Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Tiêu thụ nông sản trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 121 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




NGUYỄN HOÀI THU





TIÊU THỤ NÔNG SẢN TRONG HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM




Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị
Mã số: 603101




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ



Người hướng dẫn khoa học:


P.G.S, T.S PHAN HUY ĐƯỜNG







HÀ NỘI - 2008




1

MỤC LỤC




MỞ ĐẦU

Trang
1

Chương 1

Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về tiêu thụ hàng
nông sản trong hội nhập kinh tế quốc tế.
5

1.1
Đặc điểm của hàng hoá nông sản và các nhân tố ảnh hưởng tiêu
thụ nông sản.
5
1.1.1
Đặc điểm của hàng hóa nông sản
5
1.1.1.1
Các khái niệm hàng hoá và hàng nông sản
5
1.1.1.2
Đặc điểm của hàng hóa nông sản
6
1.1.1.3
Thị trường tiêu thụ nông sản và đặc điểm tiêu thụ nông sản.
10
1.1.2
Những nhân tố tác động đến việc mở rộng và phát triển thị trƣờng
tiêu thụ nông sản .
16
1.1.2.1
Số lượng, chất lượng, giá thành nông sản phẩm.
16
1.1.2.2
Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế .
18
1.1.2.3
Vai trò của Nhà nước.
20
1.2

Kinh nghiệm của một số nước trong việc tiêu thụ hàng nông
sản
21
1.3.1
Kinh nghiệm từ Indonesia
22
1.3.2
Sản xuất và xuất khẩu nông sản ở Malaysia
24
1.3.3
Philippines: Tăng trƣởng dựa vào xuất khẩu nông sản.
26
1.3.4
Nông nghiệp Thái Lan
28
1.3.5
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong phát triển sản xuất và
32


2
xuất khẩu nông sản.

Kết luận chương 1
35


Chương 2
Thực trạng tiêu thụ nông sản của Việt Nam trong thời gian qua




37
2.1
Những chuyển biến tích cực của việc tiêu thụ hàng nông sản
trong hội nhập kinh tế quốc tế.
37
2.1.1
Nông sản hàng hóa trên thị trƣờng ngày càng tăng về số lƣợng, đa
dạng về cơ cấu và đang từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng phát
huy lợi thế so sánh, phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng trong và
ngoài nƣớc.
37
2.1.2
Thị trƣờng tiêu thụ nông sản của Việt Nam ngày càng đƣợc rộng
mở cả ở thị trƣờng trong nƣớc và trên thị trƣờng thế giới.
39
2.1.3
Nhiều lực lƣợng, nhiều thành phần kinh tế tham gia lƣu thông, xuất
khẩu hàng nông sản.
44
2.1.4
Hình thức giao dịch hàng nông sản trên thị trƣờng ngày càng phong
phú và đa dạng.
46
2.2
Những hạn chế của thị trường tiêu thụ hàng nông sản của Việt
Nam trong thời gian qua
49
2.2.1

Những hạn chế
49
2.2.1.1
Giá cả và thị trường tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam thường
xuyên biến động, không ổn định.
49
2.2.1.2
Khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường
nội địa, thị trường khu vực và thế giới đều thấp.
52
2.2.1.3
Khai thác thị trường và tổ chức quản lý thị trường chưa tốt, thương
nghiệp Nhà nước chưa giữ vai trò tổ chức và định hướng thị
trường.
55
2.2.2
Những nguyên nhân chủ yếu hạn chế sự ổn định và phát triển thị
trƣờng tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam.
57

Kết luận chương 2
71


3



Chương 3
Quan điểm và giải pháp để đẩy mạnh việc tiêu thụ nông sản

trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.




73
3.1
Những quan điểm cơ bản
73
3.2
Những giải pháp chủ yếu
82
3.2.1
Nhóm giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản
(nâng cao chất lƣợng sản xuất hàng nông sản)
82
3.2.2
Nhóm giải pháp về hệ thống lƣu thông phân phối hàng nông sản
89
3.2.3
Nhóm giải pháp về Marketing
97
3.2.4
Nhóm giải pháp về quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc đối với thị trƣờng
tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế.
102

Kết luận chương 3
108


Kết luận chung
110

Tài liệu tham khảo
111


















4

MỞ ĐẦU

Việt Nam cho đến nay về cơ bản vẫn là một nƣớc nông nghiệp với 80% dân
số và 75% lực lƣợng lao động của cả nƣớc sinh sống bằng nghề nông. Sự phát triển

của ngành sản xuất nông nghiệp có ảnh hƣởng rất lớn tới sự phát triển của cả nền
kinh tế, tới an ninh lƣơng thực quốc gia và sự ổn định chính trị - xã hội của Việt
Nam.
Trong quá trình đổi mới, ngành sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đã thu
đƣợc những thành tựu khá ngoạn mục: đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu trong nƣớc và
cung cấp nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu ra nƣớc ngoài với số lƣợng ngày càng
tăng, thu về một lƣợng ngoại tệ không nhỏ, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nƣớc.
Tuy nhiên, nền sản xuất nông sản hàng hóa của Việt Nam hiện nay vẫn đang
ở trình độ thấp và phát triển thiếu ổn định. Lƣợng nông sản hàng hóa tuy chƣa
nhiều và chƣa đa dạng nhƣng hiện tƣợng ứ đọng sản phẩm, ách tắc trong khâu lƣu
thông thƣờng xuyên diễn ra giá cả hàng nông sản lên xuống thất thƣờng. Điều này
có ảnh hƣởng không nhỏ tới sản xuất và đời sống của hàng chục triệu hộ nông dân,
tới sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và tới cả nền kinh tế. Do vậy, vấn đề giải
quyết “đầu ra” cho các nông sản hàng hóa là vấn đề cấp bách, đƣợc bàn thảo
thƣờng xuyên tại các cuộc họp, hội nghị của Đảng và Chính phủ. Đặc biệt, trong
bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO, khi hàng rào
thuế quan và phi thuế quan phải dỡ bỏ, Việt Nam phải mở cửa thị trƣờng cho hàng
nông sản của các nƣớc trong khu vực và các nƣớc trên toàn thế giới, hàng nông sản
của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt không chỉ ở thị trƣờng khu vực, thị trƣờng
thế giới mà ngay tại thị trƣờng nội địa. Mở rộng và phát triển thị trƣờng “đầu ra”
cho các hàng nông sản luôn là vấn đề khó giải quyết ngay cả đối với các nƣớc có
nền nông nghiệp phát triển.


5
Chính vì vậy, luận văn với đề tài: “Tiêu thụ nông sản trong hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam” đƣợc tác giả chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ.
1. Tình hình nghiên cứu
Tiêu thụ nông sản trong hội nhập kinh tế quốc tế là một bộ phận rất quan

trọng nhằm phát triển nền nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung
trong tiến trình toàn cầu hóa của Việt Nam. Một số nhà nghiên cứu đã khai thác
vấn đề hàng nông sản, tiêu thụ hàng nông sản dƣới nhiều góc độ khác nhau, với
các công trình nghiên cứu cụ thể sau:
- Hoàng Thịnh Lâm (2004), Để phát triển tiêu thụ rau quả, Thƣơng mại.
- Nguyễn Thiện Luân- Phùng Hữu Hào (2001), Vai trò của công nghiệp chế
biến nông sản trong phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001-
2010, Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Phan Huy Đƣờng (2006), Tiêu thụ nông sản ở Việt Nam: Thực trạng và
những vấn đề đặt ra trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Sách chuyên
khảo
- Trịnh Thị Ái Hoa (2007), Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam - Lý
luận và thực tiễn, NXB CTQG
Ngoài ra còn có một số bài đăng tải trên các tạp chí, các trang web chuyên
ngành và các trang web thời sự đề cập đến tình hình và chính sách nhằm đẩy mạnh
việc tiêu thụ nông sản của Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Song những công
trình trên chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống và cập
nhật đƣợc thực trạng tiêu thụ nông sản của Việt Nam sau những tác động của việc
gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO). Do đó đề tài “Tiêu thụ nông sản
trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” hy vọng sẽ là một công trình
nghiên cứu hệ thống, toàn diện và cập nhật về tiêu thụ hàng nông sản của Việt
Nam đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thƣơng mại
thế giới.
2. Mục đích nghiên cứu


6
Từ việc nghiên cứu khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn của tiêu thụ hàng
nông sản của Việt Nam, luận văn tập trung phân tích thực trạng tiêu thụ nông sản
của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, đi sâu vào phân tích những nhân tố

tác động đến thực trạng tiêu thụ nông sản của Việt Nam, từ đó luận văn đƣa ra một
số khuyến nghị và giải pháp nhằm tăng cƣờng việc tiêu thụ nông sản của Việt Nam
trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn: thực trạng tiêu thụ nông sản của Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động của toàn cầu hóa
đến hoạt động tiêu thụ nông sản của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Tiêu thụ nông sản của Việt Nam trong hội nhập kinh
tế quốc tế đặc biệt là từ sau khi gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO)
5. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn đƣợc nghiên cứu bằng việc sử dụng phép duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp chặt chẽ với phƣơng pháp khái quát hóa, trìu
tƣợng hóa và cụ thể hóa trong quá trình phân tích.
Các phƣơng pháp cụ thể sử dụng là: phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống
kê, đối chiếu, so sánh, logic lịch sử.
6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp sau đây:
- Làm rõ thực trạng tiêu thụ nông sản của Việt Nam trong hội nhập kinh tế
quốc tế.
- Phân tích các điểm mạnh của tiêu thụ nông sản của Việt Nam đồng thời
nêu rõ các nguyên nhân làm cho việc tiêu thụ nông sản của Việt Nam còn
yếu trong hội nhập kinh tế quốc tế.


7
- Đề xuất một số khuyên nghị nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ nông sản
của Việt Nam trong thời gian tới.


7. Kết cấu luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về tiêu thụ hàng
nông sản trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2. Thực trạng tiêu thụ nông sản của Việt Nam trong thời gian qua
Chương 3. Quan điểm và giải pháp để đẩy mạnh việc tiêu thụ nông sản
trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.














8






Chương 1


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ
TIÊU THỤ HÀNG NÔNG SẢN TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.

1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNG HOÁ NÔNG SẢN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƢỞNG TIÊU THỤ NÔNG SẢN.
1.1.1. Đặc điểm của hàng nông sản
1.1.1.1. Các khái niệm hàng hoá và hàng nông sản
* Khái niệm về hàng hóa:
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về “hàng hóa”. Song có thể hiểu
“hàng hóa” theo khái niệm đầy đủ nhất của Kinh tế chính trị Mác- Lênin: “Hàng
hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con
người, được sản xuất nhằm để trao đổi, mua bán”.
Trong công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam hiện nay, nền kinh tế hàng
hóa- kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN, vai trò quản lý của Nhà nƣớc có ý
nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm cân đối, công bằng ổn định và hiệu quả cho nền
kinh tế. Đó là nền sản xuất hàng hóa đa dạng theo cơ chế kinh tế hỗn hợp. Trong
đó Nhà nƣớc góp phần thúc đẩy chính cho quá trình diễn ra nhanh hơn.
Nhƣ vậy, mô hình kinh tế hỗn hợp giữa cơ chế thị trƣờng và sự quản lý của
Nhà nƣớc trong sự vận động của nền kinh tế là tất yếu khách quan, là sự vận dụng
chủ quan trên cơ sở khách quan khoa học.


9
*Khái niệm về hàng hóa nông sản:
“Nông sản” chính là những sản phẩm của ngành nông nghiệp. Do đó muốn
tìm hiểu về hàng hóa nông sản chúng ta có thể xuất phát từ “Nông nghiệp”.
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm hai ngành trồng trọt và chăn nuôi,
song theo nghĩa rộng bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngƣ nghiệp. Tƣơng tự nhƣ
vậy, sản phẩm nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ gồm sản phẩm của hai
ngành trồng trọt và chăn nuôi. Nhƣng nếu hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả sản

phẩm ngành lâm nghiệp và ngƣ nghiệp.
1.1.1.2. Đặc điểm của hàng nông sản
Hàng nông sản- sản phẩm nông nghiệp hết sức đa dạng và mang những đặc
trƣng chủ yếu sau đây:
Một là: Đáp ứng nhu cầu trực tiếp cho đời sống của con ngƣời. Sản phẩm
thuộc loại này chủ yếu ở dƣới dạng tƣơi sống (gạo, ngô, khoai, sắn, thịt, trứng, sữa,
cá, rau, quả )
Hai là: Các sản phẩm nông nghiệp là nguyên liệu, thông qua công nghiệp
chế biến để tạo ra các sản phẩm có chất lƣợng và giá trị cao hơn. Sau đó, các sản
phẩm này quay trở lại phục vụ cho đời sống con ngƣời.
Ba là: Các sản phẩm nông nghiệp dƣới dạng vật tƣ kỹ thuật sử dụng ngay
cho sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, hoạt động sản xuất của ngành nông nghiệp còn đem lại những
ngoại ứng tích cực, rất quý giá và có giá trị rất lớn. Mọi ngƣời đều biết: cây trồng
hút khí Cacbonic và cung cấp Oxi là nguồn dƣỡng khí cho sự sống của con ngƣời
đồng thời khử các chất khí độc. Cây trồng phát triển thành thảm thực vật, góp phần
cải tạo các điều kiện thời tiết khí hậu, giữ nƣớc hạn chế lũ lụt và xói mòn đất, góp
phẩn cải thiện môi trƣờng sinh thái.
Khi nói tới sản xuất nông sản hàng hóa là bao hàm cả những nông sản trao
đổi giữa những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và ngoài lĩnh vực


10
nông nghiệp, kể cả nông sản trao đổi trong nội bộ vùng sản xuất và bán ra khỏi
vùng. Trong nông nghiệp ngày càng có sự phân công lao động và chuyên môn hóa
sự trao đổi sản phẩm nông nghiệp giữa các hộ gia đình càng phát triển. Nông sản
trao đổi giữa những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là những nông
sản mà chính từng ngƣời nông dân bán cho nhau, nông dân bán cho công nhân
hoặc các tổ chức nông nghiệp. Trên thực tế, các nông sản đƣợc tính là hàng hóa khi
đƣợc trao đổi ra khỏi vùng.

Nông sản hàng hóa ngành nông nghiệp là tổng lƣợng nông sản hàng hóa
nói chung trừ đi phần hàng hóa nông sản hàng hóa lƣu chuyển trong phạm vi
ngành nông nghiệp. Lâu nay, nói tới sản xuất hàng hóa của nông nghiệp ngƣời ta
thƣờng quan tâm đến loại nông sản hàng hóa này. Nông sản hàng hóa nội bộ vùng
là sản phẩm nông nghiệp lƣu chuyển trong phạm vi vùng đó đƣợc sản xuất. Loại
nông sản này có thể đƣợc trao đổi cho bất kỳ đối tƣợng nào. Cũng nhƣ nông sản
hàng hóa lƣu chuyển trong phạm vi ngành nông nghiệp, nông sản hàng hóa lƣu
chuyển trong phạm vi vùng thƣờng không đƣợc nhiều ngƣời coi trọng. Thậm chí
có quan niệm cho rằng: nó biểu hiên mức độ tự cấp, tự túc của vùng.
Nhƣ vậy, để xem xét mức độ và trình độ của sản xuất nông sản hàng hóa
của một ngành và ở một vùng nào đó phải xét tới những chỉ tiêu phản ánh những
xu hƣớng vận động của nó. Nông sản phẩm, đặc biệt là nông sản phẩm hàng hóa là
sản phẩm của quá trình sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật
chất có những đặc điểm khác biệt với các ngành sản xuất khác. Vì vậy, nông sản
phẩm nói chung, nông sản hàng hóa nói riêng có những đặc điểm khác biệt với các
loại sản phẩm và sản phẩm hàng hóa khác:
Thứ nhất: Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt. Tính chất đặc
biệt của đất đai thể hiện trên nhiều mặt cụ thể:
- Đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội, gắn
liền với những điều kiện tự nhiên, sinh thái và xã hội nhất định. Chất lƣợng của đất


11
đai không đồng nhất: có những vùng đất tốt và có những vùng đất xấu. Không
những vậy, thời tiết khí hậu của từng tiểu vùng của vùng còn rất khác nhau.
- Chất lƣợng đất đai ảnh hƣởng trực tiếp tới năng suất, chất lƣợng của
cây trồng, vật nuôi. Trong quá trình sử dụng đất đai, nếu sử dụng hợp lý, chất
lƣợng của đất đai không xấu đi mà còn đƣợc nâng lên.
Những đặc điểm mang tính đặc thù trên đã tạo nên những vùng sinh thái
với những lợi thế so sánh. Thực vậy, ở nƣớc ta trình độ phát triển kinh tế ở một số

vùng còn thấp, nhƣng với những điều kiện tự nhiên thuận lợi (trƣớc hết là có
những vùng đất đai với chất lƣợng đặc thù lại gắn với các điều kiện thời tiết khí
hậu thuận lợi) nên nông nghiệp có những sản phẩm quý hiếm gắn với từng địa
phƣơng nhất định, ví dụ: chè- Thái Nguyên; bƣởi- Diễn; hồng xiêm- Xuân Đỉnh;
vải- Bắc Giang; nhãn nồng- Hƣng Yên
Để tăng quy mô sản xuất, đặc biệt để hình thành các vùng chuyên môn hóa
sản xuất nông nghiệp lớn cần phải tăng cƣờng đầu tƣ các yếu tố vật chất, giải quyết
hàng loạt vấn đề liên quan đến sản xuất, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ, khai thác
các lợi thế về đất đai, khí hậu đạt hiệu quả cao hơn.
Thứ hai: Đối tƣợng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống. Đó là
các sinh vật (các loại cây trồng và vật nuôi). Trong quá trình tham gia vào hoạt
động sản xuất nông nghiệp, các loại cây trồng, gia súc cần trải qua các giai đoạn
phát sinh và phát triển, ứng với mỗi loại cây trồng và vật nuôi đều có những quy
luật sinh trƣởng riêng. Chúng đòi hỏi điều kiện sống phải đƣợc tuân thủ hết sức
nghiêm ngặt. Chỉ khi nào con ngƣời hiểu hết đƣợc đẩy đủ các quy luật của cây
trồng và vật nuôi mới có thể tác động một cách phù hợp với các quy luật sinh học
để có những sản phẩm của cây trồng, vật nuôi phục vụ con ngƣời.
Từ đây có thể thấy rõ đƣợc vai trò của tri thức về khoa học kỹ thuật, về
quản lý kinh tế đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bởi vì, trong suy nghĩ của
nhiều ngƣời, sản xuất nông nghiệp là ngành hết sức đơn giản. Vì trên thực tế, ai
cũng có thể trồng trọt, chăn nuôi đƣợc chỉ cần gieo hạt giống, mua con giống là có


12
sản phẩm. Chỉ có điều năng suât, chất lƣợng, giá thành của sản phẩm nông nghiệp
đó cao hay thấp.
Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp là sản xuất sinh học, các sản phẩm của
nông nghiệp có rất nhiêu đặc điểm cần phải đƣợc nghiên cứu một cách đẩy đủ để
từ đó con ngƣời có những biện pháp tác động có hiệu quả:


- Sản phẩm nông nghiệp là những sản phẩm tƣơi sống, kết thúc quá trình
hoạt động của sản xuất nông nghiệp nhƣng những hoạt động sinh học vẫn còn tồn
tại. Do đó, sản phẩm của nông nghiệp rất dễ bị hỏng nếu không đƣợc chế biến hoặc
sử dụng một cách kịp thời. Để khắc phục tình trạng trên, cần phải gắn chặt mối
quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp với các hoạt động chế biến, bảo quản.
- Tính sinh học của sản xuất nông nghiệp đƣợc biểu hiện trên nhiều mặt
nhƣ trên là những điều cần phải tuân thủ. Nhƣng tuân thủ các quy luật sinh học là
chƣa đủ. Trong điều kiện của sản xuất hàng hóa, cần phải có sự kết hợp giữa các
quy luật sinh học của sản xuất nông nghiệp với các quy luật của sản xuất hàng hóa.
Năng suất cây trồng và vật nuôi, ngoài việc phụ thuộc vào các yếu tố vật chất mà
con ngƣời cung cấp, còn phụ thuộc vào thời gian sinh trƣởng và phát triển của nó.
Điều đó có nghĩa là: các loại cây trồng có thời điểm cho năng suất cao nhất, thời
điểm ấy chính là thời điểm cây trồng ở thời kỳ sung sức nhất. Ở những thời điểm
khác dù có bón phân và chăm sóc tốt vẫn không thể đạt đƣợc năng suất cao nhất.
Tất nhiên giữa chu kỳ sinh học của cây trồng và gia súc với chu kỳ biến
động của giá cả sẽ không trùng nhau. Việc bố trí cho một loại cây nào đó phù hợp
giữa chu kỳ sinh học với chu kỳ biến động của giá cả cùng pha nhau là điều khó.
Nhƣng thực tế đã có rất nhiều bài học về sự không hiểu biết về mối quan hệ này.
Những hoạt động mang tính phong trào trong sản xuất nông nghiệp nhƣ nuôi cá trê
phi, chim cút, chó cảnh, ốc biêu vàng và một số lại cây cảnh, với những thắng lợi


13
của những ngƣời đi trƣớc, thất bại của những ngƣời đi sau là những bằng chứng
hết sức sinh động.
Thứ ba: sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ. Tính thời vụ của sản xuất
nông nghiệp đƣợc biểu hiện trên nhiều khía cạnh. Ở đây chỉ khai thác khía cạnh
cung ứng sản phẩm của sản xuất nông nghiệp. Rõ ràng, tùy theo mùa vụ sản phẩm
nông nghiệp đƣợc sản xuất ra theo chu kỳ, mùa nào thức ấy. Do tác động của khoa
học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp đã phần nào khắc phục đƣợc sự bất lợi đó nhƣ

cây rải vụ ra hoa.
Phải nói rằng nông nghiệp là ngành sản xuất vất vả, đầu tƣ nhiều, yêu cầu
kỹ thuật canh tác cao, dễ gặp rủi ro, là ngành ít hấp dẫn đầu tƣ của nƣớc ngoài
cũng nhƣ của các doanh nghiệp trong nƣớc.
1.1.1.3. Thị trường tiêu thụ nông sản và đặc điểm tiêu thụ nông sản.
* Thị trường tiêu thụ nông sản ( TTTTNS)
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối của hoạt động sản xuất nông sản hàng hóa.
Nhƣ vậy, sản phẩm của nông nghiệp chỉ khi nào bán đƣợc trên thị trƣờng thì mới
gọi là hàng hóa. Thị trƣờng tiêu thụ nông sản là khâu lƣu thông hàng hóa, cầu nối
giữa sản xuất và tiêu dùng. Trong khi đó thị trƣờng lại chịu sự chi phối của rất
nhiều các quy luật kinh tế khác. Sự biến động của giá cả nông sản phụ thuộc trƣớc
hết vào giá trị thị trƣờng của hàng hóa, giá trị của tiền và thông qua quan hệ cung-
cầu, cạnh tranh trên thị trƣờng.
Trên những góc độ khác nhau, ngƣời ta phân loại các thị trƣờng khác nhau
nhƣ thị trƣờng trong nƣớc, thị trƣờng ngoài nƣớc, thị trƣờng hàng hóa, thị trƣờng
tiền tề , thị trƣờng “đầu vào”, thị trƣờng “đầu ra”.
TTTTNS là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán những sản phẩm do
các ngành nông nghiệp sản xuất ra, nhƣ sản phẩm của các ngành chăn nuôi, trồng
trọt, nuôi trồng hải thủy sản, lâm nghiệp và các sản phẩm chế biến từ các nguyên


14
liệu của các ngành trên. Ở đây các yếu tố, các điều kiện, các phƣơng tiện và môi
trƣờng để thực hiện giá trị hàng nông sản cũng giống nhƣ các thị trƣờng hàng hóa
thông thƣờng khác.
Tuy nhiên, do sản xuất nông nghiệp và các nông sản có những tính chất và
đặc điểm khác biệt so với các ngành sản xuất khác nên TTTTNS cũng có một số
những nét đặc trƣng riêng.




* Đặc điểm của tiêu thụ nông sản
Đối tƣợng của TTTTNS chính là các nông sản hàng hóa. Tính khác biệt
của hàng nông sản làm cho thị trƣờng nông sản có một số đặc điểm riêng:
+ Hàng nông sản mang tính thời vụ và tính khu vực
Ngành sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tự nhiên
nhƣ đất đai, khí hậu, vị trí địa lý Quy mô, sản lƣợng của các ngành sản xuất nông
nghiệp nhƣ trồng trọt luôn bị chi phối bởi giới hạn về đất đai, thời tiết, sâu- dịch
bệnh Nông sản từ cây trồng lại có quy luật sinh trƣởng và phát triển tự nhiên,
không giống nhƣ các sản phẩm công nghiệp. Ngay trong cùng một loại cây, con,
các giống khác nhau cũng có quy luật sinh trƣởng không giống nhau. Do đó quá
trình tái sản xuất các nông sản luôn gắn liền và phụ thuộc vào quá trình sinh trƣởng
theo mùa- vụ, tập trung vào một số thời gian nhất định trong năm. Tính chất tƣơi
sống của đa số các loại nông sản lại đòi hỏi phải đƣợc tiêu dùng trong một thời
gian ngắn sau thu hoạch nếu không có phƣơng pháp chế biến và bảo quản tốt.
Thu hoạch theo mùa vụ, tính chất tƣơi sống của một số nông sản nhƣ trái
cây, hoa, rau, màu có ảnh hƣởng tác động rất lớn tới thị trƣờng tiêu thụ. Vào mùa
vụ nếu không có các phƣơng pháp bảo quản và chế biến tốt chỉ một ách tắc nhỏ


15
trên thị trƣờng có thể gây ứ đọng và dẫn đến làm giảm hoặc có thể mất hẳn giá trị
sử dụng của các loại hàng nông sản này, gây thiệt hại rất lớn cho ngƣời sản xuất.
Ngoài ra, mỗi một vùng, một vùng, một nƣớc, một khu vực đều có những
đặc điểm riêng về đất đai, vị trí địa lý, khí hậu Do vậy, mỗi vùng đều có những
lợi thế riêng để phát triển một ngành sản xuất nông nghiệp nào đó nhƣ trồng cây
công nghiệp, cây lƣơng thực, cây ăn trái. Ở nƣớc ta, riêng đồng bằng sông Cửu
Long, sông Hồng thích hợp với cây lƣơng thực, cây ăn trái. Điều kiện khí hậu và
thổ nhƣỡng còn tạo cho một số vùng có những đặc sản riêng. Điều đó lý giải vì sao
một số nông phẩm luôn đƣợc gắn liền với một vùng địa danh nhất định. Ngày nay

với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghiệp sinh học, ngƣời ta đã có thể
trồng những đặc sản ở nhiều nơi, tuy nhiên hƣơng vị riêng có gắn với với đặc sản
của từng vùng thì theo nhiều ngƣời vẫn không thể có đƣợc.
Chính vì vậy, thị trƣờng hàng nông sản ở mỗi vùng có những nét đặc trƣng
riêng gắn liền với các chủng loại sản phẩm nông nghiệp của từng vùng
Những đặc điểm trên của ngành sản xuất nông nghiệp và các loại nông sản
có ảnh hƣởng rất lớn tới giá cả và quan hệ cung- cầu trên TTTTNS.
+ Giá cả hàng nông sản có tính không ổn định
Cũng nhƣ giá các loại hàng hóa khác, giá hàng nông sản đƣợc hình thành
trên cơ sở giá trị thị trƣờng với sự tác động ảnh hƣởng của quan hệ cung- cầu. Tuy
nhiên do tính chất thời vụ của nông sản, giá cả hàng nông sản thƣờng dao động
nhiều hơn so với hàng công nghiệp. Đầu mùa vụ khi lƣợng nông sản trên thị
trƣờng còn ít, giá nông sản có thể rất cao, đến chính vụ, do nông sản nhiều, giá
xuống rất thấp, nhiều khi thấp hơn cả chi phí sản xuất, đến cuối vụ giá lại lên do
lƣợng cung giảm dần. Thông thƣờng giá ở chính vụ bằng khoảng 50-60% so với
giá cuối vụ. Giá nông sản vào mùa nghịch còn có thể cao gấp 4-6 lần so với chính
mùa.
Trong cơ chế thị trƣờng sự biến động của giá cả luôn tác động làm thay đổi
quan hệ cung - cầu về hàng hóa theo xu hƣớng là cân bằng cung- cầu. Tuy nhiên,


16
do những đặc điểm riêng biệt của sản xuất nông nghiệp và hàng nông sản nên tác
động của giá nông sản đến quan hệ cung- cầu về nông dân cũng có những nét đặc
thù riêng.
+ Về cung- cầu và độ co giãn cung- cầu của hàng nông sản.
Cung về nông sản là khối lƣợng hàng nông sản mà những ngƣời sản xuất
kinh doanh bán ra thị trƣờng ở một thời điểm nhất định. Do sản xuất nông nghiệp
mang tính mùa vụ và tính vùng rõ rệt nên cung về hàng nông sản trên thị trƣờng
cũng mang tính mùa vụ và tính vùng. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng nông sản lại

rải đến suốt năm và ở tất cả các vùng trong cả nƣớc. Điều đó gây ra tình trạng khối
lƣợng nông sản cung ứng ra thị trƣờng không cân bằng với khối lƣợng mà xã hội
yêu cầu, cả về thời gian và địa điểm tiêu dùng. Ngay sau khi thu hoạch, do tính
chất tƣơi sống của nông sản, do nhu cầu tiêu dùng ngƣời sản xuất buộc phải bán
nhiều nông sản ra thị trƣờng bất kể giá cả nông sản trên thị trƣờng cao hay thấp.
Cùng một thời điểm tất cả các nhà sản xuất cùng đƣa nông sản bán ra thị trƣờng đã
làm cho cung vƣợt quá nhu cầu cảu xã hội tại thời điểm đó. Cung lớn hơn cầu làm
cho giá cả giảm, thậm chí có lúc giảm thấp hơn chi phí sản xuất; ngƣời sản xuất có
thể bị lỗ vốn, nhƣng họ không thể giữ sản phẩm của mình lại để chờ đến khi nào
giá trên thị trƣờng tăng mới đƣa sản phẩm ra bán, vì nếu làm nhƣ vậy họ sẽ không
có vốn để tiếp tục thực hiện chu kỳ sản xuất mới. Mặt khác, tính chất tƣơi sống của
nhiều loại nông sản không cho phép họ làm nhƣ vậy do hàng hóa càng dễ hƣ hỏng
thì càng cần phải đƣợc tiêu dùng nhanh hơn, do đó cần phải đƣợc bán nhanh hơn
sau khi đƣợc sản xuất ra.
Ngƣợc lại, vào lúc giáp hạt, ngƣời sản xuất bán ra ít, cung nhỏ hơn cầu dẫn
đến giá hàng nông sản tăng cao trên thị trƣờng, nhƣng cũng không vì thế mà ngƣời
sản xuất có thể tăng cung ngay để thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn, bởi số nông sản
còn lại có hạn mức, nếu là lƣơng thực họ còn phải để dành cho tiêu dùng thƣờng
xuyên.


17
Khi giá cả hàng nông sản tăng lên, ngƣời sản xuất không thể lập tức tăng
cung về loại hàng đó trên thị trƣờng không chỉ vì tính chất thời vụ của hàng nông
sản mà còn vì quy mô, sản lƣợng của sản xuất nông nghiệp bị giới hạn bởi yếu tố
đất đai. Nếu đất đai cho sản xuất nông nghiệp đã đƣợc sử dụng hết, sản lƣợng nông
sản không thể tăng nếu nhƣ kỹ thuật sản xuất không thay đổi. Tuy nhiên, khả năng
điều chỉnh sản lƣợng trong dài hạn sẽ lớn hơn vì nông dân có thể khai hoang, đầu
tƣ cho đất. ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất. Nhƣng ngay cả trong
dài hạn, khă năng cung ứng hàng nông sản vẫn bị hạn chế vì quỹ đất đai có hạn.

Nhƣ vậy có thể thấy, sức cung của hàng nông sản thấp hơn nhiều so với hàng công
nghiệp, kể cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Cũng nhƣ cung về hàng nông sản, độ co giãn của cầu về nông sản cũng có
điểm khác biệt so với cầu hàng công nghiệp. Cầu về nông sản là khối lƣợng hàng
nông sản mà ngƣời tiêu dùng cần mua và có thể mua đƣợc với một giá nhất định
vào một thời điểm nhất định trên thị trƣờng. Nhu cầu về nông sản rất đa dạng: nhu
cầu về nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nhu cầu tiêu dùng cho cá nhân, nhu
cầu cho xuất khẩu
Trong các mặt hàng nông sản, lƣơng thực thực phẩm là mặt hàng đáp ứng
nhu cầu cơ bản thiết yếu cho đời sống con ngƣời. Nhu cầu của từng ngƣời về mặt
hàng này tùy thuộc vào đòi hỏi sinh lý nhất định, về thể trạng của mỗi ngƣời. Dù
giá nông sản có lên thật cao, vì sự sống, nhu cầu về lƣơng thực thực phẩm cũng
không thể cắt giảm đáng kể. Điều này khác với nhu cầu về các hàng công nghiệp,
khi giá cả tăng cao ngƣời tiêu dùng có thể cắt giảm đáng kể nhu cầu về các mặt
hàng này. Khi giá cả hàng nông sản xuống thấp, nhu cầu về nông sản cũng không
thể tăng đáng kể vì khả năng tiêu thụ có hạn của từng ngƣời.
Đối với các mặt hàng nông sản là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, độ
co giãn của cầu có lớn hơn nhóm hàng lƣơng thực thực phẩm. Tuy nhiên nó cũng
bị hạn chế bởi tính chất tƣơi sống khó bảo quản của hàng nông sản và bị hạn chế
bởi công suất máy móc chế biến. Nói chung, độ co giãn của cung- cầu hàng nông
sản trồi sụt rất nhiều, nhất là trong ngắn hạn, so với hàng công nghiệp. Nếu để thị


18
trƣờng tự do điều tiết, không có sự can thiệp vào từ phía ngoài qua nhập khẩu, xuất
khẩu, hoặc thay đổi tồn kho để giúp cân bằng cung- cầu, thì khi đƣợc mùa lớn hoặc
vào thời điểm thu hoạch, giá xuống rất thấp; khi mất mùa hoặc giáp hạt, giá lên rất
cao vì độ có giãn của cầu và của cung đối với giá nông sản đều rất thấp. Dù giá
nông sản tăng cao, nhu cầu về hàng nông sản cũng không thể cắt giảm đáng kể và
cung cũng không thể tăng ngay vì nông dân không thể tăng ngay sản lƣợng mà

phải đợi đến mùa kế tới; nếu là cây lâu năm hoặc vật nuôi thì chu kỳ phản ứng
cũng phải tới vài năm. Và ngƣợc lại, khi giá giảm xuống thấp cũng vậy. Đây chính
là đặc điểm nổi trội khác biệt của thị trƣờng hàng nông sản so với hàng công
nghiệp.
+ Tính độc quyền trong sản xuất kinh doanh hàng nông sản thấp
Sự khác biệt của sản xuất nông nghiệp cũng làm cho cạnh tranh trên thị
trƣờng tiêu thụ nông sản có những đặc điểm riêng. Về cơ bản, tiêu thụ nông sản là
một thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo, ở đó mỗi ngƣời sản xuất chỉ cung ứng ra thị
trƣờng phần nông sản rất nhỏ so với tổng sản lƣợng cung của xã hội. Mỗi ngƣời
sản xuất không thể độc quyền đƣợc lƣợng cung nên họ cũng không độc quyền
đƣợc giá cả. Họ tham gia thị trƣờng hay rút khỏi thị trƣờng cũng không ảnh hƣởng
đến mức giá đã hình thành trên thị trƣờng. Ngƣời sản xuất nông sản không thể độc
quyền quyết định giá cả, mà phải chấp nhận mức giá đã hình thành khách quan trên
thị trƣờng. Chính sự vận động đó đã tạo ra tính hai mặt trực tiếp tác động đến sản
xuất, lƣu thông, đến thu nhập của ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng nông sản.
Trong điều kiện cầu tăng chậm, cung của ngƣời sản xuất tăng thì ngƣời tiêu dùng
có lợi, ngƣời sản xuất bị thiệt hại. Nếu ngƣời sản xuất thu hẹp cung để đƣợc giá, có
lợi, thì ngƣời tiêu dùng bị thiệt. Trong thƣơng mại quốc tế, nếu Chính phủ cho
nhập nông sản hỗ trợ tiêu dùng thì nông dân nƣớc đó bị thiệt.
Đối với những nông sản xuất khẩu, cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế có
ảnh hƣởng lớn đến thị trƣờng nội địa. Những thay đổi về giá cả ở thị trƣờng nội địa
thƣờng là kết quả của sự biến động giá ở thị trƣờng quốc tế.


19
Về mặt kinh tế, những đặc điểm của thị trường nông sản đặt ra một số vấn
đề cần giải quyết để cho thị trường vận động một cách bình thường như:
- Do nhu cầu về nông sản là một đòi hỏi của dân cƣ tất cả các vùng, nhất
là lƣơng thực thực phẩm nên việc phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là giao thông
vận tải có ý nghĩa rất lớn đối với việc lƣu thông hàng hóa ở khắp các vùng.

- Do độ co giãn của cung- cầu nông sản có những đặc điểm riêng của nó
nên việc dự trữ thƣơng mại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc bảo vệ lợi
ích của ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng.
- Việc đáp ứng nhu cầu khách hàng ở tất cả các vùng về nông sản đòi hỏi
chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc thì hàng hóa mới đến đƣợc vùng cao, các cùng
sâu, cùng xa, vì chi phí lƣu thông để đƣa hàng đến các vùng này rất cao, có lúc gấp
nhiều lần giá trị của hàng hóa, trong lúc khả năng thanh toán của dân cƣ ở những
vùng này lại rất hạn hẹp.
- Do hàng nông sản đƣợc sản xuất ở rất nhiều vùng khác nhau, tính chất
của sản phẩm là tƣơi sống, khó bảo quản nên sự phát triển công nghiệp chế biến và
việc liên kết nông nghiệp với công nghiệp và thƣơng mại dịch vụ trên từng điạ
bàn, hình thành những tổ hợp nông công thƣơng mại dịch vụ trên từng vùng là một
đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa.
1.1.2. Những nhân tố tác động đến việc mở rộng và phát triển thị
trường tiêu thụ nông sản .
1.1.2.1. Số lượng, chất lượng, giá thành nông sản phẩm.
* Số lƣợng sản phẩm đƣợc quyết định nhiều bởi trình độ chuyên môn hóa
của sản xuất nông nghiệp.
Giới hạn phát triển của thị trƣờng trong xã hội là do giới hạn chuyên môn
hóa lao động quyết định. Quá trình chuyên môn hóa lao động xã hội đã tạo ra
những ngành những lĩnh vực sản xuất độc lập với nhau và do đó tạo ra nhu cầu


20
trao đổi sản phẩm giữa các ngành khác nhau. Sự chuyên môn hóa càng cao thì nhu
cầu trao đổi càng lớn.
Sự chuyên môn hóa sản xuất trong nông nghiệp sẽ làm cho năng suất lao
động tăng lên, lực lƣợng sản xuất phát triển mạnh hơn, sản phẩm đƣợc sản xuất ra
nhiều hơn, chất lƣợng sản phẩm đƣợc nâng cao hơn do có điều kiện ứng dụng tiến
bộ khoa học - công nghệ mới và do đó quy mô trao đổi tức thị trƣờng cũng phát

triển. Mặt khác, do sản xuất nông nghiệp chịu sự ảnh hƣởng lớn từ sự tác động của
các điều kiện tự nhiên nhƣ đất đai, thời tiết, sâu bệnh nên việc chuyên môn hóa
sản xuất còn tạo điều kiện cho nông dân đúc kết kinh nghiệm đối phó với những
thất thƣờng của thời tiết cũng nhƣ dịch bệnh, kinh nghiệm chăm sóc cây trồng, vật
nuôi, hạn chế đƣợc những tổn thất do thiên tai dịch bệnh gây ra, góp phần làm
tăng năng suất lao động và sản lƣợng nông sản, góp phần tăng cung cho thị trƣờng
mà không cần phải đầu tƣ thêm.
* Chất lƣợng và giá thành sản phẩm là hai yếu tố quyết định khả năng cạnh
tranh của hàng nông sản nhƣng những yếu tố liên quan đến chất lƣợng và giá thành
sản phẩm lại chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ đúng mức.
Chất lƣợng nông sản phụ thuộc rất nhiều vào giống cây trồng, song việc
cung cấp giống cây sạch bệnh chất lƣợng cao của nƣớc ta còn rất hạn chế. Trình độ
làm cây giống ở nƣớc ta hiện nay còn thấp kém và mới chỉ tập trung ở một số
giống cây ngắn ngày nhƣ đậu, khoai tây, lúa thế nhƣng với ngay cả các giống này
thì tính chất “tự nhiên” cũng còn rất nhiều, hàm lƣợng công nghệ rất ít. Mặc dù đã
có nhiều cố gắng trong nghiên cứu và triển khai giống lúa, nhƣng diện tích gieo
trồng các giống lúa có chất lƣợng cao chƣa nhiều, đặc biệt là các giống lúa thơm
đặc sản của Việt Nam. Các giống cây cao su, tiêu, điều, chè, cây ăn trái phần
nhiều đều là các giống cây cho năng suất thấp. Giống điều cao sản mới chỉ đƣợc
trồng khoảng 50.000ha trong tổng số 300.000ha điều hiện nay. Các vƣờn cây ăn
trái hiện nay chủ yếu là vƣờn tạp, trên cùng một cây cũng cho sản phẩm có kích
cỡ, hình dạng, chất vị không giống nhau, thời gian chín lại không đồng đều, gây
khó khăn cho việc thu hoạch Nông dân vẫn phải trồng giống cũ kém chất lƣợng


21
có ảnh hƣởng rất lớn tới chất lƣợng và giá thành sản phẩm. Phần lớn các giống cây
cho chất lƣợng và năng suất thấp. Ví dụ, năng suất lúa của Việt Nam chỉ bằng 61%
năng suất lúa của Trung Quốc, thấp hơn nhiều so với năng suất lúa của Mỹ, Nhật,
Hàn Quốc, thậm chí thấp hơn cả Indonesia.

Năng suất cây trồng thấp tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch cao là những nguyên
nhân chủ yếu đẩy giá thành sản xuất hàng nông sản lên cao. Công nghệ bảo quản
sau thu hoạch kém phát triển, chủ yếu đƣợc làm theo phƣơng pháp thủ công nên
chất lƣợng không cao, tỷ lệ hao hụt lớn. Theo số liệu điều tra, tỷ lệ hao hụt của lúa
hè thu có vụ lên khoảng 23% do thu hoạch vào mùa mƣa, các vụ khác từ 10-15%.
Tại đồng bằng sông Cửu Long, mỗi năm sản lƣợng lúa đạt khoảng 18-19 triệu tấn
nhƣng hệ thống tồn trữ, bảo quản lúa gạo toàn vùng chỉ đƣợc khoảng 50.000 tấn.
Số lƣợng còn lại đều do nông dân tự bảo quản theo phƣơng pháp thủ công. Theo số
liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, thất thoát nông sản dạng hạt bình quân vào
khoảng 18%/năm, dạng quả và củ trên 22%/năm. Đây là tỷ lệ hao hụt khá cao so
với mức hao hụt bình quân khoảng 10% của các nƣớc trong khu vực. Với mức hao
hụt trên, mỗi năm chúng ta mất đi hàng triệu đôla Mỹ. Các chuyên viên nông
nghiệp ƣớc tính chỉ cần giảm mức hao hụt nông sản sau thu hoạch xuống 10% thì
chúng ta đã có thể tăng sức cạnh tranh 7% và nông dân tăng thu nhập hơn 3%.
Ngoài ra, chi phí sản xuất và dịch vụ có xu hƣớng ngày càng tăng cũng là
một trong các nguyên nhân đẩy giá thành hàng nông sản lên cao. Giá các yếu tố
đầu vào cho sản xuất hàng nông sản thời gian qua đều có xu hƣớng tăng cao, từ
phân bón, giống cây trồng, thuốc trừ sâu đến điện, nƣớc, xăng dầu. Trừ gạo, hầu
hết các loại hàng nông sản nhƣ trái cây, bông, đậu nành, mía đƣờng có giá thành
cao hơn các nƣớc trong khu vực từ 20-30%. Bên cạnh đó, các khoản thuế, phí
trong nông nghiệp cũng góp phần đẩy giá thành lên cao nhƣ thuế nông nghiệp,
thuế xăng dầu cho hoạt động canh tác: tƣới, tiêu, vận chuyển; thuế giá trị gia tăng
cho các loại phân bón, thuốc trừ sâu đó là chƣa tính đến nhiều nông dân phải vay
nóng để có vốn sản xuất. Ngoài chi phí sản xuất, chi phí cho dịch vụ xuất khẩu
cũng góp phần làm đội giá hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Ví dụ: mức phí


22
dịch vụ ở cảng biển Hải Phòng cao hơn 64% mức bình quân của các nƣớc trong
khu vực. Mức phí dịch vụ ở cảng Sài Gòn còn cao hơn lên tới hơn 100%. Các chi

phí về cơ sở hạ tầng, dịch vụ bƣu chính viễn thông, điện, nƣớc, phí vận chuyển ở
Việt Nam đều cao hơn các nƣớc trong khu vực. Các vấn đề trên có ảnh hƣởng rất
lớn tới chất lƣợng và giá thành của hàng nông sản- một trong những hạn chế rất
lớn làm giảm sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trƣờng nội địa,
thị trƣờng khu vực và thị trƣờng thế giới.
1.1.2.2. Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế .
Toàn cầu hoá về bản chất là sự mở rộng thị trƣờng ra ngoài biên giới quốc
gia, toàn cầu hoá trong nông nghiệp cũng vậy chính là sự mở rộng của thị trƣờng
tiêu thụ nông sản ra ngoài biên giới quốc gia và khu vực.
Trong thời đại ngày nay thì toàn cầu hoá, hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng
tác động mạnh tới việc mở rộng thị trƣờng tiêu thụ nông sản của các quốc gia trên
thế giới đặc biệt là đối với các nƣớc đang phát triển, những nƣớc nền kinh tế xuất
phát từ nông nghiệp. Nó vừa tạo ra các cơ hội nhƣng cũng có nhiều thách thức đối
với các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển ở trình độ thấp.
Toàn cầu hoá, khu vực hoá rõ ràng tạo rất nhiều thời cơ thuận lợi cho các
nƣớc đang phát triển bởi lẽ nông nghiệp có cơ hội mở rộng thị trƣờng xuất khẩu ra
tất cả các nƣớc khác trên thế giới, đƣợc tiếp cận với thị trƣờng nông sản thế giới.
Đồng thời cũng tạo những thời cơ thu hút FDI cho nông nghiệp, đã và đang góp
phần phát triển công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất cây con, cây giống chất
lƣợng cao…, đây là phần còn yếu trong việc sản xuất nông sản của các nƣớc đang
phát triển. Nhờ toàn cầu hóa, hợp tác kinh tế quốc tế, các nƣớc đang phát triển có
thể tận dụng tối đa lợi thế so sánh bậc thấp nhƣ lao động rẻ, tài nguyên, thị trƣờng
điều kiện khí hậu, vị trí địa lý…để tạo nên những thế mạnh đột phá trong nông
nghiệp nhƣ đứng thứ nhất, thứ nhì về sản xuất và xuất khẩu gạo là Thái Lan và
Việt Nam; đứng thứ hạng cao trên thế giới về sản xuất cà phê, cao su, hạt điều,
thuỷ hải sản… Bằng lợi thế vốn có của mình các nƣớc ĐPT có thể tham gia vào


23
tầng thấp và trung bình tạo ra những hàng hoá - dịch vụ không thể thiếu trong cơ

cấu hàng hoá - dịch vụ trên thị trƣờng thế giới. Để làm đƣợc việc đó cũng nhờ toàn
cầu hóa, các nƣớc ĐPT có cơ hội tiếp nhận đƣợc các dòng vốn quốc tế, các dòng
vốn kỹ thuật- công nghệ mới và kỹ năng quản lý hiện đại.
Ngoài những thuận lợi thì những thách thức mang lại cho các nông nghiệp
của các nƣớc ĐPT không phải là nhỏ. Thị trƣờng tiêu thụ hàng nông sản của các
nƣớc này sẽ gặp phải sự bảo hộ của các nƣớc phát triển thuộc tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế (OEDC). Sự lạc hậu về cơ sở vật chất trong nông nghiệp, sự bất
hợp lý trong chính sách quản lý và sử dụng đất đai, chính sách thuế, chính sách
quy hoạch vùng trong nông nghiệp; chất lƣợng nông sản hàng hoá chƣa cao, chủ
yếu vẫn chỉ ở dạng sản phẩm thô nên giá trị gia tăng ít; công nghiệp chế biến, công
nghệ sau thu hoạch chậm đổi mới và triển khai rộng nên gây lãng phí, thất thoát rất
lớn.
Toàn cầu hoá trong nông nghiệp cũng là nguyên nhân chính khiến cho nông
sản hàng hoá của các nƣớc ĐPT bị nông sản hàng hoá của các nƣớc khác cạnh
tranh khốc liệt. Ngoài ra ngành chăn nuôi cũng gặp phải cạnh tranh khốc liệt với
nông sản thực phẩm vừa đƣợc trợ cấp cao, vừa có chất lƣợng cao và giá rẻ của các
nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, EU, Úc, Niu Di-lân Các vấn đề nhƣ thiếu thông tin về
thị trƣờng, về quyền sở hữu trí tuệ, về thƣơng hiệu, nhãn mác sản phẩm… nhất là,
thiếu thông tin kịp thời về sự bảo trợ nông nghiệp của các đối thủ cạnh tranh ở
châu Âu, Nhật Bản và Mỹ là những yếu kém chung của các nƣớc ĐPT trong quá
trình toàn cầu hoá.
Nhìn chung, để mở rộng thị trƣờng tiêu thụ hàng nông sản ở các nƣớc ĐPT
thì toàn cầu hoá, hợp tác kinh tế quốc tế đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, nó
vừa có tác động tích cực nhƣng cũng mang lại rất nhiều những thử thách cho nền
nông nghiệp của mỗi quốc gia tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế. Quốc gia nào
theo kịp thời đại, nắm bắt đƣợc cơ hội thì sẽ thành công và mở rộng đƣợc thị
trƣờng không chỉ ở trong nƣớc mà còn vƣơn ra thị trƣờng thế giới.


24

1.1.2.3. Vai trò của Nhà nước.
Thị trƣờng nói chung và TTTTNS nói riêng chịu sự tác động rất lớn của sự
phát triển các quan hệ thƣơng mại, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế hóa nền kinh tế
thế giới hiện nay. Một chính sách thƣơng mại hợp lý chẳng những khơi thông đƣợc
các luồng giao lƣu hàng hóa trong nƣớc mà mở rộng đƣợc sự giao lƣu hàng hóa
với nƣớc ngoài, tạo ra một thị trƣờng thống nhất trong nƣớc gắn với thị trƣờng thế
giới. Trong những năm đổi mới vừa qua, bên cạnh việc chuyển đổi cơ chế quản lý
kinh tế, việc thực hiện những đổi mới trong chính sách thƣơng mại của nông
nghiệp đã thực sự giải phóng sức sản xuất ở tất cả các thành phần kinh tế, các
ngành kinh tế, trong đó có nông nghiệp. Cùng với việc thƣơng mại hóa vật tƣ nông
nghiệp thay cho việc cung ứng từ trên xuống, qua nhiều nấc thang, gây khó khăn
cho nông dân, việc để cho nông sản tự do lƣu thông hàng hóa nông sản và quan hệ
kinh tế giữa Nhà nƣớc với nông dân và nông nghiệp đƣợc thực hiện thông qua mua
bán theo giá thỏa thuận cùng với việc từng bƣớc điều chỉnh cơ cấu đầu tƣ theo
hƣớng hình thành các chủ thể tự chủ sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp đã
thúc đẩy nông nghiệp đi vào sản xuất hàng hóa, phá thế độc canh cây lúa, phát
triển thêm nhiều nhành nghề khác nhƣ nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, trồng
rừng góp phần tạo ra một khối lƣợng lớn hàng nông sản, lƣu thông trên thị
trƣờng.
Đặc biệt trong bối cảnh tự do hóa thƣơng mại, sự điều chỉnh các chính
sách thƣơng mại của Nhà nƣớc có ảnh hƣởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế- xã
hội nói chung và khả năng mở rộng thị trƣờng hàng hóa nói riêng. Nông nghiệp lại
là lĩnh vực có ảnh hƣởng trực tiếp tới an ninh lƣơng thực quốc gia và do đó tới sự
ổn định chính trị của mỗi nƣớc nên thị trƣờng nông sản luôn là lĩnh vực quan
trọng nhất đƣợc Nhà nƣớc quan tâm và tích cực can thiệp. Chính sách thƣơng mại
của Chính phủ mỗi nƣớc đều cố gắng bảo vệ các sản phẩm nông nghiệp trong
nƣớc trƣớc sức ép của thị trƣờng khu vực và thế giới, bảo đảm khả năng cạnh
tranh của hàng nông sản ở cả thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài. Trong tiến
trình tự do hóa thƣơng mại, mặc dù các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Pháp, Nhật

×