Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EU của công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.99 KB, 54 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhà
trường, cô giáo hướng dẫn, lãnh đạo và nhân viên công ty TNHH mây tre xuất khẩu
Chúc Sơn.
Trước tiên em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Đặng Diệu Thúy đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em để em có thể thực hiện khóa luận một cách tốt nhất.
Em xin cảm ơn sự quan tâm của nhà trường, văn phòng khoa Thương Mại Quốc Tế
và thầy cô giáo đã trang bị cho em những kiến thức quý báu để giúp em hoàn thành
bài khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ công nhân viên công ty TNHH mây tre
xuất khẩu Chúc Sơn đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá
trình thực tập và điều tra số liệu để hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp ý kiến từ
bạn bè, gia đình và người thân.
Mặc dù đã rất cố gắng, song do năng lực và thời gian hạn chế nên bài khóa luận của
em không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và
các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Đặng Thu Trang
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG NƯỚC NGOÀI
Chương 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên của việc nghiên cứu đề tài 1
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2
1.3. Mục đích nghiên cứu đề tài 3
1.4. Đối tượng nghiên cứu 3
1.5. Phạm vi nghiên cứu 3


1.6. Phương pháp nghiên cứu 4
1.7. Kết cấu khóa luận 4
2.1.1. Khái niệm về hàng thủ công mỹ nghệ 5
2.1.2. Phân loại và đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ 5
2.1.3. Hiệp định về hàng rào kỹ thuật (TBT) trong thương mại quốc tế 6
2.1.4. Tác động của rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế 9
2.2. Cơ sở lý thuyết liên quan 11
2.2.1. Luật hóa chất REACH 11
2.2.2. Tiêu chuẩn ISO 9000 12
2.2.3. Tiêu chuẩn ISO 14000 13
2.2.4. Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000 13
2.3. Phân định nội dung nghiên cứu 14
3.1. Giới thiệu về công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn 16
3.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn 16
3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh của công ty 17
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty 18
3.2.2. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty 20
3.3.1. Tổng quan về thị trường EU 23
3.3.2. Vượt rào cản kỹ thuật của EU đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH mây tre
xuất khẩu Chúc Sơn 23
3.4. Đánh giá thực trạng việc đối phó với hàng rào kỹ thuật đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ
xuất khẩu sang thị trường EU của công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn 30
3.4.1. Thành công 30
3.4.2. Hạn chế 31
3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế 32
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI
MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY TNHH MÂY
TRE XUẤT KHẨU CHÚC SƠN 33
4.1. Định hướng phát triển cho hoạt động vượt rào cản kỹ thuật cho mặt hàng thủ công mỹ
nghệ sang thị trường EU 33

4.1.1. Định hướng xu thế phát triển của rào cản kỹ thuật thị trường EU 33
4.1.2. Định hướng vượt rào cản kỹ thuật cho công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn 34
4.2.1. Giải pháp cho vấn đề nắm bắt thông tin về các rào cản kỹ thuật của thị trường EU 35
4.2.2. Giải pháp cho vấn đề đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật của EU 36
4.2.3. Giải pháp cho vấn đề nhân lực có chuyên môn về các vấn đề vượt rào cản kỹ thuật 38
4.3. Một số kiến nghị nhằm vượt rào cản kỹ thuật cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường
EU của công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn 39
4.3.1. Một số kiến nghị về phía Nhà nước 39
4.3.2. Một số kiến nghị về phía hiệp hội làng nghề 40
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
STT Tên hình Trang
1
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu mặt hàng của công ty năm 2011
18
2
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH mây tre xuất khẩu
Chúc Sơn.
18
3
Bảng 3.1: Doanh thu của công ty giai đoạn 2009- 2011
20
4
Bảng 3.2: Tỷ trọng kim ngạch thị trường xuất khẩu giai đoạn 2009-
2011.
21
5
Bảng 3.3: Tình hình xuất khẩu hàng mây tre đan xuất khẩu sang
các các quốc gia trong EU của công ty TNHH mây tre xuất khẩu
Chúc Sơn.
22

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
STT TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA
1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
2 XNK Xuất nhập khẩu
3 TCMN Thủ công mỹ nghệ
4 XK Xuất khẩu
5 VNĐ Việt Nam Đồng
6 BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh
7 QG Quốc gia
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG NƯỚC NGOÀI
STT TỪ VIẾT
TẮT
NGHĨA TIẾNG NƯỚC
NGOÀI
NGHĨA TIẾNG VIỆT
1 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế
giới
2 EU European Union Liên minh châu Âu
3 USD United States Dollar Đồng Đôla Mỹ
4 TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong
thương mại
5 REACH Registration- Evaluation-
Authorization- Restriction
Chemical
Đăng ký- Đánh giá- Cấp
phép- Hạn chế cho hóa
chất
6 ISO The International Organization
for Standardization
Tổ chức Quốc tế và tiêu

chuẩn hóa
7 SA Social Accountability Tiêu chuẩn trách nhiệm
xã hội
8 SVHC Substance of Very High Concern Hóa chất nguy hại cao
9 ECHA European Chemicals Agency Cơ quan hóa chất Châu
Âu
10 ILO International Labour
Organization
Tổ chức lao động quốc
tế
11 SAI Social Accountability
International
Tổ chức trách nhiệm xã
hội quốc tế
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
Chương 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên của việc nghiên cứu đề tài.
Ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam đã và đang
hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, điển hình là việc gia nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO vào tháng 11/2006 đã mang lại những thuận lợi cũng như
những khó khăn đối với hoạt động thương mại quốc tế của nước nhà. Một mặt, quy
chế thành viên của WTO giúp Việt Nam mở rộng hơn thị trường xuất khẩu, tăng cơ
hội giao thương với các đối tác quốc tế và có những công cụ pháp lý nhất định để
bảo vệ lợi ích của mình trong hoạt động thương mại quốc tế. Mặt khác, xuất phát từ
những ràng buộc và nghĩa vụ của Việt Nam trong WTO, các rào cản thương mại
ngày càng khắt khe và phức tạp, trong khi hàng rào thuế quan và hạn ngạch dần
được loại bỏ theo lộ trình thì những rào cản vô hình như rào cản về kỹ thuật của các
quốc gia nhập khẩu lại tỏ ra hữu hiệu hơn. EU được đánh giá là quốc gia áp dụng
nhiều rào cản kỹ thuật và cũng khắt khe, ngặt nghèo so với các quốc gia khác trên
thế giới do vậy hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang khu

vực thị trường này gặp không ít khó khăn.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam là một mặt hàng truyền thống lâu
đời, được xuất khẩu từ khá sớm và là một trong mười ngành có kim ngạch xuất
khẩu lớn nhất cả nước, hiện đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới, kim ngạch xuất khẩu của ngành trong năm 2012 là 1,6 tỷ USD, tăng 10% so
với năm 2011. Hàng năm ngành thủ công mỹ nghệ đem lại lượng ngoại tệ lớn cho
quốc gia và tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn người lao động. Tuy nhiên,
những doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cũng gặp
nhiều trở ngại khi xuất khẩu, đặc biệt là khi xuất khẩu sang thị trường EU không
đáp ứng được tiêu chuẩn hay quy định kỹ thuật sẽ bị trả về hoặc bị tiêu hủy. Vì vậy,
yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có những phương án giúp doanh nghiệp của Việt
Nam nắm bắt và vượt qua được những tiêu chuẩn hay quy định kỹ thuật này, thúc
đẩy xuất khẩu, để ngành thủ công mỹ nghệ ngày càng củng cố và phát triển vị thế
cũng như những lợi ích mà nó đem lại cho nền kinh tế quốc dân.
SVTH: Đặng Thu Trang 1 GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn nằm trong làng nghề mây tre đan
nổi tiếng Phú Nghĩa của tỉnh Hà Tây cũ đã ra đời và có quá trình phát triển trên 20
năm. Công ty thực hiện hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
làm từ mây tre giang đan.Với bề dày kinh nghiệm công ty đã gặt hái được nhiều
thành công và có mối quan hệ tốt với nhiều bạn hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh
kinh tế khó khăn như hiện nay, các quốc gia tăng cường hệ thống hàng rào kỹ thuật
bảo hộ cho các sản phẩm trong nước, công ty đã gặp phải nhiều khó khăn trong việc
xuất khẩu, đặc biệt là sang thị trường EU. Chính vì thế em chọn đề tài làm khóa
luận tốt nghiệp là: “Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng thủ công mỹ
nghệ xuất khẩu sang thị trường EU của công ty TNHH mây tre xuất khẩu
Chúc Sơn.”
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Có rất nhiều công trình nghiên cứu trước đây về vấn đề vượt rào cản kỹ thuật
đối với hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU nhưng lại ở những doanh nghiệp

khác. Cụ thể có một số công trình nghiên cứu tương tự với đề tài của em:
- Nguyễn Thị Nga- Đại Học Thương Mại Hà Nội( 2010): “ Giải pháp vượt rào cản
kỹ thuật cho gỗ xuất khẩu sang EU của công ty TNHH Tiến Đạt”- Luận văn tốt
nghiệp.
- Nguyễn Thị Hải- Đại Học Thương Mại Hà Nội ( 2011): “ Các giải pháp vượt rào
cản kỹ thuật cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EU của
công ty cổ phần đầu tư và thương mại tạp phẩm Sài Gòn ( TOCONTAP SÀI GÒN
JSC) – Chi nhánh tại Hà Nội”- Khóa luận tốt nghiệp.
- Nguyễn Thái Hà – Đại học Thương Mại Hà Nội (2012): “ Giải pháp vượt rào cản
kỹ thuật đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EU của công ty
cổ phần XNK Mỹ Nghệ Thăng Long.”- Khóa luận tốt nghiệp.
Những đề tài khóa luận trên đều hướng đến một đối tượng sản phẩm, thị
trường nhất định nhưng lại ở các doanh nghiệp khác nhau, mà mỗi doanh nghiệp lại
có những đặc thù sản xuất, kinh doanh khác nhau nên sẽ có những phương hướng,
cách thức giải quyết khác nhau.
SVTH: Đặng Thu Trang 2 GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
Có một số đề tài nghiên cứu về công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn
nhưng lại về những vấn đề khác. Cụ thể là:
- Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại công ty
TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn ( Luận văn tốt nghiệp Đại Học Ngoại Thương).
Luận văn trên cũng thực hiện tại công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn
nhưng lại về chuyên ngành thương mại điện tử khác với đề tài của em. Đề tài của
em chỉ tập trung vào giải pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng thủ công mỹ
nghệ tại công ty sang thị trường EU.
1.3. Mục đích nghiên cứu đề tài.
- Hệ thống hóa lý luận chung về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và
những hàng rào kỹ thuật của EU áp dụng đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ của
Việt Nam.
- Phân tích thực tiễn áp dụng những rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng thủ công mỹ

nghệ của EU và ảnh hưởng của nó đến hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH mây
tre xuất khẩu Chúc Sơn.
- Đề xuất một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật của EU đối với mặt hàng thủ công
mỹ nghệ tại công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn nhằm thúc đẩy xuất khẩu,
phát triển hoạt động kinh doanh của công ty.
1.4. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu tình hình áp dụng rào cản kỹ thuật của EU đối với mặt hàng thủ công
mỹ nghệ.
- Nghiên cứu thực trạng đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật của công ty TNHH mây
tre xuất khẩu Chúc Sơn đối với hàng rào kỹ thuật của EU.
1.5. Phạm vi nghiên cứu.
- Về thời gian nghiên cứu: 3 năm gần đây từ 2009- 2011.
SVTH: Đặng Thu Trang 3 GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
- Về không gian và nội dung nghiên cứu: bài khóa luận chỉ tìm hiểu, nghiên cứu,
phân tích, đánh giá hoạt động vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng thủ công mỹ nghệ
của công ty sang thị trường EU.
1.6. Phương pháp nghiên cứu.
Lấy phương pháp duy vật biện chứng làm chủ đạo trên cơ sở đó phải sử dụng
phương pháp phù hợp cho từng nội dung cụ thể. Đầu tiên là quan sát, thu thập
thông tin, điều tra thực trạng đáp ứng các rào cản kỹ thuật của EU tại công ty
TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn. Tiếp theo là phỏng vấn, lập phiếu điều tra trắc
nghiệm cho cán bộ nhân viên trong công ty và tiến hành sử dụng phương pháp
thống kê để có cái nhìn khái quát về đối tượng nghiên cứu. Cuối cùng em sẽ sử
dụng phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá, tổng hợp để tìm ra được giải pháp
thích hợp giải quyết vấn đề.
1.7. Kết cấu khóa luận.
Khóa luận được chia làm 4 nội dung lớn:
- Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở lý luận của rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ

xuất khẩu sang thị trường EU.
- Chương 3: Thực trạng tình hình áp dụng các rào cản kỹ thuật của thị trường EU
đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tại công ty TNHH mây tre xuất khẩu
Chúc Sơn.
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp vượt rào cản kỹ thuật cho
mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EU của công ty TNHH mây
tre xuất khẩu Chúc Sơn.
SVTH: Đặng Thu Trang 4 GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MẶT
HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU.
2.1. Một số khái niệm cơ bản.
2.1.1. Khái niệm về hàng thủ công mỹ nghệ.
Việt Nam là một quốc gia đã hình thành và phát triển từ hàng ngàn năm trước,
ban đầu gắn liền với hoạt động nông nghiệp và sản xuất nông thôn. Sau đó có một
số bộ phận dân cư liên kết với nhau tạo thành các phường hội sản xuất một số mặt
hàng thủ công như dệt vải, đúc đồng, mỹ nghệ, … từ đó các nghề được lan truyền
và phát triển thành làng nghề.
Thủ công mỹ nghệ là một ngành có truyền thống từ lâu đời, truyền thống đó
gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản
phẩm thủ công với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ.
Hàng thủ công mỹ nghệ là những vật trang trí, đồ dùng gia đình chủ yếu được
sản xuất thủ công từ bàn tay khéo léo của người lao động từ những nguyên liệu có
sẵn trong thiên nhiên như mây, tre, gỗ, gốm sứ,…Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là
những sản phẩm mang tính truyền thống và độc đáo của từng vùng, có giá trị chất
lượng cao, vừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, mỹ thuật, thậm
chí có thể trở thành di sản văn hoá của dân tộc, mang bản sắc văn hoá của vùng lãnh
thổ hay quốc gia sản xuất ra chúng.
2.1.2. Phân loại và đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ.
Hàng thủ công mỹ nghệ được chia làm 4 nhóm sau:

- Nhóm sản phẩm làm từ gỗ.
Gỗ là một dạng tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu từ các thành phần cơ bản
như: xenluloza (40-50%), hemixenluloza (15-25%), lignin (15-30%) và một
số chất khác. Những loại gỗ được sử dụng làm hàng thủ công mỹ nghệ thường là gỗ
nhóm 1. Tiêu chuẩn chính của các loại gỗ trong nhóm này là gỗ có màu sắc, hương
vị thơm. Ưu điểm của gỗ là cách điện, cách nhiệt, có vân thớ đẹp, dễ nhuộm màu,
dễ trang sức bề mặt,…
SVTH: Đặng Thu Trang 5 GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
- Nhóm sản phẩm làm từ mây, tre đan.
Mây tre đan là những loại cây rất phổ biến ở những làng quê Việt Nam nên
được sử dụng rất nhiều để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như lẵng hoa, giỏ, vật
dụng trong gia đình,…Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ mây, tre đan có đặc
điểm là bền chắc, mềm mại và đẹp. Đa phần các vật dụng làm bằng mây tre đan là
nguyên liệu tự nhiên, không bị rách hay vỡ khi bị rơi hay cọ xát nên rất an toàn,
việc bảo quản cũng khá đơn giản.
- Nhóm sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ.
Tại Việt Nam có rất nhiều làng nghề gốm sứ nổi tiếng như Bát Tràng, Chu
Đậu, Đông Triều,… Để đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng các sản phẩm nay phải có
nước men bóng láng, màu sắc thanh nhã, nhẹ nhàng kết hợp với đường nét hoa tiết
và kích thước mẫu mã gây cảm giác thích thú khi chiêm ngưỡng sản phẩm, chất liệu
làm sản phẩm phải mịn màng, không lẫn tạp chất và nổi bọt khí.
- Nhóm hàng thêu.
Đây là nhóm mặt hàng đòi hỏi thời gian sản xuất lâu nhất trong các nhóm
hàng thủ công mỹ nghệ. Các mặt hàng này đòi hỏi cao về màu sắc, phải thanh nhã,
phù hợp với kiểu dáng và chất liệu.
2.1.3. Hiệp định về hàng rào kỹ thuật (TBT) trong thương mại quốc tế.
a. Khái niệm rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế.
Ngày nay, hoạt động thương mại quốc tế mở rộng, giao thương buôn bán giữa
các quốc gia tăng lên. Hàng hóa sẽ dịch chuyển giữa các quốc gia với nhau, vì vậy

việc đưa ra các biện pháp để đảm bảo chất lượng hàng hóa quốc gia mình nhập
khẩu, hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe con người, động và thực vật, bảo vệ
mội trường, ngăn ngừa các hoạt động man trá là điều tất yếu và hợp lý. Về cơ bản
những biện pháp này được chia ra làm hai nhóm là nhóm biện pháp thuế quan và
nhóm biện pháp phi thuế quan. Khi tham gia vào các tổ chức thương mại trong khu
vực và trên thế giới đòi hỏi những biện pháp thuế quan dần dần phải được loại bỏ
thì những biện pháp phi thuế lại trở thành một biện pháp hợp lý và tỏ ra hữu hiệu
SVTH: Đặng Thu Trang 6 GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
đối với nhiều quốc gia đặc biệt là với các quốc gia phát triển. Một trong những biện
pháp phi thuế được sử dụng nhiều nhất chính là rào cản kỹ thuật trong thương mại.
Có nhiều tổ chức đưa ra khái niệm về biện pháp kỹ thuật trong thương mại
quốc tế, theo định nghĩa của WTO: “ Các biện pháp kỹ thuật là các tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc
quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật đó”. Tuy nhiên, nhiều nước lại có xu hướng lạm dụng các biện
pháp kỹ thuật này nhằm mục tiêu hạn chế hàng hóa nhập khẩu, bảo hộ cho sản xuất
trong nước. Do đó các biện pháp kỹ thuật này còn được gọi với cái tên “ Rào cản
kỹ thuật trong thương mại quốc tế” hay “ biện pháp TBT ”.
b. Mục đích của Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại( Hiệp định
TBT).
Hiệp định TBT ra đời với mục đích nhằm xác định quyền của mỗi nước được
áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe và đời sống cộng đồng, bảo vệ
môi trường sống, đảm bảo an ninh quốc gia, đồng thời đưa ra các quy định có tính
nguyên tắc đối với các văn bản pháp quy và tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm mục đích
tránh các biện pháp được sử dụng như các rào cản thương mại. Mục đích của những
biện pháp kỹ thuật về bản chất là tốt tuy nhiên nó lại bị lạm dụng, nhiều biện pháp
quá khắt khe, thậm chí không cần thiết gây cản trở hoạt động thương mại quốc tế
khiến không ít người hiểu sai bản chất.
c. Các hình thức của rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế.

Bản chất các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế chính là những yêu
cầu về kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu vào một quốc gia nào đó. Theo WTO,
các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế được chia làm 3 loại như sau:
• Quy định kỹ thuật.
Theo điều 1 phụ lục 1 của hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại WTO: “
Quy định kỹ thuật là tài liệu chứa đựng đặc tính của sản phẩm hoặc quy trình và
phương pháp sản xuất có liên quan, gồm các quy định về hành chính được áp dụng
SVTH: Đặng Thu Trang 7 GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
một cách bắt buộc. Chúng có thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan riêng đến thuật
ngữ chuyên môn, các biểu tượng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu hoặc nhãn hàng được
áp dụng cho sản phẩm quy trình hoặc phương pháp sản xuất.”
Đây là những yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi các quốc gia xuất khẩu phải tuân thủ và có
giá trị bắt buộc nghĩa là nếu một sản phẩm nào đó không đáp ứng được quy định kỹ
thuật này thì sẽ không được phép bán trên thị trường.
• Tiêu chuẩn kỹ thuật.
Theo điều 2 phụ lục 1 của hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của
WTO:
“ Tiêu chuẩn là tài liệu được chấp nhận bởi một tổ chức được công nhận, đề ra, để
sử dụng chung và nhiều lần, các quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính của sản phẩm
hoặc các quy trình và phương pháp sản xuất sản phẩm đó mà việc thực hiện không
bắt buộc. Nó cũng có thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan đến một trong các yếu
tố như: thuật ngữ chuyên môn, biểu tượng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu hoặc nhãn
hàng được áp dụng cho sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất.”
Như vậy theo Hiệp định này, trái với quy định kỹ thuật thì “ tiêu chuẩn kỹ thuật”
chỉ là các tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng, mang tính khuyến nghị. Tiêu chuẩn này chỉ
trở thành hàng rào khi quy định quá chi tiết, quá khác biệt, không có căn cứ khoa
học gây khó khăn cho hàng hóa lưu thông trên thị trường.
• Quy trình đánh giá sự phù hợp.
Đây là việc sử dụng một bên trung lập thứ ba để xác định các tiêu chuẩn hoặc quy

định kỹ thuật có được đáp ứng hay không hay đó chính là các thủ tục kỹ thuật như:
kiểm tra, thẩm tra, thanh tra và chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm với các quy
định kỹ thuật hay tiêu chuẩn kỹ thuật. Quy trình này có thể trở thành những rào cản
kỹ thuật khi việc áp dụng gây mất nhiều thời gian hơn hay chặt chẽ hơn mức cần
thiết.
SVTH: Đặng Thu Trang 8 GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
2.1.4. Tác động của rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế.
- Đối với quốc gia nhập khẩu.
• Bảo vệ người tiêu dùng.
Kinh tế phát triển, người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng hàng
hóa như không chứa chất có hại cho sức khỏe. Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh
mẽ, hàng hóa được vận chuyển buôn bán giữa nhiều quốc gia với nhau, để tránh ảnh
hưởng đến sự an toàn của người tiêu dùng, hàng hóa xuất khẩu đó phải đảm bảo
được các tiêu chuẩn hay quy định của quốc gia nhập khẩu về chất lượng, các quy
định về hóa chất được sử dụng, nhãn hiệu hay bao gói. Đối với những nước phát
triển thậm chí còn đòi hỏi cả quy trình sản xuất hay chế biến ra sản phẩm.
• Bảo vệ môi trường sống.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của thương mại, môi trường sống ngày càng suy
thoái do các hoạt động sản xuất, khai thác, đánh bắt, chế biến công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp. Vì vậy, các quốc gia rất quan tâm đến mục tiêu bảo vệ môi trường
sống, nhưng mức độ quan tâm cũng như biện pháp xử lý tại các quốc gia khác nhau
là khác nhau. Để bảo vệ môi trường toàn cầu nói chung và môi trường quốc gia
mình nói riêng, các quốc gia đã đưa ra những quy định về môi trường và những quy
định này cũng có thể trở thành những rào cản về kỹ thuật trong thương mại. Có thể
chia ra làm 3 nhóm biện pháp như sau:
Thứ nhất: Các quy định về môi trường bên ngoài lãnh thổ biên giới.
Thứ hai: Các quy định liên quan trực tiếp đến môi trường như quy định về bao bì
và phế thải bao bì, quy định về hóa chất, quy định về chứng chỉ rừng.
Thứ ba: Các quy định liên quan gián tiếp đến môi trường nhưng liên quan trực tiếp

đến vệ sinh an toàn thực phẩm như quy định về hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật tối
đa có trong sản phẩm nông nghiệp.
• Bảo hộ nền sản xuất trong nước.
SVTH: Đặng Thu Trang 9 GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
Việc sử dụng những biện pháp kỹ thuật để bảo vệ người tiêu dùng cũng như môi
trường sống là cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, có một số quốc gia lại lạm dụng
những tiêu chuẩn này, đưa ra những quy định, tiêu chuẩn quá khắt khe, thậm chí
không cần thiết, gây cản trở cho hàng hóa nhập khẩu vào quốc gia này. Lúc đó,
người tiêu dùng trong nước sẽ phải sử dụng sản phẩm được sản xuất trong quốc gia
mình mà không có nhiều sự lựa chọn, một mặt có thể hạn chế cơ hội tiêu dùng cho
người dân nhưng mặt khác, nền sản xuất trong nước có điều kiện phát triển, không
phải chịu nhiều sự cạnh tranh từ hàng hóa của các quốc gia khác. Thêm nữa, cùng
với sự phát triển của nền sản xuất trong nước người lao động sẽ có thêm công ăn
việc làm, từ đó giải quyết được tình trạng thất nghiệp của quốc gia.
- Đối với quốc gia xuất khẩu.
• Áp lực cạnh tranh gia tăng.
Khi tham gia vào thị trường thế giới, cùng một tiêu chuẩn kỹ thuật cần đáp ứng như
nhau, những quốc gia có nền công nghiệp kém phát triển quy mô sản xuất nhỏ,
trang thiết bị không được đầu tư thích đáng, chất lượng hàng hóa không đồng đều sẽ
khó có thể cạnh tranh với những quốc gia có nền công nghiệp phát triển với dây
chuyền sản xuất hiện đại cùng khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng.
• Những rào cản kỹ thuật ngày càng nhiều và khắt khe.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã gia
tăng các rào cản thương mại để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Những rào cản kỹ
thuật này đã đẩy các nhà xuất khẩu vào thế bị động và gia tăng chi phí, mất nhiều
thời gian để tiếp cận với các thị trường. Ngay cả khi các quốc gia xuất khẩu cố gắng
đáp ứng được những rào cản này thì các quốc gia nhập khẩu lại tiếp tục đưa thêm
các rào cản mới bổ sung.
• Để đáp ứng các rào cản kỹ thuật đòi hỏi chi phí lớn.

Các nước xuất khẩu thường phải đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại đồng thời
đầu tư cả chi phí nghiên cứu, thử nghiệm, thuê chuyên gia đào tạo để đáp ứng yêu
cầu kỹ thuật của bên nhập khẩu, những việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian và tiền
SVTH: Đặng Thu Trang 10 GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
bạc. Trình độ phát triển của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu lại không đồng đều,
thường thì các rào cản kỹ thuật này do các quốc gia phát triển đặt ra để hạn chế
hàng hóa xuất khẩu từ các quốc gia đang phát triển nên chính sự hạn chế về nguồn
lực tài chính, nguồn lực công nghệ nhiều khi khiến các nước xuất khẩu không thể
vượt qua.
• Sự không thống nhất về tiêu chuẩn giữa các thị trường.
Thông thường, các quốc gia thực hiện xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau,
mỗi khu vực thị trường lại có những tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau đối với cùng
một loại hàng hóa, có thể sản phẩm là đáp ứng được với quốc gia này nhưng lại
không đáp ứng được ở quốc gia khác. Sự phức tạp này cũng gây ra nhiều khó khăn
cho các quốc gia xuất khẩu khi họ không hiểu rõ luật, không kịp thời cập nhật, so
sánh đối chiếu giữa các thị trường .
• Khả năng dự báo cao hơn.
Tuy những rào cản thương mại tạo ra nhiều bất lợi cho các quốc gia xuất khẩu
nhưng trong một số trường hợp nếu nước xuất khẩu kịp thời tìm hiểu, cập nhật
thông tin thì những rào cản này tạo ra khả năng dự báo cao hơn, các nước xuất khẩu
có điều kiện chuẩn bị trước để đáp ứng các quy định của nước nhập khẩu.
2.2. Cơ sở lý thuyết liên quan.
2.2.1. Luật hóa chất REACH.
- Khái niệm: REACH là cụm từ viết tắt cho Registration (Đăng ký), Evaluation
(Đánh giá), Authorization (Cấp phép) và Restriction (Hạn chế) cho hóa chất. Quy
định REACH được ban hành vào ngày 01/06/2007, chính thức có hiệu lực vào ngày
01/06/2008.
- Mục đích: REACH ra đời nhằm thay thế cho 40 luật và các quy định về hóa chất ở
EU nhằm cải thiện việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, buộc các nhà sản

xuất hay các nhà nhập khẩu phải có trách nhiệm đối với việc sử dụng và xử lý an
toàn các chất của mình tạo ra và phải thay thế các chất có nhiều khả năng nguy hại
SVTH: Đặng Thu Trang 11 GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
nhất bằng những chất ít nguy hại hơn trong khả năng có thể. Ngoài mục đích chính
là bảo vệ người tiêu dùng và môi trường nó cũng được biết đến như một rào cản kỹ
thuật, để có thể dễ dàng được tiêu thụ tại thị trường châu Âu các doanh nghiệp xuất
khẩu cần đáp ứng được tiêu chuẩn này.
- Phạm vi: Quy định REACH được áp dụng trong tất cả 27 nước thuộc EU và các
sản phẩm xuất khẩu vào thị trường EU cũng phải tuân thủ REACH y hệt như các
nước thuộc EU. REACH sẽ bao trùm tất cả các chất có trong chế phẩm hoặc trong
các mặt hàng được buôn bán ở thị trường EU. Những ngành công nghiệp chịu tác
động trực tiếp của quy định REACH bao gồm: hóa chất, may mặc, dệt, giày da, sơn,
đồ gỗ, sản xuất hàng tiêu dùng,…
- Nội dung: Quy định REACH bắt buộc nhà sản xuất, nhà nhập khẩu phải xác định
các tính chất nguy hiểm, độc hại, gây ung thư hoặc nguy hiểm cho môi trường của
các chất bao gồm hóa chất, các chất có nguồn gốc thiên nhiên và đánh giá mức độ
nguy hiểm đối với sức khỏe con người và môi trường. Quy định này cũng bắt buộc
các nhà sản xuất và nhập khẩu phải cung cấp thông tin về các tính chất độc hại cũng
như việc sử dụng các chất này một cách an toàn. Các công ty dùng các loại hóa chất
phải thự thực hiện phân tích an toàn khi họ dùng các loại hóa chất này khác hơn so
với loại nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu khuyến cáo.
2.2.2. Tiêu chuẩn ISO 9000.
- Khái niệm: ISO ( The International Organization for Standardization) là tổ chức
quốc tế về tiêu chuẩn hóa. ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế ban hành bởi tổ chức
ISO về hệ thống quản lý chất lượng. ISO 9000 được ban hành năm 1987, đã được
soát xét lại năm 1994 và năm 2000.
- Mục đích: Hai mục tiêu lớn nhất của bộ ISO 9000 là đảm bảo chất lượng và nâng
cao hình ảnh doanh nghiệp, đơn vị có chứng nhận ISO 9000 chính là sự cam kết về
chất lượng, tăng uy tín trên thị trường quốc tế.

- Phạm vi: ISO 9000 có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp, không phân
biệt quy mô. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc
đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU thuộc các
SVTH: Đặng Thu Trang 12 GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Thực tế cho thấy ở các nước đang phát
triển Châu Á và Việt Nam, hàng của những doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO
9000 thâm nhập vào thị trường EU dễ dàng hơn nhiều so với hàng hoá của các
doanh nghiệp không có giấy chứng nhận này.
- Nội dung: Bộ ISO 9000 nêu ra những hướng dẫn để xây dựng một hệ thống quản
lý chất lượng có hiệu quả và đưa ra cho các đơn vị áp dụng các chuẩn mực cho hệ
thống quản lý chất lượng chứ không phải tiêu chuẩn cho sản phẩm. ISO đề cập đến
các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng như chính sách và chỉ đạo về chất
lượng, nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, cung ứng, đóng gói, phân phối,…
2.2.3. Tiêu chuẩn ISO 14000.
- Khái niệm: ISO 14000 cũng là một bộ tiêu chuẩn đưa ra bởi Tổ chức ISO, đây là
một bộ tiêu chuẩn về công cụ và hệ thống quản lý môi trường.
- Mục đích: Ngày nay môi trường đang là vấn đề nóng hổi cần được quan tâm, sản
xuất phải đảm bảo đáp thân thiện, không gây ô nhiễm môi trường. Tiêu chuẩn ISO
14000 là một tiêu chuẩn công nhận doanh nghiệp thực hiện sản xuất dựa trên một
quy trình đảm bảo với các yêu cầu về bảo vệ môi trường, từ đó gia tăng sự tin cậy
của bạn hàng, thuận lợi trong kinh doanh, và đáp ứng được tiêu chuẩn này cũng tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường khó
tính.
- Phạm vi: ISO 14000 có thể áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, quy mô không
phân biệt vị trí địa lý và điều kiện văn hóa xã hội.
- Nội dung: Lãnh đạo của doanh nghiệp sẽ thực hiện cam kết cải tiến liên tục, thực
hiện, áp dụng và phòng ngừa các ô nhiễm, thiết lập và triển khai các chính sách bảo
vệ môi trường. Đồng thời cần phải đào tạo nhân viên nhận thức được vai trò, nhiệm
vụ của họ đối với môi trường.

2.2.4. Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000.
- Khái niệm: SA 8000 là hệ thống trách nhiệm xã hội đầu tiên được phát triển bới
SAI (tổ chức trách nhiệm xã hội quốc tế), đưa các yêu cầu về Quản lý trách nhiệm
SVTH: Đặng Thu Trang 13 GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
xã hội nhằm cải thiện điều kiện làm việc trong tổ chức thuộc vào quy định của đạo
đức kinh doanh.
- Mục đích: Nhiều quốc gia không những quan tâm đến chất lượng, giá cả sản phẩm
họ trực tiếp sử dụng mà còn quan tâm đến việc những người lao động sản xuất ra
sản phẩm đó có được đối đãi tốt hay không nên một trong những yêu cầu của người
tiêu dùng ở các nước Châu Âu là các nhà sản xuất và cung ứng dịch vụ phải cam kết
chặt chẽ về trách nhiệm đối với xã hội và chủ yếu là đối với người lao động. Đây
cũng được xem là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc giúp các doanh nghiệp Việt
Nam dễ dàng xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường khó tính như châu Âu.
- Phạm vi: Tiêu chuẩn SA 8000 có thể được áp dụng cho mọi loại hình doanh
nghiệp ở mọi quy mô, tại các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát
triển.
- Nội dung: Tiêu chuẩn SA 8000 là cơ sở cho các công ty cải thiện được điều kiện
làm việc, cung cấp các giải pháp hỗ trợ về kỹ thuật và thay đổi nhận thức nhằm
nâng cao điều kiện sống và làm việc. Một số quy định của SA 8000 là: không được
sử dụng lao động trẻ em, không được sử dụng người lao động khi không đảm bảo
điều kiện sức khỏe cho người lao động, cam kết không phân biệt đối xử, không áp
dụng các hình phạt thể xác, tinh thần, các tiêu chuẩn làm việc của ngành, đảm bảo
tuân thủ các quy định về giờ làm việc, lương bổng cho người lao động, cải tiến mối
quan hệ với tổ chức công đoàn.
Một điểm lưu ý là những doanh nghiệp được nhận chứng chỉ SA 8000 có thể trưng
bày chứng chỉ đó trong xí nghiệp, trên catalogue, trên các trang web, biển quảng
cáo nhưng không được ghi trên sản phẩm.
2.3. Phân định nội dung nghiên cứu.
- Nghiên cứu tình hình việc áp dụng các rào cản kỹ thuật của EU đối với mặt hàng

thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn bao
gồm ảnh hưởng của: luật hóa chất REACH, tiêu chuẩn ISO 9000, tiêu chuẩn ISO
14000 và tiêu chuẩn SA 8000 và thực trạng đáp ứng những tiêu chuẩn này.
SVTH: Đặng Thu Trang 14 GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
- Nêu ra định hướng phát triển cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị
trường EU trong thời gian tới, đưa ra giải pháp từ phía Nhà Nước, các hiệp hội và từ
phía doanh nghiệp và đưa ra một số kiến nghị để vượt rào cản kỹ thuật thúc đẩy
xuất khẩu sang thị trường EU.
SVTH: Đặng Thu Trang 15 GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA HÀNG RÀO KỸ THUẬT CỦA
EU ĐỐI VỚI MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY TNHH
MÂY TRE XUẤT KHẨU CHÚC SƠN.
3.1. Giới thiệu về công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn.
3.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty TNHH mây tre
xuất khẩu Chúc Sơn.
- Tên đầy đủ của công ty: Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn.
- Tên giao dịch quốc tế: Bamboo & Rattan Chuc Son Co. Ltd
- Địa chỉ trụ sở chính: Km 24+500, Quốc lộ 6A, Khu công nghiệp Phú Nghĩa,
Chương Mỹ, Hà Nội.
Tel: 0433.866.054 Fax: 034.867010
Email: ;
Website:
- Mã số thuế: 0500393648
• Quá trình hình thành.
Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn được thành lập với 100% vốn và cơ sở
kỹ thuật được đầu tư thuộc sự quản lý của người Việt Nam, với số vốn điều lệ khi
thành lập là 4.000.000.000 VNĐ.
Tiền thân ban đầu của công ty là xí nghiệp mây tre đan xuất khẩu Chúc Sơn. Từ

những năm 1991, nhận thấy tiềm năng về nguồn nguyên liệu mây, tre, giang trong
tỉnh và các vùng lân cận rất dồi dào, đồng thời mặt hàng mỹ nghệ được làm từ các
nguồn nguyên liệu này rất đẹp và được nhiều nước trên thế giới yêu thích, giám đốc
hiện nay của công ty là ông Nguyễn Đăng Nùng đã mạnh dạn thành lập xí nghiệp
mây tre đan xuất khẩu Chúc Sơn và nhận bao tiêu các sản phẩm cho các hộ dân,
tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống. Xí nghiệp mây tre đan Chúc Sơn là một
trong những xí nghiệp xuất khẩu mây tre đan xuất hiện sớm nhất trong vùng lúc đó.
SVTH: Đặng Thu Trang 16 GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
• Quá trình phát triển
Ban đầu khi mới tham gia hoạt động xí nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do phải tìm
kiếm thị trường và bạn hàng xuất khẩu, tuy nhiên, bằng những nỗ lực của mình
cùng với uy tín chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng đảm bảo đúng hợp đồng
nên sản phẩm mây, tre giang đan của xí nghiệp đã dần chiếm lĩnh được thị trường
xuất khẩu ở Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu
Sau gần chục năm hoạt động, năm 2001, Công ty TNHH mây tre đan xuất khẩu
Chúc Sơn chính thức được thành lập tại địa bàn xã Phú Nghĩa với tổng diện tích
6.500 m2. Công ty tiến hành đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 06/ 02/ 2001 số đăng
ký kinh doanh 0302000090 do sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp, đăng
ký thay đổi lần thứ hai ngày 08 thàng 01 năm 2003, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày
03 tháng 11 năm 2008( thay đổi địa giới hành chính sáp nhập Hà Tây và Hà Nội).
3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh của công ty.
Theo Giấy chứng nhận kinh doanh số 0302000090 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội cấp ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm:
- Sản xuất các sản phẩm từ gỗ, mây tre, giang, đan, nứa và các vật liệu tết bện.
- Thực hiện xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm mây, tre, giang đan.
- Thực hiện bán buôn các sản phẩm mây, tre, giang đan cho các công ty gom hàng
xuất khẩu (các công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn trong nước).
Công ty TNHH mây tre Chúc Sơn là một nhà thiết kế chuyên nghiệp, nhà sản xuất
và xuất khẩu các sản phẩm mây tre đan trong nhiều năm nay. Các sản phẩm của

công ty đa dạng với nhiều mẫu thiết kế, màu sắc khác nhau, chất lượng cao và giá
cả hợp lý cho thị trường thế giới.
Các sản phẩm của công ty: Hiện nay, sản phẩm chủ yếu của công ty là các
mặt hàng mây, tre, giang đan thủ công với hàng ngàn chủng loại, mẫu mã khác nhau
như hàng làm bằng tre, mây, giang, hàng sơn, nhuộm, hấp, hun khói, Cụ thể:
- Các sản phẩm làm từ tre như: giỏ, lẵng, khay, hộp,…
SVTH: Đặng Thu Trang 17 GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
- Các sản phẩm làm từ mây: giỏ, khay, giỏ đựng quần áo, giỏ lót vải,…
- Các sản phẩm khác: giỏ, khay, lọ hoa, hộp, khay để bàn.
Cơ cấu mặt hàng của công ty là khá ổn định qua các năm, điển hình ta có thể quan
sát rõ hơn thông qua số liệu năm 2011 như sau:

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu mặt hàng của công ty năm 2011
( Nguồn: Phòng kinh doanh- xuất khẩu)
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty.
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH mây tre XK Chúc Sơn
( Nguồn: Tài liệu giới thiệu về công ty năm 2012)
SVTH: Đặng Thu Trang 18 GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng thu
mua
Phòng kế
toán
Phòng kinh
doanh- xuất khẩu
Phòng
nghiệp vụ
Bộ phận sản

xuất
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương Mại Quốc Tế
Do đặc điểm là một doanh nghiệp nhỏ và vừa với khoảng 60 nhân lực nên
công ty đã xây dựng một cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ để dễ dàng giải quyết
các công việc từ cấp trên giao xuống cũng như phản ánh tình hình sản xuất kinh
doanh từ phía các bộ phận cấp dưới.
3.2. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
3.2.1. Hoạt động sản xuất hàng hóa của công ty.
Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn nằm trong khu vực làng nghề
truyền thống mây tre đan Phú Nghĩa, ngoài thu mua sản phẩm từ những khu vực
xung quanh, công ty còn có khoảng 50 đại lý vệ tinh nằm rải rác ở các tỉnh, thành
phố: Thanh Hóa, Ninh Bình, Thái Bình,….công ty thực hiện tự sản xuất để có thể
chủ động hơn trong việc đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu. Hoạt động sản xuất của
công ty chủ yếu bao gồm 2 công đoạn sau:
- Hoạt động thu mua nguyên vật liệu.
Mây, tre, giang là những loại cây nguyên liệu sẵn có, dồi dào ở những làng
quê Việt Nam, vì thế công ty có thể thực hiện thu mua ngay tại tỉnh và các tỉnh phía
Bắc lân cận. Không trực tiếp chuẩn bị nguyên liệu đầu vào mà công ty thực hiện
liên hệ với những cơ sở đầu mối về nguyên liệu ngành TCMN, mua nguyên liệu
phơi tái sau đó những sản phẩm đã được tách và chẻ sẵn rồi được đưa về cơ sở sản
xuất.
- Hoạt động hoàn thiện sản phẩm.
Nguyên liệu sau khi được đưa về sẽ được tiến hành vệ sinh, chống cong vênh,
mối mọt,… tiếp theo những người thợ thủ công thực hiện đan tạo hình sản phẩm,
làm nhẵn đẹp bề mặt. Màu trắng là màu tự nhiên của nguyên liệu mây, tre, giang vì
vậy hầu hết các sản phẩm mây tre đan mỹ nghệ đều phải tiến hành sơn phủ bề mặt
để tạo màu tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ cho sản phẩm, sau đó sản phẩm sẽ được
nhúng keo, phơi khô, tiến hành nắn chỉnh, cắt tỉa, cuối cùng là đóng gói chuẩn bị
xuất khẩu.
SVTH: Đặng Thu Trang 19 GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy

×