Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Giải pháp triển khai mô hình Thương mại điện tử B2B vào hoạt động bán hàng của Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật công nghiệp Đức Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.71 KB, 60 trang )

i
TÓM LƯỢC
Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật công nghiệp Đức Anh (thang máy NOVALift)
là một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ về thang
máy với website www.novalift.vn. Thành lập tháng 04 năm 2006, Công ty đang
từng bước đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình kết hợp với đẩy mạnh ứng
dụng Thương mại điện tử (TMĐT) vào hoạt động kinh doanh của Công ty. Bước
đầu đã và đang mang lại hiệu quả cho hoạt động bán hàng của Công ty, nhưng bên
cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế do cơ sở hạ tầng cũng như là nhân lực chưa đáp
ứng được.
Với mặt hàng thang máy đặc thù nên khách hàng chủ yếu của Công ty chủ yếu
là các doanh nghiệp. Qua quá trình thực tập và nghiên cứu tại Công ty TNHH kỹ
thuật công nghiệp Đức Anh tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng bán hàng của
Công ty. Nhận thấy TMĐT là cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp lớn và nhỏ trên thế
giới và với mặt hàng đặc trưng là thang máy nên tôi đã chọn đề tài : “Giải pháp triển
khai mô hình TMĐT B2B vào hoạt động bán hàng của Công ty TNHH Dịch vụ kỹ
thuật công nghiệp Đức Anh”, với mong muốn sẽ góp một chút công sức của mình
để nâng cao hoạt động bán hàng của Công ty thông qua website www.novalift.vn.
Hy vọng với đề tài này sẽ là một giải pháp định hướng xây dựng mô hình TMĐT
B2B vào hoạt động bán hàng của Công ty.
Nội dung của khóa luận bao gồm 3 chương :
- Chương I : Một số vấn đề lý luận cơ bản về đề tài.
- Chương II : Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng vấn đề
nghiên cứu.
- Chương III : Các kết luận và đề xuất hướng giải pháp triển khai mô hình bán
hàng TMĐT B2B mặt hàng thang máy qua website www.novalift.vn.
LỜI CẢM ƠN
Sau bốn năm học tập và nghiên cứu tại khoa thương mại điện tử, trường đại học
thương mại em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại điện tử


ii
thương mại điện tử đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập nghiên cứu tại
khoa.
Em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn
Văn Minh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình
hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên
Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật công nghiệp Đức Anh đã giúp đỡ em trong thời
gian thực tập tại đây và thời gian hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đề
tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự thông
cảm, góp ý tận tình của các thầy cô giáo để khóa luận của em có thể được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
MỤC LỤC



Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại điện tử
iii


 !"#
$%&'#()*+ ",)-!"#
.),)-$
/0,)-$
12 !2'+,3.
,456+ "7'*""#/
56+2&3*/

289:;<=8>?:@<AB;:=CDE/
$289:;<8>?:@<AB;:=C*$*/
.289:;<<F8G:8H:8IJK:8L<F8G:8H:8IJK:8M<F8G:8H:8IJK:8
*$*/
$NO!,03P*$*1
.56+7("*&#,*$*Q
.289:;<R9:8L:@*$*STKUVRW=VQ
.$X=WY8G:8=8Z[R9:8L:@*$*[8\]^TQ
..K=_`Labc[8[\KR9:8L:@*$*d
/()#e&fg*&#,fh,*$*i
/(jT[kT[?Wl8A=k:@[8c:8[8JR9:8L:@*$*i
/$eT]=_G:8R9:8L:@=_J:@*$*i
1gg,)-fh,m#,h#m)e"#.
$,&3,)- "1
$8>?:@n89n=8T=8on=8F:@p:Iqa;T1
$$8>?:@n89nn8r:s[8LtCauIqa;T1
$$&,&v,egg#,!w+xf,
3fO2xg*&#,*$*mN#,,&(!x,(
y2z'x,,3-{
$$|:@STK:}:88G:8=8>?:@<AB;:=C*$*l;=K<{
$$_G:8BX:8r:a~[[8Jn89==_•:*$*Q
$$$G:88G:8n89==_•:UVRW=V=_J:@[9[IJK:8:@8;n€
$$.•a;=8K<@KWL:@KJI‚[8[\K[9[IJK:8:@8;nd
$$$8~[=_A:@Z:@Iƒ:@=8>?:@<AB;:=CLJR9:H:8IJK:8lF:@=]‚[8ƒ
H„=8To=[F:@:@8;nZ[:8$i
$$$289ST9=…F:@=]‚[8ƒH„=8To=[F:@:@8;nZ[:8$i
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại điện tử
iv
$$$$8~[=_A:@Z:@Iƒ:@=8>?:@<AB;:=CLJ8JA=BX:@H:8IJK:8=8K:@<9]=A

F:@=]‚[8ƒH„=8To=[F:@:@8;nZ[:8$
$$.9[:8r:=Y<F=_>†:@‡:88>l:@B^:;[=_•:H8K<F8G:8R9:8L:@*$*<ˆ=
8L:@=8K:@<9]F:@=]‚[8ƒH„=8To=[F:@:@8;nZ[:8=_j:UVRW=V:JKa‰:
$.
$$.:88>l:@[\K[9[]^T=YRj::@JLIJK:8:@8;n$.
$$.$:88>l:@[\K[9[]^T=YRj:=_J:@IJK:8:@8;n${
$.2ew&Š3'$Q
$.9:8@9<Z[BXZ:@Iƒ:@=8>?:@<AB;:=C=_J:@[F:@=]$Q
$.$9:8@9<ˆ=8L:@B>b[pjT=8ƒ:8…T:8‹==A[F:@=]$€
$..k<STK:=_Œ:@[\K=_J:@8JA=BX:@H:8IJK:8[\K[F:@=]$€
$./8Z[:•:@[8c:8[\KUVRW=V:JKa‰:$d
$.1k:WT‹=[on:8o==8F:@p:=_j:UVRW=V.i
$.{JK:8=8T=ŽH89[88L:@[\K[F:@=].i
$.QG:8=8Z[=8K:8=J9:=A[F:@=].
$.€G:8=8Z[aj:aA[@qKH89[88L:@•[F:@=].$
$.dG:8=8Z[o:[8T]•:8L:@.$
$.i•TR^=[\K:8r:j:…
$._l:@AH8=_•:H8K<F8G:8R9:8L:@*$*./
,4&2'#"% m,,&fO2xg*&#,*$*
N,&(e•‘*6‘h’.1
.&&3#2'ee&fg,)-.1
.8q:@H^=ST‡BA=B>b[=_J:@Z:@Iƒ:@LJH:8IJK:8l[F:@=].1
.$8q:@=“:=A[8>KB>b[@‡ST]^=.{
..@T]j::8r:[\K:8q:@=“:=A.Q
./~R9J}:88G:8=_J:@=8†@K:=•.€
.1‚:88>•:@n89==_•:[\K[F:@=].d
.$"% m,fO2xg*&#,*$*N#,,&(0x,
(y2z'x,,3-e•‘*6‘h’/i
.$X=WYB…tT‹=M@‡n89ntr]I~:@ST]=_G:8R9:8L:@*$*=AUVRW=V:JKa‰:/i
.$eT]=_G:8p^n:8o:B?:8L:@/i

.$$eT]=_G:8=8~[8;:B?:8L:@/
.$.eT]=_G:8=8K:8=J9:/
.$/eT]=_G:8o:[8T]•:L@KJ:8o:8L:@8”K/$
.$1‚[8ƒWKTR9:8L:@/$
..56+2,y!(/$
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại điện tử
v
..X=WYH^::@8‚•[8c:8n8\/$
..$X=WYH^::@8‚•F:@=]‚[8ƒH„=8To=[F:@:@8;nZ[:8/.
2'/{
#32h

Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại điện tử
vi
DANH MỤC BẢNH BIỂU, HÌNH VẼ
Tên bảng biểu Trang
Bảng 1.1 So sánh giữa TMĐT B2B và B2C 7
Bảng 2.1 Tình hình sở hữu và sẽ xây dựng website của doanh nghiệp
theo lĩnh vực năm 2012
20
Bảng 2.2 Tỷ lệ mặt hàng được tiêu thụ tại công ty 29
Bảng 2.3 Tầm quan trọng của TMĐT trong công ty 30
Tên hình vẽ, sơ đồ
Hình 1.1 Quy trình xử lý đơn hàng trong bán hàng B2B 11
Hình 2.1 Hình thức đào tạo CNTT và TMĐT cho nhân viên của doanh
nghiệp qua các năm
19
Hình 2.2 Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch TMĐT qua các năm 29

Hình 2.3 Mức độ ứng dụng TMĐT trong công ty 31
Hình 2.4 Đánh giá chức năng chính của website novalift.vn 32
Hình 2.5 Tần suất cập nhật thông tin trên website 32
Hình 2.6 Doanh thu từ khách hàng của công ty 33
Hình 2.7 Hình thức thanh toán tại công ty 34
Hình 2.8 Hình thức liên lạc giữa khách hàng với công ty 34
Hình 2.9 Hình thức vận chuyển hàng trong công ty 35
Hình 2.10 Hiểu biết của nhân viên trong công ty về TMĐT 36
Hình 2.11 Các trở ngại khi triển khai mô hình bán hàng B2B qua website 39
Hình 3.1 Mô hình bán hàng qua website novalift.vn của Công ty TNHH
Dịch vụ kỹ thuật công nghiệp Đức Anh
42
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
B2B Business to Business Doanh nghiệp tới doanh nghiệp
B2C Business to Consumer Doanh nghiệp tới người tiêu dùng
CNTT Công nghệ thông tin
CRM Customer Relationship
Management
Quản trị quan hệ khách hàng
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại điện tử
vii
EDI Electronic data interchange Trao đổi dữ liệu điện tử
ERP Enterprise Resource Planning Hệ thống kế hoạch hóa nguồn lực
doanh nghiệp
GVHD Giáo viên hướng dẫn
ISP Internet Service Provider Nhà cung cấp dịch
vụ Internet
LNST Lợi nhuận sau thuế

SCM Supply chain management Quản lý chuỗi cung ứng
SV Sinh viên
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TMĐT Thương mại điện tử
UNICITRAL The United Nations
Commission International
Trade Law
Ủy ban Liên hợp quốc về Luật
Thương mại quốc tế
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại điện tử
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Internet phát triển mạnh mẽ là động lực thúc đẩy việc ứng dụng mô hình thương
mại điện tử (TMĐT) vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra một phương
thức kinh doanh mới, hiệu quả và đã nhanh chóng khẳng định được vị thế vượt trội
hơn hẳn so với phương thức kinh doanh truyền thống. Nhiều doanh nghiệp trên thế
giới và Việt Nam đã ứng dụng thành công mô hình TMĐT B2B và trở thành một xu
thế tất yếu.
Ở Việt Nam TMĐT tuy là một điều khá mới mẻ nhưng đã có nhiều doanh
nghiệp ứng dụng và phát triển thành công TMĐT như công ty Vietgo, công ty cổ
phần Vật Giá với sàn giao dịch vatgia.com, công ty Peaceoft Sulution với trang
web: chodientu.vn…Với sự phát triển mạnh mẽ và vai trò quan trọng của TMĐT
B2B trong bối cảnh đất nước tham gia ngà càng sâu rộng vào tiến trình hội nhập
quốc tế, Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật công nghiệp Đức Anh đã phần nào nhận
thức đước lợi ích to lớn mà TMĐT nói chung và TMĐT B2B nói riêng mang lại, vì
vậy công ty cũng đã ứng dụng TMĐT B2B vào trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình. Tuy nhiên những ứng dụng TMĐT của Công ty chưa mang lại
hiệu quả cao, cũng như chưa hình thành được một mô hình cụ thể và chưa mang lại

những mục tiêu mong muốn vì thiếu những nghiên cứu mang tính chất đầy đủ và
toàn diện về việc phát triển mô hình TMĐT cụ thể mà Công ty muốn triển khai.
Với mặt hàng kinh doanh là các loại thang máy, Công ty TNHH Dịch vụ kỹ
thuật công nghiệp Đức Anh đang muốn xây dựng và triển khai mô hình TMĐT B2B
vào hoạt động kinh doanh của mình. Công ty đã xây dựng cho mình website:
www.novalift.vn tuy nhiên trong quá trình hoạt động website vẫn chưa khai thác
được hết tính năng hiệu quả của mình. Yêu cầu cấp thiết đặt ra lúc này đối với công
ty là phải cần phải có những nghiên cứu về việc triển khai mô hình TMĐT B2B vào
hoạt động bán hàng của Công ty.
2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài này tập trung vào một số vấn đề sau :
Tìm hiểu một số vấn đề lý luận cơ bản về Thương mại điện tử, mô hình kinh
doanh, bán hàng B2B, quy trình bán hàng B2B.
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại điện tử
SV: Cao Văn Hiệp – K5I3 GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
1
Thống kế, tổng hợp phân tích và đưa ra các kết luận từ các kết quả nghiên cứu
thực tế tình hình ứng dụng TMĐT của Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật công
nghiệp Đức Anh. Qua đó đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm triển khai mô hình
TMĐT B2B vào hoạt động bán hàng của Công ty.
Qua quá trình thực tập, tìm hiểu và đánh giá thực trạng ứng dụng TMĐT vào
hoạt động bán hàng của Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật công nghiệp Đức Anh,
nhận thấy xu hướng phát triển chung của thị trường và những lợi ích to lớn mà
TMĐT B2B mang lại, cũng như là đặc điểm của ngành hàng thang máy mà Công ty
kinh doanh em xin đưa ra đề tài nghiên cứu “Giải pháp triển khai mô hình TMĐT
B2B vào hoạt động bán hàng của Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật công nghiệp
Đức Anh”. Cụ thể hơn đề tài nhằm đề xuất giải pháp triển khai mô hình bán hàng
B2B mặt hàng thang máy tại Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật công nghiệp Đức
Anh.

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tập hợp và hệ thống hóa một số cơ sở lý luận
cơ bản về thương mại điện tử, mô hình TMĐT B2B, quy trình bán hàng B2B,
những yêu cầu cần thiết về việc phát triển và hoàn thiện mô hình TMĐT B2B.
Đánh giá thực trạng hoạt động của website để tìm ra ưu nhược điểm, những mặt
đạt được và hạn chế cần khắc phục.
Nghiên cứu bằng các phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu để đề xuất giải
pháp triển khai mô hình bán hàng B2B mặt thang máy ở Công ty TNHH Dịch vụ kỹ
thuật công nghiệp Đức Anh.Đưa ra những đề xuất, kiến nghị giúp công ty hoàn
thiện và phát triển mô hình bán hàng TMĐT B2B qua website của công ty.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Phạm vi nghiên cứu chỉ mang tầm vi mô, giới hạn trong một phạm vi cụ thể đó
là Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật công nghiệp Đức Anh trong khoảng thời gian
ngắn hạn. Cụ thể là:
Về không gian: Đề tài nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng ứng dụng TMĐT tại
Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật công nghiệp Đức Anh thông qua website
www.novalift.vn, từ đó đưa ra các giải đề xuất, giải pháp cho việc triển khai mô
hình TMĐT B2B vào hoạt động bán hàng của Công ty.
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại điện tử
SV: Cao Văn Hiệp – K5I3 GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
1
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu dựa vào số liệu của Công ty trong
vòng 3 năm lại đây và đưa ra định hướng triển khai mô hình TMĐT B2B vào hoạt
động bán hàng của Công ty trong vòng 3 năm tới.
5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP.
Đề tài:“Giải pháp triển khai mô hình TMĐT B2B vào hoạt động bán hàng của
Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật công nghiệp Đức Anh” bao gồm 3 chương :
- Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về đề tài.
- Chương II: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên

cứu.
- Chương III: Các kết luận và đề xuất hướng giải pháp triển khai mô hình bán hàng
TMĐT B2B mặt hàng thang máy qua website novalift.vn
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại điện tử
SV: Cao Văn Hiệp – K5I3 GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
1
CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.
1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử (TMĐT).
Trên thế giới hiện có rất nhiều định nghĩa khác nhau về TMĐT theo nghĩa rộng
và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa hẹp, TMĐT chỉ đơn thuần bó hẹp TMĐT trong việc mua bán, trao
đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, bao gồm Internet và các
mạng truyền thông khác.
Theo Ủy ban TMĐT của tổ chức hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương
(APEC). “TMĐT là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số
liệ và công nghệ tin học kỹ thuật số”.
Trong luật mẫu về TMĐT của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc
tế (UNICITRAL), Thương mại điện tử có nghĩa là việc trao đổi thông tin thương
mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn
nào của toàn bộ quá trình giao dịch.
Theo Tổ chức thương mại thế giới WTO, “TMĐT bao gồm việc sản xuất,
quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm đuợc mua bán và thanh toán trên mạng
Internet, nhưng được giao nhận một các hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cuãng
như những thông tin số hóa thông qua Internet”.
TMĐT hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và thương mại bằng
phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt
động như gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng.
1.1.2. Khái niệm Thương mại điện tử B2B.

Khái niệmTMĐT B2B: Thương mại điện tử B2B là giao dịch thương mại (Trao
đổi, mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ) được tiến hành giữa hai doanh nghiệp bất kỳ
thông qua mạng internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác
(Theo bài giảng học phần Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử B2B, PGS.TS
Nguyễn Văn Minh)
1.1.3. Khái niệm mô hình kinh doanh và mô hình kinh doanh TMĐT, mô hình
kinh doanh TMĐT B2B.
Khái niệm mô hình kinh doanh: Mô hình kinh doanh miêu tả một tầm rộng
những mô hình (về mặt hình thức) do các doanh nghiệp xác định để đại diện các
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại điện tử
SV: Cao Văn Hiệp – K5I3 GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
1
khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp, như là các quá trình hoạt động, các cấu trúc
tổ chức và những dự báo tài chính…
Theo Efraim Turban: “Mô hình kinh doanh là một phương pháp tiến hành kinh
doanh qua đó doanh nghiệp có được doanh thu, điều kiện cơ bản để tồn tại và phát
triển trên thị trường”.
Còn theo Paul Timmers: “Mô hình kinh doanh là cách bố trí, sắp xếp các sản
phẩm, dịch vụ và các dòng thông tin, bo gồm việc mô tả các yếu tố của quá trình
kinh doanh và vai trò của nó đối với kinh doanh, đồng thời mô tả các nguồn doanh
thu, khả năng thu lợi nhuận từ mỗi mô hình kinh doanh đó.
Mô hình kinh doanh điện tử: mô tả nền tảng kiến trúc kinh doanh, qua đó sản
phẩm, dịch vụ và thông tin được truyền tới khách hàng và mô tả dòng doanh thu của
doanh nghiệp ứng dụng TMĐT.
Mô hình kinh doanh cũng xác định các thành tố của chuỗi giá trị trong kinh
doanh, ví dụ hệ thống hậu cần đầu vào, hoạt động sản xuất, hậu cần đầu ra,
markerting…và các hoạt động hỗ trợ khác.
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2B: Mô hình TMĐT B2B là mô hình
kinh doanh thương mại điện tử trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các doanh

nghiệp với nhau. Giao dịch B2B có thể diễn ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp hoặc
thông qua một đối tác thứ ba (hay một trung gian giao dịch) đóng vai trò cầu nối
giữa người mua và người bán, đồng thời tạo điều kiện để giao dịch giữa họ diễn ra
thuận lợi hơn.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B.
Thương mại điện tử B2B được thực hiện trực tiếp giữa người mua và người bán
hoặc thông qua một đối tác kinh doanh trực tuyến thứ ba. Đối tác trung gian này có
thể là tổ chức, cá nhân hoặc một hệ thống điện tử. Khách hàng trong TMĐT B2B
không phải là cá nhân mà họ là các doanh nghiệp, và thường giao dịch với khối
lượng hàng hóa lớn, giá trị cao.
B2B truyền thống giao dịch thông tin dựa vào điện thoại, máy fax trong khi
thương mại điện tử B2B được thực hiện thông qua mạng điện tử, thông thường là
Internet. Sự ra đời của TMĐT B2B có thể giúp giảm bớt trung gian như: nhà phân
phối, nhà bản lẻ.
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại điện tử
SV: Cao Văn Hiệp – K5I3 GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
1
TMĐT B2B có hai loại giao dịch cơ bản: mua hàng ngay lập tức (Spot buying)
và mua hàng chiến lược (Strategic sourcing). Khối lượng hàng hóa giao dịch trong
TMĐT B2B thường rất lớn, giá trị cao, tuy nhiên tần xuất đặt hàng thì lại không
nhiều. Để hiểu rõ hơn đặc điểm của TMĐT B2B ta xây dựng bảng so sánh TMĐT
B2B và B2C:
Đặc điểm TMĐT B2C TMĐT B2B
Cấu trúc liên
mạng
Liên kết qua mạng internet:
Người dùng cuối cùng
(người mua) kết nối thông
qua ISP. Người bán, được

bảo vệ bởi bức tường lửa
(firewall) hoặc liên kết trực
tiếp với internet thông qua
ISP.
Liên kết qua internet hoặc liên kết
qua các mạng riêng với các đối tác
thương mại tin cậy. Các mạng riêng
ảo (VPN) sử dụng hạ tầng mạng
internet
Đặc điểm đặt
hàng
Đơn lẻ (không mang tính
thường xuyên và lặp đi lặp
lại): Thường có khối lượng
nhỏ, tổng giá trị thấp.
Các đơn hàng theo kế hoạch. Các
đơn hàng lặp đi lặp lại, khối lượng
hoặc tổng giá trị lớn
Hình thức
thanh toán
Chủ yếu là thẻ tín dụng Nhiều hình thức: Thẻ tín dụng, đơn
đặt hàng, hợp đồng
Định giá Theo cách bán lẻ thông
thường: Giá niêm yết, danh
mục giảm giá, phiếu giảm
giá…
Thường thương lượng giá với từng
đối tượng khách hàng. Giảm giá
theo khối lượng, giá khuyến mại cho
từng loại sản phẩm…

Các điều kiện
điều khoản
thương mại
Theo cách thông thường Thường thương lượng với từng đối
tượng khách hàng. Một số trường
hợp yêu cầu EDI
Các sản phẩm
kinh doanh
Các sản phẩm thông thường
được liệt kê trong catalogue
điện tử
Các sản phẩm thông thường được
liệt kê trong catalogue điện tử, các
sản phẩm gia công theo đơn đặt
hàng, các sản phẩm sơ chế dưới
dạng nguyên vật liệu thô, các sản
phẩm đặc biệt
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại điện tử
SV: Cao Văn Hiệp – K5I3 GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
1
Catalog điện
tử
Thường được sử dụng Ít khi sử dụng. Các đơn hàng có thể
căn cứ theo số hiệu (mã) bộ phận
hoặc theo một hình thức nhất định.
Vai trò của
chuỗi cung
ứng
Thường không sử dụng Dự báo nhu cầu, tự động tổng hợp

và xử lý đơn đặt hàng. Công khai
chuỗi cung ứng
Bảng 1.1 Bảng so sánh giữa TMĐT B2B và B2C
(Nguồn: Bảng tổng hợp của hãng IBM)
1.3. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ BÁN HÀNG B2B.
1.3.1. Khái niệm bán hàng B2B qua website.
Bán hàng B2B qua website là việc doanh nghiệp bán các sản phẩm, dịch vụ của
mình cho các đối tác là các tổ chức, các doanh nghiệp thông qua việc tận dụng lợi
thế của mạng Internet. Các giai đoạn xử lý đơn hàng, thực hiện đơn hàng, thanh
toán, vận chuyển được thực hiện thông qua website của doanh nghiệp. Không
những vậy, mạng toàn cầu Internet còn mở ra cho các doanh nghiệp nói chung và
doanh nghiệp TMĐT nói riêng có thêm nhiều cách tiếp cận trong việc marketing,
bán hàng, tìm kiếm thông tin khách hàng, sản phẩm, đánh giá nhanh chóng để đưa
ra các quyết định mua hàng.
1.3.2. Một số hình thức bán hàng B2B chủ yếu.
a. Loại hình giao dịch bên bán chủ đạo (một người bán cho nhiều người mua)
Là mô hình dựa trên công nghệ web trong đó một công ty bán cho nhiều công
ty mua. Có ba phương thức bán chính trong mô hình này là:
- Bán qua catalog điện tử: Bán hàng qua catalog là việc sử dụng catalog như một
phương tiện để giao tiếp với khách hàng. Thông qua catalog người tiêu dùng có
thể biết được những sự kiện bán hàng sắp diễn ra, những đợt giảm giá đặc biệt…
Catalog phát huy được hiệu quả cao khi được phối hợp với các chương trình
quảng cáo, tiện ích trên internet, nếu được sử dụng lâu dài và có hiệu quả nó sẽ
thúc đẩy kinh doanh và sẽ trở thành công cụ marketing có sức lan tỏa.
- Bán thông qua đấu giá tăng dần: Bán thông qua đấu giá có thể được thực hiện
trên site riêng của công ty hoặc qua trung gian.
Đối với các công ty lớn, thường xuyên tiến hành đấu giá thì việc lập cho mình
một website riêng thực sự là cần thiết. Việc lập một website riêng sẽ làm cho công
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại điện tử

SV: Cao Văn Hiệp – K5I3 GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
1
ty bỏ ra chi phí lớn về cơ sở hạ tầng, điều hành, duy trì website. Tuy nhiên nó lại
giúp công ty có thể kiểm soát một cách có hiệu quả các phiên đấu giá.
- Bán một tới một, thường thông qua các hợp đồng dài hạn (Bên mua thỏa thuận
với bên bán các điều kiện về giá cả, số lượng, phương thức thanh toán, vận
chuyển và chất lượng)
b. Loại hình giao dịch bên mua chủ đạo (một người mua từ nhiều người bán)
Khi một người mua hàng tìm đến thị trường bên bán, bộ phận mua hàng của
người mua sẽ nhập dữ liệu một cách thủ công vào máy tính của họ, rồi tiến hành tím
kiếm các cửa hàng (e-store), các phố bán hàng trực tuyến (e-mall) trực tuyến để tìm
kiếm và so sánh nhà cung ứng, sản phẩm. Quá trình này rất chậm và tốn nhiều chi
phí.
Đối với các công ty lớn (mua nhiều), giải pháp tốt nhất là mở riêng cho mình
một chợ điện tử (gọi là chợ điện tử bên mua) và mời những người bán hàng tìm xem
và thực hiện đơn đặt hàng (như Sisco) đã làm.
Hoạt động mua hàng của công ty thường được các đại diện mua hàng
(purchasing agent, corporate buyer) thực hiện.
c. Loại hình giao dịch qua trung gian (sàn giao dịch)
Thuật ngữ Sàn giao dịch điện tử muốn nói đến cổng giao dịch thương mại mở
cửa cho tất cả các phía quan tâm (nhiều người bán và nhiều người mua), sử dụng
một nền công nghệ chung và được bên thứ ba hoặc các consortia công nghiệp quản
lý.
Ngoài việc tổ chức các hoạt động thương mại, các Sàn giao dịch còn duy trì các
hoạt động cộng đồng như phân phối tin tức công nghiệp, tài trợ các nhóm thảo luận
trực tuyến, tiến hành các hoạt động nghiên cứu. Các sàn giao dịch cũng cung cấp
các dịch vụ như thanh toán và logistics.
d. Loại hình thương mại hợp tác
Thương mại cộng tác-Collaborative commerce (c-commerce):sử dụng công
nghệ số cho phép các công ty cộng tác trong việc lập kế hoạch, thiết kế, phát triển,

quản lý, và nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ và các ứng dụng mới của TMĐT.
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại điện tử
SV: Cao Văn Hiệp – K5I3 GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
1
Công cụ để tiến hành thương mại cộng tác là các phần mềm phục vụ làm việc
theo nhóm và các công cụ hợp tác được thiết kế đặc biệt khác.
1.3.3. Vai trò và lợi ích của bán hàng B2B.
•Vai trò.
Trong nền cơ chế thị trường, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh là một đơn vị hạch
toán độc lập, tự tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đối với
mọi doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh phải tiến hành rất nhiều hoạt động trong đó
có bán hàng là khâu quan trọng mấu chốt nhất. Chỉ có bán được hàng doanh nghiệp
mới có thể thu hồi vốn kinh doanh thực hiện được lợi nhuận và tiếp tục mở rộng sản
xuất kinh doanh.
Đối với nền kinh tế quốc dân hoạt động bán hàng B2B là cầu nối giữa doanh
nghiệp sản xuất với các doanh nghiệp khác là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu góp phần
bảo đảm cân đối giữa sản xuất với tiêu dùng, cân đối giữa cung và cầu, bình ổn giá
cả và đời sống nhân dân. Tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Đối với doanh nghiệp sản xuất bán hàng B2B là nghiệp vụ kinh doanh cơ bản,
trực tiếp thực hiện các chức năng lưu thông hàng hóa phục vụ cho sản xuất, là khâu
quan trọng nối liền sản xuất với tiêu dùng, đảm bảo cân đối giữa cung và cầu đối
với từng mặt hàng cụ thể, góp phần bình ổn giá cả thị trường.
Hiện nay thì TMĐT B2B đang đóng góp tỷ trọng cao trng GDP của nhiều quốc
gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc…
•Lợi ích
 Lợi ích đối với doanh nghiệp bán:
Mở rộng thị trường:Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền
thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp,
khách hàng và đối tác trên khắp thế giới.

Giảm chi phí sản xuất, cải thiện hệ thống phân phối
Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp, cải thiện chất lượng
dịch vụ khách hàng, đối tác kinh doanh mới….
 Lợi ích đối với doanh nghiệp mua:
Vượt giới hạn về không gian và thời gian:Thương mại điện tử B2B cho phép
khách hàng mua hàng hóa mọi nơi, mọi lúc đối với các công ty trên khắp thếgiới.
Giảm chi phí tìm kiếm và thời gian mua hàng.
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại điện tử
SV: Cao Văn Hiệp – K5I3 GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
1
Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ.
Giá thấp hơn.
Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn.
Được hưởng lợi từ việc DNcắt giảm chi phí dành cho quảng cáo trên các
phương tiện truyền thông, thay vào đó giảm giá hay khuyến mại trực tiếp cho khách
hàng mua qua mạng Internet.
 Lợi ích đối với xã hội :
Hoạt động trực tuyến:Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc,mua
sắm, giao dịch từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn…
Thúc đẩy kinh tế phát triển:Với thương mại điện tử B2B các doanh nghiệp đều
có thể tìm được nhiều cơ hội kinh doanh hơn, tìm kiếm được nhiều hợp đồng cũng
như dễ dàng hơn trong việc tìm đối tác để xuất khẩu. Từ đó, giúp tăng nguồn thu
cho Nhà nước.
Gia tăng công ăn việc làm cho người lao độngkhi doanh nghiệp hoạt động hiệu
quả và mở rộng quy mô nhờ áp dụng thương mại điện tử B2B.
1.4. YÊU CẦU VÀ QUÁ TRÌNH BÁN HÀNG TRONG TMĐT B2B.
1.4.1. Yêu cầu cơ sở hạ tầng chính cho bán hàng B2B.
Để triển khai B2B, doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT, ứng
dụng các phần mềm quản lý quy trình kinh doanh, quản trị nội bộ doanh nghiệp. Để

có thể triển khai tốt việc ứng dụng TMĐT vào doanh nghiệp thì cần một số yêu cầu
về cơ sở hạ tầng như:
- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Mạng truyền thông và các giao thức mạng,
trang web, tên miền…
- Các phần mềm tích hợp việc mua bán, phần mềm EDI, ERP
- Hậu cần, vận tải, nhà kho, phân phối…
- Máy chủ web, bảo mật và giải pháp chăm sóc khách hàng
1.4.2. Quy trình bán hàng trong TMĐT B2B.
a. Xử lý đơn hàng
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại điện tử
SV: Cao Văn Hiệp – K5I3 GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
1
Hình 1.1 Quy trình xử lý đơn hàng trong bán hàng B2B
(Nguồn:Slide bài giảng bộ môn quản trị tác nghiệp TMĐT – Đại học Thương mại)
- Các hoạt động trước đặt hàng
Hợp đồng bán hàng: Bán hàng B2B có thể được thỏa thuận chính thức qua hợp
đồng. Một hợp đồng điển hình nói rõ thỏa thuận của người bán đồng ý bán và người
mua đồng ý mua một hàng hóa cụ thể, với số lượng xác định, đơn giá, tổng giá trị,
hoặc kết hợp tất cả các tiêu chí này trong một giai đoạn thời gian xác định.
Yêu cầu thông tin đơn hàng (Order Enquiry): Một giao dịch bán hàng B2B
thường được bắt đầu bằng yêu cầu thông tin đơn hàng từ khách hàng. Đây là yêu
cầu thông tin về một hàng hóa hoặc dịch vụ tại một thời điểm cụ thể.
Báo giá (Quotation): Để trả lời một yêu cầu thông tin đơn hàng từ khách hàng
(hay RFQ-Request for Quotation), người bán thường cung cấp giấy báo giá-Đây là
một văn bản giao dịch kinh doanh mô tả hàng hóa và dịch vụ mà người bán sẵn
sàng cung ứng cho người mua tiềm năng.
- Xử lý dữ liệu đơn đặt hàng
Dựa trên cơ sở hợp đồng bán hàng hoặc giấy báo giá, nếu người mua quyết định
thực hiện đơn đặt hàng, người mua có thể thông báo bằng một số phương tiện: qua

điện thoại, nói trực tiếp với người bán hàng, chính thức qua thư hoặc đơn đặt hàng.
Từ đơn đặt hàng của người mua, người bán tiến hành kiểm tra tồn kho. Nếu người
bán cho phép bán trả sau, kiểm tra tín dụng sẽ được thực hiện.
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại điện tử
SV: Cao Văn Hiệp – K5I3 GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
1
- Kiểm tra tồn kho
Khi một khách hàng mua hàng thể hiện mong muốn mua hàng và nhận hàng
vào một thời điểm cụ thể, Công ty sẽ tiến hành kiểm tra tồn kho. Tức là xác định
xem có đủ số lượng hàng hóa để giao vào thời điểm đã định hay không.
b. Thực hiện đơn hàng (Order Fulfilment)
- Thông báo cho khách hàng (Order Acknowledgement)
Khi đơn đặt hàng được hệ thống quản lý đơn hàng nhận, người bán phải thông
báo cho khách hàng biết, khẳng định rằng mọi việc trôi chảy. Trong TMĐT,việc
này là rất quan trọng vì không có quan hệ mặt đối mặt giữa người mua và người
bán. Việc chấp nhận đơn hàng hàm . cả việc chấp nhận các điều kiện của khách
hàng liên quan đến hàng hóa, dịch vụ.
- Lập kế hoạch phân phối và vận tải
Kế hoạch phân phối được lập tương ứng với lượng thời gian cần thiết cho các
hoạt động bên trong như xuất hàng, bao gói hàng, chất xếp hàng. Và xác định
phương thức vận chuyển, lựa chọn người vận chuyển, tuyến đường vận chuyển với
chi phí thấp nhất. Kế hoạch phân phối thường được chia thành 3 phần:
•Xuất kho và bao gói
•Chất xếp
•Vận chuyển hàng đến địa điểm giao hàng
- Xuất kho và bao gói
Phiếu xuất kho được coi là sự cho phép chính thức xuất hàng ra khỏi kho. Phiếu
xuất kho có thể chứa các thông tin sau: tên hàng xuất kho, vị trí hàng hóa trong kho
và trình tự xuất hàng…

Bao gói là quá trình kết hợp các hàng hóa đã xuất kho và xếp chúng vào các vật
liệu bao gói phù hợp cho vận chuyển. Hệ thống quản lý kho máy tính hóa sẽ tạo lập
phiếu báo gói hàng, chỉ rõ hàng hóa cần bao gói và đôi khi cả vật liệu bao gói.
- Vận chuyển
Khi nhận được hàng hóa từ kho hàng đã bao gói, nhân viên vận chuyển tiến
hành kiểm tra lần cuối và chuẩn bị vận đơn. Vận đơn liệt kê hàng hóa được vận
chuyển, ngày tháng và thời gian hàng hóa được chất xếp lên phương tiện vận
chuyển, nơi đến. Các nhân viên bộ phận vận tải nhập dữ liệu về vận chuyển vào hệ
thống, thông báo cho bộ phận làm hóa đơn về việc hàng đã được vận chuyển.
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại điện tử
SV: Cao Văn Hiệp – K5I3 GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
1
c. Xử lí thanh toán
Phụ thuộc vào thực tế của công ty, quá trình lập hóa đơn thanh toán thường
được bắt đầu sau khi hàng hóa được chuyển đi đến người mua. Hóa đơn (Invoice)
cũng có thể được gửi trước khi hàng được chuyển đi, sau khi hoàn thành việc phân
phối hoặc theo một lịch trình lập hóa đơn nào đó không quan hệ trực tiếp tới phân
phối hàng hóa và dịch vụ.
Các phương thức thanh toán chủ yếu trong B2B:
• Séc điện tử (Electronic-check)
• Thẻ mua sắm (Purchasing cards)
• Thư tín dụng
• Dịch vụ sau bán hàng
d. Dịch vụ khách hàng
Dịch vụ khách hàng có thể cần thiết ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình mua
bán. Trong quá trình lướt web và chọn hàng, khách hàng cần dịch vụ khách hàng để
thu thập thông tin về hàng hóa và dịch vụ. Trong quá trình mua hàng, khách hàng
muốn biết về phương thức thanh toán, lập hóa đơn, quá trình kiểm tra. Trong quá
trình đặt mua hàng và thực hiện, khách hàng muốn biết về tình trạng đơn hàng và

giai đoạn xử lý. Sau khi đơn hàng được chấp nhận, khách hàng muốn biết về sự bảo
hành, sửa chữa, các dịch vụ, trả lại hàng và hoàn tiền.
1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.
Hiện tại trên các quốc gia pháp triển trên Thế giới thì TMĐT đang đóng góp vô
cùng lớn vào sự phát triển của nền kinh tế. TMĐT nói chung và TMĐT B2B trên
thế giới đang đóng góp rất lớn vào GDP các quốc gia và được xem là xu hướng
chung của thế giới trong tiến trình kinh tế toàn cầu. Nhiều nhà nghiên cứu và nhiều
nhà kinh tế học đã tập trung nghiên cứu đến mô hình kinh doanh TMĐT B2B như :
- Marc J. Schniederjans, Qing Cao (2002), E-commerce operations management,
World Scientific
- Chan Kah Sing (2003), Electronic commerce and Supply Chain Management,
Thomson Learning và CIMNet.
- Gunjan Samtani (2002), B2B Integration - A practical guide to Collaborative E-
commerce, Imperial College Press.
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại điện tử
SV: Cao Văn Hiệp – K5I3 GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
1
- Merril Warkentin (2003), Business to business electronic commerce:
challenges and solutions.
TMĐT B2B còn khá mới mẻ ở Việt Nam, mặc dù nhiều doanh nghiệp đã ứng
dụng mô hình TMĐT B2B nhưng những tài liệu, các công trình, luận văn nghiên
cứu liên qua đến mô hình TMĐT B2B là khá ít. Mô hình B2B được đề cập đến
trong một số tài liệu như:
- PGS.TS Nguyễn Văn Minh (2009), Bài giảng học phần Quản trị tác nghiệp
thương mại điện tử B2B, Khoa Thương mại điện tử, trường Đại học Thương
mại.
- PGS.TS Nguyễn Văn Minh (2011), Thương mại điện tử căn bản, Khoa Thương
mại điện tử, trường Đại học Thương mại.

- Sinh viên Trần Kim Tiến (2011), Hoàn thiện mô hình bán hàng B2B qua
website viettrungtrade.com.vn của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Việt
Trung, Khoa Thương mại điện tử, trường Đại học Thương mại.
- Sinh viên Nguyễn Hải Hà(2010), Giải pháp triển khai mô hình TMĐT B2B vào
hoạt động của Công ty TNHH may Kinh Bắc, Khoa Thương mại điện tử, trường
Đại học Thương mại.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên không phải nghiên cứu về Công ty
TNHH Dịch vụ kỹ thuật công nghiệp Đức Anh vì vậy không tương đồng về hoàn
cảnh, thực trạng, sản phẩm hàng hóa… của công ty vì vậy không thể ứng dụng vào
quá trình triển khai mô hình TMĐT B2B vào hoạt động bán hàng của Công ty
TNHH Dịch vụ kỹ thuật công nghiệp Đức Anh.
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại điện tử
SV: Cao Văn Hiệp – K5I3 GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
1
CHƯƠNG II : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN
TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP HỆ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp: Thiết kế phiếu điều tra với 11 câu hỏi liên quan tới tình hình
ứng dụng TMĐT vào kinh doanh của công ty và nhu cầu triển khai mô hình bán
hàng B2B qua website tại Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật công nghiệp Đức Anh.
Thiết kế một phiếu phỏng vấn chuyên sâu để phỏng vấn trực tiếp cán bộ lãnh
đạo công ty, những người có khả năng phân tích và quyết định việc triển khai mô
hình bàn hàng B2B qua website novalift.vn
Cách thức tiến hành:
Gửi 20 phiếu điều tra đến các nhân viên phụ trách TMĐT,quản trị website, nhân
viên kinh doanh trong công ty.
Đối với phiếu phỏng vấn chuyên sâu: Thiết kế bảng câu hỏi đơn giản, dễ hiểu
xoay quanh việc ứng dụng TMĐT và sự cần thiết triển khai mô hình bán hàng B2B

qua website trong công ty. Tiến hành phỏng vấn một số lãnh đạo, trưởng bộ phận
TMĐT ở công ty, sau đó chọn lọc để phục vụ cho vấn đề nghiên cứu.
- Ưu điểm: Thực hiện nhanh chóng, thuận lợi, phản ánh đúng thực trạng vấn đề
cần nghiên cứu.
- Nhược điểm: Các câu trả lời có thể chưa thực sự chính xác, hoặc đôi khi bị bỏ
qua.
Dữ liệu thứ cấp: Thu thập các báo cáo,tài liệu tại Công ty TNHH Dịch vụ kỹ
thuật công nghiệp Đức Anh.
Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam năm 2012.
2.1.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
Các dữ liệu được tổng hợp và phân tích thông qua phần mềm Microsoft Office,
với công cụ sử dụng trực tiếp ở đây là bảng tính Excel. Excel là chương trình bảng
tính do Microsoft phát triển. Đây là một chương trình bảng tính được sử dụng rộng
rãi nhất.
Trong Excel có một số công cụ cho phép người sử dụng tiến hành phân tích dữ
liệu thống kê, Excel có thể được sử dụng để tổ chức sắp xếp dữ liệu, trình bày dữ
liệu, lập bảng, vẽ đồ thị và phân tích thống kê…
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại điện tử
SV: Cao Văn Hiệp – K5I3 GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
1
Dữ liệu sau khi được tổng hợp, thống kê, phân loại và chọn lọc sẽ được mang
phân tích. Các phiếu điều tra và các bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu sau khi
được tổng hợp lại sẽ được so sánh, lập bảng phân tích để rút ra được những kết luận
phục vụ bài luận.
2.2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN
TỐT MÔI TRƯỜNG ĐẾN VIỆC TRIỂN KHAI MÔ HÌNH BÁN HÀNG
B2B VỚI MẶT HÀNG THANG MÁY CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ
KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP ĐỨC ANH.
2.2.1. T•ng quan tình hình thương mại điện tử B2B ở Việt Nam

Theo kết quả điều tra, có 58% doanh nghiệp cho biết doanh thu qua kênh
Thương mại điện tử (TMĐT) tăng lên, 5% là giảm và 36% là không thay đổi. Như
vậy, có thể thấy TMĐT tiếp tục mang lại hiệu quả tốt cho phần lớn doanh nghiệp.
Kết quả điều tra của Bộ Công Thương với hơn 2.500 doanh nghiệp trên cả nước
trong năm 2011 cho thấy, gần như 100% các doanh nghiệp đã tổ chức triển khai
ứng dụng TMĐT ở nhiều quy mô và mức độ khác nhau. Việc ứng dụng TMĐT đã
mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Thương mại điện tử B2B ở Việt Nam đang trên đà phát triển nhưng theo đánh
giá tổng quan thì TMĐT B2B chưa mang lại nhiều doanh thu cho các doanh nghiệp.
Trong khi trên thế giới doanh số TMĐT B2B xấp xỉ 80 – 90% tổng giá trị giao dịch
thương mại điện tử trên toàn cầu. Tại Việt Nam hiện nay có một số nhà cung cấp
TMĐT B2B trong lĩnh vực IT là FPT, CMC, Tinh Vân với hàng loạt các dự án cung
cấp phần mềm, các trang web nhưng chất lượng chưa thực sự cao.
Theo một nguồn từ internet khảo sát hiện nay có khoảng 3.000 doanh nghiệp
Việt Nam đã ứng dụng TMĐT B2B mang về doanh thu mỗi năm khoảng 1,5 tỷ đô
la Mỹ chiếm gần 2% GDP. Trong khi nước láng giềng chúng ta là Trung Quốc một
ngày giá trị giao dịch qua internet lên tới 100 triệu đô la Mỹ, mặc dù sự tương quan
giữa dân số của hai quốc gia là khác nhau nhưng con số đó cũng cho thấy TMĐT
B2B ở Việt Nam vẫn là tiểm năng chưa phát triển.
Trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO,
vấn đề ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp đang được Chính phủ cùng
các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Hiện nay, tại hầu hết các nền kinh tế phát triển
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại điện tử
SV: Cao Văn Hiệp – K5I3 GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
1
trên thế giới có đến 90% giá trị TMĐT là từ loại hình doanh nghiệp với doanh
nghiệp (Business to Business).
Trong những năm gần đây, khung chính sách và pháp lý cho TMĐT ở nước ta
đã hình thành và có nhiều hoạt động hỗ trợ TMĐT, các hoạt động đào tạo nhân lực

cũng đang đi vào chiều sâu. Cùng với sự phát triển bùng nổ của CNTT và Internet,
các ứng dụng trên đó cũng phát triển đa dạng và phong phú, trong đó TMĐT phát
triển với những phương thức khác nhau và phát triển nhanh. Vấn đề tồn tại lớn nhất
hiện nay của Việt Nam là hạ tầng để áp dụng TMĐT. Trong đó, những rào cản
trong việc thanh toán qua mạng, vấn đề bảo mật, an ninh mạng và đồng bộ hóa hệ
thống trao đổi dữ liệu điện tử, … đang đòi hỏi sự đầu tư chiều sâu và phát triển bền
vững.
Nắm bắt xu thế thời đại, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đã chủ động nâng cao
nhận thức của mình về TMĐT B2B, điều này thể hiện ở việc số lượng doanh nghiệp
có website tăng nhanh chóng. Tuy nhiên về chức năng website thì 89,9% website
giới thiệu về doanh nghiệp, 85,9% website quảng bá cho sản phẩm, 38% website
cho phép đặt hàng và 3,5% website có chức năng thanh toán trực tuyến. Bên cạnh
đó những khó khăn về mặt nhân sự, cơ sở hạ tầng CNTT vẫn còn là những bất cập
mà doanh nghiệp ứng dụng TMĐT ở Việt Nam gặp phải.
2.2.1.1. Trình độ nhân lực cho phát triển TMĐT B2B.
Nắm bắt được lợi thế cạnh tranh cũng như tính hiệu quả của thương mại điện tử
B2B, nhiều doanh nghiệp đã chủ động nâng cao nhận thức đào tạo cho nhân viên
dưới hình thức khác nhau. Nguồn nhân lực cho TMĐT nói chung và cho phát triển
B2B nói riêng vì thế đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, đáp ứng phần nào chiến lược
chuyển từ kinh doanh truyền thống sang kinh doanh qua mạng của nhiều doanh
nghiệp. Do số lượng doanh nghiệp ứng dụng TMĐT B2B ở Việt Nam chưa nhiều vì
thế mà việc đào tạo TMĐT tại các doanh nghiệp chỉ mang tính chung chung chưa
nhất quán và có trọng tâm.
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại điện tử
SV: Cao Văn Hiệp – K5I3 GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh
1
Hình 2.1 Hình thức đào tạo CNTT và TMĐT cho nhân viên của doanh nghiệp các
năm (Nguồn: Báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam 2012)
Từ trái qua phải là các năm từ 2009 – 2012 với bốn hình thức đào tạo là mở lớp,

tại chỗ, cử nhân viên, không đào tạo. Hình thức cử nhân viên đi học cũng được các
doanh nghiệp lựa chọn khá nhiều, hình thức này giúp doanh nghiệp có được nguồn
nhân lực chuyên sâu về một lĩnh vực như TMĐT B2C hay B2B.
2.2.1.2. Tình hình phát triển website trong các doanh nghiệp
Website là một kênh thông tin quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách
hàng và các doanh nghiệp khác, đặc biệt đối với các doanh nghiệp TMĐT thì nó lại
đặc biệt quan trọng. Tại Việt Nam tính đến năm 2012 có khoảng 58% doanh nghiệp
đã có website. Nhưng số lượng website B2B chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong số các
doanh nghiệp có website tại Việt Nam.Thị trường B2B ở Việt Nam còn ẩn chứa rất
nhiều tiềm năng phát triển, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự
khai thác được các tiềm năng đó. Các website có gia tăng về số lượng, nhưng số
lượng site B2B thì gia tăng ít bởi sự cạnh tranh khốc liệt từ nước ngoài đặc biệt là
Trung Quốc. Các website B2B của Trung Quốc luôn chiếm ưu thế trong khi cạnh
tranh với site B2B của Việt Nam điển hình là Alibaba.com.
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại điện tử
SV: Cao Văn Hiệp – K5I3 GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Minh

×