Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường hàng gia dụng ở công ty TNHH đầu tư sản xuất và thương mại AKD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.25 KB, 74 trang )

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC KTQD

LỜI MỞ ĐẦU

N

ền kinh tế Việt Nam từ sau Đại hội Đảng VI đã và đang có những
chuyển biến nhanh chóng. Cùng với việc xố bỏ cơ chế tập trung bao
cấp là sự hình thành của cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước

theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp đang hướng ra thị trường để
xây dựng và thực hiện một chiến lược thị trường nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong
hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tồn tại và phát triển lâu dài, doanh nghiệp phải
hướng hoạt động của mình theo cơ chế thị trường, tận dụng linh hoạt những ưu điểm
và hạn chế tối đa những yếu điểm. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải nắm vững kiến
thức về thị trường và có hiểu biết, thơng tin nhất định đối với thị trường mà doanh
nghiệp tham gia.
Ngày nay, các doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh với các
đối thủ cạnh tranh luôn thay đổi một cách nhanh chóng, những tiến bộ khoa học kỹ
thuật, những điều luật mới, những chính sách quản lý thương mại mới và sự trung
thành ngày càng giảm xút của khách hàng. Các doanh nghiệp phải chạy đua với
nhau trên cùng một tuyến đường. Do vậy, họ không ngừng phát triển và hy vọng
rằng mình đang đi đúng hướng. Muốn làm được điều đó cơng ty phải thích nghi với
mơi trường kinh doanh và giải quyết hàng loạt các vấn đề của doanh nghiệp. Trước
tình hình đó hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Thực tế các doanh nghiệp đã chỉ ra rằng để duy trì được doanh thu, doanh số bán lớn
trong dài hạn, tạo lợi thế cạnh tranh, thì phải đẩy mạnh phát triển thị trường. Thị
trường là cơ sở của bất cứ một hoạt động kinh doanh nào và là đầu ra của doanh
nghiệp.


Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này trong thời gian thực tập tại công
ty TNHH đầu tư sản xuất và thương mại AKD. Và được sự hướng dẫn của cơ giáo

khoa QTKD

1

ngun ngäc hµ


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC KTQD

TS. Phan Tố Uyên cùng những kiến thức học hỏi từ nhà trường em đã mạnh dạn
chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường hàng gia dụng ở công ty
TNHH đầu tư sản xuất và thương mại AKD”.
* Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận chuyên nghành, tìm hiểu thực tế,
phân tích đánh giá tồn bộ thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty TNHH sản
xuất và thương mại AKD trong những năm gần đây, tôi mong muốn đề xuất những
giải pháp nhằm phát triển thị trường hàng gia dụng của công ty trong thời gian tới.
* Giới hạn nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian cũng như năng lực thực tế của
một sinh viên. đề tài này chỉ nghiên cứu dưới góc độ tiếp cận của các mơn học đã
được học để phân tích đánh giá và đưa ra những giải pháp nhằm phát triển thị trường
hàng gia dụng của công ty.
* Phương pháp nghiên cứu: Trong q trình nghiên cứu đề tài này, tơi đã sử
dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp tiếp cận hệ thống logic,
phương pháp duy vật biện chứng, kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và nghiên cứu
thực tế. Ngồi ra trong chun đề cịn sử dụng phương pháp phân tích kinh tế, so
sánh, dự báo nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh của cơng ty.

Kết cấu của chuyên đề ngoài phần mở đầu và phần kết luận bao gồm 3 chương
cơ bản sau:
CHƯƠNG I: NHƯNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG HÀNG GIA DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG HÀNG GIA DỤNG Ở CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG
MẠI AKD
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG HÀNG GIA DỤNG Ở CÔNG TY

TNHH ĐẦU TƯ SẢN XUẤT VÀ

THƯƠNG MẠI AKD

khoa QTKD

2

nguyÔn ngäc hµ


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC KTQD

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG HÀNG GIA DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG


1. Những Vấn đề cơ bản về thị trường
1.1. Khái niệm về thị trường của doanh nghiệp
Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng
hoá. Trải qua nhiều thế kỷ, cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hố thì các
khái niệm thị trường cũng thay đổi phong phú và đa dạng. Tuỳ theo góc độ tiếp cận
và phương pháp thể hiện mà có các khái niệm khác nhau về thị trường.
Theo góc độ tiếp cận kinh tế học cổ điển: "Thị trường là nơi diễn ra các quá trình
trao đổi mua - bán, là tổng số cơ cấu cung cầu và điều kiện diễn ra tương tác cung và
cầu thông qua mua bán bằng tiền tệ". Khái niệm này mang đậm không gian và thời
gian của thị trường. Nó thể hiện rõ nơi cụ thể nào đó diễn ra hoạt động trao đổi hàng
hoá. Điều này chỉ phù hợp đối với hàng hố hữu hình và trong nền sản xuất đơn giản
chưa mang tính phức tạp.
Trong nền kinh tế hiện đại, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, quá
trình sản xuất trao đổi hàng hoá diễn ra ngày càng phức tạp nên khái niệm thị trường
cũng được mở rộng hơn. "Thị trường là tổng hoà các mối quan hệ, lĩnh vực trao đổi
mà ở đó các chủ thể kinh tế cạnh tranh nhau nhằm xác định giá cả và số lượng".
Khái niệm này đã làm mất dần đi tính khơng gian và thời gian của thị trường. Nó
mang tính trừu tượng hơn bởi vì trao đổi trên thị trường khơng chỉ có hàng hố hữu
hình mà cịn có cả hàng hố vơ hình.
Theo quan điểm của marketing có hai cách tiếp cận khái niệm thị trường:

khoa QTKD

3

ngun ngäc hµ


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


ĐẠI HỌC KTQD

- Theo góc độ vĩ mô: Thị trường xã hội tổng thể là một tập phức hợp và liên tục
các nhân tố của môi trường kinh doanh và các quan hệ trao đổi thương mại được hấp
dẫn và thực hiện trong một không gian mở, hữu hạn các chủ thể cung cầu và phương
thức tương tác giữa chúng nhằm tạo thành điều kiện tồn tại và phát triển cho sản
xuất và kinh doanh hàng hoá.
- Theo góc độ vi mơ: thị trường được hiểu là "tập các khách hàng, và những
người cung ứng hiện thực và tiềm năng cùng có nhu cầu thị trường về những mặt
hàng của hàng hố mà cơng ty có dự án kinh doanh trong mối quan hệ với các nhân
tố môi trường kinh doanh và tập người bán - đối thủ cạnh tranh của nó”.
1.2. Vai trị của thị trường đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Đối với một doanh nghiệp, thị trường luôn luôn ở một vị trí trung tâm. Thị
trường có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến từng hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, vì thị trường là mục tiêu và là mơi trường kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.2.1. Thị trường là yếu tố quyết định sự sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế hàng hoá, mục đích của nhà sản xuất là sản xuất sản phẩm để
bán, để thoả mãn nhu cầu người khác. Vì thế các doanh nghiệp không thể tồn tại một
cách đơn lẻ mà mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải gắn với các thị trường.
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra không ngừng theo chu kỳ:
mua nguyên nhiên liệu, vật tư, thiết bị trên thị trường đầu vào, tiến hành sản xuất ra
sản phẩm, sau đó bán chúng trên thị trường đầu ra. Mối liên hệ giữa thị trường và
doanh nghiệp là mối liên hệ mật thiết, trong đó doanh nghiệp chịu sự chi phối của
thị trường. Thị trường ngày càng mở rộng và phát triển thì lượng sản phẩm được tiêu
thụ càng nhiều và khả năng phát triển sản xuất kinh doanh ngày càng cao và ngược
lại. Bởi thế cịn thị trường thì cịn sản xuất kinh doanh, mất thị trường thì sản xuất
kinh doanh bị đình trệ và các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Trong nền kinh thị


khoa QTKD

4

ngun ngäc hµ


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC KTQD

trường hiện đại, có thể khẳng định rằng thị trường có vai trị quyết định đến sự tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp.
1.2.2. Thị trường điều tiết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Thị trường đóng vai trị hướng dẫn sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường. Các nhà sản xuất kinh doanh căn cứ vào cung cầu, giá cả thị trường để quyết
định sản xuất kinh doanh cái gì? như thế nào? và cho ai? Đặc biệt trong nền kinh tế
thị trường mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh đều phải xuất
phát từ nhu cầu khách hàng và tìm mọi cách để thoả mãn nhu cầu đó, chứ khơng
xuất phát từ ý kiến chủ quan của mình.
Khi doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm trên thị trường, tức là sản phẩm của
doanh nghiệp đã được thị trường chấp nhận, sản phẩm đó có uy tín trên thị trường.
Như vậy doanh nghiệp sẽ dựa vào đó để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho giai
đoạn tiếp theo: sản phẩm nào nên tăng khối lượng sản xuất, giảm khối lượng sản
xuất và sản phẩm nào nên loại bỏ. Tóm lại doanh nghiệp phải trên cơ sở nhận biết
nhu cầu của thị trường kết hợp với khả năng của minh để đề ra chiến lược, kế hoạch
và phương án kinh doanh hợp lý nhằm thoả mãn tốt nhu cầu thị trường và xã hội.
1.2.3. Thị trường là nơi đánh giá, kiểm tra các chương trình, kế hoạch quyết định
kinh doanh của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp khi lập các chiến lược, kế hoạch hoạt động sản xuất kinh

doanh đều dưạ trên những thông tin về thị trường. Thị trường phản ánh tình hình
biến động của nhu cầu cũng như giá cả và giúp doanh nghiệp có phản ánh đúng
đắn. Như vậy, thông qua thị trường, các kế hoạch chiến lược, quyết định kinh doanh
của doanh nghiệp mới thể hiện ưu điểm và nhược điểm của chúng.
1.3. Chức năng của thị trường
Thị trường có 4 chức năng cơ bản sau:
1.3.1. Chức năng thừa nhận
Đây là chức năng cơ bản đầu tiên của thị trường. Việc hàng hoá của cơng ty có
bán được hay khơng? Nếu thị trường thừa nhận một hàng hố nào đó thì nó sẽ tiêu
khoa QTKD

5

ngun ngäc hµ


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC KTQD

thụ hết và ngược lại. Thị trường thừa nhận về tổng khối lượng hàng hoá đã đưa ra thị
trường, cơ cấu cung cầu, quan hệ cung cầu đối với từng loại hàng hoá, thừa nhận giá
trị và giá trị sử dụng của hàng hoá, thừa nhận các hoạt động mua bán nếu như các
sản phẩm, hàng hố, dịch vụ đó có chất lượng cao và được người tiêu dùng tín
nhiệm và tiêu dùng.
1.3.2. Chức năng thực hiện
Đây là chức năng quan trọng nhất không chỉ có ý nghĩa riêng trong một doanh
nghiệp nào. Với chức năng này, hành vi mua bán sản phẩm trên thị trường mới được
thực hiện, người mua và người bán chuyển quyền sở hữu về hàng hố cho nhau.
Thị trường ln thực hiện hành vi trao đổi hàng hoá, thực hện tổng thể cung và

tổng số cầu, thực hiện cân đối cung cầu hàng hoá, thực hiện giá trị và thị trường chỉ
thực hiện một lượng hàng hoá tối ưu khi lượng cung bằng lượng cầu, ở đó sản xuất
vừa đủ để cung cấp cho tiêu dùng.
1.3.3. Chức năng điều tiết và kích thích
Chức năng này thể thể hiện rõ ở chỗ thông qua việc nghiên cứu nhu cầu của thị
trường mà các nhà sản xuất chủ động điều tiết vốn, vật tư lao động từ lĩnh vực kém
hiệu quả sang lĩnh vực hiệu quả hơn. Họ sẽ tận dụng những khả năng, vị thế của sản
phẩm công ty để phát triển sản xuất. Với một mức thu nhập và khả năng chi tiêu hạn
chế trong khi yêu cầu thì rất lớn, thị trường sẽ hướng dẫn người tiêu dùng thoả mãn
tối đa lợi ích.
Người tiêu dùng cần phải cân nhắc, tính tốn q trình tiêu dùng của mình. Mặt
khác, thị trường chỉ chấp nhận sản phẩm có thời gian lao động cần thiết ở mức trung
bình. Vì vậy, thị trường kích thích các nhà sản xuất khơng ngừng cải tiền kỹ thuật,
tiết kiệm chi phí để làm hao phí cá biệt giảm xuống.
1.3.4. Chức năng thông tin hai chiều
Đây là chức năng riêng có của thị trường. Thị trường tập hợp khách quan về tổng
cung, tổng cầu, cơ chế cung cầu, quan hệ cung cầu, các yếu tố ảnh hưởng đến quan
hệ mua bán cũng như các dịch vụ đi kèm để cung cấp cho người mua, người bán.
khoa QTKD

6

nguyÔn ngäc hµ


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC KTQD

Qua đó người sản xuất và người tiêu dùng có thể đưa ra những quyết định đứng đắn,

hợp lý cho quá trình sản xuất cũng như quá trình tiêu dùng.
2. Thị trường bán hàng gia dụng của doanh nghiệp
2.1. Khái niệm
Trong kinh doanh tất cả chỉ có ý nghĩa khi tiêu thụ được sản phẩm. Thực tế là
những sản phẩm và dịch vụ đã đạt được những thành cơng và hiệu quả trên thị
trường, thì giờ đây khơng có gì đảm bảo rằng chúng sẽ đạt được những thành công
và hiệu quả nữa. Bởi lẽ khơng có một hệ thống thị trường nào tồn tại một cách vĩnh
viễn và do đó việc cần thiết là phải xem xét mình và đưa ra những nhận định chính
xác về thị trường mà mình đang tham gia. Nhất là thị trường hàng gia dụng vì đây là
thị trường phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng. vì vậy nó có
sự thay đổi tuỳ theo mức tiêu dùng và thu nhập của người tiêu dùng. Thị trường
thay đổi, nhu cầu khách hàng biến động và những hoạt động cạnh tranh sẽ đem lại
những trở ngại lớn đối với những tiến bộ mà doanh nghiệp đạt được. Sự phát triển
khơng tự dưng mà có, nó bắt nguồn từ việc tăng chất lượng sản phẩm và áp dụng
những chiến lược bán hàng một cách hiệu quả trong cạnh tranh.
2.2. Phân loại thị trường
Có các cách phân loại thị trường khác nhau tuỳ theo tiêu thức lựa chọn
2.2.1. Theo tiêu thức địa lý
Theo tiêu thức này, doanh nghiệp thường xác định theo phạm vi khu vực địa lý
mà họ có thể vươn tới để kinh doanh tuỳ theo mức độ rộng hẹp có tính tồn cầu, khu
vực hay lãnh thổ có thể xác định thị trường của doanh nghiệp:
- Thị trường ngoài nước:
+ Thị trường quốc tế.
+ Thị trường châu lục: Thị trường châu Âu, châu Mỹ, châu Úc, châu Á…
+ Thị trường khu vực: Các nước ASEAN, thị trường EU…
- Thị trường trong nước:
+ Thị trường Miền Bắc: Thị trường Hà Nội, Hải Phịng…
khoa QTKD

7


ngun ngäc hµ


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC KTQD

+ Thị trường Miền Trung: Thanh Hoá, Đà Nẵng, Nghệ An…
+ Thị trường Miền Nam: Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Tháp…
+ Thị trường khu vực: Thị trường khu vực Đồng bằng Sông Hồng, sông Cửu
Long, Đông Bắc, Tây Bắc…
2.2.2. Theo tiêu thức sản phẩm
Theo tiêu thức này, doanh nghiệp thường xuyên xác định thị trường theo ngành
hàng hố (dịng sản phẩm) hay nhóm hàng mà họ sản xuất và tiêu thụ trên thị
trường.
- Thị trường tư liệu sản xuất (thị trường hàng công nghiệp):
+ Thị trường kim khí, Thị trường hố chất,Thị trường phân bón.
- Thị trường tư liệu tiêu dùng (thị trường hàng tiêu dùng):
+ Thị trường lương thực: Thị trường gạo, ngô, lạc…
+ Thị trường thực phẩm: Thị trường hàng tươi sống, hàng chế biến sẵn…
+ Thị trường hàng may mặc: Thị trường quần áo mùa đông , mùa hè, thị
trường theo lứa tuổi…
+ Thị trường hàng gia dụng: Thị trường sản phẩm bằng gỗ, thị trường hàng
điện tử…
+ Thị trường phương tiện vận chuyển: Thị trường ô tô, xe máy, xe đạp…
II.PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN HÀNG GIA DỤNG

1. Tầm quan trọng của việc phát triển thị trường bán hàng gia dụng.
Hoạt động phát triển thị trường giữ vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập và

mở rộng hệ thống sản xuất và tiêu thụ các chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp
với mục tiêu là lợi nhuận và duy trì ưu thế cạnh tranh.
Phát triển thị trường góp phần khai thác nội lực cho doanh nghiệp: Phạm vi kinh
doanh của một doanh nghiệp nội lực bao gồm:
+ Các yếu tố thuộc về quá trình sản xuất như đối tượng lao động, tư
liệu lao động, sức lao động.

khoa QTKD

8

nguyÔn ngäc hµ


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC KTQD

+ Các yếu tố thuộc về tổ chức quản lý như tổ chức quản lý xã hội, quản
lý kinh tế.
Quá trình khai thác và phát huy nội lực là q trình chuyển hố các yếu tố sức
lao động, tư liệu lao động thành sản phẩm hàng hóa thành thu nhập của doanh
nghiệp.
Phát triển thị trường vừa là cầu nối, vừa là động lực để khai thác, phát huy nội
lực tạo thực lực kinh doanh cho doanh nghiệp. Thị trường tác động theo hướng tích
cực sẽ làm cho nội lực tăng trưởng một cách mạnh mẽ trái lại cũng làm hạn chế vai
trị của nó.
Phát triển thị trường đảm bảo sự thành công cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
2. Nội dung của hoạt động phát triển thị trường bán hàng gia dụng ở doanh

nghiệp
2.1. Các hướng phát triển thị trường bán hàng gia dụng
Trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đều có rất nhiều thời cơ,
nhưng chỉ có những thời cơ nào phù hợp với tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp thì
mới được coi là thời cơ hấp dẫn của doanh nghiệp đó, là mối qua tâm của doanh
nghiệp. Căn cứ vào cặp sản phẩm trên thị trường (đoạn thị trường) có 4 hình thức
phát triển thị trường:
+ Thâm nhập sâu vào thị trường.
+ Mở rộng thị trường.
+ Mở rộng sản phẩm.
+ Đa dạng hoá kinh doanh.
Để tăng doanh số bán sản phẩm các doanh nghiệp cần phải dựa vào các mục đích
của mình định thực hiện đó là bán sản phẩm mới hay sản phẩm hiện có và bán sản
phẩm trên thị trường mới hay thị trường hiện tại, bốn chiến lược này đều có một
mục đich là chiếm lĩnh thị trường và tăng doanh số bán của công ty. Tuy nhiên kết

khoa QTKD

9

ngun ngäc hµ


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC KTQD

quả sẽ khác nhau nếu như các doanh nghiệp khách nhau về trình độ quản lý và các
điều kiện thuận lợi, khó khăn.
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÁT

TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN HÀNG GIA DỤNG

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phát triển thị trường bán hàng gia
dụng
Thị trường hàng gia dụng là một lĩnh vực kinh tế phức tạp có quan hệ chặt chẽ
với các bộ phận khác của môi trường kinh tế- xã hội. Vì vậy, các hoạt động kinh tế
trên thị trường hàng gia dụng cũng như sự vận động của thị trường nói chung chịu
ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Có những yếu tố mà bản thân doanh nghiệp có thể biết
và điều chỉnh được như: Đổi mới, cải tiến công nghệ hiện đại, các chính sách phát
triển nguồn nhân lực, khả năng quản lý cũng như tình hình tài chính. Nhưng có
những yếu tố mà doanh nghiệp khơng thể kiểm sốt nổi: Sự gia nhập nghành của các
đối thủ cạnh tranh hay các chính sách, điều lệ mới của chính phủ gây bất lợi cho các
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó ta có thể chia các yếu tố
ảnh hưởng tới hoạt động phát triển thị trường hàng gia dụng của doanh nghiệp làm
hai loại là: các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài.
1.1 Các yếu tố bên ngoài
Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới thị trường là các yếu tố không thể kiểm
soát được, thị trường của doanh nghiệp nào cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên
ngồi thuộc mơi trường kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp phải điều khiển và đáp
ứng các yếu tố đó. Các yếu tố bên ngồi bao gồm:
1.1.1 Mơi trường văn hố, xã hội, nhân khẩu học
Nhóm các nhân tố này tác động đến hoạt động kinh doanh của các công ty trong
phạm vi rất rộng. Sự tác động của chúng thường xảy ra chậm hơn, có tính dài hạn và
tinh tế hơn so với các nhân tố khác. Các nhân tố này “quy định cách thức người ta
làm việc, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ”.

khoa QTKD

10


ngun ngäc hµ


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC KTQD

Các yếu tố văn hoá- xã hội như quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, nghề
nghiệp hay phong tuc tập quán cũng như trình độ nhận thức…
Quy định thị hiếu, phong cách tiêu dùng cuả từng khu vực thị trường là khác
nhau, vì vậy khi xây dựng chiến lược phát triển thị trường các nhà quản trị phải chú
ý đến tính thẩm mĩ của sản phẩm (mầu sắc, kiểu dáng…) xây dựng chương trình
quảng cáo cũng như kênh phân phối phù hợp cho các khu vực thị trường. Ngày nay
khi đời sống văn hoá xã hội của người dân ngày một nâng cao, sự hiểu biết của
người tiêu dùng về sản phẩm nhiều hơn… Đồng thời nền kinh tế mở cửa dẫn đến
những tác động của văn hoá tiêu dùng trong khu vực và trên thế giới tạo ra những xu
hướng tiêu dùng mới và hiệu quả là nhu cầu đối với các sản phẩm, dịch vụ, cũng
như chiến lược kinh doanh khác.
Những khía cạnh của mơi trường dân số như: tổng dân số, tỉ lệ tăng dân số, phân
bố dân cư, kết cấu dân số về tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, dân tộc, phân phối thu
nhập hay sự chuyển dịch dân số từ nông thôn ra thành thị…tác động trực tiếp đến
mơi trường kinh tế, văn hố, xã hội và ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển thị
trường của công ty. Những thông tin về môi trường dân số cung cấp các dữ liệu
quan trọng cho các nhà quản trị trong hoạch định chiến lược về quy mô thị trường,
mức tăng trưởng của thị trường, sự phân bố các khu vực thị trường, các đặc tính của
từng khu vực… để từ đó xác định cho cơng ty các chính sách và kế hoạch về sản
phẩm, phân phối, quảng cáo…
1.1.2. Môi trường kinh tế và công nghệ
Các yếu tố thuộc môi trường này quy định cách thức doanh nghiệp và toàn bộ
nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm năng của mình và qua đó cũng tạo ra cơ hội kinh

doanh cho từng doanh nghiệp. Xu hướng vận động và bất cứ sự thay đổi nào của các
yếu tố thuộc môi trường này đều tạo ra hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh ở mức độ
khác nhau và thậm chí có thể dẫn tới yêu cầu thay đổi mục tiêu và chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp.

khoa QTKD

11

ngun ngäc hµ


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC KTQD

Các yếu tố chủ yếu của môi trường này tác động đến cơ hội phát triển thị trường
của doanh nghiệp gồm: tiềm năng của nền kinh tế, lạm phát và khả năng điều khiển
lạm phát, mức độ tồn dụng nhân cơng và tỷ giá hối đối.
1.1.3. Mơi trường chính trị pháp luật
Yếu tố này nằm ngồi tầm kiểm sốt, tác động của doanh nghiệp, doanh nghiệp
phải nghiên cứu để thích ứng và tuân theo. Các nội dung cơ bản thuộc môi trường
này: Quan điểm, mục tiêu định hướng phát triển kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà
nước; Chương trình, kế hoặch triển khai thực hiện các quan điểm mục tiêu của chính
phủ và khả năng điều hành của chính phủ; Mức độ ổn định chính trị xã hội; thái độ
và phản ứng của dân chúng; hệ thống luật pháp với mức độ hoàn thiện của nó.
1.1.4. Mơi trường tự nhiên
Các yếu tố thuộc về môi trường tự nhiên được nghiên cứu và xem xét để có thể kết
luận về cách thức và hiệu quả kinh doanh. Các yếu tố về môi trường này rất được
xem trọng và ảnh hưởng lớn đến cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Nó khơng chỉ

liên quan đến vấn đề phát triển bền vững của quốc gia mà còn ảnh hưởng lớn đến
khả năng phát triển của từng doanh nghiệp. Những nhân tố cơ bản cần nghiên cứu
trong môi trường này bao gồm: Vị trí địa lý (khoảng cách không gian khi liên hệ với
các khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng chinh phục); Khoảng cáh với các
nguồn cung cấp (lao động, nguyên liệu cho doanh nghiệp); Địa diểm thuận lợi cho
việc giao dịch, mua bán của khách hàng; khí hậu thời tiết; tính chất mùa vụ; các vấn
đề cân bằng sinh thái; ơ nhiễm mơi trường.
Tóm lại, các nhân tố của mơi trường vĩ mơ năm ngồi tầm kiểm sốt của cơng ty.
Cơng ty khơng có khả năng thay đổi yếu tố của môi trường vĩ mô mà nhiệm vụ của
công ty là tiếp nhận, nhận thức và khai thác các yếu lợi của nó trong hoạt động kinh
doanh của mình và tìm cách thích ứng với chúng.

khoa QTKD

12

ngun ngäc hµ


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC KTQD

1.2. Các yếu tố bên trong
Thị trường của doanh nghiệp ngoài việc bị ảnh hưởng bới các yếu tố thuộc mơi
trường kinh doanh nó cịn chịu ảnh hưởng lớn bới các yếu tố bên trong thuộc về
chính doanh nghiệp, các yếu tố bên trong chủ yếu bao gồm:
1.2.1. Chủng loại và chất lượng sản phẩm
Mỗi đối tượng khách hàng tuỳ vào lứa tuổi, giới tính, sở thích, thu nhập…mà có
nhu cầu về các loại sản phẩm với mẫu mã kiểu dáng, chất lượng, màu sắc khác nhau.

Vì thế việc cung ứng cho thị trường các loại sản phẩm đa dạng sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển thị trường của doanh nghiệp.
Mặt khác, khi nền sản xuất xã hội phát triển thì nhu cầu con người ngày càng cao
hơn dẫn tới các sản phẩm sản xuất ra có chất lượng ngày càng cao. Chất lượng trở
thành công cụ cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thương trường. Sản phẩm có
chất lượng tốt sẽ tạo điều kiện cho việc tiêu thụ dễ hơn và góp phần nâng cao uy tín
của doanh nghiệp. Do vậy chất lượng sản phẩm đóng vai trị khá quan trọng đối với
hoạt động phát triển thị trường của doanh nghiệp.
1.2.2. Yếu tố con người
Con người luôn là yếu tố quan trọng và cần được quan tâm nhiều nhất ở thời kì
phát triển của doanh nghiệp. Đây là yếu tố liên quan trực tiếp đến chất lượng các
quyết định sản xuất kinh doanh và do đó ảnh hưởng đến sự thành bại trong kinh
doanh và cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Chính vì vậy chiến lược phát
triển con người là một yếu tố sống còn đối với sự phát triển và đi lên của một doanh
nghiệp.
1.2.3. Trình độ khoa học cơng nghệ
Trình độ khoa học cơng nghệ tác động mạnh đến chi phí sản xuất, năng suất lao
động và chất lượng dịch vụ. Từ đó ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp. Trình độ khoa học cơng nghệ càng cao hình thức và cơng cụ được sử dụng
trong cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường càng hiện đại hơn.
1.2.4. Tiềm lực tài chính
khoa QTKD

13

ngun ngäc hµ


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


ĐẠI HỌC KTQD

Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua lượng
vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào sản xuất kinh doanh, khả năng phân phối
(đầu tư) và quản lý có hiệu quả các nguồn vốn. Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp
bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau: Vốn chủ sở hữu, vốn huy động, tỷ lệ lãi đầu tư về
lợi nhuận, khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn, các tỉ lệ và khả năng sinh lời. Tiềm
lực và tình hình tài chính lành mạnh sẽ tạo cho doanh nghiệp một điều kiện tốt để
tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
2. Một số chỉ tiêu đánh giá công tác phát triển thị trường bán hàng gia dụng
2.1. Doanh thu bán hàng
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng mức hàng hố bán ra của cơng ty:
Tổng doanh thu = Tổng khối lượng hàng hoá bán x Giá bán.
2.2. Chỉ tiêu lợi nhuận thực tế
Lợi nhuận thực tế được hiểu như một khoản tiền dôi ra giữa tổng doanh thu và
tổng chi phí hoạt động kinh doanh có tính đến yếu tố bảo tồn vốn kinh doanh:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí.
2.3. Tỉ suất lợi nhuận
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh và có căn cứ để so sánh kết quả hoạt động kinh
doanh của đơn vị khác người ta còn sử dụng chỉ tiêu doanh lợi bằng cách so sánh
mức lãi với kết quả kinh doanh như vốn, chi phí lưu thơng:
- Tỉ suất lãi của doanh số bán hàng:
'
Pb =

Tỉng mức lÃi tuyệt đ ối
x 100%
Doanh số bán hàng

- T lệ lãi so với chi phí:

'
Pb =

Tỉng møc l·i tut ® èi
x 100%
Tæng chi phÝ

- Tỉ lệ sinh lãi của nguồn vốn kinh doanh:
'
Pv =

khoa QTKD

Tỉng møc l·i tut ® ối
Vốn lưu đ ộng + Vốn cố đ ịnh
14

nguyễn ngọc hµ


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC KTQD

2.4. Mức lương bình quân
Chỉ số này cho biết thu nhập bình quân của một ngi trong cụng ty:

Thu nhập b ì nh qu â n đ ầu người =

Tổng quỹ lư ơng / 12

Số ng­êi lao ® éng

2.5. Thị phần
Là chỉ tiêu phản ánh phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh trong tổng thị
trường cung ứng sản phẩm đó.
Thị phần được phản ánh qua hai chỉ tiêu nhỏ sau:
- Tỉ trọng doanh thu của sản phẩm trên doanh thu tồn nghành:

PhÇn doanh thu (%) =

Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp
x 100
Doanh thu bán hàng của toàn ngành

- T trng sn lng:

Phần sả n lượng (%) =

Sả n lượng tiê u thụ của doanh nghiệp
x 100
Sả n lượng tiê u thụ của toàn ngµnh

Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác nhất tình hình phát triển thị trường của doanh
nghiệp.

khoa QTKD

15

ngun ngäc hµ



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC KTQD

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN VÀ CÔNG TÁC PHÁT
TRIỂN THỊ TRƯỜNG Ở CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ SẢN XUẤT
VÀ THƯƠNG MẠI A.K.D
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI
A.K.D

1. Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty TNHH đầu tư sản xuất và
thương mại A.K.D
Tiền thân của công ty A.K.D là trung tâm phân phối bếp Gas Minh Hồng. Nửa
ci thập kỷ 90, khi bếp Gas và các sản phẩm dùng Gas còn là những đồ dùng cao
cấp, đắt tiền dành cho những người có thu nhập cao, trung tâm bếp Gas Minh Hoàng
đã tiến hành nghiên cứu thị trường, nhu cầu cũng như tâm lý của người tiêu dùng
Miền Bắc. Từ đó khai thác và hợp tác với các công ty sản xuất lắp ráp bếp Gas Miền
Nam để đưa mặt hàng này tới người tiêu dùng. Do việc lắp ráp một số linh kiện
dược sản xuất trong nước nên giá thành sản phẩm giảm đáng kể (khoảng 1/2) so với
mặt hàng cùng loại nhập khẩu, phù hợp với nhu cầu phổ thông của người tiêu dùng.
Thời gian đầu, trung tâm gặp nhiều khó khăn trong việc thâm nhập thị trường
do đặc tính của người dân Miền Bắc nhất là những vùng xa cịn xính đồ ngoại nhập
nghi ngại với những mặt hàng sản xuất và lắp ráp trong nước. Nhưng do có cách
quản lý và tiếp cận thị trường đúng nên dần dần sản phẩm đã được thị trường chấp
nhận và tin dùng
Đến năm 2000 sản phẩm được thị trường tin dùng và do giá bán phù hợp với thu
nhập của phần đông người tiêu dùng nên sản lượng tiêu thụ tăng nhanh một cách

đáng kể.

khoa QTKD

16

ngun ngäc hµ


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC KTQD

Để đáp ứng và nhằm phát triển hơn nữa năng lực sản xuất kinh doanh, phục vụ
tốt hơn nhu cầu thị trường. Tháng 11 năm 2000 cơng ty chính thức được thành lập
và đổi tên thành công ty A.K.D. Cùng với việc thành lập công ty đầu tư xây dựng
xưởng sản xuất và lắp ráp để có được một cơ sở hạ tầng vững chắc cho việc sản xuất
lâu dài. Công ty cũng chủ độnh khai thác và nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài cùng
một số chi tiết được sản xuất trong nước để lắp ráp và cho sản phẩm xuất xưởng tại
Miền Bắc. Với mục đích đem lại cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm
của cuộc sống hiện đại, chi phí phù hợp với giá trị sử dụng của sản phẩm, khơng
cịn phải mua những sản phẩm nhập khẩu có giá thành cao do q nhiều chi phí. Đó
vừa là mục đích mang lại lợi ích cho khách hàng, vừa là mục đích đem lại hiệu quả
cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy là một doanh nghiệp còn non trẻ về bề dày thời gian nhưng do có sự quản lý,
chỉ đạo đúng hướng, áp dụng những khoa học kinh tế mới, cùng với đội ngũ cán bộ
công nhân viên trẻ, năng động sáng tạo. Đặc biệt ban lãnh đạo rất quan tâm đến vấn
đề xây dựng “ Văn hoá doanh nghiệp ” một vấn đề mang tính khoa học và có ý
nghĩa quyết định của doanh nghiệp. Nên cơng ty A.K.D đã khẳng định vị thế của
mình trên thương trường.

Với thương hiệu NAZONA sản phẩm bếp Gas và các đồ gia dụng đã được người
tiêu dùng tin dùng, nhất là những vùng xa thành phố nơi mà người dân có thu nhập
chưa cao. Năm 2002 sản phẩm bếp Gas đã đạt được danh hiệu “Sản phẩm được
người tiêu dùng ưa thích ” do người tiêu dùng bình chọn. Khơng chỉ dừng ở đó cơng
ty ln nghiên cứu khai thác những nguồn nguyên liệu chất lượn, thay đổi mẫu mã
nhằm nâng cao chất lượng và sự tiện dụng, nâng cao chất lượng phục vụ. Đến năm
2003 sản phẩm NAZONA lại được trao giải “Giải thưởng Hà Nội vàng năm 2003”.
Là doanh nghiệp đầu tiên tại Miền Bắc sản xuất lắp ráp các sản phẩm bếp Gas
đồ gia dụng, công ty luôn hưởng ứng những chủ trương của nhà nước, tạo công ăn
việc làm cho người lao động, thực hiện đầy đủ đối với nhà nước. Để hưởng ứng
những chủ trương và sự khuyến khích sủa nhà nước cơng ty quyết định nghiên cứu
khoa QTKD

17

ngun ngäc hµ


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC KTQD

và tiến hành tăng tỷ lệ nội địa hoá và đăng ký tỷ lệ nội địa hố tại Bộ Cơng Nghiệp
Việt Nam, nhằm khuyến khích sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm cho người
lao động Việt Nam,giảm giá thành sản phẩm để có thể đáp ứng rộng hơn nhu cầu
tiêu dùng của người Việt Nam.
Tuy nhiên, trong nên kinh tế thị trường sư cạnh tranh ngày càng cao, vì vậy
doanh nghiệp khơng ngừng nghiên cứu thị trường, từ đó khai thác những nguyên
liệu mới tốt va phù hợp với việc sản suất sản phẩm. tiết kiệm tối đa vật liệu hạ giá
thành sản phẩm để có được mức giá cạnh tranh.

2. Chức năng và nhiệm vụ
2.1. Chức năng
Công ty TNHH đầu tư sản xuất và thương mại AKD là một doanh nghiệp tuy có
tuổi đời cịn non trẻ song nó đã giành được một vị thế nhất định trên thị trường Bếp
gas Việt Nam. Chức năng chủ yếu của công ty là sản xuất và kinh doanh các loại
bếp gas và các sản phẩm gia dụng có chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn quy
định về qui cách mẫu mã và chất lượng sản phẩm.
2.2. Nhiệm vụ
Bất cứ một doanh nghiệp nào, dù quy mô ra sao, hoạt động trong lĩnh vực nào
nếu muốn thực hiện được mục tiêu chung thì phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ phức
tạp. Tuy nhiên đối với từng doanh nghiệp trong từng giai đoạn do tính chất đặc điểm
hoạt động khác nhau. Xét trên góc độ tổng qt với tư cách là một cơng ty TNHH
thì cơng ty có các nhiệm vụ chủ yếu sau :
Một là, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước về các khoản thuế
(VAT, thuế lợi tức…) các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác. Đây có thể
coi là nghĩa vụ và cũng là quyền lợi của doanh nghiệp, bởi vì nhà nước sử dụng
ngân sách này để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo mơi trường kinh doanh lành
mạnh, thơng thống cho các doanh nghiệp kinh doanh

khoa QTKD

18

ngun ngäc hµ


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC KTQD


Hai là, đảm bảo chất lượng hàng hố theo tiêu chuẩn quy định và tích cực tham
gia chống hàng giả, hàng kém chất lượng… tung ra thị trường làm ảnh hưởng đến
người tiêu dùng.
Ba là, tuân thủ các quy định nhà nước về bảo vệ mơi trường, bảo vệ di tích lịch
sử - văn hố, danh thắng cảnh và trật tự an toàn xã hội.
Bốn là, tiến hành ghi chép sổ sách kế toán theo quy định và chịu sự kiểm soát
của cơ quan tài chính. Tức là cơng ty phải tổ chức cơng tác kế toán khoa học và hợp
lý, vừa phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, trình độ và yêu cầu quản lý của
công ty.
Năm là, doanh nghiệp phải luôn thực hiện tốt khâu kiểm tra chất lượng hàng
hoá để tránh tình trạng làm bừa, làm ẩu, khơng đảm bảo chất lượng hàng hoá gây
nên những tổn
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
Hội đồng quản trị

Giám Đốc
Phó giám đốc

Phịng
Kinh
doanh

Phịng
tổ chức
hành
chính

Phịng
Kế tốn


Xưởng
sản
xuất

Hình.....: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Cơng ty TNHH
khoa QTKD

19

ngun ngäc hµ


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC KTQD

đầu tư sản xuấtvà thương mại A.K.D.
Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của Công ty chịu trách nhiệm về kết quả sản
xuất kinh doanh của mình và làm trịn nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định hiện
hành. Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo chế độ thủ trưởng có
quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Cơng ty theo ngun tắc đảm
bảo tính tối ưu, tính linh hoạt, độ tin cậy và đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Phó giám đốc: Phụ trách trực tiếp khâu sản xuất, đầu tư, kinh tế, trợ lý và đảm
nhiệm công việc khi giám đốc đi vắng.
Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác kinh doanh của
Công ty. Nghiên cứu, tiếp cận thị trường xây dựng kế hoạch bán hàng hố. Phịng
kinh doanh có liên quan chặt chẽ với phịng kế toán trong việc lập, luân chuyển
chứng từ mua bán hàng hố và lập kế hoạch tài chính cho Cơng ty.
Phịng kế tốn: Thực hiện chức năng giám đốc về mặt tài chính hướng dẫn đơn

đốc, kiểm tra và thu thập đầy đủ kịp thời các thông tin giúp cho giám đốc Cơng ty có
quyết định đứng đắn, kịp thời tổ chức các cơng việc kế tốn của nhà máy.
Phịng tổ chức hành chính: Thực hiện chức năng tư vấn cho giám đốc về mặt tổ
chức sản xuất, quane lý nhân sự, giải quyết các vấn đề tiền lương, tiền thưởng cho
cán bộ công nhân đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh, phịng tổ chức hành
chính có nhiệm vụ lập các chứng từ về tiền lương và bảo hiểm làm cơ sở cho phịng
kế tốn hạch tốn (do phó giám đốc điều hành)
Xưởng sản xuất: Xưởng hoạt động theo mơ hình khốn sản phẩm dưới sự chỉ
đạo của Công ty. Xưởng được Công ty cấp lao động vật tư các điều kiện bảo đảm kỹ
thuật như trang thiết bị cơng nghệ, kiểm tra chất lượng hàng hố, đơn giá tiền lương
các điều kiện về bảo hộ lao động để thực hiện nhiệm vụ cuả Cơng ty giao.

khoa QTKD

20

ngun ngäc hµ


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC KTQD

4. kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công TNHH đầu tư sản xuất và
thương mại A.K.D trong những năm gần đây
Cơ chế thị trường là nguồn sinh lực tạo điều kiện cho các công ty vươn lên và
khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Đứng trước bối cảnh đó cơng ty
A.K.D liên tục đổi mới cả chiều rộng lẫn chiều sâu, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao
chất lượng sản phẩm, phát triển thị trường mới. Chính vì vậy, mà những năm gần
đây dù thi trường có nhiều biến đơng nhưng công ty vẫn đảm bảo đủ thu bù chi và

có lãi điều đó được thể hiện qua bảng:
Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty A.K.D
Chỉ tiêu

Đơn vị

2003

2004

2005

Doanh thu

đồng

5714785230

7643206440

8314472640

Doanh thu thuần

đồng

7295146494

7954472550


Các khoản phải thu

Giá vốn hàng bán
Dự trữ hàng hố bình
qn
Vốn lưu động bình
qn
chi phí bán hàng
chi phớ qun lý doanh

ng

492934434

545614050

561092292

ng

4761503730

6635146320

7639946490

ng

240986760


313023540

346482834

ng

2944253766

2966385654

3036058224

ng

bỡnh quõn

nghip

5652967230

556471500

541412700

ng

836720700

746550000


(Nguồn : Phòng Kinh doanh).
Bảng .......: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

khoa QTKD

21

nguyễn ngäc hµ


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC KTQD

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
BÁN HÀNG GIA DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG
MẠI AKD.

1. Thực trạng thị trường bán hàng bếp gas tại công ty TNHH đầu tư sản xuất
và thương mại AKD.
1.1 Nhu cầu và cầu về bếp gas ở Việt Nam và củaCông ty AKD.
Nước ta là một nước đang phát triển mức sống của người dân vẫn còn thấp. Mà
bếp gas là một sản phẩm mới được phổ biến trong những năm gần đây. Số lượng
người dùng vẫn còn rất hạn chế. Chính vì vậy mà thị trường bếp gas vẫn là một thị
trường rất tiềm năng.
Đối với công ty AKD là công ty chuyên sản xuất và kinh doanh bếp gas các loại,
với thị trường chủ yếu là các tỉnh phía Bắc. Đây là khu vực thị trường rất tiềm năng
vì là nơi có mật độ dân số cao và thu nhập của người dân cũng đang được nâng lên.
Và do tình hình thực tế về chất đốt tự nhiên ngày càng khan hiếm chính vì vậy mà su
thế người dân chuyển sang khí đốt là tất yếu.

1.2. Đặc điểm chung về sản phẩm bếp gas của Công ty.
2.Đặc điểm tổ chức sản suất kinh doanh :
Trong các doanh nghiệp công nghiệp, công nghệ sản suất là nhân tố ảnh hưởng
đế việc tổ chức quản lý nói chung và quản lý kinh tế nói riêng. Do hoạt động sản
suất kinh doanh của công ty kinh doanh vừa sản xuất vừa kinh doanh. Cho nên trước
khi nghiên cứu tình hình tổ chức và quản lý của công ty. chúng ta cần đề cập đến
một vài nét về quy trình cơng nghệ của công ty từ khi đưa nguyên liệu vào đến khi
nhập kho thành phẩm là một quá trình liên tục khép kín.
Việc tổ chức kinh doanh được phịng kinh doanh lập kế hoạch nghiên cứu và
tiếp cận thị trường, xây dựng kế hoạch mua bán hàng hố. Cơng việc này có mối
quan hệ chặt chẽ với khâu sản xuất hàng hố.

khoa QTKD

22

ngun ngäc hµ


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC KTQD

Trong nền kinh tế thị trường địi hỏi phải có sự cạnh tranh, chính vì vậy nhà
máy rất chú trọng đến việc nghiên cứu, thăm dò, tiếp cận với thị trường, đảm bảo
cho các mặt hàng sản xuất ra đáp ứng đúng thị hiếu và nhu cầu của thị trường.
Ngoài những mặt hàng chủ yếu và truyền thống công ty không dừng ở việc sản
xuất ra các loại bếp mà còn tạo ra những đồ gia dụng khác dưa trực tiếp tới người
tiêu dùng.
Việc tổ chức sản xuát kinh doanh của công ty dựa trên phương châm “ Sản xuất

những gì thị trường cần”. Cính vì thế các sản phẩm của cơng ty ln được khách
hàng tin dùng và đã khẳng định được vị thế và sự phát triển của mình trên nền kinh
tế thị trường nước ta hiện nay.
Để phát triển được thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty mà đặc điểm thị
trường trọng điểm của công ty là thị trường miền Bắc. Hiện tại công ty vẫn tiến hành
các biện pháp cải tiến sản phẩm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng trên thị
trường nói chung đặc biệt là trên thị trường miền Bắc nhằm thâm nhập sâu vào thị
trường này. Do vậy ngoài việc cải tiến, đa dạng hố các sản phẩm thì các sản phẩm
của cơng ty cịn có đặc điểm sau:
* Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm của Cơng ty có bán trên thị trường
trọng điểm ngang bằng với các đối thủ cạnh tranh như: GoglSun, Sakura TolJi…
Các Cơng ty này đều có một số sản phẩm có hình thức, kiểu giáng và chất lượng
tương đương với Cơng ty. Ngồi ra, sản phẩm có chất lượng cao, rất được người tiêu
dùng thủ đơ ưa chuộng. Công ty luôn bảo đảm các sản phẩm bán trên thị trường phải
đảm bảo đúng chất lượng đầu ra bằng cách: Công ty chấp nhận tất cả các loại sản
phẩm bị trả lại do không đúng chất lượng do quá trình vận chuyển từ cơ sở sản xuất
cho khách hàng.
* Đặc tính nổi trội của sản phẩm: Đối với sản phẩm bếp gas đơi Inox tồn phần
của cơng ty là mặt hàng cao cấp. Sản phẩm này của cơng ty có nhiều ưu điểm nổi
trội so với đối thủ cạnh tranh cả về hình thức và chất lượng sản phẩm, tuy nhiên giá
sản phẩm này trên thị trường có cao hơn mức giá trung bình của sản phẩm cùng loại
khoa QTKD

23

ngun ngäc hµ


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


ĐẠI HỌC KTQD

10- 15%. Tuy nhiên định giá cao là một cách thức thông báo với khách hàng “ đắt
xắt ra miếng”- hàng hố có giá cao thường có giá trị tốt.
1.3. Nhà cung ứng (Nguồn hàng)
Là một doanh nghiệp có chức năng chủ yếu là sản xuất và kinh doanh bếp
gas các loại và hàng gia dụng mang thương hiệu NAZONA. Với các sản phẩm chính
là bếp gas đôi các loại cho nên nguyên vật liệu chính của cơng ty là Inox và các hệ
thống dấnh lửa bằng manhetô
Hiện nay nghành công nghiệp chế tạo của nước ta vẫn chưa được phát triển mạnh
nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất trong nước. Chính vì vậy mà hiện
nay doanh nghiệp đang sử dụng các nguồn linh kiện được nhập từ Trung Quốc là
chủ yếu.
Còn các NVL của doanh nghiệp như: kiềng, thùng và một số linh kiện khác đều
được sản xuất trong nước.
1.4. Quyết định về giá
Việc xác định giá cho mỗi sản phẩm là một khâu hết sức quan trọng, có liên quan
đến nhiều giai đoạn từ thiết kế sản phẩm đến tiêu thụ sản phẩm. Giá bán là một
trong những nhân tố ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm tiêu thụ, là yếu tố góp phần
đi đến quyết định mua của khách hàng. Công ty TNHH đầu tư sản xuất và thương
mại AKD sử dụng kỹ thuật định giá dựa trên chi phí cộng thêm đối với hầu hết các
mặt hàng. Căn cứ trên cơ sở chi phí sau đó thêm một mức lợi nhuận mục tiêu cộng
vào giá vốn. Để thu hồi được các chi phí sản xuất ra sản phẩm và đạt được mức lợi
nhuận mong muốn.
Mức giá của cơng ty đưa ra như sau:
Giá bán = Chi phí + Lợi nhuận mục tiêu
* Chi phí tính trong giá bán của Cơng ty có thể bao gồm những loại sau:
- Chi phí cố định như: Tiền mua thiết bị, trả lãi vay, lương cho đội ngũ quản lý
và gián tiếp.


khoa QTKD

24

ngun ngäc hµ


CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC KTQD

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí nguyên vật liệu và các chi phí đầu
vào khác thực sự sử dụng để làm ra sản phẩm.
- Chi phí lao động trực tiếp: Là tiền lương trả cho những người trực tiếp sản xuất
- Chi phí quản lý nhà xưởng: là chi phí bảo dưỡng, sửa chữa nhà xưởng, máy
móc, thiết bị, chi phí vận hành nhà xưởng.
- Các chi phí marketing, bán hàng và hành chính.
Việc đưa ra một chính sách giá hợp lý là một đòi hỏi đặt ra đối với công ty trong
việc điều chỉnh giá thành sản xuất khi mà nguồn ngun liệu ngồi một số có sẵn
trong nước cịn phải nhập khẩu ở nước ngồi và chịu thuế nhập khẩu cao. Bảng giá
của công ty được dựa trên sự phân tích hợp lý giữa chi phí sản xuất và thị trường.
Giá bán đó phải đảm bảo thu hồi các chi phí đã bỏ ra (chi phí nguyên vật liệu, khấu
hao, tiền lương…). Mặc dù những sản phẩm của cơng ty được bán ra trên thị trường
có giá cao nhưng nhìn chung những sản phẩm đó vẫn được thị trường chấp nhận tiêu
dùng và u thích đó là do sản phẩm của cơng ty có chất lượng cao, người tiêu dùng
sẽ có cảm giác là tiền nào của nấy chứ khơng phải là bán đắt.
Để góp phần thực hiện chính sách giá cả hợp lý nâng cao khả năng cạnh tranh
công ty đã không ngừng áp dụng các biện pháp giảm giá thành sản phẩm như: không
ngừng sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu (giảm phế liệu, phế phẩm, hạ thấp
định mức tiêu dùng vật tư, giảm hao hụt mất mát hư hỏng nguyên vật liệu do nguyên

nhân nghiệp vụ gây ra, sử dụng các vật tư thay thế cho các loại nguyên vật liệu đắt
tiền khó mua…), ngồi ra cơng ty cịn sử dụng chính sách trợ giá, chính sách hoa
hồng cho đại lý, chính sách thưởng cho các đại lý ở các khu vực khác nhau. Điều
này đảm bảo cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng với giá như mong muốn của
Công ty tránh trường hợp bị các đại lý ép giá, ngoài ra cịn khuyến khích các đại lý
đẩy nhanh tốc độ bán hàng tăng khả năng phát triển thị trường cho Công ty.
Cơng ty đã tính tốn và tạo khoản cách lãi hợp lý, thống nhất giá nhập vào cho
các cửa hàng bán lẻ trên tồn khu vực thị trrường, là hình thức bán hàng khơng chiết

khoa QTKD

25

ngun ngäc hµ


×