Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN GIÁO dục bảo vệ môi TRƯỜNG TRONG môn vật lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 20 trang )

Trường THCS Hòa Lợi Sáng kiến kinh nghiệm
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
==oo0oo==
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. SƠ YẾU LÝ LỊCH
Họ và Tên: Vũ Ngọc Lương
Ngày tháng năm sinh: 16/ 04/ 1965
Năm vào ngành: 02/ 1983
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Hòa Lợi – Giồng
Riềng – Kiên Giang
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
Chuyên ngành: Vật Lý
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
MÔN VẬT LÍ
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài:
Môi trường là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi
chứa đựng các nguồn tài nguyên, các chất thải của đời sống và sản xuất,
đồng thời là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Nhưng môi
trường hiện nay đang xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vì
vậy, môi trường cần được bảo vệ, bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn
đề mang tính toàn cầu. Ở nước ta, đó cũng là vấn đề được quan tâm sâu sắc
của tất cả các ngành, các cấp. Ngày 27 tháng 12 năm 1993 Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi
trường; Ngày 17 tháng 10 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định về
việc phê duyệt đề án “đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống
1
Trường THCS Hòa Lợi Sáng kiến kinh nghiệm
giáo dục quốc dân”; ngày 31 tháng 01 năm 2005, ngành giáo dục và đào


tạo đã có chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường,
trong đó nhiệm vụ trọng tâm là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về
môi trường và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp như thông
qua các môn học và hoạt động ngoại khoá
Để đáp ứng những yêu cầu đề ra, cùng với các môn học khác trong
trường phổ thông, việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường trong quá trình giảng dạy môn Vật lí là vấn đề cần thiết không thể
thiếu được.
2. Mục đích nghiên cứu:
Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lí nhằm mục
đích để tất cả các em hiểu được bản chất của các vấn đề về môi trường như
tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên
và khả năng chịu tải của môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và
phát triển. Bên cạnh đó nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các
vấn đề về môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát
triển. Từ đó có thái độ, có ý thức trách nhiệm, cách ứng xử đúng đắn trước
các vấn đề môi trường.
3. Đối tượng viết đề tài và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài “Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường đối với bộ
môn Vật lí” được nghiên cứu và viết dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của các
đối tượng học sinh các khối lớp 6,7,8,9 THCS và dựa vào hoạt động dạy
của thầy và học của học sinh THCS.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Qua đề tài “Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường đối với
bộ môn Vật lí” sẽ giúp học sinh có ý thức tự giác, có tinh thần trách nhiệm,
2
Trường THCS Hòa Lợi Sáng kiến kinh nghiệm
có kĩ năng nhận thức, có cách ứng xử đúng đắn, tích cực với các vấn đề
môi trường nảy sinh. Đồng thời sẽ có hành động cụ thể để bảo vệ môi
trường, tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà

trường và cộng đồng.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Dựa vào thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm của các đồng
nghiệp, thông qua tham khảo sách báo, các thông tin đại chúng.
- Dựa vào công tác điều tra, khảo sát, tham quan, nghiên cứu tình hình môi
trường ở địa phương, thảo luận phương án xử lí.
- Dựa vào kinh nghiệm thực tế, các hoạt động thực tiễn, từ đó phân tích,
tổng hợp để đưa ra các giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
6. Nội dung của đề tài:
“GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN VẬT LÝ”
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu:
a) Cơ sở pháp lí:
- Căn cứ vào chủ trương của Đảng và Nhà nước, của ngành Giáo dục và
Đào tạo về công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Căn cứ vào Luật bảo vệ
môi trường 2005. Căn cứ quyết định1363/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ
thống giáo dục quốc dân”. Căn cứ quyết định 256/2003/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia
đến năm 2010 và định hướng đến 2020, xác định BVMT là bộ phận cấu
3
Trường THCS Hòa Lợi Sáng kiến kinh nghiệm
thành không thể tách rời của chiến lược kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng
đảm bảo phát triển bền vững đất nước.
- Căn cứ chỉ thị số 32/ 2006/ CT- BGD & ĐT ngày 01-8-2006 về nhiệm vụ
trọng tâm giáo dục phổ thông.
- Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục & đào tạo tỉnh Kiên
Giang, của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Giồng Riềng, của trường
THCS Hòa Lợi năm học 2011-2012.
b) Cơ sở lí luận :

Sự phát triển nhanh chóng về Kinh tế- xã hội trong những năm qua
đã làm đổi mới xã hội Việt Nam, chỉ số kinh tế không ngừng nâng cao. Tuy
nhiên sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi
trường, những hiểm họa suy thoái môi trường ngày càng đe dọa cuộc sống
của loài người. Chính vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của
nhân loại và của mỗi quốc gia. Việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường đối với bộ môn Vật lí là việc làm cần thiết giúp học sinh hiểu biết
được mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và vai trò
của con người trong đó. Từ đó sẽ có thái độ thân thiện với môi trường, yêu
quý, tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng di sản văn hóa và ý thức được hành
động trước vấn đề môi trường nảy sinh.
c) Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay con người đã khai thác quá mức và sử dụng không hợp lí
các nguồn tài nguyên, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, môi trường sống bị ô
nhiễm nghiêm trọng và đang đe dọa đến cuộc sống con người như: Ô
nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính, nguồn nước bị ô nhiễm, rừng bị suy
giảm…. Vì thế, việc lựa chọn địa chỉ, nội dung, để tích hợp giáo dục bảo vệ
môi trường trong giảng dạy Vật lí là vấn đề quan trọng và cần thiết nhằm
trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức đầy đủ về môi trường và kĩ
4
Trường THCS Hòa Lợi Sáng kiến kinh nghiệm
năng bảo vệ môi trường phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Bên cạnh đó tuyên
truyền giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
2. Thực trạng của đề tài đang nghiên cứu
a) Khái quát phạm vi nghiên cứu:
Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi và trình độ nhận thức
kiến thức bộ môn Vật lí của học sinh THCS. Qua thực tế giảng dạy, dự giờ,
trao đổi các đồng nghiệp, qua công tác điều tra, khảo sát, tham quan,
nghiên cứu tình hình môi trường ở địa phương. Nhận thấy rằng việc tích
hợp giáo dục bảo vệ môi trường đối với bộ môn Vật lí là một biện pháp tốt

nhất nhằm giúp các em có ý thức, trách nhiệm giữ gìn môi trường xung
quanh ngày càng xanh, sạch, đẹp.
b) Thực trạng của đề tài nghiên cứu:
Bảo vệ môi trường hiện nay đang là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong
đó có học sinh. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh không mấy quan tâm, thậm
chí thờ ơ đối với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, trong quá trình dạy học
giáo viên cần giáo dục học sinh biết cách bảo vệ môi trường, trước hết là
môi trường sống xung quanh các em.
Trong quá trình dạy học Vật lí, tôi chắc rằng các giáo viên đã đề cập
đến các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc làm này còn
chưa thường xuyên, đôi khi còn mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi với đời
sống thực tế học sinh. Trong khi đó, Vật lí là môn khoa học mang tính thực
tiễn cao, chúng ta hoàn toàn có thể vừa đưa ra các biện pháp giáo dục bảo
vệ môi trường liên quan đến từng nội dung trong các bài học cụ thể lại vừa
gần gũi với sự hiểu biết của học sinh. Chính điều này sẽ có tác dụng kích
thích tính tò mò, sáng tạo, hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học
sinh, đặc biệt là hướng sự quan tâm của các em tới môi trường để từ đó biết
cách bảo vệ môi trường.
5
Trường THCS Hòa Lợi Sáng kiến kinh nghiệm
c) Nguyên nhân:
- Thời lượng của một tiết học còn hạn chế (45 phút) do đó giáo viên giảng
dạy ngại đi sâu vào việc tích hợp nội dung bảo vệ môi trường.
- Do điều kiện phục vụ dạy học, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, tài
liệu, sách báo cho GV và HS tham khảo chưa được phong phú, chưa đáp
ứng được nhu cầu và hấp dẫn học sinh.
- Kĩ năng sử dụng các phương tiện phục vụ việc dạy học hiện đại của giáo
viên còn hạn chế. Như việc sử dụng máy vi tính để chuẩn bị bài, cập nhật
lưu trữ thông tin; sử dụng máy chiếu projecter để giảng dạy, sưu tầm các tư
liệu điện tử, tranh ảnh, phim liên quan đến môi trường

3. Giải pháp chủ yếu để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong
giảng dạy Vật lí.
a) Cơ sở đề xuất giải pháp:
Hiện nay chúng ta đang đứng trước tình trạng môi trường bị suy
thoái nghiêm trọng. Nguyên nhân do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành
công nghiệp đã thải ra môi trường một lượng khí thải rất lớn, làm ô nhiễm
nghiêm trọng đến môi trường sống. Tuy nhiên việc tích hợp giáo dục bảo
vệ môi trường như trên sẽ không đem lại hiệu quả, học sinh sẽ không hiểu
biết về tác động của môi trường đối với loài người, như thế sẽ làm môi
trường ngày càng mất cân bằng về sinh thái, đe dọa nghiêm trọng đến cuộc
sống con người. Để cho nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường có
hiệu quả tôi mạnh dạn trình bày một số phương pháp tích hợp.
b) Các giải pháp chủ yếu :
• Xây dựng nội dung tích hợp phù hợp với nội dung bài học.
6
Trường THCS Hòa Lợi Sáng kiến kinh nghiệm
Để học sinh nhận thức đúng về vai trò của môi trường đối với cuộc
sống, từ đó có những hành động cụ thể phù hợp thì trước hết cần đưa học
sinh đến những vấn đề gần gũi hoặc phù hợp với nhận thức của các em.
Đối với bộ môn Vật lí, việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh cần
thông qua các nội dung của từng bài học cụ thể trong chương trình học.
• Thu thập tài liệu sinh động và có sức thuyết phục.
- Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc
tìm kiếm bất cứ tư liệu nào trên mạng internet cũng trở nên dễ dàng. Đây là
một điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung
và việc tích hợp bảo vệ môi trường nói riêng.
- Sau khi xây dựng được nội dung tích hợp giáo viên tìm và lựa chọn
những hình ảnh sinh động, ấn tượng phù hợp với yêu cầu để đưa vào bài
giảng.
• Sử dụng máy chiếu projecter để dạy nội dung tích hợp.

Việc sử dụng máy vi tính kết hợp với máy chiếu để dạy học sẽ phát
huy cao tính trực quan của bài dạy. Đặc biệt phần tích hợp bảo vệ môi
trường đòi hỏi không chỉ cung cấp kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là hình
thành ở học sinh thái độ trước các vấn đề về môi trường, điều này sẽ đạt
được hiệu quả cao khi các em được chứng kiến những hình ảnh về thực
trạng cũng như hậu quả của ô nhiễm môi trường.
c) Tổ chức triển khai thực hiện:
• Chuẩn bị nội dung trước mỗi bài dạy
Trước hết giáo viên tìm hiểu vấn đề cần tích hợp, chọn lựa chủ đề
thật gần gũi, thiết thực và sát với nội dung bài học.
7
Trường THCS Hòa Lợi Sáng kiến kinh nghiệm
Ví dụ: Trong bài “Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu - Vật lí 8”. Giáo
viên chọn chủ đề khai thác, sử dụng nguồn nhiên liệu hoá thạch dẫn đến
những thảm hoạ về môi trường và những biện pháp khắc phục.
* Đối với mỗi nội dung cần tích hợp, giáo viên có thể yêu cầu học sinh:
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Học sinh tự đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường hoặc giáo viên đưa ra để
học sinh tìm hiểu.
- Giải thích một số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống của các em.
• Thu thập thông tin và hình ảnh trên mạng internet
Cách thông dụng nhất là tìm kiếm hình ảnh trên mạng internet.
Khi chọn được hình ảnh thích hợp nên lưu lại trong một tập tin với
định dạng cỡ ảnh to nhất (khi đưa vào giáo án điện tử hình ảnh sẽ đạt chất
lượng cao hơn)
• Lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để tích
hợp.
Việc lựa chọn thời điểm và nội dung để tích hợp hết sức quan trọng.
Một mặt nó làm cho bài dạy trở nên sinh động và có ý nghĩa, mặt khác nếu
lựa chọn không phù hợp sẽ làm cho bài dạy bị đứt quãng và xa rời trọng

tâm kiến thức. Ý thức được điều này giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ
lưỡng các phương án tích hợp để vừa đảm bảo dạy đúng, dạy đủ vừa đạt
được mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường.
* Ví dụ: Khi dạy bài: Bài 21: Đối lưu - Bức xạ nhiệt
Vị trí tích hợp: Sau khi học sinh đã làm các bài tập vận dụng phần đối
lưu
8
Trường THCS Hòa Lợi Sáng kiến kinh nghiệm
* Đối lưu là sự truyền nhiệt năng bằng các dòng chất lỏng hoặc chất
khí. Đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
• Trong phòng ngủ kín không có đối lưu không khí sẽ rất ngột ngạt, khó
chịu. Biện pháp khắc phục: nên mở cửa sổ trước khi đi ngủ khoảng 15
phút để không khí lưu thông dễ dàng, giúp giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn.
• Trong bếp lò hay các lò cao ở các xí nghiệp, nhà máy khi không khí
trong lò bị đốt nóng sẽ rất ngột ngạt.
*Biện pháp khắc phục: Người ta dùng những ống khói rất cao để thông
gió (tạo ra lực hút khí) khi đó không khí trong lò bị đốt nóng theo ống khói
bay lên đồng thời không khí lạnh ở bên ngoài lùa vào cửa lò. Nhờ đó luôn
có đủ không khí để đốt cháy nhiên liệu. Mặt khác ống khói cao làm cho
khói thải ra bay lên cao, chống ô nhiễm môi trường.
• Khi dùng rơm, trấu, mạt cưa để nấu bếp, ta thấy có rất nhiều bụi làm
không gian bếp ngột ngạt.
*Biện pháp khắc phục: Người ta đã chế tạo loại bếp có ống khói để khói
bụi có thể thoát lên cao.
* Ví dụ: Khi dạy bài: Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay
đứng yên? - Vật lí 8
9
Trường THCS Hòa Lợi Sáng kiến kinh nghiệm
Vị trí tích hợp: Sau khi học sinh nắm được khái niệm hiện tượng
khuếch tán.

Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất tự hoà lẫn vào nhau.
Hiện tượng khuếch tán có thể xảy ra ở chất lỏng, chất khí, giữa chất
lỏng và chất khí, thậm chí còn xảy ra ở chất rắn.
Mặc dù không khí nhẹ hơn nước biển nhưng ở trong nước biển
vẫn có không khí. Nếu thiếu không khí, các loài sinh vật trong lòng đại
dương không thể sống được.
Có nhiều tàu chở dầu bị tai nạn làm dầu loang rộng trên mặt biển.
Chẳng hạn: Tàu Alpha-1 của Hy Lạp chở 2000 tấn dầu thô bị chìm ở
Piraeus.
Tàu Prestige chở hơn 77000 tấn dầu chìm ngoài khơi vùng biển Tây
Ban Nha làm tràn dầu trên biển trở thành sự cố tràn dầu nguy hại nhất từ
trước đến nay; Tàu chở cần trục đâm phải tàu chở dầu ngoài khơi phía Tây
Hàn Quốc khiến 66000 thùng dầu thô bị tràn ra biển ) làm cho không khí
không thể khuếch tán vào nước làm chết rất nhiều sinh vật sống trong lòng
đại dương, đồng thời cũng ảnh hưởng đến nhiều loài sinh vật biển khác
nữa.
* Biện pháp khắc phục: Các ngành chức năng cần kiểm tra tàu chở dầu
trước khi lưu thông trên biển và cần đảm bảo các quy tắc an toàn trong suốt
quá trình lưu thông. Các tàu thường xuyên liên lạc với trung tâm cũng như
10
Trường THCS Hòa Lợi Sáng kiến kinh nghiệm
với các tàu khác trong khu vực lưu thông, tránh các vụ tai nạn đáng tiếc xảy
ra, không những gây thiệt hại cho người và tài sản mà còn làm ô nhiễm môi
trường, rất lâu sau mới có thể khắc phục được.
* Ví dụ: Khi dạy bài: Bài 26: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu
Vị trí tích hợp: Sau khi học sinh đã tìm hiểu nhiên liệu là gì và lấy các
ví dụ về nhiên liệu thường gặp.
Hiện nay, than đá, dầu mỏ, khí đốt đang là các nhiên liệu chủ yếu của
con người. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng các nhiên liệu này đã và
đang gây những hậu quả vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường

sống của con người: hạn hán, lũ lụt, bão, sóng thần, khí thải từ nhà máy, xe
cộ làm ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất gây mưa axít, thủng tầng
ôzôn
Bắc Kinh, Trung Quốc chìm trong khói bụi do sử dụng nhiên liệu hoá
thạch gây ra
11
Trường THCS Hòa Lợi Sáng kiến kinh nghiệm



Hậu quả của việc khai thác và sử dụng năng lượng hoá thạch
Vậy con người cần làm gì để bảo vệ môi trường?
Chúng ta biết rằng, các nguồn năng lượng nói trên không phải vô tận
mà chỉ trong vòng khoảng 50 năm nữa các nguồn nhiên liệu này sẽ cạn
kiệt. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ vô cùng cấp bách của con người là
phải tiết kiệm các nhiên liệu sẵn có, đồng thời phải nghiên cứu tìm ra các
nhiên liệu mới thay thế.
Hiện nay con người đã tìm ra nhiều nguồn năng lượng sạch, dồi dào
phục vụ cho sản xuất và cuộc sống:
12
Trường THCS Hòa Lợi Sáng kiến kinh nghiệm
• Năng lượng từ đại dương (nước biển): phong phú nhất là các quốc gia
có biển lớn. Sóng và thuỷ triều làm quay tuabin máy phát điện.
• Năng lượng Mặt Trời: Dùng chạy pin Mặt Trời.
Bắt chước quá trình quang hợp của thực vật, hiện nay các nhà khoa
học đang nghiên cứu tìm cách biến đổi năng lượng của ánh nắng (nguồn
nguyên liệu vô tận) thành nguồn nhiên liệu sạch và thân thiện với môi
trường.
• Năng lượng gió: Sử dụng sức gió để quay tuabin máy phát điện. Đây là
nguồn năng lượng dồi dào, có ở mọi nơi.

• Dầu thực vật dùng để chạy xe, chẳng hạn cải dầu.
13
Trường THCS Hòa Lợi Sáng kiến kinh nghiệm
• Năng lượng từ sự lên men sinh học: Được tạo từ sự lên men sinh học
của đồ phế thải sinh hoạt nhằm tạo khí mêtan.
• Một trong những nhiên liệu có triển vọng thay thế cho dầu và khí đốt là
hiđrô, vì:
- Hiđrô có năng suất tỏa nhiệt cao hơn dầu và khí đốt. Đây là khí có nhiệt
cháy cao nhất trong tất cả các nhiên liệu có trong thiên nhiên, đã được sử
dụng làm nhiên liệu phóng các tàu vũ trụ.
- Hiđrô được điều chế bằng cách dùng năng lượng Mặt Trời để điện phân
nước biển. Như vậy, nguồn nguyên liệu để điều chế hiđrô có thể coi là vô
tận.
- Hiđrô lỏng có thể vận chuyển dễ dàng bằng các bình chứa hoặc ống dẫn.
- Hiđrô khi bị đốt cháy không toả ra các khí độc như các nhiên liệu khác.
Các nhà khoa học chứng kiến việc thực nghiệm máy phát điện chạy bằng nước của TS
Nguyễn Chánh Khê
* Ví dụ: Khi dạy bài: Bài 28: Động cơ nhiệt
Vị trí tích hợp: Sau khi học sinh trả lời C5 phần vận dụng
Động cơ nhiệt được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống. Tuy nhiên,
động cơ nhiệt lại gây ra những tác hại rất lớn đối với môi trường sống của
chúng ta:
- Gây ra tiếng ồn
- Xả vào môi trường sống các khí độc sinh ra từ việc đốt cháy nhiên liệu.
14
Trường THCS Hòa Lợi Sáng kiến kinh nghiệm
*Biện pháp khắc phục:
• Hạn chế sử dụng động cơ nhiệt.
• Cải tiến động cơ nhiệt thân thiện với môi trường.
• Nghiên cứu, thử nghiệm để đưa vào sử dụng rộng rãi loại xăng ethanol,

đây là loại nhiên liệu tiết kiệm và giảm bớt khí thải CO
2
ra môi trường.
Hiện ở Việt Nam mới thử nghiệm cho xe Taxi.
• Thay thế động cơ nhiệt bằng những động cơ khác không làm hoặc ít làm
ô nhiễm môi trường: Vừa qua hãng GM và Segway đã phối hợp sản
xuất thành công loại ôtô 2 bánh đầu tiên trên thế giới với 2 chỗ ngồi.
Loại xe này sử dụng một bộ pin để hoạt động, vì vậy rất thân thiện với
môi trường. Loại xe này có thể chạy với vận tốc 56km/h. Chỉ cần mất
vài phút cho một lần sạc pin.
* Qua quá trình tổ chức triển khai thực hiện chuyên đề trên tôi nhận thấy
rằng học sinh yêu thích môn học hơn, chất lượng bộ môn tăng lên rõ rệt, số
học sinh khá giỏi tăng, học sinh yếu kém giảm. Cụ thể:
Học kì I năm học 2011-2012 chất lượng bộ môn Vật lí:
- Khá, giỏi: 44%
- Yếu, kém: 21%.
Học kì II năm học 2011-2012 chất lượng bộ môn Vật lí:
- Khá, giỏi: 48%
15
Trường THCS Hòa Lợi Sáng kiến kinh nghiệm
- Yếu, kém: 0%.
Tuy nhiên quan trọng nhất là hầu hết tất cả các học sinh đều có ý thức tự
giác bảo vệ môi trường xung quanh, làm cho khuôn viên trường THCS Hòa
Lợi trở nên xanh, sạch, đẹp.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Trong quá trình dạy học, tôi rất chú trọng tới việc giáo dục cho học
sinh các biện pháp bảo vệ môi trường. Tôi nhận thấy, việc học sinh được
tiếp cận với những vấn đề hết sức gần gũi trong cuộc sống đã làm cho các
em học tập sôi nổi, chủ động và tích cực hơn. Các em rất hứng thú trong

việc tìm hiểu, đưa ra nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, đồng thời đưa
ra các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường và một điều quan trọng mà tôi
nhận thấy là các em đã biết quan tâm đến môi trường nhiều hơn, có ý thức
tham gia bảo vệ môi trường tốt hơn.
2. Kiến nghị:
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy bằng giáo án điện tử
ngành giáo dục và đào tạo cung cấp thêm laptop và đầu chiếu projecter.
- Sở Giáo dục và Đào tạo hàng năm nên tổ chức học tập chuyên đề
“phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường” và chuyên đề “sử
dụng tiết kiệm năng lượng có hiệu quả” đối với bộ môn Vật lí để giáo viên
có thêm kiến thức và có điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong
giảng dạy.
Hòa Lợi, ngày 18 tháng 5 năm 2012
Người viết
Vũ Ngọc Lương
16
Trường THCS Hòa Lợi Sáng kiến kinh nghiệm
ĐÁNH GIÁ
1. Đánh giá của Hội đồng khoa học nhà trường:
Hội đồng khoa học trường THCS Hòa Lợi thống nhất xếp loại:____
Chủ tịch Hội đồng khoa học trường
Hiệu trưởng
17
Trường THCS Hòa Lợi Sáng kiến kinh nghiệm
Tàu thuỷ cũng góp phần đáng kể gây ô
nhiễm không khí
18
Trường THCS Hòa Lợi Sáng kiến kinh nghiệm
19
Trường THCS Hòa Lợi Sáng kiến kinh nghiệm

20

×