Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần dược phẩm Glomed- Chi nhánh Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 85 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Thị Mai
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
BẢNG

SV: Nguyễn Thị Mai
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường như hiện nay, đặc biệt là
từ khi nước ta gia nhập WTO, hoạt động kinh doanh dược phẩm ngày càng sôi động
và đa dạng với nhiều công ty trong và ngoài nước. Bởi lẽ, dược phẩm là sản phẩm
phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe con người, kể cả trong bối cảnh nền kinh tế khó
khăn, dược phẩm vẫn là ngành có tiềm năng phát triển lớn. Với sự cạnh tranh gay
gắt như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm đòi hỏi phải có sự quan tâm
thích đáng đến hoạt động bán hàng và phân phối sản phẩm, đảm bảo giá cả tốt đến
tay người tiêu dùng. Từ đó mà công tác kế toán bán hàng có một vai trò đặc biệt
quan trọng trong bộ máy kế toán, giúp ghi chép và cung cấp các số liệu, báo cáo cần
thiết cho việc ra các quyết định kinh doanh. Hơn thế nữa, kế toán bán hàng và xác
định kết quả bán hàng không chỉ liên quan đến tình hình bán hàng và xác định kết
quả cuối cùng của doanh nghiệp, mà nó cón liên quan đến quyền lợi của các bên
liên quan. Bởi vậy, việc tổ chức kế toán bán hàng , xác định kết quả khoa học, hợp
lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của donah nghiệp là việc làm cần thiết.
Thực tập tại Công ty cổ phần dược phẩm Glomed- Chi nhánh Hà Nội - là một
đơn vị chuyên kinh doanh dược phẩm, kế toán bán hàng có vai trò chủ đạo. Trong
quá trình thực tập tại công ty, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên cùng
với sự hướng dẫn của các anh chị tại phòng kế toán, em đã lựa chọn đề tài “ Hoàn
thiện kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần dược phẩm Glomed- Chi nhánh Hà
Nội” với mục đích vận dụng kiến thức tiếp thu tại nhà trường vào nghiên cứu thực
tế. Trên cơ sở đó phân tích những tồn tại và đề ra một số ý kiến góp phần nhỏ vào


việc hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị.
Chuyên đề thực tập gồm 3 phần:
Phần I: Đặc điểm và tổ chức quản lý hoạt động bán hàng của công ty cổ
phần dược phẩm Glomed – Chi nhánh Hà Nội
Phần II: Thực trạng kế toán bán hàng tại công ty cổ phần dược phẩm
Glomed – Chi nhánh Hà Nội
Phần III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng tại công
ty cổ phần dược phẩm Glomed – Chi nhánh Hà Nội
SV: Nguyễn Thị Mai
3
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
Trong quá trình thực tập, em đã nhận được sự chỉ bảo nhiệt tình của các anh
chị kế toán tại Chi nhánh và sự hướng dẫn tận tình của TS. Trần Thị Nam Thanh đã
giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Dù vậy, chuyên đề vẫn không tránh
khỏi những thiếu xót do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế. Mong nhận
được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô, các anh chị và bạn đọc.
SV: Nguyễn Thị Mai
4
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM GLOMED-
CHI NHÁNH HÀ NỘI
1.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC PHẨM GLOMED- CHI NHÁNH HÀ NỘI
1.1.1. Danh mục hàng bán, dịch vụ của Công ty cổ phần dược phẩm Glomed-
Chi nhánh Hà Nội
Công ty cổ phần dược phẩm Glomed- Chi nhánh Hà Nội là đơn vị chuyên kinh
doanh dược phẩm, dụng cụ y tế , các loại hóa chất dùng cho xét nghiệm và phòng
thí nghiệm Trong đó sản phẩm chính là các loại thuốc tân dược được sản xuất từ
nhà máy Glomed. Các sản phẩm được phân phối đạt tiêu chuẩn GMP-WHO,

GLP,GSP và có số đăng ký tham gia thị trường với số lượng lớn, phong phú về
chủng loại gồm hơn 130 danh mục sản phẩm với các loại thuốc tiêm, thuốc viên
nén, viên nang, nang mềm, thuốc dạng kem,
Danh mục hàng bán và dịch vụ của công ty bao gồm:
- Các loại thuốc tân dược được phân loại theo tác dụng dược lý :
+ Thuốc hạ sốt- giảm đau
+ Thuốc kháng dị ứng
+ Thuốc trị hệ tiêu hóa và gan mật
+ Thuốc tim mạch
+ Thuốc trị rối loạn Lipid
+ Thuốc kháng sinh Non-betalactam
+ Thuốc kháng sinh Cephalosporin
+ Thuốc kháng viêm dạng men
+ Thuốc trị tiểu đường
+ Thuốc trị ho và cảm
SV: Nguyễn Thị Mai
5
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
+ Thuốc trị rối loạn cương dương
+ Thuốc trị thấp khớp, kháng viêm
+ Vitamin và khoáng chất
+ Thuốc dùng ngoài da
+ Thuốc giãn mạch ngoại biên, hoạt hóa não bộ
+ Thuốc giãn cơ
+ Thuốc kháng nấm
+ Thuốc trị viêm tĩnh mạch và giãn tĩnh mạch
- Thực phẩm chức năng
- Hóa chất dùng cho xét nghiệm và phòng thí nghiệm
- Dụng cụ y tế
- Dịch vụ vận chuyển hàng hóa

1.1.2. Thị trường của Công ty cổ phần dược phẩm Glomed- Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Hà Nội được thành lập chủ yếu nhằm phân phối các sản phẩm
của Glomed tại các tỉnh phía Bắc từ Nghệ An trở ra. Là một đơn vị chuyên kinh
doanh các sản phẩm dược phẩm nên khách hàng của công ty là các bệnh viện,
phòng khám, trạm y tế, nhà thuốc và các công ty dược Hệ thống khách hàng này
phân bố rộng khắp tại 18/27 tỉnh thành, trong đó tập trung nhiều nhất ở khu vực Hà
Nội, tiếp đến là Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên và Nghệ An.
Với trụ sở được đặt tại Hà Nội– một thị trường tập trung rất nhiều bệnh
viện, phòng khám và khách hàng có nhu cầu cao, đây vừa là một điều kiện thuận
lợi cho công ty trong quá trình bán hàng, vận chuyển hàng, vừa là thách thức do có
nhiều đối thủ cạnh tranh. Hiện tại, Chi nhánh đang cung cấp dược phẩm cho 3 bệnh
viện lớn tại Hà Nội gồm bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện phụ sản Hà Nội và bệnh
viện phụ sản TW. Ngoài ra, có khoảng 150 nhà thuốc, phòng khám, công ty dược
phẩm là khách hàng thường xuyên của Chi nhánh nằm rải rác ở các quận huyện nội
và ngoại thành, kể cả khu vực Hà Tây cũ. Một số khách hàng thường xuyên có thể
kể đến như: nhà thuốc Mai Hòa- 14 Hàm Tử Quan, Hoàn Kiếm, Hà Nội; nhà thuốc
SV: Nguyễn Thị Mai
6
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
Dũng Tạo- Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội; Công ty cổ phần thương mại An Phú- 88A
Chu Văn An
Ngoài Hà Nội, ở các tỉnh thành khác, số lượng khách hàng của Chi nhánh tập
trung nhiều tại khu vực thành phố, thị trấn với một hệ thống đông đảo các nhà
thuốc, công ty dược phẩm và phòng khám. Như vậy, với thị trường phân phối khá
rộng với rất nhiều khách hàng lớn nhỏ, để quản lý tốt thị trường tiêu thụ, việc phân
loại khách hàng là vô cùng cần thiết. Trong đó, tập trung phân tích thị trường mục
tiêu, thị trường tiềm năng và đánh giá quá trình thanh toán của khách hàng là những
nhiệm vụ quan trọng.
Bên cạnh việc duy trì quan hệ với khách hàng cũ, Chi nhánh cũng không
ngừng triển khai các kế hoạch mở rộng thị trường và tạo quan hệ làm ăn với các

khách hàng mới. Cụ thể, Chi nhánh đang từng tiến hành đưa sản phẩm phân phối
của mình phân phối tại thị trường Lào, triển khai bước đầu trong chiến lược xâm
nhập thị trường ngoài nước. Với thị trường trong nước mà cụ thể là các tỉnh phía
Bắc từ Nghệ An trở ra, Chi nhánh vẫn tiếp tục khai thác các khu vực nhiều lợi thế
như các thành phố, thị trấn và mở rộng tới các tỉnh chưa phân phối với phương
châm đảm bảo giá cả tốt đến tay người sử dụng, xây dựng thương hiệu Glomed uy
tín, lớn mạnh: “Glomed đồng hành cùng sức khỏe”.
1.1.3. Phương thức bán hàng của Công ty cổ phần dược phẩm Glomed-
Chi nhánh Hà Nội
Là một đơn vị thương mại chuyên kinh doanh dược phẩm, bán hàng là hoạt
động rất quan trọng, mang lại lợi nhuận chính cho Chi nhánh. Lượng hàng hóa dược
phẩm mua vào để kinh doanh chủ yếu từ nơi sản xuất là 2 nhà máy Glomed. Do
vậy, với một quy mô không nhỏ và thị trường tương đối rộng, phương thức bán
hàng chủ yếu là bán buôn được thực hiện dựa trên các hợp đồng kinh tế hoặc đơn
đặt hàng đã ký kết. Trong các hợp đồng này, những điều khoản được trình bày rõ
ràng, đầy đủ các thông tin liên quan đến tên khách hàng, mã số thuế, số lượng, đơn
giá, thời gian địa điểm giao nhận hàng, thời hạn và phương thức thanh toán nhằm
SV: Nguyễn Thị Mai
7
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
hạn chế những sai sót và tranh chấp có thể xảy ra.
Về phương thức bán hàng, Chi nhánh sử dụng bán buôn trực tiếp qua kho
theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng, không có bán qua đại lý hoặc bán lẻ. Đây là
phương thức được sử dụng triệt để và hiệu quả đối với một doanh nghiệp chuyên
bán buôn dược phẩm như Chi nhánh. Với điều kiện gồm 2 kho bảo quản rộng rãi,
có chất lượng tốt và sự quản lý chặt chẽ của bộ máy điều hành cho phép đơn vị đảm
bảo hiệu quả hoạt động bán hàng theo phương thức này. Việc bán buôn giúp cho
Chi nhánh tiêu thụ hàng hóa với số lượng lớn, thu hồi vốn nhanh, hạn chế ứ đọng
vốn. Cụ thể : căn cứ vào các hợp đồng kinh tế đã được ký kết với khách hàng, hàng
giao một phần hoặc toàn bộ sẽ được vận chuyển bằng phương tiện tự có tới địa

điểm giao hàng. Khi khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, số hàng
chấp nhận này được coi là tiêu thụ và phản ánh doanh thu tiêu thụ. Như vậy, việc
bán hàng theo hợp đồng kinh tế và đơn hàng này giúp cho Chi nhánh có thể chủ
động trong việc lập kế hoạch mua cũng như vận chuyển hàng, tạo điều kiện thuận
lợi cho công tác hạch toán kế toán nói riêng và công tác kinh doanh nói chung. Do
vậy, Chi nhánh luôn phát huy việc bán hàng theo đơn đặt hàng và hợp đồng.
Để tăng số lượng sản phẩm bán ra cũng như tăng doanh thu bán hàng, Ban
giám đốc chi nhánh không những tập trung khai thác phương thức bán hàng mà còn
đa dạng hóa hình thức thanh toán nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Các
hình thức thanh toán Chi nhánh sử dụng gồm: thanh toán bằng tiền mặt đối với đơn
hàng có quy mô nhỏ, thanh toán bằng chuyển khoản với những giao dịch lớn,
thường xuyên và bán chịu trong trường hợp khách hàng quen hoặc quy mô hợp
đồng tương đối lớn mà khách hàng tạm thời chưa có khả năng thanh toán. Các
chính sách này được thiết lập và áp dụng linh hoạt đối với từng khách hàng cụ thể
nhằm đảm bảo an toàn, tránh tổn thất về tiền hàng và giảm nguy cơ bị chiếm dụng
vốn.
 Bán buôn trực tiếp qua kho, thanh toán ngay : Khách hàng mua hàng của
công ty thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Hình thức này luôn được
SV: Nguyễn Thị Mai
8
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
khuyến khích đối với hoạt động bán hàng và thanh toán. Trong đó, thanh toán bằng
tiền gửi ngân hàng với chi phí chuyển tiền không cao, giúp Chi nhánh chủ động và
thuận lợi trong công tác quản lý tiền và tài sản.
 Bán buôn trực tiếp qua kho, bán chịu : là hình thức sau khi bán hàng,
khách hàng không thanh toán ngay mà sau một thời gian mới thanh toán. Chi nhánh
áp dụng bán chịu tùy từng khách hàng dựa trên tình hình công nợ, mối quan hệ của
khách hàng đó với Chi nhánh Thời gian nợ này được thỏa thuận giữa hai bên trong
hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Tùy vào từng khách hàng cụ thể mà sau khi giao hàng, Chi nhánh có thể nhận

tiền hàng theo nhiều phương thức khác nhau. Việc quản lý quá trình thanh toán này
có vai trò quan trọng trong hoạt động bán hàng, giúp tránh tổn thất tiền hàng, tạo
điều kiện quay vòng vốn nhanh, đồng thời giữ uy tín với khách hàng.
1.2. TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN DƯỢC PHẨM GLOMED – CHI NHÁNH HÀ NỘI
1.2.1. Yêu cầu về quản lý công tác bán hàng
Bán hàng là một trong 2 khâu lưu chuyển hàng hóa trong kinh doanh thương
mại, quyết định đến lợi nhuận của Chi nhánh. Hoạt động này có tầm quan trọng và
sự ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hoạt động tại đơn vị. Để tồn tại trong môi trường
kinh doanh dược phẩm cạnh tranh lớn như hiện nay, đồng thời đảm bảo đẩy mạnh
khối lượng tiêu thụ, công tác bán hàng tại Chi nhánh luôn có sự chú ý đến các vấn
đề sau:
- Về khối lượng và chất lượng hàng hóa: Việc xuất bán hàng hóa dựa trên
những hợp đồng đã ký kết. Số lượng hàng hóa từng lần giao đảm bảo đầy đủ và
đúng hạn theo hợp đồng. Bên cạnh đó, chất lượng hàng hóa cũng là vấn đề được
quan tâm hàng đầu vì dược phẩm là sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe của
con người. Kiểm soát chất lượng được tiến hành ngay từ khâu nhập hàng vào kho
đến quản lý hàng hóa trong kho. Khi xuất bán, Chi nhánh chỉ xuất những loại còn
SV: Nguyễn Thị Mai
9
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
hạn sử dụng, những loại thuốc đã quá hạn hoặc chất lượng kém tuyệt đối không
được xuất.
- Về vận chuyển: Chi nhánh có một đội ngũ nhân viên vận chuyển được trang
bị đầy đủ phương tiện sẽ vận chuyển hàng đến tận nơi cho khách hàng, đảm bảo
giao hàng trong ngày với các đơn hàng trước 10h tại khu vực Hà Nội và giao hàng
các tuyến theo lịch trình.
- Về giá bán: xác định giá bán là một trong những nhân tố quan trọng, được
xác định dựa trên giá mua vào và sự biến động giá cả trên thị trường Việc tăng
hoặc giảm giá bất cứ mặt hàng nào phải thông qua quyết định của ban giám đốc và

phòng kinh doanh. Mức giá bán khác nhau được đưa ra tùy thuộc vào từng thời
điểm nhằm đảm bảo cho Chi nhánh bù đắp được chi phí bỏ ra và có lãi. Đối với
khách hàng thường xuyên và đạt mức doanh số theo quy định, Chi nhánh còn có các
chính sách ưu đãi về giá như giảm giá, chiết khấu theo các chương trình bán hàng.
Bảng 1.1: Trích chính sách chiết khấu quy định theo khung doanh số
Đơn vị: nghìn đồng
St
t
Mức hợp
đồng (chưa
gồm VAT)
Doanh số
bình quân
tháng
(chưa gồm
VAT)
Chính sách chiết khấu Khuyến
mại,
tặng
thêm
Chiết khấu
hóa đơn
CKTM
hoàn
thành hợp
đồng
Thưởng
đạt
doanh số
quý

1 24.000 2.000 16% 3%
2%
Sản
phẩm và
CTKM
được
thông
báo
2 48.000 4.000 16% 4%
3 84.000 7.000 16% 5%
4 120.000 10.000 16% 6%
5 240.000 20.000 16% 7%
Trên cơ sở công tác quản lý về hoạt động bán hàng, các nghiệp vụ bán hàng
liên quan đến từng khách hàng, phương thức thanh toán và từng mặt hàng nhất định
cũng được quản lý theo các chỉ tiêu như quản lý tình hình thanh toán công nợ về các
khoản phải thu, phải trả; quản lý doanh thu; quản lý giá vốn Các yêu cầu được đặt
SV: Nguyễn Thị Mai
10
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
ra như sau:
+ Quản lý sự thay đổi nhập, xuất, tồn của từng mặt hàng dựa trên các chỉ tiêu
số lượng, chất lượng (hạn dùng) và giá trị.
+ Theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, từng hình thức thanh toán,
từng khách hàng và loại dược phẩm tiêu thụ.
+ Đôn đốc thanh toán và thu hồi nợ.
Hiện tại, toàn bộ hoạt động của Chi nhánh, trong đó có công tác bán hàng
đều được quản lý bằng phần mềm máy tính chuyên dùng. Các thông tin trong hợp
đồng đã được ký kết được cập nhật và lưu trữ trong hệ thống máy tính. Dữ liệu này
không những phục vụ cho việc xuất bán hàng theo hợp đồng mà còn phục vụ cho
việc xuất hóa đơn, lập các chứng từ cần thiết như phiếu xuất kho, phiếu giao hàng

đảm bảo cho quy trình diễn ra liên tục và khoa học. Vì vậy, sử dụng phần mềm máy
tính là một công cụ hỗ trợ đắc lực, hiệu quả trong quản lý công tác bán hàng và
giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn của toàn bộ hoạt động.
Do đặc điểm kinh doanh tại Chi nhánh có số lượng hàng hóa lớn, đa dạng
chủng loại; số lượng khách hàng nhiều, mặt khác sử dụng phần mềm máy tính trong
quản lý nên việc mã hóa danh mục hàng hóa và khách hàng là vô cùng cần thiết. Cụ
thể như sau:
+ Đối với danh mục hàng hóa được mã hóa
Được dùng để quản lý chung cho các loại hàng hóa theo dõi quá trình nhập
xuất. Mức độ chi tiết của danh mục hàng hóa đến đâu thì chon tiêu thức quản lý đến
cấp đó. Việc khai báo được đánh theo số thứ tự. Nếu phát sinh thêm hàng hóa mới,
phần mềm cho phép kế toán khai báo thêm.
Ví dụ: Mã 01.0197: GLAZI 250 gói
Mã 01.0217: GLONAZOL cream/ tuýp 10g
Mã 01.0183: GLOMEZOL hộp 100 viên
SV: Nguyễn Thị Mai
11
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
+ Đối với danh mục khách hàng
Được dùng để quản lý khách hàng. Mỗi khách hàng có một mã hiệu riêng gọi
là mã khách hàng. Trong quá trình khai báo, mỗi khách hàng được mô tả chi tiết
thông qua tên, địa chỉ, mã số thuế ( nếu có), số hợp đồng Phần mềm cũng cho phép
khai báo thêm trong trường hợp có khách hàng mới.
Ví dụ: Mã KH 203775: Nhà thuốc Mai Hòa- 14 Hàm Tử Quan, Hoàn Kiếm,
Hà Nội
Mã KH203866: Công ty cổ phần thương mại An Phú- 88A Chu Văn An
1.2.2. Tổ chức quản lý công tác bán hàng tại Công ty cổ phần dược phẩm
Glomed- Chi nhánh Hà Nội
Trong tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thương mại, bán hàng
là một khâu vô cùng quan trọng. Là một đơn vị chuyên kinh doanh dược phẩm –

sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nên đòi hỏi công tác tiếp
thị, ký kết hợp đồng, vận chuyển hàng, kiểm tra, kiểm soát hoạt động bán hàng và
thanh toán cần được tổ chức khoa học và giám sát chặt chẽ. Tại Chi nhánh, quy
trình bán hàng được tổ chức gồm các bước sau:
 Tiếp nhận đơn hàng: có 2 hình thức trình dược viên nhận đơn hàng trực
tiếp tại các bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc hoặc phòng kinh doanh nhận đơn
đặt hàng qua điện thoại, Fax.
 Ký hợp đồng mua bán hàng hóa: Sau công tác tiếp thị, trường hợp khách
hàng có nhu cầu mua dược phẩm của Chi nhánh với số lượng lớn và lâu dài, Chi
nhánh tiến hành ký kết hợp đồng mua bán với các khách hàng đó.Trên hợp đồng
được ghi rõ và đầy đủ các nội dung liên quan như tên khách hàng, địa chỉ, điện
thoại, danh mục dược phẩm, phương thức thanh toán
 Lập chứng từ xuất hàng: Phòng kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu các
thông tin về hàng hóa và khách hàng. Căn cứ vào các thông tin đó sẽ tiến hành lập
phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, phiếu giao hàng. Các chứng từ này sau khi được ký
SV: Nguyễn Thị Mai
12
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
duyệt sẽ được chuyển xuống bộ phận kho để làm thủ tục xuất hàng.
 Xuất kho: Thủ kho sẽ tiến hành kiểm tra hóa đơn chứng từ đảm bảo tính
hợp lý, kiểm tra tên hàng , chủng loại thông qua phần mềm máy tính để chuẩn bị
xuất hàng. Việc xuất hàng phải đảm bảo các nguyên tắc quan trọng như xuất hàng
đúng chủng loại, quy cách và còn hạn dùng, hạn dùng ngắn xuất trước …Số lô/
HSD của sản phẩm sẽ được ghi ngay trên phiếu xuất kho. Sau khi xuất hàng, thủ
kho cập nhật thẻ kho hàng hóa đã xuất trong máy tính để theo dõi và chuyển phiếu
xuất kho cho kế toán ghi chép.
 Giao hàng: Việc giao hàng phải tuân thủ các nguyên tắc: giao nhận đúng
chủng loại, số lượng; tiến hành giao hàng từng khoản một, kiểm tra và đánh dấu vào
chứng từ để tránh thiếu xót, nhầm lẫn. Thủ kho cùng với nhân viên giao hàng tiến
hành đóng gói và phải đảm bảo hàng hóa không bị ảnh hưởng trong quá trình vận

chuyển. Khi chuẩn bị giao hàng, nhân viên giao hàng cần kiểm tra lại các chứng từ (
hóa đơn GTGT, phiếu giao hàng ) đồng thời lập bảng kê giao hàng trong ngày nộp
lại phòng kế toán.
 Thanh toán: Sau khi khách hàng chấp nhận thanh toán, nếu khách hàng
thanh toán ngay bằng tiền mặt, nhân viên giao hàng sẽ tiến hành thu và phải nộp
tiền đầy đủ, kịp thời về phòng kế toán.
Như vậy, trong quá trình bán hàng có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban
với nhau. Từ Ban giám đốc ký duyệt, phòng kinh doanh vừa tiếp thị vừa nhận đơn
hàng từ phía khách hàng đến phòng kế toán ghi chép và bộ phận kho hàng xuất
hàng Cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân,bộ phận tại Chi nhánh liên quan
đến hoạt động bán hàng như sau:
 Ban giám đốc Chi nhánh: gồm 1 Giám đốc và 1 phó giám đốc trong đó
Giám đốc là ông Trần Chính Trung – người đại diện pháp nhân của Chi nhánh,
chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh và nghĩa vụ pháp lý đối
với nhà nước theo quy định. Trong hoạt động bán hàng, Giám đốc là người kiểm tra
SV: Nguyễn Thị Mai
13
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
lần cuối những hợp đồng kinh tế mà phòng kinh doanh đưa lên và ký duyệt hợp
đồng với khách hàng; đôn đốc và trực tiếp chỉ đạo các phòng ban . Đồng thời, mọi
sự thay đổi về chính sách giá cả và bán hàng đều phải được Giám đốc duyệt.
 Bộ phận kinh doanh: Đây là bộ phận rất quan trọng trong hoạt động bán
hàng, trực tiếp tăng doanh số cho Chi nhánh, được chia thành bộ phận tiếp thị, bộ phận
tiếp nhận và xử lý đơn hàng và bộ phận chăm sóc khách hàng. Mỗi bộ phận này đảm
nhận những nhiệm vụ khác nhau của quá trình bán hàng. Thứ nhất, bộ phận tiếp thị là
đội ngũ trình dược viên hoạt động trên các địa bàn được giao có nhiệm vụ giới thiệu
thuốc và thu thập thông tin về tình hình sử dụng thuốc tại địa bàn; xây dựng và tổ chức
phương án marketing cho các sản phẩm; đề xuất ý kiến lên phụ trách bộ phận về các
biện pháp biện pháp thúc đẩy tiêu thụ. Ngoài ra, bộ phận này cũng có thể tiếp nhận trực
tiếp đơn đặt hàng từ khách hàng. Thứ hai, bộ phận tiếp nhận và xử lý đơn hàng có

nhiệm vụ nhận đơn hàng từ điện thoại, fax , tiến hành lập hợp đồng và các giấy tờ cần
thiết trình lên ban giám đốc phê duyệt. Thứ ba, bộ phận chăm sóc khách hàng có nhiệm
vụ giải đáp các thắc mắc và tư vấn về sản phẩm, dịch vụ, các chính sách giảm giá, chiết
khấu, chương trình khuyến mại tới khách hàng.
 Bộ phận kế toán: Tiêu thụ hàng hóa là một khâu cực kỳ quan trọng trong
doanh nghiệp thương mại. Để quản lý tốt được khâu này, kế toán bán hàng là một
công cụ hiệu quả. Kế toán bán hàng quản lý chặt chẽ các yếu tố của nghiệp vụ bán
hàng trong cả quá trình bao gồm giá vốn, doanh thu, chi phí bán hàng, quá trình
thanh toán để từ đó xác định chính xác kết quả tiêu thụ, cung cấp số liệu để phân
tích tình hình tiêu thụ và sử dụng chi phí, tạo điều kiện cho hoạt động bán hàng đạt
kết quả và hiệu quả cao nhất. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng gồm:
- Theo dõi, kiểm tra hợp đồng và các đơn hàng đã được duyệt để lập và gửi
dữ liệu phục vụ cho việc in hóa đơn bán hàng.
- Căn cứ vào tính hợp lệ và khớp đúng của các chứng từ, kế toán phản ánh
đầy đủ và kịp thời sự biến động của hàng bán (liên quan đến giá vốn) bao gồm hàng
SV: Nguyễn Thị Mai
14
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
trong kho, tại các cửa hàng bán lẻ, đại lý nhằm đảm bảo quản lý hàng hóa ở cả hai
chỉ tiêu giá trị và hiện vật.
- Phản ánh chính xác và đúng thời điểm về doanh thu tiêu thụ để xác định
kết quả tiêu thụ, đảm bảo việc thu đủ và kịp thời tiền bán hàng, đồng thời tính hoa
hồng bán hàng cho các trình dược viên.
- Hạch toán các chương trình khuyến mại và chiết khấu bán hàng theo chính
sách của Chi nhánh, đồng thời cung cấp số liệu cho Giám đốc tình hình thực hiện
chỉ tiêu kế hoạch bán hàng, kết quả tiêu thụ theo yêu cầu.
Bên cạnh kế toán bán hàng, kế toán kho hàng và nhân viên in hóa đơn GTGT
cũng tham gia vào quá trình này. Kế toán kho hàng có nhiệm vụ theo dõi song song
với thủ kho về tình hình nhập – xuất- tồn hàng hóa cả về số lượng và giá trị, tiến
hành tính giá hàng xuất theo giá thực tế phục vụ cho việc hạch toán giá vốn hàng

bán. Nhân viên in hóa đơn GTGT có nhiệm vụ in hóa đơn GTGT theo các thông tin
từ kế toán bán hàng, thiết lập đầy đủ các thông tin cần thiết ( mã số, ngày tháng, số
lượng, thành tiền ) theo mẫu đã được đăng ký sẵn thông qua phần mềm máy tính,
đảm bảo khớp đúng số liệu, mã số giữa các chứng từ kế toán.
 Thủ kho : Trong hoạt động bán hàng, thủ kho có nhiệm vụ quản lý hàng
hóa trong kho về mặt số lượng, cụ thể là theo dõi, ghi chép dữ liệu vào máy tính khi
có hàng nhập kho, xuất kho thực tế chi tiết theo từng loại hàng hóa về tên hàng hóa,
số lượng, lô sản xuất, hạn sử dụng; lập phiếu nhập / xuất kho và định kỳ lập báo cáo
xuất, tồn hàng hóa hàng tuần, tháng, quý hoặc theo yêu cầu của Ban giám đốc.
 Bộ phận giao hàng: Bộ phận này có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa đến
tận nơi cho khách hàng. Sau khi nhận hàng từ kho, nhân viên tiến hành kiểm tra số
lượng hàng hóa ,đóng gói và phải đảm bảo hàng hóa an toàn trong khi vận chuyển.
Khi giao hàng, nhân viên giao hàng yêu cầu khách hàng ký nhận hàng và nộp cho
phòng kế toán bảng kê giao hàng vào cuối ngày để phục vụ cho công tác hạch toán.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG
SV: Nguyễn Thị Mai
15
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM GLOMED – CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG
2.1.1. Chứng từ và thủ tục kế toán
Tại Chi nhánh, tiêu thụ hàng hóa là một hoạt động quan trọng và chủ yếu.
Trong hoạt động này, kế toán cần phải xác định và ghi nhận đầy đủ, đúng thời điểm
doanh thu bán hàng dựa trên các chứng từ kế toán cần thiết. Tùy vào phương thức
bán hàng mà chứng từ sử dụng trong từng phương thức sẽ có những điểm khác
nhau.
 Đối với phương thức bán buôn trực tiếp qua kho, khách hàng trả tiền
ngay
Trong trường hợp này, chứng từ sử dụng gồm:
+ Chứng từ gốc : - Hợp đồng mua bán, cung cấp hàng hóa

- Đơn đặt hàng
+ Chứng từ thực hiện: - Hóa đơn GTGT
- Phiếu xuất kho
- Phiếu giao hàng
- Phiếu thu trong trường hợp thanh toán bằng tiền mặt
- Giấy báo có của ngân hàng nếu thanh toán bằng TGNH
Hóa đơn GTGT: được sử dụng khi xuất hàng bán buôn trực tiếp tại Chi
nhánh. Đây là chứng từ quan trọng chứng minh cho sự phát sinh nghiệp vụ bán
hàng và một trong những cơ sở ghi nhận doanh thu. Hóa đơn GTGT của Chi nhánh
tự in theo mẫu đã được đăng ký tại Cục thuế quận Thanh Xuân, trên đó ghi rõ các
thông tin cơ bản về tên, địa chỉ, mã số thuế, hình thức thanh toán, đơn vị tính, số
lượng và đơn giá hàng hóa bán ra Tất cả các hóa đơn đều phải hợp lý, hợp lệ về
nội dung và tuân theo một quy trình lập thống nhất.
SV: Nguyễn Thị Mai
16
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
Trình tự lập hóa đơn GTGT: Hàng ngày, căn cứ vào các hợp đồng kinh tế
hoặc các đơn đặt hàng đã được duyệt do các trình dược viên chuyển về hoặc khách
hàng trực tiếp đặt hàng qua điện thoại, fax và phiếu xuất kho do thủ kho lập, kế toán
tiến hành lọc những thông tin cần thiết bằng file excel rồi chuyển cho nhân viên in
hóa đơn qua hệ thống máy tính. Hóa đơn GTGT được lập gồm 3 liên ( in 3 liên
cùng lúc):
Liên 1: Lưu (màu trắng)
Liên 2: Giao cho khách hàng (màu đỏ)
Liên 3: Lưu chuyển nội bộ (màu xanh)
Phiếu giao hàng: do hàng bán được Chi nhánh vận chuyển đến tận nơi cho
khách hàng nên chứng từ này được dùng trong nghiệp vụ bán hàng để làm cơ sở ghi
nhận hàng hóa được chuyển giao và phản ánh doanh thu. Căn cứ vào hóa đơn
GTGT, phiếu giao hàng này do kế toán bán hàng lập 01 bản, phản ánh các thông tin
về ngày giao hàng, tên nhân viên giao hàng, tên trình dược viên, địa chỉ khách hàng,

số lượng, tỷ lệ chiết khấu.
Phiếu thu: sử dụng khi khách hàng thanh toán bằng tiền mặt. Phiếu thu được
lập trong máy tính theo mẫu quy định căn cứ vào các thông tin trên hóa đơn GTGT.
Sau khi ghi đầy đủ thông tin, phiếu thu sẽ được kế toán in ra để thanh toán tiền hàng
với khách hàng, căn cứ để ghi sổ và lưu chứng từ tại phòng kế toán.
Giấy báo có của ngân hàng: sử dụng khi khách hàng thanh toán bằng chuyển
khoản. Đây là chứng từ Chi nhánh nhận được từ ngân hàng, xác nhận khách hàng
đã thanh toán tiền hàng vào tài khoản. Căn cứ vào giấy báo có này, kế toán công nợ
tiến hành hạch toán ghi sổ và lưu tại phòng kế toán.
Quy trình luân chuyển chứng từ:
Tất cả các hóa đơn, chứng từ đó đều phải được ký duyệt đúng thẩm quyền,
hợp lý, hợp lệ về nội dung và hình thức; đồng thời tuân theo quy trình luân chuyển
chứng từ như sau:
SV: Nguyễn Thị Mai
17
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
- Căn cứ vào hợp đồng bán hàng được ký kết hoặc các đơn đặt hàng qua trình
dược viên, qua điện thoại, fax được duyệt, thủ kho sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng
kho hàng và tiến hành lập phiếu xuất kho làm 2 liên. Căn cứ vào các thông tin trên
phiếu xuất (liên 1), kế toán bán hàng sẽ lọc các dữ liệu cần thiết và chuyển cho nhân
viên in hóa đơn in làm 3 liên. Liên 1 lưu tại gốc, liên 2 được giao cho khách hàng.
Liên 3 màu xanh dùng luân chuyển nội bộ. Sau khi các chứng từ này được ký duyệt
đầy đủ và hàng được xuất ra khỏi kho, bộ phận giao hàng tiến hành kiểm tra nhận
hàng cùng phiếu giao hàng và hóa đơn GTGT (liên 2). Hóa đơn GTGT (liên 3) và
phiếu xuất kho (liên 1) được chuyển cho kế toán bán hàng cùng với phiếu giao hàng
mà nhân viên giao hàng nộp vào cuối ngày để làm căn cứ ghi sổ. Riêng phiếu xuất
kho (liên 2) sẽ được chuyển xuống bộ phận bảo vệ và lưu tại bộ phận này làm căn
cứ vào sổ theo dõi hàng hóa ra vào Chi nhánh, đồng thời cuối ngày báo lại cho
phòng kế toán.
- Khi khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt, căn cứ vào hóa đơn GTGT,

kế toán thu-chi tiền mặt sẽ lập phiếu thu trên máy tính rồi in làm 01 bản giao cho
nhân viên vận chuyển để trực tiếp thu tiền từ khách hàng. Vào cuối ngày, nhân viên
vận chuyển sẽ nộp lại tiền, phiếu thu cho kế toán thu-chi. Khi đã kiểm tra đủ số tiền
theo phiếu thu và hóa đơn GTGT tương ứng, kế toán thu-chi (kiêm thủ quỹ) sẽ ký
tên vào phiếu thu và tiến hành ghi sổ.
- Trường hợp khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản, kế toán thu - chi sẽ
không lập phiếu thu. Thay vào đó, sau khi nhận được giấy báo có của ngân hàng, kế
toán công nợ sẽ tiến hành ghi sổ và lưu chứng từ tại phòng kế toán.
 Đối với phương thức bán buôn trực tiếp qua kho, trả chậm
Trong trường hợp khách hàng mua chịu, trước khi ký hợp đồng bán hàng, kế
toán công nợ phải kiểm tra tình hình thanh toán của khách hàng này. Nếu xét thấy
khách hàng có khả năng thanh toán thì cần tạo những điều kiện ràng buộc cụ thể
trong hợp đồng rồi mới đi đến ký kết. Quá trình lập và luân chuyển chứng từ cũng
SV: Nguyễn Thị Mai
18
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
được tiến hành tương tự như trên. Tuy nhiên, kế toán công nợ sẽ lập Giấy nợ cho
khách hàng thay vì phiếu thu và không có bước thu tiền và trên hóa đơn GTGT
cũng ghi hình thức thanh toán là trả chậm. Quy trình này được trình bày khái quát
theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1. Quy trình luân chuyển chứng từ với nghiệp vụ bán hàng trả chậm
 Các khoản giảm trừ doanh thu
Chi nhánh là đơn vị chuyên bán buôn dược phẩm – một loại hàng hóa liên
quan trực tiếp đến sức khỏe con người, với đặc trưng về giá do đăng ký Cục quản lý
dược giới hạn trong khung được bán, áp dụng cho từng loại dược phẩm. Vì vậy, các
khoản giảm trừ doanh thu chủ yếu để khuyến khích mua hàng bao gồm chiết khấu
thương mại và hàng bán bị trả lại, trong đó hàng bán bị trả lại thường do không
đúng chủng loại hoặc vi phạm hợp đồng. Cụ thể như sau:
- Chiết khấu thương mại: là khoản giảm trừ trên giá bán niêm yết của Chi
nhánh. Do phương thức bán hàng chủ yếu là bán buôn khối lượng lớn, Chi nhánh

ghi giảm trực tiếp giá trên mỗi hóa đơn GTGT với tỷ lệ chiết khấu áp dụng cho từng
loại dược phẩm theo quy định. Khoản chiết khấu này được ghi trên ô “tỷ lệ chiết
khấu” trên mỗi hóa đơn GTGT, từ đó giảm trực tiếp doanh thu bán hàng ngay trên
hóa đơn. Như vậy, Chi nhánh không tiến hành hạch toán riêng rẽ mà hạch toán trực
SV: Nguyễn Thị Mai
Trình
dược viên
Kế
toán
bán
hàng
Thủ
kho
Bộ
phận
vận
chuyển
Kế toán
Đề nghị
xuất hàng
theo yêu
cầu của
khách
hàng
Lập
hóa
đơn
GTGT
Lập
phiếu

xuất kho,
phiếu
giaohàng
hàng
hàng
Nhận hàng
cùng phiếu
giao hàng ,
giấy nợ và
hóa đơn
Ghi sổ
Kế
toán
công
nợ
Lập
giấy
nợ
19
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
tiếp vào doanh thu tiêu thụ, được thực hiện trước khi tính thuế GTGT. Kế toán căn
cứ vào hóa đơn GTGT ghi sổ doanh thu là số tiền sau khi đã trừ đi chiết khấu. Và
khoản chiết khấu trên không được hạch toán vào tài khoản 521. Ngoài chiết khấu
trực tiếp trên giá bán trên, Chi nhánh còn có khoản hồi khấu – khoản mà đơn vị
giảm giá định kỳ cho khách hàng khi đạt được mức hợp đồng theo quy định. Chính
sách chiết khấu được triển khai theo nhiều chương trình với tỷ lệ chiết khấu áp dụng
từ 3% đến 7% tùy theo giá trị hoàn thành hợp đồng và mức thưởng 2% tiền mặt khi
đạt doanh số quý. Với khoản chiết khấu này, kết thúc kỳ chiết khấu, kế toán sẽ xuất
hóa đơn GTGT điều chỉnh, trên hóa đơn ghi rõ tỷ lệ, số tiền chiết khấu kèm theo
bảng kê danh sách các dược phẩm đã xuất bán cho từng khách hàng. Riêng mức

thưởng đạt doanh số quý sẽ trừ vào đơn hàng tiếp theo của quý kế tiếp.
- Hàng bán bị trả lại: Là đơn vị chuyên kinh doanh dược phẩm- mặt hàng
tác động trực tiếp đến sức khỏe con người nên yêu cầu về công tác bảo quản và vận
chuyển hàng hóa được quy định chặt chẽ, hạn chế tối thiểu các sai sót xảy ra. Do
vậy, nguyên nhân trả lại hàng tại Chi nhánh thường là do xuất hàng không đúng
theo hợp đồng, hàng không đúng chủng loại, quy cách Dù trong trường hợp nào,
nếu hàng hóa bị trả lại do sai sót phía Chi nhánh đều được chấp nhận lại.
Khi Chi nhánh có hàng bị trả lại, chứng từ sử dụng bao gồm:
+ Biên bản trả lại hàng hóa
+ Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng thông thường (nếu có)
+ Phiếu nhập kho số hàng trả lại
Trường hợp khách hàng không có hóa đơn, biên bản trả lại hàng hóa lập được
ghi rõ loại dược phẩm, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá chưa thuế GTGT, tiền
thuế GTGT kèm theo số hóa đơn bán hàng. Biên bản sẽ được lưu cùng với hóa đơn
bán hàng làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh số và thuế GTGT.
Quy trình lập, luân chuyển chứng từ như sau: sau khi phòng kinh doanh thỏa
thuận với khách hàng về việc trả hàng, phòng kế toán lập biên bản trả lại hàng làm
01 liên. Trong biên bản cần ghi rõ lý do trả lại hàng, tên loại hàng trả, số lượng, đơn
giá, thành tiền và có chữ ký của cả hai bên. Kèm theo biên bản là hóa đơn GTGT
(liên 2) trong đó ghi rõ nội dung hàng bán bị trả lại (chứng từ phía khách hàng). Kế
SV: Nguyễn Thị Mai
20
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
toán sẽ tiến hành kiểm tra các thông tin trên hóa đơn này đã chính xác hay chưa.
Sau đó, biên bản trả lại hàng và hóa đơn GTGT sẽ được chuyển cho thủ kho làm thủ
tục nhập kho số hàng trên. Thủ kho sẽ tiến hành kiểm tra số lượng, quy cách rồi lập
phiếu nhập kho và chuyển hóa đơn GTGT, biên bản trả lại hàng để kế toán bán
hàng hạch toán. Toàn bộ giá trị hàng trả lại này sẽ được phản ánh trực tiếp trên tài
khoản 531- Hàng bán bị trả lại và bù trừ trực tiếp vào công nợ của khách hàng trên
TK 131.

Dưới đây là trích dẫn một số chứng từ phản ánh nghiệp vụ bán hàng phát sinh
trong tháng 8 tại Chi nhánh:
Nghiệp vụ 1: Ngày 05/08/2012, xuất bán cho Công ty cổ phần dược TW
Mediplantex - 358 đường Giải Phóng - Hà Nội, tỷ lệ chiết khấu là 20% trên hóa đơn
theo chương trình khuyến mại đồng hành cùng sức khỏe 3 gồm:
- 150 hộp MEDXIL 100/200/ hộp 20 viên với đơn giá 89.523,80 đồng
- 200 hộp CEFACLOR 500 GLOMED/ hộp 10 viên đơn giá 80.000,00 đồng
- 100 hộp GLAZI 250/ hộp 12 viên đơn giá 57.142,80 đồng
Khách hàng chấp nhận thanh toán.
SV: Nguyễn Thị Mai
21
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
Biểu số 2.1: Hóa đơn GTGT
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM GLOMED-CHI NHÁNH HÀ NỘI
Địa chỉ: Số 34,Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 043.5577.430 – 5577.429 Fax: 043.5577.431
MST: 3700754914 – 001
Website: www.glomedvn.vn Email:
Tên tài khoản: 222-10-00-003178-8 NH ĐT & PT Việt Nam- Chi nhánh Thanh Xuân
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 1: Lưu
Đơn vị mua hàng: Công ty CP dược TW Mediplantex Số hóa đơn: 2080195
Địa chỉ: 358 đường Giải Phóng - Hà Nội Ngày lập: 05/08/2012
Mã số thuế: 0100108430 ĐT: 04. 38643368 Hình thức thanh toán:
STT
TÊN HÀNG
HÓA
SỐ LÔ-
HSD
ĐV

T
SL
ĐƠN
GIÁ
THÀNH
TIỀN
TỶ
LỆ
CK
%
TIỀN CK
THÀNH
TIỀN SAU
CK
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=(5)*(6) (8) (9)=(7)*(8
)
(10)=(7)-(9)
1
2
3
MEDXIL
100/200/ hộp
20 viên
CEFACLOR
500 GLOMED/
hộp 10
GLAZI 250/
hộp 12 viên
1204003-
04/04/

2015
1207009-
10/07/
2005
1205003-
09/05/
2015
Hộp
Hộp
Hộp
150
200
100
89.523,80
80.000,00
57.142,80
13.428.570
16.000.000
5.714.280
20
20
20
2.685.714
3.200.000
1.142.856
10.742.856
12.800.000
4.571.424
Cộng tiền hàng: 28.114.280
Thuế suất GTGT%:.5 Thuế GTGT: 1.405.714

Cộng thanh toán: 29.519.994
Bằng chữ: Hai mươi chín triệu năm trăm mười chín nghìn chín trăm chín mươi bốn
đồng
Người mua Người bán Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
(cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn)
SV: Nguyễn Thị Mai
Mẫu số:
01GTKT3/001
22
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
Biểu 2.2: Phiếu giao hàng
Công ty CP dược phẩm Glomed- CN Hà Nội
Phòng kinh doanh- Chăm sóc khách hàng
Trần Chính Trung: 0913.902.486
Nguyễn Đức Du: 0945.578.389
Số chứng từ: BH011208.0195
Ngày: 05/08/2012
PHIẾU GIAO HÀNG
Ngày giao hàng: 05/08/2012
TDV:Nguyễn Thanh Sang
Tên khách hàng: Công ty CP dược TW Mediplantex NVGH: Vũ Văn Phúc
Địa chỉ: 358 đường Giải Phóng - Hà Nội
Ngày hóa đơn: 05/08/2012
Diễn giải:
Chương trình khuyến mãi: CTKM: Đồng hành sức khỏe 3
TT Mã Tên vật tư Số lô- Hạn
dùng
ĐVT Số
lượng

CK
(%)
1
2
3
01.0220
01.0223
01.0183
MEDXIL
100/200/ hộp 20
viên
CEFACLOR
500 GLOMED/
hộp 10
GLAZI 250/ hộp
12 viên
1204003-
04/04/2015
1207009-
10/07/2005
1205003-
09/05/2015
Hộp
Hộp
Hộp
150
200
100
20
20

20
Tổng cộng

Thủ trưởng duyệt NV giao hàng Khách hàng
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
SV: Nguyễn Thị Mai
23
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
Nghiệp vụ 2: Ngày 15/08/2012, bán cho nhà thuốc Phúc Hưng – 123 C6 Kim
Liên – Đống Đa - Hà Nội, tỷ lệ chiết khấu là 16% trên hóa đơn theo chương trình
khuyến mại đồng hành cùng sức khỏe 3 gồm:
- 100 hộp GLONOS/ hộp 100 viên với đơn giá 52.000 đồng
- 600 gói ACTIXIM đơn giá 6.750 đồng
Nhà thuốc thanh toán ngay bằng tiền mặt.
SV: Nguyễn Thị Mai
24
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Trần Thị Nam Thanh
Biểu 2.3: Hóa đơn GTGT
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM GLOMED-CHI NHÁNH HÀ NỘI
Địa chỉ: Số 34,Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 043.5577.430 – 5577.429 Fax: 043.5577.431
MST: 3700754914 – 001
Website: www.glomedvn.vn Email:
Tên tài khoản: 222-10-00-003178-8 NH ĐT & PT Việt Nam- Chi nhánh Thanh Xuân
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 1: Lưu
Đơn vị mua hàng: Nhà thuốc Phúc Hưng Số hóa đơn: 2080887
Địa chỉ: 123 C6 Kim Liên- Đống Đa - Hà Nội Ngày lập: 15/08/2012
Mã số thuế: ĐT: Hình thức thanh toán: Tiền mặt
STT TÊN

HÀNG
HÓA
SỐ LÔ-
HSD
ĐVT SL ĐƠN
GIÁ
THÀNH
TIỀN
TỶ
LỆ
CK
%
TIỀN
CK
THÀNH
TIỀN
SAU CK
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=(5)*(6) (8) (9)=(7)*(
8)
(10)=(7)-
(9)
1
2
GLONOS/
hộp100 viên
ACTIXIM
1204003-
04/04/2015
1205011-
03/05/2014

Hộp
Gói
100
600
52.000
6.750
5.200.000
4.050.000
16,00
16,00
832.000
648.000
4.368.000
3.402.000
Cộng tiền hàng: 7.770.000
Thuế suất GTGT %:.5 Thuế GTGT: 388.500
Cộng thanh toán: 8.158.500
Bằng chữ: tám triệu một trăm năm tám nghìn năm trăm đồng
Người mua Người bán Thủ trưởng đơn vị
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) (ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI
(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn)
SV: Nguyễn Thị Mai
Mẫu số:
01GTKT3/001
25

×