Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái bình dương giai đoạn 2000 - 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 117 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
***




NGUYỄN NGỌC MẠNH




CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA MỸ
ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG
GIAI ĐOẠN 2000-2004





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ












HÀ NỘI - 2005

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
***


NGUYỄN NGỌC MẠNH





CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA MỸ
ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG
GIAI ĐOẠN 2000-2004

Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
Mã số: 5.02.12


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. NGUYỄN THIẾT SƠN







HÀ NỘI - 2005
MỤC LỤC

Trang
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU
1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ
CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG
7
1.1. Cơ sở lý luận về chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu
Á - Thái Bình Dƣơng
7
1.1.1. Lý thuyết tự do kinh tế
7
1.1.2. Lý thuyết về Chủ nghĩa quốc tế tự do
11
1.1.3. Lý thuyết Kinh tế chính trị quốc tế
13
1.2. Những nhân tố tác động tới chính sách kinh tế của Mỹ ở khu
vực châu Á - Thái Bình Dƣơng
16
1.2.1. Bối cảnh kinh tế quốc tế
16
1.2.2. Vị thế của Mỹ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

20
1.2.3. Châu Á - Thái Bình Dương trở thành một trong ba trung tâm
của nền kinh tế thế giới
22
1.3. Những có hội và thách thức đối với lợi ích của Mỹ ở khu vực
châu Á - Thái Bình Dƣơng
26
1.3.1. Những cơ hội chủ yếu
26
1.3.2. Những khó khăn và thách thức
28
Chƣơng 2: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH KINH TẾ
CỦA MỸ ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG
GIAI ĐOẠN 2000-2004
33
2.1. Các quan điểm chiến lƣợc và mục tiêu kinh tế chủ yếu của Mỹ
đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng
33
2.1.1. Quan điểm “Cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương mới” trong
chiến lược toàn cầu của Mỹ
33
2.1.2. Những mục tiêu chủ yếu trong chính sách kinh tế của Mỹ đối
với khu vực châu Á - Thái Bình Dương
36
2.2. Một số nội dung cơ bản trong chính sách kinh tế của Mỹ đối với
khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng giai đoạn 2000-2004
41
2. 2.1. Tăng cường hợp tác kinh tế trong toàn khu vực
41
2.2.2. Mở rộng viện trợ và tăng cường sử dụng các biện pháp kinh tế

44
nhằm đạt được lợi ích kinh tế của Mỹ
2.2.3. Tích cực thâm nhập thị trường và phát triển các mối quan hệ
thương mại với các nước Đông Bắc Á
49
2.2.4. Đẩy mạnh quan hệ thương mại song phương với các nước
Đông Nam Á
69
Chƣơng 3: NHỮNG TÁC ĐỘNG TỪ CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA MỸ ĐỐI
VỚI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG TRONG GIAI
ĐOẠN 2000-2004
74
3.1. Đối với Mỹ
74
3.2. Tác động đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng
81
3.2.1. Tác động đối với toàn khu vực nói chung
81
3.2.2. Tác động đối với các nước ở khu vực
83
3.3. Tác động đối với Việt Nam
87
3.4. Những vấn đề rút ra có ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam
trong việc thực hiện chính sách kinh tế với Mỹ
91
KẾT LUẬN
95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
97
PHỤ LỤC

101

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SỬ DỤNG TRONG BẢN TÓM TẮT


Viết tắt
Tiếng Việt
ADB
Ngân hàng Phát triển châu Á
AFTA
Khu vực Tự do thương mại ASEAN
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CNH
Công nghiệp hoá
CTI
Ủy ban Thương mại Đầu tư
EU
Liên minh châu Âu
EXIMBANK
Ngân hàng xuất nhập khẩu
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
HĐH
Hiện đại hoá
JETRO
Tổ chức ngoại thương Nhật Bản

IMF
Quỹ Tiền tệ quốc tế
M & A
Thôn tính và sáp nhập
NAFTA
Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ
NICs
Các nước công nghiệp hoá mới
OCED
Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế
OPIC
Tổ chức đầu tư hải ngoại
R & D
Nghiên cứu và triển khai
TNC
Công ty xuyên quốc gia
UNCTAD
Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển
USAID
Tổ chức Phát triển Quốc tế Mỹ
USD
Đô la Mỹ
TDP
Chương trình mậu dịch phát triển
WB
Ngân hàng thế giới
WIPO
Tổ chức Quyền Sở hữu trí tuệ thế giới
WTO
Tổ chức thương mại thế giới



PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hơn một thập kỷ qua, ở khu vực châu Á Thái Bình Dương đã
diễn ra những biến động quan trọng không chỉ bởi vị thế kinh tế của khu
vực này trong bức tranh kinh tế thế giới nói chung, mà bởi cả những sự
kiện gây chấn động lớn như cuộc khủng hoảng tài chính 1997 – 1998, cuộc
tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11-9-2001 và sự trì trệ của nền kinh
tế lớn thứ 2 thế giới là Nhật Bản. Mặc dù vậy, châu Á - Thái Bình Dương
vẫn tiếp tục là một khu vực phát triển đầy năng động và các quan hệ hợp
tác trong khu vực vẫn tiếp tục diễn ra sôi động. Hơn thế nữa, xu hướng tự
do hoá thương mại, đầu tư, tài chính đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với quá
trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một xu thế
lớn trong khu vực, khiến cho các mối quan hệ hợp tác giữa các nước bước
sang một giai đoạn phát triển mới với sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng cao.
Sự vươn lên mạnh mẽ của các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đã
thực sự mang lại những cơ hội đầy hứa hẹn cho các nước trong toàn khu
vực, đặc biệt là đối với Mỹ. Trong bối cảnh đó, Mỹ tiến hành thực thi chính
sách kinh tế đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm đáp ứng
những nhu cầu và lợi ích của Mỹ là một điều tất yếu, đặc biệt khi Mỹ xem
khu vực châu Á - Thái Bình Dương là trọng điểm mở rộng quan hệ kinh tế
và các quan hệ an ninh - chính trị trong chiến lược toàn cầu của mình.
Việc nghiên cứu và tìm hiểu về chính sách kinh tế của Mỹ đối với
khu vực châu Á - Thái Bình Dương thực sự là một yêu cầu cấp bách và có
ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đối với việc hoạch định chính
sách kinh tế đối ngoại thích ứng trong thời kỳ hiện nay, nhất là khi Việt
Nam đang tích cực triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng


2
hoá, đa phương hoá các quan hệ đối ngoại và Mỹ đang trở thành đối tác
thương mại và đầu tư lớn nhất của Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, trước những diễn biến phức
tạp của tình hình kinh tế - chính trị ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương,
Mỹ đã có những cách nhìn mới đối với khu vực và về cơ bản, chính sách
kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn nhằm thực
hiện ý đồ phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của Mỹ. Nội dung chính sách và
những tác động của nó trong thời gian qua đã thu hút được sự quan tâm của
nhiều học giả trong và ngoài nước. Cho đến nay đã có nhiều công trình khoa
học đề cập đến chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái
Bình Dương. Có thể kể ra các công trình nghiên cứu như: Cuốn sách "Chính
sách kinh tế của Mỹ đối với châu Á - Thái Bình Dương sau chiến tranh lạnh"
do TS. Đinh Quý Độ chủ biên. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội năm
2000. Cuốn sách "Chính sách kinh tế Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton"
do TS. Vũ Đăng Hinh chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2002. Cuốn sách "Chính sách của Hoa Kỳ đối với ASEAN trong và sau
chiến tranh lạnh" của TS. Lê Khương Thuỳ, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội,
Hà Nội, năm 2003. Cuốn sách "Mỹ điều chỉnh chính chính sách kinh tế"
GS.TS. Nguyễn Thiết Sơn, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội năm
2003. Cuốn sách “Hoa Kỳ - kinh tế và quan hệ quốc tế” của GS.TS. Nguyễn
Thiết Sơn, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hành năm 2004.
Ngoài ra còn rất nhiều bài nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước
đăng trên nhiều tạp chí trong nước và quốc tế. Có thể kể ra một số bài điển hình
như: Bài viết của Thomas G. Moore: In Pursuit of Open Markets: U.S.
Economic Strategy in the Asia-Pacific. Asian Affairs, No: 3/2001; Robert
Scollay, John P.Gilbert. “New Regional Trading Arrangements in the Asia

3

Pacific?” Institute for International Economics. Washington, DC. May, 2001;

Các công trình và bài viết trên đều là những tư liệu rất hữu ích cung
cấp những thông tin quý báu, đồng thời gợi mở cho tác giả luận văn những
ý tưởng trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về chính sách kinh tế của Mỹ
đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương qua các thời kỳ khác nhau. Tuy
nhiên, các tài liệu này chủ yếu đi vào nghiên cứu một các khái quát chính
sách kinh tế của Mỹ, hoặc nghiên cứu chính sách kinh tế trên một khía
cạnh nào đó, chưa đi vào nghiên cứu một cách cụ thể, chính sách kinh tế
đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh
quốc tế có nhiều biến động như hiện nay. Do vậy, tác giả luận văn mong
muốn tổng hợp và cập nhật các tài liệu có liên quan để nghiên cứu đầy đủ
hơn về chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình
Dương trong bối cảnh mới, từ đó góp phần tạo nên những cơ sở tham khảo
cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam trong qnan hệ với
Mỹ.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu việc thực hiện chính sách kinh tế
của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong giai đoạn 2000-
2004, làm rõ đặc điểm, bản chất và nội dung quan hệ kinh tế của Mỹ với khu
vực này. Trên cơ sở đó, đánh giá tác động của quá trình thực hiện đối với
khu vực châu Á - Thái Bình Dương, rút ra những kinh nghiệm, bài học cho
việc hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam nói chung và
chính sách hợp tác kinh tế song phương với Mỹ nói riêng. Đồng thời, cũng
góp phần cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và học tập.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4
Chính sách tác kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình
Dương là một mảng đề tài khá phức tạp và rộng. Vì vậy, đối tượng và

phạm vì nghiên cứu của luận văn sẽ tập trung vào các khía cạnh cụ thể sau:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về quan hệ
kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có cả
các mối quan hệ kinh tế - chính trị quốc tế ở khu vực của Mỹ.
Luận văn sẽ trình bày những vấn đề liên quan đến lý thuyết, quan
điểm, cơ sở thực tiễn về quan hệ kinh tế quốc tế, những nhân tố quốc tế và
khu vực định hình, chi phối quan hệ kinh tế của Mỹ với khu vực châu Á -
Thái Bình Dương cũng như quan hệ giữa Việt Nam - Hoa Kỳ. Những mục
tiêu trong chính sách kinh tế của Mỹ với khu vực châu Á - Thái Bình
Dương và thực trạng mối quan hệ này.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian, châu Á - Thái Bình Dương là khái niệm mới xuất
hiện từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, để chỉ một khu vực địa lý rộng lớn
bao gồm các nước thuộc vành đai châu Á - Thái Bình Dương. Trong khuôn
khổ của luận văn, tác giả tập trung vào Mỹ và các nước Đông Á, bao gồm:
Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á - ASEAN.
Bởi vì đây là những nước phát triển năng động nhất trong khu vực châu Á -
Thái Bình Dương, đồng thời Đông Á được Mỹ xếp vào điểm quan trọng
trong chiến lược "Hướng về châu Á - Thái Bình Dương" của Mỹ.
Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu vào giai đoạn 2000-2004
vì đây là thời điểm chuyển giao quyền lực từ Đảng Dân chủ sang Đảng
Cộng hoà (nhiệm kỳ đầu của Tổng thống G. Bush), đồng thời trong giai
đoạn này cục diện kinh tế và chính trị thế giới cũng có nhiều thay đổi, cùng
với sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ của khu vực châu Á - Thái Bình
Dương, đã trở thành nhân tố chi phối lợi ích của Mỹ ở khu vực này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:

5
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử để nghiên cứu chính sách cũng như quan hệ kinh tế của Mỹ với khu vực

châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó các phương pháp như thống kê,
phân tích - tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch, lôgic… cũng sẽ được sử
dụng để làm rõ thêm những luận cứ khoa học.
Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết sẽ kết hợp việc thu
thập thông tin, tổng hợp, phân tích, đánh giá với việc tranh thủ các cơ hội
để có thể trao đổi với các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực này để kiểm
nghiệm kết quả nghiên cứu của mình.
Luận văn cũng sẽ sử dụng nguồn tài liệu phong phú ở trong nước và
nước ngoài để làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
Thứ nhất, trình bày một cách hệ thống một số lý thuyết cơ bản về
quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt chú trọng đến những lý thuyết đang được
giới hoạch định chính sách Mỹ sử dụng trong việc hoạch định chính sách
kinh tế đối ngoại.
Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện chính
sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong giai
đoạn 2000-2004.
Thứ ba, phân tích một số nội dung cơ bản trong quá trình thực hiện
chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương của
Mỹ trong giai đoạn 2000-2004.
Thứ tư, Đánh giá những tác động trong quá trình thực hiện chính sách
kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và đối
với Việt Nam nói riêng. Đưa ra một số đề xuất có ý nghĩa tham khảo cho
việc hoạch định chính sách của Việt Nam trong quan hệ hợp tác với Mỹ.
7. Kết cấu của luận văn

6
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn có 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách kinh tế của Mỹ

đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Chƣơng 2: Một số nội dung cơ bản trong chính sách kinh tế của Mỹ
đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giai đoạn 2000-2004.
Chƣơng 3: Những tác động từ chính sách kinh tế của Mỹ đối với
khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giai đoạn 2000-2004.

7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA MỸ
ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG

1.1 Cơ sở lý luận về chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực
châu Á - Thái Bình Dƣơng
Việc nghiên cứu quan hệ kinh tế của Mỹ với khu vực châu Á - Thái
Bình Dương dựa trên lý thuyết và thực tiễn là rất đa dạng và phức tạp.
Thực tế, không một lý thuyết nào về quan hệ kinh tế quốc tế có thể giải
thích được mọi hoạt động thực tiễn, mà hầu như mỗi một lý thuyết chỉ giải
thích được một phần nào đó của các hiện tượng này. Do đó, luận văn sẽ tập
trung vào những luận điểm chính trong các lý thuyết có ảnh hưởng tới mối
quan hệ kinh tế của Mỹ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các
quan điểm chi phối việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với khu vực
này.
1.1.1. Lý thuyết tự do kinh tế
Ngày nay, lý thuyết tự do kinh tế đã thay đổi nhiều về hình thức và
nội dung, từ những ý tưởng của Adam Smith cho đến những công thức toán
học phức tạp. Tuy vậy, nó vẫn dựa trên niềm tin rằng tự do kinh tế sẽ làm
tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập quốc gia.
Năm 1776, trong tác phẩm của cải của các dân tộc quốc gia (The
Wealth of the Nations), Adam Smith đã cho rằng tăng trưởng kinh tế là

chìa khóa dẫn tới sự giầu có của một quốc gia. Về cơ bản, tăng trưởng kinh
tế thực hiện chức năng phân công lao động và đến lượt nó, phân công lao
động lại phụ thuộc vào quy mô thị trường. Adam Smith đã đưa ra khái

8
niệm lợi thế tuyệt đối để giải thích nguồn gốc trao đổi quốc tế. Theo ông,
các nước khác nhau về điều kiện thiên nhiên và địa lý do tài nguyên đa
dạng nhưng phân bố không đều giữa các quốc gia. Khi đó, sự khác nhau
này buộc các nước phải chuyên môn hóa vào sản xuất một số mặt hàng
nhất định. Điều này đã làm cho chi phí sản xuất giảm xuống, sản lượng
tăng lên và thông qua trao đổi quốc tế, các quốc gia đều có lợi. Như vậy,
theo Adam Smith tự do trao đổi giữa các nước là sức mạnh, động lực làm
cho nền kinh tế tăng trưởng.
Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith cho thấy một quốc gia
nếu có lợi thế tuyệt đối so với một quốc gia khác về một số loại hàng hóa
thì nước nước đó sẽ thu được lợi ích từ ngoại thương, nhờ chuyên môn hóa
sản xuất theo lợi thế tuyệt đối. Tuy nhiên, quan điểm này chưa giải thích
một cách rõ ràng việc tại sao một nước không có lợi thế tuyệt đối nào vẫn
có thể tham gia một cách tích cực vào quá trình hợp tác và phân công lao
động quốc tế để phát triển các hoạt động thương mại quốc tế.
Để khắc phục những hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối, cũng
như để trả lời các vấn đề về trao đổi quốc tế giữa các nước khi có chênh
lệch về trình độ sản xuất, David Ricardo (1772-1823) đã đưa ra quan điểm
về lợi thế so sánh. Theo ông, lợi ích thương mại quốc tế bắt nguồn từ sự
khác nhau về lợi thế so sánh ở mỗi quốc gia, được thể hiện qua các chi phí
cơ hội: “các nước sẽ có lợi khi chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu
những sản phẩm mà họ làm ra với chi phí so sánh thấp hơn so với các nước
khác” [6, tr 327]. Quy luật về lợi thế so sánh hay chi phí so sánh của
Ricardo đã đưa ra một cơ sở mới cho lý thuyết tự do kinh tế và là hạt nhân
cho toàn bộ công trình về kinh tế học tự do.

Lý thuyết tự do cổ điển của Ricardo được dựa nhiều vào các giả
thuyết rút ra từ những kinh nghiệm thực tiễn. Do đó, nó bỏ sót nhiều nhân

9
tố như là chi phí vận chuyển. Ông cho rằng các yếu tố sản xuất là lưu động
trong một quốc gia nhưng lại bất biến trên thị trường quốc tế. Lợi thế so
sánh là cố định trong một đất nước, nó là món quà của thiên nhiên và
không thể chuyển được từ nước này sang nước khác. Bên cạnh đó, lý
thuyết này dựa vào giá trị lao động, nghĩa là số lượng và hiệu quả của đầu
vào lao động là nhân tố cơ bản quyết định sản xuất và một hạn chế nữa của
quy luật lợi thế so sánh là chỉ dựa trên mô hình hai nước.
Để khắc phục tình trạng này, các nhà lý luận cổ điển mới đã bổ sung
thêm chi phí vận chuyển. Họ cho rằng các yếu tố sản xuất có sự dịch chuyển
linh hoạt giữa các quốc gia và đề cao nguyên nhân của thương mại là làm
tăng lợi nhuận tương xứng với khả năng của mỗi nước. Họ cũng chú trọng
đến bản chất năng động của lợi thế so sánh (lợi thế so sánh động) và lý
thuyết này đã được cụ thể hóa bằng những kỹ thuật toán học và dữ liệu
thống kê. Các yếu tố khác ngoài lao động cũng được đưa thêm vào chi phí
sản xuất dẫn tới khái niệm sở hữu tự nhiên các yếu tố tương đối trong việc
giải thích trao đổi thương mại. Khái niệm về lao động đã được sửa đổi thành
vốn con người và chi phí đã được định nghĩa lại thành chi phí cơ hội. Những
ý tưởng trọng tâm của kinh tế học cổ điển mới như là lý thuyết về lợi ích cận
biên, lý thuyết chu kỳ sản phẩm và lý thuyết cân bằng tổng quát được bổ
sung vào nhằm giải thích điều kiện thương mại và nhiều vấn đề khác.
Cách giải thích của lý thuyết cổ điển mới được phân tích sâu hơn
dưới dạng lý thuyết hay mô hình của Heckscher-Ohlin-Samuelson (H-O
model) về thương mại quốc tế. Đây cũng là quan điểm tự do chuẩn mực hồi
đầu thập niên 1980. Lý thuyết này cho rằng lợi thế so sánh của một nước
do sự thừa thãi tương đối và cách thức kết hợp có lợi nhất những yếu tố sản
xuất như vốn, lao động, nguồn tài nguyên, quản lý và kỹ thuật quyết định.

Một cách cụ thể hơn là “quốc gia sẽ xuất khẩu hoặc nhập khẩu những hàng
hóa tận dụng nhiều các yếu tố mà nó dư thừa hoặc khan hiếm”[28, tr 26].

10
Do vậy, mô hình H-O đã trở nên năng động, linh hoạt và toàn diện hơn lý
thuyết cổ điển về lợi thế so sánh.
Có thể nói, bước phát triển quan trọng gần đây trong lý thuyết tự do
kinh tế là nỗ lực nhằm giải thích sự tăng trưởng nhanh chóng của thương
mại trong nội bộ một ngành công nghiệp. Các lý thuyết này nhấn mạnh tầm
quan trọng của nền kinh tế quy mô và sở thích khác nhau của người tiêu
dùng. Chúng cũng đề cao tầm quan trọng ngày càng lớn của của cạnh tranh
độc quyền hay không hoàn hảo, việc áp dụng các lý thuyết về công ty và
các tổ chức công nghiệp trong các loại hình quan hệ, sự gia tăng gắn kết
giữa thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài.
Đi đầu trong cách tiếp cận này là Paul Krugman và Kelvin Lancaster
(1983), đã cho rằng trao đổi quốc tế được chia làm hai bộ phận: thương mại
giữa các ngành (theo chiều dọc) và thương mại trong một ngành (theo
chiều ngang). Trong đó, các tiếp cận về lợi thế so sánh truyền thống không
thể giải thích được thương mại theo chiều dọc. Tập trung vào phân tích về
sản phẩm đa dạng và kinh tế quy mô, mô hình của Paul Krugman giả thiết
rằng bằng việc sử dụng một loại công nghệ có tính quy mô (giảm chi phí
sản xuất khi sản lượng tăng), mỗi nước có thể tập trung sản xuất một số
lượng hạn chế các hàng hóa những với số lượng lớn hơn. Quy mô thị
trường trong nước có hạn nên nhu cầu trao đổi nảy sinh và thông qua đó,
hàng hóa trên thị trường sẽ nhiều hơn, đa dạng hơn va giá cả thấp hơn.
Tuy nhiên lý thuyết này không chỉ ra được xu hướng thương mại.
Bởi vì, bất kỳ một nước nào đều có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh trong một
ngành nào đó bằng cách sản xuất thật nhiều sản phẩm để giảm chi phí. Như
vậy, nước nào sản xuất sản phẩm gì là không rõ ràng. Mặc dù vậy, lý
thuyết này đã cho thấy thương mại trong ngành mở rộng khả năng tiêu thụ,

tăng hiệu quả kinh tế và phát triển quy mô.

11
Như vậy, các nhà tư tưởng tự do xem thương mại tự do là chính sách
tốt nhất. Chuyên môn hóa và phân công lao động quốc tế làm tăng năng
suất cá nhân, tích lũy của cải cho quốc gia, cho thế giới và khả năng tiêu
dùng. Họ tin rằng mục đích duy nhất của xuất khẩu là để trả cho các khoản
nhập khẩu. Nếu những méo mó làm cản trở thương mại hay có nghĩa nhập
khẩu sẽ gây ra những thiệt hại không đáng có cho xã hội là giải pháp đầu
tiên và tốt nhất của họ là loại bỏ các méo mó chứ không áp đặt các hạn chế
thương mại.
Về mặt lý luận, lý thuyết tự do kinh tế đã cung cấp cơ sở khoa học
cho việc giải thích cũng như những dự đoán về quá trình phát triển của
thương mại quốc tế và xu thế hợp tác kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện
nay. Mặc dù, thiên về khai thác những mặt tích cực của tự do thương mại,
nhưng luận thuyết này luôn là một trong những cơ sở quan trọng cho việc
hoạch định chiến lược hợp tác kinh tế của các quốc gia nói chung và của
Mỹ nói riêng.
1.1.2. Lý thuyết về Chủ nghĩa quốc tế tự do
Đây là trường phái lý thuyết nhấn mạnh đến mục tiêu lợi ích thông
qua việc hợp tác. Chủ nghĩa quốc tế tự do nhìn nhận tổng thể nền kinh tế và
chính trị quốc tế như là một khối phụ thuốc lẫn nhau và có thể hợp tác
trong hòa bình. Mặc dù các lý thuyết về chủ nghĩa quốc tế tự do không
nhằm thiết lập một chính phủ của thế giới, nhưng chúng nhấn mạnh cả khả
năng và giá trị của việc giảm nguy cơ chiến tranh lẫn việc đạt được lợi ích
chung đủ để hệ thống quốc tế có thể trở thành trật tự thế giới.
Những người theo lý thuyết này thừa nhận rằng những căng thẳng và
xung đột giữa các quốc gia thực sự có tồn tại, song theo họ, hợp tác giữa
các quốc gia có nhiều khả năng trở thành hiện thực và đem lại nhiều lợi ích
hơn những gì mà những người theo chủ nghĩa hiện thực suy nghĩ. Do đó,


12
theo đuổi hợp tác sẽ là cách thức hợp lý để giảm nguy cơ căng thẳng và thu
được lợi ích mà nhay cả các quốc gia hùng mạnh nhất cũng không thể tự
mình đạt được. Giáo sư Inis Claude cho rằng, “vẫn tồn tại vấn đề về quyền
lực nhưng xét theo góc độ hiện thực thì đó không phải là vấn đề cần xóa bỏ
mà là vấn đề cần phải sử lý”[24, tr 26-27], đây là quan điểm then chốt của
những người theo chủ nghĩa quốc tế tự do.
Nhất quán với quan điểm cho rằng hòa bình là điều có thể đạt được
nhưng nó không tự xảy ra, giáo sư Keohane đã nhấn mạnh tầm quan trọng
của việc tạo ra các thể chế quốc tế để làm cơ sở cho sự hợp tác bền vững.
Tình trạng vô chính phủ không thể hoàn toàn bị xóa bỏ nhưng người ta có
thể hạn chế hoặc điều chỉnh phần nào tình trạng đó. Điều này hoàn toàn có
thể đạt được, bởi vì quyền lực và những lợi ích mà những người theo chủ
nghĩa hiện thực nhấn mạnh là những nhân tố tạo ra xung đột, còn các thể
chế quốc tế sẽ là những nhân tố tạo dựng một nền hòa bình lâu dài [31, tr
50]. Điều này cũng đúng với mối quan hệ giữa các đồng minh. Các quốc
gia có quan hệ hữu nghị và cùng chung lợi ích, nhưng vẫn có những vấn đề
căng thẳng khi hành động tập thể hay thậm chí cả khi chỉ phối hợp với
nhau. Các thể chế quốc tế sẽ xây dựng và đưa ra những cam kết để giúp các
nước giải quyết mọi xung đột về lợi ích. Tuy nhiên, cũng có trường hợp,
các nước buộc phải thực hiện các cam kết đối với hành động tập thể và
hành động phối hợp.
Những thể chế quốc tế có thể là những tổ chức chính thức như Liên
hợp quốc, nhưng chúng cũng có thể ít mang tính chính thức hơn, thường
được gọi là các “cơ chế quốc tế”. Giáo sư Keohane đã đưa ra định nghĩa về
các thể chế quốc tế cả về chức năng lẫn cấu trúc, đó là “những luật lệ điều
hành những yếu tố trong nền chính trị thế giới và là những tổ chức góp phần
thực thi những luật lệ đó”. Định nghĩa này bao hàm những chuẩn mực và
luật ứng xử, những thủ tục xử lý và giải quyết xung đột, những cơ sở mang


13
tính tổ chức để dựa vào đó tiến hành chức năng quản lý toàn cầu ở một mức
độ nhất định trong khi thiếu vắng một chính phủ toàn cầu hoàn chỉnh.
Chúng ta có thể xác định sáu loại hình cơ bản của thể chế quốc tế:
- Những thể chế toàn cầu: như Liên hợp quốc
- Các thể chế khu vực: như Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu
(CSCE) thời kỳ chiến tranh lạnh
- Các thể chế pháp lý quốc tế: như Tòa án quốc tế
- Các thể chế kiểm soát và không phổ biến vũ khí: như Cơ quan
năng lượng nguyên tử quốc tế và Tổ chức cấm vũ khí hóa học
- Các thể chế kinh tế đặc biệt là ở cấp độ toàn cầu: như Quỹ Tiền tệ
quốc tế, Ngân hàng thế giới và
- Những thể chế ở cấp độ khu vực: như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
châu Á - Thái Bình Dương.
Trong tất cả các trường hợp trên, Mỹ đều không phải là quốc gia duy
nhất đứng ra thành lập, nhưng trong phần lớn các thể chế và tổ chức quốc
tế, nếu không muốn nói là tất cả, Mỹ đều đóng vai trò chủ chốt.
1.1.3. Lý thuyết Kinh tế chính trị quốc tế
Đây là trường phái lý thuyết nhấn mạnh đến mối quan hệ tương tác
giữa chính trị và kinh tế. Theo các nhà kinh tế chính trị quốc tế, những
chính sách đối ngoại được thúc đẩy bởi việc theo đuổi mục tiêu thịnh
vượng là những chính sách đặt lợi ích kinh tế của quốc gia lên trên tất cả
các mối quan tâm khác. Những chính sách này nhằm thu lợi nhuận cho nền
kinh tế quốc gia bằng việc góp phần cung cấp hàng nhập khẩu với chi phí
thấp, mở rộng thị trường cho hàng xuất khẩu và tìm kiếm đầu tư nước
ngoài mang lại nhiều lợi nhuận cho quốc gia và những cơ hội kinh tế quốc
tế khác. Một số chính sách trong lý thuyết đó, mang tính kinh tế đối ngoại,

14

chẳng hạn như các chính sách về thương mại. Nhưng cũng có những chính
sách mang tính chính trị liên quan đến quan hệ giữa các quốc gia. Nói
chung các chính sách đó đều chủ yếu liên quan đến những nỗ lực nhằm làm
tăng cường chủ nghĩa tư bản toàn cầu với tư cách là cơ cấu của nền kinh tế
quốc tế.
Liên quan đến chính sách đối ngoại và lợi ích của Mỹ trong việc đạt
được sự thịnh vượng, chúng ta có thể phân biệt lý thuyết này theo hai xu
hướng chủ yếu, một xu hướng có cách nhìn nhận ôn hòa và xu hướng thứ
hai có cách nhìn nhận mang tính chỉ trích hơn.
Xu hướng thứ nhất gọi là chủ nghĩa phúc lợi chung (theo như điều
khoản trong hiến pháp Mỹ về tăng cường “phúc lợi chung”), trong đó nhấn
mạnh đến việc theo đuổi những lợi ích kinh tế chung của quốc gia thông
qua chính sách đối ngoại: đó là một cán cân thương mại thuận lợi, sự tăng
trưởng kinh tế vững mạnh và một nền kinh tế vĩ mô phát triển tốt [28]. Mục
tiêu cuối cùng là sự thịnh vượng tập thể, trong đó những lợi ích được phục
vụ là những lợi ích của nhân dân Mỹ nói chung. Người ta cho rằng, lý
thuyết này là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong
thế kỷ XX, khi mà 70% các hiệp định và hiệp ước quốc tế do Mỹ ký kết là
về các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế (27, 15-16). Trong những
năm gần đây, lý thuyết này cũng được thể hiện rõ như trong tuyên bố năm
1995 của ngoại trưởng Mỹ Warren Christopher rằng, mặc dù các ngoại
trưởng khác đặt trọng tâm vào việc kiểm soát vũ khí nhưng “tôi cũng
không phải xin lỗi ai khi đặt kinh tế lên hàng đầu trong chương trình nghị
sự đối ngoại của Mỹ" [29, tr 34].
Xu hướng có quan điểm phê phán hơn, ví dụ như chủ nghĩa đế quốc,
coi những chính sách như vậy là bị chi phối bởi lợi ích của giai cấp tư bản
và các tầng lớp tinh hoa khác trong xã hội, như các tập đoàn đa quốc gia và

15
các ngân hàng lớn và nhằm phục vụ các lợi ích đó. Sự thịnh vượng mà

người ta muốn đạt được phần nhiều là phục vụ lợi ích riêng của những
nhóm lợi ích đặc biệt và cách thực theo đuổi mục tiêu thịnh vượng chủ yếu
thông qua việc bóc lột các quốc gia khác. Cơ sở của lý thuyết này xuất phát
từ nhà kinh tế học người Anh John Hobson với việc xuất bản cuốn sách
Imperialism (chủ nghĩa đế quốc) năm 1902. Do sự phân bố của cải không
đồng đều đã hạn chế sức mua của các tầng lớp thấp hơn trong xã hội nên
chủ nghĩa tư bản tạo ra cho mình hai vấn đề hành động với nhau, đó là tiêu
thụ chưa đủ mức và sản xuất dư thừa. Do đó chủ nghĩa tư bản phải tìm ra
những thị trường mới để tiêu thụ những sản phẩm của mình nếu mụốn
tránh suy thoái và sa sút kinh tế. Mặc dù nước Anh và chủ nghĩa thực dân
Anh là trọng tâm chính trong quan điểm của Hobson, nhưng những lập
luận của ông đưa ra cũng có thể áp dụng trong trường hợp của nước Mỹ và
chủ nghĩa thực dân mới.
Vladimir I.Lenin cũng cho rằng sự thịnh vượng ở đây thực chất chỉ
là phục vụ cho giai cấp tư sản. Quan điểm này đã được viết trong cuốn sách
nổi tiếng nhất của ông với nhan đề Imperialism: The Highest Stage of
Capitalism (Chủ nghĩa đế quốc: giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản).
Tuy nhiên, quan điểm về chủ nghĩa đế quốc của Lênin khác với lý thuyết
của Hobson ở chỗ ông không thừa nhận khả năng của chủ nghĩa tư bản có
thể tự cải tạo mình. Trong khi đó Hobson cho rằng những cải tạo theo
hướng tự do trong nước là có tính khả thi và có thể giúp chủ nghĩa tư bản
thoát khỏi chu trình của tình trạng tiêu thụ chưa đủ mức và sản xuất dư
thừa. Những cuộc cải cách như vậy có thể tạo ra sự phân phối công bằng
hơn, tăng mức tiêu thụ trong quá trình đó, vừa làm cho xã hội công bằng
hơn, vừa xó bỏ sự cần thiết phải tìm thuộc địa, qua đó chính sách đối ngoại
trở nên ít mang tính đế quốc chủ nghĩa hơn.

16
Tóm lại, mặc dù có những khác biệt, song chủ nghĩa đế quốc và chủ
nghĩa phúc lợi đều nhấn mạnh đến mục tiêu kinh tế coi đó là những động

lực thúc đẩy chính sách đối ngoại Mỹ. Hai xu hướng này khác nhau trong
việc xác định sự thịnh vượng của chủ thể được theo đuổi, nhưng đều đồng
nhất về vị trí trung tâm của mục tiêu đó là tìm kiếm sự thịnh vượng chung.
Như vậy, cho đến nay, hệ thống lý luận về quan hệ kinh tế quốc tế đã
phát triển một cách mạnh mẽ và đa dạng. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động
của quan hệ kinh tế quốc tế là rất phức tạp, không một lý thuyết nào có thể
giải thích được hoàn toàn mà chỉ một phần nào đó. Do đó, để nghiên cứu
chiến lược hợp tác của Mỹ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chúng
ta còn phải xét đến điểu kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể diễn ra trong bối
cảnh quốc tế và khu vực. Phần sau đây sẽ đề cập đến cơ sở thực tiễn trong
chiến lược hợp tác của Mỹ với khu vực này.
1.2. Những nhân tố tác động tới chính sách kinh tế của Mỹ ở khu
vực châu Á - Thái Bình Dƣơng
1.2.1. Bối cảnh kinh tế quốc tế
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ với những bước phát triển
đột phá đang tạo tiền đề vật chất cho việc hình thành và phát triển của một
nền kinh tế mới - nền kinh tế tri thức.
Những bước phát triển nhẩy vọt của cuộc cách mạng khoa học và kỹ
thuật trong thế kỷ XXI sẽ cho phép giảm chi phí sản xuất, vận chuyển và
lưu thông tạo điều kiện cho sự ra đời của những mạng lưới sản xuất, lưu
thông và phân phối toàn cầu; tạo ra những loại hình và phương thức sản
xuất, trao đổi, quản lý và kinh doanh mới, khác về chất so với các loại hình
và phương thức sản xuất, trao đổi, quản lý và kinh doanh cũ (thương mại
điện tử; kinh doanh điện tử ) và đặc biệt là tạo ra và hoàn chỉnh những nền
tảng vật chất-kỹ thuật cần thiết cho sự hình thành và phát triển của một nền

17
kinh tế mới - nền kinh tế tri thức, với đặc trưng cơ bản là lấy thị trường
toàn cầu làm phạm vi hoạt động. Tri thức và thông tin qua mạng Internet sẽ
đưa hoạt động kinh tế ngày càng vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia

và trở thành hoạt động ngày càng mang tính toàn cầu. Vốn, hàng hoá, dịch
vụ, kỹ năng quản lý, sức lao động, thông tin và công nghệ đều hoạt động
xuyên quốc gia. Các mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa các
nước, các doanh nghiệp sẽ xoắn bện chặt chẽ vào nhau và theo đó, hợp tác
kinh tế toàn cầu ngày càng được tăng cường và đồng thời mức độ cạnh
tranh cũng ngày càng thêm quyết liệt.
Sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức sẽ tạo
ra những cơ hội phát triển to lớn cho các nước nói chung và các nước đang
phát triển nói riêng. Nó mở lối cho các nền kinh tế đang phát triển khả năng
tiếp nhận công nghệ mới, nhất là công nghệ thông tin-điện tử để điều chỉnh
mô hình kinh tế và cơ cấu kinh tế; coi phát triển công nghệ thông tin là ưu
tiên hàng đầu để hội nhập vào nền kinh tế quốc tế; thực hiện chiến lược
phát triển rút ngắn thông qua các hoạt động tiếp nhận chuyển giao công
nghệ và kỹ năng quản lý. Tuy nhiên, nó cũng đặt trước các nước đang phát
triển những thách thức và nguy cơ không nhỏ nếu những nước này không
có những chiến lược và chính sách phát triển đúng đắn, hợp lý.
Toàn cầu hóa và khu vực hoá kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ
Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, của xu
thế hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển cũng như của tiến trình tự do
hoá nền kinh tế, quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã gia tăng
mạnh mẽ với những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, xu hướng tự do hoá trong các hoạt động kinh tế sẽ trở
thành phổ biến, đặc biệt trong các lĩnh vực như thương mại và đầu tư. Hai
lĩnh vực kinh tế này của thế giới sẽ bước vào một thời kỳ phát triển mới về

18
chất cùng với việc hoàn thành các chương trình tự do hoá thương mại và
đầu tư của AFTA (ASEAN), NAFTA (Bắc Mỹ), WTO, APEC cũng như
cùng với việc thương mại điện tử sẽ trở thành hình thức tổ chức sản xuất,
kinh doanh chủ yếu và phổ biến rộng khắp trên thế giới.

Thứ hai, cơ chế thị trường sẽ được hoàn thiện ở mức độ cao và
chiếm vị trí chủ đạo trong hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Hơn thế
nữa, tất cả các thị trường từ hàng hoá, dịch vụ cho đến thị trường vốn, lao
động đều được liên kết với nhau một cách chặt trẽ hơn, thâm nhập vào
nhau sâu hơn, phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn và trở thành những bộ phận
cấu thành quan trọng, không thể thiếu được của một thị trường toàn cầu
thống nhất.
Thứ ba, vai trò của các thể chế kinh tế quốc gia và quốc tế đều gia tăng
và được tổ chức linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn để có thể thích ứng được với
những thay đổi nhanh chóng của quá trình sản xuất, thương mại, đầu tư và
nhất là của quá trình lưu chuyển vốn quốc tế. Ngoài ra, các thể chế toàn cầu
khác nhau sẽ dần dần xuất hiện trên cơ sở những thể chế quốc tế hiện đang
tồn tại hoặc hoàn toàn mới nhằm đáp ứng với sự ra đời của một nền kinh tế
toàn cầu. Các công ty xuyên quốc gia, vốn đang giữ vai trò chủ đạo trong sản
xuất, thương mại và đầu tư quốc tế, sẽ ngày càng khẳng định vai trò trụ cột
của mình trong nền kinh tế thế giới nói chung và trong mỗi nước nói riêng.
Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế sẽ phá vỡ giới hạn của điều kiện
tự nhiên, hình thành hệ thống phân công lao động toàn cầu, lôi kéo tất cả
các nước trên thế giới tham gia tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của
mình và không kể trình độ phát triển hay lớn bé.
Song song với quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, xu hướng
khu vực hoá và địa phương hoá cũng sẽ phát triển đặc biệt mạnh mẽ. Nội
dung chủ yếu của xu hướng này là thành lập các khu vực kinh tế mới, mở

19
rộng các khu vực đang tồn tại hay đòi quyền tự chủ, tự trị lớn hơn cho các
tiểu vùng, khu vực và tăng vai trò của các nhóm cộng đồng và các tổ
chức phi chính phủ trong quản lý.
Tuy nhiên, khu vực hoá không hoàn toàn đối nghịch và loại trừ toàn
cầu hoá: chúng vừa đối nghịch nhau, lại vừa bổ xung cho nhau. Một mặt,

do có những cam kết và thoả thuận ưu đãi riêng trong khu vực nên khu vực
hoá tạo nên sự cạnh tranh và phân biệt đối xử giữa những nước trong với
những nước ngoài khu vực cũng như giữa khu vực này với khu vực khác.
Mặt khác, các nước trong từng khu vực khác nhau lại bị ràng buộc lẫn nhau
bởi việc cùng tham gia vào một hệ thống phân công lao động quốc tế, một
hệ thống thị trường quốc tế và đặc biệt là một hệ thống sản xuất toàn cầu
thống nhất do hoạt động của các các công ty xuyên quốc gia tạo thành. Nói
cách khác, tất cả các khu vực đều hướng tới tự do hoá thương mại và hội
nhập kinh tế quốc tế. Với ý nghĩa đó, có thể nói rằng khu vực hoá chính là
biểu hiện quá độ của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.
Các vấn đề toàn cầu như năng lượng, môi trường tự nhiên ngày
càng trở nên bức xúc
Do càng phát triển thế giới càng phục thuộc vào các nguồn cung cấp
năng lượng. Trong khi các nguồn năng lượng sạch như thuỷ điện, điện mặt
trời, điện hạt nhân, và các loại nhiên liệu thay thế xăng dầu như hidro và
nitơ hoá lỏng, hiện chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vận chuyển, phát triển
công - nông nghiệp, hay phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người dân và
công nghệ cũng chưa cho phép để cung cấp chúng với giá rẻ, nên thế giới
vẫn còn phải phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn năng lượng truyền thống từ
dầu mỏ và than đá, trong đó nhiên liệu dầu đóng vai trò quan trọng.
Trên thực tế, sự lên xuống của giá dầu mỏ trên thị trường quốc tế
trong những thập kỷ qua đã tác động mạnh tới đà tăng trưởng kinh tế của

×