Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Phát triển thị trường hàng không khu vực Châu Âu của Vietnam Airlines

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 108 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
  




NGUYỄN THỊ VÂN





PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG HÀNG KHÔNG
KHU VỰC CHÂU ÂU CỦA VIETNAM AIRLINES







LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH















HÀ NỘI - 2009



MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG
VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

1.1 Khái niệm, vai trò, đặc điểm vận tải hàng không 5
1.1.1 Khái niệm vận tải hàng không 5
1.1.2 Vai trò của vận tải hàng không 7
1.1.3 Đặc điểm của vận tải hàng không 11
1.2 Khái quát về thị trường và phát triển thị trường hàng không 12
1.2.1 Khái niệm về thị trường hàng không 12
1.2.2 Đặc điểm của thị trường hàng không 13
1.2.3 Các yếu tố cấu thành thị trường 14
1.2.4 Phân loại thị trường 16
1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của thị trường 18
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển thị trường hàng không 20
1.3.1 Nhân tố vĩ mô 20

1.3.2 Môi trường tác nghiệp 25
1.3.3 Nhân tố vi mô 28

CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG
HÀNG KHÔNG KHU VỰC CHÂU ÂU CỦA VIETNAM AIRLINES

2.1 Khái quát về Hãng hàng không quốc gia Việt Nam
và thị trường Châu Âu 30
2.1.1 Khái quát về Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VNA) 30
2.1.2 Khái quát về thị trường châu Âu 42
2.2 Thực trạng phát triển thị trường HK khu vực châu Âu của VNA 47
2.2.1 Tình hình hoạt động của các hãng HK trong khu vực châu Âu 47


2.2.2 Tình hình phát triển thị trường HK khu vực châu Âu của VNA 48
2.3 Đánh giá chung 79
2.3.1 Những kết quả đạt được 79
2.3.2 Những mặt còn hạn chế 79
2.3.3 Nguyên nhân 81

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ
TRƢỜNG HÀNG KHÔNG KHU VỰC CHÂU ÂU CỦA VIETNAM AIRLINES

3.1 Phương hướng phát triển thị trường của VNA đến năm 2015 và kế
hoạch khai thác thị trường của VNA 84
3.1.1 Phân tích cơ hội và rủi ro 84
3.1.2 Định hướng khai thác và dự báo kết quả của VNA 86
3.2 Một số giải pháp phát triển thị trường hàng không
khu vực Châu Âu của VNA 88


KẾT LUẬN 102













1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Xu thế toàn cầu hóa và xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế ngày càng
phát triển đã kéo theo xu thế toàn cầu hóa vận tải hàng không phát triển theo.
Điều này có thể khẳng định vận tải hàng không, đặc biệt là vận tải hàng
không quốc tế là một mắt xích quan trọng trong vận tải toàn cầu. Hệ thống
vận tải toàn cầu đã tạo ra sự kết dính liên hoàn giữa các hãng hàng không từ
nhỏ tới lớn, và sự phát triển của hãng này có liên quan mật thiết tới sự phát
triển của hãng hàng không khác, đặc biệt là những hãng hàng không có quan
hệ hợp tác Quốc tế. Mặt khác, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, Vietnam
Airlines là hãng hàng không còn non trẻ, thực tiễn và kinh nghiệm kinh doanh
còn rất hạn chế, để cạnh tranh và phát triển đòi hỏi Vietnam Airlines phải có

sự thay đổi. Một trong những giải pháp cần làm là Vietnam Airlines phải phát
triển thị trường tiềm năng của mình để nhanh chóng bắt kịp với các hãng hàng
không trong khu vực và trên thế giới. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc
tạo dựng hình ảnh và thương hiệu của Vietnam Airlines. Một trong những thị
trường đang được coi là tiềm năng trong tương lai cuả hàng không Việt Nam
là thị trường Châu Âu. Nhưng hiện nay doanh thu từ thị trường Châu Âu
không cao so với các mạng đường bay khác. Trong xu thế hiện nay, việc phát
triển mạng đường bay Châu Âu là tất yếu, nó không chỉ phục vụ cho nhu cầu
kinh tế - văn hóa - chính trị quốc gia mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát
triển của doanh nghiệp.
Với ý nghĩa như vậy, vần đề “ Phát triển thị trường Hàng không khu
vực Châu Âu của Vietnam Airlines” được chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ
kinh tế chuyên ngành Quản trị kinh doanh.



2

2. Tình hình nghiên cứu
Đã có một số đề tài, một số công trình, bài viết đề cập đến vấn đề phát
triển thị trường và xoay quanh thị trường như:
- Cao Duy Hà (2004), “Giải pháp phát triển thị trường hàng hóa dịch vụ
nước ta trong giai đoạn tới”, Tạp chí giáo dục lý luận, số 7, tr. 22 – 25.
- Tô Đức Hạnh (2004), “ Phát triển thị trường hàng hóa dịch vụ nước ta”,
Tạp chí Thương mại, số 30, tr. 5- 8.
- Điệp Gia Luật (2007), Phát triển thị trường trái phiếu chính quyền địa
phương ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh.
- Nguyễn Mạnh Quân (2006), Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá và
quản lý chất lượng Vận tải Hàng Không ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế,

Đại học ngoại thương, Hà nội.
Nhìn chung các bài viết mới chỉ đề cập đến việc phát triển thị trường
hàng hóa dịch vụ nói chung hay trong một số loại thị trường đặc trưng, chưa
đi sâu nghiên cứu đầy đủ và chuyên sâu theo đặc thù riêng của một công ty
vận tải HK, luận văn không trùng lặp với các đề tài, bài báo trên.

3. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu thị trường và phát triển thị trường của doanh
nghiệp nói chung và đi sâu nghiên cứu phát triển thị trường hàng không khu
vực Châu Âu của Vietnam Airlines nói riêng để đánh giá được thực trạng, kết
quả đạt được cũng như những hạn chế trong công tác phát triển thị trường,
đồng thời tìm ra nguyên nhân và thông qua đó đề xuất những giải pháp nhằm
củng cố và phát triển thị trường hàng không khu vực Châu Âu của của Hãng
hàng không quốc gia Việt Nam.





3

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

*Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là vấn đề phát triển thị trường đường
bay Châu Âu của Vietnam Airlines, luận văn chú trọng đi sâu nghiên cứu những
vấn đề như vai trò của Phát triển thị trường đối với doanh nghiệp hàng không,
cùng với các chỉ tiêu, nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường, các giải pháp
cần quan tâm để phát triển thị trường hàng không khu vực Châu Âu.



*Phạm vi nghiên cứu
Tình hình khai thác đường bay Châu Âu của Hãng hàng không quốc
gia Việt Nam (Vietnam Airlines).
Thời gian nghiên cứu từ năm 2004-2008 trên cơ sở so sánh đối chiếu
với một số đơn vị vận tải hàng không khu vực và trên thế giới.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đặt Vietnam Airlines trong môi trường Hàng không mở với sự ràng
buộc chặt chẽ của các hãng hàng không với nhau, luận văn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu như phương pháp diễn giải và quy nạp, phương
pháp phân tích, so sánh để làm rõ tính khoa học và thực tiễn của vấn đề
nghiên cứu.

6. Đóng góp của luận văn
Khái quát hệ thống lý luận về thị trường và phát triển thị trường của doanh
nghiệp vận tải hàng không trong điều kiện hội nhập và phát triển hiện nay.
Đánh giá thực trạng phát triển thị trường hàng không của Vietnam
Airlines tại châu Âu, từ đó đánh giá những kết quả đã thực hiện được, thành
tựu, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó.
Đề xuất những giải pháp phát triển thị trường hàng không tại Châu Âu.


4


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn được kết cấu 3 chương như sau:
Chương 1: Lý luận chung về phát triển thị trường Vận tải Hàng không.

Chương 2: Đánh giá thực trạng phát triển thị trường Hàng không khu
vực Châu Âu của Vietnam Airlines.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp phát triển thị trường Hàng không
khu vực Châu Âu của Vietnam Airlines.






















5

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG

VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

1.1 Khái niệm, vai trò, đặc điểm vận tải hàng không
1.1.1 Khái niệm vận tải hàng không
Hàng không dân dụng là lĩnh vực kinh tế có nhiệm vụ cơ bản là thực
hiện và đảm bảo thực hiện chuyên chở (vận chuyển) hành khách, hàng hóa
bằng đường hàng không. Thuật ngữ chuyên môn gọi là vận tải hàng không, đây
là hoạt động đóng vai trò trung tâm của hàng không dân dụng bởi phần lớn các
hoạt động hàng không khác điều diễn ra xung quanh. Cụm từ “vận tải” đặt
hàng không vào “đại gia đình” giao thông vận tải, cụm từ “hàng không” lại
phân biệt vận tải hàng không với các phương thức vận tải khác như vận tải
đường biển, vận tải đường sắt, vận tải đường bộ và vận tải đường sông, v.v.
Hãng hàng không (ở đây chỉ đề cập đến nhà vận chuyển hàng không
hoạt động vì mục đích thương mại) có chức năng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ
vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng đường hàng không - đây là lực
lượng trung tâm của hàng không dân dụng bởi nó trực tiếp thực hiện nhiệm vụ
cơ bản của hàng không dân dụng.
Sản phẩm cuối cùng của hãng hàng không là lượng hành khách và hàng
hóa do nó vận chuyển được đo bằng đơn vị hành khách thực hiện và tấn hàng
hóa thực hiện. Muốn vậy hãng hàng không phải cung ứng cho thị trường khả
năng vận chuyển lượng hành khách và hàng hóa, thể hiện dưới dạng ghế cung
ứng và tấn cung ứng trên các chuyến bay do nó thực hiện. Như vậy vận tải
hàng không chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động hàng không dân dụng,
nhưng sẽ không có một hành khách hay một tấn hàng hóa nào được vận
chuyển nếu thiếu kết cấu hạ tầng hàng không đó là các cảng hàng không, các
trung tâm quản lý, điều hành bay khu vực, v.v.

6

Thông qua tìm hiểu khái quát về ngành hàng không dân dụng ta sẽ có

khái niệm đầy đủ về vận tải hàng không.
Vận tải hàng không là sự tập hợp các yếu tố kinh tế, kỹ thuật nhằm khai
thác chuyên chở hành khách và hàng hóa bằng tàu bay một cách có hiệu quả.
Hoạt động vận tải hàng không là một hoạt động kinh tế có mục đích của con
người và sự ra đời của vận tải hàng không để phục vụ mục đích đó. Sản phẩm
trong kinh doanh vận tải hàng không là loại hình sản phẩm dịch vụ đó chính
là sự di chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý và bưu kiện trong không gian.
Sản phẩm vận tải hàng không cũng có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá
trị. Giá trị của hàng hóa là lực lượng lao động xã hội cần thiết kết tinh trong
hàng hóa đó. Giá trị sử dụng sản phẩm vận tải hàng không là khả năng đáp
ứng nhu cầu di chuyển. Vận tải hàng không mang tính chất đặc thù nên so với
các ngành sản xuất vật chất khác, ngành vận tải hàng không có những điểm
khác biệt về quá trình sản xuất, về sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm, thể hiện ở
các điểm sau:
* Môi trường sản xuất của vận tải hàng không là không gian, luôn di
động chứ không cố định như trong các ngành sản xuất khác.
* Sản xuất trong vận tải hàng không là quá trình tác động về mặt không
gian vào đối tượng lao động chứ không phải về mặt kỹ thuật vì vậy
không làm thay đổi hình dáng, kích thước của đối tượng lao động.
* Sản phẩm vận tải hàng không không tồn tại dưới hình thức vật chất mà
sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời, do đó không có khả năng dự trữ
sản phẩm vận tải để tiêu dùng về sau mà chỉ có dự trữ năng lực vận tải.
Cụ thể khác với nhiều sản phẩm khác khi chúng đã được sản xuất ra
nhưng chưa tiêu thụ được thì vẫn nằm trong kho để tiêu thụ sau này,
còn sản phẩm của hãng hàng không một khi đã sản xuất ra nhưng chưa
tiêu thụ được thì nó tự động mất đi.

7

* Quá trình sản xuất của ngành vận tải hàng không không tạo ra sản

phẩm vật chất mới mà chỉ làm thay đổi vị trí của hàng hóa và qua đó
làm tăng giá trị của hàng hóa.
Như vậy căn cứ vào môi trường sản xuất thì vận tải hàng không là một
phương thức vận tải đáp ứng nhu cầu di chuyển vị trí của đối tượng vận
chuyển nhằm mục đích kinh tế. Qua đó, chúng ta có thể xác định vận tải hàng
không là việc chuyên chở hành khách và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác
bằng tàu bay và sản phẩm trong kinh doanh vận tải hàng không là loại hình
sản phẩm dịch vụ.

1.1.2 Vai trò của vận tải hàng không

1.1.2.1 Vai trò của vận tải hàng không trong nền kinh tế quốc dân
Vận tải hàng không có vai trò quan trọng và có tác động to lớn đối với
nền kinh tế quốc dân, nó giữ vai trò là một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn đại diện cho phương thức vận tải tiên tiến và hiện đại, đóng góp vai trò
to lớn và có ảnh hưởng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Đặc biệt vận tải hàng không
góp phần thúc đẩy tiến trình buôn bán quốc tế, du lịch và hội nhập giữa các
nước trong khu vực và giữa các khu vực trên thế giới. Hệ thống vận tải hàng
không phục vụ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như sản xuất, lưu
thông, tiêu dùng, quốc phòng và phản ánh trình độ phát triển của một quốc
gia. Cũng như các phương tiện vận tải khác, vận tải hàng không là một yếu tố
của quá trình lưu thông. Các Mác nói “Lưu thông có nghĩa là hành trình thực
tế của hàng hóa trong không gian được giải quyết bằng vận tải. Vận tải là sự
tiếp tục của quá trình sản xuất ở bên trong quá trình lưu thông và vì quá trình
lưu thông ấy”. Như vậy, vai trò vận tải hàng không trong kinh tế quốc dân
biểu hiện rõ nét ở hai khía cạnh sau:


8


* Vận tải hàng không là chất xúc tác đặc biệt thúc đẩy nền kinh tế quốc
dân và mối quan hệ kinh tế quốc tế phát triển.
Thực tế cho thấy sự phát triển của ngành hàng không kéo theo sự phát
triển của nhiều lĩnh vực kinh tế khác, hàng không là ngành có nhiều đóng góp
ngoại tệ cho nhà nước, là nơi dự trữ và cung cấp đội ngũ cán bộ có trình độ,
có kỹ thuật phục vụ cho quốc phòng, là phương tiện vận tải có khả năng kết
nối nhiều vùng trong quốc gia và nhiều quốc gia trên toàn cầu với tốc độ
nhanh mà các phương tiện vận tải khác không làm được. Do đó hệ thống vận
tải hàng không là huyết mạch quan trọng của các hoạt động kinh tế và kinh tế
quốc tế. Mở rộng phát triển vận tải hàng không đồng nghĩa với việc mở đường
bay. Mở đường bay có nghĩa là mở rộng hợp tác về kinh tế, quan hệ chính trị
và giao lưu văn hóa xã hội. Hay nói cách khác, vận tải hàng không là một điển
hình về mối quan hệ kinh tế quốc tế, là ngành có vai trò quan trọng trong quá
trình hội nhập mà các phương tiện vận tải khác không thể so sánh được.

* Thu và chi của ngành vận tải hàng không là một bộ phận quan trọng
trong cán cân thanh toán quốc tế
Theo định nghĩa trong thương mại quốc tế thì “Việc thanh toán các
nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan hệ quốc tế, thương mại và
các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau
của các nước gọi là thanh toán quốc tế”. Những ảnh hưởng tích cực của nó
trong thanh toán quốc tế thể hiện ở giá vé áp dụng cho người nước ngoài trên
chuyến bay nội địa và các khoản thu ngoại tệ từ các hoạt động dịch vụ thương
mại và kỹ thuật hàng không. Điều đó có nghĩa là những khoản thu nhập ấy trở
thành một khoản thuận lợi trong cân bằng thương mại và có thể bù đắp lại cho
những khoản thiếu hụt trong cán cân thanh toán từ việc thanh toán thương mại
cho các Hãng hàng không nước ngoài cũng như từ việc chi tiêu ngoại tệ của
người du lịch đi du lịch nước ngoài. Đồng thời nó là điều kiện quan trọng


9

trong cán cân thanh toán cho việc mua bán các thiết bị hàng không và nhiên
liệu máy bay.
Từ các phân tích nêu trên có thể xác định tác dụng của vận tải hàng
không như sau:
* Là một ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp kể tổng sản phẩm xã hội và
thu nhập quốc dân.
* Đáp ứng nhu cầu di chuyển với tốc độ nhanh, thời gian ngắn của hàng
hóa và hành khách.
* Góp phần khắc phục sự phát triển không đều giữa các khu vực, các địa
phương, mở rộng giao lưu trao đổi hàng hóa trong nước cũng như quốc tế.
* Rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền
núi, góp phần cải thiện đời sống người lao động.
* Mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài.
* Tăng cường khả năng quốc phòng và bảo vệ đất nước.

1.1.2.2 Vai trò vận tải hàng không trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế
Xu thế toàn cầu hóa trong nền kinh tế thế giới ngày càng tăng đã kéo
theo xu thế toàn cầu hóa vận tải hàng không phát triển. Hiện nay xu thế này
cũng đang diễn ra với tốc độ ngày một nhanh và cũng theo các cấp độ tiểu
khu vực, khu vực và toàn cầu. Nếu như biểu hiện của liên kết thương mại
quốc tế là các tổ chức WTO thì biểu hiện của liên kết vận tải hàng không
quốc tế là tổ chức ICAO (Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế) và IATA
(Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế). Nếu như biểu hiện của liên kết thương
mại khu vực là tổ chức APEC thì biểu hiện về liên kết vận tải khu vực là tổ
chức AAPA (Hiệp hội hàng không Châu Á Thái Bình Dương), v.v. Cùng với
các quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng thì số lượng các tổ chức quốc tế về
liên kết vận tải hàng không cũng phát triển nhanh chóng.


10

Thực tế đã cho thấy những đóng góp của vận tải hàng không đối với
nền kinh tế nói chung và đóng góp trong tiến trình hội nhập quan hệ kinh tế
quốc tế nói riêng là rất lớn. Với những lợi thế hơn hẳn về tốc độ và khả năng
kết nối hệ thống huyết mạch của các hoạt động kinh tế toàn cầu thì vận tải
hàng không đã không ngừng thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa kinh tế và tự do
hóa thương mại ngày càng phát triển. Sự tăng trưởng kinh tế thế giới trong
quá trình toàn cầu hóa thương mại đã làm tăng nhu cầu vận tải hàng không,
tạo điều kiện cho kinh doanh vận tải hàng không thế giới ngày càng phát
triển. Lẽ dĩ nhiên vận tải hàng không phát triển tất yếu kéo theo ngành công
nghiệp hàng không, công nghiệp du lịch, thương mại quốc tế bị cuốn vào
vòng xoáy phát triển khép kín nhưng với chiều hướng ngày càng lớn hơn,
mạnh hơn và nhanh hơn.

1.1.2.3 Vận tải hàng không trong quá trình hội nhập của Việt Nam với nền
kinh tế khu vực và thế giới
Việt Nam tuy bước vào xây dựng CNXH từ một xuất phát điểm rất
thấp, là một nước nghèo, kém phát triển, nền kinh tế vẫn ở tình trạng nông
nghiệp lạc hậu, còn nặng tính chất tự cấp, tự túc, trang bị kỹ thuật và kết cấu
hạ tầng kinh tế, xã hội thấp kém, cơ chế quản lý kế hoạch để lại nhiều hậu quả
nặng nề, v.v. Nhưng sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đồng thời vận dụng khéo léo các mô hình
phát triển rút ngắn để tận dụng lợi thế các nước đi sau thì tình trạng đình đốn
trong sản xuất, rối ren trong lưu thông đã được khắc phục, v.v. Thành quả đó
cũng có một phần đóng góp đáng kể của vận tải hàng không đồng thời cũng
nhờ đó mà ngành hàng không có điều kiện phát triển và hội nhập với môi
trường hàng không quốc tế.
Ra đời từ năm 1956, ngành hàng không Việt Nam đã có những bước
chuyển biến không ngừng đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, phục vụ công


11

cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, góp phần đưa nước ta hội nhập
với nền kinh tế thế giới. Mặt khác, những thành tựu phát triển kinh tế xã hội
do chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước cũng đã tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển ngành hàng không. Trong những năm qua ngành hàng không
giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo lực lượng vận tải hàng không cho quốc
gia, đóng góp lớn vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân và ngân sách nhà
nước, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời
là một trong những cầu nối quan trọng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
của đất nước. Cùng với trào lưu đổi mới của đất nước, ngành hàng không Việt
Nam cũng đã chuyển mình từ một ngành kinh tế hoạt động theo cơ chế kế
hoạch hóa tập trung và bao cấp với đội máy bay lạc hậu, các sân bay được xây
dựng từ nhiều năm trước, các trang thiết bị quản lý bay nghèo nàn, chắp vá,
ngày nay hàng không Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể với đội
mày bay ngày càng được hiện đại hóa, với cơ sở hạ tầng không ngừng được
nâng cấp và hoàn thiện, hệ thống sân bay gồm có 22 cảng hàng không trong
đó có 03 cảng quốc tế và 19 cảng nội địa, mô hình tổ chức và quản lý được
hợp lý hóa, mạng đường bay nội địa cũng như quốc tế được mở rộng. Ngày
nay Việt Nam đã có quan hệ với nhiều quốc gia và lãnh thổ ở tất cả các châu
lục và có 43 Hãng hàng không nước ngoài bay tới Việt Nam. Việt Nam đã
tham gia các tổ chức hàng không quốc tế và khu vực như ICAO, IATA, AAPA
và hợp tác vận tải hàng không tiểu vùng trong khu vực và trên thế giới.

1.1.3 Đặc điểm của vận tải hàng không
Vận tải hàng không là một phương thức vận tải quan trọng trong quan
hệ kinh tế quốc tế và đặc biệt phát triển mạnh trong những năm gần đây. Mặc
dù chỉ vận chuyển 1% tổng khối lượng hàng hóa trong thương mại quốc tế
nhưng đối với các mặt hàng quý hiếm, giá trị cao, hàng thời vụ, hàng tươi

sống và khẩn cấp thì vận tải hàng không đứng ở vị trí số 1.

12

* Những ưu điểm nổi bật của vận tải hàng không
+ Tuyến đường trong vận tải hàng không là không trung và hầu như là
đường thẳng.
+ Thời gian vận chuyển nhanh, tốc độ phương tiện cao, tiện nghi đầy đủ.
+ Là ngành vận tải hiện đại luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao, có
khả năng kết nối nhiều vùng trong một quốc gia và những quốc gia
trên toàn cầu mà các phương tiện khác không làm được.
+ Vận tải hàng không cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn so với
các phương thức vận tải khác.
* Những nhược điểm
+ Cần vốn lớn để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải và
kiểm soát không lưu. Do đó khả năng phát triển vận tải hàng không
ở một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của nhà nước về
vốn, công nghệ đào tạo trong khi các phương tiện vận tải khác
không đòi hỏi cao như vậy.
+ Giá cước cao hơn nhiều so với các phương tiện vận tải khác.
+ Không thích hợp vận chuyển các loại hàng hóa giá trị thấp, khối
lượng lớn và cồng kềnh.

1.2 Khái quát về thị trƣờng và phát triển thị trƣờng hàng không

1.2.1 Khái niệm về thị trường hàng không
Thị trường hàng không là loại hình thị trường vận tải, sản phẩm cung
ứng mang tính chất dịch vụ. Khái niệm thị trường chỉ áp dụng với những
chuyến bay thương mại có sự tiếp nhận hành khách, hàng hóa tại điểm xuất
phát và đổ trả khách và hàng hóa tại điểm đến (không tính đến các điểm hạ

cánh kỹ thuật).



13

1.2.2 Đặc điểm của thị trường hàng không
Cũng như đặc điểm cơ bản của thị trường dịch vụ, thị trường hàng
không có đặc điểm chung là quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời,
sản phẩm dịch vụ không thể đem cất trữ được. Khách hàng khi tiếp nhận với
sản phẩm dịch vụ phải trả tiền trước và nhận được cung ứng hàng hóa doanh
nghiệp sau. Kết quả của hoạt động vận tải là sự thay đổi vị trí của hàng hóa và
hành khách trong không gian. Đặc biệt đối với ngành vận tải hàng không, thị
trường hàng không được phân chia theo thương quyền. Thương quyền là
quyền được bay vào các vùng không phận của các quốc gia theo hiệp định
không tải giữa các chính phủ ký kết với nhau. Thương quyền được phân chia
làm 7 thương quyền.
* Thương quyền 1: Là quyền mà một hãng hàng không của một nước
(nước A) được phép bay ngang qua vùng lãnh thổ của nước khác (nước B) mà
không hạ cánh.
* Thương quyền 2: Là quyền mà một hãng hàng không của một nước
(nước A) được hạ cánh trên vùng lãnh thổ của một nước khác (nướcB) vì lý
do kỹ thuật (ví dụ hạ cánh để tiếp nhiên liệu).
* Thương quyền 3: Là thương quyền mà một hãng hàng không của một
nước (nước A) được phép chuyên chở hành khách, hàng hóa, thư tín, bưu kiện
của nước mình sang nước khác (nước B).
* Thương quyền 4: Là quyền mà một hãng hàng không của một nước
(nước A) có quyền nhận hành khách, hàng hóa, thư tín, bưu kiện ở một nước
khác (nước B) và chuyên chở về nước mình (nước A).
* Thương quyền 5: Là quyền mà một hãng Hàng không của một nước

(nước A) được phép chuyên chở hành khách, hàng hóa, thư tín, bưu kiện giữa
hai điểm nước ngoài (giữa nước B và nước C).

14

* Thương quyền 6: Là quyền mà hãng hàng không của một nước cho
phép sử dụng lãnh thổ của nước mình làm điểm chu chuyển hành khách, hàng
hóa, thư tín, bưu kiện giữa hai nước khác.
* Thương quyền 7: Là quyền mà một hãng hàng không nước ngoài được
khai thác tuyến đường nội địa của nước khác.

1.2.3 Các yếu tố cấu thành thị trường

1.2.3.1 Khách hàng hiện tại và tiềm năng của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải tiêu thụ được
sản phẩm của mình. Điều này được thể hiện qua các khách hàng của doanh
nghiệp. Các khách hàng đến mua sản phẩm của doanh nghiệp có thể để trực
tiếp sử dụng hoặc có thể để sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp luôn luôn cần
phải tìm kiếm khách hàng để mở rộng khả năng sản xuất kinh doanh của mình
và phát triển thị trường của doanh nghiệp. Khách hàng của Công ty có thể là
các đại lý bán buôn, bán lẻ, những người tiêu dùng trực tiếp hay các doanh
nghiệp thương mại, doanh nghiệp sản xuất, các tổ chức Nhà nước và có thể là
khách hàng hiện tại hay khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, khách hàng
trong nước, khách hàng ngoài nước
Do khách hàng của doanh nghiệp có vị trí quan trọng như vậy nên ta
cần tìm hiểu kỹ về họ thông qua hành vi mua của họ:
Hành vi mua của khách hàng được thể hiện qua công thức sau:
Sự lựa chọn
của người mua
=

Nhu
cầu
+
Khả
năng
mua
+
Thái độ đối với
những sản phẩm
của doanh nghiệp

Nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp là yếu tố
đầu tiên để kích thích khách hàng đến với doanh nghiệp. Nhu cầu này càng
cao thì càng thúc đẩy khách hàng tìm đến với doanh nghiệp nhanh hơn, nhiều
hơn. Doanh nghiệp cần tìm kiếm nhu cầu của khách hàng và có những biện

15

pháp nhằm kích thích nhu cầu của họ. Khả năng mua ở đây bao gồm khả năng
thanh toán và số lượng mà khách hàng có thể mua.
Thái độ đối với những sản phẩm của doanh nghiệp chính là họ có cảm
giác hài lòng, tháa mãn khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Mỗi khách
hàng hay nhóm khách hàng đều có một tâm lý riêng, doanh nghiệp cần nắm
bắt tâm lý của họ để đáp ứng nhu cầu của họ một cách tốt nhất.
Ngoài ra khách hàng còn gây áp lực đối với doanh nghiệp thông qua
sức ép của giá cả. Hiện nay, thị trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt,
cùng một loại sản phẩm nhưng có rất nhiều các nhà sản xuất kinh doanh. Tuy
nhiên nếu sản phẩm của công ty đã có uy tín trên thị trường rồi thì áp lực này
sẽ giảm xuống. Do vậy thông qua giá cả, khách hàng vừa là nguy cơ nhưng
vừa là cơ hội cho doanh nghiệp.


1.2.3.2 Các thông số về hàng hóa, không gian và thời gian cung ứng hàng
hóa cho khách hàng
Thông số về hàng hóa là tất cả các thông tin về hàng hóa như danh mục
hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa, v.v. Cần
phải quan tâm đến việc phân loại hàng hóa để xem sản phẩm của doanh
nghiệp thuộc loại nào (sản phẩm sử dụng thường xuyên, sản phẩm được
khách hàng mua ngẫu hứng, sản phẩm được khách hàng mua có lựa chọn ).
Mặt khác, doanh nghiệp cần quan tâm đến các sản phẩm cùng loại trên thị
trường. Không gian và thời gian cung ứng hàng hóa cho khách hàng.Đây là
một yếu tố khá quan trọng, cần được đặt ở những địa điểm thuận lợi thì càng
thuận tiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó sẽ rút ngắn được thời
gian cung ứng sản phẩm cho khách hàng và ngược lại.

1.2.3.3 Khả năng chào hàng và cung ứng hàng hóa cho khách hàng
Khả năng chào hàng là khả năng tìm kiếm những khách hàng tiềm năng
cho doanh nghiệp để mở rộng thị trường của mình. Hoạt động này có liên

16

quan đến khả năng tài chính của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp dành cho
hoạt động này một con số “tài chính” hợp lý thì khả năng này sẽ càng mạnh
và ngược lại.
Khả năng cung ứng hàng hóa cho khách hàng: Tùy thuộc vào lượng
khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, doanh nghiệp
cần nghiên cứu kỹ tập khách hàng hiện tại, sự thay đổi nhu cầu của họ để có kế
hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý và cần nghiên cứu tập khách hàng tiềm năng
để có kế hoạch tăng khối lượng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.4 Phân loại thị trường

Phân loại thị trường dựa vào nhiều tiêu thức phân loại như theo đối
tượng mua bán, theo mặt hàng, khu vực, vị trí địa lý, mức độ cạnh tranh
Trong doanh nghiệp hàng không các tiêu thức chủ yếu phân chia thị
trường như sau:
* Nếu lấy đối tượng của thị trường làm tiêu chí phân chia thị trường hàng
không thì thị trường hàng không bao gồm hai bộ phận: thị trường hành khách
và thị trường hàng hóa.
* Theo hành trình đi của khách
- Khách thương quyền 3 và 4: Là khách đi lại trực tiếp giữa hai nước.
- Khách thương quyền 5: Là khách đi và đến giữa hai nước ngoài quốc
gia của Hãng hàng không đăng ký thành lập.
- Khách thương quyền 6: Là khách đi và đến giữa hai nước ngoài lãnh
thổ của quốc gia mà Hãng hàng không thành lập có điểm trung chuyển
tại nước đó.
Thông thường, trên bất kỳ một đường bay nào thì nguồn khách chủ yếu
vẫn là khách thương quyền đi lại trực tiếp giữa hai nước và là đối tượng mang
lại doanh thu cao nhất cho đường bay đó. Vì vậy, trong công tác Marketing

17

phần thị trường quan trọng nhất với một đường bay cụ thể là khách thương
quyền 3 và 4.
* Xét theo yếu tố khu vực địa lý thì thị trường hàng không được chia
thành hai khu vực thị trường rõ rệt là thị trường vận tải hàng không nội địa và
thị trường vận tải hàng không quốc tế.
- Thị trường vận tải hàng không nội địa : Điểm đi và đến cùng nằm trên
lãnh thổ của quốc gia nơi mà hãng hàng không đăng ký thì người ta gọi đó là
thị trường hàng không nội địa. Đối với thị trường nội địa của VNA thì mạng
đường bay nội địa được chia làm ba khu vực bao gồm các đường bay trục, các
đường bay du lịch và đường bay lẻ

+ Đường bay trục là đường bay nối giữa ba trung tâm hàng không lớn là
Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.
+ Đường bay du lịch là đường bay nối từ đường bay trục đến các điểm du
lịch trong cả nước.
+ Đường bay lẻ là đường bay tới các sân bay lẻ tại các địa phương như
Điện Biên, Nà Sản, v.v phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, phục vụ
phát triển kinh tế xã hội của các điạ phương cũng như thúc đẩy giao lưu
kính tế, văn hóa giữa các vùng, v.v.
- Thị trường vận tải hàng không quốc tế : Nếu một trong hai điểm đến và
đi hoặc cả hai điểm không nằm trên lãnh thổ cuả`quốc gia nơi mà hãng hàng
không đăng ký thì được gọi là thị trường vận tải hàng không quốc tế. Thị
trường vận tải hàng không quốc tế của Việt nam bao gồm tất cả các đường
bay quốc tế nối Việt nam với thế giới. Cụ thể đường bay quốc tế của Việt nam
được xây dựng bao gồm các đường bay giữa Việt nam và 5 khu vực :
+ Đường bay châu Âu: Pa-ri (Pháp), Matxcova (Nga), Frankfurt (Đức).
+ Đường bay Đông Bắc Á: Osaka (Nhật Bản), Kaoshsiung và Taipei (Đài
Loan), Hồng Kông, Trung Quốc, Seoul (Hàn Quốc), v.v.

18

+ Đường bay Đông Nam Á: Singapore, Kuala Lumpur (Malaysia),
Manila (Philipines), Bangkok (Thái Lan), v.v.
+ Đường bay Tây Nam Thái Bình Dương: Sydney, Melbourn (Úc).
+ Đường bay Đông Dương: Viên Chăn (Lào), Phnompenh (Cămpuchia).

1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của thị trường
Đánh giá mức độ phát triển của thị trường thông qua các chỉ tiêu sau:
1.2.5.1 Thị phần doanh nghiệp
Thị phần của doanh nghiệp là phần thị trường doanh nghiệp đã chiếm
lĩnh được. Thực chất nó là phần phân chia thị trường của doanh nghiệp đối

với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Người ta phân thành thị phần tuyệt
đối và thị phần tương đối:

* Phần phân chia thị trường tuyệt đối
Phần phân chia thị trường tuyệt đối bằng tỷ lệ phần trăm doanh thu từ
sản phẩm của doanh nghiệp so với doanh thu của sản phẩm cùng loại của tất
cả các doanh nghiệp bán trên thị trường.
Cách tính thị phần:
+ Cách 1: (Thước đo hiện vật )
Thị phần của
doanh nghiệp
=
Q
hv

Q
Trong đó: Q
hv
: Khối lượng hàng hóa bằng hiện vật tiêu thụ được.
Q: Tổng khối lượng sản phẩm cùng loại tiêu thụ trên thị trường.
+ Cách 2: (Thước đo giá trị )
Thị phần của
doanh nghiệp
=
TR
dn

TR
Trong đó: TR
dn


: Doanh thu của doanh nghiệp thực hiện được.
TR : Doanh thu của toàn ngành hiện có trên thị trường.



19

* Phần phân chia thị trường tương đối
Là tỉ lệ giữa phần phân chia thị trường tuyệt đối của doanh nghiệp so
với phần phân chia thị trường tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất
trong ngành. Cách tính thị phần:
Thị phần
tương đối
=
TR
dn

TR
đt
Trong đó: TR
đt
: Doanh thu của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong ngành
TR
dn
: Doanh thu của doanh nghiệp thực hiện được.

1.2.5.2 Lợi nhuận doanh nghiệp
Chiến lược phát triển của doanh nghiệp là làm thế nào để đạt được lợi
nhuận cao nhất. Lợi nhuận cao sẽ làm hài lòng các cổ đông cũng như chủ đầu tư.

Lợi nhuận là tiêu chí để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nguồn tài
nguyên của doanh nghiệp. Cách làm như thế nào để đạt được những mục tiêu
này thì đó chính là chiến lược của công ty. Điều này có nghĩa là những mong
muốn được đề cập đó chính là tăng thị phần, tạo ra một hình ảnh mới, đạt
được tỉ lệ % cao về tăng trưởng doanh thu, v.v.
Lợi nhuận là số tiền mà doanh nghiệp thu được từ việc bán sản phẩm
sau khi đã trừ đi các khoản vốn sản xuất ban đầu hay nói cách khác, lợi nhuận
là phần chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí. Vậy khi tổng chi phí coi
như không đổi thì lợi nhuận tăng khi doanh thu tăng, mà doanh thu tăng
chứng tá thị trường của doanh nghiệp đó được mở rộng và phát triển.
Công thức: Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí
1.2.5.3 Số lượng hành khách và tốc độ tăng trưởng
Số lượng hành khách chính là kết quả đạt được của quá trình vận
chuyển. Để đánh giá thị trường hàng không có phát triển hay không cũng phụ
thuộc vào lượng chuyên chở và tốc độ tăng trưởng số lượng vận chuyển của
doanh nghiệp.


20

1.2.5.4 Doanh thu và tốc độ tăng trưởng
Doanh thu thể hiện kết quả bán của doanh nghiệp hàng không thông
qua hệ thống mạng lưới bán hàng. Ngoài tổng doanh thu như cách tính thông
thường còn có thể tính doanh thu theo từng loại khách, doanh thu theo từng
đường bay. Tuy doanh thu chưa phải là yếu tố nói lên sự thành công hay thất
bại của doanh nghiệp nhưng qua chỉ tiêu doanh thu và tốc độ tăng trưởng hay
suy giảm của doanh thu cho ta thấy hướng phát triển thị trường chung của
doanh nghiệp.

1.3 Những nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển thị trƣờng hàng không


1.3.1 Nhân tố vĩ mô

* Môi trường kinh tế
Trạng thái của nền kinh tế có những tác động đặc biệt mạnh đến các
mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Điều này được chế định bởi một tính
chất mang tính đặc thù của ngành HKDD, đó là số lượng hành khách và khối
lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không trong ngành
HKDD. Hoạt động trọng tâm của toàn ngành HKDD đều nhằm đảm bảo việc
vận chuyển những hành khách, hàng hóa đó: Hãng hàng không có trách
nhiệm trực tiếp vận chuyển hành khách và hàng hóa trên các chuyến bay.
Cảng hàng không có trách nhiệm tiếp nhận hành khách, hàng hóa đến với
chuyến bay và giải tỏa sau chuyến bay hạ cánh. Cơ quan điều hành bay có
trách nhiệm điều hành các chuyến bay an toàn, điều hòa và hiệu quả. Pháp
luật hàng không có trách nhiệm đảm bảo tính tuân thủ các quy định về hàng
không và sự phối hợp, hiệp đồng của các đơn vị hàng không
Khối lượng hành khách và hàng hóa được vận chuyển bằng đường
hàng không phụ thuộc rất mạnh vào trạng thái của nền kinh tế. Trong thời kỳ
kinh tế phát triển, các hoạt động kinh tế diễn ra sôi nổi, các doanh nhân và các

21

nhà đầu tư cần đi lại thường xuyên hơn, hàng hóa cũng cần phải vận chuyển
nhiều hơn. Ngoài ra, kinh tế phát triển kéo theo mức độ sử dụng lao động tăng
lên, người lao động có việc làm và thu nhập ổn định nên nhiều người có điều
kiện đi du lịch trong nước và nước ngoài. Tất cả điều đó làm tăng cầu đối với
vận chuyển hàng không. Ngược lại, suy thoái kinh tế cũng có tác động mạnh
đến ngành HKDD theo chiều ngược lại. cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
năm vừa qua đã có những ảnh hưởng tiêu cự đến sự phát triển kinh tế Việt
nam cũng như ngành hàng không dân dụng . Trong thời kỳ kinh tế suy thoái,

các hoạt động kinh tế diễn ra cầm chừng, các doanh nhân và các nhà đầu tư giảm
nhu cầu đi lại; hàng hóa vận chuyển ít đi; nhiều người tạm ngưng các chuyến du
lịch trong nước và nước ngoài do việc làm và thu nhập kém ổn định. v.v.

* Môi trường nhân khẩu học
Môi trường nhân khẩu học là yếu tố quan tâm hàng đầu của các nhà
quản trị marketing bởi vì con người tạo ra thị trường. Các yếu tố thuộc về nhân
khẩu hoặc tác động đến thị trường bao gồm quy mô và mật độ dân số, sự phân
bố dân cư, tốc độ tăng dân số, độ tuổi, giới tính, sắc tộc, nghề nghiệp, v.v.
Đối với một doanh nghiệp hàng không, muốn phát triển thị trường điều
đầu tiên phải nghiên cứu chính là nhu cầu đi lại trong thị trường đó và môi
trường nhân khẩu học là một trong các yếu tố cần xem xét kỹ vì nó tác động
trực tiếp tới lượng hành khách tiềm năng có nhu cầu đi lại và vận chuyển
bằng đường hàng không.
* Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp
tới các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp và từ đó tác động không nhỏ tới quá
trình sản xuất kinh doanh.
Việt Nam có vị trí thuận lợi cho sự phát triển ngành hàng không trên cả
hai phạm vị nội địa và quốc tế. Với đặc điểm trải dài từ Bắc xuống Nam dân

22

số đông phân bố tập trung tại các khu vực đồng bằng sông Hồng, duyên hải
trung bộ, đồng bằng nam bộ. Mạng lưới các trung tâm đô thị được phân bổ
tương đối đều, mức độ đô thị hóa nhanh trên lãnh thổ với ba trung tâm lớn là
Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một tiềm năng rất lớn
trong phát triển giao thông hàng không giữa các trung tâm này với nhau, giữa
các trung tâm này với các vùng miền trên toàn quốc cũng như với các trung
tâm kinh tế trong khu vực và trên thến giới.

Việt Nam nằm ở điểm giao nhau của các đường hàng không quan trọng
giữa các khu vực và các châu lục : Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, trên đường
thẳng nối Châu Âu và Châu Úc, Đông Bắc Á với một số nước Đông Nam Á,
v.v, là điều kiện tốt để khai thác mạng đường bay quốc tế. Đặc biệt trong
điều kiện nền kinh tế khu vực Châu Á đang đươc đánh giá là khu vực phát
triển năng động nhất trên thế giới, vì vậy ngày càng có nhiều nước mong
muốn đến làm ăn, hợp tác với các nước Châu Á trong đó có Việt Nam. Chính
các điều kiện thuận lợi này đã tạo đà cho dịch vụ vận chuyển hàng không phát
triển nhanh chóng.

* Môi trường công nghệ
Vào đầu những năm 70 của thế kỷ 20, Alvin Toffler đưa vào sử dụng
thuật ngữ “Future Shock” - cú sốc tương lai - nhằm ám chỉ sự căng thẳng và
sự tái định hướng mạnh mẽ xuất hiện ở con người do sự tác động của những
thay đổi quá lớn trong thời gian quá ngắn. Những biến động của môi trường
công nghệ có thể xem là một dạng “future shock”, chúng có thể đưa doanh
nghiệp vào tình thế vô vọng, thua kém về cạnh tranh, đặc biệt là doanh nghiệp
hoạt động trong ngành HKDD. Có thể khẳng định rằng, ngoại trừ các ngành
vũ trụ, quân sự và một số ngành đặc thù khác, có lẽ không có ngành nào của
nền kinh tế quốc dân ứng dụng một cách nhanh chóng đến kinh ngạc các
thành tựu của tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ nhĀ ngành HKDD. Sự

×