Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

ảnh hưởng của nho giáo đến phát triể nguồn nhân lực việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 141 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




VŨ NGỌC DƢƠNG


ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO ĐẾN PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH











HÀ NỘI – 2009




2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



VŨ NGỌC DƢƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO ĐẾN PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60.34.05


LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. VŨ ĐỨC THANH






HÀ NỘI – 2009


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Những tư tưởng cơ bản của Nho giáo ở Việt Nam 5
1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển Nho giáo ở Việt Nam 5
1.1.1. Tổng quan về sự hình thành và phát triển của Nho giáo Trung Hoa 5
1.1.2. Sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam 20
1.2. Những tư tưởng cơ bản của Nho giáo 26
1.2.1. Hình nhi thượng học 26
1.2.2. Hình nhi hạ học 31
Chương 2: Một số ảnh hưởng của Nho giáo đến phát triển nguồn
nhân lực Việt Nam 46
2.1. Ảnh hướng của Nho giáo đến đến định hướng nghề nghiệp 46
2.1.1. Trình độ và cơ cấu đào tạo của nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay 46
2.1.2. Những tư tưởng của Nho giáo ảnh hưởng tiêu cực đến định hướng
nghề nghiệp 46
2.1.3. Những tư tưởng của Nho giáo ảnh hưởng tích cực đến định hướng
nghề nghiệp 60
2.2. Ảnh hưởng của Nho giáo đến quan điểm giáo dục đào tạo con người 64
2.2.1. Mục đích, nguyên tắc, nội dung và phương pháp giáo dục của
Nho giáo 64
2.2.2. Định hướng giáo dục đào tạo con người trong thời kỳ Công nghiệp
hóa - Hiện đại hóa 74
2.2.3. Ảnh hưởng của Nho giáo đối với giáo dục đào tạo con người Việt Nam 77
Chương 3: Khai thác tư tưởng Nho giáo phục vụ phát triển nguồn nhân
lực Việt Nam 84
3.1. Những đòi hỏi về nguồn lực con người trong quá trính công nghiệp
hóa - hiện đại hóa 84
3.2. Kế thừa và loại bỏ những tư tưởng của Nho giáo về định hướng nghề
nghiệp 94
3.3. Kế thừa và loại bỏ những tư tưởng của Nho giáo về giáo dục đào tạo
con người 104

3.3.1. Những nguyên tắc kế thừa và phát huy 104
3.3.2 Một số tư tưởng cần kế thừa và loại bỏ 110
KẾT LUẬN 131
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 134



MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Sau thế chiến thứ hai, một số quốc gia Châu Á đã giành được độc lập và
chỉ sau vài thập niên họ đã nhanh chóng trở thành những cường quốc kinh tế
phát triển như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và sau này là sự lớn mạnh của
Trung Quốc. Yếu tố con người là một trong những yếu tố làm nên sự thành
công trong phát triển kinh tế của các quốc gia này. Cũng chịu ảnh hưởng của
Nho giáo nhưng quan điểm giáo dục và định hướng nghề nghiệp đúng đắn của
họ đã tạo nên nguồn nhân lực có định hướng nghề nghiệp và trình độ tay nghề.
Nhờ có định hướng giáo dục đúng đắn, ở các quốc gia này đã sớm hình thành
tinh thần doanh nhân và phong cách quản lý Châu Á mang đậm dấu ấn Nho
giáo. Đây chính là những yếu tố làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế mạnh mẽ
của họ trong những thập kỷ qua. Việt Nam là quốc gia không nằm ngoài vùng
ảnh hưởng của đạo Nho. Mặc dù trong những năm qua chúng ta đã có những
bước tiến đáng ghi nhận về mặt kinh tế nhưng nếu như so sánh với các quốc
gia này thì tốc độ phát triển của kinh tế Việt Nam vẫn còn là rất thấp. Có thể
thấy một trong lý do chủ yếu ở đây là những hạn chế về nguồn nhân lực của
Việt Nam. Chúng ta có quá nhiều “thầy” mà ít “thợ”, thiếu hụt trầm trọng lực
lượng lao động có trình độ để có thể tiếp thu và khai thác các công nghệ tiên
tiến phục vụ cho sự phát triển kinh tế. Thực tiễn này cho thấy Nho giáo có thể
có những ảnh hưởng khác nhau đến vấn đề quan điểm giáo dục đào tạo và
định hướng nghề nghiệp ở từng quốc gia. Do đó, nghiên cứu ảnh hưởng của
Nho giáo tới phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam để từ đó khai thác các hạt

nhân tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của nó là việc làm cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu
Nho giáo đã được nghiên cứu ở Việt Nam từ rất lâu. Tuy nhiên các các
triết gia và các nhà khoa học mới chỉ dừng lại ở khía cạnh văn hoá và giáo
dục, trong đó nổi lên hai khuynh hướng là:
(1) Nghiên cứu Nho giáo chủ yếu qua các tác phẩm kinh điển nhằm giải
thích các mệnh đề có sẵn và dùng những mệnh đề đó để lý giải cho những tư


tưởng và hành động của cá nhân. Tiêu biểu cho xu hướng này có Phan Bội
Châu với “Khổng học đăng” và Trần Trọng Kim với “Nho giáo”.
(2) Nghiên cứu tư tưởng của Nho giáo nhằm đánh giá ảnh hưởng của nó
đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam qua các giai đoạn khác
nhau của lịch sử. Khuynh hướng này bắt đầu từ Nguyễn Trường Tộ và sau này
là một loạt các tác giả khác như Phan Khôi, Đào Duy Anh, Vũ Khiêu, Nguyễn
Khắc Viện, Trần Đình Hượu, Lê Sĩ Thắng…
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu ảnh hưởng của Nho giáo, theo sự hạn chế
chủ quan về hiểu biết của bản thân, thì chưa có một học giả nào đi sâu giải
thích một cách cặn kẽ và tường tận những tư tưởng của các nhà Nho xưa kia
có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp như thế nào đến sự phát triển kinh tế của
Việt Nam thông qua ảnh hưởng của nó đến sự hình thành và phát triển nguồn
nhân lực. Một số nhà nghiên cứu nổi tiếng như G.S Vũ Khiêu, G.S Thẩm
Thanh Tùng (triết gia học nổi tiếng nhất hiện nay của Đài Loan) cũng mới chỉ
dừng lại trong việc chú giải những khẩu ngôn của Khổng Mạnh để vận dụng
vào trong công cuộc phát triển kinh tế. Vì thế đề tài xin được đề cập đến một
số ảnh hưởng của Nho giáo tới phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, góp
phần vào việc nghiên cứu ảnh hưởng của Nho giáo đến phát triển kinh tế Việt
Nam nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ và khai thác những mặt tích

cực, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo đến sự phát triển
nguồn nhân lực, tìm các giải pháp cải cách hệ thống giáo dục nhằm phát triển
nguồn nhân lực, phục vụ cho phát triển kinh tế ở Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam
- Nghiên cứu những tư tưởng có bản của Nho giáo ở Việt Nam và phạm
vi ảnh hưởng của chúng đến định hướng nghề nghiệp và quan điểm giáo dục.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình du nhập và phát triển của
Nho giáo ở Việt Nam, những tư tưởng cơ bản của Nho giáo và tác động của
chúng đến phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam. Để đưa ra được những đánh
giá xác đáng về ảnh hưởng của Nho giáo đến phát triển nguồn nhân lực ở Việt
Nam, từ đó đề xuất được các giải pháp mang tính khả thi.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ khi Nho giáo xuất hiện ở Việt
Nam cho đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương
pháp phân tích so sánh trên cơ sở nguồn dữ liệu thứ cấp.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ những đặc trưng khác biệt của sự du nhập và phát triển của
Nho giáo ở Việt Nam.
- Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của Nho giáo đến sự phát triển nguồn
nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế ở Việt Nam thông qua phân tích ảnh
hưởng của nó đến hệ thống các quan điểm giáo dục và định hướng nghề
nghiệp.
- Đề xuất một số hướng khai thác những yếu tố tích cực, hạn chế những
yếu tố tiêu cực của Nho giáo để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đáp

ứng những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba chương:
Chương 1 : Những tư tưởng cơ bản của Nho giáo ở Việt Nam
Chương 2: Một số ảnh hưởng của Nho giáo đến phát triển nguồn nhân
lực Việt Nam
Chương 3: Khai thác tư tưởng Nho giáo phục vụ phát triển nguồn nhân
lực Việt Nam


Chương 1: Những tư tưởng cơ bản của Nho giáo ở
Việt Nam

1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển Nho giáo ở Việt Nam
1.1.1. Tổng quan về sự hình thành và phát triển của Nho giáo Trung Hoa
Nho giáo, còn được gọi là Khổng giáo, là một hệ thống đạo đức, triết lý
và tôn giáo do Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo
rất phát triển ở các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, và
Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là
các nhà Nho.
Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự
đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã
hội loạn lạc, Khổng Tử (sinh năm 551 trước công nguyên) phát triển tư tưởng
của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì
thế mà người đời sau coi ông là người sáng lập ra Nho giáo.
Thời Tây Chu thực hành chế độ phân phong. Tất cả các nước chư hầu
đều phải nghe theo mệnh lệnh của thiên tử. Chế độ thứ bậc như vậy nhằm duy
trì trật tự chính trị của cả Trung Quốc thời đó. Song đến thời Xuân thu, chế độ
này không còn giữ nguyên tính chất của nó, các chư hầu không nghe theo
mệnh lệnh của thiên tử, thậm chí có chư hầu công khai đứng lên phản kháng

triều đình nhà Chu. Đây là thời đại mà sử gia phong kiến gọi là hung bạo,
không hề có công lý hay chính nghĩa gì hết, là thời đại loạn thần tặc tử, băng
hoại, hỗn loạn. Từ đó tạo nên một hiện tượng: Giai cấp quí tộc trở thành bình
dân ngày càng nhiều. Vì đã được tiếp thu nền giáo dục tốt, lúc này họ liền
chuyển những tri thức thu được cho những người bình dân trong xã hội, ngược
lại, một số kẻ bình dân là những người kinh doanh buôn bán làm giàu trở
thành một loại kẻ sĩ, quý tộc mới. Với tình cảnh ấy, nội bộ của các giai cấp
đương thời đã có sự thay đổi về chất.
Sang thời Chiến quốc, chiến tranh xảy ra liên miên, vương thất nhà Chu
mỗi lúc một suy yếu dẫn đến những biến động to lớn về mặt chính trị, kinh tế,


xã hội… Xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu- Chiến Quốc là xã hội quá độ từ
chế độ chiếm hữu nô lệ chuyển sang chế độ phong kiến, được đánh dấu bằng
sự suy vong của chế độ phân phong nhà Chu. Sự suy vong của chế độ này đã
đưa tới những hậu quả xã hội to lớn về các phương diện chính trị, kinh tế, xã
hội. Đồng thời tình hình mới cũng đưa ra nhiều vấn đề mới cho việc phát triển
con người và xã hội. Bởi vậy nhiều học thuyết về con người và xã hội của
Trung Quốc cổ đại hình thành và xuất hiện vào lúc bấy giờ, trong đó có Nho
giáo.
Cùng với sự xuất hiện của học thuyết Nho gia là sự xuất hiện của các
học thuyết Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia…Đạo gia chủ trương con người sống
theo tự nhiên vô vi, tri túc, quả dục; Mặc gia chủ trương con người sống kiêm
ái, hỗ lợi, thượng hiền, thượng đồng; Pháp gia cho rằng con người ta có tích vị
kỷ, cần phải kích động tính tự tư, tự lợi để con người tích cực hành động và
lấy pháp luật để rằng buộc họ vào việc bảo vệ lợi ích của bậc quân vương.
Các học thuyết đó đấu tranh với nhau, xã hội phong kiến Trung Quốc đã
lựa chọn học thuyết thống trị cho mình. Nhà Tần lựa chọn học thuyết Pháp gia
và nó đã giúp nhà Tần thống nhất đất nước. Song từ nhà Hán về sau, các triều
đại phong kiến Trung Quốc đều thừa nhận Nho giáo là học thuyết có thể tạo

nên sự ổn định và phát triển của chế độ quân chủ tập quyền.
Nho giáo nguyên thủy - Nho giáo Tiền Tần
Thời Xuân thu, chế độ xã hội theo lối phong kiến, nhà Chu lên giữ Ngôi
thiên tử, chia thiên hạ ra làm hơn 70 nước để phong cho những người công
thần và các con cháu làm Chư hầu. Những nước Chư hầu ấy đều có quyền tự
chủ nhưng hàng năm phải triều cống Thiên tử nhà Chu, và khi có sự chinh
phạt ở đâu thì phải theo mệnh lệnh Thiên tử đem quân đi tòng chinh. Nước
Trung Quốc thời ấy lãnh thổ chỉ quanh trong vùng sông Hoàng Hà, độ chừng
năm sáu tỉnh ở phía bắc nước Trung Quốc ngày nay. Khi nhà Chu còn thịnh
thì trật tự được phân minh, nhưng khi nhà Chu đã suy nhược phải dời đô về
phía đông ở đất Lạc ấp, mệnh lệnh Thiên tử không ai theo, các nước Chư hầu
phân ra có đến 160 nước. Chiến tranh ngày càng kịch liệt, nước nọ kiêm tính


nước kia, nước mạnh thì làm bá cả thiên Hạ, Thiên tử cũng không đủ quyền uy
mà ngăn cấm được, cương thường đổ nát, nhân dân đồ thán.
Thời Xuân thu loạn lạc, đạo Đế vương đời trước mờ tối, người đời say
đắm về đường công lợi, không ai thiết gì đến nhân nghĩa nữa. Nhưng cũng vì
thế cục biến loạn, dân tình khổ sở, mà người trong nước mới lo nghĩ tìm cách
sửa đổi để cứu vớt thiên hạ, các học thuyết mới hưng thịnh lên. Thủa ấy có
Khổng tử đem cái đạo của các thánh hiền thời trước, lập thành một học thuyết
có hệ thống, lấy nhân nghĩa lễ trí mà dạy người, lấy cương thường mà hạn chế
nhân dục để giữ trật tự ở trong xã hội cho vững bền.
Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm có Kinh
Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau
Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh.
Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn
Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng
Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra sách Đại học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử
là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến

Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành
sách Mạnh Tử. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên
thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần), Khổng giáo hay "tư tưởng
Khổng-Mạnh".
Từ đây mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo và Nho gia. Nho gia
mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho học; còn Nho giáo
mang tính tôn giáo. Ở Nho giáo, Văn Miếu trở thành thánh đường và Khổng
Tử trở thành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải
thực hành.
Cuối đời Chiến quốc và đời nhà Tần- thời kỳ Trung suy của Nho giáo
(247 -202 TCN)
Nho giáo truyền đến đời Chiến quốc thì gặp phải thời trung suy. Xã hội
Trung Quốc thời ấy loạn lạc đến cực điểm: phong tục bại hoại, luân thường đổ
nát, vua chúa các nước chỉ chăm lo việc chiến tranh, hết nước này đánh nước
nọ đến nước nọ đánh nước kia, việc can qua không lúc nào nghỉ, chính trị rối


loạn. Các học giả phần nhiều có cái tư tưởng hoài nghi của Lão tử, Trang tử,
khuynh hướng tiêu cực, cho đời người là có hạn, mà sự trí thức thì vô cùng,
dẫu có học tập tìm kiếm cũng không biết thế nào là thật phải, thế nào là thật
trái. Bởi cái tư tưởng ấy mà người ta bỏ mất lòng tin về chân lý và sự tiến hóa,
còn những người muốn cứu đời thì thấy sự học cao xa không có ích ngay cho
việc đương thời, đều chú trọng ở sự công dụng thiển cận, thiên về mặt hình
pháp, chủ trương cái thủ đoạn chuyên chế mà bắt buộc nhân chúng phải phục
tùng những nhà có quyền thế. Vì thế,các học phái đều mất dần đi, chỉ còn lại
cái học phái hình danh, chuyên chú về mặt chính trị.
Lúc đầu Khổng tử lấy "nhân" mà dạy người ta cách đối thời dục vật, lấy
cái trực giác mẫn nhuệ mà theo thiên lý để xử trí mọi việc cho hợp thời thuận
lý. Cái học ấy truyền được hơn một trăm năm đến Mạnh Tử, Mạnh Tử dậy
người ta giữ lấy cái bản tâm rất linh diệu, tự nó sáng suốt, khiến ta biết rõ chân

lý ở đời. Theo cái học của ông mà hễ người nào giữ được cái tâm sáng suốt thì
biết "nhân" là nhà rộng ta ở, "nghĩa" là cái đường lớn ta đi, không bao giờ bị
cái lợi và cái dục làm cho ta lầm đường lạc lối. Cách Mạnh Tử độ chục năm
thì có Tuân Tử xướng lên cái thuyết tính ác và lại chú trọng ở sự dùng lễ mà
kiểm soát cái tính ác. Tuy ông vẫn giữ cái nền nhân nghĩa trung tín để làm cơ
sở cho sự giáo hóa, nhưng ông thiên về mặt công dụng và chủ trương thủ đoạn
chuyên chế để trừ bỏ những điều ông cho là tà thuyết, bí từ. Kết quả của sự
học ấy gây thành cái chính trị chuyên ở đời nhà Tần.
Sau Tuân Tử trong Nho giáo chỉ có một người nổi danh hơn cả là Hàn
Phi, Hàn Phi học theo Tuân Tử dùng lý trí mà duy luận cho đến cùng, học
thuyết của ông thiên về mặt hình pháp và mặt công dụng, kết quả là tạo ra chế
độ chuyên chế độc tôn. Nguyên cái học của Tuân Tử đã có nhiều điều xa cái
tông chỉ của Khổng giáo, đến Hàn Phi thỉ trái hẳn với cái tông chỉ ấy. Có thể
nói Hàn Phi không phải là người chân Nho, Nho giáo truyền đến đầu đời Tần
là gián đoạn.
Hàn Phi cùng với Lý Tư theo học Tuân Tử, song Lý Tư vẫn chịu Hàn
Phi giỏi hơn mình. Ông đi sứ nước Tần, vua Tần muốn dùng ông nhưng Lý Tư
lúc ấy đã làm tướng quốc nước Tấn sợ ông được trọng dụng tranh mất quyền
lợi của mình nên dèm pha với vua Tần, bắt bỏ ngục và bị chết trong ngục năm


233 TCN. Tuy Hàn Phi không được dùng ở đời nhưng cái học của ông sau
được đem ra thi hành ở nước Tần. Cách ba năm sau là năm 230 TCN thì nước
Tần lấy nước Hàn, năm 228 lấy nước Triệu, năm 225 lấy nước Ngụy, năm 223
lấy nước Sở, năm 222 lấy nước Yên, năm 221 lấy nước Tề. từ năm 221 TCN
trở đi, nhà Tần thống nhất thiên hạ, lập thành một đế quốc trung ương tập
quyền rất mạnh.
Vua Tần Thủy Hoàng nhà Tần bỏ hết chế độ cũ, lập thành chính thể
mới, lấy hình pháp mà trị thiên hạ. Năm 213 thì xẩy ra sự "đốt sách", vua ban
lệnh đốt những sách gì không phải sách nhà Tần thì đốt hết, những sách Thi,

Thư cùng Bách gia ngữ…chỉ giữ lại sách về Hình pháp, sách thuốc, sách bói,
sách trồng cây. Năm 212 TCN thì xẩy ra sự "chôn nho", vua Tần Thủy Hoàng
ra lệnh chôn 460 Nho sinh tại Hàm Dương để thiên hạ thấy mà răn sợ, sau mỗi
ngày lại bắt được thêm nhiều Nho sinh khác, tất cả đều bị bắt đi đày ra ngoài
biển. Tần Thủy Hoàng mất năm 210 TCN, các nước chư hầu bị Hình pháp hà
khắc nước Tần làm cho cực khổ đều nổi lên đánh nhà Tần. Chẳng bao lâu sau
thì quân Chư hầu vào lấy được nước Tần.
Trong thời cực loạn như vậy, người trong nước ai cũng mưu sự sinh tồn,
việc học thuật bỏ đi hết cả. Đến khi nhà Hán dẹp yên mối loạn, thống nhất
thiên hạ rồi, dần dần chấn hưng lại nền văn hóa, Nho giáo từ đó lại dần thịnh
lên.
Nho giáo đời Lưỡng Hán (202 trước CN - 220 său CN)
Đến đời Tây Hán, Nho giáo dần dần tiến lên, có đủ thế lực át được các
học phái khác và chiếm được địa vị nhất tôn trong xã hội Trung Quốc. Kế đến
đời Đông Hán thì Nho giáo cực thịnh, không những người Nho giáo đều được
trọng dụng ở Triều đình mà đến chỗ dân gian đâu đâu cũng tôn sùng Nho giáo.
Nhà Tần mất, trong nước có hai người nổi lên tranh nhau là Hán vương
Lưu Bang và Tây Sở vương Hạng Vũ, sau Lưu Bang diệt được Tây Sở, thống
nhất thiên hạ rồi lên ngôi hoàng đế, tức là vua Cao tổ nhà Hán. Phái Nho học
lúc ấy vẫn chưa có thế lực gì, các học phái khác như Mặc học có bọn hiệp sĩ
làm đại biểu, phái Lão học có bọn phương sĩ làm đại biểu còn đang mạnh,
phái Pháp học có bọn pháp lại tuy không được như thời nhà Tần nữa song vẫn


được trọng dụng ở đời. Những học phái ấy đều tranh nhau chiếm giữ quyền
thế. Phái Nho học chỉ có mấy người giữ chức cố vấn mà thôi.
Tuy nhiên Nho học từ ấy dần dần thịnh dần lên, trước là do sự sùng
thượng của nhà vua, vì trong chính thể quân chủ, hễ nhà vua sùng thượng học
thuyết nào thì cái học thuyết ấy có thế lực. Sau là bởi cái tinh thần Nho học
tuy có phần uyên thâm nhưng vẫn giản dị và thiết thực, thích hợp với tính cách

dân chúng. Đến thời vua Vũ đế nhà Hán (lên ngôi năm 140 TCN) rất sùng
thượng Nho học, mối Khoa cử bắt đầu từ thời đó, những người Nho học được
cất lên làm Tể tướng. Từ đó về sau các học phái khác tuy vẫn còn nhưng
không có thế lực gì nhiều nữa, Nho giáo trở thành quốc giáo, trở thành công
cụ thống nhất đất nước về tư tưởng, chiếm địa vị nhất tôn trong xã hội. Và từ
đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến
Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm.
Sự học Nho giáo ngày càng thịnh, Vua Vũ Đế đặt quan ngũ kinh bác sĩ
và năm mươi đệ tử để học các kinh, bắt các châu quận mở nhà học nhà hiệu và
tuyển cử những người mậu tài và hiếm liêm. Số bác sĩ đệ tử đến đời vua
Thành đế (32-7) tăng lên đến 3.000 người, đến khi Vương Mãng cầm quyền
muốn thu phục nhân tâm, mở ra nhà Minh đường, nhà Tích ung, nhà Linh đài
và làm ra hàng vạn gian nhà để cho học sinh ở. Đến đời Đông Hán Nho học lại
thịnh hơn nữa, du học sinh ở đất kinh đô có đến hơn 30000 người.
Ở các Châu quận từ lúc Hán sơ đã có nhiều thân vương sùng Nho giáo,
sưu tầm sách cổ; từ thời vua Vũ đế bắt các châu quận mở nhà học nhà hiệu
khắp cả mọi nơi. Đến cuối đời Tây Hán thì không những ở châu quận có nhà
học nhà hiệu mà đến các hương ấp cũng có nhà trường nhà tự; ở các nhà
trường nhà tự thì học các kinh, ở nhà trường nhà từ thì học sách Hiếu kinh.
Nhà vua tổ chức thi văn sách, lấy quan lộc mà khuyến khích kẻ học giả, định
phép tuyển cử để dùng nhân tài. Trong ngoài triều đình, dân dã đâu đâu cũng
sùng thượng Nho học và gây nên cái nền văn hóa rất thịnh đời Hán vậy.
Tuy nhiên sự học thời ấy chỉ chú trọng ở lối huấn hỗ và lối từ chương.
Nguyên lúc Hán sơ, sách vở mất mát đi, các học giả đều chuyên chú tìm
những chỗ sai, chỗ mất hoặc phải định nghĩa từng chữ, từng câu cho nên mới


thành cái học "huấn hỗ". Cái học huấn hỗ tuy có cái lợi làm cho nghĩa sách
sáng rỗ ra, nhưng lại chăm chăm ở từng câu từng chữ mà bỏ mất cái ý nghĩa
hoằng đại. Bời thế mà Nho học thủa ấy có phần hoành bác hơn đời xưa nhưng

lại kém phần uyên thâm.
Những sách của các Nho giả đời Hán làm ra nói về Nho giáo là: Tân
ngữ của Lục Giả, Tân thư của Giả Nghị, Xuân thu phồn lộ của Đổng Trọng
Thư; Diêm thiết luận của Hoàn Khoan, Thuyết uyển, Tân tự của Lưu Hướng,
Thái huyền, Pháp ngôn của Dương Hùng, Luận hành của Vương Sung, Tiềm
phu luận của Vương Phù, Thân giám của Tuân Duyệt, Trung kinh của Mã
Dung, Trung luận của Từ Cán; phần nhiều các sách này chỉ nói về đạo đức và
chính trị. Sách Đại Học và Trung Dung được gộp vào Lễ Ký, đặc điểm khác
với Nho giáo nguyên thủy là Hán Nho để cao quyền lực của giai cấp thống trị,
Thiên tử là con trời, dùng "lễ" để che đậy "pháp".
Trong hơn bốn trăm năm đời Lưỡng Hãn có khá nhiều nhà Nho danh
tiếng, nhưng chỉ có Đổng Trọng Thư, Dương Hùng và Vương Sung là người
có tư tưởng đặc biệt, đủ làm đại biểu cho học thuyết của Nho giáo trong thời
đại này.
Nho giáo đời Tam quốc và Lục triều (220-590)
Nho giáo truyền đến cuối đời Đông Hán bề ngoài thì rất thịnh nhưng bề
trong thì suy, các học giả chỉ chăm chú về lối chương cú, huấn hỗ, chia ra chi
nọ phái kia. Mối phái học theo một lối rồi cái nhau về cái nghĩa từng câu, từng
chữ, bỏ mất cái ý nghĩa sâu xa. Thời đại lúc ấy thì lại biến loạn, trong thì triều
chính hư hỏng, kẻ hoạn quan chuyên quyền, ngoài thì giặc giã nổi lên đánh
phá các nơi.
Nhà Hán mất, đời Tam quốc (220-265) nước Tàu chia làm ba nước là
Ngụy, Thục và Ngô. Các nước ở biên địa là Thục và Ngô việc học không được
mở mang là mấy. Nước Ngụy là đất trung nguyên nước Tàu, nhân vật rất
nhiều nên Võ vương Tào Tháo và Văn đế Tào Phi đều mở nhà Thái học ở Lạc
dương để dạy năm Kinh.
Nhà Tây Tấn (265-316) thống nhất thiên hạ, vua Vũ đế Tư Mã Viêm lập
nhà học, nhà hiệu ở các châu quận, dựng nhà Tích ung nuôi học sinh đến hơn



7000 người. Nhà Đông Tấn (317-429) bị giặc Ngũ Hồ đánh phá phải dời đô về
đất Giang Nam, cũng lập nhà Thái học đề dạy kẻ sĩ.
Trong đời Nam Bắc Triều, ở phía Nam có nhà Tống (430-478), nhà Tề
(479-501), nhà Lương (402-566), nhà Trần (567-588) đều mở nhà Nho học
quán, đặt quan Quốc tử tế tửu hoặc đặt quan Ngũ kinh bác sĩ để dạy các kinh.
Ở phía Bắc thì có các nước Hậu Ngụy (386-535), Bắc Tề (552-579) và Bắc
Chu (556-582) tuy là dòng dõi người Hồ vào nước Tàu nhưng đã nhiễm cái văn
hóa của Tàu nên khi lập thành nước đều sùng thượng Nho giáo.
Các triều đại đều tiến hành tuyển cử để chọn nhân tài, từ nhà Tào Ngụy,
nhà Tấn đến các nhà trong đời Nam Bắc triều cách tuyển cử đại lược giống
nhau. Song sự tuyển cử có nhiều điều tệ: những kẻ tham lợi lộc, không chịu
học tập, chỉ tìm cách luồn lọt vào cửa quyền môn để chóng được cất nhắc,
thành ra sự học ngày càng kém.
Sự học Nho trong thời đại này vẫn theo lối huấn hỗ đời Hán, những học
giả có danh tiếng đều là người làm văn giỏi chứ không ai thật có tư tưởng trác
lạc. Nho giáo thường hay pha lẫn với Lão học và rất thịnh về mặt từ hoa phù
khinh, mà rất suy về đuờng nghĩa lý thiết thực. Do xã hội loạn ly, lòng người
chán nản, muốn đem cái tinh thần tiêu dao ở chỗ siêu việt mà tránh cái khổ
não ở đời. Trong đời Tam Quốc chỉ có Gia Cát Lượng ở nước Thục là một nhà
chính trị theo được cái tông chỉ của Nho giáo, xuất xử hành chỉ đều hợp đạo
nghĩa, còn lại là các nhà văn học … các học giả đều theo khuynh hướng về
thuyết hư vô của Lão, Trang, kinh miệt lễ phép, thích rượu chè chơi bời, đi lại
bàn luận về huyền lý gọi là thanh đàm, mất hẳn cái sự thiết thực của Kinh học.
Nho giáo đời Tùy (581-618) và đời Đường (618-906)
Cuối đời Nam Bắc triều có Dương Kiên nối nhà Bắc Chu lên làm vua,
lập ra nhà Tùy rồi cách tám năm sau đánh lấy Nhà Trần, thống nhất Trung
Quốc. Nhà làm vua được có hai đời, vừa ba mươi bẩy năm thì mất, vì vua thứ
hai nhà Tùy là Dạng đế tàn bạo quá độ nên thiên hạ lại loạn. Nhà Đường nhân
cơ hội ấy mà nổi lên dẹp loạn, lập ra một nhà rất cường thịnh trong lịch sử
Trung Quốc.



Đời Đường sự học rất thịnh, trong nước có Nho học, Phật học, Lão học
và các tông giáo ở phương Tây truyền sang. Nho học rất thịnh về mặt văn
chương và khoa cử, Phật học thì rất thịnh về mặt tư tưởng. Còn Lão học thì chỉ
thịnh về mặt tu luyện và phù phép chứ cái học huyền lý thì rất kém.
Nhà Tùy lúc đầu mới định xong thiên hạ liền mở nhà Thái học, Quốc tử
học, Tứ môn học ở kinh sư và mở nhà học, nhà hiệu ở các châu quận. Sau bỏ
nhà học chỉ đặt chức Thái học bác sĩ hai người và đệ tử 72 người mà thôi. Đến
thi vua Dạng đế lên ngôi lại mỏ ra các nhà học như trước. Được mấy năm
nước Tàu loạn, việc học lại bỏ cả.
Nhà Đường theo lối nhà Tùy đặt ra Quốc tử giám để coi việc học, có
quan Quốc tử tế tửu làm đầu và quan tư nghiệp làm phó, quản lĩnh tất cả sáu
học quán cho con em các quan và những người tuấn tú trong thường dân tới
học. Vua Thái tông Nhà Đường lại mở Hoàng văn điện chứa hơn 20.000 sách,
mở thêm học xá, học sinh ở Kinh đô có đến hơn 3200 người, nhưng nước lân
cận như Cao Ly, Thổ Phồn (Tây tạng)… cho người đến học rất đông. Vua
Thái tông tôn Khổng tử làm Tiên thánh, phong thụy và Văn tuyên vương để
theo vương lễ mà thờ.
Nho học đời Đường rất thịch, nhưng quá thiên về đường khoa cử cho
nên chỉ có cái học văn từ mà không có cái học nghĩa lý vậy. Học thuật đời
Đường chỉ lấy khoa cử làm đại biểu, mà khoa cử thì chỉ lấy văn từ làm đại
biểu, chứ không có gì là thực học. Bởi khoa cử và văn từ mà thành ra cái tục
trọng khí tiết đời Hán mất hết cả, hai chữ liêm sỉ suy vi.
Nhà Tùy chỉ làm vua được non ba mươi năm nên các danh nho không
có mấy, lúc ấy chỉ có Vương Thông là kẻ ẩn nho ở nhà dạy học vãn hồi được
thực học của Nho giáo ít nhiều. Sang đời nhà Đường nhưng văn sĩ như Lý
Bạch, Đỗ Phủ, Vương Duy… đều là những người có tài quán thế về đường
văn chương, nhưng cái học đạo lý thì vẫn suy, chỉ có Hàn Dũ và Liễu Tôn
Nguyên muốn phát minh cái học của Khổng Mạnh nhưng cũng không thoát

khỏi lối học từ chương. Tóm lại, đời nhà Tùy và nhà Đường chỉ có Vương
Thông và Hàn Dũ là người chân chính nho học mà thôi.
Nho giáo đời Tống (960-1280)


Từ đời Đường Mạt Diệp trở đi, nước Tàu bị giặc cướp đánh phá, rồi qua
sang thời Ngũ Quý (gồm năm nhà Hậu Lương (907-922), Hậu Đường (923-
935), Hậu Tấn (936-946), Hậu Hán (947-950), Hậu Chu (951-959) nối tiếp
nhau làm vua nước Tàu), sự chiến tranh không lúc nào nghỉ, thiên hạ loạn lạc,
việc Nho giáo bị bỏ nát. Đến khi nhà Tống dấy lên, vua Thái tổ thấy cái loạn
thủa ấy thường do bọn võ tướng không có học mà lại có nhiều quyền thế, mới
tìm văn thần để thay võ tướng. Đó cũng là cái nguyên nhân làm cho văn học
hưng thịnh lên.
Vua Thái tổ nhà Tống vừa lên làm vua thì bắt sửa thêm những học xá ở
Quốc tử giám, tô lại tượng của Tiên thánh và thập triết, vẽ hình thất thập nhị
hiền và nhị thấp thất tiên nho ở hai bên vách. Nhà vua coi trọng học tập, bởi
vậy trong nước từ quan tư cho tới thường dân ai cũng quý trọng văn học. Vua
lại thấy cái học trọng khí tiết mất hết, đức giáo thật suy đồi nên rất chú ý về sự
tưởng lệ việc trung tiết, gây thành cái sĩ phong trong học giới. Các nhà vua đời
Tống tổ chức các kỳ thi tiến sĩ, điện thí, lập Sùng văn viên (thư viện), in sách
Sử ký và các sách đời Hàn, sách vở từ đó được in ra rất nhiều. Việc học văn
giáo rất thịnh, không kém gì đời nhà Đường, song việc học vẫn theo lối khoa
cử như những đời trước.
Nho giáo truyền đến thế kỷ thứ XI, vào quãng đời vua Nhân tông
(1023-1064) thì thật là thịnh. Những danh nho như Âu Dương Tu làm bộ sử
đời Ngũ Quý phân biệt rõ kẻ gian người ngay, đem hai chữ liêm sỉ đề xướng
lên, dựng lại cái nền nho hạnh của sĩ phu; Hồ viêm làm chức Quốc tử giám
trực giảng, lấy nghĩa lý trong các kinh mà dạy học trò, đào tạo ra nhiều nhân
tài. Từ đời vua Nhân tông trở đi, phái Lý học rất thịnh ở chốn dân dã, đến cuối
đời nhà Nam Tống, phái Lý học trong ngoài triều đình đâu đâu cũng tôn sùng.

Lúc ấy nhà Tống đã sắp mất nhưng nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh đều
theo nhà Nam Tống lấy phái Lý học làm chính tông của Nho giáo vậy.
Về đường học vấn thì những đại danh nho như Thiệu Ung, Chu Đôn Di,
Trương Tái xướng lên cái thuyết Lý học, rồi hai anh em họ Trình là Trình
Hạo, Trình Di nối cái học ấy mà xác lập thành học phái . Đến đời Nam Tống
lại có Chu Hi, Lục Cửu Uyên chia phái Lý học ra làm cái học “đạo vấn học”


và “tôn đức tính”. Từ đó làm cho cái hình nhi thượng học lại phát triển ra, làm
cho nho học khác với đời Hán và đời Đường - chỉ chú trọng đến cái học công
truyền, nói về mặt chính trị và luân lý mà thôi, còn cái học tâm truyền nói về
đạo lý cao xa thì các học giả không ai lưu tâm mà nghiên cứ đến cái chỗ uyên
thâm. Phần hình nhi thượng học của Nho học đời Tống bàn về mặt thuần túy
triết học, xét rõ cái thể và cái dụng của thiên lý ở trong vũ trụ, phần nào cũng
có hấp thụ ảnh hưởng của Lão học và Phật học, nhưng đã làm thấy rõ cái đạo
của thánh hiền hơn, nâng trình độ triết học của Nho giáo cao lên ngang với
Lão học và Phật học.
Về đường chính trị thì cũng chia làm hai đảng: Tân đảng và Cựu Đảng.
Tân đảng có Vương An Thạch đứng đầu, Cựu đảng có Tư Mã Quang đứng
đầu. Tân đảng muốn theo thời mà sửa đổi, vụ lấy sự phú quốc cường binh, còn
Cựu đảng nói việc trị cần theo chế độ đời trước, cốt làm cho dân được an cư
lạc nghiệp. Tân đảng và Cựu đảng tranh nhau, lúc tiến lúc thoái, mãi đến cuối
đời Nam Tống mới thôi.
So với các đời khác thì danh nho đời Tống nhiều hơn cả. Về đường
chính trị thì có Phạm Trọng Yêm và Vương An Thạch. Về đường học vấn thì
có Hồ Viên, Thiệu Ung, Chu Đôn Hi, Trương Tái, Trình Hạo, Trình Di, Chu
Hi, Lục Cửu Uyển, Trương Thức, Lữ Tổ Khiêm. Về đường văn chương thì có
Âu Dương Tu, Tư Mã Quang, Tăng Củng, Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt. Đó là
những người có danh lớn, còn những người như Mai Nghiêu Thần, Hoàng
Đình Kiên, Trần Đạo Sư… cũng rất nhiều.

Nho giáo đời Nguyên (1280-1360)
Từ đầu thế kỷ thứ XII, vào quãng năm 1127 trở đi, nhà Tống phải dời
đô về phía nam, nước Tàu ở phía bắc sông Trường Giang, trước thuộc về nhà
Kim, sau thuộc về Mông Cổ. Nước Kim và nước Mông Cổ là các nước rợ ở
phía Bắc lập ra, uy võ thì có thừa mà văn học thì không đủ, cho nên đến khi
những nước ấy vào cai trị nước Tàu đều bị cảm hóa theo văn minh của nước
Tàu. Bởi vậy người Tàu thuộc những nước ấy vẫn theo nho giáo, song vì
người phía Nam và phía Bắc không được giao thông với nhau, cho nên sự học
đất Bắc không được thịnh như bên Nam Tống.


Đến quãng thế kỷ thứ XIII năm 1234, Mông Cổ lấy được nước Kim,
vua Mông Cổ là Ogodai (1229-1241) tức là vua Thái Tông nhà Nguyên, mới
dùng những người Nho học như bọn Diêu Khu, Dương Duy Trung để mở
mang việc học. Từ đó cái luồng sóng Nho học bên Nam Tống mới dần dần
tràn lên phía Bắc. Đến dời vua Hiến Tông nhà Nguyên (Mong Kha) cho em là
Hốt Tất Liệt (Koubilai) sang kinh lý việc bên Tàu, Hốt Tất liệt ưa dùng những
người Nho học, sau lên làm vua Thế tổ nhà Nguyên(1260-1294), chiếm được
Nam Tống, sai người sửa miếu thờ Khổng tử, mở nhà học Quôc tử giám và
đặt Nho học đề cử ti ở các lộ. Đến đời vua Nhân tông nhà Nguyên (1312-
1320) đem bọn Tống Nho là Chu Đôn Hi, Trình Hạo, Trình Di. Trương Tái,
Thiệu Ung, Tư mã Quang, Chu Hi, Trương Thức, Lữ Tổ Khiêm và Hứa Hành
vào tòng tự trong miếu Khổng Tử, định khoa thi cử theo lối nhà Tống, người
Tàu và người Mông Cổ đều phải thi cả. Nhà Nguyên truyền đến hết đời vua
Nhân tông thì trong nước có nhiều sự loạn lạc, giặc cướp nổi lên đánh phá mọi
nơi, sự học cũng vì thế mà suy dần.
Nho giáo trong đời Nguyên tuy so với các đời trước thì không bằng
nhưng cũng có cái vẻ thịnh đạt, các học giả như Triệu Phục, Hứa Hành, Hứa
Khiêm đều là người có đức hạnh xứng đáng và là tiêu biểu cho nhân vật thời
này. Song Nho học của Nguyên nho chỉ bó hẹp trong phạm vi Trình Chu vì ai

cũng cho Nho học đến đó là cùng cực rồi, thành ra ngoài sự học để giữ lấy cái
danh tiết cho trong sạch thì không ai phát triển ra điều gì cao minh hơn nữa.
Nho giáo đời Minh (1368-1648)
Cuối đời nhà Nguyên, việc triều chính đổ nát, giặc cướp nổi lên khắp
nơi. Lúc ấy ở đấy Giang Tô có Chu Nguyên Chương dấy binh đánh dẹp được
giặc ở vùng sông Trường Giang, rồi đánh nhà Nguyên mà lấy lại nước Tàu,
lập ra Nhà Minh.
Nhà Minh mở nhà quốc tử học rồi sau đổi thành Quốc tử giám, làm
miếu thờ Khổng tử, tổ chức khoa thi lấy kẻ sĩ, mở nhà học nhà hiệu ở các quận
huyện rồi mở các xã học ở các thôn xã, cắt nho sư đi dạy những con em ở dân
gian, học phong thịnh gần bằng đời Đường đời Tống .


Cuộc thịnh suy của Nho giáo trong đời nhà Minh có thể chia ra làm ba
thời kỳ, mỗi thời kỳ đều có cái học đặc biệt.
Thời kỳ thứ nhất vào quãng sơ diệp nhà Minh, kể từ đời vua Thái tổ
(1368-1398) đến đời vua Thành tổ (1403-1424) trong khoảng thời gian hơn
một nửa thế kỷ. Nền nước mới dựng lên, các học giả vẫn còn học theo lối học
của nhà Nguyên, chưa ai xướng xuất ra cái học thuyết nào mới, song thủa ấy
đã có các danh nho như Lưu Cơ, Tống Liêm, Phương Hiếu Nhu, Tào Đoan
đều có chí xây đắp lên cái nền Nho học, cho nên về sau các đại nho lũ lượt ra
đời và sáng lập ra các học phái có giá trị ở đời nhà Minh.
Thời kỳ thứ hai vào quãng trung diệp nhà Minh, kể từ đời vua Nhân
tông (1425) đến đời vua Mục tông (1567-1572). Trong khoảng hơn một thế kỷ
rưỡi ấy, Nho giáo thịnh hành hơn trước và có nhiều người học giả trứ danh,
người thì ra làm quan, người thì ẩn cư ở chỗ thảo dã, ai nấy đều có chí làm cho
sáng tỏ cái đạo của thánh hiền. Bởi vậy các học phái mới thành lập, có bốn
học phái rất quan trọng là Hà Đông phái (do Tiết Huyên đem lý học của Tống
Nho mà phát minh ra), Sùng nhân phái (thuần nhiên theo cái học của Trình
Chu, người đứng đầu phái này là Ngô Dữ Bật), Bạch sa phái (cùng một cái

học của Ngô Dữ Bật nhưng đi riêng về mặt tâm học, đến Trần Hiến Chương
mới vào chỗ tinh vi) và Diêu giang phái (người lập ra phái ấy là Vương Thủ
Nhân, gọi là Dương Minh tiên sinh, hiểu được cái uyên thâm của đạo thánh
hiền, phát huy cái tâm học rõ ràng, thành cái học cao minh lớn và rộng).
Kỳ thứ ba vào quãng mạt diệp nhà Minh, kể từ đời vua Thần tông
(1572-1620) đến hết đời nhà Minh. Trong khoảng hơn nửa thế kỳ này, các vua
lười biếng, việc triều chính rối loạn, kẻ hoạn quan chuyên quyền. Ở ngoại biên
thì có cường địch xâm lược, ở trong nước thì giặc cướp nổi lên đánh phá các
nơi. Song nhờ có sự cảm hóa của những danh nho thời kỳ trước nên còn nhiều
người chuộng nghĩa lý, trọng khí tiết bời vậy mà khi có việc gì hệ trọng thì các
sĩ phu tranh nhau vào can vua, hoặc ra sức biện luận để gây thành cái thanh
nghị mà ngăn cấm sự hành động của bọn tiểu nhân. Cũng vì thế mà thành ra
cái vạ đảng phái, giết hại mất nhiều người trung lương. Trong thời kỳ này sự
học không được thịnh đạt như trước, nhưng vẫn có người lập các học phái để


giảng dạy cái đạo của thánh hiền, có Đông lâm phái và Thủ thiện phái là quan
trọng hơn cả.
Xét ra Nho học đời Minh không ra ngoài phạm vi của Tống học, dù
phái Diều giang chuyên chú về mặt tâm học hay phái Hà đông tồn sùng cái
học của Trình Chu mặc lòng, phái nào cũng thuộc về lý học cả. Cái học ấy tuy
chia ra chi nọ phái kia nhưng kết cục vẫn theo cái tông chỉ thiên địa vạn vật
nhất thể, và về đường thiết thực vẫn cố giữ cái khí tiết của học giả. Trong đời
nhà Minh, các vua phần nhiều là tầm thường, thế mà không triều nào là không
có đầy những trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì việc nước.
Đến đời vua Hi tông (1621-1627), hoạn quan Ngụy Trung Hiền được
vua tin dùng, Trung Hiền hại mười ba người quân tử, phái Đông lâm bị giết
hại đến ba bốn trăm người, từ đó quyền bính trong nước về cả tay Ngụy Trung
Hiền, bọn tiểu nhân đầy triều ngang tàng làm bậy. Năm Thiên khải thứ 7
(1627) vua Trang liệt lên ngôi đem giết bọn Ngụy Trung Hiền và đồng đảng,

song lúc ấy trong triều hết cả người trung lương, ngoài cõi thì quân giặc nổi
lên khắp cả mọi nơi. Đến khi giặc đến đánh phá ngoài kinh thành, vua Trang
liệt phải thắt cổ mà chết, nhà Thanh ở Mãn Châu nhân cơ hội ấy vào lấy nước
Tàu.


Nho giáo đời Thanh (1644-1911)
Nhà Thanh là nòi giống người Hồ ở phía đông bắc đất Mãn Châu. Năm
Vạn lịch thứ 44 (1610) có người Tù trưởng là Nỗ Nhĩ Cáp Xích quật khởi lên
đánh lấy các bộ lạc rồi xưng làm đế, tức là vua Thái tổ nhà Thanh, lập thành
một nước có thế lực rất mạnh. Các vua Thái tổ, vua Thái tông nhà Thanh đều
rất chú ý việc học, bắt hoàng tử và con các quan lại học tập đạo Nho. Đến vua
Thế tổ, niên hiệu Thuận trị thì nhà Thanh vào lấy nước Tàu, vua Thuận Trị
làm vua nước Tàu theo chế độ nhà Minh mà trị nước, hết lòng mở mang việc
học.
Vua Thánh tổ, niên hiệu Khang Hi (1662-1722) rất hiếu học và sùng
Nho giáo, đến tế Khổng Tử ở Văn miếu, ưu lễ nho thần và khuyến miễn sĩ tử.
Sự học đời Khang Hi rất thịnh, không những chỉ các giáo phái trong Nho giáo
như phái Hán học và phái Tống học đều thịnh hành mà phái Tây học do các
giáo sĩ của hội Gia tô giáo truyền vào từ đời nhà Minh cũng rất có thế lực.
Vua Thế tông niên hiệu Ung Chính (1723-1735) cũng chăm lo việc học, mở
các thư viện, chọn người minh kinh tu hạnh làm việc trưởng. Vua Cao Tông,
niên hiệu Càn Long (1736-1795) cũng rất lưu tâm đến việc học, mở những
khoa bác học hồng từ, sai các quan đại thần tuyển cử kẻ sĩ và ban thưởng rất
hậu, mở Tứ khố toàn thư quán và sai quan làm bộ Tứ khố toàn thư tổng mục,
sách Đại Thanh hội điển, sách Đại Thanh nhất thống chí, sách Tập bát tỉnh
chí…
Việc học thì nhà Thanh vẫn theo quy củ nhà Minh, duy chỉ sửa đổi một
vài điều riêng cho người Mãn châu. Chú ý là Nhà Thanh mở mang việc dạy
Nho học nhưng vẫn bảo thủ cái tục cũ của người Mãn châu, song vì cái nền

học của người Mãn rất đơn sơ, lại không có cái văn hóa cố hữu cho nên dẫu
muốn hạn chế thế nào mặc lòng, lâu ngày người Mãn cũng bị cái văn học của
người Hán cảm hóa hết cả.
Khoa của đời nhà Thanh cũng giống như đời nhà Minh, lệ cứ ba năm
một lần, những học sinh ở Kinh và ở các phủ, châu, huyện đỗ thi hương thì
vào thi cả ở bộ Lễ gọi là thi hội. Những người thi hội trúng cách thì được vào


thi ở điện Thái hòa gọi là thi đình. Ai thi đình đỗ cao thì được tiến sĩ cập đệ và
tiến sĩ xuất thân, ai đỗ thấp thì được đồng tiến sĩ xuất thân.
Đến cuối thế kỷ thứ XIX, năm Quang tự thứ 28 (1898) bọn Khang Hữu
Vi, Lương Khải Siêu mưu sự biến pháp tân chính và bỏ khoa cử, lấy thực
học để theo thời mà tiến hành nhưng bị bọn thủ cự ngăn lại. Bẩy năm sau, năm
Quang Tự thứ 35 (1905), vì thời thế bức bách, triều đình nhà Thanh bỏ khoa
cử đi và đặt quy thức giáo dục theo tân thời.
Trong khoảng sơ diệp nhà Thanh các vua đều hết lòng tưởng lệ Nho
giáo, nhưng vẫn công nhiên chủ trương cái học của Tống Nho, còn quy củ sự
học và phép thi cử nhất nhất theo lối nhà Minh. Đó là cái hình thức về mặt
chính trị còn cái thực học thì ở những nhà tư thục không bị hạn chế của chính
phủ. Các học phái lớn xuất hiện ra là phái Hán học, Kinh học và Tống học. Về
sau đến đời mạt diệp nhà Thanh thì sự học ấy suy đồi đi, lại vì thời thế bức
bách, các học giả mới xướng lên phái Tân học, tức cái học đang thịnh hành
ngày nay. Khởi đầu phái Tân học là bọn Khang Hữu Vĩ, Lương Khải Siêu, rồi
sau đến các thiếu niên được khuyến khích phân chấn lên, đi du học ở các bên
Âu bên Mỹ, thu lấy cái phương pháp Tây học, đem tư tưởng Tân thời mà cải
biến học thuật, đổi chính thể theo phong trào của thế giới.
1.1.2. Sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam
Nho giáo từ phương Bắc truyền vào Việt Nam vào đầu công nguyên.
Khi đó Việt Nam thuộc Trung Quốc và do người Hán cai trị. Sự truyền bá
Nho giáo của người Hán lúc đó là để phục vụ cho mục tiêu cại trị nhân dân ta,

nhằm cải biến xã hội, phong tục tập quán ở vùng đất bị trị này. Số đông người
Việt lúc đầu phần thì xa lạ, phần vì nghi kỵ đối với Nho giáo, nhưng dần dần
về sau, người Việt đã làm quen, học tập tiếp thu Nho giáo như một công cụ tư
tưởng của mình.
Năm 179 TCN, nước Nam Việt của Triệu Đà thôn tính nước Âu Lạc
của Thục An Dương Vương. Năm 111 TCN, nhà Tây Hán Trung Quốc tiêu
diệt nước Nam Việt, sát nhập đất Lĩnh Nam, bao gồm cả Việt Nam lúc bấy giờ
vào lãnh thổ đế quốc Hán. Giai đoạn đầu chiếm đóng, do công việc quân sự và
chính trị cần kíp, nhà Hán chưa có điều kiện tổ chức truyền bá Nho giáo.


Đầu thế kỷ I sau CN, các viên thái thú và thứ sử nhà Hán như Nhâm
Diên và Tích Châu bắt đầu có kế hoạch triển khai việc giáo dục Nho giáo và
“phong tục văn minh đất Lĩnh Nam bắt đầu từ hai Thái thú ấy “. Theo học
Nho giáo ở Giao Chỉ lúc bấy giờ, ngoài cư dân người Hán còn có người Việt
bản địa. Người Việt theo học Nho học có nhiều nguyên nhan khác nhau. Có
người do nhu cầu tiến thân vào hệ thống chính quyền đô hộ mà học tập, có
người do thời thượng mà học theo, có người do muốn hiểu biết một nền văn
hóa khác mà theo đuổi. Chữ Hán và Nho giáo tuy khó học, song lúc bấy giờ
đã có một số người Việt học giỏi và được làm quan to ở xứ sở mình cũng như
bên Trung Quốc. Những người có tên tuổi như Trương Trọng, Lý Tiến, Lý
Cầm … đã được sử sách ghi lại.
Cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III sau công nguyên, Giao Chỉ là mảnh đất an
toàn nhất của đế quốc Hán đương thời. Số người Việt có điều kiện theo học
Nho giáo nhiều hơn trước. Sĩ Nhiếp, viên thái thú gốc Hán nhưng tổ tiên mấy
đời trước đã ở Giao Chỉ, thông hiểu phong tục tập quán Giao Chỉ, lại thông
thạo các kinh sách nho giáo nên ông đã tổ chức các lớp hoc Nho giáo cho
người bản xứ, đưa việc giáo dục Nho giáo ở đây vào nề nếp. Lúc bấy giờ,
nhiều sĩ phu phương Bắc lánh nạn sang Giao Chỉ nương nhờ Sĩ Nhiếp cũng
góp phần vào việc truyền bá Nho giáo. Sĩ Nhiếp được các nhà nho Việt nam

sau này tôn xưng là “ Nam học giáo tổ", thậm chí có người gọi ông là Sĩ
Vương.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói “ Nước ta thông thi thư, học lễ nhạc, làm một
nước văn hiến là bắt đầu từ Sĩ Vương, công đức ấy không những chỉ ở đương
thời mà còn truyền mãi đời sau, há chẳng lớn sao?”
Vào thế kỷ thứ VIII, dưới sự thống trị của nhà Đường, Nho giáo ở Giao
Chỉ phát triển mạnh mẽ. Người theo học Nho, nhất là học lên cấp cao ngày
một đông. Nhà Đường phải đi đến những hạn định ngặt nghèo, quy định rằng
ở Giao Chỉ và một số quận khác thuộc nội địa Trung Quốc, dự thi khoa Minh
không được quá 10 người, thi khoa Tiến sĩ không được quá 8 người. Lúc bấy
giờ ở Giao Chỉ đã xuất hiện một số nho sĩ có tên tuổi đậu tiến sĩ (học vị cao
nhất) và làm quan ở nội địa Trung Quốc, như Khương Công Phụ, Khương


Công Phục, Liêu Hữu Phương. Khương Công Phụ làm đến chức Đồng Bình
chương sự (tức tể tướng) dưới triều Đường Đức Tông, nổi tiếng đương thời là
người cương trực và biết trước các sự việc xảy ra.
Cuối Đường và sang đời Ngũ Đại (thế kỷ IX đầu thế kỷ X) việc học
Nho ở Giao chỉ bị gián đoạn. Một phần vì lúc bấy giờ loạn lạc ở Trung Quốc
diễn ra liên miên, không còn điều kiện chú ý đến học tập, một phần vì ở Việt
Nam đã bước vào thời kỳ chuẩn bị các cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc,
việc học bị chểnh mảng. Nho giáo đi vào thoái trào, không có điều kiện để
xuất hiện các nhà Nho nổi tiếng. Lúc này Phật giáo nổi lên, kiến thức Nho
giáo từ nhà nho chuyển sang nhà sư. Truyền thống “tam giáo hợp nhất” ở
Giao Chỉ đã khiến các nhà sư đảm đương được nhiệm vụ này.
Vào những năm 30 thế kỷ X, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của
Việt Nam đã đến bước ngoặt. Cuộc khởi nghĩa của Dương Đình Nghệ diến ra
năm 931, giành lại đất Giao châu từ tay Hậu Đường. Năm 938, Ngô Quyền
đánh bại quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng, giữ vững nền độc lập dân tộc vừa
mới được khôi phục. Tiếp theo là nhà Đinh, nhà Tiền Lê có ý thức xây dựng

triều đại vững mạnh để củng cố nền độc lập đã có. Họ cần đến những tri thức
quản lý đất nước, quản lý lý xã hội, quản lý con người. Các học thuyết chính
trị-xã hội và tôn giáo đã có trước đó là cơ sở cho họ suy nghĩ, lựa chọn. Dưới
thời Bắc thuộc, Nho giáo phát triển không liên tục có nhiều đoạn đắt gãy, cho
nên sang thời kỳ đầu độc lập, Nho giáo vẫn còn chưa phát triển. Lúc này chưa
xuất hiện những nho sĩ Việt Nam có tên tuổi, tư tưởng về đạo làm người và lý
luận về giáo dục con người của Nho giáo chưa trở thành cơ sở tư tưởng cho
đường lối chính trị các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê mà dấu ấn Phật giáo nổi
trội hơn Nho giáo. Do nguyên nhân lịch sử và cũng do nguyên nhân đương
thời, công việc quân sự và chính trị cần kíp hơn cả, các triều đại mới của Việt
Nam lúc này chưa có điều kiện đào tạo các nhà nho uyên thâm. Vì vậy, lúc
bấy giờ không xuất hiện các nhà Nho đảm đương công việc chính trị- xã hội.
Nhà sư có kiến thức Nho giáo đã phải làm các công việc của triều đình, như cố
vấn chính trị cho các vua, tiếp đón các sứ giả phương Bắc, thực hiện việc
truyền thụ và phát triển văn hóa Phật giáo, Nho giáo… Vị trí nhà nho lúc này


đứng sau các nhà sư, song kiến thức Nho giáo với chức năng vốn có của nó
không phải vì vậy mà không phát huy được tác dụng.
Sang thời Lý, thế kỷ XI và XII, các vua Lý từng bước vận dụng kiến
thức Nho vào công việc trị nước. Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) thấy kinh đô Hoa
Lư chật hẹp, không có điều kiện phát triển sự nghiệp của một triều đại, đã dựa
vào tư tưởng “thiên mệnh” và điển tích dời đô của Nho giáo để dời đo ra thành
Đại La (sau đổi là Thằng Long). Lý Thường Kiệt đã dựa vào tư tưởng “dưỡng
dân” của Nho để trừng phạt ý đồ xâm lược của nhà Tống- về mặt nội trị, nhà
Lý thấy sự cần thiết phải đề cao Nho giáo nên việc coi trọng Nho giáo trở
thành chính sách của triều đình. Năm 1070 nhà Lý cho tu sửa Văn Miếu ở
kinh đô Thăng Long, lấy đó làm nơi thờ tự Khổng Tử và các thánh hiền khác
của Nho giáo và là nơi để thái tử đến học tập đạo Nho. Năm 1075, nhà Lý mở
khoa thi nho học đầu tiên trong đất nước. Năm 1076 xây dựng Quốc Tử Giám

để đào tạo nhân tài Nho học cao cấp. Lúc này xuất hiện Đãm Dĩ Mông, một
nhà nho có trong trách trong triều đình nhà Lý đã có ý kiến về việc cần thiết
phải hạn chế sự phát triển của Phật Giáo. Dù lúc này Phật giáo còn chiếm ưu
thế, song Nho giáo đã có cơ hội phát huy được tác dụng tích cực của mình. Lý
Thường Kiệt nói “Đạo làm chủ dân cốt ở nuôi dân” (Bài văn Lộ bố) vốn có
nguồn góc từ Nho giáo đã đặt trách nhiệm không thể thoái thác cho bất cứ
triều đình nào.
Sang triều Trần Nho giáo có điều kiện phát triển hơn. Đầu đời Trần (thế
kỷ XIII, XIV), Nho giáo dần dần khẳng định được vai trò chủ chốt của mình
trong đạo trị nước. Một số yếu tố tích cực của Nho giáo như yêu dân, khoan
thư sức dân đã được các nhà tư tưởng yêu nước vận dụng và phát huy trong
cộc cuộc giữ nước và dựng nước. Mối quan hệ giữa Nho giáo và Phật giáo
được nhận thức sâu hơn và được phân định chức năng rõ ràng hơn. Việc thi cử
theo khuân mẫu của Nho học được đưa vào nền nếp, cứ 7 năm tổ chức một lần
thi để chọn người tài về Nho học. Dấu ấn của Nho giáo trong các văn kiện
quan trọng của triều định ngày một rõ nét. Uy tín xã hội của các nhà nho ngày
một cao hơn các nhà sư. Không những thế, nhà nho còn dương lên ngọn cờ
phê phán vai trò xã hội của Phật giáo. Đồng thời vào cuối Trần, trong hàng

×