Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu máy khoan đá từ thị trường Nhật Bản tại công ty TNHH máy Đồng Lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.29 KB, 43 trang )

Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
LỜI CẢM ƠN
Kết thúc quá trình học tập và rèn luyện tại khoa Thương mại quốc tế -
Trường Đại học Thương Mại, nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo,
em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả
kinh doanh nhập khẩu máy khoan đá từ thị trường Nhật Bản tại công ty TNHH
máy Đồng Lợi ”.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Th.s Phạm Thu Hương –
giảng viên bộ môn Kinh tế quốc tế, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo
và giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận.
Trong thời gian thực tập và nghiên cứu, tìm hiểu tại công ty TNHH máy
Đồng Lợi , em đã học hỏi và thu nhận được rất nhiều kiến thức bổ ích. Nhờ đó em
đã trang bị được cho mình những kinh nghiệm thực tế về hoạt động thương mại
quốc tế nói chung cũng như hoạt động nhập khẩu máy móc , thiết bị nói riêng. Em
xin chân thành cảm ơn công ty đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại đây và các
cô chú nhân viên đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến bổ ích để em hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Tuy nhiên, do sự hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cũng như sự
giới hạn về thời gian, khóa luận tốt nghiệp của em chắc chắn không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Em hi vọng sẽ nhận được những đóng góp, ý kiến quý báu từ cô
giáo và các thầy, cô trong Khoa để giúp em hoàn thiện hơn quá trình nghiên cứu và
công tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Đặng Thị Ánh Hồng
1
SVTH: Đặng Thị Ánh Hồng Lớp: K45E5
1
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
MỤC LỤC
2


SVTH: Đặng Thị Ánh Hồng Lớp: K45E5
2
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên Trang
1 Bảng 3.1: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của công ty ( 2010 - 2012) 18
2 Bảng 3.2: Cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty ( 2010 – 2012 ) 19
3
Bảng 3.3: Cơ cấu thị trường nhập khẩu máy khoan đá của công ty
(2010 – 2012)
20
4
Bảng 3.4: Cơ cấu các mặt hàng máy khoan đá nhập khẩu từ thị
trường Nhật Bản của công ty ( 2010 - 2012 )
22
5
Bảng 3.5: Kết quả kinh doanh nhập khẩu máy khoan đá từ thị trường
Nhật Bản của công ty ( 2010 – 2012 )
23
6
Bảng 3.6: Doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trong kinh doanh nhập khẩu
máy khoan đá từ thị trường Nhật Bản của công ty ( 2010 – 2012 )
23
7
Bảng 3.7: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty
( 2010 – 2012 )
24
8 Bảng 3.8 : Hiệu quả sử dụng lao động của công ty ( 2010 – 2012 ) 25
9
Bảng 4.1 : Mục tiêu kế hoạch năm 2013 của công ty TNHH máy

Đồng Lợi
30
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt tiếng Việt Nghĩa đầy đủ
1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
2 XNK Xuất nhập khẩu
3 VNĐ Việt Nam Đồng
4 HN Hà Nội
STT Từ viết tắt tiếng Anh Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
1 USD United States dollar Đô la Mỹ
2 L/C Letter of credit Thư tín dụng
3
SVTH: Đặng Thị Ánh Hồng Lớp: K45E5
3
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay quốc tế hóa , toàn cầu hóa đang là xu thế chung của nhân loại .
Không một quốc gia nào có thể thực hiện một chính sách đóng cửa mà vẫn có thể
phồn vinh được . Trong bối cảnh đó , thương mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt động
đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế
giới , phát huy hết những lợi thế so sánh của đất nước , tận dụng tiềm năng về vốn ,
công nghệ , khoa học kỹ thuật , kỹ năng quản lý tiên tiến từ bên ngoài , duy trì và
phát triển văn hóa dân tộc , tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại .
Hoạt động nhập khẩu đã và đang giúp cho người tiêu dùng trong nước có
điều kiện được tiếp cận với các chủng loại sản phẩm đa dạng , hiện đại với giá cả
thấp . Và đối với toàn bộ nền kinh tế , nhập khẩu làm tăng hiệu quả sử dụng các
nguồn lực sản xuất , tập trung sản xuất những mặt hàng mà mình có lợi thế , tăng
năng suất lao động thông qua nhập khẩu trang thiết bị kỹ thuật và khoa học sản
xuất hiện đại . Với xu hướng tăng cường hợp tác quốc tế , nhà nước đã cho phép các

loại hình doanh nghiệp kể cả quốc doanh , liên doanh , hợp doanh và tư nhân tham
gia kinh doanh xuất nhập khẩu và kéo theo sự sôi động của một thị trường tràn ngập
hàng hóa . Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường mang đầy tính cạnh
tranh thì không có con đường nào khác là phải nâng cao khả năng cạnh tranh thông
qua việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . Do đó việc nâng cao
hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và nâng cao hiệu quả kinh doanh
nhập khẩu nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng .
Công ty TNHH máy Đồng Lợi là một công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh
vực kinh doanh nhập khẩu máy móc , thiết bị xây dựng , khai thác mỏ . Công ty đã
gặp rất nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các công ty quốc doanh hay công ty
liên doanh với nước ngoài cũng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu với
số vốn lớn và nguồn tài trợ từ bên ngoài . Trong những năm qua , công ty luôn cố
gắng vươn lên tạo được chỗ đứng trên thị trường trong nước và là bạn hàng tin cậy
với các đối tác nước ngoài . Tuy nhiên hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu
của công ty trong những năm gần đây vẫn chưa thực sự tốt . Trong ba năm 2010 ,
2011 , 2012 doanh thu và lợi nhuận của công ty liên tục giảm xuống , gặp phải sự
cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước . Cũng giống
như bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế nào , công ty rất quan tâm
4
SVTH: Đặng Thị Ánh Hồng Lớp: K45E5
4
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu . Vì vậy , việc nâng cao hiệu quả
kinh doanh nhập khẩu đang trở thành vấn đề cấp bách đối với công ty .
Để đánh giá một cách chính xác tình hình và vai trò hoạt động nhập khẩu
cũng như giúp công ty đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
nhập khẩu của công ty em xin mạnh dạn đề xuất đề tài nghiên cứu : “ Giải pháp
nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu máy khoan đá từ thị trường Nhật
Bản tại công ty TNHH máy Đồng Lợi “ .
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Liên quan đến vấn đề nghiên cứu , trong nước có tương đối nhiều đề tài
nghiên cứu về các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cho các nhóm
sản phẩm khác nhau . Đây là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều trong
thời điểm hiện nay khi mà nến kinh tế thị trường đang được mở rộng , sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước càng ngày càng trở nên gay gắt .
Có rất nhiều đề tài nghiên cứu vấn đề này :
Khóa luận tốt nghiệp : “ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
mặt hàng phục vụ khai thác than từ thị trường Trung Quốc tại trung tâm xuất nhập
khẩu và hợp tác đầu tư – VVMI “ – sinh viên thực hiện Đỗ Thị Ngọc An , giáo viên
hướng dẫn Th.s Phạm Thu Hương , năm 2012 . Đề tài đã tập hợp và khái quát
những vấn đề cơ bản nhất về thương mại quốc tế hiệu quả kinh doanh … đặc biệt là
giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu . Khóa luận đi sâu vào phân tích
hoạt động nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho việc khai thác than của trung tâm .
Khóa luận tốt nghiệp tốt nghiệp : “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh nhập khẩu vật tư và máy móc của công ty cổ phần xuất nhập khẩu
MASIMEX “ – sinh viên thực hiện Nguyễn Hoàng Lương , giáo viên hướng dẫn
Th.s Phạm Thu Hương , năm 2012, đã có những đóng góp nhất định về thực trạng hoạt
động nhập khẩu của công ty . Tuy vậy , đề tài chưa đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và
giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại một thị trường cụ thể .
Luận văn tốt nghiệp : “Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng
gia dụng từ thị trường Trung Quốc tại công ty SAIKO Việt Nam “ sinh viên Hoàng
Hiền năm 2011 đã có những đóng góp nhất định về thực trạng hoạt động nhập khẩu
của công ty . Tuy nhiên , đề tài mới chỉ dừng lại ở mức đưa ra các giải pháp chung
chung chưa gắn liền với tình hình thực tế tại công ty .
Từ các công trình nghiên cứu năm trước , dựa vào tính cấp thiết của đề tài
nhất là trong thời điểm hiện nay khi mà thương mại quốc tế đang phát triển mạnh
mẽ thì việc nâng cao hiệu quả khinh doanh nhập khẩu là hết sức cần thiết . Chính vì
5
SVTH: Đặng Thị Ánh Hồng Lớp: K45E5
5

Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
vậy em đã chọn đề tài : “ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
máy khoan đá từ thị trường Nhật Bản tại công ty TNHH Máy Đồng Lợi “ . Đề
tài không phải là mới nhưng nội dung nghiên cứu mang tính chất tiếp cận thực tế từ
năm 2010 – 2012 từ đó đề xuất cho công ty những giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh nhập khẩu máy khoan đá từ thị trường Nhật Bản .
1.3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu máy khoan đá từ thị
trường Nhật Bản của công ty
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu máy khoan đá từ thị trường Nhật Bản của
công ty qua các năm 2010-2012
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả khinh doanh nhập khẩu máy khoan đá
từ thị trường Nhật Bản của công ty
1.4. Đối tượng nghiên cứu
- Doanh nghiệp nghiên cứu : công ty TNHH Máy Đồng Lợi
- Sản phẩm kinh doanh : máy khoan đá
- Thị trường nhập khẩu : Nhật Bản
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian : lấy số liệu kinh doanh nhập khẩu từ năm 2010-2012
- Phạm vi không gian : công ty TNHH Máy Đồng Lợi
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp hoạt động kinh
doanh nhập khẩu máy khoan đá từ thị trường Nhật Bản của công ty
1.7. Kết cấu khóa luận
Chương 1 : Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2 : Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp
Chương 3 : Phân tích thực trạng về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu máy
khoan đá từ thị trường Nhật Bản tại công ty TNHH máy Đồng Lợi
Chương 4 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
máy khoan đá từ thị trường Nhật Bản tại công ty TNHH máy Đồng Lợi

CHƯƠNG 2 : CƠ SỎ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm về hoạt động nhập khẩu
Nhập khẩu là khâu cơ bản của hoạt động ngoại thương . Nhập khẩu là hoạt
động kinh doanh buôn bán diễn ra trên phạm vi toàn thế giới . Nhập khẩu không chỉ
là hoạt động buôn bán riêng lẻ mà một hệ thống các quan hệ buôn bán trong nền
kinh tế có tổ chức bên trong và bên ngoài . Nhập khẩu là thể hiện sự phụ thuộc lẫn
6
SVTH: Đặng Thị Ánh Hồng Lớp: K45E5
6
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
nhau giữa các nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới , đặc biệt trong tình hình
thế giới hiện nay xu hướng liên kết toàn cầu và khu vực làm cho mức độ ảnh hưởng,
tác động của từng quốc gia đối với nhau và của từng khu vực kinh tế thế giới ngày
một tăng .
Có thể hiểu nhập khẩu là quá trình mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài để
phục vụ cho nhu cầu trong nước và tái nhập nhằm mục đích thu lợi nhuận.
2.1.2. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh
Có nhiều cách khác nhau để hiểu về khái niệm hiệu quả kinh doanh. Một số
nhà quản trị học quan niệm hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết
quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Xét trên bình diện các quan điểm kinh tế học khác nhau cũng có nhiều ý kiến
khác nhau về hiểu như thế nào về hiệu quả kinh doanh.
- Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng : "Hiệu quả là kết quả đạt được trong
hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá". Như vậy, hiệu quả được đồng
nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, có thể do tăng chi phí mở
rộng sử dụng nguồn lực sản xuất. Nếu cùng một kết quả có hai mức chi phí khác
nhau thì theo quan điểm này doanh nghiệp cũng đạt hiệu quả.

- Quan điểm nữa cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là tỷ lệ so sánh tương đối
giữa kết quả và chi phí để đạt được kết quả đó “ .
- Quan điểm khác nữa lại cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là mức độ thoả
mãn yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội cho rằng quỹ tiêu
dùng với ý nghĩa là chỉ tiêu đại diện cho mức sống của mọi người trong các doanh
nghiệp là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh".
Từ các quan điểm trên có thể hiểu một cách khái quát hiệu quả kinh doanh là
phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân tài, vật lực, tiền vốn ) để
đạt được mục tiêu xác định. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh
giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồn
7
SVTH: Đặng Thị Ánh Hồng Lớp: K45E5
7
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
lực xác định có thể tạo ra ở mức độ nào. Vì vậy, có thể mô tả hiệu quả kinh doanh
bằng các công thức chung nhất sau đây:
Trong đó:
H =
H: Hiệu quả kinh doanh
K: Kết quả đạt được
C: Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó.
Như vậy, hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh: So sánh giữa đầu
vào và đầu ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra và kết quả kinh doanh thu
được. Đứng trên góc độ xã hội, chi phí xem xét phải là chi phí xã hội, do có sự kết
hợp của các yếu tố lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động theo một tương
quan cả về lượng và chất trong quá trình kinh doanh để tạo ra sản phẩm đủ tiêu
chuẩn cho tiêu dùng
Tóm lại, hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng các hoạt động kinh
doanh, trình độ sử dụng nguồn lực sản xuất trong quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp trong sự vận động không ngừng của các quá trình sản xuất kinh doanh,

không phụ thuộc vào tốc độ biến động của từng nhân tố.
2.2. Một số lý thuyết về nhập khẩu và hiệu quả hoạt động kinh doanh
nhập khẩu
2.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động phức tạp so với hoạt động kinh doanh
trong nước. Hoạt động nhập khẩu có những đặc điểm sau:
- Hoạt động nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật như điều
ước quốc tế và ngoại thương, luật quốc gia của các nước hữu quan, tập quán
Thương mại quốc tế.
8
SVTH: Đặng Thị Ánh Hồng Lớp: K45E5
8
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
- Các phương thức giao dịch mua bán trên thị trường quốc tế rất phong phú:
Giao dịch thông thường, giao dịch qua trung gian, giao dịch tại hội chợ triển lãm.
- Các phương thức thanh toán rất đa dạng: nhờ thu, hàng đổi hàng, L/C
- Tiền tệ dùng trong thanh toán thường là ngoại tệ mạnh có sức chuyển đổi
cao như : USD, bảng Anh
- Điều kiện cơ sở giao hàng: có nhiều hình thức nhưng phổ biến là nhập khẩu
theo điều kiện CIF, FOB
- Kinh doanh nhập khẩu là kinh doanh trên phạm vi quốc tế nên địa bàn rộng,
thủ tục phức tạp, thời gian thực hiện lâu.
- Kinh doanh nhập khẩu phụ thuộc vào kiến thức kinh doanh, trình độ quản
lý, trình độ nghiệp vụ ngoại thương, sự nhanh nhạy nắm bắt thông tin.
- Trong hoạt động nhập khẩu có thể xảy ra những rủi ro thuộc về hàng hoá.
Để đề phong rủi ro, có thể mua bảo hiểm tương ứng.
- Hoạt động nhập khẩu là cơ hội để các doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau
hợp tác lâu dài. Thương mại quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế -
chính trị của các nước xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế đối ngoại.
2.2.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh nhập khẩu :

Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của ngoại thương . Nhập khẩu có tác
động trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước.
Nhập khẩu là một nghiệp vụ của hoạt động ngoại thương . Nó là việc mua
hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ nhu cầu trong nước hoặc tái sản xuất
trong nước. Nhập khẩu thể hiện mối liên hệ không thể thiếu giữa nền kinh tế quốc
gia với nền kinh tế thế giới .
Nhập khẩu để bổ sung các hàng hóa trong nước không thể sản xuất hoặc sản
xuất được nhưng vẫn còn thiếu không đủ đáp ứng nhu cầu . Nhập khẩu còn là để
thay thế khi mà nhập khẩu về những hàng hóa mà sản xuất trong nước sẽ không có
lợi bằng nhập khẩu .
Trong điều kiện kinh tế nước ta , vai trò của nhập khẩu được thể hiện ở
những khía cạnh sau :
9
SVTH: Đặng Thị Ánh Hồng Lớp: K45E5
9
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
- Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa , hiện đại hóa .
- Bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển nền kinh tế
ổn đinh .
- Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của người dân . Ở đây nhập
khẩu vừa thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng , vừa phải đảm
bảo đầu vào cho sản xuất , tạo việc làm ổn định cho người lao động
- Nhập khẩu có vai trò tich cực thúc đẩy xuất khẩu . Sự tác động này thể hiện ở chỗ
nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu , tạo điều kiện thuận lợi cho
hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài , đặc biệt là các nước nhập khẩu .
- Nhập khẩu tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ , làm đa dạng mặt
hàng , chúng loại , mẫu mã , chất lượng , quy cách , làm thỏa mãn hơn nhu cầu
trong nước .
2.2.3. Các hình thức nhập khẩu

 Nhập khẩu trực tiếp
Nhập khẩu trực tiếp là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp
kinh doanh nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong nước và quốc tế,
tính toán chính xác các chi phí, đảm bảo hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, tuân thủ
đúng các chính sách, luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế.
Trong hình thức nhập khẩu trực tiếp này doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu
phải trực tiếp làm các hoạt động tìm kiếm đối tác, đàm phán, ký kết hợp đồng,….
Và phải tự bỏ vốn ra để thực hiện tổ chức kinh doanh hàng nhập khẩu.
Ưu điểm: Nhà nhập khẩu có thể chủ động được các công việc trong quá trình
nhập khẩu hàng hoá của mình như về thời gian, địa điểm giao nhận hàng, thuê
phương tiện vận tải, mua bảo hiểm hàng hoá, Nhà nhập khẩu có thể chủ động
10
SVTH: Đặng Thị Ánh Hồng Lớp: K45E5
10
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
trong việc làm các thủ tục hành chính cho hàng nhập khẩu, chủ động hơn trong kinh
doanh nhập khẩu.
Nhược điểm: Nhập khẩu trực tiếp đòi hỏi nhà nhập khẩu phải có một lượng
vốn lớn hơn so với các hình thức nhập khẩu khác cho việc thanh toán hàng hoá
nhập khẩu. Nhâp khẩu trực tiếp cũng đòi hỏi nhà nhập khẩu phải có chuyên môn
nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế. Hình thức này phù hợp
hơn đối với những công ty nhập khẩu chuyên nghiệp, có vốn lớn .
11
SVTH: Đặng Thị Ánh Hồng Lớp: K45E5
11
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
 Nhập khẩu uỷ thác
Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động nhập khẩu được hình thành giữa một doanh
nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng, có nhu cầu nhập khẩu thiết bị toàn bộ, uỷ
thác cho một doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp giao dịch ngoại

thương tiến hành nhập khẩu thiết bị toàn bộ theo yêu cầu của mình. Bên nhận uỷ
thác phải tiến hành với đối tác nước ngoài để làm các thủ tục nhập khẩu hàng hoá
theo yêu cầu của bên uỷ thác và sẽ nhận được một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác.
Ưu điểm: Nhà nhập khẩu có thể nhập khẩu được hàng hoá thông qua một đối
tác khác, nhà nhập khẩu không cần phải làm các thủ tục nhập khẩu hàng hoá mà uỷ
thác cho đối tác nhập khẩu làm. Vốn trực tiếp bỏ ra ban đầu để nhập khẩu hàng hoá
không lớn. Hình thức này phù hợp hơn đối với các công ty mới nhập khẩu hàng hoá
chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế.
Nhược điểm: Nhà nhập khẩu không chủ động được thời gian chính xác, địa
điểm, thủ tục giao nhận hàng nhập khẩu mà phụ thuộc vào nhà nhập khẩu uỷ thác.
 Gia công quốc tế
Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên
(gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên
khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt
gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công). Trong gia công quốc tế hoạt động
xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất.
Gia công quốc tế ngày nay rất phổ biến trong buôn bán thương mại quốc tế.
Ưu điểm: Đối với bên đặt gia công, giúp họ tận dụng được giá rẻ về nguyên
liệu phụ và nhân công rẻ của nước nhận gia công.
Đối với bên nhận gia công, giúp họ giải quyết được công ăn việc làm cho
người lao động trong nước hoặc nhận được thiết bị công nghệ hiện đại vào trong
nước mình. Trong thực tế nhiều nước đang phát triển nhờ thực hiện phương thức
gia công quốc tế đã góp phần xây dựng nên một nền công nghiệp hiện đại như Hàn
Quốc, Thái Lan, Singapo,
Các hình thức gia công quốc tế chủ yếu:
* Xét về quyền sở hữu nguyên liệu, gia công quốc tế có thể có các hình thức sau:
12
SVTH: Đặng Thị Ánh Hồng Lớp: K45E5
12
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế

- Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia
công và sau một khoảng thời gian sản xuất, chế tạo sẽ nhập lại thành phẩm và trả
phí gia công cho bên nhận gia công. Đối với trường hợp này thì trong thời gian gia
công chế tạo quyền sở hữu về nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công.
- Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời
gian gia công sản xuất chế tạo, bên đặt gia công sẽ mua lại thành phẩm. Trong
trường hợp này quyền sở hữu nguyên liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận
gia công.
Ngoài ra có thể áp dụng hình thức kết hợp, trong đó bên đặt gia công chỉ giao
những nguyên liệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp nguyên liệu phụ.
* Xét về mặt giá cả gia công, có hai hình thức gia công chính.
- Hợp đồng thực chi thực thanh, trong đó bên nhận gia công thanh toán
với bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao
gia công.
- Hợp đồng khoán, trong đó người ta xác định một giá định mức cho mỗi sản
phẩm, bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức. Hai bên thanh toán với nhau
theo giá định mức.
* Xét về số bên tham gia quan hệ gia công, có hai hình thức chính.
- Gia công hai bên, trong đó chỉ có bên đặt gia công và bên nhận gia công.
- Gia công nhiều bên, trong đó bên nhận gia công là một số doanh nghiệp mà
sản phẩm gia công của đơn vị trước là đối tượng gia công của đơn vị sau, còn bên
đặt gia công chỉ có một.
 Nhập khẩu đổi hàng ( Nhập khẩu đối lưu)
Nhập khẩu đổi hàng là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá, trong
đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua,
lượng hàng giao đi có giá trị tương đương với lượng hàng nhập về.
Đặc tính của nhập khẩu đổi hàng là cân bằng về mặt hàng hoá, cân bằng về
giá cả, cân bằng về tổng giá trị, cân bằng về các điều kiện và cơ sở giao hàng.
Phương thức này trước kia được áp dụng nhiều, là phương thức nhập khẩu
chủ yếu đối với những nước đang và kém phát triển thiếu ngoại tệ mạnh để nhập

13
SVTH: Đặng Thị Ánh Hồng Lớp: K45E5
13
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
khẩu. Ngày nay phương thức này không được áp dụng phổ biến lắm trong thương
mại quốc tế.
2.2.4. Hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu
2.2.4.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
Hoạt động nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp do
đó quan điểm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của các doanh nghiệp cũng dựa
trên quan điểm hiệu quả kinh doanh nói chung hiện nay , hay hiệu quả kinh doanh
nhập khẩu là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng hiệu quả kinh tế tính riêng cho
hoạt động nhập khẩu hay nói cách khác nó phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực để
đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Công thức đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu :
Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu = kết quả đầu ra / chi phí đầu vào
Chỉ tiêu này biểu thị mỗi chi phí đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêu đơn vị
đầu ra.
Bản chất của hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là nâng cao năng suất lao động
xã hội và tiết kiệm nguồn lực xã hội tính riêng cho hoạt động nhập khẩu . Đây là hai
mặt của mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế của từng hoạt động nhập
khẩu , gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền kinh tế xã hội là quy luật tăng
năng suất lao động và tiết kiệm thời gian .
2.2.4.2.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu :
 Sự khan hiếm nguồn lực đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
nói chung và hiệu quả hoạt động nhập khẩu nói riêng
Đối với doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nhập khẩu thì nguồn lực sử
dụng là lượng ngoại tệ bỏ ra , thời gian và lao động . Nếu không biết sử dụng một
cách tiết kiệm thì chi phí đầu vào cho nhập khẩu tăng lên , dẫn đến giá tăng làm cho
doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất , tiêu thụ . Chính vì vậy , để đạt được

hiệu quả đồng thời vẫn mang lại lợi ích xã hội , các doanh nghiệp nhập khẩu phải
tìm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu sao cho đạt kết quả
cao nhất với chi phí thấp nhất .
 Sự phát triển của khoa học kỹ thuật là điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả
hoạt động nhập khẩu
Áp dụng khoa học kỹ thuật cho phép các doanh nghiệp sử dụng các nguồn
lực đầu vào một cách hợp lý , tiết kiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ
14
SVTH: Đặng Thị Ánh Hồng Lớp: K45E5
14
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
chức , quản lý diễn ra một cách chính xác , đúng đắn . Điều này cho phép các doanh
nghiệp có khả năng lựa chọn những phương án nhập khẩu , sản xuất kinh doanh tối
ưu . Sự lựa chọn đúng đắn sẽ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh nhập
khẩu cao nhất , đem lại lợi ích lớn nhất .
 Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải không
ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu
Trong cơ chế thị trường , để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải chấp
nhận cạnh tranh với nhau và những ngành nghề nào , thị trường nào càng có mức
lợi nhuận cao thì cạnh tranh càng gay gắt , quyết liệt hơn . Các doanh nghiệp tham
gia vào hoạt động nhập khẩu không những phải cạnh tranh với các doanh nghiệp
trong cùng lĩnh vực mà còn phải cạnh tranh với các nhà sản xuất trong nước . Đặc
biệt một trong những chính sách thúc đẩy sản xuất trong nước mà nước ta áp dụng
là hạn chế nhập khẩu những hàng hoá mà trong nước đã sản xuất dược . Đây là một
khó khăn khiến các doanh nghiệp khó có thể tăng cao khối lượng nhập khẩu . Đối
với hoạt động nhập khẩu , mức độ cạnh tranh còn gay gắt hơn .
 Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động nhập
khẩu nói riêng chính là nâng cao đời sống vật chất , tinh thần cho người lao
động
Hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động nhập khẩu

nói riêng là điều kiện sống còn để doanh nghiệp tồn tại và phát triển , nếu hiệu quả
hoạt động nhập khẩu không ngừng được tăng cao thì kết quả thu được ngày càng
cao , điều đó có nghĩa là thu nhập của người lao động cũng tăng theo . Khi người
lao động có thu nhập cao , họ sẽ có điều kiện để chăm lo đời sống vật chất , tinh
thần cho bản thân và gia đình , mặt khác nhờ có thu nhập cao mà người lao động sẽ
hăng say làm việc hơn làm cho năng suất lao động ngày càng tăng . Điều đó sẽ giúp
cho doanh nghiệp ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu và làm ăn
ngày càng tấn tới .
2.2.4.3. Phân loại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
 Hiệu quả kinh tế các biệt và hiệu quả kinh tế xã hội của nền kinh tế quốc dân
Hiệu quả kinh doanh cá biệt là hiệu quả kinh doanh thu được từ các hoạt
động thương mại của từng doanh nghiệp kinh doanh . Biểu hiện chung của hiệu quả
kinh doanh cá biệt là lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp đạt được .
Hiệu quả kinh tế xã hội mà hoạt động kinh doanh đem lại cho nền kinh tế
quốc dân là sự đóng góp của nó vào việc phát triển sản xuất , đổi mới cơ cấu kinh tế
15
SVTH: Đặng Thị Ánh Hồng Lớp: K45E5
15
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
, tăng năng suất lao động xã hội , tích luỹ ngoại tệ , tăng thu cho ngân sách , giải
quyết việc làm , cải thiện đời sống cho nhân dân .
Giữa hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội có quan hệ nhân
quả và tác động qua lại lẫn nhau . Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ có thể đạt được
trên cơ sở hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp . Mỗi doanh nghiệp như một
tế bào của nền kinh tế , doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ đóng góp vào hiệu
quả chung của nền kinh tế . Ngược lại tính hiệu quả của bộ máy kinh tế sẽ là tiền đề
tích cực , là khung cơ sở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được kết
quả cao . Đó chính là mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung giữa lợi ích bộ phận
và lợi ích tổng thể .
Vì vậy trong hoạt động kinh doanh của mình , các doanh nghiệp phải thường

xuyên quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội , đảm bảo lợi ích riêng hài hoà với lợi
ích chung .
 Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp
Mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh của mình trong những
điều kiện riêng về tài nguyên , trình độ trang thiết bị kỹ thuật , trình độ tổ chức ,
quản lý lao động , quản lý kinh doanh . Bằng khả năng của mình họ cung ứng cho
xã hội những sản phẩm với chi phí cá biệt nhất và nhà kinh doanh nào cũng muốn
tiêu thụ hàng hoá của mình với số lượng nhiều nhất . Tuy nhiên , thị trường hoạt
động theo quy luật của riêng nó và mọi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường
đều phải tuân theo “ luật chơi “ đó . Một trong những quy luật thị trường tác động
rõ nét nhất đến các chủ thể của nền kinh tế là quy luật giá trị . Thị trường chỉ chấp
nhận mức hao phí trung bình xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá
sản phẩm . Quy luật giá trị đã đặt tất cả các doanh nghiệp với mức chi phí cá biệt
khác nhau trên một mặt bằng trao đổi chung , đó là giá cả thị trường .
Suy đến cùng , chi phí bỏ ra là chi phí lao động xã hội , nhưng đối với mỗi
doanh nghiệp mà ta đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thì chi phí lao động xã
hội đó lại được thể hiện dưới dạng các chi phí khác nhau : giá thành sản xuất , chi
phí sản xuất … Đồng thời cần phải đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí hay nói
cách khác là đánh giá hiệu quả chi phí bộ phận .
 Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối
Việc xác định hiệu quả nhằm hai mục đích cơ bản:
Một là, thể hiện và đánh giá trình độ sử dụng các dạng chi phí khác nhau
trong hoạt động kinh doanh.
16
SVTH: Đặng Thị Ánh Hồng Lớp: K45E5
16
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
Hai là, để phân tích luận chứng kinh tế của các phương án khác nhau trong
việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó.
Từ hai mục đích trên mà người ta phân chia hiệu quả kinh doanh ra làm hai loại:

Hiệu quả tuyệt đối là lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương án kinh
doanh cụ thể bằng cánh xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra.
Hiệu quả tương đối được xác định bằng cánh so sánh các chỉ tiêu hiệu quả
tuyệt đối của các phương án với nhau, hay chính là mức chênh lệch về hiệu quả
tuyệt đối của các phương án.
Việc xác định hiệu quả tuyệt đối là cơ sở để xác định hiệu quả tương đối (so
sánh). Tuy vậy, có những chỉ tiêu hiệu quả tương đối được xác định không phụ
thuộc vào việc xác định hiệu quả tuyệt đối. Chẳng hạn, việc so sánh mức chi phí của
các phương án khác nhau để chọn ra phương án có chi phí thấp nhất thực chất chỉ là
sự so sánh mức chi phí của các phương án chứ không phải là việc so sánh mức hiệu
quả tuyệt đối của các phương án.
 Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài
Căn cứ vào lợi ích nhận được trong các khoảng thời gian dài hay ngắn mà
người ta phân chia thành hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài. Hiệu quả trước mắt
là hiệu quả được xem xét trong một thời gian ngắn. Hiệu quả lâu dài là hiệu quả
được xem xét trong một thời gian dài. Doanh nghiệp cần phải tiến hành các hoạt
động kinh doanh sao cho nó mang lại cả lợi ích trước mắt cũng như lâu dài cho
doanh nghiệp. Phải kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, không được
chỉ vì lợi ích trước mắt mà làm thiệt hại đến lợi ích lâu dài của doanh nghiệp .
2.2.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
 Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu
Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tổng hợp phản ánh kết quả cuối
cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh . Nó là tiền đề duy trì và tái mở rộng sản
xuất doanh nghiệp .
Về mặt lượng , lợi nhuận là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi tất cả
các chi phí cần thiết cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu .
Công thức chung : P = R – C
Trong đó :
P : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu
R : Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu

17
SVTH: Đặng Thị Ánh Hồng Lớp: K45E5
17
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
C : Tổng chi phí kinh doanh nhập khẩu
C = Tổng chi chí nhập khẩu hàng hóa + chi phí lưu thông , bán hàng + thuế
 Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu
- Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh nhập khẩu

V
P
D
V
=

Trong đó :
D
V
: tỷ suất lợi nhuận theo vốn
P : lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu
V : Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh mức doanh lợi của vốn kinh doanh , nghĩa là số tiền lãi
hay thu nhập thuần tuý trên một đồng vốn .
- Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu

R
P
D
R
=

Trong đó :
D
R
: Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
P : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu
R : Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu cho biết lượng lợi nhuận thu được từ một
đồng doanh thu trong kỳ .
- Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu
C
P
D
C
=

Trong đó :
D
C
: Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
P : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu
C : Tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí cho biết một đồng chi phí đưa vào hoạt động
kinh doanh nhập khẩu thì thu được bao nhiêu lợi nhuận thuần .
 Doanh lợi nhập khẩu
18
SVTH: Đặng Thị Ánh Hồng Lớp: K45E5
18
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
100×=
n

n
C
R
D

Trong đó :
D
n
: doanh lợi nhập khẩu
R : doanh thu bán hàng nhập khẩu
C
n
: tổng chi phí ngoại tệ nhập khẩu chuyển sang tiền Việt Nam theo tỷ giá
của ngân hàng nhà nước Việt Nam
Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng Việt Nam bỏ ra cho hoạt động kinh doanh
nhập khẩu doanh nghiệp nhận lại được bao nhiêu .
Nếu D
n
> 100% thì doanh nghiệp thu được lợi nhuận
 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu
- Hiệu suất sinh lợi của vốn
Doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất vốn kinh doanh =
Vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn đem lại bao nhiêu đồng doanh thu .
- Tốc độ vòng quay vốn kinh doanh nhập khẩu

Tổng doanh thu thuần
Số vòng quay vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ

Số vòng quay vốn lưu động cho biết vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng
trong kỳ . Nếu số vòng quay càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao và
ngược lại .
- Kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động
Số ngày trong kỳ
Kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động =
Số vòng quay của vốn lưu động
( số ngày trong kỳ nếu tính 1 năm là 365 ngày )
Kỳ luân chuyển bình quân của vốn lưu động là số ngày bình quân cần thiết để
vốn lưu động thực hiện được một vòng quay trong kỳ . Thời gian một vòng quay
càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn .
2.3. Phân định đề tài nghiên cứu
19
SVTH: Đặng Thị Ánh Hồng Lớp: K45E5
19
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
Hiệu quả là tiêu chuẩn quan trọng ( có thể là nguồn quan trọng nhất ) để đánh
giá kết quả kinh doanh ngoại thương .
Trong những năm qua , cùng với sự cố gắng , nỗ lực thực hiện kế hoạch đề ra
, công ty TNHH máy Đồng Lợi có quan tâm đến các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động
kinh doanh . Tuy nhiên , công ty chưa cân nhắc đánh giá về kết quả thực hiện từng
chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh ( cả chỉ tiêu phản ánh số lượng , cả chỉ tiêu phản ánh
chất lượng ) để xác định yêu cầu chỉ tiêu nào đảm bảo hiệu quả kinh doanh , chỉ tiêu
nào chưa được đảm bảo theo yêu cầu .
Là doanh nghiệp tập trung phần lớn vào nhập khẩu , kim ngạch nhập khẩu
chiếm tỷ trọng tương đối lớn , vì vậy để đánh giá hiệu quả nhập khẩu cần phải tiến
hành phân tích đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả nhập khẩu của công ty . Với điều kiện
công ty hiện nay thì việc đánh giá hiệu quả nhập khẩu mặt hàng máy khoan đá từ thị
trường Nhật Bản cần dựa vào một số chỉ tiêu sau là thích hợp nhất :
- Chỉ tiêu thứ nhất : Chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu

- Chỉ tiêu thứ hai : Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu
- Chỉ tiêu thứ ba : Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
- Chỉ tiêu thứ tư : Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
20
SVTH: Đặng Thị Ánh Hồng Lớp: K45E5
20
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH
NHẬP KHẨU MÁY KHOAN ĐÁ TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TAI
CÔNG TY TNHH MÁY ĐỒNG LỢI
3.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH máy Đồng Lợi
3.1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH máy Đồng Lợi
- Tên đầy đủ : Công ty TNHH Máy Đồng Lợi
- Tên giao dịch viết tắt : Dong Loi – MC
- Địa chỉ đăng ký kinh doanh : 158 Tựu Liệt , xã Tam Hiệp , huyện Thanh Trì , Hà
Nội
G17 làng quốc tế Thăng Long , Cầu Giấy , Hà Nội
- Website : />- Người đại diện : Giám đốc Nguyễn Văn Hãn
- VPĐD : P 409 B5 làng quốc tế Thăng Long , Trần Đăng Ninh , Cầu giấy , HN
- Showroom : GD2-11 , khu CN Ngọc Hồi , phương Ngọc Hồi , Thanh trì , HN
- Điện thoại : 04-37545491/36840217
- Fax: 04-37545290
Quảng Ninh :
- Địa chỉ : tổ 17 Diêm Thuỷ , khu đô thị mới Cẩm Bình , Cẩm Phả , Quảng Ninh
- Điện thoại : 033 3936138
- Fax : 033 3936138
Văn phòng đại diện tại Lào
- Địa chỉ : số 46 lô 3 , phố Shaphanthong Tai , quận Sisattamaka , thủ đô VienChan ,
Lào
- Điện thoại : (+856)21-315677/261151

- Fax: (+856)21-261151
3.1.2. Chức năng , nhiệm vụ của công ty TNHH máy Đồng Lợi
Tiền thân của công ty TNHH Máy Đồng Lợi là công ty TNHH Thiết bị và dịch
vụ Đồng Lợi có 2 chi nhánh tại Hà Nội và Hồ Chí Minh . Công ty TNHH Máy Đồng
Lợi là một chi nhánh của công ty TNHH Thiết bị và Dịch vụ Đồng Lợi tại Hà Nội .
Công ty chuyên nhập khẩu trực tiếp , làm đại diện phân phối và thực hiện các
dịch vụ sau bán hàng của các thương hiệu nổi tiếng về sản xuất thiết bị xây dựng ,
thiết bị khai thác mỏ , thiết bị công nghiệp bao gồm :
- Máy khoan đá , khoan hầm , búa phá đá thuỷ lực và phụ kiện
- Xe xúc đào , xe ủi , xe nâng hàng hàng đa năng
- Máy phát điện , máy nén khí công nghiệp
- Bơm bê tông , máy bơm vẩy bê tông
- Máy hàn nhựa , thiết bị nhiệt công nghiệp
- Phụ tùng , dụng cụ khoan đá , khoan hầm
21
SVTH: Đặng Thị Ánh Hồng Lớp: K45E5
21
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
3.2. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH máy
Đồng Lợi
3.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH máy
Đồng Lợi
3.2.1.1. Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu của công ty TNHH máy
Đồng Lợi
Bảng 3.1 : Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của công ty ( 2010 – 2012 )
( Đơn vị: USD)
Năm
Mặt hàng
2010 2011 2012
Máy khoan đá 1.170.087 724.900 714.550

Khoan cọc nhồi 680.000 100.000 200.004
Máy công trình 441.849 332.281 365.944
Bơm bê tông 550.689 400.061 451.752
Dụng cụ khoan 397.922 119.928 185.502
Tổng cộng 3.240.547 1.677.170 1.917.752
( Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu )
Từ bảng 3.1 trên ta có những nhận xét sau
- Kim ngạch nhập khẩu máy khoan đá : Đây là mặt hàng nhập khẩu chính của công ty
trong ba năm 2010 , 2011 , 2012 . Năm 2010 , giá trị kim ngạch nhập khẩu của mặt
hàng này là 1.170.087 USD ; năm 2011 là 724.900 USD giảm 445.187 USD so với
năm 2010 ; năm 2012 kim ngạch nhập khẩu là 714.550 USD giảm 455.537 USD so
với năm 2010 và giảm 10.350 USD so với năm 2011 . Tuy nhiên , nhìn chung hoạt
động nhập khẩu máy khoan đá vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số mặt hàng nhập
khẩu của công ty .
- Kim ngạch nhập khẩu khoan cọc nhồi : kim ngạch nhập khẩu mặt hàng máy khoan
cọc nhồi có sự sụt giảm khá mạnh từ năm 2010 – 2012 . Năm 2010 , kim ngạch
nhập khẩu khoan cọc nhồi chiếm tỷ trọng khá lớn 680.000 USD . Nhưng năm
2011 , kim ngạch nhập khẩu chỉ còn 100.000 USD giảm 580.000 USD . Năm 2012 ,
kim ngạch nhập khẩu là 200.004 USD , có sự tăng nhẹ so với năm 2011 là 100.004
USD , giảm 478.996 USD .
- Kim ngạch nhập khẩu máy công trình : Đối với mặt hàng này , kim ngạch nhập
khẩu cũng có sự sụt giảm . Tuy nhiên sự sụt giảm không mạnh như đối với mặt hàng
máy khoan đá và khoan cọc nhồi . Năm 2010 , kim ngạch nhập khẩu là 441.849 USD ;
năm 2011 là 332.281 USD giảm 109.568 USD ; năm 2012 là 365.944 USD giảm
75.905 USD so với năm 2010 và tăng 33.663 USD so với năm 2011
22
SVTH: Đặng Thị Ánh Hồng Lớp: K45E5
22
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
- Kim ngạch nhập khẩu bơm bê tông : Năm 2010 , kim ngạch nhập khẩu là 550.689

USD ; năm 2011 kim ngạch nhập khẩu là 400.061 USD giảm 150.628 USD ; kim
ngạch nhập khẩu năm 2012 là 451.752 USD tăng 51.691 USD so vói năm 2011 và
giảm 98.937 USD .
- Kim ngạch nhập khẩu dụng cụ khoan : Năm 2010 , kim ngạch nhập khẩu là
397.922 USD ; năm 2011 kim ngạch nhập khẩu sụt giảm mạnh xuống còn 119.928
USD , giảm 277.994 USD . Sau đó , năm 2012 , nhu cầu của khách hàng về dụng cụ
khoan tăng hơn so với năm 2011, kim ngạch nhập khẩu là 185.502 USD , giảm
212.420 USD so với năm 2010 và tăng 65.574 USD so với năm 2011 .
3.2.1.2. Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường
Bảng 3.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty ( 2010 – 2012 )
(Đơn vị: USD)
Năm
Thị trường
2010 2011 2012
Trung Quốc 435.700 197.000 294.000
Nhật Bản 1.200.589 780.170 583.550,4
Anh 700.067 390.000 400.000
Phần Lan
570.000 210.000 450.000
Thị trường khác
334.191 100.000 190.201,6
Tổng cộng 3.240.547 1.677.170 1.917.752
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu )
Từ bảng trên ta thấy kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường khác nhau qua
các năm cũng có sự thay đổi rõ rệt sự thay đổi này phụ thuộc vào tỷ giá ngoại tệ so
với đồng việt nam và nhu cầu đặt mua của khách hàng .
Năm 2012 so với năm 2010 kim ngạch nhập khẩu giảm rõ rệt ở thị trường
Trung Quốc giảm từ 435.700 USD xuống 294.000 USD , tương ứng giảm 32,52% ;
thị trường Nhật Bản giảm từ 1.200.589 USD xuống 583.550,4 USD , tương ứng
giảm 51,39% ; thị trường Anh giảm từ 700.067 USD xuống 400.000 USD , tương

ứng giảm 42,86% ; Phần Lan giảm 570.000 USD xuống 450.000 USD , tương ứng
giảm 21,05%.
Tuy nhiên , nhìn vào bảng số liệu ta thấy thị trường Nhật Bản luôn là thị
trường lớn nhất của công ty . Trong tương lai , công ty sẽ mở rộng mối quan hệ với
các đối tác Nhật Bản để làm phong phú thêm nguồn hàng và có điều kiện mua được
hàng hoá với giá rẻ và đảm bảo chất lượng hàng hoá .
23
SVTH: Đặng Thị Ánh Hồng Lớp: K45E5
23
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
3.3. Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu máy
khoan đá từ thị trường Nhật Bản của công ty TNHH máy Đồng Lợi
3.3.1. Thị trường nhập khẩu máy khoan đá
Công ty chủ yếu nhập khẩu máy khoan đá từ các thị trường Nhật Bản ,
Trung Quốc , Hàn Quốc . Trong đó việc nhập khẩu máy khoan đá từ thị trường
Nhật Bản chiếm tỷ trọng lớn nhất . Đây là thị trường mà công ty đã có quan hệ
XNK khá lâu . Chất lượng các sản phẩm máy khoan đá nhập từ thị trường Nhật
Bản luôn rất cao , Tuy nhiên giá cả của chúng cũng luôn cao hơn hẳn so với các loại
hàng cùng loại nhập khẩu từ các thị trường khác .
Bảng 3.3: Cơ cấu thị trường nhập khẩu máy khoan đá của công ty ( 2010 -
2012 )
Thị trường Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị
( USD )
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
( USD )
Tỷ trọng
(%)

Giá trị
( USD )
Tỷ trọng
(%)
Nhật Bản 800.196 68,39 580.170 80,03 460.550 64,45
Trung quốc 235.700 20,14 99.500 13,73 194.000 27,15
Hàn Quốc 134.191 11,47 45.230 6,24 60.000 8,4
Tổng 1.170.087 100 724.900 100 714.550 100
( Nguồn : Phòng xuất nhập khẩu )
Từ bảng 3.3 ta thấy :
- Trong 3 năm 2010 , 2011 2012 Nhật Bản luôn là thị trường nhập khẩu chiếm tỷ
trọng lớn nhất . Năm 2011 tỷ trọng nhập khẩu tăng lên là 80,03% ( tăng 11,64% so
với 2010 ) nhưng giá trị tuyệt đối lại xuống còn 580.170 USD so với 800.196 USD
năm 2010 . Năm 2012 tỷ trọng nhập khẩu giảm xuống còn 64,45% ( giảm 15,58%
so với năm 2011 và giảm 3,94% so với năm 2010 ) đồng thời giảm giá trị tuyệt đối
xuống còn 460.550 USD ( giảm 119.620 USD so với năm 2011 và giảm 339.646
USD so với năm 2010 ) .
- Thị trường Trung Quốc là thị trường nhập khẩu máy khoan đá lớn thứ hai của công
ty : Năm 2011 tỷ trọng nhập khẩu máy khoan đá giảm xuống là 13,73% ( giảm
6,41% so với năm 2010 ) đồng thời giá trị tuyệt đối giảm từ 235.700 USD xuống
còn 99.500 USD . Tuy nhiên sang năm 2012 , tỷ trọng nhập khẩu máy khoan đá của
công ty lại tăng lên là 27,15% ( tăng 13,42% so với năm 2011 và tăng 7,01% so với
năm 2010 ) trong khi đó giá trị tuyệt đối năm 2012 là 194.000 USD ( tăng 94.500
USD so với năm 2011 và giảm 41.700 USD so với năm 2010 ) .
24
SVTH: Đặng Thị Ánh Hồng Lớp: K45E5
24
Trường Đại học Thương Mại Khoa: Thương mại quốc tế
- Đối với thị trường Hàn Quốc tỷ trọng nhập khẩu máy khoan đá của công ty liên tục
giảm xuống . Năm 2010 tỷ trọng nhập khẩu máy khoan đá là 11,47% , năm 2011 tỷ

trọng nhập khẩu đạt 6,24% ( giảm 5,23% so với năm 2010 ) , sau đó năm 2012 tỷ
trọng đạt 8,4% ( tăng 2,16% so với năm 2011 và giảm 3,07% so với năm 2010 ) .
Tương đương với đó là giá trị tuyệt đối cũng biến đổi liên tục trong ba năm , năm
2011 giá trị tuyệt đối giảm xuống 45.230 USD ( giảm 88.961USD so với năm
2010 ) ; năm 2012 giá trị tuyệt đối đạt 60.000 USD ( tăng 14.770 USD so với năm
2011 và giảm 74.191 USD so với năm 2010 ) .
Tóm lại , ba năm 2010 , 2011 , 2012 tuy nhu cầu nhập khẩu máy khoan đá từ
thị trường Nhật Bản đang có xu hướng giảm xuống nhưng Nhật Bản vẫn đang là thị
trường nhập khẩu máy khoan đá lớn nhất của công ty . Bên cạnh đó các thị trường
Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn là những bạn hàng truyền thống và đáng tin cậy của
công ty đối với mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn này .
3.3.2. Các mặt hàng máy khoan đá nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản của
công ty
Công ty nhập khẩu các mặt hàng máy khoan đá thủy lực , máy khoan đá khí
nén , máy khoan đá hầm từ thị trường Nhật Bản . Tình hình biến động về giá trị
hàng nhập khẩu máy khoan đá có thể thấy rõ ở bảng sau .
Bảng 3.4 : Cơ cấu các mặt hàng máy khoan đá nhập khẩu từ thị trường
Nhật Bản của công ty ( 2010 - 2012 )
(Đơn vị tính: USD)
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị
( USD )
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
( USD )
Tỷ trọng
(%)
Giá trị

( USD )
Tỷ trọng
(% )
Máy khoan
đá khí nén
300.196 37,52 280.000 48,26 160.550 34,86
Máy khoan
đá hầm
260.000 32,49 200.000 34,47 200.000 43,43
Máy khoan
đá thủy lực
240.000 29,99 100.170 17,27 100.000 21,71
Tổng
800.196 100 580.170 100 460.550 100
( Nguồn : Phòng xuất nhập khẩu )
25
SVTH: Đặng Thị Ánh Hồng Lớp: K45E5
25

×