Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Quy trình thủ tục hải quan đối với nhóm hàng thiết bị hàng hải nhập khẩu từ thị trường Australia tại công ty cổ phần Việt Nam APTES - Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.81 KB, 48 trang )

LỜI CẢM ƠN
Thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Việt Nam APTES em đã phần nào vận
dụng được những kiến thức đã học tại trường Đại học Thương Mại. Qua đó, em đã học
được rất nhiều điều từ những kinh nghiệm thực tế và bài học thực tế từ các anh chị
trong Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể thầy cơ
giáo đã tận tình chỉ dậy chúng em trong suốt 04 năm học. Em xin phép được bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Dỗn Kế Bơn đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ
chúng em trong quá trình thực hiện chun đề tốt nghiệp để em có thể hồn thành
bài chuyên đề tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Công ty cổ phần Việt
Nam APTES đã tạo điều kiện cho em có mơi trường thực tập tốt. Em xin chân
thành cảm ơn các anh , chị trong phòng xuất nhập khẩu đã tận tình giúp đỡ để em
có thể tiếp cận thực tế, trau dồi thêm kiến thức và hướng dẫn, tạo mọi điều kiện
thuận lợị để em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này.
.

Cuối cùng em xin kính chúc tồn thể ban giám hiệu cùng q thầy cô trường

Đại Học Thương Mại, ban giám đốc và các anh chị trong Công ty cổ phần Việt
Nam APTES dồi dào sức khỏe, thành công hơn trong công việc và sự nghiệp của
mình.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội tháng 5 năm 2012

MỤC LỤC


2



DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
STT
1
2

3

Tên bảng biểu
Bảng 3.1. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Cổ phần Việt Nam APTES trong 3 năm 2010-2012
Bảng 3.2 Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu chính giai đoạn
2011 – 2012
Bảng 3.3: Tỷ trọng thị trường nhập khẩu giai đoạn 20102012

Trang
18
20

21

Bảng 3.4: Tỉ lệ xuất hiện các giấy tờ trong bộ hồ sơ hải
4

quan của công ty Cổ phần Việt Nam APTES trong 3 năm

22

2010-2012
BẢNG 3.5: Tỉ lệ phân luồng hồ sơ hải quan nhóm thiết bị
5


hàng hải nhập khẩu từ thị trường Australia tại công ty cổ

26

phần Việt Nam APTES
Bảng 3.6: Thực hiện phản hồi về phân luồng hồ sơ hải
6

STT

1

quan tại công ty cổ phần Việt Nam APTES

Tên sơ đồ, hình vẽ
Sơ đồ 3.1: Cấu trúc tổ chức bộ máy quản lý của công ty

3

27

Trang

17


DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT
Danh mục từ viết tắt tiếng Việt
STT


Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

1

CN

Chi nhánh

2

KV

Khu vực

Danh mục từ viết tắt tiếng Anh
STT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng anh
The ASEAN –Australia-

1

AANZGTA

New Zealand Free Trade

Area

2

C/O

Certificate of Oringianl

3

Mb

Megabyte

4

Nghĩa tiếng Việt
Khu vực thương mại tự
do ASEAN- Newzeland
Giấy chứng nhận xuất
xứ
Megabyte


Chương 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức gia nhập thành viên thứ 150 của tổ
chức thương mại thế giới(WTO), đó là ngày đánh dấu mốc quan trọng trong việc
hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước được thể hiện thông qua các hiệp định song
phương và đa phương về thương mại quốc tế mà chính phủ Việt Nam đã ký kết với

các nước trên thế giới và tổ chức hải quan thế giới(WCO). Trong bối cảnh hội nhập
kinh tế thế giới và sự phát triển nhanh của nền kinh tế thì quy trình thủ tục hải quan
xuất nhập khẩu hàng có là một khâu quan trọng.
Luật về hải quan và doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện tại nước sở tại nơi
hoạt động. Thực hiện đúng quy trình theo đúng quy định của hải quan là chưa đủ.
Doanh nghiệp cần nỗ lực hết mình cho những hiệu quả do thực hiện tốt thủ tục hải
quan mang lại. Có làm tốt thủ tục hải quan, càng đơn giản và chính xác hóa quy
trình thì hiệu quả hoạt động càng cao.
Trong sự tương tác giữa các bên thủ tục hải quan đóng một vị trí rất quan
trọng cả đối tác và nội bộ doanh nghiệp. Với đối tác, thủ tục hải quan liên quan
đến kế hoạch giao nhận hàng hóa, chi phí, hồ sơ, chứng từ cần chuẩn bị…Với
nội bộ doanh nghiệp, giải phóng hàng nhập khẩu ngay sau khi hàng về đến cảng
có ảnh hưởng dây chuyền tới rất nhiều bộ phận, từ bộ phận kế hoạch đến sản
xuất, tài chính và gián tiếp đến cả bộ phận bán hàng của doanh nghiệp. Quan
trọng là hiệu quả kinh doanh của công ty sẽ bị ảnh hưởng nếu thủ tục hải quan
nhập khẩu hàng hóa làm khơng tốt và tạo sự xáo trộn trong kế hoạch hoạt động
của tồn bộ doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp đều nhìn nhận được tầm quan trọng của thủ tục hải quan
đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu nói chung và cơng ty cổ phần
Việt Nam APTES nói riêng, Tuy nhiên từ khâu mở đầu cho đến khâu kết thúc, viêc
thực hiện quy trình thủ tục hải quan tại doanh nghiệp vẫn còn tồn tại một số bất cập.
Dù đã có những nỗ lực từ phía các cơ quan hữu quan và cả doanh nghiệp, thủ tục
hải quan vẫn cịn tồn đọng nhiều vấn đề. Nghiên cứu quy trình hải quan nhập khẩu
và hồn thiện quy trình từ phía doanh nghiệp là một vấn đề cấp thiết đáng được
quan tâm nghiên cứu.

1


Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, qua thời gian thực tập tại công ty cổ

phần Việt Nam APTES em nhận thức được tầm quan trọng của thủ tục hải quan.
Do vậy, em quyết định nghiên cứu đề tài: " Quy trình thủ tục hải quan đối với
thiết bị hàng hải nhập khẩu từ thị trường Australia tại công ty cổ phần Việt
Nam APTES - Thực trạng và giải pháp”.
1.2 . Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả quy trình thủ tục hải quan là một vấn đề có ý nghĩa rất
quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay. Tính cấp
thiết của vấn đề này đã được nhìn nhận và đã có nhiều cơng trình nghiên cứu hướng
đến đề tài này. Điển hình như:
- Khóa luận tốt nhiệp: “Hồn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với hàng nhập
khẩu tại công ty TNHH giao nhận TranPo”. Sinh viên thực hiện: Phạm Thanh Hải
K44E6 Khoa Thương Mại Quốc Tế năm 2012
- Khóa luận tốt nhiệp: ‘Hồn thiện quy trình thủ tục hải quan đối với nhóm hàng vật
liệu thấm dầu từ thị trường Australia tại công ty Cổ Phần Việt Nam Aptes’. Sinh viên
thực hiện: Nguyễn Thị Thu Thảo K44E4 Khoa Thương Mại Quốc Tế năm 2012
- Khóa luận tốt nhiệp: “Hồn thiện quy trình thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu
của các Doanh nghiệp tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội”. Sinh viên thực hiện:
nguyễn Phương Nga K44E2 khoa Thương Mại Quốc Tế năm 2012
Số lượng các cơng trình nghiên cứu về đề tài “ Hồn thiện quy trình thủ tục
hải quan” rất nhiều. Mỗi cơng trình đều dựa trên tình hình thực tế tại mỗi cơng ty để
đưa ra các giải pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy
nhiên chưa có đề tài nghiên cứu về mặt hàng thiết bị hàng hải. Do đó đề tài lần này
em lựa chọn là “Quy trình thủ tục hải quan đối với nhóm hàng thiết bị hàng hải
nhập khẩu từ thị trường Australia tại công ty cổ phần Việt Nam APTES - Thực
trạng và giải pháp”
1.3 . Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích:
• Phân tích tổng quan, đánh giá về thực trạng quy trình thủ tục hải quan đối với
thiết bị hàng hải nhập khẩu từ thị trường Australia của công ty cổ phần Việt
Nam APTES trên các phương diện để thấy được những ưu điểm, những mặt hạn


2


chế cịn tồn tại và tìm ra ngun nhân trong q trình thực hiện thủ tục hải quan
của cơng ty
• Trên cơ sở đó, đưa ra một số biện pháp nhằm hồn thiện quy trình thủ tục hải
quan cho cơng ty, phần nào giúp công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.4 . Đối tượng nghiên cứu
Quy trình thủ tục hải quan đối với nhóm hàng thiết bị hàng hải nhập khẩu từ
thị trường Australia tại công ty cổ phần Việt Nam APTES
1.5 . Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi về thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2012
• Phạm vi về khơng gian: Cơng ty Cổ phần Việt Nam APTES
Địa chỉ: P2008, Toà nhà 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
• Mặt hàng nhập khẩu: mặt hàng thiết bị hàng hải nhập khẩu từ thị trường
Australia
1.6 . Phương pháp nghiên cứu
Trong thời gian thực tạp tại công ty Cổ Phần Việt Nam APTES, em đã sử dụng
phương pháp thu thập dữ liệu sơ cáp, dữ liệu thứ cấp để nghiên cứu đề tài này
• Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Trong thời gian thực tập tại cơng ty em đã quan sát, trị chuyện trực tiếp với các
nhân viên trong công ty, đặc biệt là nhân viên chuyên có nhiệm vụ thực hiện thủ tục
hải quan để biết rõ về thực trạng thực hiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan
nhóm mặt hàng thiết bị hàng hải nhập khẩu từ thị trường Australia của Cơng ty Cổ
phần Việt Nam APTES
• Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp em thu được chính là các chứng từ trong bộ hồ sơ khai hải quan của
công ty, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, các văn bản chính sách liên quan đến quy
định về làm thủ tục hải quan do Nhà nước ban hành, các giáo trình và một số tài

liệu có liên quan đến quy trình thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu

3


1.7 . Kết cấu của khóa luận
Ngồi lời mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, phụ lục danh mục
bảng biểu. khóa luận của em được chia làm 4 chương chính:
• Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
• Chương 2: Cơ sở lý luận về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
• Chương 3: thực trạng quy trình thủ tục hải quan đối với nhóm thiết bị hàng hải
nhập khẩu từ thị trường Australia tại công ty Cổ Phần Việt Nam APTES
• Chương 4: Định hướng phát triển và giải pháp hồn thiện quy trình thủ tục hải
quan nhập khẩu thiết bị hàng hải từ thị trường Australia tại công ty Cổ Phần Việt
Nam APTES

4


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI
VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
2.1. Khái niệm thủ tục hải quan và các khái niệm liên quan
2.1.1. Khái niệm thủ tục hải quan
Theo luật hải quan Việt Nam năm 2001, tại khoản 6 điều 4 và điều 16:

Thủ tục

hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện
theo quy định của Luật hải quan đối với hàng hóa và phương tiện vận tải.
2.1.2. Khái niệm hải quan điện tử

Theo quyết định 103/2009/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ, ngành hải quan
bắt đầu mở rộng thủ tục hải quan điện tử tại 8 Cục hải quan tỉnh, thành phố. Thủ tục
hải quan điện tử là thủ tục hải quan trong đó người khai hải quan và cơng chức hải
quan phải thực hiện đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, trong đó việc khai báo và
gửi hồ sơ của người khai hải, và việc tiếp nhận, đăng ký hồ sơ hải quan của công
chức hải quan được thực hiện thông qua dữ liệu điện tử của hải quan.
2.1.3. Các khái niệm liên quan
• Đối tượng làm thủ tục hải quan
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; ngoại hối, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý, văn hoá
phẩm, di vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất
cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ
trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan.
- Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường
sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
- Hồ sơ hải quan và các chứng từ liên quan
• Người khai hải quan
- Chủ hàng hố xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tổ chức được chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác.
- Người được uỷ quyền hợp pháp (áp dụng trong trường hợp hàng hoá, vật phẩm
xuất khẩu, nhập khẩu khơng nhằm mục đích thương mại).
- Người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh.
- Đại lý làm thủ tục hải quan.
5


- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế
2.1.4. Vai trò của hải quan điện tử
• Đối với doanh nghiệp
-


Quy trình thủ tục hải quan đơn giản hài hòa và thống nhất phù hợp với các

chuẩn mục, thơng lệ quốc tế sẽ góp phần làm giảm thời gian thơng quan hàng hóa
cụ thể hiện nay thời gian chỉ còn 3 đến 5 phút, giảm chi phí và tiết kiệm thời gian và
nhân lực cho doanh nghiệp. Đặc biệt doanh nghiệp có thể tự khai hải quan tại bất cứ
địa điểm nào có máy tính kết nối mạng . khi đến nộp hồ sơ thì các dữ liệu thơng tin
về lơ hàng đã được xác định trước, vì thế doanh nghiệp sẽ mất ít thời gian chờ đợi
để làm thủ tục thông quan lô hàng. Việc này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và
thời gian đi lại làm thủ tục hải quan, thông quan từ đó tăng cường khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp và tạo được niềm tin của doanh nghiệp tới các chính sách,
giải pháp của ngành hải quan nói riêng và của nhà nước nói chung.
-

Với hệ thống máy tính được kết nối với hệ thống dữ liệu điện tử cảu hải

quan thì doanh nghiệp có thể chủ động được thời gian đăng ký tờ khai trên hệ
thống dữ liệu điện tử của hải quan, chủ động trong việc sắp xếp thời gian nhận
và xuất hàng hóa vì doanh nghiệp có thể đăng ký tờ khai bất cứ lúc nào chứ
không bắt buộc phải đăng ký vào khung giờ hành chính theo phương pháp thủ
cơng truyền thống như trước kia
-

Nhờ ứng dụng thủ tục hải quan điện tử, nên doanh nghiệp thuận lợi trong việc

tiếp cận với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. điều này tăng khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp khi làm ăn với các đối tác nước ngoài. Bời khi tham gia trên thị
trường quốc tế thì doanh nghiệp phải nắm được các Luật lệ, thơng tục của các nước
trên thế giới, nhờ đó mà có thể đẩy nhanh tiến độ ký kết hợp đồng, hợp tác làm ăn.
-


với những doanh nghiệp được ưu tiên đặc biệt cịn được hưởng những lợi

ích như được sử dụng tờ khai hải quan tạm để giải phóng hàng, được hồn
thành thủ tục thơng quan trên cơ sở sử dụng tờ khai điện tử một lần một tháng
cho tất cả các hàng hóa xuất nhập khẩu thường xuyên với cùng một đối tác và
cùng một loại hình xuất nhập khẩu, đã được giải phóng hàng theo các tờ khai
tạm và được kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa tại trụ sở của
thương nhân ưu tiên đặc biệt hoặc tại địa điểm khác do thương nhân ưu tiên đặc

6


biệt đăng ký và được cơ quan hải quan chấp nhận, được thực hiện thủ tục hải
quan điện tử trong thời gian 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. đây là
chính sách tích cực của cơ quan Nhà nước động viên và khích lệ doanh nghiệp
tham gia ứng dụng thủ tục hải quan điện tử
• Đối với nhà nước
Việc ban hành quy trình thủ tục hải quan và các văn bản pháp luật liên quan
nhằm quy định, hướng dẫn người khai hải quan và công chức hải quan tuân thủ để
phục vụ công tác quản lý của Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu
Quy trình thủ tục hải quan chỉ rõ các bước theo trình tự rõ ràng để tạo điều
kiện thuận lợi cho công chức hải quan, người khai hải quan tuân theo. Như vậy,
thực hiện thủ tục hải quan là các doanh nghiệp chấp hành pháp luật quản lý của
Nhà nước, ngược lại giúp Nhà nước thuận tiện trong việc quản lý, pḥòng chống
tiêu cực, gian lận và thông qua quản lý hải quan, Nhà nước nắm bắt được tt ình
ht ình để đưa ra biện pháp, chính sách cải tiến kịp thời để điều hành kinh tế vĩ
mô hiệu quả hơn thông qua những số liệu thống kê hải quan. Mặt khác, Hải
quan c cịn đóng vai trọng việc phát triển thương mại, thị trường quốc tế và vấn
đề an ninh quốc gia, quốc tế. Do vậy, thực hiện thủ tục hải quan hiệu quả và

hiệu lực có ảnh hưởng to lớn đến việc thúc đẩy năng lực cạnh tranh và phát
triển xã hội, từ đó thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế nếu mơi trường
thương mại an tồn.
2.1.5. Thời hạn và Địa điểm làm thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩu
• Thời hạn làm thủ tục hải quan
Thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan hàng hóa NK là trước trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu; tờ khai hải quan có giá trị làm TTHQ
trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đăng ký
• Địa điểm làm thủ tục hải quan gồm:
- Trụ sở Chi cục hải quan cửa khẩu: cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng
hàng không dân dụng quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế, cửa
khẩu biên giới đường bộ;
- Trụ sở Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu: địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội
địa, địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu
7


2.1.6. Một số nguyên tắc làm thủ tục hải quan
Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, giám sát hải quan:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập
cảnh, quá cảnh phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan,
vận chuyển đúng tuyến đường, qua cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra hải quan được thực hiện trên cơ sở phân tích thơng tin, đánh giá việc
chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan để
bảo đảm quản lý nhà nước về hải quan và khơng gây khó khăn cho hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu.
- Hàng hóa, phương tiện vận tải được thơng quan sau khi đã làm thủ tục hải quan.
- Thủ tục hải quan phải được thực hiện cơng khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo
đúng quy định của pháp luật.
-


Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất

khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
2.2. Quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo pháp luật
hải quan Việt Nam
2.2.1. Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và quyết định hình thức, mức độ
kiểm tra
Tiếp nhận hồ sơ hải quan từ người khai hải quan theo quy định tại Điều 11
Thông tu số 79/2009/TT-BTC
-

Nhập mã số thuế nhập khẩu của doanh nghiệp để kiểm tra doanh nghiệp có

bị

cưỡng chế làm thủ tục hải quan hay không, kiểm tra ân hạn thuế, kiểm tra vi phạm
để xác định việc chấp hành luật của chủ hàng.
- Nhập thông tin khai trên tờ khai hải quan hoặc khai qua mạng, hệ thống sẽ tự
động cấp số tờ khai và phân luồng hồ sơ làm cơ sở để khai thác thông tin từ cơ sở
dữ liệu về trị giá, mã số, xuất xứ và thông tin khác.
- Nội dung kiểm tra hồ sơ bao gồm: tên, mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ
khai( cưỡng chế, vi phạm, chính sách mặt hàng)
- Phân luồng hồ sơ gồm các mức sau:
• Luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ , miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
• Luồng vàng: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
8


• Luông đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra chi tiết hàng hóa

Đối với hồ sơ thuộc Luồng Đỏ doanh nghiệp xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa
để cơ quan Hải quan kiểm tra. Hệ thống quản lý rủi ro tự động xác định các hình
thức kiểm tra : kiểm tra thực tế đối với hàng hoá thuộc luồng đỏ, cụ thể:
+ Mức (1): Kiểm tra tỷ lệ (%) kiểm tra đại diện không quá 10% đối với lô hàng
nhập khẩu là nguyên liệu xuất khẩu và gia cơng xuất khẩu, hàng cùng chủng loại,
hàng đóng gói đồng nhất
+ Mức (2): Kiểm tra tồn bộ lơ hàng của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm luật hải
quan, lơ hàng có dấu hiệu vi phạm luật hải quan.
- Kiểm tra hồ sơ hải quan:
Kiểm tra chi tiết hồ sơ bao gồm: Kiểm tra nhóm thơng số chung cho mỗi lơ
hàng; kiểm tra tiêu chí thơng tin về hàng hóa; kiểm tra tiêu chí chung cho vận tải
đơn, cho lô hàng; kiểm tra tờ khai trị giá.
- Ghi kết quả kiểm tra và đề xuất xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ vào Lệnh.
Nhập thông tin trên Lệnh vào hệ thống và xử lý kết quả kiểm tra sau khi
được lãnh đạo chi cục duyệt chỉ đạo
2.2.2. Kiểm tra thực tế hàng hoá
Kiểm tra thực tế hàng hoá: Kiểm tra đối chiếu thực tế hàng hoá nhập khẩu với nội dun
g khai trên tờ khai hải quan và chứng từ của bộ hồ sơ hải quan về: tên hàng, mã số;
lượng hàng, chất lượng, xuất xứ.
- Nội dung kiểm tra: kiểm tra tình trạng bao bì, niêm phong hàng hố; nhãn mác,
ký mã hiệu, quy cách đóng gói, các đặc trưng cơ bản của hàng hóa để xác định tên
hàng và mã số, xuất xứ hàng hóa; kiểm tra lượng hàng; kiểm tra chất lượng
- Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và kết luận kiểm tra.
- Xử lý kết quả kiểm tra
Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá phù hợp với khai của người khai hải qu
an thì cán bộ xác nhận hồn thành thủ tục hải quan, chuyển hồ sơ cho bộ phận thu
phí hải quan và trả tờ khai cho người khai hải quan
Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hố có sự sai lệch so với khai của người kha
i hải quan thì đề xuất biện pháp xử lý, trình lãnh đạo chi cục xem xét


9


2.2.3. Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; và trả tờ
khai hải quan
Cán bộ hải quan thực hiện công việc:
- Thu thuế và thu lệ phí hải quan theo quy định;
- Đóng dấu “Đã làm thủ tục Hải quan” lên mặt trước, phía trên góc trái tờ khai
hải quan (đóng trùm lên dịng chữ HẢI QUAN VIỆT NAM);
Vào sổ theo dõi và trả tờ khai hải quan (bản lưu người khai hải quan)
cho
người khai hải quan.
2.2.4. Phúc tập hồ sơ
Phúc tập hồ sơ được thực hiện sau khi lô hàng xuất nhập khẩu được thơng
quan (tùy trường hợp cụ thể) nhằm mục đích: Kiểm tra lại các cơng việc đă làm
trong qui trình thơng quan xem có thiếu sót, để kịp thời u cầu khắc phục; Phát
hiện những sai sót, bất hợp lý, vi phạm dễ thấy; Phát hiện sự thất lạc hoặc chậm trễ
hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu; Bổ sung thông tin vào cơ sở dữ liệu; Sắp xếp, lưu trữ
hồ sơ hải quan một cách khoa học, dễ tra cứu. Và phải hồn thành trong ṿịng sáu
mươi ngày kể từ ngày ký thông quan lô hàng.
Công chức hải quan thực hiện Phúc tập hồ sơ được theo quy tŕnh 5 bước sau:
-Bước 1: Nhận hồ sơ để phúc tập (tiếp nhận; kiểm tra hồ sơ và ký nhận)
-Bước 2: Phân loại hồ sơ (xác định: thời gian và mức độ phúc tập với từng hồ sơ)
-Bước 3:Phúc tập hồ sơ (Kiểm tra sự đầy đủ và đồng bộ của chứng từ của hồ
sơ hải quan; Kiểm tra sự hợp lệ của chứng từ; Kiểm tra kỹ với trường hợp đặc biệt)
-Bước 4: Kết thúc phúc tập hồ sơ (Ghi kết quả, phân loại và báo cáo lănh đạo
Chi cục; Cập nhật thông tin kết quả phúc tập vào hệ thống cơ sở dữ liệu )
-Bước 5: Lưu trữ hồ sơ (sắp xếp, bảo quản, lưu trữ hồ sơ theo quy định)
2.3. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu của các
Doanh Nghiệp

2.3.1. Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan
Khi doanh nghiệp làm thủ tục hải quan nhập khẩu, cần chuẩn bị một hồ sơ hải
quan bao gồm:
-

Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính;

10


-

Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương

hợp đồng: nộp 01 bản; hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu nhập khẩu uỷ thác): nộp
01 bản sao;
Hợp đồng mua bán hàng hoá phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là
ngơn ngữ khác thì người khai hải quan phải nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch.
-

Hóa đơn thương mại : nộp 01 bản chính;

-

Vận tải đơn nộp 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc sao chụp từ bản chính có

ghi chữ copy, chữ surrendered; Đối với hàng hố nhập khẩu qua bưu điện quốc tế
nếu khơng có vận tải đơn thì người khai hải quan ghi mã số gói bưu kiện, bưu phẩm
lên tờ khai hải quan hoặc nộp danh mục bưu kiện, bưu phẩm do Bưu điện lập. Đối

với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí được vận
chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng
hố (cargo manifest) thay cho vận tải đơn.
Đối với hàng hoá nhập khẩu qua bưu điện quốc tế nếu khơng có vận tải đơn
thì người khai hải quan ghi mã số gói bưu kiện, bưu phẩm lên tờ khai hải quan hoặc
nộp danh mục bưu kiện, bưu phẩm do Bưu điện lập.
Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu
khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (khơng phải là tàu thương mại) thì nộp
bản khai hàng hố (cargo manifest) thay cho vận tải đơn.
-

Tuỳ từng trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất

trình các chứng từ sau:
• Chứng thư giám định đối với hàng hố được thơng quan trên cơ sở kết quả giám
định: nộp 01 bản chính;
• Nộp 01 bản gốc giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
• Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đối với hàng hóa phải có giấy
phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật(bản chính); chứng từ khác theo quy
định của pháp luật

11


Kiểm tra Bộ chứng từ:
Đây là khâu quan trọng vì đây là cơ sở pháp lý trong trường hợp có sai sót
sau này. Nếu chứng từ đồng bộ, chính xác, hợp lý sẽ giúp nhân viên giao nhận lấy
hàng được nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, chi phí như: Phí lưu Container,
lưu kho. Lưu bãi…
Kiểm tra sự phù hợp giữa những nội dung được khai trên tờ khai Hải quan và

Bộ chứng từ kèm theo này. Đặc biệt là việc kiểm tra áp mã tính thuế hàng hóa nhập
khẩu, khi phân loại hàng hóa cần căn cứ vào: Tính chất, đặc điểm, cấu tạo, công
dụng và phương pháp mô tả của mặt hàng nhập khẩu để xếp vào nhóm hàng phù hợp.
Sau khi tiến hành kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của Bộ chứng từ hàng nhập khẩu,
nếu hợp lệ và đầy đủ thì nhân viên giao nhận tiến hành các bước tiếp theo của quá
trình nhận hàng, nếu có sai sót thì nhân viên giao nhận sẽ liên hệ nhà cung cấp để
bổ sung, sửa chữa cho hồn chỉnh để thực hiện qui trình làm hàng.
Nhân viên giao nhận kiểm tra đối chiếu nếu nội dung các chứng từ phù hợp
với nhau và phù hợp với hợp đồng thương mại, do đó đủ điều kiện tiếp nhận lô hàng
và tiến hành các thủ tục để nhận hàng về kho cho khách hàng.
2.3.2 Khai báo và nộp hồ sơ hải quan
Khai báo và làm thủ tục Hải quan là một phần rất quan trọng trong công tác
giao nhận hàng. Thủ tục Hải quan là một thông lệ Quốc tế, là điều kiện bắt buộc đối
với mọi doanh nghiệp xuất nhập khẩu vì nó thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về Hải quan, bảo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ quyền lợi chủ quyền an ninh Quốc
gia. Ngồi ra nó là cơ sở pháp lý để xác định hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế
nhập khẩu. Do vậy việc lên tờ khai phải chính xác và cẩn thận. Khi nhận được Fax
của khách hàng, bộ phận chứng từ sẽ tiến hành lên tờ khai. Sau khi đã tổng hợp
được tất cả những thông tin về lô hàng, nhân viên chứng từ sẽ lên tờ khai cho lô
hàng nhập khẩu này
Việc khai hải quan được thực hiện trên mẫu tờ khai hải quan do Bộ Tài chính
quy định. Có 2 hình thức khai hải quan là khai thủ công và khai điện tử
Người khai hải quan khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tên và mã số hàng
hố, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ, đơn giá, trị giá hải
quan, các loại thuế suất và các tiêu chí khác quy định tại tờ khai hải quan; tự tính để

12


xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu trách

nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.
Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan trên cơ sở hồ sơ hải quan điện tử
do doanh nghiệp gửi tới. Trên cơ sở áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, máy tính sẽ tự
phân luồng xanh, vàng, đỏ, sau đó cơ quan hải quan duyệt phân luồng, quyết định
thông quan dùa trên hồ sơ điện tử do doanh nghiệp khai, thông báo số tờ khai để
doanh nghiệp in ra mang đến các cửa khẩu cảng – nơi có hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu làm thủ tục thơng quan hàng hóa hoặc ra quyết định kiểm tra hải quan dùa trên
kết quả phân tích thơng tin từ cơ sở dữ liệu của hải quan và các nguồn thông tin khác.
2.3.3.

Thực hiện quyết định của cơ quan hải quan về kiểm tra chứng từ và

hàng hóa
Hồ sơ hải quan của doanh nghiệp được cơ quan hải quan phân ra 3 luồng:
Luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ.
- Luông xanh:

Mức kiểm tra luồng xanh đối với những lơ hàng nhập khẩu của các

doanh
nghiệp có q trình chấp hành tốt luật Hải quan nếu có đủ 2 điều kiện sau:
• Hàng hóa khơng thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc danh mục hàng hóa nhập
khẩu phải có giấy phép hay phải có giám định, phân tích, phân loại nhưng chưa
nộp văn bản cho phép cho Cơ quan Hải quan.
• Hàng hóa khơng thuộc diện phải đóng thuế ngaydoanh nghiệp chỉ cần mang hai
bản chính tờ khai hải quan, hai bản phụ lục( nếu có) đến chi cục hải quan để
đóng dấu thơng quan hàng hóa.
- Luồng vàng:

Kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa. Đối với


mức kiểm tra này thì hàng hóa nhập khẩu thuộc các diện sau:
• Hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc phải
giám định, phân tích, phân loại nhưng chưa nộp văn bản cho phép cho Cơ
quan Hải quan.
• Hàng hóa thuộc diện phải đóng thuế ngay
- Luồng đỏ: Doanh nghiệp cần phải xuất trình hồ sơ hải quan lên chi cục hải quan
như luồng vàng. Bên cạnh đó, cần phải xuất trình hàng hóa và có mặt phi hải quan
lấy mẫu hàng hóa. Nếu hàng của doanh nghiệp phù hợp với khai báo, hàng sẽ được

13


thông quan. Nếu hàng không phù hợp với khai báo, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo
quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
Trước khi kiểm tra thực tế hàng hóa thì nhân viên xuất nhập khẩu của doanh
nghiệp phải làm thủ tục chuyển container từ bãi trung tâm về bãi kiểm hóa. Khi tàu
cập cảng thì container sẽ được chuyển từ tàu vào bãi trung tâm. Do đó nhân viên của
Doanh nghiệp phải làm thủ tục chuyển container từ bãi trung tâm sang bãi kiểm hóa.
Nhân viên của doanh nghiệp cần 01 D/O bản gốc đến khu vực điều độ Cảng, nơi
đắng kí kiểm hóa, rút hàng. Tại đây nhân viên điều độ sẽ kí tên, đóng dấu “chuyển
bãi kiểm hóa” lên D/O, sau đó trả lại cho nhân viên của doanh nghiệp và thông báo
thời gian sớm nhất container được chuyển vào bãi
Trước khi giao nhận, nhân viên giao hàng phải cầm 01 bản D/O đến độ Cảng
để nhân viên điều độ cắt seal, điều động đội bốc xếp. Nhân viên Giao nhận phải liên
lạc với Hải quan kiểm tra được phân cơng đến vị trí container còn nguyên gốc, đúng
số container, đúng số seal. Nhân viên Giao nhận sẽ liên hệ với công nhân cắt seal để
cắt seal, mở container trước sự giám sát của Cán bộ Hải quan kiểm tra
Khi kiểm tra thực tế hàng hố nếu Hải quan khơng xác định được chính xác
tên hàng, mã số hàng hoá, phẩm chất của hàng hoá thì chi cục Hải quan cùng chủ

hàng lấy mẫu/catalogue gửi đến trung tâm phân tích và yêu cầu chủ hàng giữ
nguyên trạng hàng hoá, thống nhất lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định chuyên
ngành thực hiện giám định. Kết luận của cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành
có giá trị để các bên thực hiện.
2.3.4. Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và lệ phí
Doanh nghiệp cần phải đóng đầy đủ thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng cho
lơ hàng nhập khẩu của mình trong thời gian quy định. Doanh nghiệp có thể nộp thuế
vào chi cục hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục thông quan hàng hóa, hoặc nộp
thuế vào kho bạc nhà nước
2.3.5. Kiểm tra sau thơng quan
• Kiểm tra hồ sơ hải quan:
- Kiểm tra tính hợp pháp, chính xác của các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, sự phù
hợp của các chứng từ kèm theo tờ khai với các nội dung khai trong tờ khai và các
quy định của pháp luật về xuất khẩu , nhâp khẩu hàng hóa.

14


- Kiểm tra việc xác định trị giá; căn cứ tính thuế, cách tính số thuế và các khoản thu
khác; việc tuân thủ các quy định về chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hoá, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, các Điều ước quốc tế quy định khác về quản lý
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
- Kiểm tra chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ khác có
liên quan đến hàng hố đã được thơng quan tại doanh nghiệp.
• Kết quả kiểm tra được cập nhật vào hệ thống thông tin hải quan để phân tích,
đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro vi phạm pháp
luật, làm căn cứ cho việc kiểm, tra khi làm thủ tục hải quan, xác định doanh
nghiệp có quá trình chấp hành tốt pháp luật hải quan và phục vụ cho hoạt động
của cơ quan hải quan trong công tác chống bn lậu.
• Kết luận kiểm tra giải trình của đơn vị được kiểm tra (nếu có), biên bản vi phạm

pháp luật đối với đơn vị được kiểm tra là căn cứ để cơ quan hải quan quyết định
việc truy thu thuế, hoàn thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của
pháp luật.
• Việc truy thu thuế, hoàn thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế thực hiện theo
quy định của pháp luật về thuế và pháp luật có liên quan

15


CHƯƠNG 3: THỰC QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU
NHÓM THIẾT BỊ HÀNG HẢI TỪ THỊ TRƯỜNG AUSTRALIA TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN VIỆT NAM APTES
3.1 Giới thiệu về CTCP Việt Nam APTES
 Tổng quan về CTCP Việt Nam APTES
Tên cơng ty

: CƠNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM A.P.T.E.S

Tên giao dịch

: A.P.T.E.S VIETNAM JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt

: APTES VIETNAM.,JSC

Địa chỉ

: P2008, Tòa nhà 137 Nguyễn Ngọc Vũ- Cầu Giấy- Hà Nội


Điện thoại

: 04 6282 3786

Fax

: 04 6282 3786

Email

:

Website

:

Mã số thuế

: 0102191963

Tài khoản số

:103.216.609.850.17- Ngân hàng Techcombank CN Thăng Long

 Lịch sử hình thành và phát triển
APTES Việt Nam là cơng thành viên của tập đồn APTES đến từ Australia.
Tập đồn APTES là một Tổng cơng ty hàng đầu về công nghệ bảo vệ khắc phục
hậu quả thiên tai, bảo vệ mơi trường, tìm kiếm và cứu hộ ở Australia và Khu
vực Châu Á Thái Bình Dương. CTCP Việt Nam APTES được thành lập từ năm
2005, công ty tập hợp những đội ngũ chuyên gia quốc tế về đánh giá rủi ro,

thiết kế mơ phỏng và phân tích hiện trạng các cộng đồng, các cơ sở hạ tầng
trước những thảm họa do thiên nhiên và con người như động đất, hỏa hoạn, lũ
lụt, giông bão và mối đe dọa khủng bố. Cung cấp các trang thiết bị và tư vấn kỹ
thuật tốt nhất để bảo vệ con người và cơ sở vật chất. APTES đã hợp tác chặt
chẽ với các ngành và các cơ quan chính phủ trong hoạt động tư vấn nghiên cứu
về các lĩnh vực này.
do Sở kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 22 tháng 03 năm 2007.
 Lĩnh vực kinh doanh của công ty:
Công ty cổ phần Việt Nam APTES hoạt động kinh doanh với các chức năng chính
như sau:

16


o

Nhập khẩu và phân phối các thiết bị phục vụ cho công tác cứu hộ cứu nạn,

khắc phục sự cố tràn dầu trên biển, các thiết bị phòng cháy chữa cháy, thiết bị hàng
hải, thiết bị bảo hộ lao động.
o

Đào tạo và cung cấp chứng chỉ cho các đơn vị cá nhân trong lĩnh vực ứng phó

và khắc phục sự cố.
 Cơ cấu tổ chức của công ty
Bộ máy quản lý, điều hành của Công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến
chức năng, chế đơ một thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của
người lao động.
Sơ đồ 3.1: Cấu trúc tổ chức bộ máy quản lý của công ty


3.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Việt Nam APTES
3.2.1 Hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty được thành lập từ năm 2005 với tên gọi Công ty Cổ phần Việt Nam
Aptes. Công ty chuyên nhập khẩu và phân phối các thiết bị khắc phục sự cố tràn
dầu và thiết bị tìm kiếm cứu nạn
Cụ thế, cơng ty thực hiện:

17


- Tư vấn, thiết kế và cung cấp tàu, cano chuyên dùng ưng cứu sự cố tràn dầu, vật
tư chuyên dùng cho ứng cứu khẩn cấp sự cố tràn dầu trên nước (cảng, ao hồ, sông,
biển,...) và trên cạn ( bờ sông, bãi biển, nhà máy,...)
-

Cung cấp tàu, xuồng cao tốc bằng vật liệu composite sợi thủy tinh, tàu xuồng,

phao bơi phục vụ mục đích tuần tra, cứu hộ, cứu nạn trên biển, cung cấp động cơ và
phụ tùng tàu thủy, các loại phao cứu sinh,...
-

Cung cấp xe máy công trình, thiết bị PCCC trong lĩnh vực cứu hộ, cứu nạn, khắc

phục thảm họa và hậu quả sập đổ công trình chun dùng trong an ninh quốc
phịng.
- Cung cấp thiết bị cứu hộ hàng hải, thiết bị cứu hộ hàng không, cứu hộ trong hầm,
mỏ, thiết bị điện tử viễn thơng, an ninh quốc phịng, thiết bị PCCC, thiết bị tạo bọt
chữa cháy.
- Tư vấn lập phương án kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu, cứu hộ, cứu nạn, phòng

chống lụt bão cho các cơ quan theo quy định của Nhà nước.
BẢNG 3.1 Dưới đây thể hiện kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2010 – 2012
Bảng 3.1. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Việt Nam
APTES trong 3 năm 2010-2012
(Đơn vị: tỷ VNĐ)
2012
Chỉ tiêu

2010

2011

(Quý I,
II, III)

So sánh (%)
2011/2010

2012/2011

Tổng doanh thu

31,976

38,051

27,23

118,99


71,56

Tổng chi phí

27,063

32,887

23,78

121,52

72,308

4,913

5,164

3,45

105,1

66,808

3,68475

3,873

2,5875


105,1

66.808

Lợi nhuận trước
thuế
Lợi nhuận sau
thuế

( Nguồn: phịng kế tốn,Cơng ty Cổ phần VN APTES)

18


- Năm 2010, vẫn chịu ảnh hưởng của đợt suy thối kinh tế 2008-2009, tình hình
kinh doanh của cơng ty cũng bấp bênh, với một năm đầy khó khăn, tổng doanh thu
giảm 11,254 tỷ VNĐ, tức giảm 26% so với năm 2009, dẫn đến lợi nhuận trước và
sau thuế đều giảm, cụ thể lợi nhuận trước thuế giảm 0,521 tỷ VNĐ, còn lợi nhuận
sau thuế giảm 0,39075 tỷ VNĐ.
-

Tổng doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng 6,075 tỷ VNĐ, tăng 18,99% so

với năm 2010, lợi nhuận trước thuế tăng 0,251 tỷ VNĐ, lợi nhuận sau thuế tăng
không nhiều 0,18825 tỷ VNĐ tương ứng 5,13%.
- Sang đến năm 2012, Doanh thu năm 2012 so với năm 2011 giảm 10,821 tỉ VNĐ
tương ứng giảm 28,44%, do vậy mà lợi nhuận sau thuế năm 2012 so với năm 2011
cũng giảm 1,2855 tỉ VNĐ tương ứng giảm 33,19%
3.2.2 Hoạt động nhập khẩu của công ty
Hoạt động nhập khẩu của công ty luôn chiếm ưu thế, doanh thu hoạt

động nhập khẩu tuy không ổn định nhưng luôn lớn hơn 86% từ năm 2009 đến
năm 2012. Nhất là vào năm 2011, doanh thu nhập khẩu tăng chiếm tới 93,5 %
cơ cấu doanh thu. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty trong những
năm gần đây nhìn chung là khá tốt. Khơng chỉ đủ bù lại số vốn kinh doanh bỏ
ra mà năm nào cũng mang lại lợi nhuận lớn. đảm bảo thu nhập cho tồn thể
nhân viên trong cơng ty và nộp thuế đầy đủ cho ngân sách Nhà nước.


Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu
Công ty CP Việt Nam Aptes chủ yếu nhập khẩu các trang thiết bị khắc phục

sự cố tràn dầu và ô nhiễm môi trường như phao quây dầu, máy bơm hút dầu tràn,
máy bơm chuyển dầu, chất phân hủy dầu, hệ thống phun chất phân huỷ dầu, vật liệu
thấm dầu, thiết bị đốt rác thải nhiễm dầu và thiết bị lưới chắn cống thốt nước, thiết
bị tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, thiết bị bảo hộ lao động, thiết bị phòng cháy chữa
cháy…

19


Bảng 3.2 Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu chính giai đoạn 2011 – 2012
Năm 2011

Năm 2012
Tỷ

Danh mục
Giá trị (VND)

trọng


Giá trị (VND)

Tỷ trọng (%)

(%)
Kinh doanh thiết bị ứng phó
sự cố tràn dầu

5.896.004.470

59

23.276.646.822

49

2.598.239.258

26

15.201.075.475

32

1.498.984.186

15

9.025.638.563


19

9.993.227.914

100

47.503.360.860

100

Kinh doanh thiết bị Cứu hộ
cứu nạn
Kinh doanh thiết bị Phòng
cháy chữa cháy

Tổng giá trị

( Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Cổ phần Việt Nam APTES)


Cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty.
Các thị trường Công ty lựa chọn để nhập khẩu hàng hoá là các thị trường có

uy tín chất lượng cao và giá cả phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng
của các đối tượng khách hàng khác nhau. Một số thị trường nhập khẩu của công
ty: Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Singapore,…và một số nhà sản xuất
trong nước.
Dưới đây là một số thị trường nhập khẩu hàng hóa chính của cơng ty trong 3
năm 2010-2012


20


Bảng 3.3: Tỷ trọng thị trường nhập khẩu giai đoạn 2010- 2012
(Đơn vị: Tỷ VNĐ)

2010

2011

Thị trường

TT
Giá trị (VND)

2012
TT

Giá trị (VND)

TT
Giá trị (VND)

Australia

90.477.402

(%)
14.5


1.357.880.235

(%)
42.3

10.689.300.220

(%)
27.1

Đài Loan
Hàn Quốc
Singapor

102.289.418
140.662.320
220.358.339

16.4
22.5
35.4

259.886.475
183.695.274
1.180.906.228

8.0
5.7
36.8


2.169.873.145
706.292.135
24.335.650.225

5.5
1.8
61.6

Mỹ

69.850.776

11.2

230.690.190

7.2

1.568.442.990

4.0

Tổng GT

623.638.255

100%

3.213.058.402


100% 39.469.558.715

(Nguồn: Phịng kinh doanh cơng ty Cổ phần Việt Nam APTES)
3.3 Thực trạng quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu nhóm thiết bị hàng hải
nhập khẩu từ thị trường Australia tại công ty cổ phần Việt Nam APTES
3.3.1 Chuẩn bị hồ sơ hải quan

21

100%


×