Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH khách sạn Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.61 KB, 59 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC

Ngô Thị Ánh Tuyết - Lớp: D7LT KT17
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Ngô Thị Ánh Tuyết - Lớp: D7LT KT17
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Ngô Thị Ánh Tuyết - Lớp: D7LT KT17
3
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cùng với sự tham gia của nhiều thành
phần kinh tế là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp với nhau. Trong điều kiện
này đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm thế nào để nâng cao được vị thế, tạo được uy
tín trên thị trường và đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Muốn đạt được các mục tiêu
này, các nhà quản lý cần phải có các biện pháp quản lý có hiệu quả trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Với chức năng chính là cung cấp thông tin hữu ích cho quá trình quyết định của
các nhà quản lý, kiểm tra, kiểm soát một cách có hệ thống các hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, hạch toán kế toán đóng một vai trò quan trọng và là một công cụ
đắc lực phục vụ công tác quản lý.
Với chức năng và vai trò như trên, công tác tổ chức kế toán luôn được các nhà
quản lý rất quan tâm bởi đó là một phần không nhỏ quyết định đến kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố chi phí. Làm
thế nào để sử dụng hợp lí, tiết kiệm và có hiệu quả các loại tài sản, vật tư lao động, tiền
vốn nói chung và nguyên vật liệu nói riêng là vấn đề không nhỏ đối với nhà quản lí
doanh nghiệp. Quản lý chi phí sản xuất tốt mới có thể chỉ rõ được nguyên nhân, biện
pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất đến mức thấp nhất. Trên cơ sở đó,
người quản lý mới xây dựng được cơ cấu chi phí sản xuất, cơ cấu sản phẩm hợp lý,


kiểm soát được tình hình thực hiện các định mức, dự toán chi phí và kế hoạch giá
thành. Từ đó, có thể hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tạo sức cạnh tranh
cho doanh nghiệp. Đặc biệt trong kinh doanh khách sạn, yếu tố nguyên vật liệu rất đa
dạng và phong phú. Có lẽ rất ít ngành trong quá trình kinh doanh sử dụng đa dạng và
tổng hợp các loại nguyên vật liệu như ngành khách sạn. Chính vì vậy, công tác tổ chức
kế toán nguyên liệu vật liệu được các nhà quản lý rất quan tâm. Nhận thức được vai
trò,tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu nên trong thời gian thực tập tại
Khách sạn Sài Gòn, em đã chọn đề tài.
- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH khách sạn
Sài Gòn.
Ngô Thị Ánh Tuyết - Lớp: D7LT KT17
4
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Nội dung chuyên đề báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm chung của công ty TNHH khách sạn Sài Gòn
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
của công ty TNHH khách sạn Sài Gòn.
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán nguyên vật liệu và
công cụ dụng cụ của công ty TNHH khách sạn Sài Gòn.
Trong thời gian thực tập và thực hiện báo cáo em xin chân thành cảm ơn sự chỉ
bảo tận tình của anh chị tại phòng kế toán tại công ty TNHH Khách sạn Sài Gòn và
thầy giáo hướng dẫn thực tập Phạm Quốc Huân tại trường đại học Điện Lực đã giúp
em hoàn thiện chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Ngô Thị Ánh Tuyết - Lớp: D7LT KT17
5
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH CỦA CÔNG TY TNHH
KHÁCH SẠN SÀI GÒN
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp :

Khách sạn Sài Gòn - Hà Nội là liên doanh giữa Tổng Công ty du lịch Sài Gòn và
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Nằm ở vị trí trung tâm Thủ đô, trên một góc phố
Yên Tĩnh (80, Lý Thường Kiệt – Hà Nội), khách sạn Sài Gòn thực sự là địa điểm lý
tưởng của du khách khi đến Hà Nội.
Ngày 28/02/1991 Bộ Giao thông vận tải và bưu điện có quyết định
358/QĐ/TCCB cho phép hai đơn vị được thành lập Công ty liên doanh khách sạn
Hồng Hà, là đơn vị có tư cách pháp nhân đầy đủ, thực hiện chế độ hạch toán độc lập,
được mở tài khoản tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, với tổng vốn đầu tư là 5 tỷ
đồng, vốn pháp định là 2.549.019.000 đồng (Công ty Du lịch đường sắt 1,3 tỷ đồng,
chiếm 51%, Công ty Du lịch Sài Gòn 1,249 tỷ đồng, chiếm 49%). Ngày 06/4/1992
theo quyết định 584/QĐ/TCCB-LĐ của Bộ Giao thông vận tải thì tên Khách sạn chính
thức là Khách sạn Sài Gòn. Ngày27/10/1992, sau 14 tháng khẩn trương thi công, với
sự nỗ lực vượt bậc của hai bên liên doanh, khách sạn đã mở cửa đón khách.
Là một trong những khách sạn quốc tế hàng đầu tại Thủ đô trong những năm
đầu thập niên 90, khách sạn Sài Gòn - Hà Nội với 44 phòng ngủ đạt tiêu chuẩn quốc
tế, 01 nhà hàng và 02 phòng họp được trang bị hiện đại, đầy đủ tiện nghi. Dịch vụ
chính của khách sạn là kinh doanh phòng ngủ, ăn uống, hội nghị, hội thảo. Ngoài ra
còn có các dịch vụ khác như : giặt là, điện thoại, cửa hàng mỹ nghệ, Đội ngũ phục
vụ chuyên nghiệp với trình độ tay nghề cao đã tạo được nhiều tình cảm, ấn tượng tốt
đẹp trong lòng du khách đến từ bốn phương. Hình ảnh "Ngôi nhà trắng giữa Thành
phố xanh" đã trở thành tên gọi của khách sạn Sài Gòn - Hà Nội. Ngày 10/10/1995
Tổng cục Du lịch Việt Nam đã quyết định công nhận khách sạn Sài Gòn - Hà Nội là
khách sạn Quốc tế 3 Sao.
Từ năm 1996, ngành kinh doanh khách sạn trên địa bàn Hà Nội đã phát triển với
tốc độ cao. Để có thể cạnh tranh với hệ thống các khách sạn liên doanh với nước ngoài
có thế mạnh và thương hiệu nổi tiếng thế giới, khách sạn Sài Gòn - Hà Nội không
ngừng đầu tư, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất. Năm 2009 xác định thế mạnh của dịch
Ngô Thị Ánh Tuyết - Lớp: D7LT KT17
6
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

vụ hội nghị, hội thảo, Ban Giám đốc khách sạn đã mạnh dạn đầu tư làm mới toàn bộ
hệ thống phòng họp tại lầu 5, đến nay khách sạn đã có 03 phòng họp với trang thiết bị
âm thanh hiện đại có thể tổ chức được các cuộc hội nghị, hội thảo từ 20 đến 150
khách. Lắp đặt đường truyền băng thông rộng ADSL, đầu tư thay thế hệ thống điều
hòa nhiệt độ trong toàn khách sạn Ban Giám đốc khách sạn chủ động xây dựng kế
hoạch kinh doanh theo mùa du lịch; Bố trí nhân lực và phương tiện đạt tiêu chuẩn chất
lượng; Dự báo, tiếp cận thị trường khách mới để chuyển đổi cơ cấu khách; Thường
xuyên quảng cáo tiếp thị trên báo chí và các website ngành Du lịch. Khách sạn tuân
thủ nguyên tắc “Khách hàng là trên hết và luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu chính
đáng của khách hàng để khách có những ngày nghỉ thoải mái nhất, hài lòng nhất”; Có
chính sách chăm sóc khách VIP, đặc biệt là các chính khách ngoại giao và lãnh đạo
cấp cao của Nhà nước. Với quan điểm: không chỉ trang thiết bị làm nên sự khác biệt
mà còn là chất lượng phục vụ – nhân tố quyết định cho thành công của doanh nghiệp,
hàng năm khách sạn luôn chú trọng công tác đào tạo và đào tạo.
Bảng 1.1:Một số chỉ tiêu công ty đạt được 2010 – 2011 và 2012
Đơn vị tính: VNĐ
Năm
Số lao động bình
quân
Giá trị TSCĐ
cuối năm
Giá trị vốn lưu động
bình quân
2010 71 7.514.786.329 7.702.642.860
2011 69 7.139.073.268 7.326.929.799
2012 68 6.080.781.903 6.609.927.586
(Nguồn: Phòng Kế toán của công ty)
Với tinh thần nỗ lực, phấn đấu kiên trì của cán bộ nhân viên trong 3 năm 2010 –
2012, khách sạn Sài Gòn đã đạt kết quả kinh doanh :
Bảng 1.2: Kết quả kinh doanh

Năm Doanh thu Lợi nhuận Nộp ngân sách Thu nhập bình quân
2010
6.330.114.335 1.014.740.144
717.244.255 2.341.010
2011
7.477.044.858 1.249.362.512
993.738.150 2.566.250
2012
8.469.706.362 1.330.526.640
1.016.385.890 2.850.056
Ngô Thị Ánh Tuyết - Lớp: D7LT KT17
7
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Với những kết quả đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khách sạn Sài
Gòn đã được tặng thưởng :
+ UBND Thành phố Hà Nội tặng bằng khen vì hoàn thành vượt mức kế hoạch
nộp ngân sách trong các năm 1994 và 1995.
+ Tổng cục Du lịch Việt Nam tặng bằng khen về thành tích đã hoàn thành
tốt nhiệm vụ phục vụ Hội nghị cấp cao lần thứ 7 các nước có sử dụng tiếng Pháp
năm 1997.
+ Sở Du lịch Hà Nội tặng băng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong tháng thi
đua cao điểm chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII.
+ UBND Thành phố Hà Nội tặng bằng khen về thành tích hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ và tham gia tốt phong trào thi đua thành phố năm 2002.
+ Giải Quả cầu vàng năm 2006 của hiệp hội Du lịch Việt Nam trao tặng về chất
lượng phục vụ.
+ Nhiều năm liền là đơn vị tiên tiến xuất sắc của ngành Đường sắt.
+ Đặc biệt, khách sạn đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về
thành tích công tác từ năm 2001 đến năm 2005.
+ Và năm 2007, khách sạn đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động

hạng Ba.
1.2 Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của
công ty TNHH khách sạn Sài Gòn :
1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý.
Khách sạn Sài Gòn - Hà Nội có cơ cấu tổ chức quản lý theo cơ cấu trực tuyến.
Với cách tổ chức này, bộ máy quản lý của doanh nghiệp khá gọn nhẹ và hoạt động có
hiệu quả vì các bộ phận, cá nhân có trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng và có người quản
lý chung. Mô hình này thật sự phù hợp với một khách sạn có qui mô nhỏ như Khách
sạn Sài Gòn - Hà Nội.
Ngô Thị Ánh Tuyết - Lớp: D7LT KT17
8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sơ đồ 1.1 : Tổ chức bộ máy quản lí
1.2.2.Tổ chức bộ máy kế toán.
Khách sạn Sài Gòn thuộc công ty Liên doanh Khách sạn Hồng Hà, là đơn vị
liên doanh giữa Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Tổng công ty Du lịch Sài Gòn.
Tuy nhiên bộ máy kế toán của khách sạn không phụ thuộc vào đơn vị đầu tư mà hoạt
động độc lập. Bộ máy kế toán của khách sạn được tổ chức theo mô hình kế toán tập
trung. Là khách sạn có quy mô nhỏ nên phòng kế toán chỉ có tất cả 4 cán bộ công nhân
Ngô Thị Ánh Tuyết - Lớp: D7LT KT17
Giám đốc
Phó Giám đốc
Bộ
phận
lế tân
Bộ
phận
buồng
Bộ
phận

kế
toán
Bộ
phận
nhân
sự
Bộ
phận
bếp
Bộ
phận
nhà
hàng
Bộ
phận
kỹ
thuật
Bộ
phận
bảo
vệ
Bộ
phận
kinh
doanh
tiếp
thị
9
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
viên.

Sơ đồ 1.2 : Tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán của khách sạn vừa thực hiện chức năng tham mưu, vừa thực hiện chức
năng điều hành. Phòng kế toán chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc khách sạn,
nghiêm túc chấp hành các phương châm chính sách, luật pháp của nhà nước. Đề ra và
tổ chức thực hiện chiến lược tài chính và thực hiện kế hoạch tài chính của khách sạn.
Nhiệm vụ của phòng kế toán là thực hiện hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh
tại đơn vị. Cuối kì, lập báo cáo kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Mỗi nhân viên kế toán đều đảm nhận một công tác chuyên môn cụ thể.
 Kế toán trưởng : Là người giúp Giám đốc tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế
toán, thống kê, tài chính ở khách sạn. Đồng thời, thực hiện việc kiểm tra kiểm soát
toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính ở khách sạn. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực
tiếp của Giám đốc và sự chỉ đạo, kiểm tra của Cơ quan tài chính.
Nhiệm vụ của kế toán trưởng là :
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện các chế độ, thể lệ kế toán, các chính
sách, chế độ kinh tế tài chính trong toàn đơn vị như chế độ chứng từ kế toán, hệ thống
tài khoản kế toán, chế độ sổ kế toán, chế độ báo cáo kế toán, các thông tư hướng dẫn
thi hành chế độ kế toán, chính sách thuế, chế độ trích lập và sử dụng các quỹ của
khách sạn, chế độ quản lý vốn, quản lý vật tư và sử dụng các khoản dự phòng
Ngô Thị Ánh Tuyết - Lớp: D7LT KT17
Kế toán vốn, thanh
toán tiêu thụ, tiền
lương
Kế toán trưởng
Kế toán nguyên vật
liệu, TSCĐ, chi phí
và giá thành
Thủ quỹ
10
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Tổ chức hướng dẫn cho các nhân viên kế toán, công nhân viên khác trong khách

sạn thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế, tài chính, kế toán trong đơn vị,
đảm bảo cho các chính sách chế độ, thể lệ về kinh tế, tài chính, kế toán đã ban hành
được thực hiện nghiêm chỉnh.
- Tổ chức chấp hành nghiêm chỉnh lệnh kiểm tra kế toán của các cơ quan có thẩm
quyền, cung cấp các tài liệu cần thiết, giải thích và trả lời các câu hỏi phục vụ công tác
kiểm tra kế toán, ký vào biên bản kiểm tra và tổ chức thực hiện các kiến nghị đã ghi
trong biên bản kiểm tra.
- Tổ chức việc bàn giao công việc cho cán bộ nhân viên kế toán, thủ kho, thủ quỹ
mỗi khi có sự thuyên chuyển, thay đổi. Khi tuyển dụng, thuyên chuyển, nâng bậc,
khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên kế toán, thủ kho, thủ quỹ trong khách sạn đều
phải có ý kiến của kế toán trưởng.
- Tham gia nghiên cứu cải tiến tổ chức sản xuất, kinh doanh, xây dựng chiến lược
sản phẩm, chiến lược kinh doanh của khách sạn, nhằm thúc đẩy tiềm năng của khách
sạn, phát huy đầy đủ tính tự chủ của khách sạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và
hoạt động tài chính.
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện kế hoạch sản xuất - kỹ thuật -
tài chính của khách sạn, tình hình tuân thủ các định mức kinh tế, kỹ thuật, các dự
toán chi phí.
- Báo cáo một cách kịp thời, chính xác và đúng đắn với giám đốc, cơ quan quản
lý cấp trên, cơ quan pháp luật về những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm chính
sách, chế độ, thể lệ về kinh tế, tài chính, kế toán, cũng như những quy định mà Nhà
nước và doanh nghiệp đã ban hành.
 Kế toán vốn, thanh toán, tiêu thụ và tiền lương : Vì khách sạn có quy mô nhỏ
nên mỗi kế toán thường làm tổng hợp một số nghiệp vụ cùng lúc.
- Giúp kế toán trưởng xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của khách sạn.
- Ghi chép phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản vốn bằng
tiền; Ghi chép tổng hợp và chi tiết các khoản vay, các khoản công nợ; Tính tiền lương
và bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên của khách sạn; Ghi chép kế toán tổng
hợp, tiền lương quỹ BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn; Ghi chép phản ánh doanh
thu dịch vụ buồng, dịch vụ ăn uống và các khoản điều chỉnh doanh thu.

Ngô Thị Ánh Tuyết - Lớp: D7LT KT17
11
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Ghi chép phản ánh và theo dõi thanh toán các khoản thuế như thuế giá trị gia
tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp
- Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các báo cáo nội bộ về các khoản công nợ, các
nguồn vốn; Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch chi phí dịch vụ buồng và dịch vụ
ăn uống, chi phí quản lý và kết quả kinh doanh của từng dịch vụ.
 Kế toán nguyên vật liệu , TSCĐ, chi phí và giá thành :
Nhiệm vụ chủ yếu của kế toán NVL, TSCĐ, chi phí và giá thành là :
- Ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết TSCĐ, nguyên vật liệu tồn kho,
công cụ, dụng cụ tồn kho; Ghi chép kế toán tổng hợp và chi tiết chi phí sản xuất trực
tiếp phát sinh trong kỳ và tính giá thành của sản phẩm, dịch vụ.
- Tính khấu hao TSCĐ, phân bổ công cụ, dụng cụ, báo cáo nguyên vật liệu
tồn kho.
- Lập các báo cáo nội bộ về tăng giảm TSCĐ, báo cáo về nguyên vật liệu tồn kho,
các báo cáo nội bộ phục vụ yêu cầu quản trị, báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm dịch vụ.
- Theo dõi TSCĐ và CCDC đang sử dụng tại các bộ phận trong khách sạn.
 Thủ quỹ : Làm nhiệm vụ thu chi tiền mặt. Mỗi khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh
thủ quỹ ghi rõ phiếu thu, phiếu chi làm cơ sở ghi nhận sau này.
1.2.3. Hình thức sổ kế toán đang áp dụng tại công ty TNHH khách sạn Sài Gòn là
hình thức Nhật ký - Chứng từ :
(1) (2)
(1)
(1) (3)
(3)
(5) (4)
(6)
(7)

Ngô Thị Ánh Tuyết - Lớp: D7LT KT17
Chứng từ kế toán và
các bảng phân bổ
Bảng kê
NHẬT KÍ
CHỨNG TỪ
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng
hợp chi tiết
12
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
(7)
(7) (7)
Sơ đồ 1.3 : Luân chuyển chứng từ trong hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu số liệu
Ngô Thị Ánh Tuyết - Lớp: D7LT KT17
BÁO CÁO
TÀI CHÍNH
13
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
 Trình tự ghi sổ kế toán :
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra, lấy số liệu ghi
trực tiếp vào các Nhật kí - Chứng từ hoặc Bảng kê.
Đối với các loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang
tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các
bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu trong bảng phân bổ ghi vào các Bảng kê và Nhật kí -

Chứng từ có liên quan.
(2) Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi
trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan.
(3) Đối với các Nhật kí - Chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết
thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của Bảng kê, sổ chi tiết để chuyển số liệu vào Nhật kí
- Chứng từ vào cuối tháng.
(4) Cuối tháng, cộng các sổ, thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào đó để lập bảng
tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản.
(5) Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật kí - Chứng từ, kiểm tra đối
chiếu với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu
tổng cộng đó ghi trực tiếp vào Sổ cái.
(6) Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết.
(7) Số liệu tổng cộng ở Sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật kí - Chứng từ,
bảng kê, bảng tổng hợp chi tiếtđược dùng để lập báo cáo tài chính.
 Tổ chức kế toán theo mô hình tập trung đã tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác kế toán tại khách sạn.
+ Niên độ kế toán áp dụng tại khách sạn bắt đầu từ 01/ 01 đến ngày 31/12, kỳ
báo cáo là quý.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên và giá
vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho được xác định theo phương pháp bình quân
gia quyền.
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VNĐ.
Ngô Thị Ánh Tuyết - Lớp: D7LT KT17
14
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT
LIỆU VÀ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ
2.1. Công tác phân loại nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ trong doanh nghiệp:
Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu,
với nhiều đặc tính khác nhau, người quản lí cần phân loại nguyên vật liệu theo các tiêu

chuẩn nhất định để phù hợp yêu cầu quản lí và hạch toán nguyên vật liệu.
2.1.1 .Phân loại nguyên vật liệu căn cứ vào yêu cầu quản lí :
Căn cứ vào yêu cầu quản lí, nguyên vật liệu được chia thành các loại :
- Nguyên liệu, vật liệu chính : Là các loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá
trình sản xuất tạo nên thực thể chính của sản phẩm.
- Vật liệu phụ : Là những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất
làm tăng chất lượng sản phẩm hoặc được dùng để hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ
cho công tác quản lí.
- Nhiên liệu : Là loại vật liệu phụ cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất, kinh
doanh.
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản : Là các loại vật liệu dùng cho công tác xây
dựng cơ bản
- Vật liệu khác.
2.1.2Phân loại nguyên vật liệu căn cứ vào nguồn hình thành :
Căn cứ vào nguồn hình thành, nguyên vật liệu được chia thành các loại:
- Nguyên liệu, vật liệu mua ngoài.
- Nguyên liệu, vật liệu tự gia công chế biến.
2.1.3Phân loại nguyên vật liệu căn cứ vào mục đích sử dụng :
- Nguyên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất.
- Nguyên liệu, vật liệu dùng cho công tác quản lí.
- Nguyên liệu, vật liệu dùng cho mục đích khác.
Như trên đã nói nguyên vật liệu của khách sạn là vô cùng phong phú và đa dạng
nên khách sạn không chia nguyên vật liệu thành nguyên vật liệu chính - phụ mà chia
thành các nhóm sau :
+ Công nghệ thực phẩm;
Ngô Thị Ánh Tuyết - Lớp: D7LT KT17
15
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Lương thực;
+ Thực phẩm;

+ Rượu bia, nước giải khát;
+Tạp phẩm.
Cụ thể có thể xem tại sổ danh điểm nguyên vật liệu của khách sạn
Bảng 2.1:SỔ DANH ĐIỂM NGUYÊN, VẬT LIỆU
STT Mã vật tư Tên vật tư Đơn vị tính Ghi chú
I Công nghệ thực phẩm
11 CAM Cam tươi Kg
12 CF Cafộ Kg
13 CTN Chè Thái Nguyên Kg
14 ST Sữa tươi Hộp
15 DUONG Đường Kg
… …
II Lương thực
21 GAO Gạo tám Kg
22 GAON Gạo nếp Kg
… …
III Thực phẩm
31 CA Cá Kg
32 TOM Tôm Kg
… …
STT Mã vật tư Tên vật tư Đơn vị tính Ghi chú
IV Rượu bia
41 BHEI Bia Heneiken Lon
42 BHEIC Bia Heneiken chai Chai
43 MTV Rượu Martel VSOP Chai
44 RVB5 Rượu vang Pháp 5l Bình
45 SLV0.5 Nước suối Lavie 0,5l Chai
… …
V Tạp phẩm
51 GI Giấy ăn 2 lớp Gói

52 HCĐN Hoá chất đa năng Lít
53 XPG Xà phòng giặt Kg
54 D Diêm Bao
… …
Ngô Thị Ánh Tuyết - Lớp: D7LT KT17
16
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ:
2.2.1. Thủ tục nhập, xuất NVL, CCDC và chứng từ kế toán liên quan:
a. Chứng từ kế toán :
Chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán chi tiết nguyên vật liệu gồm
- Phiếu nhập kho (Mẫu số 01-VT)
- Phiếu xuất kho (Mẫu số 02-VT)
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư (Mẫu số 03-VT)
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kì (Mẫu số 04-VT)
- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ dụng cụ, hàng hóa (Mẫu số 05-VT)
- Hóa đơn giá trị gia tăng (bên bán lập) (Mẫu số 01GTGT-3LL)
- Bảng kê thu mua hàng hóa mua vào không có hóa đơn (Mẫu số 04/GTGT)
b. Sổ kế toán chi tiết :
Tại kho, thủ kho sử dụng thẻ kho để theo dõi chi tiết tình hình nhập - xuất - tồn
kho từng loại nguyên vật liệu.
Tại phòng kế toán, kế toán chi tiết nguyên vật liệu sử dụng các loại sổ kế toán
chi tiết sau :
- Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu.
- Sổ đối chiếu luân chuyển.
- Sổ số dư.
- Các bảng kê.
Ngô Thị Ánh Tuyết - Lớp: D7LT KT17
17
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Biểu mẫu 2.1 Mẫu số 01-GTKT-3LL
HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 01 tháng 03 năm 2012
Ký hiệu: LE/2007B
Số: 0131499
Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần XNK lương thực – thực phẩm Hà Nội
Địa chỉ: 84 Quán Thánh – Ba Đình – Hà Nội Số tài khoản:
Điện thoại: MS: 0100906239
Họ và tên người mua hàng: Hà Min Kiu
Đơn vị: Khách sạn Sài Gòn
Địa chỉ: 80 Lý Thường Kiệt – Hà Nội
Hình thức thanh toán: Tiền mặt MS: 0100106779
TT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3 = 1 x 2
1 Gạo tám kg 200 10.000 2.000.000
Cộng tiền hàng 2.000.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT
200.000
Tổng cộng tiền thanh toán 2.200.000
Số tiền viết bằng chữ : Một triệu, hai trăm nghìn đồng.
Người mua hàng
(ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Ngô Thị Ánh Tuyết - Lớp: D7LT KT17
18
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Biểu mẫu 2.2
Khách sạn Sài Gòn Hà Nội Mẫu số: 01-VT
QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm
2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 01 tháng 03 năm 2012
Số 220
Nợ TK: 152-1: 2.000.000
133-1: 200.000
Có TK: 111 : 2.200.000
Họ và tên người giao hàng :
Theo HĐ số 0131491 ngày 01 tháng 03 năm 2010 của Công ty CP XNK Lương thực –
thực phẩm Hà Nội.
Nhập tại kho : Nguyên vật liệu
Số
TT
Tên, nhãn hiệu, quy
cách phẩm chất vật tư
(sản phẩm hàng hoá)

số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)
Theo
chứng từ
Thực

nhập
A B C D 1 2 3 4
1 Gạo tám kg 200 200 10.000 2.000.000
Cộng tiền hàng 2.000.000
Cộng thành tiền (bằng chữ) : Hai triệu đồng chẵn.
Nhập ngày 01 tháng 03 năm 2010
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung, tiêu Người giao hàng Thủ kho
( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên )
Biểu mẫu 2.3
Khách sạn Sài Gòn PHIẾU XUẤT KHO
Ngô Thị Ánh Tuyết - Lớp: D7LT KT17
19
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Hà Nội Ngày 01 tháng 03 năm 2012
Nợ : 621 - 4 : 30 kg Số : 319
Có : 152 - 1 : 30 kg
Họ và tên người nhận hàng : Hoàng Hưng
Địa chỉ (bộ phận ) : Bộ phận Bếp
Lý do xuất kho : Xuất chế biến
Xuất tại kho : NVL
Số
TT
Tên, nhãn hiệu, quy
cách phẩm chất vật tư
(sản phẩm hàng hoá)

số
ĐVT
Số lượng
Yêu

cầu
Thực xuất
A B C D 1 2 3 4
1 Gạo tám GAO kg 30 30
Cộng 30 30
Tổng số tiền ( viết bằng chữ ) :
Số chứng từ gốc kèm theo :
Ngày 01 tháng 03 năm 2010
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.2: Phương pháp kế toán chi tiết mà doanh nghiệp đang áp dụng :
Khách sạn Sài Gòn áp dụng phương pháp thẻ song song:
 Tại kho: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ nhập - xuất thủ kho ghi số lượng
nguyên vật liệu thực nhập, thực xuất vào thẻ kho. Thẻ kho được thủ kho sắp xếp trong
hòm thẻ theo từng loại, từng nhóm nguyên vật liệu để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu
thủ kho phải thường xuyên đối chiếu tiền thẻ kho (số tồn) với số tồn thực tế nguyên
vật liệu.
Hàng ngày sau khi ghi vào thẻ kho, thẻ kho phải chuyển những chứng từ nhập
xuất cho phòng kế toán có kèm theo giấy giao nhận chứng từ do thủ kho lập.
 Tại phòng kế toán: Kế toán mở thẻ kế toán chi tiết để theo dõi từng loại nguyên,
vật liệu tương ứng với thẻ kho mở ở kho. Thẻ này có nội dung tương tự thẻ kho tại, chỉ
khác là theo dõi cả về mặt số lượng và giá trị. Hàng ngày, hoặc định kỳ, khi nhận được
các chứng từ nhập, xuất kho do thủ kho chuyển tới, nhân viên kế toán phải kiểm tra,
Ngô Thị Ánh Tuyết - Lớp: D7LT KT17
20
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
đối chiếu và ghi đơn giá và tính ra số tiền. Sau đó, lần lượt ghi các nghiệp vụ nhập,
xuất vào các thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, tiến hành cộng thẻ và đối
chiếu với thẻ kho.
Để thực hiện đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và chi tiết, kế toán phải căn cứ

vào các thẻ kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn về mặt giá trị của
từng loại nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu của khách sạn tăng chủ yếu là do mua ngoài. Căn cứ vào Phiếu
đề xuất mua hàng của các bộ phận trong khách sạn, nhân viên mua hàng đề nghị tạm
ứng cho việc mua nguyên vật liệu.
Sơ đồ 2.5:Hình thức ghi sổ kế toán theo phương pháp thẻ song song
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Nguyên vật liệu của khách sạn tăng chủ yếu là do mua ngoài. Căn cứ vào Phiếu
đề xuất mua hàng của các bộ phận trong khách sạn, nhân viên mua hàng đề nghị tạm
ứng cho việc mua nguyên vật liệu.
Biểu mẫu 2.4
Ngô Thị Ánh Tuyết - Lớp: D7LT KT17
Thẻ kho
Thẻ hoặc Sổ chi tiết
Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho
Bảng tổng hợp
Nhập – Xuất – Tồn NVL
21
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Giấy đề nghị tạm ứng được chuyển cho kế toán trưởng xem xét. Sau đó ghi ý
kiến đề nghị Giám đốc duyệt chi. Căn cứ vào quyết định của Giám đốc, kế toán trưởng
đồng ý lập phiếu chi kèm theo giấy đề nghị tạm ứng cho nhân viên mua hàng, chuyển
cho Thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Ngô Thị Ánh Tuyết - Lớp: D7LT KT17

KHÁCH SẠN SÀI GÒN - HÀ NỘI
PHIẾU ĐỀ XUẤT
Kính gửi : Ban Giám đốc Khách sạn
Bộ phận bếp xin duyệt mua : 100kg gạo tám
Lí do mua hàng : Phục vụ khách
Ngày 01 tháng 03 năm 2012
Giám đốc ký duyệt Phụ trách bộ phận
(Ký, họ tên)
22
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tên tôi là : Phạm Thu Thủy
Bộ phận công tác : Bộ phận hành chính
Đề nghị tạm ứng số tiền : 1.500.000đ
Viết bằng chữ : Một triệu, năm trăm nghìn đồng chẵn.
Lý do: Mua nguyên vật liệu (gạo tám) cho bộ phận bếp.
Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2012
Người đề nghị Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên. Dấu )
Biểu mẫu 2.5
Khách sạn Sài Gòn Hà Nội
Mẫu số: 02 - TT
QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3
năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Ngô Thị Ánh Tuyết - Lớp: D7LT KT17
Nhân
viên
mua
hàng

Người

giao
hàng

Kế toán
NVL
Thủ kho
Kế
toán
NVL
Bảo
quản và
lưu kho
Tìm
kiếm
nhà
cung
cấp
Đề nghị
nhập kho
( HĐ BH
& HĐ
GTGT )
Lập
phiếu
nhập
kho
Nhập
kho
và ghi
thẻ kho

Ghi sổ
kế toán
23
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHIẾU CHI
Ngày 02 tháng 03 năm 2012
Quyển số:…
Số : 54
Nợ TK: 141
Cú TK: 111
Họ tên người nhận tiền: Phạm Thu Thủy
Địa chỉ: Phòng hành chính
Lý do chi: Mua nguyên vật liệu
Số tiền: 1.500.000 đồng.
Viết bằng chữ: Một triệu năm trăm nghìn đồng chẵn./.
Kèm theo: 01 chứng từ gốc: HĐGTGT 2669300
Đã nhận đủ số tiền: Một triệu năm trăm nghìn đồng chẵn./.
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên,
đóng dấu)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ
họ tên)
Thủ quỹ
(Ký, ghi rõ
họ tên)
Người lập phiếu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người nhận tiền
(Ký, ghi rõ họ tên)

Phiếu chi được lập thành 3 liên. Chỉ khi đã có đủ chữ ký (ký theo từng liên) của
Người lập phiếu, Kế toán trưởng, Giám đốc thì Thủ quỹ mới được xuất quỹ. Sau khi
nhận đủ số tiền Người nhận tiền phải ghi số tiền đã nhận bằng chữ, ký tên và ghi rõ họ
tên vào phiếu chi. Liên 1 của phiếu chi lưu ở nơi lập phiếu. Liên 2 được Thủ quỹ dùng
để ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán cùng với chứng từ gốc để ghi vào sổ kế toán. Liên
3 giao cho người nhận tiền.
Nhân viên vật tư liên hệ với chi nhánh của công ty cổ phần XNK Lương thực -
thực phẩm Hà Nội và công ty sẽ chuyển hàng đến kho của khách sạn.
Biểu mẫu 2.6
CÔNG TY CỔ PHẦN XNK LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM HÀ NỘI
VIHAFOODCO
Văn phòng công ty : 84 Quán Thánh – Ba Đình Hà Nội
Ngô Thị Ánh Tuyết - Lớp: D7LT KT17
24
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Điện thoại :
Chi nhánh kinh doanh gạo chất lượng cao
Địa chỉ : 8 Điện Biên Phủ - Ba Đình - Hà Nội
TK: 11120080406018 ; Ngân hàng Cổ phần Quân Đội
Hà Nội,ngày 2 tháng 3 năm 2012
HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG
Tên khách hàng : Phạm Thu Thủy
Địa chỉ : Khách sạn Sài Gòn - 80, Lý Thường Kiệt - Hà Nội
STT Tên hàng ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Gạo tám Kg 100 10.000 1.000.000
Tổng tiền hàng 1.000.000
Thuế GTGT ( 10 % )
Tổng tiền thanh toán 1.000.000
Bằng chữ : Một triệu đồng chẵn.
Người mua hàng Vận chuyển Nhân viên bán hàng

Giao hàng miễn phí trong địa bàn Hà Nội.
Ngô Thị Ánh Tuyết - Lớp: D7LT KT17
25

×