Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.68 KB, 66 trang )

Chuyên đề thực tập
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Nguyễn Thế Hải Lớp: QTKD Tổng hợp K40
Chuyên đề thực tập
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- Trách nhiệm hữu hạn – TNHH
- Tài sản cố định – TSCĐ
- Vốn cố định – VCĐ
- Tài sản lưu động – TSLĐ
- Vốn lưu động – VLĐ
Nguyễn Thế Hải Lớp: QTKD Tổng hợp K40
Chuyên đề thực tập
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Nguyễn Thế Hải Lớp: QTKD Tổng hợp K40
Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp muốn tồn tại,
đứng vững và ngày càng phát triển thì đòi hỏi phải có một tiềm lực tài chính mạnh
mẽ để tiến hành sản xuất kinh doanh và cạnh tranh có hiệu quả. Trong đó, vốn được
xem là điều kiện tiên quyết, có thể coi là dòng máu để cơ thể sống doanh nghiệp có
thể tồn tại và phát triển. Vốn luôn là bài toán đau đầu đối với một công ty nhỏ hay
một tập đoàn đa quốc gia, việc nắm bắt được các vấn đề cốt lõi về vốn luôn làm các
chủ doanh nghiệp quản lý và sử dụng nguồn vốn của mình tốt hơn.
Những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý vốn là:
- Huy động vốn ở đâu?
- Sử dụng vốn thế nào?
- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn để đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện
khả năng sử dụng vốn.


Có vẻ như các doanh nghiệp biết rõ tầm quan trọng của vốn nhưng họ chưa
thực sự quản lý vốn một cách hiệu quả. Vì vậy, đi tìm lời giải về việc sử dụng vốn
hay nói cách khác, việc tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp là vấn đề mang tính thời sự và thiết thực đối với các doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay. Thực tiễn đã chứng minh rằng nếu các nhà quản trị doanh
nghiệp quan tâm đúng mức tới công tác phân tích và tìm được giải pháp để nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn thì họ sẽ có những quyết định đúng đắn và nắm được
nhiều cơ hội thành đạt trong kinh doanh, ngược lại, họ sẽ khó tránh khỏi những
quyết định tài chính sai lầm và đi đến thất bại.
Công tác nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay đã bước đầu được quan tâm và có nhiều tiến bộ. Nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn của mình, nhiều doanh nghiệp không ngần ngại dồn một phần
lớn nhân lực, công sức và tiền của để đạt được nó. Song với thông tin về tỷ lệ doanh
nghiệp thua lỗ trên hai sàn chứng khoán như được công bố gần đây ( ước tính tổng
nợ trên tổng tài sản của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn Hà Nội khoảng 70% và
trên sàn Hồ Chí Minh là 53,7%) thì dường như việc thực hiện công tác này vẫn
không tránh khỏi những nhược điểm, khó khăn và hạn chế.
Nguyễn Thế Hải Lớp: QTKD Tổng hợp K40
1
Chuyên đề thực tập
Xuất phát từ tầm quan trọng và thực trạng sử dụng vốn, qua thời gian thực
tập tại Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Điện lạnh Hòa Phát em đã chọn đề tài
“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Điện lạnh
Hòa Phát ” để làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình với mong muốn đóng
góp những ý kiến của mình nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, từ đó hoàn
thiện và bổ sung một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh
nghiệp.
Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Điện lạnh Hòa

Phát, nắm bắt được các thuận lợi cũng như khó khăn mà công ty gặp phải, từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn.
Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Điện lạnh
Hòa Phát , các dữ liệu tài chính liên quan đưa ra trong chuyên đề chỉ nằm trong
phạm vi 5 năm trở lại đây từ năm 2006 tới năm 2010
Vấn đề được nghiên cứu trên góc độ Công ty.
4 Kết cấu của chuyên đề.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, chuyên đề này gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Điện lạnh Hòa
Phát.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty
TNHH Điện lạnh Hòa Phát.
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu
Danh mục tài liệu tham khảo
Nguyễn Thế Hải Lớp: QTKD Tổng hợp K40
2
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN ĐIỆN LẠNH HOÀ PHÁT
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
1.1.1 Lịch sử ra đời của Công ty
Tập đoàn Hòa Phát là một tập hợp của một nhóm các công ty, trong đó Công ty
Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là công ty mẹ cùng 8 công ty thành viên và 3
công ty liên kết. Với thành viên đầu tiên ra đời tháng 8/1992, sau gần 20 năm xây
dựng và phát triển đã trở thành tập đoàn sản xuất và thương mại hàng đầu Việt Nam.
Được vinh dự là thành viên thứ 4 của Tập đoàn Hòa Phát, đăng ký kinh doanh

lần đầu ngày 04/07/2003, Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát – tên giao dịch là HOA
PHAT REFRIGERATION ENGINEERING Co,.Ltd, đặt trụ sở chính tại Xã Giai
Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, được thành lập trong sự trông chờ của Ban lãnh
đạo Tập đoàn cùng sự tin yêu của người tiêu dùng dành cho những sản phẩm gắn liền
với thương hiệu Hòa Phát. Nắm bắt được và để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng,
Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát ra đời cùng những sản phẩm chất lượng như một
lời tri ân tới mọi khách hàng thân quen cũng như các khách hàng tiềm năng của Tập
đoàn Hòa Phát.
Vốn kinh doanh: Vốn điều lệ : 100,000,000,000 đồng ( Một trăm tỷ đồng VN)
Danh sách thành viên góp vốn:
TT Tên thành viên
Nơi đăng ký
hộ khẩu thường trú
Giá trị
vốn góp
( tr.đ)
Phần
vốn góp
(%)

1
Công ty Cổ phần
Tập đoàn Hòa Phát
Khu công nghiệp Phố Nối A
xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ
tỉnh Hưng Yên
99,500 99.5
Đại diện:
Tạ Tuấn Quang
Số 12, đường Trường Chinh,

phường Phương Mai,
quận Đống Đa, T.p Hà Nội
2 Nguyễn Nam Thái P309 B2 Khu tập thể
Ngọc Khánh, quận Ba Đình,
T.p Hà Nội
500 0.5
Nguyễn Thế Hải Lớp: QTKD Tổng hợp K40
3
Chuyên đề thực tập
1.1.2. Các giai đoạn phát triển của Công ty
Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát thành lập khi nhu cầu của thị trường về
những sản phẩm mang thương hiệu Việt đã qua bước hình thành và đi vào nâng cao
danh tiếng.
- Giai đoạn thứ nhất – Khởi tạo (từ năm 2001 - 2003): Giai đoạn tạo dựng
nền móng về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng ban đầu, lắp đặt nhà xưởng, đưa
các thiết bị máy móc đi vào hoạt động. Thời gian này, cả công ty chỉ giới hạn ở số
lượng 50 cán bộ công nhân viên kể cả khối hành chính và khối lao động nhà máy.
- Giai đoạn thứ 2 – Xâm nhập và mở rộng (từ năm 2003 - 2007): Giai đoạn
xâm nhập thị trường. Năm 2003 Công ty bắt đầu các hoạt động thương mại đầu tiên
dưới danh nghĩa là bên bán, đặt nền móng vững chắc cho hoạt động kinh doanh sau
này, bước đầu cũng nhiều bỡ ngỡ và khó khăn trong việc khai thác nguồn khách
hàng. Đến năm 2007 thì số lượng đại lý của công ty cũng đã tăng vọt, đi vào ổn
định và đem lại nguồn doanh thu cao cho công ty. Vào thời gian này, số lượng cán
bộ công nhân viên đã tăng lên gấp 5 lần, dừng lại ở con số 246 công nhân viên khi ở
giữa thời vụ năm 2007.
- Giai đoạn thứ 3 - Ổn định và phát triển (từ năm đầu năm 2008 - 2010):
Đây là thời gian thị phần khách hàng của Công ty hoàn toàn đi vào quỹ đạo ổn định.
Thể hiện ở chỗ hệ thống đại lý được xây dựng cố định, ít mở rộng thêm kênh phân
phối cấp 1, mỗi năm đều đem lại doanh thu và lợi nhuận ngày càng lớn cho Công
ty. Bên cạnh đó, đời sống kinh tế của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng

được nâng cao, thương hiệu của công ty cũng đã được nhiều khách hàng gần xa biết
đến và tin tưởng. Mặt hàng của công ty đã đi vào được nhiều hạng mục công trình
có tiếng trong nước.
Qua 10 năm thành lập và phát triển, nhất là trong 2 năm gần đây, Công ty
TNHH Điện lạnh đã lấy được sự tin yêu của khách hàng, góp phần không nhỏ trong
sự phát triển lớn mạnh của Tập đoàn cũng như góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh
tế của đất nước.
1.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty
Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát có chức năng hoạt động sản xuất kinh
doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký với Nhà nước, có nhiệm vụ hoàn thành
nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát đăng ký sản xuất, kinh doanh nguyên vật
liệu và các sản phẩm nhựa plastic; sản xuất. lắp ráp, sửa chữa, bảo hành hàng điện,
điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điều hòa không khí; các hoạt động quảng cáo.
Nguyễn Thế Hải Lớp: QTKD Tổng hợp K40
4
Chuyên đề thực tập
Trong tình hình chung của cả thị trường, với phương châm “Sản xuất thay
thế hàng nhập khẩu”, Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát nhận nhiệm vụ cao cả là
góp phần nâng cao danh tiếng của thương hiệu Hòa Phát, tạo dựng chỗ đứng vững
chắc trong lòng thị trường điện lạnh – điện gia dụng Việt Nam gắn liền với thương
hiệu Funiki của Hòa Phát. Để hoàn thành được nhiệm vụ của Tập đoàn giao phó,
qua 10 năm nỗ lực không ngừng phát triển, Công ty đã cố gắng thực hiện từng bước
các chức năng của một Công ty TNHH là sản xuất, kinh doanh mặt hàng đã đăng
ký, tạo dựng được công việc có thu nhập khá và ổn định cho hàng trăm lao động các
trình độ, mỗi năm một tăng cao mức đóng góp vào ngân sách Nhà nước.
1.2 Các đặc điểm chủ yếu của Công ty trong sản xuất kinh doanh
1.2.1. Cơ cấu tổ chức
1.2.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ( trang 6)
1.2.1.2 Chức năng nhiệm vụ các bộ phận

- Ban Giám Đốc: bao gồm Giám đốc công ty và Phó Giám đốc công ty.
Trong đó Giám đốc công ty có quyền và trách nhiệm nhận kế hoạch doanh
thu và lợi nhuận từ Tập đoàn, điều hành và chịu mọi trách nhiệm liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh và tài chính của công ty, quản lý điều hành hoạt động của
Phó Giám đốc và các phòng ban cũng như các Chi nhánh trực thuộc. Là người duy
nhất có quyền ký các hợp đồng kinh tế với các đối tác làm ăn chính với công ty,
trong trường hợp hợp đồng cần ký gấp, có thể ủy quyền cho Phó giám đốc Công ty.
Có quyền tiếp nhận cũng như bãi bỏ, tăng hay giảm lương cùng các chế độ liên quan
tới bất kỳ lao động nào thuộc bất kỳ bộ phận nào trong công ty. Hàng tháng, hàng
quý và cuối năm nộp báo cáo công việc lên cho Tập đoàn.
Phó Giám đốc điều hành trực tiếp Khu liên hiệp sản xuất với 6 nhà máy
trong nội bộ, tiếp quản một phần công việc của Giám đốc khi Giám đốc vắng mặt.
Phó giám đốc chịu trách nhiệm tìm các nguồn nguyên liệu sản xuất nhập khẩu phù
hợp với sản phẩm cần sản xuất của khối sản xuất, điều hành hoạt động Phòng kế
hoạch – vật tư về mặt chuyên môn. Phó giám đốc chịu trách nhiệm toàn bộ về khu
liên hiệp sản xuất, có quyền tiếp nhận cũng như bãi miễn bất kỳ lao động nào thuộc
bất kỳ nhà máy nào trong khối liên hiệp sản xuất. Hàng tháng, quý, nộp báo cáo lên
Giám đốc công ty.
Nguyễn Thế Hải Lớp: QTKD Tổng hợp K40
5
Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát
Ban giám đốc
Các phòng ban
Các chi nhánh trực thuộc
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Kế hoạch - Vật tư
Phòng Tài chính - kế toán
Nhà máy sản xuất nhựa
Nhà máy sản xuất cơ khí
Nhà máy sản xuất điều hòa

Nhà máy sản xuất tủ lạnh
Chi nhánh Miền Bắc
tại TP.Hà Nội
Chi nhánh Miền Trung
tại TP.Đà Nãng
Chi nhánh Miền Nam
tại TP.Hồ Chí Minh
Nhà máy sản xuất bình nước nóng
Khu liên hiệp sản xuất
Phòng Marketing
Nhà máy sản xuất máy giặt
Phòng Bảo hành
Chuyên đề thực tập
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Nguyễn Thế Hải Lớp: QTKD Tổng hợp K40
6
Chuyên đề thực tập
- Chi nhánh miền bắc: có trách nhiệm và quyền hạn về mọi mặt trong phạm
vi hoạt động của miền bắc. Nhận kế hoạch kinh doanh trực tiếp từ Giám đốc công ty
và chịu sự chỉ đạo của Giám đốc công ty về kết quả hoạt động kinh doanh. Hàng
tháng, hàng quý tại miền bắc và cuối năm nộp báo cáo công việc lên cho Giám đốc
công ty.
- Chi nhánh miền trung: có trách nhiệm và quyền hạn về mọi mặt trong phạm
vi hoạt động của miền trung. Nhận kế hoạch kinh doanh trực tiếp từ Giám đốc công
ty và chịu sự chỉ đạo của Giám đốc công ty về kết quả hoạt động kinh doanh. Hàng
tháng, hàng quý tại miền trung và cuối năm nộp báo cáo công việc lên cho Giám đốc
công ty.
- Chi nhánh miền nam: có trách nhiệm và quyền hạn về mọi mặt trong phạm
vi hoạt động của miền nam. Nhận kế hoạch kinh doanh trực tiếp từ Giám đốc công
ty và chịu sự chỉ đạo của Giám đốc công ty về kết quả hoạt động kinh doanh. Hàng

tháng, hàng quý tại miền nam và cuối năm nộp báo cáo công việc lên cho Giám đốc
công ty.
- Nhà máy sản xuất nhựa: Có nhiệm vụ sản xuất tất cả các linh kiện phụ kiện về
nhựa như cánh quạt, cánh tủ, vỏ cục lạnh ( cục trong nhà)…v.v. cung cấp cho hoạt động
sản xuất của các nhà máy khác và một số đơn vị đặt hàng bên ngoài công ty.
- Nhà máy sản xuất cơ khí: Có nhiệm vụ sản xuất tất cả các linh kiện phụ
kiện về cơ khí như vỏ điều hòa, vỏ bình nước nóng …v.v cung cấp cho hoạt động
sản xuất của các nhà máy khác và một số đơn vị đặt hàng bên ngoài công ty.
- Nhà máy sản xuất điều hòa: Có nhiệm vụ sản xuất tất cả các chủng loại
điều hòa theo đơn hàng từ phòng kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm về
chất lượng sản phẩm, tiến độ sản xuất theo yêu cầu của phòng kinh doanh.
- Nhà máy sản xuất tủ lạnh: Có nhiệm vụ sản xuất tất cả các chủng loại tủ lạnh, tủ
đông, tủ bảo quản theo đơn hàng từ phòng kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm về
chất lượng sản phẩm, tiến độ sản xuất theo yêu cầu của phòng kinh doanh.
- Nhà máy sản xuất bình nước nóng: Có nhiệm vụ sản xuất tất cả các chủng
loại bình nước nóng theo đơn hàng từ phòng kinh doanh của công ty và chịu trách
nhiệm về chất lượng sản phẩm, tiến độ sản xuất theo yêu cầu của phòng kinh doanh.
- Nhà máy sản xuất máy giặt: Có nhiệm vụ sản xuất tất cả các chủng loại
máy giặt theo đơn hàng từ phòng kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm về
chất lượng sản phẩm, tiến độ sản xuất theo yêu cầu của phòng kinh doanh.
Nguyễn Thế Hải Lớp: QTKD Tổng hợp K40
7
Chuyên đề thực tập
- Phòng Tổ chức hành chính: làm nhiệm vụ quản lý lao động, duyệt và thanh
toán lương, giải quyết các chế độ, chính sách cho người lao động. Lên kế hoạch tổ
chức, liên kết với các bên cung cấp để tổ chức các lớp học nâng cao tay nghề cho
cán bộ công nhân viên, tổ chức thi nâng bậc nghề, thi tay nghề trong nội bộ khối sản
xuất. Đề nghị và tổ chức các lớp học nâng cao trình độ quản lý của các cấp quản lý
trung gian. Ngoài ra còn phục vụ các hội nghị của Công ty và thay mặt Công ty tiếp
khách đến giao dịch, tổ chức mua sắm các thiếp bị văn phòng, quản lý, lưu trữ các

hồ sơ công văn đến và đi.
- Phòng kế hoạch – vật tư có trách nhiệm đảm bảo cung cấp kịp thời về số
lượng, chất lượng và chủng loại vật tư cần thiết cho sản xuất. Bộ phận này thường
xuyên cử người đi mua vật tư, tổ chức tình hình nhập vật tư một cách chặt chẽ, bên
cạnh đó là lập và lưu trữ các chứng từ liên quan đến quá trình xuất nhập vật tư. Chịu
trách nhiệm về mặt chuyên môn với các hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài
trong khâu cung cấp vật tư nhập khẩu.
- Phòng tài chính – kế toán: hoạt động thường nhật theo sát mọi biến động
về tài chính của công ty, ngoài việc vào dữ liệu phần mềm, sổ sách kế toán, lưu trữ
mọi thông tin, chứng từ liên quan đến hoạt động kế toán thì phòng tài chính còn
phải cung cấp đầy đủ thông tin một cách chính xác về việc dự trữ, sử dụng tài sản,
nguyên liệu, công cụ dụng cụ…vào bất cứ thời điểm nào được yêu cầu một cách
chính xác và toàn diện.
- Phòng marketing: có nhiệm vụ làm tất cả mọi việc liên quan đến bảng biển
quảng cáo cho Công ty, tổ chức hội nghị, hội thảo, phụ trách đặt làm và thanh toán
mọi chủng loại giấy tờ in ấn của Công ty. Thiết kế và lên mẫu logo, tem dán cho các
dòng sản phẩm của công ty. Tìm hiểu thị trường cho việc đẩy mạnh tiêu thụ và phát
triển mẫu mã sản phẩm của công ty, nghiên cứu, phân tích các mặt hàng có khả
năng phát triển trong tương lai từ đó sẽ tham mưu cho giám đốc để có các kế hoạch
kinh doanh hiệu quả, việc tìm hiểu thị trường có một vai trò cực kì quan trọng trong
việc phát triển của công ty, nó sẽ xác định hướng đi trong tương lai của công ty
- Phòng bảo hành: tổ chức thực hiện và quản lý bảo hành toàn bộ các sản
phẩm của Công ty trong thời gian bảo hành trên phạm vi toàn quốc. Ngoài ra có
trách nhiệm sửa chữa có tính phí với mức phí quy định cụ thể đối với các sản phẩm
của Công ty đã hết thời gian bảo hành cho khách hàng có nhu cầu. Có nghĩa vụ đề
nghị bảo quản và báo cáo tình trạng của các công cụ dụng cụ được cấp phát. Việc
Nguyễn Thế Hải Lớp: QTKD Tổng hợp K40
8
Chuyên đề thực tập
quản lý các trạm bảo hành vệ tinh thuê ngoài có sự tương hỗ của các phòng kinh

doanh trực thuộc các Chi nhánh.
- Giám đốc các nhà máy có trách nhiệm và quyền hạn về mọi mặt trong
phạm vi hoạt động của nhà máy mình, nhận chỉ đạo hoạt động từ Phó Giám đốc
công ty và các đơn vị nội bộ có liên quan. Hàng tháng, hàng quý và cuối năm nộp
báo cáo công việc lên cho Phó Giám đốc công ty. Dưới Giám đốc nhà máy có Phó
giám đốc, trưởng phòng kỹ thuật, điều độ nhà máy đảm đương các công việc liên
quan trực tiếp đến việc sản xuất trong nhà máy.
- Trưởng phòng các phòng ban có trách nhiệm nhận kế hoạch hoạt động trực
tiếp từ Giám đốc và đốc thúc công việc theo kế hoạch đã nhận. Hàng tháng, hàng
quý và cuối năm nộp báo cáo công việc lên cho Giám đốc công ty. Có trách nhiệm
liên hệ với các phòng ban khác để thực hiện nhiệm vụ chung đối với Công ty.
- Các vị trí khác dưới quyền có chức năng và nhiệm vụ riêng theo vị trí công
việc đã được phân công và báo cáo thẳng lên vị trí quản lý trực tiếp của mình. Trong
trường hợp khẩn cấp và trường hợp đặc biệt, có thể yêu cầu và báo cáo vượt cấp.
1.2.2. Đội ngũ lao động
Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố quyết định sự
thành bại của mọi đơn vị trong bất kỳ một lĩnh vực kinh tế hay xã hội. Với một
doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh như Công ty, đây càng là một yếu tố
thiết yếu. Việc sử hữu một nguồn nhân lực dồi dào, trẻ, khỏe cả về thể chất, tinh
thần và năng lực là điều mà Công ty luôn hướng tới.
Nhìn qua số liệu trên Bảng 1, ta có thể thấy rõ rằng nguồn nhân lực của công
ty là khá dồi dào về số lượng, thể hiện qua sự gia tăng đáng kể , nhất là trong 3 năm
gần đây nhất. Sự cách biệt đáng kể là lượng nhân viên năm 2008 so với năm 2007,
Công ty đã tiếp nhận thêm tới 293 nhân viên, tương ứng với 293 vị trí công việc
được sổ sung , đây là kết quả của sự cố gắng nỗ lực cho sản xuất và cho xã hội. Với
tuổi đời trung mình 32.5 của toàn công ty, ta có thể nhận thấy nguồn nhân lực này
khá trẻ và ngày càng có xu hướng trẻ hóa thêm nữa. Với khối văn phòng nhà máy,
do tập trung chủ yếu là Giám đốc, phó giám đốc và trưởng kỹ thuật các nhà máy
thường yêu cầu tuổi nghề và kinh nghiệm cao nên nhìn chung khối nhân lực này có
tuổi đời trung bình cao nhất toàn công ty.

Đa phần dây chuyền công nghệ nhằm sản xuất sản phẩm của Công ty thực
chất không cần thiết đến tay nghề cũng như yêu cầu về trình độ quá cao ở đa số các
Nguyễn Thế Hải Lớp: QTKD Tổng hợp K40
9
Chuyên đề thực tập
bộ phận, do vậy khối sản xuất của nhà máy là khối nhân lực có trình độ thấp nhất.
Để đáp ứng nhu cầu học hỏi, nâng cao tay nghề của công nhân viên, nhân lực thuộc
khối sản xuất nhà máy thường xuyên được Công ty tổ chức cho theo học các lớp học
nâng cao tay nghề, tham gia thi nâng bậc, nâng tay nghề 1 lần/năm. Bên cạnh đó là
nguồn nhân lực thuộc khối văn phòng và quản lý, ta có thể nhận rõ rằng các nhân
lực có trình độ cao dồn hết về khối này với tỷ lệ 59% đại học, 33.3% cao đẳng và
7.6% trung cấp.
Bảng 1: Đội ngũ lao động của công ty giai đoạn 2006-2010
Bộ phận
Tuổi
TB
Trình độ
Năm 2010
Số lượng
Theo Năm
ĐH CĐ TC 2006 2007 2008 2009 2010
Ban Giám Đốc 40 2 1 2 2 2 2
Phòng tổ chức hành chính 35 2 1 2 3 3 2
Phòng kế hoạch – vật tư 30 8 2 5 5 6 8 10
Phòng tài chính – kế toán 27 25 15 13 31 52 65 40
Phòng Marketing 30 1 2 2 1 3 1
Phòng Bảo hành 26 1 5 5 7 10 8 10 11
Khối văn phòng nhà máy 45 10 12 65 5 87
Khối sản xuất nhà máy 27 127 318 86 124 397 492 445
Tổng cộng 32.5 49 161 388 120 176 469 583 598

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát)
Qua 6 năm gần đây, trước yêu cầu phải hoạt động mạnh mẽ trên thương trường,
Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát đã huy động được tối đa yếu tố con người. Sự đồng
thuận, nhiệt tình của gần 600 cán bộ công nhân viên giúp Công ty đạt được một kết quả
khả quan trong năm 2010. Cùng với sự tăng trưởng của Công ty, đời sống vật chất và tinh
Nguyễn Thế Hải Lớp: QTKD Tổng hợp K40
10
Chuyên đề thực tập
thần của cán bộ được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân của người lao động trong năm
2010 tăng khoảng 10 %– 20 % so với năm 2009. Có những cá nhân trong một số đơn vị,
phòng ban có mức thu nhập tăng 100% so với năm 2009. Những tháng mùa vụ, thu nhập
của một số công nhân lao động trực tiếp tại nhà máy đã vượt qua ngưỡng 7 triệu đồng và
được thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân với Nhà nước. Đời sống văn hóa tinh
thần của cán bộ công nhân viên phong phú hơn với nhiều hoạt động như: tổ chức tham
quan nghỉ mát, thành lập đội văn nghệ, đội bóng đá và tổ chức các hoạt động giao lưu vào
ngày lễ, ngày sinh nhật
Trong mấy năm vừa qua, đứng trước thực tế là đội ngũ lãnh đạo chính của các
nhà máy sản xuất tuy có nhiều kinh nghiệm song nhìn chung do tuổi đời khá cao nên sự
linh hoạt trong việc nhìn nhận và thay đổi theo kịp yêu cầu sản xuất thấp, gây ảnh hưởng
tới cả vấn đề nhìn nhận và quản lý tình hình sản xuất nói chung. Quy trình quản lý, điều
hành chưa theo kịp với quy mô và sự phát triển của Công ty.
1.2.3. Tình hình tài chính
Với số lượng nhân viên tài chính kế toán và số vốn góp ban đầu khá khiêm
tốn cho sự bắt đầu của một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong
ngành điện lạnh, sau 10 năm hoạt động, Công ty đã từng bước khắc phục nâng cao
tình hình tài chính của mình.
Bảng 2 : Nguồn vốn kinh doanh của công ty giai đoạn 2006 - 2010
Năm
2006 2007 2008 2009 2010
Vốn Nghìn

144,854,414 121,481,308 217,215,058 331,664,664 320,863,850
% 52.9 44.5 48.6 58.3 57.3
Vốn Nghìn
128,721,690 151,753,466 229,569,720 237,447,790 229,341,654
% 47.1 55.5 51.4 41.7 42.7
Tổng vốn
Nghìn 273,576,103 273,234,774 446,784,778 569,112,454 550,205,504
% 100 100 100 100 100
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát)
Nguyễn Thế Hải Lớp: QTKD Tổng hợp K40
11
Chuyên đề thực tập
Theo như Bảng 2, ta có thể thấy rằng, tổng vốn qua các năm có sự tăng
trưởng không đều. Vốn cố định cũng như vốn lưu động đồng đều tăng cao về số
tuyệt đối trong giai đoạn năm 2008 - 2009. Tình hình tài chính của công ty ít biến
động giữa năm 2006 - 2007 và giữa năm 2009 - 2010, mức tăng trưởng về tổng vốn
trong hai giai đoạn này gần như thụt lùi.
Năm 2008 so với năm 2007 tổng mức vốn tăng gần 200 tỷ đồng, đạt tỷ lệ
63.5% trong đó vốn cố định tăng thêm 51.3%. Tỷ lệ tăng vốn năm 2009 so với năm
2008 là nhỏ hơn so với năm trước đó, tổng mức vốn tăng 27.4% trong đó vốn cố
định tăng thêm 7.9%. Sang đến năm 2010, so với năm 2009 tổng số vốn giảm 18.9
tỷ đồng tương đương với 3.3%, trong đó vốn cố định giảm 3.4%. Dự kiến tổng mức
vốn của công ty năm 2011 sẽ tăng lên hơn 600 tỷ đồng. Tuy có sự giảm sút rõ rệt
trong cơ cấu vốn của Công ty trong năm tài khóa 2010, song đây cũng là sự thay đổi
mang tính chiến lược của công ty trong năm này.
Kế hoạch tài chính cho từng năm, từng quý, công tác thẩm định tài chính cho
các dự án mới khác của Công ty bước sang năm 2010 đã bắt đầu được đưa ra bởi
những nhân viên tài chính có trình độ, việc thực hiện kế hoạch tài chính được giám
sát chặt chẽ hơn nhiều so với trước đây. Công tác phân tích tài chính được thực hiện
và báo cáo từng quý theo yêu cầu của tập đoàn, do vậy Ban lãnh đạo Công ty càng

nắm chắc hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp mình cũng như đưa ra được các
quyết định tài chính đúng đắn cho mọi tình huống.
1.2.4. Cơ sở vật chất
Công ty đặt trụ sở chính tại Khu công nghiệp Phố Nối A xã Giai Phạm,
huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, nơi đây là Trung tâm Kinh tế - Công nghiệp và
Dịch vụ của Tỉnh Hưng Yên, liền kề với Quốc lộ 5, cách trung tâm Hà Nội 25km,
được Tập đoàn Hòa Phát bao thầu với quy mô 300 ha, được quy hoạch đồng bộ và
hiện đại về hạ tầng kỹ thuật, nơi đồng thời có mặt Khu liên hiệp sản xuất với 6 nhà
máy sản xuất các sản phẩm chính của Công ty trong diện tích 74000m2.
Công ty đã đầu tư các loại máy móc, dây chuyền thiết bị hiện dại được nhập
khẩu từ các nước: Đức, Đan Mạch, Đài Loan phục vụ sản xuất các sản phẩm điện
lạnh – điện gia dụng như tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, bình nước nóng tráng men.
Trong năm 2006, công ty có đầu tư vào TSLĐ, ĐTDH, và đặc biệt là đầu tư
vào TSCĐ nhằm tăng năng lực sản xuất kinh doanh cho công ty. Điều này thể hiện
những nỗ lực của công ty nhằm hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, đáp ứng yêu
Nguyễn Thế Hải Lớp: QTKD Tổng hợp K40
12
Chuyên đề thực tập
cầu đa dạng mặt hàng kinh doanh, song công tác quản lý của công ty nhưng vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Trong năm 2007, Công ty tiếp tục tập trung lên kế hoạch đầu tư vào TSLĐ,
ĐTDH, và TSCĐ nhằm tăng năng lực sản xuất kinh doanh cho công ty bên cạnh đó,
một phần công tác quản lý của công ty đã bắt đầu đi vào ổn định nhằm đáp ứng
những yêu cầu mới.
Trong năm 2008, 2009 và 2010, Công ty đã triển khai thực hiện dự án đầu tư
xây dựng khu nhà máy mở rộng trên khu đất liền kề có diện tích hơn 6000m2 được
UBND Tỉnh Hưng Yên chấp thuận cấp thêm, nay đã thực hiện xong và đưa vào sử
dụng vào đầu tháng 1 năm 2011. Dự án này có số vốn đầu tư khoảng 150 tỷ đồng.
Hiện nay, các Văn phòng giao dịch của Công ty và 3 Chi nhánh đều được đặt
tại vị trí trung tâm của 3 thành phố vào hạng lớn nhất quốc gia là Hà Nội, Đà Nẵng

và Hồ Chí Minh. Vị trí đắc địa để vừa dễ dàng trong việc thông thương giữa các
vùng miền, lại trải dài theo chiều dài của đất nước và vừa dễ dàng cho việc tiếp cận
các đơn vị hỗ trợ kinh doanh như các đơn vị truyền thông đại chúng, đơn vị hành
chính sự nghiệp lớn của quốc gia Tất cả các phòng ban của toàn bộ 3 Chi nhánh và
Công ty đều được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, máy tính nối mạng toàn cầu trong
từng phòng, trang thiết bị văn phòng đầy đủ và có khả năng đáp ứng nhanh khi có
nhu cầu gấp.
1.2.5. Khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh
1.2.5.1. Khách hàng
Hệ thống đại lý hiện tại của Công ty được xây dựng từ năm 2003 và cho đến
2008 là bắt đầu đi vào ổn định, Công ty không mở rộng thêm hệ thống đại lý mà
muốn bắt tay với các đại lý thân tín trên đi sâu vào thị thường tiêu dùng của khối
khách hàng bình dân, những người có nhu cầu tiêu dùng hàng Việt Nam với giá cả
và chất lượng phải chăng.
Khách hàng chủ yếu là người dân có thu nhập trung bình, các công ty xây
dựng, các hệ thống đại lý trên toàn quốc
1.2.5.2. Thị trường
Thị trường điện lạnh, điện gia dụng tại Việt Nam hiện được khai thác ở mức
trung bình. Phân khúc thị trường không mạnh và hầu như không rõ ràng. Ta có thể
chia thị trường ra 3 phần: khối thị trường dành cho hàng cao cấp với chất lượng tốt
và giá cả cao chiếm một phần nhỏ, khối thị trường bình dân với chất lượng và giá cả
Nguyễn Thế Hải Lớp: QTKD Tổng hợp K40
13
Chuyên đề thực tập
ở tầm trung bình- khá chiếm đại đa số, cuối cùng là thị phần hàng thứ phẩm với hậu
mãi kém, giá cả và chất lượng thấp chiếm phần nhỏ nhất. Công ty hiện hoạt động
sản xuất kinh doanh tập trung chủ yếu hàng hóa cho thị trường bình dân.
1.2.5.3. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh với công ty là các tập đoàn, công ty khá đông đảo và đa
dạng, từ các hãng lớn đã có uy tín rất lâu đến các công ty nhỏ hoạt động sản xuất

kinh doanh các mặt hàng có cùng ngành nghề. Có thể kể đến các tên tuổi lớn đã có
chỗ đứng vững chắc trên thị trường như Ariston (ngành điện gia dụng), Fujisu,
Toshiba, Panasonic (ngành điện lạnh), bên cạnh đó là các tên mới nổi lên, hoạt động
kinh doanh cạnh tranh khá mạnh mẽ như Picenza, Apolo (điện gia dụng) hay
Nagakawa, Media, Samsung (ngành điện lạnh), cuối cùng là các hãng non trẻ hơn
mới xuất hiện 1-2 năm nay như Tân Á (điện gia dụng) và Nishu (ngành điện
lạnh) Tất nhiên mỗi đối thủ tham gia đều mong muốn và cố gắng chia nhỏ hơn nữa
miếng bánh thị trường với tất cả những gì sẵn có, song mỗi hãng đều nhận cho mình
một phân khúc thị trường riêng biệt. Trong tất cả các đơn vị trên đây, đối thủ cạnh
tranh chính của Công ty là các hãng mới nổi
1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2006 - 2010
1.3.1. Kết quả về sản phẩm
Các sản phẩm của Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát được lắp ráp trên dây
chuyền công nghiệp hiện đại với sự hợp tác của các hãng có tên tuổi như Matsushita
( Panasonic), Zanussi (Electrolux) nên chất lượng cao và ổn định. Các sản phẩm
của Điện lạnh Hòa Phát giờ đây đã chiếm được vị trí nhất định trên thị trường, tự tin
đứng cạnh các sản phẩm có thương hiệu uy tín với chất lượng không hề thua kém và
“ giá bán thực sự cho người Việt Nam”.
* Sản phẩm chính:
- Điều hòa treo tường, tủ đứng (đặt sàn), cassette âm trần, với dải công suất
rộng phù hợp với nhiều loại phòng, tiện nghi, thích hợp với nhà riêng, văn phòng
công sở, phòng hội nghị , kiểu dáng sang trọng, chế độ ngủ vận hành tự động, bảo
vệ chống lệch pha, mất pha, bảo dưỡng dễ dàng
Là sản phẩm được nghiên cứu, phát triển và sản xuất tại Công ty hoàn toàn
phù hợp với môi trường khí hậu khắc nhiệt tại Việt Nam, FUNIKI là loại điều hòa
kế thừa hầu như toàn bộ các tính năng ưu việt nhất trong lĩnh vực điều hòa không
khí trên thế giới tại thời điểm hiện tại như: Hoạt động êm ái, tiết kiệm điện năng tiêu
Nguyễn Thế Hải Lớp: QTKD Tổng hợp K40
14
Chuyên đề thực tập

thụ, làm lạnh nhanh, chế độ ngủ- tự động, chế độ hút ẩm, dễ dàng điều khiển với loại
điều khiển dạ quang đặc biệt, với nhiều chủng loại bao gồm: Máy điều hòa treo
tường, máy điều hòa dạng tủ, máy điều hòa loại cassette âm trần có công suất từ
9000 BTU/H – 45000BTU/H, hoàn toàn phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng của
khách hàng có tính chất cá nhân như tại các gia đình hoặc có tính chất công cộng
như tại hội trường, công sở hoặc nhà hàng.
Sản phẩm điều hòa không khí FUNIKI được thiết kế dựa trên kỹ thuật và
công nghệ được nhập khẩu đồng bộ và được lắp ráp tại Công ty, đảm bảo cho máy
hoạt động luôn ổn định và bền bỉ trong thời gian dài.
Điều hòa FUNIKI sử dụng máy nén của Matsushita(Nhật Bản) được sản
xuất tại Malaysia, với các tính năng vượt trội như: hiệu quả làm lạnh nhanh, hoạt
động êm ái, tiết kiệm điện năng so với máy nén khác có cùng công suất, có rơle bảo
vệ quá dòng. Mạch điều khiển sử dụng chip vi sử lý của hãng Motorola và các linh
kiện khác có độ bền trên 8 năm, tụ điện khởi động cũng của hãng Matsushita(Nhật
Bản) sản xuất tại Thái Lan.
Dàn trao đổi nhiệt với lá tản nhiệt màu xanh. Với lớp phủ đặc biệt này giúp
chống lại một cách hiệu quả sự ăn mòn của không khí, nước và các tác nhân ăn mòn
khác. Dàn trao đổi nhiệt với ống dẫn bằng đồng có cánh trao đổi nhiệt bên trong,
tăng diện tích trao đổi, đồng thời giúp tiết kiệm điện năng.
- Tủ lạnh gián tiếp và trực tiếp các loại từ 50 lít đến 220 lít hoạt động với
hiệu suất sử dụng cao, tiết kiệm điện, có 04 màu vỏ tùy chọn.
Tủ lạnh FUNIKI là loạt sản phẩm mới được công ty tung ra thị trường, nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Tủ lạnh FUNIKI với mức giá
rất cạnh tranh cùng với nhiều tính năng ưu việt đã được các đại lý và người tiêu
dùng đánh gái rất cao và đón nhận nồng nhiệt trong kỳ triển lãm có quy mô quốc tế
nhân dịp ASEM 5 vào đầu tháng 10 – 2004 tại Hà Nội.
Tủ lạnh FUNIKI sử dụng máy nén ZANUSSI của hãng Electrolux hoặc
Masushita của Nhật Bản có hiệu xuất làm lạnh nhanh hoạt dộng êm ái và tiết kiệm
điện năng.
Với ý thức bảo vệ môi trường tủ lạnh FUNIKI sử dụng môi chất làm lạnh R-

134a không chứa CFC, không phá huỷ tầng ôzôn.
Tủ lạnh FUNIKI sử dụng hệ thống quạt gió nén nên không đóng tuyết giữ
cho tủ luôn vệ sinh, sạch sẽ.
Nguyễn Thế Hải Lớp: QTKD Tổng hợp K40
15
Chuyên đề thực tập
Với thiết kế mới nhất: Hệ thống khay đá linh hoạt, bên cạnh khay đá truyền
thống, người sử dụng chỉ cần xoáy nhẹ để đá rơi xuống khay bên dưới mà không cần
phải lấy khay ra khỏi tủ.
Với ngăn bảo quản thực phẩm tươi sống đặt tại ngăn mát được làm thông với
ngăn đá bên trên, thịt, cá, và các loại thực phẩm khác sẽ được giữ tươi lâu hơn. Với
ngăn để bơ, pho mát được thiết kế đặc biệt, ngay trên cánh cửa, và có nắp đậy tạo sự
tiện dụng và giữ cho bơ, pho mát không bắt mùi các loại thực phẩm khác được chứa
trong tủ lạnh.
Trong tương lai công ty còn tiếp tục đưa ra thị trường các sản phẩm gia dụng
chất lượng cao nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người dân Việt Nam.
- Tủ đông, tủ bảo quản loại 1 ngăn và 2 ngăn dung tích từ 207 lít đến 550 lít,
hình dáng cổ điển với mầu sắc trang nhã.
- Máy giặt thông minh với sức tải 6.5 kg và 7.5 kg ra đời cuối 2007, mạch
điều khiển suy luận giúp tiết liệm điện, nước và thời gian. Lồng giặt bằng thép
không gỉ, thân máy bằng nhựa cao cấp, và trên hết là hệ thống điều khiển thông
minh Fuzzy kết hợp cùng bộ lọc Silver nano làm hài lòng kể cả các khách hàng khó
tính nhất.
- Bình nước nóng tráng men dung tích 15L, 20L, 30L, 50L đi kèm chức năng
chống giật đảm bảo tối đa sự an toàn của người sử dụng.
- Bồn tắm acrylic cao cấp các loại tạo một không gian tiện nghi trong phòng
tắm với thiết kế sang trọng, kết cấu vững chắc chống trầy xước, nhiều hoa văn trang
trí bền màu và kích thước khác nhau cho khách hàng chọn lựa.
- Sen vòi cao cấp các loại
Các dòng sản phẩm chính trên đây ra đời lần lượt theo thứ tự được nêu ra

qua từng loại và chủng loại sản phẩm. Các dòng sản phẩm chính nêu trên đã, đang
và sẽ gắn liền với thương hiệu Funiki của Công ty để đáp ứng nhu cầu đa dạng của
tất cả các khách hàng.
Nguyễn Thế Hải Lớp: QTKD Tổng hợp K40
16
Chuyên đề thực tập
Bảng 3 : Số lượng sản phẩm đã ra thị trường của công ty giai đoạn 2006 - 2010
( Đơn vị tính: Điều hòa – Bộ, TL/ BNN/ MG – Cái)
Chủng loại Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Điều hòa 6030 10542 11230 13900 20300
Tủ lạnh 10080 31510 38450 43070 61370
Bình nước nóng 5600 12650 29850 37230 32320
Máy giặt 505 1920 1120 2150
Tổng cộng 21,710 64,207 81,450 95,320 116,140
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán - Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát)
Qua số liệu mà Bảng 3 cung cấp, ta thấy tổng lượng sản phẩm cũng như số
lượng sản phẩm mỗi chủng loại nhìn chung có sự tăng dần qua các năm. Năm 2007
so với năm 2006 Công ty đã làm thị trường rất tốt và có sự tăng cao về số lượng sản
phẩm bán ra trên thị trường. Tổng lượng sản phẩm tăng thêm tuyệt đối 42,497 đơn
vị sản phẩm với tỷ lệ tăng thêm ấn tượng lên đến 195.75%. Trong đó, sản lượng tủ
lạnh tăng 21,430 chiếc tương đương 212.6%, sản lượng bình nước nóng tăng 7050
chiếc tương đương 125.89% , sản lượng điều hòa nóng tăng 4512 chiếc tương
đương 74.82% , cuối năm 2007 còn tung ra thị trường dòng sản phẩm máy giặt
thông minh với sản lượng ban đầu 505 chiếc.
Năm 2008 tình hình kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng song với sự nỗ lực
của toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty vẫn đạt được những bước tiến như
mong muốn. Cụ thể tổng sản lượng tăng 17243 đơn vị tương đương 26.85%, trong
đó điều hòa tăng thêm 688 bộ (6.52%), tủ lạnh tăng thêm 6840 chiếc (22.02%), bình
nước nóng tăng 17200 chiếc (135.97%) và máy giặt tăng 1415 chiếc (280.3%)
Năm 2009 so với 2008 có bước tiến nhỏ nhất trong mấy năm trở lại đây do

ảnh hưởng của hậu suy thoái. Tổng sản lượng tăng 13,870 đơn vị tương đương
17.035%, trong đó điều hòa tăng thêm 2670 bộ 23.77%), tủ lạnh tăng thêm 4620
chiếc (12.01%), bình nước nóng tăng 7380 chiếc (24.72%) và máy giặt giảm 800
chiếc (-41.67%). Đáng lưu ý là sản lượng máy giặt giảm sút rõ rệt do vướng mắc
một lô vật tư nhập khẩu sau khi kiểm tra tiền sản xuất phát hiện bị lỗi, không thể
đưa vào sản xuất, bắt buộc Công ty phải làm việc với nhà cung cấp nước ngoài để
Nguyễn Thế Hải Lớp: QTKD Tổng hợp K40
17
Chuyên đề thực tập
đổi lại lấy lô vật tư chất lượng cao hơn.
Năm 2010 là năm ít thuận lợi cho các công ty thuộc ngành điện lạnh do các
thay đổi thất thường của thời tiết, bên cạnh đó là một loạt các dự án xây dựng đình
trễ làm toàn bộ tiến độ thi công xây dựng cũng như lượng hàng đẩy vào công trình
xây dựng ít đi, hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đều không
thu được thành công cao. Song, do nắm bắt được một phần diễn biến thị trường và
quan hệ tốt với đại lý nên tình hình kinh doanh của Công ty lại khá khả quan. Tổng
sản lượng tăng 20,820 đơn vị tương đương 21.84%, trong đó điều hòa tăng thêm
6400 bộ (46.04%), tủ lạnh tăng thêm 18,300 chiếc (42.49%), bình nước nóng giảm
4910 chiếc (-13.19%) và máy giặt tăng 1030 chiếc (91.96%). Trong năm này, do có
sự cạnh tranh khá mạnh của các hãng điện dân dụng và vật liệu xây dựng khác nên
số lượng tiêu thụ sản phẩm bình nước nóng giảm sút khá rõ rệt.
1.3.2.Kết quả về thị trường
Qua từng năm công ty càng ngày càng mở rộng được thị trường tiêu thụ và dần
trở thành tên tuổi quen thuộc trên thị trường. Năm 2005, mặt hàng của công ty có
mặt tại 5/ 61 tỉnh thành trên toàn quốc là Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng, Đà Nẵng
và TP.Hồ Chí Minh.
Bảng 4 : Thị trường của công ty trong giai đoạn 2006 – 2010
Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Thị trường mở được/
tổng số tỉnh

15/61 33/61 36/64 42 /64 44/64
(Nguồn: Phòng Marketing - Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát)
Năm 2006 sản phẩm của công ty được bán trong các đại lý chính thức tại 15/61
tỉnh thành, năm 2007 là 33/61 tỉnh thành, năm 2008 là 36/64 tỉnh thành, năm 2009
là 42 /64 và cho đến năm 2010, các sản phẩm mang thương hiệu Funiki của công ty
đã có mặt vào hầu hết tất cả các cửa hàng bán đồ điện lạnh lớn tại 44/64 tỉnh thành
trên cả nước. Như vậy có thể thấy rõ rằng qua 5 năm gần đây, Công ty đã hết sức nỗ
lực để có được cho mình miếng bánh thị trường ngày càng lớn hơn nữa.
Nguyễn Thế Hải Lớp: QTKD Tổng hợp K40
18
Chuyên đề thực tập
1.3.3. Kết quả về doanh thu, lợi nhuận
Qua 5 năm gần đây, Công ty liên tục có những bước tăng trưởng đáng kể về cả
số tương đối và tuyệt đối. Năm 2006 mức tăng trưởng của Công ty đạt gần hơn
150% so với năm 2005, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2006 đạt 7% cơ cấu lợi nhuận
của cả Tập đoàn, doanh thu ước đạt 108.467 tỷ đồng. Tính đến hết năm tài khóa
2006, doanh thu thuần đạt 186.74 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 13.324 tỷ đồng.
Năm 2007 với doanh số hơn 408 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt gần 36 tỷ, vượt
50% so với kế hoạch đề ra và đạt mức tăng trưởng gần 220% so với năm 2006.
Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2008 chiếm 10 % cơ cấu lợi nhuận của cả Tập đoàn,
doanh thu đạt 517.097 tỷ đồng. Năm 2008 được xem là năm thành công vượt bậc về
mọi mặt trong lịch sử gần 10 năm phát triển của Công ty với doanh số hơn 650 tỷ
đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 67 tỷ, vượt 150% so với kế hoạch đề ra và đạt mức
tăng trưởng ấn tượng gần 260% so với năm 2007. Năm 2008, sản phẩm của Công ty
đứng trong Top 5 thương hiệu dẫn đầu thị trường.
Bước qua 2 năm 2009 và 2010, Công ty đã nỗ lực vượt qua giai đoạn khó khăn
chung của thị trường điện lạnh và điện gia dụng cũng như trải qua giai đoạn khủng
hoảng kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng mà vẫn hoàn thành được
mức chỉ tiêu về doanh thu mà Tập đoàn giao phó là 800 tỷ đồng năm 2009 và năm
2010, doanh số của công ty đã lên đến gần 1000 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch 5

năm lần thứ 2 về mức doanh thu.
Bảng 5: Doanh thu và lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2006 – 2010
Năm
2006 2007 2008 2009 2010
DT Nghìn
186,740,584 408,172,952 651,391,908 801,564,913 982,793,468
% tăng 54.123 118.578 159.587 23.054 22.609
LN
sau thuế
Nghìn 13,324,586 35,738,495 67,349,731 74,420,112 86,680,901
% tăng 36.699 168.215 188.452 10.498 16.475
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát)
Nguyễn Thế Hải Lớp: QTKD Tổng hợp K40
19
Chuyên đề thực tập
1.3.4. Kết quả về đóng cho ngân sách về thu nhập bình quân người lao động
1.3.4.1 Nộp ngân sách nhà nước
Bảng 6: Đóng góp cho ngân sách nhà nước của Công ty giai đoạn 2006 - 2010
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát)
Nhìn vào Bảng 5 ta thấy Công ty hàng năm vẫn đóng góp đầy đủ vào ngân sách
nhà nước những khoản phải nộp theo quy định. Nộp ngân sách các năm tăng dần
theo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Năm 2010 khoản nộp vào ngân
sách nhà nước cũng không tăng nhiều so với năm 2009. Về số tuyệt đối, năm 2010
nộp ngân sách cao nhất, xét đến số tương đối thì năm 2007 có sự cách biệt xa nhất
về tỷ lệ tăng lượng đóng góp vào ngân sách so với các năm mà công ty hoạt động
kinh doanh. Hoạt động kinh doanh của công ty có lợi nhuận cùng với tư cách đạo
đức cao của Ban lãnh đạo tạo điều kiện cho Công ty thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa
vụ và quyền lợi của mình với đất nước.
1.3.4.2 Thu nhập bình quân đầu người
Bảng 7 : Thu nhập bình quân cán bộ công nhân viên của

Công ty giai đoạn 2006 - 2010
(Đơn vị tính: Nghìn đồng)
Bộ phận
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Ban giám đốc 5.000 5.500 10.000 12.500 17.500 21.800
Phòng kế toán 2.000 2.500 4.000 4.200 4.500 5.000
Phòng vật tư 2.000 2.200 3.500 3.700 4.500 5.500
Phòng Marketing 2.000 2.700 2.800 3.500 4.000
Phòng tổ chức hành chính 1.800 2.000 2.400 2.700 3.000 4.000
Phòng bảo hành 1.800 2.000 2.800 2.700 3.000 3.500
Khối văn phòng nhà máy 1.500 1.800 2.500 2.700 3.000 3.500
Khối sản xuất 1.200 1.500 1.800 2.000 2.500 3.000
Thu nhập bình quân
2.1857
2.4375 3.7125 4.525
5.187
5
6.2875
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát)

Nguyễn Thế Hải Lớp: QTKD Tổng hợp K40
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Nộp ngân sách
Nhà nước
Nghìn 2,179,586 11,912,831 22,316,593
44,819,808
54,695,186
% 59.986
446.564 87.332 100.836 22.034
20
Chuyên đề thực tập
Qua bảng trên ta thấy thu nhập bình quân của các cán bộ, công nhân viên trong
công ty khá ổn định và tăng dần theo thời gian hoạt động của Công ty. Tăng mạnh
nhất là bộ phận ban giám đốc, phòng kế hoạch vật tư và phòng kế toán do đây là ba
bộ phận chủ chốt trong Công ty. Phòng Marketing gần như biến động không đồng
bộ với các phòng khác do nhân sự trong phòng chỉ có 01 hoặc 02 người. Phòng bảo
hành lương trung bình thấp nhất, thậm chí có năm còn giảm đi (2008) do nhân sự
thay đổi thường xuyên qua các năm.
Chỉ tiêu đánh giá mức thu nhập bình quân của người lao động như sau:
Tổng quỹ lương
Thu nhập bình quân của người lao động =
Số lao động bình quân
Nói chung là thu nhập bình quân đầu người luôn có xu hướng tăng mạnh đặc
biệt là năm 2006 - 2007 và năm 2009 - 2010, đảm bảo mức sống cho nhân viên
trong công ty trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó năm 2008 không những
không tăng mà còn giảm đi nguyên nhân là do sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo
theo sự ảnh hưởng khá lớn tới công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nên
mực thu nhập của người lao động có phần giảm đi. Nhưng ngay sau đó năm 2009 –
2010 thì mức thu nhập của người lao động được cải thiện rõ rệt, đây là kết quả của
sự nỗ lực và cố gắng của toàn bộ công nhân viên trong công ty.

Hướng tới chỉ tiêu ngày càng nâng cao thu nhập cho người lao động, Ban lãnh
đạo công ty không ngừng tìm kiếm những phương án kinh kinh doanh mới, táo bạo
và đầy tính cạnh tranh. Bên cạnh đó là việc cố gắng dựa vào lượng cán bộ cốt cán
để giữ được lực lượng công nhân viên có tay nghề cao, hướng họ đi theo các
phương án cải tiến và làm ra sản phẩm mới, đưa ra các phương án nhằm nâng cao
doanh thu, đẩy mạnh và phát huy tính sáng tạo của cán bộ công nhân viên để mặt
hàng sản xuất ra chiếm được thị phần lớn hơn nữa. Dựa vào các kết quả đạt được từ
việc thu được nguồn lợi nhuận cao để quay lại có được mức lương thưởng cao hơn
nữa cho người lao động, từ đó nâng cao mức thu nhập bình quân của họ lên.
Nguyễn Thế Hải Lớp: QTKD Tổng hợp K40
21
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐIỆN LẠNH HOÀ PHÁT
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc tổ chức huy
động và sử dụng vốn có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Có tổ chức đảm bảo
đầy đủ kịp thời vốn thì quá trình kinh doanh mới được diễn ra liên tục và thuận lợi ,
hiệu quả sử dụng vốn mới cao. Ngược lại, nếu sử dụng vốn có hiệu quả thì việc huy
động vốn cũng mới được dễ dàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Để đảm được những quan hệ này tồn tại một cách tối ưu ta phải
xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng để có biện pháp tác động, đối phó.
Trong nền kinh tế thị trường, vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
được hình thành từ hai nguồn là nguồn vốn bên trong và bên ngoài của doanh
nghiệp. Việc tổ chức huy động phụ thuộc vào hai nguồn vốn này. Nếu doanh nghiệp
khai thác được triệt để nguồn vốn bên trong thì vừa tạo được lượng vốn cung ứng
cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, vừa giảm được một khoản chi phí sử dụng vốn do
phải đi vay từ bên ngoài, tăng thêm tính tự chủ tài chính cho bản thân doanh nghiệp,
đồng thời nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn hiện có. Còn nếu tổ chức huy động
vốn ở bên ngoài không những đáp ứng kịp thời vốn sản xuât kinh doanh với số

lượng lớn mà còn tạo cho doanh nghiệp một cơ cấu vốn linh hoạt. Điều quan trọng
là doanh nghiệp phải biết cân nhắc, xem xét lựa chọn hình thức thu hút vốn thích
hợp,nhằm tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn, đấy mới là nhân tố quyết định trực tiếp
đến hiệu quả của công tác tổ chức vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tham gia vào suốt quá trình sản xuất kinh doanh là khi vốn được đưa vào sử
dụng cho hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình vận động liên tục này, vốn
sản xuất kinh doanh chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau làm ảnh hưởng
đến hiệu quả sử dụng của nó.
Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát trên con đường phát triển đã dần nhận
thức được các vấn đề này, đối diện với thực tế và nhận ra những nhân tố tác động
tới hiệu quả sử dụng vốn của chính mình. Qua đó, chia các nhân tố tác động tới hiệu
quả sử dụng vốn tại Công y ra làm hai nhóm nhân tố chính: nhóm nhân tố chủ quan
và nhóm nhân tố khách quan.
Nguyễn Thế Hải Lớp: QTKD Tổng hợp K40
22

×