Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Hiệu ứng Bullwhip (hiệu ứng cái roi da).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.37 KB, 8 trang )

- - BULLWHIP EFFECT -
I. Mục đích nghiên cứu
Hiệu ứng Bullwhip (hiệu ứng cái roi da).Đây là một hiện tượng quan trọng và có
ý nghĩa đột phá trong các quyết định về quản trị chuỗi cung ứng.
Hiểu được bản chất của hiệu ứng Bullwhip giúp các nhà quản lý tìm ra phương
cách giảm thiểu nó.
Hiểu Bullwhip một cách có hệ thống để áp dụng vào công việc kinh doanh hiệu
quả.
II. Nội Dung
1. Vài nét về Bullwhip effect
Hiệu ứng Bullwhip được phát triễn gốc gác sâu xa bởi tiến sĩ Ray Forrester
(MIT) vào năm 1961 trong nghiên cứu có tên Industrial Dynamics và do đó người ta
còn gọi hiệu ứng Bullwhip là hiệu ứng Forrester (TS Forrester sau này rất nổi tiếng với
mô hình System Dynamics được ứng dụng rộng rãi trong phân tích và hoạch định kinh
doanh, chiến lược kinh doanh, các nghiên cứu của ông là nền tảng cho các khái niêm
phát triễn sau này như Strategy Dynamics, Business Dynamics,...).
Tuy nhiên Bullwhip effect chỉ được phát triễn một cách toàn diện bởi GS Hau
Lee trong bài báo “The Bullwhip effect in Supply Chain” trên tạp chí MIT Sloan
Management Rewiew năm 1997. Từ đó người ta mới nhìn nhận thực sự vai trò và tác
động của hiệu ứng này.
Cùng gắn với Bullwhip effect trường MIT đã phát triễn một trò chơi giả lập
nhằm giúp người chơi hiểu rõ vai trò và tác động của Bullwhip có tên là Beer Game.
Trong trò chơi này người chơi sẽ đóng vai trò người tiêu dùng, người bán lẻ, nhà bán sỉ,
và nhà cung cấp một nhãn hiệu bia phổ thông.Người chơi không thể trao đổi với nhau
và phải tự đưa ra quyết định của mình dựa trên đơn hàng của người có liên quan trực
tiếp đang đóng vai trò là khách hàng của mình. Và khi càng chơi, thì người ta càng phát
hiện ra rằng càng đi ngược sâu vào chuỗi cung ứng thì mức độ biến động đơn hàng
càng lớn. Và một số công ty khác thì thì phát triễn thêm trò chơi có tên Near Bear
Game là trò chơi có ảnh hưởng rộng lớn trong các doanh nghiệp, mà bản thân các CEO
hàng đầu thế giới khi chơi trò chơi này đều thốt lên “Thật quá trễ khi tham gia trò chơi
này. Nếu được chơi sớm thì có lẻ tôi đã cải thiện được nhiều điều”.


-Bullwhip Effect-
Một thay đổi nhỏ trong nhu cầu ở khâu bên dưới của chuỗi cung ứng có thể
gây ra một sự thay đổi rất lớn ở khâu bên trên của chuỗi.Hiệu ứng này gọi là hiệu
ứng Bullwhip.Do ảnh hưởng của hiệu ứng này, hàng tồn kho có thể nhanh chóng
chuyển từ tình trạng thiếu hàng sang thừa hàng.Điều này gây ra bởi tính tiếp nối của
các đơn hàng khi có sự chậm trễ trong việc đáp ứng yêu cầu khách hàng, tính phóng
đại và nhiễu loạn của thông tin khi được chuyển tải qua nhiều chặng nối tiếp.Ảnh
hưởng dây chuyền có thể được loại bỏ bằng cách đồng bộ hóa chuỗi cung ứng.
2. Bullwhip ở các công ty đa quốc gia
Thông tin bị méo mó ( thông tin nhu cầu) chuyển tải từ một thành phần trong
chuỗi cung ứng đến một thành phần khác có thể dẫn tới việc lãng phí to lớn : mức
độ dự trữ lớn quá mức, dịch vụ khách hàng tồi, mất doanh số, kế hoạch sản xuất
không chính xác, vận tải không hiệu quả.Vậy điều gì đã làm các đơn hàng nhảy múa
loạn xạ như vậy ? Có cách nào các doanh nghiệp giảm thiểu chuyện ấy?
Cách đây không lâu, một nhà điều hành logistics ở công ty P&G đã tiến hành
nghiên cứu cách thức đặt hàng đối với một trong những sản phẩm bán chạy của
công ty tả lót Pampers.Trong khi đó doanh số bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ có
biến động nhưng mức độ này không quá lớn.Nhưng khi kiểm tra biến động đơn
hàng tại nhà phân phối, ông phát hiện ra mức độ biến động đã lớn hơn. Thậm chí
khi kiểm tra việc đặt hàng nguyên liệu của P&G với nhà cung cấp như là 3M thì bây
giờ mức biến động còn lớn hơn nhiều.
Thoạt nhìn sự khác biệt về biến động đơn hàng có vẻ như không hợp lý.Bởi
người tiêu dùng trong trường hợp này là những đứa nhóc, tiêu thụ tã lót ở mức khá
ổn định, nhưng mức độ biến động đơn hàng lại ngày càng lớn khi tiến sâu vào chuỗi
cung ứng. P&G gọi hiện tượng này là “hiệu ứng Bullwhip”.
Khi các nhà điều hành Hewlett- Packard (HP) kiểm tra doanh số của sản
phẩm máy in ở một đại lý chủ chốt, họ phát hiện ra có một số biến động.Nhưng khi
họ kiểm tra đơn hàng từ đại lý này thì họ còn thấy mức độ biến động còn lớn
hơn.Điều gì đã xảy ra ? Nhất là khi chuỗi cung ứng đang bị lây nhiễm bởi hiệu ứng
Bullwhip điều đó đã làm thông tin nhu cầu bị méo mó khi đi sâu vào bên trong

chuỗi cung ứng. Trong quá khứ do không thể thấy hết được doanh số bán của mình
trong kênh phân phối nên HP chỉ có thể dựa vào đơn hàng của đại lý để đưa ra dự
báo sản phẩm, lên kế hoạch nguồn lực, kiểm soát tồn kho và lên kế hoạch sản
xuất.Sự chênh lệch quá lớn trong dự báo nhu cầu đang trở thành bài toán đau đầu
cho ban quản trị HP. Triệu chứng thông thường của sự biến động ấy là tồn kho quá
mức, dự báo kém, năng lực dư thừa hoặc thiếu hụt, dịch vụ khách hàng tệ do sản
phẩm có sẵn hoặc tồn kho dự trữ quá lâu, kế hoạch sản xuất không ổn định và chi
phí tốn kém từ việc sửa chữa như dùng vận tải chi phí cao, làm việc ngoài giờ...)
Nhiều năm trước đây, tổ chức ECR (Efficient Consumer Respone ) đã cố
gắng tái xác lập các chuỗi cung ứng hàng hóa vận hành.Một trong những động cơ
chính của hành động này là do tồn kho quá mức trong chuỗi cung ứng bán lẻ. Nhiều
nghiên cứu trong nghành cho thấy tổng chuỗi cung ứng từ lúc sản phẩm rời nhà
máy đến khi nó được sẵn sàng trên kệ có lượng tồn kho tương đương 100 ngày cung
cấp.Thông tin bị méo mó đã dẫn dắt các thực thể trong chuỗi cung ứng kho của nhà
máy, kho thành phẩm của nhà sản xuất, kho trung tâm của nhà phân phối, kho của
nhà bán lẻ phải dự trữ hàng bởi vì mức độ biến động và không chắc chắn của nhu
cầu.Sẽ không ngạc nhiên khi ECR ước tính có thể cắt giảm khoảng 30 tỷ USD các
khoản không hiệu quả trong chuỗi cung ứng bán lẻ. Trong chuỗi cung ứng của một
sản phẩm điển hình, ngay cả trong trường hợp doanh số không biến động nhiều thì
nó cũng được chuyển hóa thành những biến động trong đơn hàng của nhà bán lẻ
đến nhà bán sỉ. Thậm chí còn cao hơn khi đến nhà sản xuất và cung cấp.
3. Các nguyên nhân của hiệu ứng Bullwhip
Theo thí nghiệm Sterman ( trong cuốn Nguyên tắc thứ năm ) cho thấy chính
hành vi của con người, hiểu sai về tồn kho và thông tin nhu cầu có thể gây ra hiệu
ứng Bullwhip.Ngược lại ta chỉ ra rằng Bullwhip effect là hậu quả của hành vi khá
hợp lý của con người trong bối cảnh hạ tầng của chuỗi cung ứng.Điều này nghĩa là
các công ty muốn kiểm soát hiệu ứng Bullwhip thì nên tập trung vào kiểm soát và
điều chỉnh hạ tầng chuỗi cung ứng và các quy trình liên quan hơn là điều chỉnh
hành vi của người ra quyết định.
 Bốn nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng Bullwhip

• Việc cập nhật dự báo nhu cầu
• Dung lượng đơn hàng theo quy mô
• Sự biến động về giá cả
• Trò chơi tạo sự hạn chế và thiếu hụt
Mỗi nguyên nhân trên cộng với bối cảnh hạ tầng chuỗi cung ứng và các quyết định
hợp lý của các nhà quản lý đã gây ra hiệu ứng Bullwhip.
 Cập nhật dự báo nhu cầu
Mỗi công ty trong chuỗi cung ứng thường thực hiện việc dự báo sản phẩm nhằm
giúp việc lên kế hoạch sản xuất, hoạch định nguồn lực, kiểm soát tồn kho và hoạch
định nguyên vật lệu. Dự báo thường dựa trên dữ liệu lịch sử đơn hàng của khách
hàng trực tiếp. Kết quả của trò Beer game chính là sản phẩm của nhiều yếu tố mang
tính hành vi, như là nhận thức và niềm tin của người chơi.Một nhân tố quan trọng
là mỗi suy nghĩ của người chơi khi dự báo nhu cầu là dựa trên những gì họ quan sát
thấy. Mỗi khi có đơn hàng từ đối tác downstream (xuôi dòng ), (như nhà bán lẻ,
bán sỉ, sản xuất,...) đặt một đơn hàng thì các nhà quản lý upstream (ngược dòng ),
(như nhà bán sỉ, sản xuất, cung cấp...) sẽ coi thông tin đó như là tín hiệu tương lai
về nhu cầu. Dựa trên tín hiệu ấy nhà quản lý upstream sẽ điều chỉnh dự báo nhu cầu
của mình và tiếp theo họ dùng thông tin ấy để đặt hàng cho nhà cung cấp ( thành
phẩm, nguyên vật liệu) của mình.Chúng tôi cho rằng chính việc xử lý thông tin hoặc
tín hiệu nhu cầu chính là nhân tố chủ chốt gây ra hiệu ứng Bullwhip.
 Đơn đặt hàng theo gói hoặc lô
Trong chuỗi cung ứng, mỗi công ty đặt hàng với đối tác của mình đều sử dụng một
vài mô hình kiểm soát tồn kho. Khi nhu cầu đến, tồn kho sẽ giảm nhưng công ty có
thể không đặt hàng với nhà cung cấp ngay lập tức. Mà họ thường gộp hoặc gom các
nhu cầu lại rồi mới đặt hàng.Có hai hình thức đặt hàng theo gói: đặt hàng định kỳ và
đặt hàng theo hình thức đẩy.
Thay vì đặt hàng liên tục thường xuyên thì các công ty lại đặt hàng theo tuần hoặc
hai tuần thậm chí hàng tháng. Có nhiều lý do phổ biến để giải thích cho mô hình dự
trữ dựa trên đặt hàng theo chu kỳ. Thường thì nhà cung cấp không thể xử lý các đơn
hàng liên tục thường xuyên vì yếu tố thời gian và chi phí xử lý đơn hàng kiểu ấy

quá lớn. Nhiều nhà sản xuất đặt hàng với nhà cung cấp khi họ chạy các hệ thống
MRP( Material Requirement Planning ). Hệ thống MRP thường chay hàng tháng và
ra kết quả đặt hàng hàng tháng. Một công ty có những sản phẩm ít bán chạy sẽ
thường đặt hàng theo tháng nhiều hơn
Hãy xem một công ty đặt hàng mỗi tháng từ nhà cung cấp của mình. Nhà cung cấp
này sẽ gặp tình trạng đơn hàng thất thường.Vì đơn hàng có thể rất cao vào một thời
điểm trong tháng trong khi cả tháng lại không có đơn hàng. Và điều này cũng góp
phần gây ra hiệu ứng Bullwhip.
Một trở ngại lớn và phổ biến khác đối với một công ty muốn đặt hàng thường xuyên
chính là tính kinh tế của vận tải. Rõ ràng có sự khác biệt giữa một FTL (Full Truck
Load ) Và LTL (Lesst Truck Load ).
Trong mô hình đặt hàng đẩy (push order), một công ty có thể trãi qua tình trạng tăng
đột biến thường xuyên về nhu cầu. Công ty này có những đơn hàng "đẩy" từ khách
hàng của mình định kỳ bởi vì người bán hàng thường được đánh giá định kỳ theo
quý hoặc năm, điều này làm phát sịnh tình trạng đơn hàng tăng đột biến cuối tháng
hoặc cuối năm. Nhân viên bán hàng thường hoàn thành hạn ngạch bán hàng bằng
cách mượn các đơn hàng của kỳ kế tiếp.
Khi một công ty đối diện với các đơn hàng định kỳ từ khách hàng thì cũng là lúc
hiệu ứng Bullwhip xuất hiện.Nếu tất cả các chu kỳ đơn hàng được phân bổ đều
trong suốt một tuần thì hiệu ứng Bullwhip sẽ được giảm thiểu.
 Biến động giá cả
Theo ước tính 80 phần trăm các giao dịch giữa nhà sản xuất và nhà phân phối trong
nghành tạp hoá (bán lẻ) được thực hiện dưới hình thức forward buy ( mua kỳ hạn )
theo đó các sản phẩm được mua trước khi có nhu cầu, thường do mức giá hấp dẫn
của nhà cung cấp chào bán. Các hợp đồng forward buy chiếm từ 75 tỷ đến 100 tỷ
USD tồn kho của ngành bán lẻ .
Forward buy thường do sự biến động giá cả trên thị trường. Nhà sản xuất và phân
phối định kỳ có chương trình khuyến mãi đặc biệt như chiếc khấu giá, chiếc khấu
theo số lượng, coupon, thối tiền ....Tất cả những chương trình khuyến mãi này dẫn
tới sự biến động giá cả. Hơn nữa, nhà sản xuất thường chào mời những hợp đồng

thương mại hấp dẫn (như chiết khấu đặt biệt, ưu đãi giá, ưu đãi thanh toán ) cho nhà
phân phối và bán sỉ, một hình thức gián tiếp của chiêt khấu.Ví dụ, Kotler đã báo cáo
rằng các hợp đồng thương mại đặc biệt là khuyến mãi người tiêu dùng chiếm tới
47% và 28% tổng ngân sách khuyến mãi của mình. Và thế là khách hàng mua hàng
với số lượng lớn không hề phản ánh nhu cầu thực sự tại thời điểm đó, họ mua hàng
rồi chỉ để dự trữ cho tương lai.
Và khách hàng chỉ mua hàng sau đó khi mà họ giải quyêt hết lượng tồn kho của
mình mà thôi. Kết quả rõ ràng là mô hình mua hàng của họ không phản ánh thực sự
mô hình tiêu thụ và mức biến động trong mua hàng theo số lượng lớn sẽ lớn hơn
nhiều so với biến động tiêu thụ và hiệu ứng Bullwhip lại xuất hiện.
Cứ mỗi khi mô hình định giá cao - thấp xuất hiện thì forward buy là một quyết định
hợp lý. Nếu chi phí của dự trữ hàng tồn kho thấp hơn mức độ khác biệt về giá thì
mua hàng forward buy quả là quyết định khá hợp lý.
Mặc dù một số công ty cho rằng mình có quyền được hưởng từ mô hình định giá
cao-thấp, nhưng phần lớn lại đang gánh chịu hậu quả từ nó. Ví dụ một nhãn hiệu
soup hàng đầu có doanh số bán hàng mang tính thời vụ, và thường cao nhất vào mùa
đông. Tuy nhiên lượng hàng vận chuyển từ nhà sản xuất đến nhà phân phối phản
ánh đơn hàng của nhà phân phối thì lại thay đổi rất mạnh. Khi đối diện với tình
trạng đơn hàng lớn , công ty thường phải vận hành sản xuất liên tục thậm chí là
ngoài giờ, nhưng khi đơn hàng giảm thì lại phải giảm sản xuất. Thay vào đó, công ty
phải dự trữ hàng để phòng trừ nhu cầu tăng cao. Khi đơn hàng tăng cũng là lúc công
ty phải trả chi phí cao cho việc vận chuyển. Hỏng hóc cũng tăng do dự trữ hàng và
xử lý hàng với số lượng lớn hơn bình thường. Mỉa mai thay tình trạng ấy lại do sự
biến động về giá do chính nhà sản xuất và phân phối gây ra.
 Trò chơi hạn chế và thiếu hụt
Khi nhu cầu vượt quá khả năng cung cấp, nghĩa là nhà sản xuất đang hạn chế sản
phẩm của mình đến khách hàng. Theo nghĩa đó, nhà sản xuất sẽ phân bố số lượng tỷ
lệ theo số lượng đã dặt hàng. Ví dụ nếu tổng cung chỉ bằng 50% tổng cầu, thì khách
hàng chỉ nhận được 50% số lượng mà họ đã đặt hàng. Và nếu biết nhà sản xuất sẽ
hạn chế khi sản phẩm bị thiếu hụt, thì khách hàng sẽ phóng đại nhu cầu thực sự của

mình lên khi họ đặt hàng.Sau đó khi mà nhu cầu đã nguội, đơn hàng sẽ bất thình
lình bị huỷ bỏ. Điều này có vẻ thể hiện sự phản ứng thái quá sẽ xuất hiện khi có tình
trạng thiếu hụt và chế độ phân bố xuất hiện. Tác động của trò chơi này là đơn hàng
của khách hàng phản ánh không chính xác nhu cầu thực. Hiện tượng này xuất hiện
khá phổ biến.Vào những năm 1980, nhiều lần ngành công nghiệp máy tính rơi vào
tình trạng thiếu hụt. Đơn hàng tăng vọt, nhưng không phải do tiêu thụ tăng mà do
dự đoán. Khách hàng đặt hàng gấp đôi với nhiều nhà cung cấp khác nhau và chính
thức mua từ nhà cung cấp đầu tiên có thể giao hàng sau đó huỷ bỏ các đơn hàng
trùng lặp còn lại.

×