Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ






NGUYỄN CÔNG QUYẾT




CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH






LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ







Hà Nội – 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





NGUYỄN CÔNG QUYẾT



CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH



Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ





NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ ĐỨC THANH








Hà Nội – 2012
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC DỒN
ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP 7
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẤT
NÔNG NGHIỆP 7
1.1.1 Khái niệm của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp 7
1.1.2. Vai trò của công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp . 7
1.1.3. Tính cấp thiết của việc dồn điền đổi thửa 9
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI
THỬA. 11
1.2.1. Nội dung của công tác dồn điền đổi thửa. 11
1.2.2. Đánh giá tác động của công tác dồn điền đổi thửa 13
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẤT
NÔNG NGHIỆP. 16
1.3.1 . Cơ sở thực tiễn ở Việt Nam nói chung. 16
1.3.2. Cơ sở thực tiễn đối với tỉnh Bắc Ninh và huyện Quế Võ nói riêng.
19
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẤT
NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH 23
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH. 23
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 23

2.1.2 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và Kinh tế - xã hội của huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 28
2.1.3.Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 30
2.1.4. Thực trạng phát triển khu vực kinh tế nông nghiệp 31
2.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 33
2.2.Tình hình quản lí và sử dụng đất đai trên huyện Quế Võ 36
2.2.1. Công tác xác định địa giới, lập và quản lí hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính . 36
2.2.2. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. 37
2.2.3. Công tác quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất 38
2.2.4. Công tác giao đất, thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 38
2.2.5. . Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa
chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 39
2.2.6. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai 39
2.2.7. Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
ngƣời sử dụng đất 40
2.2.8. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp
luật và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 40
2.2.9. Công tác giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo 40
2.2.10. Hiện trạng sử dụng đất năm 2011 của huyện Quế Võ 41
2.3. Tình hình thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên
địa huyện Quế Võ 42
2.3.1. Cơ sở pháp lí của việc dồn điền đổi thửa dất nông nghiệp 42
2.3.2. Tổ chức thực hiện công tác đồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh. 43
2.3.3. Về nguyên tắc 45
2.3.4. Về phƣơng pháp 46
2.4. Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp theo nghị quyết
số: 18-NQ/HU của Ban Thƣờng vụ huyện ủy Quế Võ 52

2.5. Tác động của công tác dồn điền, đổi thửa 55
2.5.1. Chính sách dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp làm tăng hiệu lực
trong công tác quản lí nhà nƣớc về đất đai. 55
2.5.2. Chính sách Dồn điền đổi thửa đã tác động làm thay đổi hệ thống
đồng ruộng 56
2.5.3. Dồn điền đổi thửa đã tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu
sử dụng đất nông nghiệp 59
2.5.4.Chính sách dồn điền đổi thửa giúp quy hoạch lại hệ thống giao
thông và thủy lợi nội đồng hiệu quả hơn, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình
đa dạng hóa sản suất nông nghiệp 59
2.5.5. Tác động của chính sách dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp đến cơ
cấu thu nhập và đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi 61
2.5.6.chính sách dồn diền đổi thửa đã thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi và đa dạng hoá trong sản xuất nông nghiệp 62
2.5.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất trƣớc và sau thực hiện chính
sách dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp 63
2.5.8. Đánh giá chung hiệu quả kinh tế trên một ha đất sản xuất nông
nghiệp của các xã trƣớc và sau dồn điền đổi thửa 63
2.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình sử dụng đất trƣớc và
sau dồn điền đổi thửa tại 2 xã nghiên cứu đại diện 65
2.6.1. Đánh giá và nhận xét về mô hình kinh tế trang trại 71
2.6.2. Tác động của chính sách dồn điền đổi thửa đến cơ cấu nông nghiệp 75
2.6.3. Tác động của chính sách dồn điền đổi thửa đến sự tăng thu nhập
của các nhóm hộ nông dân 77
2.7. Đánh giá công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Quế Võ 78
2.7.1. Những thành công đã đạt đƣợc 78
2.7.2. Những hạn chế và nguyên nhân 78
2.8. Bài học kinh nghiệm về công tác dồn điền đổi thửa. 79
2.8.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh về công tác dồn điền đổi thửa 79
2.8.2. Bài học rút ra cho huyện Quế Võ. 79

2.9. Những khó khăn và cách thức mới sau khi thực hiện công tác dồn điền
đổi thửa trên địa bàn huyện Quế Võ 84
CHƢƠNG 3 86
QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG
CAO CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TẠI HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH
BẮC NINH. 86
3.1. Phƣơng hƣớng phát triển nông nghiệp, nông thôn và quan điểm về công
tác dồn điền đổi thửa tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. 86
3.1.1. Phƣơng hƣớng phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện Quế
Võ, tỉnh Bắc Ninh 86
3.1.2. Quan điểm về công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh 87
3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả dồn điền đổi thửa tại
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 88
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, tạo dựng môi trƣờng để
nâng cao hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa 89
3.2.2. Giải pháp về tổ chức 90
3.2.3. Giải pháp khuyến nông và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật 90
3.2.4. Giải pháp về thị trƣờng 91
3.2.5. Giải pháp về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp 92
3.3. Kiến nghị 93
3.3.1. Đối với cấp tỉnh: 93
3.3.2. Đối với cấp huyện 93
3.3.3. Đối với cấp xã 94
3.3.4. Đối với hộ nông dân 94
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98


i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
BC
Báo cáo
2
BCH
Ban chấp hành
3
BTV
Ban thƣờng vụ
4
CV
Công văn
5
CT
Chỉ thị
6
DĐĐT
Dồn điền đổi thửa
7
HĐND
Hội đồng nhân dân
8
HU
Huyện uỷ
9

HTX
Hợp tác xã
10
KN – TC
Khiếu nại – Tố cáo
11
KL
Kết luận
12
NQ
Nghị quyết
13
UBMTTQ
Uỷ ban mặt trận tổ quốc
14
UBND
Uỷ ban nhân dân
15
TT
Thƣờng trực
16
TTTT
Thông tin tuyên truyền



ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Số hiệu
bảng
TÊN BẢNG
Trang
1
Bảng 2.1
Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoạn
2006 - 2010
30
2
Bảng 2.2
Sản lƣợng ngành Nông nghiệp
32
3
Bảng 2.3
Hiện trạng sử dụng đất năm 2011 của huyện
Quế Võ
41
4
Bảng 2.4
Thực trạng ruộng đất nông nghiệp của 2 xã điều
tra trƣớc và sau thực hiện dồn điền đổi thửa
54
5
Bảng 2.5
Tỷ lệ diện tích đất công ích trƣớc và sau khi
dồn điền đổi thửa
57
6
Bảng 2.6

Sự chênh lệch trƣớc và sau khi dồn điền đổi thửa
58
7
Bảng 2.7
Diện tích đất giao thông, thủy lợi nội đồng
trƣớc và sau dồn điền đổi thửa tại các xã
nghiên cứu đại diện
60
8
Bảng 2.8
Sự thay đổi của cơ cấu thu nhập của hộ nông
dân trƣớc và sau dồn điền đổi thửa tại 2 xã
nghiên cứu đại diện
61
9
Bảng 2.9
Hiệu quả kinh tế bình quân trên 1 ha
66
10
Bảng 2.10
Hiệu quả bình quân của mô hình trang trại
68
11
Bảng 2.11
Hiệu quả kinh tế của mô hình chuyên thả cá
69
12
Bảng 2.12
Hiệu quả kinh tế giữa các mô hình cấy lúa
70

13
Bảng 2.13
Số lƣợng trang trại tại các xã nghiên cứu đại diện
71




1
MỞ ĐẦU

1- Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tƣ liệu sản xuất quan trọng và có giá trị nhất trong sản xuất
nông nghiệp. Trong lịch sử phát triển nông nghiệp, cải cách ruộng đất luôn là
khâu bứt phá quyết định mọi quan hệ sản xuất và ảnh hƣởng rõ rệt đến quá
trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
Trong công cuộc cải cách kinh tế nông nghiệp nông thôn những năm
trƣớc đây, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có hàng loạt những chính sách mới về đất
đai nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giải quyết vấn đề lƣơng thực của cả
nƣớc, trong đó điển hình là Luật đất đai năm 1993. Theo đó ruộng đất đƣợc
chia đến tận tay ngƣời nông dân. Có thể nói rằng, với chính sách mới về quyền
sử dụng đất nhƣ vậy đã làm thay đổi hoàn toàn quan hệ sản xuất ở nông thôn,
ngƣời nông dân đã thực sự trở thành ngƣời chủ mảnh đất của riêng mình - đó là
động lực cho sự phát triển vƣợt bậc của nền nông nghiệp nƣớc ta sau giải
phóng miền Nam. Điều đó đã đƣa Việt Nam từ một nƣớc hàng năm phải nhập
khẩu một lƣợng lớn lƣơng thực, vƣơn lên thành một nƣớc xuất khẩu đứng thứ 2
trên thế giới, sau Thái Lan. Mặt khác các mặt hàng nông sản nhƣ: cà phê, chè,
tiêu, thuỷ sản…tham gia xuất khẩu ngày càng nhiều, làm cho thu nhập của
ngƣời nông dân ổn định và đời sống của họ không ngừng đƣợc cải thiện…
Vai trò to lớn của sự giao khoán ruộng đất cho hộ nông dân nhƣ nói

trên là không thể phủ nhận. Song với bối cảnh ngày nay, đất nƣớc đang trên
đà phát triển theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong môi trƣờng hội
nhập kinh tế quốc tế, ngành nông nghiệp không những có nhiệm vụ quan
trọng là đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia mà còn phải đảm bảo tối đa
nguyên liệu cho ngành công nghiệp, tăng khối lƣợng nông sản xuất khẩu.
Nhƣng trên thực tế, khi chia ruộng đất cho nông dân theo tinh thần của Nghị

2
định 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính Phủ, chúng ta đã thực hiện
phƣơng châm công bằng xã hội: ruộng tốt cũng nhƣ ruộng xấu, ruộng xa cũng
nhƣ ruộng gần đƣợc chia đều tính trên một nhân khẩu cho các gia đình, dẫn
đến tình trạng ruộng đất bị phân tán manh mún không đáp ứng đƣợc nhu cầu
phát triển của nền nông nghịêp trong thời kỳ đổi mới.
Sự manh mún ruộng đất đã dẫn đến tình trạng chung là hiệu quả sản
xuất thấp, hạn chế khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất. Ngoài ra, tình trạng manh mún ruộng đất còn gây nên
những khó khăn trong quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất.
Để khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất nhƣ đã nói trên, thì việc
dồn đổi ruộng đất từ nhiều ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, liền khu, liền khoảnh
là việc làm hết sức cần thiết, đáp ứng đƣợc đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới,
xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào đồng ruộng; đáp ứng đƣợc nguyện vọng của nhân dân, tạo điều
kiện cho các hộ nông dân yên tâm sử dụng và khai thác đất nông nghiệp lâu
dài và hiệu quả, đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà
nƣớc về đất đai.
Nắm bắt đƣợc tình hình đó, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đƣa ra chủ trƣơng
Dồn đổi ruộng đất mà chúng ta quen gọi là dồn điền đổi thửa để việc sử dụng
đất có hiệu quả hơn.
Trên thực tế, một số tỉnh đã triển khai làm điểm, thậm chí có những nơi
đã đƣa ra những chính sách riêng để triển khai dồn điền đổi thửa giữa các hộ xã

viên. Việc dồn điền đổi thửa cũng đã thành công ở nhiều nơi, nhiều chỗ nhƣng
cũng có những địa phƣơng không thành công. Mặt khác mức độ thành công ở
mỗi địa phƣơng là khác nhau: có nơi công việc chỉ diễn ra nhanh chóng trong
một vài tháng là xong, nhƣng có nơi kéo dài hàng năm, gây tốn kém sức ngƣời
và tiền của…Vậy nên cần phải có những nghiên cứu nhằm đánh giá và tổng kết

3
lại các kinh nghiệm, những vấn đề tồn tại của các địa phƣơng đã thực hiện việc
dồn đổi ruộng đất để đƣa ra những khuyến nghị hữu ích cho các địa phƣơng
khác thực hiện việc dồn đổi ruộng đất đƣợc hiệu quả hơn.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, đƣợc sự đồng ý của khoa Kinh tế
Chính trị và sự hƣớng dẫn của TS Vũ Đức Thanh, tôi tiến hành nghiên cứu
và lựa chọn đề tài “ Công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp tại huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình.
2- Tình hình nghiên cứu
Từ trƣớc đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về công tác Dồn điền
đổi thửa. Các đề tài đã đề cập đến thực trạng của công tác dồn điền đổi thửa,
những thành tựu và hạn chế. Đó là các công trình bảo vệ luận văn Tiến sĩ và
Thạc sỹ hay các tài liệu, các đề án, kế hoạch cụ thể về công tác dồn điền đổi
thửa của các địa phƣơng trong cả nƣớc. Cụ thể:
Đề tài: Chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn ở tỉnh Hải
Dương. Chủ nhiệm đề tài là Tiến sĩ Nguyễn Hữu Cát, Trƣởng ban Kinh tế
Tỉnh uỷ Hải Dƣơng. Thời gian nghiên cứu 1997 – 1998. Công trình đã làm rõ
sự cần thiết phải chuyển đổi ruộng đất ở tỉnh Hải Dƣơng. Từ đó giúp sử dụng
hiệu quả nguồn quỹ đất của tỉnh, mang lại giá trị sản xuất đạt hiệu quả cao.
Đề tài: Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp đến sản
xuất của nông hộ ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Đây là đề tài luận văn
Thạc sỹ của Nguyễn Văn Tuân, trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Thời
gian nghiên cứu là năm 2003 – 2005. Đề tài này đã đi sâu vào phân tính
những tác động tích cực của công tác giao ruộng đất tập trung cho các nông

hộ ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Với đặc thù là huyện miền núi trung du
nên có đƣợc những thành quả từ việc chuyển đổi đem lại giá trị hiệu quả kinh
tế cao là một bài học to lớn cho các địa phƣơng khác trên toàn quốc.

4
Nguyễn Trọng Kim (2007), Đánh giá ảnh hưởng công tác dồn điền đổi
thửa đến hiệu quả sử dụng đất của nông dân huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Luận
văn Thạc sỹ trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Đề tài do Tiến sĩ Nguyễn Khắc
Thời hƣớng dẫn. Đây là đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hiệu quả trƣớc và
sau khi chuyển đổi ruộng đất ở huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
Hay các đề án cụ thể cho hoạt động của từng địa phƣơng khi xây dựng
kế hoạch dồn điền đổi thửa cho địa phƣơng mình. Tuy nhiên để có cách nhìn
khái quát và những đánh giá đúng về công tác dồn điền đổi thửa ở một huyện
đang trên đà phát triển cả về công nghiệp và nông nghiệp thì chƣa có nghiên
cứu nào.
Với cách tiếp cận của một học viên Kinh tế Chính trị, tôi nhìn nhận về
vấn đề này trên giác độ của kinh tế chính trị học để phân tích, đánh giá về
công tác dồn điền đổi thửa ở địa phƣơng mình.
Quế Võ còn là một huyện có khu công nghiệp lớn nhất tỉnh Bắc Ninh và có
sức thu hút đầu tƣ mạnh cả trong và ngoài nƣớc. Do đó, làm tốt công tác cải
cách ruộng đất cũng là một hƣớng đi đúng cho phần lớn diện tích còn lại, đem
lại hiệu quả kinh tế cao nhằm thúc đẩy kinh tế của địa phƣơng phát triển.
Những công trình trên đã nghiên cứu về công tác quản lý, quy hoạch và
sử dụng đất đai dƣới các góc độ khoa học khác nhau. Song đến nay, chƣa có
công trình khoa học nào nghiên cứu tìm ra những giải pháp cụ thể cho công
tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai ở huyện Quế Võ một cách có hệ
thống, dƣới góc độ kinh tế chính trị.
3- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Luận văn tập trung vào phân tích, đánh giá công tác dồn điền đổi thửa

tại huyện Quế Võ. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về dồn điền đổi thửa.
- Làm rõ sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa.
- Khảo sát kinh nghiệm dồn điền đổi thửa ở một số địa phƣơng và rút ra bài
học cho huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- Phân tích, đánh giá công tác dồn điền đổi thửa, những thành công và
những hạn chế của công tác này ở huyện Quế Võ một số năm qua.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
dồn điền đổi thửa ở huyện Quê Võ trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
+ Về thời gian: Từ năm 2009 đến năm 2011.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Dựa trên phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đồng thời đề tài sử dụng các phƣơng
pháp cụ thể nhƣ: Phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học, phƣơng pháp điều tra
khảo sát thực tế tại UBND huyện Quế Võ, phƣơng pháp thống kê, phân tích,
tổng hợp, so sánh, phỏng vấn và kế thừa có chọn lọc những thành quả nghiên
cứu lý luận và thực tiễn trƣớc đây liên quan đến đề tài…
6. Những đóng góp mới của đề tài:
Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về công tác dồn điền đổi thửa.
Trên cơ sở phân tích tình hình thực hiện đề tài này, tìm ra các nguyên
nhân để từ đó kiến nghị các giải pháp có hiệu quả và khả thi.


6
Trong đó, điểm nổi bật nhất của đề tài là nghiên cứu chi tiết về công tác
dồn điền đổi thửa, chuyển đổi từ nhiều ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn.
7. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác dồn điền đổi thửa đất
nông nghiệp.
- Chƣơng 2: Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp tại
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- Chƣơng 3: Quan điểm định hƣớng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

7
CHƢƠNG 1
CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI
THỬA ĐẤT NÔNG NGHIỆP

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẤT
NÔNG NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp
Dồn điền đổi thửa là việc chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành lớn
giữa các hộ nông dân, đẩy mạnh quá trình tích tụ ruộng đất để đƣa nền nông
nghiệp vốn manh mún, nhỏ lẻ phát triển thành sản xuất hàng hóa qui mô lớn.
Dƣới sự chỉ đạo thống nhất của các cán bộ Đảng viên từ cấp Trung ƣơng đến
địa phƣơng.
Hay theo cách hiểu đơn giản: Dồn điển đổi thửa (land consolidation) là
một giải pháp cho những vấn đề nảy sinh từ sự manh mún của ruộng đất. Dồn
điển đổi thửa là quá trình mà ở đó những ngƣời sở hữu đất trao đổi những

mảnh đất để nhận lại mảnh khác tƣơng đƣơng về giá trị hoặc diện tích nhƣng
ít hơn về số lƣợng mảnh đất và diện tích từng mảnh lớn hơn.
1.1.2. Vai trò của công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp trong chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .
a. Cuộc cải cách kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn Việt Nam ở
những năm 1980 đã đem lại những thành quả to lớn về mặt kinh tế, xã hội cho
đất nƣớc. Từ một nƣớc nhập khẩu lƣơng thực, thực phẩm là chủ yếu, kinh tế
nghèo nàn, lạc hậu, chúng ta đã vƣơn lên trở thành nƣớc xuất khẩu lớn trên
thế giới về một số mặt hàng nông sản nhƣ: Gạo, cà phê, tiêu, thuỷ sản, … thu
nhập và đời sống của ngƣời dân luôn đƣợc cải thiện. Tỷ lệ đói nghèo giảm
đáng kể, đặc biệt là ở nông thôn…đóng góp vào thành quả to lớn trên không
thể không kể đến các chủ trƣơng, chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nƣớc

8
đã ban hành trong quá trình đổi mới vừa qua. Một trong số đó là chủ trƣơng
dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp. Đây là chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà
nƣớc ta, là hƣớng đi tất yếu để đƣa nền nông nghiệp vốn rất manh mún, nhỏ lẻ
phát triển thành sản xuất hàng hoá qui mô lớn. Sau hơn mƣời năm thực hiện,
từ những ý tƣởng manh nha ban đầu rồi trở thành chủ trƣơng lớn, dồn điền,
đổi thửa đất nông nghiệp đã thu đƣợc những thành tựu đáng kể.
Dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp khắc phục tình trạng đất manh
mún, phân tán.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân đã liền
khoảnh, liền khu, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ cải tạo ruộng đồng, thâm
canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tiết kiệm chi phí sản xuất và tạo điều kiện
tốt hơn cho cơ giới hoá. Giảm bớt thời gian đi lại vận chuyển, thu hoạch cho
các hộ nông dân. Tăng thêm diện tích canh tác do giảm bớt diện tích đất để
làm bờ ruộng. Tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên
canh cũng nhƣ thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản
xuất góp phần thực hiện mục tiêu cánh đồng có thu nhập 35 triệu/ha; 50

triệu/ha của địa phƣơng.
b. Dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp là cơ hội để qui hoạch và phát triển
hệ thống giao thông thuỷ lợi, tạo điều kiện phát triển đa dạng hoá nông nghiệp.
Quá trình dồn điền, đổi thửa cho phép khắc phục tình trạng manh mún
ruộng đất, làm cho qui mô diện tích các mảnh ruộng tăng lên. Nhƣng kèm
theo đó là sự tăng nhu cầu dịch vụ sản xuất, đặc biệt là nhu cầu đảm bảo tƣới
tiêu, vận chuyển sản phẩm và cơ giới hoá sản xuất trong tƣơng lai. Vì vậy
trong triển khai dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp việc mở rộng đƣờng giao
thông, thuỷ lợi, bê tông hoá kênh mƣơng thuỷ lợi, cũng nhƣ giảm chi phí
cứng bê tông hoá kênh mƣơng.

9
c. Đất công ích đƣợc rà soát và tập chung hình thành các khu vực cụ thể
để thuận lợi cho việc sử dụng và quản lý của địa phƣơng, theo nhƣ yêu cầu
của Nghị định 64/CP của Chính phủ ngày 27/9/1993, Nghị định này quy định
về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài
vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
d. Dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp tạo cơ sở cho viêc cải thiện công
tác quản lý đất đai thông qua quá trình điều tra đất đai cập nhật quỹ đất, trao
đổi và giao lại đất có sự tham gia tích cực của các hộ nông dân của địa
phƣơng. những khó khăn, tồn tại liên quan đến tình trạng tranh chấp, lấn
chiếm đất đai, giao đất chƣa công bằng trƣớc đây đƣợc giải quyết, tạo không
khí phấn khởi, đoàn kết trong xóm.
1.1.3. Tính cấp thiết của việc dồn điền đổi thửa
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đang là một chủ
trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc nhằm hình thành nền nông nghiệp hàng
hóa phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và điều kiện sinh thái từng vùng, góp
phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng và sức cạnh tranh của
thƣơng hiệu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trong thời toàn cầu hóa thị
trƣờng. Trong bối cảnh hiện nay, không còn sự lựa chọn nào khác, dồn điền

đổi thửa là hƣớng đi tất yếu để đƣa nền nông nghiệp vốn manh mún, nhỏ lẻ
thực sự trở thành một ngành sản xuất hàng hoá, quy mô lớn. Hơn 10 năm dồn
điền đổi thửa, từ ý tƣởng manh nha ban đầu rồi trở thành chủ trƣơng lớn, từ
nỗ lực vƣợt qua nhiều quan ngại, đến lúc đạt đƣợc những thành quả bƣớc đầu,
tạo tiền đề cho sự xuất hiện của những vùng chuyên canh lớn. Tuy vậy, xung
quanh nó hội nhập, nông dân có 3 cái đƣợc. Thứ nhất, thị trƣờng nông sản
rộng mở, hàng hóa có thể bán trong nƣớc và vẫn còn không ít vấn đề
Thời 149 thành viên khác trong WTO. Thứ hai, đầu tƣ nƣớc ngoài vào
Việt Nam sẽ tăng mạnh, đặc biệt là vào lĩnh vực nông nghiệp, nhờ vậy sẽ thúc

10
đẩy nhanh nền nông nghiệp nƣớc nhà. Thứ ba, bà con nông dân sẽ có dịp tiếp
cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới ngày càng nhiều hơn, nhanh hơn và
sâu rộng hơn.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, dù khoa học kỹ thuật hiện đại có
cung cấp những giống cây – con mới, thì cũng khó có thể làm thay đổi cục
diện nền nông nghiệp lạc hậu và bộ mặt chậm phát triển của nông thôn Việt
Nam. Một nền sản xuất nông nghiệp đang ở trình độ thấp, cách làm manh
mún, tƣ tƣởng tiểu nông , nguy cơ trên sẽ đẩy nền nông nghiệp đi xuống,
đến mức không đủ sức cạnh tranh. Vì vậy, phải có những “luồng sinh khí
mới” mới có thể làm “thay da đổi thịt” cho khu vực có tới 2/3 dân số đang
sinh sống này. Chính vì thế, việc tích tụ ruộng đất, mở rộng quy mô sản xuất
để “làm ăn lớn” là xu hƣớng tất yếu và là sự vận động đúng quy luật, đáp ứng
yêu cầu của thời kỳ phát triển.
Công tác dồn điền đổi thửa là tập hợp các công việc từ quy hoạch vùng
sản xuất hàng hóa tập trung, lập các trang trại cho đến vận động nông dân sản
xuất theo hƣớng hàng hóa. Song thực tế ruộng đất ở nông thôn, miền núi mỗi
hộ đều có năm, bảy mảnh đầu làng cuối xã, thổ nhƣỡng khác nhau, rất manh
mún, làm sao có thể sản xuất đƣợc chuyên canh cây trồng với số lƣợng lớn,
cây có giá trị kinh tế đủ tiêu chuẩn về chất lƣợng, giá thành hạ… đáp ứng yêu

cầu thị trƣờng và tham gia xuất khẩu? Hơn nữa, chính sự manh mún còn làm
giảm 2,4-4% diện tích đất nông nghiệp do các bờ ngăn bờ thửa, sau khi dồn
điền đổi thửa (DĐĐT), đất nông nghiệp đã tăng thêm 3.309ha). Ruộng đất
manh mún còn làm tăng phí lao động, hạn chế khả năng đầu tƣ và áp dụng
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Hạn chế khả năng cơ giới hóa và hiện đại hóa
nông nghiệp.
Không thể phủ nhận những gì mà Khoán 10 đã làm đƣợc. Vì nếu coi
DĐĐT là sách lƣợc lâu dài để nông nghiệp nƣớc nhà phát triển sánh vai với

11
các cƣờng quốc năm châu, thì Khoán 10 là ngƣời đi tiên phong đột phá, vực
dậy tiềm năng của nền nông nghiệp Việt Nam, trong giai đoạn chuyển đổi từ
nền sản xuất nông nghiệp theo cơ chế tập trung, bao cấp do Hợp tác xã nông
nghiệp quản lý, sang cơ chế mới với việc lấy hộ gia đình làm đơn vị kinh tế tự
chủ, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp phát triển, góp
phần đáng kể vào việc tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân và vực Việt
Nam từ nƣớc nhập khẩu lƣơng thực trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ
2 thế giới.
Nhƣng để vƣơn tới nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đủ sức cạnh
tranh trong tƣơng lai thì lại cần phải phấn đấu loại bỏ dần tƣ tƣởng sản xuất
tiểu nông, nhỏ lẻ. Công tác DĐĐT rất quan trọng, tạo “bƣớc đệm” để sản xuất
nông nghiệp nâng cao giá trị, tạo ra những sản phẩm hàng hóa chất lƣợng,
khai thác hết tiềm năng của mỗi địa phƣơng. Nhƣng nếu chỉ làm bằng khẩu
hiệu mà không có những giải pháp cụ thể, kịp thời thì mục tiêu sẽ khó thành
hiện thực. Và nếu không đẩy mạnh việc quy hoạch, DĐĐT, thay đổi cơ cấu
cây trồng để sản xuất hàng hóa quy mô lớn thì công cuộc CNH, HĐH nông
nghiệp vẫn chỉ nằm trên “bàn giấy”.
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN
ĐỔI THỬA.
1.2.1. Nội dung của công tác dồn điền đổi thửa.

Trên cơ sở những nội dung của công tác dồn điền đổi thửa mỗi cấp
quản lý cần xây dựng những kế hoạch cụ thể để chỉ đạo điều hành, trên
nguyên tắc khoa học, hiệu quả và đúng luật. Công tác dồn điền đổi thửa với
rất nhiều nội dung và các bƣớc tiến hành. Đây là tổng hợp từ việc vận dụng lý
luận đến thực tiễn, từ việc áp dụng chính sách pháp luật đến thực tế cuộc sống
của nhân dân. Tổ chức điều tra quỹ đất, số nhân khẩu đƣợc giao ruộng và hiện

12
trạng đất nông nghiệp ngoài đồng của từng hộ, diện tích đất chuyển nhƣợng,
chuyển đổi, đất bị thu hồi theo quy định của pháp luật theo địa bàn thôn xóm.
Thống kê các vị trí quy hoạch mở rộng đƣờng giao thông nông thôn,
thuỷ lợi nội đồng, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng của địa
phƣơng; các vị trí quy hoạch sản xuất nông nghiệp (đất chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi; xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm); các vị trí quy
hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và các công
trình công cộng khác theo địa bàn thôn xóm.
Trên cơ sở công khai quy hoạch, kết quả điều tra quỹ đất nông nghiệp
ngoài đồng, nhu cầu sử dụng đất để xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, khẩu và tiêu chuẩn giao ruộng
đất ổn định, các xã, thị trấn xác định diện tích đất vận động nhân dân hiến đất
theo khẩu đƣợc giao ruộng ổn định hoặc theo tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp
ngoài đồng, xây dựng phƣơng án dồn điền đổi thửa của xã, thị trấn để định
hƣớng cho các thôn xóm xây dựng phƣơng án, tổ công tác giúp việc Ban chỉ
đạo xã tổng hợp các đề nghị của thôn xóm, hoàn thiện phƣơng án dồn điền
đổi thửa của xã thông qua Ban chỉ đạo, tổ chức họp HĐND thảo luận và ban
hành nghị quyết thông qua phƣơng án, hoàn thiện phƣơng án trình UBND
huyện phê duyệt và tổ chức giao đất thực địa.
Hay cụ thể hơn những việc cơ bản của công tác dồn điền đổi thửa đều
phải thực hiện việc áp dụng theo mô hình chuyển đổi từ ô thửa nhỏ thành ô
thửa lớn để tích tụ ruộng đất, hình thành các gia trại trồng trọt, chăn nuôi hoặc

nuôi trồng thuỷ sản. Dồn điền đổi thửa để đƣa chăn nuôi ra khỏi khu dân cƣ,
tránh ô nhiễm môi trƣờng. Dồn điền đổi thửa để hình thành các gia trại chăn
nuôi gia công, có sự tham gia của các doanh nghiệp. Cũng có thể DĐĐT để
phát triển sản xuất theo mô hình tổ hợp tác hoặc hợp tác xã chuyên cây,
chuyên con. Trong đó, xã viên của hợp tác xã là các hộ nông dân cùng góp đất

13
với nhà đầu tƣ, chủ doanh nghiệp để tổ chức sản xuất kinh doanh một ngành
hàng nào đó.
Sau khi nhận thức đƣợc lợi ích của việc dồn đổi ruộng đất, phần lớn các
hộ nông dân đều tự nguyện tham gia DĐĐT cho nhau trên cơ sở sự chỉ đạo
thống nhất của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự tham gia của các ban
ngành, đoàn thể. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có vốn đầu tƣ và kinh
nghiệm quản lý, sản xuất kinh doanh cũng có thể tham gia sản xuất - kinh
doanh trên những mảnh đất mà ngƣời nông dân đã dồn đổi. Những hộ có đất,
có cùng sở thích hoạt động sản xuất, kinh doanh một loại sản phẩm nào đó
cùng tham gia trong một tổ chức nhất định.
Nhƣ vậy, muốn công tác DĐĐT thành công phải có sự tham gia đồng
bộ của cả 3 nhà: Nhà nông, doanh nghiệp và Nhà nƣớc. Nhà nông có đất, sức
lao động; doanh nghiệp có vốn, kinh nghiệm quản lý, sản xuất - kinh doanh
và tiêu thụ sản phẩm; Nhà nƣớc có cơ chế, chính sách.
1.2.2. Đánh giá tác động của công tác dồn điền đổi thửa
Từ thực tế của những mô hình, muốn DĐĐT thành công, công tác
tuyên truyền, vận động để ngƣời dân hiểu đƣợc lợi ích thiết thực của việc
DĐĐT, đồng tình và tự nguyện tham gia là nhiệm vụ hàng đầu. DĐĐT phải
gắn liền với công tác quy hoạch; từng địa phƣơng cần quy hoạch, rà soát điều
chỉnh quy hoạch để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá theo từng cây, con
ổn định, lâu dài. Cần có chủ trƣơng và sự chỉ đạo thống nhất của các cấp
chính quyền, tạo hành lang pháp lý và có chính sách hỗ trợ để xây dựng các
mô hình trình diễn về DĐĐT. Tổ chức tham quan, học tập trao đổi kinh

nghiệm giữa các địa phƣơng.
Mặc dù vậy, công tác DĐĐT thời gian qua ở nhiều địa phƣơng vẫn
mang tính hình thức, hiệu quả chƣa cao. Vì vậy, để đẩy nhanh DĐĐT, tạo đà
cho công cuộc CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn, cần có sự chỉ đạo thống

14
nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, coi đó là cuộc cách mạng trong nông
nghiệp. Xây dựng các chính sách hỗ trợ trƣớc và sau DĐĐT, giúp nông dân tổ
chức sản xuất tốt hơn, có thu nhập cao hơn. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chỉ
đạo triển khai việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân
sau khi DĐĐT. Chuyển khuyến nông theo dạng “mô hình” bằng các dự án
hoặc chƣơng trình khuyến nông trọng điểm để phục vụ cho việc DĐĐT, sản
xuất hàng hoá.
Những địa phƣơng có đất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, phân tán,
mỗi hộ có nhiều ô, thửa ruộng trên nhiều cánh đồng sẽ ảnh hƣởng đến phát
triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới (NTM).
Việc dồn điền đổi thửa có tác động tích cực tới toàn bộ nền sản xuất
nông nghiệp của nông dân, làm thay đổi bộ mặt làng quê Việt Nam vốn nghèo
nàn, lạc hầu. Điều quan trọng hơn trong chủ trƣơng của Đảng ta là xây dựng
nông thôn mới thì công tác dồn điền đổi thửa có tác động trực tiếp tới hầu hết
19 tiêu chí trong xây dựng NTM.
Trƣớc hết, với tiêu chí quy hoạch nếu dồn điền đổi thửa (DĐĐT) thành
công từ nhiều ô thửa của mỗi hộ, ở nhiều vị trí phân tán sẽ giúp cho địa
phƣơng tiến hành công tác quy hoạch xã NTM rất thuận tiện nhƣ quy hoạch
đồng ruộng, điểm dân cƣ, quy hoạch thủy lợi, giao thông nội đồng
Do có ô thửa lớn, giao thông, thủy lợi nội đồng đảm bảo sẽ giúp cho
công tác cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ nâng cao năng suất cây
trồng, vật nuôi, giải phóng sức lao động, từ đó hỗ trợ nâng cao thu nhập của
ngƣời nông dân và góp phần hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông
nghiệp.

Việc đƣa cơ giới hóa vào đồng ruộng và hình thành tổ dịch vụ cơ giới
phục vụ sản xuất trong hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, cùng với việc quy
hoạch lại đồng ruộng sẽ giúp cho công tác tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ

15
cấu cây trồng, vật nuôi trong nông thôn diễn ra thuận lợi, hình thành các HTX
chuyên canh, hỗ trợ cho hoạt động của HTX nông nghiệp.
Mặt khác, nếu trƣớc đây, một doanh nghiệp muốn đầu tƣ vào một địa
phƣơng phải bàn bạc với nhiều hộ, thì nay chỉ cần thỏa thuận với một hoặc
vài hộ là có diện tích đủ để thực hiện một dự án sản xuất. Nhƣ vậy, DĐĐT
còn tạo điều kiện để doanh nghiệp thuận lợi hơn trong đầu tƣ vào lĩnh vực
nông nghiệp.
Trƣớc đây, khi triển khai đo ruộng chia cho các hộ, chủ yếu là dùng
phƣơng pháp thủ công, nên sai số lớn. Một số nơi có hiện tƣợng đo đất không
công bằng. Còn hiện nay, nhờ thực hiện DĐĐT, chia lại bằng thƣớc dây và
vằn máy, nên đã đảm bảo sự chính xác, công bằng, đƣợc nhân dân đồng tình,
từ đó hỗ trợ cho tiêu chí an ninh trật tự xã hội nông thôn. Những diện tích đất
dôi dƣ trong các hộ và diện tích có đƣợc do bỏ bờ vùng, bờ thửa đã giúp cho
các địa phƣơng có thêm quỹ đất công thực hiện quy hoạch điểm dân cƣ mới,
cũng nhƣ các công trình phúc lợi, mà không phải giải phóng mặt bằng.
Năng lực cán bộ đƣợc nâng cao, qua công tác dồn điền đổi thửa cán bộ
sẽ sâu sát hơn với nhân dân, mọi chủ trƣơng về phát triển nông nghiệp tạo đà
cho một nền sản xuất lớn đƣợc khuyến khích đầu tƣ. Cán bộ sẽ am hiểu luật
pháp, đặc biệt là Luật Đất đai, do đó nâng cao năng lực trong công tác chỉ đạo
điều hành chung.
Tuy nhiên, công tác DĐĐT sẽ gặp khó khăn do đụng chạm tới quyền
lợi của các hộ dân. Trong thời gian ngắn thực hiện nhiều công việc (xây dựng
phƣơng án, kế hoạch triển khai, tuyên truyền, hội họp), nhiều nội dung (đo
đạc, chia đất, xây dựng bản đồ, hồ sơ cấp giấy chứng nhận), nên cán bộ địa
phƣơng không muốn triển khai thực hiện. Cho nên, khi công tác DĐĐT thành

công, thì năng lực tổ chức thực hiện Chƣơng trình xây dựng NTM của cán bộ
đƣợc nâng lên rõ rệt.

16
Dồn điền, đổi thửa phải gắn với đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn
mới trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông nghiệp và
các quy hoạch liên quan khác trên địa bàn.
Thực hiện dồn điền, đổi thửa phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân
chủ, đoàn kết, có sự đồng thuận cao của nhân dân.
Khu vực thực hiện dồn điền, đổi thửa phải có diện tích tập trung từ 10
ha trở lên, ở những vùng sản xuất nông nghiệp ổn định.
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA ĐẤT
NÔNG NGHIỆP.
1.3.1 . Cơ sở thực tiễn ở Việt Nam nói chung.
Sản xuất nông nghiệp cần đƣợc công nghiệp hoá nhƣ một nhu cầu của
chính ngƣời dân. Nhu cầu ấy chỉ có thể xuất hiện khi nông dân có thể tích tụ
một diện tích đất đai hợp lý. Tuy nhiên, theo nghị quyết mới nhất của Uỷ ban
Thƣờng vụ Quốc hội về hạn điền, chỉ cho phép tích tụ không quá 6ha đất
nông nghiệp tại các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ, 4ha ở các tỉnh còn lại.
Một hộ chỉ có thể nhận chuyển quyền tới 100ha nếu để trồng rừng. Một đại
biểu Quốc hội ủng hộ chính sách hạn điền hiện thời lo lắng, “ruộng đất sẽ rơi
vào tay một số địa chủ mới” nếu không giới hạn mức độ tích tụ ruộng đất.
Nhƣng từ thực tiễn, các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc tƣ duy “ngƣời cày có
ruộng” và “hạn điền” cần phải thích nghi trong điều kiện mới. Ruộng đất
đƣợc tích tụ sẽ khuyến khích các nhà đầu tƣ áp dụng tiến bộ kỹ thuật, các tiêu
chuẩn quốc tế về sản xuất nông sản hàng hoá cũng từ đó mà hình thành. Nhà
đầu tƣ có thể trở thành “địa chủ” nhƣng "địa chủ" trong bối cảnh đó sẽ mang
nội hàm khác với những định kiến trong quá khứ. Cũng nhƣ các nhà “tƣ bản”
đang xuất hiện ở các ngành kinh tế khác, một khi nhà đầu tƣ nông nghiệp có
thể tích tụ ruộng đất ở quy mô thích hợp, những đóng góp của họ sẽ không chỉ

×