Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Phát triển thị trường hàng không khu vực Châu Âu của Vietnam Airlines Tom_tat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.98 KB, 31 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
  




NGUYỄN THỊ VÂN





PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG HÀNG KHÔNG
KHU VỰC CHÂU ÂU CỦA VIETNAM AIRLINES







LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH















HÀ NỘI - 2009



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
  




NGUYỄN THỊ VÂN





PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG HÀNG KHÔNG
KHU VỰC CHÂU ÂU CỦA VIETNAM AIRLINES




Chuyờn ngành:
Mó số:
Quản trị kinh doanh
60 34 05





LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MẠNH TUÂN





HÀ NỘI - 2009


DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ



Nội dung
Trang
Biểu đồ 2.1:

Dung lượng thị thị trường Pháp
54
Biều đồ 2.2:
Lượng khách Pháp do VNA khai thác
55
Biểu đồ 2.3:
Dung lượng thị thị trường Đức
62
Biều đồ 2.4:
Lượng khách Đức do VNA khai thác
63
Biểu đồ 2.5:
Dung lượng thị thị trường Nga
70
Biều đồ 2.6:
Lượng khách Nga do VNA khai thác
71
Đồ thị 2.1:
Thị phần thị trường Pháp của VNA
55
Đồ thị 2.2:
Thị phần thị trường Đức của VNA
63
Đồ thị 2.3:
Thị phần thị trường Nga của VNA
71






















DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Nội dung
Trang
Bảng 2.1:
Nguồn khách trên đường bay Châu Âu
49
Bảng 2.2:
Dung lượng thị trường Pháp
53
Bảng 2.3:
Tăng trưởng thị trường Pháp

53
Bảng 2.4:
Dung lượng thị trường Pháp VNA khai thác
53
Bảng 2.5:
Thị phần của VNA trên đường bay Pháp
54
Bảng 2.6:
Doanh thu đạt được trên đường bay Pháp
57
Bảng 2.7:
Dung lượng thị trường Đức
61
Bảng 2.8:
Tăng trưởng thị trường Đức
61
Bảng 2.9:
Dung lượng thị trường Đức VNA khai thác
62
Bảng 2.10:
Thị phần của VNA trên đường bay Đức
62
Bảng 2.11:
Doanh thu đạt được trên đường bay Đức
65
Bảng 2.12:
Dung lượng thị trường Nga
69
Bảng 2.13:
Tăng trưởng thị trường Nga

70
Bảng 2.14:
Dung lượng thị trường Nga VNA khai thác
70
Bảng 2.15:
Thị phần của VNA trên đường bay Nga
71
Bảng 2.16:
Doanh thu đạt được trên đường bay Nga
74








DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AF:
Air France (Pháp)
AAPA:
Hiệp hội hàng không Châu Á Thái Bình Dương
BKK:
Băng Cốc (Thái Lan)
CDG:
Chạc-đờ-gôn (Pháp)
CI:
China Airlines (Trung Quốc)
CX:

Cathay Pacific (Hồng Công)
CXR:
Cam Ranh
DAD:
Đà Nẵng
DME:
Đờ me (Nga)
FRA:
Phờ-răng-phuốc (Đức)
HAN:
Hà Nội
HK:
Hàng không
HKDD:
Hàng không dân dụng
HUI:
Huế
IATA:
Hiệp hội hàng không dân dụng quốc tế
ICAO:
Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế
JAL:
Japan Airlines (Nhật Bản)
KE:
Korea Air (Hàn Quốc)
LH:
Lufthansa (Đức)
MH:
Malayxia Airlines (Malayxia)
NH:

All Nippon Airway (Nhật Bản)
PR:
Philipin Airlines (Philippin)
QF:
Qantas Airways (Úc)
QV:
Lao Aviation (Lào)
SGN:
TP Hồ Chí Minh
SQ:
Singapore Airlines (Singapore)
SU:
Airoflot (Nga)
VN:
Việt Nam
VNA:
Vietnam Airlines - Hãng hàng không quốc gia Việt Nam











MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

1.1 Khái niệm, vai trò, đặc điểm vận tải hàng không 5
1.1.1 Khái niệm vận tải hàng không 5
1.1.2 Vai trò của vận tải hàng không 7
1.1.3 Đặc điểm của vận tải hàng không 11
1.2 Khái quát về thị trường và phát triển thị trường hàng không 12
1.2.1 Khái niệm về thị trường hàng không 12
1.2.2 Đặc điểm của thị trường hàng không 13
1.2.3 Các yếu tố cấu thành thị trường 14
1.2.4 Phân loại thị trường 16
1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của thị trường 18
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển thị trường hàng không 20
1.3.1 Nhân tố vĩ mô 20
1.3.2 Môi trường tác nghiệp 25
1.3.3 Nhân tố vi mô 28

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
HÀNG KHÔNG KHU VỰC CHÂU ÂU CỦA VIETNAM AIRLINES

2.1 Khái quát về Hãng hàng không quốc gia Việt Nam
và thị trường Châu Âu 30
2.1.1 Khái quát về Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VNA) 30
2.1.2 Khái quát về thị trường châu Âu 42
2.2 Thực trạng phát triển thị trường HK khu vực châu Âu của VNA 47
2.2.1 Tình hình hoạt động của các hãng HK trong khu vực châu Âu 47



2.2.2 Tình hình phát triển thị trường HK khu vực châu Âu của VNA 48
2.3 Đánh giá chung 79
2.3.1 Những kết quả đạt được 79
2.3.2 Những mặt còn hạn chế 79
2.3.3 Nguyên nhân 81

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG HÀNG KHÔNG KHU VỰC CHÂU ÂU CỦA VIETNAM AIRLINES

3.1 Phương hướng phát triển thị trường của VNA đến năm 2015 và kế
hoạch khai thác thị trường của VNA 84
3.1.1 Phân tích cơ hội và rủi ro 84
3.1.2 Định hướng khai thác và dự báo kết quả của VNA 86
3.2 Một số giải pháp phát triển thị trường hàng không
khu vực Châu Âu của VNA 88

KẾT LUẬN 102















1
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Xu thế toàn cầu hóa và xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế
ngày càng phát triển đã kéo theo xu thế toàn cầu hóa vận tải hàng
không phát triển theo. Điều này có thể khẳng định vận tải hàng
không, đặc biệt là vận tải hàng không quốc tế là một mắt xích quan
trọng trong vận tải toàn cầu. Trong khi đó, hãng hàng không quốc
gia Việt Nam là hãng hàng không còn non trẻ, để cạnh tranh và phát
triển đòi hỏi Vietnam Airlines phải có sự thay đổi. Một trong những
giải pháp cần làm là Vietnam Airlines phải phát triển thị trường
tiềm năng của mình để nhanh chóng bắt kịp với các hãng hàng
không trong khu vực và trên thế giới. Một trong những thị trường
đang được coi là tiềm năng trong tương lai cuả hàng không Việt
Nam là thị trường Châu Âu. Nhưng hiện nay doanh thu từ thị trường
Châu Âu không nhiều so với các mạng đường bay khác, do đó đánh
giá rõ thực trạng thị trường Hàng không khu vực Châu Âu của
Vietnam Airlines, tìm nguyên nhân của những mặt hạn chế cũng
như đưa ra những giải pháp để góp phần phát triển thị trường hàng
không khu vực Châu âu là yêu cầu cấp thiết.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài

Đã có một số đề tài, một số công trình, bài viết đề cập đến vấn
đề phát triển thị trường và xoay quanh thị trường như:
- Cao Duy Hà (2004), “Giải pháp phát triển thị trường hàng hóa
dịch vụ nước ta trong giai đoạn tới”, Tạp chí giáo dục lý luận, số 7,

tr. 22 - 25.
- Tô Đức Hạnh (2004), “Phát triển thị trường hàng hóa dịch vụ
nước ta”, Tạp chí Thương mại, số 30, tr. 5- 8.
- Nguyễn Mạnh Quân (2006), Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh
giá và quản lý chất lượng Vận tải Hàng Không ở Việt Nam, Luận án
tiến sĩ Kinh tế, Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
Nhìn chung các bài viết mới chỉ đề cập đến việc phát triển thị
trường hàng hóa dịch vụ nói chung hay trong một số loại thị trường
đặc trưng, chưa đi sâu nghiên cứu đầy đủ và chuyên sâu theo đặc
thù riêng của một công ty vận tải hàng không, luận văn không trùng
lặp với các đề tài, bài báo trên.


2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Đi sâu nghiên cứu phát triển thị trường hàng không khu vực
Châu Âu của Vietnam Airlines để đánh giá được thực trạng, kết quả
đạt được cũng như những hạn chế trong công tác phát triển thị
trường, đồng thời tìm ra nguyên nhân và thông qua đó đề xuất
những giải pháp nhằm củng cố và phát triển thị trường hàng không
khu vực Châu Âu của của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam.

3.2 Nhiệm vụ
Khái quát hệ thống lý luận về thị trường và phát triển thị
trường của doanh nghiệp vận tải hàng không, đánh giá thực trạng
phát triển thị trường hàng không của Vietnam Airlines tại châu Âu,
từ đó đánh giá những kết quả đã thực hiện được, thành tựu, hạn chế,

nguyên nhân của những hạn chế đó, đề xuất những giải pháp phát
triển thị trường hàng không tại Châu Âu.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là vấn đề phát triển thị
trường đường bay Châu Âu của Vietnam Airlines, luận văn chú
trọng đi sâu nghiên cứu những vấn đề như vai trò của Phát triển thị
trường đối với doanh nghiệp hàng không, cùng với các chỉ tiêu,
nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường, các giải pháp cần quan
tâm để phát triển thị trường hàng không khu vực Châu âu.

4.2 Phạm vi nghiên cứu
Tình hình khai thác đường bay Châu Âu của Hãng Hàng
không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines.
Thời gian nghiên cứu từ năm 2004-2008 trên cơ sở so sánh đối
chiếu với một số đơn vị vận tải hàng không khu vực và trên thế giới.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đặt Vietnam Airlines trong môi trường Hàng không mở với sự
ràng buộc chặt chẽ của các hãng hàng không với nhau, luận văn sử
dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp diễn giải và
quy nạp, phương pháp phân tích, so sánh để làm rõ tính khoa học và
thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.


3
6. Đóng góp của luận văn

Đề tài làm căn cứ và tài liệu tham khảo cho Tổng công ty
Hàng không Việt Nam có thể vận dụng để đánh giá việc phát triển
đường bay Châu Âu của Vietnam Airlines và làm căn cứ đưa ra các
giải pháp thực hiện nhằm phát triển thị trường Hàng không khu
vực Châu Âu của tổng công ty Hàng không Việt Nam.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn được kết cấu 3 chương như sau:

Chương 1: Lý luận chung về phát triển thị trường Vận tải Hàng không.
Chương 2: Đánh giá thực trạng phát triển thị trường Hàng không
khu vực Châu Âu của Vietnam Airlines.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp phát triển thị trường Hàng
không khu vực Châu Âu của Vietnam Airlines.



























4
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG
VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

1.1 Khái niệm, vai trò, đặc điểm vận tải hàng không

1.1.1. Khái niệm vận tải hàng không

Vận tải hàng không là sự tập hợp các yếu tố kinh tế, kỹ thuật
nhằm khai thác chuyên chở hành khách và hàng hóa bằng tàu bay
một cách có hiệu quả. Hoạt động vận tải hàng không là một hoạt
động kinh tế có mục đích của con người và sự ra đời của vận tải hàng
không để phục vụ mục đích đó. Sản phẩm trong kinh doanh vận tải
hàng không là loại hình sản phẩm dịch vụ đó chính là sự di chuyển
hành khách, hàng hóa, hành lý và bưu kiện trong không gian.

1.1.2 Vai trò của vận tải hàng không


Vận tải hàng không là một ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp
kể tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, đáp ứng nhu cầu di
chuyển với tốc độ nhanh, thời gian ngắn của hàng hóa và hành
khách, đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài và tăng
cường khả năng quốc phòng và bảo vệ đất nước. Thúc đẩy tiến trình
toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa thương mại ngày càng phát triển.

1.1.3 Đặc điểm của vận tải hàng không

Tuyến đường trong vận tải hàng không là không trung, thời
gian vận chuyển nhanh, tốc độ phương tiện cao, là ngành vận tải
hiện đại luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao, vận tải hàng không
cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn so với các phương thức
vận tải khác.
Cần vốn lớn để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải
và kiểm soát không lưu. Giá cước cao hơn nhiều so với các phương
tiện vận tải khác. Không thích hợp vận chuyển các loại hàng hóa giá
trị thấp, khối lượng lớn và cồng kềnh.

1.2 Khái quát về thị trƣờng và phát triển thị trƣờng hàng không

1.2.1 Khái niệm về thị trường hàng không

Thị trường hàng không là loại hình thị trường vận tải, sản
phẩm cung ứng mang tính chất dịch vụ. Khái niệm thị trường chỉ áp


5
dụng với những chuyến bay thương mại có sự tiếp nhận hành khách,
hàng hóa tại điểm xuất phát và đổ trả khách và hàng hóa tại điểm

đến ( không tính đến các điểm hạ cánh kỹ thuật)

1.2.2 Đặc điểm của thị trường hàng không

Cũng như đặc điểm cơ bản của thị trường dịch vụ, thị trường
hàng không có đặc điểm chung là quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra
đồng thời, sản phẩm dịch vụ không thể đem cất trữ được. Khách hàng
khi tiếp nhận với sản phẩm dịch vụ phải trả tiền trước và nhận được
cung ứng hàng hóa doanh nghiệp sau. Kết quả của hoạt động vận tải là
sự thay đổi vị trí của hàng hóa và hành khách trong không gian.

1.2.3 Các yếu tố cấu thành nên thị trường

Các yếu tố bao gồm: khách hàng hiện tại và tiềm năng của
doanh nghiệp, các thông số về hàng hóa, không gian và thời gian
cung ứng hàng hóa cho khách hàng cũng như khả năng chào hàng
và cung ứng hàng hóa cho khách hàng

1.2.4 Phân loại thị trường

Thị trường hàng không có thể phân loại theo nhiều tiêu chí
khác nhau, nhưng nhìn chung những tiêu chí thường được sử dụng
bao gồm:
- Theo tiêu chí về đối tượng của thị trường
- Theo tiêu chí về hành trình đi của khách
- Theo tiêu chí về khu vực địa lý

1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của thị trường

Đánh giá mức độ phát triển của thị trường thông qua các chỉ

tiêu sau:
- Thị phần doanh nghiệp
- Lợi nhuận doanh nghiệp
- Số lượng hành khách và tốc độ tăng trưởng
- Doanh thu và tốc độ tăng trưởng

1.3 Những nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển thị trƣờng
hàng không

1.3.3 Nhân tố vĩ mô



6
Nhân tố vĩ mô bao gồm các yếu tố là: môi trường kinh tế, môi
trường nhân khẩu học, môi trường tự nhiên, môi trường công nghệ,
môi trường chính trị pháp luật, và môi trường văn hóa xã hội có tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự phát triển thị trường

1.3.2 Môi trường tác nghiệp
Môi trường tác nghiệp gồm những yếu tố là nhà, các trung
gian marketing, đối thủ cạnh tranh, khách hàng và giới công chúng.

1.3.3 Nhân tố vi mô
Gồm các yếu tố như nhân lực và bộ máy tổ chức quản lý, tiềm
lực tài chính, v.v.





























7
CHƢƠNG 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG
HÀNG KHÔNG KHU VỰC CHÂU ÂU CỦA VNA

2.1 Khái quát về Hãng hàng không quốc gia Việt Nam và thị

trƣờng Châu Âu

2.1.1 Khái quát về Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VNA)

2.1.1.1 Sự hình thành và phát triển của VNA

Lịch sử hình thành và phát triển của VNA gắn liền với lịch sử
hình thành và phát triển của ngành Hàng không dân dụng (HKDD)
Việt Nam. Hơn 50 năm hình thành và phát triển kể từ ngày
15/1/1956, ngành HKDD Việt Nam đã trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của đất nước.
Đáng chú ý trong sự thay đổi về mô hình tổ chức quản lý là
năm 1976 thành lập Tổng cục HKDD Việt Nam trực thuộc Chính
phủ. Đây là bước ngoặt lịch sử đưa ngành hàng không vào thương
trường sau hơn 20 năm hoạt động chủ yếu phục vụ cho mục đích
chính trị và quân sự. Ngay năm đầu tiên, HKDD đã vận chuyển
được hơn 21.000 lượt hành khách và 3.000 tấn hàng hóa.
Tổng công ty Hàng không Việt Nam thành lập lần thứ nhất
theo Quyết định số 225/CT ngày 22/08/1993 của Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng, là một đơn vị kinh tế quốc doanh trực thuôc Tổng cục
HKDD Việt Nam. Tổng công ty hàng không Việt Nam được thành
lập lần thứ 2 theo Quyết định số 328/TTg ngày 27/05/1995 của Thủ
tướng Chính phủ, hoạt động theo điều lệ tổ chức. Từ tháng 5/1996
Tổng công ty hàng không Việt Nam chính thức đi vào hoạt động.

2.1.1.2 Các yếu tố nguồn lực

* Cơ sở vật chất kỹ thuật

Hạ tầng kỹ thuật khai thác gồm 2 xí nghiệp sửa chữa máy bay

A75 và A76 với trang thiết bị chủ yếu bảo dưỡng khai thác và thực
hiện sửa chữa định kỳ cho các máy bay ATR72, A320 và sửa chữa
nội trường máy bay cũ của Nga. Hiện tại hai cơ sở bảo dưỡng đang
được mở rộng tăng cường các trang thiết bị hiện đại để nâng cao
năng lực sửa chữa và thực hiện chuyển giao công nghệ đối với các
thế hệ máy bay mới hiện đại (Airbus 330 và Boeing).


8
Đội máy bay của VNA là trẻ, ngày càng đổi mới, hiện đại, lớn
mạnh. Những thế hệ máy bay do Liên Xô cũ sản xuất đã được thay
thế dần bằng đội ngũ máy bay mới, hiện đại bằng cách thuê và tự
mua thêm. Hiện nay đội máy bay của VNA gồm 44 chiếc.
Mặc dù đội máy bay của VNA trong những năm qua có những
thay đổi lớn nhưng nếu so với các nước thành viên AAPA thì năng
lực vận tải còn rất hạn chế

* Nguồn nhân lực

Vấn đề tồn tại trong lĩnh vực lao động của VNA hiện nay là
đội là ngũ người lái, thợ kỹ thuật máy bay thế hệ mới còn thiếu
nghiêm trọng, đặc biệt là thợ kỹ thuật được cấp bằng quốc tế, thiếu
cán bộ đầu ngành giỏi.
Hiện nay, việc đào tạo người quản lý vẫn chủ yếu theo hướng
bồi dưỡng kiến thức lý luận, kiến thức chuyên môn, còn kiến thức
về khả năng quản lý vẫn bỏ ngỏ.

* Đặc điểm của nguồn vốn

Vốn và tài sản của Tổng công ty vẫn còn rất hạn chế, không

tương xứng với quy mô sản xuất và mất cân đối trong cơ cấu vốn.
Tình trạng chung trong toàn Tổng công ty là thiếu vốn, đặc
biệt là vốn đầu tư phát triển đội máy bay.

2.1.1.3 Quan hệ quốc tế và hợp tác quốc tế

Vietnam Airlines tham gia các tổ chức hàng không quốc tế:
- Tổ chức HKDD quốc tế ICAO (International Civil Aviation
Organization)
- Hiệp hội HKDD quốc tế IATA (International Airtransport
Association)
- Hiệp hội hàng không Châu Á Thái Bình Dương AAPA
(Association of Assia Pacific Airlines)

Quá trình mở rộng quan hệ quốc tế bằng việc tích cực tham gia
các tổ chức hàng không quốc tế của ngành hàng không hoàn toàn
phù hợp với quá trình hội nhập của Việt Nam với khu vực và trên
thế giới, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới. Đây
được coi là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của
ngành hàng không Việt Nam trên trường quốc tế.


9
VNA cũng tìm cho mình một con đường tiếp cận với thị
trường hàng không bằng cách ký kết các hợp đồng liên doanh với
các Hãng hàng không nước ngoài

2.1.2 Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội châu Âu

Châu Âu có một quá trình lịch sử dài, nhiều biến động và đậm

nét văn hóa. Kinh tế châu Âu là nền kinh tế của hơn 710 triệu người
sống trong 48 quốc gia khác nhau. Được đánh giá là có nền kinh tế
lớn nhất thế giới (theo xác định của IMF và WB-2006) hoặc đứng
thứ 2 trên thế giới (theo CIA World Factbook-2007)
Châu Âu là khu vực có tình hình chính trị tương đối ổn định
trong giai đoạn hiện nay. Trước năm 1990, thể chế chính trị của
châu Âu chủ yếu chia theo hai thái cực: tư bản chủ nghĩa và xã hội
chủ nghĩa. Sau khi mô hình xã hội chủ nghĩa của Liên Xô cũ và các
nước Đông Âu bị sụp đổ thì Châu Âu đa phần là các nước tư bản
chủ nghĩa. Cùng với nó là sự tồn tại của thượng nghị viện (Hội đồng
liên bang) và hạ viện (Nghị viện liên bang), với hệ thống Pháp luật
tương đối chặt chẽ và phức tạp. Ngoài hệ thống Pháp luật riêng của
mỗi quốc gia còn có hệ thống Pháp luật chung của cộng đồng châu
Âu đề ra cho Liên minh châu Âu.
Có thể nói giao thông khu vực này phát triển mạnh nhờ áp
dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chế tạo và lắp
ráp các phương tiện hiện đại như: máy bay, tàu điện, xe bus….
Cộng đồng người Việt Nam Nam tại châu Âu tập trung chủ
yếu tại Nga, các nước SNG (do lịch sử để lại), tại Pháp và tại Đức
(ở Đức, cộng đồng Việt Nam là cộng đồng người nước ngoài phát
triển nhanh nhất cả về số lượng và chất lượng.

2.1.3 Quan hệ hợp tác với Việt Nam

Về tổng thể, châu Âu là một trong những đối tác viện trợ song
phương lớn nhất cho Việt Nam. Các nước Châu Âu đang nỗ lực
thực hiện hài hòa thủ tục ODA giữa các nước thành viên và với các
nhà tài trợ khác với mục đích phân công và phối hợp trong từng lĩnh
vực và nâng cao hiệu quả tốc độ giải ngân.


Kết luận: Thị trường châu Âu là một trong những thị trường
tiềm năng của VNA hiện nay. Châu Âu có đầy đủ khả năng để trở
thành một thị trường lớn. Tuy nhiên, lưu lượng khách hiện nay lựa
chọn VNA như một phượng tiện vận tải thường xuyên chưa cao. So


10
với khu vực Đông Bắc Á thì lượng khách ở đây chưa đạt được tần
suất khai thác ghế tối đa. Trong khi đó, việc mở rộng quan hệ hợp
tác giữa châu Âu và Việt Nam là điều kiện thuận lợi để VNA có thể
khai thác tối đa lượng khách tại khu vực này.

2.2 Thực trạng phát triển thị trƣờng hàng không khu vực châu
Âu của VNA

2.2.1 Tình hình hoạt động của các hãng hàng không trong khu
vực châu Âu

Ngành HKDD các nước thành viên liên minh châu Âu đều có
lịch sử phát triển mạnh mẽ mà đại diện cụ thể là Hãng hàng không
Pháp, Hãng hàng không Đức, và Hãng hàng không Nga. Hiện nay
các quốc gia Pháp, Đức, Nga tồn tại một đội ngũ các Hãng hàng
không hùng mạnh có tầm cỡ quốc tế như Air France (AF) của Pháp,
Lufthansa (LH) của Đức, Airoflot (SU) của Nga…
Với đặc điểm là đội ngũ máy bay hiện đại, mạng đường bay
rộng khắp toàn thế giới, được chính phủ chú trọng đầu tư, khả năng
vận chuyển cao dịch vụ hoàn hảo đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu
của khách hàng, tạo được uy tín và ấn tượng tốt đẹp với khách hàng
nên có doanh thu cao. Các hãng hàng không này hoạt động ổn định
và là những hãng hàng không có tiềm lực, uy tín và hùng mạnh.


2.2.2 Tình hình phát triển thị trường hàng không khu vực châu
Âu của VNA

2.2.2.1 Tình hình khai thác thị trường hành khách khu vực châu Âu
của VNA

Châu Âu là thị trường đầy tiềm năng của Vietnam Airlines.
Trên đường bay Việt Nam - châu Âu, lượng khách đi lại giữa hai
nước thông qua chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam,
Pháp, Đức, Nga. Đối tượng khách chủ yếu là khách thương quyền 3,
4 giữa Châu Âu và Việt Nam và khách thương quyền 6 qua Việt
Nam. Máy bay sử dụng là B777 hiện đại nhất của Vietnam Airlines
với tần suất chuyến bay cao và ổn định theo lịch bay mùa, tuần và
lịch bay ngày




11
* Đƣờng bay Pháp

Đánh giá khả năng cạnh tranh

Đường bay Pháp ưu điểm nổi bật của VNA là đường bay thẳng
nối liền hai quốc gia. Điều này giúp giảm thời gian đi lại đáng kể
cho hành khách. Thời gian đi lại xấp xỉ 13h thấp hơn rất nhiều so
với việc sử dụng các hãng bay vòng với thời gian bay lâu như 18
giờ bay vòng qua Singapore của SQ, 16 giờ bay vòng qua Hồng
Công của CX…. Đó là một ưu thế giúp VNA có thể mở rộng thị

trường. Tuy nhiên một điểm đáng lưu ý là việc tải phục vụ cho
đường bay này lại không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của
hành khách. Hiện tại VNA mới chỉ có 02 tàu B777 có khả nằng
năng bay đường dài, hạn chế này làm giảm số lượng hành khách có
thể vận chuyển và là một nguy cơ trong trường hợp các đối thủ cạnh
tranh tăng tải cung ứng, hạn chế khả năng phát triển thị trường tăng
số lượng vận chuyển.

Kết quả vận chuyển hành khách và thị phần

Tổng số lượng khách đi lại giữa hai nước vẫn tăng năm sau
cao hơn năm trước, kể cả trong giai đoạn suy thoái kinh tế năm
2008 tuy tốc độ tăng có giảm so với mọi năm. Điều đó cho thấy nhu
cầu đi lại thực tế là có tăng, thị trường đường bay Pháp có xu hướng
phát triển, nhu cầu đi lại có. Tuy nhiên VNA mới chỉ dừng lại ở
mức khai thác chiếm lĩnh 40% thị phần, giảm so với 45% thị phần
so với năm 2007. Như vậy khả năng mở rộng và phát triển thị
trường là hoàn toàn có khả năng, nhưng VNA chưa khái thác tốt thể
hiện qua khối lượng vận chuyển của hãng giảm trong khi tổng nhu
cầu thị trường tăng. Vấn đề đặt ra là VNA cần làm những biện pháp
như thế nào để phát huy tối đa khả năng sẵn có và khắc phục những
mặt tồn tại để phát triển được thị trường đầy tiềm năng này

Doanh thu đạt được trên đường bay Pháp

Doanh thu đạt được trên đường bay Pháp có xu hướng tăng,
tuy nhiên năm 2008 so với 2007 tuy doanh thu có tăng nhưng tốc độ
giảm. Đó cũng là xu thế chung khi nền kinh tế đang rơi vào tình
trạng suy thoái toàn cầu. Sự tăng doanh thu trong khi số lượng hành
khách giảm là do VNA đã`tập trung phát triển mạng bán cho khách

hạng thương gia.
Để đạt được kết quả như trên, VNA đã thực hiện một số biện
pháp như: Duy trì tốt mạng bán, các đại lý lớn đều bán và có thị


12
phần tốt, tăng số lượng vé bán hạng thương gia. Các kênh bán hoạt
động tốt cả về số lượng và chất lượng. Phát triển mạnh kênh bán vé
qua internet, v.v.
Tuy nhiên, cũng còn một số tồn tại như: Thiếu chỗ chiều đi và
đến cho khách giai đoạn trước và sau Tết cổ truyền Việt Nam, có
thể dẫn đến nguy cơ giảm doanh thu mùa cao điểm. Hệ thống giá
vẫn còn khá phức tạp và cao.

* Đƣờng bay Đức

Đánh giá khả năng cạnh tranh

Trên đường bay Đức, đặc điểm ưu thế nổi bật của VNA là khai
thác đường bay thẳng, bay bằng tàu bay hiện đại B777 nên ưu thế
hơn hẳn về mặt thời gian và thủ tục xuất nhập cảnh tại sân bay,
điểm mạnh của đường bay thẳng là không mất thời gian nối chuyến-
một trong những nguyên nhân gây mệt mỏi cho hành khách khi
chọn sản phẩm bay vòng, nhưng hạn chế lớn là sự chênh lệch về giá
vé so với các hãng hàng không bay vòng. Tuy nhiên với ưu thế là
hãng hàng không duy nhất bay thẳng trực tiếp nên tạo nhiều điều
kiện cho việc phát triển thị trường.

Kết quả vận chuyển hành khách và thị phần


Số lượng hành khách có nhu cầu đi lại giữa hai quốc gia ngày
càng tăng, nhu cầu tăng khá mạnh, tuy nhiên năm 2008 lượng khách
xuất nhập cảnh Đức có tăng tuy nhiên tốc độ tăng có xu hướng giảm
do suy thoái kinh tế toàn cầu. Như vậy thị trường Đức vẫn có khả
năng khai thác và phát triển tốt. Tuy nhiên lượng khách Đức năm
2008 tăng 10% so với 2007 nhưng lượng khách do VNA khai thác
chỉ tăng 04%. Nếu so với năm 2006 thì VNA đã không đạt được
mục tiêu đề ra trong việc phát triển thị trường. Để phát triển tốt thị
trường trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn là việc làm không
phải dễ dàng. Tuy vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng về vận chuyển và
doanh thu nhưng thị phần VNA đã bị sụt giảm một phần cũng vì lý
do giá cả không cạnh tranh được với các hãng hàng không bay vòng
trong điều kiện kinh tế suy giảm. Điều này đặt ra bài toán về đa dạng
hóa các mức giá vé nhằm đạt được mục tiêu phát triển thị trường.

Doanh thu đạt được trên đường bay Đức

Doanh thu trên đường bay Đức tuy có tăng nhưng tốc độ tăng
có xu hướng giảm dần từ 13.8 % năm 2006, tăng lên 18% năm


13
2007, nhưng chỉ tăng 0.5% năm 2008. Tuy nhiên, đó cũng là sự cố
gắng của VNA trong điều kiện ảnh hưởng của giá xăng dầu tăng,
nền kinh tế thế giới suy thoái và các loại dịch bệnh bùng phát cuối
năm 2007 và trong năm 2008.
Có được kết quả về vận chuyển hành khách và doanh thu trên
là do VNA đã quan tâm tới chính sách giá, cũng như phát triển
mạng bán, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động quảng bá giới thiệu
hình ảnh, sản phẩm của VNA. Tuy nhiên còn 1 số mặt tồn tại như

sản phẩm chưa ổn định, chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa có phát
thanh tiếng Đức, chương trình giải trí bằng tiếng Đức

* Đƣờng bay Nga

Phân tích cạnh tranh

Đối với đường bay Nga thì Việt Nam có nhiều thuận lợi về
mạng đường bay, về hành trình bay cũng như có chính sách giá linh
hoạt. Các mặt hạn chế hầu hết là do những nguyên nhân mà VNA
có thể nghiên cứu tháo gỡ. Đây là những điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển thị trường hàng không khu vực Châu Âu nói chung
và đường bay Nga nói riêng.

Kết quả vận chuyển hành khách và thị phần

Đường bay Nga Việt Nam có tiềm năng mở rộng thị trường do
lượng khách vào Việt Nam liên tục tăng năm sau cao hơn năm
trước, tuy tốc độ tăng của lượng khách Nga nhập cảnh không cao
nhưng lượng khách Nga do VNA khai thác lại liên tục tăng mạnh và
ổn định. Thị phần tăng liên tục qua các năm từ 2002-2008 với tốc độ
tăng nhanh, Từ việc chỉ chiếm lĩnh 13.87% thị phần năm 2002 thì
đến năm 2008 đã chiếm trên 60% thị phần (cả lượng khách xuất và
nhập cảnh Nga). Hoàn toàn có cơ sở phát triển thị trường trên đường
bay này.

Doanh thu đạt được trên đường bay Nga

Đường bay Nga phát triển tương đối ổn định qua các năm.
Doanh thu đường bay Nga năm sau cao hơn năm trước thể hiện sự

phát triển thị trường trên đường bay này. Tuy nhiên tỉ lệ tăng có xu
hướng giảm trong năm 2008. Trong khi nền kinh tế thế giới và Việt
Nam chưa phục hồi thì đây cũng là kết quả đạt được đáng kể đối với
VNA.




14
Các biện pháp VNA đã thực hiện đối với đường bay Nga
- Tập trung duy trì và mở rộng thị trường khách thương quyền 3/4.
- Khách công vụ, khách hạng thương gia: Mở rộng mạng bán,
tham gia hệ thống bán chuẩn của thị trường Nga.
- Khách thăm thân thân Việt Nam: Duy trì giá cạnh tranh với
Aeroflot, mở rộng mạng bán chuyên biệt cho đối tượng khách này
tại thị trường Việt Nam.
- Khách du lịch người Nga: Mở rộng mạng bán, chủ động triển
khai kế hoạch tăng chuyến và xác nhận chỗ sớm cho các giai đoạn
cao điểm.

Một số hạn chế

Tải cung ứng không ổn định sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
và phát động bán tại thị trường. Cạnh tranh từ các hãng hàng không
có sản phẩm khai thác tới Việt Nam.

2.2.2.2 Tình hình khai thác thị trường hàng hóa châu Âu của VNA

- Vận tải kinh doanh hàng hóa của VNA chủ yếu thực hiện trên
các chuyến bay chở khách và tải cung ứng theo mạng bay thường lệ

dựa trên đội máy bay khai thác hiện có, chưa có máy bay chuyên
dụng vận tải hàng hóa, do vậy năng lực vận tải rất hạn chế và tỷ
trọng doanh thu vận tải hàng hóa chỉ chiếm khoảng 10% tổng doanh
thu vận tải hàng không.
- Mặc dù mức tăng trưởng về vận tải hàng hóa khu vực Châu Âu
khá cao trong những năm gần đây, nhưng xét tổng thể trong cơ cấu
doanh thu và xét về năng lực kinh doanh, chỉ dựa duy nhất vào tải
cung ứng của mạng đường bay thường lệ bằng máy bay chở khách
thì đây là một thách thức lớn khi VNA muốn tăng tỉ trọng chiếm
lĩnh thị trường hàng hóa đi và đến Việt Nam trong điều kiện hội
nhập như hiện nay.
- Với cơ cấu doanh thu trong vận tải hàng hóa chỉ chiếm bằng
1/10 trong tổng doanh thu vận tải thì chỉ cần một biến động nhỏ
trong vận chuyển hàng khách cũng ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh
doanh của VNA.
- Để phát triển thị trường đòi hỏi VNA phải có những giải pháp
chiến lược theo hình thức vận tải hàng hóa bằng container, liên kết
vận tải hàng hóa quốc tế, v.v, có như thế VNA mới có thể tồn tại và
phát triển trong môi trường toàn cầu hóa vận tải hàng không như
hiện nay.


15
2.3 Đánh giá chung

2.3.1 Những kết quả đạt được

VNA đã khai thác thị trường hàng không khu vực Châu Âu đạt
hiệu quả tương đối cao, có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường
và liên tục phát triển.

VNA đã xây dựng được hình ảnh Vietnam Airlines - một hãng
hàng không giàu bản sắc và chất lượng cao, nâng cao uy tín trên thị
trường. Việc thiết lập được đường bay thẳng từ Việt Nam - Đức,
Pháp, Nga đã tạo nên một thị trường rộng lớn cho Tổng Công ty và
củng cố thêm vị trí của VNA trên đường bay Việt Nam - Châu Âu.
VNA đã thiết lập được một mạng bán rộng khắp tại Châu Âu,
hiểu và thoả mãn nhu cầu, đồng thời kích thích nhu cầu sử dụng
dịch vụ của hãng thông qua các hoạt động như quảng cáo, truyền
thông, v.v.

2.3.2 Hạn chế

Hạn chế lớn nhất của Tổng Công ty khi khai thác trên đường
bay châu Âu là chỉ mới khai thác được ở ba đường bay là Pháp,
Đức, Nga.
- Về sản phẩm: Công tác đảm bảo lịch bay còn nhiều yếu kém,
đảm bảo an toàn hàng không chưa vững chắc. Tình trạng chậm
chuyến, huỷ chuyến bay ngày càng gia tăng.
- Dịch vụ: Chất lượng dịch vụ nhiều khi không được đảm bảo và
không được khắc phục kịp thời đã gây mất uy tín của Hãng.
- Mạng bán: Việt Nam mới chỉ thâm nhập được vào đối tượng
khách du lịch, chưa thâm nhập sâu được vào đối tượng khách
thương nhân.

2.3.3 Nguyên nhân
* Nguyên nhân chủ quan

- Về chất lượng dịch vụ của VNA cung cấp cho khách hàng ít
có sự biến đổi để tạo nên sự đột phá trong chất lượng, gây giảm sự
hứng thú trong chuyến đi của khách. Các dịch vụ miễn phí cung cấp

cho khách hàng còn ít và không đa dạng.
- Thông tin quảng cáo du lịch về Việt Nam ở châu Âu rất hạn
chế. Du lịch và Hàng không cùng khai thác một loại khách hàng
song sự phối hợp, hợp tác giữa hai ngành còn thiếu chặt chẽ.


16
- Uy tín của Hàng không Việt Nam chưa cao trên thị trường
châu Âu. Phải cạnh tranh với các đối thủ tầm cỡ là trở ngại lớn cho
các Hãng hàng không nhỏ, ít vốn như VNA. Do đó, ngoài biện pháp
tiếp cận bằng hợp tác, liên minh, VNA cần nghiên cứu ứng dụng
chiến lược marketing phù hợp với quan điểm kinh doanh hiện đại
thì mới có khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng phát
triển thị trường.
- Tình trạng chậm chuyến, huỷ chuyến bay của VNA vẫn xảy ra
nhiều, làm giảm lòng tin và uy tín của khách hàng

* Nguyên nhân khách quan

- Đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu.
- Thủ tục xin Visa vào Việt Nam mất nhiều thời gian, thủ tục
rườm rà và tốn kém, là những điều mà người Châu Âu ngại khi
muốn đi du lịch thoải mái nhanh chóng.
- Cơ sở hạ tầng tại các sân bay của Việt Nam còn chưa đáp ứng
đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời Việt Nam chưa thực sự có
một môi trường làm ăn hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
- Phải cạnh tranh với các phương tiện vận tải khác ngày càng
phát triển. Trong sự phát triển chung của kinh tế thị trường, các
phương tiện vận tải khác ngày càng phát triển. Trong lĩnh vực vận
tải hàng hóa, đường biển rất thích hợp với khối lượng hàng hóa lớn,

giá cả rẻ.
- Giảm dần sự hậu thuẫn của Nhà nước.
















17
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ
TRƢỜNG HÀNG KHÔNG KHU VỰC CHÂU ÂU CỦA
VIETNAM AIRLINES

3.1 Phƣơng hƣớng phát triển thị trƣờng của VNA đến năm
2015 và kế hoạch khai thác thị trƣờng của VNA

3.1.1 Phân tích cơ hội và rủi ro

* Điểm mạnh và cơ hội


Trong bối cảnh thị trường du lịch khu vực đang mất dần sự
hấp dẫn đối với khách du lịch châu Âu thì Việt Nam ngày càng nổi
lên như một địa điểm hấp dẫn khách du lịch châu Âu nói chung.
Việc đưa sản phẩm bay thẳng vào khai thác không những đáp
ứng được nhu cầu của khách du lịch Châu Âu có yêu cầu rất cao về
chất lượng dịch vụ mà còn tạo ra được sự khác biệt trong sản phẩm.

* Điểm yếu và nguy cơ

Mức độ cạnh tranh trên thị trường Đức rất gay gắt, hiện nay
có tới 4-5 hãng khai thác vòng từ Đức đến Việt Nam và ngược lại
với lợi thế rất lớn về tần suất và giá vé. Trong khi đó, trong giai
đoạn đầu, do giới hạn bởi thị trường và tiềm lực tài chính, VN chưa
thể khai thác với tần suất lớn.
Mạng bán hiện tại của VN tại Đức vẫn chỉ bó hẹp tại Đông
Đức và chủ yếu tập trung khai thác khách quốc tịch Việt Nam có
doanh thu thấp mà chưa tiếp cận và thâm nhập được phân thị khách
người Đức ở miền Tây.

3.1.2 Định hướng khai thác và dự báo kết quả của VNA

* Định hướng khai thác của VNA

“Phát triển nhanh, vững chắc, an toàn và hiệu quả các lĩnh
vực hoạt động, bao gồm hệ thống cảng hàng không, hệ thống quản
lý bay, vận tải hàng không và các dịch vụ đồng bộ, đưa ngành hàng
không dân dụng Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đảm bảo an ninh
quốc phòng, hòa nhập vào trình độ phát triển hàng không dân dụng

trong khu vực và trên thế giới. từ nay đến năm 2010, phấn đấu tiếp


18
cận trình độ phát triển về hàng không như các nước trong khối
ASEAN và khu vực” [08,tr26]

* Dự báo kết quả khai thác

Dự báo trong giai đoạn 2010-2015 thị trường hàng không giữa
Việt Nam và EU sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt. Dự báo thị trường theo
từng nguồn khách (O&D) trong giai đoạn 2010-2015 như sau:
- Khách thương quyền 3/4 giữa Việt Nam và Đức tăng trưởng ở
tốc độ cao khoảng 15%/năm
- Khách giữa Việt Nam và Đông Âu/Bắc Âu tăng trưởng ổn
định khoảng 10-12%/năm.
- Khách giữa Tây Âu và Việt Nam tăng trưởng khoảng 8-
10%/năm.

3.2 Một số giải pháp phát triển thị trƣờng hàng không khu vực
Châu Âu của VNA

* Thứ nhất: Hoàn thiện chính sách sản phẩm

VNA cần cố gắng duy trì lịch bay theo lịch để khách hàng
nhận biết sản phẩm. Sau đó VNA có thể điều hành lịch bay một
cách linh hoạt nhằm đảm bảo hiệu quả khai thác, thay đổi linh hoạt
phù hợp với biến động của thị trường, có thể tăng chuyến vào giai
đoạn cao điểm và giảm chuyến vào giai đoạn thấp điểm. VNA đã
khẳng định được vị trí của mình tại ba thị trường trọng điểm là

Pháp, Đức, Nga. Tuy nhiên để duy trì và bảo vệ uy tín của mình tại
thị trường Châu Âu, VNA cần phải cố gắng ổn định lịch bay trên
một số tuyến bay du lịch nội địa, giảm thiểu việc cắt hủy chuyến
trên các đường bay SGN-CXR.
Về dịch vụ trên không: Đối tượng khách chính trên đường bay là
người Châu Âu, do vậy các chương trình phục vụ trên không (suất
ăn, giải trí, phát thanh, v.v.) cần được thiết kế cho phù hợp với đặc
tính và tâp quán của người Châu Âu.
Về công tác lịch bay: Tiếp tục thực hiện lịch bay theo mùa, tăng
cường công tác dự báo ngắn hạn bảo đảm hiệu quả khai thác hàng
ngày để tránh tình trạng chậm chuyến, hủy chuyến. Công tác lịch
bay rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ
mà Tổng công ty cung cấp nên cần đặc biệt chú ý.


×