Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Vấn đề chống bán phá giá hàng xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Mỹ và Liên minh Châu Âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 103 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



NGUYỄN THỊ QUYÊN



VẤN ĐỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG
XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ
VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI





Hµ Néi – 2007
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI





TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


NGUYỄN THỊ QUYÊN


VẤN ĐỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG
XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ
VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU



Chuyên ngành: Kinh thế thế giới và QHKTQT
Mã số: 60 31 07


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QHKTQT


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TẠ KIM NGỌC



Hµ Néi - 2007
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




MỤC LỤC
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ KINH
NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC ĐỐI PHÓ VỚI CÁC VỤ
KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ 5
1.1. Lý luận chung về bán phá giá 5
1.1.1. Khái niệm bán phá giá 5
1.1.2. Xác định việc bán phá giá 7
1.1.3. Xác định thiệt hại 14
1.1.4. Tác động của bán phá giá đến nước nhập khẩu 15
1.1.5. Những điều kiện để được phép tiến hành hành động chống bán
phá giá 16
1.2. Kinh nghiệm của một số nước trong việc đối phó với các vụ kiện
bán phá giá 18
1.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 18
1.2.2. Kinh nghiệm của Thái Lan 23
1.2.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 27
1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 30
CHƯƠNG 2: CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT
KHẨU CỦA VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU 33
2.1. Khái quát hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 33
2.1.1. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ 35
2.1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu 36


2.1.1.2. Cơ cấu hàng xuất khẩu 36
2.1.2. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang EU 38

2.1.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 38
2.1.2.2. Cơ cấu hàng xuất khẩu 38
2.2. Một số vụ kiện chống bán phá giá hàng xuất khẩu của Việt Nam
tại thị trường Mỹ và EU 41 2.2.1. Tổng quan về tình hình bị kiện bán phá giá hàng xuất khẩu của
2.2.1. Tổng quan về tình hình bị kiện chống bán phá giá hàng xuất khẩu
của Việt Nam 41
2.2.2. Các nguyên nhân gây ra vụ kiện 44
2.2.3. Các vụ kiện bán phá giá trên thị trường Mỹ 47
2.2.3.1. Hiệp hội các nhà nuôi các nheo Mỹ (CFA) kiện các doanh
nghiệp Việt Nam bán phá giá cá Tra, cá Basa 48
2.2.3.2. Vụ kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá mặt hàng tôm
đông lạnh trên thị trường Mỹ 54
2.2.4. Các vụ kiện bán phá giá trên thị trường EU 57
2.2.4.1. Vụ kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá giày mũ da 57
2.2.4.2. Hiệp hội các nhà sản xuất xe đạp Châu Âu (EBMA) kiện các
doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá xe đạp 63
2.3. Tác động của các vụ kiện chống bán phá giá . 65
2.3.1. Tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh 65
2.3.2. Tác động tới tăng trưởng kinh tế 67
2.3.3. Tác động tới công ăn việc làm 68
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI CÁC VỤ KIỆN CHỐNG
BÁN PHÁ GIÁ HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG
MỸ VÀ EU 71


3.1. Dự báo khả năng bị kiện chống bán phá giá đối với hàng xuất
khẩu của Việt Nam tại Mỹ và EU 71
3.2. Những giải pháp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá tại thị
trường Mỹ và EU 77
3.2.1. Giải pháp từ phía nhà nước 78

3.2.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 81
3.2.3. Giải pháp từ phía Hiệp hội 84
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC













DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Số liệu điều tra chống bán phá giá đối với các nước thành viên
ASEAN 24
Bảng 2.1. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch trên
1tỷ USD 35
Bảng 2.2. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào EU 40
Bảng 2.3. Thống kê các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị kiện bán phá
giá từ năm 1994-2006 43
Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu cá Tra và Basa fille đông lạnh của Việt
Nam sang Mỹ 49
Bảng 2.5. Danh sách các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam bị USDOC áp

thuế chống bán phá giá 53
Bảng 2.6. Thuế phá giá áp cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam
theo Quyết định của USDOC 56
Bảng 2.7. Bảng giá giày của các nước Việt Nam, Trung Quốc và Braxin 62




DANH MC CC CH VIT TT


T VIT TT
GII NGHA
AFTA
Khu vc thng mi t do ASEAN
ASEAN
Hip hi cỏc quc gia ụng Nam ỏ
BTA
Hip nh thng mi song phng Vit Nam Hoa K
CFA
Hip hi cỏc ch nuụi cỏ nheo M
CEPT
Hip nh u ói v thu quan cú hiu lc chung
DSB
C quan gii quyt tranh chp WTO
DSU
Tho thun v gii quyt tranh chp
EC
y ban Chõu u
EU

Liên minh Châu Âu
GATT
Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch
USITC
Uỷ ban Th-ơng mại quốc tế Hoa Kỳ
USTR
Đại diện th-ơng mại Mỹ
USDOC
Bộ Th-ơng mại Hoa Kỳ
VASEP
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
WTO
Tổ chức th-ơng mại thế giới



1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách quan trong thời đại toàn
cầu hoá kinh tế. Hầu như hiếm có quốc gia nào đứng ngoài dòng chảy toàn
cầu hoá và hội nhập, kể cả các quốc gia chậm phát triển về nhiều mặt. Việt
Nam cũng nằm trong số đó. Kể từ sau năm 1986, Việt Nam không ngừng tăng
cường hội nhập vào nền kinh tế thế giới và đã khẳng định được vị thế của
mình trên trường quốc tế. Hội nhập kinh tế đã đem lại cho Việt Nam những
lợi ích to lớn về mọi mặt từ kinh tế, chính trị đến văn hoá
Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích thu được chúng ta cũng gặp không ít
những thách thức rất lớn từ bên ngoài. Trong quá trình hội nhập chúng ta
cũng phải đối mặt với những rào cản từ thị trường bên ngoài. Đây là chuyện

khó tránh khỏi trong cuộc chơi thương mại. Điển hình là Hiệp hội các nhà
nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá
Tra, cá basa trên thị trường Mỹ và phần thắng thuộc về CFA, kết quả làm cho
hàng nghìn hộ nông dân nuôi cá Tra, basa lâm vào tình cảnh khó khăn. Ngoài
ra còn hàng loạt các vụ kiện doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá khác như: vụ
kiện tôm của phía Mỹ, giầy mũ da của phía EU… gây bất ổn cho các doanh
nghiệp Việt Nam.
Việt Nam là một nước đang trong quá trình chuyển đổi, kinh nghiệm làm
ăn quốc tế chưa nhiều và đang trong giai đoạn thực hiện chiến lược hướng về
xuất khẩu để đẩy mạnh công nghiệp hoá đất nước, nhưng lại gặp phải rất
nhiều vụ kiện chống bán phá giá gây ra nhiều những bất ổn với các doanh
nghiệp Việt Nam. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu các vụ kiện chống bán phá
giá và đề ra các giải pháp để đối phó với các vụ kiện giúp các doanh nghiệp
Việt Nam hiểu biết đầy đủ hơn về thể chế của WTO từ đó tránh được những


2
thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp và giúp họ tham gia sâu rộng hơn vào
thị trường quốc tế.
Nhận thức được ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên đây, tác giả chọn đề tài
“Vấn đề chống bán phá giá hàng xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Mỹ
và Liên minh Châu Âu” cho đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trước xu thế hội nhập và tự do thương mại, Việt Nam đang phải đối phó
với những rào cản thương mại hết sức tinh vi trong đó việc đối phó với các
biện pháp chống bán phá giá gây nhiều sự quan tâm của các cơ quan cũng
như các doanh nghiệp. Hiện tại có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề này
như:
- Bán phá giá - phương pháp xác định mức phá giá và mức độ thiệt hại của
tác giả Đoàn Văn Trường - NXB Khoa học và Kỹ Thuật năm 2006

- Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam. Những vẫn đề
lý luận và thực tiễn của tác giả Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Sơn - Nhà xuất bản tư
pháp - Hà nội 2005
- Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu
của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế - Đề tài cấp bộ của Vụ chính
sách thương mại đa biên - Bộ Thương mại do Thạc sỹ Nguyễn Thanh Hưng
chủ nhiệm đề tài- Hà nội, 8/2002
- Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong thương mại
quốc tế của tác giả - TS Đinh Thị Mỹ Loan - Bộ thương mại, NXB Lao
động xã hội- Hà nội 2006
- Một số bài viết đăng trên tạp chí nghiên cứu kinh tế chuyên ngành như :
- “Đương đầu với các vụ kiện chống bán phá giá sau WTO” của tác giả
Dương An đăng trên Tạp chí thương mại số 48/2006.


3
- “Đối phó với vụ kiện chống bán phá giá giầy dép vào EU” của tác giả
Đoàn Tất Thắng đăng trên Tạp chí thương mại số 28/2005
- “Chống bán phá giá đã trở thành trở ngại hàng đầu trong thương mại
quốc tế” của tác giả Đoàn Văn Trường đăng trên Tạp chí nghiên cứu kinh tế
tháng 5/2006.
- “Một số giải pháp nhằm đối phó với vụ kiện bán phá giá tôm” của tác giả
Đoàn Tất Thắng đăng trên Báo đầu tư số 38/2004.
- “Một số gợi ý đối với Việt Nam trong việc sử dụng cơ chế chống bán phá
giá” của tác giả Th.s Mai Thế Cường đăng trên Tạp chí Những vấn đề kinh
tế thế giới số 3(2004).
Tuy nhiên, các công trình, bài viết mới chỉ đề cập ở một khía cạnh nhất
định, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và hoàn thiện về vấn đề
trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 . Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề chống bán phá giá hàng xuất khẩu của Việt Nam tại
thị trường Mỹ và Liên minh Châu Âu, các vụ kiện chống bán phá giá, phân
tích những thiệt hại, tổn thất đối với các doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở
đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra một số biện pháp bảo vệ các
doanh nghiệp Việt Nam đối phó với các vụ kiện nước ngoài.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về chống bán phá giá
- Phân tích thực trạng một số vụ Mỹ và EU kiện các doanh nghiệp Việt Nam
bán phá giá
- Từ bài học kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan đề xuất một
số biện pháp bảo vệ các doanh nghiệp Việt Nam đối phó với các vụ kiện
nước ngoài về chống bán phá giá.


4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề chống bán phá giá hàng xuất khẩu của Việt
Nam tại thị trường Mỹ và Liên minh Châu Âu.
- Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề chống bán phá giá hàng xuất khẩu của Việt
Nam tại thị trường Mỹ và Liên minh Châu Âu, một số vụ kiện điển hình về
chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt nam như: Hiệp hội các
nhà nuôi cá nheo Mỹ (CFA) kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá
Tra, cá Basa trên thị trường Mỹ, vụ kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá
giá mặt hàng tôm đông lạnh, EU kiện giày mũ da của Việt Nam bán phá giá,
vụ kiện bán phá giá đối với xe đạp của Việt Nam.
- Nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 1994 (đây là năm đầu tiên các
doanh nghiệp Việt Nam bị kiện chống bán phá giá) đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề đặt ra, luận văn sử dụng phương pháp duy vật

biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê nin, kết hợp sử dụng các
phương pháp phân tích, tổng hợp để hệ thống hóa, khái quát hóa, logíc và lịch
sử, tổng kết thực tiễn, phương pháp thống kê học để xử lý số liệu
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Phân tích, làm rõ thực trạng một số vụ kiện của Mỹ và EU kiện các doanh
nghiệp Việt Nam bán phá giá các mặt hàng như: cá Tra, cá Basa, tôm đông
lạnh, giày mũ da và xe đạp.
- Đề xuất những giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt Nam đối phó với các
vụ kiện chống bán phá giá.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về bán phá giá và kinh nghiệm
của một số nước trong việc đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá.


5
- Chương 2: Thực trạng các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng xuất
khẩu của Việt Nam tại thị trường Mỹ và EU.
- Chương 3: Những giải pháp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá
hàng xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Mỹ và EU.

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ
KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRONG VIỆC ĐỐI PHÓ VỚI CÁC
VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ.
1.1. Lý luận chung về bán phá giá
1.1.1. Khái niệm bán phá giá.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về bán phá giá, ban đầu bán phá giá được
hiểu đơn giản là bán hàng ra nước ngoài với giá thấp hơn tại thị trường nội
địa. Theo cách hiểu này, muốn xác định được hành vi bán phá giá trước hết
phải xác định được giá trị nội địa hay còn gọi là giá bán hàng hóa tương tự tại

nước xuất khẩu. Tuy nhiên thực tế cho thấy, việc xác định giá hàng hóa nội
địa không phải đơn giản và đôi khi không thể thực hiện. Mặt khác, có những
trường hợp việc so sánh giá xuất khẩu và giá bán tại thị trường nội địa đưa
đến kết luận không chính xác do bản thân giá nội địa cũng thấp hơn chi phí
sản xuất (mặc dù cao hơn giá xuất khẩu)
Quan điểm thứ hai coi phá giá là bán hàng ra nước ngoài thấp hơn chi phí
sản xuất. Hiện nay quan điểm này ngày càng được nhiều người ủng hộ nhưng
cũng gây không ít tranh cãi. Những ý kiến ủng hộ cho rằng định nghĩa như
trên phản ánh rõ nét bản chất không lành mạnh của hành phi phá giá, là những
toan tính phi kinh tế nhằm mục đích gây cho đối thủ cạnh tranh những khó
khăn hoặc trở ngại trong kinh doanh để chiếm đoạt thị trường của họ. Các
cuộc tranh cãi xuất phát từ nhận thức truyền thống về phá giá là sự so sánh
(phân biệt) giá quốc tế, chi phí sản xuất chỉ là yếu tố cấu thành chủ yếu của


6
giá chứ chưa phải là giá bán của hàng hóa. Mặt khác với những truyền thống
kinh doanh khác nhau thì quan niệm về các yếu tố cấu thành chi phí cố định
hay chi phí biến đổi của sản phẩm ở các quốc gia khác nhau cũng không
giống nhau. Cho nên, nếu xác định phá giá theo quan điểm này sẽ rất khó
khăn cho quá trình áp dụng và thực sự không công bằng khi lấy quan niệm về
cơ cấu chi phí trong tập quán kinh doanh của quốc gia này để kết luận về hành
vi bán hàng của các doanh nghiệp ở các quốc gia khác có cơ cấu chi phí khác
nhau.
Quan điểm thứ ba là kết hợp của hai quan điểm trên, Hiệp định chung về
thương mại và thuế quan (GATT) năm 1947 điều 6 đã nêu rõ:
“Bán phá giá là hành động mang sản phẩm của một nước sang bán thành
hàng hóa của một nước khác, với mức giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông
thường của sản phẩm đó khi bán trong nước”.
Kế thừa GATT, Hiệp định về chống bán phá giá trong khuân khổ Tổ chức

thương mại thế giới (WTO) đã xác định:
“Một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm
được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể
so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo
các điều kiện thương mại thông thường”.
Kết hợp những quan điểm trên ta thấy một sản phẩm bị coi là phá giá nếu
giá xuất khẩu của nó thấp hơn giá so sánh của sản phẩm tương tự trong quá
trình kinh doanh thông thường trên thị trường của nước xuất khẩu.
Như vậy, trung tâm khái niệm bán phá giá là có sự cách biệt về giá, khi giá
xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của hàng hóa đó khi bán ở trong nước
xuất khẩu. Do đó, muốn xác định một hàng hóa đang bán phá giá hay không
trước tiên là phải tìm cách xác định được giá trị thông thường và giá xuất
khẩu của hàng hóa đó, từ đó xác định mức phá giá.


7
Bán phá giá thường bị coi là hành vi thương mại quốc tế không công bằng.
Do đó chính phủ nhiều nước cho rằng, họ cần phải có hành động chống lại
hành vi đó nhằm bảo vệ ngành công nghiệp trong nước mà thông thường là
thông qua việc đánh thuế chống bán phá giá để bù đắp lại những thiệt hại cho
ngành sản xuất nội địa phải gánh chịu do hành vi đó gây ra, kết quả là dẫn đến
một vụ kiện chống bán phá giá.
Thuế chống bán phá giá: Là một sắc thuế mà nước nhập khẩu đánh vào một
mặt hàng nhập khẩu được bán phá giá với mục đích ngăn sự tiếp diễn của việc
bán phá giá đó để tránh gây thiệt hại cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự ở
trong nước.
1.1.2. Xác định việc bán phá giá.
Theo quan điểm trên, kết luận về hành vi bán phá giá không phải là sự so
sánh giữa giá xuất khẩu và giá trên thị trường nước nhập khẩu hoặc với chi
phí sản xuất của hàng hóa mà dựa trên mối quan hệ giữa giá của sản phẩm

xuất khẩu với giá trị thông thường của nó.
* Phƣơng pháp xác định giá trị thông thƣờng
Giá trị thông thường là giá bán có lãi của sản phẩm tương tự được bán với
số lượng thích đáng trên thị trường nội địa tới người tiêu dùng độc lập.
Như vậy, giá trị thông thường của hàng hóa được xác định bởi các điều
kiện: sản phẩm tương tự, số lượng thích đáng, có lãi và khách hàng độc lập.
- Sản phẩm tương tự (SPTT): là sản phẩm giống hệt sản phẩm đang được
xem xét về mọi mặt. Nếu không có sản phẩm giống hệt, thì được hiểu là một
sản phẩm không giống hoàn toàn nhưng có các đặc điểm tính chất gần giống
với các sản phảm đang được xem xét.
- Số lượng thích đáng là số lượng sản phẩm được bán trong tiến trình buôn
bán thông thường ở trong nước xuất khẩu ít nhất phải bằng 5% khối lượng
xuất khẩu của sản phẩm đó.


8
- Tiến trình buôn bán thông thường là tiến trình cần đáp ứng hai điều kiện
là bán có lãi và khách hàng độc lập.
+ Bán có lãi là giá bán trung bình cao hơn chi phí đơn vị sản phẩm
+ Khách hàng độc lập là các khách hàng không có mối quan hệ đặc biệt
với bên xuất khẩu như là quan hệ họ hàng, góp vốn cổ đông, có quyền kiểm
soát chi phối ….Bất kỳ giao dịch buôn bán nào giữa các bên có quan hệ chi
phối, liên kết đều là cơ sở không tin cậy cho việc xây dựng giá xuất khẩu hay
giá trị thông thường bởi vì các bên có quan hệ chi phối này có thể định giá ưu
đãi cho nhau trong buôn bán hoặc chuyển nhượng sản phẩm dựa trên cơ sở
giá vốn hoặc giá vốn cộng thêm một khoản lợi nhuận cố định.
Các phương pháp xác định giá trị thông thường trong các tình huống khác
nhau như:
- Giá trị thông thường dựa trên giá ở nước xuất khẩu: Trong trường hợp
này giá trị thông thường được thiết lập trên cơ sở giá có thể so sánh được đã

trả hoặc phải trả trong điều kiện thương mại thông thường của sản phẩm
tương tự khi sản phẩm này tiêu thụ tại nước xuất khẩu.
- Giá trị thông thường dựa trên giá của nước xuất xứ hàng hóa: Trong
trường hợp chỉ đơn thuần được vận chuyển qua nước xuất khẩu, hoặc sản
phẩm đó không được sản xuất tại nước xuất khẩu hoặc không có giá để so
sánh đối với những sản phẩm này tại nước xuất khẩu, giá trị thông thường
được thiết lập trên cơ sở giá có thể so sánh được đã được trả hoặc phải trả,
trong điều kiện thương mại bình thường đối với sản phẩm tương tự khi sản
phẩm này được tiêu thụ tại nước xuất xứ hàng hóa đó.
- Giá trị thông thường dựa trên cơ sở giá xuất khẩu sang một nước thứ ba:
Khi không có việc bán sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa của nước
xuất khẩu hoặc khi việc bán như vậy không cho phép so sánh chính xác do
điều kiện thị trường đặc thù riêng (như nước không có nền kinh tế thị trường),


9
hoặc số lượng bán hàng thấp tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu (việc
bán hàng nội địa thấp hơn 5% khối lượng hàng xuất khẩu), giá trị thông
thường của sản phẩm bị điều tra có thể thiết lập trên cơ sở giá có thể so sánh
của sản phẩm tương tự đang được bán hoặc được xuất khẩu sang một nước
thứ ba tương ứng với điều kiện giá này mang tính chất đại diện.
- Giá trị thông thường tính toán: Khi không có việc bán sản phẩm tương tự
trong điều kiện thương mại thông thường tại thị trường nội địa của nước xuất
khẩu, hoặc khi những việc bán hàng như vậy không cho phép so sánh chính
xác do điều kiện thị trường đặc thù riêng (như nước không có nền kinh tế thị
trường) hoặc số lượng bán hàng thấp tại thị trường xuất khẩu (việc bán hàng
nội địa thấp hơn 5% khối lượng hàng xuất khẩu), hoặc khi không xác định
được giá trị thông thường trên cơ sở giá xuất khẩu sang một nước thứ ba
(hoặc không muốn sử dụng phương pháp này) thì có thể sử dụng giá thông
thường tính toán. Giá thông thường tính toán gồm: chi phí sản xuất (bao gồm

lao động trực tiếp + các nguyên liệu trực tiếp + chi phí quản lý hành chính sản
xuất), các chi phí quản lý và bán hàng nội địa, tỷ lệ lãi (trên các bán hàng nội
địa).
- Giá trị thông thường trong trường hợp bán hàng với giá thấp hơn chi phí sản
xuất.
Việc bán các sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu
hoặc bán sang một nước thứ ba với giá thấp hơn chi phí sản xuất của một đơn
vị sản phẩm (bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi, cộng với các chi phí
quản lý, chi phí bán hàng và chi phí chung) có thể coi là giá bán không theo
các điều kiện thương mại thông thường, và có thể không được xem xét tới
trong quá trình xác định giá trị thông thường của sản phẩm. Việc này chỉ được
thực hiện khi cơ quan điều tra xác định được rằng việc bán hàng như vậy nằm


10
trong một khoảng thời gian kéo dài với một số lượng đáng kể, và ở mức giá
mà không cho phép thu hồi tất cả các chi phí trong khoảng thời gian hợp lý.
- Xác định giá trị thông thường đối với nước không có nền kinh tế thị
trường Trường hợp nước xuất khẩu sản phẩm bị điều tra là nước không có nền
kinh tế thị trường, cơ quan điều tra có thể coi những phương pháp xác định giá
trị thông thường đã nêu trên là không phù hợp, mà sẽ xác định giá trị thông
thường trên cơ sở:
- Giá có thể so sánh đã trả hoặc phải trả, trong quá trình thương mại bình
thường, với lượng mua bán sản phẩm tương tự dự kiến được tiêu thụ ở một
nước có nền kinh tế thị trường thích hợp.
*Phƣơng pháp xác định giá xuất khẩu
Giá xuất khẩu được hiểu là giá thực tế phải trả cho sản phẩm bị điều tra khi
bán ra nước ngoài từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu hoặc được hiểu là
giá mà nhà sản xuất nước ngoài bán cho nhà nhập khẩu đầu tiên.
Giá xuất khẩu dựa trên giá thực tế đã trả: giá xuất khẩu phải đáp ứng 3 điều

kiện sau:
+ Giá đã thực sự hoặc giá phải trả (giá trong hóa đơn)
+ Giá xuất khẩu tới cộng đồng
+ Giá tới một khách hàng độc lập
- Giá xuất khẩu tính toán: Sử dụng trong các trường hợp khi: không
có giá đã trả thực sự hoặc giá phải trả, tức không có giá xuất khẩu;
không có khách hàng độc lập.
- Giá xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền tự quyết định.
Trong trường hợp không có giá xuất khẩu hoặc cơ quan có thẩm quyền cho
rằng mức giá xuất khẩu không đáng tin cậy do nhà xuất khẩu và nhà nhập
khẩu hoặc một bên thứ ba nào đó có quan hệ họ hàng hoặc có thỏa thuận về
bù trừ khi đó: Giá xuất khẩu có thể được xây dựng trên cơ sở mức giá khi sản


11
phẩm nhập khẩu được bán lại đầu tiên cho một người mua hàng độc lập do
một cơ quan có thẩm quyền tự quyết định.
*Phƣơng pháp xác định mức phá giá
- So sánh giữa giá xuất khẩu với giá trị thông thƣờng
Giá xuất khẩu sẽ được so sánh một cách công bằng với giá trị thông thường
để xác định mức phá giá. Việc so sánh này sẽ được tiến hành ở cùng mức độ
thương mại, thường là ở mức giao hàng tại nhà máy và với lượng mua bán
được thực hiện ở thời điểm gần nhất có thể hoặc thời điểm càng giống nhau
càng tốt.
Trong từng trường hợp cụ thể, có thể có sự chiếu cố hợp lý về những khác
biệt có thể ảnh hưởng tới việc so sánh giá trong đó bao gồm khác biệt về điều
kiện bán hàng, thuế, dung lượng thương mại, khối lượng, đặc tính vật lý và
bất kỳ sự khác biệt nào khác có biểu hiện ảnh hưởng đến việc so sánh giá.
Trong trường hợp giá xuất khẩu được xây dựng trên cơ sở sản phẩm nhập
khẩu được bán lại lần đầu tiên cho một người mua hàng độc lập tính đến các

chi phí bao gồm các loại thuế và chi phí phát sinh trong giai đọan từ nhập
khẩu đến khi bán lại và thu lợi nhuận, các cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định
giá trị thông thường ở một thương mại tương đương với mức thương mại mà
giá thành xuất khẩu được xây dựng.
Các cơ quan có thẩm quyền phải cho các bên hữu quan biết rõ những thông
tin nào cần thiết phải có để so sánh một cách công bằng và không được phép
áp đặt vô lý trách nhiệm đưa ra chứng cứ đối với các bên hữu quan.
Khi việc so sánh cần tính đến việc chuyển đổi tiền tệ, thì phải sử dụng tỷ
giá hối đoái vào ngày bán hàng.
Những biến động của tỷ giá hối đoái sẽ được bỏ qua trong quá trình điều tra
và các cơ quan có thẩm quyền sẽ cho phép các nhà xuất khẩu có được ít nhất


12
60 ngày để điều chỉnh giá xuất khẩu của họ để giá này phản ánh những xu
hướng bền vững của tỷ giá tiền tệ trong thời gian điều tra.
- Tính toán mức phá giá
Việc tính toán mức phá giá dựa trên sự so sánh giữa giá trị thông thường
được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền với giá trị bình quân gia quyền
của tất cả các giao dịch xuất khẩu có thể so sánh được hoặc so sánh giữa giá trị
thông thường với giá xuất khẩu trên cơ sở giao dịch so với giao dịch hoặc
thông qua so sánh giữa giá trị thông thường bình quân gia quyền với giá xuất
khẩu của từng giao dịch.
Kết luận về việc hàng hóa bị điều tra có bán phá giá hay không phụ thuộc
vào kết quả của sự so sánh giá. So sánh giữa giá trị thông thường và giá trị
xuất khẩu tìm ra được biên độ phá giá bằng công thức:
Biên độ phá giá= Giá trị thông thường – Giá xuất khẩu
Biên độ phá giá được hiểu là sự chênh lệch giữa giá trị thông thường và giá
trị xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ nước này sang nước khác mà
sản phẩm này đang bị nước nhập khẩu điều tra phá giá. Thông thường người

ta tính biên độ phá giá bằng một con số tuyệt đối hoặc tỷ lệ phần trăm trên giá
xuất khẩu. Biên độ phá giá có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định có phá giá
hay không, mức phá giá cũng như biện pháp chống bán phá giá. Nếu biên độ
phá giá là số dương (>0) thì kết luận có bán phá giá và ngược lại.
- Xác định biên phá giá đơn lẻ
Biên phá giá đơn lẻ sẽ được xác định cho mỗi nhà xuất khẩu hoặc nhà sản
xuất sản phẩm bị điều tra.
Trong trường hợp số lượng nhà xuất khẩu, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu
hoặc các dạng sản phẩm liên quan quá lớn đến mức không thể thực hiện được
nếu tính biên phá giá riêng đơn lẻ cho mỗi nhà xuất khẩu, nhà sản xuất sản
phẩm bị điều tra có thể giới hạn việc xem xét trong phạm vi số lượng hợp lý


13
các bên liên quan hoặc sản phẩm bị điều tra bằng việc sử dụng phương pháp
chọn mẫu có giá trị về mặt thống kê.
Trường hợp các cơ quan điều tra giới hạn việc xem xét như đã nêu trên, cơ
quan điều tra sẽ quyết định biên phá giá riêng lẻ cho bất cứ nhà xuất khẩu hay
nhà sản xuất nào tình nguyện nộp các thông tin cần thiết trong quá trình điều
tra. Tuy nhiên số nhà xuất khẩu hay nhà sản xuất lớn đến mức việc xem xét
đơn lẻ sẽ là gánh nặng quá đáng cho cơ quan điều tra và cản trở việc hoàn
thành đúng thời hạn điều tra, cơ quan điều tra có thể giảm việc quyết định
biên phá giá đơn lẻ dựa trên cơ sở những trả lời tự nguyện và giới hạn việc
xem xét trong phạm vi các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất theo mẫu.
*Ý nghĩa kinh tế của việc bán phá giá
Tác động của bán phá giá được đánh giá một cách đơn giản theo hình dưới
đây. Trước khi có việc hàng hóa của một nước được bán sang nước khác với
giá thấp hơn giá hiện hành, cung và cầu mặt hàng cân bằng tại điểm E với giá
P1 và sản lượng Q1, hoàn toàn là hàng sản xuất trong nước.Tuy nhiên, khi có
hàng hóa nước ngoài bán vào với mức giá thấp hơn là P2, lượng tiêu thụ tăng

lên Q2, lượng hàng sản xuất trong nước giảm xuống chỉ còn là Q’2, lượng
hàng nhập khẩu sẽ là Q2-Q’2 .


14


Từ hình này cho thấy thặng dư của người tiêu dùng tăng thêm một lượng
bằng diện tích hình thang ABDE, thặng dư của nhà sản xuất trong nước giảm
đi bằng diện tích hình thang ABCE. Như vậy, có thể thấy tác động của việc
bán phá giá là gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa nhưng lại mang lại lợi
ích cho người tiêu dùng. Về tổng thể toàn xã hội được lợi bằng diện tích tam
giác CDE.
Việc “bán phá giá” thường được coi là có tác động tiêu cực, làm giảm lợi
nhuận của người bán hàng khác hoặc gây thiệt hại cho ngành sản xuất cho
cùng mặt hàng của nước nhập khẩu nên người ta tìm biện pháp để chống lại
hành động này. Tuy nhiên, cần phải có sự phân tích thấu đáo bản chất của mọi
trường hợp bán phá giá để xem có phải tất cả mọi hành động bán phá giá đều
có hại không để từ đó có biện pháp đối phó thích ứng.
1.1.3. Xác định thiệt hại
Thiệt hại ở đây được nói đến đó là thiệt hại về vật chất đối với ngành sản
xuất trong nước (thiệt hại hiện tại); hoặc nguy cơ gây thiệt hại đối với ngành
P
S
D
E
D
C
SF
Q’2

Q1
Q2
P2

P1
A
B


15
sản xuất trong nước (thiệt hại tương lai), hoặc làm trì trệ sự phát triển của một
ngành sản xuất trong nước.
Như vậy, để xác định thiệt hại, cần xem xét các nhân tố sau:
- Khối lượng hàng nhập khẩu bị bán phá giá có tăng đáng kể không?
- Tác động của hàng nhập khẩu đó lên giá sản phẩm tương tự, tức giá của
hàng nhập khẩu đó có rẻ hơn giá sản phẩm tương tự sản xuất ở nước nhập
khẩu nhiều không? Có làm sụt giá hoặc kìm hãm giá sản phẩm tương tự ở thị
trường nước nhập khẩu không?
Khi sản phẩm thuộc diện điều tra được nhập khẩu từ nhiều nước: đánh giá
gộp tác động, nếu biên độ phá giá>=2% giá xuất khẩu và khối lượng hàng
nhập khẩu từ mỗi nước >=3% khối lượng nhập khẩu sản phẩm tương tự.
Việc khảo sát tác động của hàng nhập khẩu bị bán phá giá đối với một
ngành sản xuất trong nước phải xem xét tất cả các yếu tố kinh tế có thể ảnh
hưởng đến ngành sản xuất đó, gồm những yếu tố sau: năng suất, thị phần,
biên độ phá giá, giá nội địa ở nước nhập khẩu, suy giảm thực tế và nguy cơ
suy giảm doanh số bán hàng, số lượng hàng tồn kho, sản lượng, tình trạng thất
nghiệp, lương, tác động tiêu cực đến luồng tiền, tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư, đầu
tư, khả năng huy động vốn và tốc độ tăng trưởng.
Để xác định nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước cần xem xét:
- Tốc độ tăng nhập khẩu

- Khả năng tăng năng lực xuất khẩu của nhà xuất khẩu dẫn đến tăng nhập khẩu
- Tình hình nhập khẩu làm sụt giá sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu
- Số lượng hàng tồn kho sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu
(Trong đó ngành sản xuất trong nước là toàn bộ các nhà sản xuất trong nước
sản xuất sản phẩm tương tự hoặc một số nhà sản xuất có sản lượng chiếm đa
số tổng sản lượng trong nước)
1.1.4. Tác động của bán phá giá đến nƣớc nhập khẩu.


16
Nhìn dưới góc độ tích cực thì phá giá đem lại lợi ích cho người tiêu dùng
tại nước nhập khẩu, mức độ thiệt hại mà doanh nghiệp xuất khẩu phải gánh
chịu do phá giá là mức độ lợi ích mà người tiêu dùng trong nước nhập khẩu
được thụ hưởng. Bên cạnh đó dưới góc độ của chính sách cạnh tranh, bán phá
giá có ý nghĩa trong việc tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước (nước
nhập khẩu) phải có phản ứng để nâng cao năng lực cạnh tranh tốt hơn trước
khi yêu cầu công quyền can thiệp để bảo vệ sản xuất trong nước.
- Bán phá giá gây ra những thiệt hại đối với thị trường nước nhập khẩu thể
hiện thông qua những tổn hại mà ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước
nhập khẩu phải gánh chịu và sự đe dọa đối với lợi ích người tiêu dùng khi sản
phẩm nhập khẩu thực sự chiếm được vị trí độc quyền trong thị trường nhập
khẩu.Trong điều kiện kinh tế thị trường, lợi nhuận là mục đích cuối cùng của
các chủ thể kinh doanh, hành vi bán hàng dưới mức chi phí là những lợi ích
mang lại cho người tiêu dùng chỉ mang tính tạm thời, ngắn hạn. Để đẩy mạnh
nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận, những khoản lỗ ấy phải được bù đắp, với mục
đích chiếm đoạt thị truờng các nhà xuất khẩu đã thực hiện hành vi bán phá giá
sau đó họ giành được vị trí độc quyền. Khi đã có vị trí độc quyền, tất cả lợi
ích mà doanh nghiệp phải hy sinh hoặc những chi phí mà doanh nghiệp phải
gánh chịu được thu hồi thông qua định giá độc quyền. Nguy cơ về lợi ích
chung của xã hội và lợi ích của người tiêu dùng buộc nhà nước phải xuất hiện

với những công cụ hữu hiệu để ngăn chặn và loại bỏ những hành vi không
lành mạnh ra khỏi thị trường.
- Bán phá giá là bóp méo những nguyên lý cơ bản của thị trường nước nhập
khẩu. Nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường là sự tự do và cạnh tranh lành
mạnh, trong quan hệ thương mại quốc tế, thị trường tự do được xây dựng trên
lý thuyết lợi thế so sánh của thị trường và các thành viên. Một khi có hiện
tượng bán phá giá xảy ra với mục đích đẩy đối thủ cạnh tranh đến bờ vực phá


17
sản, lúc đó sự tự do và tính chất lành mạnh của thị trường nước nhập khẩu đã
bị tổn hại nghiêm trọng. Hành vi thủ tiêu nền sản xuất nội địa của nước nhập
khẩu cũng gắn liền với việc hủy diệt những lợi thế có thể có của nước nhập
khẩu trong cạnh tranh quốc tế.
- Bán phá giá tác động xấu đến sự phát triển của ngành sản xuất nội địa.
Nhà nước chỉ can thiệp khi hành vi phá giá gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn
hại vật chất tới ngành sản xuất trong nước. Khi nhà nước muốn loại bỏ hành
vi phá giá ra khỏi thị trường nhập khẩu, nhà nước đã gặp khó khăn trong việc
giải quyết xung đột giữa quyền lợi của người tiêu dùng đang được hưởng
(mua hàng với giá rẻ) và lợi ích của nhà sản xuất trong nước (phải hạ giá
thành để cạnh tranh với hàng hóa phá giá, và việc mất dần thị phần của họ).
Khó khăn chính của nhà nước là khó lựa chọn lợi ích nào là lợi ích chính yếu
mà mình phải bảo vệ, bởi lẽ nếu chỉ vì lợi ích hiện tại của người tiêu dùng thì
có thể dẫn tới kết quả là trong tương lai phải chấp nhận sự hủy diệt của cả một
ngành sản xuất trong nước. Nếu chỉ bảo vệ ngành sản xuất trong nước thì đôi
khi biện pháp chống bán phá giá lại là một công cụ vô lý, làm cho các nhà sản
xuất không vì lợi ích của người tiêu dùng để nỗ lực giảm chi phí sản xuất. Do
vậy sự hiện diện của bán phá giá hàng hóa chưa đủ cơ sở để yêu cầu nhà nước
và pháp luật phải xuất hiện chỉ khi nào có thiệt hại đối với nhà sản xuất nội
địa thì nhà nước mới can thiệp. Vì vậy, sự xuất hiện kịp thời của nhà nước và

pháp luật bằng những biện pháp xử lý phù hợp với mức độ tác động tiêu cực
của hiện tượng bán phá giá là cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của thị
thương mại quốc tế và sự ổn định của thị trường quốc gia.
1.1.5. Những điều kiện quy định để đƣợc phép tiến hành hành động
chống bán phá giá.
Hiệp định về thực thi Điều VI GATT 1994 thường được gọi với tên “Hiệp
định chống bán phá giá của WTO” (Xem thêm phụ lục II), cũng như của các nước


18
(Mỹ, Canada, EC, Autralia, Trung quốc, Singapore ) đã quy định thành phương
sách chung đối với hành động chống bán phá giá. Hành động chống bán phá giá
được tiến hành khi đã chứng minh được hiện tượng bán phá giá thoả mãn đủ 4
điều kiện:
- Hàng hoá đang bán phá giá, có nghĩa là hàng hoá xuất khẩu tới nước nhập
khẩu đang bán ở mức giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của nó khi
bán hàng hoá đó ở trên thi trường của nước xuất khẩu.
- Có sự tổn thương vật chất do hành động bán phá giá gây ra hoặc đe doạ gây ra
đối với công nghiệp nội địa sản xuất các hàng hoá tương tự với hàng hoá bán phá
giá.
- Phải có những tổn thương vật chất (hoặc đe doạ gây tổn thương vật chất)
do hành động bán phá giá gây ra.
- Xem xét ảnh hưởng đến quyền lợi của cộng đồng.
Hành động chống bán phá giá chỉ được tiến hành khi ảnh hưởng của nó bao
trùm lên quyền lợi của cộng đồng.
* Các trƣờng hợp đình chỉ cuộc điều tra chống bán phá giá
Một cuộc điều tra bị đình chỉ ngay lập tức nếu như cơ quan điều tra thấy
rằng không có đầy đủ bằng chứng về việc bán phá giá hoặc về tổn hại đủ để
biện minh cho việc triển khai điều tra trường hợp bán phá giá đó.
Các trường hợp điều tra cũng bị đình chỉ ngay lập tức trong trường hợp các

cơ quan điều tra xác định rằng biên độ phá giá không đáng kể hoặc trong
trường hợp khối lượng hàng nhập khẩu bán phá giá đo gây ra không đáng kể.
- Biên độ phá giá được coi là mức tối thiểu / không đáng kể nếu biên độ đó
thấp hơn 2% của giá xuất khẩu.
- Khối lượng hàng nhập khẩu thông thường sẽ bị coi là không đáng kể nếu
như khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá từ một nước cụ thể nào đó
chiếm ít hơn 3% tổng nhập khẩu các sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu,

×