Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty TNHH May Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.37 KB, 40 trang )

Khoa Thương mại quốc tế
LỜI CẢM ƠN
Bài khóa luận được nghiên cứu và tổng hợp trong 8 tuần, trong khoảng thời gian
này em đã rất cố gắng tìm hiểu thực tế các hoạt động tác nghiệp về quy trình thực hiện
hợp đồng gia công xuất khẩu sản phẩm hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ của
công ty TNHH May Hòa Bình. Bên cạnh đó em nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ
nhiệt tình từ thầy cô, anh chị chuyên viên và các bạn. Do đó trên khía cạnh nghiên cứu
em đã hoàn thành được mục đích nghiên cứu của khóa luận.
Lời đầu tiên cho em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Vũ Anh Tuấn giáo
viên bộ môn Quản trị tác nghiệp Thương mại quốc tế trường Đại Học Thương Mại.
Thầy đã trực tiếp dẫn dắt, tận tình chỉ bảo, định hướng nghiên cứu đúng trọng tâm và
có những chỉnh sửa hợp lý cho bài khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Thương Mại Quốc Tế, bộ môn
Quản trị tác nghiệp Thương mại quốc tế đã tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành
khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị nhân viên, trưởng phó phòng xuất nhập
khẩu của công ty TNHH May Hòa Bình đã giúp đỡ, giải thích, có nhứng ý kiến đóng
góp bổ ích để em hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ủng hộ, khích lệ, tạo
điều kiện để bài khóa luận được thành công.
Mặc dù rất cố gắng nhưng năng lực cũng như thời gian nghiên cứu hạn chế, bài
khóa luận không thể tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được những lời ý kiến đóng
góp và chỉ bảo từ thầy cô giáo và các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Cao Thị Hoa
1
GVHD: Vũ Anh Tuấn SVTH: Cao Thị Hoa
Khoa Thương mại quốc tế
MỤC LỤC


2
GVHD: Vũ Anh Tuấn SVTH: Cao Thị Hoa
Khoa Thương mại quốc tế
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Cấu trúc tổ chức của công ty TNHH May Hòa Bình
3
GVHD: Vũ Anh Tuấn SVTH: Cao Thị Hoa
Khoa Thương mại quốc tế
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục các chữ viết tắt tiếng Anh
B/L: Bill of lading (Vận đơn đường biển)
FOB: Free On Board (Giao lên tàu)
CIF: Cost insurance freight (Giá, bảo hiểm, cước phí)
D/A : Document against Acceptance (Chấp nhận đổi chứng từ)
D/P : Document against Payment (Trả tiền ngay đổi chứng từ)
D/O: Delivery Order (Lệnh giao hàng)
L/C: Letter of creadit (Thanh toán thư tín dụng)
T/T: Telegraphic Transfer (Chuyển tiền bằng điện)
WTO: World Trade Organization ( Tổ chức thương mại thế giới)
Danh mục các chữ viết tắt tiếng Việt
CNH-HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DH: Đại học
GCQT: Gia công quốc tế
GD: Giám đốc
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TMQT: Thương mại quốc tế
XNK: Xuất nhập khẩu
4
GVHD: Vũ Anh Tuấn SVTH: Cao Thị Hoa
Khoa Thương mại quốc tế

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa ngày càng cao hiện nay, khi Việt Nam
đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, mỗi doanh nghiệp cần có những biện
pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu một cách hợp lý nhằm góp phần vào công cuộc CNH-
HĐH đất nước.
Trong nhiều năm qua ngành dệt may Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng tương đối
cao, ngành dệt may Việt Nam vẫn còn nhiều yếu tố bất lợi đặc biệt là các nghành công
nghiệp phụ trợ chưa phát triển tương xứng, vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam vẫn
phải chấp nhận gia công là chủ yếu.
Gia công quốc tế là một loại hình kinh doanh đặc biệt trong kinh doanh quốc tế,
phát triển nhanh và phù hợp với nền kinh tế Việt Nam, hoạt động này giải quyết được
phần lớn lao động việc làm cho một bộ phận lao động dư thừa trong xã hội, góp phần
cải thiện nâng cao đời sống nhân dân, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, mở rộng thị
trường xuất khẩu.
Cũng như các đơn vị khác trong ngành dệt may, hoạt động kinh doanh chủ yếu
của công ty TNHH May Hòa Bình cũng là gia công xuất khẩu, hoạt động này đem lại
cho công ty nhiều lợi ích, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là quy trình
thực hiện hợp đồng còn gặp một số vướng mắc.
Trong thời gian thực tập tại ty, qua tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh thực
tế tại công ty, tham khảo ý kiến của ban lãnh đạo công ty em nhận thấy công ty còn có
một số hạn chế trong hoạt động gia công, đặc biệt là trong khâu thực hiện hợp đồng vì
vậy em đã lựa chọn đề tài là:
“ Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất
khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty TNHH May Hòa Bình”.
để làm rõ hơn và đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả
hoạt động gia công hàng may mặc tại công ty này.
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
5

GVHD: Vũ Anh Tuấn SVTH: Cao Thị Hoa
Khoa Thương mại quốc tế
Gia công quốc tế hàng may mặc là một trong những ngành quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân của nước ta. Vì vậy đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về gia công.
Có một số luận văn viết về đề tài này:
Luận văn tốt nghiệp, trường ĐH Thương Mại năm 2008 của Trần Phương Thúy:
“Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại xí
nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì”.
Chuyên đề tốt nghiệp, trường ĐH Kinh Tế TP Hồ Chí Minh năm 2009 của
Ngyuyễn Hoàng Lâm: “Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng
may mặc tại công ty TNHH Han-Soll Vina”.
Chuyên đề tốt nghiệp, trường ĐH Thương Mại năm 2011 của Bùi Thanh Tùng:
“Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng gia công mặt hàng dệt may xuất khẩu sang
thị trường Séc tại công ty TNHH May Nhân Đạo Trí Tuệ”.
Nhằm phát triển kinh tế ở vùng núi còn nhiều khó khăn, công ty TNHH May Hòa
Bình góp một phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Thực tế cho thấy
quá trình thực hiện hợp hợp đồng còn tồn tại, em nghiên cứu với đề tài: “Hoàn thiện
quá trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường
Hoa Kỳ của công ty TNHH May Hòa Bình”.
1.3 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện hợp đồng gia công quốc
tế.
Phân tích thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất
khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty TNHH May Hòa Bình, thông qua việc phân
tích dữ liệu để tìm ra những vấn đề còn tồn tại của công ty trong hoạt động gia công
xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng
gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty TNHH May
Hòa Bình.
1.4 Đối tượng nghiên cứu

Quy trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường
Hoa Kỳ của công ty TNHH May Hòa Bình.
6
GVHD: Vũ Anh Tuấn SVTH: Cao Thị Hoa
Khoa Thương mại quốc tế
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu tại công ty TNHH May Hòa
Bình.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Hợp đồng gia công quốc tế hàng may mặc
sang thị trường Hoa Kỳ của công ty TNHH May Hòa Bình trong 3 năm 2010 – 2012.
Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Hoạt động gia công quốc tế hàng may mặc tại
công ty TNHH May Hòa Bình.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
1.6.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Quan sát thực tế kinh doanh, hoạt động gia công mặt hàng dệt may của công ty
TNHH May Hòa Bình.
Phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn những người trực tiếp tham gia vào hoạt động
gia công xuất khẩu để nắm được các bước và những vướng mắc khi thực hiện hoạt
động gia công xuất khẩu tại công ty.
1.6.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu bên trong: Tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp như báo cáo tài
chính về hoạt động chung của công ty, tình hình gia công xuất khẩu…
Nguồn dữ liệu bên ngoài: các sách báo tạp chí như giáo trình quản trị tác nghiệp
TMQT trường Đại Học Thương Mại, tạo chí khoa học, các website.
1.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp thống kê: Thống kê các kết quả thu được từ nguồn sơ cấp và thứ
cấp.
Phương pháp phân tích: Phân tích nguồn dữ liệu bên ngoài để thấy tác động của
yếu tố vĩ mô đến quy trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu của

công ty TNHH May Hòa Bình.
Phương pháp tổng hợp và so sánh: Căn cứ vào các nguồn dữ liệu bên trong và
bên ngoài,tiến hành so sánh để thấy được những mặt được và chưa được để từ đó đưa
ra các giải pháp khắc phục nâng cao hiệu quản thực hiện hợp đồng.
1.7 Kết cấu khóa luận
Ngoài lời cảm ơn, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, mục lục, tài liệu tham
khảo, bài khóa luận kết cấu gồm 4 chương:
7
GVHD: Vũ Anh Tuấn SVTH: Cao Thị Hoa
Khoa Thương mại quốc tế
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về quy trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may
mặc xuất khẩu
Chương 3: Thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất
khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty TNHH May Hòa Bình
Chương 4:Định hướng phát triển và đề xuất để hoàn thiện quy trình thực hiện
hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty
TNHH May Hòa Bình
8
GVHD: Vũ Anh Tuấn SVTH: Cao Thị Hoa
Khoa Thương mại quốc tế
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU
2.1 Tổng quan về hoạt động gia công quốc tế
2.1.1. Khái niệm gia công quốc tế
Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công
sử dụng một phần hoạc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện
một hay nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để
hưởng thù lao. Gia công quốc tế là hình thức gia công thương mại mà bên đặt gia công
hoặc bên nhận gia công là thương nhân nước ngoài.

(Nguồn: GT Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế)
2.1.2. Đặc điểm của hoạt động gia công quốc tế
- Gia công quốc tế là một phương thức uỷ thác gia công trong đó hoạt động xuất
nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất.
- Trong quan hệ hợp đồng gia công, bên nhận gia công chịu mọi chi phí và rủi ro
của quá trình sản xuất gia công và sẽ thu được một khoản tiền gọi là phí gia công, còn
bên đặt gia công sẽ mua lại toàn bộ những thành phẩm được sản xuất ra trong quá
trình gia công.
- Gia công xuất khẩu có đặc điểm khác với hình thức mua nguyên liệu và bán
thành phẩm trong xuất khẩu trực tiếp như sau:
+ Không có quyền dịch chuyển quyền sở hữu.
+ Trong hoạt động gia công xuất khẩu lợi nhuận thu được thường thấp hơn nhiều
so với việc nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu thành phẩm.
2.1.3. Vai trò của hoạt động gia công quốc tế
Gia công quốc tế đem lại lợi ích cho cả bên đặt gia công và bên nhân gia công và
có những vai trò quan trọng như:
- Đối với nền kinh tế quốc dân: Tận dụng nguồn lao động dồi dào trong nước,
góp phần tăng thu ngoại tệ, phục vụ cho quá trình CNH-HĐH đất nước, giải quyết
công ăn việc làm góp phân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, đẩy nhanh
quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.
- Đối với doanh nghiệp
+ Nâng cao thu nhập và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tạo điều kiện
cho việc mở rộng quy mô sản xuất.
9
GVHD: Vũ Anh Tuấn SVTH: Cao Thị Hoa
Khoa Thương mại quốc tế
+ Nâng cao tay nghề người lao động và tạo dựng đội ngũ quản lý có kiến thức và
kinh nghiệm trong việc kinh doanh trên thị trường quốc tế.
2.1.4 Các hình thức gia công quốc tế
2.1.4.1. Xét về quyền sở hữu nguyên liệu

- Nhận nguyên vật liệu giao thành phẩm: Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc
bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau khi sản xuất sẽ thu hồi thành phẩm và
trả phí gia công.
- Mua đứt bán đoạn: Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công
và sau thời gian sản xuất chế tạo, sẽ mua lại thành phẩm.
- Phương thức kết hợp, trong đó bên đặt gia công chỉ giao những nguyên liệu
chính, còn bên nhận gia công cung cấp nguyên vật liệu phụ.
2.1.4.2. Xét về mặt giá cả gia công
- Hợp đồng thực chi thực thanh, trong đó bên nhận gia công thanh toán với bên
đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công.
- Hợp đồng khoán, trong đó người ta xác định một giá định mức cho mỗi sản
phẩm, bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức.
2.1.4.3. Xét về số bên tham gia quan hệ gia công
- Gia công hai bên, trong đó chỉ có bên đặt gia công và bên nhận gia công.
- Gia công nhiều bên, bên nhận gia công là một số doanh nghiệp còn bên đặt gia
công vẫn là một.
2.2 Hợp đồng gia công quốc tế
2.2.1 Khái niệm hợp đồng gia công quốc tế
Hợp đồng gia công quốc tế là sự thoả thuận giữa bên đặt gia công và bên nhận
gia công, ở các nước khác nhau, trong đó quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các
bên trong quá trình gia công hàng hoá.
2.2.2 Đặc điểm của hợp đồng gia công quốc tế
- Hợp đồng gia công có thể ký trực tiếp hoặc ký bằng điện tín: fax,telex…
- Ngôn ngữ của hợp đồng do hai bên thỏa thuận.
- Trong hợp đồng gia công, một bên nhận một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu
của bên kia để tạo ra một sản phẩm mới, bên nhận gia công phải tự mình tổ chức thực
hiện công việc để hoàn thành và giao thành phẩm cho bên đặt gia công, bên đặt gia
công không kiểm soát quá trình thực hiện hợp đồng của bên nhận gia công.
2.2.3 Các phương thức ký kết hợp đồng gia công quốc tế
10

GVHD: Vũ Anh Tuấn SVTH: Cao Thị Hoa
Khoa Thương mại quốc tế
- Nhà máy trực tiếp ký hợp đồng với hãng nước ngoài, và làm toàn bộ các quá
trình của nghiệp vụ GCQT, tự thu chi phí lao động.
- Công ty kinh doanh XNK độc lập ký hợp đồng GCQT với hãng nước ngoài
- Một số công ty dịch vụ GCQT thay mặt nhà máy gia công, phụ trách ký kết,
làm thủ tục khai báo hải quan xuất đi, thanh toán chi phí lao động.
2.2.4 Các điều khoản quy định trong hợp đồng gia công quốc tế
- Điều khoản về thành phẩm: Xác định về tên hàng, số lượng, phẩm chất đóng
gói đối với sản phẩm được sản xuất ra.
- Điều khoản về nguyên vật liệu:
+ Nguyên vật liệu chính là nguyên vật liệu chủ yếu để làm nên thành phẩm và
thường do bên đặt gia công cung cấp.
+ Nguyên vật liệu phụ có chức năng bổ sung, làm hoàn chỉnh thành phẩm,
thường do bên nhận gia công lo liệu.
+ Trong hợp đồng gia công, người ta còn phải xác định số lượng, chất lượng của
nguyên vật liệu và định mức tiêu hao từng loại nguyên vật liệu.
- Điều khoản về giá cả gia công: Người ta xác định các yếu tố tạo thành giá như:
Tiền thù lao gia công,chi phí nguyên phụ liệu, chi phí mà bên nhận gia công phải ứng
trước trong quá trình tiếp nhận nguyên vật liệu và quá trình sản xuất, gia công hàng
hoá.
- Điều khoản về nghiệm thu: Người ta phải thoả thuận về địa điểm nghiệm thu,
phương pháp kiểm tra hàng , thời gian nghiệm thu và chi phí nghiệm thu.
- Điều khoản về phương thức thanh toán: Trong mục này hợp đồng quy định
đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền, phương thức thanh toán, các chứng từ làm căn
cứ trả tiền.
Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau: L/C , D/A, D/P, T/T, M/T, tiền mặt

- Điều khoản về giao hàng: Trong hợp đồng người ta phải quy định thời gian,
địa điểm, phương thức giao cho cả nguyên vật liệu và cả thành phẩm, thông báo giao

hàng.
2.3 Quy trình thực hiện hợp đồng gia công
Quy trình thực hiện hợp đồng gia công như sau:
- Đăng ký hợp đồng với hải quan, làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu
- Tổ chức sản xuất sản phẩm
- Làm thủ tục hải quan xuất khẩu thành phẩm
11
GVHD: Vũ Anh Tuấn SVTH: Cao Thị Hoa
Khoa Thương mại quốc tế
- Giao nhận hàng hóa với tàu hoặc đại lý vận tải
- Làm thủ tục thanh toán
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
- Thanh khoản hợp đồng
2.3.1 Đăng ký hợp đồng với hải quan, làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu
Trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên của hợp đồng gia công, doanh
nghiệp nộp và xuất trình hồ sơ hải quan để cơ quan Hải quan làm thủ tục tiếp nhận hợp
đồng.
Hồ sơ hải quan gồm:
+Tờ khai hải quan
+Hóa đơn thương mại
+Hợp đồng gia công
+Các giấy tờ có liên quan khác
Hiên tại các thủ tục hải quan đối với gia công được thực hiện theo thông tư
117/2011 và QĐ 2344/TCHQ năm 2011 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy
trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước
ngoài
- Làm các thủ tục nhận hàng với cảng: hiện nay đa số các mặt hàng xuất nhập
khẩu của các doanh nghiệp nhận gia công đều được vận chuyển bằng đường biển với
thể thức mua CIF và bán FOB, vận chuyển bằng đường hàng không chỉ sử dụng khi
thật cần thiết

 Với trường hợp nhập khẩu nguyên vật liệu bằng đường biển khi nhận được thông
báo hàng đến thì doanh nghiệp cần phải tiến hành:
 Đối với hàng phải lưu kho bãi
 Mang giấy giới thiệu cơ quan,vận đơn gốc đến cảng đổi lấy vận đơn hàng, nộp
lệ phí lưu kho bãi
Xuất trình biên lai nộp lệ phí, lệnh giao hàng (D/O), invoice, parking list tại văn
phòng cảng để ký xác nhận. Cảng giữ một bản D/O
 Xuất trình hai bản D/O tại kho vận để làm phiếu xuất kho, hoàn thành nốt các
thủ tục hải quan, lấy hàng khỏi cảng
 Đối với hàng không phải lưu kho bãi
+Hoàn thành các thủ tục vận đơn đường biển (B/L), B/O, nộp lệ phí bố xếp và
lấy lệnh giao thẳng, nhận hàng từ máy bay, ký bản tổng kết giao nhận và xác nhận
hàng hóa thực giao nhận với cảng
12
GVHD: Vũ Anh Tuấn SVTH: Cao Thị Hoa
Khoa Thương mại quốc tế
 Đối với hàng chuyên chở bằng container
 Nếu hàng nguyên container, đến bãi container làm thủ tục hải quan bao gồm
việc kiểm tra niêm phong, kẹp chì và kiểm định hàng hóa, làm tiếp các thủ tục như
phần trên để chuyển hàng về.
 Nếu hàng lể thì đến trạm container nhận hàng, làm các thủ tục hải quan với
cảng như trên.
 Trường hợp nhập khẩu nguyên vật liệu bằng đường hàng không ít khi sử dụng,
nhưng nếu sử dụng doanh nghiệp mang bộ chứng từ đến bộ phận giao nhận hàng
không, làm thủ tục hải quan cho phương tiện vận tải chuyên chở nguyên vật liệu về
doanh nghiệp
 Kiểm tra hàng nhập khẩu nguyên vật liệu: Gồm những nội dung
 Kiểm tra về số lượng: đủ ,thừa , thiếu, đổ võ và nguyên nhân
 Kiểm tra về chất lượng: chủng loại quy cách, nhãn hiệu, cách thức, phẩm chất
2.3.2. Tổ chức sản xuất sản phẩm

- Căn cứ vào các tác nghiệp kỹ thuật mà khách hàng cung cấp và thời gian giao
hàng, doanh nghiệp lên kế hoạch sản xuất. Quá trình gia công hàng may mặc gồm 5
khâu chính: giác mẫu, cắt vải, rải truyền, hoàn thành và đóng gói. Sau khi lên kế hoạch
cho từng khâu, cán bộ kỹ thuật giám sát trực tiếp, chỉ đạo từng công đoạn sản xuất.
- Tất cả các khâu trên phải được phối hợp nhịp nhàng, đảm bảo tính liên tục của
quá trình sản xuất tạo ra năng xuất lao động cao.
2.3.3. Làm thủ tục hải quan xuất khẩu thành phẩm
Bộ hồ sơ đăng ký làm thủ tục hải quan đối với các sản phẩm gia công xuất
khẩu bao gồm:
- Hợp đồng đã đăng ký với cơ quan hải quan
- Phụ lục tờ hải quan
- Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu
- Bảng kê khai chi tiết
- Hóa đơn thương mại
- Đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
- Mã số thuế của doanh nghiệp
- Sổ theo dõi hàng gia công đã đăng ký với cơ quan hải quan
- Giấy giới thiệu
Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa và cho phép xuất hàng nếu hàng hóa
hợp lệ
2.3.4. Giao nhận hàng hóa với tàu hoặc đại lý vận tải
13
GVHD: Vũ Anh Tuấn SVTH: Cao Thị Hoa
Khoa Thương mại quốc tế
Hàng hóa gia công xuất khẩu thường được vận tải bằng đường biển hoặc
đường hàng không, bên nhận gia công khi giao hàng phải tiến hành các thủ tục:
- Kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu
- Căn cứ vào các chi tiết hàng gia công lập bảng đăng ký hàng để chuyên chở
- Xuất trình bảng đăng ký hàng chuyên chở cho bên vận tải để làm cơ sở xếp
hàng

- Trao đổi với cơ quan điều động của cảng, xếp hàng lên tàu, lấy biên lai và đổi
biên lai để lấy vận đơn đường biển
- Vận đơn cần chuyển đén bộ phận kế toán để lập bộ chứng từ thanh toán
2.3.5. Làm thủ tục thanh toán
Tùy theo thỏa thuận của hai bên để áp dụng các phương pháp sau:
- Thanh toán theo phương pháp nhờ thu: Có 2 loại nhờ thu
+Nhờ thu phiếu trơn: bên doanh nghiệp gia công nhờ thu hộ tiền người mua chỉ
căn cứ vào hối phiếu bên mình đặt ra còn chứng từ hàng hóa thì gửi thẳng cho người
mua
+Nhờ thu kèm chứng từ: Nhà xuất khẩu gửi hàng và bộ chứng từ gốc cho ngân
hàng nhờ thu. Bên nhập khẩu muốn có chứng từ để nhận hàng phải để ngân hàng thực
hiện một trong hai hình thức: Trả tiền đổi lấy chứng từ (D/A) hoặc nhận trả tiền đổi
lấy chứng từ (D/P)
- Thanh toán theo phương thức chuyển tiền: Thanh toán chuyển tiền có thể thực
hiện bằng điện hoặc bằng thư (M/T,T/T)
- Thanh toán bằng thư tín dụng: Đây là phương thức phổ biến nhất hiện nay trong
thanh toán quốc tế vì nó đảm bảo quyền lợi cho cả người mua và người bán .Trong
thanh toán gia công xuất khẩu bên mua yêu cầu ngân hàng cam kết trả tiền cho bên
bán nếu bên bán thỏa mãn yêu cầu của bên mua đề ra trong một thông báo gọi là thư
tín dụng, trình tự tiến hành theo các bước sau:
+Gần đến thời hạn giao hàng, doanh nghiệp xuất khẩu nhắc nhở người mua mở
L/C đúng hạn.
+Khi nhận được thông báo chính thức về thời hạn mở L/C, doanh nghiệp xuất
khẩu cần kiểm tra kỹ chân thực nội dung L/C, nếu thấy phù hợp thì doanh nghiệp sẽ
tiến hành giao hàng và lập hồ sơ thanh toán.
2.3.6 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Khi thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu nếu một bên có vấn đề cần khiếu
nại về nguyên vật liệu và thành phẩm thì phải:
- Để nguyên hiện trạng hàng hòa đồng thời báo cho bên kia biết để kiểm tra lại
14

GVHD: Vũ Anh Tuấn SVTH: Cao Thị Hoa
Khoa Thương mại quốc tế
- Lập biên bản giám định tất cả những sai sót được phát hiện với sự tham gia của
cơ quan chức năng có thẩm quyền theo thỏa thuận trong hợp đồng
- Gửi biên bản giám định cùng đơn khiếu nại cho bên kia
2.3.7. Thanh khoản hợp đồng
Đối với hợp đồng gia công chậm nhất là 3 tháng sau khi kết thúc hợp đồng,
doanh nghiệp phải tiến hành thanh khoản hợp đồng với cơ quan hải quan nhằm xác
định và xử lý nguyên vật liệu thừa hoặc thiếu.
- Nếu nguyên vật liệu thừa sẽ xử lý như sau: Tái xuất trở lại cho bên đặt gia
công, nhượng bán, biếu tặng các tổ chức từ thiện, chuyển từ hợp đồng đã được thanh
lý sang các hợp đồng khác đã được phê duyệt ,nếu là nguyên vật liệu hỏng không sử
dụng được thì phải lập hội đồng cho hủy theo quy định.
- Nếu nguyên vật liệu thiếu: Doanh nghiệp phải chứng minh được toàn bộ số
nguyên vật liệu đó được mua từ thị trường trong nước, hải quan chấp nhận cho mua
với số lượng không hạn chế nhưng phải nộp thuế xuất khẩu.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG
HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG
TY TNHH MAY HÒA BÌNH
3.1 Giới thiệu công ty TNHH May Hòa Bình
- Tên giao dịch: Công ty TNHH May Hòa Bình
-Tên giao dịch nước ngoài: HOA BINH GARMENT LIMITED
- Tên viết tắt: HB GA
-Trụ sở chính: Số 35 Tổ 3, Phường Hữu Nghị, Thành phố Hòa Bình
- Điện thoại: 02186 286 299
3.1.1 Lịch sử hình thành công ty
Năm 2010: Công ty TNHH May Hòa Bình được thành lập với ngành nghề kinh
doanh chính là sản xuất, kinh doanh, gia công hàng may mặc. Trụ sở chính của Công
ty đặt tại số 35 Tổ 3, Phường Hữu Nghị, Thành phố Hòa Bình.

Với tiềm lực và kinh nghiệm, công ty sản xuất và đáp ứng nhu cầu thị trường
trong nước và quốc tế các sản phẩm may mặc như áo Jacket, váy, quần âu…Công ty
đã nỗ lực sản xuất và không ngừng học hỏi, đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân
15
GVHD: Vũ Anh Tuấn SVTH: Cao Thị Hoa
Khoa Thương mại quốc tế
để đáp ứng các yêu cầu của đơn hàng từ các thị trường khó tính. Đến nay công ty đã
gia công cho các đối tác ở thị trường Hoa Kỳ, Anh, Nhật, Canada…
Năm 2012: Khi tạo được uy tín, công ty đã mở rộng sản xuất quy mô từ 100 lên
180 máy may, trang bị thêm bàn là hơi, máy dập khuy, máy may 1 kim và 2 kim…
Công ty có 196 công nhân làm việc
3.1.2 Sản phẩm và thị trường chính của công ty
Sản phẩm chính của công ty là Áo Jacket, quần Âu, Váy
Thị trường chính của công ty là Hoa Kỳ, Anh, Nhật, Canada
3.1.3 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty
Hoạt động kinh doanh của công ty tập trung vào 2 lĩnh vực, đó là:
- Sản xuất hàng may sẵn: Sẳn xuất, gia công hàng may mặc như áo Jacket, váy, quần
âu
- Bán buôn, bán lẻ: Hàng may mặc, máy móc, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu ngành dệt,
may như máy khâu, máy dập khuy, bàn là hơi, vải, chỉ…
3.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH May Hòa Bình
16
GVHD: Vũ Anh Tuấn SVTH: Cao Thị Hoa
Khoa Thương mại quốc tế
17
GVHD: Vũ Anh Tuấn SVTH: Cao Thị Hoa
GĐ điều hành
Phó GĐ
Kỹ thuật Kinh doanh Hành chính –
Văn phòng

Tài chính –
Kế toán
Xuất nhập
khẩu
Phân
xưởng 2
Phân
xưởng 1
Phân
xưởng 3
Phân
xưởng 4
Khoa Thương mại quốc tế
Sơ đồ 3.1: Cấu trúc tổ chức của công ty TNHH May Hòa Bình
Giải thích:
: Cấp quản lý
: Cấp điều hành công việc
: Cấp trao đổi công việc
(Nguồn: Công ty TNHH May Hòa Bình)
18
GVHD: Vũ Anh Tuấn SVTH: Cao Thị Hoa
Khoa Thương mại quốc tế
3.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH May Hòa Bình
3.2.1 Sản xuất và gia công hàng may sẵn
Công ty chuyên sản xuất và gia công hàng may sẵn như áo Jacket, quần âu, váy…
Bảng 3.1 Cơ cấu hàng may gia công chính giai đoạn 2011 – 2012
Danh mục
Năm 2011 Năm 2012
Giá trị (VND) Tỷ trọng (%) Giá trị (VND)
Tỷ trọng

(%)
Áo Jacket 8.500.221.101 71,12 14.276.646.822 82,51
Quần âu 2.702.981.002 22,61 2.201.075.475 12,72
Váy 749.492.093 6,27 825.638.563 4,77
Tổng giá trị 11.952.694.196 100 17.303.360.860 100
(Nguồn: Công ty TNHH May Hòa Bình)
Sản phẩm gia công chủ yếu của công ty là áo Jacket với tỷ trọng năm 2011 là
71,12%. Năm 2012 công ty có nhiều đơn hàng hơn nên tỷ trọng chiếm 82,51%. Váy là
sản phẩm có tỷ trọng ít nhất và đạt dưới 10%.
3.2.2 Bán buôn, bán lẻ: Hàng may mặc, máy móc, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu
ngành dệt, may
Công ty TNHH May Hòa Bình bán buôn cho các đại lý ở địa phương và các tỉnh lân
cận. Sản phẩm là hàng đồng phục, áo khoác phao, áo sơ mi…Ngoài ra Công ty cung cấp
các sản phẩm máy may, bàn là và các nguyên liệu may như chỉ, vải, cúc, khóa…
3.3 Thực trạng về quy trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất
khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty TNHH May Hòa Bình
3.3.1 Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu tại công ty
Hoạt động của công ty là gia công quốc tế, vì vậy công ty không phải lo nhiều về
vốn, kĩ thuật, nguyên phụ liệu và thị trường…Nguyên phụ liệu và mẫu hàng do đối tác
Hoa Kỳ, Anh, Nhật, Canada gửi sang nên công ty có được nguồn nguyên liệu để sản
xuất. Những nguyên phụ liệu được gửi là vải chính cotton, vải lót cotton, vải nỉ các loại,
cúc dập, nhám dính, các phụ liệu trang trí… Tùy từng đối tác ở các nước khác nhau và
yêu cầu về thời gian nên nguyên liệu nhập về được thông quan tại hải quan sân bay Nội
19
GVHD: Vũ Anh Tuấn SVTH: Cao Thị Hoa
Khoa Thương mại quốc tế
Bài và cẩng Hải Phòng để công ty đảm bảo tiến độ sản xuất.Tuy nhiên công ty mở tờ
khai hải quan tại chi cục hải quan Hà Tây.
Sản phẩm gia công được xuất trực tiếp tại sân bay Nội Bài và Cảng Hải Phòng.
Ngoài ra công ty sử dụng dịch vụ của hang logistic DHL, APS.

Công ty nhận tiền gia công theo phương thức thanh toán điện chuyển tiền
3.3.2 Thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng gia công tại công ty TNHH May Hòa
Bình
3.3.2.1 Đăng ký hợp đồng với Hải quan, làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu
- Trước khi làm thủ tục nhập nguyên vật liệu, công ty phải làm thủ tục đăng ký với
cơ quan hải quan, bộ hồ sơ gồm:
+Tờ khi hải quan
+ Hóa đơn thương mại
+ Hợp đồng gia công
+ Các giấy tờ có liên quan khác
- Phần lớn công ty thường nhập khẩu nguyên phụ liệu theo đường thủy thông qua
cảng Hải Phòng , công ty không phải thuê phương tiện vận tải do hai bên ký hợp đồng
theo điều kiên giao hàng CIF, đối tác tự thuê phương tiện vận tải và công ty không phải
mua bảo hiểm cho nguyên vật liệu nhập khẩu. Công ty chủ yếu chọn vận chuyển bằng
đường biển để tiết kiệm chi phí, chỉ những trường hợp đặc biệt mới lựa chọn hình thức
vận tải bằng đường hàng không như khi đối tác muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện hợp
đồng.
- Kiểm tra hàng nhập khẩu nguyên phụ liệu : Tùy theo thỏa thuận giữa hai bên về
thành phần nhân sự và địa điểm kiểm tra , nếu quá trình kiểm tra phát hiện những sai sót
thì công ty phải thông báo ngay cho người cung cấp.
Công ty không thuê cơ quan kiểm định chất lượng mà tự mình kiểm tra hàng hóa,
khi hàng nhập khẩu về tới cảng Hải Phòng và sân bay Nội Bài thì nhân viên của công ty
sẽ đến đó để làm thủ tục và kiểm tra hàng nhập khẩu.
- Do hoạt động gia công có tính chất đặc biệt trong kinh doanh xuất nhập khẩu nên
khâu làm thủ tục hải quan rất rườm rà và mất nhiều thời gian, vấn đề này gây khó khó
khăn cho công ty khi làm chậm thời gian nhập nguyên liệu để tiến hành sản xuất.
20
GVHD: Vũ Anh Tuấn SVTH: Cao Thị Hoa
Khoa Thương mại quốc tế
- Trong khâu nhập khẩu nguyên phụ liệu, công ty đã không chú trọng kiểm tra

nguyên phụ liệu trước khi tiến hành gia công, quá trình kiểm tra chưa chặt chẽ , điều này
dẫn đến trường hợp trong khi thực hiện hợp đồng , chủ yếu là trong khâu sản xuất công ty
mới phát hiện ra nguyên liệu bị lỗi như: khóa bị hỏng, vải không đúng với chất lượng
yêu cầu…
3.3.2.2 Tổ chức sản xuất sản phẩm
- Đây là khâu khá quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng sản phẩm gia công,
công ty thực hiện việc chuẩn bị hàng gia công khá tốt.
- Sau khi tiếp nhận nguyên vật liệu từ khách hàng, công ty tiến hành gia công sản
xuất hàng may mặc, căn cứ vào thời gian giao hàng và số lượng hàng mà doanh nghiệp
lên kế hoạch sản xuất quy trình sản xuất gồm 5 khâu chính là: Giác mẫu, cắt vải, dải
truyền, hoàn thành và đóng gói.
+ Khâu giác mẫu: Đây là khâu rất quan trọng và quyết định lớn đến chất lượng sản
phẩm vì nếu khâu này làm không tốt thì các khâu khác sẽ bị hỏng.
+ Khâu cắt vải: Khâu này phải đảm bảo cắt theo mẫu đã giác, do vậy các lớp vải
phải được xếp rất phẳng.
+ Khâu dải truyền: Sau khi đã cắt theo mẫu, công ty tiến hành phân công may từng
phần, mỗi bộ phận sẽ đảm nhận may một hoặc một vài bộ phân sau đó chuyển sang bộ
phận hoàn thiện.
+ Khâu hoàn thiện: bộ phận hoàn thiện có nhiệm vụ ghép các phần đã được may lại
với nhau thành một sản phẩm hoàn chỉnh sau đó các sản phẩm này được chuyển sang bộ
phẩn kiểm tra sản phẩm.
+ Khâu đóng gói: Khâu này phải được thực hiện theo đúng yêu cầu của khách hàng,
các sản phẩm được đóng gói hoàn chỉnh sẽ được bộ phận kiểm tra chất lượng kiểm tra.
Tuy nhiên bước này vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như:
+ Trong bước tiến hành gia công thử để định mức nguyên liệu, phụ liệu tiêu hao
công ty làm vẫn chưa tốt dẫn đến tình trạng định mức chưa chính xác nên đôi khi vẫn xảy
ra hiện tượng nhập thừa, thiếu nguyên liệu gây lãng phí thời gian và chi phí cho công ty.
21
GVHD: Vũ Anh Tuấn SVTH: Cao Thị Hoa
Khoa Thương mại quốc tế

+ Trình độ tay nghề của công nhân còn chưa đủ tiêu chuẩn để đáp ứng được những
yêu cầu khắt khe của những khách hàng khó tính, thợ giỏi chưa nhiều nên năng suất đem
lại chưa cao, sản phẩm khuyết tật nhiều làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng
không tốt. Ngoài ra máy móc của công ty tuy đã được đổi mới song chưa được hiện đại
để đáp ứng tốt cho quá trình kinh doanh hiện nay.
3.3.2.3 Làm thủ tục hải quan xuất khẩu thành phẩm
- Theo pháp luật Việt Nam, hàng hóa khi đi qua của khẩu Việt Nam đều phải làm
thủ tục hải quan. Hiện tại các thủ tục hải quan đối với gia công xuất khẩu của công ty
thực hiện theo thông tư 117/2011 và QĐ 2344/TCHQ năm 2011 của Tổng cục Hải quan
về việc ban hành quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa gia công với
thương nhân nước ngoài.
- Công ty thường làm thủ tục hải quan cho các mặt hàng gia công tại chi cục hải
quan Hà Tây, ngoài ra công ty còn làm thủ tục hải quan cho các mặt hàng tại chi cục hải
quan đầu tư gia công thành phố Hải Phòng , công ty áp dụng khai báo hải quan điện tử
thông qua website của hải quan Việt Nam.
- Công ty thường ở vào luồng xanh ( miễn kiểm ) do có lý lịch tốt, đóng thuế và phí
đầy đủ , ngoài ra cũng có lúc công ty ở vào luồng vàng vì trong quá trình làm thủ tục hải
quan do bất cẩn các nhân viên phòng xuất nhập khẩu đã không chuẩn bị đầy đủ giấy tờ
cần thiết, việc nắm bắt thông tin về các quyết định của hải quan đôi khi còn kém nhanh
nhậy nên việc làm thủ tục hải quan của công ty còn một số khó khăn, một khó khăn chung
của các công ty khi làm thủ tục hải quan đó là việc làm thủ tục hải quan còn nhiều phức
tạp như cơ quan hai quan thường yêu cầu công ty phải cung cấp các chứng từ gốc và có
đóng dấu nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng công ty và đối tác chỉ giao dịch qua
email và không có chứng từ gốc, hai bên nên có biện pháp khắc phục bất cập này bằng
cách đưa ra chứng từ gốc trong những hợp đồng tiếp theo.
3.3.2.4 Giao hàng cho phương tiện vận tải
- Công ty thường giao hàng theo đường biển và thường xuất theo điều kiện cơ sở
giao hàng FOB, theo điều kiện cơ sở giao hàng này, công ty không phải thuê phương tiện
22
GVHD: Vũ Anh Tuấn SVTH: Cao Thị Hoa

Khoa Thương mại quốc tế
vận tải và mua bảo hiểm cho hàng hóa. Đến hẹn giao hàng công ty sẽ điều động xe của
công ty chở hàng ra cảng Hải Phòng và giao hàng cho chủ tàu do bên mua chỉ định và
không chịu trách nhiệm về hàng hóa kể từ đó, thực tế trong khâu này công ty còn gặp
phải một số bất cập về bên vận tải như: Dự báo thời gian và ngày giờ giao hàng chưa tốt ,
công ty tiến hành chở hàng hóa ra cảng nhưng lại phải chờ đợi phương tiện vận tải do gặp
sự cố dẫn đến tình trạng hàng phải lưu kho ngoài cảng, điều này gấy ảnh hưởng đến lòng
tin của khách hàng đối với công ty.
3.3.2.5 Làm thủ tục thanh toán
- Đối với hoạt động sản xuất hàng gia công, khách hàng của Công ty chủ yếu là
khách hàng truyền thống, nên phương thức thanh toán thường là điện chuyển tiền ( T/T ),
đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất trong thanh toán quốc tế. Theo phương thức
này, Công ty sẽ gửi cho bên đặt gia công chứng từ thanh toán trong vòng 15 ngày kể từ
ngày phát hành vận tải đơn bằng 100% trị giá hoá đơn thương mại vào tài khoản của
Công ty tại chi nhánh Vietinbank thành phố Hòa Bình.
Phương thức này rất thuận tiện vì nếu có sự thay đổi trong hợp đồng , hai bên
chỉ cần thoả thuận bằng văn bản một cách nhanh chóng và bên đặt gia công sẽ thanh toán
theo đúng số hàng thực tế gia công. Tuy nhiên phương thức này có độ an toàn thấp do
không có ngân hàng nào đứng ra bảo đảm cho việc thanh toán, do đó công ty chỉ áp dụng
với các khách hàng truyền thống.
Bộ chứng từ của phương thức thanh toán này gồm: Vận đơn (3 bản gốc), hóa
đơn thương mại (3 bản), phiếu đóng gói (3 bản photo), bản kê chi tiết, giấy phép xuất
khẩu (1 bản gốc), giấy chứng nhận xuất xứ (1 bản gốc)
- Trong khâu thanh toán này gặp trục trặc khi trong giai đoạn xuất khẩu hàng hóa bị
thất lạc tờ khai xuất sẽ không xin được giấy phép xuất khẩu, khi đó bộ chứng từ gửi cho
khách hàng không đủ thì khách hàng sẽ không đồng ý thanh toán ngay cho công ty.
- Khi lập bộ chứng từ thanh toán thanh toán thì việc xin giấy chứng nhận xuất xứ, giấy
phép xuất khẩu không thuận tiện và phải xin ở các địa điểm khác nhau gây tốn chi phí thủ
tục hành chính , tốn thời gian và chi phí đi lại.
23

GVHD: Vũ Anh Tuấn SVTH: Cao Thị Hoa
Khoa Thương mại quốc tế
- Đối với những khách hàng mới, hoặc trị giá hợp đồng lớn thì Công ty dùng
phương thức thanh toán bằng thư tín dụng ( L/C ). Theo phương thức này thì Công ty sẽ
báo cho bên đặt gia công giục họ mở L/C tại ngân hàng của họ. Sau khi mở xong, ngân
hàng của bên đặt gia công sẽ chuyển cho ngân hàng đai diện của Công ty và ngân hàng
này báo lại cho Công ty để tiến hành gửi hàng và bộ chứng từ theo đúng yêu cầu ngân
hàng đại diện cho Công ty- Vietinbank sẽ xem xét, đối chiếu bộ chứng từ với yêu cầu
của L/C, nếu thấy phù hợp thì họ sẽ thanh toán tiền hàng cho Công ty, sau đó nhận tiền
của bên đặt gia công thông qua ngân hàng của họ, đồng thời trả họ bộ chứng từ để nhận
hàng. Đây là phương thức khá an toàn.
3.3.2.6 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
- Khiếu nại là giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Các tranh chấp trong các hợp đồng kinh doanh quốc tế thường khó tránh khỏi đối
với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu do kinh nghiệm đàm phán còn hạn chế , tuy nhiên
đối với công ty TNHH May Hòa Bình chưa có một tranh chấp lớn nào phải đưa ra toàn
án kinh tế giải quyết , phần lớn các tranh chấp xảy ra đều xoay quanh vấn đề giao nhận
hàng và không mang tính nghiêm trọng và công ty đều tiến hành thương lượng trên tinh
thần hợp tác hai bên cùng có lợi. Do đó uy tín của công ty ngày càng được nâng cao với
bạn hàng quốc tế.
3.3.2.7 Thanh khoản hợp đồng
- Chậm nhất là 3 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng gia công xuất khẩu công ty
phải hoàn tất việc thanh khoản hợp đồng với cơ quan hải quan. Hải quan sẽ căn cứ vào
bảng thống kê về nguyên phụ liệu, thành phẩm cùng với bảng định mức mà công ty đã
nộp khi xuất hàng , chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ thanh
khoản do công ty nộp, hải quan phải hoàn thành việc thanh khoản.
- Với những nguyên phụ liệu thừa công ty chuyển sang trừ vào hợp đồng sau với
cùng đối tác đó.
Ngoài ra số hàng mẫu mà công ty sản xuất thử sau khi nhận nguyên phụ liệu để gửi
sang cho bên đặt gia công xét duyệt cũng được đưa vào thanh khoản như sản phẩm xuất

khẩu.
24
GVHD: Vũ Anh Tuấn SVTH: Cao Thị Hoa
Khoa Thương mại quốc tế
- Trong khi làm thủ tục thanh khoản có nhiều vấn đề phát sinh: Tên nguyên phụ liệu
khai báo không khớp, % hao hụt thực tế có thể không giống như khai báo nên khi khai
báo nguyên phụ liệu nhập khẩu và nguyên phụ liệu cấu thành sản phẩm xuất khẩu không
khớp nhau.
- Nguyên phụ liệu tự cung ứng trong nước vẫn đưa vào thanh khoản nhưng nhiều
khi không có tờ khai tại chỗ và không chứng minh được với hải quan là mua ở trong
nước.
Nhìn chung việc thanh khoản hợp đồng rất phức tạp và do nhiều yếu tố của những
khâu trước bị ảnh hưởng nên trong quá trình khai báo nguyên phụ liệu cán bộ làm thủ tục
chứng từ khai báo một cách chính xác, hợp lý.
3.3.3 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quy trình thực hiện hợp đồng gia
công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
3.3.3.1 Nhân tố bên trong công ty
-Nhân tố con người
+Đây là nhân tố cơ bản, ảnh hưởng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh
và tác động trực tiếp đến quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu vì từ khâu đầu
tiên đến khâu cuối cùng của quá trình thực hiện hợp đồng đều cần đến sự có mặt của con
người.
+ Trong quá trình sản xuất , nếu trình độ tay nghề của công nhân cao thì việc tạo
nên sản phẩm có chất lượng cao sẽ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, giảm thiểu
thời gian làm lại sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, chi phí sản xuất thấp, tăng khả năng
cạnh tranh trên thị trường, từ đó giúp quy trình gia công tốt hơn.
- Nhân tố cơ sở vật chất kĩ thuật,công nghệ, hệ thống tổ chức sản xuất
+ Hệ thống tổ chức sản xuất chính là cơ sở, xưởng may tạo ra các sản phẩm cho
công ty.
+ Sản phẩm có chất lượng cao hay không, đúng mẫu mã và yêu cầu của khách hàng

yêu cầu hay không phụ thuộc lớn vào yếu tố cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình độ và công
nghệ của công ty. Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi cơ sở vật chất,
25
GVHD: Vũ Anh Tuấn SVTH: Cao Thị Hoa

×