Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Kinh nghiệm phát triển lịch Quốc tế của Thái Lan và những gợi ý cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o



NGUYỄN MINH NGỌC



KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC
TẾ CỦA THÁI LAN VÀ NHỮNG
GỢI Ý CHO VIỆT NAM














HÀ NỘI - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o





NGUYỄN MINH NGỌC


KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC
TẾ CỦA THÁI LAN VÀ NHỮNG
GỢI Ý CHO VIỆT NAM


Chuyên ngành: KTTG & QHKTQT
Mã số: 60 31 07








NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THU HẰNG





HÀ NỘI - 2012
MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG BIỂU .ii
DANH MỤC HÌNH iii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ 8
1.1. Các khái niệm và phân loại du lịch quốc tế 8
1.1.1. Một số khái niệm 8
1.1.2. Phân loại du lịch quốc tế 11
1.2. Vai trò của kinh doanh du lịch quốc tế 12
1.2.1. Du lịch quốc tế tạo nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho đất nước 13
1.2.2. Du lịch quốc tế tạo điều kiện cho đất nước phát triển du lịch 15
1.2.3. Du lịch quốc tế tiết kiệm thời gian và tăng vòng quay của vốn đầu tư 16
1.2.4. Du lịch quốc tế là phương tiện quảng cáo không mất tiền cho đất nước du lịch chủ
nhà 17
1.2.5. Mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế 18
1.2.6. Các vai trò khác 19
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới kinh doanh du lịch quốc tế 20
1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 20
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 21
1.3.3. Các nhân tố khác 24
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ
CỦA THÁI LAN 25
2.1. Giới thiệu chung về đất nước và hoạt động du lịch của Thái Lan 25
2.1.1. Sơ lược về Vương Quốc Thái Lan 25
2.1.2. Sơ lược về du lịch Thái Lan 28
2.2. Các loại hình dịch vụ và các sản phẩm du lịch quốc tế của Thái Lan 31
2.2.1. Các loại hình dịch vụ du lịch 31
2.2.2.Các sản phẩm du lịch 38
2.3. Cơ sở phát triển du lịch của Thái Lan 40
2.3.1. Đường giao thông 40

2.3.2. Cơ sở lưu trú và vui chơi giải trí 41
2.3.3. Phương tiện vận chuyển phục vụ du lịch 41
2.3.4. Các chiến lược thúc đẩy phát triển du lịch quốc tế 45
2.4. Đánh giá chung 47
2.4.1. Thành công 47
2.4.2. Hạn chế 49
2.4.3. Nguyên nhân 52
2.5. Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan 53
2.5.1. Kinh nghiệm phát triển và nâng cấp sản phẩm du lịch 53
2.5.2. Kinh nghiệm tạo nguồn nhân lực vững mạnh trong phát triển du lịch 56
2.5.3. Kinh nghiệm từ những chính sách cung cấp và phát triển dịch vụ 59
2.5.4. Kinh nghiệm phát triển cơ sở hạ tầng – vật chất phục vụ du lịch 60
2.5.5. Kinh nghiệm phát triển các dịch vụ hỗ trợ du lịch 62
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GỢI Ý NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT
NAM 66
3.1. Thực trạng phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam 66
3.2.1. Những cơ hội đối với sự phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam so với Thái Lan73
3.2.2. Những thách thức đối với sự phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam so với Thái
Lan 74
3.2.3. Chiến lược phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam 77
3.2.4. Mục tiêu phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam 81
3.3. Kiến nghị nhằm phát triển du lịch quốc tế ở Việt Nam 82
3.3.1. Đối với các cơ quan chức năng quản lý về du lịch 82
3.3.2. Đối với các Bộ ngành có liên quan 86
3.3.3. Đối với các khách sạn và công ty du lịch đón khách quốc tế 89
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Stt
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
OECD
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
2
TAT
Tổng cục du lịch Thái Lan
3
GMS
Khu vực sông Mê Kông
4
PAD
Liên minh dân chủ nhân dân
5
FTI
Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan
6
VHTTDL
Văn hóa thể thao du lịch
7
PATA
Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương
8
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội













ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Stt
Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
1
Bảng 2.1
Lượng khách du lịch quốc tế vào Thái Lan từ
2008 - 2012
30
2
Bảng 2.2
Các loại hình dịch vụ du lịch Thái Lan từ
2008 - 2011
32
3

Bảng 3.1
Lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ
2008 - 2012
68
4
Bảng 3.2
Một số tiêu chí so sánh hai quốc gia Việt
Nam - Thái Lan
72

















iii

DANH MỤC HÌNH


Stt
Số hiệu hình
Tên hình
Trang
1
Hình 2.1
Lượng khách du lịch quốc tế vào Thái Lan từ
2008 - 2012
30
2
Hình 2.2
Tỷ lệ lượng khách du lịch quốc tế vào Thái
Lan tăng/ giảm từ 2008 - 2012
31
3
Hình 3.1
Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ
2008 - 2012
68
4
Hình 3.2
Tỷ lệ lượng khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam tăng/ giảm từ 2008 - 2012
69


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Du lịch luôn được coi là sứ giả hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc
gia, các dân tộc. Trên thế giới, du lịch được xem là một trong những ngành kinh
tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì
những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà nó đem lại. Ngày nay, cùng với xu
hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa, du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói
riêng đã và đang trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, chiếm tỉ trọng ngày
càng lớn trong GDP của mỗi quốc gia.
Theo công bố mới đây tại Hội nghị Bộ trưởng du lịch G20 vừa diễn ra ngày
16 tháng 5 năm 2012 tại Mexico, ngành du lịch chiếm 9% thu nhập tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) thế giới, tương đương 6 nghìn tỷ USD. Du lịch là một
trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất. Năm 2011, mặc dù
trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tăng trưởng không lấy gì làm tốt đẹp và ổn
định, ngành du lịch toàn thế giới vẫn tăng 4,6%, đón được 982 triệu lượt khách
và thu nhập du lịch tăng 3,8%. Dự báo du lịch thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng
một cách bền vững trong những năm tới, đạt 1 tỷ lượt khách trong năm 2012 và
1,8 tỷ lượt năm 2030. Dự kiến trong 10 năm tới, ngành công nghiệp này sẽ tăng
trưởng trung bình 4% một năm, đóng góp 10% GDP toàn cầu (tương đương 10
nghìn tỷ USD).
Bên cạnh những chỉ số đóng góp ấn tượng trên, du lịch cũng được đánh giá
là ngành quan trọng tạo nhiều việc làm cho xã hội, chiếm 8% lao động toàn cầu.
Cứ mỗi một việc làm trong ngành du lịch ước tính tạo ra 2 việc làm cho các
ngành khác. Ngành du lịch cũng sử dụng lao động nhiều vượt trội so với ngành
công nghiệp khác, gấp 6 lần ngành sản xuất ô tô, gấp 4 lần ngành khai khoáng,
2

và gấp 3 lần ngành tài chính. Du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong thúc
đẩy mậu dịch quốc tế. Năm 2011, xuất khẩu thông qua du lịch quốc tế bao gồm
cả vận chuyển hành khách đạt 1,2 nghìn tỷ USD, chiếm 30% xuất khẩu toàn thế
giới. [28].
Không nằm ngoài xu thế đó, ngành du lịch của Vương quốc Thái Lan cũng

là một ngành chính của nền kinh tế nước này. Thái Lan là đất nước du lịch với
những điểm du lịch đặc sắc thế giới mang đậm văn hóa dân tộc. Ngành du lịch ở
Thái Lan rất phát triển đặc biệt là du lịch quốc tế. Hàng năm có tới hàng triệu
lượt du khách quốc tế tìm đến Thái Lan cho sự lựa chọn về một điểm đến ở
Đông Nam Á. Cũng như Thái Lan, hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam đang
ngày càng phát triển. Việt Nam được đánh giá là một đất nước rất an toàn, ổn
định về chính trị xứng đáng là “Điểm đến của thiên niên kỷ mới”. Xét về tài
nguyên du lịch tự nhiên, dù rằng diện tích của Việt Nam nhỏ hơn Thái Lan
nhưng sự đa dạng về địa hình, khí hậu cũng như hệ động thực vật của chúng ta
lại có phần nhỉnh hơn hẳn. Tuy nhiên, Thái Lan lại có được sự giàu có và dồi
dào ngang ngửa với Việt Nam về tài nguyên du lịch văn hóa (bao gồm các yếu
tố như di tích lịch sử, lễ hội, văn hóa, truyền thống ).
Thế nhưng tại sao Việt Nam lại thua kém Thái Lan nhiều đến vậy trong khi
cả hai nước được nhận định là có tiềm năng du lịch khá tương đồng? Những
kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế ở Thái Lan là gì? Và những kinh nghiệm
đó có gì tương đồng và hữu ích đối với Việt Nam?
Nhận thức được tầm quan trọng, tính thời sự của vấn đề này cũng như
những hiệu quả của việc học hỏi những kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế
của Thái Lan đối với Việt Nam hiện nay, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên
cứu: “Kinh nghiệm phát triển Du lịch quốc tế của Thái Lan và những gợi ý
cho Việt Nam”.
3

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến trên
thế giới và có xu hướng phát triển nhanh. Trong đó, Thái Lan là nột trong những
nước có hoạt động kinh doanh du lịch phát triển nhất trên thế giới, đặc biệt là du
lịch quốc tế. Vì vậy có không ít sách, báo và tài liệu tham khảo viết về vấn đề
này.
- Du lịch và kinh doanh – NXB Văn hóa Thông tin, 1995 (Trần Nhạn), tác

giả đã trình bày một cách đầy đủ về hiện tượng, bản chất, khái niệm du lịch.
Nguồn lực phát triển du lịch, các thể loại, kinh doanh du lịch. Chân dung các
chủ doanh nghiệp du lịch, quản lý Nhà nước. Vị trí của văn hóa du lịch với hoạt
động du lịch.
- Thái Lan (Đối thoại với các nền văn hóa) – NXB Trẻ, 2002 (Trịnh Huy
Hóa) sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về nền văn hóa cũng như lối sống của Thái Lan
theo một cấu trúc chung từ điều kiện tự nhiên, nguồn gốc dân tộc, lịch sử và nền
kinh tế cho đến ngôn ngữ, tôn giáo, lễ hội, phong tục, lối sống…
- Văn hóa du lịch Châu Á – Thái Lan (Đất nước của nụ cười) – NXB Thế
Giới, 2007 (Vũ Thị Hạnh Quỳnh) đã mang lại cho ngươi đọc một cái nhìn tổng
quan về Thái Lan, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và du lịch. Cuốn sách
thực sự là cẩm nang hữu ích cho khách du lịch tại Thái Lan. Tuy nhiên sách chỉ
dừng lại ở việc mô tả mà chưa tập trung nhiều vào phân tích trực trạng du lịch ở
Thái Lan, những điểm mạnh và yếu của Thái Lan.
- Vòng quanh các nước: Thái Lan – NXB Văn hóa Thể Thao, 2005 (Trần
Vĩnh Bảo) phân tích tổng quan về Thái Lan ở nhiều khía cạnh trong đó tập trung
phân tích sâu về du lịch Thái Lan và các điều kiện tự nhiên phát triển du lịch.
4

- Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch – Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2008 (Đinh
Trung Kiên) đã trình bày những khái niệm về du lịch và du khách. Đưa ra các
giai đoạn hình thành và phát triển du lịch, nhu cầu du lịch, các loại hình du lịch
và tính thời vụ của du lịch. Những điều kiện phát triển du lịch và các tác động
của du lịch cũng được đề cập.
- Thị trường du lịch – Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2009 (Nguyễn Văn Hưu)
đã đưa ra lý luận tổng quan về thị trường du lịch bao gồm: khái niệm, bản chất,
đặc điểm, chức năng và phân loại thị trường du lịch: thị trường du lịch thế giới,
thị trường du lịch Asean và thị trường du lịch Việt Nam.
Ngoài ra còn một số luận án nghiên cứu, phân tích về du lịch quốc tế nhưng
ở những khía cạnh khác nhau:

- Luận án “Các giải pháp tài chính nhằm phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2010” của Chu Văn Yêm – Học viện Tài Chính (2004) đã góp phần khẳng
định vị trí kinh tế - xã hội của ngành du lịch, các hoạt động du lịch và nhấn
mạnh vai trò của tài chính đối với phát triển du lịch nói chung. Luận án đã phân
tích khách quan về du lịch Việt Nam và tập trung vào việc đề xuất các giải pháp
về tài chính nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch Việt
Nam đến năm 2010.
- Luận án “Một số vấn đề về tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh
du lịch quốc tế ở Việt Nam” của Trịnh Xuân Dũng – Đại học Kinh tế Quốc Dân
(1989) trình bày một cách có hệ thống các nội dung, đặc điểm, vị trí, vai trò của
du lịch quốc tế, các yếu tố khách quan thúc đẩy sự phát triển du lịch trên thế giới
và khu vực. Luận án còn đưa ra những cơ sở khoa học về tổ chức và quản lý
hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế. Tuy nhiên, công trình này chưa tập trung
phân tích kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để từ đó rút ra bài học cho
Việt Nam.
5

- Luận án “Khai thác và mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các doanh
nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội” của Phạm Hồng Chương – Đại học Kinh tế
Quốc Dân (2003) đã phân tích được bản chất các mối quan hệ chủ yếu trong
kinh doanh lữ hành và trên thị trường kinh doanh du lịch quốc tế. Đưa ra được
những khó khăn và thuận lợi, những điểm mạnh, điểm yếu và thực trạng hoạt
động khai thác thị trường quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà
Nội.
- Luận án “Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch cho
khách du lịch quốc tế đến Hà Nội của công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội” của
Lê Thị Lan Hương – Đại học Kinh tế Quốc dân (2005). Luận án đã nêu ra những
vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng chương trình du lịch. Tác giả đã phân tích,
đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình
du lịch. Tác giả cũng đề cập đến kinh nghiệm của Thái Lan và Trung Quốc

trong hoạt động này nhưng chưa tập trung phân tích sâu các kinh nghiệm đó để
rút ra bài học cho Việt Nam.
- Luận án “Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du
lịch ở Việt Nam” của Hồ Đức Phước – Đại học Kinh tế Quốc Dân (2009) đã
đánh giá được thực trạng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực cở sở hạ tầng và sự
phát triển cơ sở hạ tầng tại các đô thị du lịch Việt Nam từ đó đề xuất các giải
pháp.
- Luận án “Hoàn thiện hoạch định chiến lược xúc tiến điểm đến của ngành
du lịch Việt Nam” của Nguyễn Văn Đảng – Đại học Thương Mại (2007) hệ
thống hóa một số vấn đề lí luận mới về điểm đến du lịch, mô hình điểm đến du
lịch. Phân tích và khảo sát thực trạng công tác hoạch định chiến lược và đánh
giá hoạch định chiến lược. Xây dựng mô hình tổng quát hoạch định chiến lược
xúc tiến hỗn hợp điểm đến du lịch.
6

Tuy nhiên theo như nghiên cứu, tác giả chưa thấy có tài liệu nào tập trung
nghiên cứu và phân tích sâu kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan
để từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra một số giải pháp từ kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái
Lan để phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số lý luận chung về du lịch quốc tế
- Phân tích kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan
- Đưa ra một số giải pháp để phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế của Thái Lan
và Việt Nam

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Du lịch quốc tế bao gồm 2 mảng: du khách quốc tế vào nước mình và đưa
khách trong nước đi du lịch quốc tế. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung
vào luồng khách quốc tế vào Thái Lan từ năm 2008 cho đến hết quý II năm
2012.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài vận dụng các
phương pháp nghiên cứu khoa học như:
7

Phương pháp thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu thứ cấp phục vụ cho
việc nghiên cứu, phân tích: Thu thập các tài liệu tổng quan về lĩnh vực du lịch
quốc tế Việt Nam và Thái Lan, thu thập thông tin về một số hoạt động và dự án
du lịch đã và đang triển khai của Thái Lan; thu thập tài liệu về đề xuất các giải
pháp đối với việc thúc đẩy du lịch quốc tế phát triển.
Phương pháp thống kê, so sánh: Từ thống kê số liệu, tác giả đưa ra sự so
sánh tương quan về việc phát triển du lịch quốc tế giữa hai quốc gia Việt Nam
và Thái Lan.
Phương pháp phân tích, tổng hợp và khái quát hóa
Phương pháp logic, lịch sử.
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Phân tích rõ kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch của Thái Lan ở
nhiều khía cạnh.
- Đề xuất giải phấp nhằm phát triển hoạt động du lịch quốc tế tại Việt Nam
từ các bài học kinh nghiệm của Thái Lan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm những nội dung chính sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của phát triển du lịch quốc tế
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan

Chƣơng 3: Kinh nghiệm và một số gợi ý nhằm phát triển du lịch quốc tế ở
Việt Nam


8

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ
1.1. Các khái niệm và phân loại du lịch quốc tế
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về du lịch
Du lịch là việc thực hiện chuyến đi khỏi nơi cư trú từ 24 giờ trở lên, có tiêu
tiền, lưu trú qua đêm và có sự trở về. Mục đích của chuyến đi là giải trí, nghỉ
dưỡng, thăm thân nhân, công tác, hội nghị khách hàng hay du lịch khen thưởng.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của
những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu,
trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích
hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không
quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành
mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng
động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.
Du lịch là ngành công nghiệp không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp
khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm căng thẳng vừa biết thêm nhiều điều
hay mới lạ. Du lịch còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo việc làm và
tăng thu nhập cho người lao động (hướng dẫn viên, các dịch vụ liên quan ).
Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Luật du lịch như sau:
“Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải
trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”[21, tr.2]
1.1.1.2. Khái niệm về du lịch quốc tế
Các định nghĩa về du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng đã và

9

đang gặp phải những khó khăn nhất định. Hiện nay trên thế giới có nhiều định
nghĩa của nhiều tác giả khác nhau.
Theo định của hội nghị ở Roma do Liên hiệp quốc tổ chức về các vấn đề
của du lịch quốc tế năm 1963: Khách du lịch quốc tế là những người lưu lại tạm
thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian
24 giờ hoặc hơn.
Định nghĩa trên đã không đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng hay phụ thuộc
giữa các ngành với nhau trong du lịch. Định nghĩa vẫn chưa giới hạn đầy đủ đặc
trưng về lĩnh vực của các hiện tượng và các mối quan hệ kinh tế du lịch (các
mối quan hệ thuộc loại nào: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá). Ngoài ra, định
nghĩa cũng bỏ sót hoạt động của các công ty giữ nhiệm vụ trung gian nhiệm vụ
tổ chức du lịch và nhiệm vụ sản xuất hàng hoá dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách
du lịch.
Xuất phát từ những thực tế đó, chúng ta chỉ có thể nhìn nhận du lịch quốc tế
như sau: Du lịch quốc tế là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm
đến của cuộc hành trình nằm ở các quốc gia khác nhau. Ở hình thức này khách
phải vượt qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch. Từ cách nhìn nhận
trên chúng ta có thể thấy rằng du lịch quốc tế là những hình thức du lịch có dính
dáng tới yếu tố nước ngoài, điểm đi và điểm đến của hành trình ở các quốc gia
khác nhau, khách du lịch sử dụng ngoại tệ của nước mình đem tới nước du lịch
để chi tiêu cho nhu cầu du lịch của mình.
Hay có thể hiểu du lịch quốc tế là du lịch thu hẹp theo khái niệm nói trên
của đối tượng đặc biệt hơn đó là khách du lịch quốc tế tức là khách du lịch từ
nước này qua nước khác, đảm bảo các điều kiện sau:
- Trên đường đi thăm một hoặc một số nước khác với nước mà họ cư trú
thường xuyên.
10


- Mục đích của chuyến đi là thăm quan, thăm viếng, nghỉ ngơi với thời gian
3 tháng, nếu trên 3 tháng phải được phép gia hạn.
- Không được làm bất cứ việc gì để được trả thù lao tại nước đến do ý muốn
của khách hay do yêu cầu của nước sở tại.
- Sau khi kết thúc đợt tham quan hay lưu trú, phải rời khỏi nước đến tham
quan để về nước thường trú của mình hoặc đi đến một nước khác.
Du lịch quốc tế là chiếc cầu nối của tình hữu nghị, tạo sự hiểu biết giao lưu
giữa các dân tộc, tạo nên một thế giới hoà bình, thịnh vượng và tôn trọng lẫn
nhau. Với vị trí kinh tế của du lịch như đã đề cập ở trên, nhiều nhà kinh tế còn gọi
du lịch là “ngành xuất khẩu vô hình”. Xét trên phương diện kinh tế, doanh thu du
lịch quốc tế được xếp ngang hàng với doanh thu xuất khẩu và tiêu dùng trong du
lịch quốc tế được xếp cùng với nhập khẩu. Đối với nhiều nước, du lịch quốc tế là
nguồn không thể thiếu được trong khoản lợi nhuận thu được từ ngoại tệ.
1.1.1.3. Khái niệm về thị trường du lịch quốc tế
Thị trường du lịch quốc tế được hiểu là điểm đến, sự lựa chọn của khách du
lịch quốc tế đối với dịch vụ du lịch của một quốc gia nào đó. Thị trường du lịch
quốc tế thường được đánh giá độ tín nhiệm và rủi ro của nhu cầu du lịch trên
toàn cầu.
Đối với các quốc gia coi du lịch là một ngành chiến lược chủ chốt và hy
vọng ngành này đóng góp lớn trong tổng sản phẩm quốc nội bằng cách thu hút
khách du lịch quốc tế thì các quốc gia đó phải biết cách “làm thị trường” cho tốt
để thế giới và những người quan tâm đến du lịch biết đến mình và lựa chọn quốc
gia mình trong việc du lịch.


11

* Thị trƣờng khách du lịch quốc tế
Thị trường khách du lịch quốc tế là một yếu tố rất quan trọng, nó mang tính
chất quyết định đối với sự phát triển của ngành du lịch. Việc nghiên cứu và phân

tích thị trường khách du lịch là một cơ sở khoa học để lựa chọn thị trường ưu
tiên, xây dựng chiến lược về thị trường và chiến lược sản phẩm nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động du lịch.
Thị trường khách quốc tế có thể phân theo 3 tiêu chí cơ bản:
- Theo quốc tịch: phân chia theo quốc gia hay lãnh thổ của khách đến du
lịch tại nước chủ nhà.
- Theo mục đích chuyến đi: khách du lịch quốc tế có thể đi du lịch theo các
mục đích khác nhau như thăm quan du lịch, thương mại du lịch, khách thăm
thân.
- Theo phương tiện vận chuyển: khách du lịch có thể vận chuyển theo
đường hàng không, đường bộ, đường biển.
1.1.2. Phân loại du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế được chia làm hai loại: Du lịch quốc tế chủ động và du lịch
quốc tế bị động.
- Du lịch quốc tế chủ động là hình thức du lịch của khách ngoại quốc đến
một đất nước nào đó, ví dụ đến Việt Nam và tiêu tiền kiếm được từ đất nước của
họ.
- Du lịch quốc tế bị động là hình thức du lịch có trong trường hợp các công
dân Việt Nam đi ra ngoài biên giới nước ta và trong chuyến đi ấy, họ tiêu tiền
kiếm được ở Việt Nam.
Xét trên phương diện kinh tế, du lịch quốc tế chủ động gần giống hoạt động
12

xuất khẩu vì nó làm tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước du lịch. Khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam đổi ra bản tệ để chi tiêu số tiền chi tiêu ở nơi du lịch đẩy
mạnh cán cân thanh toán của Việt Nam. Đối với hình thức du lịch quốc tế bị
động, loại du lịch này tương tự như nhập khẩu hàng hoá vì nó liên quan tới chi
ngoại tệ.
Xét trên phương tiện văn hoá xã hội: Khách du lịch quốc tế có cơ hội tìm
hiểu các phong tục tập quán, hệ thống văn hoá, pháp luật của nước sở tại, đồng

thời chịu sự chi phối của hệ thống chính trị, văn hoá, kinh tế cũng như pháp luật
của nước đó. Điều này có nghĩa là khi đó du lịch tại một quốc gia khác, khách
du lịch phải tuân theo qui định về luật pháp, văn hoá, xã hội của quốc gia đó.
Nguyên tắc trao đổi văn hoá và kinh tế trên cơ sở này sẽ có ảnh hưởng tích
cực tới sự phát triển của du lịch quốc tế chủ động cũng như du lịch quốc tế bị
động, tuy nhiên mỗi đất nước tuỳ thuộc vào khả năng của mình mà có những
định hướng phát triển cho phù hợp.
1.2. Vai trò của kinh doanh du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế có vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế xã hội của
một đất nước. Du lịch quốc tế thúc đẩy sự hiểu biết quốc tế như một phần của
“Khái niệm ngôi làng toàn cầu”. Khách du lịch luôn mong muốn có được một
trải nghiệm mang tính tổng thể. Việc đến thăm các tượng đài tưởng niệm, các
viện bảo tàng hay các di tích văn hóa có thể khiến mong muốn này trở thành
hiện thực. Các hoạt động như giải trí, thể thao, âm nhạc, khiêu vũ, hội hè, thám
hiểm, nấu ăn, chăm sóc sức khỏe, giáo dục hay các hoạt động liên quan đến kinh
tế có thể làm giàu kinh nghiệm và vốn hiểu biết cho du khách. Nhu cầu đi du
lịch đang ngày càng tăng cùng với những tiến bộ hiện đại về giao thông, truyền
thông và những cải thiện chung về an sinh kinh tế.
Ngành du lịch có tác động tích cực đến nền kinh tế của đất nước, của vùng
13

hoặc của một nơi riêng biệt thông qua việc tiêu dùng của khách du lịch. Do vậy,
để nhận rõ được vai trò của du lịch quốc tế đối với quá trình tái sản xuất xã hội
cần hiểu rõ những đặc điểm tiêu dùng du lịch. Những đặc điểm quan trong nhất
là:
- Nhu cầu tiêu dùng trong du lịch là những nhu cầu đặc biệt bao gồm: Nhu
cầu hiểu biết kho tàng văn hoá, lịch sử, nhu cầu vãn cảnh thiên nhiên, nhu cầu
khám phá những điều mới lạ.
- Tiêu dùng du lịch thoả mãn các nhu cầu hàng hoá (thức ăn, hàng hoá mua
sắm, hàng lưu niệm ) và đặc biệt là các nhu cầu về dịch vụ nơi ở, vận chuyển

hành khách, y tế, thông tin
- Việc tiêu dùng các dịch vụ và một số hàng hoá diễn ra đồng thời với việc
sản xuất ra chúng. Trong du lịch không phải vận chuyển dịch vụ và hàng hoá
đến cho khách và ngược lại, tự khách du lịch phải đi đến nơi có hàng hoá. Việc
tiêu dùng du lịch chỉ thoả mãn những nhu cầu thứ yếu đối với con người (với
ngoại tệ ở thể loại du lịch giữa khi đó du lịch có ý nghĩa sống còn đối với người
bệnh)
- Tiêu dùng du lịch thường xảy ra theo thời.
Qua những đặc điểm tiêu dùng ở trên, ta có thể thấy vai trò của kinh doanh
du lịch quốc tế như sau:
1.2.1. Du lịch quốc tế tạo nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho đất nước
Ngành du lịch còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của
các nước đang phát triển. Tổ chức Du lịch Thế giới Liên Hiệp Quốc nhận định
rằng: “tại nhiều quốc gia đang phát triển, du lịch là nguồn thu nhập chính, ngành
xuất khẩu hàng đầu, tạo ra nhiều công ăn việc làm và cơ hội cho sự phát triển”
[2]. Trên diễn đàn du lịch thế giới vì hòa bình và phát triển bền vững họp tại
14

Brazil năm 2006, ông Lelei Lelaulu, Chủ tịch đối tác quốc tế, một tổ chức hoạt
động vì mục đích phát triển nhân đạo đã phát biểu: “du lịch là phương tiện
chuyển giao của cải tự nguyện lớn nhất từ các nước giàu sang các nước nghèo…
Khoản tiền do du khách mang lại cho các khu vực nghèo khổ trên thế giới còn
lớn hơn viện trợ chính thức của các chính phủ”.
Nguồn ngoại tệ do du lịch quốc tế đem lại là rất quan trọng, nó góp phần
như là một trong những thành phần quan trọng của cán cân thanh toán khi nền
kinh tế thế giới đang ngày càng tiến đến chuyên môn hóa và toàn cầu hóa sâu
rộng.
Mỗi một dịch vụ kinh doanh đơn lẻ như nhà hàng khách sạn, đồ ăn thức
uống, đi lại, giải trí được ngành kinh doanh du lịch nối kết với nhau thành một
dịch vụ tổng hợp, liên quan chặt chẽ với nhau, tạo nên một sản phẩm gói hoàn

hảo. Nơi khách nghỉ ngơi như khách sạn, nhà trọ rất được coi trọng. Ngày nay,
du khách, đặc biệt là khách nước ngoài không những đòi một chỗ nghỉ an toàn
mà còn phải sang trọng, đầy đủ tiện nghi, nhân viên phục vụ phải thân thiện,
nhiệt tình và chuyên nghiệp. Sự thoả mãn của khách hàng sẽ phụ thuộc vào nhu
cầu và khả năng tài chính của từng loại khách.
Du khách thường muốn biết các điểm đặc trưng của nơi họ sẽ đến. Chất
lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, khách nước ngoài thường có thu
nhập cao nên họ nhu cầu ăn uống không nhiều, họ muốn thưởng thức các món
ăn như một nghệ thuật ẩm thực, văn hoá ẩm thực tinh tế. Vì vậy, món ăn trong
các nhà hàng khách sạn phải đa dạng, phong phú, và có chất lượng cao, cách bài
trí đẹp, cách bảo quản sạch sẽ, chuyên nghiệp. Đối với du khách, nhu cầu
thưởng thức một đặc sản nào đó của một vùng cũng là một lý do để họ đi du
lịch.
15

Phương tiện đi lại cũng không kém phần quan trọng. Khách thường phải di
chuyển những chặng đường ngắn hoặc dài giữa các điểm du lịch với các điều
kiện khí hậu khác nhau nên các phương tiện hiện đại, tiện nghi làm khách thoải
mái, thư giãn cũng là điều rất cần thiết.
Ngoài các dịch vụ kể trên, các dịch vụ khác như giặt là, đặt vé máy bay,
làm visa, các thủ tục quốc tế cũng rất cần thiết đối với khách quốc tế. Tất các
cả dịch vụ được phục vụ chu đáo, tận tình, đúng mực cùng với các hoạt động.
Du lịch quốc tế phát triển đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều
ngành kinh tế liên quan như đã kể trên góp phần làm thay đổi diện mạo hệ thống
đô thị hóa đất nước với sự phát triển dịch vụ tổng hợp đem lại lượng ngoại tệ
không nhỏ cho các quốc gia.
1.2.2. Du lịch quốc tế tạo điều kiện cho đất nước phát triển du lịch
Cũng như ngoại thương, du lịch quốc tế tạo điều kiện cho đất nước phát
triển du lịch, tiết kiệm lao động xã hội khi xuất khẩu một số mặt hàng. Nhưng
xuất khẩu theo đường du lịch quốc tế có lợi hơn nhiều so với xuất khẩu ngoại

thương. Trước hết, một phần rất lớn đối tượng mua bán quốc tế là các dịch vụ
(lưu trữ, bổ sung, trung gian ). Do vậy, xuất khẩu của du lịch quốc tế còn là
hàng ăn uống, hoa quả, rau xanh, hàng lưu niệm. Như vậy, xuất khẩu qua du lịch
quốc tế là "Xuất khẩu tại chỗ" hàng hoá, dịch vụ, những hàng hoá không thể hay
khó xuất khẩu được con đường ngoại thương thông thường, mà nếu muốn xuất
khẩu chúng thì phải đầu tư nhiều chi phí cho việc đóng gói, bảo quản và vận
chuyển mà giá cả lại thấp hơn.
Việc xuất khẩu thông qua du lịch quốc tế luôn đảm bảo thực hiên doanh thu
lớn hơn nếu cùng xuất khẩu những hàng hoá đó theo đường ngoại thương vì
hàng hoá xuất khẩu theo đường du lịch quốc tế theo giá bán lẻ còn nếu xuất
khẩu hàng hoá đó bằng con đường ngoại thương thì giá này là giá bán buôn.
16

Xuất khẩu thông qua du lịch quốc tế không tốn chi phí vận chuyển quốc tế,
tốn ít chi phí đóng gói và bảo quản hơn xuất khẩu ngoại thương vì nó được vận
chuyển trong phạm vị đất nước du lịch. Bên cạnh đó, xuất khẩu theo đường
kinh doanh du lịch quốc tế không phải tốn chi phí trong hoạt động xuất khẩu do
trả thuế xuất khẩu cũng như tốn các chi phí về bảo hiểm.
Du lịch quốc tế còn là cầu nối văn minh, văn hóa giữa các nước. Thông qua
hoạt động du lịch quốc tế nước chủ nhà có thể học hỏi được những nét văn hóa
của các nước từ đó xây dựng các chương trình du lịch phù hợp với nhu cầu du
lịch quốc tế do đó là điều kiện để đất nước ngày càng phát triển ngành du lịch
hơn.
Hơn nữa, bằng việc hoàn thiện và cung cấp các dịch vụ du lịch thường
xuyên chính là điều kiện để đất nước phát triển du lịch không chỉ là du lịch quốc
tế mà còn cả du lịch nội địa.
1.2.3. Du lịch quốc tế tiết kiệm thời gian và tăng vòng quay của vốn đầu

Du lịch quốc tế thường trong vòng thời gian ngắn hoặc theo các sự kiện văn
hóa của quốc gia chủ nhà do đó thời gian thu hồi vốn và vòng quay vốn đầu tư

thường rất nhanh. Điều này giúp các nhà đầu tư có thể dùng vốn để xây dựng
những tuor du lịch thích hợp tiếp theo tùy theo khả năng vốn và lượng vốn thu
hồi sau đầu tư.
Đặc biệt vào các mùa lễ hội, fesival, hội truyền thống là thời gian mà các
nhà đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch chuẩn bị để có thể mang
đến cho khách hàng quốc tế những nét đẹp về văn hóa, truyền thống dân tộc
Thời gian diễn ra lễ hội thường ngắn do đó các nhà đầu tư có thể thu hồi được
vốn đầu tư nhanh tức là vòng quay vốn nhanh. Điều này cũng giúp các nhà làm
du lịch tiết kiệm thời gian trong cách quản lý và thu hồi vốn. Hiệu quả của việc
17

kinh doanh dịch vụ du lịch có thể nhận thấy một cách nhanh chóng, từ đó đất
nước chủ nhà và các nhà hoạch định có thể điều chỉnh dịch vụ du lịch để phù
hợp với những dịch vụ mà khách du lịch quốc tế cần.
1.2.4. Du lịch quốc tế là phương tiện quảng cáo không mất tiền cho đất
nước du lịch chủ nhà
Từ góc độ khác, hoạt động du lịch còn thể hiện nét văn hóa và nếp sống văn
minh của một xứ sở. Do đó, ngành du lịch còn là phương cách quảng bá hữu
hiệu hình ảnh của một xứ sở. Mang hình ảnh của quốc gia đến với thế giới để
qua đó thế giới biết về con người, văn hóa và đất nước mình nhiều hơn.
Do đó, đầu tư vào du lịch đất nước không những tạo cho nước chủ nhà thu
được những lợi ích về kinh tế mà còn là phương tiện quảng cáo thiết thực và hữu
hiệu nhất đối với nước chủ nhà.
Hoạt động phát triển du lịch theo lãnh thổ còn là sự gắn kết giữa các địa
phương; vai trò của Trung tâm du lịch với sự phát triển du lịch của vùng, tiểu
vùng, các địa phương trong lãnh thổ chưa được phát huy đầy đủ. Hoạt động du
lịch quốc tế gắn với bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa lịch sử dân tộc, cảnh
quan môi trường du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế rất nhạy cảm và có tính xã hội hóa cao, đó là
đặc thù cần được nhấn mạnh trước khi khởi thảo một chính sách, một chiến lược

phát triển hay quyết định thực hiện một dự án về du lịch; tăng cường năng lực
quản lý Nhà nước về du lịch, cùng với việc xây dựng phương án ổn định lâu dài
tổ chức quản lý ngành từ Trung ương đến địa phương tương xứng với vị thế
ngành kinh tế mũi nhọn.
Đồng thời, du lịch sẽ tập trung nguồn lực để xây dựng, phát triển các sản
phẩm du lịch đặc thù, mang bản sắc dân tộc, có sức cạnh tranh cao song song
18

với việc xây dựng thương hiệu cho du lịch cho các quốc gia, xây dựng tính
chuyên nghiệp cao trong quảng bá du lịch để tạo khả năng thu hút khách và hiệu
quả kinh doanh du lịch…
1.2.5. Mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế
Sự phát triển của du lịch quốc tế có ý nghĩa quan trong đến việc mở rộng và
củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Các mối quan hệ này chủ yếu theo các
hướng: Ký kết hợp đồng trao đổi khách giữa các nước tổ chức và hãng du lịch;
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực vay vốn phát triển du lịch; hợp tác trong lĩnh vực
cải tiến các mối quan hệ tiền tệ trong du lịch quốc tế.
Du lịch quốc tế có vai trò quan trọng trong việc giáo dục tinh thần quốc tế
cho các dân tộc, làm cho mọi người thấy được sự cần thiết phải phát triển và
củng cố các nối quan hệ quốc tế. Du lịch quốc tế góp phần làm cho các dân tộc
gần gũi nhau hơn, bình thường hoá quan hệ quốc tế và tăng thêm phần hữu nghị
giữa các dân tộc.
Mở rộng quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện
ngoại giao là nhu cầu tất yếu của mỗi quốc gia. Cơ quan đại diện ngoại giao của
nhiều quốc gia có mối quan hệ chặt chẽ với công tác với Tổng cục Du lịch; tham
gia với các cơ quan, đơn vị liên quan về việc thành lập văn phòng đại diện du lịch
của nước chủ nhà đối với các quốc gia khác trên thế giới.
Du lịch quốc tế còn có vai trò quan trọng trong việc củng cố quan hệ kinh tế
giữa các nếu. Ở những quốc gia hòa bình, ổn định và có mối quan hệ tốt với các
quốc gia khác thì thường nhận được sự ưu ái hơn trong việc lựa chọn điểm đến cho

những du khách quốc tế và ngược lại. Khi nước chủ nhà làm tốt công tác du lịch
quốc tế tức là làm cho khách du lịch quốc tế được thỏa mãn nhiều nhất thì từ đó nước
chủ nhà sẽ nhận được hiệu ứng tốt từ mối quan hệ kinh tế phát sinh do có những
thiện cảm thông qua quá trình du lịch mang lại.

×