Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

Các nhân tố tác động tới tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.29 KB, 135 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã tích cực chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế, tham gia các tổ chức kinh tế thế giới và ký kết các Hiệp định thương
mại song phương với các đối tác thương mại lớn, trong đó có EU. Hiệp định
khung Việt Nam – EU được ký kết năm 1995 đã mở ra quan hệ mới trong hợp tác
kinh tế, đặc biệt là hoạt động thương mại quốc tế giữa Việt Nam và khu vực EU.
Việt Nam luôn là nhà cung cấp các mặt hàng thuỷ sản có chất lượng cao và đáp
ứng được thị hiếu tiêu dùng của thị trường này.
Tuy nhiên, một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ
sản Việt Nam là hệ thống hàng rào phi thuế quan của EU rất khắt khe và liên tục
được bổ sung sửa đổi, điều này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế và nguyên
tắc bảo vệ người tiêu dùng của WTO. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU trong
giai đoạn tới có nhiều sụ thay đổi, tác động tới việc điều chỉnh cơ cấu mặt hàng
thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới. Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu thuỷ
sản của Việt Nam sang EU còn chịu tác động của nhiều nhân tố khác như thu
nhập bình quân đầu người của EU, từ các vụ kiện bán phá giá của Hoa Kỳ đối với
thuỷ sản Việt Nam, ảnh hưởng từ thị trường ngoại tệ ... Việt Nam cần làm gì để
vượt qua các rào cản đó và duy trì được thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn này?
Đề tài: “Các nhân tố tác động tới tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO” được lựa chọn và nghiên cứu
nhằm trả lời câu hỏi trên.
2. Mục đích của bài nghiên cứu
Phân tích các quy định trong hàng rào thuế quan và phi thuế quan của
EU, từ đó đánh giá tác động tiêu chuẩn kỹ thuật của EU tới hoạt động xuất khẩu
thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường này. Đề tài đánh giá tính hiệu quả của
chương trình kiểm soát dư lượng độc hại trong thuỷ sản nuôi Việt Nam để từ đó
đưa ra các kiến nghị cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc tăng
cường kiểm soát chất lượng của các mặt hàng thủy sản xuất khẩu.
Đề tài phân tích nguy cơ bị khởi kiện bán phá giá đối với một số mặt
hàng thuỷ sản Việt Nam nhằm cảnh báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu có


những biện pháp để chủ động ứng phó. Dự báo nhu cầu nhập khẩu thủy sản của
thị trường EU trong thời gian tới, tạo cơ sở để thủy sản Việt Nam kịp thời chuyển
đổi cơ cấu mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường EU từ nay
đến năm 2010.
Luận văn tốt nghiệp
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến chính
sách thương mại quốc tế của EU. Đồng thời phân tích và đánh giá hiệu quả
của Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong nuôi trồng thủy
sản, đây là một trong các biện pháp vượt rào của Việt Nam trước các tiêu
chuẩn kỹ thuật trong hàng rào phi thuế quan của EU. Đi sâu phân tích hoạt
động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU, đồng thời phân
tích các nhân tố tác động.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo. Đặc biệt, ngoài những phân tích
định tính, đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phân tích chuỗi thời vụ để xây
dựng mô hình dự báo nhu cầu nhập khẩu đối với một số mặt hàng thủy sản của
EU và dự báo sản lượng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU
giai đoạn 2008 – 2010. Từ đó đánh giá triển vọng và thời cơ cho hoạt động xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam, xây dựng cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu để tận
dụng được thời cơ và hạn chế nguy cơ từ các đối thủ cạnh tranh. Phần mềm dự
báo được tác giả sử dụng là phần mềm SPSS.
Nguồn thông tin sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập trực tiếp từ
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), qua Website của
EU, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Niên giám thống kê...
5. Kết cấu của bài nghiên cứu
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, bài
nghiên cứu được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Nhân tố tác động tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang

thị trường EU và hoạt động sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang
thị trường EU.
Chương 3: Dự báo về triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO.
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU VÀ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM
1.1. Nhân tố cơ bản tác động tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
sang thị trường EU
1.1.1.Hệ thống thuế quan của EU
Các nước thuộc Liên minh châu Âu áp dụng hệ thống thuế quan chung
của EU. Biểu thuế quan được xây dựng trên cơ sở hệ thống hài hòa (HS –
Harmonized System) trong mô tả và mã hàng hóa. Chế độ thuế quan chung
(CCT) được áp dụng cho tất cả các nước thành viên EU.
1.1.1.1. Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu = Giá trị hàng hóa nhập khẩu X Thuế suất
Trong đó:
+ Giá trị hàng hóa nhập khẩu tính theo giá CIF bao gồm: tiền hàng, chi
phí đóng gói, chi phí để làm thủ tục xuất khẩu, nộp thuế xuất khẩu (nếu có), chi
phí để lập bộ chứng từ xuất khẩu, cước vận tải đến cảng đến và phí bảo hiểm.
+ Thuế suất phụ thuộc vào loại hàng và xuất xứ của hàng nhập khẩu.
Thuế suất được xây dựng trên nguyên tắc: những mặt hàng trong nước
chưa sản xuất được, hoặc sản xuất không đủ, hoặc cần thiết để phát triển những
ngành sản xuất trong nước thì sẽ được miễn thuế hoặc hưởng thuế suất thấp;
Ngược lại, những mặt hàng trong nước đã sản xuất đủ hay để khuyến khích
trong nước tự sản xuất thì sẽ phải chịu thuế suất cao. Theo nguyên tắc này, hầu
hết nguyên liệu nhập vào EU được miễn thuế nhập khẩu hoặc chịu thuế suất
thấp, còn các mặt hàng nông sản thực phẩm phải chịu mức thuế cao hoặc thuế

đặc biệt.
1.1.1.2. Thuế ưu đãi
Các loại hình ưu đãi thuế của EU
Ngoài chính sách thuế quan thông thường đối với hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa, EU còn có chính sách ưu đãi về thuế trong một số điều kiện.
Chính sách ưu đãi này chia làm 3 nhóm các nhà xuất khẩu:
- Nhóm thứ nhất áp dụng đối với các nước có quy chế tối huệ quốc.
- Nhóm thứ hai là ưu đãi thuế quan phổ cập GSP, áp dụng đối với hàng
nhập khẩu từ các nước đang phát triển ở mức độ thấp.
Luận văn tốt nghiệp
- Nhóm thứ ba là thuế ưu đãi đặc biệt, thực hiện đối với hàng nhập
khẩu từ một số nước đang phát triển được hưởng ưu đãi GSP kèm với những ưu
đãi theo hiệp định song phương khác như các hiệp định giữa EC với các nước
chậm phát triển nhất, giữa EC – ACP.
Điều kiện để được hưởng Hệ thống ưu đãi Thuế quan phổ cập - GSP
Việt Nam thuộc nhóm các nước được hưởng GSP, vì vậy cần tìm hiểu kỹ
hơn về chế độ thuế quan này.
GSP là Hệ thống ưu đãi Thuế quan phổ cập, là chế độ ưu đãi đặc biệt của
các nước công nghiệp dành cho các nước chậm phát triển. Bản chất của chế độ
GSP là các nước công nghiệp phát triển sẽ áp dụng chế độ miễn thuế hoặc thuế
rất thấp cho hàng hóa của các nước đang và kém phát triển, nhằm giúp hàng hóa
của tất cả các nước này có điều kiện thâm nhập được vào thị trường các nước
phát triển.
Để được hưởng GSP thì phải đạt các điều kiện: phải là nước chậm và
đang phát triển (EU quy định phải có thu nhập bình quân đầu người ≤ 6000
USD/ năm) và hàng hóa phải đạt được 3 điều kiện cơ bản: (1) Điều kiện xuất xứ
từ nước được hưởng; (2) Điều kiện về vận tải; (3) Điều kiện về giấy chứng
nhận xuất xứ.
Điều kiện xuất xứ từ nước được hưởng
- Đối với sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ nước được

hưởng ưu đãi như: khoáng sản, động thực vật, thủy sản đánh bắt trong lãnh hải
và hàng hóa sản xuất từ sản phẩm đó được xem là có xuất xứ và được hưởng ưu
đãi GSP.
- Đối với các sản phẩm có thành phần nhập khẩu: EU quy định hàm
lượng trị giá sản phẩm sáng tạo tại nước được hưởng GSP (tính theo giá xuất
xưởng) phải đạt 60% tổng trị giá hàng liên quan. Tuy nhiên, đối với một số nhóm
hàng hàm lượng này có thể thấp hơn.
EU cũng quy định xuất xứ cộng gộp, theo đó hàng hoá của một nước có
thành phần xuất xứ từ một nước khác trong cùng một tổ chức khu vực cũng được
hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước liên
quan. Ngoài ra còn quy định cụ thể khác về GSP của EU như nguyên tắc tự vệ
loại trừ điều kiện hưởng GSP, cơ chế kinh tế thị trường và nhóm có nền kinh tế
phi thị trường…
Luận văn tốt nghiệp
Về điều kiện vận tải (hay điều kiện gửi hàng): EU yêu cầu hàng hóa phải
được gửi thẳng từ nước được hưởng ưu đãi đến nước cho hưởng. Quy định này
nhằm đảm bảo hàng hóa không bị gia công tái chế thêm trong quá trình vận
chuyển. Điều kiện gửi hàng được thỏa mãn khi:
- Hàng hóa vận chuyển không qua lãnh thổ của một nước thứ ba nào
khác
- Nếu hàng hóa vận chuyển qua một nước thứ ba thì phải được đảm
bảo rằng: hàng hóa chịu sự kiểm soát của nước thứ ba đó và không qua bất cứ
quá trình gia công tái chế hay mua đi bán lại nào tại nước thứ ba đó.
Về điều kiện giấy chứng nhận xuất xứ: EU yêu cầu hàng hóa muốn được
hưởng GSP thì cần có giấy chứng nhận xuất xứ Form A.
Khi đã đạt đủ các tiêu chuẩn nêu trên thì hàng nhập khẩu vào EU sẽ được
hưởng ưu đãi theo chế độ GSP, nhưng không phải với loại sản phẩm nào cũng
được hưởng một mức thuế quan như nhau mà phụ thuộc vào tính cạnh tranh của
từng loại sản phẩm đó.
Mức thuế ưu đãi

Cụ thể, chế độ GSP hiện hành chia làm 4 loại sản phẩm với 4 mức thuế
ưu đãi khác nhau.
Thứ nhất là loại sản phẩm có độ nhạy cảm cao: Mức thuế ưu đãi bằng
85% so với thuế quan chung (CCT).
Thứ hai là loại sản phẩm nhạy cảm: Có mức thuế ưu đãi bằng 70% so
với thuế quan chung (CCT).
Thứ ba là loại sản phẩm bán nhạy cảm: Chịu mức thuế bằng 30% mức
thuế CCT.
Thứ tư là loại không nhạy cảm: Được miễn thuế hoàn toàn (0%).
Hơn thế nữa không phải mặt hàng nào nằm trong danh mục giảm thuế
này cũng nghiễm nhiên vào được thị trường EU vì theo điều 14 (điều khoản tự
vệ) của quy chế GSP thì một số sản phẩm được đưa ra vẫn có thể bị thay đổi
trong thời gian hưởng lợi khi mặt hàng đó “gây ra hoặc đe dọa gây ra khó
khăn cho các nhà sản xuất của EU”. EU thường xuyên điều chỉnh hệ thống
thuế quan chung (CCT) như một công cụ hữu hiệu để quản lý hoạt động ngoại
thương, do đó các doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi để đáp ứng những
yêu cầu cần thiết và được hưởng lợi. Hàng năm Ủy ban châu Âu sẽ đăng trên
Luận văn tốt nghiệp
công báo của Liên minh châu Âu về biểu thuế quan hưởng theo quy chế MNF
đối với tất cả danh mục hàng hóa nhập khẩu vào EU.
Bên cạnh chế độ thuế quan trên, EU còn áp dụng nhiều loại thuế khác
như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,…
1.1.1.3. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
VAT được áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa được bán ở EU. Nhìn
chung mức thuế VAT thấp đối với mặt hàng thiết yếu và mức thuế cao áp dụng
cho các mặt hàng xa xỉ. VAT được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trên giá CIF.
Hiện nay, mức thuế VAT ở các nước khác nhau thì khác nhau.
Bảng 1.1: Mức thuế giá trị gia tăng của một số nước EU
Các nước thuộc EU Mức thông thường (%) Mức thuế giảm (%)
Áo 20 10 và 12

Bỉ 21 0, 1, 6 và 12
Đan Mạch 25
Phần Lan 22 8 và 17
Pháp 19,6 2,1 và 5,5
Đức 16 7
Hy Lạp 18 4 và 8
Aixơlen 21 0 và 12,5
Italy 20 4 và 10
Luxemburg 15 3,6 và 12
Hà Lan 19 6
Bồ Đào Nha 17 5 và 12
Thụy Điển 25 6 và 12
Anh 17,5 0 và 5
Nguồn:
1.1.1.4. Thuế nông sản và hải sản:
Liên minh châu Âu tham gia vòng đàm phán Urugoay nhằm hủy bỏ mức
thuế nhập khẩu nông sản trước kia của mình và thay bằng các công cụ thuế được
chấp nhận rộng rãi hơn. Thuế nông sản gồm nhiều phần khác nhau, thuế theo mùa
và dựa trên giá thời điểm nhập khẩu.
1.1.2. Hệ thống phi thuế quan của EU
Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật là biện pháp phi thuế quan chính mà EU
áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào liên minh, đây là hệ
Luận văn tốt nghiệp
thống bảo hộ bằng rào cản kỹ thuật hiệu quả nhất trên thế giới hiện nay và hoàn
toàn phù hợp với xu thế chung của thương mại thế giới. Hệ thống rào cản kỹ
thuật được cụ thế hóa ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu
chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo
vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động.
1.1.2.1. Quy định của EU về vệ sinh an toàn thực phẩm
a. Quy định của EU về kiểm tra chứng nhận

Quyết định 95/328/EC ngày 25/7/1995 quy định về cấp giấy chứng nhận
vệ sinh cho các sản phẩm thủy sản từ các nước thứ Ba mà chưa chịu bởi một
quyết định riêng biệt nào. Quyết định nêu rõ các sản phẩm thủy sản ký gửi đưa
vào các lãnh thổ được xác định trong phụ lục 1 của Chỉ thị 90/675/EEC sẽ phải
được chứng minh kiểm tra bởi cơ quan kiểm tra của nước thứ Ba, và cùng với
chứng nhận vệ sinh gốc chứng thực rằng điều kiện vệ sinh khi mua bán, sản xuất,
chế biến, đóng gói và các giấy tờ chứng minh của sản phẩm là ít tương đương với
những điều đã nêu ra trong Chỉ thị 91/493/EEC.
Quyết định 96/333/EC về chứng nhận vệ sinh cho hải sản là nhuyễn thể
hai mảnh vỏ, động vật da gai, giáp xác và chân bụng từ các nước thứ Ba mà
không chịu bởi một Quyết định riêng biệt nào. Quyết định quy định điều kiện đặc
biệt cho việc nhập nhuyễn thể hai mảnh vỏ, loài da gai, giáp xác và chân bụng
biển cho các nước thứ Ba.
Chỉ thị 97/78/EC được đưa ra để tổ chức kiểm tra thú y các sản phẩm
nhập khẩu từ các nước thứ Ba, nhằm cung cấp một nguồn thực phẩm an toàn và
ổn định, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Chỉ thị 97/78/EC về việc kiểm tra tại cửa
khẩu do các nước thành viên EU tiến hành. Các sản phẩm nhập khẩu từ nước thứ
Ba phải được cấp giấy chứng nhận trước khi đưa vào lãnh thổ EU.
Quy định kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thịt gia súc, gia cầm
và thủy sản
Chỉ thị 91/493/EEC ngày 22-7-1991 đề ra các điều kiện vệ sinh đối với
việc sản xuất và đưa vào thị trường các sản phẩm thủy sản cho người tiêu dùng.
Chỉ thị 97/78/EC sửa đổi điều 11 của Chỉ thị 91/493/EEC.
Chỉ thị 92/48/EEC ngày 16-6-1992, ban hành các quy định vệ sinh tối
thiểu áp dụng cho các sản phẩm thủy sản đánh bắt được trên một số loại tàu theo
điều 3 (1)(a)(i) của Chỉ thị 91/493/EEC (các khoang chứa sản phẩm, nước đá làm
Luận văn tốt nghiệp
đông lạnh, v..v). Ba Chỉ thị nêu trên đều nhằm mục đích đảm bảo vệ sinh thực
phẩm thủy sản nhằm bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.
Chỉ thị 93/43/EEC ngày 14-6-1993 quy định về vệ sinh thực phẩm. Chỉ

thị này đề ra những luật lệ chung về vệ sinh thực phẩm và các thủ tục thẩm tra
việc chấp hành các luật lệ ấy. Việc chuẩn bị, chế biến, sản xuất, bao gói, bảo
quản, vận chuyển, phân phối, lưu giữ, bán buôn và bán lẻ cần phải được tiến hành
một cách vệ sinh. Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm cần phải xác định rõ
công đoạn nào trong các hoạt động của mình là cốt lõi để đảm bảo an toàn thực
phẩm và đảm bảo rằng các biện pháp an toàn được xác định, được thực hiện,
được quản lý và giám sát trên cơ sở các nguyên tắc sau đây, được áp dụng để xây
dựng Hệ thống HACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm kiểm
soát tới hạn trong quá trình chế biến thực phẩm).
Quy định các chất lây nhiễm bao gồm đioxin và kim loại nặng,
thuốc trừ sâu trong nuôi trồng thủy sản
Chỉ thị 2001/22 ngày 8/3/2001 quy định phương pháp lấy mẫu và
phương pháp phân tích đối với mức kiểm soát chính thức, chì, Cadimi, thủy ngân
và 3-MCPD có trong thực phẩm.
Quyết định 2001/182/EC ngày 8/3/2001 bãi bỏ Quyết định 95/351/EEC
xác định các phương pháp phân tích, kế hoạch lấy mẫu và giới hạn tối đa cho
thủy ngân trong sản phẩm thủy sản.
Quy định 466/2001 ngày 8/3/2001 quy định giới hạn tối đa một số chất
gây ô nhiễm nhất định trong thực phẩm (bãi bỏ Chỉ thị 93/351/EEC).
Chỉ thị 2002/69/EC ngày 26/7/2002 quy định phương pháp lấy mẫu và
phương pháp phân tích kiểm soát chính thức đioxin và xác định đioxin như PCP’s
trong thực phẩm.
Chỉ thị 2002/70/EC ngày 26/7/2002 lập yêu cầu cho việc xác định mức
độ đioxin và giống đioxin như PCBs trong thức ăn chăn nuôi.
Quy định của Hội đồng (EEC) 315/93 ngày 8/2/1993 đề ra các quy định
về các chất ô nhiễm trong thực phẩm với điều kiện là:
+ Thực phẩm chứa chất ô nhiễm với số lượng không thể chấp nhận xét
theo quan điểm y tế cộng đồng và đặc biệt ở mức độc hại không đưa ra thị
trường tiêu thụ được.
+ Sẽ giữ ở mức ô nhiễm thấp có thể đạt được bằng các biện pháp sau đó

Luận văn tốt nghiệp
+ Đối với một số chất ô nhiễm nên thiết lập các mức tối đa nhằm bảo vệ
sức khỏe cộng đồng
Hiện tại EU cũng chưa có giới hạn cụ thể nào thiết lập ở cấp Cộng đồng
đối với điôxin hoặc PCBs trong thực phẩm và chỉ áp dụng yêu cầu chung.
Ủy ban yêu cầu Ủy ban Khoa học Thực phẩm (SCF) và Ủy ban Khoa
học Dinh dưỡng Động vật (SCAN) đánh giá những rủi ro cho sức khỏe cộng
đồng xuất phát từ sự có mặt của điôxin trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi,
bao gồm cả đánh giá lượng dung nạp điôxin và PCBs trong chế độ ăn của người
dân EU, xác định yếu tố đóng góp chính.
Mục đích chung của chính sách EU về điôxin là làm giảm mức nhiễm
điôxin và PCBs trong môi trường, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi nhằm đạt
được mức bảo vệ sức khỏe cộng đồng cao. Mục đích này sẽ đạt được thông qua
thực hiện các yêu cầu trong tất cả các giai đoạn của chuỗi thực phẩm và thức ăn
như sau:
+ Giảm mức ô nhiễm môi trường
+ Giảm mức ô nhiễm của thức ăn chăn nuôi, bao gồm cả thức ăn cho
thủy sản
+ Giảm mức ô nhiễm của thực phẩm
Ủy ban đã đề xuất cho các nước thành viên các biện pháp lập pháp sau
đây liên quan đến thức ăn chăn nuôi:
+ Thiết lập các mức tối đa nghiêm ngặt nhưng khả thi
+ Thiết lập các mức thực tế tác dụng như công cụ cảnh báo sớm về mức
điôxin cao
+ Thiết lập các mục tiêu để thực phẩm và thức ăn chăn nuôi nằm trong
giới hạn khuyến cáo của các Ủy ban khoa học.
b. Quy định của EU về dư lượng
EU đã ban hành các chỉ thị quy định việc cấm sử dụng cũng như hạn chế
sử dụng các chất độc hại, gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. EU đưa ra danh
mục các chất cấm sử dụng và quy định hàm lượng tối đa các chất độc đó trong

sản phẩm tiêu thụ tại thị trường EU. Quy định của EU được liên tục cập nhật và
sửa đổi theo hướng bổ sung thêm các chất cấm mới và hạn chế tới mức 0% các
chất độc hại được quy định về hàm lượng trước đó. Một số chỉ thị sau của EU
quy định về dư lượng các chất độc có trong thủy hải sản như sau:
Luận văn tốt nghiệp
EU đã ban hành Chỉ thị 96/22/EC ngày 29-4-1996 quy định về việc cấm
sử dụng một số chất có tính kích thích tuyến giáp và kích thích hoóc môn và các
chất nhóm beta-agonist trong nuôi trồng thủy sản. Chỉ thị này thay thế các Chỉ
thị 81/602/EEC, 88/146/EEC và 88/219/EEC. Theo Chỉ thị 96/22/EC, Việt Nam
phải chịu trách nhiệm kiểm tra và ngăn cấm việc sử dụng các chất kích thích
tăng trưởng trong nuôi trồng. Chỉ thị 96/23/EC ngày 29-4-1996 quy định về các
biện pháp giám sát một số hóa chất và dư lượng của chúng trong động vật sống
và các sản phẩm động vật. Chỉ thị này thay thế cho các Chỉ thị 85/358/EEC,
Chỉ thị 86/469/EEC và các Quyết định 89/187/EEC, 91/664/EEC. Theo Chỉ thị
96/23/EEC, Việt Nam phải tuân thủ các biện pháp giám sát một số hoạt chất và
dư lượng của chúng trong nuôi trồng thủy sản thì mới có thể xuất khẩu sang thị
trường EU.
Các chỉ tiêu và mức giới hạn cho phép đối với sản phẩm thủy sản xuất
khẩu sang thị trường EU được chia thành hai loại: Chỉ tiêu hóa học và chỉ tiêu
sinh học, trong các chỉ tiêu này lại được chia thành các chỉ tiêu cụ thể. Đối với
chỉ tiêu hóa học, bao gồm các chỉ tiêu sau: kháng sinh cấm, kháng sinh hạn chế
sử dụng, thuốc trừ sâu, chất kích thích sinh trưởng, chất diệt ký sinh trùng, độc
tố nấm, kim loại nặng, độc tố sinh học biến, các chất phụ gia. Chỉ tiêu sinh học
bao gồm: ký sinh trùng, coliform phân, E.coli, Salmonella spp, Listeria
Monocytogenes... quy định về mức giới hạn tối đa cho phép đối với các chỉ tiêu
trên được cho dưới bảng sau.
Bảng 1.2. Chỉ tiêu và mức giới hạn tối đa cho phép đối với
sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU
Tên chỉ tiêu Sản phẩm Mức giới hạn Căn cứ pháp lý
Kháng sinh cấm và

hạn chế sử dụng
Sản phẩm thủy sản
nuôi, động vật
thủy sản
Tùy từng loại
Qui định (EC)
Số 2377/90, Quy
định 2004/25/EC,
Thuốc trừ sâu Động vật thủy sản Tùy từng loại 86/363/EEC
Các chất kích thích
sinh trưởng
Động vật thủy sản Không cho phép 96/23/EC
Trichlofon Động vật thủy sản Không cho phép 96/23/EC
Độc tố nấm
(Aflatoxin)
4 μg/kg
Quyết định
(EC) 466/2001
Kim loại nặng (Pb) Các loại thủy sản 0,2 – 0,4 mg/kg Qui định (EC)
Luận văn tốt nghiệp
Trọng lượng ướt Số 78/2005
Kim loại nặng (Cd) Các loại thủy sản
0,05 – 0,1 mg/kg
Trọng lượng ướt
Qui định (EC)
78/2005
Kim loại nặng (Hg) Các loại thủy sản
0,1 – 0,5 mg/kg
Trọng lượng ướt
Qui định

95/149/EC
Ký sinh trùng Các loại thủy sản Không cho phép Chỉ thị 91/493/EC
Nguồn: Nafiqaved, cập nhật ngày 25/3/2006
c. Quy định của EU về nhuyễn thể
Chỉ thị của Hội đồng số 91/492/EEC ngày 15/7/1991 về những điều
kiện vệ sinh trong việc sản xuất và đưa vào thị trường nhuyễn thể hai mảnh vỏ
sống.
Quy định số 853/2004/EC của Nghị viện và Hội đồng châu Âu ngày
29/4/2004 quy định các điều khoản vệ sinh riêng đối với thực phẩm có nguồn gốc
động vật. Quy định này bao gồm các quy định mới áp dụng cho việc nhập khẩu
các sản phẩm động vật từ các nước thứ Ba. Quy định này sẽ thay thế cho Chỉ thị
91/492/EEC về việc nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ và thay thế cho Chỉ thị
91/493/EEC về nhập khẩu các sản phẩm thủy sản. Quy định được áp dụng vào
1/1/2006.
Chỉ thị 91/492/EEC ngày 15-7-1991 quy định những điều kiện vệ sinh
trong việc sản xuất và đưa vào thị trường nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống.
Theo hai Chỉ thị này, Việt Nam phải chịu trách nhiệm kiểm tra điều kiện
vệ sinh của hàng thủy sản trước khi xuất sang EU. Kiểm tra thú y và giám sát
điều kiện sản xuất gồm hai bước: (1) Giám sát chung: tiến hành ở tất cả các khâu
từ đánh bắt, sản xuất, vận chuyển; (2) Kiểm tra đặc biệt: tiến hành kiểm tra cảm
quan, kiểm tra ký sinh trùng, kiểm tra hóa học và phân tích vi sinh.
Điều 9, Chương III “Nhập khẩu từ nước thứ Ba” thuộc Chỉ thị
91/492/EEC: Điều kiện vệ sinh thực tế trong quá trình sản xuất và đưa nhuyễn
thể hai mảnh vỏ sống vào thị trường, đặc biệt việc giám sát các khu vực sản xuất
về mặt nhiễm vi sinh và gây ô nhiễm môi trường và về sự tồn tại của các độc tố
sinh học biển.
d. Quy định của EU về bao gói, ghi nhãn sản phẩm
Yêu cầu đối với quá trình sản xuất bao bì và thành phần của bao bì
EU ban hành Chỉ thị 94/62/EEC về đóng gói và phế thải bao bì. Chỉ thị
quy định hàm lượng kim loại nặng tối đa trong bao bì và đưa những yêu cầu đối

với quá trình sản xuất và thành phần của bao bì. Chỉ thị này được chuyển thành
luật quốc gia của các nước thành viên EU.
Luận văn tốt nghiệp
Phế thải bao bì là các loại bao bì hay vật liệu làm bao bì được bỏ ra sau
khi kết thúc quá trình vận chuyển, chuyên chở, phân phối hay tiêu dùng. Chẳng
hạn như container thải ra sau khi kết thúc quá trình vận chuyển hàng hóa, túi ni
lông các loại sau khi dùng sản phẩm.
Yêu cầu đối với quá trình sản xuất bao bì và thành phần của bao bì
+ Bao bì phải được sản xuất sao cho thể tích và khối lượng được giới hạn
đến mức tối thiểu để duy trì mức an toàn, vệ sinh cần thiết đối với sản phẩm có
bao bì đối với người tiêu dùng.
+ Bao bì phải được thiết kế, sản xuất, buôn bán theo cách thức cho phép
tái sử dụng hay thu hồi, bao gồm tái chế và hạn chế mức tối thiểu tác động đối
với môi trường khi chất phế thải bao bì bị bỏ đi.
+ Bao bì phải được sản xuất theo cách có thể hạn chế tối đa sự có mặt
của nguyên liệu và chất độc hại do sự phát xạ, tàn tro khi đốt cháy hay chôn bao
bì, chất cặn bã.
Yêu cầu đối với bao bì có thể tái sử dụng
Ngoài việc tuân thủ các yêu cầu đối với quá trình sản xuất và thành phần
của bao bì trên còn phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây:
+ Tính chất vật lý và các đặc trưng của bao bì phải cho phép sử dụng lại
một số lần nhất định trong điều kiện sử dụng được dự đoán trước là bình
thường.
+ Quá trình sản xuất bao bì phải đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người
lao động.
+ Phải đáp ứng yêu cầu đặc biệt về thu hồi bao bì khi bao bì không được
tái sử dụng trong thời gian dài và thành phế thải.
Yêu cầu đối với việc thu hồi và tái chế bao bì
+ Bao bì thu hồi ở dạng vật liệu tái sử dụng được thì phải được sản xuất
theo cách để nó có thể chiếm một tỷ lệ phần trăm khối lượng vật liệu được dùng

vào việc sản xuất thành những sản phẩm có thể bán được, chỉ cốt sao phù hợp với
các tiêu chuẩn hiện hành của châu Âu. Việc định ra tỷ lệ này có thể khác nhau,
phụ thuộc vào loại vật liệu làm bao bì.
+ Loại bao bì thu hồi dạng phế phẩm năng lượng, phải thu được tối thiểu
lượng calo cho phép.
Luận văn tốt nghiệp
+ Nói chung là phải tái chế đạt 50 – 60% rác bao bì tính bằng số nguyên
liệu tái chế hay đốt để thu lại năng lượng.
+ Loại bao bì không thể tái sử dụng, phải đem đốt thì phải đảm bảo là
không ảnh hưởng tới môi trường bởi các khí độc hại thải ra.
Chỉ thị 94/62/EEC quy định về bao bì và phế thải bao bì, hiện đã được
chuyển vào luật quốc gia của các nước thành viên EU. Tuy nhiên, việc hình
thành Chỉ thị trên thực tế có thể dưới những hình thức khác nhau. Những
chương trình khác nhau đang được thực hiện ở các nước thành viên EU, có thể
có sự khác biệt giữa các thỏa thuận tự nguyện và luật pháp. Hiện nay chương
trình phế thải bao bì được thực hiện có hiệu quả nhất ở châu Âu là “ Green Dot”
của Đức.
Ký hiệu xanh (Green Dot): Tại Đức, các ngành thương mại và công
nghiệp buộc phải thu hồi các nguyên liệu bao bì để tái sử dụng hoặc tái chế. Quy
định này cũng có hiệu lực đối với hàng nhập khẩu. Biểu tượng thể hiện cho
người tiêu dùng thấy rằng các bao bì bán ra có thể sử dụng lại hoặc tái chế và
việc vứt bỏ hoặc tái chế các bao bì dùng cho vận chuyển được tài trợ bởi các bên
liên quan. Green Dot không thể được in trên bao bì một cách tùy tiện. Để được in
ký hiệu xanh trên bao bì, doanh nghiệp liên quan phải chi một khoản tiền lệ phí
và việc này được thể hiện trong hợp đồng. Green Dot cũng được sử dụng ở Pháp
và Bỉ.
Luật về bao bì và phế thải ở mỗi nước đều khác nhau. Hệ thống ký hiệu
xanh được áp dụng ở Bỉ, Đức và Pháp, Green Dot được in trên bao bì sản phẩm
chứng nhận rằng nhà sản xuất, nhà nhập khẩu sản phẩm đó có tham gia vào hệ
thống quản lý bao bì phế thải.

Để bảo vệ môi trường, EU có rất nhiều biện pháp hạn chế tối đa ô nhiễm
môi trường từ sinh hoạt hàng ngày, quy định về bao bì và phế thải bao bì là một
trong những biện pháp hữu hiệu được áp dụng phổ biến trong những năm gần
đây. Chính vì vậy muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản sang EU, các doanh
nghiệp Việt Nam phải tuân thủ quy định về bao bì và phế thải bao bì của EU.
Việc tuân thủ quy định này không chỉ giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu
sang thị trường EU mà còn góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường ở Việt Nam từ
rác thải sinh hoạt.
Luận văn tốt nghiệp
Mức giới hạn đối với một số hoá chất dùng trong sản xuất bao bì
Bảng 1.3. mức giới hạn đối với một số hoá chất dùng trong sản xuất bao bì
STT Các chất bị hạn chế hoặc giới hạn Giới hạn
1 Pentachlorophenol (PCP) 0,01%
2 Benzene 0,01%
3 TEPA, TRIS, PBB cấm
4 Polychlorinated Biphenyle (PCBs), cấm
5 Asbestos cấm
6 Cadmium 0,01%
7 Formaldehyde 1500ppm (Đức)
8 Nickel 0,5 mg/cm
2
9 Hg cấm
10 Zinc cấm
11 CFC cấm
12 Bao bì bằng gỗ rừng không tái sinh cấm
Nguồn: Chỉ thị 94/62/EEC của Liên minh châu Âu về bao bì và phế thải
bao bì, www.cbi.nl, 29/2/2004
Yêu cầu về đóng gói, kí mã hiệu và dán nhãn
Đóng gói và dán nhãn sản phẩm quan trọng khi sản phẩm được bán lẻ tại
các siêu thị hay các điểm bán lẻ khác, song việc này không quan trọng lắm nếu

sản phẩm được dùng ngay trong ngành ăn uống và khách sạn. Hầu hết thuỷ hải
sản từ nuớc đang phát triển được dùng trực tiếp trong ngành ăn uống hoặc được
đóng gói lại , chế biến hoặc tái xuất. Do vậy đóng gói và dán nhãn không phải là
một vấn đề khó giải quyết, chỉ cần có sự hợp tác giữa hai bên xuất nhập khẩu.
Vấn đề chỉ giới hạn ở việc đóng gói phù hợp với chuyên chở.
Bên cạnh chuyên chở, môi trường cũng là một vấn đề trong đóng gói.
Luật về môi trường (tái sử dụng, tái chế vật liệu đóng gói) hay quy định về độ
độc hại có đưa ra một số yêu cầu liên quan tới vật liệu đóng gói. Những túi nilông
trong thùng carton phải "dùng được cho thực phẩm”. Đối với hải sản đóng hộp,
cũng có quy định về lượng cadimi và thuỷ ngân có trong nó. Uỷ ban châu Âu có
phát hành một danh sách các loại nhựa "chấp nhận được”. Người xuất khẩu phải
Luận văn tốt nghiệp
hỏi thêm đối tác của mình về những yêu cầu mới nhất có liên quan đến rác thải và
việc sử dụng thùng carton có bọc sáp hay nhựa, loại không thể tái chế được.
Chất liệu và kích thước bao bì
Rất khó nêu cụ thể những yêu cầu về đóng gói khi xét đến tính đa dạng
và khác biệt về loại của công việc này. Dưới đây là một số điểm khởi đầu khi
quyết định loại nguyên liệu cho bao bì.
• Trọng lượng của sản phẩm
• Kích thước của sản phẩm
• Số lượng sản phẩm đóng trong một thùng carton
• An toàn sức khỏe
• Tính thẩm mỹ
• Thuận tiện xếp dỡ
• Vấn đề môi trường
Tuy nhiên quan trọng nhất là việc đóng gói bảo vệ cho hàng hoá khỏi bị
hư hại và thuận tiện cho xếp dỡ.
Kỹ thuật đóng gói cho sản phẩm tươi sống đang được ưa chuộng, chủ
yếu ở Hà Lan. Bỉ và Đức, là kỹ thuật Đóng gói dùng khí được điều chỉnh. Đây là
kỹ thuật tương đối mới đóng gói bằng cách bao gói thực phẩm trong một lớp khí

hay hỗn hợp khí để tăng thời gian bày bán sản phẩm. Tỷ lệ các khí thông thường
đã thay đổi để làm chậm sự phát triển của vi khuẩn, làm chậm sự mất màu hay có
mùi. Hỗn hợp khác nhau đối với từng loại hàng và kích cỡ. Khi kỹ thuật này
được áp dụng một cách tối ưu thì thời gian bày bán lên tới 7 ngày, nhiều hơn
trước 2 ngày. Hơn nữa, đóng gói trong chân không cũng là cách áp dụng phổ biến
cho sản phẩm xông khói.
Một số cách đóng gói cho hàng thuỷ hải sản
Bao bì cho người tiêu dùng
Hộp cá ngừ, tôm hay cá hồi thường ở khoảng 174g và 213g khối lượng
tịnh. Loại 213g là tiêu chuẩn truyền thống ở Mỹ, nhưng nay có xu huớng dùng
kích cỡ nhỏ hơn. Sản phẩm nhập từ một số nước Đông Nam Á và châu Mỹ
Latinh thường đóng gói trong các hộp 174g (Thái Lan) hay 200g (Malaixia và
Chilê). Cá hồi thường có cỡ hộp lớn hơn (400-420g), tuy nhiên loại hộp nhỏ
chiếm đa số. Hộp cho cá mòi, cá thu, cá trích ở dạng khác: thường đóng trong
hộp dẹt, có móc kéo để mở, trọng lượng tịnh khoảng 120-125g.
Luận văn tốt nghiệp
Với cá ngừ đóng hộp, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu dán nhãn "an toàn
cho cá heo". Yêu cầu này thuờng có ở Mỹ hơn ở Châu Âu. Một số công ty lớn ở
châu Âu như John West và Princess chỉ nhập cá ngừ có chứng nhận được đánh
bắt với phương thức không gây hại cho cá heo.
Sự khác biệt về kích cỡ và khối lượng có thể làm khách hàng bối rối.
Cho đến nay, vẫn chưa có sự tiêu chuẩn hoá. Tuy nhiên, nếu xu hướng là đóng
gói với kích cỡ nhỏ thì EU sẽ có biện pháp bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Có thể
là việc tiêu chuẩn hoá bao bì.
Đóng gói cho người mua sỉ
Người tiêu dùng cuối cùng cá và tôm đông lạnh là các nhà hàng khách
sạn, và ngành công nghiệp chế biến. Do vậy hình ảnh trên bao bì có thể đơn giản
hơn. Tôm đông lạnh thường đóng trong các hộp carton 2 kg, với 6-10 hộp nhỏ
đựng trong 1 thùng lớn làm bằng tấm xơ ép gợn sóng.
Các gói nhỏ để bán lẻ phải cho biết khối lượng tịnh (tại điểm đến) tính

bằng kg, cỡ chữ 6mm. Gói tôm bán lẻ thường là gói giấy trắng xếp lại, trông tươi
mới, bên trong có túi nilông PE bọc quanh khối đông lạnh.
Bao bì cá đông lạnh tùy thuộc từng loại (chưa chế biến, cá filê, đã chế
biến thành sản phẩm). Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản là giống nhau (với thịt cá
phải có lớp lót phân cách giữa các miếng với nhau).
Thuỷ hải sản đóng hộp phải được thiết kế để có thể chồng lên nhau,
chuyên chở trên kệ với rủi ro hư hại thấp nhất.
Đóng gói cho mục đích công nghiệp
Đối với một số loài như cá trích thì việc đóng trong thùng 50kg đã
nhường chỗ cho những khay thịt cá 1kg.
Cách đóng gói cho cá tuyết, cá polac Alaska, những loại sẽ đuợc nghiền
thành chả cá, là những khối 3x7.5kg
Ngành chế biến dùng loại làm lạnh lâu, dự trữ theo từng khẩu phần một.
Chẳng hạn tôm được giữ trong các túi 100 con một, và khi cần sẽ được dùng cho
từng lần chế biến. Cá ngừ đông lạnh cũng đuợc dự trữ, nhưng ít. Cách đóng hộp
vẫn là đuợc ưa chuộng nhất.
Loại bỏ các bao bì
Ủy ban châu Âu đưa ra Lưu ý về bao bì xuầt khẩu vào 10/1992, phù hợp
với những nỗ lực của EU trong việc thống nhất các biện pháp của từng quốc gia
liên quan tới quản lí việc đóng gói và loại bỏ bao bì. Lưu ý này kèm theo Văn bản
Luận văn tốt nghiệp
quy định tháng 12/94 (94/62/EC). Văn bản này nhấn mạnh việc tái chế các bao bì.
Ngay từ trước ngày 30/6/2001, các nước thành viên (trừ Ireland, Bồ Đào Nha và
Hy lạp) tính toán là đã tái chế 50 đến 60 % rác bao bì. Quá trình này được tính
toán bằng số nguyên liệu tái chế lại và năng lượng thu lại được bằng cách đốt.
Các nước thành viên được phép đặt ra các mục tiêu cao hơn, miễn là không làm
ảnh hưởng đến buôn bán nội bộ EU.
Gắn nhãn
Nhãn mác trên bao bì phải có các thông tin
• Tên thương mại (ví dụ: tôm)

• Xuất xứ (ví dụ: Việt Nam)
• Cách chế biến (ví dụ: luộc, bóc vỏ)
• Cách bảo quản (ví dụ: đông lạnh)
• Kích cỡ (ví dụ: cỡ 100/200 một pound)
• Thành phần (ví dụ: tôm, nước, muối)
• Lượng (ví dụ: 1kg)
Khối lượng sản phẩm (ví dụ: 900g)
• Ngày hết hạn sử dụng (ví dụ: dùng trước 31.1.2002, giữ ở -18 độ C)
• Khuyến cáo (ví dụ: không làm đông lại sau khi rã đông)
• Nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu.
Theo Quy định số 96/2406/EC nhãn hiệu của một số loài nhất định (cá
tuyết, cá mòi, tôm) tươi hay đông lạnh từ nước thứ ba phải nêu rõ:
• Tên nước xuất xứ bằng chữ cái Latinh (chiều cao tối thiểu của chữ là
20 mm)
• Tên khoa học và tên thuơng mại của sản phẩm.
• Tình trạng của sản phẩm (cắt bỏ đầu/ xương hoặc chưa)
• Kích cỡ và mức độ tươi.
• Khối lượng tịnh (kg)
• Ngày chuẩn bị và ngày gửi hàng
• Tên và địa chỉ của người gửi hàng
Trên cơ sở các quy định về hài hoà hoá, mã số của công ty xuất khẩu
cũng phải ghi rõ.
Luận văn tốt nghiệp
Nhãn mác trên các hộp phải ghi bằng ngôn ngữ tại thị trường tiêu thụ, và
phải cho người đọc hiểu các thông tin sau:
• Khối lượng tịnh
• Thành phần (gồm cả phụ gia, chất bảo quản)
• Năng lượng (kiloJun)
• Tên và địa chỉ người đóng gói
• Hạn sử dụng

• Nước xuất xứ.
e. Quy định của EU về hoá chất, phụ gia
Phụ gia thực phẩm là các loại nguyên liệu khác nhau được dùng để thêm
vào thực phẩm nhằm mục đích làm tăng thêm sự hấp dẫn của sản phẩm, hoặc làm
đông đặc thực phẩm. Phụ gia thực phẩm là đối tượng điều chỉnh của luật pháp
EU. Ở các nước thuộc Liên minh châu Âu, các phụ gia thực phẩm được chấp
nhận đều mang số hiệu nhận biết: trước số hiệu là chữ E. Các phụ gia thực
phẩm được ghi nhận trong danh sách các thành tố trên bao bì bằng cách cho biết
tên chất hay số hiệu ban hành của nó.
EU đã ban hành các Chỉ thị đặt ra các yêu cầu đối với chất làm ngọt
(Chỉ thị 94/35/EC), phẩm mầu (Chỉ thị 94/36/EC), hương liệu (Chỉ thị
88/388/EEC) và các phụ gia thực phẩm khác (Chỉ thị 95/2/EC) để sử dụng cho
thực phẩm.
Bảng 1.4. Các chất màu được quy định làm phụ gia trong thực phẩm
STT Tên phẩm màu STT Tên phẩm màu
1 Riboflavin và Riboflavin – 5 – photphat 9 Chất Caramen
2 Clophyl, Clophylin 10 Sulphit Caramen
3 Phức đồng Clophyl, Clophylin 11 Cacbon thực vật
4 Ammonia Caramen 12 Carotin
5 Sulphit ammonia caramen 13 Antoxian
6 Tinh dầu ớt, Capxaixin, Capsorubin 14 Canxi cacbonat
Nguồn: Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Thương Mại
Phẩm mầu được thêm vào thực phẩm nhằm mục đích làm cho thực phẩm
dễ bắt mắt, sinh động hơn và kích thích người tiêu dùng. Quy định của EU về phụ
Luận văn tốt nghiệp
gia trong thực phẩm là phẩm mầu được nêu trong Chỉ thị 94/36/EC chỉ được
dùng các chất màu đã được quy định để làm phụ gia trong thực phẩm:
Ngoài ra Chỉ thị còn nêu rõ không được cho thêm phụ gia vào các
thực phẩm là thịt gia cầm, cá, nhuyễn thể, động vật có vỏ (ngoại trừ trường
hợp đặc biệt).

Chất làm ngọt được sử dụng phổ biến trong thực phẩm để tăng thêm
sự lôi cuốn của sản phẩm. Quy định của EU về chất phụ gia trong thực phẩm
là chất làm ngọt được nêu trong Chỉ thị 94/35/EEC. Chất làm ngọt có thành
phần là những chất không có hại cho sức khoẻ và môi trường. Hạn chế những
chất làm ngọt có nguồn gốc từ hoá học. Thực phẩm có chất làm ngọt thì trên
bao bì phải ghi tên chất làm ngọt đã dùng hoặc chất làm ngọt đó phải có thành
phần từ những thành tố làm ngọt ghi trên bao bì. Việc dán mác sản phẩm có
chất làm ngọt phải ghi khuyến cáo “sử dụng quá nhiều sẽ gây nên bệnh đường
ruột” và phải chỉ rõ chất làm ngọt có nguồn gốc từ đâu.
Hương liệu được sử dụng trong thực phẩm làm cho thực phẩm ngon và
thơm hơn. Hương liệu là nguồn bổ sung vào thực phẩm. Hương liệu dùng làm
phụ gia thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu sau: (1) Hương liệu không được đưa
ra thị trường để bán cho người tiêu dùng cuối cùng nếu vi phạm những yếu tố
sau: Tên hay tên kinh doanh và địa chỉ của nhà sản xuất, nhà đóng gói hay nhà
phân phối không được ghi một cách rõ ràng, dễ đọc và không thể tẩy xóa; Dòng
nhãn “Flavouring” hay các tên đặc biệt khác không được mô tả đầy đủ và rõ ràng,
chính xác; Lượng các loại hương liệu chứa trong nó không được cung cấp rõ
ràng, dễ đọc và có thể tẩy xóa. (2) Hương liệu được dùng làm phụ gia thực phẩm
phải đảm bảo rằng không chứa bất kỳ một nguyên tố hay hợp chất nào có hàm
lượng độc tố nguy hiểm; phải tuân theo bất cứ một tiêu chuẩn nào về độ tinh
khiết. Không chứa hơn 3 mg/kg asenic, chì không quá 10 mg/kg, Cadimi không
quá 1 mg/kg và thủy ngân không quá 1 mg/kg.
Bảng 1.5. Lượng tối đa chất làm hương vị có mặt trong thực phẩm và đồ uống
Chất Trong thực phẩm Trong đồ uống
3,4 – benzopyrene 0,03 mg/kg 0,0 mg/kg
Nguồn: Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Thương Mại
Luận văn tốt nghiệp
Ngoài chất làm ngọt, phẩm màu và hương liệu, trong chế biến thực
phẩm, người ta còn sử dụng một số phụ gia khác. Ví dụ như tác nhân làm đông
đặc, hay tác nhân làm thực phẩm.

Trong các chất phụ gia cho vào thực phẩm chế biến, hương liệu, chất
làm ngọt và tác nhân làm đông đặc thực phẩm là những chất không gây ô nhiễm
môi trường; chỉ có một số phẩm màu thực phẩm là những chất gây ô nhiễm môi
trường. Trong số các chất bị cấm, có 4 chất mang màu (Dimetridazole,
Metronidazole, Tronidazole, FRZ hoặc NF có chứa FRZ) được sử dụng trong
chế biến thực phẩm để làm cho thực phẩm có màu sắc hấp dẫn hơn. Đây là
những chất độc vừa không đảm bảo an toàn thực phẩm, vừa gây ô nhiễm môi
trường.
f) Quy định của EU về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc
đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU thuộc
các nước đang phát triển. Thực tế cho thấy ở các nước đang phát triển châu Á
và Việt Nam, hàng hóa của những doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 900
thâm nhập thị trường EU dễ dàng hơn nhiều so với hàng hóa của các doanh
nghiệp không có giấy chứng nhận này.
1.1.2.2. Quy định của EU về bảo vệ môi trường và nguồn lợi
a) Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường – ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là bộ Tiêu chuẩn về quản lý môi trường, được
xây dựng trên cơ sở thỏa thuận quốc tế bao gồm các yêu cầu đối với các yếu tố
cơ bản có thể điều chỉnh được để thiết lập nên hệ thống quản lý môi trường có
khả năng cải thiện môi trường một cách liên tục tại các cơ sở.
b) Hệ thống kiểm tra và quản lý sinh thái (EMAS)
Mục tiêu EMAS: (1) Giới thiệu và thực thi bởi các tổ chức có hệ thống
quản lý môi trường; (2) Đánh giá mục tiêu của những hệ thống này; (3) Tích cực
đào tạo và trao đổi nhân viên của các tổ chức đó; (4) Cung cấp thông tin tới cộng
đồng và các đối tác có liên quan.
Để tham gia và có được chứng nhận áp dụng EMAS, doanh nghiệp phải
tuân thủ các bước sau:
(1) Kiểm soát việc đánh giá về môi trường, xem xét tất cả các khía
cạnh về môi trường của các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ, phương pháp thâm

nhập, khung pháp lý, pháp luật của doanh nghiệp đó, thực tiễn quản lý môi
trường đang tồn tại và các thủ tục.
Luận văn tốt nghiệp
(2) Dựa trên kết quả thu được từ đánh giá việc thực hiện môi trường
của doanh nghiệp, thiết lập một hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả nhằm
đạt được chính sách môi trường của doanh nghiệp được định nghĩa bởi sự quản lý
cao cấp. Hệ thống quản lý này cần đề ra trách nhiệm, mục tiêu, biện pháp, thủ tục
vận hành, nhu cầu đào tạo, hệ thống giám sát và truyền đạt thông tin.
(3) Thực hiện việc kiểm tra môi trường, đánh giá hệ thống quản lý, sự
tuân thủ chính sách của doanh nghiệp và Chương trình cũng như sự tuân thủ các
yêu cầu pháp luật về môi trường thích hợp.
(4) Cung cấp bản đánh giá về việc thực hiện môi trường của doanh
nghiệp nhằm đưa ra các kết quả đạt được từ việc thực hiện các mục tiêu về môi
trường và các bước trong tương lai sẽ được thực hiện để tiếp tục cải thiện việc
thực thi môi trường của doanh nghiệp.
1.1.3. Nhân tố khác tác động tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU
1.1.3.1. Các đối thủ cạnh tranh
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU luôn phải chịu sự
cạnh tranh gay gắt từ phía các đối thủ trong khu vực châu Á và một số quốc gia
xuất khẩu thủy sản lớn của châu Âu, châu Mỹ la tinh. Trong khu vực Đông Nam
Á dần hình thành một tam giác gồm các quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn, đứng
đầu là Việt Nam, sau đó là Thái Lan và Inđônesia, đây là các đối trọng lớn của
thủy sản Trung Quốc trong việc thâm nhập thị trường EU.
Đối với các quốc gia trong khu vực ASEAN, Việt Nam hiện nay có lợi
thế về các mặt hàng cá nước ngọt, đặc biệt là các loại cá da trơn, nhưng lại gặp
bất lợi nhiều ở các loại cá đánh bắt xa bờ như cá ngừ, cá thu, các loài giáp sát và
thân mềm so với các quốc gia Thái Lan, Philippin và Indonesia.
Với Trung Quốc, Việt Nam vẫn chưa thể cạnh tranh được với quốc gia
này tại thị trường EU, ngay cả đối với mặt hàng cá da trơn vốn là ưu thế của Việt
Nam.

1.1.3.2. Thiếu hụt nguồn nguyên liệu có chất lượng
Trong giai đoạn tới, sản lượng xuất khẩu thủy sản Viêt Nam sang thị
trường EU được dự báo là rất lớn, do đó, việc có nguồn nguyên liệu có chất
lượng phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu đã trở thành vấn đề cấp bách hiện nay,
tuy nhiên, do khả năng sản xuất trong nước được đánh giá là chưa đáp ứng đủ
với nhu cầu sản xuất, Chính phủ và Bộ NN&PTNT cho phép các doanh nghiệp
được phép nhập khẩu nguyên liệu thủy sản từ nước ngoài nhằm đối phó với tình
trạng thiếu hụt nguyên liệu trong nước, phát huy thế mạnh của ngành chế biến
Luận văn tốt nghiệp
thủy sản xuất khẩu, tạo thêm việc làm, tạo giá trị gia tăng của sản phẩm, tăng
kim ngạch xuất khẩu.
Theo Bộ NN&PTNT, Việt Nam hiện đang nhập khẩu thủy sản từ 40
quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch nhập khẩu khoảng từ 90 đến 100 triệu
USD/năm, tương đương từ 4 đến 5% kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Thị trường
cung cấp thuỷ sản chính cho Việt Nam là các nước châu Á như Ấn Ðộ (chiếm
26%), Trung Quốc (18%), Nhật Bản (11%), Hồng Công (9%), ASEAN (18%),
Ðài Loan (6%). Các mặt hàng thủy sản nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là tôm
đông lạnh, cá đông lạnh, trong đó, tôm đông lạnh chiếm trên 70%, cá đông lạnh
chiếm 10 đến 16%, còn lại là các loại thủy sản khác như cá hồi tươi, cá hồi đông
lạnh, tôm hùm, cá hộp, nghêu sò và nhiều loại cá biển.
Theo dự báo của Bộ NN&PTNT, để đáp ứng đủ nhu cầu chế biến xuất
khẩu, từ nay đến 2010, nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sẽ tăng từ 8 đến
10%/năm, với giá trị khoảng 190 triệu USD/năm.
Việc nhập khẩu nguyên liệu thủy sản từ nước ngoài một mặt sẽ giúp các
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam thực hiện được các hợp đồng đã ký
với đối tác nước ngoài, duy trì và bảo đảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam, song nó cũng phát sinh nguy cơ mới, đó là chất lượng của
nguồn nguyên liệu thủy sản nhập khẩu có thể sẽ không đạt tiêu chuẩn cho phép,
đặc biệt với một thị trường khó tính như EU.
1.1.3.3. Khoảng cách địa lý

Một nước có xu hướng tăng cường hoạt động thương mại với các nước
lớn (qui mô dân số) và thu nhập cao (với giả thiết các điều kiện khác không đổi).
Khoảng cách giữa các nước cũng ảnh hưởng tới hoạt động thương mại. Các nước
càng cách xa nhau, chi phí vận chuyển càng cao, do đó làm giảm hoạt động trao
đổi thương mại. Bên cạnh đó còn có những trở ngại do Chính phủ hoặc các cơ
quan quản lý tạo nên làm hạn chế hoạt động trao đổi thương mại. Thuế nhập khẩu,
hạn ngạch nhập khẩu, trợ giá, thuế xuất khẩu, kiểm soát tỷ giá hối đoái là những
công cụ của các Chính phủ sử dụng để tạo ra hàng rào thương mại.
1.1.3.4.. Chỉ số tự do kinh tế
Chỉ số tự do kinh tế (IEF: Index of Economic Freedom) do Heritage
Foundation tính toán cho tất cả các nước dựa trên những tiêu chí của trường phái
tự do, được tính điểm trên 10 nhân tố cho 161 nước với điểm 1 là cao nhất và 5 là
thấp nhất.việc xem xét các vấn đề sau: Những nhân tố này là: Chính sách thương
mại, gánh nặng ngân sách của Chính phủ, sự can thiệp của Chính phủ vào nền
Luận văn tốt nghiệp
kinh tế, chính sách tiền tệ, lưu chuyển vốn và đầu tư nước ngoài, ngân hàng và tài
chính, tiền công và giá cả, quyền sở hữu tài sản, quy định quản lý và hoạt động
thị trường chợ đen... Giá trị của chỉ số này càng cao thì sẽ có ảnh hưởng tiêu cực
tới hoạt động thương mại.
1.2. Nhập khẩu thủy sản của EU
1.2.1. Về tập quán tiêu dùng
EU là một thị trường rộng lớn bao gồm 27 thành viên. Thị trường EU
thống nhất cho phép tự do di chn sức lao động, hàng hóa, dịch vụ giữa các nước
thành viên. Mỗi quốc gia thành viên trong EU lại có những đặc điểm tiêu dùng
riêng, do vậy có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong
phú về hàng hóa, dịch vụ. Trên thực tế, có những loại hàng hóa rất được ưu
chuộng tại thị trường Pháp, Italia, Bỉ nhưng lại không được người tiêu dùng ở
Anh, Ailen, Đan Mạch và Đức chào đón. Giữa EU cũ và các thành viên mới
cũng có sự khác biệt về thị hiếu tiêu dùng.
Trong năm 2007, xuất khẩu mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam vào

thị trường Đức, Pháp, Bỉ chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt
hàng này vào thị trường EU. Cụ thể, xuất khẩu tôm vào Đức chiếm 23,76%, Pháp
chiếm 14,46%, Bỉ chiếm 15,27%, các thị trường khác chiếm tỷ trọng thấp so với
toàn thị trường EU. Mặt khác, thị trường Tây Ban Nha, Hà Lan, Ba Lan lại có tỷ
trọng nhập khẩu mặt hàng cá tra và basa của Việt Nam cao nhất trong cả khối,
với tỷ trọng lần lượt là 20,9% , 17,34% và 22,31%. Trong điều kiện quan hệ
thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khối EU là tương đối bình đẳng,
điều này được giải thích là có sự khác biệt về phong tục, tập quán dẫn đến thị
hiếu tiêu dùng của các nước là tương đối khác nhau.
Tuy có sự khác biệt về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa các thị trường
quốc gia trong khối EU nhưng 27 quốc gia thành viên đều là những quốc gia nằm
trong khu vực Tây Âu, Bắc Âu và Đông Âu nên có những đặc điểm tương đồng
về điều kiện kinh tế và văn hóa. Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của
các nước thành viên khá đồng đều, cho nên người dân thuộc khối EU có những
điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng. Điều này được minh chứng là nhu
cầu tiêu dùng hàng hóa chất lượng cao của người tiêu dùng EU.
Trong mặt hàng thủy sản, người tiêu dùng EU không mua những sản
phẩm thủy hải sản nhập khẩu không rõ nguồn gốc xuất xứ, có chất lượng kém, bị
nhiễm độc do tác động của môi trường hay do chất phụ gia không được phép sử
dụng. Đối với những sản phẩm thủy sản đã qua chế biến, người Châu Âu chỉ
Luận văn tốt nghiệp
dùng những sản phẩm đóng gói có ghi rõ tên sản phẩ, nơi sản xuất, các điều kiện
bảo quản và sử dụng, mã số và mã vạch. Người tiêu dùng Châu Âu các loại thủy
hải sản nhập khẩu có chứa khuẩn Salmonella, độc tố Lustamine, nhiễm
V.Cholarae
1
... Mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường EU hiện nay đang bị
rào cản kỹ thuật rất khắt khe, đặc biệt trong cuối năm 2006 EU quy định dư
lượng kháng sinh đối với tôm xuất khẩu vào thị trường này là 0%, một quy định
mà khó có nước nào có thể đạt được.

Ngoài ra, người tiêu dùng Châu Âu có sở thích tiêu dùng và thói quen sử
dụng các loại sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới. Họ cho rằng, những
nhãn hiệu này sẽ gắn với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời, cho nên khi
dùng sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an tâm về chất lượng và an toàn
cho người sử dụng. Do đó, những nhãn hiệu thủy sản lâu năm của Việt Nam xuất
khẩu sang EU sẽ có chỗ đứng và nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng.
Hiện nay, các thương hiệu thủy sản nổi tiếng của Việt Nam đã trở nên quen thuộc
với người tiêu dùng Châu Âu như DANIFOODS (Công ty TNHH Chế biến Thực
phẩm D&N), FISCO (Công ty cổ phần hải sản Nha Trang), INCOMFISH (Công
ty cổ phần đầu tư thương mại thuỷ sản), CASEAFOOD (Xí nghiệp thuỷ sản xuất
khẩu Cần Thơ), AGIFISH (Công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản An Giang), sản
phẩm thủy sản của những công ty này đã được công nhận về đảm bảo chất lượng
và ngày càng có chỗ đứng trên thị trường EU.
1.2.2. Về kênh phân phối của EU
Hệ thống kênh phân phối của Eu về cơ bản cũng giống như hệ thống
kênh phân phối của một quốc gia, gồm mạng lưới bán buôn và bán lẻ. Tuy nhiên,
hệ thống này là một trong những hệ thống phân phối phức tạp nhất hiện nay trên
thế giới, với sự tham gia của rất nhiều thành phần: công ty xuyên quốc gia, hệ
thống các cửa hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập... trong số đó nổi bật lên
là vai trò của các công ty xuyên quốc gia.
1.2.3. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU
EU là khu vực chủ yếu nhập khẩu ròng thủy hải sản do sản lượng sản
xuất không đáp ứng đủ nhu cầu. Tiêu thụ thủy hải sản bình quân đầu người ở EU
rất cao, đứng thứ hai thế giới sau Nhật Bản. Nhập khẩu thủy sản của EU (27
nước) đạt mức kỷ lục 28,2 tỉ EUR (38,9 tỉ USD) năm 2006, tăng 10,7% so với
25,5 tỉ EUR năm 2005. Trong khi đó, xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 15,7 tỉ EUR
(21,7 tỉ USD) cho thấy thâm hụt thương mại thủy sản của EU ngày càng lớn. Ba
1
Thông tin từ cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bộ Thủy sản.
Luận văn tốt nghiệp

nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất trong khối EU là Tây Ban Nha với kim ngạch
nhập khẩu đạt 4,9 tỉ EUR (6,8 tỉ USD), Pháp (3,9 tỉ EUR), và Italia (3,6 tỉ EUR).
Nhập khẩu thủy sản của 3 nước này chiếm tới 45% tổng nhập khẩu vào EU. Bỉ là
nước duy nhất có giá trị xuất khẩu cao gấp đôi giá trị nhập khẩu nhờ ngành chế
biến và thương mại phát triển.
Ba nhà cung cấp thủy sản hàng đầu cho thị trường EU là Na Uy (2,7 tỉ
EUR), Trung Quốc (1,1 tỉ EUR) và Aixơlen (1,1 tỉ EUR). Ngoài ra, Mỹ, Marốc,
Áchentina và Việt Nam cũng là những nhà cung cấp lượng lớn thủy sản cho thị
trường này.
Người tiêu dùng châu Âu đang chuyển hướng mạnh sang tiêu thụ tôm
biển loại nhỏ và tôm pandan nước ấm. Xu hướng này có thể nhận thấy ở hầu hết
các nước châu Âu, ngoại trừ Đức. Hiện nay một số loài cá đang được tiêu thụ rất
mạnh ở châu Âu như cá tra, cá basa của Việt Nam và cá rô Sông Nile với khối
lượng tăng lên nhanh chóng. Những loài thủy hải sản mới này được người tiêu
dùng châu Âu ưa chuộng do có mùi vị trung tính và giá thấp.
Cá phi lê đang giành lại thị phần từ cá nguyên con trên toàn EU do người
tiêu dùng đòi hỏi sự thuận tiện hơn khi mua hải sản. Các sản phẩm giá trị gia tăng
như cá hun khói, sản phẩm cá chế biến sẵn và những món ăn từ cá đang trở nên
phổ biến. Một xu hướng đáng chú ý là sự phát triển những sản phẩm hải sản mới
dành cho những dịp đặc biệt hoặc để thưởng thức đặc biệt như món ăn mặn Tây
Ban Nha, món khai vị cá, sushi và các sản phẩm tẩm bột.
Một số người tiêu dùng vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận các sản phẩm
thủy hải sản trong thực đơn hàng ngày của họ do họ cảm thấy cá là món ăn
khó chuẩn bị. Nếu hải sản được chế biến tiện lợi hơn và người tiêu dùng được
hướng dẫn cách nấu thì doanh số hải sản có thể tăng. Những khía cạnh tích
cực về mặt sức khỏe của hải sản cũng là một động lực khuyến khích người
tiêu dùng mua hải sản ngày càng nhiều hơn.
EU luôn là thị trường nhập khẩu thủy hải sản đầy tiềm năng. Để đáp ứng
nhu cầu về mặt hàng này, các nước phải nhập khẩu hầu hết đó là: Tây Ban Nha,
Pháp, Italy, Đức và Anh. Đan Mạch và Hà Lan chuyên tái xuất và bổ sung giá trị

gia tăng cho các sản phẩm nhập khẩu. Giá nhập khẩu trung bình của những nước
này ở mức cao nhất EU. Iceland, Ma Rốc và Hoa Kỳ là những nước cung cấp
hàng đầu không thuộc châu Âu.
1.3. Tổng quan về hoạt động sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Luận văn tốt nghiệp

×