xem là mối quan
ngại nghiêm trọng, trải nhiều cấp độ từ cấp cá nhân lên đến cấp toàn cầu. Tuy
nhiên, vấn đề “tiếp cận” trong an ninh lương thực hiện nay còn bao gồm
cả vấn đề có đủ lương thực và điều này cho thấy người ta vẫn lo ngại về suy
dinh dưỡng prôtêin. Việc mở rộng quan niệm bao gồm các khía cạnh an toàn
11
lương thực, cân bằng dinh dưỡng cũng cho thấy quan ngại về thành phần
lương thực, thực phẩm gồm các điều kiện về dinh dưỡng vi mô và vĩ mô cần
thiết cho một cuộc sống năng động và khoẻ mạnh. Người ta cũng khuyến cáo
các hộ gia đình để đảm bảo cho con em mình có cân bằng dinh dưỡng và thực
phẩm, đặc biệt trong giai đoạn phát triển ban đầu. Các tổ chức quốc tế liên
quan đến các vấn đề về lương thực và y tế như Tổ chức Nông - Lương thế
giới (FAO), Tổ chức y tế thế giới (WHO), Chương trình lương thực thế giới
(WFP), Viện nghiên cứu và chính sách lương thực thế giới (IFPRI) và nhiều
tổ chức khác kêu gọi phát triển nguồn lương thực, thực phẩm cân bằng và đời
sống khoẻ mạnh. Người ta cũng quan tâm nhiều hơn đến sở thích đối với
lương thực, thực phẩm theo truyền thống văn hoá hoặc xã hội. Mức độ phức
tạp và cụ thể theo từng hoàn cảnh của an ninh lương thực cho thấy rằng quan
niệm này không còn đơn giản và tự nó không phải là mục đích mà nó là một
loạt các hành động trung gian nhằm đạt được một đời sống năng động và
khoẻ mạnh. Báo cáo phát triển con người của Chương trình phát triển Liên
hợp quốc (UNDP) năm 1994 cổ vũ cho quan niệm về an ninh con người, bao
gồm một loạt khía cạnh, trong đó có an ninh lương thực. Quan niệm này cũng
liên quan chặt chẽ đến quan điểm về quyền con người trong phát triển đã có
ảnh hưởng đến đến các thảo luận về an ninh lương thực.
Hội nghị lương thực thế giới năm 1996 sử dụng một khái niệm thậm chí
còn phức tạp hơn: “an ninh lương thực ở các cấp độ cá nhân, gia đình, khu
vực và toàn cầu (đạt được) khi tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về
mặt thể chất và kinh tế đối với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và đảm bảo
dinh dưỡng, để đáp ứng nhu cầu bữa ăn và sở thích đối với thức ăn, nhằm
đảm bảo một cuộc sống năng động và khoẻ mạnh” [16].
Báo cáo về tình hình mất an ninh lương thực năm 2001 đã chỉnh sửa lại
quan niệm này như sau: “an ninh lương thực là tình trạng khi tất cả mọi người
lúc nào cũng tiếp cận được về mặt thể chất, xã hội và kinh tế đối với nguồn
12
lương thực đầy đủ, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu bữa
ăn và sở thích đối với thức ăn nhằm đảm bảo một cuộc sống năng động và
khoẻ mạnh”.
Quan điểm của các nhà nghiên cứu Việt Nam, Theo Nguyễn Văn Thạo
và Nguyễn Viết Thông trong Tìm hiểu một số thuật ngữ trong văn kiện Đại
hội XI của Đảng, thì an ninh lương thực là khái niệm chỉ tình trạng ổn định,
an toàn, vững chắc của sản xuất, cung ứng lương thực và dự trữ lương thực
bên trong một nước cũng như phạm vi toàn cầu.
Theo Trung tâm Thông tin - Tư liệu, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế
Trung ương, an ninh lương thực ở Việt Nam bao gồm 3 nội dung chính:
lương thực có đủ, lương thực được cung cấp đều và mỗi gia đình có khả năng
kinh tế để có lương thực. An ninh lương thực là kết quả tổng hợp của sự phối
hợp nhiều hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, lưu thông, phân phối [14,
tr.16].
An ninh lương thực là một khái niệm với nhiều cấp độ tiếp cận, nhiều
cách nhìn khác nhau. Chính vì vậy đề tài thấy cần phải xác định cách tiếp cận
phù hợp.
Trước hết cần thống nhất cách hiểu về lương thực. Hiện có nhiều trường
phái khác nhau trong quan niệm về lương thực. Trường phái cho rằng lương
thực gồm: lúa gạo, lúa mì, lúa mạch, ngô, kê - ngũ cốc. Trường phái khác cho
rằng lương thực gồm: lúa gạo, ngô, khoai, sắn - nhóm tinh bột. Có quan niệm
còn quan niệm lương thực theo nghĩa rộng, gồm lương thực, thực phẩm [3].
Trong luận văn này, thống nhất hiểu lương thực chủ yếu là lúa gạo và ngô -
tức là lương thực có hạt, trong đó tập trung nghiên cứu lương thực là lúa gạo.
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn với cách tiếp cận
an ninh lương thực ở cấp độ quốc gia, trên cơ sở kế thừa các quan niệm về an
ninh lương thực của các học giả và tổ chức trong và ngoài nước, luận văn
thống nhất quan niệm về an ninh lương thực của Việt Nam là việc có đầy đủ,
13
ổn định lương thực cho toàn dân trên phạm vi toàn quốc cả trước mắt và lâu
dài để không ai bị đói và mọi người đều được hưởng cuộc sống năng động và
khoẻ mạnh.
Nội dung cơ bản của an ninh lương thực của Việt Nam gồm có các nội
dung là: lương thực có đầy đủ từ sản xuất hoặc nhập khẩu; đảm bảo lương
thực ổn định trong mọi tình huống; đảm bảo người dân đều có được lương
thực để tiêu dùng từ thu nhập của mình; lương thực cung cấp cần phải đảm
bảo an toàn, chất lượng.
1.1.2. Quan hệ giữa an ninh lương thực, an ninh kinh tế và an ninh quốc
gia
Khi đề cập đến nội hàm của an ninh kinh tế, đa số các học giả hiện nay
đều xác định một trong những bộ phận quan trọng là an ninh lương thực.
Theo Vương Dật Châu và cộng sự, khi xác định đặc điểm của tình trạng
an ninh kinh tế hiện nay là: Tài nguyên lương thực cũng là nhân tố quan trọng
của an ninh kinh tế; sự tăng trưởng của tài nguyên lương thực chịu sự khống
chế nghiêm ngặt của đất đai, nước, môi trường sinh thái; và đối với nhiều
nước đang phát triển, vấn đề lương thực vẫn là thách thức gay gắt đối với an
ninh kinh tế [2, tr.274].
Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đã khẳng định: “Về an
ninh kinh tế, phải giữ vững các cân đối vĩ mô; ngoài an ninh lương thực và an
ninh năng lượng, cần tăng nhanh dự trữ ngoại tệ, kiểm soát chặt chẽ nợ nước
ngoài; phát huy cao nhất các nguồn lực để xây dựng nhanh kết cấu hạ tầng và
phát triển có hiệu quả một số ngành và sản phẩm thiết yếu” [5, tr.181].
Theo các học giả của Bộ Ngoại giao Việt Nam như Phạm Quốc Trụ và
Trần Trọng Toàn (2001), trong quyển sách An ninh kinh tế ASEAN và vai trò
của Nhật Bản, khi xem xét đặc điểm, yêu cầu của an ninh kinh tế trong thời
14
kỳ mới đã chỉ rõ việc bảo đảm an ninh lương thực là một trong những yêu cầu
cơ bản và thiết yếu của an ninh kinh tế [15, tr.23-25].
Theo Nguyễn Xuân Thắng và cộng sự (2006), trong quyển sách Chênh
lệch phát triển và an ninh kinh tế ở ASEAN, đã đưa ra nhận định: Bản thân
nền kinh tế là một tổ hợp các mối quan hệ chằng chịt qua lại giữa các chủ thể
kinh tế, do vậy, các yếu tố làm ảnh hưởng tới an ninh kinh tế là rất nhiều và
đa dạng. Đối với phạm vi quốc gia và khu vực ASEAN, sự an toàn về hệ
thống tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực là những vấn đề đặc
biệt quan trọng và luôn chiếm vị trí trọng tâm trong các chương trình nghị sự
về tăng trưởng và phát triển bền vững [11, tr 41].
Bên cạnh đó, an ninh lương thực và an ninh quốc gia cũng giống như hai
anh em song sinh. Khủng hoảng lương thực: giá lương thực tăng cao, nguồn
cung lương thực không đủ, lập tức ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hàng
ngày của mọi người. Sự thiếu đói về lương thực, dẫn đến sự phản đối của
nhiều tầng lớp dân chúng, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị quốc gia. Ví dụ,
ảnh hưởng của an ninh lương thực tới an ninh quốc gia đã thể hiện: Giá cả
tăng vọt gây ra nhiều cuộc biểu tình bạo động có nơi tới cả chục ngàn người
xảy ra ở nhiều nước như ở châu Phi (Ai cập, Burkina Faso, Morooco, Côte
d’Ivoire, Mauritania, Somali, Senegal, Cameroon, Mozambque, Nam Phi,
Yemen ) đến Mỹ Latin (Bolivia, Mêhicô), châu Á (Ấn Độ, Bangladesh,
Indonesia, Srilanka)… Hình ảnh những người quá đói phải ăn đất sét ở Haiti
làm xúc động dư luận thế giới, Thủ tướng Jacques- Edoard Alexis đã bị Quốc
hội Haiti cách chức vào tháng 4/ 2008.
Như vậy, có thể nói rằng an ninh lương thực đã, đang và sẽ là bộ phận
quan trọng của an ninh kinh tế. Việc xác định rõ vị trí, vai trò của an ninh
lương thực trong nội hàm của an ninh kinh tế quốc gia sẽ giúp nhận diện,
đánh giá toàn diện và sâu sắc sự cần thiết của an ninh lương thực quốc gia
15
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đồng thời thấy được nội
dung và các yếu tố tác động đến an ninh lương thực quốc gia hiện nay.
1.1.3. Vai trò của an ninh lương thực đối với đời sống xã hội
1.1.3.1. Vai trò an ninh lương thực với đáp ứng nhu cầu tồn tại của con người
và giảm đói nghèo trên thế giới
Xã hội đang phát triển như vũ bão với nhiều vật dụng hiện đại ra đời
phục vụ cho nhu cầu của con người, nhưng người ta có thể thiếu các phương
tiện hiện đại nhưng người ta không thể làm gì với cái dạ dày trống rỗng.
Lương thực như là một phương tiện thiết yếu bậc nhất để duy trì sự tồn tại của
con người. Lương thực phải được cung cấp đều đặn, đầy đủ cho mọi người
nếu muốn sống, hoạt động và phát triển. Con người được đảm bảo có lương
thực đủ dinh dưỡng và khoẻ mạnh vừa là biểu hiện thành công của công cuộc
phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là đầu vào thiết yếu cho sự phát triển.
Theo các tổ chức quốc tế về an ninh lương thực, có mối quan hệ sâu sắc giữa
mất an ninh lương thực, suy dinh dưỡng và nghèo đói (Hình 1.1).
Hình 1.1. Mối liên quan giữa mất an ninh lương thực, suy dinh
dưỡng, và nghèo đói
Nguồn: www.foodsec.org/does/concept_guide.pdf
Nghèo
NSLĐ thấp
Mất ANLT, đói và suy
dinh dưỡng
Thể chất yếu
16
Một trong những mục tiêu hàng đầu của Tuyên bố Thiên nhiên kỷ của
Liên Hợp quốc (2003) là xóa bỏ tình trạng nghèo và đói cùng cực của con
người. Việc dùng cây lương thực để sản xuất khối lượng lớn nhiên liệu sinh
học thời gian gần đây ở các nước phát triển bị “coi là một tội ác vì nó tác
động trực tiếp tới giá lương thực trên toàn cầu, đe doạ cuộc sống của hàng
triệu người” như phát biểu của ông Jean Ziegler, một đại diện của Liên Hợp
quốc. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng gạo làm lương
thực để dự trữ. Khi gặp sự cố bất ngờ như thiên tai bão lũ mùa màng thất
bát thì Chính phủ các nước sẽ sử dụng đến lượng lương thực dự trữ này cứu
trợ nhân dân.
1.1.3.2. Vai trò của an ninh lương thực với tăng trưởng kinh tế
Vấn đề an ninh lương thực và tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau. Xét về mục tiêu chính sách của các chính phủ, an ninh lương thực
được coi như một chuỗi liên tục từ mức độ vi mô về đảm bảo dinh dưỡng cho
người dân đến mức vĩ mô là đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực cho thị
trường trong nước và khu vực. Việc củng cố an ninh lương thực làm nảy sinh
trực tiếp những chính sách mà chính phủ các nước đặt ra, nhằm biến kinh tế
lương thực là một phần của chiến lược phát triển với mục đích đạt mục tiêu
tăng trưởng kinh tế nhanh với phân phối thu nhập được cải thiện hơn. Thiết
lập mối liên kết về an ninh lương thực ở góc độ vĩ mô giúp đạt được mục tiêu
tăng trưởng. Một chính sách lương thực vĩ mô được thể hiện ở các khía cạnh:
tăng trưởng nhanh về kinh tế vĩ mô, xóa đói giảm nghèo thông qua tăng
trưởng kinh tế nông thôn, sự ổn định về hệ thống lương thực. Nông nghiệp và
động lực kinh tế nông thôn là một trong những yếu tố cốt lõi cấu thành các
nhân tố trên. (Hình 1.2)
17
Hình 1.2: Một cách tiếp cận vĩ mô về các yếu tố quyết định tới an ninh
lương thực.
Nguồn: C.Peter Timmer: “Food Security and Economic Growth: An Asian
Perspective”, H.W. Arndt Memorial Lecture Australian National University,
November 22, 2004.
Điều hành
Tăng trưởng kinh tế nhanh
Các chính sách
Các chính sách
vĩ mô
Nông nghiệp và
kinh tế nông thôn
Chi phí giao dịch
và phí thương mại
Vĩ mô
Giảm nghèo
Sự ổn định
Nguồn vốn
nhân lực
Dễ bị tổn
thương
Giá lương
thực
Chính trị
An ninh
lương thực
18
Ổn định an ninh lương thực theo cả hai góc độ (vi mô, vĩ mô) giúp thúc
đẩy triển vọng tăng trưởng kinh tế hiệu quả hơn, giảm đói nghèo. Xét trên
khía cạnh khác, sự ổn định an ninh lương thực làm giảm mức độ dễ bị tổn
thương của người dân nghèo đối với những cú sốc đột ngột của giá lương
thực tăng, giúp công bằng xã hội và giảm mức độ nghèo đói. Sự công bằng
hơn trong xã hội cũng sẽ thúc đẩy đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt ở khu
vực nông thôn, từ đó góp phần cho tăng trưởng kinh tế nhanh trong dài hạn.
Chính vì vậy, những bất ổn trong an ninh lương thực thời gian gần đây đang
là mối quan ngại đối với thế giới nói chung và châu Á nói riêng (trong đó có
Việt Nam).
Các chuyên gia hàng đầu về phân tích kinh tế cho rằng, tình trạng mất
cân đối nghiêm trọng cung – cầu lương thực đã đẩy giá lương thực tăng và sẽ
tăng hơn nữa, từ đó tạo nên làn sóng phá hủy cuộc sống của những người
nghèo nhất thế giới – những người chi dùng hơn một nửa thu nhập hàng ngày
cho lương thực. Nó sẽ làm chính sách vĩ mô bất ổn, ảnh hưởng tới cán cân
thương mại và làm tiêu tan những thành quả của cuộc chiến giảm nghèo đói
toàn cầu, đồng thời gây thêm sức ép cho nền kinh tế thế giới vốn đang quay
cuồng bởi cuộc khủng hoảng thị trường tài chính [1, tr.2-4].
1.1.3.3. Vai trò ổn định chính trị - xã hội của an ninh lương thực
Thế giới đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và kinh tế
tri thức. Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế đang tiếp diễn và đặc biệt cuộc
khủng hoảng lương thực thế giới năm 2007 – 2008 đã cho thấy tầm quan
trọng của lương thực. Cuộc khủng hoảng lương thực xảy ra, đã là nguyên
nhân quan trọng dẫn đến bất ổn chính trị ở một số nước châu Phi và châu Á
như Ai Cập, Indonesia, Philippines, Bangladesh, Sự cảnh báo về một "thời
kỳ xung đột kéo dài" và sẽ xuất hiện các dạng xung đột mới khác bắt nguồn
từ việc thiếu lương thực và giá cả lương thực tăng. Có người nói: không thể
so sánh giá trị của việc sản xuất 1 tấn gạo với giá trị sản xuất của 1 chiếc ô tô,