Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn REACH nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty TNHH MSA-HAPRO sang thị trường EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523 KB, 46 trang )

TrườngĐại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin cảm ơn tới toàn thể thầy cô giáo trong khoa Thương mại
quốc tế trường Đại học Thương Mại. Với sự quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình
của các thầy cô em đã có thể hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “
Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn REACH nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
hàng dệt may của công ty TNHH MSA-HAPRO sang thị trường EU”.
Để có được kết quả này em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
nhất tới thầy giáo- Thạc sỹ Nguyễn Duy Đạt đã tận tình, quan tâm giúp đỡ, hướng
dẫn em thực hiện và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp tốt nhất trong thời gian
vừa qua.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Tổng giám đốc công ty TNHH TNHH
MSA-HAPRO cùng các anh chị phòng xuất nhập khẩu và nhân viên trong công ty
đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập trong một môi trường chuyên nghiệp và
thân thiện.
Tuy nhiên, do sự hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cũng như sự
giới hạn về thời gian, bài khóa luận của em vẫn còn tồn tại những thiếu sót cả về nội
dung lẫn hình thức. Em rất mong nhận được sự góp ý quý báu của thầy cô giáo để
giúp em trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTH:Nguyễn Thu Thủy Lớp:K45E5
i
TrườngĐại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
SVTH:Nguyễn Thu Thủy Lớp:K45E5
ii
TrườngĐại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 - Kết quả kinh doanh các năm 2010- 2011- 2012 . . Error: Reference source
not found
Bảng 3.2- Giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty MSA-


HAPRO sang thị trường thế giới giai đoạn 2010-2012 Error: Reference source not
found
Bảng 3.3– Cơ cấu thị trường xuất khẩu dệt may của công ty MSA- HAPRO sang thị
trường EU Error: Reference source not found
Bảng 3.4 - Cơ cấu giá trị xuất khẩu các sản phẩm dệt may sang EUError: Reference
source not found
Bảng 3.5- Các chất có mối quan ngại cao Error: Reference source not found
Bảng 4.1: Tóm tắt các tồn tại, nguyên nhân và giải pháp tương ứngError: Reference
source not found
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 3.1. SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC TỔNG CÔNG TY LIÊN DOANH MSA -
HAPRO Error: Reference source not found
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu sang EU Error: Reference
source not found
SVTH:Nguyễn Thu Thủy Lớp:K45E5
iii
TrườngĐại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
CPSIA Consumer Product Safety
Improvement Act
Luật cải thiện an toàn sản
phẩm tiêu dùng
EC European Commisson Ủy ban Châu Âu
ECHA European Council For High Ability Cơ quan Hóa chất Châu Âu
EU European Union Liên minh châu Âu
HACCP Hazarrd Analysis and Critical
Control Point
Hệ tống phân tích mối nguy
hiểm và xác định điểm kiểm

soát trọng yếu
ISO International Organization for
Standardization
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
REACH Registration,Evaluation,Authorizatio
n, Restriction,Chemicals
Đăng ký, đánh giá,cấp phép
cho hóa chất
SVHC Substance of very high concern Chất có mối quan ngại cao
TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong
thương mại
USD United States Dollar Đô La Mỹ
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
SVTH:Nguyễn Thu Thủy Lớp:K45E5
iv
TrườngĐại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt Nghĩa
DN Doanh nghiệp
NCC Nhà cung cấp
SX Sản xuất
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
SVTH:Nguyễn Thu Thủy Lớp:K45E5
v
TrườngĐại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Hòa cùng xu thế toàn cầu hóa quốc tế, tự do hóa thương mại giữa các nước là
mang tính tất yếu. Bản chất của thương mại quốc tế chính là hoạt động xuất nhập
khẩu giữa các nước. Việc lưu thông hàng hóa giữa các nước dễ dàng hơn bởi các

rào cản thương mại như thuế quan hay hạn ngạch đang dần được cắt giảm. Từ đó
tạo thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng, góp phần thúc đẩy sự
phát triển kinh tế quốc gia.
Dệt may là một ngành sản xuất truyền thống, cũng là ngành công nghiệp xuất
khẩu mũi nhọn của nước ta. Thị trường nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam
tương đối đa dạng trong đó, một số thị trường nhập khẩu chính: Hoa Kỳ, EU, Nhật
Bản… Thị trường EU là thị trường nhập khẩu rất tiềm năng, là thị trường xuất khẩu
hàng dệt may lớn thứ hai của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm
hơn 20% (đứng sau Hoa Kỳ chiếm hơn 50%) tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng
này. Là một trong các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may, công ty TNHH
MSA-HAPRO là một trong số những doanh nghiệp đi tiên phong trong việc tiếp
cận thị trường EU, với tỷ trọng xuất khẩu hàng năm chiếm hơn 30% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu sang các thị trường của công ty (đứng thứ hai sau Hoa Kỳ).
EU là một thị trường lớn và đầy tiền năng để ngành xuất khẩu hàng dệt may
Việt Nam nói chung và công ty TNHH MSA-HAPRO nói riêng khai thác. Tuy
nhiên, yêu cầu của thị trường cũng như người tiêu dùng EU ngày càng cao và khắt
khe. Ngoài những vấn đề về chất lượng, giá cả… họ còn đòi hỏi các sản phẩm được
bán ra thị trường phải đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, người sản xuất phải
chịu trách nhiệm xã hội. Đặc biệt là tiêu chuẩn REACH- Tiêu chuẩn về hóa chất và
sử dụng hóa chất an toàn của EU được ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ 1/ 6/
1007, chính thức được thực hiện từ 1/ 6/ 2008 thay thế cho 40 luật về hóa chất ở
EU. Đây là luật nghiêm ngặt nhất về hóa chất trên thế giới hiện nay. Chính điều
này đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói
chung và công ty nói riêng. Tuy công ty chưa vấp phải vi phạm nghiêm trọng nào
khi EU áp dụng tiêu chuẩn REACH nhưng để đáp ứng được cũng gặp một số vướng
mắc nhất định về tăng chi phí sản xuất khi doanh nghiệp phải thay đổi công nghệ,
hệ thống quản lý, hoá chất thuốc nhuộm; Ngoài ra, công ty còn gánh thêm chi phí
SVTH:Nguyễn Thu Thủy Lớp:K45E5
1
TrườngĐại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp

thực hiện các thủ tục đăng ký, thông báo, thử nghiệm. Và quan trọng hơn là trong
tương lai nếu không chú ý đáp ứng các điều kiện của tiêu chuẩn REACH thì công ty
sẽ bị ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu và uy tín của mình trên thị trường EU nói
riêng và thị trường quốc tế nói chung.
Do đó, việc tìm hiểu và nghiên cứu về thị trường EU trong đó đặc biệt là tiêu
chuẩn REACH áp dụng đối với hàng dệt may là việc làm rất cần thiết đối với các
doanh nghiệp. Đã có nhiều nghiên cứu về thị trường EU cũng như rào cản kỹ thuật
mà EU đặt ra đối với hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường đặc biệt là hàng dệt
may, ví dụ như các đề tài sau:
- Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số 98- 78- 006 của TS. Nguyễn Văn Thắng: “Thị
trường EU và một số vấn đề đặt ra với chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam”
- “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường
Châu Âu” của PGS. TS Vũ Chí Lộc- Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội 2009
- “Giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang EU của công ty CP
Trường An” Luận văn thạc sĩ kinh tế của Lê Thị Mai Anh– Trường Đại học Thương Mại
- Chuyên đề thực tập: “Rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc Việt Nam, các
biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty Cổ Phần May 10” của
Nguyễn Thị Thu Hương- Lớp: KTQT 48B- Khoa thương mại và kinh tế quốc tế-
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân,năm 2010.
- “Những rào cản kỹ thuật trong thưng mại dệt may” Nhà xuất bản Bách
Khoa- Hà Nội; Tập Đoàn Dệt May Việt Nam.
Do hệ thống các rào cản có tính chất phức tạp và thay đổi liên tục vì vậy mà các
vấn đề nghiên cứu trước đây còn nhiều thách thức. Đặc biệt là tiêu chuẩn REACH
của EU đặt ra với hàng dệt may được nhập khẩu vào thị trường còn khá mới mẻ và
cũng chưa được nghiên cứu sâu. REACH là quy định quan trọng nhằm củng cố các
quy định về hóa chất hiện hữu và tạo tiêu chuẩn chung cho EU. Quy định mới này
có hiệu lực theo từng giai đoạn. Giai đoạn đầu bắt đầu băng việc đăng ký (từ ngày
1/6/2007 đến 1/12/2008). Trong giai đoạn này, các chủ thương hiệu, các nhà sản
xuất và nhập khẩu cần công bố các thông tin về các hóa chất có trong sản phẩm của
mình xuất khẩu sang EU. Kế tiếp, việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của REACH cần

phải đạt được trong thời gian quy định là 10 năm để chứng minh được rằng các loại
hóa chất này không gây hại đến sức khỏe con người và môi trường. Cũng đã có
những thông tin nghiên cứu và các báo cáo sơ bộ về việc thực tiêu chuẩn REACH
nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót và vướng mắc. Công ty TNHH MSA-HAPRO cũng
như các doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU đã có
SVTH:Nguyễn Thu Thủy Lớp:K45E5
2
TrườngĐại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp
những hiểu biết và nghiên cứu về tiêu chuẩn này nhưng còn nhiều khó khăn nhất
định đặt ra thách thức và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao.
Trước thực trạng trên, em đã chọn đề tài “Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn
REACH nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty TNHH
MSA-HAPRO sang thị trường EU” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
Đó là một vấn đề cấp thiết góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của công ty
và nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may trên thị trường EU.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên về tính cấp thiết của vấn dề nghiên cứu, bài khóa
luận này nhằm hướng tới những mục tiêu sau:
*Những lý thuyết cơ bản về rào cản kỹ thuật, rào cản kỹ thuật với hàng dệt may
và tiêu chuẩn REACH đối với hàng dệt may ở thị trường EU.
*Đánh giá thực trạng thực hiện tiêu chuẩn REACH trong xuất khẩu hàng dệt may
của công ty sang thị trường EU thời gian qua.
*Đề xuất những giải pháp cơ bản để giúp doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn
REACH nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty trong thời
gian tới.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống rào cản kỹ thuật,tiêu chuẩn REACH của EU
đối với sản phẩm dệt may của Việt Nam và các giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn
REACH của công ty TNHH MSA- HAPRO.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau:

+ Sản phẩm nghiên cứu: Hàng dệt may xuất khẩu của công ty
+ Không gian nghiên cứu: Thị trường EU
+ Thời gian nghiên cứu: Khoảng thời gian 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
Thu thập dữ liệu thứ cấp: từ các nguồn dữ liệu có sẵn như các báo cáo tài
chính, các hợp đồng, tài liệu của công ty các luận văn, đề tài nghiên cứu của khóa
trước, các báo, tạp chí, các sách chuyên ngành, các website Quan sát, tổng kết
thực tiễn từ việc thực tập tại công ty TNHH MSA-HAPRO.
- Phương pháp xử lý dữ liệu
SVTH:Nguyễn Thu Thủy Lớp:K45E5
3
TrườngĐại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp
Phương pháp so sánh: So sánh số liệu hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty qua các năm 2010, 2011, 2012. Từ đó đối chiếu để rút ra kết luận về tình hình
công ty.
- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các thông tin sơ cấp, thứ cấp, đưa ra nhận
xét về tình hình hoạt động của công ty.
- Phương pháp phân tích: phân tích, đánh giá tổng quát và đưa ra những
nguyên nhân tồn tại trong thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của công ty.
Tính toán tỷ trọng % của các thông tin đã được xử lý, dựa vào đó đưa ra đánh giá
mức độ đáp ứng tiêu chuẩn REACH của công ty.
- Phương pháp phỏng vấn người lao động: đánh giá thực trạng đáp ứng tiêu
chuẩn REACH của công ty.
1.5. Kết cấu của khóa luận
Căn cứ vào nội dung của đề tài và mục tiêu mà đề tài hướng tới, kết cấu của
khóa luận bao gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Lý luận chung về rào cản kỹ thuật và tiêu chuẩn REACH: Một số lý
thuyết cơ bản về rào cản kỹ thuật, rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may và tiêu

chuẩn REACH đối với hàng dệt may.
Chương 3: Thực trạng thực hiện tiêu chuẩn REACH của công ty TNHH MSA-
HAPRO sang thị trường EU: Thực trạng kinh doanh xuất khẩu của công ty. Phân
tích thực trạng thực hiện tiêu chuẩn REACH của công ty qua đó đánh giá những
thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Chương 4: Một số giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn REACH nhằm đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu hàng dệt may của công ty TNHH MSA- HAPRO sang thị trường
EU: Qua việc đánh giá sơ bộ về thực trạng của công ty, định hướng các mục tiêu
phát triển của công ty trong những năm tới và đề xuất ra giải pháp giúp công ty đáp
ứng tốt hơn tiêu chuẩn REACH khi xuất khẩu sản phẩm dệt may của mình sang thị
trường EU.
SVTH:Nguyễn Thu Thủy Lớp:K45E5
4
TrườngĐại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT
VÀ TIÊU CHUẨN REACH
2.1. Một số khái niệm cơ bản về rào cản kỹ thuật
Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, không chỉ giới hạn ở thương mại
hàng hóa mà còn mở rộng ra các lĩnh vực khác như:dịch vụ,sở hữu trí tuệ…, đem
lại lợi ích cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Vì thế phấn đấu cho nền thương mại
tự do toàn cầu là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên do nhiều
nguyên nhân khác nhau mà cụ thể là do trình độ phát triển kinh tế- xã hội không
đồng đều mà các biện pháp bảo hộ thuế quan và phi thuế quan ra đời nhằm bảo hộ
nền sản xuất nội địa. Hiện nay với xu hướng tự do hóa thương mại, hàng rào thuế
quan giữa các khối kinh tế, giữa các quốc gia ngày càng giảm đi và tiến tới xóa bỏ
hoàn toàn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các nhà xuất khẩu có thể dễ dàng
tiếp cận thị trường khác mà việc tiếp cận và thâm nhập thị trường càng trở lên khó
khăn hơn do việc các quốc gia tăng cường sử dụng những quy định và các yêu cầu
thị trường trong các khía cạnh về an toàn, sức khỏe, chất lượng và các vấn đề môi
trường và xã hội. Các quy định này được gọi chung là các rào cản kỹ thuật trong

thương mại.
2.1.1. Khái niệm về rào cản kỹ thuật
Theo Hiệp định về hàng rào kỹ thuật (Agreement on Technical Bariers to
Trade) gọi tắt là Hiệp định TBT của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì các
“rào cản kỹ thuật đối với thương mại” thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu. Được thừa nhận như một
thỏa thuận rằng các nước có thể áp dụng các biện pháp cần thiết trong khuôn khổ
pháp lý chung để bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe con người, động và thực vật; bảo
vệ môi trường hoặc để ngăn ngừa các hoạt động man trá và ở mức độ phù hợp.
Cũng có thể hiểu Rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế là một hình thức
bảo vệ mậu dịch thông qua việc các nước nhập khẩu đưa ra các yêu cầu về tiêu
chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước mình hết sức khắt khe. Nếu hàng nhập
khẩu không đạt một trong các tiêu chuẩn được đưa ra đều không được nhập khẩu
vào lãnh thổ nước nhập hàng. Rào cản kỹ thuật chính là các chỉ tiêu về chất lượng
SVTH:Nguyễn Thu Thủy Lớp:K45E5
5
TrườngĐại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp
và an toàn cho người tiêu dùng của hàng hóa mà các nước đưa ra để hạn chế hàng
hóa nhập khẩu vào nước mình.
Tuy nhiên trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm
ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được sử dụng vì mục tiêu bảo hộ
cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hóa nước
ngoài vào thị trường nước nhập khẩu. Do đó, chúng được gọi là “Rào cản kỹ thuật
đối với thương mại”.
2.1.2. Các loại rào cản kỹ thuật
 Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO phân
biệt ba loại biện pháp kỹ thuật sau:
- Quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations) là những yêu cầu kỹ thuật có giá trị
áp dụng (các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ).
- Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards) là các yêu cầu kỹ thuật của một tổ

chức được công nhận,sử dụng chung và nhiều lần nhưng không có giá trị bắt
buộc.
- Quy trình đánh giá sự phù hợp của một loại hàng hóa với các quy định/ tiêu
chuẩn kỹ thuật ( Conformity assessment procedure).
 Hiệp định TBT về rào cản kỹ thuật trong thương mại thừa nhận các
nước có quyền áp dụng những quy định kỹ thuật bao gồm:
- Các quy định về đặc tính của sản phẩm (bao gồm cả đặc tính về chất lượng).
- Các quy định về phương pháp và quy trình sản xuất có ảnh hưởng đến chất
lượng hoặc các đặc tính khác của chất lượng.
- Các quy định về biểu tượng và thuật ngữ sử dụng.
- Các quy định về bao gói, mã hiệu hoặc nhãn mác hàng được sử dụng cho sản
phẩm.
 Các quy định về đặc tính của sản phẩm
Các yêu cầu về đặc tính của sản phẩm liên quan chủ yếu đến kích thước,
hình dạng, kiểu dáng, chức năng và chất lượng của sản phẩm. Mục đích của các tiêu
chuẩn và quy định này là nhằm bảo vệ an toàn, vệ sinh, bảo vệ sức khỏe, đời sống
động thực vật, bảo vệ môi trường…
SVTH:Nguyễn Thu Thủy Lớp:K45E5
6
TrườngĐại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp
Trong thương mại, các tiêu chuẩn thường được áp dụng là ISO, HACCP đối
với thực phẩm, CPSIA-luật về tăng cường an toàn sản phẩm tiêu dùng (của Hoa Kỳ
áp dụng), REACH- Tiêu chuẩn về hóa chất và sử dụng hóa chất an toàn (của EU),

 Các quy định về phương pháp và quy trình sản xuất có ảnh hưởng đến
chất lượng hoặc các đặc tính khác của sản phẩm.
Là các tiêu chuẩn quy định quy trình, công nghệ phù hợp để sản xuất ra sản
phẩm đảm bảo chất lượng, bảo quản, các đặc tính cần thiết. Sản phẩm cần phải có
nguồn gốc rõ ràng: được sản xuất như thế nào?, được vứt bỏ ra sao?, những quá
trình này có làm ảnh hưởng đến môi trường hay không?. Các tiêu chuẩn này được

áp dụng nhằm hạn chế chất thải gây ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên
không tái tạo trong quá trình sản xuất.
 Các quy định về biểu tượng và thuật ngữ sử dụng
Các quy định về biểu tượng và thuật ngữ sử dụng đặt ra với các thuật ngữ,
biểu tượng, kí hiệu được ghi trên sản phẩm về: kích thước, kiểu chữ in, cách thức,
nội dung, hình ảnh phải thống nhất, rõ ràng, phổ thông, phù hợp… Nhằm giúp
người tiêu dùng có thông tin chính xác nhất khi lựa chọn sản phẩm.
 Các yêu cầu về đóng gói, ghi nhãn mác
Những tiêu chuẩn và quy định này liên quan đến những đặc tính tự nhiên của
sản phẩm và nguyên vật liệu dùng làm bao bì: kích cỡ bao bì, nguyên liệu làm bao
bì có phù hợp với tái sinh và tái chế hay không?.
Các quy định về nhãn mác: sản phẩm phải được ghi rõ tên sản phẩm, danh
mục thành phẩm, trọng lượng, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản,
xuất xứ, nước sản xuất, nơi bán, mã số vạch,…. Đây là một rào cản kỹ thuật được
phổ biến rộng trên thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển.
2.2 Một số lý thuyết về rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may tại thị trường EU
và tiêu chuẩn REACH đối với hàng dệt may
2.2.1. Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may tại thị trường EU
EU là một trong những thị trường có các rào cản đối với hàng dệt may chặt
chẽ nhất.Về môi trường,sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng,luật của EU áp
SVTH:Nguyễn Thu Thủy Lớp:K45E5
7
TrườngĐại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp
dụng cho các sản phẩm được bán và sử dụng tại EU.Các nhà xuất khẩu từ các nước
đang phát triển phải tuân thủ với luật EU khi xuất khẩu vào thị trường này.
2.2.1.1. Quy định về đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người tiêu dùng
Hiện nay, EU cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng các chất nghi là có hại cho
sức khỏe con người trên sản phẩm dệt may. Cụ thể:
- Thông tư 2001/ 95/ EC về an toàn sản phẩm: thông tư này áp dụng cho tất cả
các sản phẩm trên thị trường EU. Đối với sản phẩm dệt may, có 2 tiêu chuẩn

về tính an toàn sản phẩm bao gồm:
+ Tiêu chuẩn EN 14682: 2004 về dây luồn trên quần áo trẻ em.
+ Tiêu chuẩn EN 14878: 2007 về phản ứng cháy của quần áo ngủ trẻ em.
- Thông tư 94/ 62/ EC về bao bì và phế liệu bao bì: yêu cầu giảm thiểu phế liệu
bao bì hoặc ưu ái các vật liệu bao bì nguyên liệu tái chế
- Thông tư 2002/ 61/ ECC về thuốc nhuộm azo trong các sản phẩm dệt và da
- Thông tư 91/ 338/ EC về Cadimi trong một số sản phẩm
- Thông tư 2004 /96/ EC (sửa đổi từ thông tư 94/ 27/ EC) đưa ra các yêu cầu về
Nikel trong các vật liệu xỏ lỗ, đồ trang sức và phụ kiện hàng may mặc.
- Thông tư 83/ 264/ EC và 2003/ 11/ EC về chất làm chậm cháy trong sản phẩm
dệt
- Thông tư 2003/ 53/ EC về Noyl phenol và ethoxylat (là các chất bền vững và
tích lũy sinh học, nghi là có ảnh hưởng lên nội tiết).
- Quy chuẩn EC 850/ 2004 về các chất hữu cơ bền vững gây ô nhiễm (POP)
- Thông tư 2006 / 122/ EC về các chất Perluorooctane Sulphonat (PFOS)
- Thông tư 91/ 173/ EC về Pentaclophenol (PCP).
2.2.1.2. Luật quốc gia về một số chất trong sản phẩm dệt may.
Ngoài những quy định, tiêu chuẩn chung của EU thì các nước thành viên trong
EU cũng có luật riêng về một số chất trong sản phẩm dệt may.
- Luật quốc gia về Pentaclophenol (PCP) trong một số sản phẩm.
*Chất (substance) là một phần tử hóa học và các hợp chất của nó.
*Chế phẩm (preparation) là sản phẩm thu được khi trộn hai hoặc nhiều chất lại
với nhau.
- Luật quốc gia về dư lượng formaldehyde trong các sản phẩm dệt.
- Luật quốc gia của Đức về một số chất trong sản phẩm dệt và da.
- Luật quốc gia của Đan Mạch về giới hạn chì trong sản phẩm.
SVTH:Nguyễn Thu Thủy Lớp:K45E5
8
TrườngĐại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp
Luật quốc gia của Nauy.

- Các quy định về an toàn cháy của quần áo.
2.2.1.3. Quy chuẩn về đăng ký, đánh giá và cấp phép hóa chất (REACH)
Quy định về dăng ký, đánh giá và cấp phép hóa chất (REACH-Registration ,
Evaluation, Authorization, Restriction of Chemical substances). Để cải thiện việc
bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, Ủy ban Châu Âu đã soạn thảo và ban
hành REACH- một hệ thống quản lý hóa chất mới thay thế cho 40 luật về hóa chất
ở EU. Đây là luật nghiêm ngặt nhất về hóa chất trên thế giới hiện nay. Đưa ra danh
mục khoảng 900 chất được xếp loại theo mức độ độc hại và đề ra tỷ lệ cho phép tối
đa trong sản phẩm. Trong danh mục đó, có khoảng 200 loại có liên quan đến ngành
dệt may.
2.2.1.4. Quy định về ghi nhãn sản phẩm dệt
Thông tư 96/ 74/ EC quy định tất cả các sản phẩm dệt bán trên thị trường EU
phải được mang nhãn đưa ra thông tin về thành phần xơ của sản phẩm. Thông tư
96/ 73/ EC quy định thêm về các phương pháp lấy mẫu và phân tích.
Phạm vi của thông tư là các sản phẩm dệt cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Sản phẩm dệt gồm toàn xơ dệt.
- Sản phẩm có chứa ít nhất 80% xơ dệt theo trọng lượng.
- Bọc đồ gỗ, ô và vật liệu che nắng, vật liệu trải sàn, nệm và bộ đồ cắm trại, lớp
lót ấm cho giày, găng tay, găng không ngón và găng tay hở ngón, miễn là
phần bằng vật liệu dệt của những sản phẩm như vậy tạo thành ít nhất 80%
sản phẩm hoàn chỉnh theo khối lượng.
- Vật liệu dệt được đưa vào các sản phẩm dệt khác.
Quy chuẩn yêu cầu tất cả các sản phẩm dệt được bán trên thị trường EU đều
phải được đính nhãn. Nhãn cần đưa ra thông tin về thành phần xơ của sản
phẩm.Nhãn bắt buộc có thể được xem là dạng của ghi nhãn chất lượng. Các quốc
gia thành viên có thể yêu cầu sử dụng ngôn ngữ của nước mình cho việc ghi nhãn
và ghi dấu.
Ngoài những tiêu chuẩn, quy định trên, để việc xuất khẩu sản phẩm dệt may
sang thị trường EU một cách thuận lợi và dễ dàng hơn thì các doanh nghiệp cần có
các chứng nhận tiêu chuẩn sau:

- Chứng nhận tiêu chuẩn theo hệ thống ISO 9001
SVTH:Nguyễn Thu Thủy Lớp:K45E5
9
TrườngĐại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp
- Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14000
- Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000
2.2.2. Tiêu chuẩn REACH đối với hàng dệt may
2.2.2.1. Giới thiệu về REACH
Ngày 18/ 12/ 2006. EU đã ban hành luật số 1907/ 2006 về đăng ký, đánh giá,
cấp phép hóa chất (REACH) - luật hóa chất mới của EU- bắt đầu có hiệu lực từ 1-
6- 2007 để thay thế cho 40 luật về hóa chất ở EU.
REACH là cụm từ viết tắt cho Registration (đăng ký), Evaluation (đánh giá),
Authorization (cấp phép) cho hóa chất. Luật này nhằm để cải thiện việc bảo vệ môi
trường và sức khỏe con người. Luật này đặt trách nhiệm lớn lên ngành công nghiệp
EU, tất cả các nhà sản xuất,nhập khẩu và xuất khẩu các mặt hàng có sử dụng hóa
chất, cần nhận biết và hạn chế những rủi ro từ hóa chất. REACH cũng cho phép
thành lập Cơ Quan Hóa Chất Châu Âu (ECHA) đặt trụ sở ở Hensinhki (Phần Lan)-
cơ quan sẽ quản lý việc đăng ký các chất thông qua cơ sở dữ liệu và cấp phép cho
hóa chất. REACH có hiệu lực từ 1/ 6/ 2007 và được thực hiện từ 1/ 6/ 2008.
2.2.2.2. Phạm vi của REACH
REACH bao trùm tất cả các chất, các chất có trong phế phẩm hoặc có trong
mặt hàng được buôn bán ở thị trường EU. Có một số chất không nằm trong phạm vi
điều chỉnh của luật này do đã được quy định trong các luật khác như chất phóng xạ,
các chất có sự giám sát của hải quan đang được lưu kho tạm thời, thực phẩm, dược
phẩm, phế liệu Theo REACH có ba loại sản phẩm:
* Chất (substance) là một phần tử hóa học và các hợp chất của nó.
* Chế phẩm (preparation) là sản phẩm thu được khi trộn hai hoặc nhiều chất lại
với nhau, ví dụ: mực in, thuốc nhuộm;
* Mặt hàng (articles) làm “một vật thể gồm một hoặc nhiều chất hoặc chế phẩm
mà trong quá trình sản xuất được mang lại một hình dạng, bề mặt hoặc thiết kế cụ

thể, xác định chức năng sử dụng cuối cùng của nó tới mức độ lớn hơn chức năng mà
thành phần hóa chất của nó xác định”.
2.2.2.3. Các phần tử chủ chốt của REACH
 Đăng ký ban đầu
Quá trình này bắt đầu từ 1/ 6 tới 1/ 12 năm 2008. Tất cả các chất, chất trong chế
phẩm hoặc trong mặt hàng được sản xuất tại EU hoặc nhập khẩu vào EU cần được sản
SVTH:Nguyễn Thu Thủy Lớp:K45E5
10
TrườngĐại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp
xuất tại EU hoặc nhập khẩu vào EU cần được đăng ký ban đầu bởi các nhà sản xuất
hoặc nhà nhập khẩu EU. Đăng ký ban đầu là để chuẩn bị cho đăng ký. Đăng ký ban
đầu không mất phí và tất cả thông tin tu thập vào cơ sở dữ liệu của ECHA.
Có thể các nhà nhập khẩu EU sẽ yêu cầu các nhà cung cấp của họ bên ngoài
EU đăng ký ban đầu và sau đó là tự đăng ký các chất. Trong trường hợp này, nhà
cung cấp phải tìm một đại diện duy nhất ở EU- là người sẽ đại diện cho nhà cung
cấp và là bên có trách nhiệm cho REACH.
Đăng ký ban đầu rất quan trọng, do từ 1/ 12/ 2008 trở về sau, chỉ các chất đã
được đăng ký ban đầu mới được phép sản xuất hoặc nhập khẩu vào EU. Các chất
không được đăng ký ban đầu phải qua quá trình đăng ký như là chất mới và là quá trình
phức tạp hơn. Đối với hộ sử dụng cuối dòng kể cả ở các nước đang phát triển, điều
quan trọng phải đảm bảo các chất quan trọng được dùng đều được đăng ký ban đầu.
 Đăng ký
Các nhà sản xuất và nhập khẩu đóng tại EU cần đăng ký mỗi chất mà họ sản
xuất hoặc nhập khẩu với khối lượng từ 1 tấn trở lên/ năm. Nếu họ không đăng ký
chất có nghĩa là họ không được phép sản xuất hoặc nhập khẩu chất này. Để đăng ký
chất với khối lượng từ 1 tấn trở lên, khi đăng ký cần trình hồ sơ kỹ thuật, còn đối
với chất với khối lượng từ 10 tấn/ năm trở lên cần thêm báo cáo an toàn hóa chất.
Các chất được sản xuất và nhập khẩu với số lượng lớn cần được đăng ký sớm. Điều
nay cũng áp dụng với các chất có mối quan ngại cao- là các chất gây ung thư,các
chất bền vững, tích lũy sinh học và độc với sinh sản (PBT), các chất rất bền vững,

rất tích lũy sinh học (vPvB)
Để thực hiện REACH được thuận lợi, REACH đưa ra các mốc thời gian cho
việc đăng ký các chất theo khối lượng sản xuất hoặc nhập khẩu như sau:
Đến 31/ 12/ 2010
- Đăng ký các chất với khối lượng từ 1000 tấn/ năm trở lên;
- Đăng ký các chất có mối quan ngại cao (SVHC):
+ CMR (Các chất gây ung thư, gây biến đổi di truyền và độc với sinh sản): từ 1 tấn/
năm trở lên;
+ PBT (Các chất bền vững, tích lũy sinh học và độc với sinh sản): từ 1 tấn/ năm trở lên;
+ vPvB (Các chất bền vững,rất tích lũy sinh học): giống như PBT.
- Đăng ký các chất rất độc với sinh vật thủy sinh (R50/R53): từ 100 tấn/ năm trở lên.
SVTH:Nguyễn Thu Thủy Lớp:K45E5
11
TrườngĐại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp
Đến 01/6/2013: Đăng ký các chất với khối lượng 100 tấn/năm trở lên;
Đến 01/6/2018
- Đăng ký các chất với khối lượng > 1 tấn/năm/nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu.
Các chất với khối lượng < 1 tấn/ năm: không cần phải đăng ký;
Các chất trong chế phẩm: đăng ký như trên;
Đăng ký các chất trong sản phẩm
REACH yêu cầu phải đăng ký chất trong sản phẩm trong các trường hợp sau:
- Chất giải phóng một cách có chủ đích ra khỏi mặt hàng trong các điều kiện sử
dụng thông thường hoặc các điều kiện sử dụng dự đoán trước được một các hợp lý.
- Tổng lượng của chất có trong mặt hàng vượt quá 1 tấn/ năm/ nhà sản xuất
hoặc nhà nhập khẩu;
- Chất chưa được đăng ký cho mục đích sử dụng ấy.
Ngoài ra, các chất có mối quan ngại cao có mặt trong mặt hàng cần được thông báo
cho ECHA khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Chất có mặt trong mặt hàng với nồng độ trên 0,1% theo khối lượng;
- Chất có mặt trong mặt trong mặt hàng với khối lượng từ 1 tấn/năm/nhà sản

xuất hoặc nhà nhập khẩu;
Chất đã được đưa vào danh sách “ ứng cử viên” để được cấp phép sử dụng;
- Chất chưa được đăng ký cho mục đích sử dụng ấy.
Tuy nhiên, không cần thông báo nếu nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu có thể
loại trừ sự phơi nhiễm của con người hoặc môi trường với chất ấy trong các điều
kiện sử dụng và thải bỏ thông thường hoặc các điều kiện sử dụng hoặc thải bỏ đã
được dự đoán trước một cách hợp lý.
Việc thông báo các chất có mối quan ngại cao trong mặt hàng sẽ được thực hiện
chậm nhất là 6 tháng sau khi chất ấy được đưa vào danh sách “ứng cử viên”, nhưng
chỉ bắt đầu từ 1/ 6/ 2011.
2.2.2.4. Đánh giá
Sau khi đăng ký, ECHA có trách nhiệm xem xét và đánh giá hồ sơ đã được đệ
trình. ECHA cùng với các quốc gia thành viên có quyền yêu cầu thêm dữ liệu nếu
thấy chưa đủ hoặc thấy rằng hóa chất đưa ra rủi ro cho sức khỏe con người hoặc
môi trường. Sau đó cần được cấp phép hoặc bị hạn chế.
2.2.2.5. Cấp phép
SVTH:Nguyễn Thu Thủy Lớp:K45E5
12
TrườngĐại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp
Quá trình cấp phép độc lập với quá trình đăng ký, đánh giá và áp dụng với các
hóa chất mà ECHA xác định là chất có mối quan ngại cao và cấp phép theo mục
đích sử dụng. Chú ý rằng cấp phép có thể áp dụng cho các chất với lượng dưới
ngưỡng 1 tấn/ năm đã được đặt ra cho quá trình đăng ký. Các công ty đệ đơn đề
nghị được cấp phép cần chứng minh rằng rủi ro mà các chất này mang lại sẽ được
kiểm soát tốt hoặc lợi ích kinh tế xã hội từ việc sử dụng các chất này lớn hơn rủi ro.
Mục đích là để ngành thay thế các chất này bằng các chất an toàn hơn nếu có thể.
Danh sách các chất có mối quan ngại cao được công bố, dựa trên danh sách
“ứng cử viên” được lập lên sau khi ECHA đã nghiên cứu và xem xét hồ sơ đăng ký.
2.2.2.6. Hạn chế
Các hạn chế đang có hiệu lực trên toàn EU theo Directive 76/ 769/ EEC về bán

và phụ lục XVII của REACH. Các chất được liệt kê trong phụ lục XVII sẽ không
được sản xuất, đưa ra thị trường hoặc sử dụng từ khi chúng tuân thủ với các điều
kiện hạn chế các chất đó.
2.2.2.7. Ảnh hưởng của REACH tới ngành công nghiệp dệt may
Dệt may thuộc số các ngành công nghiệp sử dụng nhiều hóa chất.các loại
sợi,vải,quần áo và các phụ kiện dệt may có thể chứa các loại hóa chất khác như:
thuốc nhuộm, hóa chất cơ bản, chất trợ dệt, các chất xử lý hoàn tất… Vì vậy các nhà
sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh hàng dệt may có bán tại châu Âu đều
phải xem xét và tuân thủ REACH. Một điều quan trọng cần thấy là không phải tất
cả các hóa chất sử dụng trong nghành dệt may đều chị tác động của REACH. Chỉ
những sản phẩm dệt may có chứa các sản phẩm trong quy định của REACH thì bị
giám sát và cần phải đăng ký để được phép sử dụng như là các chất hạn chế.
REACH áp dụng vào ngành dệt may liên quan tới các chất trong mặt hàng,
liệu các chất này có chủ định giải phóng ra khỏi mặt hàng hay không; liệu chúng có
phải là các chất có mối quan ngại cao (SVHC) hay không và chúng có chứa các chất
hạn chế trong sản phẩm dệt may hay không.
Một số nội dung cần quan tâm đối với nhà sản xuất hàng dệt may vào EU là:
* Khi xuất khẩu mặt hàng dệt may vào EU,các nhà xuất khẩu cần phải xem xét:
- Các hóa chất nào có trong mặt hàng quàn áo xuất khẩu của họ.
- Có loại hóa chất nào trong số các hóa chất đó giải phóng ra khảo mặt hàng
một cách có chủ định không?
SVTH:Nguyễn Thu Thủy Lớp:K45E5
13
TrườngĐại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp
- Nếu chất đó có chủ định giải phóng ra thì lượng dùng chất đó trong một năm
có lớn hơn 1 tấn không?
- Nhà máy của bạn có sử dụng hóa chất nào trong danh mục các chất quan ngại
cao của ECHA không? Nếu có thì hóa chất đó có trong một sản phẩm với
nồng độ vượt quá 0,1% khối lượng của sản phẩm đó không?
* Cách thức phân biệt một chất giải phóng ra khỏi mặt hàng một cách chủ định.

Theo quy tắc chung, giải phóng có chủ định liên quan đến chức năng hoặc
chất lượng của mặt hàng. Việc giải phóng chất từ mặt hàng được xem là “có chủ
định” khi việc giải phóng cần cho mục đích sử dụng cuối cùng hoặc “gia tăng giá
trị” cho mặt hàng.
2.3. Phân định nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về tiêu chuẩn REACH của thị trường EU đối với
sản phẩm dệt may của công ty TNHH MSA- HAPRO. Công ty TNHH MSA-
HAPRO xuất khẩu sản phẩm áo sơ mi, áo Jacket, quần âu, quần sooc do đó để có
thể nhập nhập và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU, công ty phải đáp ứng
được tiêu chuẩn kỹ thuật nói chung và đặc biệt là tiêu chuẩn REACH nói riêng. Vì
công ty đã và đang xuất khẩu sang thị trường EU cũng chưa vấp phải vi phạm
nghiêm trọng nào về việc áp dụng tiêu chuẩn REACH nhưng để đáp ứng được cũng
gặp một số vướng mắc nhất định. Vì vậy cần tạo được tính bền vững khi áp dụng
tiêu chuẩn này trong việc xuất khẩu hàng dệt may của công ty sang thị trường EU.
Để làm rõ nội dung nghiên cứu của đề tài, phần nghiên cứu sẽ làm rõ những vấn đề sau:
- Nhận thức của cán bộ và nhân viên trong công ty về tiêu chuẩn REACH ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và tình hình xuất
khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường EU nói riêng.
- Quá trình kiểm soát hóa chất từ nhà cung cấp nguyên liệu của công ty.
- Quá trình thực hiện tiêu chuẩn REACH của công ty khi xuất khẩu sản phẩm
dệt may sang thị trường EU.
- Đánh giá độ bền vững khi đáp ứng tiêu chuẩn REACH của công ty.
- Đề xuất một số giải pháp để đáp ứng tiêu chuẩn REACH nhằm đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty sang thị trường EU.
SVTH:Nguyễn Thu Thủy Lớp:K45E5
14
TrườngĐại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHUẨN REACH
CỦA CÔNG TY TNHH MSA- HAPRO SANG THỊ TRƯỜNG EU
3.1. Giới thiệu về công ty TNHH MSA- HAPRO

3.1.1. Khái quát về công ty TNHH MSA- HAPRO
Công ty TNHH MSA– HAPRO là công ty liên doanh giữa Haprosimex và
MsaCo. Ltd của Hàn Quốc, được thành lập từ 4/ 9/ 2002 theo giấy phép số 18/ GP–
KCN– HN. Đây là một trong những công ty về gia công hàng may mặc hiện đại
nhất miền Bắc với dây chuyền công nghệ và thiết bị chuyên dụng hiện đại của Hàn
Quốc và Nhật Bản. Công ty thường xuất các mặt hàng gia công cho các khách hàng
từ Mỹ, EU, Nhật Bản… và các hợp đồng gia công đều do công ty Msa Hàn Quốc
cung cấp.
Tên doanh nghiệp đăng ký chính thức bằng tiếng Việt:
Công ty Liên Doanh Trách Nhiệm Hữu Hạn MSA- Hapro Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: Msa- Hapro Co.,Ltd.
Vốn pháp định: 1.100.000 USD Vốn đầu tư: 3.300.000 USD
Trụ sở chính: Khu công nghiệp Sài Đồng B, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
SVTH:Nguyễn Thu Thủy Lớp:K45E5
15
TrườngĐại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp
Điện thoại: (04) 38754030
Fax: (04) 38754029
Website : hoặc />Email:
Tổng giám đốc: Phạm Thị Liễu
3.1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm dệt may, nguyên phụ liệu,
máy móc, thiết bị, phụ tùng, linh kiện ngành dệt may;
- Nhập khẩu sắt thép, gỗ, máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất
kinh doanh, kinh doanh kim loại màu (kẽm, đồng, nhôm, chì) làm nguyên
liệu cho sản xuất;
- Dịch vụ xuất nhập khẩu
3.1.1.3. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ 3.1. SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC TỔNG CÔNG TY LIÊN DOANH MSA - HAPRO

SVTH:Nguyễn Thu Thủy Lớp:K45E5
PHÒNG
TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
VĂN PHÒNG TỔNG HỢP
PHÒNG
CƠ ĐIỆN
PHÒNG
KỸ THUẬT
PHÒNG
KINH DOANH XNK
PHÒNG
KẾ HOẠCH THỊ TRƯỜNG
PHÒNG
KINH DOANH TỔNG HỢP
PHÒNG
ĐẦU TƯ
PHÒNG
I SO
PHÒNG
ĐỜI SỐNG
CHI NHÁNH; TTTM
HẢI PHÒNG; 150 PH
TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC XÍ NGHIỆP PHỤ TRỢ
Xí nghiệp Giặt mài
Xí nghiệp Thêu điện tử
Xí nghiệp Bao bì carton
CÁC XÍ NGHIỆP MAY
Xí nghiệp may 1
Xí nghiệp may 2

Xí nghiệp may 4
Xí nghiệp may 6
Xí nghiệp may 8
Xí nghiệp may 9
PHÓ TGĐ, GĐ ĐIỀU HÀNH
CÁC CÔNG TY CÓ VỐN GÓP
Công ty LD May XNK TH Việt Thành
Công ty TNHH May Hưng Nhân
Công ty LD May XK Việt Thanh
Công ty CP Thời trang Phát triển cao
Công ty CP Chứng khoán phố WALL
Công ty CP Bảo hiểm Hàng không
Công ty CP Bình Mỹ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
16
TrườngĐại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp
(Nguồn: Phòng Tổ Chức Cán bộ-thuộc Văn phòng)
- Hội đồng quản trị: có quyền cao nhất trong công ty.
- Tiếp theo là ban điều hành: gồm Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Giám
đốc điều hành do Hội đồng quản trị bổ nhiệm
- Giúp việc cho Tổng giám đốc có 9 phòng chức năng chuyên môn nghiệp vụ:
Phòng kế hoạch thị trường, Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, Phòng kỹ thuật,
Phòng cơ điện,Phòng tài chính kế toán,Phòng kinh doanh tổng hợp, Phòng đầu
tư,Phòng ISO, Phòng kiểm tra chất lượng.
3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MSA- HAPRO sang
thị trường EU.
3.1.2.1. Khái quát quá trình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MSA-
HAPRO
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MSA- HAPRO chủ yếu vào

các mặt hàng chính là sơ mi, áo Jacket, quần sooc, quần âu. Các sản phẩm của công ty
được xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau trên thế giới nhưng tập trung vào 3 thị
trường có tiềm năng lớn là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Qua các năm, hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty cũng đạt được những thành quả nhất định.
Bảng 3.1 - Kết quả kinh doanh các năm 2010- 2011- 2012
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
1 Giá trị sản xuất công nghiệp 250.473 250.800 251.035
2 Doanh thu 699.272 710.000 710.920
3 Lợi nhuận 12.045 12.000 12.073
4 Nộp ngân sách 352 6.790 6.870
(Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp công ty TNHH MSA – HAPRO năm 2010 – 2012)
 Hoạt động thương mại quốc tế của công ty
- Giá trị xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty
Trong những năm trở lại đây, hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may của công
ty MSA - HAPRO luôn thu được những kết quả rất khả quan. Kim ngạch xuất khẩu
những năm qua luôn đạt mức khá cao.
Bảng 3.2- Giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty MSA-
HAPRO sang thị trường thế giới giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: USD
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
SVTH:Nguyễn Thu Thủy Lớp:K45E5
17
TrườngĐại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp
Kim ngạch xuất khẩu 39.116.659 39.502.220 40.239.106
Tỉ lệ tăng trưởng -3,7% 1% 1,9%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty TNHH MSA – HAPRO năm 2010 - 2012)
Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới mà tỉ lệ tăng trưởng năm 2010
là -3,7%. Nhưng sau đó đã dần được phục hồi, tăng dần đến năm 2012 thì kim

ngạch xuất khẩu đã tăng lên 40.239.106USD (tăng 1,9% so với năm 2011)
3.1.2.2. Hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường EU của công ty
TNHH MSA- HAPRO
 Giá trị kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt
may sang thị trường EU
Bảng 3.3– Cơ cấu thị trường xuất khẩu dệt may của công ty MSA- HAPRO
sang thị trường EU
(Đơn vị: Nghìn USD)
2010 2011 2012
Giá trị Tỉ trọng
(%)
Giá trị Tỉ trọng
(%)
Giá trị Tỉ trọng
(%)
Đức 3.422 35 4.503 38 4.643 37
Pháp 2.738 28 3.555 30 3.125 25
Hà Lan 2.053 21 2.133 18 2.349 19
Italia 586 6 829 7 1004 8
Các nước
khác
977 10 1.066 9 1.237 11
(Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp công ty TNHH MSA – HAPRO năm 2010 – 2012)
Từ bảng trên ta có thể thấy các đối tác truyền thống của công ty MSA– HAPRO:
Năm 2010 do khủng hoảng kinh tế ở Châu Âu đã làm suy giảm đáng kể giá trị
kim ngạch xuất khẩu của công ty sang Đức xuống còn 3.422.000USD (chiếm 35%
tỷ trọng), Pháp giảm xuống 2.738.000USD (chiếm tỷ trọng 28%), Hà Lan và Italia
lần lượt giảm còn 2.053.000USD và 586.000 USD mặc dù vậy với nỗ lực của công
ty đã tìm kiếm các bạn hàng mới cùng với sự khôi phục kinh tế ở Châu Âu thì giá
trị kim ngạch xuất khẩu sang các nước Châu Âu năm 2011, năm 2012 đã tăng đáng

kể. Đặc biệt là năm 2012, giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Đức và pháp có giảm
nhẹ, thay vào đó là giá trị kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường khác ở EU tăng
SVTH:Nguyễn Thu Thủy Lớp:K45E5
18
TrườngĐại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp
lên chứng tỏ công ty vẫn duy trì tốt ở thị trường truyền thống và đang mở rộng ra
các thị trường khác.
 Cơ cấu sản phẩm hàng dệt may của công ty xuất khẩu sang thị trường EU
Các sản phẩm dệt may chủ yếu của công ty MSA- HAPRO xuất sang thị trường EU
những năm qua bao gồm có: Áo jacket, áo sơmi, quần âu, quần soóc…
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu sang EU
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Bảng 3.4 - Cơ cấu giá trị xuất khẩu các sản phẩm dệt may sang EU
Đơn vị: USD
Năm
Sản phẩm
2010 2011 2012
Áo sơmi 3.911.666 4.740.896 4.973.580
Áo Jacket 4.889.582 5.926.120 6.166.879
Khác 977.916 1.185.224 1.359.460
(Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp công ty TNHH MSA – HAPRO năm 2010 – 2012)
Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU nói chung cũng như các
thị trường khác của công ty MSA- HAPRO như Mỹ, Nhật Bản… thì cơ cấu các sản
phẩm xuất khẩu chủ yếu là Áo sơ mi và Áo jacket. Nếu như tại thị trường Mỹ, cơ
cấu xuất khẩu các sản phẩm này của công ty là Áo jacket (chiếm 60%), Sơmi (35%)
thì tại thị trường EU, tỷ lệ đó là Áo jacket (40%), Sơmi (50%). Có sự khác biệt đó
SVTH:Nguyễn Thu Thủy Lớp:K45E5
19
TrườngĐại Học Thương Mại Khóa luận tốt nghiệp
là do yêu cầu, thị hiếu tiêu dùng của mỗi thị trường. Đây là những sản phẩm dệt

may chủ yếu, tạo thế mạnh của công ty trong cạnh tranh với các nhà cung cấp khác
đến từ trong nước cũng như Trung Quốc.
Khi xuất khẩu sang thị trường EU, công ty phải tuân thủ rất nghiêm ngặt các
tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn sản phẩm, xuất xứ hàng hóa…
Sản phẩm của công ty khi xuất khẩu sang thị trường EU nói riêng và những
thị trường khác nói chung đều mang nhãn hiệu của bên Hàn Quốc nhưng trong mác
có ghi xuất xứ Việt Nam ( made in VietNam). Hình thức xuất khẩu là xuất gia công.
3.2. Phân tích thực trạng thực hiện tiêu chuẩn REACH của công ty TNHH
MSA- HAPRO
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Khi nghiên cứu đề tài này, em đã sử dụng các phương pháp thu thập, xử lý
và phân tích dữ liệu để phân tích thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn REACH của công
ty. Từ đó đưa ra những thành công, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó để
có những biện pháp nhằm giúp công ty đáp ứng tốt hơn tiêu chuẩn REACH khi xuất
khẩu sản phẩm dệt may của mình sang thị trường EU.
- Các phương pháp thu thập số liệu: Thu thập thông tin về thực trạng đáp ứng
tiêu chuẩn REACH thông qua các dữ liệu từ phòng kiểm tra chất lượng và phòng
kinh doanh của công ty: những báo cáo tổng hợp hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, những báo cáo của phòng kiển tra chất lượng về nguyên liệu đầu vào và
sản phẩm cuối cùng để xuất khẩu. Thông qua việc phỏng vấn các cán bộ phòng kinh
doanh, xuất nhập khẩu và một số phòng ban khác có liên quan khác. Thu thập thông
tin về số liệu và chính sách của các thị trường EU đối với sản phẩm dệt may của
Viêt Nam nói chung và đối với công ty nói riêng khi xuất khẩu vào thị trường này.
- Các phương pháp xử lý số liệu: Những dự liệu đã thu thập sẽ được chọn lọc
và phân loại theo từng vấn đề trong đề tài.
- Các phương pháp phân tích dữ liệu: Dựa vào những thông tin đã được xử lý,
tiến hành các phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và phương pháp tổng
hợp để thấy được tồn tại, nguyên nhân trong việc đáp ứng tiêu chuẩn REACH của
công ty. Từ đó có những giải pháp phù hợp với hiên tại hơn và phát triển trong
tương lai.

3.2.2. Đánh giá của công ty về tiêu chuẩn REACH
SVTH:Nguyễn Thu Thủy Lớp:K45E5
20

×