Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Giải quyết việc làm ở Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 100 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
***


NGUYỄN DUY ANH



GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
Ở HÀ NỘI


Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 60 31 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Quang Vinh





Hà Nội - 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
***



NGUYỄN DUY ANH



GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
Ở HÀ NỘI




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ









Hà Nội - 2008





MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM. 4
1.1 Thị trƣờng lao động và vấn đề việc làm. 4

1.1.1 Quan niệm về việc làm trong nền kinh tế thị trƣờng. 4
1.1.2 Lý thuyết về việc làm và thất nghiệp. 6
1.2 Lực lƣợng lao động và thị trƣờng lao động ở Việt Nam hiện nay 14
1.2.1 Đặc điểm cơ bản của lực lƣợng lao động ở Việt Nam hiện nay. 14
1.2.2 Thị trƣờng lao động ở Việt Nam. 19
1.3 Giải quyết việc làm ở Việt Nam trong những năm gần đây. 32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở HÀ NỘI. 36
2.1 Đặc điểm của Hà Nội ảnh hƣởng tới việc giải quyết việc làm. 36
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, dân số và đơn vị hành chính 36
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 41
2.1.3 Nguồn lực lao động ở Hà Nội 43
2.2 Thực trạng giải quyết việc làm ở Hà Nội những năm qua 46
2.2.1 Thực trạng giải quyết việc làm trong các ngành kinh tế ở Hà Nội 48
2.2.2 Thực trạng hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm. 57
2.2.3 Thực trạng xuất khẩu lao động ở Hà Nội 59
2.2.4 Một số chỉ số phản ánh chất lƣợng giải quyết việc làm cho ngƣời lao
động ở Hà Nội những năm qua. 60
2.3 Dự báo những yếu tố ảnh hƣởng đến giải quyết việc làm tại Hà Nội trong
những năm tới 63
2.3.1 Dự báo chất lƣợng nguồn nhân lực 63
2.3.2 Dự báo di dân 66
2.3.3 Dự báo về thị trƣờng lao động ở Hà Nội 68
CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM Ở HÀ NỘI. 74
Tran
g


3.1 Quan điểm định hƣớng. 74
3.1.1 Giải quyết việc làm trên cơ sở phát triển thị trƣờng lao động. 74

3.1.2 Giải quyết việc làm đặt trong mục tiêu tổng quát phát triển nguồn nhân
lực. 74
3.2 Giải pháp giải quyết việc làm ở Hà Nội. 75
3.2.1 Nhóm giải pháp nhằm phát triển thị trƣờng lao động 75
3.2.2 Nhóm giải pháp về sự điều tiết của nhà nƣớc 82
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Lao động có việc làm phân theo vị thế công việc 1996- 2005
18
Bảng 1.2: Cung thực tế về lao động trên thị trường lao động Việt Nam
28
Bảng 1.3: Cung thực tế về lao động trên thi trường lao động Việt Nam
chia theo khu vực thành thị nông thôn.
29
Bảng 1.4: Tổng số việc làm trong nền kinh tế quốc dân và số việc làm
mới được tạo ra hàng năm.
29
Bảng 1.5: Số người thiếu việc làm, thất nghiệp và có việc làm
31
Bảng 2.1: Diện tích, dân số, đơn vị hành chính của Hà Nội tính đến
ngày 31/12 /2006
37
Bảng 2.2: Dân số trung bình tại Hà Nội tính đến ngày 31/12/2006
38
Bảng 2.3: số người từ 15 tuổi trở lên không hoạt động kinh tế (ngoài
lực lượng lao động) tại Hà Nội
39

Bảng 2.4: Số người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế tại Hà Nội
40
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu chủ yếu của Hà Nội so với cả nước và một
số thành phố khác trong nước tính đến 31/12/2006
41
Bảng 2.6: GDP và tốc độ tăng GDP của Hà Nội tính đến hết
31/12/2006, phân theo khu vực kinh tế - tính theo giá năm
1994
42
Bảng 2.7: Trường, giáo viên, học sinh các trường dạy nghề, trung học
chuyên nghiệp và cao đẳng, đại học tại Hà Nội tính đến
31/12/2006
44
Bảng 2.8: Lực lượng lao động và số người có việc làm ở Hà Nội
46
Bảng 2.9: Lao động chưa có việc làm và đã được giải quyết việc làm
khu vực thành thị
47
Bảng 2.10: Lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước trên địa
bàn Hà Nội phân theo ngành kinh tế.
48
Bảng 2.11: Lao động công nghiệp trên địa bàn Hà Nội
50
Bảng 2.12: Số doanh nghiệp thương nghiệp ,khách sạn, nhà hàng,
dịch vụ trên địa bàn Hà Nội
52
Bảng 2.13: Lao động làm việc trong ngành thương mại, khách sạn, nhà
hàng, dịch vụ trên địa bàn Hà Nội
53
Bảng 2.14: Diện tích đất Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản

55
Bảng 2.15: Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản của Hà Nội
năm 2006 (giá thực tế)
56
Bảng 2.16: Lao động trong các doanh nghiệp nhà nước về nông - lâm
nghiệp - thủy sản
57
Bảng 2.17: Một số chỉ tiêu chủ yếu cả nước và một số thành phố năm
2006
63
Bảng 2.18: Dự báo lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân chia
theo trình độ chuyên môn năm 2015
65
Hộp 1: Thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện
9
Hộp 2: Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
10
Hộp 3: Thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện


11

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TÁT


1. CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. GDP Tổng sản phẩm quốc nội.
3. HDI Chỉ số phát triển con người
4. PTTH Phổ thông trung học.
5. THCS Trung học cơ sở.

6. UBND Ủy ban nhân dân.
7. XHCN Xã hội chủ nghĩa.
8. WTO Tổ chức thương mại thế giới.





MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề việc làm luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng
đầu trong các quyết sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia để
hướng tới sự phát triển bền vững. Có việc làm vừa giúp bản thân người lao
động có thu nhập, vừa tạo điều kiện để phát triển nhân cách và lành mạnh hoá
các quan hệ xã hội.
Việt Nam với đặc điểm dân số đông, trẻ, nên nguồn lao động phong
phú, dồi dào. Đặc điểm đó là thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của
chúng ta, song đồng thời nó cũng tạo sức ép về việc làm cho toàn xã hội.
Dưới sự tác động của xu thế toàn cầu hoá hiện nay, người lao động có rất
nhiều cơ hội để chủ động tìm cho mình mình một cơ hội làm việc phù hợp
với năng lực và trình độ và được đãi ngộ thoả đáng, tuy nhiên bên cạnh đó
cũng tồn tại nhiều thách thức đặt ra cho người lao động Việt Nam: đó là yêu
cầu về chất lượng nguồn lao động.
Vấn đề việc làm và thất nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã và đang diễn ra
sôi động và đạt được nhiều kết quả tích cực đáng kể. Tuy nhiên, tình trạng
thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn đang tồn tại dai dẳng với một tỷ lệ khá cao,
điều này thực sự là một vấn để nóng bỏng, thị trường lao động tuy đã hình
thành những sự vận hành và cơ chế quản lý vẫn còn lỏng lẻo. Trong tình hình
đó cần nhận thức đúng đắn về vấn đề việc làm và thất nghiệp, từ đó tìm ra
những giải pháp thích hợp để giải quyết được tận gốc tình trạng thất nghiệp

cũng như giúp người lao động chọn được việc làm hợp lý.
2. Tình hình nghiên cứu.
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều bài viết, công trình
nghiên cứu về vấn đề việc làm và thất nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau
như:
- “Một số vấn đề về việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam”, Luận án
Tiến sỹ, Phạm Quang Vinh, Viện kinh tế học, Hà Nội 1996.
- “Chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam”, TS. Nguyễn Hữu


Dũng- Ths.Trần Hữu Trung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
- ―Thực trạng lao động - việc làm ở nông thôn và một số giải pháp cho
giai đoạn phát triển 2001 - 2005‖, Bùi Văn Quán, tạp chí Lao động và xã hội,
số CĐ3, 2001.
- “Xây dựng chiến lược quản lý lao động, việc làm (lấy Việt Nam làm
ví dụ)”, luận án Tiến sỹ, Nguyễn Quốc Tuấn, Viện hàn lâm khoa học
Ucraina, Kiev 2003.
- ― Thị trường lao động: vấn đề điều tiết của xã hội trong lĩnh vực quan
hệ lao động‖, TSKH. Phạm Đức Chính, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 332,
tháng 1/2006.
- “Lao động, việc làm ở nước ta: thực trạng và những vấn đề đặt ra ”,
TS. Nguyễn Thị Như Hà, tạp chí Kinh tế châu á – thái bình dương, số 29,
tháng 7/2006.
Ngoài ra cũng có một số đề tài luận văn thạc sỹ viết về vấn đề việc làm
và thất nghiệp ở các tỉnh như: Lạng Sơn, Kiên Giang, Bắc Ninh, Hà Tĩnh …
Điều đó cho thấy sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học về
vấn đề việc làm và thất nghiệp. Song cho đến nay, dưới giác độ kinh tế chính
trị, chưa có công trình khoa học nào tập trung nghiên cứu chuyên sâu vấn đề
giải quyết việc làm ở Hà Nội.
3. Mục đích nghiên cứu.

Góp phần làm rõ vấn đề giải quyết việc làm ở Hà Nội, phân tích thực
trạng trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm, hạ
thấp tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tương nghiên cứu của luận văn là vấn đề việc làm và thất nghiệp ở
Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tình trạng việc làm và thất nghiệp
ở Hà Nội từ 2001 - nay. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết
việc làm cho người lao động ở Hà Nội từ nay đến 2015.


5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích…
- Luận văn đồng thời sử dụng các quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt
Nam trong các văn kiện Đại hội Đảng. Ngoài ra luận văn còn kế thừa và sử
dụng chọn lọc một số đề xuất và số liệu thống kê của một số công trình có
liên quan của các tác giả trong và ngoài nước.
6. Những đóng góp mới của luận văn.
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm và thất nghiệp ở Hà Nội từ
2000 đến nay.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người
lao động ở Hà Nội.
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về giải quyết việc làm.
Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm ở Hà Nội.
Chương 3: Quan điểm định hướng và giải pháp giải quyết việc làm ở Hà Nội.



CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM.
1.1 Thị trƣờng lao động và vấn đề việc làm.
1.1.1 Quan niệm về việc làm trong nền kinh tế thị trƣờng.
Lao động là hoạt động có mục đích của con người sử dụng các công cụ
lao động tác động và tự nhiên nhằm tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu
của con người.
Lao động được coi là hoạt động đặc trưng, gắn liền với con người bởi
vì thông qua hoạt động lao động con người tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống
của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ, tư duy; xác lập các quan hệ xã
hội. Đồng thời quá trình lao động cũng là quá trình trong đó con người làm
thay đổi, cải biến toàn bộ giới tự nhiên.
Việc làm là hình thức biểu hiện của lao động trong thực tế. Lao động là
hoạt động của xã hội nói chung, phản ánh bản chất xã hội của con người nói
chung còn việc làm là hoạt động cụ thể của mỗi người lao động khi tham gia
vào quá trình lao động nói chung đó.
Việc làm một mặt phản ánh mối quan hệ giữa người lao động với tự
nhiên bởi vì để làm việc người lao động phải sử dụng sức lao động của mình
kết hợp với công cụ lao động, tác động lên đối tượng lao động để tạo ra sản
phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Chính vì vậy việc làm chịu sự tác động
của quy luật và điều kiện tự nhiên. Mặt khác, việc làm là kết quả của quá
trình phân công lao động xã hội hình thành những ngành nghề khác nhau,
mỗi người lao động tham gia quá trình lao động sản xuất với một việc làm cụ
thể dựa vào kỹ năng chuyên môn của mình. Do đó việc làm biểu hiện mối
quan hệ giữa những người lao động với nhau, với xã hội. Vì vậy, việc làm
cũng chịu tác động của các quy luật kinh tế - xã hội.
Như vậy, việc làm là cái vỏ xã hội, là cái khung pháp lý trong đó hoạt
động lao động diễn ra. Lao động là phạm trù vĩnh viễn của xã hội loài người,

việc làm là mối quan hệ giữa người lao động với một công việc, ngành nghề


cụ thể. Có những nơi, những lúc một bộ phận người lao động không có việc
làm nhưng quá trình lao động sản xuất của con người không bao giờ dừng lại.
Việc làm là công việc của mỗi cá nhân nhưng lại gắn liền với xã hội,
có việc làm không những người lao động có thu nhập nuôi sống bản thân mà
còn tạo ra một lượng của cải cho xã hội. Với những điều kiện khác nhau
không thay đổi thì khối lượng và giá trị của sản phẩm tăng lên tỷ lệ thuận với
số lượng lao động được sử dụng.
Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, diễn ra sự thay đổi
trong nhận thức về việc làm ở Việt Nam. Trước trong cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp, việc làm của người lao động do nhà nước và tập thể giải quyết
với chế độ biên chế suốt đời. Người lao động không được và không có khả
năng lựa chọn công việc do đó cũng không có trách nhiệm và điều kiện để tự
tạo việc làm cho mình và cộng đồng. Xã hội chỉ coi những người làm việc
trong biên chế nhà nước hoặc xã viên hợp tác xã là những người có việc làm
chính đáng, những việc làm khác bị kỳ thị. Xã hội không thừa nhận hiện
tượng thất nghiệp, thiếu việc làm hay việc làm không đầy đủ. Quan niệm đó
tạo ra tâm lý ỷ lại vào nhà nước ở người lao động khi họ cần việc làm.
Khi chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, quan niệm về
việc làm đã thay đổi, quan điểm mới về việc làm được thể hiện ở Bộ luật lao
động của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm
2002, 2006, 2007) theo đó, mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập,
không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.
Trong nền kinh tế thị trường, người ta quan tâm đến một số khái niệm về
việc làm như: việc làm đầy đủ, việc làm hợp lý, việc làm tự do, thiếu việc làm.
Việc làm đầy đủ là sự thỏa mãn đầy đủ nhu cầu về việc làm của các
thành viên có khả năng lao động, người lao động có nhu cầu làm việc đều có
khả năng tìm được việc làm nhanh chóng. Khái niệm việc làm đầy đủ mới nói

lên sự giải quyết việc làm về mặt số lượng, chưa tính đến việc làm đó có phù
hợp với khả năng, trình độ, sở trường của người lao động hay không.
Việc làm hợp lý là việc làm không chỉ tính về mặt số lượng mà còn xét
cả về trình độ, nguyện vọng, sở trường của người lao động; là sự phù hợp cả


về mặt số lượng và chất lượng của người lao động với tư liệu sản xuất.
Việc làm tự do là bước phát triển cao hơn của việc làm hợp lý, trong đó
người lao động được tự do chọn lựa việc làm, thời gian làm việc phù hợp để
có thể phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của mình.
Thiếu việc làm là sự phân bổ không hợp lý giữa sức lao động và các
yếu tố sản xuất khác. Trong trường hợp này, người lao động vẫn có việc làm
nhưng không có đủ việc làm theo thời gian quy định trong tuần (tháng) hoặc
làm những công việc có thu nhập thấp hơn mức trung bình không đảm bảo
cuộc sống nên có nhu cầu làm việc thêm để tăng thu nhập.
Mục tiêu của giải quyết việc làm là phải tạo ra việc làm đầy đủ cho
người lao động, tiến dần đến tạo việc làm hợp lý và cao hơn nữa là việc làm
tự do để giải phóng triệt để sức lao động. Việc làm được quan niệm không
chỉ là phương tiện để con người sinh sống mà còn là nhu cầu đầu tiên của
mỗi người.
1.1.2 Lý thuyết về việc làm và thất nghiệp.
Các trường phái lý luận, các lực lượng, giai cấp xã hội khác nhau có
quan điểm khác nhau về vấn đề thất nghiệp. Trên cơ sở đó lý thuyết về thất
nghiệp ra đời và không ngừng vận động để hoàn thiện.
 Lý thuyết cổ điển về việc làm và thất nghiệp
Lý thuyết đầu tiên về thất nghiệp ra đời trong thời kỳ đầu của chủ
nghĩa tư bản. W.Petty là người đầu tiên đề cấp tới vấn đề việc làm và thất
nghiệp dưới dạng ―nhân khẩu thừa‖, ông tìm nguyên nhân của tình trạng
―nhân khẩu thừa‖ trên quan điểm coi trọng ngoại thương và trọng tiền:
nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp là do tiền trong nước chạy ra nước ngoài

nên số đông dân cư trong nước không có việc làm và làm không đủ ăn, ông
nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong việc giải quyết tình trạng trên.
Sau W. Petty đến lượt A.Smith nghiên cứu về việc làm và thất nghiệp,
ông cho rằng tiền công phụ thuộc nhu cầu lao động và giá cả của các tư liệu
sinh hoạt. Việc nhà nước can thiệp làm hạn chế sự cạnh tranh ở một số ngành
và tăng cạnh tranh ở một số ngành khác cản trở sự di chuyển tư bản giữa các
ngành, gây ra tình trạng thất nghiệp. Để giải quyết thất nghiệp phải có sự di


chuyển tự do của sức lao động tức là phải hạn chế sự can thiệp của nhà nước.
D.Ricacdo cho rằng nạn nhân khẩu thừa là không thể tránh khỏi, khả
năng nuôi sống dân cư và đem lại công ăn việc làm cho công nhân của một
quốc gia nào đó phụ thuộc vào tổng sản phẩm, khi tổng sản phẩm giảm
xuống sẽ kéo theo giảm nhu cầu về lao động.
J.Say cho rằng nguồn gốc của nạn nhân khẩu thừa là do dân số vượt
quá tư liệu sinh hoạt. Ông có gắng che đậy hậu quả của việc sử dụng máy
móc dẫn đến thất nghiệp. Say cho rằng thời kỳ đầu việc sử dụng máy móc sẽ
gạt bỏ một bộ phận công nhân và làm cho họ ―tạm thời‖ không có việc,
nhưng cuối cùng công nhân vẫn có lợi vì do việc sử dụng máy móc, công ăn
việc làm của công nhân tăng lên. Mặt khác máy móc làm rẻ việc sản xuất sản
phẩm nên người công nhân được lợi hơn.
Mantuyt đã đưa ra học thuyết về quy luật nhân khẩu thừa để lý giải nạn
thất nghiệp. Ông dựa vào quy luật tự nhiên: động vật sinh sôi nảy nở một
cách tự nhiên trong khi thức ăn, chỗ ở có hạn nên những bộ phận thừa không
có thức ăn và chỗ ở sẽ phải chết đi, phải đấu tranh để tự sinh tồn trong giới
hạn đó của tự nhiên. Ông áp dụng quy luật này để giải thích nạn nhân khẩu
thừa: nhân khẩu tăng theo cấp số nhân còn tư liệu sinh hoạt tăng theo cấp số
cộng, khuynh hướng dân số vượt quá tư liệu sinh hoạt là quy luật nhân khẩu.
Biện pháp tốt nhất là phải rút bớt nhân khẩu xuống ngang với mức tư liệu
sinh hoạt bằng cách nhẫn nhục không kết hôn.

 Lý thuyết của C.Mác
C.Mác xuất phát từ tích lũy tư bản và cấu tạo hữu cơ của tư bản để
nghiên cứu hiện tượng nhân khẩu thừa. Ông phân chia lượng tư bản đầu tư
bản đầu thành tư bản thành tư bản bất biến (đầu tư vào tư liệu sản xuất, ký
hiệu là c) và tư bản khả biến (đầu tư vào thuê nhân công, ký hiệu là v), cấu
tạo hữu cơ của tư bản chính là tỷ lệ c/v. Cùng với quá trình phát triển, cấu tạo
hữu cơ của tư bản ngày càng tăng, dẫn đến tỷ lệ c/(c + v) tăng còn tỷ lệ v/(c +
v) giảm. Do vậy tạo ra một lượng nhân công thừa tương đối. Theo Mác, nhân
khẩu thừa tồn tại dưới 3 hình thức: nhân khẩu thừa tương đối, nhân khẩu thừa
tiềm tàng, nhân khẩu thừa đình trệ


 Học thuyết của Keynes
Theo Keynes vấn đề thất nghiệp không phải là một hiện tượng độc lập
của đời sống kinh tế mà là kết quả của những tính quy luật nhất định trong
việc đạt được sự cân bằng của hệ thống kinh tế. Thất nghiệp là một hiện
tượng trong đó cung về lao động với mức lương hiện hữu vượt quá mức độ
việc làm hiện có. Nguyên nhân chính của thất nghiệp là do thiếu nhu cầu có
khả năng thanh toán. Để giải quyết nhà nước cần phải can thiệp để tăng tổng
cầu của nền kinh tế.
Keynes đặt ra một tình huống: khi chính phủ tăng tổng cầu ảnh hưởng
như thế nào tới mức hữu nghiệp và mức thất nghiệp nếu nền kinh tế khởi đầu
với công suất nhàn rỗi? Câu trả lời này phần nào phụ thuộc ở chỗ những cấu
phần nào trong tổng cầu được tăng lên. Việc chính phủ chi tiêu để tăng thêm
một lực lượng cảnh sát sẽ bổ sung nhiều hơn vào mức hữu nghiệp so với việc
tăng chi tiêu tương tự cho ngành sản xuất điện (là ngành sản xuất bao hàm rất
nhiều vốn). Đặc biệt quan trọng hơn, theo Keynes cần phải hiểu được mối
quan hệ mang tính chu kỳ giữa tổng cầu với sản lượng, mức hữu nghiệp, và
con số thất nghiệp. Tính trung bình thì tăng tổng cầu thêm 100% sẽ không
làm tăng mức hữu nghiệp 100% hoặc giảm tỷ lệ thất nghiệp bớt 100%. Một

trong những nguyên nhân quan trọng gây ra kết quả này là ảnh hưởng của
tình trạng công nhân không hứng thú làm việc gây ra. Khi con số thất nghiệp
cao và đang tiếp tục tăng lên, một số người thực sự là muốn làm việc nhưng
do bị thất nghiệp lâu dài, họ cảm thấy bi quan đến mức họ từ bỏ không tìm
việc nữa. Vì họ không còn đăng ký trong số người đang tìm kiếm việc làm
nên họ không thuộc lực lượng lao động và cũng không được xếp vào tình
trạng thất nghiệp. Ngược lại, trong thời phồn thịnh (khi chính phủ tăng tổng
cầu chẳng hạn) những người vốn trước đây đã thôi không tìm việc làm nữa
nay quay trở lại lực lượng lao động vì bây giờ có cơ hội tốt để tìm được một
công việc phù hợp. Do quy mô của lực lượng lao động tăng cùng với số việc
làm tăng lên, nên mức hữu nghiệp và thất nghiệp bao giờ cũng nhỏ hơn sự
thay đổi của tổng cầu. Nếu nhà nước muốn can thiệp để giải giảm 1% thất
nghiệp thì phải cố gắng tăng nhiều hơn 1% tổng cầu.


 Một số lý thuyết hiện đại về việc làm và thất nghiệp
Về cơ bản, các lý hiện đại về thất nghiệp đều thống nhất với nhau về
thực chất của thất nghiệp, nguyên nhân và cách thức khắc phục thất nghiệp.
Trong các lý thuyết hiện đại về thất nghiệp, nổi lên hai lý thuyết có phạm vi
ảnh hưởng sâu, rộng tới chính sách kinh tế của các quốc gia trên thế giới:
- Lý thuyết của P.Samuelson: thất nghiệp xảy ra do sản lượng thực tế
thấp hơn mức sản lượng tiềm năng của nền kinh tế. Thất nghiệp gây ra tác hại
nghiêm trọng cho nền kinh tế không chỉ ở tổn thất về sản lượng mà còn tổn
thất về tâm lý, xã hội. Ông dùng đồ thị về thị trường lao động để lý giải thất
nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

Hộp 1: Thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện
Lao động (người)
AJ
LD

W
0
L
A
L
B
C
LF
W
1
A
B
L
C
L
D
L
E
D
E
Mức lương thực tế
• Tại W
0
: không có thất nghiệp không tự nguyện AB là thất nghiệp tự
nguyện
• Tại W
1
: CD là thất nghiệp không tự nguyện, DE là thất nghiệp tự
nguyện.
• Người thất nghiệp tự nguyện là người vẫn mong muốn có việc làm

nhưng không làm việc với mức lương hiện tại.
• Người thất nghiệp không tự nguyện là người không có việc làm nhưng
sẵn sàng làm việc với mức lương thị trường hiện tại.
• Các đồ thị LD, LF, AJ tương
ứng cho biết nhu cầu về lao
động, quy mô lực lượng lao
động, số lượng người lao
động muốn làm việc tại mức
lương nào đó.



- Lý thuyết của David Begg: Theo David Begg, bằng cách hạn chế mức
cung ứng về lao động, công đoàn có thể buộc các hãng đẩy đường cầu lao
động lên cao hơn, kết quả là mức tiền lương cân bằng thực tế sẽ cao hơn,
nhưng mức hữu nghiệp cân bằng sẽ thấp hơn. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng.
Sự can thiệp của chính phủ vào thị trường lao động nhằm giải quyết sức
mạnh độc quyền của công đoàn được coi là chính sách trọng cung nhằm giải
tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và từng mức hữu nghiệp cân bằng và sản lượng
tiềm năng.
David Begg phân loại thất nghiệp ra thành thất nghiệp dai dẳng, do cơ
cấu, theo lý thuyết cổ điển (trường phái trọng cung), và vì thiếu cầu. Theo
ông, 3 dạng đầu là thất nghiệp tự nguyện còn dạng cuối cùng là thất nghiệp
không tự nguyện.
Hộp 2: Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
W
0
W
1
Mức lương thực tế

Lao động (người)
AJ
LD
0
L
A
L
B
LF
A
L
D
L
E
E
B
D
LD
1
DE: Thất nghiệp
tự nhiên
• Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động
cân bằng
• Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên ứng với mức GNP tiềm năng, là mức thấp
nhất mà nền kinh tế có thể đạt được mà không dẫn tới lạm phát điên
cuồng
• Khi GNP tiềm năng tăng: LD
0



LD
1


tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
giảm.



 Khái niệm thất nghiệp, ngƣời thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp đƣợc sử
dụng để nghiên cứu trong luận văn.
Thất nghiệp là một trạng thái của nền kinh tế trong đó một bộ phận lực
lượng lao động không có việc làm. Khi khảo sát dân số trong độ tuổi lao động
của bất cứ quốc gia nào, người ta thường chia làm 3 nhóm:
- Nhóm người có công ăn việc làm: Đây là những người làm một việc
gì đó được trả công, cũng như những người có công việc nhưng nghỉ ốm,
nghỉ hè hoặc đình công.
- Nhóm người thất nghiệp: được xác định bao gồm tất cả những người
trong trong lực lượng lao động có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc
nhưng lại không có việc. Muốn được coi là thất nghiệp, một người phải làm
nhiều hơn là chỉ đơn giản nghĩ đến việc làm, người ta phải tích cực tìm việc
làm. Lực lượng lao động bao gồm nhóm người có công ăn việc làm và nhóm
người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp là số người thất nghiệp chia cho lực
lượng lao động.
Hộp 3: Thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện
Lao động (người)
AJ
LD
W
0

L
A
L
B
C
LF
W
1
A
B
L
C
L
D
L
E
D
E
Mức lương thực tế
• Nếu thế lực công đoàn thành công trong việc duy trì tiền lương ở
mức W
1
trong dài hạn thì thị trường lao động nằm tại điểm C và tỷ
lệ thất nghiệp tự nhiên CE bây giờ là con số thất nghiệp do lực
lượng lao động tự chọn ra một cách tập thể thông qua việc duy trì
có hiệu lực mức lương W
1
.
 Khi thị trường lao động
cân bằng tại A thì AB là

là tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên, đấy là số người
lao động trong lực
lượng lao động không
chấp nhận công việc
hiện tại với mức lương
cân bằng W
0
.


- Nhóm người không tham gia vào lực lượng lao động hay còn gọi là
nhóm người không hoạt động kinh tế bao gồm những người đang đi học, hiện
làm nội trợ cho bản thân gia đình, về hưu hay già cả, ốm đau, tàn tật không có
khả năng lao động.
- Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động
và thị trường sản phẩm đạt trạng thái cân bằng đồng thời. Ở tỷ lệ thất nghiệp
tự nhiên, lạm phát là ổn định (không có biểu hiện tăng lên hoặc giảm xuống),
tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất có thể đạt được, tương
ứng với mức công ăn việc làm cao nhất có thể đạt được của một nước. Tỷ lệ
thất nhiệp thực tế có thể cao hơn, thấp hơn hoặc bằng tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào những biến động của nền kinh tế.
Theo đánh giá của nhiều nhà kinh tế, ở các nước phát triển, tỷ lệ thất nghiệp
tự nhiên thường ở mức từ 3% đến 10%.
Có hai nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là khoảng thời
gian thất nghiệp và tần số thất nghiệp. Khoảng thời gian thất nghiệp là
khoảng thời gian mà người lao động chưa có việc làm và đang đi tìm kiếm
việc làm, nó dài hay ngắn phụ thuộc vào: cách thức tổ chức thị trường lao
động; cấu tạo nhân khẩu của những người thất nghiệp (tuổi đời, tuổi nghề, cơ
cấu ngành nghề đào tạo… ). Mọi chính sách của nhà nước nhằm cải thiện các

yếu tố trên dẫn đến rút ngắn khoảng thời gian thất nghiệp, hạ thấp tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên. Tần số thất nghiệp là số lần trung bình một người lao động
bị thất nghiệp trong một thời kỳ nhất định, nó nhiều hay ít phụ thuộc vào: sự
thay đổi nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, sự gia tăng của dân số tham
gia vào lực lượng lao động, vì vậy hạ thấp tỷ lệ tăng dân số và ổn định kinh tế
là hướng đi quan trọng để giữ tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thấp.
 Phân loại thất nghiệp
Có nhiều cách phân loại thất nghiệp, ngày nay chúng ta chủ yếu phân
loại thất nghiệp theo những tiêu chí sau:
Một là, phân theo loại hình thất nghiệp: Thất nghiệp là một gánh
nặng, cần phải hiểu gánh nặng đó rơi vào bộ phận dân cư nào, ngành nghề
nào … để hiểu đầy đủ đặc điểm, tính chất và mức độ tác hại của thất nghiệp


trong thực tế, với mục đích đó, người ta chia thất nghiệp thành những loại
sau:
- Thất nghiệp theo giới tính.
- Thất nghiệp theo độ tuổi.
- Thất nghiệp theo khu vực (vùng lãnh thổ)
- Thất nghiệp theo ngành nghề.
- Thất nghiệp theo dân tộc, chủng tộc …
Hai là, phân theo lý do thất nghiệp: chia làm các loại
- Bỏ việc: tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng lương
thấp, không phù hợp với ngành nghề, không phù hợp với vị trí làm việc …
- Mất việc: là trường hợp xảy ra khi các hãng cho thôi việc do những
khó khăn trong kinh doanh.
- Đang trong thời gian chờ quay lại công việc: là những người đã rời
khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc
làm.
Ba là, phân theo nguồn gốc thất nghiệp: tìm hiểu nguồn gốc thất

nghiệp để đưa ra những giải pháp giải quyết thất nghiệp.
- Thất nghiệp tạm thời: phát sinh do sự di chuyển của người lao động
giữa các vùng, giữa các công việc hoặc là giữa những giai đoạn khác nhau của
cuộc sống, bao gồm những người lao động đang trong thời gian tìm kiếm công
việc tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng, những người mới bước vào lực lượng
lao động đang tìm kiếm việc làm, phụ nữ quay lai lực lượng lao động sau khi
có con. Thất nghiệp tạm thời ở một mức độ nào đó là sự cần thiết trong một
nền kinh tế luôn có sự thay đổi. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn
các loại hàng hóa thị trường yêu cầu luôn thay đổi theo thời gian, khi nhu cầu
về hàng hóa thay đổi thì nhu cầu về lao động để sản xuất ra những hàng hóa đó
cũng thay đổi theo. Ngoài ra các doanh nghiệp có thể bất ngờ bị phá sản hoặc
không chấp nhận hiệu quả làm việc thấp của người lao động khiến người lao
động mất việc…
- Thất nghiệp có tính cơ cấu: xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và
cầu về các loại lao động, các ngành nghề chuyên môn … Sự mất cân đối này


xảy ra vì mức cầu đối với loại lao động này thì tăng còn mức cầu đối với loại
lao động khác thì lai giảm đi, trong khi mức cung lại không được điều chỉnh
một cách kịp thời. Trong trường hợp này, nếu mức lương thật sự linh hoạt thì
sự mất cân đối trên thị trường lao động sẽ mất đi khi tiền lương hạ xuống trong
những khu vực có mức cung ứng cao và tăng lên trong những khu vực có mức
cầu lao động cao. Khi mức tiền lương không linh hoạt, sự mất cân đối trong
cung cầu lao động tất yếu sẽ dẫn tới tình trạng thất nghiệp có tính cơ cấu.
- Thất nghiệp chu kỳ: xảy ra khi mức cầu chung về lao động thấp,
nguồn gốc gây ra thất nghiệp theo chu kỳ là tổng cầu giảm, nền kinh tế đi vào
giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Sự phân biệt giữa thất nghiệp theo
chu kỳ và các loại thất nghiệp khác là then chốt để phán đoán về tình hình
chung của thị trường lao động. Mức độ thất nghiệp cao của thất nghiệp tạm
thời và thất nghiệp có tính cơ cấu có thể diễn ra cho dù thị trường lao động

nói chung đang cân bằng, còn thất nghiệp chu kỳ xảy ra khi sự cân bằng của
các thị trường lao động đã rệu rã, tình trạng thất nghiệp xảy ra ở khắp mọi
nơi, mọi ngành nghề.
1.2 Lực lƣợng lao động và thị trƣờng lao động ở Việt Nam hiện nay
1.2.1 Đặc điểm cơ bản của lực lƣợng lao động ở Việt Nam hiện nay.
- Dân số trong độ tuổi làm việc: là bộ phận dân số trên độ tuổi tối thiểu
quy định, tham gia hoặc sẵn sàng tham gia vào nguồn cung lao động để sản
xuất ra hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Theo điều 6, chương I của Bộ
luật lao động của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1994 (sửa đổi bổ
sung năm 2002, 2006, 2007), người lao động (dân số trong độ tuổi làm việc)
là người từ đủ 15 tuổi trở lên.
- Lực lượng lao động hay số người hoạt động kinh tế hiện tại là những
người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và thất nghiệp. Thất nghiệp ở đây được
hiểu là những người chưa có việc làm, có khả năng làm việc, đang tìm việc
hoặc sẵn sàng làm việc.


1.2.1.1 Nguồn nhân lực của Việt Nam dồi dào, trẻ, có tốc độ tăng trƣởng
cao:
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trên cả nước hiện nay là 44,4
triệu người. Trong đó lực lượng lao động nhóm tuổi 15 – 34 chiếm 46,8% ,từ
35 - 54 tuổi chiếm 35,4% trên 55 tuổi chiếm 7,8%. Như vậy lực lượng lao
động trẻ (dưới 35 tuổi) ở Việt Nam chiếm khoảng 50% lực lượng lao động
cho thấy tiềm năng về lao động của Việt Nam rất lớn, nếu chúng ta có định
hướng đào tạo, sử dụng tốt thì đây là một lợi thế rất lớn mà hiện nay các quốc
gia (đặc biệt là các nước phát triển) đang khan hiếm.
Từ 1996 đến nay, lực lượng lao động của Việt Nam tăng liên tục với
mức tăng trung bình 922,2 ngàn người/năm tức tỷ lệ 2,3 %/năm. Cơ cấu theo
độ tuổi của lao động vận động theo xu hướng sau: nhóm từ 15 - 24 tuổi giảm
xuống do sự gia tăng cơ hội học tập dành cho nhóm này; nhóm tuổi từ 25 –

54 tăng dần; nhóm tuổi trên 54 giảm dần.
1.2.1.2 Lực lƣợng lao động Việt Nam đang chuyển dịch theo ngành và
khu vực kinh tế theo hƣớng tích cực nhƣng tốc độ chuyển dịch chậm.
Cơ cấu lao động đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng tích cực: Năm
2001, tỷ trọng của lao động thuộc nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp trong
tổng số lao động có việc làm chiếm 62,7%; công nghiệp - xây dựng: 14,5%;
thương mại - dịch vụ: 22,8%; đến nay tỷ lệ này là: nông lâm ngư nghiệp:
55,7%; công nghiệp - xây dựng: 19,1%; thương mại - dịch vụ: 25,2%.
Tỷ lệ lao động có việc làm ở khu vực nông thôn tuy có giảm nhưng
vẫn chiếm hơn 3/4 tổng số lao động có việc làm của nền kinh tế. Năm 1996
tỷ lệ này là 80,79%, hiện nay là 75,63%. Tương ứng tỷ lệ lao động khu vực
thành thị tăng song vẫn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn (dưới 1/4). Chỉ số tương
ứng của khu vực thành thị là 19,25% và 24,75%.
Lao động có việc làm khu vực thành thị có tốc độ tăng cao hơn khu
vực nông thôn. Cụ thể tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 1996 - 2005
của lao động có việc làm khu vực thành thị là 5,0%, gấp hơn 3 lần tốc độ tăng
lao động có việc làm ở khu vực nông thôn (1,6%)


Phân bổ lao động cho thấy sự chuyển dịch về cơ cấu lao động chưa
tương thích với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng của ngành nông
nghiệp trong 5 năm qua chiếm xấp xỉ 21,6 % GDP nhưng lực lượng lao động
ở nông thôn lại lớn (75,5%) phản ánh hiệu quả sử dụng lao động ở khu vực
nông thôn, nông nghiệp thấp.
Sự phân bổ lao động vẫn tập trung chủ yếu ở 3 vùng: Đồng bằng sông
Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ; 2 vùng Tây Bắc và Tây
Nguyên có diện tích đất tự nhiên lớn nhưng chưa thu hút được nhiều lao
động, lao động ở 2 vùng này chỉ chiếm 8,8 % đó là xét về mặt lượng, về mặt
chất vấn đề còn bức xúc hơn. Thiếu nguồn nhân lực là khó khăn lớn trong
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở lợi thế của từng vùng.

1.2.1.3 Chất lƣợng lao động ngày càng đƣợc cải thiện
Chất lượng lao động được nâng lên, thể hiện qua số lượng lao động đã
qua đào tạo và đào tạo nghề. Trình độ học vấn phổ thông của lao động trong
độ tuổi ngày càng được nâng cao.
Tỷ lệ lao động không đi học và có trình độ từ bậc tiểu học trở xuống
năm 1996 chiếm 22,3% đến nay giảm xuống còn 17,3%. Năm 1996, tỷ lệ lao
động có việc làm chưa qua đào tạo là 87,5% và tỷ lệ qua đào tạo (tính lao
động được đào tạo từ 3 tháng trở lên) là 12,5%. Đến nay , tỷ lệ này tương ứng
là 74,8% và 25,2%. Như vậy sau hơn 10 năm, tỷ lệ lao động có việc làm đã
qua đào tạo đã tăng gấp đôi. Năm 2006, khoảng 26,85% lao động từ 15 tuổi
trở lên tốt nghiệp trung học cơ sở và 23,46% tốt nghiệp trung học phổ thông.
Lao động qua đào tạo nghề tăng, giai đoạn 2001 - 2006 dạy nghề cho 6,6
triệu người (tăng bình quân 6,5%/năm), trong đó dạy nghề dài hạn cho 1,14
triệu người (tăng bình quân 15%/năm); lực lượng lao động xã hội qua đào tạo
năm 2006 đạt 31,5%, trong đó, có 20% qua đào tạo nghề (năm 2001 là
13,4%), đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế; góp phần tạo cơ hội việc
làm cho người lao động, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuy nhiên chất lượng nguồn lực lao động ở Việt Nam vẫn còn thấp so


với nhu cầu phát triển những ngành công nghệ mới. Phần lớn lao động ở
nông thôn có trình độ văn hóa không cao hoặc được đào tạo không cơ bản.
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở khu vực nông thôn là 16,8% so với tổng số
lao động có việc làm chỉ bằng 1/3 tỷ lệ này ở khu vực thành thị (51,4%) vì
thế những ngành nghề có trình độ công nghệ cao khó phát triển.
Lực lượng lao động ở nước ta tuy có số lượng lớn (năm 2006 là 45,6
triệu lao động), song chất lượng lao động còn thấp. Phần lớn lao động Việt
Nam (gần 70%) chưa qua đào tạo, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp
hơn, chỉ chiếm khoảng 20%. Tính đến năm 2005, số người có trình độ đại

học và cao đẳng trở lên là 2,4 triệu người, chiếm 5,5% tổng số lực lượng lao
động, nhưng chất lượng còn thấp kém.
Cả nước có 6,5 triệu công nhân kỹ thuật, trong đó 4,7 triệu người
không có bằng, 1,6 triệu có chứng chỉ, bằng nghề và 430 ngàn người có trình
độ sơ cấp. Hiện nay còn thiếu nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề, trước hết
là trong các ngành trọng điểm (cơ khí, điện tử - kỹ thuật điện, hóa chất, ) và
ở các khu công nghiệp lớn, các khu kinh tế mới thành lập.
Một bộ phận đáng kể là lao động trẻ chưa được đào tạo về nghề hoặc
nếu được đào tạo thì còn hạn chế về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Có
đến trên 78% thanh niên ở nhóm tuổi 20 - 24 chưa được chuẩn bị về nghề khi
tham gia thị trường lao động. Năm 2005, tỷ lệ học sinh tham gia đào tạo nghề
nghiệp các loại so với tổng số thanh niên thuộc nhóm tuổi này chỉ khoảng
20% - 25%, kể cả dạy nghề ngắn hạn, trong khi tỷ lệ này của các nước phát
triển tới 80% - 90%. Lao động trình độ cao thiếu nhiều, nhất là trong các lĩnh
vực khoa học, công nghệ, quản lý doanh nghiệp, chuyên gia kỹ thuật.
Quy mô đào tạo cấp bậc trình độ cao đẳng, đại học tăng quá nhanh
(tăng bình quân 9,35%/năm thời kỳ 2001 - 2005) và không tương ứng với
điều kiện về cơ sở vật chất, giảng viên, chương trình, phương pháp giảng
dạy, nên không đạt yêu cầu về chất lượng. Trong khi đó, quy mô dạy nghề
lại tăng chậm nên cơ cấu đào tạo theo cấp bậc càng trở nên bất hợp lý. Cơ cấu
đào tạo theo ngành nghề cũng bất hợp lý, chưa đáp ứng yêu cầu của thực tế.
Đào tạo các ngành kỹ thuật - công nghệ; nông - lâm - ngư chiếm tỷ trọng


thấp. Tỷ trọng các ngành xã hội, luật, kinh tế, ngoại ngữ, lại quá cao. Vì
vậy, cùng với cơ cấu ngành nghề đào tạo không phù hợp và chất lượng thấp,
hiện nay Việt Nam đang thiếu nhiều kỹ sư, chỉ có 1,32 kỹ sư trên 1.000 dân.
Lao động dịch vụ cao cấp các ngành tài chính, ngân hàng, du lịch, bán
hàng và lao động quản lý cũng đang rơi vào tình trạng thiếu nghiêm trọng,
nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài.

1.2.1.4 Vị thế công việc
Chỉ tiêu về vị thế công việc mô tả hành vi của người lao động và điều
kiện làm việc, nó có thể được dùng để đánh giá sự thay đổi của khu vực phi
chính thức trong thị trường lao động cũng như khu vực làm công ăn lương.

Bảng 1.1: Lao động có việc làm phân theo vị thế công việc 1996 - 2005
[7, tr.40]
Đơn vị : triệu người
Vị thế công việc
1996
1997
1998
1999
2000
1. Làm công
5,0
6,6
7,8
6,9
7,1
2. Chủ sử dụng lao động
0,2
0,1
0,0
0,1
0,1
3. Tự làm việc cho bản thân
12,8
14,8
15,1

16,2
16,5
4. Làm việc gia đình không hưởng công
16,2
14,1
14,0
14,6
14,2
5. Khác (không phân loại)
0,1
0,1
0,1
0,3
0,5
Tổng số
34,5
35,6
36,9
38,1
38,4
Vị thế công việc
2001
2002
2003
2004
2005
1. Làm công
8,1
8,2
9,0

10,8
11,1
2. Chủ sử dụng lao động
0,1
0,1
0,2
0,2
0,2
3. Tự làm việc cho bản thân
15,7
16,2
16,9
17,4
17,8
4. Làm việc gia đình không hưởng công
14,5
15,2
14,8
13,8
14,3
5. Khác (không phân loại)
0,6
0,3
0,3
0,0
0,0
Tổng số
39,0
40,2
41,2

42,3
43,4
Vị thế công việc phân việc làm thành 3 loại: Làm công (làm thuê); tự
làm việc; làm việc gia đình không hưởng công. Tự làm việc lại chia thành 3
nhóm nhỏ: chủ sử dụng lao động (tự làm việc và có thuê công nhân), lao
động làm việc cho bản thân và thành viên hợp tác xã sản xuất.

×