Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán BDO thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.66 MB, 98 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
Việc đánh giá hiệu quả công việc được Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ tại
VPC duy trì thông qua Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động - KPIs
(PHỤ LỤC 02: Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động - KPIs). Ngoài
ra, công tác đánh giá hiệu quả của bất kỳ một hoạt động quan trọng đều
được theo dõi qua các sơ đồ, bảng biểu. Dưới đây là biểu đồ đánh giá kết
quả của hoạt động trao đổi thông tin nội bộ: 63
- VPC đã xây dựng quy chế khuyến khích, khen thưởng nhằm khuyến khích
tất cả các cán bộ, nhóm thực hiện công việc và các phòng ban phát huy
năng lực của từng cá nhân, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ
quan, đồng thời tạo điều kiện tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên
(tham khảo trong PHỤ LỤC 03: Dự thảo quy chế khuyến khích khen thưởng
cho cán bộ VPC) 66
1. Nguyễn Văn Điềm - Nguyễn Ngọc Quân (2010), Giáo trình quản trị nhân lực, Nhà
xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân; 89
Đào tạo nhân lực ở Việt
Nam, Trần Thị Bình; 89
BIÊN BẢN PHÊ DUYỆT 90
CHUYÊN GIA NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG 90
PHỤ LỤC 02: 90
HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG - KPIS 91
DỰ THẢO CƠ CHẾ KHUYẾN KHÍCH KHEN THƯỞNG 91
Lương Thị Hương Lớp: QTCL – K51
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
APO Tổ chức Năng suất Châu Á
(Asian Productivity Organization)
ISO Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Standards
Organization)
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


(Association of Southeast Asian Nations)
QĐ- TCCBKH Quyết định của tổ chức cán bộ Khoa học
QĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
UBND Ủy ban nhân dân
TMCP Thương mại cổ phần
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
VPC Trung tâm Năng suất Việt Nam
P&Q Năng suất và chất lượng
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
HTQTCL Hệ thống quản trị chất lượng
NSCL Năng suất chất lượng
DA
HT
+DA
KM
Dự án hoàn thành và dự án ký mới
THT Thực hành tốt
NPOs Các Tổ chức Năng suất quốc gia trong khu vực
QĐ-BNV Quyết định của Bộ Nội Vụ
DIR Giám đốc (Director)
DD Phó Giám đốc (Deputy Director)
DH Trưởng phòng (Head of Division)
RO Văn phòng Đại diện Trung tâm Năng suất Việt Nam
(Representative Office)
CRM Quản trị quan hệ khách hàng
(Customer Relationships Management )
VMS Hệ thống quản lý tích hợp theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 và hệ
thống an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001: 2005
AMU Phòng Hành chính tổng hợp
DT

thực tế
Doanh thu thực tế
DT
kế hoạch
Doanh thu kế hoạch
Lương Thị Hương Lớp: QTCL – K51
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC HÌNH-BẢNG BIỂU-SƠ ĐỒ
BẢNG:
Việc đánh giá hiệu quả công việc được Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ tại
VPC duy trì thông qua Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động - KPIs
(PHỤ LỤC 02: Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động - KPIs). Ngoài
ra, công tác đánh giá hiệu quả của bất kỳ một hoạt động quan trọng đều
được theo dõi qua các sơ đồ, bảng biểu. Dưới đây là biểu đồ đánh giá kết
quả của hoạt động trao đổi thông tin nội bộ: 63
- VPC đã xây dựng quy chế khuyến khích, khen thưởng nhằm khuyến khích
tất cả các cán bộ, nhóm thực hiện công việc và các phòng ban phát huy
năng lực của từng cá nhân, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ
quan, đồng thời tạo điều kiện tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên
(tham khảo trong PHỤ LỤC 03: Dự thảo quy chế khuyến khích khen thưởng
cho cán bộ VPC) 66
1. Nguyễn Văn Điềm - Nguyễn Ngọc Quân (2010), Giáo trình quản trị nhân lực, Nhà
xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân; 89
Đào tạo nhân lực ở Việt
Nam, Trần Thị Bình; 89
BIÊN BẢN PHÊ DUYỆT 90
CHUYÊN GIA NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG 90
PHỤ LỤC 02: 90
HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG - KPIS 91
DỰ THẢO CƠ CHẾ KHUYẾN KHÍCH KHEN THƯỞNG 91

PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam
nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường quốc tế và khu vực, học hỏi được nhiều kinh
nghiệm quý báu trong quản lý. Tuy nhiên cũng gặp không ít những thách thức khi
việc cạnh tranh trên qui mô toàn cầu ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn,
Lương Thị Hương Lớp: QTCL – K51
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đặc biệt với bối cảnh kinh tế Việt Nam năm 2012.
Năm 2012 đã đi qua, một chặng đường đầy khó khăn và bất ổn đối với nền
kinh tế Việt Nam do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và
khủng hoảng nợ công kéo dài ở khu vực Châu Âu. Ở trong nước, những vấn đề bất
ổn tồn tại nhiều năm qua trong nội tại nền kinh tế chưa được giải quyết triệt để,
thiên tai dịch bệnh liên tiếp xảy ra, cùng với bối cảnh bất lợi của tình hình thế giới
đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư. Biểu hiện như: thị
trường việc làm bị thu hẹp, thất nghiệp gia tăng; lạm phát, lãi suất ở mức cao; tiêu
thụ hàng hóa chậm, hàng tồn kho tăng, sản xuất có dấu hiệu suy giảm; vốn huy
động thiếu cùng với thị trường tiêu thụ giảm sút gây sức ép cho sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Muốn tồn tại và có khả năng cạnh tranh, các tổ chức/doanh nghiệp Việt Nam buộc
phải có những thay đổi về nguồn nhân lực, cách thức quản lý, máy móc thiết bị
công nghệ, đồng thời phải nâng cao năng lực để vươn tới chiếm lĩnh thị trường toàn
cầu. Trong các yếu tố trên, yếu tố con người là yếu tố quan trọng và có tính quyết
định, người xưa đã từng nói: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia". Một câu hỏi
luôn được đặt ra trong bất kỳ một tổ chức hay doanh nghiệp khi đề cập đến yếu tố
này đó là "Giải pháp nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ?".
Trung tâm Năng suất Việt Nam (VPC) là đơn vị uy tín hàng đầu về lĩnh vực
năng suất, chất lượng có mặt tại Việt Nam. Với tôn chỉ hành động "Cùng nhau,
Chúng ta vươn tới sự hoàn thiện", VPC đã nghiên cứu và triển khai các mô hình cải
tiến năng suất, chất lượng hiệu quả; cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo; đưa ra các

giải pháp quản lý tiên tiến nhất về các công cụ quản lý chất lượng, góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp trong
và ngoài nước. Đối với một tổ chức cung cấp dịch vụ như VPC, yếu tố con người
được ưu tiên hàng đầu. Và để thực hiện được chức năng và mục tiêu phát triển "trở
thành tổ chức tiên phong trong lĩnh vực Năng suất Chất lượng, thực hiện vai trò hạt
nhân của phong trào Năng suất Quốc gia" đòi hỏi tính năng động, linh hoạt; trình độ
chuyên môn, sự am hiểu các ngành nghề và trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp
của đội ngũ cán bộ tư vấn, đào tạo VPC.
Để góp phần cùng với Trung tâm Năng suất Việt Nam giải quyết vấn đề trên, với tư
cách là một thực tập sinh của Trung tâm, được trang bị vốn kiến thức chuyên ngành
Quản trị Chất lượng, Khoa Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế quốc
dân; với những kiến thức đã tiếp thu được từ quá trình khảo sát thực tế môi trường
Lương Thị Hương Lớp: QTCL – K51
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
làm việc tại VPC, với những tư liệu về kết quả điều tra đã được cán bộ tại Trung
tâm khảo sát và được tổng kết trong báo cáo công tác thi đua khen thưởng giai đoạn
2006-2010 và cơ sở lý luận được tiếp cận tại trường, tôi vận dụng để phân tích,
đánh giá thực trạng và tìm giải pháp cho việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực
của VPC một cách có hiệu quả hơn. Do vậy, tôi quyết định chọn đề tài chuyên đề
thực tập tốt nghiệp của mình là “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trung
tâm Năng suất Việt Nam”.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành tới Khoa Quản trị
kinh doanh, trường Đại học Kinh tế quốc dân; GS.TS.Nguyễn Thành Độ và GV.
Dương Công Doanh - những người Thầy đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi thực
hiện báo cáo chuyên đề thực tập này; cũng như Ban Giám Đốc và các anh chị tại
VPC, đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến Chị Nguyễn Thị Hạnh - Trưởng Phòng
Hành chính tổng hợp; Chị Nguyễn Thị Lê Hoa - Trưởng Phòng Phát triển mô hình
hoàn hảo và Anh Trương Quốc Anh - Cán bộ Quản lý website và dữ liệu - là những
người đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong công tác thu thập dữ liệu, cũng như tìm hiểu về

thực trạng chất lượng của cán bộ tại VPC, ngoài ra được tìm hiểu các hoạt động
nghiên cứu triển khai và cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo về năng suất, chất
lượng của Trung tâm.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu cụ thể của bản chuyên đề: Thứ nhất, giới thiệu tổng quan về Trung
tâm Năng suất Việt Nam, bao gồm một số thông tin như quá trình hình thành và
phát triển, chức năng và mục tiêu chiến lược, cơ cấu tổ chức, đặc điểm sản phẩm và
mạng lưới đối tác có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, tình hình và hiệu
quả hoạt động; trên cơ sở đó đi sâu phân tích đánh giá thực trạng chất lượng nguồn
nhân lực tại Trung tâm Năng suất Việt Nam. Thứ hai, thực trạng chất lượng nguồn
nhân lực tại Trung tâm Năng suất Việt Nam. Thứ ba, đề xuất phương hướng phát
triển và những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trung
tâm Năng suất Việt Nam, tạo cơ sở vững chắc cho việc phát huy năng lực của đội
ngũ cán bộ trong giai đoạn sắp tới.
1.3. Kết cấu của chuyên đề
Chuyên đề bao gồm Phần mở đầu và 3 Chương. Nội dung chính của mỗi phần
được trình bày như sau:
Phần mở đầu
Lương Thị Hương Lớp: QTCL – K51
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Trung tâm Năng suất Việt Nam
Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm
Năng suất Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm
Năng suất Việt Nam
CHƯƠNG 1 :
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM
NĂNG SUẤT VIỆT NAM
1.1. Thông tin chung về Trung tâm Năng suất Việt Nam

Lương Thị Hương Lớp: QTCL – K51
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tên tiếng Việt : Trung tâm Năng suất Việt Nam
Tên tiếng Anh : Vietnam Productivity Centre
Tên viết tắt : VPC
Trụ sở chính : Số 8, Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Văn phòng đại diện : 12 Chi Lăng, Tòa nhà Đức Long (tầng 2), Quận Hải
Châu, Thành phố Đà Nẵng; 64-66 Mạc Đĩnh Chi, phường Đakao, Quận 1, Thành
phố Hồ Chí Minh
Tel : 04.37561501
Fax : 04.37561502
Email :
Website : www.vpc.vn
1.2. Quá trình hình thành và phát triển
1.2.1. Sự ra đời của Trung tâm Năng suất Việt Nam
Trung tâm Năng suất Việt Nam (VPC) chính thức được thành lập vào ngày
26/9/1997, theo Quyết định số 1342/QĐ-TCCBKH của Bộ Khoa học và Môi
trường, nay là Bộ Khoa học và Công nghệ. VPC là cơ quan sự nghiệp khoa học trực
thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hoạt động theo Nghị định số
115/2005/NĐ-CP. Trung tâm Năng suất Việt Nam là hạt nhân của phong trào Năng
suất quốc gia và được ủy quyền là đại diện thường trực của Việt Nam tại Tổ chức
Năng suất Châu Á (APO).
1.2.2. Quá trình phát triển, chức năng và nhiệm vụ chiến lược
 Quá trình phát triển
Kể từ năm thành lập, tính đến hết năm 2012, VPC đã trải qua 15 năm hoạt
động và phát triển. Việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, triển khai và cung cấp các
dịch vụ tư vấn, đào tạo chất lượng cao, các ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý chất lượng, Trung tâm đã tạo dựng được uy tín đối với các tổ chức, doanh
nghiệp, các cơ quan hành chính Nhà nước trong cả nước và thực hiện xuất sắc vai

trò đầu mối của một tổ chức Năng suất, góp phần tạo nên những thành tích tăng
trưởng các chỉ tiêu kinh tế xã hội của đất nước. Trong chặng đường phát triển đó,
VPC đã đạt được nhiều thành tích nổi bật như: được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000
Lương Thị Hương Lớp: QTCL – K51
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cho toàn bộ hoạt động của trung tâm; với sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài,
Trung tâm đã tổ chức gần hàng nghìn khóa đào tạo tập trung và đào tạo tại doanh
nghiệp cho trên 20.000 lượt học viên tham dự. Cùng với những thành tích đó, VPC
đã đạt được nhiều danh hiệu cao quý, tiêu biểu là được Thủ tướng Chính phủ trao
tặng bằng khen vì có nhiều thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây
dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (năm 2002), nhận bằng khen của Bộ
Khoa học và Công nghệ (năm 2003), được trao bằng khen của Ủy ban thành phố Hà
Nội (năm 2004). Trong nhiều năm liền, VPC được Tổng Cục Trưởng Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tặng bằng khen tập thể lao động xuất sắc và tập
thể lao động tiên tiến.
Trong 5 năm gần đây, VPC tiếp tục phát huy những thế mạnh của mình và đạt
được nhiều thành quả nổi bật, cụ thể:
+ Năm 2008: Tổ chức thành công Hội chợ Triển lãm quốc tế về Sản phẩm
sinh thái (Eco-product International Fair 2008) với chủ đề "Vì sự phát triển bền
vững và cuộc sống tốt đẹp hơn". Hội chợ triển lãm đã lập kỷ lục về số khách
tham quan với gần 100.000 lượt người. EPIF 2008 đã góp phần quan trọng trong
việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về bảo vệ môi trường và sức khỏe
cộng đồng ; Diễn đàn Năng suất Chất lượng lần thứ 13 được tổ chức tại Tp. Hồ
Chí Minh; Tích cực tham gia xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia “Thúc
đẩy năng suất và chất lượng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp Việt Nam giai đoạn 2009 – 2020".
+ Năm 2009: Hội nghị Chất lượng Việt Nam lần thứ VII và Diễn đàn Năng
suất Chất lượng lần thứ 14 được tổ chức tại Hà Nội; công bố Báo cáo nghiên cứu
các chỉ tiêu năng suất tại Việt Nam giai đoạn 2006-2007; Chương trình quốc gia

Nâng cao năng suất chất lượng của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn đến năm
2020 được hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
+ Năm 2010: Ngày 21 tháng 5 năm 2010 đánh dấu bước phát triển mới của
Phong trào năng suất chất lượng tại Việt Nam khi Thủ tướng Chính phủ chính thức phê
duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” tại Quyết định số 712/QĐ-TTg.
+ Năm 2011: Dự án 1 - Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt triển khai. Các tỉnh/thành phố bắt đầu triển khai các
nhiệm vụ của chương trình quốc gia; tổ chức Năng suất Châu Á - APO kỷ niệm 50
Lương Thị Hương Lớp: QTCL – K51
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
năm thành lập (1961-2011) với những đóng góp quan trọng vào nâng cao Năng suất
và Chất lượng các nước thành viên Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
+ Năm 2012: Dự án 2 - “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng” thuộc
Chương trình quốc gia 712 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
225/QĐ-TTg ngày 22/2/2012. Dự án được thực hiện trong 10 năm nhằm xây dựng
nền tảng cho các hoat động năng suất và chất lượng tại Việt Nam và là cơ sở để hỗ
trợ triển khai các dự án nâng cao năng suất chất lượng tại các tỉnh/thành phố và các
bộ ngành; Tổ chức Diễn đàn Năng suất Chất lượng lần thứ 16 với chủ đề “Đổi mới
hệ thống quản trị - Cơ hội để phát triển doanh nghiệp” vào ngày 17/2/2012 tại Hà
Nội; Duy trì và tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế khác như Hiệp hội điện
và điện tử Nhật Bản (JEITA), Tổ chức Hợp tác quốc tế Hà Quốc (KOICA), Mạng
lưới Mua hàng xanh quốc tế (IGPN), Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia
(AusAID), Ngân hàng Thế giới (World Bank).
 Trong giai đoạn hiện nay, lĩnh vực hoạt động chính của VPC bao gồm:
• Thúc đẩy phong trào năng suất - chất lượng quốc gia;
• Nghiên cứu và triển khai các giải pháp, mô hình nâng cao năng suất - chất
lượng;

• Triển khai các chương trình, dự án của Tổ chức Năng suất Châu Á- APO và
các tổ chức quốc tế khác;
• Cung cấp các dịch vụ về cải tiến năng suất - chất lượng (gồm: dịch vụ đào
tạo, dịch vụ tư vấn, đánh giá và chứng nhận thực hành tốt.
Bảng 1.1: Danh mục các dịch vụ về cải tiến P&Q
Dịch vụ tư vấn Dịch vụ đào tạo
Đánh giá, chứng
nhận thực hành
tốt
 Hệ thống quản lý
theo tiêu chuẩn quốc tế:
ISO 9001, ISO 22000,
ISO 27001, ISO/IEC
17025, ISO/TS 16949, ISO
13485, ISO 15189, ISO
 Đào tạo phổ biến, cập nhật
kiến thức, đào tạo về kỹ năng áp
dụng các mô hình và công cụ cải
tiến năng suất chất lượng như: Hệ
thống quản lý chất lượng theo
ISO 9000, Hệ thống quản lý môi
 Thực
hành tốt 5S:
hướng dẫn áp
dụng và đánh giá
nội bộ thực hành
tốt 5S;
Lương Thị Hương Lớp: QTCL – K51
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

14001, ISO/IEC 27000,
HACCP, GMP, OHSAS
18000, SA 8000/ ISO
26000;
 Các mô hình, công
cụ cải tiến P&Q: 5S,
Kaizen, TQM, TPM, KPIs,
CRM, QCC, Lean Six
sigma (LSS), Hệ thống đánh
giá hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp, Đo lường
năng suất tại doanh nghiệp,
Kiểm soát quá trình bằng kỹ
thuật thống kê, Khảo sát,
đánh giá mức độ hài lòng
của nhân viên, Hệ thống
đánh giá năng lực và hiệu
quả làm việc của nhân viên.
trường theo tiêu chuẩn ISO
14000, Hệ thống quản lý an toàn
thực phẩm, Hệ thống an toàn, sức
khỏe nghề nghiệp và trách nhiệm
xã hội, Hệ thống quản lý phòng
thí nghiệm, Quản lý an toàn thông
tin, Quản lý nguồn nhân lực, Kỹ
năng đánh giá Thực hành tốt 5S,
duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể -
TPM, KPIs hướng tới cải tiến liên
tục, Hạch toán chi phí dòng
nguyên liệu - MFCA, Hệ thống

quản lý năng lượng ISO 50001,
Sử dụng các công cụ kiểm soát
chất lượng trong doanh nghiệp,
Nâng cao chất lượng dịch vụ
Ngân hàng, Giảm thiểu lãng phí
và tinh gọn quá trình sản xuất và
cung cấp sản phẩm;
 Đào tạo chuyên sâu: Chuyên
gia năng suất, Chuyên gia đánh giá
trưởng, Giám đốc chất lượng, Thư
ký hệ thống quản lý chất lượng.
 Cải tiến
năng suất toàn
diện (PMS),
Năng suất xanh
(GP), Quản lý
phát triển bền
vững.
(Nguồn: www.vpc.vn)
 Chức năng và nhiệm vụ chiến lược
Những chức năng cơ bản của VPC bao gồm:
•Hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng;
•Nghiên cứu, cung cấp các dịch vụ tư vấn, giải pháp quản lý tiên tiến nhất
phục vụ tái cấu trúc và tăng trưởng của các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam;
•Tổ chức các sự kiện quảng bá nhằm đẩy mạnh phong trào nâng cao năng suất
chất lượng của các doanh nghiệp/tổ chức kinh tế xã hội;
•VPC là đại diện thường trực của Việt Nam tại Tổ chức Năng suất Châu
Á (APO) và làm đầu mối quản lý, thực hiện các chương trình hay dự án của tổ
Lương Thị Hương Lớp: QTCL – K51
10

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chức này.
Những nhiệm vụ mang tính chiến lược của VPC:
• Thứ nhất, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các tổ
chức, doanh nghiệp thông qua xây dựng và thúc đẩy phong trào năng suất - chất
lượng tại Việt Nam;
• Thứ hai, tiếp nhận và chuyển giao tri thức trong lĩnh vực năng suất - chất
lượng;
• Thứ ba, đào tạo nguồn nhân lực cho các hoạt động năng suất – chất lượng.
Lương Thị Hương Lớp: QTCL – K51
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Năng suất Việt Nam
1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Năng suất Việt Nam
(Nguồn: Sổ tay hệ thống quản lý VPC năm 2012)
Chú thích:
VPC HCM : Văn phòng đại diện tại TP.Hồ Chí Minh
VPC ĐN : Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng
OBE : Văn phòng Phát triển mô hình hoàn hảo
SDD : Phòng Phát triển dịch vụ
TRD : Phòng Đào tạo
QCD : Phòng Tư vấn quản lý chất lượng
PCD : Phòng Tư vấn cải tiến năng suất
EDO : Phòng Môi trường và Phát triển Cộng đồng
ICD : Phòng Hợp tác quốc tế
AMU : Phòng Hành chính Tổng hợp
ACD : Phòng Kế toán
Lương Thị Hương Lớp: QTCL – K51
GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM

PHÓ GIÁM ĐỐC
VPC
ĐN
VPC
HCM
OBE SDD
TRD
QCD PCD EDO ICD AMU ACD
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
• Văn phòng đại diện VPC tại thành phố Hồ Chí Minh: có chức năng là đầu
mối liên lạc và triển khai các hoạt động của Trung tâm tại các tỉnh/ thành phố khu
vực phía Nam.
• Văn phòng đại diện VPC tại thành phố Đà Nẵng: có chức năng là đầu mối
liên lạc và triển khai các hoạt động của Trung tâm tại các tỉnh/ thành phố khu vực
Miền Trung và Tây Nguyên.
• Văn phòng Phát triển mô hình hoàn hảo (OBE- Office for Business
Excellence Development): chịu trách nhiệm làm đầu mối nghiên cứu và triển khai
các mô hình hoàn hảo và công cụ quản lý, cải tiến năng suất chất lượng; tổ chức các
hình thức đánh giá, ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp điển hình về cải tiến
năng suất chất lượng.
• Phòng Phát triển dịch vụ (SDD- Business Development Division): thực hiện
chức năng tìm kiếm khách hàng cho các hoạt động tư vấn, đào tạo; chủ trì các hoạt
động về tuyên truyền, quảng bá, thúc đẩy sale; giúp Giám đốc xác định chiến lược
phát triển và cung cấp dịch vụ của Trung tâm cho từng giai đoạn; quản lý thư viện
và cơ sở dữ liệu cho khách hàng.
• Phòng Đào tạo (TRD- Training Division): có chức năng quản lý, phát triển
các dịch vụ đào tạo của Trung tâm; đầu mối cung cấp dịch vụ đào tạo và tham gia
các hoạt động sales/marketing khác.

• Phòng Tư vấn cải tiến năng suất (PCD- Productivity Improvement
Consulting Division): chịu trách nhiệm nghiên cứu, ứng dụng các mô hình, giải
pháp về nâng cao năng suất và chất lượng; thực hiện hợp đồng tư vấn, đào tạo về
năng suất và chất lượng.
• Phòng Môi trường và phát triển cộng đồng (EDO- Office for
Environment and Community Development): chịu trách nhiệm về việc tìm kiếm,
thực hiện dự án; tìm kiếm và quản lý khách hàng; phát triển và quản lý dịch vụ;
triển khai hợp đồng tư vấn.
• Phòng Hợp tác quốc tế (ICD- International Cooperation Division): làm đầu
mối tổ chức thực hiện các chương trình, dự án của APO tại Việt Nam và các chương
trình, hoạt động có liên quan tới nước ngoài (trừ các chương trình, dự án đã phân
công phòng khác làm đầu mối); quản lý, triển khai chương trình Đánh giá Thực hành
tốt 5S.
Lương Thị Hương Lớp: QTCL – K51
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Phòng Hành chính Tổng hợp (AMU- Administration Division): chịu trách
nhiệm về công tác hành chính, quản trị; quản lý nhân sự, đào tạo nội bộ; đầu mối
tổng hợp, báo cáo về công tác kế hoạch.
• Phòng Kế toán (ACD- Accounting Division): chịu trách nhiệm thực hiện
các công việc nghiệp vụ về tài chính kế toán theo quy định của Nhà nước; theo dõi
về tình hình tài chính và tham mưu cho lãnh đạo Trung tâm về các vấn đề liên quan;
kiểm soát các hoạt động thu/chi theo quy định của Nhà nước và Quy chế chi tiêu
nội bộ của Trung tâm.
1.3.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong VPC
Trong một tổ chức/doanh nghiệp thường được kết cấu gồm nhiều bộ phận
khác nhau, mỗi bộ phận đảm nhiệm những chức năng khác nhau nhưng hoạt động
của từng bộ phận đó đều hướng tới mục tiêu chung, đó là mục tiêu của cả tổ chức.
Dựa vào chức năng, nhiệm vụ và sự mô tả về chức năng của các phòng ban đã đề
cập ở phần trên có thể thấy được mối quan hệ tương hỗ, gắn bó giữa các phòng ban

của Trung tâm. Khi một phòng ban nào đó tại VPC có sai lỗi trong quá trình thực
hiện một khâu công việc trong chuỗi quá trình thực hiện việc triển khai các hợp
đồng tư vấn, đào tạo sẽ làm ảnh hưởng đến các phòng ban còn lại, dẫn đến công
việc hoàn thành chậm trễ, không đúng kế hoạch. Mặt khác trách nhiệm thực hiện
các khâu công việc trong chuỗi quá trình của VPC, chẳng hạn tìm kiếm và quản lý
khách hàng; triển khai thực hiện các hợp đồng tư vấn, đào tạo; tổ chức các sự kiện
quảng bá hay kiểm soát hồ sơ tài liệu là do một hoặc nhiều phòng ban đảm nhận.
Điều này càng chứng tỏ hoạt động của các phòng ban trong VPC là không thể tách
rời, độc lập nhau, trái lại, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
VPC đã đầu tư thiết bị công nghệ như hệ thống email nội bộ, kết nối internet
để duy trì việc trao đổi thông tin giữa các phòng ban tại Trung tâm trở nên thuận
tiện. Email chính là một phương tiện được các cán bộ tại các phòng ban của VPC sử
dụng rất hiệu quả. Ngoài email, các thông tin còn được cập nhật trên các bảng tin;
các cuộc họp nội bộ, các cuộc họp giao ban được VPC tổ chức hàng tuần để đánh
giá kết quả làm việc của các phòng ban, trao đổi về các vấn đề phát sinh cần được
tháo gỡ và thông báo đến các phòng ban nội dung công việc cần triển khai trong
tuần tới; hơn nữa là sự tham gia và hỗ trợ của các phòng ban trong các hội thảo
VPC tổ chức với sự tham dự của các tổ chức/doanh nghiệp. Dưới đây là một số hình
ảnh biểu trưng:
Lương Thị Hương Lớp: QTCL – K51
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hình 1.1: Hình thức trao đổi thông tin nội bộ giữa các phòng ban tại VPC
Bảng tin Email Họp nội bộ
(Nguồn: Sinh viên chụp tại VPC)
1.4. Đặc điểm nổi bật có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của Trung
tâm Năng suất Việt Nam
1.4.1. Đặc điểm nguồn nhân lực của VPC
Lĩnh vực hoạt động chính của VPC là cung cấp dịch vụ, do vậy đối với một tổ
chức cung cấp dịch vụ, yêu cầu nhân sự có nét khác biệt so với các ngành nghề

khác. Nếu như ở các lĩnh vực sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp,
xem xét rất kỹ càng mặt thể trạng sức khỏe để thực hiện các công việc tay chân thì
đòi hỏi nhân sự ở ngành dịch vụ tính năng động, nhạy bén, đầu óc tinh tế và sáng
tạo trong công việc, sự am hiểu nhiều ngành nghề khác nhau, có vốn kiến thức xã
hội phong phú, đồng thời tích hợp nhiều kỹ năng giao tiếp, đàm phán, quản lý thời
gian, tài chính. Do đó, đối với nhân sự trong một tổ chức cung ứng dịch vụ, đòi hỏi
rất nhiều các tố chất để có thể đảm nhiệm các vị trí khác nhau.
Đặc điểm đội ngũ nhân lực của VPC tạo ra nhiều lợi thế giúp đẩy nhanh quá
trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hiện tại VPC vẫn duy trì đội ngũ cán bộ
chuyên gia nòng cốt, họ là những người đã gắn bó, công tác tại Trung tâm trong
nhiều năm, bởi vậy kinh nghiệm và vốn kiến thức chuyên môn của họ về lĩnh vực
năng suất, chất lượng rất sâu và rộng. Họ sẽ là những người thầy dẫn dắt và truyền
lại vốn tri thức cũng như sự trải nghiệm cho lớp nhân lực trẻ kế cận. Với sự nhạy
Lương Thị Hương Lớp: QTCL – K51
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
bén, sáng tạo, lòng nhiệt huyết và sức trẻ mãnh liệt cùng sự ham học hỏi của đội
ngũ nhân sự trẻ, chất lượng về chuyên môn của họ sẽ được cải thiện nhanh chóng
với sự hỗ trợ đắc lực của đội ngũ nhân lực nòng cốt của Trung tâm thông qua các
khóa đào tạo tập trung tại Trung tâm; các hội thảo, hội nghị giúp nâng tầm tư duy
và thông qua các khóa đào tạo từ xa của Tổ chức Năng suất Châu Á, các chương
trình đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài.
Trong những năm gần đây, đặc biệt trong giai đoạn 2008-2012, VPC đã có sự
thay đổi về cơ cấu trình độ lao động theo xu hướng ngày càng chuyên nghiệp hơn,
biểu hiện ở sự gia tăng rõ rệt của tỉ lệ số cán bộ là cử nhân đại học và trên đại học.
Như vậy trình độ đầu vào của đội ngũ nhân lực đã được cải thiện đáng kể. Điều này
có ảnh hưởng tích cực đối với quá trình đào tạo cho đội ngũ nhân sự trẻ, mới vào
nghề. Sự thông minh, tư duy nhạy bén trong việc tiếp thu kiến thức của lớp trẻ sẽ
giúp Trung tâm tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí để đào tạo lại trong
thời gian họ thử việc hoặc mới vào nghề.

Để đạt được mục tiêu theo định hướng phát triển, vấn đề then chốt mang tính
quyết định đó là đào tạo, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực. Thỏa mãn khách hàng
thông qua việc cung cấp dịch vụ tư vấn, đào tạo hiệu quả là ưu tiên số 1. Để làm
được điều đó, đội ngũ nhân sự ở VPC trước hết cần thấm nhuần tư tưởng:"khách
hàng là thượng đế" đồng thời phát huy tính năng động, linh hoạt, không ngừng hoàn
thiện bản thân để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng trong quá trình cung
ứng dịch vụ và để thích nghi với sự thay đổi liên tục của thị trường.
1.4.2. Mạng lưới đối tác của VPC
•Sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, các cơ quan ban ngành cùng các đơn
vị tài trợ:
Với tầm nhìn: "Năm 2020 trở thành cơ quan năng suất quốc gia ngang tầm
khu vực, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng nền kinh tế và thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam", VPC đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của
Đảng và Nhà nước. Phong trào năng suất và chất lượng quốc gia đã được phát động
từ năm 1996. Kể từ đó tới nay, phong trào áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến,
công cụ cải tiến năng suất chất lượng đã được đông đảo các tổ chức doanh nghiệp
và các địa phương trong cả nước quan tâm hưởng ứng. Đơn cử cho sự hỗ trợ của
Nhà nước là sự phê duyệt Dự án“Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng”
thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng
hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ ngày
Lương Thị Hương Lớp: QTCL – K51
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
22/2/2012, nhằm hỗ trợ nâng cao năng suất chất lượng và khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Diễn đàn năng suất chất lượng được tổ chức hàng năm với sự bảo trợ của Bộ
Khoa học và Công nghệ, các đơn vị tài trợ chính gồm có: Hiệp hội Điện tử và Công
nghệ thông tin, Ngân Hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank, Tổng công
ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam, Công ty cổ phần Traphaco, Tập đoàn
Bảo Việt, Ngân hàng Quân đội và các chuyên gia P&Q trong và ngoài nước. Đặc

biệt là các chuyên gia của Tổ chức Năng suất Châu Á (APO).
Thông qua sự phê duyệt của Nhà nước về Dự án "Thúc đẩy hoạt động năng
suất và chất lượng" cùng sự hỗ trợ của các đơn vị tài trợ đã tạo ra nhiều thuận lợi
đối với sự phát triển của đội ngũ cán bộ VPC. Đây chính là những điều kiện rất
quan trọng, tạo ra môi trường giúp toàn thể cán bộ tại Trung tâm có cơ hội được thể
hiện năng lực chuyên môn, đồng thời có cơ hội trau dồi, học hỏi thêm kinh nghiệm.
•Sự hỗ trợ của Tổ chức Năng suất Châu Á (APO):
APO là cơ quan liên chính phủ, được thành lập năm 1961 nhằm thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội các nền kinh tế thành viên thông qua các hoạt động nâng cao
năng suất chất lượng. Việt Nam chính thức trở thành thành viên APO từ 1/1/1996.
VPC là đại diện thường trực của APO tại Việt Nam.
Hơn 15 năm qua, Trung tâm Năng suất Việt Nam đã triển khai nhiều dự án
điểm về thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng, bảo vệ môi trường, phát triển cộng
đồng và làm thủ tục đề cử hàng nghìn lượt cán bộ của nhiều cơ quan, doanh nghiệp
tham dự các chương trình, dự án của APO ở trong nước và nước ngoài.
Với vai trò là đầu mối thực hiện các chương trình, dự án của tổ chức APO, đội
ngũ cán bộ tại Trung tâm Năng suất Việt Nam có nhiều cơ hội được trải nghiệm thực
tế, giao lưu, học hỏi, biết thêm nhiều mô hình, công cụ quản lý tiên tiến trên thế giới.
Nhiều chương trình, dự án của APO tại Việt Nam đã được các cơ quan trong và
ngoài nước đánh giá cao như: "Dự án Năng suất xanh tại cộng đồng" được triển
khai tại 81 làng thuộc 21 tỉnh/thành trong cả nước; "Dự án áp dụng hệ thống quản lý
quan hệ khách hàng - CRM trong các doanh nghiệp dịch vụ"; "dự án áp dụng
phương pháp quản lý Lean Six Sigma trong doanh nghiệp dịch vụ (2009-2010)".
Đặc biệt hơn nữa là Hội chợ Triển lãm quốc tế về Sản phẩm sinh thái (Eco-product
International Fair 2008) được Trung tâm Năng suất Việt Nam và APO tổ chức từ
ngày 1-4/3/2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Hội chợ triển lãm đã lập kỷ lục
Lương Thị Hương Lớp: QTCL – K51
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
về số khách tham quan với trên 100.000 lượt người.

Ngoài ra, chất lượng của đội ngũ nhân lực; đặc biệt là đội ngũ cán bộ, chuyên gia
tư vấn, đào tạo của Trung tâm liên tục được tiếp thu, cập nhật những thông tin, kiến
thức bổ ích và mới nhất thông qua các khóa đào tạo từ xa, các khóa học ngắn hạn ở
nước ngoài. Trong những năm gần đây, APO tăng cường thêm các khóa đào tạo
qua cầu truyền hình (e-learning) nhằm mở rộng đối tượng và số lượng người tham
dự. Từ năm 2007 tới nay, Trung tâm Năng suất Việt Nam và APO đã tổ chức trên
30 khóa đào tạo từ xa với gần 1.000 học viên tham dự (bao gồm cán bộ VPC và
cán bộ các tổ chức/doanh nghiệp tại các tỉnh thành trong cả nước).
Chương trình đánh giá Thực hành tốt 5S do Trung tâm Năng suất Việt Nam chủ
trì thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Năng suất Châu Á (APO), Cơ quan
Năng suất Malaysia (MPC) và các chuyên gia Nhật Bản từ Tổ chức Hợp tác quốc tế
Nhật Bản (JICA).
Hình 1.2: Chương trình cấp chứng nhận cho tổ chức Thực hành tốt 5S
Tổng thư ký APO và Thứ trưởng Bộ Khoa
học & Công nghệ Nguyễn Văn Lạng trao
chứng chỉ Thực hành tốt 5S cho Ford Việt
Nam, Văn phòng Khu vực Miền bắc -
Vietnam Airlines, ICT và SECOIN
Ông Suzuki Shin, Chuyên gia JICA trao
chứng chỉ Thực hành tốt 5S cho Công ty
Thủy điện Ialy

(Nguồn: www.vpc.vn)
Sự hỗ trợ của tổ chức APO cùng một số cơ quan bảo trợ khác trong Chương
trình đánh giá 5S không chỉ là hình thức tôn vinh các tổ chức/doanh nghiệp được
cấp giấy chứng nhận mà chương trình này còn thể hiện nỗ lực của cán bộ VPC, sự
Lương Thị Hương Lớp: QTCL – K51
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cải thiện về trình độ chuyên môn, hiệu quả công việc đồng thời tạo ra giá trị tinh

thần cho đội ngũ cán bộ chuyên gia tư vấn, đào tạo tại Trung tâm trong việc tạo
động lực, tăng niềm tin và sự đam mê đối với một công việc có nhiều ý nghĩa, một
công việc mang lại những điều tốt đẹp, đóng góp vào sự phát triển của các tổ chức,
doanh nghiệp, thông qua đó, đẩy mạnh phong trào năng suất quốc gia, góp phần
tăng trưởng nền kinh tế nước nhà.
•Sự hỗ trợ từ phía các bên hữu quan khác:
Đội ngũ cán bộ chuyên gia của Trung tâm được tạo điều kiện thuận lợi và có
nhiều cơ hội học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, bên cạnh từ sự hỗ trợ của Đảng và Nhà
nước, các cơ quan ban ngành cùng các đơn vị tài trợ; sự hỗ trợ của Tổ chức Năng
suất Châu Á (APO), các cán bộ VPC còn được trau dồi thêm vốn kiến thức thông
qua mạng lưới đối tác gồm các diễn giả trong và ngoài nước tại các Diễn đàn Năng
suất chất lượng (P&Q forum) được tổ chức hàng năm; sự hỗ trợ của các cơ quan
thông tấn báo chí như: Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Báo Diễn đàn doanh
nghiệp, Báo Giáo dục và Thời đại, Báo Khoa học và Phát triển, VTV 1 (Dự án điểm
về áp dụng Lean 6 Sigma - LSS), VTV6 (Chương trình Năng suất xanh); đặc biệt là
sự hợp tác của hàng nghìn tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam trong việc áp dụng
điểm các mô hình cải tiến chất lượng. Hơn nữa, sự đóng góp nhiệt tình của các đại
biểu là các tổ chức/doanh nghiệp trong các hội thảo, hội nghị được VPC tổ chức với
sự hỗ trợ của APO đã tạo ra sự tương tác quan trọng, giúp cán bộ của Trung tâm
xác định được cách nhìn nhận của đội ngũ cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp, các
vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp từ đó có những ý tưởng và định hướng cho cán
bộ của Trung tâm trong quá trình tư vấn và đào tạo cho cán bộ doanh nghiệp. Điều
này góp phần làm tăng tính sáng tạo, linh hoạt, khả năng thích ứng với nhu cầu của
thị trường của đội ngũ nhân lực VPC.
1.5. Tình hình và kết quả hoạt động dịch vụ của Trung tâm
Năng suất Việt Nam
1.5.1. Doanh thu VPC giai đoạn 2008-2012
Với những nỗ lực cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn và đào tạo,
trong năm năm gần đây VPC đã thu được những kết quả rõ rệt, được thể hiện ở
bảng doanh thu hoạt động dưới đây:

Lương Thị Hương Lớp: QTCL – K51
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 1.2: Doanh thu hoạt động của VPC giai đoạn 2008-2012
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Doanh thu dịch vụ thực tế (tỷ đồng)
7.5 8,5 10.6 8.2 6.5
Doanh thu dự kiến (theo kế hoạch)
(tỷ đồng)
6.5 7 10 9 8
Tỉ lệ hoàn thành so với kế hoạch đề
ra (%)(=DT
thực tế
/DT
kế hoạch
)
115.38 121.43 106 91.1 81.25

(Nguồn: Báo cáo tổng kết VPC các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012)
Biểu đồ 1.1: Tốc độ tăng trưởng của VPC giai đoạn 2008-2012


Qua biểu đồ tốc độ tăng trưởng và bảng doanh thu hoạt động của VPC giai
đoạn 2008-2012, nhận thấy mức doanh thu hoạt động của VPC có sự biến động
tăng, giảm qua các năm.
Xét theo các năm: Từ năm 2008 đến năm 2010, doanh thu có xu hướng tăng,
cụ thể tăng 1 tỷ đồng vào năm 2009(tương đương 13,3%), tăng 2.1tỷ đồng vào năm
2010 (tương đương 24.7%); từ năm 2010 đến năm 2012, doanh thu có xu hướng
giảm tương đối, giảm 2,4 tỷ vào năm 2011 so với 2010, giảm 1,7 tỷ năm 2012 so
Lương Thị Hương Lớp: QTCL – K51
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
với năm 2011.
Xét từng năm, doanh thu thực tế của VPC vượt doanh thu dự kiến ở ba năm
2008, 2009 và 2010, tức VPC đã hoàn thành vượt mức kế hoạch. Tuy nhiên tỉ lệ
hoàn thành so với kế hoạch của VPC trong hai năm 2011 và 2012 <100% tương
đương với việc không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đường màu xanh thể hiện tỉ lệ
hoàn thành so với kế hoạch có chiều đi xuống.
Nhìn chung, doanh thu của VPC giai đoạn 2008-2012 là tương đối cao, doanh
thu cao nhất trong giai đoạn này là 10.6 tỷ đồng vào năm 2010.
1.5.2. Hiệu quả hoạt động
Vốn là cơ quan sự nghiệp khoa học trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng, với các chức năng đã được trình bày ở phần trên, do vậy mà VPC là
một tổ chức phi lợi nhuận. Hiệu quả hoạt động của VPC ngoài doanh thu hoạt động
hàng năm và tỉ lệ hoàn thành so với kế hoạch đề ra, căn cứ khác để đánh giá tính
hiệu quả đó là công tác đào tạo năng suất chất lượng, công tác tư vấn về các hệ
thống quản lý; các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, môi trường; việc triển
khai các dự án/đề tài về năng suất chất lượng; việc thực hiện các chức năng đầu mối
điều phối và thực hiện các dự án của APO, việc duy trì và tăng cường hợp tác với
các tổ chức quốc tế khác.
Với một mạng lưới đối tác rộng khắp bao gồm nhiều tổ chức kinh tế - xã hội

trong và ngoài nước như: các Viện nghiên cứu, Trường Đại học, các Tổ chức Năng
suất quốc gia trong khu vực (NPOs), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Diễn đàn Kinh
tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Hiệp Hội Châu Á về bảo vệ môi trường (ASEP)
cùng với đội ngũ nhân lực có bề dày kinh nghiệm, nhiệt tình, sáng tạo đã giúp VPC đạt
được những thành quả cao trong chặng đường hình thành và phát triển, đặc biệt là
những kết quả đáng khích lệ trong năm năm gần đây, cụ thể:
• Năm 2008: VPC đã tổ chức thành công Hội chợ triển lãm quốc tế về sản
phẩm sinh thái EPIF; tổ chức hơn 15 sự kiện quảng bá năng suất chất lượng đạt
90% kế hoạch đề ra với sự tham dự của hơn 1.000 lượt đại biểu; cả ba miền Bắc,
Trung, Nam đã tổ chức 32 khoá đào tạo tập trung và 34 khóa đào tạo tại doanh
nghiệp; phát hành 02 ấn phẩm về 5S; kết hợp với các báo, tạp chí đăng tin và bài
viết chuyên môn về năng suất chất lượng; phối hợp với VTV1 và Cơ quan Hợp tác
quốc tế Nhật Bản - JICA thực hiện Chương trình về Quản lý chất lượng toàn diện -
TQM; phối hợp với Viện Điều hành sản xuất và tự động hoá Fraunhofer - Đức
Lương Thị Hương Lớp: QTCL – K51
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
(IFF), Hiệp hội doanh nghiệp hạt Louth – Ailen (LCEB) và Hiệp hội Châu Á về
Bảo vệ môi trường (ASEP) triển khai dự án “Nâng cao năng lực các doanh nghiệp
Châu Á thông qua việc xây dựng mạng lưới tri thức tập trung vào phát triển bền
vững - EMPASIA”; triển khai các dự án bao gồm: xây dựng Mạng lưới Mua hàng
xanh (GPN) tại Việt Nam; dự án Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý quan
hệ khách hàng - CRM tại Việt Nam; đã ký mới được gần 100 hợp đồng tư vấn các
loại; trong số hơn 100 Công ty/Doanh nghiệp được VPC thực hiện tư vấn, tính đến
hết tháng 11 năm 2008 đã gần 60 Công ty/Doanh nghiệp được cấp chứng chỉ chứng
nhận, 04 công ty được chứng chỉ Thực hành tốt 5S.
• Năm 2009: VPC đã tổ chức 9 sự kiện quảng bá năng suất chất lượng với hơn
1000 lượt người tham dự; đã phát hành 6 số bản tin năng suất chất lượng với 6.000 bản
in cập nhật thông tin năng suất chất lượng cho các tổ chức, doanh nghiệp; tổ chức hơn
30 khoá đào tạo tập trung và 28 khóa đào tạo tại doanh nghiệp; khoảng 1500 lượt

người tham dự các chương trình đào tạo của VPC; đã ký mới được hơn 80 hợp đồng tư
vấn về ISO 9000, 5S/KAIZEN, 6 sigma, tích hợp, TQM (Hệ thống quản lý chất lượng
toàn diện), 17025, ISO 22000; hoàn thiện và kết thúc giai đoạn 2 dự án “Nâng cao
năng lực các doanh nghiệp Châu Á thông qua việc xây dựng mạng lưới tri thức tập
trung vào phát triển bền vững - EMPASIA”; tiếp tục triển khai giai đoạn 2 dự án về áp
dụng thí điểm TPM trong khuôn khổ dự án của APO; hoàn thiện và kết thúc dự án về
Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý quan hệ khách hàng (CRM) tại
các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
• Năm 2010: VPC đã tổ chức thành công 15 sự kiện quảng bá năng suất chất
lượng, đạt 120% so với mục tiêu đã đề ra; phát hành 6 số với 6.000 bản in bản tin Diễn
đàn P&Q; tổ chức 55 khoá đào tạo tập trung và 41 khóa đào tạo tại doanh nghiệp với
các nội dung khác nhau; triển khai các hoạt động tư vấn cho gần 100 tổ chức/doanh
nghiệp trên cả nước; ký kết thỏa thuận hợp tác song phương với Trung tâm Năng suất
Hàn Quốc (KPC) về thúc đẩy phong trào năng suất chất lượng tháng 8/2010 tại Hà
Nội; triển khai dự án điểm của APO tại Việt Nam: “Áp dụng mô hình Lean Six Sigma
trong ngành dịch vụ” tại Ngân hàng Techcombank; thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây
dựng mô hình mỗi làng một sản phẩm (OVOP) ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long” (2008 -
2010); duy trì và tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế khác như Hiệp hội các
ngành điện tử và công nghệ thông tin Nhật Bản (JEITA), Tổ chức Hợp tác quốc tế
Nhật bản (JICA), Mạng lưới Mua hàng xanh quốc tế (IGPN), Tổ chức Lao động quốc
tế (ILO).
Lương Thị Hương Lớp: QTCL – K51
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Năm 2011: VPC đã tổ chức 40 khoá đào tạo tập trung và 32 khóa đào tạo tại
doanh nghiệp với các nội dung khác nhau về hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng các hệ
thống quản lý quốc tế, công cụ cải tiến năng suất chất lượng; khoảng hơn 1.400 lượt
người tham dự các chương trình đào tạo của VPC; triển khai các hoạt động tư vấn cho
gần 90 tổ chức/doanh nghiệp trên cả nước; ký mới được hơn 45 hợp đồng tư vấn về
năng suất chất lượng và đánh giá thực hành tốt 5S; hoàn thành dự án xây dựng mô

hình điểm về “Áp dụng Lean Six Sigma trong ngành dịch vụ” tại Ngân hàng
Techcombank vào tháng 3/2011; triển khai dự án "Áp dụng Lean Six Sigma và KPIs
nhằm nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp" tại Bệnh viện
Việt Pháp, Văn phòng Khu vực Miền Bắc - Vietnam Airlines và Công ty Cổ phần May
Nam Hà theo nhiệm vụ Nghị định thư hợp tác quốc tế về KHCN cấp nhà nước giai
đoạn 2011-2012; kết hợp với các cơ quan thông tấn báo chí, các tạp chí chuyên ngành
xây dựng phóng sự, đăng tin và bài viết chuyên môn về năng suất chất lượng.
• Năm 2012: VPC đã tổ chức 50 khoá đào tạo tập trung và 42 khóa đào tạo tại
doanh nghiệp với các nội dung khác nhau về hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng các hệ
thống quản lý quốc tế, công cụ cải tiến năng suất chất lượng như Hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14000, Hệ thống an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp OHSAS 18001, Hệ thống quản lý an
toàn thực phẩm ISO 22000, Hệ thống sản xuất tinh gọn - Lean Production System;
1.800 lượt người tham dự các chương trình đào tạo của VPC; triển khai gần 100 dự án
tư vấn cho các tổ chức/doanh nghiệp trên cả nước về ISO; ký mới được 77 hợp đồng tư
vấn về năng suất chất lượng và đánh giá thực hành tốt 5S; thực hiện tốt chức năng đầu
mối điều phối và thực hiện các dự án của Tổ chức Năng suất Châu Á - APO.
Mức doanh thu hoạt động dịch vụ của VPC trong giai đoạn 2008-2009 đạt mức
cao, ước tính bình quân là 8 tỷ đồng. Mức doanh thu có xu hướng tăng, vượt mức chỉ
tiêu kế hoạch đề ra các năm 2008, năm 2009 và năm 2010. Tuy nhiên trong hai năm
gần đây, mức doanh thu của VPC có sự giảm sút do ảnh hưởng của các yếu tố khách
quan bên ngoài và một số vấn đề nội bộ bên trong (điều này xin được trình bày rõ hơn
ở Chương 2, ở phần Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực hiện tại so với yêu cầu công
việc và mục tiêu của Trung tâm, mục Hạn chế và nguyên nhân).
Lương Thị Hương Lớp: QTCL – K51
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM NĂNG SUẤT VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2008 - 2012
2.1. Tình hình chất lượng theo cơ cấu nguồn nhân lực của VPC trong giai
đoạn 2008 - 2012
2.1.1. Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính của VPC
giai đoạn 2008-2012
Năm
Giới tính Độ tuổi
Tổng
số
người
Nam Nữ ≤ 30 31÷40 41÷50 51÷60
Số
người
Tỉ lệ
(%)
Số
người
Tỉ lệ
(%)
Số
người
Tỉ lệ
(%)
Số
người
Tỉ lệ
(%)
Số
người

Tỉ lệ
(%)
Số
người
Tỉ lệ
(%)
2008 23 41.82 32 58.18 5 9.09 25
45.4
5
20 36.36 5 9.09 55
2009 22 42.31 30 57.69 8 15.38 23 44.23 18 34.62 3 5.77 52
2010 20
43.4
8
26 56.52 6 13.05 19 41.3 16 34.78 5 10.87 46
2011 15 31.25 33 68.75 10 20.83 20 41.67 14 29.17 4 8.33 48
2012 16 37.21 27 62.79 14 32.56 15 34.88 12 27.91 2 4.65 43

(Nguồn: Danh sách theo dõi nhân sự VPC từng năm giai đoạn 2008-2012)
Lương Thị Hương Lớp: QTCL – K51
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo độ tuổi trong giai đoạn 2008-2012
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo giới tính của VPC giai đoạn 2008-2012

Dựa vào biểu đồ 2.1 ta thấy, cơ cấu lao động theo độ tuổi của cán bộ VPC
cũng có sự biến động. Trong các nhóm độ tuổi, số lượng cán bộ ở độ tuổi 51÷60
chiếm tỉ lệ nhỏ nhất, chiếm tỉ lệ nhiều nhất ở độ tuổi 31÷40 (đặc biệt là năm
2008: chiếm 45,45%, gần một nửa so với tổng số cán bộ VPC). Xét theo các
năm, nhận thấy tỉ lệ số lượng cán bộ ở các độ tuổi 31÷40, 41÷50, 51÷60 đều có

xu hướng giảm nhẹ; ở độ tuổi 31÷40 giảm nhiều nhất vào năm 2012 (giảm
Lương Thị Hương Lớp: QTCL – K51
25

×