Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Phát triển thị trường cho hàng dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 129 trang )

























ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ








NGUYỄN THỊ THU TRANG







PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CHO HÀNG DỆT
MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ



Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 60 31 01


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ




NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ TÁ TRI













Hà Nội –2011

MỤC LỤC
Trang
Danh mục chữ cái viết tắt i
Danh mục các bảng biểu ii
Danh mục các sơ đồ, đồ thị iii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT
TRIỂN THỊ TRƢỜNG HÀNG DỆT MAY 9
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG HÀNG DỆT MAY 9
1.1.1. Thị trƣờng và thị trƣờng hàng dệt may 9
1.1.1.1.Thị trƣờng 9
1.1.1.2. Thị trƣờng hàng dệt may 16
1.1.2. Phát triển thị trƣờng hàng dệt may 20
1.1.2.1. Phát triển thị trƣờng 20
1.1.2.2 Phát triển thị trƣờng hàng dệt may 22
1.2. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG HÀNG DỆT MAY 27
1.2.1. Những cơ hội phát triển cho ngành dệt may 27
1.2.2. Những thách thức đối với các DN dệt may Việt Nam 30
1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG HÀNG DỆT

MAY TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM 31
1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 31
1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan 35
1.3.3. Kinh nghiệm Ấn Độ 35
1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho dệt may Việt nam 37
Kết luận chƣơng 1 41
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG HÀNG DỆT MAY
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 42
2.1. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƢỢC CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 42
2.1.1. Trên thị trƣờng XK 42
2.1.1.1. Thị trƣờng Mỹ 44
2.1.1.2. Thị trƣờng EU 49
2.1.1.3. Thị trƣờng Nhật Bản 54
2.1.1.4. Một số thị trƣờng khác 56
2.1.2. Trên thị trƣờng nội địa 59
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG HÀNG DỆT
MAY CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 65
2.2.1. Công tác phát triển thị trƣờng của dệt may Việt Nam 65
2.2.1.1. Tình hình nghiên cứu thị trƣờng 65
2.2.1.2. Hoạt động marketing 67
2.2.1.3. Hoạt động tổ chức thị trƣờng 69
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của công tác phát triển thị
trƣờng 70
2.2.2.1. Trong công tác nghiên cứu thị trƣờng 70
2.2.2.2. Trong hoạt động marketing 71
2.2.2.3. Trong hoạt động tổ chức thị trƣờng 73
Kết luận chƣơng 2 75
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG HÀNG DỆT MAY

VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 76
3.1. DỰ BÁO THỊ TRƢỜNG HÀNG DỆT MAY 76
3.1.1. Thị trƣờng nội địa 76
3.1.2. Thị trƣờng XK 77
3.2. CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 80
3.2.1. Quan điểm phát triển 80
3.2.2. Mục tiêu của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020 81
3.2.2.1. Mục tiêu tổng quát 81
3.2.2.2. Mục tiêu cụ thể 81
3.2.3 Định hƣớng phát triển 82
3.2.3.1 Sản phẩm 82
3.2.3.2. Đầu tƣ phát triển sản xuất 83
3.2.3.3. Bảo vệ môi trƣờng 83
3.2.4. Các giải pháp thực hiện chiến lƣợc 84
3.2.4.1. Giải pháp về đầu tƣ 84
3.2.4.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 85
3.2.4.3. Giải pháp về khoa học công nghệ 85
3.2.4.4. Giải pháp thị trƣờng 86
3.2.4.5. Giải pháp về cung ứng nguyên phụ liệu 87
3.2.4.6. Giải pháp về tài chính 87
3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN
NĂM 2020 88
3.3.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may
Việt Nam 88
3.3.1.1. Sắp xếp tổ chức lại sản xuất ngành dệt may 88
3.2.1.2. Giải pháp về sản xuất 91
3.3.1.3. Giải pháp về khoa học công nghệ 93
3.3.1.4. Giải pháp về vốn 95
3.3.1.5. Giải pháp về nguyên liệu 95
3.3.1.6. Giải pháp về nhân lực 96

3.3.1.7. Giải pháp về môi trƣờng 96
3.3.1.8. Giải pháp về nâng cao chất lƣợng sản phẩm 96
3.3.2. Nhóm giải pháp nhằm phát triển thị trƣờng dệt may Việt Nam 97
3.3.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trƣờng 97
3.3.2.2. Đẩy mạnh hoạt động marketing 97
3.3.2.3. Giải pháp về xây dựng kênh phân phối ………………………… 100
3.3.2.4. Giải pháp phát triển một số thị trƣờng XK chủ yếu …………… 101
3.3.2.5. Giải pháp về mở rộng thị trƣờng trong nƣớc 108
3.3.3. Một số kiến nghị khác 110
3.3.3.1. Kiến nghị về phía Chính phủ 110
3.3.3.2. Kiến nghị về phía HHDMVN 112
3.3.3.3. Kiến nghị về phía DN dệt may 113
KẾT LUẬN 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
i

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

STT
Ký tự viết tắt
Nguyên nghĩa
1
CMT
Gia công xuất khẩu
2
DN
Doanh nghiệp
3
FOB
Giao hàng trên phƣơng tiện vận chuyển

4
HHDMVN
Hiệp hội Dệt may Việt Nam
5
NK
Nhập khẩu
6
WTO
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
7
XK
Xuất khẩu
8
XTTM
Xúc tiến thƣơng mại
ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
Bảng
Tên bảng
Trang
1
Bảng 2.1
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào các thị
trƣờng chủ yếu
43
2
Bảng 2.2

Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào
thị trƣờng Mỹ
47
3
Bảng 2.3
Xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam vào
thị trƣờng EU
52
4
Bảng 2.4
Xuất khẩu hàng dệt may vào thị trƣờng Nhật Bản
55
5
Bảng 3.1
Các chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lƣợc phát triển
ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015,
định hƣớng đến năm 2020
81
iii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

STT
Sơ đồ
Tên sơ đồ
Trang
1
Sơ đồ 1.1
Kênh kinh doanh hàng may mặc trên thị trƣờng
nội địa

26
2
Sơ đồ 1.2
Kênh kinh doanh hàng may mặc trên thị trƣờng
thế giới
27

STT
Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
1
Biểu đồ 2.1
Quy mô tăng trƣởng XK dệt may Việt Nam vào
các thị trƣờng chủ yếu thời kỳ 2005 – 2010
44
2
Biểu đồ 2.2
Quy mô tăng trƣởng XK dệt may Việt Nam vào
thị trƣờng Mỹ thời kỳ 2005 – 2010
48
3
Biểu đồ 2.3
Quy mô tăng trƣởng XK dệt may Việt Nam vào
thị trƣờng EU thời kỳ 2005 – 2010
53
4
Biểu đồ 2.4
Quy mô tăng trƣởng XK dệt may Việt Nam vào
thị trƣờng Nhật Bản thời kỳ 2005 – 2010

56



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành dệt may có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc
gia vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con ngƣời (mặc), đồng thời đây cũng
là ngành giải quyết đƣợc nhiều việc làm cho xã hội.
Ra đời từ rất sớm, nhƣng phải đến những năm gần đây, ngành dệt may
Việt Nam mới thực sự khẳng định đƣợc vị trí và vai trò quan trọng của mình
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Dệt may là ngành
kinh tế có lực lƣợng sản xuất hùng hậu và giữ vị trí đặc biệt trong công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu (XK) của Việt Nam. Đây là
một trong những ngành sản xuất đem lại kim ngạch XK lớn và liên tục gia
tăng trong tổng kim ngạch XK của nƣớc ta. Với tổng kim ngạch XK đạt trên
10,5 tỷ USD/ năm, dệt may đang là đứng thứ 2 về kim ngạch XK (sau dầu
khí) của Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là ngành giải quyết việc làm cho hơn
2 triệu lao động phổ thông(chủ yếu là nữ giới) của nƣớc ta.
Tuy nhiên, sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam đã và đang bộc lộ
nhiều hạn chế. Đó là: hiệu quả kinh tế không cao do chúng ta sản xuất gia công
cho nƣớc ngoài là chủ yếu; chủng loại, mẫu mã còn nghèo nàn; sự phát triển
thiếu đồng bộ giữa ngành dệt và may; nguyên vật liệu sản xuất chính chủ yếu
lại nhập khẩu (NK); trình độ khoa học, công nghệ còn thấp; trang thiết bị sản
xuất lạc hậu; hoạt động thiết kế chƣa đƣợc coi trọng; vấn đề xây dựng thƣơng
hiệu chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức; công tác xúc tiến thƣơng mại
(XTTM) còn hạn chế;… Bên cạnh đó, hàng hoá may mặc của Việt Nam còn bị
cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm nƣớc ngoài trên chính thị trƣờng nội địa
và thị trƣờng XK.

Xét cả về lý luận lẫn thực tiễn, để đảm bảo phát triển bền vững ngành
dệt may, chúng ta cần giải quyết đồng bộ các tồn tại trên. Trong đó, vấn đề có

2
ý nghĩa sống còn là chúng ta phải tiếp cận và giải quyết tốt các yêu cầu của thị
trƣờng mà trƣớc hết là thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm dệt may. Trong bối
cảnh cạnh tranh thƣơng mại đang diễn ra khốc liệt, dệt may Việt Nam muốn
tiếp cận và chiếm lĩnh thị trƣờng đầu ra thì phải nâng cao đƣợc bốn yếu tố là:
chất lƣợng, giá cả, tiếp thị và uy tín thƣơng hiệu.
Việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào đời sống kinh tế khu vực và
thế giới, thông qua việc chúng ta chính thức trở thành thành viên thứ 150 của
Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) sẽ tạo ra sự thay đổi và biến động lớn đối
với thị trƣờng của ngành dệt may Việt Nam. Gia nhập WTO không chỉ là cơ
hội cho hàng hóa của Việt Nam nói chung và các sản phẩm may mặc nói riêng
vƣơn xa hơn trên thị trƣờng thế giới mà còn đồng nghĩa với việc, hàng hoá của
chúng ta sẽ phải đối mặt với việc cạnh tranh khốc liệt hơn. Là ngành sản xuất
lấy XK làm trọng tâm, dệt may Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt với những
tác động tích cực và tiêu cực của quá trình hội nhập của kinh tế nƣớc nhà.
Hội nhập kinh tế quốc tế một mặt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
(DN) Việt Nam thâm nhập sâu và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ hàng hoá các
nƣớc khác trên thế giới, mặt khác các DN của chúng ta phải đối diện với sự
cạnh tranh một cách khốc liệt khi hàng hoá các của DN nƣớc ngoài tràn vào
thị trƣờng nội địa. Mở rộng đƣợc thị trƣờng XK và chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng
trong nƣớc là điều mà các DN Việt Nam cần phải làm đƣợc nếu muốn phát
triển một cách bền vững và tất nhiên DN dệt may cũng không phải là ngoại lệ.
Đẩy mạnh XK hàng dệt may và phát triển thị trƣờng nội địa là bƣớc đi
quan trọng quyết định tƣơng lai của ngành dệt may Việt Nam. Xuất phát từ
nhận thức đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Phát triển thị trường cho hàng
dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” để làm luận văn
thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị. Thành công của đề tài này sẽ


3
góp phần mở rộng thị trƣờng đầu ra cho ngành dệt may Việt Nam, góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sự phát triển bền vững của ngành.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nƣớc ta, trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài
viết xung quanh về dệt may. Cụ thể nhƣ:
1. Năm 1996, tác giả Nguyễn Mạnh Hùng đã bảo vệ luận án tiến sĩ, đề tài
“ Phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả
kinh doanh của các DN Nhà nước thuộc chuyên ngành dệt may XK tại thành phố
Hồ Chí Minh”. Luận án đã tổng hợp, phân tích và đề xuất những giải pháp để
phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các DN dệt may Nhà nƣớc.
2. Năm 2001, tác giả Dƣơng Đình Giám nghiên cứu đề tài “ Phương
hướng và các biện pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành công nghiệp dệt may
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ
kinh tế. Thành công cứu tác giả trong công trình này là đã đều xuất đƣợc hệ
thông các phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm phát triển Ngành dệt may Việt Nam.
3. Năm 2001, tác giả Thân Danh Phúc bảo vệ luận án tiến sĩ kinh tế về
vấn đề “ Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm dệt may XK Việt Nam trong xu
thế hội nhập”. Luận án đã tổng hợp và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
sức cạnh tranh của các sản phẩm dệt may của nƣớc ta.
4. Lê Thanh Tùng với đề tài “ Vận dụng marketing quốc tế trong việc
đẩy mạnh XK hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ” đã bảo vệ thành công
luận án tiến sĩ kinh tế năn 2005. Đây là công trình nghiên cứu rất thành công
trong việc đề xuất những giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nhất kiến thức
marketing nhằm đẩy mạnh XK hàng dệt may vào thị trƣờng Mỹ.
5. Tác giả Nguyễn Hoàng với luận án tiến sĩ về “ Giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh XK vào thị trường các nước EU của DN dệt may Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay” vào năm 2009. Khía cạnh mà đề tài đề cập và


4
đã thành công là đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
trạnh của DN dệt may Việt Nam khi XK vào thị trƣờng EU.
Ngoài ra, còn một số đề tài khác do các cơ quan Nhà nƣớc chủ trì nhƣ:
6. Hiệp hội dệt may Việt Nam (HHDMVN) với “Chiến lược XK ngành
dệt may giai đoạn 2006 – 2010” vào năm 2006. Đây là công trình đã xác định
những mục tiêu và tiêu chí cụ thể mà ngành dệt may nƣớc ta phải thực hiện
trong giai đoạn 2006 -2010.
7. Cục XTTM Việt Nam thực hiện Dự án VIE/61/94 về “Đánh giá tiềm
năng XK của Việt Nam” vào năm 2006. Dự án tổng hợp, đánh giá, phân tích
và đƣa ra những dự báo về các ngành kinh tế giàu tiềm năng XK của Việt
Nam trong đó có dệt may.
8. Cục XTTM Việt Nam về đề tài “Xu hươ
́
ng và triê
̉
n vo
̣
ng nga
̀
nh ha
̀
ng

̣
t may Việt Nam ” vào năm 2009. Công trình này đã phân tích khá kỹ về xu
hƣớng phát triển và triển vọng của ngành dệt may Việt Nam.
9. Cục XTTM Việt Nam tiếp tục thực hiện đề tài về “Một số biện pháp
hỗ trợ phát triển ngành dệt may Việt Nam” vào năm 2010. Đề tài tập trung
vào việc đề xuất giải pháp phát triển ngành dệt may.

10. Trung tâm công nghiệp và thƣơng mại thuộc Bộ Công thƣơng với
đề tài “ Ngành dệt may với thị trường nội địa” vào năm 2010. Đây là một
công trình tổng hợp toàn cảnh ngành dệt may Việt Nam trên “sân nhà”.
và rất nhiều các bài báo khoa học viết xung quanh về vấn đề này.
Các đề tài trên đều có chất lƣợng rất cao về xung quanh các vấn đề nghiên
cứu. Tuy nhiên, trong tất cả các công trình nghiên cứu trên, chƣa có một đề tài
nào đi sâu nghiên cứu về phát triển thị trƣờng đầu ra cho dệt may Việt Nam.




5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển thị trƣờng cho
hàng dệt may trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế
quốc tế; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thị trƣờng hàng dệt may Việt
Nam trong những năm qua, từ đó, đề xuất giải pháp phát triển thị trƣờng cho
ngành dệt may trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trƣờng, phát
triển thị trƣờng, thị trƣờng hàng dệt may, phát triển thị trƣờng hàng dệt may
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Giới thiệu sơ lƣợc một số kinh
nghiệm từ các nƣớc làm căn cứ so sánh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thị trƣờng hàng dệt may của
Việt Nam; phân tích những ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân (chủ yếu về hạn
chế), rút ra các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và giải quyết.
- Kết hợp với định hƣớng phát triển ngành dệt may, đề xuất một số giải
pháp nhằm phát triển thị trƣờng hàng dệt may trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Thị trƣờng hàng dệt may là một vấn đề rộng bao gồm thị trƣờng đầu vào
và thị trƣờng đầu ra, tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu phát triển thị trƣờng đầu ra của hàng dệt may bao gồm thị trƣờng
trong nƣớc và thị trƣờng XK. Là đề tài thuộc chuyên ngành Kinh tế chính trị, do
đó luận văn chú ý tới các vấn đề chung có tính chất định hƣớng ở tầm vĩ mô.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Trọng tâm nghiên cứu: Thị trƣờng hàng dệt may với tƣ cách là thị
trƣờng đầu ra, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm hàng dệt và may; có đề cập xem

6
xét thị trƣờng các yếu tố sản xuất nhƣng chỉ với tƣ cách là yếu tố bổ sung
phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp phát triển thị trƣờng.
- Về không gian: Nghiên cứu thị trƣờng hàng dệt may của Việt Nam,
bao gồm cả thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng XK.
- Thời gian: Đề tài nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển thị
trƣờng hàng dệt may của Việt Nam từ năm 2005 - đến nay.
- Các giải pháp đề xuất: Trong thời gian ngắn hạn 2015 và triển vọng
đến năm 2020.
5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận
Kế thừa những nguyên lý cơ bản của các học thuyết kinh tế của Chủ
nghĩa Mác – Lênin, các học thuyết kinh tế hiện đại; các quan điểm, chủ
trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về kinh tế thị
trƣờng, về thị trƣờng dệt may trong thời kỳ hội nhập.
Phƣơng pháp luận của đề tài là phép duy vật biện chứng: đặt các vấn đề
của công tác phát triển thị trƣờng trong mối quan hệ, liên kết chặt chẽ với nhau.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng tổng hợp nhiều phƣơng
pháp nghiên cứu. Trong đó, có một số phƣơng pháp cơ bản nhất là:

- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: gạt bỏ khỏi quá trình nghiên
cứu các hiện tƣợng đƣợc nghiên cứu những cái đơn giản, ngẫu nhiên, tạm thời
hoặc tạm gác lại một số nhân tố nào đó nhằm tách ra những cái điển hình, ổn
định, vững chắc, từ đó tìm ra bản chất các hiện tƣợng và quá trình về thị
trƣờng hàng dệt may, hinh thành các phạm trù và phát hiện ra quy luật phản
ánh những bản chất đó.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: đặt đối tƣợng nghiên cứu trong sự
liên hoàn của chiến lƣợc phát triển kinh tế của đất nƣớc, bối cảnh của nền
kinh tế thế giới. Việc so sánh, đối chiếu giữa các nƣớc trong khía cạnh phát

7
triển thị trƣờng cho hàng dệt may để rút ra những định hƣớng và giải pháp
đúng đắn nhằm phát triển thị trƣờng hàng dệt may trong thời gian tới.
- Phương pháp thống kê: Từ việc thu thập dữ liệu, số liệu về hoạt động
phát triển thị trƣờng hàng dệt may của Việt Nam trong những năm qua và
kinh nghiệm của các nƣớc có liên quan để đƣa ra những phân tích, đánh giá
về thực trạng hoạt động này.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: từ những tài liệu đã có viết
về ngành dệt may, tác giả sẽ phân tích, tổng hợp lại nhằm có cái nhìn toàn
diện và thực tế nhất về đối tƣợng nghiên cứu, đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ: phƣơng
pháp lôgic, lịch sử; phƣơng pháp mô hình hoá hoạt động phát triển thị trƣờng,…
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa một cách toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn
chung về thị trƣờng, phát triển thị trƣờng, thị trƣờng hàng dệt may, phát triển
thị trƣờng hàng dệt may. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp kinh nghiệm của một
số nƣớc trong công tác phát triển thị trƣờng hàng dệt may, luận văn rút ra
những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam.
- Luận văn góp phần phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thị trƣờng
hàng dệt may cũng nhƣ chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại trong

công tác phát triển thị trƣờng hàng dệt may củaViệt Nam trong thời gian qua.
- Luận văn đề xuất và kiến nghị một số nhóm giải pháp nhằm phát triển
thị trƣờng hàng dệt may của Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2020.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc chia làm
ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị
trƣờng hàng dệt may

8
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển thị trƣờng hàng dệt may Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Chƣơng 3: Giải pháp phát triển thị trƣờng hàng dệt may Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

























9
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ
PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG HÀNG DỆT MAY
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG HÀNG DỆT MAY
1.1.1. Thị trƣờng và thị trƣờng hàng dệt may
1.1.1.1.Thị trường
* Khái niệm:
Thị trƣờng là phạm trù kinh tế tổng hợp gắn liền với quá trình sản xuất
và lƣu thông hàng hoá. Thừa nhận sản xuất hàng hoá thì không thể phủ định
sự tồn tại khách quan của thị trƣờng. Từ những nghiên cứu sơ lƣợc, cổ xƣa
cho đến những nghiên cứu quy mô khoa học ngày nay phạm trù thị trƣờng
luôn đƣợc đƣa thêm những nội dung mới. Tuỳ từng điều kiện và giác độ
nghiên cứu mà ngƣời ta đƣa ra các khái niệm thị trƣờng khác nhau.
Theo Từ điển Tiếng việt mở, thị trƣờng đƣợc xem là “Nơi tiêu thụ hàng
hoá”, đồng thời nó còn đƣợc hiểu là “Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các
thương nhân, các tập đoàn, trong điều kiện hàng hóa phải bán cùng một giá
trong cùng một thời gian” [63].
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển, thị trƣờng đƣợc hiểu
theo hai nghĩa, rộng và hẹp khác nhau:
Thị trƣờng theo nghĩa hẹp đƣợc hiểu là: “Nơi diễn ra các hoạt động
trao đổi, mua bán hàng hoá” [30, tr.52]. Theo khái niệm đã đồng nhất thị

trƣờng với chợ và những địa điểm mua bán hàng hoá cụ thể nhƣ: các chợ, siêu
thị, cửa hàng giao dịch,
Theo nghĩa rộng, “Thị trường là tổng thể các mối quan hệ cạnh tranh,
cung - cầu, giá cả, giá trị,…mà trong đó giá cả và sản lượng hàng hoá tiêu
thụ được xác định” [30, tr.52 - 53].

10
Trong lịch sử phát triển các học thuyết kinh tế, vấn đề thị trƣờng luôn
đƣợc đề cập đến nhƣ là một phạm trù trung tâm. Tƣ tƣởng thị trƣờng đầu tiên
của các kinh tế gia tƣ sản là của những ngƣời theo chủ nghĩa trọng thương.
Những ngƣời theo chủ nghĩa trọng thƣơng chủ trƣơng xây dựng một thị
trƣờng tiền tệ mạnh. Họ cho rằng hàng hoá chỉ là phƣơng tiện là khâu trung
gian để đạt đƣợc mục đích là tiền tệ. Một đất nƣớc có nhiều vàng tức là một
đất nƣớc hƣng thịnh. Chủ nghĩa trọng thƣơng coi thƣờng khâu sản xuất. Đó là
bất hợp lý và phi kinh tế. Chủ nghĩa trọng nông lại thiên về khâu sản xuất và
tuyệt đối hoá lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cho rằng sự phát triển của kinh tế
và thị trƣờng là quá trình tự nhiên phụ thuộc vào những quy luật nhất định,
không phụ thuộc vào ý chí của con ngƣời.
Ngƣời ghi dấu ấn đậm nét trong nghiên cứu về thị trƣờng của trƣờng
phái kinh tế học cổ điển là A.Smith. Trong các tác phẩm của mình, ông đã
phân tích phân công lao động đã tạo ra thị trƣờng. Mục đích của thị trƣờng là
để thu lợi nhuận. Thị trƣờng chính là “Bàn tay vô hình” điều khiển nền kinh
tế thị trƣờng và A.Smith đã tuyệt đối hoá sự điều tiết của thị trƣờng. Ông
cũng đã phân tích các nhân tố của thị trƣờng nhƣ ngƣời mua, ngƣời bán, cung
cầu, giá cả và mối quan hệ giữa các nhân tố đó. Ông là ngƣời đầu tiên đã
phân chia thị trƣờng thành nhiều dạng khác nhau để nghiên cứu nhƣ thị
trƣờng hàng hoá, thị trƣờng lao động, thị trƣờng đất đai, thị trƣờng tƣ bản.
Song chủ yếu là ông phân tích thị trƣờng hàng hoá và lao động.
Lý thuyết về thị trƣờng đƣợc phát triển trong học thuyết kinh tế của
J.Keynes. Để đảm bảo cho sự ổn định và phát triển thị trƣờng J.Keynes chủ

trƣơng đẩy mạnh mọi hình thức đầu tƣ, kể cả đầu tƣ sản xuất vũ khí, phƣơng
tiện chiến tranh. Mục đích là làm sao mở rộng đầu tƣ để tăng cầu tiêu dùng,
chống khủng hoảng và thất nghiệp, đồng thời qua đó tăng lợi nhuận cho tƣ

11
bản. Học thuyết J.Keynes mở ra giai đoạn mới cho sự can thiệp của nhà nƣớc
vào thị trƣờng thông qua các công cụ kinh tế vĩ mô.
Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về thị trƣờng trên cơ sở kế thừa có
phê phán các lí thuyết cũ để xây dựng một học thuyết mới về thị trƣờng. C.Mác
đã nghiên cứu và trình bày sự hình thành, phát triển của nền sản xuất tƣ bản
chủ nghĩa, các quy luật và phạm trù kinh tế gắn với thị trƣờng. C.Mác đã phân
tích rất sâu sắc quan hệ giữa cung - cầu; mối quan hệ giữa tính công dụng xã
hội của hàng hoá và tiêu hao lao động xã hội cần thiết với giá cả hàng hoá;
phân tích rõ ba chức năng cơ bản của thị trƣờng,…[30, tr.53 - 54]. Lênin là
ngƣời kế thừa và phát triển một cách toàn diện, sáng tạo chủ nghĩa Mác. Lý
luận về thị trƣờng của Lênin đƣợc trình bày chủ yếu trong tác phẩm “Bàn về
cái gọi là vấn đề thị trường”. Theo Lênin: Khái niệm thị trƣờng không thể tách
rời khái niệm phân công xã hội đƣợc. Hễ ở đâu và khi nào có phân công xã hội
và sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy có thị trƣờng. Quy mô của thị trƣờng
gắn chặt với trình độ chuyên môn hoá của lao động xã hội.
Trong kinh tế học vĩ mô cổ điển mới, thị trƣờng đƣợc hiểu rộng hơn:
“Là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người
bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào,
thời gian nào” [56]. Thị trƣờng đƣợc chia thành ba loại: thị trƣờng hàng hóa -
dịch vụ (còn gọi là thị trƣờng sản lƣợng), thị trƣờng lao động, và thị trƣờng
tiền tệ. Nó là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ,
nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất
định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lƣợng và giá cả cần
thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, thị trƣờng bao gồm tổng thể các khách
hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhƣng chƣa đƣợc đáp ứng và có

khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.

12
Các nhà kinh tế học thuộc trƣờng phái cổ điển mới (tân cổ điển) nhƣ:
Robert Emerson Lucas, John F. Muth, Finn E. Kydland, Edward C. Prescott,
Neil Wallace, Thomas J. Sargent, từ thập niên 1970, dựa trên hiện tƣợng
kinh tế nhƣ nên kinh tế đình trệ trong khi lạm phát cao, thâm hụt ngân sách,…
đã nghiên cứu thị trƣờng với giả định là thị trƣờng hoàn hảo dù là trong ngắn
hạn hay dài hạn và cá nhân (khu vực tƣ nhân) có đầy đủ thông tin khi ra quyết
định. Phái này chủ trƣơng việc thiết kế các chính sách kinh tế vĩ mô phải
nhằm mục đích tối đa hóa thỏa dụng của cá nhân. Các nhà kinh tế tân cổ điển
đề cao giá trị thông tin thị trƣờng căn cứ vào “tính không nhất quán theo thời
gian” về “sở thích” tiêu dùng của con ngƣời. Theo đó, thị trƣờng sẽ biến động
liên tục do nhu cầu của con ngƣời thay đổi liên tục. Vì vậy, các nhà sản xuất,
kinh doanh và Nhà nƣớc phải có những thay đổi về kế hoạch sản xuất, kinh
doanh và chính sách phát triển kinh tế cho phù hợp với những biến đổi về nhu
cầu xã hội đƣợc phản ánh trên thị trƣờng [56].
Nhƣ vậy: Thị trường là tập hợp các điều kiện và thoả thuận để thông
qua đó mà người mua và người bán có thể trao đổi được các loại hàng hoá và
dịch vụ với nhau. Nhƣ vậy, thị trƣờng vừa có tính thực, vừa có tính ảo và bản
chất của nó là giải quyết mối quan hệ giữa ngƣời mua và ngƣời bán với nhau.
Khi tiến hành nghiên cứu và phân tích lý thuyết về thị trƣờng chúng ta
thấy một số vấn đề cần lƣu ý:
- Thị trƣờng gắn với sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá là cơ sở
kinh tế quan trọng của thị trƣờng. Thị trƣờng phản ánh trình độ và mức độ của
nền sản xuất xã hội.
- Mối quan hệ giữa thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng nƣớc ngoài
ngày càng đƣợc nhận thức đầy đủ và đúng đắn. Từ chỗ chỉ đề cao thị trƣờng
ngoài nƣớc hoặc trong nƣớc đến chỗ thấy đƣợc quan hệ thống nhất hữu cơ


13
của 2 loại thị trƣờng này. Phải có các giải pháp để biến thị trƣờng trong nƣớc
thành bộ phận của thị trƣờng thế giới.
- Vai trò điều tiết của nhà nƣớc đối với thị trƣờng là cần thiết tất yếu.
Điều tiết thị trƣờng theo yêu cầu các quy luật kinh tế và sự vận động khách
quan của thị trƣờng.
- Ngày nay không tồn tại thị trƣờng dƣới dạng thuần tuý đơn nhất.
Trong nền kinh tế mỗi nƣớc đều tồn tại nhiều dạng thức, nhiều thể loại và
nhiều cấp độ thị trƣờng khác nhau.
* Phân loại thị trường:
Có nhiều cách phân loại khác nhau về thị trƣờng:
- Theo đối tƣợng giao dịch, mua bán cụ thể: sẽ có những thị trƣờng cụ
thể nhƣ: thị trƣờng lúa gạo, thị trƣờng dầu mỏ, thị trƣờng may mặc, thị trƣờng
ngoại tệ, thị trƣờng chứng khoán,…
- Cách phổ biến là phân loại thị trƣờng theo ý nghĩa và vai trò của hàng
hoá giao dịch: Theo cách này, thị trƣờng đƣợc chia ra thành thị trƣờng hàng
hoá tiêu dùng (thị trƣờng đầu ra) và thị trƣờng các yếu tố sản xuất (thị trƣờng
đầu vào).
- Phân loại thị trƣờng theo không gian kinh tế mà các quan hệ hàng hoá
diễn ra: Theo cách này thị trƣờng có thể phân thành thị trƣờng thế giới, thị
trƣờng khu vực, thị trƣờng quốc gia, thị trƣờng vùng hay địa phƣơng. Thật ra,
khi nói đến các thị trƣờng theo cách phân loại này ngƣời ta vẫn thƣờng kết
hợp với cách phân loại thị trƣờng cụ thể, trên một địa bàn hay không gian
kinh tế.
Cách phân loại này giúp nhận thức rõ vấn đề: sản phẩm càng có giá trị
cao hơn so với chi phí vận chuyển thì thị trƣờng càng rộng lớn và ngƣợc lại
chi phí vận chuyển lớn hơn so với giá trị hàng hóa thì thị trƣờng càng hẹp. Ví

14
dụ: thị trƣờng gạch ngói là một thị trƣờng địa phƣơng; Mặt khác, thị trƣờng

vàng thỏi là thị trƣờng toàn cầu.
- Theo tính chất và cơ chế vận hành: Theo cách này, thị trƣờng đƣợc
phân ra thành hai loại lớn: thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo (trên thị trƣờng này
ngƣời mua và ngƣời bán không có quyền lực chi phối giá cả hàng hoá) và thị
trƣờng cạnh tranh không hoàn hảo (ở thị trƣờng ngày, ngƣời mua hoặc ngƣời
bán riêng biệt, dù ít, dù nhiều vẫn có khả năng chi phối giá). Thị trƣờng cạnh
canh không hoàn hảo lại bao gồm những dạng thị trƣờng nhƣ: thị trƣờng độc
quyền thuần tuý, thị trƣờng độc quyền nhóm, thị trƣờng canh tranh có tính
chất độc quyền. Mặc khác, dù có những điểm chung, hành vi của những
ngƣời mua hay bán trên từng dạng thị trƣờng cụ thể vẫn mang những sắc thái
riêng, bị chi phối bởi những điểm đặc thù của từng địa phƣơng.
- Theo tính chất kinh doanh thƣơng mại: thị trƣờng lại đƣợc chia thành
2 dạng cơ bản là thị trƣờng bán buôn và thị trƣờng bán lẻ.
- Theo lịch sử mối quan hệ giữa các chủ thể trên thị trƣờng có thể phân
chia thị trƣờng thành: thị trƣờng truyền thống, thị trƣờng chính, chủ yếu, thị
trƣờng tiềm năng,…
Từ cách phân loại trên, khi nghiên cứu về thị trƣờng chúng ta nên dựa
trên một số đặc điểm chung để phân khúc thị trƣờng và lựa chọn những sản
phẩm thích hợp, là thế mạnh của DN mình để chiếm lĩnh một khúc thị trƣờng
nhất định.
* Chức năng và vai trò của thị trường:
- Chức năng của thị trƣờng:
Dù căn cứ theo cách phân loại nào thì thị trƣờng cũng có ba chức năng
cơ bản sau:
+ Chức năng thừa nhận cộng dụng xã hội của hàng hoá (giá trị sử dụng
xã hội) và lao động đã chi phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hoá có

15
có bán đƣợc hay không bán đƣợc và bán đƣợc với giá nhƣ thế nào. Nếu hàng
hoá bán đƣợc và bán với giá cả bằng giá trị, nghĩa là xã hội không chỉ thừa

nhận công dụng của nó mà còn thừa nhận mức hao phí lao động để sản xuất ra
nó là phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết và giá trị hàng hoá
đƣợc thực hiện. Ngƣợc lại, nếu hàng hoá không bán đƣợc, có nghĩa là hoặc do
công dụng của hàng hoá không đƣợc thừa nhận (do chất lƣợng kém hoặc mẫu
mã không phù hợp,…) hoặc do chi phí sản xuất cao hơn mức trung bình của
xã hội (quá đắt) nên xã hội không chấp nhận. Nếu hàng hoá bán đƣợc, nhƣng
với giá cả thấp hơn giá trị, có nghĩa là xã hội chỉ thừa nhận công dụng của nó
và một phần chi phí sản xuất ra nó.
+ Chức năng cung cấp thông tin cho ngƣời sản xuất và tiêu dùng thông
qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại,
mẫu mã, cơ cấu các loại hàng hoá, giá cả, tình hình cung - cầu về loại hàng
hoá đó,…
+ Chức năng kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng: Trên cơ sở
những thông tin thu đƣợc từ thị trƣờng, ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng sẽ
buộc phải có những cách ứng xử, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với sự biến
đổi của thị trƣờng, nhờ đó sản xuất đƣợc kích thích hoặc hạn chế.
- Vai trò của thị trƣờng:
Thị trƣờng điều tiết sản xuất và lƣu thông hàng hoá: Thị trƣờng đóng vai
trò hƣớng dẫn sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng. Các nhà sản
xuất, kinh doanh căn cứ vào cung cầu, giá cả thị trƣờng để quyết định sản xuất
kinh doanh cái gì? Sản xuất nhƣ thế nào? Sản xuất cho ai? Sản xuất, kinh doanh
cái gì đều phải xuất phát từ nhu cầu của ngƣời tiêu dùng và tìm mọi cách thoả
mãn nhu cầu đó chứ không phải xuất phát từ ý muốn chủ quan của mình.
Thị trƣờng tồn tại một cách khách quan nên từng nhà sản xuất chỉ có
thể tìm phƣơng hƣớng hoạt động khi thích ứng đƣợc với nó. Mỗi nhà sản xuất

16
phải trên cơ sở nhận biết nhu cầu của thị trƣờng kết hợp với khả năng của
mình để đề ra chiến lƣợc, kế hoạch và phƣơng án kinh doanh hợp lý nhằm
thoả mãn tốt nhất nhu cầu hội và tối đa hoá hiệu quả.

Mỗi DN hoạt động trên thƣơng trƣờng đều có một vị thế cạnh tranh
nhất định. Thị phần (phần thị trƣờng mà DN chiếm lĩnh đƣợc) phản ánh thế
và lực của DN trên thƣơng trƣờng. Thị trƣờng mà DN chinh phục đƣợc càng
lớn chứng tỏ khả năng thu hút khách hàng càng mạnh, số lƣợng sản phẩm tiêu
thụ đƣợc càng nhiều và do đó mà vị thế của DN càng cao.
Thị trƣờng rộng giúp cho việc tiêu thụ thuận lợi hơn dẫn tới doanh thu
và lợi nhuận cao hơn, tốc độ xoay vòng vốn nhanh hơn sẽ tạo điều kiện cho
DN tái đầu tƣ hiện đại hoá sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, tăng thêm khả
năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trƣờng. Khi đó thế và lực của DN cũng đƣợc
củng cố và phát triển.
Trong nền sản xuất hàng hoá hiện đại, thị trƣờng đầu vào sẽ quyết định
chi phí sản xuất còn thị trƣờng đầu ra sẽ quyết định giá cả và quy mô sản xuất
của DN. Do đo, hoạt động mở rộng và chiếm lĩnh những thị trƣờng mạnh sẽ
quyết định sự thành, bại của một doanh nghiệp, một ngành kinh tế nói riêng
và của cả nền kinh tế nói chung.
1.1.1.2. Thị trường hàng dệt may
* Đặc điểm của thị trường dệt may:
Thị trƣờng dệt may là một loại thị trƣờng đặc thù đƣợc phân loại dựa
trên nội dung hàng hoá mà nó trao đổi. Đây là thị trƣờng mà hàng hoá nó trao
đổi là sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cơ bản của con ngƣời (mặc). Do đó, có
những đặc điểm cơ bản là:
- Thị trƣờng dệt may chịu sự quy định của yếu tố văn hoá. Mỗi vùng
miền, mỗi khu vực, mỗi dân tộc, mỗi tín ngƣỡng, các yếu tố về truyền thống,
bản sắc văn hoá,… khác nhau thì nhu cầu về hàng may mặc cũng khác nhau.

17
Điều này đòi hỏi sản phẩm may mặc phải vô cùng đang dạng và phong phú để
thoả mãn các nhu cầu khác nhau của ngƣời tiêu dùng.
- Thị trƣờng dệt may chịu sự tác động của các yếu tố tâm lý. Mỗi lứa
tuổi khác nhau, mỗi giới khác nhau,… sẽ có những thị hiếu tiêu dùng hàng

may mặc khác nhau.
- Thị trƣờng dệt may mang tính thời vụ: Chịu sự quy định của yếu tố
thời tiết. Mỗi mùa khác nhau, mỗi khu vực có thời tiết khác nhau sẽ đòi hỏi
những sản phẩm phù hợp với thời tiết.
- Thị trƣờng dệt may chịu sự tác động mạnh mẽ của yếu tố thời gian.
Thực tế, nhu cầu về mặc của con ngƣời thay đổi liên tục, do đó, dệt may luôn
chịu tác động của các yếu tố về mẫu, mốt thời trang. Chính yếu tố thời gian đã
chuyển nhu cầu về sản phẩm may mặc của con ngƣời từ “ăn no, mặc ấm”
sang “ăn ngon, mặc đẹp”.
* Các chỉ tiêu đánh giá thị trường dệt may:
Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá thị trƣờng dệt may là:
- Quy mô và tiềm năng: khi mới thâm nhập vào một nƣớc thì quy mô
thị trƣờng của sản phẩm may mặc sẽ rất nhỏ vì bị hạn chế về số lƣợng do rào
cản thƣơng mại của quốc gia đó dựng lên để bảo hộ sản xuất trong nƣớc. Tuy
nhiên, khi Chính phủ hai nƣớc đạt đƣợc các thoả thuận thông qua việc ký kết
các Hiệp định thƣơng mại song phƣơng hoặc đa phƣơng, phê chuẩn các công
ƣớc và tuân thủ các thông lệ quốc tế thì những hạn chế về số lƣợng do các rào
cản thƣơng mại sẽ đƣợc gỡ bỏ. Khi đó quy mô thị trƣờng sẽ đƣợc đánh giá
dựa trên sức mua của thị trƣờng đối với sản phẩm dệt may. Tiềm năng của thị
trƣờng sẽ là yếu tố để gia tăng các hoạt động thâm nhập và chiếm lĩnh thị
trƣờng, cạnh tranh giành giật thị phần.
Đối với thị trƣờng nội địa, quy mô và tiềm năng đƣợc thể hiện thông
qua tổng sản phẩm dệt may đƣợc tiêu thụ. Sức tiêu thụ của ngƣời tiêu dùng bị

×