Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Giải pháp đào tạo lực lượng thuyền viên đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty cổ phần hàng hải Đông Đô (Đông Đô Marine)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.19 KB, 38 trang )

Họ tên: Đỗ Hoàng Thanh Vân
Lớp: QTDN B- K10
MSSV: HD.1031264
Đề cương báo cáo chuyên đề thực tập
Tên đề tài:
Giải pháp đào tạo lực lượng thuyền viên đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty
cổ phần hàng hải Đông Đô (Đông Đô Marine)
Mở đầu: Giới thiệu đề tài
Tổng công ty hàng hải Việt Nam Vinalines là một trong 25 doanh nghiệp lớn nhất
Việt Nam trong bảng xếp hạng VNR500 do Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá
Việt Nam ( Vietnam Report) công bố vào ngày 15-1-2010. Để đạt được thành tích
như trên, Tổng công ty cùng với các công ty con đã có những bước đi đúng đắn
trong công tác đầu tư và phát triển ngành nghề sản xuất kinh doanh, phát triển đội
tàu và đặc biệt là chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Với yêu cầu và tốc độ phát triển sản xuất từ năm 2010 trở đi, Tổng công ty hàng
hải Việt Nam sẽ cần một lượng rất lớn lực lượng lao động bổ sung mà đặc biệt là
đội ngũ thuyền viên. Trong khi đó năng lực hiện tại của các đơn vị đào tạo thuộc
Tổng công ty trong đó có Công ty cổ phần hàng hải Đông Đô chưa thể đáp ứng
được nhu cầu nhân lực của Tổng công ty và toàn ngành hàng hải. Bên cạnh đó là
chất lượng thuyền viên được đào tạo tại các đơn vị không đồng đều, một số lượng
không nhỏ thuyền viên sau khi ra trường phải mất thời gian làm quen công việc,
nắm bắt công nghệ mới, đào tạo lại…
Vấn đề đặt ra cho công tác đào tạo của Tổng công ty nói chung và Công ty cổ phần
hàng hải Đông Đô nói riêng là: “ Làm thế nào để đáp ứng đủ lực lượng thuyền viên
cho Tổng công ty cả về số lượng và chất lượng?”
Căn cứ vào công tác đào tạo nguồn nhân lực, căn cứ vào nhu cầu nhân lực mà cụ
thể là nhu cầu thuyền viên của Tổng công ty, căn cứ vào xu hướng chọn ngành
nghề, trình độ đào tạo của xã hội hiện nay mà tôi đã lựa chọn đề tài báo cáo thực
tập là:
“Giải pháp đào tạo lực lượng thuyền viên đáp ứng nhu cầu phát triển của
công ty cổ phần hàng hải Đông Đô (Đông Đô Marine)”


Với việc nghiên cứu những vấn đề thuộc công tác đào tạo nguồn nhân lực của
Công ty cổ phần hàng hải Đông Đô, tôi mong sẽ đề xuất được những biện pháp
hữu ích góp phần vào công tác đào tạo lực lượng thuyền viên cần thiết cả về số
lượng và chất lượng để cung ứng cho nhu cầu phát triển từ năm 2010 trở đi.
Để thu thập và xử lý thông tin làm rõ các vấn đề nghiên cứu, tôi đã tiến hành một
số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp quan sát: qua sát môi trường đào tạo trên bờ, môi trường làm
việc dưới tàu của thuyền viên
- Phương pháp thống kê: thu thập, thống kê các số liệu về số lượng thuyền
viên, chi phí đào tạo…
- Phương pháp phân tích: những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác đào
tạo…
- Phương pháp tổng hợp
Chuyên đề tập trung vào công tác đào tạo tại Trung tâm Quản lý- Đào tạo và
Huấn luyện lao động hàng hải Đông Đô chi nhánh Hải Phòng trong năm
2010 thông qua các số liệu thống kê ở các phòng ban đơn vị của công ty.
Kết cấu nội dung chuyên đề gồm:
Chương 1: Thực trạng công tác đào tạo lực lượng thuyền viên tại công
ty cổ phần hàng hải Đông Đô
Phần này giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty và
công ty con. Phân tích, đánh giá công tác đào tào lực lượng thuyền viên của
công ty. Nêu ra vấn đề cho công tác đào tạo.
Chương 2: Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo lực
lượng thuyền viên nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển của công ty
Phần này là những kiến nghị đề xuất của bản thân người viết về công tác đào
tạo lực lượng thuyền viên cho công ty trên cơ sở vấn đề tồn tại đã được phân
tích.
Chương 1: Thực trạng công tác đào tạo lực lượng thuyền viên tại
công ty cổ phần hàng hài Đông Đô
1. Giới thiệu chung về tổng công ty và công ty con

1.1. Vinalines và quá trình hình thành công ty cổ phần hàng hải Đông Đô
- Ngày 29/4/1995, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, tên viết tắt là
Vinalines được thành lập theo Quyết định số 250/TTg của Thủ
tướng Chính phủ, trên cơ sở sắp xếp lại một số doanh nghiệp vận
tải biển, bốc xếp và dịch vụ hàng hải do Cục Hàng hải Việt Nam
và Bộ Giao thông vận tải quản lý. Hoạt động theo điều lệ về tổ
chức và hoạt động của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam do Chính
phủ phê chuẩn tại Nghị định số 79/CP ngày 22/11/1995.
- Tại thời điểm thành lập, Tổng công Hàng hải Việt Nam gồm có 22
Doanh nghiệp nhà nước, 2 Công ty cổ phần và 9 Công ty Liên
doanh với nước ngoài. Vốn kinh doanh là 1.469 tỷ VND. Sở hữu
đội tàu gồm 49 chiếc, tổng trọng tải 369.696 DWT. Sản lượng vận
tải đạt 4 triệu tấn, bốc xếp đạt 12,3 triệu tấn.
- Các hoạt động chính của Tổng công ty Hàng hải:
• Vận tải biển, khai thác cảng, đại lý vận tải, môi giới, giao
nhận , kinh doanh vận tải đa phương thức, sửa chữa tàu
biển, cung cấp dịch vụ hàng hải và các hoạt động khác liên
quan
• Xuất khẩu, nhập khẩu nguyên vật liệu và thiết bị chuyên
ngành
• Cung cấp thuyền viên
• Tham gia liên doanh, hợp tác kinh tế với các đối tác trong
và ngoài nước theo đúng quy định của pháp luật.
- Công ty cổ phần Hàng Hải Đông Đô tiền thân là Xí nghiệp liên
hiệp Vận tải biển pha sông (VISERITRANS), được thành lập năm
1993. Ngày 29/4/1995, VISERITRANS chính thức trở thành
doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Hàng
hải Việt Nam (VINALINES). Từ tháng 10/20034, công ty được
đổi tên thành Công ty Hàng Hải Đông Đô. Sau khi thực hiện xong
việc cổ phần hóa theo Quyết định số 2315/QĐ-BGTVT ngày

30/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Công ty Hàng
hải Đông Đô chính thức đổi tên và đăng ký hoạt động với tên gọi
mới là Công ty cổ phần Hàng hải Đông Đô kể từ ngày 25/12/2006.
1.2. Nhiệm vụ và chức năng của công ty cổ phần hàng hải Đông Đô
Theo giấy chứng nhận kinh doanh số 0103015196 ngày 25/12/2006
do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp, lĩnh vữ hoạt động
kinh doanh của công ty là:
- Vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy
- Đại lý xăng dầu và vật tư kỹ thuật, sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng xe
máy và các phương tiện thiết bị kỹ thuật thủy bộ khác
- Đại lý hàng hóa
- Kinh doanh xếp dỡ kho và bãi cảng
- Kinh doanh vật tư thiết bị hàng hóa
- Trục vớt cứu hộ
- Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải
- Tổ chức nạo vét vùng nước cảng và khu vực lân cận, kết hợp tận
thu đất cát sản phẩm trong quá trình nạo vét
- Khai thác vật liệu xây dựng các loại
- Xây dựng các công trình dân dụng, kho tàng, bến bãi thuộc nhóm
C
- Xây lắp các cấu kiện công trình
- Thi công nền móng mặt đường bộ, đào lấp, san lấp mặt bằng, tạo
bãi và các dịch vụ xây dựng cơ bản khác
- Đại lý môi giới vận chuyển hàng hóa
- Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
- Kinh doanh dịch vụ nhà hàng và du lịch lữ hành
- Cung ứng thuyền viên (không bao gồm giới thiệu, tuyển chọn,
cung ứng nhân lực cho các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu
lao động)
- Đào tạo bổ sung, tu nghiệp định kì, bồi dưỡng nâng cao trình độ

cập nhật kiến thức, kỹ năng cho thuyền viên
- Quản lý vận hành, sửa chữa hạ tầng nhà ở và văn phòng
- Dịch vụ dọn vệ sinh, trang trí phong cảnh, trông giữ xe đạp, xe
máy, xe ô tô
- Huấn luyện đào tạo và đưa người lao động đi làm việc tại nước
ngoài
- Kinh doanh mua bán tàu biển và các trang thiết bị kỹ thuật, phụ
tùng vật tư hàng hải
1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần hàng hải Đông Đô
Công ty có cơ cấu tổ chức như sau:
- Chủ tịch hội đồng quản trị
- Trưởng ban kiểm soát
- Tổng giám đốc
- 2 phó tổng giám đốc
- Kế toán trưởng
- Văn phòng công ty: bao gồm
• Phòng tổng hợp
• Phòng khai thác tàu biển
• Phòng kỹ thuật vật tư
• Phòng quan hệ quốc tế- pháp chế và hàng hải
• Phòng kế hoạch và phát triển dự án
• Phòng tài chính kế toán
• Ban quản lý dự án xưởng sửa chữa tàu biển Đông Đô
- Các đơn vị trực thuộc:
Trung tâm thuyền viên (trực thuộc văn phòng công ty) tại Hải
Phòng
• Chi nhánh Hải Phòng
• Chi nhánh Nha Trang, Khánh Hòa
• Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
2. Vị thế của công ty:

So với phần lớn các doanh nghiệp bạn, Công ty cổ phần Hàng hải Đông
Đô vốn là một doanh nghiệp chuyển đổi từ DNNN và có một quá trình phát
triển không thật thuận lợi. Tuy nhiên, những thành tựu phát triển rất ấn
tượng trong hơn 06 năm gần đây đã cho thấy Công ty cổ phần Hàng hải
Đông Đô là một doanh nghiệp đa ngành nghề, luôn giữ được nhịp độ phát
triển ổn định liên tục và rõ ràng, có bản sắc văn hóa riêng và nhất là đang
được quản lý - điều hành bởi một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chuyên viên quản
lý có kinh nghiệm lâu năm, có đủ tâm và tầm, được đào tạo bài bản ở trong
và ngoài nước.
Mặc dù có thể được đánh giá chỉ là một doanh nghiệp có quy mô trung bình
so với các đơn vị trong ngành cả về vốn, giá trị tổng doanh thu, quy mô hoạt
động, giá trị tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận/vốn, nhưng Công ty cổ phần
Hàng hải Đông Đô hoàn toàn lành mạnh về tài chính và đang thực hiện một
chính sách đầu tư phát triển linh hoạt, nhưng có chiều sâu.
3. Các dự án đầu tư- phát triển:
Trong năm 2010, Công ty cổ phần hàng hải Đông Đô đã có những dự án đầu
tư lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để đảm bảo tính thành công cho
các dự án, một yêu cầu được đặt ra chính là chất lượng của đội ngũ cán bộ,
nhân viên của công ty.
3.1. Dự án đóng mới tàu Đông Phú – 12.599 DWT
Được sự chấp thuận của HĐQT công ty tại văn bản số 31/HĐQT ngày
20/01/2010, Tổng giám đốc điều hành đã kí quyết toán đóng mới tàu
Đông Phú với giá trị quyết toán là 13.508.940,59 USD, tương đương
tổng mức đầu tư 232.535.986.202 đồng
Đến nay, công ty đã giải ngân cho Công ty Đóng tàu Hạ Long
193,048 tỷ đồng trong đó vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam 122,778
tỷ đồng, vay Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam 43,31 tỷ đồng, số còn
lại 26,96 tỷ đồng là vốn đối ứng của công ty.
3.2. Dự án bán tàu Đông Phong – 7.088 DWT
Sau khi được HĐQT Công ty phê duyệt chủ trương cho phép bán tàu

Đông Phong – 7.088 DWT tại Quyết định sô 92/QĐ – HĐQT ngày
17/09/2010, Tổng giám đốc điều hành đã chỉ đạo Hội đồng Mua bán
và thanh lý tài sản Công ty làm các thủ tục bán tàu này theo phương
thức “ Chào giá cạnh tranh trong nước và quốc tế” với giá sàn là
4.000.000 USD.
Để chào bán trong nước, ngày 20/09/2010, Công ty đã gửi công văn
tới các đơn vị vận tải biển trong cùng Tổng công ty HHVN và các đơn
vị có quan tâm khác. Tuy nhiên, đến ngày tham dự chào giá theo Quy
chế thì không có đơn vị nào tham gia. Ngày 22/09/2010, Công ty chào
bán tàu này ra thị trường quốc tế qua các công ty môi giới như
Sunscot, Island Shipbrokers, Quayside Shipbroking, Pioneer
Shipbroker… Mặc dù có 8 công ty đăng kí tham gia giám định tàu
nhưng sau khi Công ty chính thức thông báo giá khởi điểm của tàu là
4 triệu USD thì đến ngày 20/10/2010 Công ty chỉ nhận được chào giá
mua 2 tàu của công ty Trung Quốc với cùng mức giá giá chào là 3,5
triệu USD. Vì vậy, việc chào bán tàu Đông Phong đã không thể hoàn
tất như mong muốn.
Sau khi báo cáo HĐQT, Tổng giám đốc điều hành sẽ tiếp tục triển
khai việc bán tàu này trong năm 2011.
3.3. Dự án ĐT- XD- KT Nhà máy SCTB Đông Đô tại Hải Phòng
- Về việc bàn giao gói tín dụng của Dự án:
Sauk hi đạt được thỏa thuận với Ngân hàng NN & PTNN Việt
Nam về việc chuyển giao gói tín dụng của Dự án cho Công ty
VDS, ngày 2/8/2010 Ngân hàng NN & PTNT đã chính thức kí hợp
đồng với VDS cung cấp gói tín dụng cho dự án.
- Về việc bàn giao quyền quản lý sử dụng và giá trị các gói thầu:
Công ty cổ phần Hàng Hải Đông Đô đã bàn giao quyền quản lý, sử
dụng và đánh giá trị hạng mục hoàn thành cho Công ty VDS đối
với các gói thầu: số 01 – “ Nạo vét khu neo ụ nổi 8.850 DWT và
khu quay trở tàu” ; số 06 – “ Rùa neo ụ nổi” ; số 04 – “ Đường

pontoon dẫn ra ụ nổi”. Riêng gói tàu số 03 – “ Cầu tàu 10.000
DWT và kè bảo vệ bờ” và Gói thầu số 05 – “ San lấp tạo bãi” bị
ảnh hưởng bởi sự cố sẽ được bàn giao theo thể thức nguyên trạng
để Công ty VDS tiếp tục thực hiện sau khi có kết luận về nguyên
nhân sự cố của Đơn vị giám định.
3.4. Dự án ĐT- XD Trung tâm QL- ĐT & HL hàng hải Đông Đô:
Thực hiện quyết định số 224/HĐQT ngày 30/11/2009 về phê duyệt
Kế hoạch đấu thầu của HĐQT Công ty, Tổng giám đốc điều hành đã
chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ hoàn tất thủ tục đấu thầu và đưa công
trình vào thi công từ tháng 7/2010. Được sự chấp thuận của HĐQT
Công ty tại quyết định số 114/QĐ – HĐQT ngày 14/10/2010, công
trình đã được điều chỉnh lên quy mô 3 tầng với tổng giá trị dự toán là
3.175.508.065 VNĐ. Hiện công trình đang trong giai đoạn hoàn thiện,
dự kiến sẽ hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng năm 2011.
3.5. Dự án bán 9 đầu kéo của Chi nhánh Công ty tại TP. Hồ Chí Minh:
Thực hiện Quyết định phê duyệt chủ trương của HĐQT Công ty về
việc bán 9 tàu kéo container, Chi nhánh công ty tại TP. Hồ Chí Minh
đã triển khai bán các phương tiện này theo hình thức chào giá cạnh
tranh. Số tiền thu được từ việc thanh lý 9 đầu kéo là 369 triệu đồng và
50 triệu đồng từ người chào giá bỏ cọc đã được HĐQT Công ty cho
phép Chi nhánh giữ lại để đầu tư 9 rơ mooc.
3.6. Dự án đầu tư 9 rơ mooc của Chi nhánh Công ty tại TP. Hồ Chí Minh:
Thực hiện Quyết định số 34/HĐQT ngày 22/4/2010 của HĐQT Công
ty về việc cho phép Chi nhánh Công ty tại TP. Hồ Chí Minh bán 9 đầu
kéo container và đầu tư 9 rơ mooc, Tổng giám đốc đã chỉ đạo các
phòng nghiệp vụ phối hợp cùng Chi nhánh hoàn thiện các thủ tục đầu
tư và hoàn tất việc mua bán 5/ tổng sô 9 rơ mooc. Hiện Chi nhánh đã
đưa 5 rơ mooc này vào hoạt động, mang lại hiệu quả.
3.7. Về việc xử lý khu đất tại 11 Biệt Thự ( Nha Trang)
Sau một thời gian dài thực hiện, đến nay UBND tỉnh Khánh Hòa đã

cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở trên khu đất
này cho Công ty. Theo đó thuế đất hàng năm mà Công ty sẽ phải nộp
choc ho UBND tỉnh Khánh Hòa là 17,4 triệu đồng/ năm. Trong năm
2011, Tổng giám đốc điều hành sẽ báo cáo và đề xuất HĐQT hướng
xử lý cụ thể cho khu đất nói trên.

3.8. Về việc bán tài sản trên khu đất tại khu đất 9.755m2 thuộc quận Hải
An, TP. Hải Phòng và khu đất 204,3m2 tại số 46B ngõ 230 Lạc
Trung, Hà Nội:
Được sự chấp thuận của HĐQT Công ty, Tổng giám đốc điều hành đã
chỉ đạo Hội đồng mua bán và thanh lý tài sản Công ty hoàn thiện các
thủ tục chào giá bán các tài sản kém sinh lời tại 2 khu đất này, thu hồi
phần vốn để đầu tư vào các dự án khác hiệu quả hơn. Đến nay, cả 2 tài
sản trên 2 khu đất đã được bán xong. Theo đó:
- Tài sản trên khu đất Lạc Trung: 1.570.800.000 đồng ( đã gồm 10%
thuế GTGT)
- Tài sản trên khu đất Hải An: 14.600.000.000 đồng ( chưa bao gồm
thuế GTGT)
3.9. Dự án Nhà chung cư cao tần Lạc Trung:
Trên cơ sở ý kiến của HĐQT về việc quyết toán Hợp đồng hợp tác
kinh doanh Nhà chung cư cao tầng Lạc Trung và Hợp đồng mua bán
sàn tầng 2 + tầng lửng thuộc Dự án, Tổng giám đốc điều hành đã ký
quyết toán thanh lý 2 hợp đồng này. Theo đó, phần lợi nhuận nà Công
ty được hưởng từ Dự án là 4.590.475.340 VNĐ. Tổng giá trị Hợp
đồng mua bán sàn tầng 2 + tầng lửng ( đã bao gồm thuế GTGT) là
12.397.087.037 VNĐ. Sau khi đối trừ phần lợi nhuận được hưởng từ
Dự án, số tiền Công ty còn phải trả cho Công ty cổ phần Đầu tư Xây
dựng Hà Nội là 2.580.225.788 VNĐ. Đến nay, Công ty đã trả cho Chủ
đầu tư được 2 tỷ đồng, số còn lại sẽ được thanh toán trong thời gian
tới để sớm hoàn tất thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu

diện tích sàn này.
3.10. Các doanh nghiệp có vốn góp:
- Dong Do Marine Japan:
Thực hiện nghị quyết Đại hội cổ đông Công ty năm 2010 và các
nghị quyết có liên quan của HĐQT, đến nay Công ty đã hoàn tất
thủ tục chấm dứt hoạt động của DMJ.
- Công ty cổ phần vận tải container Đông Đô - Cảng Hải Phòng
( DHP Lines):
Mặc dù được sự hỗ trợ rất lớn của 2 cổ đông pháp nhân sáng lập, tuy
nhiên, do được thành lập vào đúng thời điểm suy thoái kinh tế nên kết
quả SXKD của DHP Lines từ khi thành lập đến nay đều bị thua lỗ.
Tiếp tục thực hiện các hoạt động SXKD chính là: thuê tàu tổ chức
tuyến vận chuyển container Hải Phòng- Hongkong- Hải Phòng, vận tải
bộ, logistics, giao nhận, khai thuê hải quan… ước tính kết quả SXKD
năm 2010 của DHP Lines như sau:
+ Doanh thu : 43.086.220.618 đồng
+ Chi phí : 45.594.217.198 đồng
+ Lợi nhuận : - 4.979.954.600 đồng
- Công ty cổ phần Phát triển hàng hải Đông Đô (DMDC)
+ Tiếp tục tự khai thác tàu Đông Bình với các mặt hàng đóng bao trên
tuyến quốc tế ngắn, năm 2010, DMDC đã khai thác được 8 chuyến ( 4
chuyến vận chuyển gạo tuyến TP. HCM- Philippines, 1 chuyến vận
chuyển gạo tuyến Kohsichang- Philippines và 1 chuyến vận chuyển
đường tuyến Bangkok- Philippines, 1 chuyến gạo TP. HCM-
Chitagong) với doanh thu là 39.964.321.182 đồng.
+ Ngoài hoạt động kinh doanh vận tải biển, DMDC còn tiếp tục thực
hiện hoạt động “ đại lý tàu biển” và “ cung ứng lao động hàng hải” với
kết quả doanh thu:
• Đại lý tàu biển: 68.582.247 đồng
• Cung ứng lao động hàng hải: 459.646.201 đồng

+ Lợi nhuận: - 1.770.000.000 đồng
- Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines- Đông Đô ( VDS)
Cũng là doanh nghiệp mới được thành lập khi tình hình kinh tế thế
giới và trong nước ở giai đoạn khủng hoảng, việc hỗ trợ cho hoạt động
SXKD của VDS từ các thành viên sáng lập là rất hạn chế do bản thân
các thành viên sáng lập này cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Hơn
nữa, việc thành viên Vinalines vẫn chưa góp đủ số vốn như đã cam
kết, cộng với việc một số chủ tàu chưa trả đủ cho VDS số tiền sửa
chữa tàu hoặc đã đưa vào Nhà máy nhưng chưa có tiền sửa chữa… đã
làm cho tình hình SXKD năm 2010 của công ty ngày càng khó khăn
hơn.
Trong năm 2010, VDS đã sửa chữa 12 tàu với tổng doanh thu dưk
kiến 16,8 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến năm 2010 của Công ty là -7,2 tỷ
đồng.
4. Thực trạng đào tạo lực lượng thuyền viên của công ty
4.1. Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty
Tính đến 30/11/2010, Trung tâm thuyền viên hiện đang quản lý 386
thuyền viên (tv) như sau:
- Thuyền viên đang đi trên các tàu của công ty 8 tàu : 170 tv
Trong đó thuê ngoài : 20 tv
- Thuyền viên đang đi trên khối tàu ngoài 2 tàu : 50 tv
Trong đó thuê ngoài : 21 tv
- Thuyền viên dự trữ, trong đó:
• Thuyền viên dự trữ luân phiên : 83 tv
• Thuyền viên đi học và đào tạo lại : 16 tv
Tổng số : 319 tv
• Thuyền viên dôi dư chờ giải quyết chế độ, chờ hưu, do sức
khỏe, gia đình, bằng cấp không phù hợp, trình độ yếu, ý thức
kém, không tâm huyết… : 67 tv
 Phân loại thuyền viên theo trình độ:

- Đại học : 128 tv chiếm tỷ trọng 35%
- Cao đẳng : 25 tv chiếm tỷ trọng 5%
- Trung, sơ cấp : 233 tv chiếm tỷ trọng 60%
 Phân loại theo chức danh:
- Sỹ quan quản lý ngành boong
+ Thuyền trưởng : 19 người (thuê ngoài 3tv/ dôi dư 8tv)
+ Đại phó : 15 người (thuê ngoài 5tv/ dôi dư 2tv)
- Sỹ quan quản lý ngành máy
+ Máy trưởng : 18 người (thuê ngoài 3tv/ dôi dư 6tv)
+ Máy 2 : 16 người (thuê ngoài 1tv/ dôi dư 4tv)
- Sỹ quan vận hành ngành boong: 41 người (thuê ngoài 5tv/ dôi dư
8tv)
- Sỹ quan vận hành ngành máy: 38 người (thuê ngoài 2tv/ dôi dư
6tv)
- Thủy thủ: 103 người (thuê ngoài 9tv/ dôi dư 15tv)
- Thợ máy: 92 người (thuê ngoài 9tv/ dôi dư 17tv)
- Thợ điện: 14 người (thuê ngoài 2tv/ dôi dư 1tv)
- Cấp dưỡng, phục vụ viên: 26 người (thuê ngoài 2tv/ dôi dư 3tv)
- Thực tập: 5 người
4.2. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong năm 2010
4.2.1. Công tác điều động thuyền viên:
Tính đến ngày 30/11/2010 kết hợp cùng phòng Hàng hải, Trung
tâm QL-ĐT & HL hàng hải Đông Đô đã kiểm tra, hướng dẫn và
thực hiện điều động 388 thuyền viên đi về trên các tàu trong nước
và nước ngoài như Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Uruguay, Spain…
- Nước ngoài: 128 đi, về = 1.108.385.500 VNĐ (Trong đó chi phí vé
máy bay thay thuyền viên riêng tàu Đông Thanh tính đến ngày
30/10/2010 gồm 13 thuyền viên và 2 thuyền viên bị tai nạn là
812.876.000 VNĐ)

- Trong nước: 210 đi, về = 47.113.000 VNĐ
• Cập nhật, gia hạn và làm mới 105 chứng chỉ, bằng cấp các loại;
33 hộ chiếu thuyền viên; 50 hộ chiếu phổ thông và 73 bằng
Panama cho Sỹ quan thuyền viên
• Làm Crew Maritime Visa Úc cho 2 thuyền bộ tàu Minh An và
Đông Thanh
4.2.2. Công tác tuyển dụng:
Do tình hình SXKD nên năm 2010 trung tâm thuyền viên không tổ
chức tuyển dụng
4.2.3. Công tác đào tạo:
 Đào tạo trên bờ:
- Các lớp học Sỹ quan quản lý, Sỹ quan vận hành chuyên ngành
boong, máy: 17 thuyền viên tại trường ĐHHH và CĐHH trong
năm 2010.
- Lớp cập nhật huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ cho sỹ quan,
thuyền viên boong, máy: 62 thuyền viên do Trung tâm QL-ĐT &
HLLĐ Hàng hải Đông Đô giảng dạy từ tháng 5 đến tháng 8 năm
2010.
- Khóa huấn luyện về “ Hải đồ điện tử” : 2 người tại trường ĐHHH
trong tháng 1 năm 2010.
- Lớp VSUP- Short Course 2 người dự án nâng cao chất lượng
thuyền viên VSUP- Hải Phòng trong tháng 3 và tháng 4 năm 2010.
 Công tác đào tạo trên tàu:
Trong năm 2010, các tàu thuộc Công ty đã thực hiện đào tạo, cập
nhật và gửi đều đăn các Bản nhận xét, Báo cáo đánh giá, Báo cáo
hướng dẫn, Báo cáo huấn luyện thuyền viên và một số báo cáo
khác… Tuy nhiên vẫn còn một số tàu chưa thực hiện được đầy đủ
việc lập và gửi các báo cáo, nhận xét về Trung tâm:
- Báo cáo phân tích nhu cầu đào tạo (DMC-SOPM-04-01-GE-01):
tàu Đông Ba, Đông Phong, Đông Phú, Đông Bình, Đông An và

Đông Mai
- Báo cáo đánh giá thuyền viên (DMC-SOPM-04-01-GE-02): tàu
Đông Bình, Đông Du và Đông Mai
- Biểu mẫu hướng dẫn đào tạo (DMC-SOPM-04-02-GE-02): tàu
Đông Phú và Đông Du
 Công tác quản lý hành chính:
- Duy trì công tác quản lý theo hệ thống ISM code
- Quản lý nhân sự, bằng cấp chuyên môn, hộ chiếu của toàn bộ
thuyền viên thuộc trung tâm
- Hỗ trợ và hoàn tất các giấy tờ, thủ tục liên quan về việc đăng kí
cho thuyền viên tham dự các khóa huấn luyện chuyên môn
- Hoàn thành tốt các công tác khác do giám đốc trung tâm phân công
Bảng Tổng hợp đào tạo và huấn luyện thuyền viên năm 2010
STT Nội dung đào
tạo
SL
tham
dự
Đối
tượng
Thời
gian
Đơn vị
tổ
chức
Họ

tên
Kinh phí
đào tạo

Ghi chú
1 Các lớp học
SQQL, SQVH
chuyên ngành
boong, máy
17
người
Thuyền
viên
1-
12/201
0
Trường
ĐHHH
Danh
sách
kèm
theo
63.500.000
đ
T.toán
LCB &
Học phí
của 4
SQQL, 3
SQVH
2 Lớp cập nhật
huấn luyện
chuyên môn,
nghiệp vụ cho

SQ, TV boong,
máy
62
người
Thuyền
viên
5-
8/2010
TTQL-
ĐT &
HLLĐ
HH
Đông
Đô
Danh
sách
kèm
theo
20.332.956
đ
Do TT
giảng
dạy,
t.toán
LCB cho
TV
3 Khóa huấn luyện
về “ Hải đồ điện
2
người

Thuyền
viên
1/2010 Trường
ĐHHH
Danh
sách
3.000.000
đ
Công ty
t.toán
tử” kèm
theo
cho TV
4 Lớp VSUP-
Short Course
2
người
Thuyền
viên
3-
4/2010
DA
nâng
cao
CLTV
VSUP-
HP
Danh
sách
kèm

theo
Không
mất kinh
phí
5 In ấn tài liệu 5.913.000
đ
Tài liệu
cho TV
Tổng chi phí 83
người
92.745.956
đ
4.3. Đánh giá công tác đào tạo lực lượng thuyền viên của công ty
4.3.1. Đánh giá những kết quả đạt được
- Trong năm 2010, công tác đào tạo lực lượng thuyền viên của công
ty đã có những bước thành công rõ rệt. Về cơ bản, Trung tâm có
thể đáp ứng được 87% nhu cầu về lực lượng thuyền viên. Thuyền
viên đi trong năm 2010 theo nhận xét của Thuyền- Máy trưởng gửi
về, thuyền viên đã đi vào kỷ luật, có ý thức trách nhiệm cao, luôn
phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng là do công tác huấn luyện,
đào tạo tại bờ tốt, bổ sung thêm được các kiến thức cần thiết khi
làm việc trên tàu, nâng cao tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn,
vận hành tàu an toàn. Trình độ chuyên môn của thuyền viên cũng
đã được nâng cao đáng kể, cụ thể là chi phí đào tại lại trong năm
2010 đã giảm so với các năm trước ( tính theo kết cấu chi phí đào
tạo).
- Đội ngũ sinh viên tuyển về năm 2007, 2008 đã trưởng thành vượt
bậc, một số đã được đề bạt lên sỹ quan, một số đang cho thực tập
sỹ quan để bù đắp những thiếu hụt từ trước.
4.3.2. Những tồn tại và hạn chế và nguyên nhân:

Để làm rõ những hạn chế còn tồn tại trong nội bộ Công ty, đặc biệt
là những yếu điểm về vấn đền nguồn nhân lực, tác giả chuyên đề
xin được liệt kê những tai nạn sự cố hàng hải, đội tàu trong năm
2010 có liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của các thuyền viên.
- Vào 1300LT, ngày 21/3/2010, tàu Đông Phong bị cạn tại khu neo
cảng Ishikari- Japan. Công ty đã phối hợp với bên bảo hiểm cũng
như các bên liên quan khác để thuê đơn vị cứu hộ NIPPON
SALVAGE TOKYO JAPAN kéo tàu ra cạn. Đến 16/4/2010 lúc
0800LT tàu mới thoát cạn thành công. Tai nạn này được xác định
nguyên nhân là do thuyền trưởng chủ quan, thiếu kinh nghiệm khi
đánh giá tình hình thời tiết của đợt áp thấp này. Thuyền trưởng
không quan tâm đúng mức đến cảnh báo của các bên liên quan để
di chuyển tàu đến vị trí neo an toàn. Hành động của thuyền trưởng
đưa ra chưa đủ và hợp lý để phòng tránh trôi neo. Các sỹ quan
hàng hải không có tư vấn cho thuyền trưởng kể cả Đại phó là
người kề cần, trợ lý. Việc quản lý và giám sát trực ca neo theo các
quy trình trong hệ thống QLAT của Công ty chưa đầy đủ và chưa
thực sự mẫn cán.
Tai nạn này đã làm phát sinh khoản chi phí 2.265.000USD ( chưa
tính hư hỏng thiết bị trạm đo dữ liệu song biển), làm công ty thiệt
hại 7,26 tỷ đồng ( bao gồm tiền off- hire, chi phí nhiên liệu, chi phí
cầu bến, chuyển nhiên liệu lên bờ, đại lý phí… Số tiền này bảo
hiểm không chi trả).
- Ngày 16/5/2010, thủy thủ Trịnh Văn Linh tàu Đông Thọ bị tai nạn
tại Yamada ( Japan) do bất cẩn trong khi cẩu hạ giá đỡ cần cẩu
No3, giá đỡ đầu cần đã va vào thủy thủ Nguyễn Văn Linh làm thủy
thủ này ngã ngồi xuống mặt boong. Ban chỉ huy đã lập tức sơ cứu,
bó nẹp vết thương cho người bị nạn. Sau đó báo về Công ty Cổ
phần Hàng hải Đông Đô và liên hệ với đại lý tại Yamada để đưa
thủy thủ Linh lên bệnh viện khám và điều trị. Người bị nạn mất

35% sức khỏe, chi phí cho tai nạn này khoảng 23.000 USD.
Nguyên nhân là do người điều khiển cầu còn chủ quan, không thao
tác chuẩn xác, không lường hết tình huống nguy hiểm tới những
người đang làm việc trên boong, không có người đánh tín hiệu để
phối hợp với người điều khiển cẩu.
- Ngày 7/7/2010, tàu Đông Mai đâm vào san hô ngầm tại cảng
Moresby ( Papua New Guinea) ngày 7/7/2010, sự cố này đã làm hư
hỏng toàn bộ phần mũi quả lê từ đường mớn nước 4.5m trở xuống
từ mũi tàu đến vách ngăn phía sau của két nước mũi ( FPT) tại côn
giang 157. Tàu đã lên đà sữa chữa tại Dock Shipyard- PNG đến
ngày 3/9/2010 mới đưa vào khai thác. Tổn thất tổng cộng
692.433,42 USD. Sự cố làm công ty thiệt hại khoảng 3,7 tỷ đồng
do bảo hiểm không có nghĩa vụ chi trả tiền off- hire, chi phí nhiên
liệu, phí đăng kiểm… Nguyên nhân xảy ra sự cố là do Thuyền
trưởng và Phó 2 không nghiên cứu đầy đủ các thông tin khi vực
cảng mới đến lần đầu và chuẩn bị chuyến đi không đầy đù, để thiếu
chi tiết chạy luồng/ 621. Khi tàu chạy trong luồng thuyền trưởng
và các sỹ quan boong không thực hiện đúng quy định của Công ty,
không có sỹ quan cảnh giới mũi và sỹ quan trợ giúp Capt trên
buồng lái. Thuyền trưởng thiếu kinh nghiệm và coi nhẹ an toàn.
- Ngày 23/9/2010, 3/E Vũ Văn Triệu và thợ cả Lê Minh của tàu
Đônh Thanh bị tai nạn do nổ thùng phuy LO tại khu neo cảng
MONTEVIDEO- URUGUAY. Ngay khi sự cố xảy ra, người bị
nạn đã được tiến hành sơ cứu, tàu báo về công ty để cùng đại lý hỗ
trợ tàu đưa người bị nạn đi bệnh viện kiểm tra, chữa trị tại bệnh
viện British Hospital. Chi phí của sự cố này khoảng 80.000 USD
( P&I). Những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn này là do thuyền
viên chưa coi trọng công tác an toàn, do tàu đã chế đường ống gió
lắp vào thùng phuy LO để dùng áp lực gió đẩy dầu vào két chứa,
trong khi chuyển dầum thuyền viên không kiểm soát được áp lực

gió dẫn tới áp suất gió tăng cao gây nổ thùng phuy. Do thuyền viên
không tuân thủ quy trình nhận và chuyền nhiên liệu trong
HTQLAT của công ty.
- Ngày 26/9/2010, thợ điện Trịnh Xuân Hùng tàu Đông Mai bị tai
nạn khi bảo dưỡng Container lạnh tại cảng Moresby. Tàu đã sơ
cứu cho người bị nạn, báo về công ty để cùng đại lý hỗ trợ tàu đưa
người bị nạn đi bệnh viện kiểm tra, chữa trị. Chi phí của tai nạn
này là 3.223,88 USD. Nguyên nhân chính vẫn là do thuyền viên
chưa coi trọng an toàn, do sơ xuất, thuyền viên làm tuột tăng đơ
giữ thanh chằng Container.
- Ngày 21/7/2010, PSC Cảng Thượng Hải ( Trung Quốc) đã kiểm
tra tàu Đông Du phát hiện máy xuồng cấp cứu không hoạt động và
tàu bị bắt lỗi 30. Công ty đã phối hợp với chính quyền hành chính,
đại lý để giải phóng tàu, mua máy xuồng mới thay thế cho tàu. Tổn
thất tổng cộng là 43.193,22 USD và 395.200.000 VNĐ. Nguyên
nhân là do máy xuồng cũ, tay điều khiển hộp số bị kẹt, đơn vị bảo
dưỡng xuồng- TMS ( Trường ĐHHH) tại đà Phà Rừng có thử
nhưng chưa phát hiện những ẩn tỳ của xuồng.
Qua những tai nạn, sự cố liệt kê ở trên, ta có thể thấy nguyên nhân
chính nhất dẫn đến những sự cố đáng tiếc này vẫn là ý thức, thái
độ làm việc của thuyền viên và trình độ chuyên môn của họ vẫn
còn nhiều hạn chế. Tuy chỉ là một vài cá nhân nhưng ảnh hưởng
xấu lại rất lớn, gây tổn thất cho cả tập thể về nhiều mặt như thời
gian, tiền bạc, công sức… Bên cạnh đó một số thuyền viên không
tâm huyết với nghề, ý thức kỷ luật kém, gây mất đoàn kết nội bộ,
Trung tâm thuyền viên đang rà soát để thanh lọc và cho chấm dứt
hợp đồng lao động.Đội ngũ thủy thủ, thợ máy cũ có tay nghề cao,
chuyên môn và tâm lý vững vàng nhưng do sức khỏe đã yếu,
không thể đảm bảo công tác dài ngày trên biển. Số lượng này hiện
tại đang thiếu khá nhiều và số thủy thủ, thợ máy có trình độ đại

học sẽ về học sỹ quan làm cho lực lượng thủy thủ, thợ máy bị thiếu
hụt nên năm 2011 cần phải tuyển thêm thuyền viên có trình độ
trung cấp và sơ cấp.
Chương 2: Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo lực
lượng thuyền viên nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển của công ty
1. Mục tiêu và nhu cầu về lực lượng thuyền viên dự kiến trong năm 2011
1.1. Công tác tuyển dụng:
Hiện tại Trung tâm QL- ĐT&HL LĐHH Đông Đô đang quản lý 376
thuyền viên, trong đó:
- Thuyền viên đi trên các tàu của Công ty : 173 tv
- Thuyền viên nghỉ dự trữ luân phiên : 78 tv
- Thuyền viên đi học hoặc đào tạo lại : 21 tv
- Thuyền viên dôi dư : 58 tv
- Thuyền viên đang cho các đơn vị khác thuê: 46 tv
Cụ thể là căn cứ theo kế hoạch phát triển đội tàu của Công ty, nhu
cầu thuyền viên và chiến lược trẻ hóa đội ngũ thuyền viên trong năm
2011, Trung tâm sẽ tuyển dụng:
- Ngành boong: 15 thủy thủ có trình độ trung cấp và sơ cấp
- Ngành máy : 15 thợ máy có trình độ trung cấp và sơ cấp
Do 67 thuyền viên sẽ chấm dứt hợp đồng lao động, nghỉ chế độ
theo quy định hoặc không đáp ứng được yêu cầu của khối tàu công ty;
số lượng thuyền viên đã tuyển dụng những năm trước phần lớn là đại
học, cao đẳng nên đã thi sỹ quan vận hành và đang đi sỹ quan vận
hành trên các tàu nên số lượng thợ trên các tàu bị thiếu, cần bổ sung
khối thợ máy, thủy thủ có tay nghề để thay thế lớp thuyền viên không
đủ sức khỏe, đến tuổi chuẩn bị nghỉ hưu và những thuyền viên có trình
độ đại học lên sỹ quan vận hành.
Số sỹ quan quản lý (gồm thuyền trưởng hạng 1, phó 1 hạng 1, máy
trưởng hạng 1, máy 2 hạng 1), thợ cả, thợ điện, cấp dưỡng vẫn trong
tình trạng thiếu hụt khoảng 30%. Vì vậy trước mắt trung tâm vẫn phải

đi thuê từ các đơn vị khác để cung cấp thuyền viên cho đội tàu công ty
và các tàu cho các đơn vị khác thuê (gồm 10 tàu). Số lượng sỹ quan
quản lý, sỹ quan vận hành thiếu hụt được liệt kê trong bảng sau:
TT Chức danh Số TV cần
thiết
Số TV hiện

Số TV thiếu
hụt
Tỉ lệ %
1 Thuyền trưởng hạng 1 14 8 6 42.86
2 Thuyền phó 1 hạng 1 14 8 6 42,86
3 Máy trưởng hạng 1 14 9 5 35,71
4 Máy 2 hạng 2 14 11 3 21,43
5 SQVH boong 28 28
6 SQVH máy 28 33
Tổng cộng 112 97 20
1.2. Công tác điều động:
- Căn cứ theo kế hoạch phát triển đội tàu Công ty, dự kiến lượng
thuyền viên chất lượng cao thuê ngoài năm 2011 là 20 người
- Chi phí thay đổi thuyền viên: trung tâm cố gắng giảm thiểu ở mức
tối đa việc thay thuyền viên ở nước ngoài. Tuy nhiên còn phụ
thuộc vào hình thức khai thác tàu của Công ty (mở rộng tuyến hoạt
động chạy world wide)
+ Thay thuyền viên ở nước ngoài: 144 lượt
+ Còn lại sẽ thay thế trong nước
1.3. Công tác đào tạo:
- Lớp cập nhật huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ cho sỹ quan,
thuyền viên boong, máy (bao gồm cả khối thuyền viên dự trữ và
tuyển mới): 120 thuyền viên

- Lớp tiếng Anh chuyên ngành: 5 thuyền viên
- Các lớp học SQQL, SQVH trong năm 2011: 25 thuyền viên
- Quản lý nguồn nhân lực buồng máy: 20 thuyền viên
- Hải đồ điện tử: 20 thuyền viên
 Công tác quản lý: tiếp tục duy trì và thực hiện công tác quản lý hồ
sơ, tài liệu thuộc phòng thuyền viên theo đúng hệ thống ISM code
Bảng kế hoạch đào tạo và chi phí đào tạo thuyền viên năm 2011
TT Nội dung đào tạo SL tham
dự
Đối
tượng
Đơn vị tổ
chức
Kinh phí đào
tạo
Ghi chú
1 Lớp cập nhật huấn luyện
chuyên môn, nghiệp vụ
cho SQ, TV boong, máy
120
người
TV TTQL-ĐT
& HLLĐ
HH ĐĐ
80.000.000 đ Do TT giảng
dạy, chi phí là
LCB cho TV
2 Lớp tiếng anh chuyên
ngành
5 người TV DA nâng

cao CLTV
33.000.000 đ
3 Các lớp học SQQL, SQVH
trong năm 2011
25 người TV Trường
ĐHHH,
CĐHH
95.000.000 đ
4 Các lớp học SQ an ninh
(SSO)
10 người TV ĐK Việt
Nam
7.000.000 đ
5 Quản lý nguồn nhân lực
buồng lái
20 người TV TTHLTV
Vosco
10.000.000 đ
6 Quản lý nguồn nhân lực
buồng máy
20 người TV TTHLTV
Vosco
10.000.000 đ
7 Hải đồ điện tử 20 người TV TTHLTV
Vosco
30.000.000 đ
8 Các đào tạo khác (In ấn
cập nhật tài liệu HH)
50.000.000 đ
9 Lương TV đi học theo quy

chế
40.000.000 đ
Tổng cộng 355.000.000 đ
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển lực lượng
thuyền viên
2.1. Hoàn thiện hệ thống quản trị nhân lực:
Trong nền kinh tế tri thức, trình độ công nghệ và môi trường văn hóa
xã hội ngày càng phát triển thì nguồn nhân lực ngày càng được coi
trọng và được coi là tài sản quan trọng nhất của những doanh nghiệp
manh.Con người sử dụng các nguồn lực khác để tạo ra giá trị, cũng
như sự khác biệt. Tổ chức nào có nguồn nhân lực dồi dào, vững mạnh
và hiệu quả thì tổ chức đó sẽ thành công. Đây là kết quả từ hệ thống
quản trị nhân lực mạnh cho phép doanh nghiệp thu hút, sử dụng, phát
triển và duy trì đội ngũ nhân sự để thực thi hiệu quả các mục tiêu
chiến lược của tổ chức.Vì vậy, xây dựng hệ thống quản trị nguồn nhân
lực hiệu quả sẽ góp phần nâng cao sức mạnh cho tổ chức, quản trị các
nguồn lực khác hiệu quả hơn, tăng sức cạnh tranh, và tạo nên sự khác
biệt của doanh nghiệp trên thị trường.
2.2. Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực:
Những biến động và cạnh tranh liên tục trên thị trường cộng với
những thay đổi nhân sự bên trong tổ chức đòi hỏi các nhà lãnh đạo
phải nắm được bức tranh về đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp để đưa
ra được những điều chỉnh và quyết sách phù hợp. Việc đánh giá thực
trạng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, rà soát năng lực đội ngũ
trong mối tương quan với những yêu cầu của công việc là điều hết sức
quan trọng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp thấy được điểm mạnh, điểm
yếu của nhân sự trong doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những giải pháp
phù hợp về chính sách thu hút, tuyển dụng, đào tạo, phát triển, và đãi
ngộ nhân sự nhằm phát huy năng lực đội ngũ nhân sự và nâng cao
hiệu quả hoạt động của tổ chức.

2.3. Đánh giá mức độ hài lòng và gắn kết của nhân viên, phát triển hệ
thống truyền thông nội bộ:
Tinh thần, thái độ của nhân viên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
công việc. Môi trường làm việc tốt sẽ tạo cảm giác thoải mái cho nhân
viên. Việc nhân viên có hài lòng với công việc, với môi trường làm
việc, với con người, với chế độ, với tổ chức hay không, sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức và nhiệm vụ. Các
công cụ đánh giá khách quan như bảng hỏi, test, phỏng vấn trực tiếp
sẽ cung cấp những thông tin tin cậy cho vấn đề này. Từ đó doanh
nghiệp có được cái nhìn đúng đắn về nhân viên, về mức độ hài lòng
và cam kết của họ để đưa ra những giải pháp phù hợp đáp ứng nhu
cầu của nhân viên, tạo sự hài lòng và gắn kết lâu dài của nhân viên với
tổ chức. Bằng các giải pháp tức thời và phù hợp, doanh nghiệp sẽ giữ
chân được nhân viên của mình, đồng thời, họ sẽ hết lòng cống hiến
công sức và tâm huyết cho tổ chức, giúp tổ chức thực hiện thành công
các mục tiêu đã đề ra.
Hệ thống truyền thông nội bộ giúp các thành viên trong tổ chức trao
đổi mọi thông tin, chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng, từ đó mọi
người sẽ hiểu và gắn kết gần gũi với nhau hơn cả trong công việc.
Hơn nữa, hệ thống truyền thông nội bộ nhằm mục tiêu giúp nhân viên
chia sẻ hệ thống tôn chỉ, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, những
chuẩn mực văn hóa & hành vi ứng xử phù hợp với hình ảnh thương
hiệu; mọi người hiểu rõ các chính sách & thủ tục làm việc; mọi người
hợp tác vì mục đích chung và hỗ trợ nhau làm việc hiệu quả.
Như vậy, hệ thống truyền thông nội bộ hiệu quả không chỉ nhắm đến
việc thông báo hay truyền đạt những thông điệp từ các nhà lãnh đạo,
mà còn nhắm đến mục tiêu cao hơn là kết nối chiến lược kinh doanh
với vai trò & hiệu quả của từng nhân viên. Doanh nghiệp truyền thông
nội bộ tốt sẽ tạo sự khác biệt, gia tăng năng suất và sử dụng hiệu quả
các nguồn lực, và tạo được sự hài lòng của đội ngũ nhân viên.

2.4. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh:
Bản sắc văn hóa là kết tinh những tinh hoa của doanh nghiệp. Nó
được hình thành và phát triển cùng với sự tồn tại và lớn mạnh của
doanh nghiệp. Bản sắc văn hóa mạnh góp phần nâng cao hình ảnh
thương hiệu, thu hút, phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên tài năng
của doanh nghiệp. Bản sắc văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng to lớn
đến doanh nghiệp cũng như từng thành viên. Chính vì vậy, Công ty
cần phải nắm được hệ thống xuyên suốt trong bản sắc văn hóa của
mình là gì? Cách thức duy trì và phát triển những nét văn hóa nào? Để
từ đó phát triển được bản sắc văn hóa riêng biệt của mình, tạo nên một
hình ảnh đẹp không chỉ với các thành viên trong doanh nghiệp mà còn
với khách hàng và đối tác. Bản sắc văn hóa doanh nghiệp phải luôn
được duy trì và phát triển cùng với mục tiêu, chiến lược của doanh
nghiệp, và thích ứng với những thay đổi trên thị trường.
2.5. Xây dựng hệ thống đãi ngộ hiệu quả:
Hệ thống đãi ngộ của mỗi doanh nghiệp nhằm đạt tới hai mục tiêu căn
bản là thu hút nhân viên tiềm năng và duy trì đội ngũ nhân viên có
kinh nghiệm. Hơn nữa, nhân viên trong bất cứ tổ chức nào cung mong
muôn có được môi trường làm việc thuận lợi, có cơ hội học tập, thăng
tiến và có mức lương cao phù hợp với năng lực làm việc. Mặt khác hệ
thống đãi ngộ cũng đòi hỏi phải cân bằng, đảm bảo lợi ích của người
lao động và của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh nhân sự có nhiều biến động như hiện nay thì việc xây
dựng hệ thống chế độ đãi ngộ hợp lý trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết,
đòi hỏi phái áp dụng những phương pháp xây dựng hệ thống đãi ngỗ
tiên tiến và kinh nghiệm áp dụng trong điều kiện Việt Nam. Hệ thống
đãi ngộ hiệu quả sẽ là chất kết dính giữa con người và tổ chức, là cây
gập chỉ huy của ban lãnh đạo.
Nhờ đó doanh nghiệp có sự ổn định về nhân sự để đạt được mục tiêu
đặt ra, người lao động tìm thấy niềm vui, hạnh phúc và sự đam mê

trong công việc, làm việc hết lòng vì tổ chức.
2.6. Hoàn thiện việc xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực:
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, yêu cầu của
công việc đòi hỏi trình độ ngày càng cao của đội ngũ cán bộ công
nhân viên, điều đó đặt ra bài toán nâng cao trình độ cho đội ngũ cán
bộ nhân viên ngày càng cấp thiết. Bên cạnh đó là việc xây dựng
chương trình đào tạo và phát triển năng lực sao cho phù hợp, đảm bảo
đội ngũ nhân viên được trang bị những kỹ năng và kiến thức phù hợp
với những yêu cầu nhiệm vụ của doanh nghiệp là điều các doanh
nghiệp luôn quan tâm hàng đầu. Việc khảo sát, đánh giá nhu cầu đào
tạo để xây dựng chương trình đào tạo hiệu quả rất cần thiết và quan
trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Thông qua các chương trình đào tạo,
doanh nghiệp nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên, tạo
điều kiện cho nhân viên phát triển, gắn bó hơn với tổ chức và tạo động
lực cho nhân viên cống hiến hết mình cho tổ chức. Hơn nữa, các giải
pháp và chính sách phát triển quản lý sẽ giúp cho doanh nghiệp không
rơi vào tình trạng khủng hoảng thiếu hụt nhân sự khi doanh nghiệp
tăng trưởng và phát triển
Trong công ty, công tác kế hoạch hóa chương trình đào tạo là tương
đối tốt nhưng vẫn cần phải tập trung hơn nữa vào một số công việc
sau:
2.6.1. Hoàn thiện việc xác định nhu cầu đào tạo:
Việc xác định nhu cầu đào tạo cũng chính là việc đi trả lời các câu
hỏi:
- Khi nào cần bổ sung/ tuyển dụng lao động?
- Ở đâu?
- Bao nhiêu người?
- Loại lao động nào?
- Trình độ nào?

Chúng ta cần chú ý:
• Nhu cầu bổ sung = Nhu cầu cần có – Số hiện có + Nhu cầu
thay đổi
Nhu cầu đào tạo
• Nhu cầu tuyển đào tạo =
1 - % rớt khi đào tạo
Việc xác định nhu cầu đào tạo để theo kịp tốc độ phát triển nhanh
chóng của Tổng công ty đòi hỏi công ty bắt tay vào triển khai một
số công việc sau:
- Nâng cao hơn nữa trách nhiệm quản lý, theo dõi lực lượng lao
động ở các đơn vị

×