Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

TIỂU LUẬN Hồ Chí Minh với nghề thầy giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.82 KB, 16 trang )


1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ







TIỂU LUẬN
Hồ Chí Minh với nghề thầy giáo
















TP.HCM SVTH : Võ Quốc Hải


T10/2013 MSSV : 12510204236

2

CẤU TRÚC


I.ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích
3. Nhiệm vụ
4. Đối tượng nghiên cứu

II.NỘI DUNG
1. Quan điểm về vai trò và nhiệm vụ của người thầy giáo
2. Quan điểm về chuyên môn và phương pháp giảng dạy của người thầy giáo
3. Quan điểm về đạo đức của người thầy giáo

III. VẬN DỤNG, THỰC TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

IV. KẾT LUẬN
























3

I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong sự nghiệp cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng là một nhà
giáo. Từ tháng 9-1910 đến trước tháng 2-1911, người thanh niên Nguyễn Tất
Thành dạy học ở Trường Dục Thanh, Phan Thiết. Sau khi đến với chủ nghĩa Mác -
Lê-nin, trong những năm 1925 -1927, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung
Quốc), trực tiếp mở các lớp huấn luyện chính trị cho thanh niên, thiếu niên Việt
Nam yêu nước; trực tiếp lãnh đạo và là giảng viên chính của các khóa học. Bác Hồ
thường căn dặn các thầy giáo, cô giáo phải có ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức và
trách nhiệm phục vụ nhân dân trong các hoạt động giáo dục, đấu tranh chống chủ
nghĩa cá nhân, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực trong giáo dục;
Yêu nghề, yêu ngành, yên tâm công tác, mô phạm trong quan hệ với nhân dân,
đồng nghiệp và người học, thương yêu học sinh và sinh viên; Ðoàn kết, giúp đỡ
đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, thật thà phê bình, đấu tranh, ngăn chặn
nhà giáo vi phạm pháp luật và quy định nghề nghiệp.


1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục nói chung
và xây dựng đội ngũ người thầy nói riêng. Người có quan niệm khá hoàn chỉnh về
vai trò, nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức, chuyên môn và phương pháp giảng dạy của
người thầy giáo. Tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy để có nhận thức đúng và
vận dụng vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn to lớn. Bên cạnh đó, đề tài còn giúp sinh viên hiểu và nắm rõ vị trí vai trò
của người thầy, qua đó có phương pháp học tập và làm việc đúng đắn.

2.MỤC ĐÍCH :
Để tìm hiểu tư tưởng của Bác về nghề giáo. Theo Hồ Chí Minh, người thầy giáo có
vai trò quyết định đến sự vận hành của hệ thống giáo dục và chất lượng giáo dục.
Xuất phát từ vai trò to lớn đó, người thầy giáo phải có phẩm chất đạo đức phục vụ
Tổ quốc, phục vụ nhân dân, đoàn kết,thương yêu học trò, yêu nghề, gắn bó với
nghề nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào. Phẩm chất đạo đức đó của người thầy
giáo luôn gắn với hành động cụ thể, thiết thực. Gắn liền với phẩm chất đạo đức,
người thầy giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh phải có kiến thức chuyên môn sâu và
rộng, nhuần nhuyễn, thuần thục về phương pháp giảng dạy.

3.NHIỆM VỤ:
Bài viết làm rõ quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò, đạo đức, chuyên môn và
phương pháp giảng dạy của người thầy giáo. Từ đó đề ra những yêu cầu, nhiệm vụ
của người thầy vận dụng vào thời đại ngày nay. Qua đó giúp nâng cao các kỹ năng
cần thiết khi làm bài tiểu luận và thuyết trình.


4

4.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nghề giáo – Hệ thống tư tưởng ấy qua từng thời kì –
Người thầy giáo, cô giáo trong thời đại.



II.NỘI DUNG
1. Quan điểm về vai trò và nhiệm vụ của người thầy giáo
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giữa vai trò và nhiệm vụ của người thầy có mối
quan hệ mật thiết. Vai trò quan trọng của người thầy trong xã hội được thể hiện
qua nhiệm vụ của họ đảm nhận. Người thầy đảm nhận tốt nhiệm vụ được giao là sự
khẳng định vị trí, vai trò của họ trong xã hội.


Giáo dục gồm các yếu tố mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, cơ sở vật chất,
người học và người dạy. Trong đó người thầy là yếu tố quan trọng nhất. Hồ Chí
Minh khẳng định: “không có thầy giáo thì không có giáo dục”, “học trò tốt hay xấu
là do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu”. Như vậy người thầy giáo trong tư tưởng Hồ
Chí Minh là nhân tố quyết định quá trình vận hành của hệ thống giáo dục và chất
lượng giáo dục nước nhà.
Theo Hồ Chí Minh, người thầy giáo có sứ mệnh đào tạo lớp người có đức, có tài
kế tục sự nghiệp cách mạng. Tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn
miền Bắc (9/ 1958), Người viết: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích
trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán
bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng và Chính Phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế
hệ tương lai cho các cô, các chú”, và “nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em
nhân dân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được”. Việc “dạy dỗ” ở đây là
người thầy giáo phải đem sự hiểu biết, năng lực và phẩm chất của mình truyền đạt
cho người học, làm cho người học phát huy được “năng lực vốn có”, phát triển các
mặt đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục để trở thành người lao động chân chính, có
ích cho xã hội. Đây là nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang gắn liền với sự nghiệp

của những người làm thầy. Nhưng tuỳ theo hoàn cảnh khác nhau, nhiệm vụ của
người thầy giáo được cụ thể hoá.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, người thầy giáo được coi là chiến sĩ tiên
phong trong phong trào diệt giặc dốt, có nhiệm vụ chống nạn mù chữ, “phấn đấu
mở mang tri thức cho đồng bào, để xây đắp nền văn hoá sơ bộ cho dân tộc”.
Việc nâng cao dân trí là cơ sở để khẳng định vị thế của dân tộc ta trên trường quốc
tế.“Đồng bào bây giờ phải biết chữ hết để trả lời cho thế giới biết nước ta là một
nước văn minh, ai cũng biết chữ”.
Theo Hồ Chí Minh, người thầy làm nhiệm vụ diệt giặc dốt, xoá nạn mù chữ là

5

gián tiếp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chính quyền cách mạng, góp phần đưa
công cuộc kháng chiến nhanh chóng đi đến thắng lợi. Người giải thích: Dốt nát
cũng là kẻ địch. Địch dốt nát giúp cho địch ngoại xâm. Địch dốt nát tấn công ta về
tinh thần, cũng như địch thực dân tấn công ta bằng vũ lực. Địch thực dân dựa vào
địch dốt nát để thi hành chiến lược ngu dân. Địch dốt nát dựa vào địch thực dân để
đưa dân ta vào nơi mù quáng, do đó “ tiêu diệt được giặc dốt, tức là tiêu diệt được
một lực lượng hậu thuẫn của thực dân”.
Có thể nói, ngay từ những ngày đầu của Cách mạng Tháng Tám năm 1945,
người thầy giáo đã đóng góp quan trọng trên nhiều phương diện của đời sống xã
hội. Đó là tham gia vào sự nghiệp giải phóng con người, xây dựng nền văn hóa
mới, phục vụ công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Đánh giá về việc làm và công lao
của người thầy trong thời kỳ này, Hồ Chí Minh khẳng định: “Một phần tương lai
của dân tộc nước nhà nằm trong sự cố gắng của anh chị em… Đồng bào ta ai cũng
biết đọc, biết viết. Cái vinh dự đó thì tượng đồng bia đá nào cũng không bằng”, và
“công tác bình dân học vụ là một việc quan trọng ảnh hưởng đến dân tộc, đến xã
hội, đến xây dựng Tổ quốc”.
Bước vào thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, phát triển
văn hoá (1958- 1960) đặt ra yêu cầu bức thiết về đội ngũ cán bộ chuyên môn có

trình độ về khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ văn hóa. Người thầy
được coi là khâu then chốt trong quá trình đào tạo để “cung cấp đủ cán bộ cho
nông nghiệp, công nghiệp, cho các ngành kinh tế và văn hoá”.
Người thầy giáo có nhiệm vụ “đào tạo những công dân tốt, những cán bộ tốt sau
này, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội làm cho miền Bắc vững mạnh thành hậu
thuẫn cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà”. Như vậy, vai trò và nhiệm vụ của
người thầy trong tư tưởng Hồ Chí Minh luôn gắn liền với nhiệm vụ chính trị,
đường lối phát triển giáo dục để đào tạo ra những con người đáp ứng yêu cầu của
cách mạng trong từng giai đoạn. Với ý nghĩa đó, người thầy giáo cũng là người
chiến sĩ cách mạng. Người thầy của chế độ mới khác người thầy dưới chế độ thực
dân phong kiến. Người so sánh “ thầy giáo ngày nay không phải như trước, chỉ biết
gõ đầu trẻ, miễn là có bài cho học trò học, cuối tháng lĩnh lương vào túi. Bây giờ
thầy giáo có trách nhiệm với nhân dân, đào tạo cán bộ ra phục vụ nhân dân”.
Vai trò và nhiệm vụ của người thầy giáo còn được thể hiện ở việc xây dựng nội
dung chương trình đào tạo phù hợp. Tức là dạy cái gì? học cái gì? để đào tạo ra thế
hệ kế tục sự nghiệp cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, người thầy giáo xây dựng nội
dung chương trình phải theo các nguyên tắc sau:
Một là, xây dựng nội dung chương trình phải toàn diện, bao gồm các mặt: văn
hóa, chính trị, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, lao động
Hai là, các nội dung trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, cấu tạo hợp lý và
phù hợp với từng giai đoạn. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, giáo dục có
nhiệm vụ đào tạo con người phục vụ sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, Người gửi

6

thư cho Hội nghị giáo dục căn dặn đội ngũ thầy cô giáo "Phải sửa đổi triệt để
chương trình giáo dục cho phù hợp với sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc". Sau
hòa bình lập lại, nhân dân miền Bắc bước vào thời kỳ hàn gắn vết thương chiến
tranh, khôi phục kinh tế, đấu tranh thống nhất Tổ quốc, Người nói, giáo dục cần
phải chuyển hướng, "nội dung dạy và học cần liên hệ thiết thực với công tác

chung: củng cố miền Bắc, chiếu cố miền Nam, thi đua yêu nước, khôi phục kinh tế,
củng cố quốc phòng ”. Như vậy người thầy giáo phải căn cứ vào điều kiện thực
tiễn, nhiệm vụ chính trị, đường lối phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu giáo dục để
biên soạn giáo trình cho phù hợp.
Ba là, Xây dựng nội dung chương trình phải thiết thực, tiếp cận trình độ khoa
học kỹ thuật tiên tiến của thế giới gắn với thực tiễn Việt Nam. Cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước đang trong giai đoạn cam go, khốc liệt, Người viết thư động
viên các thầy cô giáo "phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm
thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian
không xa, đạt trình độ cao khoa học và kỹ thuật của thế giới".
Bốn là, xây dựng nội dung chương trình phải phù hợp với từng cấp học. Người
nêu rõ nội dung đào tạo của từng cấp học:
“ Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận
và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết
thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà. Trung học thì cần đảm bảo cho
học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và
tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết với đời sống thực
tế. Tiểu học thì cần giáo dục cho các cháu thiếu nhi: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân,
yêu lao động, yêu khoa học, coi trọng của công”.
Hồ Chủ tịch coi nghề giáo là nghề cao quí nhất, được cả xã hội tôn vinh. Người
nói: “người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang
nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song
những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều vẻ vang”.

2. Quan điểm về chuyên môn và phương pháp giảng dạy của người thầy giáo



Theo Hồ Chí Minh, người thầy giáo phải giỏi về chuyên môn và thuần thục về
phương pháp giảng dạy. Cụ thể là:

- Phải giỏi về lĩnh vực mà mình đảm nhận giảng dạy. Tại Hội nghị lần thứ nhất
về công tác huấn luyện và học tập năm 1950, Người nói "Muốn huấn luyện thợ
rèn, thợ nguội thì người huấn luyện phải thạo nghề rèn, nghề nguội"
- Phải được trang bị lý luận giáo dục. Bởi vì "Làm mà không có lý luận thì

7

không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp, vừa hay vấp váp. Có lý luận
thì mới hiểu được mọi việc trong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho đúng,
làm cho đúng".
- Phải nắm chắc quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng.
- Ngoài kiến thức chuyên môn, người thầy giáo phải có những kiến thức liên
ngành bổ trợ cho chuyên ngành đảm nhận. Như vậy, người thầy trong tư tưởng Hồ
Chí Minh vừa có biên độ kiến thức rộng, vừa có kiến thức chuyên sâu. Có kiến
thức rộng để chuyên sâu.
Những người làm thầy phải truyền đạt kiến thức của mình cho người khác. Nếu
có chuyên môn giỏi mà phương pháp truyền đạt không tốt thì hiệu quả giảng dạy
sẽ bị hạn chế. Giữa chuyên môn và phương pháp giảng dạy có mối quan hệ mật
thiết với nhau, tác dụng tương hỗ với nhau, trong đó chuyên môn là nội dung. Vì
vậy, Hồ Chí Minh cho rằng, người thầy giáo ngoài kiến thức chuyên môn sâu rộng
phải thuần thục về phương pháp giảng dạy.
Mục đích của phương pháp giảng dạy trong tư tưởng Hồ Chí Minh là "cốt làm
cho người học hiểu thấu vấn đề".

Là người đã từng đứng trên bục giảng đào tạo nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo, Hồ
Chí Minh đã có những chỉ dẫn cụ thể về phương pháp giảng dạy.

- Giảng dạy phải phù hợp với đối tượng, theo khả năng nhận thức của người học.
Theo Hồ Chí Minh, người thầy giáo phải sâu sát, nắm rõ khả năng nhận thức và
hoàn cảnh của từng người học để tìm ra cách thức giảng dạy phù hợp. Có đối

tượng phải tốn nhiều thời giờ, dạy tỷ mỉ thì mới hiểu vấn đề. Có đối tượng “cách
dạy bao quát mà vấn đề làm cho người học hiểu thấu được”. Như vậy Hồ Chí Minh
đưa ra quan điểm dạy theo người học, chứ không phải bắt người học phải học theo
cách dạy của mình. Muốn thực hiện được điều đó thì “Bài giảng phải chuẩn bị cho
tốt”, kỹ càng, không được qua loa đại khái.

- Phương pháp giảng dạy là phải xuất phát từ mục tiêu, nội dung đào tạo và tâm
lý lứa tuổi. Người nói phải từ "mục đích của giáo dục, nội dung của giáo dục sau
đó tìm ra cách dạy". Theo phương châm đó, phương pháp dạy học ở cấp đại học là
phải dân chủ trong sinh hoạt học thuật, tăng cường thảo luận để người học chủ
động chiếm lĩnh tri thức, do đó, người thầy giáo “phải nâng cao và hướng dẫn việc
tự học". Phương pháp giảng dạy ở cấp tiểu học là phải "nhẹ nhàng vui vẻ, chớ gò
ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn”. Còn các cháu mẫu giáo, cần làm cho
chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học và phải làm kiểu mẫu trong
mọi việc cho các em bắt chước.

- Bài giảng phải sinh động, lý luận phải gắn với thực tiễn để người học dễ

8

hiểu,“mau hiểu, mau nhớ". Vì vậy, Người viết vấn đề gì, nói vấn đề gì, kể cả
những vấn đề lý luận to lớn thì từ người có trình độ học vấn cao đến người dân
bình thường đều có thể hiểu được.
Trong phương pháp giảng dạy, Người đưa ra những điểm nên tránh. Đó là "tránh
lối dạy nhồi sọ, chú ý tránh nói tiếng nước ngoài quá nhiều. Những tiếng ta có thì
không nên dùng tiếng nước ngoài. Và việc hội họp còn quá nhiều hại đến sức khỏe
và lãnh phí thời gian của thầy giáo và học trò" .

- Phải phát động phong trào thi đua trong giảng dạy và học tập. Dạy tốt phải trở
thành một phong trào quần chúng, thì cán bộ giảng dạy có điều kiện hợp tác, học

hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong học thuật và giảng dạy. Dưới sự chỉ dẫn của Người,
ngành giáo dục đã phát động phong trào thi đua "hai tốt" (dạy tốt, học tốt). Phong
trào "hai tốt" phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu và đã xuất hiện nhiều điểm hình
tiên tiến trong giảng dạy và học tập đóng góp cho sự phát triển của ngành giáo dục.

Người giáo viên phải có trí tuệ và tài năng mới có thể đào tạo được những thế hệ
công dân, cán bộ có tài cho xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, một người
thầy giáo giỏi không có nghĩa là phải tinh thông tất cả mọi lĩnh vực, hiểu trọn tri
thức nhân loại, vì tri thức nhân loại vô cùng rộng lớn, tuy nhiên, người giáo viên
cần không ngừng trau dồi kiến thức, đặc biệt phải thạo lĩnh vực chuyên môn của
mình, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp giáo dục - đào tạo, Người
khuyên mọi người thực hiện theo chỉ dẫn của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi” để
thường xuyên tự rèn luyện mình, đồng thời lấy phương châm “học không biết
chán, dạy không biết mỏi” của Khổng Tử để thực hành trong công việc. Chính vì
vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu, những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục không
được bằng lòng với kiến thức đã có, mà phải thường xuyên tích luỹ kiến thức.
Người cho rằng người nào tự cho mình là biết đủ rồi thì người đó là dốt nhất,
Người nói: “giáo viên cũng phải tiến bộ cho kịp thời đại thì mới làm được nhiệm
vụ, chớ tự mãn cho mình giỏi rồi thì dừng lại mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, tự
đào thải mình trước”
Sản phẩm của giáo dục, dạy học là con người, là thế hệ tương lai của dân tộc, vì
vậy, không được phép tạo ra “phế phẩm”. Một người công nhân tồi có thể làm
hỏng một vài sản phẩm, một người kỹ sư tồi có thể làm hỏng một vài công trình,
nhưng, một người giáo viên tồi có thể làm hỏng cả một thế hệ, đó là hậu quả khôn
lường mà cả xã hội phải gánh chịu cho đến tận mai sau. Vì vậy, Người nhận định:
Có thầy giỏi thì rồi sẽ có phương pháp hay, do đó, sẽ có trò giỏi, còn thầy đã kém
thì khó lấy gì bù đắp nổi.
3. Quan điểm về đạo đức của người thầy giáo



9

Dù công việc bận rộn, Hồ Chí Minh luôn thăm hỏi ân cần, động viên ngành giáo
dục theo tinh thần"dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt". Đây
thực sự là nguồn cổ vũ lớn lao đối với những người làm thầy cô giáo. Trong đó
Hồ Chí Minh đặc biệt đề cao vai trò của đạo đức, coi đạo đức là linh hồn của
người thầy giáo. Người nói: chính trị là đức, chuyên môn là tài, có tài mà không có
đức là hỏng, hay “chính trị là linh hồn, chuyên môn là xác. Có chuyên môn mà
không có chính trị thì chỉ là cái xác không hồn”.


Trong sự nghiệp trồng người, đội ngũ giáo viên nếu chỉ có tài thôi thì chưa đủ,
ngoài trí tuệ, tài năng, người giáo viên phải có đạo đức. Người nhắc nhở: “các thầy,
cô giáo phải trở thành tấm gương sáng, thành kiểu mẫu cho các em noi theo”, “phải
là kiểu mẫu về mọi mặt, tư tưởng, đạo đức, lối làm việc”. Tấm gương của người
thầy đối với học sinh là vô cùng quan trọng, Người nói: “Óc những người tuổi trẻ
trong sạch như một tấm lụa trắng, nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ
đỏ, vì vậy sự học tập ở nhà trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh
niên và tương lai của thanh niên là tương lai của nước nhà”, do đó “Thầy tốt thì
ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu” . U-xin-xki - nhà sư phạm lỗi lạc người
Nga cũng khẳng định: "Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn
đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa
nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay
trách phạt nào khác”. Chính vì thế, Người luôn yêu cầu đội ngũ nhà giáo ngoài tài
năng, học vấn phải có đạo đức cách mạng, “trong giáo dục không những phải có tri
thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng, có tài phải có đức”.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vai trò đạo đức của người thầy, song không tuyệt
đối hoá mặt đạo đức coi nhẹ lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ. Theo Hồ Chí Minh
giữa đức và tài, phẩm chất và năng lực của người thầy giáo có mối quan hệ và tác
động qua lại lẫn nhau. Có đức là để tài năng phát triển đúng hướng, và có tài thì

đức mới phát huy được tác dụng. Người nói: “có tài mà không có đức là hỏng, có
đức mà chữ i tờ thì dạy thế nào”, do đó, người thầy giáo: “ phải chú ý cả tài cả
đức”. Ở Hồ Chí Minh có quan điểm mới về vị trí đạo đức của người thầy giáo. Đó
là từ đạo đức để đi đến tài năng, phải có chính trị trước rồi có chuyên môn, đức
phải có trước tài.

Theo Hồ Chí Minh, phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của người thầy giáo là
phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Phục vụ Tổ quốc gắn liền với phục vụ nhân
dân. Phẩm chất đạo đức này được đề cập trong nhiều bài viết, bài nói của Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, phẩm chất đạo đức phục vụ Tổ quốc của người

10

thầy giáo có nội dung rất cụ thể. Người thầy giáo phải đặt lợi ích của Tổ quốc, của
nhân dân lên trước hết, trên hết và bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải thực hiện tốt
đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, phải kính trọng nhân dân, tin vào sức
mạnh của nhân dân. Người giải thích “Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời
không có gì quí bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng
đoàn kết của nhân dân”.

Như vậy, quan niệm đạo đức cũ coi người dân phụ thuộc vào giai cấp cầm quyền,
thì người dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh được đặt ở vị trí trân trọng nhất, quí
nhất. Từ sự tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, Hồ Chí Minh cho rằng sự
nghiệp giáo dục đào tạo nói chung và người thầy giáo nói riêng phải dựa vào dân,
gắn bó với quần chúng nhân dân để được quần chúng nhân dân tin yêu và giúp đỡ.
Theo Hồ Chí Minh, người thầy giáo phải có phẩm chất đạo đức thương yêu học
trò, phải quan tâm săn sóc học trò với một tình cảm sâu nặng như ruột thịt, song
cách thể hiện phải phù hợp với từng lứa tuổi và cấp học. Ở tiểu học, mẫu giáo người
thầy phải dành cho học trò một tình thương đặc biệt như tình cảm của cha mẹ đối

với người con. Người căn dặn: làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm
được thì trước hết phải yêu trẻ, hay “phải thương yêu các cháu như con em ruột thịt
của mình”. Ở cấp đại học và trung học chuyên nghiệp thì tình thương của người
thầy đối với học trò, được xây dựng trên cơ sở dân chủ, kỷ cương và trách nhiệm.
Người nói “Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quí trò chứ không phải là
cá đối bằng đầu”. Đây là mối quan hệ tốt đẹp của thầy và trò trong xã hội dân chủ,
có sự kế thừa những giá trị đạo lý, tôn sư trọng đạo của dân tộc.
Gắn liền với phẩm chất đạo đức thương yêu học trò là phẩm chất đạo đức “thật
thà yêu nghề” của người thầy. Phẩm chất yêu nghề của người thầy được biểu hiện
trước hết là sự gắn bó thiết tha với nghề nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nghề
giáo là một nghề lao động khó nhọc, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian, công sức,
nhưng không phải là nghề có thu nhập cao. Nếu không thiết tha với nghề nghiệp sẽ
bị dao động trước hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, Hồ Chí Minh thường căn dặn
những người làm thầy “nên yên tâm công tác” không nên “đứng núi này trông núi
nọ, muốn thay đổi công tác, kèn cựa vì địa vị”

Trong môi trường sư phạm, Người hiểu rất rõ giá trị của sự đoàn kết. Đoàn kết
sẽ tạo ra bầu không khí vui vẻ, thoải mái kích thích sự khám phá sáng tạo trong
giảng dạy và nghiên cứu; đồng thời sẽ tạo ra môi trường thi đua lành mạnh, phát
huy được khả năng của cá nhân và sức mạnh của cộng đồng, cống hiến cho sự
nghiệp giáo dục. Chính vì vậy, Người luôn giáo dục tình thần đoàn kết trong đội
ngũ thầy giáo, cô giáo và coi đây là phẩm chất đạo đức quan trọng của người thầy.
“Biên độ” đoàn kết của người thầy trong tư tưởng Hồ Chí Minh là bao gồm tất

11

cả các mối quan hệ xã hội của người thầy, nhưng trước hết là mối quan hệ giữa
đồng nghiệp với đồng nghiệp, giữa thầy và trò, giữa thế hệ trước và thế hệ sau,
giữa cán bộ giảng dạy và cán bộ phục vụ, giữa thầy giáo và các cấp chính quyền và
nhân dân địa phương. Trong biên độ rộng lớn đó, Người yêu cầu những đảng viên

và cán bộ lãnh đạo trong ngành giáo dục phải gương mẫu về đoàn kết và coi đây là
hạt nhân của khối đoàn kết trong ngành giáo dục. Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết của
người thầy được thể hiện qua việc trao đổi về chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy,
phối hợp trong quản lý, giáo dục học trò, giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày.
Việc đoàn kết, nhất trí của người thầy cần dựa trên những cơ sở vì mục tiêu chung,
vì sự phát triển của nhà trường và của nền giáo dục nước nhà; đoàn kết phải
thực sự, chân thành “thực sự trăm phần trăm, chứ không phải chỉ là đoàn kết
miệng”, “đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ” và mạnh dạn tự phê bình và phê
bình.

III. VẬN DỤNG, THỰC TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Ngày nay, việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ đang là vấn đề được xã hội quan
tâm khi mà mặt trái của nền kinh tế thị trường đang len lỏi vào trong từng gia
đình, từng ngóc ngách của xã hội, gặm nhắm và bào mòn những giá trị truyền
thống lâu đời của ông cha từ ngàn xưa truyền lại. Một thách thức lớn đối với từng
giáo viên, trường học nói riêng và toàn ngành giáo dục nói chung. Ngày nay, đất
nước ta đang tiến vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp tục thực hiện
đường lối đổi mới, mở cửa, từng bước hội nhập vào cộng đồng quốc tế vì hợp tác,
phát triển và phồn vinh, thì sự nghiệp “trồng người” càng trở nên tiên quyết. Đứng
trước những nhiệm vụ lịch sử mới mẻ, phức tạp nhưng rất vẻ vang đó, đội ngũ nhà
giáo càng phải thấy hết ý nghĩa sự nghiệp vĩ đại của mình, phải trang bị một tinh
thần cách mạng tiến công triệt để, một nghị lực sáng tạo phi thường vượt qua mọi
khó khăn, thách thức để đưa nền giáo dục nước nhà lên một tầm cao mới góp phần
thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân
chủ văn minh. Với sự biến đổi của điều kiện kinh tế - xã hội đã tác động
không nhỏ tới đời sống đạo đức nói chung, đạo đức người thầy nói riêng. Sự
tác động hai mặt của cơ chế kinh tế thị trường đang làm cho đạo đức xã hội
biến đổi theo hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực. Bên cạnh những thành tựu
quan trọng, bức tranh kinh tế - xã hội khởi sắc rõ rệt, thì chúng ta đang phải đối

diện trước hàng loạt hiện tượng tha hóa về phẩm chất, đạo đức trong một bộ phận
cán bộ, công chức, trong đó có bộ phận giáo chức của ngành giáo dục. Phát huy
những phẩm chất cao đẹp của người thầy giáo trong truyền thống dân tộc. Mỗi
người thầy giáo hôm nay luôn phải là người có lòng yêu nghề, vì tương lai của thế
hệ trẻ, vì lợi ích quốc gia mà hành động, phấn đấu. Hành nghề vì sự nghiệp giáo
dục chứ không phải vì danh lợi. Họ cũng luôn luôn phải là người coi trọng danh

12

dự, lương tâm, xác lập vị trí của mình trong xã hội bằng tài năng, đức độ chứ
không phải thông qua quyền lực chính trị, bằng tiền bạc… Sống có lý tưởng cách
mạng, có lòng yêu nước, thương dân, hòa mình, hiểu biết, tin cậy và lắng nghe
quần chúng nhân dân, đoàn kết, kính già, yêu trẻ Không thể trở thành người thầy
giáo chân chính nếu không phấn đấu rèn luyện "cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư”. Người thầy ngày nay vừa phải chú trọng tri thức khoa học vừa phải biết kết
hợp với thực tiễn, phải thấm nhuần nguyên tắc về “thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn”, nói đi đôi với làm, học đi đôi với hành. Mỗi người thầy không những phải
trang bị cho học sinh tri thức mà còn phải giúp họ tìm được phương pháp học tập
và làm việc có hiệu quả cao. Thực tiễn phát triển xã hội đòi hỏi phải đẩy mạnh xây
dựng đạo đức mới, trong đó có đạo đức nghề nghiệp, đạo đức người thầy. Sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đặt ra những yêu cầu bức thiết
đối với nền đạo đức xã hội nói chung và việc lưu giữ, phát huy những giá trị cao
đẹp của đạo đức người thầy trong truyền thống nói riêng; Để tạo ra một lớp người
Việt Nam cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trí tuệ, đủ năng lực đưa
nước ta hội nhập với văn minh nhân loại mà bản sắc dân tộc vẫn được giữ vững, là
nhiệm vụ của toàn xã hội nhưng trong đó người thầy giữ vai trò to lớn.
Gần đây, các phương tiện thông tấn, báo chí liên tiếp đăng những hiện tượng vi
phạm đạo đức nhà giáo. Vì sao ngành giáo dục lại nảy sinh nhiều tiêu cực đến như
vậy, nhất là ở vào thời điểm, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động “Nói không với vi
phạm đạo đức nhà giáo”? Thật ra, nếu đặt những hành vi nói trên trong tổng thể,

coi đó là hệ quả mặt trái của con người, xã hội thì tỉ lệ vi phạm đạo đức nhà giáo
không tiêu biểu, không phổ biến. Sự bất thường và nghiêm trọng là nó đã phải nằm
trong những điều cấm của Luật giáo dục 2005 (cụ thể: Điều 75: các hành vi nhà
giáo không được làm). Điều cần phải nói ở đây, chính là việc, làm thế nào để cuộc
vận động “Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo” đạt hiệu quả thật sự? Trong
xã hội hiện nay, rất nhiều người chỉ nhìn vào những hành vi bên ngoài để đánh giá
về đạo đức, trong khi đó lại có những biểu hiện bên trong, khó thấy, nhưng mức độ
nguy hiểm còn trầm trọng hơn. Chẳng hạn, một thầy giáo vì quá nóng giận không
kiềm chế được, dẫn đến tát vào mặt học sinh, điều này tất nhiên không thể chấp
nhận được và bị xã hội lên án gay gắt, bị kỷ luật . Trong khi một người thầy khác
hay thiên vị, cho điểm thiếu công bằng hoặc nâng điểm quá cao cho toàn bộ một
lớp học để lấy lòng người học, để chạy theo thành tích, coi thi dễ dàng, thì lại khó
có bằng chứng để phát hiện nên vẫn luôn yên vị, thậm chí đạt những thành tích cao
trong thi đua. Một trong những yếu tố để “Nói không với vi phạm đạo đức nhà
giáo” là sự đoàn kết nội bộ, không có hiên tượng kéo bè, kết cánh, thực hiện tốt
khâu dân chủ. Mọi vấn đề đều được đưa ra bàn bạc công khai, cán bộ quản lý phải
biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp. Trong thực tế, không phải nơi nào cũng
thực hiện được như vậy, giáo viên còn hay phàn nàn về việc, họ bị trù dập, thù oán
khi đấu tranh với những sai trái của lãnh đạo, của đồng nghiệp. Vấn đề dân chủ

13

trong nhà trường hiện nay là một vấn đề rất đáng phải đưa ra bàn luận. “Nói không
với vi phạm đạo đức nhà giáo” không chỉ ở trong phạm vi nhà trường mà còn ở
mọi nơi mọi lúc thì mới đạt hiệu quả một cách bền vững. Làm nghề dạy học khó
hơn các nghề khác ở chỗ, ngoài xã hội vẫn luôn gọi họ là thầy giáo, cô giáo với sự
nhìn nhận khe khắt hơn. Một số ý kiến cho rằng, việc tổ chức cho sinh viên hay
học sinh đóng góp ý kiến cho giáo viên có thể sẽ ảnh hưởng đến danh dự của người
thầy giáo. Nhưng những giáo viên giỏi thật sự có nhân cách và khiêm tốn học hỏi
thì lại không bao giờ ngại điều này, thậm chí, họ còn cho đó là dịp để kiểm nghiệm

lại mình. Những lời ngợi ca đúng mức của các em học sinh đối với thầy cô giáo
dạy trên lớp có ý nghĩa khích lệ còn hơn cả những bài giáo huấn về đạo đức. Trước
khi khép lại bài tham luận của mình, theo tôi,để thực hiện tốt cuộc vận động này,
có những việc làm cụ thể sau:
- Phải học tập suốt đời, cả tri thức nhân loại và đạo làm người.
- Quan hệ tốt với đồng nghiệp ,với học sinh.
- Trau dồi đạo đức, nâng cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy
tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn
trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh,
đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải chuẩn mực, có tác dụng giáo dục
đối với học sinh.
- Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm.
- Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm học sinh và đồng nghiệp.
– Không xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với
quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và nhà nước Việt Nam.
- Đánh giá đúng kết quả học tập, rèn luyện của học sinh một cách công bằng.
- Khôngbỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình.

Đa số những ai đã lựa chọn nghề giáo là nơi gắn bó sự nghiệp cả đời đều có những
tâm huyết với nghề, với trò. Trong cuộc sống của mỗi người giáo viên đều có
những khó khăn, đối với những thầy giáo thế hệ trước sinh ra, lớn lên, sự nghiệp
đều ở trong những hoàn cảnh đầy rẫy những lo toan cuộc sống, những vẫn khắc
phục vượt qua để vươn tới những cái đẹp, đem lại cái đẹp cho cuộc đời.
Ngày nay, đến thế hệ nhà giáo trẻ được đào tạo tốt hơn, trong môi trường hiện đại
hơn, có những nhà giáo trẻ cũng mong muốn được cống hiến sức trẻ như cha ông
đã làm, nhưng cũng có người dường như không chịu được áp lực công việc, khó
khăn của cuộc sống, xen lẫn những bon chen của cơ chế thị trường.
Xã hội đã tôn trọng gọi những người làm công tác giáo dục làm thầy vậy tại sao
một người thầy lại đi tính toán so bì những điều đó phải chăng nếu vì đồng tiền thì

hãy theo đưổi một nghề khác cho phù hợp.

14

Xã hội đã gọi chữ thầy thì ngoài dạy kiến thức thầy còn phải dạy làm người như
vậy đó là một vinh dự lớn chứ phải không thầy”.
Xong vẫn có những giáo viên trẻ không ngại khó khăn gian khổ, tất cả vì học sinh
thân yêu ở những vùng sâu vùng xa đang ngóng chờ, sẵn sàng đến công tác tại
những vùng xa xôi hẻo lánh, cống hiến sức trẻ cho nền giáo dục nước nhà.

Nhìn lại nền giáo dục nước nhà, kế thừa và phát huy những tinh hoa trong tư tưởng
của Người, Đảng ta xác định: “giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công
nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước”. Trong những năm qua, chúng ta đã chú trọng việc “bảo
đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc
học”. Tuy nhiên, bên cạnh những người thày âm thầm cống hiến cho sự nghiệp
trồng người, hết lòng vì học sinh thân yêu, sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình để
cứu học sinh trong cơn bão lũ; bên cạnh lớp lớp các thầy cô mang ánh sáng, đưa
con chữ đến với mọi miền xa xôi của Tổ quốc; những người thầy đào tạo nên
những thế hệ học sinh thổi bùng lên niềm tự hào mang tên Việt Nam trong các
cuộc thi tài quốc tế trên mọi lĩnh vực, chúng ta cũng không khỏi băn khoăn khi
ngày càng nhiều trên các trang báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng, một
bộ phận giáo viên tha hóa về đạo đức, nhân cách: nhục mạ học trò, lợi dụng học trò
và phụ huynh, chạy theo thành tích, tham ô của nhà trường, nhạt nhòa lý
tưởng…Thầy không ra thầy”, không có lời phê nào nặng hơn đối với một nhà giáo,
một nhà trường, thậm chí với cả một nền giáo dục.
Để khắc phục những hạn chế đó, hơn lúc nào hết, chúng ta cần trở lại với tư tưởng
Hồ Chí Minh, với những luận điểm khoa học, thiết thực về năng lực, phẩm chất
của nhà giáo; về xây dựng tập thể những người làm công tác giáo dục; về xây dựng
lòng yêu nghề, yêu người; về động lực phát triển của nền giáo dục Hơn bao giờ

hết, cần xây dựng được đội ngũ những người làm công tác giáo dục có đầy đủ
phẩm chất, năng lực, vừa “hồng”, vừa “chuyên” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu
ra. Điều này không những để khẳng định tri thức, trình độ phát triển giáo dục của
dân tộc, mà còn góp phần quan trọng cho thắng lợi của công cuộc hội nhập quốc
tế, xây dựng và phát triển đất nước hôm nay. Kế thừa và phát huy những tinh hoa
trong tư tưởng của Người, Đảng ta xác định: “giáo dục và đào tạo cùng với khoa
học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”

Do đó, thấm nhuần tư tưởng giáo dục của Người, Đảng và Nhà nước ta cũng như
ngành giáo dục và đào tạo đã và đang có chiến lược xây dựng đội ngũ giáo viên
các cấp, các ngành học từ khâu tuyển sinh đến khâu đào tạo, từ tuyển dụng đến
khâu bồi dưỡng thường xuyên về mọi mặt, để khi họ đã làm công tác giáo dục,
giảng dạy ở trường thì họ phải thực sự là những tấm gương.

15


Cuộc vận động lớn của Đảng: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” là dịp để mỗi người thầy thấm nhuần hơn tư tưởng của người, biết rõ và
khâm phục hơn hơn mỗi hành động, việc làm nhân nghĩa của người. Những người
làm công tác giáo dục cần phải ra sức học tập và vận dụng thật tốt tư tưởng. tấm
gương đạo đức của Người để ngày càng vững vàng trên bục giảng, hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ của mình góp phần xây dựng phát triển sự nghiệp cách mạng nói
chung và sự nghiệp giáo dục nói riêng.

IV.KẾT LUẬN

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người thầy - một nhà giáo dục vĩ đại, cả cuộc đời,
Người đã giáo dục, đào tạo biết bao thế hệ cán bộ, những chiến sĩ ưu tú cho cách

mạng như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn Sức mạnh
giáo dục và cảm hóa của Người làm khuất phục cả những kẻ thù ở bên kia chiến
tuyến, đưa họ trở về với chính nghĩa, với lương tri của con người. Sở dĩ có được
điều đó là do ở Người hội tụ đầy đủ tri thức, bản lĩnh và một nhân cách cao đẹp -
một tấm gương cao cả để lớp lớp cán bộ học tập và noi theo.
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành kim chỉ nam, ngọn cờ soi đường cho Đảng và
nhân dân ta tiến lên xây dựng và phát triển đất nước với mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Và trong di sản to lớn ấy thì “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về người thầy” là một bộ phận có giá trị rất quan trọng về mặt
lý luận và thực tiễn. Tư tưởng đó không chỉ là cơ sở lý luận cho việc xác định
chiến lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo
dục Việt Nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng mà còn là những bài học,
những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực và hiệu quả đối
với người làm công tác giáo dục nói riêng, ngành giáo dục nói chung hiện nay.
Như vậy, Hồ Chí Minh có quan niệm rất sâu sắc về vai trò, đạo đức, chuyên
môn và phương pháp giảng dạy của người thầy giáo. Thực hiện tư tưởng của
Người, Đảng và Chính phủ đã xây dựng đội ngũ nhà giáo đông đảo về số lượng và
chất lượng ngày một cao. Nhiều người trong số họ đã trở thành nhà giáo ưu tú, nhà
giáo nhân dân, nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà giáo dục tên tuổi. Đội ngũ nhà giáo
đã và đang góp phần quyết định trong việc đào tạo ra những trí thức trẻ, kỹ sư, bác
sĩ, cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế, những người lao động chân
chính trong các lĩnh vực khác nhau, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.





16









HẾT













×