Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Phân tích tác động của các chính sách thương mại đến hiệu quả phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm ngư nghiệp của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.93 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM ĐẾN
HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NGƯ NGHIỆP SANG THỊ
TRƯỜNG HOA KỲ 2
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NGƯ
NGHIỆP Ở VIỆT NAM 24
2.1. Giải pháp cho các hạn chế còn tồn tại 24
2.2.Phương hướng thúc đẩy xuất khẩu trong tương lai 24
2.1.2. Giải pháp từ phía hiệp hội 26
2.2 Phương hướng phát triển xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam 28
LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được nối lại vào đầu
những năm 1990 thì quan hệ giữa hai nước đã tiến triển rất tích cực, khi tổng thống
Mỹ Bill Clinton tuyên bố rộng rãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế vào tháng 2/1998 thì mối
quan hệ giữa hai nước mới thực sự phát triển.
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ không chỉ có tác dụng quan hệ giữa hai
nước mà còn mở rộng quan hệ Việt Nam với nhiều nước khác. Khi hiệp định thương
mại có hiệu lực thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đã tăng
một cách đáng kể. Trong đó có ngành xuất khẩu thủy sản đóng một phần không nhỏ
trong việc phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản sang thị
trường Hoa Kỳ vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức vì thị trường Hoa Kỳ ngoài áp
dụng chính sách thuế quan mà còn áp dụng các chính sách phi thuế quan rất tinh vi
nhằm hạn chế xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Vì vậy nhóm em đã lựa chọn đề tài:
“Đề tài: Phân tích tác động của các chính sách thương mại đến hiệu quả phát triển
thị trường xuất khẩu sản phẩm ngư nghiệp của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ”.
Chúng em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Hoàng Việt đã tận tình hướng dẫn
chúng em hoàn thành đề tài này, và các phương tiện truyền thông đã tạo điều kiện giúp
chúng em thu thập số liệu liên quan tới đề tài một cách chính xác nhất. Bài thảo luận
của chúng em vẫn còn một số thiếu sót, em hy vọng được nhận thêm những ý kiến từ
thầy (cô) và các bạn.


Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!
1
Đề tài: Phân tích tác động của các chính sách thương mại đến hiệu quả phát triển
thị trường xuất khẩu sản phẩm ngư nghiệp của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
Chương 1: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA
VIỆT NAM ĐẾN HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
SẢN PHẨM NGƯ NGHIỆP SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
1.1. Chính sách cạnh tranh và phát triển thị trường thị trường xuất khẩu ngư nghiệp
Việt Nam
1.1.1. Đánh giá thị trường Hoa Kỳ
Thị trường Hoa Kỳ luôn là thị trường hấp dẫn không chỉ đối với các nước châu Á
trong đó có Việt Nam mà còn là mục tiêu của nhiều nước trong châu lục khác. Trong
số các thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản của Việt Nam thì Hoa Kỳ là thị trường
khá rộng lớn và giàu tiềm năng, chỉ đứng sau Nhật Bản. Hoa Kỳ với 280 triệu dân, thu
nhập bình quân đầu người trong top cao nhất thế giới, đời sống vật chất của người dân
Hoa Kỳ ở mức rất cao nên nhu cầu các sản phẩm thực phẩm là rất lớn cả về số lượng
và chất lượng, trong đó đặc biệt là nhu cầu về sản phẩm ngư nghiệp. Sức mua của
người dân Hoa Kỳ lớn, giá cả ổn định, mặt hàng chất lượng cao, càng đắt giá thì lại
càng dễ tiêu thụ. Hoa Kỳ có một ngành thủy sản khá phát triển tuy nhiên nó vẫn không
đủ đáp ứng nhu cầu của người dân về chủng loại và chất lượng ở một số mặt hàng thủy
sản. Chính vì thế Hoa Kỳ vẫn cần phải nhập khẩu từ các nước khác. Khi đời sống cao
thì nhu cầu về các loại hải sản tăng lên mạnh mẽ. Các loại hải sản xuất hiện trên thị
trường với nhiều loại khác nhau, tạo nên sự phong phú và đa dạng. có rất nhiều loại
sản phẩm trên thị trường được chế biến với công nghệ khác nhau nhưng mang thương
hiệu khác nhau của nhiều hang trong và ngoài nước. Hơn nữa người dân Hoa Kỳ lại rất
tự do trong lựa chọn hàng tiêu dùng, họ có thể tự do lựa chọn một sản phẩm trong
hoặc ngoài nước miễn là đáp ứng được nhu cầu của họ. Do đó rất nhiều tổ chức kinh
doanh trong và ngoài nước Hoa Kỳ đổ xô vào thị trường tiêu thụ béo bở này tạo nên
một môi trường cạnh tranh khá căng thẳng. Việt Nam với những lợi thế riêng về chất
lượng sản phẩm tự nhiên, hàng năm nước ta vẫn xuất khẩu sang Hoa Kỳ một số lượng

lớn hàng ngư nghiệp được chế biến theo nhiều hình thức khác nhau. Chỉ tính riêng
năm 1999 nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ lên tới con số kỷ lục là 9,3 tỷ USD. Vào
được thị trường Hoa Kỳ tức là hàng hóa uy tín chất lượng cao, bởi vì phải đảm bảo vệ
sinh an toan thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP. Nhìn chung Hoa Kỳ là một thị trường
tiêu thụ rộng lớn và giàu tiềm năng. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng là một thị trường khá
khắt khé. Thị trường luôn mở rộng do nhu cầu tiêu dùng cao, nhưng một sản phẩm
phải đạt tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượng, độ an toàn thực phẩm và hàm lượng chất
dinh dưỡng thì mới đủ khả năng xuất hiện và cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ. Nếu
2
không có đủ tất cả các yêu cầu trên thì sản phẩm sẽ bị người tiêu dùng Hoa Kỳ tẩy
chay, khả năng tồn tại và phát triển sản phẩm đó rất khó khăn. Đó là đối với người tiêu
dùng, còn đối với Chính phủ Hoa Kỳ cũng có rất nhiều quy định đặt ra cho các sản
phẩm htuyr sản nhập khẩu. Khi đưa sản phẩm thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ, chúng
ta phải quan tâm và hiểu được hệ thống pháp luật Hoa Kỳ. Hệ thống này khá phức tạp,
chặt chẽ và mới lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, vì vậy phải tìm hiểu rõ các luật
mà Hoa Kỳ đưa ra để tránh phải gánh chịu những thiệt thòi trong kinh doanh. Có thể
đơn cử một số luậ như sau:
- Luật chống độc quyền đư ra các chế tài hình sự khá nặng đối với những hành vi
độc quyền hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh, cụ thể phạt tiền đến 1
triệu USD, đối với các công ty 100000 USD hoặc 3 năm tù với cá nhân
- Luật về trách nhiệm sản phẩm, theo đó người tiêu dùng bị thiệt hại có thể kiện nhà
sản xuất về mức bồi thường thiệt hại quy định gấp nhiều lần thực tế.
- Luật liên bang và các tiểu bang của Hoa Kỳ được áp dụng trong lĩnh vực thuế kinh
doanh đòi hỏi ngoài việc nắm vữ luật của tiểu bang mà các doanh nghiệp có quan hệ
kinh doanh còn phải nắm vững luật của Liên bang nữa.
Vì vậy có thể nói sự phù hợp cao giữa việc xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam
với yêu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ. Thị trường Hoa Kỳ luôn là thị trường khó tính của
thế giới. Hàng ngư nghiệp nhập khẩu và Hoa Kỳ phải qua kiểm tra chặt chẽ của cục
quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) theo tiêu chuẩn HACCP. Vấn đề vệ
sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường, bảo vệ sinh thái… là những lý do Hoa Kỳ đưa ra

để hạn chế nhập khẩu.
Bên cạnh đó nước xuất khẩu phải trải qua một số thủ tục hải quan khá chặt chẽ. Hệ
thống thuế quan của Hoa Kỳ (gọi tắt là HTS)hiện không chỉ thi hành ở Hoa Kỳ mào
còn hầu hết các quốc gia thương mại lớn của thế giới đang áp dụng … Nhiều loại thuế
Hoa Kỳ đánh theo tỷ lệ trên giá trị hàng hóa, tức là mức thuế được xác định dựa trên tỷ
lệ phần trăm giá trị hàng nhập khẩu, mức thuế biến động từ 1 – 40% trong đó mức
thông thường là 2 – 7% giá trị hàng nhập khẩu. Hầu hết các đối tác thương mại của
Hoa Kỳ đều được hưởng quy chế đối xử thương mại bình thường (NTR). Hàng hóa
của các nước thuộc diện NTR khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ chỉ phải chịu mức thuế thấp
hơn nhiều so với hàng hóa không có NTR của Hoa Kỳ. Hơn nữa tính cạnh tranh trên
thị trường Hoa Kỳ rất cao, nhiều nước trên thế giới có lợi thế tương tự Việt Nam cũng
đề coi thị trường Hoa Kỳ là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất khẩu ngư
nghiệp hay cũng như các hàng hóa khác. Ta bước vào thị trường Hoa Kỳ chậm hơn so
với đối thủ, khi mà thị trường đã ổn định về: người mua, người bán, thói quen, sở
3
thích…. Đây cũng là một trong những thách thức đối với hoạt động xuất khẩu hàng
hóa, hàng ngư nghiệp nói riêng của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
1.1.2. Các mô hình chiến lược thị trường và định hướng chính sách phát triển thị
trường xuất khẩu ngư nghiệp Việt Nam giai đoạn hiện nay
a.Định hướng chính sách phát triển
Nhà nước có chính sách bảo đảm phát triển thủy sản bền vững: khuyến khích tạo
điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy
sản, đảm bảo tái tạo nguồn lợi thủy sản và phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển,
sông, hồ, đầm, vựng tự nhiên. Nhà nước khuyến khích tổ chức cá nhân đầu tư nghiên
cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tiên tiến phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kết
cấu hạ tầng, phát triển nuôi thủy sản sạch, đẩy mạnh hoạt động khuyến ngư để phục
vụ có hiệu quả hoạt động thủy sản, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, khuyến
khích các tổ chức cá nhân tham gia bảo hiểm về người và thuỷ sản trong hoạt động
thủy sản.
• Về khai thác thủy sản:

Nhà nước có chính sách đồng bộ về đầu tư, đào tạo nghề, xây dựng hệ thống thông
tin liên lạc, điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường, dịch vụ hậu cần khuyến khích tổ
chức cá nhân phát triển khai thác thuỷ sản xa bê. Tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt
động khai thác thủy sản xa bờ được áp dụng theo luật khuyến khích đầu tư và ảnh
hưởng các chính sách ưu đãi khác của nhà nước.
• Về nuôi trồng thuỷ sản
Được cơ quan chuyên ngành phổ biến đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật mới
về nuôi trồng thuỷ sản, thông báo về tình hình môi trường dịch bệnh, thông tin về thị
trường thuỷ sản.
Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập
trung theo qui hoạch kế hoạch phát triển ngành thủy sản.
Nhà nước có chính sách khuyến khích nghiên cứu giống thủy sản quý hiếm, tạo
giống thủy sản quốc gia quản lí công tác xuất nhập khẩu giống thuỷ sản.
• Các hoạt động dịch vụ thuỷ sản
Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển tàu cá phù hợp với chiến
lược khai thác thủy sản xa bờ. Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của cảng cá,
khu neo đậu của tàu cá, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của bến cá, chợ thủy sản
và quản lí kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm ngay tại các chợ đầu mối. Những sự hỗ
4
trợ này góp phần tăng thêm tiềm lực cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tăng
xuất khẩu vào thị trường Mỹ
b.Mô hình chiến lược
Chiến lược 1:
Phát huy tiềm năng thuỷ sản tận dụng những ưu đãi của chính phủ Việt Nam để
khắc phục điểm yếu về nguyên liệu hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng
nguyên liệu đầu vào đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm thuỷ sản của Mỹ.
• Các giải pháp tăng cường đầu tư và nâng cao năng lực quản lí việc đánh bắt cá xa
bờ và nuôi trồng thuỷ sản. Trước tình hình nguồn tài nguyên ven bờ đã cạn kiệt do
khai thác quá công suất trong thời gian qua thì việc tăng sản lượng khai thác đánh bắt
xa bờ là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề nguyên liệu cho chế biến thuỷ

sản xuất khẩu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để lựa chọn những chủng loại thuỷ sản
mới đưa vào xuất khẩu.
• Hỗ trợ doanh nghiệp và các cộng đồng ngư dân phối hợp xây dựng và phát triển cọc
vựng nuôi có tổ chức, tạo ra số lượng lớn, chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn
vệ sinh, với các đối tượng chủ lực ( tôm sú, tôm thể chân trắng, tôm càng xanh, cá tra,
cá basa, cá rô phi ) theo phương thức đa dạng phù hợp với điều kiện sinh thái và môi
trường, giá thành cạnh tranh.
• Tăng cường cho ngư dân đầu tư cải tiến công nghệ khai thác và bảo quản
sản phẩm trên tàu, hỗ trợ phát triển đội tàu hậu cần dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh, nâng cao tỷ lệ sản phẩm đưa vào chế biến xuất
khẩu.
Chiến lược2:
• Đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Việc gia nhập hiệp hội nghề cá các nước Đông Nam Á cũng như gia nhập các tổ chức
của khu vực và thế giới APEC, AFTA các quan hệ hợp tác với các nước về phát
triển thuỷ sản như Trung Quốc, Chi Lê sẽ mở ra cho Việt Nam những cơ hội vô cùng
to lớn để tranh thủ nguồn vốn đầu tư, đổi mới công nghệ đánh bắt chế biến và nuôi
trồng thuỷ sản cũng như học hỏi kinh nghiệm trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản
lí.
Nhà nước cần tạo hành lang pháp lí hấp dẫn hơn đối với đầu tư nước ngoài vào lĩnh
vực phát triển thuỷ sản. Trong đó ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực sau:
5
• Xây dựng cơ sở hạ tầng cảng cá, chợ cá, hệ thống thuỷ lợi cho nuôi trồng
thuỷ sản.
• Các dự án về chuyển giao công nghệ sản xuất giống, nuôi thuỷ sản (bao
gồm cả nuôi nước mặn lợ, nuôi nước ngọt và nuôi biển ).
• Các dự án nâng cấp đổi mới công nghệ chế biến, dự án đầu tư sản xuất thức ăn,
thuốc phòng chữa bệnh phục vụ nuôi trồng thuỷ sản với công nghệ và trang thiết bị
tiên tiến.
• Các dự án hỗ trợ kỹ thuật về đào tạo đội ngũ cán bộ để đổi mới quản lí cho các cơ

quan hành chính, các doanh nghiệp, cán bộ nghiên cứu cung cấp nguồn nhân lực để
nâng cao năng lực chế biến.
• Ngoài ra cần thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư phát triển
thuỷ sản, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực này.
• Đẩy mạnh vai trò của công tác khoa học công nghệ
- Nâng cấp các cơ sở nghiên cứu đào tạo với trang thiết bị hiện đại, đủ năng lực
nghiên cứu, giải quyết những vấn đề về công nghệ, về quản lí nguồn lợi, quản lí môi
trường và an toàn vệ sinh.
- Đẩy nhanh việc nghiên cứu và hướng dẫn áp dụng công nghệ tiên tiến nhất là công
nghệ, các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác hải sản, nuôi trồng, chế biến, cơ
khí, dịch vụ cho thuỷ sản nhằm nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả sản xuất
kinh doanh, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững.
- Lựa chọn và du nhập các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của nước ngoài
để rút ngắn khoảng cách về công nghệ sản xuất thuỷ sản, công nghệ nuôi và bảo vệ tái
tạo nguồn lợi thuỷ sản. Đồng thời nhanh chóng đưa các công nghệ mới này áp dụng
vào thực tiễn sản xuất.
• Hỗ trợ của chính phủ và cơ quan chức năng để nâng cao năng lực chế biến
Hỗ trợ về vốn của chính phủ là một nguồn rất quan trọng đối với tất cả các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản: doanh nghiệp khai thác, nuôi trồng và chế
biến. Cụ thể chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc ưu đãi tín dụng với các
doanh nghiệp thực hiện đổi mới quy trình công nghệ. Hoàn thiện hệ thống sản xuất
giai đoạn 2001-2005 chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước trong
đó nhiệm vụ của khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy sản chiếm tổng vốn đầu tư
27,82 tỷ đồng. Các biện pháp trên nhằm xây dựng ngành thủy sản Việt Nam trở thành
ngành có công nghệ cao và có nhiều sản phẩm giá trị gia tăng lớn, để có sức cạnh
tranh mạnh trên thị trường Mỹ cũng như các thị trường khác.
6
Chiến lược 3:.
• Giải pháp phòng ngừa dư lượng kháng sinh
Mối lo và nguy cơ lớn nhất hiện nay của doanh nghiệp là chính sách “dư lượng bằng

0” của EU, Mỹ và các nước khác, việc hạ thấp ngưỡng phát hiện xuống mức 0,3 ppb
hoặc thấp hơn nữa, trong khi chúng ta chưa có đủ năng lực kỹ thuật để kiểm tra phát
hiện dư lượng kháng sinh ( nhất là các chất dẫn xuất của nitrofurans ) với hàm lượng
thấp như vậy. Chỉ có thể giải quyết vấn đề này bằng một chính sách đồng bộ được áp
dụng trong tất cả các lĩnh vực liên quan trong cả nước. Đề nghị Chính phủ, Bộ thuỷ
sản và các bộ ngành khác coi vấn đề dư lượng kháng sinh là vấn đề sống còn của xuất
khẩu thuỷ sản để khẩn trương áp dụng các biện pháp đồng bộ.
• Đề nghị Bộ chỉ đạo cục an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản có biện pháp tích cực để
cải tiến chất lượng của chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong vùng
nuôi và trong nguyên liệu thuỷ sản phục vụ hữu hiệu cho việc phát hiện sớm dư lượng
kháng sinh trong nguyên liệu thuỷ sản.
• Chống đưa tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản
Tiến hành việc kiểm tra chéo giữa các doanh nghiệp tại khu vực thu mua nguyên liệu
để cùng nhau loại bỏ sự nghi ngờ về việc các xí nghiệp thu mua nguyên liệu tôm đó bị
bơm chích tạp chất, tiến đến việc thực hiện nghiêm túc và tự nguyện các cam kết
không mua tôm có chứa tạp chất. Cần có giải pháp ngăn chặn tình trạng tôm bơm
nước. Xem xét việc tiến hành các nghiên cứu về tỷ trọng từng loại tôm để tìm giải
pháp đơn giản kiểm tra việc tôm bơm chích và ngâm nước.
• Thực hiện các tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất
Bộ thuỷ sản đã ban hành nhiều văn bản bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn của ngành
thuỷ sản 28TCN 130-1998 và 28TCN 129-1998 về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm của các cơ sở sản xuất thuỷ sản.
Đề nghị Bộ thuỷ sản tăng cường kiểm tra các cơ sở chưa được yêu cầu và có chế
tài quy định các doanh nghiệp thực hiện, đồng thời tiến hành phân loại.
Chiến lược 4:
• Đa dạng hoá mặt hàng
Các nhà kinh doanh thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ cần quan tâm đến xu
hướng tiêu dùng thuỷ sản của người Mỹ và nhu cầu của họ. Nghiên cứu các giống mới
7
mà thị trường Mỹ có nhu cầu nếu phù hợp với điều kiện nuôi trồng khí hậu ở Việt

Nam thì có thể nhập khẩu giống, công nghệ nuôi trồng chế biến.
Nhà nước cần hỗ trợ cho người nuôi trồng thực hiện những phương án này đồng
thời phối kết hợp giữa các doanh nghiệp kinh doanh nắm bắt nhu cầu thị trường
Mỹ với các nhà sản xuất thuỷ sản nước ta để tạo ra những sản phẩm đáp ứng tốt
nhất nhu cầu của khách hàng.
• Xây dựng thương hiệu cho hàng thuỷ sản Việt Nam
Khi các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam như tôm, cá tra, cá basa trở thành sản phẩm
chủ lực và có thị phần đáng kể trên thị trường Mỹ thì cũng có không ít rủi ro đi kèm.
Để hạn chế rủi ro, mét trong những nhân tố quan trọng là phải tăng sức cạnh tranh của
mặt hàng trên thị trường. Mà yếu tố góp phần khẳng định chất lượng sản phẩm là
thương hiệu. Do vậy chúng ta cần phải xây dựng thương hiệu uy tín cho các mặt hàng
thuỷ sản Việt Nam.
Chiến lược5:
Dựa trên những kinh nghiệm đã đạt được về phát triển thị trường cùng với sự hỗ
trợ của Nhà nước tận dụng cơ hội từ quan hệ mở rộng hợp tác Việt_Mỹ thông qua
những cầu nối hữu hiệu và các hoạt động xúc tiến thương mại, khắc phục điểm yếu
về công tác thị trường vượt qua thách thức về sự khác biệt văn hoá kinh doanh để
tiếp cận và thâm nhập thị trường Mỹ.
Thương mại và thương vụ Việt Nam tại Mỹ cần xây dựng một chiến lược tổng thể
về thị trường giúp các doanh nghiệp định hướng sản xuất, kinh doanh và xây dựng
chiến lược xuất khẩu thuỷ sản cho riêng mình. Các doanh nghiệp sẽ biết được mặt
hàng nào nên sản xuất và với chất lượng ra sao, mức giá bán là bao nhiêu, đối thủ cạnh
tranh trên thị trường cũng như phương thức cạnh tranh của các đối thủ để xây dựng
chiến lược kinh doanh hiệu quả.
1.2. Chính sách về rào cản thuế quan trong xuất khẩu ngư nghiệp Việt Nam
1.2.1. Chính sách thương mại về thuế quan của Hoa Kỳ
Hiệp định song phương
Hiện nay khi Hiệp định thương mại song phương có hiệu lực, quy chế Tối huệ
quốc (MFN) trong thương mại hàng hoá sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hàng thuỷ
sản Việt Nam vào thị trường đầy hấp dẫn này với sự ưu đãi về mặt thuế suất thuế nhập

8
khẩu MFN. Chẳng hạn với thịt cua thuế suất MFN là 15%; ốc thuế suất tương ứng là
5% và 20%, cá phi lê tơi và động: 0% và 0-5,5 cent/kg; cá khô 4-7% và 25-30%
Tuân thủ các quy định của WTO về hải quan, giấy phép nhập khẩu, tiêu chuẩn kỹ
thuật và các biện pháp vệ sinh và vệ sinh thực vật Ưu đãi Thuế quan. Hiệp định
Thương mại Song phương Hoa Kỳ – Việt Nam là hiệp định đáng chú ý ở chỗ, khác
với các hiệp định thương mại song phương đã từng đàm phán trước đây giữa Mỹ và
các nước thuộc diện điều chỉnh của tu chính án Jackson-Vanik, hiệp định này chứa
đựng các cam kết cụ thể của Việt Nam về việc giảm thuế quan cho khoảng 250 sản
phẩm, khoảng 4/5 trong số đó là nông sản. Ðáng chú ý, mức cắt giảm sẽ từ 33% đến
50% và được thực hiện trong giai đoạn 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Mức
thuế quan của Việt Nam không quá cao đối với một nước đang phát triển (Phòng
Thương vụ ước tính mức thuế suất thuế quan trung bình của Việt Nam là 15%-20%).
Chính quyền Clinton đánh giá bước tiến của Việt Nam trong việc áp dụng thuế quan
theo quy chế Tối huệ quốc là rất đáng kể, khi Việt nam từ tháng 1 năm 1999 đã áp
dụng phụ thu thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu từ những nước mà Việt Nam
không có quan hệ đối xử tối huệ quốc có đi có lại. Trong thời gian Hà Nội và
Washington đàm phán Hiệp định Thương mại Song phương này, Việt Nam đã không
áp dụng khoản phụ thu này đối với hàng hoá nhập khẩu của Hoa Kỳ. Bên cạnh đó,
trong vấn đề tiếp cận thị trường, hiệp định còn có quy định về bảo vệ, theo đó cho
phép một trong hai bên có quyền tạm thời áp đặt thuế quan nhằm ngăn chặn tình trạng
nhập khẩu hàng hoá tăng lên nhanh chóng
Hạn ngạch :
Đối với các nhà nhập khẩu có ý định xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, nhất là các
sản phẩm về nông nghiệp, thường gặp khó khăn do hạn ngạch được áp đặt bởi chính
phủ Hoa kỳ nhằm kiểm soát số lượng hàng hóa nhập khẩu và bảo vệ quyền lợi của một
số các thành phần sản xuất nông nghiệp nội địa, và được phản ánh qua các Đạo luật
của Nghị viện Hoa Kỳ.
Đồng thời với sự cạnh tranh ráo riết của các quốc gia đang phát triển, các doanh
nghiệp sản xuất thủy hải sản của Hoa Kỳ đang gặp khó khăn và phá sản lên tới con số

kỷ lục. Để bảo vệ ngành thủy sản, chính phủ Hoa Kỳ đã áp đặt hạn ngạch hàng năm
cho các nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Thông thường, nếu chưa có sự thỏa thuận, Hoa
Kỳ có quyền đơn phương tuyên bố hạn ngạch và tự áp dụng.
9
Có hai loại hạn ngạch, loại: Hạn ngạch tuyệt đối (absolute quota) và loại Hạn
ngạch thuế quan (tariff-rate quota). Hạn ngạch tuyệt đối là loại tính trên số lượng
cho phép nhập khẩu hàng năm. Nếu số lượng nhập đã lên đúng chỉ tiêu thì hàng nhập
phải chuyển qua kho để tái xuất đi nước khác hoặc chờ cho đến khi có hạn ngạch trở
lại. Hạn ngạch thuế quan là loại hạn ngạch dễ chịu hơn. Loại này cho phép một số
lượng nào đó hàng hoá trong một thời gian nào đó với mức thuế suất giảm (ređuce
rate). Chỗ khác biệt là hàng vượt quá chỉ tiêu sẽ không bị đẩy vào kho hay buộc phải
tái xuất đi nơi khác, hay phải nằm chờ có hạn ngạch trở lại mà vẫn có thể được nhập
với thuế suất cao hơn thuế suất trong phạm vi áp dụng hạn ngạch.
Chống bán phá giá :
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá da trơn sang Mỹ năm 1996, và đến năm 2001 thì số
lượng cá da trơn VN vào Mỹ đã lên đến hơn 9 triệu ký lô. Tuy thế con số này vẫn chỉ
bằng 1,7% tổng số loại cá này tiêu thụ tại Mỹ. Một tỷ lệ khiêm tốn nhưng cũng đủ để
ngành sản xuất nội địa tại Mỹ thấy chướng tai gai mắt. Phát súng đầu tiên được bắn ra
cuối tháng 12.2001, khi các thượng nghị sĩ Trent Lott và John Breaux, đáp ứng chiến
dịch lobby của Hiệp hội các chủ trại cá da trơn Mỹ (Catfish Farmers of America -
CFA), yêu cầu Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật khẳng định là tên gọi catfish chỉ
dành cho loại cá Ictalurus punctatus mà thôi. Cá da trơn VN thuộc vào loại Pangasius.
Từ đó, để tiếp tục được xuất khẩu sang Mỹ, loại cá này phải mang tên là basa, hay cá
tra. Song song với việc ép đổi tên này, các nhà sản xuất Mỹ cũng tung ra tin là cá VN
nuôi trong điều kiện rất thiếu vệ sinh. Một phái đoàn của Bộ Nông nghiệp Mỹ đến tận
đồng bằng sông Cửu Long để điều tra và phủ nhận nguồn tin này. Số lượng cá từ VN
sang Mỹ, dưới tên basa, vẫn tiếp tục tăng.
Ngày 28.6.2002, CFA và một số các công ty chế biến cá da trơn tại Mỹ đệ đơn lên
DOC yêu cầu mở điều tra AD về một số mặt hàng phi-lê cá đông lạnh từ VN, với lý do
là các mặt hàng này, vì được nhập vào Mỹ dưới giá hợp lý, là mối đe doạ cho ngành

sản xuất nội địa Mỹ và qua sự cạnh tranh bất chính này đã chiếm 20% thị trường của
Mỹ, một thị trường trị giá 590 triệu đô la. Ngày 18.7, DOC khởi đầu thủ tục điều tra
và tiến hành các giai đoạn công bố, tập hợp ý kiến các bên. Bên nguyên là CFA và bên
bị là các nhà sản xuất và chế biến VN được đại diện bởi Hiệp hội chế biến và xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam - VASEP). Ngày 8.11, DOC thông báo quyết định coi VN là
nước phi kinh tế thị trường (NME) , sau khi đã nghiên cứu các nhận xét và ý kiến
tranh luận của đôi bên. Bên nguyên đề nghị áp dụng quy chế NME cho VN. Ngược lại,
ngoài VASEP, chính phủ VN, Phòng thương mại Mỹ tại VN, và một số công ty Mỹ
10
hoạt động tại VN như Cargill, Unilever, CitiGroup, New York Life International, ủng
hộ việc công nhận VN là kinh tế thị trường.
Để quyết định áp dụng quy chế kinh tế thị trường hay phi kinh tế thị trường cho
một nước, DOC xem xét các yếu tố sau đây:
- Khả năng chuyển đổi đồng tiền quốc gia sang các ngoại tệ,
- Mức độ tự do ấn định lương bổng qua thoả thuận giữa lao động và chủ nhân,
- Mức độ cho phép đầu tư và hoạt động của liên doanh nước ngoài,
- Mức độ kỉểm soát hay sở hữu của chính quyền đối với các phương tiện sản xuất,
- Mức độ kiểm soát của chính quyền đối với việc phân bố các tài nguyên và các
quyết định về giá cả và sản xuất của xí nghiệp
- Những yếu tố khác được cơ quan thẩm quyền xem là thích hợp.
DOC đi đến kết luận là tuy Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong một
số cải cách kinh tế và để mở cửa thị trường ra bên ngoài, nhưng vẫn chưa tiến hành
công việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Các chức năng thị trường vẫn chưa
đủ mạnh để thay thế chính quyền trong sự vận hành của nền kinh tế, chưa đủ để DOC
sử dụng các giá cả và chi phí tại VN trong việc phân tích bán phá giá.
Sau khi phản đối quyết định bất thuận lợi này, tháng 12.2002, VASEP chính thức
đề nghị DOC dùng Bangladesh là nước thứ ba để tính các chi phí sản xuất. Trong 5
nước DOC đưa ra để VN chọn - Bangladesh, Ấn Độ, Guinea, Kenya và Pakistan -,
Bangladesh được chọn vì gần với VN nhất về một số điểm: mức thu nhập quốc dân
tính theo đầu người (380 USD/người), cùng nằm ở châu thổ các giòng sông lớn thuận

tiện cho việc nuôi cá ngọt, có loại cá rất giống cá basa.
Ngày 27.1.2003, DOC đưa ra phán quyết sơ bộ là các công ty VN bán phá giá cá
tra tại Mỹ, và ấn định các biên độ dumping từ 37.94% đến 61,88 % cho các công ty
này, tùy theo trọng lượng của mỗi công ty, và một mức chung 63,88% cho toàn VN.
Ngay hôm sau, VASEP đã phản đối và nêu lên những sai sót hay điểm bất hợp lý trong
phân tích của DOC. Nhờ vậy, tháng 3.2003, DOC đã quyết định sửa lại mức thuế AD
sẽ áp dụng cho các công ty tham gia vụ kiện (thí dụ từ 61,88% xuống 31,45% cho
Agifish, từ 53,96% xuống 38,09% cho Navisfishco) và giữ nguyên mức 63,88% cho
các công ty không tham gia.
Sau đó DOC trực tiếp điều tra thực trạng nuôi trồng cá basa tại Việt Nam và đề
nghị Việt Nam thảo luận về thỏa thuận đình chỉ vụ và thay bằng việc áp dụng hạn
ngạch và giá đối với việc xuất khẩu mặt hàng này. Tuy thế tháng 5.2003 thì thỏa thuận
về đình chỉ vụ kiện bị đổ vỡ và ngày 17.6, khi đại diện của VASEP có mặt tại phiên
11
họp của ITC để điều trần thì DOC công bố quyết định mới, tăng trở lên lại, tuy là
không nhiều lắm, các biên độ dumping cho hầu hết các công ty, tiếp tục duy trì tình
trạng khẩn cấp đối với công ty Nam Việt và đưa thêm 5 công ty vào trường hợp này.
Bước diễn tiến mới này rất bất lợi, và theo luật sư Lê Công Định, của văn phòng
White & Case bào cãi cho VN, kết luận mới của DOC là một cú sốc đối với tất cả các
thành viên trong đoàn Việt Nam tham dự phiên điều trần trước ITC và đặc biệt là các
doanh nghiệp thủy sản đang làm ăn với Mỹ.
Sau phán quyết cuối cùng này của DOC, kết quả của vụ kiện chỉ còn tuỳ thuộc vào
phán quyết của ITC về vấn đề tổn hại, dựa trên ý kiến của DOC và phần trình bày của
hai bên (VASEP và CFA). Ngày 24.7.2003, ITC đưa ra phán quyết cuối cùng, khẳng
định các doanh nghiệp VN đã bán với giá thấp hơn giá thành và gây tổn hại cho ngành
sản xuất của Mỹ, và ấn định mức thuế suất bán phá giá từ 36,84 đến 63,88%.
Sự thất bại này tuy thế cũng có mặt tốt. Có thể nói là trong lần đụng độ đầu tiên
này, VN đã tiếp cận vấn đề một cách tích cực và cố gắng giới hạn được phần nào sự
tổn thất, dẫu chưa khai thác được đúng mức các yếu tố thuận lợi và còn non kém trong
phong cách lý luận khi ra điều trần trước DOC và ITC. Nhưng đây cũng là cái giá của

kinh nghiệm, như theo lời phát biểu của chủ tịch VASEP, bà Nguyễn Thị Hồng Minh,
tháng 2.2003: "Việt Nam thu được nhiều bài học quý từ vụ kiện cá basa". Các công ty
xuất khẩu Việt Nam đã phải trả 469 đô la một giờ cho một văn phòng luật sư tại
Washington để cãi cho mình trong vụ kiện, trong khi thu nhập của một người nuôi cá
tra ở đồng bằng sông Cửu Long chưa tới 35 đô la một tháng. Kinh phí chi cho vụ kiện
tổng cộng là nửa triệu đô-la. Bài học quý thật, và không thể tránh, nhưng cũng rất đắt.
Và thực tế đã nhanh chóng tạo cơ hội để thử thách sự nhạy bén và khả năng áp dụng
kinh nghiệm của VN.
Ngay sau khi ITC công bố phán quyết cuối cùng, VASEP đã dự trù là sau cá basa,
sẽ đến lượt tôm có thể bị kiện. Cùng với một số nước có thể bị liên can, như Thái Lan,
Indonesia, Ấn Độ và Trung Quốc, ngành tôm VN đã đề ra chương trình hợp tác với
các nhà nhập khẩu và phân phối Mỹ để phản biện các lập luận bán phá giá và tiến hành
các cuộc vận động hành lang nhằm tránh vụ kiện. Ngày 29.12.2003, một nhóm đại
diện cho các nhà sản xuất tôm trong 8 tiểu bang Mỹ đệ đơn lên DOC vả ITC để kiện 6
nước Trung Quốc, Brazil, Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Đối với VN, vụ
kiện mới khởi xướng này có tầm quan trọng đặc biệt vì tôm là mặt hàng thuỷ sản xuất
khẩu lớn nhất của VN vào thị trường Mỹ, với 466 triệu đô-la năm 2002, tức 49% tổng
kim ngạch xuất khẩu tôm của VN. Doanh số xuất khẩu tôm sang Mỹ gấp 10 lần so với
12
cá basa. Do đó có thể đo lường được hậu quả của vụ kiện lên hàng trăm ngàn ngư dân
VN.
Những vụ kiện bán phá giá cũng cho thấy thế yếu của VN khi còn đứng ngoài Tổ
chức thương mại thế giới (WTO). Không là thành viên của WTO thì không kiện được
Mỹ trước Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, không nhờ được WTO xét xử và
can thiệp để ép Mỹ phải rút lại các biện pháp áp thuế AD. Khả năng "kêu oan" trước
WTO cho phép các nước thành viên nhỏ hạn chế tình trạng bị các nước lớn bắt nạt, và
thương lượng được các giải pháp ổn thoả, thuận lợi hơn. Đối với VN, tham gia WTO
còn cho phép tránh được một trong những điểm bất lợi chính là quy chế phi kinh tế thị
trường.
Sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tất yếu cho sự phát triển của đất nước, là con

đường nhiều chông gai. Một nước nghèo và nhỏ như Việt Nam hơn ai hết cần được
bảo vệ bởi những cơ chế và luật lệ qui định sự đàng hoàng trong các quan hệ thương
mại, một sân chơi bình đẳng ít ra là về nguyên tắc nếu chưa hoàn toàn có trong thực tế.
Khung pháp lý của hệ thống thương mại đa phương, tuy còn nhiều khuyết điểm và vẫn
thường xuyên được cải tổ, ngày càng đóng vai trò ấy.
1.2.2.Chính sách thương mại về rào cản kỹ thuật, môi trường và bảo hộ của Hoa Kỳ.
a. Rào cản kỹ thuật đối với thương mại về sản phẩm ngư nghiệp
Hoa Kỳ là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam, trong đó thủy
sản là một trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Tuy nhiên,
những mặt hàng thủy sản có lợi thế của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ cũng chính
là những mặt hàng mà nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là các nước
trong ASEAN có điều kiện thuận lợi để xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Đây cũng
là thị trường có những chính sách quản lý phức tạp nhất. Mặt hàng thủy sản của Việt
Nam cũng gặp phải nhiều rào cản khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ do chưa đáp ứng
yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như các tiêu chuẩn kĩ thuật khắt khe của Hoa
Kỳ.
- Rào cản của Hoa Kỳ đối với thủy sản nhập khẩu
• Quy định của Hoa Kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm
Tiêu chuẩn HACCP ( Hệ thống phân tích mối nguy hiểm và điểm kiểm soát tới
hạn ) nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm thông qua việc phân
tích mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn.
Doanh nghiệp muốn xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ phải gửi kế hoạch, chương trình
HACCP cho cục thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ ( FDA), nếu FDA kết luận là đạt
13
yêu cầu thì doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu, FDA sẽ kiểm tra từng lô hàng
nhập khẩu, nếu phát hiện lô hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bị từ
chối nhập khẩu; sẽ bị trả về nước hoạc tiêu hủy tại chỗ, mọi chi phí phát sinh do doanh
nghiệp chịu, ngoài ra tên doanh nghiệp được đưa vào mục “cảnh báo nhanh” trên
internet. Nếu 5 lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp bị giữ lại ở cảng nhập khẩu để kiểm
tra theo chế độ tự động đảm bảo đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, doanh nghiệp làm đơn

đề nghị sẽ được FDA xóa tên khỏi mục cảnh báo nhanh.
• Luật bảo vệ người tiêu dùng thủy sản thương mại
Theo luật này, bộ thương mại phối hợp với Bộ Dịch vụ và sức khỏe con người xây
dựng cơ sở vật chất nhằm tạo ra một hệ thống nhập khẩu thủy sản an toàn hơn. Hai bộ
được yêu cầu kiểm tra và thực hiện kiểm nghiệm đối với thủy sản nhập khẩu, thanh tra
các co sỏ sản xuất ở nước ngoài, tăng cường nhập khẩu từ các nước có quá trình duy
trì các tiêu chuẩn vệ sinh cao
Luật cho phép tăng cường số lượng và năng lực phòng kiểm nghiệm thuộc cơ quan
quản lí Đại Dương và khí quyển quốc gia ( NOAA) có tham gia chương trình thanh tra
thủy sản của cục nghề cá biển Hoa Kì. Một khoản ngân sách là 15 triệu USD hàng
năm sẽ được cấp cho giai đoạn từ 2009-2013 để thực hiện các điều khoản trong luật
• Quy định về sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản của Hoa Kì
Theo quy định của FDA, ở nhiều nước khác trong nuôi trồng thủy sản trừ những
loại kháng sinh bị cấm, còn lại đều được phép sử dụng, ngược lại ở Hoa Kì, trừ những
loại kháng sinh được phép sử dụng còn lại tất cả đều bị cấm. FDA đã chỉ rõ 6 loại
kháng sinh được phép sử dụng, tên nhà cung cấp, đối tượng, quy định và cách thức sử
dụng từng loại : chorionic ganadotropin, fofmalin solution, tricaine methanesulfonate,
oxytetracyline, sulfamerazine, hỗn hợp sulfadimethoxine.
Bên cạnh đó FDA còn quy định 18 thứ khác không phải là kháng sinh trong nuôi
trồng thủy sản gồm có : axit acetic, calcium chloride, calcium oxide, carbon dioxide
gas, fuller’s earth, tỏi, hydrogen peroxide, ice, magnesium sulfate, hành, papain,
potassium chloride, povidone iodine, sodium bicarbonate, sodium chloride, sodium
sunfite , thiamine hydrochloride, axit ure và tannic
• Dự luật HR.3610 : Luật an toàn nhập khẩu thực phẩm và dược phẩm 2007
- Thu phí sử dụng khi nhập khẩu, phí này dùng cho việc thuê thêm nhân viên kiểm
tra tại cảng nước xuất khẩu và nhập khẩu, tăng cường nhân lực và trang thiết bị cho
14
các phòng của FDA để thực hiện việc kiêm nghiệm thực phẩm và dược phẩm một cách
hiệu quả
- Hạn chế số cảng nhập thực phẩm

- Kiểm soát các nhà nhập khẩu : để truy nguyên nguồn gốc nhập khẩu và xuất trình
lên chính phủ tài liệu về đảm bảo an ninh hệ thống cung cấp. Khi có dấu hiệu vi phạm
công ty phải có trách nhiệm trước pháp luật.
- Tiền phạt : nếu nhà nhập khẩu bị phát hiện nhập các loại thực phẩm không đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bị phạt tiền lên đến 500.000 USD
- Quyền triệu hồi: trao độc quyền độc lập để ra hiệu lệnh triệu hồi các lô sản phẩm
cho FDA thay vì do nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và nhà phân phối thực phẩm quyết
định
- Yêu cầu chứng nhận:
- Hạn chế sử dụng oxit carbon và bắt buộc ghi nhãn
b.Quy định của Hoa Kì về bảo vệ môi trường và nguồn lợi
• Luật bảo vệ động vật biển có vú qui định năm 1972 quy định cấm nhập khẩu động
vật biển có vú và sản phẩm của loại này, trừ khi phục vụ mục đích nghiên cứu khoa
học. Luật cũng cho phép bộ tài chính cấm nhập khẩu cá hoặc các sản phẩm chế biến từ
cá nếu quá trình đánh bắt dẫn đến nguy hiểm cho các loài động vật có vú ở biển mà
vượt quá tiêu chuẩn của Hoa Kì. Ngoài ra, măn 1984 có bổ sung thêm điều luật yêu
cầu các nước xuất khẩu cá ngừ sang Hoa Kì phải chứng minh có áp dụng chương trình
bảo tồn cá heo tương đương với chương trình của hoa kì
• Đạo luật năm 1973 về các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cho phép Bộ Nội
vụ Hoa Kì được quyền cấm nhập khẩu 1 số loài động vật hay họ động vật có nguy cơ
tuyệt chủng
• Luật bảo vệ độngvật hoang dã nằm trong nhóm luật bảo vệ môi trường nhằm bảo
vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, những ai vi phạm luật này sẽ bị xủ lí theo quy định
của luật pháp Hoa Kì
• Luật thực thi lệnh cấm đánh bắt cá ngoài khơi xa bằng lưới quét với quy mô lớn
• Ngoài ra luật công Mỹ 102-162 đã cấm nhập khẩu tôm từ các khu vực trên thế
giới nếu việc đánh bắt gây nguy hiểm cho loài rùa biển trừ khi nước đánh bắt được
chứng nhận đã yêu cầu tàu thuyền đã xử dụng các thiết bị xua đuổi rùa biển
c.Tiêu chuẩn SPSs đối với mặt hàng ngư nghiệp nhập khẩu
Cộng đồng quốc tế đã đề cập đến tác động của các tiêu chuẩn trong buôn bán nông sản

và thực phẩm mà Hiệp định SPS của WTO gây ra. Hiệp định đã làm gia tăng các tranh
chấp thương mại, đáng kể nhất là tranh chấp giữa các nước phát triển mà không thể
giải quyết theo “Quy phạm về Tiêu chuẩn” hiện hành hoặc thông qua các thông lệ giải
quyết tranh chấp của GATT. Tuy nhiên, điều được ghi nhận chung là, những quy định
này là không hiệu quả và thực tế không ngăn ngừa được việc sử dụng các biện pháp
như là các hàng rào thương mại. Các mục tiêu chủ yếu của Hiệp định SPS là nhằm:
15
- Bảo vệ và cải thiện tình trạng sức khoẻ của con người, của động vật và các hiện trạng
vệ sinh thực vật ở tất cả các nước thành viên;
- Bảo vệ các nước thành viên không bị phân biệt đối xử bất hợp pháp và tuỳ tiện do
các tiêu chuẩn vệ sinh và vệ sinh thực vật khác nhau gây ra.
Hiệp định SPS cho phép các quốc gia riêng lẻ áp dụng các biện pháp hợp pháp để bảo
vệ sức khoẻ và cuộc sống người tiêu dùng, của thực vật, động vật, ở mức độ nguy cơ,
rủi ro mà họ cho là hợp lý, miễn là có thể được chứng minh một cách khoa học và
không gây trở ngại không cần thiết đối với thương mại.
• Ngoài ra sau vòng đàm phán Uruguay, rất nhiều tiêu chuẩn được đặt ra cho tất cả
các quốc gia tham gia vào tổ chức thương mại thế giới
Các nước thành viên đưa ra các cam kết về về việc mở cửa thị trường dịch vụ không
phân biệt đối xử trên cơ sở điều chỉnh luật trong nước. Việc điều chỉnh luật sẽ được
tiến hành từng bước, hướng tới xóa bỏ hoàn toàn mọi hạn chế đối với các sản phẩm
dịch vụ nhập khẩu cũng như đối với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài khi tiến hành
cung cấp dịch vụ theo các phương thức khác nhau (Đãi ngộ quốc gia - NT). Đồng thời
mỗi thành viên phải dành cho nhà cung cấp dịch vụ của các thành viên khác đối xử
không kém ưu đãi hơn đối xử mà nước này dành cho một nước thứ ba (Đãi ngộ Tối
huệ quốc - MFT). Cụ thể như sau :
Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) Tối huệ quốc
Là nguyên tắc pháp lí quan trọng nhất của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt của MFN
được thể hiện ngay tại Điều I của Hiệp định CATT (mặc dù bản thân thuật ngữ "tối
huệ quốc"không được sử dụng trong điều này)1. Nguyên tắc MFN được hiểu là nếu
một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này

cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tấtcả các nước thành viên khác. Thông thường
nguyên tắc MFN được quy định trong các hiệp định thương mại song phương. Khi
nguyên tắc MFN được áp dụng đa phương đối với tất cả các nước thành viên WTO thì
cũng đồng nghĩa với nguyên tăc bình đẳng và không phân biệt đối xử vì tất cả các
nước sẽ dành cho nhau sự "đối xử ưu đãi nhất". Nguyên tắc MFN trong WTO không
có tính chất áp dụng tuyệt đối. Hiệp định GATT 1947 quy định mỗi nước có quyền
tuyên bố không áp dụng tất cả các điều khoản trong Hiệp định đối với một nước thành
viên khác (Trường hợp Mĩ không áp dụng MFN đối với Cuba mặc dù Cuba là thành
viên sáng lập GATT và WTO).
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National
Treatment - NT)
- Nguyên tắc NT được hiểu là hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ
nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hoá cùng loại trong
nước. Trong khuôn khổ WTO, nguyên tắc NT chỉ áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ,
16
các quyền sở hữu trí tuệ, chưa áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân. Phạm vi áp dụng
của nguyên tắc NT đối với hàng hoá, dịch vụ và sở hữu trí tuệ có khác nhau. Đối với
hàng hoá và sở hữu trí tuệ, việc áp dụng nguyên tắc NT là một nghĩa vụ chung
(general obligation), có nghĩa là hàng hoá và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài sau khi
đã đóng thuế quan hoặc được đăng kí bảo vệ hợp pháp được đối xử bình đẳng như
hàng hoá và quyền sở hữu trí tuệ trong nước đối với thuế và lệ phí nội địa, các quy
định về mua, bán, phân phối vận chuyển . Đối với dịch vụ, nguyên tắc này chỉ áp dụng
đối với những lĩnh vực, ngành nghề đã được mỗi nước đưa vào danh mục cam kết cụ
thể của mình và mỗi nước có quyền đàm phán đưa ra những ngoại lệ (exception).
- Các nước, về nguyên tắc, không được áp dụng những hạn chế số lượng nhập khẩu
và xuất khẩu, trừ những ngoại lệ được quy định rõ ràng trong các Hiệp định của WTO,
cụ thể, đó là các trường hợp: mất cân đối cán cân thanh toán (Điều XII và XVIII.b);
nhằm mục đích bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ trong nước (Điều XVIII.c); bảo vệ
ngành sản xuất trong nước chống lại sự gia tăng đột ngột về nhập khẩu hoặc để đối
phó với sự khan hiếm một mặt hàng trên thị trường quốc gia do xuất khẩu quá nhiều

(Điều XIX); vì lí do sức khoẻ và vệ sinh (Điều XX) và vì lí do an ninh quốc gia (Điều
XXI).
- Một trong những ngoại lệ quan trong đối với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là vấn
đề trợ giá cho sản xuất hoặc xuất hay nhập khẩu. Vấn đề này được quy định lần đầu tại
Điều VI và Điều XVI Hiệp định GATT 1947 và sau này được điều chỉnh trong thoả
thuận vòng Tôkyô 1979 và hiện nay trong Thoả thuận Vòng đàm phán U ruguay về trợ
cấp và thuế đối kháng, viết tắt theo tiếng Anh là SCM. Thoả thuận SCM có một điểm
khác biệt lớn so với GATT 1947 và thoả thuận Tôkyô ở chỗ nó được áp dụng cho cả
các nước phát triển và đang phát triển. Hiệp định mới về trợ giá phân chia các loại trợ
giá làm 3 loại: loại "xanh"; loại "vàng" và loại "đỏ” theo nguyên tắc "đèn hiệu giao
thông" (traffic lights).
- Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia cùng với MFN là hai nguyên tắc nền tảng quan trọng
nhất của hệ thương mại đa phương mà ý nghĩa thực sự là bảo đảm việc tuân thủ một
cách nghiêm túc những cam kết về mở cửa thị trường mà tất cả các nước thành viên đã
chấp nhận khi chính thức trở thành thành viên của WTO.
Nguyên tắc mở cửa thị trường:
Nguyên tắc "mở cửa thị trường" hay còn gọi một cách hoa mĩ là "tiếp cận" thị
trường (market access) thực chất là mở cửa thị trường cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư
nước ngoài. Trong một hệ thống thương mại đa phương, khi tất cả các bên tham gia
đều chấp nhận mở cửa thị trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một
hệ thống thương mại toàn cầu mở cửa.
17
Về mặt chính trị, "tiếp cận thị trường" thể hiện nguyên tắc tự do hoá thương mại của
WTO. Về mặt pháp lí, "tiếp cận thị trường" thể hiện nghĩa vụ có tính chất ràng buộc
thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường mà nước này đã chấp thuận khi đàm
phán ra nhập WTO.
Nguyên tắc cạnh tranh công bằng:
- Cạnh tranh công bằng (fair competition) thể hiện nguyên tắc "tự do cạnh tranh
trong những điều kiện bình đẳng như nhau” và được công nhận trong án lệ của vụ U
ruguay kiện 15 nước phát triển (1962) về việc áp dụng các mức thuế nhập khẩu khác

nhau đối với cùng một mặt hàng nhập khẩu. Do tính chất nghiêm trọng của vụ kiện,
Đại hội đồng GATT đã phải thành lập một nhóm công tác (Working group) để xem xét
vụ này. Nhóm công tác đã cho kết luận rằng, về mặt pháp lí việc áp dụng các mức thuế
nhập khẩu khác nhau đối với cùng một mặt hàng không với các quy định của GATT,
nhưng việc áp đặt các mức thuế khác nhau này đã làm đảo lộn những “điều kiện cạnh
tranh công bằng” mà U ruguay có quyền "mong đợi” từ phía những nước phát triển và
đã gây thiệt hại cho lợi ích thương mại của U ruguay. Trên cơ sở kết luận của Nhóm
công tác, Đại hội đồng GATT đã thông qua khuyến nghị các nước phát triển có liên
quan "đàm phán" với U ruguay để thay đổi các cam kết và nhân nhượng thuế quan
trước đó. Vụ kiện của U ruguay đã tạo ra một tiền lệ mới, nhìn chung có lợi cho các
nước đang phát triển. Từ nay các nước phát triển có thể bị kiện ngay cả khi về mặt
pháp lí không vi phạm bất kì điều khoản nào trong hiệp định GATT nếu những nước
này có những hành vi trái với nguyên tắc "cạnh tranh công bằng.
1.3. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm ngư nghiệp của Việt Nam sang Hoa Kỳ
1.3.1.Thực trạng thực hiện chính sách thuế quan của Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu
sản phẩm ngư nghiệp sang Hoa Kỳ
Có thể nói trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam hiện nay, Mỹ
được đánh giá là thị trường đầy triển vọng. Bắt đầu từ sau năm 2001 thi trường Mỹ đã
trở thành thị trường dẫn đầu của Việt Nam. Mỹ đã sử dụng các hiệp định, chính sách
hay các nghị quyết để tạo nên hàng rào thuế quan trực tiếp tác động đến lượng hàng
hoá xuất khẩu vào thị trường của mình. Các chính sách này đều mang lại những thuận
lợi và khó khăn riêng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng và ngành thuỷ sản
Việt Nam nói chung. Điều này buộc các doanh nghiệp cũng như nhà nước phải thực
hiện các biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm ngư nghiệp của mình một cách
thuận lợi sang Hoa Kỳ:
- Hiệp định thương mại Việt_ Mỹ(BTA)
18
Ngày 28/11/2001 nghị quyết số 48/2001/QH1 về phê chuẩn hiệp định giữa
CHXHCN Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kì về quan hệ thương mại đã
được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 10 thông qua.

BTA gồm 7 chương với nhiều nội dung liên quan đến thương mại, đầu tư, sở hữu trí
tuệ…trong đó nội dung tác động nhiều đến hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và
xuất khẩu thủy sản nói riêng là nội dung về thương mại hàng hóa. Theo hiệp
định thì Việt Nam được hưởng một số ưu đãi.
Cụ thể tác động của hiệp định thương mại Việt-Mỹ. Sau 3 năm triển khai, hiệp
định thương mại Việt-Mỹ (BTA) đang tiếp tục chứng minh vai trò chủ lực trong
việc thúc đẩy quan hệ thương mại đầu tư giữa hai quốc gia lên bước phát triển sâu
rộng bền vững và phong phú hơn:
Từ ngày 11/12/2001 với mức thuế xuất nhập giảm từ 40-50% xuống còn 3-4%,
thời điểm mà BTA bắt đầu có hiệu lực, thương mại song phương giữa hai
nước tăng trưởng nhanh chóng, Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ
tăng gấp 4 lần từ 1,05 tỷ USD lên đến 4,55 tỷ USD năm 2003 và 10 tháng đầu năm
2004 đạt được trên 4,04 tỷ USD tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó xuất
khẩu thủy sản năm 2004 vào Mỹ đạt 91380,69 tấn tương đương 602969450
USD chiếm 25,12% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Mỹ là thị trường thủy sản lớn
thứ hai sau Nhật Bản (32,10%).
Tuy nhiên hàng xuất khẩu thủy sản của thị trường Việt Nam vào thị trường Mỹ
hiện nay vẫn chủ yếu là hàng thô sơ, hàng sơ chế. Hàng chế biến sâu và hàng giá trị
gia tăng vẫn còn ít cho nên chưa khai thác tốt được lợi thế về giảm thuế xuất nhập
khẩu mà hiệp định thương mại Việt Mỹ mang lại. Điều này có thể thấy khi xem xét
biểu thuế nhập khẩu đối với hàng thủy sản của Mỹ:
19
 Khắc phục những nhược điểm này Việt Nam đã tiếp tục đầu tư công nghệ
nâng cao năng lực chế biến để có được những mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng
cao, khai thác được lợi thế về việc giảm thuế xuất nhập khẩu mà hiệp định thương mại
Việt Mỹ mang lại.
Lý do thực chất Việt Nam bị áp vụ kiện này là do giá cá của ta rẻ hơn cá catish của
Mỹ những 1 USD/kg và tốc độ xuất khẩu vào Mỹ tăng nhanh. Cụ thể vào ngày 17
tháng 6 năm 2003, Bộ thương mại Hoa Kỳ( DOC) đã kết luận Việt Nam bán phá giá
cá Basa, cá đông lạnh vào thi trường Mỹ. Do đó sản phẩm này phải chịu thuế chống

bán phá giá 44,66-63,88%, bốn công ty có tham gia vào quá trình điều tra bán phá giá
gồm Agifish, Cataco, Nam Việt và Vĩnh Hoàn sẽ chịu mức thuế từ 36,84 đến 52,90%,
những công ty khác có tham gia vào vụ kiện nhưng chỉ trả lời câu hỏi trong bô câu hỏi
điều tra bán phá giá của DOC sẽ chịu mức thuế 44,66%, các đơn vị khác có tham gia
tham gia vào xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ nhưng không theo kiện sẽ chịu mức thuế là
63,88%. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất khẩu cá tra và cá basa của Việt
Nam. Đây cũng là một thách thức lớn đối với hàng thủy sản Việt Nam khi xuất khẩu
sang Hoa Kỳ.
Trước tình hình này, các doanh nghiệp Việt Nam tập hợp trong VASEP (Hiệp hội
Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam) cũng đã sẵn sàng những biện pháp đối
phó, trong đó có việc ký hợp đồng với Công ty luật White & Case - Công ty Luật lớn
đứng thứ 5 ở Mỹ để tư vấn cho thành viên của hội, chuẩn bị đối phó với khả năng Mỹ
mở cuộc điều tra về việc bán phá giá đối với cá tra, cá basa nhập từ Việt Nam. Tuy
nhiên Sáng ngày 24/7/2003, sau một thủ tục bỏ phiếu chỉ kéo dài 40 giây, không một
lời giải thích, Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đã đưa ra phán quyết cuối
20
cùng về vụ kiện cá basa. Theo đó cơ quan này đã khẳng định các doanh nghiệp Việt
Nam bán cá basa vào thị trường Mỹ thấp hơn giá thành, gây tổn hại cho ngành sản
xuất cá da trơn của Mỹ và ấn định mức thuế suất chống bán phá giá rất cao từ 36,84%
đến 63,88%. Cả 4 thành viên của ITC dự họp đều bỏ phiếu thuận theo đề nghị của Bộ
Thương mại Mỹ (DOC) và khẳng định các bằng chứng về việc cá filê đông lạnh của
Việt Nam được bán phá giá là hợp lý, bất chấp sự phản đối gay gắt từ các doanh
nghiệp thủy sản Việt Nam, của nhiều thượng nghị sỹ và báo giới Mỹ.
1.3.2.Thực trạng thực hiện chính sách thương mại để vượt rào cản kỹ thuật, môi
trường và bảo hộ sản phẩm ngư nghiệp để xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ
Nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh ATTP của Hoa Kỳ, ngành thủy sản Việt
Nam ngày càng chú trọng tới việc đả bảo các tiêu chuẩn này, đặc biệt là việc kiểm soát
dư lượng kháng sinh trong sản phẩm và thực hiên tiêu chuẩn HACCP. Mặc dù vẫn còn
tồn tại nhiều bất cập nhưng ngành thủy sản cũng đã đạt được những thành công nhất
định.

Tình hình đáp ứng tiêu chuẩn HACCP
Nhằm đáp ứng tốt các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm trong
những năm gần đây ngành thủy sản Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề ATVSTP cho
người tiêu dùng trong nước và trên thế giới. Năm 2007, ngành thủy sản Việt Nam đã
tham gia xây dựng Luật ATVSTP và dự thảo Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, áp
dụng các biện pháp cấp bách kiểm soát hóa chất, kháng sinh trông mặt hàng thủy sản
xuất khẩu, quy định chỉ tiêu kiểm tra và mức giới hạn tối đa cho phép đối với hàng
xuất khẩu vào Hoa Kỳ, thực hiện các hoạt độngkiểm tra hóa chất, kháng sinh cấm
trong nuôi trồn chế, tỉ lệ mạ băng trong sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường khác là
Liên Xô và EU.
Theo số liệu của NAFIQAVED tính đến hết năm 2008 thì Việt Nam có 432 cơ sở
sản xuất, kinh doanh thủy sản đạt tiêu chuẩn ngành thủy sản Việt Nam về điều kiện
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
HAVICO là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đã đi đầu trong việc áp dụng hệ
thống quản trị tích hợp 5 tiêu chuẩn quốc tế đồng thời với việc đảm bảo các hoạt động
xã hội và chăm lo đời sống người lao động, đó là:
- Hệ thống Quản lý chất lượng(QMS) phù hợp ISO 9001:2000
- Hệ thống Kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm phù hợp tiêu chuẩn
HACCP Codex Rev2.2005
21
- Hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo tính an toàn và hợp pháp của sản phẩm phù
hợp BRC- Global Standards Food Rev 4.2005
- Hệ thống Quản lý môi trường (EMS) phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 14001-2004
- Hệ thống quản lý nguồn nhân lực và các trách nhiệm xã hội với người lao động
phù hợp tiêu chuẩn SA 8000:2001
Sau một quá trình cố gắng nỗ lực nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm,
Việt Nam cũng đã trở thành 1 trong số các quốc gia được Hội đồng chứng nhận nuôi
trồng thủy sản bang Florida (Hoa Kì) cấp chứng nhận “Thực hành nuôi tốt” cho 2 trại
giống, 6 nhà máy thủy sản, 2 trại nuôi tôm, 24227 nhà máy chế biến tôm và 1347 trại
nuôi tôm của Việt Nam.

Trong tháng 3/2010, Cục quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực
phẩm( NAFIQAVED) và các trung tâm vùng đã tổ chức 102 lượt kiểm tra điều kiện an
toàn vệ sinh cơ sở sản xuất thủy sản theo tiêu chuẩn ngành và quy định các thị trường
có thỏa thuận song phương. Kết quả là điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
của đa số các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu TNC và quy định của các thị trường.
Tình hình kiểm soát dư lượng kháng sinh và các hóa chất độc hại
Kể từ năm 2008, Việt Nam đã thực hiện việc kiểm soát dư lượng hóa chất độc hại
đối với tất cả các mặt hàng chủ lực, nuôi tập trung như tôm sú, tôm chân trắng, tôm
càng xanh, cá basa, cá tra, cá rô phi, cua… chỉ tiêu và tần suất lấy mẫu kiểm tra đối
với từng đối tượng cụ thể được thực hiện theo đúng quy định của thị trường Hoa Kỳ.
Trong năm 2008, có 2 mẫu thủy sản nuôi, 2 mẫu thủy sản đại lí và 15 mẫu nước bị
phát hiện quá mức giới hạn cho phép đói với chỉ tiêu dư lượng kháng chất kháng sinh
cấm và hạn chế đã được xử lý theo đúng quy định.
Tất cả các vùng đều thực hiện chương trình kiểm soát an toàn vệ sinh vùng nhuyễn
thể 2 mảnh vỏ. Đối với các sản phẩm thủy sản có mức độ tảo độc vượt quá giới hạn
cho phép được áp dụng chế độ kiểm tra tăng cường theo quy định, các sản phẩm có
nhiễm chất độc DSP bị đình chỉ thu hoạch, lấy mẫu kiểm tra tăng cường tảo độc và
chất độc đến khi đạt tiêu chuẩn.
Chương trình kiểm soát dư lượng hóa chất độc hại trong thủy sản và sản phẩm
thủy sản nuôi được thực hiện trong thắng 3/2010 đã lấy 153 mẫu thủy sản nuôi, 16
mẫu nước ương giống thủy sản, kết quả không phát hiện dư lượng hóa chất, kháng
sinh cấm và dư lượng hóa chất kháng sinh , hạn chế sử dụng vượt quá giới hạn tối đa
cho phép trong các mẫu thủy sản nuôi
Tình hình đáp ứng các quy định về bao bì, ghi nhãn mác hàng thủy sản
22
Hiện nay, tiêu chuẩn ghi nhãn sinh thái là công cụ quản lý môi trường được áp
dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới, được coi là tiêu chuẩn chung về môi
trường thay cho những quy định về hàng rào thuế quan. Việt Nam đang áp dụng nhãn
sinh thái được chia làm 3 loại theo Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO:
- Loại 1 ( ISO 14024) là chương trình tự nguyện, dựa trên tiêu chí của bên thứ 3

nhằm cung cấp chúng nhận ủy quyền sử dụng nhãn môi trường cho các sản phẩm thể
hiện được sự thân thiện với môi trường theo loại hình cụ thể dụa trên chu trình sống
của sản phẩm.
- Loại 2 (ISO 14021) là sự tự công bố mang tính chất thông tin về môi trường.
- Loại 3 (ISO 14025) là chương trình tự nguyện được lượng hóa bằng các dữ liệu về
sản phẩm trong đó các loại chỉ tiêu do bên thứ 3 định trước và dựa vào quá trình đánh
giá chu trình sống của sản phẩm.
Trong thực tế Việt Nam hiện nay chưa có quy đinh bắt buộc hay tiền lệ dán nhãn
sản phẩm nhưng trong nước cũng đã xuất hiện nhiều sản phẩm, dịch vụ thân thiện với
môi trường, nhiều doanh nghiệp cũng có những nhu cầu dán nhãn sinh thái cho sản
phẩm dịch vụ của mình do những cố gắng nỗ lực trong việc bảo vệ môi trường của
mình. Việt Nam hiện có khoảng 5% sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ đủ tiêu chuẩn dán
nhãn sinh thái. Nằm trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, Việt Nam phấn đấu
đến năm 2020 có 100% sản phẩm hàng hóa xuất khẩu và 50% hàng hóa tiêu dùng nội
địa được dán nhãn sinh thái theo tiêu chuẩn ISO 14024.
Tình hình đáp ứng về các tiêu chuẩn môi trường
Mặc dù bản chất các tiêu chuẩn môi trường là tự nguyện nhưng trước nguy cơ về
môi trường toàn cầu bị đe dọa nghiêm trọng và xu hướng bảo vệ môi trường trong
nước trước các sản phẩm thủy sản nhập khẩu, tiêu chuẩn này ngày càng trở nên quan
trọng và có tính chất bắt buộc đối với một số thị trường. để có thể đáp ứng được các
yêu cầu khắt khe về bảo vệ môi trường và nguồn lợi của Hoa Kì, Việt Nam đã tiến
hành nhiều biện pháp.
Bộ thủy sản đã ban hành hai quy chế là bảo vệ môi trường trong công nghiệp chế
biến thủy sản và quy chế bảo vệ môi trường vùng nuôi tôm tập trung. Bên cạnh đó, bộ
thủy sản còn hình thành 4 trung tâm Quan trắc cảnh báo môi trường và phòng bệnh trải
dài khắp cả nước nhằm hỗ trợ kĩ thuật trong quản lý môi trường và phòng ngừa dịch
bệnh cho các khu vực nuôi trồng thủy sản tập trung ở 27 tỉnh thành.
Ngành cũng đang thực hiện áp dụng thử nghiệm kiểm soát môi trường tại vùng sản
xuất nguyên liệu , kiểm soát từ khâu nuôi trồng đến chế biến. chương trình kiểm soát
23

dư lượng trong thủy sản nuôi trồng và chương trình giám sát vệ sinh an toàn thực
phẩm vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ được áp dụng thử nghiệm ở 1 số tỉnh
đồng bằng sông cửu long. Việt Nam đã ban hành quy chế quản lý vùng và cơ sở nuôi
tôm an toàn vào ngày 10/4/2006 khiến Việt Nam trở thành những quốc gia đầu tiên áp
dụng thực hành nuôi tôm tốt và quy tắc ứng xử nghề cá.
Thủ tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị 01/1998/CT_TTg nghiêm cấm sử dụng
chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản. Ngoài ra , chính phủ cũng yêu cầu
thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lý nghiêm các vụ
vi phạm.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
SẢN PHẨM NGƯ NGHIỆP Ở VIỆT NAM.
2.1. Giải pháp cho các hạn chế còn tồn tại.
2.2.Phương hướng thúc đẩy xuất khẩu trong tương lai
2.2.1. Giải pháp đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
Để hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ngày càng phát triển hơn nữa thì
tiên quyết đó là cần phải hoàn thiện hệ thống pháp lý phù hợp hơn với nhu cầu và tạo
thuận lợi cho xuất khẩu thuỷ sản. Cần phải rà soát và thay đổi những quy định không
còn phù hợp với thời đại ngày nay như một số điều trong luật thuỷ sản, luật đầu tư
nước ngoài, luật khuyến khích đầu tư trong nước để tạo ra các điều kiện thông thoáng
hơn cho việc phát triển ngành thủy sản. Ngoài ra cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách các
24

×