Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 170 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




Trần Xuân Thọ



XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG EU


Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 07



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM ĐỖ NHẬT TÂN




Hà Nội - 2009


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
VÀ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG EU
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 6
1.1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến xuất khẩu lao động 6
1.1.2. Xuất khẩu lao động là xu thế tất yếu khách quan 10
1.1.3. Hiệu quả kinh tế - xã hội của xuất khẩu lao động 18
1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu lao động 22
1.2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG EU 24
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của EU 24
1.2.2. Thị trƣờng EU 26
1.2.3. Quan hệ Việt Nam - EU 27
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG EU
2.1. KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG EU 35
2.1.1. Chủ trƣơng, chính sách của Việt Nam về xuất khẩu lao động 35
2.1.2. Chính sách lao động của EU 39
2.1.3. Tình hình lao động nƣớc ngoài tại EU 48
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU 50
2.2.1. Tại các nƣớc Trung và Đông Âu 50

2.2.2. Tại các nƣớc Tây, Nam, và Bắc Âu 74
2.2.3. Đánh giá chung 94


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG 96
3.1.1. Dự báo về đặc điểm và xu hƣớng xuất khẩu lao động của Việt Nam
sang thị trƣờng EU trong thời gian tới 96
3.1.2. Quan điểm 104
3.1.3. Định hƣớng 109
3.2. GIẢI PHÁP 115
3.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức và quan điểm đối với xuất khẩu lao
động của Việt Nam sang thị trƣờng EU 115
3.2.2. Nhóm các giải pháp về luật pháp và chính sách kinh tế vĩ mô của
Nhà nƣớc 118
3.2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện 125
KẾT LUẬN 139
PHỤ LỤC 1. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT LAO ĐỘNG BA LAN 142
PHỤ LỤC 2. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BA LAN VỀ
XUẤT NHẬP CẢNH VÀ GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG 153
PHỤ LỤC 3. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
BỒ ĐÀO NHA 155
PHỤ LỤC 4. TỔNG QUAN THỦ TỤC PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN
VISA NHẬP CẢNH VÀO BỒ ĐÀO NHA 161
TÀI LIỆU THAM KHẢO 166






1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ vài thập kỷ qua, nhiều nước đã coi xuất khẩu lao động là một lĩnh
vực kinh tế quan trọng. Ngày nay, qua thực tiễn của di chuyển lao động quốc
tế, điều này được khẳng định như là một xu thế tất yếu. Nhiều nước đã xây
dựng chiến lược xuất khẩu lao động lâu dài trong đường lối phát triển kinh tế
- xã hội. Hàng năm, các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã
đưa được hàng triệu người đi làm việc ở các nước trong và ngoài khu vực,
đem lại thu nhập to lớn cho đất nước và cá nhân người lao động. Những
khoản thu từ xuất khẩu lao động đã thực sự trở thành nguồn quan trọng bổ
sung cho ngân sách quốc gia. Chính vì vậy, Chính phủ các nước có xuất khẩu
lao động ngày càng chú trọng đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất
khẩu lao động, trong đó, bên cạnh việc củng cố những thị trường xuất khẩu
lao động truyền thống thì việc xúc tiến tìm kiếm, mở rộng thị trường mới cho
lao động xuất khẩu luôn được đặt ra như một nhiệm vụ hàng đầu.
Ở nước ta, từ những năm 80 của thế kỷ XX đã bắt đầu tiến hành các hoạt
động hợp tác lao động với việc đưa người lao động sang Liên Xô và các nước
XHCN Đông Âu cũ làm việc theo các Hiệp định Chính phủ về bồi dưỡng,
nâng cao trình độ và làm việc có thời hạn. Từ năm 1991 đến nay, chúng ta đã
chuyển dần thành xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng XHCN. Việc đưa lao động đi làm việc ở nước
ngoài ở hai giai đoạn trên đều nhằm vào các mục tiêu giải quyết việc làm,
tăng thu nhập cho người lao động và cho đất nước, tiếp thu công nghệ mới và
hội nhập với thị trường lao động quốc tế.
Bên cạnh những thị trường truyền thống như Malaysia, Đài Loan, Hàn

Quốc, Nhật Bản, Trung Đông việc mở rộng ra những thị trường mới với




2

mức lương hấp dẫn hơn là hết sức cần thiết, vừa đa dạng hoá thị trường, gia
tăng lao động xuất khẩu, gia tăng nguồn thu cho đất nước và tạo thêm cơ hội
cho người lao động.
Trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, EU là đối tác hàng đầu của Việt
Nam. Tuy nhiên, mối quan hệ hợp tác giữa EU và Việt Nam trong lĩnh vực
lao động còn rất khiêm tốn so với tiềm năng.
Việc nghiên cứu thực trạng và triển vọng đưa lao động của Việt Nam
sang làm việc tại các nước thành viên EU là vấn đề vừa có tính cấp bách, thiết
thực, vừa mang ý nghĩa chiến lược lâu dài. Vì vậy, tác giả mạnh dạn chọn đề
tài "Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường EU" làm luận văn
tốt nghiệp thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Thực tế đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực xuất khẩu lao động
nói chung, về một số thị trường xuất khẩu lao động truyền thống nói riêng đã
được công bố, như:
- Hoàn thiện quản lý dịch vụ xuất khẩu lao động của Bộ Lao động-
Thương binh và Xã hội. Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Thái Thị Hồng
Minh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2003. Nội dung chính là nghiên cứu
những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động quản lý hoạt động dịch vụ xuất
khẩu lao động của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, từ đó đề xuất các
biện pháp hoàn thiện quản lý dịch vụ xuất khẩu lao động của Bộ.
- Một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính về xuất khẩu lao động Việt
Nam theo cơ chế thị trường. Luận án Tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị

Phương Linh, Học viện Ngân hàng, 2003. Nội dung chính là phân tích, đánh
giá thực tiễn và đề xuất một số quan điểm, định hướng chính sách, giải pháp
nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động và quản lý tài chính từ hoạt
động xuất khẩu lao động của Việt Nam.




3

- Tăng cường quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở nước ta hiện
nay. Luận văn Thạc sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng, Học viện
Hành chính Quốc gia, 2003. Nội dung chính là nghiên cứu thực trạng và đề
xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động ở
tầm vĩ mô.
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu, bài báo, đề tài nghiên
cứu khác. Những nghiên cứu trên có các cách tiếp cận khác nhau về lĩnh vực
xuất khẩu lao động cũng như các thị trường xuất khẩu lao động khác nhau.
Tuy nhiên, chưa có công trình hay đề tài nào nghiên cứu về hoạt động xuất
khẩu lao động của Việt Nam sang EU. Do vậy, đề tài: "Xuất khẩu lao động
của Việt Nam sang thị trường EU" là một đề tài mới, chưa được nghiên cứu
một cách có hệ thống ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện đề tài, bên cạnh
việc kế thừa, chọn lọc những thành tựu nghiên cứu đã có, tác giả cũng tham
khảo, kết hợp khảo sát những vấn đề mới nảy sinh, nhất là những vấn đề lý
luận, thực tiễn và triển vọng về xuất khẩu lao động sang thị trường EU, từ đó
đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động đưa lao
động Việt Nam sang làm việc tại EU thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Với việc lựa chọn đề tài này, tác giả đặt ra cho mình mục đích nghiên

cứu là:
Làm rõ thêm cơ sở khoa học về hoạt động xuất khẩu lao động;
Tìm hiểu về hệ thống khuôn khổ pháp lý của Việt Nam cũng như EU
nói chung và các nước thành viên thuộc khối này nói riêng về vấn đề lao động
di cư và nhập cư;
Nghiên cứu thực trạng và đánh giá triển vọng đưa người lao động
Việt Nam sang làm việc tại các quốc gia thành viên EU;




4

Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu thị trường lao động EU, tình hình lao động nước ngoài tại
EU, đánh giá thực trạng và triển vọng, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường EU.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thị trường lao động EU, hiện trạng
và triển vọng của việc xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường EU.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Thị trường lao động EU là thị trường rất mới mẻ đối với lao động Việt
Nam. Chúng ta mới đang bước đầu tìm hiểu và thí điểm đưa lao động sang thị
trường này. Vì vậy, luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu những nước thành
viên EU đã, đang và có triển vọng tiếp nhận lao động của Việt Nam trong thời
gian tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp phương
pháp duy vật lịch sử và vận dụng các quan điểm mới của Đảng Cộng sản Việt
Nam và Chính phủ Việt Nam, vận dụng các phương pháp tổng hợp và phân
tích thống kê, kế thừa có cân nhắc, phân tích khách quan, so sánh, dự đoán
làm nổi bật những nội dung liên quan đến đề tài, tham khảo những kết quả
nghiên cứu khác của các tác giả, từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm
thúc đẩy và gia tăng hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị
trường EU trong thời gian tới.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến xuất khẩu lao động;




5

Khuôn khổ pháp lý của Việt Nam liên quan đến xuất khẩu lao động;
Quy định của EU về vấn đề nhập cư;
Tình hình lao động Việt Nam tại các nước thành viên EU;
Triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động của Việt Nam
sang thị trường EU.
7.Bố cục của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu lao động và tổng quan về
thị trường EU.
Chương 2. Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường EU.
Chương 3. Phương hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao
động của Việt Nam sang thị trường EU.





6

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
VÀ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG EU

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến xuất khẩu lao động
Trong đời sống xã hội, con người thường di chuyển chỗ ở và nơi làm
việc bởi nhiều nguyên nhân và mục đích khác nhau, với các khoảng cách xa
gần và vào các thời điểm khác nhau. Hiện tượng này thường được gọi là di cư
hay di dân. Trong luận văn này, tác giả đề nghị được thống nhất gọi hiện
tượng di chuyển chỗ ở và nơi làm việc là di dân. Quá trình di dân bị tác động
bởi nhiều nhân tố kinh tế - xã hội. Xã hội phát triển, hiện tượng di dân cũng
phát triển theo và ngày càng trở nên phổ biến.
Nhiều công trình nghiên cứu về hiện tượng di dân, song mỗi công trình
có mục tiêu nghiên cứu khác nhau, dẫn tới khái niệm di dân cũng được định
nghĩa dưới nhiều giác độ khác nhau. Tuy nhiên có thể hiểu khái quát: Di dân
là quá trình di chuyển của con người qua biên giới của vùng lãnh thổ này hay
vùng lãnh thổ khác kèm theo hiện tượng di chuyển chỗ thường trú (thay đổi
tạm thời hoặc không). Nếu sự di chuyển đó chỉ diễn ra trong phạm vi từng
nước thì gọi là di dân nội địa. Còn nếu sự di chuyển đó thoát ra khỏi phạm vi
mỗi quốc gia, mang tính chất liên quốc gia thì gọi là di dân quốc tế.
Trong giai đoạn hiện nay, di dân quốc tế thường gắn liền với quá trình
di chuyển lao động từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển, từ
các nước đông dân, nghèo tài nguyên đến các nước giàu tài nguyên và thưa
dân. Số lao động này không chỉ bao gồm những nhân công làm việc giản đơn
mà còn gồm cả những lao động “chất xám”, những chuyên gia, tạo nên hiện





7

tượng “chảy máu chất xám” từ các nước đang phát triển sang các nước phát
triển.
Di chuyển quốc tế sức lao động là hiện tượng người lao động ra nước
ngoài nhằm mục đích tìm kiếm việc làm, bán sức lao động để kiếm sống. Khi
ra khỏi một nước, người lao động thường được gọi là người xuất cư, còn sức
lao động của người đó được gọi là sức lao động xuất khẩu.
Khi đến một nước khác, người lao động đó được gọi là người nhập cư
và sức lao động của người đó được gọi là sức lao động nhập khẩu.
Từ những hoạt động di chuyển quốc tế sức lao động tự phát, đơn lẻ đã
trở thành những trào lưu di dân quốc tế. Ngày nay, khi di chuyển lao động
quốc tế đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến thì thuật ngữ
xuất khẩu lao động cũng được sử dụng một cách rộng rãi.
Xuất khẩu lao động là sự di chuyển quốc tế sức lao động có chủ đích,
có mục đích và được pháp luật cho phép.
Xuất khẩu lao động là một hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại,
là một hình thức đặc thù của hoạt động xuất khẩu nói chung, trong đó hàng
hóa đem xuất là sức lao động sống của người lao động. Xuất khẩu lao động là
một hoạt động tất yếu khách quan của quá trình di chuyển các yếu tố đầu vào
của sản xuất. Nó được dùng để chỉ một lĩnh vực hoạt động kinh tế của một
quốc gia có các tổ chức kinh tế thực hiện nhiệm vụ cung ứng lao động cho các
tổ chức kinh tế của một nước khác có nhu cầu sử dụng lao động nhập khẩu.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động xuất khẩu lao động được thực
hiện chủ yếu trên cơ sở quan hệ cung - cầu hàng hóa sức lao động.
Xuất khẩu lao động được đề cập đến trong luận văn này là sự dịch

chuyển lao động và chuyên gia đến làm việc có thời hạn ở nước ngoài (sau
đây được gọi chung là xuất khẩu lao động) có tổ chức, hợp pháp thông qua
những Hiệp định Chính phủ, hoặc các tổ chức kinh tế được cấp giấy phép




8

hoạt động cung ứng và tiếp nhận lao động, hoặc thông qua các hợp đồng nhận
thầu khoán công trình hoặc đầu tư ở nước ngoài.
Xuất khẩu lao động ở các nước phát triển: Các nước này có xu hướng
gửi lao động kỹ thuật cao sang các nước chậm phát triển, đang phát triển để
thu thêm ngoại tệ. Trường hợp này có thể hiểu là đầu tư chất xám có mục
đích, nhằm mục tiêu thu hồi lại một phần chi phí đào tạo cho đội ngũ chuyên
gia trong nhiều năm, một phần khác là phát huy năng lực chuyên gia, công
nhân kỹ thuật bậc cao để tăng thu ngoại tệ, tìm kiếm lợi nhuận ở nước ngoài.
Xuất khẩu lao động ở nước chậm phát triển và xuất khẩu lao động ở
nước đang phát triển: Các nước này có xu hướng gửi lao động phổ thông và
lao động tay nghề bậc trung và bậc cao sang các nước nhập khẩu lao động để
thu tiền công, tăng thu nhập và tích lũy ngoại tệ. Mặt khác, để giảm bớt sức
ép về nhu cầu việc làm trong nước.
Mối quan hệ giữa các nước xuất khẩu lao động và nhập khẩu lao động
thể hiện qua sơ đồ sau:


Lao
động
dịch vụ


Lao động
kỹ thuật
đơn giản

Cán bộ
kỹ
thuật
trung
cấp

Các nƣớc đang phát triển
Đội ngũ
CNKT
theo
ngành

CNKT
lành
nghề

Các nƣớc đang phát triển
Các nƣớc xuất khẩu lao động
Các nƣớc nhập khẩu lao động
Chuyên
gia
cao cấp

Các nƣớc phát triển
Các nƣớc phát triển
Sơ đồ 1.1. Các loại lao động với các nước xuất khẩu và nhập khẩu lao động

8




9

Di dân quốc tế theo các hướng trên, thường gắn liền với việc hoạch
định chính sách xuất khẩu lao động của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng là một
trong những nước đang phát triển có định hướng chiến lược xuất khẩu lao
động. Trong các thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ XX, Việt Nam đã đưa hàng trăm
ngàn lao động sang làm việc có thời hạn tại Liên Xô cũ và các nước Đông Âu.
Khi đó, chúng ta sử dụng cụ từ “Hợp tác lao động quốc tế có thời hạn" thay vì
“xuất khẩu lao động" theo tính chất liên kết kinh tế và chính trị, theo sự phân
công hợp tác lao động giữa các nước XHCN. Hiện nay, xuất khẩu lao động
được coi là một hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta để tăng nguồn thu
cho ngân sách nhà nước, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
 Các hình thức xuất khẩu lao động:
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức
sau đây [15]:
1. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh
nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ
chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài;
2. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh
nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
3. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình
thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm
việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

4. Hợp đồng cá nhân.




10

1.1.2. Xuất khẩu lao động là xu thế tất yếu khách quan
1.1.2.1.Một số nguyên nhân dẫn đến xuất khẩu lao động
Sự phát triển không đồng đều về lực lượng sản xuất và kinh tế - xã hội,
cũng như là sự phân bố không đồng đều về tài nguyên thiên nhiên và dân số
giữa các quốc gia đã dẫn đến sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia
về các yếu tố sản xuất. Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc giải quyết tình
trạng mất cân đối nói trên được tiến hành thông qua thị trường quốc tế, trong
đó thị trường lao động quốc tế là thị trường các yếu tố đầu vào quan trọng của
nhiều nước trong nhiều thập kỷ qua. Sau đây chúng ta hãy xem xét một số
nguyên nhân dẫn đến xuất khẩu lao động (Sơ đồ 1.2).
a. Những biến động về nhu cầu sức lao động:






Di dân quốc tế
Lực lƣợng lao động
Di dân quốc tế có tổ chức
Nhập cƣ
Các
tổ chức

Chính phủ
Các tổ chức
phi
chính phủ
Xuất cƣ

Kinh tế

Chính trị

Khác
Chiến
tranh
Môi
trƣờng
Di dân quốc tế tự do
Di dân quốc tế và
xuất khẩu lao động có tổ chức
Sơ đồ 1.2. Di dân quốc tế và xuất khẩu lao động có tổ chức
10





11

Những biến động về nhu cầu sức lao động là nguyên nhân khách quan gây
nên xuất khẩu lao động. Trước hết là do những biến động bất thường về nhu
cầu sức lao động. Hay nói cách khác, tính chất không đồng đều của quá trình

tích lũy tư bản làm nảy sinh sự cần thiết phải có sự trao đổi quốc tế về hàng
hóa sức lao động.
Trên cơ sở số lớn các hiện tượng di dân quốc tế, nhiều lý thuyết về di
dân đã được khái quát, trong đó đáng kể nhất là lý thuyết "lực đẩy - lực hút"
do Ravenstien (1889) là người đầu tiên đưa ra khi phân tích các dòng dân di
cư chạy từ Ai-len sang nước Anh hồi đầu thế kỷ XIX, đã cho rằng các yếu tố
"lực hút" quan trọng hơn các yếu tố "lực đẩy". Khi đó, nông dân bị tước đoạt
hết ruộng đất, đồng thời nước Anh lại cần nhiều lao động trong các xí nghiệp
công nghiệp, thu nhập của công nhân cao hơn so với thu nhập của nông dân,
đây chính là "lực hút" và là nguyên nhân có di cư sang Anh.
b. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế ngày càng gia tăng
giữa các nước
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời không chỉ thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển mà còn dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo ngày càng
tăng giữa tầng lớp chủ sở hữu tư liệu sản xuất và người lao động trong mỗi
quốc gia. Một trong các quy luật đặc thù của chủ nghĩa tư bản là quy luật phát
triển không đồng đều về kinh tế và xã hội. Hậu quả tất yếu của nó là sự phân
hóa ngày càng sâu sắc về trình độ phát triển và sự phân chia các nước tư bản
thành những nhóm nước giàu và nhóm nước nghèo.
Ngày nay, sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai nhóm nước Tư
bản phát triển và đang phát triển ngày càng tăng. Nếu năm 1770, tổng sản
phẩm xã hội tính theo đầu người ở các nước phương Tây chỉ gấp 1,2 mức của
các nước châu Á, Phi và Mỹ La tinh, thì 200 năm sau, chỉ tiêu đó ở các nước
tư bản phát triển đã tăng lên 15,5 lần, trong khi đó ở các nước đang phát triển




12


chỉ tăng lên hai lần. Còn chênh lệch về chỉ tiêu thu nhập quốc dân tính theo
đầu người giữa hai nhóm nước là 1:2 (đầu thế kỷ XIX); 1:10 (1960); 1:15
(1980) và năm 2000 là 1:25 [27].
Yếu tố quyết định đối với di chuyển quốc tế về sức lao động không
phải là số tuyệt đối về mức sống mà là tỷ lệ thu nhập quốc dân bình quân giữa
các nước xuất cư và nhập cư. Một nghiên cứu về di dân riêng lẻ hợp pháp, từ
Mê hi cô tới Mỹ cho thấy một người lao động khi ở Mê hi cô chỉ có mức
lương trung bình 31 USD/tuần, trong khi đó họ có thể kiếm được thu nhập là
278 USD/tuần ngay sau khi nhập cư và lao động tại Mỹ (tăng gấp 9 lần).
Tương tự, một công nhân ở In-đô-nê-xi-a nhận được 28 cent/ngày ở trong
nước, so với 2 USD hoặc hơn nữa khi làm công việc đó ở Malaysia. Rõ ràng
có những lợi ích kinh tế to lớn đối với những người lao động khi họ di cư tới
các nước kinh tế phát triển hơn.
Một trong những phương pháp đánh giá hiệu quả của việc di chuyển
lao động vì mục đích kinh tế, thông thường hay sử dụng mô hình chi phí hay
mô hình lợi ích (cost or benerfit model) của Stouffer (1944) và của Locosy
(1966) [27]:
M
ij
= K
Dij
LiLj
x
Wi
Wj
x
Uj
Ui
(1.1)
Trong đó: M

ij
là số lượng người di chuyển từ i đến j
U
i,
U
j
là tỷ lệ thất nghiệp tại i và j
W
i,
W
j
là thu nhập theo lương bình quân tại i và j
L
i,
L
j
là số người trong lực lượng phi nông nghiệp tại i và j
(chủ yếu tính cho khu vực thành thị và các khu công nghiệp)
D
ij
là khoảng cách từ i đến j
K là hằng số
i là nơi lao động xuất cư, j là nơi lao động nhập cư.




13

Mô hình trên đã đề cập tới các biến số việc làm, lao động và thu nhập

(từ lương) của người lao động, mô hình còn cho thấy quy mô di chuyển lao
động tại chỗ tại một nước nào đó phụ thuộc vào cấu trúc của dân số và nguồn
lao động của nước sở tại nhiều hơn là sự khác biệt của mức độ kinh tế thuần
túy và các khác biệt liên quan khác. Ở đây sự chênh lệch của biến số
Wj
Wi
,

tức
là sự chênh lệch về thu nhập của nười lao động chính là động cơ thúc đẩy di
chuyển lao động vì mục đích kinh tế. Bảng 1.1 cho thấy sự chênh lệch về mức
lương của công nhân cũng là một nhân tố thu hút nhập cư vào các nước phát
triển ở Tây Âu và Bắc Mỹ hay Nhật Bản.
Bảng 1.1. Lƣơng theo giờ trong nhà máy từ 1980 - 1995
Đơn vị: USD
TT
Nƣớc
Năm 1980
Năm 1985
Năm 1995
1
Hoa Kỳ
9,87
13,01
17,2
2
Ca na đa
8,67
10,94
16,03

3
Ốt xtrây lia
8,47
8,2
14,4
4
Niu di lân
5,33
4,47
10,11
5
Pháp
8,94
5,72
19,34
6
Đức
12,33
9,6
31,88
7
I-ta-li-a
8,15
7,63
16,48
8
Anh
5,66
6,27
13,77

9
Áo
8,88
7,58
25,33
10
Bỉ
13,11
8,97
26,88
11
Đan Mạch
10,83
8,13
24,19
12
Phần Lan
8,24
8,16
24,78
13
Hà Lan
12,06
8,75
24,18
14
Tây Ban Nha
5,89
4,66
12,7





14

TT
Nƣớc
Năm 1980
Năm 1985
Năm 1995
15
Thụy Điển
12,51
9,66
21,36
16
Tiệp Khắc


1,3
17
Hung ga ri


1,7
18
Ba Lan



2,09
19
Liên bang Nga


0,6
20
Nhật Bản
5,52
6,34
23,66
21
Xin ga po
1,49
2,47
7,28
22
Hồng Kông
1,51
1,73
4,82
23
Trung Quốc
0,25
0,19
0,25
24
Đài Loan
1
1,5

5,82
25
Hàn Quốc
0,96
1,23
7,4
26
Ma lai xi a
0,73
1,08
1,59
27
Thái Lan
0,31
0,49
0,46
28
Phi lip pin
0,53
0,64
0,71
29
In đô nê xi a
0,16
0,22
0,3
30
Ấn Độ
0,44
0,35

0,25
Nguồn: [19]
Không chỉ có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế mà giữa các
nước, các khu vực trên thế giới mà cả sự khác biệt về phân bố dân cư và tăng
trưởng dân số cũng tạo ra sức ép về việc làm ở mỗi quốc gia là khác nhau, và
thúc đẩy xuất cư để tìm kiếm việc làm.
c. Sự chênh lệch về mức tăng dân số tự nhiên
Sự chênh lệch về tốc độ gia tăng dân số cộng với tình trạng khác nhau
ngày càng tăng về trình độ phát triển kinh tế là nguyên nhân gây ra hiện tượng
xuất cư từ nước có mức tăng dân số cao hơn và trình độ phát triển kinh tế thấp
đến các nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn và tốc độ tăng dân số thấp




15

hơn. Ở nhóm nước tư bản phát triển, tỷ lệ này là 1%, còn ở nhóm các nước
đang phát triển là 2,3%. Mỗi năm có khoảng 83 triệu người được bổ sung vào
dân số thế giới, trong đó 82 triệu người sống ở các nước đang phát triển, theo
đó, tỷ lệ người làm công trên người về hưu hiện tại ở Nhật Bản và EU cũng sẽ
giảm từ 5/1 xuống còn 3/1 vào năm 2015, nếu như không có sự di dân với quy
mô lớn [27].
d. Sự kết hợp cả ba nguyên nhân nói trên
Di cư quốc tế là kết quả của ba nguyên nhân nói trên. Ba nguyên nhân
này có những quá trình phát triển và giữa chúng có mối quan hệ nhân quả,
quy định, tương hỗ lẫn nhau. Khi tốc độ tăng dân số cao, nhưng nền kinh tế
phát triển chậm chạp thì hậu quả tất yếu là nạn thất nghiệp nghiêm trọng.
Trong trường hợp đó, một mặt cần phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế
nói chung và những ngành dùng nhiều sức lao động nói riêng, mặt khác phải

xuất cư phần nào số lao động dư thừa sang những nước khác. Mê-hi-cô là một
ví dụ điển hình. Do tốc độ tăng dân số cao, nên hàng năm có khoảng 800.000
người tìm việc làm, và có khoảng 20.000 người Mê hi cô phải xuất cư sang
ngước ngoài, trước hết là sang Mỹ để kiếm sống [27]. Công việc của người
lao động Mê hi cô ở Mỹ đã làm giảm áp lực trên thị trường lao động Mê hi cô
và mang lại một luồng kiều hối đáng kể chuyển về trong nước.
e. Sự tăng thu ngoại tệ, tăng thu ngân sách, thu nhập và nâng cao
trình độ chuyên môn cho người đi làm việc ở nước ngoài
Ngoài những nguyên nhân kể trên, đây cũng là một trong những
nguyên nhân làm cho di dân tự do và xuất khẩu lao động ngày càng trở nên
hấp dẫn với nhiều nước trên thế giới và họ đã xây dựng thành chiến lược phát
triển xuất khẩu lao động, như các nước Phi-lip-pin, Thái Lan và Trung Quốc,
Ấn Độ. Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết mỗi năm tổng số tiền lao động
việc làm ở nước ngoài chuyển về quê hương đạt trên 80 tỷ USD, chiếm 1,3%




16

GDP của toàn thế giới. Theo Ngân hàng Phát triển quốc tế Mỹ, chỉ riêng số
tiền các lao động làm việc ở Mỹ gửi về các nước Nam Mỹ đã đạt 32 tỷ USD,
Ngân hàng Phát triển Châu Á cho biết năm 2002, lao động ở các nước Châu
Á - Thái Bình Dương gửi về nước 30 tỷ USD thu nhập từ việc làm ở nước
ngoài hàng năm, Ả rập Xê út đứng thứ hai là 15 tỷ USD, Ấn Độ: 10 tỷ USD,
7 triệu lao động Philippin ở nước ngoài gửi khoảng 6,4 triệu USD/năm (chiếm
8,9% GDP). Theo thống kê chính thức của WB, số tiền lao động Tông-ga gửi
về chiếm tới 37% GDP. Các chuyên gia về xuất khẩu lao động khẳng định
trên thực tế số tiền gửi về nước còn cao hơn nhiều so với thống kê chính thức,
vì nhiều khoảng tiền không qua hệ thống ngân hàng chính thức. Hơn nữa

thông qua di dân quốc tế, các nước xuất khẩu lao động còn có thêm cơ hội
phát triển giao dịch thương mại và đầu tư. Các mạng lưới gia đình Trung Hoa
đóng vai trò quan trọng trong việc xác lập quan hệ thương mại giữa Trung
Quốc và các nước Thái Lan, Indonesia, Singapore và Malaysia.
1.1.2.2. Những điều kiện thực hiện xuất khẩu lao động
Ngày nay có nhiều lý thuyết di dân mới lý giải các nguyên nhân di dân
nói chung cũng như trong các hoàn cảnh đặc biệt, chẳng hạn một vài lý thuyết
điển hình như mô hình phân tích chi phí lợi ích trong quyết định di dân. Tuy
nhiên, trong các hoàn cảnh xã hội bình thường thì các nhân tố kinh tế là
nguyên nhân chính để dẫn đến di cư, sau đó là cơ hội thăng tiến, phát triển cá
nhân, hợp lý hoá gia đình. Để điều này diễn ra được đòi hỏi phải có những
điều kiện nhất định
Thứ nhất, để số sức lao động dư thừa ở một nước nào đó có thể xuất cư
ra nước ngoài cần phải tạo điều kiện để nó biến thành hàng hóa, tức là thành
đối tượng mua - bán giữa các nước. Chủ nghĩa Tư bản đảm nhiệm điều đó
bằng cách tách những người sản xuất ra khỏi tư liệu sản xuất và đất đai. Một
khi không còn tư liệu sản xuất, người lao động buộc phải bán sức lao động




17

của mình ở trong nước hoặc ở nước ngoài. Trường hợp thứ hai chính là di
chuyển quốc tế sức lao động.
Thứ hai, để có thể di chuyển quốc tế sức lao động, phải phá vỡ các trở
ngại về quan hệ xã hội như quan hệ gia trưởng, phong kiến, công xã, bộ lạc
Ở nhiều nước như Châu Phi, Đông Nam Á, trong những thời kỳ lịch sử kéo
dài không hề biết đến hiện tượng di dân vì lý do kinh tế một cách chủ ý. Nếu
có xảy ra thì cũng do bị cưỡng bức (buôn bán nô lệ, bắt phu đi đồn điền )

hay các xung đột tôn giáo, chủng tộc, chiến tranh Đó là vì ảnh hưởng của
tâm lý bài ngoại thái quá mà nhiều dân tộc, nhiều bộ lạc, sắc tộc cam chịu đói
nghèo chứ nhất định không chịu xuất cư.
Thứ ba, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản đã vượt ra ngoài
phạm vi của mỗi quốc gia. Nói cách khác, không chỉ có nền kinh tế mà bản
thân người lao động làm thuê cũng bị quốc tế hóa. Trong tình hình đó, “tư
bản đi đâu, người vô sản phải bám theo đó”. Luồng di chuyển quốc tế của tư
bản quyết định hướng và lượng của sức lao động phải di cư theo. Qua lịch sử
di dân quốc tế, chúng ta đều nhận thấy: nếu vào đầu thế kỷ thứ XIX, hướng
xuất khẩu tư bản thường trùng với hướng của dòng di cư: Từ Châu Âu sang
châu Mỹ, từ Anh sang các nước thuộc địa của Anh thì sau đó tình hình hoàn
toàn ngược lại: hướng di cư của sức lao động ngược chiều với dòng tư bản
xuất khẩu. Chẳng hạn: Trước năm 1890, quá nửa số người nhập cư vào Mỹ là
những người xuất cư từ Anh và Đức; 80% lượng di cư theo thời kỳ này là
bám theo tư bản, còn đầu thế kỷ XX, quá nửa số người nhập cư vào Mỹ là
những người xuất cư từ những nước nhập khẩu tư bản Mỹ như I-ta-li-a, Áo,
Hung-ga-ri [27], Nga. Đây là mối quan hệ giữa hướng của xuất khẩu tư bản
và di chuyển quốc tế sức lao động. Tuy vậy, khối lượng tư bản xuất khẩu và
lượng người nhập cư vào nước xuất khẩu tư bản có mối quan hệ trực tiếp




18

cùng chiều, tức là lượng tư bản xuất khẩu tăng thì lượng người nhập cư cũng
tăng.
Thứ tư, để các nước tham gia vào quá trình trao đổi quốc tế không
những cần có trao đổi về lao động vật hóa (hàng hóa) mà còn phải có trao đổi
về lao động tiềm năng (sức lao động). Sự hoàn thiện không ngừng của các

phương tiện giao thông vận tải, công nghệ thông tin đã thúc đẩy quá trình di
chuyển quốc tế sức lao động nói chung và xuất khẩu lao động nói riêng và sự
phát triển của thị trường lao động thế giới.
Chỉ tiêu nói lên mức độ ảnh hưởng của di chuyển quốc tế sức lao động
đối với nước nhập cư là tỷ trọng lao động nhập cư trong tổng nguồn sức lao
động của nước đó. Còn đối với nước xuất cư là tỷ trọng lao động xuất cư
trong tổng nguồn sức lao động của họ.
1.1.3. Hiệu quả kinh tế - xã hội của xuất khẩu lao động
Ngày nay, xuất khẩu lao động là một lĩnh vực thuộc hoạt động kinh tế
đối ngoại, nó đã phát triển tự phát từ di dân quốc tế, thành những trào lưu qua
các thời kỳ, trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến gắn liền với hệ
thống kinh tế thế giới. Xuất khẩu lao động là một giải pháp góp phần tạo thêm
việc làm, tăng thu nhập cá nhân, tích lũy chuyển về nước và tăng nguồn thu
cho ngân sách Nhà nước. Hiệu quả kinh tế - xã hội của xuất khẩu lao động
được thể hiện ở các mặt sau đây:
1.1.3.1. Tạo việc làm cho người lao động
Việc làm được hiểu là những hoạt động có ích không bị pháp luật ngăn
cấm và đem lại thu nhập cho người lao động.
Một trong những vấn đề cấp thiết mà các nước xuất khẩu lao động phải
đương đầu là giải quyết sức ép về lao động, việc làm và khả năng tạo chỗ làm
việc mới. Tình trạng phổ biến chung đối với các nước này là tốc độ gia tăng
chỗ làm việc mới không thể đáp ứng kịp với số người mỗi năm bước vào tuổi




19

lao động. Đó là chưa kể trong quá trình sản xuất có hàng loạt cơ sở bị phá sản
do làm ăn thua lỗ, bổ sung vào số lao động thất nghiệp trong xã hội.

Đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần
giảm đầu tư trong nước để dạy nghề, tạo việc làm cho người lao động. Điều
này được đánh giá qua công thức:
Mức tiết kiệm vốn đầu tư tạo việc làm trong nước: [27]
M
tk

= m
dt
.
L

(1.2)
Trong đó:
M
tk
: Mức tiết kiệm vốn đầu tư tạo việc làm trong nước
m
dt
: Suất đầu tư trung bình cho một chỗ làm việc mới ở trong nước
L: Số người lao động thường xuyên có việc làm ở nước ngoài
Giảm bớt sức ép về việc làm, tiết kiệm được vốn đầu tư tạo việc làm
bằng con đường xuất khẩu lao động cũng có nghĩa là tăng thêm nguồn vốn
đầu tư để giải quyết việc làm ở trong nước
1.1.3.2. Tăng thu nhập cá nhân và tích lũy cho đất nước
Người lao động tham gia xuất khẩu lao động có mức thu nhập cao hơn
nhiều so với làm việc trong nước.
Số tiền do xuất khẩu lao động đem lại mang ý nghĩa to lớn đối với các
nước xuất khẩu lao động và gia đình người lao động vì đây là một khoản thu
ngoại tệ về xuất khẩu của quốc gia nói chung.

Lượng tiền nước xuất khẩu lao động nhận nhiều hay ít phụ thuộc vào số
lượng người đang làm việc ở nước ngoài, tiền lương bình quân danh nghĩa
của công nhân tại nước nhập cư, lãi suất khoản tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn tại
nước xuất khẩu lao động so với lãi suất tiền gửi ngoại tệ (cùng loại) mãn kỳ
thanh toán ở nước nhập khẩu lao động; tỷ lệ lãi về bất động sản ở nước xuất
khẩu lao động so với tỷ lệ lãi về tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng nước nhập




20

khẩu lao động; chính sách thuế nhập khẩu, các quy định về nhập khẩu hàng,
thủ tục hải quan của nước xuất khẩu lao động ). Nếu như chính sách thu hút
kiều hối của Chính phủ không phù hợp, người lao động sẽ tăng phần chi phí ở
nước ngoài, tăng mua hàng hóa do đó giảm phần thu nhập gửi về nước.
Số tiền người lao động ở nước ngoài gửi về còn tùy thuộc vào bản thân
người lao động: có gia đình hay chưa, đổ tuổi (già hay trẻ), có ý định trở về
nước khi hết hạn hợp đồng hay còn tiếp tục gia hạn hợp đồng hoặc có ý định
nhập cư lâu dài, sau khi trở về sẽ nghỉ “hưu"hay còn tiếp tục làm việc; tỷ lệ
nữ trong cộng đồng người di cư của nước xuất khẩu lao động, vì điều này liên
quan đến khả năng kết hôn và tiêu dùng cho gia đình ở nước nhập cư.
Hiệu quả kinh tế - xã hội của khoản tiền gửi này trước hết phụ thuộc
vào trình độ phát triển kinh tế, môi trường và xã hội và chủ trương, chính sách
đầu tư tại nước xuất khẩu lao động.
1.1.3.3. Góp phần tăng thu nhập quốc dân
Thu nhập do người lao động ở nước ngoài tạo ra, bổ sung vào thu nhập
quốc dân (GNP) có thể được xác định qua công thức: [26]
Q =
n,m

i,j
(Pij Vij)


k
j
(1.3)

Trong đó:
P
j
: Thu nhập cho ngân sách nhà nước của người lao động và doanh
nghiệp xuất khẩu lao động
V
i,j
:
Thu nhập của người lao động (sau khi khấu trừ các nghĩa vụ phải
đóng góp)
k: hệ số quy đổi ngoại tệ
i: Biến số người
j: Biến số nước




21

Qua công thức (1.3), ta thấy có những yếu tố liên quan đến việc tăng
nguồn thu cho ngân sách đối với các nước xuất khẩu lao động từ thu nhập của
người lao động và doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lao động:

Thứ nhất, người đi lao động ở nước ngoài phải trích một phần tiền
lương của mình và trả một số khoản lệ phí như lệ phí làm hộ chiếu và thủ tục
nhập cảnh cho Nhà nước.
Thứ hai, đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao
động phải nộp tiền lệ phí cấp giấy phép hoạt động và phí quản lý cho Nhà
nước.
Thứ ba, tiền bán vé máy bay cho người lao động đi làm việc ở nước
ngoài thông qua các công ty cung ứng lao động xuất khẩu.
Thứ tư, thu từ các loại thuế: thuế thu nhập cao, thuế bán hàng nhập
khẩu tại thị trường nội địa, thuế thu nhập doanh nghiệp
Thứ năm, thu từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa: Các nước nhập lao
động thường nhập khẩu hàng tiêu dùng như lương thực, thực phẩm để bán
cho người lao động xuất khẩu hoặc xuất khẩu lao động theo hình thức nhận
thầu công trình trọn gói mà bên xuất khẩu lao động chịu trách nhiệm cung
ứng máy móc, thiết bị thì cũng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, hoặc khi đã
quen với thị trường nước ngoài, người lao động xuất khẩu có thể ký kết hợp
đồng mua bán hàng hóa với thị trường nước nhận lao động.
1.1.3.4. Nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động
Thông qua lao động ở nước ngoài, người lao động có điều kiện nâng
cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tiếp thu được công nghệ và tác phong
sản xuất công nghiệp tiên tiến, từng bước đáp ứng các yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước khi họ trở về nước. Tuy vậy, việc nâng cao tay
nghề chuyên môn cũng phụ thuộc vào trình độ đào tạo của người lao động
trước khi đi và công việc của họ được làm ở nước đến. Nếu người lao động




22


chưa qua đào tạo trước khi đi, ra nước ngoài lại được bố trí làm những lao
động giản đơn, thì ít có hy vọng nâng cao tay nghề hoặc học được một nghề
bổ ích cho tương lai. Trong trường hợp này việc nâng cao tay nghề chỉ có thể
diễn ra khi họ được học nghề tại nước đến làm việc, nếu chi phí đào tạo cho
chủ sử dụng lao động chịu thì thu nhập của họ sẽ rất thấp vì một phần tiền
lương sẽ bị khấu trừ để hoàn trả lại chi phí đào tạo. Cũng có thể xảy ra trường
hợp, người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài là những người thợ
giỏi, có trình độ chuyên môn tốt thì với những nghề hiện đại, phức tạp được
đào tạo khi còn ở nước ngoài, sẽ hiếm có cơ hội được sử dụng hoặc chỉ được
sử dụng với hiệu quả thấp khi họ trở về nước. Số lao động này có thể không
trở về nước hoặc nếu trở về thì họ lại chờ cơ hội để xuất cư lần nữa.
Như vậy, xuất khẩu lao động mang lại những tác động tích cực đối với
việc tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, Ngân sách Nhà nước và bản thân
người lao động, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp tại nước xuất khẩu lao
động, nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho người lao động. Để ổn
định và phát triển các lợi thế trên, cần tăng số lượng và chất lượng lao động
xuất khẩu, mở rộng thị trường lao động ngoài nước, tăng tỷ lệ lao động có
chuyên môn và thu nhập cao nhằm làm tăng tỷ lệ đóng góp Ngân sách; đồng
thời cải tiến công tác quản lý xuất khẩu lao động thông qua một số giải pháp
về chính sách, quản lý thị trường, đào tạo nguồn nhân lực và tài chính.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù bị tác động bởi
các nền kinh tế và các chính sách phát triển của các nước, đồng thời cũng có
tác động trở lại đối với nền kinh tế và xã hội của các nước xuất cư và nhập cư.
Quá trình xuất khẩu lao động của mỗi quốc gia trong điều kiện kinh tế thị
trường chịu ảnh hưởng của một số nhân tố cơ bản sau đây:
Yếu tố cạnh tranh:

×