Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
==========





TRẦN HUYỀN TRANG






QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HÀN QUỐC
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI











Hà Nội - Năm 2011

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
==========



TRẦN HUYỀN TRANG





QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HÀN
QUỐC
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

Chuyên ngành : Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số : 60 31 07



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUANG VINH











Hà Nội - Năm 2011

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ iii
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - HÀN QUỐC 5
1.1. Cơ sở lý luận của quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc: 5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thương mại quốc tế 5
1.1.2. Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế của các
quốc gia………………………………………………………………………7
1.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới thương mại quốc tế 9
1.1.4. Một số lý thuyết thương mại quốc tế liên quan 13
1.2. Cơ sở thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc: 15
1.2.1. Khái quát về thị trường Việt Nam 15
1.2.2. Khái quát về thị trường Hàn Quốc 25
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM -
HÀN QUỐC TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY 33
2.1. Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn trước năm 2000 33
2.1.1. Giai đoạn trước năm 1992 33
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 1999 36
2.2. Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay 38

2.2.1. Các chính sách ảnh hưởng tới quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn
Quốc 38
2.2.2. Kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam - Hàn Quốc 49
2.2.3. Cơ cấu hàng hóa trong hoạt động thương mại song phương Việt Nam -
Hàn Quốc 51
2.2.4 Đánh giá chung về quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Hàn
Quốc từ năm 2000 đến nay 60
CHƢƠNG 3: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP THÚC
ĐẨY QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - HÀN QUỐC TRONG
THỜI GIAN TỚI 67
3.1. Triển vọng phát triển của quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc
trong thời gian tới. 67
3.2. Các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong
thời gian tới. 70
3.2.1. Các giải pháp từ phía Nhà nước 70
3.2.2. Các giải pháp từ phía Doanh nghiệp 79
KẾT LUẬN 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88


i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nghĩa đầy đủ
1
ADB
Ngân hàng Phát triển Châu Á
2
AFTA

Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á
3
AKFTA
Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc
4
APEC
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
5
ARF
Diễn đàn khu vực ASEAN
6
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
7
ASEM
Diễn đàn hợp tác Á - Âu
8
ECOSOC
Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc
9
EU
Liên minh Châu Âu
10
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
11
FTAs
Các hiệp định thương mại song phương
12
GATT

Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
13
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
14
GNP
Tổng sản phẩm quốc dân
15
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế
16
KOTRA
Cục xúc tiến đầu tư thương mại Hàn Quốc
17
KITA
Hiệp hội quốc tế thương mại Hàn Quốc
18
KOIMA
Hiệp hội các nhà nhập khẩu Hàn Quốc
19
MFN
Nguyên tắc tối huệ quốc
20
NIC
Nước công nghiệp mới
21
NK
Nhập khẩu
22
NT

Nguyên tắc đối xử quốc gia
23
OECD
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
24
SPS
Vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật
25
TBT
Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
26
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
27
UNDP
Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên Hiệp Quốc
28
UNFPA
Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc
29
UPU
Liên minh Bưu chính thế giới
30
USD
Đôla Mỹ
31
XK
Xuất khẩu
32
XNK

Xuất nhập khẩu
33
WB
Ngân hàng thế giới
34
WTO
Tổ chức Thương mại thế giới

ii
DANH MỤC CÁC BẢNG

BẢNG
NỘI DUNG
TRANG
Bảng 1.1
Một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2003 –
2009
17
Bảng 1.2
Trị giá xuất khẩu hàng hoá phân theo nước và vùng
lãnh thổ giai đoạn 2002 - 2009
23
Bảng 1.3
Trị giá nhập khẩu hàng hoá phân theo nước và vùng
lãnh thổ giai đoạn 2002 - 2009
24
Bảng 2.1
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Hàn Quốc giai
đoạn 1983-1991
35

Bảng 2.2
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hàn
Quốc 4 tháng đầu năm 2011
52
Bảng 2.3
Kim ngạch và tốc độ tăng của một số mặt hàng chính
Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc năm 2010
56
Bảng 2.4
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc 7
tháng đầu năm 2011
59
Bảng 2.5
Một số chỉ tiêu thương mại hàng hóa chính giữa Việt
Nam và Hàn Quốc từ năm 2005 đến năm 2010
61

iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

BIỂU ĐỒ
NỘI DUNG
TRANG
Biểu đồ 1.1
10 quốc gia có trị giá nhập khẩu hàng hóa lớn nhất từ
Việt Nam năm 2009
22
Biểu đồ 2.1
Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương
mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc giai đoạn 2005-2010

và tháng 1/2011
50




1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia càng ngày càng chú
trọng tới việc phát triển và mở rộng quan hệ song phương cũng như đa phương
với các nước láng giềng hoặc cùng khu vực địa lý với quốc gia mình. Việt Nam
cũng không nằm ngoài xu thế đó, chúng ta rất coi trọng các đối tác ở khu vực
ASEAN và Đông Á, trong đó một đối tác quan trọng không thể không nhắc tới
là Hàn Quốc.
Theo dòng lịch sử, quan hệ song phương Việt Nam - Hàn Quốc đã phát
triển trên rất nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, du lịch
nhưng có thể khẳng định kinh tế vẫn luôn là lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất.
Cùng với sự phát triển của hai quốc gia thì quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn
Quốc cũng ngày càng gắn bó mật thiết và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đặc
biệt, sau mốc sự kiện quan trọng: quan hệ ngoại giao của hai nước chính thức
được thiết lập năm 1992, mối quan hệ kinh tế song phương càng có cơ sở và
điều kiện để lớn mạnh. Sau 19 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, Hàn
Quốc đã trở thành một trong những quốc gia có kim ngạch thương mại lớn nhất
đối với Việt Nam, là nguồn đóng góp chủ yếu cho nền kinh tế quốc dân. Từ năm
2000 tới nay, quan hệ thương mại song phương giữa hai quốc gia đã có nhiều sự
chuyển biến tích cực nhờ Hiệp định thương mại tự do về hàng hoá giữa ASEAN
- Hàn Quốc có hiệu lực từ tháng 7 năm 2007 và Việt Nam gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới (WTO).
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quan hệ kinh tế song

phương Việt Nam - Hàn Quốc vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần sự tháo gỡ như:
sự mất cân đối trong cán cân thương mại song phương, hàng rào thuế quan và
phi thuế quan cản trở tự do thương mại song phương Đặc biệt, trong tình hình
kinh tế, chính trị trên thế giới có nhiều biến đổi khó lường như hiện nay, Việt
Nam, Hàn Quốc và các quốc gia cần tăng cường tình đoàn kết cũng như hợp tác
kinh tế chặt chẽ, cùng nhau tìm ra giải pháp, vượt qua khó khăn.

2
Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề như nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài
“Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay” làm nội dung
nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc là đề tài đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm của các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà kinh tế Việt Nam và Hàn
Quốc. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều có sự nhìn nhận, đánh giá xác
đáng về mối quan hệ kinh tế song phương của hai quốc gia trong những thời kỳ
khác nhau. Các nghiên cứu đã phân tích thực trạng mối quan hệ thương mại Việt
Nam – Hàn Quốc, những yếu tố tác động, những diễn biến trong tình hình mới
để từ đó đề xuất ra các giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác
kinh tế này.
Có thể nêu ra đây một số công trình nghiên cứu tiêu biểu và được đánh giá
cao về đề tài này như:
- “Hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập Đông Á”
do Đỗ Hoài Nam, Ngô Xuân Bình, Sung - Yeal Koo chủ biên và được nhà xuất
bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2005. Tác phẩm đã phân tích: Hội nhập kinh
tế Đông Á và tác động của nó tới quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc, FDI và
ODA của Hàn Quốc vào Việt Nam: thực trạng, triển vọng; quan hệ thương mại
Việt Nam - Hàn Quốc: thực trạng, xu hướng. Và cuối cùng là đề xuất một số kiến
nghị giải pháp.
- “Hội nhập kinh tế Đông Á và tác động của nó tới quan hệ kinh tế Việt

Nam - Hàn Quốc”, PGS. TS. Ngô Xuân Bình, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á.
Tác phẩm đã nghiên cứu tác động của quá trình hội nhập kinh tế Đông Á tới
quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc ở tầm vĩ mô.
- “Tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA)
tới quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc” do ThS Phạm Thị Cải chủ nhiệm
đề tài, Viện nghiên cứu Thương mại (2008). Đề tài đã đánh giá tổng quan về
quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc, giới thiệu hiệp định thương mại tự
do ASEAN - Hàn Quốc và tác động của nó đến phát triển quan hệ thương mại

3
Việt - Hàn. Đề tài cũng trình bày cơ hội, thách thức và những giải pháp chủ yếu
nhằm phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh thực
hiện AKFTA.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, còn có những bài báo, những
bài viết nghiên cứu khoa học về quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc, tình
hình hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc theo số liệu cập
nhật của từng thời kỳ.
Từ những nền tảng tri thức trên, luận văn mong muốn tiếp tục phát triển để
nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc từ năm
2000 tới nay - giai đoạn mà nền kinh tế thế giới có nhiều sự thay đổi và phát
triển. Đồng thời có so sánh với mối quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc
giai đoạn trước năm 2000 để khắc họa sâu thêm những thay đổi trong quan hệ
song phương của hai quốc gia trong bối cảnh mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là dựa trên những số liệu cập nhật, những đánh giá
xác đáng của các nhà nghiên cứu đi trước và sự nghiên cứu của bản thân để đưa
ra một sự phân tích đầy đủ về quan hệ thương mai giữa Việt Nam - Hàn Quốc từ
năm 2000 đến nay và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp cho những vấn đề còn
tồn tại giúp cho quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc ngày càng tốt đẹp và

gặt hái nhiều thành công trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể hoàn thành mục đích nghiên cứu của mình, đề tài cần giải quyết
một số nhiệm vụ sau:
- Hệ thống một số cơ sở lý luận và thực tiễn trong quan hệ thương mại song
phương của Việt Nam và Hàn Quốc.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Hàn Quốc - Việt Nam
từ năm 2000 đến nay, có so sánh với các giai đoạn trước đó.
- Nêu ra các giải pháp thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác song phương này.

4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn trong
quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là quan hệ thương mại song phương Việt
Nam - Hàn Quốc trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay - giai đoạn nền kinh tế
thế giới có nhiều diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn được áp dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng dữ
liệu được thu thập chủ yếu từ các nguồn tư liệu thứ cấp: sách, tạp chí, nghiên
cứu khoa học, số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, Tổng cục hải quan
- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như:
thống kê, tổng hợp, phân tích, đối chiếu và so sánh để đưa ra các kết luận cho
nghiên cứu của mình.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn được ra đời với mong muốn đóng góp một số nét mới sau:
- Cập nhật số liệu về tình hình thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hàn
Quốc cùng nhiều sự phân tích, làm rõ bản chất của hoạt động thương mại giữa hai

quốc gia từ năm 2000 tới nay và dự đoán xu thế phát triển trong thời gian tới.
- Đề xuất một số giải pháp vi mô và vĩ mô nhằm thúc đẩy hoạt động thương
mại của hai quốc gia: Việt Nam và Hàn Quốc.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam -
Hàn Quốc.
- Chƣơng 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc từ năm
2000 đến nay.
- Chƣơng 3: Triển vọng phát triển và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương
mại Việt Nam - Hàn Quốc trong thời gian tới.

5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM - HÀN QUỐC

1.1 . Cơ sở lý luận của quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Hàn Quốc:
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hàng hóa hữu
hình và hàng hóa vô hình) giữa các nước với nhau dưới hình thức mua, bán hoặc
trao đổi đền bù có ngang giá. Thương mại quốc tế bao gồm các hoạt động: xuất
nhập khẩu (chủ yếu), gia công quốc tế, tái xuất khẩu và chuyển khẩu, xuất khẩu
tại chỗ. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với một tỷ lệ lớn trong
GDP. Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công
nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng
thuê nhân lực bên ngoài. Việc tăng cường thương mại quốc tế thường được xem
như ý nghĩa cơ bản của "toàn cầu hoá".
Thương mại quốc tế mang đầy đủ đặc điểm, tính chất của hoạt động thương

mại thông thường: trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các bên để nhằm kiếm chênh
lệch. Điểm khác biệt là hoạt động thương mại này diễn ra giữa các bên cư trú tại
các quốc gia khác nhau, mang tính chất quốc tế và sử dụng các đồng tiền khác
nhau để thanh toán.
Mục đích của thương mại quốc tế là thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ
mà tự mỗi nước không thể tự sản xuất được và khai thác hiệu quả sự chênh lệch
về giá để kiếm lời, làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của sản phẩm xã hội và
thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước thông qua việc xuất nhập khẩu
nhằm đạt tới cơ cấu kinh tế trong nước tối ưu. Theo David Ricardo, thương mại
quốc tế còn có những lợi ích khác: như giúp các nước đi sâu vào chuyên môn
hóa sản xuất và tận dụng lợi thế so sánh của mình so với các quốc gia khác (đặc
biệt là sự khác biệt về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực và trình độ sử

6
dụng nhân lực giữa các quốc gia). Khi các quốc gia chưa nhận thức được sự
khác biệt của lợi thế so sánh thì họ sẽ không đạt được hiệu quả sản xuất cao, sử
dụng lực lượng sản xuất hiệu quả so với việc nhập khẩu hàng hóa đó từ nước có
lợi thế hơn mình. Do đó, hoạt động thương mại quốc tế là hoàn toàn khách quan
đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia.
Ngoài các mục đích kể trên thì còn có một số nguyên nhân khác hình thành
nên quan hệ thương mại quốc tế: sở thích của người tiêu dùng ở các quốc gia là
khác nhau, để thỏa mãn được sở thích đó họ phải nhờ đến thương mại quốc tế.
Bên cạnh đó, khoa học công nghệ, phương tiện sản xuất ngày càng tiến bộ, đòi
hỏi các quốc gia phải có sự trao đổi để phát triển. Điều này đặc biệt có ý nghĩa
với các nước đang phát triển để giúp họ đi tắt đón đầu, tận dụng công nghệ hiện
đại từ các nước phát triển để tạo lợi thế cho mình.
Phân tích sâu hơn về đặc điểm của thương mại quốc tế ta thấy rằng:
- Chủ thể tham gia hoạt động thương mại quốc tế là các cá nhân, doanh
nghiệp, tổ chức cư trú tại các quốc gia khác nhau có hoạt động trao đổi, buôn
bán với nhau nhằm kiếm lời từ sự buôn bán hàng hóa, dịch vụ từ quốc gia này

sang quốc gia khác.
- Khách thể trong hoạt động thương mại quốc tế là hàng hóa, dịch vụ được
đem ra mua bán, trao đổi giữa các bên tham gia hoạt động thương mại quốc tế.
Hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia phải có sự khác biệt hoặc mang lợi thế so
sánh của quốc gia mình thì mới có cơ hội tham gia và tồn tại được trong hoạt
động thương mại quốc tế.
- Nguyên tắc của hoạt động thương mại quốc tế là trao đổi ngang giá để đôi
bên cùng có lợi, đem những hàng hóa, dịch vụ có lợi thế cạnh tranh của mình đi
buôn bán với nước khác và nhập khẩu những hàng hóa, dịch vụ mà mình chưa có
lợi thế cạnh tranh để tận dụng tối ưu lợi thế cạnh tranh của từng quốc gia. Vì có sự
di chuyển hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác nên vấn đề giao thông vận
tải cũng rất quan trọng, góp phần quan trọng vào hoạt động thương mại quốc tế.

7
- Trong giai đoạn hiện nay, thương mại quốc tế có xu hướng tăng nhanh, cao
hơn tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất. Tốc độ tăng trưởng của thương mại “vô
hình” tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của thương mại “hữu hình”. Hiện nay cơ
cấu hàng hóa trong thương mại quốc tế có sự thay đổi sâu sắc theo hướng:
+ Giảm đáng kể tỷ trọng nhóm hàng lương thực, thực phẩm và đồ uống.
+ Giảm mạnh tỷ trọng của nhóm hàng nguyên liệu, tăng nhanh tỷ trọng của
nhóm hàng dầu mỏ và khí đốt.
+ Giảm tỷ trọng hàng thô, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế tạo.
+ Giảm tỷ trọng những mặt hàng có hàm lượng lao động giản đơn, tăng
nhanh những mặt hàng có hàm lượng lao động thành thạo, phức tạp, vốn lớn,
công nghệ cao.
+ Nền thương mại thế giới ngày càng mở rộng phạm vi và phương thức
cạnh tranh với nhiều công cụ khác nhau.
+ Chu kỳ sống của từng loại sản phẩm ngày càng được rút ngắn, việc đổi
mới thiết bị, công nghệ, mẫu mã hàng hóa diễn ra liên tục.
+ Sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế một mặt thúc đẩy tự do hóa

thương mại, mặt khác xây dựng lên các hàng rào bảo hộ ngày càng tinh vi hơn.
1.1.2 Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế của
các quốc gia
Kể từ khi con người thực hiện những chuyến đi tới vùng đất mới và các nhà
buôn tiến hành trao đổi hàng hóa với người dân bản xứ thì thương mại quốc tế
bắt đầu được hình thành. Có thể nói, nếu không có thương mại quốc tế thì nền
kinh tế thế giới khó có thể đạt được những thành tựu như hiện nay và năng suất
lao động của con người sẽ mãi dừng lại trong phạm vi hẹp của một quốc gia hay
địa phương.
Là một lĩnh vực kinh tế đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa giữa trong nước
với nước ngoài, chức năng cơ bản của thương mại quốc tế là: Tổ chức chủ yếu
quá trình lưu thông hàng hóa với bên ngoài, thông qua mua bán để nối liền một
cách hữu cơ theo kế hoạch giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài,

8
thỏa mãn nhu cầu của sản xuất và của nhân dân về hàng hóa theo số lượng, chất
lượng, mặt hàng, địa điểm và thời gian phù hợp với chi phí ít nhất. Tạo vốn cho
quá trình mở rộng vốn đầu tư trong nước. Tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế
khi mang các hàng hóa có lợi thế cạnh tranh của mình để trao đổi, buôn bán với
các quốc gia kém về lợi thế cạnh tranh hơn mình. Bên cạnh đó, thương mại quốc
tế còn mang những chức năng cơ bản khác: Chuyển hóa giá trị sử dụng làm thay
đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được sản
xuất trong nước và thích ứng chúng với nhu cầu của tiêu dùng và tích lũy. Góp
phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo môi trường thuận lợi cho
sản xuất, kinh doanh
Xuất phát từ những chức năng cơ bản trên, thương mại quốc tế mang trong
mình nhiệm vụ, vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các
quốc gia:
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa đất
nước. Đây là nhiệm vụ quan trọng và bao quát của thương mại quốc tế. Thông

qua hoạt động xuất, nhập khẩu các quốc gia tận dụng lợi thế cạnh tranh của
mình để buôn bán với các nước khác, đem lại nguồn ngoại tệ lớn để phục vụ trở
lại quá trình kinh doanh, mở rộng sản xuất. Đồng thời, thông qua việc nhập khẩu
máy móc, công cụ hiện đại của các nước có nền công nghiệp đi trước, các nước
đi sau có thể đi tắt đón đầu, thực hiện quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước với thời gian ngắn hơn, hiệu quả cao hơn.
- Góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng của đất
nước như: vốn, việc làm, công nghệ, sử dụng tài nguyên có hiệu quả
- Đảm bảo sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị trong hoạt động thương
mại quốc tế, góp phần xây dựng quan hệ kinh tế - chính trị tốt đẹp của các quốc
gia. Tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa giữa trong nước với nước ngoài.
- Nâng cao vị thế quốc gia và mang lại lợi ích cho các đối tượng tham gia.
- Đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thông qua thương mại quốc
tế. Đây chính là cầu nối hiệu quả nhất giúp các nước nghèo, các nước đang phát
triển có thể hội nhập sâu rộng vào trong thị trường quốc tế rộng lớn.

9
Đối với các quốc gia đang phát triển, vai trò của thương mại quốc tế đóng
vai trò đặc biệt hơn cả. Thương mại quốc tế giúp những nước đang phát triển có
thể xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh của mình, đưa hàng hóa vượt ra khỏi
biên giới quốc gia đem về nguồn ngoại tệ lớn, từ đó có được lợi nhuận để nhập
khẩu những mặt hàng cần thiết phục vụ việc tái đầu tư, mở rộng sản xuất. Thông
qua hoạt động xuất khẩu, hàng hóa sẽ có được giá trị cao hơn so với việc bán
mặt hàng đó tại thị trường trong nước. Thương mại quốc tế còn mở rộng phạm
vi trao đổi hàng hóa cho các nước đang phát triển, giúp giảm bớt rủi ro khi nền
kinh tế của một số đối tác thương mại lớn bị suy yếu. Ngoài việc giao thương,
thương mại quốc tế còn giúp các nước đang phát triển có cơ hội tiếp thu những
công nghệ hiện đại của các nước khác thông qua hình thức chuyển giao công
nghệ hoặc đầu tư trực tiếp, gián tiếp.
1.1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng tới thương mại quốc tế

Quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố. Các yếu tố này có sự liên hệ mật thiết với nhau và cùng tác động qua lại
tới quan hệ ngoại thương giữa các quốc gia. Trong đó có thể kể ra: yếu tố chính
trị, yếu tố địa lý, yếu tố về chính sách kinh tế, rào cản thương mại
- Kinh tế và chính trị là hai yếu tố không thể tách rời, nhất là trong hoạt
động thương mại quốc tế. Khi hai quốc gia có quan hệ chính trị ổn định và tốt
đẹp, nó sẽ là nền tảng cho kinh tế song phương phát triển vì các doanh nghiệp,
cá nhân tham gia hoạt động thương mại quốc tế có thể yên tâm buôn bán lâu dài
và xây dựng quan hệ thương mại tốt đẹp. Các quốc gia có mối quan hệ ngoại
giao, chính trị tốt đẹp sẽ dành cho nhau những ưu đãi về kinh tế giúp cho hoạt
động ngoại thương có điều kiện tốt để phát triển. Giữa các nước có quan hệ
chính trị không ổn định, các nhà kinh doanh sẽ gặp nhiều hạn chế, cản trở sự
giao thương, ví dụ như hạn chế về số lượng hàng hóa, chủng loại hàng hóa có
thể buôn bán và chính sách kinh tế đối ngoại thắt chặt. Ví dụ như quan hệ kinh
tế của Mỹ và Cuba hầu như không phát triển được khi hai nước có quan hệ

10
chính trị thắt chặt, chỉ một số ít hàng hóa của Cuba có thể xuất khẩu sang Mỹ và
ngược lại. Các nước vì lý do chính trị mà đóng cửa nền kinh tế đã tự gây ra sự
thiệt thòi cho hàng hóa của nước mình khi không được xuất khẩu ra các thị
trường lớn, gây thiệt thòi cho người dân của nước mình khi không thể tiếp cận
với các hàng hóa có chất lượng của nước ngoài.
- Trong nền kinh tế hiện đại, giao thông vận tải đã có nhiều sự tiến bộ
vượt bậc với nhiều loại hình vận tải giúp hàng hóa có thể tới đích dễ dàng và an
toàn hơn. Ngày nay, thời gian chuyên chở của hàng hóa được rút ngắn nhờ sự
cải tiến về tốc độ của phương tiện và sự thuận tiện của hành trình nên nhiều khi
yếu tố về địa lý đã bị coi nhẹ. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ định ưu thế
của khoảng cách địa lý đối với thương mại quốc tế khi các quốc gia có vị trí địa
lý gần gũi có thể dễ dàng giao thương với nhau hơn các quốc gia xa cách về mặt
địa lý. Hơn thế nữa, các quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi cũng sẽ được các đối

tác nước ngoài ưu tiên hơn so với các quốc gia xa biển, xa tuyến đường giao
thương chính. Các nước có lợi thế về mặt địa lý cũng được chọn làm địa điểm
trung chuyển hàng hóa, thu về nguồn lợi lớn trong lĩnh vực giao thông vận tải,
logistic, kho bãi
- Chính sách thương mại cũng ảnh hưởng khá lớn tới quan hệ thương mại
của các nước. Các quốc gia có chính sách thông thoáng sẽ thu hút được nhiều
đối tác hơn vì các chính sách kinh tế này làm lợi cho cả nước nhập khẩu và xuất
khẩu. Một khi chính sách thương mại có sự thay đổi, thì toàn bộ hoạt động
thương mại liên quan sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính sách thương mại
thường chỉ do sự quyết định chủ quan của một quốc gia, do đó các đối tác rất
khó tác động để thay đổi nên các nhà đầu tư, các đối tác nước ngoài thường rất
coi trọng đường lối kinh tế đối ngoại của Chính phủ nơi họ đang muốn đầu tư và
hợp tác. Tuy nhiên, vì lợi ích to lớn mà các nước được hưởng trong quan hệ
thương mại quốc tế; hiện nay, các quốc gia rất tôn trọng đối tác và cố gắng tích
cực đàm phán, ban hành và thực thi các chính sách thương mại có lợi cho cả đôi

11
bên. Ngoài ra các tổ chức kinh tế, chính trị lớn trên thế giới đã đóng vai trò trung
gian khá tốt trong việc giúp các bên thương lượng, đưa ra chính sách tối ưu nhất
cho tất cả các bên tham gia và giải quyết tranh chấp thương mại nếu có.
- Yếu tố quan trọng và trực tiếp ảnh hưởng nhất tới thương mại quốc tế
chính là các rào cản thương mại. Hiện nay, các nước đang sử dụng rất nhiều
công cụ làm rào cản hoạt động thương mại quốc tế, nhưng tựu chung lại có hai
nhóm công cụ chính là: Thuế quan và phi thuế quan.
+ Hàng rào thuế quan: Đây là một loại thuế đánh vào hàng mậu dịch, phi
mậu dịch khi hàng hóa đi qua khu vực hải quan của một nước. Hiện nay, khi hội
nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì các quốc gia tìm cách giảm dần và
tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan
+ Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản
trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lí, khoa học hoặc bình

đẳng. Hàng rào phi thuế quan thường được áp dụng đối với hàng nhập khẩu.
Hình thức của hàng rào phi thuế quan rất phong phú, gồm:
+ Các biện pháp hạn chế định lượng (cấm, hạn ngạch, giấy phép)
+ Các biện pháp quản lý giá, các biện pháp tương đương thuế quan (giá tính
thuế tối đa, giá tính thuế tối thiểu, phí thay đổi, phụ thu)
+ Các biện pháp liên quan đến hình thức doanh nghiệp (như doanh nghiệp
thương mại nhà nước)
+ Các biện pháp kỹ thuật (quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, yêu cầu về nhãn
mác, kiểm dịch động thực vật, …)
+ Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời (như tự vệ, trợ cấp, các biện
pháp đối kháng, biện pháp chống phá giá, …)
+ Các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài
+ Các biện pháp hành chính khác (như tem thuế, yêu cầu kết hối, thủ tục
hành chính, thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ…)
Ngày nay, phạm vi, phương thức và công cụ cạnh tranh của thương mại
quốc tế diễn ra ngày càng phong phú và đa dạng: chất lượng, giá cả, điều kiện

12
giao hàng, bao bì, mẫu mã, thời hạn thanh toán, các dịch vụ sau bán hàng. Chu
kỳ sống của sản phẩm ngày càng rút ngắn lại, hàng hóa có hàm lượng khoa học
và công nghệ tăng cao. Quá trình thương mại quốc tế đòi hỏi: một mặt phải tự
do hóa thương mại, mặt khác phải thực hiện bảo hộ mậu dịch một cách hợp lý.
Ngoại thương Việt Nam cũng ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán,
tạo công ăn việc làm và giúp nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập với các
nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, chúng ta đã
nhiều lần bị các hàng rào thương mại của các nước lớn làm cho hàng hóa bị cấm
nhập khẩu hoặc áp mức thuế rất cao, gây ảnh hưởng tới sản lượng xuất khẩu
như: tôm, cá da trơn, da giầy Sẽ ngày càng có nhiều rào cản thương mại tinh
vi, nghiêm ngặt hơn cản trở sự tự do của thương mại quốc tế, đặc biệt là các

nước nhỏ, chưa có tiếng nói trên diễn đàn kinh tế thế giới và chưa được công
nhận nền kinh tế thị trường đầy đủ như nước ta.
1.1.4 Một số lý thuyết thương mại quốc tế liên quan
Hệ thống lý thuyết thương mại quốc tế đã ra đời từ rất lâu và mang tính
chất kế thừa chặt chẽ. Lý thuyết sau tìm hiểu, phân tích và tìm cách lý giải
những tồn tại, hạn chế của những lý thuyết trước. Nhiều nhà kinh tế học đã đưa
ra những mô hình khác nhau để dự đoán cơ cấu trao đổi thương mại quốc tế và
phân tích ảnh hưởng của các chính sách thương mại. Trong phạm vi của luận
văn, khó có thể phân tích được hết các lý thuyết thương mại quốc tế từ trước đến
nay song cũng xin điểm qua một số lý thuyết thương mại quốc tế có ảnh hưởng
lớn tới hoạt động kinh tế ngày nay.
- Mô hình Ricardo:
Mô hình Ricardo tập trung nghiên cứu lợi thế so sánh, một khái niệm được
coi là quan trọng nhất trong lý thuyết thương mại quốc tế. Trong mô hình
Ricardo, các nước tập trung chuyên môn hóa sản xuất vào mặt hàng mà họ có
thể sản xuất hiệu quả nhất. Không giống như các lý thuyết khác, mô hình của
Ricardo dự đoán rằng các nước sẽ chuyên môn hóa hoàn toàn vào một loại hàng

13
hóa thay vì sản xuất nhiều loại hàng hóa khác nhau. Thêm vào đó, mô hình
Ricardo không xem xét trực tiếp đến các nguồn lực, chẳng hạn như quan hệ
tương đối giữa lao động và vốn trong phạm vi một nước.
- Mô hình Heckscher-Ohlin:
Mô hình Heckscher-Ohlin được xây dựng thay thế cho mô hình cơ bản về
lợi thế so sánh của Ricardo. Mặc dù nó phức tạp hơn và có khả năng dự đoán
chính xác hơn, nó vẫn có sự lý tưởng hóa. Đó là việc bỏ qua lý thuyết giá trị lao
động và việc gắn cơ chế giá tân cổ điển vào lý thuyết thương mại quốc tế. Mô
hình Hechscher-Ohlin lập luận rằng cơ cấu thương mại quốc tế được quyết định
bởi sự khác biệt giữa các yếu tố nguồn lực. Nó dự đoán rằng một nước sẽ xuất
khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực mà nước đó có thế mạnh,

và nhập khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực mà nước đó khan
hiếm. Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu nhằm kiểm nghiệm mô hình H-O
lại đưa ra những kết quả mâu thuẫn, trong đó có công trình của Wassili Leontief,
còn được biết đến với tên gọi Nghịch lý Leontief. Sử dụng mô hình bảng cân đối
liên ngành IO (input - output) của mình với số liệu của Mỹ năm 1947, Leontief
đã phát hiện Mỹ mặc dù là quốc gia với tỉ lệ vốn/lao động cao nhưng tỉ lệ
vốn/lao động của các mặt hàng tương đương hàng nhập khẩu của Mỹ lại cao hơn
tỉ lệ vốn/lao động của các mặt hàng xuất khẩu.
- Mô hình lực hấp dẫn:
So với các mô hình lý thuyết trên, mô hình lực hấp dẫn nghiêng về phân
tích định lượng hơn. Ở dạng đơn giản, mô hình lực hấp dẫn dự đoán rằng trao
đổi thương mại phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai nước và quy mô của hai nền
kinh tế. Mô hình phỏng theo định luật vạn vật hấp dẫn của Newton trong đó nói
rằng lực hút của hai vật thể phụ thuộc vào khoảng cách giữa chúng và khối
lượng của mỗi vật. Mô hình đã được chứng minh rằng nó có tính định lượng
tương đối mạnh thông qua các phân tích kinh tế lượng. Các dạng mở rộng của
mô hình này xem xét đến nhiều yếu tố khác như mức thu nhập, quan hệ ngoại
giao giữa hai nước và chính sách thương mại của mỗi nước.

14
- Lý thuyết thƣơng mại mới:
Mô hình Heckscher-Ohlin ngự trị tư duy kinh tế quốc tế trong suốt nửa thế
kỷ và giải thích được hầu hết các mối quan hệ thương mại quốc tế. Thế nhưng
càng ngày, người ta càng thấy có những đặc điểm trong thương mại quốc tế mà
mô hình này không thể giải thích. Một trong những đặc điểm đó là quan hệ
thương mại nội ngành. Ví dụ, Mỹ xuất khẩu xe hơi sang Nhật và châu Âu nhưng
cũng nhập khẩu xe hơi từ Nhật và châu Âu.
Theo lý thuyết lợi thế so sánh thì trao đổi thương mại trong ngành này
không thể xảy ra vì với một mặt hàng, chỉ có một chiều thương mại từ nơi có lợi
thế sang nơi không có lợi thế sản xuất mặt hàng đó, như nước chỉ chảy từ chỗ

cao xuống chỗ thấp. Nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy. Lý thuyết lợi thế
so sánh cũng không giải thích được tại sao một số nền kinh tế như Đài Loan và
Hàn Quốc lại thành công trong việc chuyển từ xuất khẩu quần áo, giày dép vào
những năm 1960 sang xuất khẩu máy tính, ôtô đến Mỹ và Châu Âu như ngày
nay. Việc này gây nhiều bối rối cho các nhà kinh tế học và đã có một số mô hình
ra đời nhằm giải thích cho quan hệ thương mại này.
Năm 1976, trong một lần dự tiết giảng của Robert Solow, một nhà kinh tế
từng được giải Nobel, Paul Krugman được biết tới khái niệm cạnh tranh độc
quyền – là sự cạnh tranh xảy ra khi những nhà sản xuất có được vị thế độc
quyền với những nhãn hiệu hay sản phẩm nhất định. Ý tưởng vận dụng khái
niệm cạnh tranh độc quyền trong thương mại quốc tế chợt nảy ra trong đầu Paul
Krugman. Năm 1979, Krugman sau nhiều khó khăn đã được đăng bài viết của
mình trên Tạp chí Kinh tế Quốc tế. Bài viết ngắn, chỉ 10 trang nhưng ngay lập
tức gây được sự chú ý đặc biệt trong ngành và Paul Krugman trở thành cha đẻ
trường phái “Lý thuyết thương mại mới” khi mới 26 tuổi.
Trong bài báo này, Krugman đưa ra một lý thuyết hoàn toàn mới về thương
mại quốc tế. Lý thuyết này giải thích quan hệ thương mại nội ngành dựa trên giả
định về lợi thế nhờ quy mô, theo đó việc sản xuất trên quy mô lớn làm giảm chi
phí sản xuất. Bên cạnh lợi thế quy mô sản xuất, lý thuyết Krugman còn dựa trên
giả định người tiêu dùng quan tâm tới tính đa dạng sản phẩm. Do hai đặc tính

15
này – lợi thế quy mô của nhà sản xuất và sự ưa thích đa dạng nhãn hiệu của
người tiêu dùng – mà người sản xuất sẽ dần dần trở thành độc quyền đối với
nhãn hiệu sản phẩm của mình, kể cả khi phải chịu sự cạnh tranh giữa các nhãn
hiệu khác. Mô hình của Paul Krugman giải thích tại sao thương mại quốc tế vẫn
có thể diễn ra giữa những nước có lợi thế tương đối về công nghệ và nhân tố sản
xuất tương tự nhau. Ví dụ Mỹ và châu Âu cùng có lợi thế tương đối về vốn và
công nghệ nhưng Mỹ vẫn xuất khẩu xe Ford và nhập xe BMW từ châu Âu. Sở dĩ
điều này xảy ra vì sự ưa thích tính đa dạng nhãn hiệu của người tiêu dùng cho

phép cả hai hãng Ford và BMW có lợi thế tương đối trong sản xuất những nhãn
hiệu của mình.
Bài viết 10 trang của Paul Krugman đã mở đường cho một hướng nghiên
cứu mới về kinh tế thương mại quốc tế. Cho tới ngày nay, lý thuyết Thương mại
mới của Paul Krugman (cùng với sự đóng góp lớn của Bhagwati, Dixit,
Helpman, Norman…) đã trở thành lý thuyết chính trong ngành thương mại quốc
tế, bổ sung cho lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo và Heckscher-Ohlin.
Những nghiên cứu về thương mại quốc tế hơn 30 năm qua hầu hết đều dựa trên
những nền tảng của lý thuyết này.
1.2 Cơ sở thực tiễn của quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Hàn Quốc:
1.2.1 Khái quát về thị trường Việt Nam
1.2.1.1 Thông tin chung về địa lý, xã hội, kinh tế Việt Nam
Địa lý, xã hội
Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam Châu Á.
Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này. Việt Nam có
biên giới đất liền với Trung Quốc (1.281 km), Lào (2.130 km) và Campuchia
(1.228 km) và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và
vịnh Thái Lan.
Việt Nam có diện tích 331.212 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền
và hơn 4.200 km² biển nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được
Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền khoảng trên 1
triệu km².

16
Địa hình Việt Nam rất đa dạng theo các vùng tự nhiên như vùng Tây Bắc,
Đông Bắc, Tây Nguyên. Núi rừng chiếm độ 40%, đồi 40%, và độ che phủ
khoảng 75%. Các vùng đồng bằng như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông
Cửu Long và các vùng duyên hải ven biển như Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
Nhìn tổng thể Việt Nam gồm ba miền với miền Bắc có cao nguyên và vùng châu
thổ sông Hồng, miền Trung là phần đất thấp ven biển, những cao nguyên theo

dãy Trường Sơn, và miền Nam là vùng châu thổ Cửu Long. Diện tích đất canh
tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.
Về tài nguyên đất, Việt Nam có rừng tự nhiên và nhiều mỏ khoáng sản trên
đất liền với phốt phát, than đá, măng gan, bô xít, chrômát, Về tài nguyên biển có
dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng khoáng sản ngoài khơi. Với hệ thống sông dốc đổ từ
các cao nguyên phía tây, Việt Nam có nhiều tiềm năng về phát triển thủy điện.
Về các chỉ tiêu xã hội Việt Nam là một nước đông dân, tuy diện tích đứng
hạng 65 nhưng lại xếp thứ 13 trên thế giới về dân số. Theo số liệu của Tổng cục
Thống kê cho biết: Dân số trung bình cả nước năm 2010 ước tính 86,93 triệu
người, tăng 1,05% so với năm 2009, bao gồm dân số nam 42,97 triệu người,
chiếm 49,4% tổng dân số cả nước, tăng 1,09%; dân số nữ 43,96 triệu người,
chiếm 50,6%, tăng 1%. Trong tổng dân số cả nước năm 2010, dân số khu vực
thành thị là 26,01 triệu người, chiếm 29,9% tổng dân số, tăng 2,04% so với năm
trước; dân số khu vực nông thôn là 60,92 triệu người, chiếm 70,1%, tăng 0,63%.
Quy mô phân bố ở các vùng kinh tế - xã hội, trong đó đông dân nhất là vùng
đồng bằng sông Hồng với khoảng 19,5 triệu người, kế tiếp là vùng bắc Trung bộ
và duyên hải Nam Trung bộ với khoảng 18,8 triệu người, thứ ba là vùng đồng
bằng sông Cửu Long với khoảng 17,1 triệu người. Vùng ít dân nhất là Tây
Nguyên với khoảng 5,1 triệu người. Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân
tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước, dân tộc Việt (còn gọi
là người Kinh) chiếm gần 86%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng
ven biển.



17
Kinh tế
Trước năm 1986, Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế tập trung tương
tự nền kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa. Chính sách Đổi Mới năm 1986
thiết lập mô hình kinh tế mà Việt Nam gọi là "Kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa". Các thành phần kinh tế được mở rộng nhưng các ngành kinh tế
then chốt vẫn dưới sự điều hành của Nhà nước. Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam
đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung
bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997, đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ
cấm vận với Việt Nam năm 1994. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã
giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á
châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999. Tăng trưởng GDP tăng lên từ
6% đến 7% giữa những năm 2000-2002 trong khi tình hình kinh tế thế giới đang
trì trệ. Giai đoạn 2003-2009 nền kinh tế có sự tăng trưởng tốt, năm sau cao hơn
năm trước (Số liệu bảng 1.1). Trong năm 2010, kinh tế vĩ mô của Việt Nam khá
ổn định và hoàn thành được các chỉ tiêu lớn: tăng trưởng kinh tế, GDP đảm bảo
tăng trưởng trên 6,78%; nhập siêu ở mức 17,3% so với xuất khẩu, vượt chỉ tiêu
so với kế hoạch; chi tiêu ngân sách cũng ở mức thấp so với năm trước
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2009
Đơn vị: Tỷ đồng, nghìn đồng/người

2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng sản phẩm
trong nước
613.443
715.307
839.211
974.266
1.143.715

1.485.038
1.658.389
Tổng sản phẩm
trong nước trên
đầu người
7.583
8.720
10.185
11.694
13.579
17.445
19.278
Xuất khẩu hàng
hoá và dịch vụ
363.735
470.216
579.339
717.109
879.461
1.157.178
1.132.687
Nhập khẩu hàng
hoá và dịch vụ
415.023
524.216
614.427
761.547
1.060.763
1.383.005
1.304.350

Tổng thu nhập
quốc gia
603.688
701.906
822.432
951.456
1.108.752
1.436.955
1.567.553
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam (www.gso.gov.vn)


18
Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp. Khu vực đồng
bằng sông Hồng ở miền Bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam là hai
khu vực nông nghiệp chủ yếu với những nông sản chính bao gồm gạo, hồ tiêu,
đay, cao su, đường mía, cà phê, chè, cây họ lạc và thuốc lá. Nhờ những cải cách
lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, chẳng hạn việc áp dụng hình thức khoán, cùng
với sự tăng lên của đầu tư trực tiếp, các ưu đãi về thuế và giá thu mua lương
thực cao hơn từ Chính phủ, tổng sản lượng lương thực gia tăng lên đáng kể từ
1988 trở đi. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, cơ cấu kinh tế cũng có sự
dịch chuyển tích cực, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng
của ngành công nghiệp và dịch vụ.
Một trong những tác động của sự phát triển quá nhanh của công nghiệp ở
Việt Nam chính là việc đất nông nghiệp bị chuyển đổi sang đất khu công nghiệp.
Điều này phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế: tỉ trọng nông nghiệp trong
GDP giảm từ 24,5% năm 2000 xuống còn 20,6% năm 2006. (Ngành công
nghiệp và dịch vụ đóng góp tới hơn 90% tổng tăng trưởng GDP năm 2007). Sản
lượng chè, cà phê và cao su tự nhiên đã giúp đẩy mạnh xuất khẩu trong ngành
nông nghiệp. Nhu cầu tăng cao từ các thị trường nước ngoài cũng giúp củng cố

thêm sức tăng trưởng của ngành ngư nghiệp. Hiện tại Việt Nam là nước sản xuất
và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, đứng thứ 2 sau Thái Lan về xuất khẩu
gạo, thứ 2 sau Bra-xin về cà phê và sau Ấn Độ về hạt điều, đứng thứ tư thế giới
về xuất khẩu cao su và thứ 7 thế giới về xuất khẩu chè. Chính phủ đang tập
trung mạnh vào các cây hoa màu với tiềm năng xuất khẩu cũng như tập trung
vào xây dựng ngành công nghiệp chế biến nông sản.
Hiện nay, Đảng và Chính phủ Việt Nam tiếp tục các nỗ lực tự do hóa nền kinh
tế và thi hành các chính sách cải cách, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để đổi mới
kinh tế và tạo ra các ngành công nghiệp xuất khẩu có tính cạnh tranh hơn.
Mặc dù có tốc độ phát triển kinh tế cao trong một thời gian dài nhưng do
tình trạng tham nhũng không được cải thiện và luôn bị xếp hạng ở mức cao của
thế giới cộng với các khó khăn về vốn, đào tạo lao động, đất đai, cải cách hành

×