Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Các tổ chức hỗ trợ xúc tiến thương mại với vai trò đẩy mạnh xuất khẩu của Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 161 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ






NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA









CÁC TỔ CHỨC HỖ TRỢ XÚC TIẾN THƢƠNG MẠI
VỚI VAI TRÒ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ










Hà Nội – 2005




2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ






NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA





CÁC TỔ CHỨC HỖ TRỢ XÚC TIẾN THƢƠNG MẠI
VỚI VAI TRÒ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG
QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ




Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Mã số: 5.02.12



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THẮNG







Hà Nội - 2005

3
MỤC LỤC

Lời mở đầu Trang

Chương 1. Xúc tiến thương mại, tổ chức hỗ trợ xúc tiến thương mại
và vai trò của nó trong đẩy mạnh xuất khẩu


1.1. Các khái niệm 5
1.1.1. Xúc tiến thƣơng mại và các khái niệm có liên quan 5
1.1.2. Xúc tiến xuất khẩu 16
1.1.3. Phát triển thƣơng mại 17
1.1.4. Thuận lợi hoá thƣơng mại 18
1.2. Các chủ thể của hoạt động xúc tiến thƣơng mại 19
1.2.1. Cấp cơ quan quản lý Nhà nƣớc 19
1.2.2. Các tổ chức hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại 21
1.2.3. Doanh nghiệp 23
1.3. Xúc tiến thƣơng mại và hoạt động của các tổ chức hỗ trợ xúc tiến
thƣơng mại với vai trò đẩy mạnh xuất khẩu 23
1.3.1. Đối với doanh nghiệp 24
1.3.2. Đối với đất nƣớc 26
1.4. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong khu vực về hoạt động của các
tổ chức hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại 27
1.4.1. Hoạt động của Cục Xúc tiến xuất khẩu Thái Lan 28
1.4.2. Hoạt động của Cơ quan xúc tiến thƣơng mại Malaysia 33
1.4.3. Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 37

Chương 2. Hoạt động của các tổ chức hỗ trợ xúc tiến thương mại Việt
Nam và vai trò thúc đẩy xuất khẩu của nó trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế

2.1. Chính sách xúc tiến thƣơng mại và các tổ chức hỗ trợ xúc tiến
thƣơng mại của Việt Nam 43
2.1.1. Chính sách xúc tiến thƣơng mại của Việt Nam 43
2.1.1.1. Cơ chế, chính sách xây dựng và quản lý Chƣơng trình xúc tiến
thƣơng mại trọng điểm quốc gia 43
2.1.1.2. Chính sách thuận lợi hoá thƣơng mại 51
2.1.2. Mạng lƣới xúc tiến thƣơng mại và các tổ chức xúc tiến thƣơng mại

ở Việt Nam 57
2.1.2.1. Cơ quan xúc tiến thƣơng mại thuộc các Bộ 58
2.1.2.2. Các tổ chức xúc tiến thƣơng mại địa phƣơng 61

4
2.1.2.3. Các hiệp hội ngành hàng 63
2.1.2.4. Các tổ chức phi Chính phủ khác 65
2.2. Hoạt động của các tổ chức hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại Việt Nam 68
2.2.1. Cơ quan xúc tiến thƣơng mại thuộc các Bộ 68
2.2.2. Các tổ chức xúc tiến thƣơng mại địa phƣơng 78
2.2.3. Các hiệp hội ngành hàng 81
2.2.4. Các tổ chức phi Chính phủ khác 89
2.3. Đánh giá vai trò của xúc tiến thƣơng mại trong thúc đẩy xuất khẩu
của Việt Nam nhìn từ góc độ hoạt động của các tổ chức hỗ trợ xúc tiến
thƣơng mại 92
2.3.1. Điểm mạnh 93
2.3.2. Điểm yếu 102

Chương 3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức
Hỗ trợ xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam

3.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực và Việt Nam với vấn đề xác định phƣơng
hƣớng xúc tiến thƣơn mại ở Việt Nam 112
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức hỗ
trợ xúc tiến thƣơng mại của Việt Nam 114
3.2.1. Ở cấp độ vĩ mô 115
3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật 115
3.2.1.2. Hình thành tổ chức hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại mạnh và mạng
lƣới hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại thống nhất 118
3.2.1.3. Nhà nƣớc có chính sách đào tạo về xúc tiến thƣơng mại cho

các TPO và doanh nghiệp 120
3.2.1.4. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xúc tiến thƣơng mại 122
3.2.1.5. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ hoạt động xúc tiến thƣơng
mại 123
3.2.2. Ở cấp độ vi mô 124
3.2.2.1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trƣờng 125
3.2.2.2. Gắn kết các hoạt động xúc tiến thƣơng mại với xúc tiến đầu tƣ
và du lịch 126
3.2.2.3. Xây dựng và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và quảng bá
thƣơng hiệu cho hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam 128
3.2.2.4. Đẩy mạnh thành lập Trung tâm xúc tiến thƣơng mại, trung tâm
giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nƣớc 130

Kết luận 131


5
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục

6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


1. TIẾNG VIỆT

- CHXHCN Việt Nam: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- HTX: Hợp tác xã.
- NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- TTTL NN & PTNT: Tiếp thị triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- UBND: Uỷ ban nhân dân.
- XTTM: Xúc tiến thƣơng mại.
2. TIẾNG ANH
- ASEAN (Association of South East Asia Nations): Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á.
- DEP (Department of Export Promotion of Thailand): Cục Xúc tiến Xuất
khẩu Thái Lan.
- ECVN (Electronic Commerce of Vietnam): Cổng thƣơng mại điện tử quốc
gia Việt Nam.
- ITPC (Investment and Trade Promotion Center of Ho Chi Minh city): Trung
tâm Xúc tiến thƣơng mại và đầu tƣ thành phố Hồ Chí Minh.
- MATRADE (Malaysia External Trade Development Corporation): Cơ quan
xúc tiến thƣơng mại Malaysia.
- NGO (non-govermental organisation): Tổ chức phi Chính phủ.
- TPO (Trade Promotion Organisation): Tổ chức hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại.
- VCCI (Vietnam chamber of commerce and industry): Phòng Thƣơng mại và
Công nghiệp Việt Nam.
- WTO (World Trade Organisation): Tổ chức thƣơng mại thế giới.


7
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra nhanh chóng
đòi hỏi mỗi quốc gia phải kịp thời hoà vào xu thế chung. Với việc hội nhập
kinh tế khu vực và đẩy nhanh đàm phán gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới
(WTO), Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy kinh tế thế giới. Trong
điều kiện đó, hoạt động xúc tiến thƣơng mại (XTTM) ngày càng có ý nghĩa
quan trọng đối với nền kinh tế để mở rộng thị trƣờng, đẩy mạnh xuất khẩu và
thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt là đối với Việt Nam, một nƣớc

đang phát triển. Thứ nhất, trong những năm qua, xuất khẩu của Việt Nam
tăng mạnh. Năm 2004, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 26 tỷ
USD, tăng hơn 2 lần so với kim ngạch năm 1999 và 1,3 lần so với năm 2003.
Đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng nhƣ vậy, có thể thấy công tác XTTM đã có đóng
góp nhất định. Thứ hai, XTTM là phƣơng pháp hiệu quả để gây dựng hình
ảnh hàng hoá và dịch vụ, cũng nhƣ đất nƣớc Việt Nam trong con mắt ngƣời
nƣớc ngoài, từ đó tăng cầu của ngƣời nƣớc ngoài về hàng hoá Việt Nam, thúc
đẩy tăng trƣởng xuất khẩu và nâng cao vị thế của Việt nam trên trƣờng quốc
tế. Thứ ba, Việt Nam đang thực hiện chủ trƣơng đa phƣơng hoá, đa dạng hoá
quan hệ kinh tế, chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Để tận dụng
đƣợc những cơ hội, cũng nhƣ vƣợt qua đƣợc thách thức trong quá trình hội
nhập kinh tế, Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động XTTM. Thứ tư, chuyên
nghiệp hoá công tác XTTM cũng là hình thức thể hiện sự hội nhập của Việt
Nam vào nền kinh tế thế giới và tham gia vào phân công lao động quốc tế,
đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ
Tuy nhiên, hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ
và vừa (SMEs). Các doanh nghiệp nhỏ và vừa này có nhiều khó khăn và hạn

8
chế về năng lực tài chính cũng nhƣ về nguồn nhân lực. Họ chƣa có nhiều kinh
nghiệm trong lĩnh vực xúc tiến thƣơng mại. Do vậy, hoạt động xúc tiến
thƣơng mại ở Việt Nam còn tự phát, manh mún, chỉ mới đáp ứng đƣợc mục
tiêu ngắn hạn, chƣa có chiến lƣợc dài hạn. Để công tác xúc tiến thƣơng mại
đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp Việt Nam cần sự tham gia, phối hợp, giúp
đỡ của các tổ chức hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại (TPO). Vì vậy, ngƣời viết chọn
đề tài “Các tổ chức hỗ trợ xúc tiến thương mại với vai trò đẩy mạnh xuất
khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” với hy vọng
đề xuất đƣợc những định hƣớng và giải pháp để nâng cao tính hiệu quả hoạt
động hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại của các TPO ở Việt Nam, góp phần thúc đẩy
xuất khẩu.

2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, vẫn còn ít các công trình nghiên cứu đề cập đến vai trò
công tác xúc tiến thƣơng mại trong đẩy mạnh xuất khẩu ở Việt Nam. Tác giả
Nguyễn Thị Xuân Hƣơng trong luận án tiến sĩ “Xúc tiến bán hàng trong kinh
doanh thương mại ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn” nghiên
cứu xúc tiến thƣơng mại ở phạm vi hẹp là xúc tiến bán hàng, là các hoạt động
nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ
thƣơng mại. Luận án tiến sĩ “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xúc
tiến thương mại quốc tế của Việt Nam” của tác giả Phạm Thu Hƣơng - đã
phân tích hoạt động xúc tiến thƣơng mại, nghiên cứu mô hình một số tổ chức
hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại và trên cơ sở đó đƣa ra một số giải pháp thúc đẩy
hoạt động xúc tiến quốc tế. Tiến sĩ Mikec - Uỷ ban Kinh tế - Xã hội Liên hiệp
quốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng (ESCAP), trong ấn phẩm “Xúc tiến
Thương mại” trình bày tổng quan về xúc tiến thƣơng mại gắn liền với các xu
hƣớng thƣơng mại hiện nay, từ đó đề ra các cách tiếp cận thị trƣờng toàn cầu
để trở thành công ty kinh doanh quốc tế. Các công trình trên nghiên cứu

9
XTTM dƣới nhiều góc độ khác nhau, chƣa đề tài nào tập trung trình bày một
cách có hệ thống vai trò của các TPO để đẩy mạnh xuất khẩu trong điều kiện
đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài này để tìm hiểu, đánh giá vai trò
của các TPO trong việc thực hiện các hoạt động xúc tiến thƣơng mại để mạnh
xuất khẩu, dự báo định hƣớng và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh, đổi
mới hoạt động của các TPO trong thời gian tới.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống những lí luận cơ bản, mục đích nghiên cứu đề tài là
đánh giá vai trò của xúc tiến thƣơng mại trong đẩy mạnh xuất khẩu của Việt
Nam thông qua nghiên cứu hoạt động hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại của các TPO
và từ đó, ngƣời viết đƣa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm phát triển hoạt

động của các TPO để đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế từ nay đến năm 2010.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là vấn đề lí luận về xúc tiến
thƣơng mại, vai trò của các TPO trong việc đẩy mạnh xuất khẩu thông qua
hoạt động hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về phạm vi thời gian, luận văn nghiên cứu hoạt động hỗ trợ xúc tiến
thƣơng mại của các TPO từ năm 2000 đến nay và đề xuất các giải pháp để
đẩy mạnh hoạt động này tới năm 2010. Về phạm vi nội dung, luận văn giới
hạn nghiên cứu vai trò của xúc tiến thƣơng mại trong đẩy mạnh xuất khẩu
trên cơ sở đánh giá hoạt động hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại của các TPO Việt
Nam.

10
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng các phƣơng pháp
phân tích, diễn giải, suy luận, tổng hợp và lấy các quan điểm, đƣờng lối chiến
lƣợc của Đảng và Nhà nƣớc về hội nhập kinh tế quốc tế làm cơ sở để đánh giá
và phân tích. Bên cạnh đó, tác giả luận văn sử dụng kết quả điều tra của một
số cơ quan/tổ chức trong những năm gần đây để đánh giá đối tƣợng nghiên
cứu. Để đảm bảo đánh giá chính xác vai trò của hoạt động xúc tiến thƣơng
mại trong đẩy mạnh xuất khẩu và tính khả thi của các giải pháp, tác giả luận
văn nghiên cứu hoạt động xúc tiến thƣơng mại của các tổ chức hỗ trợ xúc tiến
thƣơng mại trong sự so sánh với kinh nghiệm của một số nƣớc khác.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Nghiên cứu đề tài này, tác giả luận văn mong muốn: (i) đánh giá đƣợc
vai trò của các TPO trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thƣơng
mại thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam và (ii) đƣa ra các giải pháp nhằm đẩy
mạnh các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại từ nay đến năm 2010.

7. Bố cục luận văn
Với lý do lựa chọn và mục đích nghiên cứu nhƣ trên, đề tài này có bố
cục gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1 giới thiệu chung về xúc tiến thƣơng mại, các tổ chức hỗ trợ
xúc tiến thƣơng mại và vai trò của nó đối với xuất khẩu.
- Chƣơng 2 trình bày thực trạng hoạt động XTTM của các tổ chức hỗ
trợ xúc tiến thƣơng mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Chƣơng 3 đƣa ra định hƣớng và giải pháp để thúc đẩy hoạt động của
các tổ chức hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại nhằm thúc đẩy xuất khẩu.

11
CHƢƠNG 1
XÚC TIẾN THƢƠNG MẠI,
TỔ CHỨC HỖ TRỢ XÚC TIẾN THƢƠNG MẠI VÀ
VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU

1.1. Các khái niệm
1.1.1 Xúc tiến thƣơng mại và các khái niệm có liên quan
Theo cách hiểu truyền thống, xúc tiến thƣơng mại (XTTM) là hoạt
động trao đổi và hỗ trợ trao đổi thông tin giữa bên bán và bên mua, hoặc qua
khâu trung gian nhằm tác động tới thái độ và hành vi mua bán, qua đó thúc
đẩy việc mua bán và trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Theo định nghĩa này,
XTTM bao gồm các hoạt động trực tiếp thúc đẩy việc bán hàng, tiêu thụ hàng
hoá bao gồm các hoạt động cụ thể nhƣ: thông tin thƣơng mại, tuyên tuyền
xuất khẩu, quảng cáo và khuyến mại hàng hoá và dịch vụ; tổ chức và tham gia
các đoàn khảo sát thị trƣờng nƣớc ngoài; tổ chức và tham gia hội chợ triển
lãm trong và ngoài nƣớc; đại diện thƣơng mại ở nƣớc ngoài. Các hoạt động
này có phạm vi rất rộng nhƣng theo định nghĩa của XTTM truyền thống thì
nội dung của chúng chỉ bó hẹp trong phạm vi hỗ trợ cho khâu cuối cùng của
quá trình sản xuất.

Trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt, tự do hoá thƣơng mại
diễn ra sôi động, khái niệm XTTM truyền thống chƣa phát huy hết vai trò của
nó và đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp. Do vậy, khái niệm XTTM
đƣợc hiểu sâu và rộng hơn. Theo cách hiểu hiện đại, XTTM là những hoạt
động bổ trợ thiết yếu, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sản xuất
và phân phối lƣu thông hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu
cầu giao thƣơng ngày càng cao của xã hội. Theo cách hiểu này, nội dung của

12
các hoạt động XTTM nêu trên rộng hơn, không chỉ dừng lại phục vụ cho hoạt
động tiêu thụ hàng hoá mà còn góp phần định hƣớng sản xuất, phân phối và
tiêu thụ hàng hoá. Đồng thời, theo cách hiểu hiện đại nội dung XTTM không
chỉ bó hẹp trong các hoạt động truyền thống mà còn bao gồm cả những hoạt
động nhƣ nghiên cứu thị trƣờng; xây dựng, tuyên truyền và quảng bá thƣơng
hiệu; xây dựng kho ngoại quan và ứng dụng thƣơng mại điện tử.
 Thông tin thƣơng mại và nghiên cứu thị trƣờng
Thông tin thƣơng mại bao gồm thông tin hai chiều: thông tin thƣơng
mại trong nƣớc ra nƣớc ngoài và thông tin thƣơng mại nƣớc ngoài vào trong
nƣớc. Thông tin thƣơng mại trong nƣớc ra nƣớc ngoài là tập hợp thông tin
giới thiệu về doanh nghiệp, hàng hoá và dịch vụ nội địa nhƣ thông tin về
chủng loại sản phẩm, chất lƣợng, đặc trƣng sản phẩm, nhãn hiệu, công dụng
sản phẩm, năng lực sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp v.v Thông tin
nƣớc ngoài vào trong nƣớc bao gồm những thông tin nhƣ đặc điểm thị trƣờng,
cơ hội kinh doanh, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng, v.v ở nƣớc ngoài.
Thông tin thƣơng mại rất quan trọng đối với các doanh nghiệp cũng
nhƣ các TPO. Trong nền kinh tế thị trƣờng, sản xuất cái gì, sản xuất nhƣ thế
nào, sản xuất cho ai, xuất đi đâu, theo hình thức nào và với giá nào hoàn toàn
do các doanh nghiệp tự quyết định. Muốn có đƣợc những quyết định đúng và
kịp thời thì cần phải có đầy đủ và kịp thời các thông tin cần thiết và đáng tin
cậy. Thông tin là một trong những đầu vào không thể thiếu của hoạt động sản

xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá.
Để có thông tin, các chủ thể tham gia vào XTTM thƣờng sử dụng
nhiều phƣơng pháp khác nhau nhƣ thông qua ấn phẩm, các phƣơng tiện thông
tin đại chúng, internet, qua các cơ quan đại diện ở nƣớc ngoài v.v Đặc biệt,
đối với thông tin về thị trƣờng nƣớc ngoài, ngƣời ta thƣờng tiến hành nghiên

13
cứu thị trƣờng. Nghiên cứu thị trƣờng, nói một cách đơn giản nhất, là tập hợp
thông tin hữu ích để tạo ra đƣợc những quyết định đúng đắn về marketing
xuất khẩu. Nghiên cứu thị trƣờng cung cấp một bức tranh chính xác về các
nhân tố kinh tế, chính trị và văn hoá, làm căn cứ để quyết định cách thức hoạt
động trong thị trƣờng mục tiêu. Một nghiên cứu thị trƣờng điển hình có ba
giai đoạn chính. Giai đoạn thứ nhất là nghiên cứu tổng quan về thị trƣờng
tiềm năng bao gồm: thu thập các số liệu thống kê về xuất khẩu sản phẩm
thuộc riêng lĩnh vực công ty sang các nƣớc khác nhau; xác định một số thị
trƣờng lớn và phát triển nhanh nhất cho sản phẩm của công ty; lựa chọn một
số thị trƣờng nhỏ hơn đang phát triển hoặc đang nổi lên có thể tạo ra những
cơ hội cơ bản cho sản phẩm của công ty; chọn từ 3 đến 5 trong số các thị
trƣờng hứa hẹn nhất làm mục tiêu nghiên cứu sâu thêm. Giai đoạn thứ hai là
đánh giá các thị trƣờng mục tiêu: xem xét các xu hƣớng có thể ảnh hƣởng đến
nhu cầu đối với sản phẩm của công ty; nghiên cứu tình hình cạnh tranh; phân
tích các nhân tố ảnh hƣởng đến việc tiếp thị và sử dụng sản phẩm tại từng thị
trƣờng; xác định các rào cản ở nƣớc ngoài (những rào cản thuế và phi thuế)
đối với sản phẩm nhập khẩu, cũng nhƣ những rào cản trong nƣớc có ảnh
hƣởng đến xuất khẩu vào thị trƣờng mục tiêu; tìm những biện pháp khuyến
khích XTTM liên quan đến sản phẩm đƣợc lựa chọn hoặc thị trƣờng mục tiêu.
Giai đoạn thứ ba, sau khi phân tích các dữ liệu, có thể quyết định rằng các
nguồn lực thị trƣờng của công ty sẽ đƣợc sử dụng hiệu quả hơn tại một vài
nƣớc.
Sau khi tiến hành nghiên cứu thị trƣờng, các chủ thể nghiên cứu thị

trƣờng xác định đƣợc thị trƣờng mục tiêu, thị trƣờng tiềm năng của mình, từ
đó xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh và phát triển thƣơng mại. Ngoài
ra, để cập nhật thông tin, ngƣời ta có thể thu thập, phân tích các kết quả
nghiên cứu thị trƣờng của các tổ chức khác. Nghiên cứu thị trƣờng thƣờng tốn

14
kém, hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn có thể không mang lại kết quả ngay.
Vì vậy, ở các nƣớc đang phát triển, hoạt động nghiên cứu thị trƣờng thƣờng
đƣợc thực hiện bởi các tổ chức XTTM của Chính phủ hoặc các tổ chức hỗ trợ
XTTM. Kết quả của nghiên cứu thị trƣờng sau đó đƣợc tuyên truyền thông
qua xuất bản một số ấn phẩm định kỳ, thông qua các phƣơng tiện thông tin
đại chúng, phƣơng tiện thông tin nghe nhìn nhƣ sách, báo, tạp chí, băng hình,
đĩa CD, VCD hoặc các cuộc hội thảo, hội nghị v.v
Nhƣ vậy, thông tin hai chiều từ nƣớc ngoài vào trong nƣớc và ngƣợc
lại giúp cho các doanh nghiệp sở tại nắm bắt đƣợc thị hiếu cũng nhƣ các quy
định tại từng thị trƣờng, sức mua của dân cƣ, thị hiếu tiêu dùng, động thái
phát triển và cơ hội kinh doanh để có kế hoạch sản xuất kinh doanh đáp ứng
đƣợc nhu cầu của từng thị trƣờng, góp phần mở rộng thị trƣờng xuất khẩu đạt
hiệu quả cao.
 Quảng cáo thƣơng mại
Quảng cáo thƣơng mại là hành vi thƣơng mại của thƣơng nhân nhằm
giới thiệu hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thƣơng mại (Luật Thƣơng mại Việt
Nam 1997, mục 13, điều 186). Quảng cáo có nhiều loại hình khác nhau,
nhƣng về cơ bản có ba loại: (i) quảng cáo qua phương tiện thông tin đại
chúng nhƣ báo chí, truyền hình, quảng cáo ngoài trời, máy thu thanh và các
phƣơng tiện khác nhƣ băng video, internet; (ii) quảng cáo trực tiếp là tất cả
các hành vi có liên quan đến việc tìm kiếm khách hàng mới thông qua
catalogue gửi qua đƣờng bƣu điện, dùng tờ rơi quảng cáo bỏ vào thùng thƣ
hoặc đƣa tới tận nhà; (iii) quảng cáo tại nơi bán hàng đƣợc tiến hành khi
khách hàng đang ở gần cửa hàng. Doanh nghiệp sẽ gây sự chú ý lôi kéo khách

hàng, kích thích họ tự tìm hiểu sản phẩm thúc đẩy hành vi mua hàng. Quảng
cáo loại này có tác dụng nhắc nhở, lặp lại qua hình ảnh hàng hoá.

15
Quảng cáo là một hình thức XTTM truyền thống, là phƣơng tiện để
thúc đẩy bán hàng, phƣơng tiện để tích luỹ tài sản vô hình - sự quan tâm của
khách hàng tiềm năng và là phƣơng tiện để nắm phản ứng của khách hàng.
 Khuyến mại
“Khuyến mại là hành vi thƣơng mại của thƣơng nhân nhằm xúc tiến
việc bán hàng, cung ứng dịch vụ trong phạm vi kinh doanh của thƣơng nhân
bằng cách dành những lợi ích nhất định cho khách hàng” (Luật Thƣơng mại
Việt Nam 1997, mục 12, điều 180). Khuyến mại có nhiều hình thức khác
nhau nhƣ giảm giá hàng bán trong một thời gian ngắn để kích thích lƣợng
mua hoặc phân phát mẫu hàng miễn phí cho ngƣời tiêu dùng để tìm kiếm
những khách hàng tiềm năng. Tặng phiếu mua hàng, trả lại một phần tiền,
phần thƣởng, tặng vật phẩm mang biểu tƣợng quảng cáo hay tổ chức thi cá
cƣợc, trò chơi cũng là những hình thức khuyến mại hữu hiệu để khuyến khích
ngƣời tiêu dùng mua nhiều hàng hơn. Ngoài ra, để giữ đƣợc khách hàng trung
thành của mình, doanh nghiệp còn dùng hình thức khuyến mại tặng phần
thƣởng cho khách hàng thƣờng xuyên.
Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thƣơng mại nhằm bổ sung cho quảng
cáo, kích thích khách hàng tìm tới hành vi mua sắm. Khuyến mại thƣờng có
tác dụng trong thời gian ngắn, nhanh chóng đem lại mức tiêu thụ cao hơn so
với quảng cáo. Tuy nhiên, tác động của khuyến mại là tạm thời và sau hoạt
động khuyến mại khách hàng nhanh chóng quay trở lại trạng thái bình
thƣờng. Do vậy, chi phí khuyến mại thƣờng nhỏ hơn rất nhiều so với quảng
cáo.
 Hội chợ triển lãm trong và ngoài nƣớc
Triển lãm là hoạt động xúc tiến thƣơng mại thông qua việc trƣng bày
hàng hoá, tài liệu về hàng hoá để giới thiệu, quảng cáo nhằm mở rộng thúc


16
đẩy việc tiêu thụ hàng hoá (Luật Thƣơng mại Việt Nam 1997, mục 15, điều
208, khoản 2).
Hội chợ thƣơng mại là hoạt động xúc tiến thƣơng mại tập trung trong
một thời gian địa điểm nhất định, trong đó các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh
doanh đƣợc trƣng bày hàng hoá của mình nhằm mục đích tiếp thị, ký kết hợp
đồng mua bán hàng. (Luật Thƣơng mại Thƣơng mại Việt Nam 1997, mục 15,
điều 208, khoản 1).
Triển lãm và hội chợ rất dễ bị nhầm lẫn. Triển lãm chủ yếu là để giới
thiệu, quảng cáo hình ảnh và sản phẩm của doanh nghiệp. Triển lãm thƣờng
không có tính định kỳ nhƣ hội chợ. Hội chợ cũng là để giới thiệu, quảng cáo
sản phẩm của doanh nghiệp nhƣng hội chợ chủ yếu để tiêu thụ sản phẩm. Do
vậy, ở hội chợ thƣờng có các sản phẩm có thể tiêu dùng ngay đƣợc. Hội chợ
triển lãm là một trong những hoạt động XTTM truyền thống. Tham gia hội
chợ triển lãm giúp doanh nghiệp có cơ hội gặp gỡ đƣợc đối tác, có cơ hội giới
thiệu, quảng bá và bán hàng hoá và dịch vụ cho ngƣời tiêu dùng.
 Khảo sát thị trƣờng
Khảo sát thị trƣờng là hoạt động các doanh nghiệp tiến hành ra thị
trƣờng mới tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng ở thị trƣờng sở tại, đồng thời
tìm kiếm cơ hội kinh doanh, gặp gỡ đối tác. Khảo sát cũng là một phƣơng
thức để thực hiện nghiên cứu thị trƣờng. Thông qua khảo sát thị trƣờng,
doanh nghiệp có cơ hội trực tiếp tìm hiểu, nắm bắt thông tin về thị trƣờng sở
tại, cũng nhƣ gặp gỡ trực tiếp các đối tác/đối tác tiềm năng, tìm hiểu đối thủ
tại thị trƣờng sở tại. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ lập chiến lƣợc kinh doanh
cũng nhƣ chiến lƣợc thâm nhập vào từng thị trƣờng để đẩy mạnh việc tiêu thụ
hàng hoá.
 Đại diện thƣơng mại ở trong và ngoài nƣớc

17

Đại diện thƣơng mại có thể là văn phòng hoặc trung tâm thƣơng mại,
trung tâm giới thiệu sản phẩm. Văn phòng đại diện/Chi nhánh là đơn vị phụ
thuộc của thƣơng nhân đƣợc thành lập ở trong nƣớc, ở nƣớc ngoài để XTTM
hoặc xúc tiến du lịch, nhƣng không đƣợc hoạt động thƣơng mại hoặc kinh
doanh sinh lợi trực tiếp. (Điều 2, Nghị định số 48/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999
của Chính phủ).
Một doanh nghiệp có thể thành lập một hoặc nhiều Văn phòng đại diện,
Chi nhánh ở trong nƣớc và ở nƣớc ngoài. Đại diện thƣơng mại tạo thuận lợi
cho thƣơng nhân tiếp cận thị trƣờng, thích ứng với thay đổi nhanh chóng về
thị hiếu ở thị trƣờng sở tại và hỗ trợ cho công tác XTTM, xúc tiến bán hàng
hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đại diện thƣơng mại thƣờng chiếm một khoản đầu tƣ
lớn và quay vòng vốn chậm. Nếu hoạt động không hiệu quả thì thƣơng nhân
khó thu hồi vốn. Vì vậy, trƣớc khi mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh,
thƣơng nhân phải nghiên cứu kỹ nhu cầu và lợi ích của việc lập văn phòng,
chi nhánh.
Trung tâm XTTM/giới thiệu sản phẩm là trung tâm trƣng bày các
chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp, ngành hàng hoặc của cả nƣớc. Tuỳ
theo quy định của mỗi nƣớc, Trung tâm giới thiệu sản phẩm bao gồm nhiều
khu vực: khu vực trƣng bày sản phẩm, văn phòng của đại diện các doanh
nghiệp và trung tâm tƣ vấn doanh nghiệp.
 Xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu
Thƣơng hiệu là một thuật ngữ đƣợc dùng phổ biến trong marketing
gồm tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp
với hàng hoá và dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác hoặc để phân biệt
chính doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Nhƣ vậy, thƣơng hiệu là một
khái niệm có nội hàm rộng. Nó là hình ảnh về hàng hóa và doanh nghiệp

18
trong tâm trí ngƣời tiêu dùng, tức là tất cả yếu tố liên quan đến hàng hoá và
doanh nghiệp.

Thƣơng hiệu đƣợc cấu thành bởi các yếu tố nhƣ tên thƣơng hiệu, biểu
trƣng và biểu tƣợng của thƣơng hiệu, khẩu hiệu của thƣơng hiệu, kiểu dáng
bao bì hàng hoá, chất lƣợng hàng hoá dịch vụ, các dịch vụ kèm theo hàng hoá.
Thƣơng hiệu bao gồm thƣơng hiệu sản phẩm, thƣơng hiệu doanh
nghiệp và thƣơng hiệu quốc gia. Thƣơng hiệu quốc gia là loại nhãn hiệu dùng
cho sản phẩm của một nƣớc, thƣờng do tổ chức XTTM của nƣớc đó chủ trì
phát hành, nhằm quảng bá hình ảnh sản phẩm quốc gia.
Để có đƣợc thƣơng hiệu uy tín, phải xây dựng thƣơng hiệu. Xây dựng
thƣơng hiệu đòi hỏi thời gian, khả năng tài chính và ý chí không ngừng nâng
cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ.
Trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, vấn đề xây dựng và
quảng bá thƣơng hiệu có ý nghĩa lớn:
- Thƣơng hiệu tạo dựng sự tin tƣởng của khách hàng vào chất lƣợng
hàng hoá, yên tâm và tự hào khi sử dụng chúng. Thƣơng hiệu nhƣ một lời
cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng. Khách hàng chỉ lựa chọn tiêu dùng
hàng hoá khi họ đã chấp nhận và tin tƣởng vào thƣơng hiệu hàng hoá, tin vào
chất lƣợng hàng hoá và tin rằng khi sử dụng hàng hoá đó nó sẽ tạo cho ngƣời
tiêu dùng một giá trị riêng. Những thông điệp mà thƣơng hiệu truyền tải qua
các quảng cáo, biểu trƣng, v.v. luôn tại một sự kích thích, lôi cuốn khách
hàng. Nó chứa đựng những cam kết ngầm nào đó của doanh nghiệp về chất
lƣợng hàng hoá hoặc những lợi ích tiềm ẩn từ việc sử dụng hàng hoá.
- Thƣơng hiệu giúp tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp, thu hút khách
hàng mới, vốn đầu tƣ, gia tăng quan hệ khách hàng. Khi đã có thƣơng hiệu
nổi tiếng, các hạn hàng của doanh nghiệp sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh,

19
cung cấp nguyên liệu và các hàng hoá liên quan cho doanh nghiệp tạo môi
trƣờng thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh.
- Thƣơng hiệu giúp việc phân phối và tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn,
tạo thuận lợi hơn khi tìm thị trƣờng mới, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu. Khi

thƣơng hiệu hàng hoá đƣợc nhiều ngƣời biết đến, doanh nghiệp có nhiều cơ
hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trƣờng hơn. Thậm chí hàng hóa có thƣơng
hiệu nổi tiếng có thể bán với giá cao hơn các hàng hoá cùng loại mang thƣơng
hiệu khác.
- Uy tín cao của thƣơng hiệu tạo lòng trung thành của khách hàng đối
với sản phẩm, mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp việc triển
khai khuyếch trƣơng nhãn hiệu dễ dàng hơn đồng thời giảm chi phí tiếp thị,
giúp doanh nghiệp có điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
- Thƣơng hiệu của ngƣời bán khi đã đăng ký bao hàm sự bảo hộ của
pháp luật đối với những tính chất độc đáo, đặc trƣng của hàng hoá trƣớc
những sản phẩm bị đối thủ cạnh tranh “nhái” theo.
Nhƣ vậy, việc xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu hàng hoá là hoạt
động XTTM bổ trợ tốt cho khâu phân phối và tiêu thụ hàng hoá, giúp hình
thành lớp khách hàng trung thành với sản phẩm của thƣơng nhân trong quá
trình đất nƣớc hội nhập kinh tế quốc tế.
 Xây dựng kho ngoại quan ở nƣớc ngoài
Khác với văn phòng đại diện hay chi nhánh, kho ngoại quan không cần
đến thuê văn phòng, trang thiết bị làm việc hay tổ chức nhân sự. Kho ngoại
quan chỉ cần nhân sự trông coi kho và liên hệ với mạng lƣới phân phối tại thị
trƣờng sở tại (nếu cần).

20
Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi đƣợc lập trên lãnh thổ của một
nƣớc, ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm lƣu giữ, bảo quản hoặc thực
hiện một số dịch vụ đối với hàng hoá từ nƣớc ngoài, hoặc từ trong nƣớc đƣa
vào theo hợp đồng thuê kho ngoại quan đƣợc ký giữa chủ kho và chủ hàng
dƣới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý (ở Việt Nam kho ngoại quan
chịu sự kiểm tra, giám sát của Hải quan).
Hàng hoá gửi để tạm lƣu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan có thể là
hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu hoặc hàng chuyển tiếp đi các nƣớc khác.

Hàng xuất khẩu là hàng đã làm xong thủ tục hải quan để xuất khẩu; hàng nhập
khẩu là hàng từ nƣớc ngoài đƣa vào và hàng chờ chuyển tiếp đi nƣớc khác
hoặc chờ làm thủ tục nhập khẩu vào nƣớc sở tại, chƣa phải nộp thuế nhập
khẩu. Chủ hàng đƣợc bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoá của mình gửi
trong kho ngoại quan.
Doanh nghiệp có thể xây dựng hoặc thuê kho ngoại quan của nƣớc
ngoài để thuận tiện trong việc tiêu thụ hàng hoá. Hàng hoá có thể đƣợc vận
chuyển từ cửa khẩu vào kho ngoại quan và từ kho ngoại quan ra cửa khẩu.
Lập kho ngoại quan ở nƣớc ngoài, doanh nghiệp cũng có điều kiện hiểu hơn
về các thủ tục Hải quan ở nƣớc sở tại để làm các thủ tục nhập khẩu hàng hoá
nhanh hơn.
Kho ngoại quan đƣợc xem nhƣ một “chất xúc tác” giúp hoạt động kinh
doanh mua bán hàng thuận lợi. Đối với các nhà xuất khẩu, kho ngoại quan
đóng vai trò nhƣ một đầu cầu để tiếp cận thị trƣờng trƣớc khi đƣa vào thị
trƣờng chính thức. Đối với những thị trƣờng ở cách xa nƣớc chủ kho, hệ
thống kho ngoại quan thực sự trở thành đầu mối lý tƣởng để vận chuyển, lƣu
trữ và phân phối hàng hoá.
 Ứng dụng thƣơng mại điện tử

21
Thƣơng mại điện tử (e-commerce) chỉ việc thực hiện những giao dịch
thƣơng mại dựa trên các công cụ điện tử (electronic), cụ thể là mạng Internet
và WWW (World Wide Web) những trang web hay website. Ví dụ nhƣ việc
trƣng bày hình ảnh hàng hoá, thông tin về doanh nghiệp trên website cũng là
một phần của thƣơng mại điện tử, hay liên lạc với khách hàng qua email, tìm
kiếm khách hàng thông qua việc tìm kiếm thông tin trên mạng internet, .v.v
Có nhiều cấp độ thực hiện thƣơng mại điện tử. Ở cấp độ cơ bản, doanh
nghiệp thông qua website của mình cung cấp thông tin, hình ảnh, tìm kiếm
khách hàng, liên hệ với khách hàng qua email. Ở cấp độ cao hơn, doanh
nghiệp có thể thực hiện một số giao dịch trên mạng nhƣ để khách hàng đặt

hàng thẳng từ trên mạng, quản lý thông tin khách hàng, đơn đặt hàng bằng cơ
sở dữ liệu tự động trên mạng, xử lý thanh toán qua mạng bằng thẻ tín dụng,
v.v
Thƣơng mại điện tử đƣợc xem là một công cụ hỗ trợ xúc tiến thƣơng
mại truyền thống đắc lực với nhiều lợi thế vƣợt trội, thể hiện ở một số điểm
cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, thƣơng mại điện tử giúp quảng bá thông tin và tiếp thị trên
toàn cầu với chi phí thấp. Chỉ với một khoản chi phí nhỏ, vài chục USD, một
công ty có thể đƣa thông tin quảng cáo đến với vài trăm triệu ngƣời xem trên
thế giới, thấp hơn rất nhiều so với tuyên truyền, quảng cáo trên các phƣơng
tiện thông tin đại chúng khác.
Thứ hai, thƣơng mại điện tử tạo thuận lợi cho khách hàng dễ tiếp cận
với hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp. Qua website, doanh nghiệp có thể
cung cấp catalogue, tờ rơi giới thiệu, bảng chào giá cho khách hàng nhanh
chóng, tạo điều kiện cho khách hàng mua trực tiếp trên mạng, v.v Ngày nay,
chất lƣợng dịch vụ và thái độ phục vụ là những yếu tố quan trọng trong việc

22
tìm và giữ đối tác. Thƣơng mại điện tử đáp ứng đƣợc yêu cầu cung cấp thông
tin nhanh chóng và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thứ ba, thƣơng mại điện tử giảm bớt các giới hạn về mặt địa lý, thời
gian làm việc. Doanh nghiệp không chỉ bán hàng trong nƣớc mà bán ở trên
toàn cầu. Bất cứ đối tác ở nƣớc nào cũng có thể nghiên cứu về sản phẩm và
đặt hàng qua internet. Từ đó, số lƣợng khách hàng tiềm năng cũng tăng lên
đáng kể.
Thứ tư, thƣơng mại điện tử giúp giảm chi phí hoạt động. Doanh nghiệp
không phải thuê nhiều mặt bằng, nhân viên phục vụ hay tiết kiệm chi phí in
ấn các tờ rơi giới thiệu, báo giá.
Ứng dụng thƣơng mại điện tử vào hoạt động XTTM nói riêng, hoạt
động thƣơng mại nói chung góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của

doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhanh chóng hoà nhập vào xu hƣớng chung
của thế giới.
1.1.2. Xúc tiến xuất khẩu
Nhìn từ góc độ nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, xúc tiến xuất khẩu chỉ là
một bộ phận của XTTM nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. Xúc
tiến xuất khẩu là các hoạt động nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp thúc đẩy xuất
khẩu hàng hoá và dịch vụ ra thị trƣờng nƣớc ngoài và dùng ngoại tệ làm
phƣơng tiện tra đổi. Nếu nhƣ XTTM bao gồm cả hoạt động xúc tiến trong
nƣớc và xúc tiến ngoài nƣớc thì hoạt động xúc tiến xuất khẩu chỉ bao gồm
hoạt động xúc tiến ra nƣớc ngoài. Nó cũng bao gồm các hoạt động của XTTM
nhƣng đƣợc tiến hành ở thị trƣờng nƣớc ngoài nhƣ thông tin thƣơng mại, hội
chợ triển lãm ở nƣớc ngoài, khảo sát thị trƣờng nƣớc ngoài, mở văn
phòng/trung tâm XTTM tại nƣớc ngoài, lập kho ngoại quan tại nƣớc ngoài,
ứng dụng thƣơng mại điện tử với nƣớc ngoài. Các hoạt động này đƣợc thực

23
hiện ở nƣớc ngoài hoặc nhằm mục đích thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá ở ngoài
nƣớc.
Xúc tiến xuất khẩu thƣờng đƣợc tiến hành để khai thác lợi thế so sánh
của một nƣớc, đặc biệt trong những trƣờng hợp khi các chính sách trong nƣớc
khác tạo ra những thiên lệch bất lợi cho xuất khẩu. Trong xu hƣớng hội nhập
kinh tế quốc tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các doanh nghiệp để đứng
vững đƣợc trên thị trƣờng quốc tế phải tận dụng và khai thác lợi thế của mình.
Các hoạt động xúc tiến xuất khẩu giúp cho việc khai thác lợi thế có hiệu quả
hơn.
Xúc tiến xuất khẩu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chính là
việc tìm giải pháp để tiêu thụ hàng hoá ở thị trƣờng nƣớc ngoài, góp phần
tăng thu ngoại tệ cho đất nƣớc. Thông thƣờng các nƣớc đang phát triển quan
tâm nhiều hơn đến công tác xúc tiến xuất khẩu để thu ngoại tệ và cân bằng
cán cân thanh toán còn các nƣớc phát triển chú trọng cả hoạt động xúc tiến

nhập khẩu và xúc tiến đầu tƣ để nhập khẩu nguyên vật liệu với giá rẻ hơn
hoặc chuyển dần hoạt động sản xuất sang các nƣớc đang phát triển.
Nhƣ vậy, xúc tiến xuất khẩu là một phần của hoạt động XTTM và có
vai trò rất quan trọng trong việc tăng thu ngoại tệ, sắp xếp sản xuất trong
nƣớc, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động.
1.1.3. Phát triển thƣơng mại
Trong bối cảnh tự do hoá thƣơng mại và toàn cầu hoá kinh tế, các nƣớc
đặc biệt là các nƣớc đang phát triển, để mở rộng, thâm nhập và giữ vững thị
trƣờng, các doanh nghiệp không thể chỉ tiến hành các hoạt động XTTM
truyền thống mà còn phải tạo ra đúng sản phẩm mà thị trƣờng có nhu cầu, bán
đúng kênh/khách hàng, bán đúng nơi, vào đúng thời điểm với giá cả hợp lý và
bằng các hình thức xúc tiến bán hàng phù hợp. Những hoạt động này đƣợc

24
gọi chung là hoạt động phát triển thƣơng mại. Nhƣ vậy hoạt động phát triển
thƣơng mại bao gồm các hoạt động phát triển thị trƣờng, phát triển sản phẩm
và nâng cao sức cạnh tranh quốc tế. Xét về mặt thời gian, phát triển thị trƣờng
thƣờng là ngắn hạn hơn so với phát triển sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc tế. Ngoài các hoạt động XTTM truyền thống, phát triển thƣơng
mại còn bao gồm các hoạt động sau:
- Nghiên cứu và hỗ trợ nghiên cứu thị trƣờng và phát triển/cải tiến sản
phẩm (kể cả bao gói) nhằm tạo ra các sản phẩm đúng với yêu cầu của thị
trƣờng; xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu.
- Các hoạt động góp phần nâng cao sức cạnh tranh quốc tế: quản lý tiêu
chuẩn/chất lƣợng hàng hoá, áp dụng thƣơng mại điện tử trong kinh doanh.
- Thuận lợi hoá môi trƣờng thƣơng mại, đàm phán và ký kết thƣơng
mại song phƣơng và đa phƣơng với các nƣớc để mở rộng thị trƣờng xuất
khẩu.
- Các hoạt động thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài hƣớng về xuất khẩu, đặc biệt
là các mặt hàng xuất khẩu mới có giá trị gia tăng cao.

- Các hoạt động xúc tiến nhập khẩu phục vụ xuất khẩu.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển thƣơng mại.
Hoạt động phát triển thƣơng mại ở cấp doanh nghiệp thực chất là hoạt
động marketing, hoạt động phát triển thƣơng mại ở cấp hỗ trợ xúc tiến thƣơng
mại là những hoạt động nhằm hỗ trợ hoạt động marketing của doanh nghiệp.
1.1.4.Thuận lợi hoá thƣơng mại
Thuận lợi hoá thƣơng mại là một thuật ngữ đƣợc sử dụng khá phổ biến.
Thuận lợi hoá thƣơng mại đƣợc định nghĩa nhƣ một loạt các biện pháp phi
kinh tế nhằm xúc tiến mở rộng thƣơng mại quốc tế thông qua việc tạo điều

25
kiện thuận lợi cho các luồng thƣơng mại. Thuận lợi hoá thƣơng mại chủ yếu
là các hoạt động thuộc lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính liên quan tới quản
lý nhà nƣớc về thƣơng mại và phát triển cơ sở hạ tầng do chính phủ tiến hành.
Các biện pháp thƣờng đƣợc áp dụng nhất là: đơn giản hoá các thủ tục thƣơng
mại, hiện đại hoá hệ thống thuế quan, cải thiện mức độ phù hợp với các tiêu
chuẩn an toàn và chất lƣợng, hậu cần thƣơng mại, trao đổi dữ liệu điện tử
(EDI) và sử dụng các phƣơng tiện viễn thông. Về bản chất, thuận lợi hoá
thƣơng mại mang tính kỹ thuật, chi tiết và đây đƣợc coi nhƣ “yếu tố liên kết”
của thƣơng mại quốc tế.
Thuận lợi hoá thƣơng mại có vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với các
nƣớc đang phát triển và các nƣớc kém phát triển ở các khu vực, trong đó các
nƣớc Nam và Đông Nam Á. Thuận lợi hoá thƣơng mại, đàm phán ký kết hiệp
định thƣơng mại đa phƣơng và song phƣơng với các nƣớc để mở cửa thị
trƣờng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các Chính phủ nhằm tạo thuận
lợi cho cá hoạt động XTTM. Thuận lợi hoá thƣơng mại đƣợc hiểu một cách
rộng hơn, bao quát một số hoạt động có liên quan, đó là: tài trợ thƣơng mại,
rủi ro thƣơng mại và việc sử dụng công nghệ thông tin trong thuận lợi hoá
thƣơng mại và thƣơng mại điện tử.
1.2. Các chủ thể của hoạt động XTTM

1.2.1. Cấp cơ quan quản lý Nhà nƣớc
Cơ quan quản lý Nhà nƣớc tham gia vào hoạt động XTTM chủ yếu tạo
ra môi trƣờng pháp lý thuận lợi mang tính chất quốc tế hoặc quốc gia. Nội
dung của hoạt động XTTM do cơ quan quản lý Nhà nƣớc thực hiện là những
biện pháp chính sách của Nhà nƣớc có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
khuyến khích sản xuất kinh doanh. Đối tƣợng tác động XTTM của cấp quản

×