Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

tìm hiểu CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ DU LỊCH QUỐC TẾ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.3 KB, 17 trang )

1
PHẦN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG
VÀ DU LỊCH QUỐC TẾ HÀ NỘI
1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH truyền
thông và du lịch quốc tế Hà Nội
1.1.1. Thông tin chung về công ty
Tên doanh nghiệp:
Công ty TNHH truyền thông và du lịch quốc tế Hà Nội
Tên tiếng Anh:
Ha Noi international media and travel company limited
Tên viết tắt:
HIMT CO.LTD
Giấy phép kinh doanh:
0102010025
Mã số thuế:
0101466407
Website:
www.hanoimice.com
Trụ sở chính:
Số nhà 104, ngõ 162, phố Khương Trung, phường Khương
Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Điện thoại:
0913589967
Fax:
0437623196
E-mail:

1.1.2. Quá trình hình thành, phát triển doanh nghiệp
Công ty TNHH truyền thông và du lịch quốc tế Hà Nội được chính thức thành
lập vào ngày 26/9/2003 vào thời gian đầu của thời kỳ mở cửa và Du lịch tại Việt Nam
vẫn chưa thực sự phát triển, cơ sở vật chất chưa thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách du


lịch, các công ty kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành chưa nhiều. Nhận thức được tình
hình và với khả năng nhìn xa trông rộng, ông Lê Chinh Đông- giám đốc công ty cùng
sự góp vốn của bà Bùi Thị Thu Hà đã quyết định đầu tư xây dựng một doanh nghiệp
trong lĩnh vực du lịch với tên: Công ty TNHH Đầu tư thương mại và Du lịch quốc tế
Hà Nội, là tiền thân của công ty TNHH Truyền thông và Du lịch quốc tế Hà Nội.
Công ty TNHH truyền thông và du lịch quốc tế Hà Nội là doanh nghiệp có chức
năng sẵn có: lữ hành nội địa, dịch vụ du lịch, tổ chức hội nghị hội thảo, vận chuyển
khách du lịch, vé máy bay, Công ty đã và đang tiếp tục khai thác có hiệu quả nguồn
khách trong nước và quốc tế tại khu vực miền Bắc. Hiện nay công ty đã từng bước xây
dựng và có đối tác sẵn của một số thị trường khách mục tiêu như Thái Lan, Malaysia,
Singapore. Việt Nam được xem là nước có nhiều điểm đến an toàn nhất trong khu vực,
với tiềm năng sẵn có của thiên nhiên, chế độ giá cả hợp lý cùng với xu thế đi lên của
nghành du lịch Việt Nam. Vì vậy, việc tập trung vào khai thác khách quốc tế là việc
2
cần nên làm với các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH truyền thông và du lịch
quốc tế Hà Nội nói riêng. Với thị trường khách quốc tế, mục tiêu của công ty là sẽ khai
thác tốt nguồn khách, góp phần không nhỏ cùng các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
khác vào việc phát triển thị trường khách du lịch tại Việt Nam, quảng bá hình ảnh của
quốc gia với bạn bè quốc tế.
Công ty TNHH Truyền thông và Du lịch quốc tế Hà Nội đang từng bước nâng
cao trình độ và dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
1.2. Bộ máy tổ chức quản lý và lao động của doanh nghiệp
1.2.1. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty TNHH truyền thông và du lịch quốc tế Hà
Nội có cấu trúc trực tuyến- chức năng theo mô hình sau:













Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty TNHH truyền thông và du lịch
quốc tế Hà Nội
b) Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
- Giám đốc điều hành : Là người nắm quyền lực điều hành cao nhất trong công
ty, đại diện cho công ty trước pháp luật và có trách nhiệm chỉ đạo điều hành toàn diện
sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng tài chính nhân sự: Kiểm soát hai bộ phận quan trọng là phòng kế toán
và phòng hành chính nhân sự hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo phối kết
hợp các bộ phận khác được ăn khớp và hoạt động đồng bộ.
Giám đốc điều hành
Phòng tài chính nhân
sự
Phòng du lịch
Phòng sự kiện
Kế
toán
Hành
chính
nhân
sự
Du lịch
nội địa
Du lịch

quốc tế
Truyền
thông
quảng
cáo
Tổ chức
chương
trình sự
kiện
3
+ Phòng kế toán: Đây là một bộ phận rất quan trọng và cơ bản của mỗi công ty,
với các nhiệm vụ cụ thể như: tổ chức thực hiện các công việc tài chính kế toán theo
đúng chế độ kế toán của nhà nước, quản lý các dòng tiền, tình hình sử dụng vốn, tài
sản, tiền mặt của doanh nghiệp; thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh hoàn thiện sổ
sách kế toán, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ kịp thời phản ánh các cách thay đổi để
tìm ra biện pháp xử lý giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và giảm chi phí. Bộ phận
kế toán còn chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc chi trả tiền lương hàng tháng cho
nhân viên, thu hồi công nợ của các đối tác làm ăn.
+ Phòng hành chính nhân sự: là sự kết hợp của hai bộ phận hành chính và quản
trị nhân sự nên có các chức năng như tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý
nhân sự và đào tạo cán bộ cho công ty, tổ chức các khóa học nâng cao nghiệp vụ cho
nhân viên, đăng ký cho nhân viện đi học và đào tạo chuyên môn, thực hiện các công
việc hành chính- văn thư, tham gia các cuộc hội họp của công ty để lưu trữ những
thông tin của các buổi họp thành văn bản. Đồng thời phòng hành chính nhân sự cũng
thực hiện chức năng quản lý tình hình nhân sự và các chính sách nhân sự trong công ty
như tặng quà sinh nhật cho nhân viên, thông báo tình hình nhân sự cho giám đốc; tìm
kiếm, thu thập thông tin về công tác tuyển dụng khi có yêu cầu từ phía ban giám đốc;
thực hiện quy trình, tiếp nhận yêu cầu tuyển dụng trình giám đốc; lên danh sách ứng
viên phỏng vấn, báo cáo kết quả phỏng vấn cho ứng viên; nhận quyết định cho nhân
viên thôi việc từ giám đốc và thông báo với các nhân sự có liên quan; lưu trữ hồ sơ

nhân viên, làm hợp đồng lao động cho nhân viên chính thức, làm bảng chấm công theo
dõi việc nghỉ phép của nhân viên.
- Phòng du lịch: Có chức năng quản lý và điều hành các hoạt động du lịch của
công ty, đóng vai trò tổ chức sản xuất các chương trình du lịch của doanh nghiệp, là
nơi kết nối doanh nghiệp với các nhà cung cấp để xây dựng nên các chương trình du
lịch. Chính vì thế bộ phận này có những nhiệm vụ cơ bản như: xây dựng kế hoạch và
tổ chức thực hiện nghiên cứu thị trường du lịch, các hoạt động xúc tiến, quảng bá, thu
hút khách đến với công ty; tìm kiếm nguồn khách hàng để xây dựng kế hoạch và thực
hiện các dịch vụ có liên quan đến các chương trình du lịch như đặt khách sạn, đặt ăn,
dịch vụ vận chuyển, đảm bảo yêu cầu đặt ra; thiết kế các sản phẩm du lịch theo yêu
cầu của khách hàng; thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết với các cơ quan hữu
quan( công an, hải quan, ) và các nhà cung cấp sao cho lựa chọn được nhà cung cấp
tốt nhất; theo dõi quá trình thực hiện các chương trình du lịch, phối hợp với các bộ
phận kế toán để thực hiện các hoạt động thanh toán cần thiết kịp thời và hiệu quả.
Phòng du lịch bao gồm hai bộ phận chính là du lịch nội địa và du lịch quốc tế:
4
+ Phòng du lịch nội địa : Có chức năng maketing, kinh doanh, thực hiện các
chương trình du lịch trong nước.
+ Phòng du lịch quốc tế : Có chức năng maketing, kinh doanh, thực hiện các
chương trình du lịch quốc tế bao gồm cả inbout và outbout.
- Phòng sự kiện: Có nhiệm vụ quản lý và điều hành các hoạt động tổ chức sự
kiện của công ty.
+ Phòng Truyền thông và Quảng cáo: Có nhiệm vụ quảng bá thương hiệu và
các sản phẩm của công ty đến với khách hàng.
+ Phòng tổ chức chương trình sự kiện: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các
chương trình sự kiện của công ty.
Nhận xét:
Mô hình tổ chức bộ máy của công ty về cơ bản khá khoa học. Mô hình có
những ưu điểm và nhược điểm sau:
- Ưu điểm:

+ Các bộ phận được phân công chức năng và nhiệm vụ rõ ràng, có sự chuyên
môn hóa cao tạo điều kiện cho các bộ phận làm việc một cách hiệu quả.
+ Các nhân viên của từng bộ phận có thể hiểu được công việc của mình một
cách nhanh chóng, tăng kỹ năng lao động. Từ đó năng suất lao động được tăng lên một
cách nhanh chóng, làm tăng hiệu quả hoạt động.
- Nhược điểm:
+ Do tính chuyên môn hóa nên mỗi bộ phận chỉ tập trung vào bộ phận của
mình, ít có sự liên kết với các bộ phận khác, từ đó hiệu quả hoạt động của toàn công ty
sẽ bị giảm đi.
+ Mỗi bộ phận, phòng ban nếu như có sự chuyên môn hóa quá cao có thể gây ra
sự nhàm chán trong công việc.
+ Khả năng thích nghi với môi trường thấp khi môi trường có sự biến đổi.
+ Khả năng sáng tạo của nhân viên cũng bị hạn chế.
1.2.2. Tình hình lao động của công ty
Ngoài lực lượng lao động cơ hữu, vào thời điểm chính vụ công ty còn thuê
thêm một số lượng lớn cộng tác viên. Nhìn chung lao động của công ty còn trẻ, luôn
có tác phong lịch sự, thanh lịch, làm việc đúng giờ, chăm chỉ siêng năng, các nhân
viên công ty luôn có thái độ nhã nhặn đối với khách hàng
Cơ cấu lao động của công ty TNHH truyền thông và du lịch quốc tế Hà Nội trong
năm 2013 được phản ánh cụ thể qua bảng sau:
5

Bảng 1.1: Bảng tổ hợp tình hình lao động của công ty năm 2013
Chức vụ
Số lượng(
người)
Độ tuổi
Trình độ
chuyên môn
Trình độ ngoại

ngữ
Giới tính

hữu
Cộng
tác
viên
ĐH

TC
A
B

C
Nam
Nữ
Giám
Đốc
1

42
1




1
1

Trưởng

phòng
3

35-40
3




3
2
1
Kế toán
3

24-30
2
1


2
1

3
Hành
chính
nhân sự
3

25-30

3


1
2


2
1
Du lịch
nội địa
6
10
24-30
6
7
3
5
8

3

6
10
Du lịch
quốc tế
6
10
25-30
10

6


7
9
8
8
Truyền
thông
và QC
2
5
24-30
3
4

2
2

3
2
5
Tổ chức
chương
trình sự
kiện
6
10
24-30
6

5
5
8
5

3

7
9
Tổng
30
35

34
23
8
16
26
23
28
37
Nguồn: Công ty TNHH truyền thông và du lịch quốc tế Hà Nội)
Nhận xét khái quát
6
Tổng số lao động năm 2013 của công ty là 30 lao động cơ hữu và 35 cộng tác
viên, trong đó:
- Số lao động có trình độ đại học chiếm tỷ lệ lớn là 34 người, tiếp đến là trình
độ cao đẳng 23 người, số lao động trung cấp chiếm số lượng ít nhất. Điều này chứng
tỏ chất lượng lao động của công ty khá cao và đang được nâng cao để đáp ứng yêu cầu
kinh doanh của công ty.

- Tất cả lao động của công ty đều có chứng chỉ ngoại ngữ, trong đó loại B,C
chiếm phần lớn. Số lao động cơ hữu hầu hết đều có khả năng giao tiếp tiếng Anh, đặc
biệt là lao động trong bộ phận du lịch quốc tế có trình độ ngoại ngữ rất cao.
- Số lao động nữ chiếm tỷ lệ cao hơn do đặc thù của ngành kinh doanh dịch vụ,
cũng chính vì lý do đó mà vào thời điểm chính vụ công ty cần rất nhiều cộng tác viên.
Nhìn chung đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty có gốc xuất phát đều từ
trình độ trung cấp trở lên nên trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ khá vững,
luôn có tinh thần ý thức trách nhiệm với công việc, sẵn sàng hết lòng phục vụ khách
hàng để làm hài lòng cũng như tạo niềm tin nơi khách hàng. Tuy nhiên do đội ngũ
nhân viên còn ít nên đôi khi chưa đáp ứng kịp được nhu cầu của khách hàng vào lúc
cao điểm.
1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh cơ bản của công ty:
Những năm gần đây công ty chủ yếu hoạt động ở các lĩnh vực thế mạnh như :
- Lữ hành nội địa.
- Lữ hành quốc tế.
- Đại lý vé máy bay.
- Tổ chức hội nghị hội thảo.
- Dịch vụ quảng cáo thương mại
- Vận chuyển hành khách và vận tải hàng hóa.
- Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ.
Đây là những lĩnh vực được công ty chú trọng đầu tư trong những năm qua,
chính vì thế công ty có rất nhiều kinh nghiệm và kinh doanh một cách có hiệu quả bền
vững, phát triển.
1.3.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bổ sung của công ty
Ngoài các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính công ty còn kinh doanh thêm
các lĩnh vực khác khi vào thời điểm nhàn rỗi như:
7
- Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác.
- Hoạt động sản xuất chương trình truyền hình ( trừ sản xuất phim).

- Tạo mẫu in, in trong lĩnh vực nhà cho phép
- Xuất bản phần mềm.
- Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại.
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa

























8

PHẦN 2. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Sản phẩm và thị trường khách của doanh nghiệp
2.1.1. Tập hợp sản phẩm của doanh nghiệp
Hiện nay công ty kinh doanh hai loại sản phẩm chính là: các sản phẩm dịch vụ
trung gian và các chương trình du lịch trọn gói.
a)Các sản phẩm dịch vụ trung gian mà công ty kinh doanh:
+ Đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay( Vietnam airlines, Air Mekong, Asiana
airlines, Jetstar Pacific Airlines )
+ Đăng ký đặt chỗ và bán vé trên các loại phương tiện khác như: xe chất lượng
cao, đường sắt, tàu thủy cao tốc,
+ Môi giới bảo hiểm
+ Đăng ký đặt chỗ và bán các chương trình du lịch
+ Đăng ký đặt chỗ trong nhà hàng, khách sạn
+ Hỗ trợ khách hàng làm passport, hộ chiếu,
b)Các chương trình du lịch trọn gói:
Các chương trình du lịch trọn gói rất đa dạng và phong phú. Hiện tại công ty chia các
chương trình này theo mục đích chuyến đi, bao gồm:
+ Du lịch văn hóa: hấp dẫn du khách thích tìm hiểu, nghiên cứu những giá trị
nhân văn, những phong tục tập quán, các giá trị về văn hóa nghệ thuật. Gía trị văn hóa
của các dân tộc trong nước ta rất đa dạng và hấp dẫn nên những tour du lịch văn hóa
này có rất nhiều nét độc đáo khi thiết kế.
+ Du lịch thiên nhiên: thu hút những du khách thích tìm hiểu về với thiên nhiên,
say mê phong cảnh đẹp, thích khám phá thế giới hoang dã.
+ Du lịch dân tộc học: thu hút những du khách khao khát tìm về cội nguồn, trở
về quê hương tìm kiếm hoặc khôi phục những giá trị văn hóa của cha ông.
+ Du lịch xã hội: thu hút những du khách thích trải nghiệm đời sống sinh hoạt
hàng ngày của những cư dân, bản xứ khác, những người muốn tìm hiểu hòa đồng với
lối văn hóa điểm đến.
+ Du lịch tôn giáo: nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của các du khách, đặc
biệt của các tín đồ tôn giáo. Loại hình này hàng năm vẫn rất thu hút du khách, đặc biệt

vào dịp tết âm lịch hoặc những ngày lễ hội lớn của dân tộc.
+ Du lịch giải trí: phục vụ du khách có nhu cầu vui chơi giải trí, thư giãn, để
phục hồi thể chất và tinh thần. Thường khách sẽ chọn ở những nơi có phong cảnh đẹp,
hoặc những nơi có dịch vụ giải trí hấp dẫn như ở các bãi biển, các khu công viên,
9
+ Teambuilding: đây là loại hình du lịch mà các công ty hiện nay đang rất quan
tâm, thu hút những đoàn khách muốn tăng sức mạnh đoàn kết nội bộ, hiểu nhau hơn
qua những trò chơi tập thể đầy ý nghĩa. Đây là một trong những thế mạnh của công ty
do đội ngủ thiết kế teambuilding rất nhanh nhẹn và sáng tạo.
Nhìn chung sản phẩm của công ty rất đa dạng đáp ứng được nhiều nhu cầu khách nhau
của du khách. Chất lượng dịch vụ của các chương trình hầu hết đều được đánh giá khá
cao, đặc biệt là các chương trình du lịch trọn gói về teambuilding hay những chương
trình du lịch thiên nhiên, du lịch tôn giáo. Tuy nhiên do sản phẩm của công ty có nhiều
điểm tương đồng với các công ty khác nên đôi khi gặp phải sự so sánh của các khách
hàng, chất lượng dịch vụ vì vậy cũng bị đánh giá thấp.
c)Bảng tập hợp giá cả các chương trình tour đặc sắc của công ty
STT
Chương Trình
Giá(vnđ/người)
1
Hà nội - Cát bà - Hà nội ( 3 ngày 2 đêm)
2.150.000
2
Hà nội - Hạ Long - Hà Nội ( 3 ngày 2 đêm )
2.300.000
3
Hà Nội - Sầm sơn - Hà Nội ( 3 ngày 2 đêm)
1.950.000
4
Hà nội - Cửa lò - Hà nội ( 3 ngày 2 đêm)

2.300.000
5
Hà nội - Đồ sơn - Hà nội ( 2 ngày 1 đêm)
1.500.000
6
Hà nội - Thiên cầm - Hà nội ( 4 ngày 3 đêm )
2.350.000
7
Hà nội - Kim bôi - Hà nội ( 2 ngày 1 đêm)
900.000
8
Hà nội - Sapa - Hà nội ( 3 ngày 4 đêm)
2.100.000
9
Hà nội - Bái đính - Tràng an - Hà nội ( 1 ngày)
600.000
10
Hà nội - Tam đảo - Hà nội ( 2 ngày 1 đêm)
1.150.000
11
Hà nội - Tam cốc bích động - Hà nội ( 1 ngày)
600.000
12
Hà nội - Mai châu - Hà nội ( 1 ngày)
500.000
13
Hà nội - Yên tử - Hà nội( 1 ngày)
900.000
14
Hà nội - Bãi Lữ - Hà nội ( 3 ngày 2 đêm)

2.200.000
15
Hà Nội - Trà cổ - Hà nội ( 3 ngày 2 đêm)
2.150.000
16
Hà nội - Quảng bình - Hà nội ( 3 ngày 4 đêm)
2.900.000
17
Hà nội - Cố đô huế - Hà nội ( 3 ngày 4 đêm)
3.500.000
10
18
Hà nội - Đà nẵng - Hà nội ( 4 ngày 3 đêm)
4.200.000
19
Hà nội - Nha trang - Hà nội ( 4 ngày 3 đêm )
4.550.000
20
Hà nội - Phú quốc - Hà nội ( 4 ngày 3 đêm)
3.100.000
21
Hà nội - Côn đảo - Hà nội ( 4 ngày 3 đêm)
4.590.000
22
Hà nội - Đà lạt - Hà nội ( 3 ngày 2 đêm)
2.500.000
23
Hà nội - TP hồ chí minh - Hà nội ( 4 ngày 3 đêm)
6.500.000
24

Hà nội - Địa đạo củ chi - Hà nội ( 3 ngày 2 đêm)
5.550.000
25
Hà nội - Miệt vườn cần thơ - Hà nội ( 4 ngày 3 đêm)
6.800.000
26
Hà nội - Chợ nổi hậu giang - Hà nội ( 6 ngày 5 đêm )
8.500.000
27
Hà nội - Bến tre - Hà nội(5 ngày 4 đêm)
7.200.000
28
Hà nội - Ninh ba - Phổ đà sơn - Thượng hải - Tô châu- Vô
tích - Hàng châu - Hà nội ( 9 ngày 8 dêm )
19.990.000
29
Hà nội - Bangkok - Pattaya - Hà nội ( 5 ngày 4 đêm)
8.150.000
30
Hà nội - Singapore - Malaysia - Hà Nội(6 ngày 5 đêm )
14.990.000
31
Hà nội - Seoul - Đảo jeju - Everland - Fanta - Stick show -
Hà nội ( 6 ngày 5 đêm )
21.000.000
32
Hà nội - Thổ nhĩ kỳ - Hi Lạp - Hà nội ( 9 ngày 8 đêm )
64.000.000
33
Hà nội - Tokyo - Kyoto - Osaka - Hà nội ( 7 ngày 6 đêm)

41.500.000
Nhận xét :
Cơ cấu sản phẩm và giá cả của mỗi chương trình du lịch được dựa trên sự
nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu và khả năng tài chính của khách du lịch, phù hợp với
nguồn lực đáp ứng nhu cầu của khách. So với các đối thủ cạnh tranh, mức giá của
công ty tương đối hợp lý và hấp dẫn khách. Sản phẩm chính của công ty là các tour du
lịch nội địa bắt đầu từ Hà Nội đi các điểm du lịch ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung
và các tour du lịch quốc tế đi Thái Lan, đó cũng là các sản phẩm tour mà công ty kinh
doanh có hiệu quả. Bên cạnh đó, công ty cũng gặp không ít khó khăn khi triển khai các
tour du lịch nội địa đi các điểm du lịch ở miền Nam do chi phí vận chuyển khá lớn, vì
thế các tour du lịch nội địa như: Hà Nội - Phú Quốc - Hà Nội, Hà Nội - Địa đạo Củ
Chi - Hà Nội, Hà Nội - Chợ nổi Hậu Giang - Hà Nội,… kinh doanh không có hiệu quả.
Các tour du lịch quốc tế đến Malaysia trong hai năm gần đây hầu như không có hiệu
11
quả vì nhu cầu của khách chủ yếu tập trung vào các tour du lịch quốc tế đi Thái Lan và
Trung Quốc.
2.1.2. Thị trường khách của công ty
Thị trường khách của công ty rất rộng, tuy nhiên những năm gần đây công ty
chủ yếu khai thác thị trường khách là: văn phòng đại diện nước ngoài, các tổ chức nhà
nước, các công ty, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là những thị trường đang
phát triển và mang lại lợi nhuận cao cho công ty nên được công ty tập trung khai thác.
Vào mùa xuân, công ty chú trọng đến dòng khách là các đối tượng cán bộ công
nhân viên chức thuộc khối nhà nước và thương gia vì đây là thời gian rảnh rỗi nhất
trong năm.
Vào mùa hè, công ty chú trọng hơn đến thị trường khách là học sinh, sinh viên,
công nhân với nhiều ưu đãi như: giảm giá tour, các trò teambuilding thú vị. Hàng năm,
thị trường khách này luôn rất sôi động và đem lại một nguồn thu lớn cho công ty.
Trong hai năm 2012 – 2013, du lịch nội địa là lĩnh vực phát triển mạnh và mang
lại lợi nhuận chính cho công ty. Đối tượng khách chủ yếu là trên địa bàn Hà Nội và
các tỉnh lân cận thông qua các mối quan hệ riêng của giám đốc và nhân viên trong

công ty. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa đạt hiệu quả kinh doanh khi khai thác thị trường
khách nội địa ở các tỉnh miền nam và một số tỉnh miền trung do gặp phải sự cạnh tranh
gay gắt của nhiều công ty du lịch khác.
Du lịch quốc tế cũng phát triển không kém, khách hàng biết đến công ty nhờ
vào uy tín và thương hiệu, thường là gia đình đi nghỉ ngơi, nhóm bạn bè đi khám phá,
hay nhóm khách cơ quan kết hợp du lịch với công vụ.
Hiện nay công ty đang mở rộng phát triển hơn loại hình du lịch MICE, chính vì
thế khách công vụ cũng là thị trường khách đang được công ty tập trung đầu tư đẩy
mạnh. Trong những năm tới, công ty cố gắng khai thác danh sách các khách hàng quen
thuộc và mở rộng thị trường hơn nữa mà chủ yếu khai thác thêm thị trường khách
Châu Âu, tăng thêm số lượng khách cũng như doanh thu cho công ty.
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trong hai năm vừa qua do tình hình kinh tế của thế giới bị suy yếu nên hoạt động
kinh doanh của công ty cũng bị ảnh hưởng đáng kể, doanh thu không cao như các năm
trước đó. Tuy nhiên so với các đối thủ cạnh tranh trong nghành thì công ty vẫn được
đánh giá cao do duy trì được hoạt động bình thường.
Dưới đây là bảng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong hai năm
2012 – 2013:
12
Bảng 2.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Truyền thông và du lịch
quốc tế Hà Nội năm 2012- 2013
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2012
Năm 2013
Chênh lệch
+/-
%
1. Tổng DT
Trđ

3.850
4.510
660
17.14
1.1. DT lữ hành nội địa
Trđ
1.310
1.100
(210)

Tỷ trọng
%
34,03
24,39
(9,64)

1.2. DT lữ hành quốc tế
Trđ
980
1.400
420
42,86
Tỷ trọng
%
25,45
31,04
5,59

1.3. DT hoạt động tổ chức sự kiện
Trđ

780
1.120
340
43,59
Tỷ trọng
%
20,26
24,83
4,57

1.4. DT khác
Trđ
780
890
110
14.1
Tỷ trọng
%
20,26
19,74
(0,52)

2. Tổng chi phí
Trđ
2.324
2.650
326
14.03
2.1. Chi phí lữ hành nội địa
Trđ

725
810
85
11,72
Tỷ trọng
%
31,20
30,57
(0,63)

2.2. Chi phí lữ hành quốc tế
Tr đ
610
790
180
29,50
Tỷ trọng
%
26,25
29,81
3,56

2.3. Chi phí hoạt động tổ chức sự kiện
Tr đ
510
650
140
27,45
Tỷ trọng
%

21,94
24,53
2,59

2.4. Chi phí khác
Tr đ
479
400
(79)

Tỷ trọng
%
20,61
15,09
(5,52)

3. Lợi nhuận trước thuế
Tr đ
1.526
1.860
334
21,89
3.1. Lợi nhuận từ lữ hành nội địa
Tr đ
535
540
5
0,93
Tỷ trọng
%

35,06
29,03
(6,03)

3.2. Lợi nhuận từ lữ hành quốc tế
Tr đ
460
515
55
11,96
Tỷ trọng
%
30,14
27,69
(2,45)

13
3.3. Lợi nhuận từ tổ chức sự kiện
Tr đ
310
470
160
51,61
Tỷ trọng
%
20,31
25,27
4,96

3.4. Lợi nhuận từ hoạt động khác

Tr đ
221
335
114
51,58
Tỷ trọng
%
14,49
18,01
3,52

4. Thuế TNDN (25%)
Tr đ
381,50
465
83,50
21,89
5. Lợi nhuận sau thuế
Tr đ
1144,50
1395
250,50
21,89
6. Lao động
Người
25
30
5
20
6.1. Lao động cơ hữu

Người
6
8
2
33,33
6.2. Lao động thời vụ
Người
24
26,67
2,67

6.2. Lao động cho lữ hành quốc tế
Tr đ
6
8
2
33,33
Tỷ trọng
%
24
26,67
267

6.3. Lao động cho tổ chức, sự kiện
Tr đ
8
9
1
12,50
Tỷ trọng

%
32
30
(2)

6.4. Lao động cho dịch vụ khác
Tr đ
5
5
0

Tỷ trọng
%
20
16,67
(3,33)

7. Vốn
Tr đ
1000
1200
200
20
7.1. Vốn cố định
Tr đ
650
870
220
33,85
Tỷ trọng

%
65
72,50
7,50

7.2. Vốn lưu động
Tr đ
350
330
(20)
(5,71)
Tỷ trọng
%
35
27,50
(7,50)

8.Tổng quỹ lương
Tr đ
1.262
1.576
314
24.88
Tiền lương bình quân
Tr đ
50,48
52,53
2,05
4,06
(Nguồn: Công ty TNHH Truyền thông và du lịch quốc tế Hà Nội.)

Nhận xét: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty tương đối có hiệu quả, thể
hiện như sau:
-Doanh thu năm 2013 so với năm 2012 tăng 660 triệu đồng tương ứng với tăng
17.14%, trong đó:
+Doanh thu từ lữ hành quốc tế tăng 420 triệu đồng tương ứng với tăng 42.86%,
tỷ trọng tăng 5.59%;
14
+ Doanh thu từ tổ chức tổ chức sự kiện tăng 340 triệu đồng tương ứng với tăng
43,59%, tỷ trọng tăng 4.57 %;
+ Doanh thu từ các hoạt động khác tăng 110 triệu đồng tương ứng với tăng
14.1%, nhưng tỷ trọng lại giảm 0.52% so với năm 2012;
+ Trong khi đó doanh thu từ lữ hành nội địa năm 2013 so với năm 2012 lại
giảm 210triệu đồng, tỷ trọng giảm9.64%.
-Tổng chi phí năm 2013 tăng 326 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng với
tăng 14,03%, cụ thể:
+ Chi phí cho lữ hành nội địa chiếm tỷ trọng cao nhất năm 2012 là 31,2% và
năm 2013 là 30.57%;
+ Chi phí cho lữu hành quốc tế năm 2013 là 790 triệu đồng, tăng 180 triệu đồng
so với năm 2012, tỷ trọng tăng 29,5%
+ Chi phí cho tổ chức sự kiện tăng 140 triệu đồng tương ứng tăng 27,45%
+ Chi phí cho hoạt động khác chiếm tỷ trọng nhỏ năm 2013 là 15.09, giảm
5.52% so với năm 2012.
Do sự biến động của nền kinh tế nên khoản chi phí của công ty tăng là điều tất
nhiên. Công ty đang có sự chuyển hướng đầu tư cho lữ hành quốc tế và tổ chức sự
kiện, bởi đây là hai mảng hoạt động mới và đem lại lợi nhuận cao.
-Tổng lợi nhuận trước thuế của năm 2013 tăng so với 2012 là 334 triệu đồng
tương ứng tăng 21.89%, trong đó
+Lợi nhuận từ lữ hành nội địa cao nhất chiếm 35.06% năm 2012, 29.03% năm
2013, tăng 5 triệu đồng tương ứng 0.93 %,
+Lợi nhuận từ lữ hành quốc tế tăng 55 triệu đồng tương ứng 11.96%,

+Lợi nhuận từ hoạt động tổ chức sự kiện tăng cao nhất 160 triệu đồng tương
ứng tăng 51.61%,
+Lợi nhuận từ các hoạt động khác tăng cao 114 triệu đồng tương ứng 51.58%.
So với năm 2012, lợi nhuận của công ty năm 2013 có sự tăng nhẹ, chủ yếu là từ
lữ hành quốc tế và tổ chức sự kiện, hội nghị hội thảo. Hoạt động lữ hành nội địa mang
lại lợi nhuận không cao nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn nên vẫn được công ty tiếp tục
duy trì.
-Trong giai đoạn 2012 – 2013, vốn của công ty có sự biến động nhẹ, trong đó:
+Vốn cố định chiếm tỷ trọng cao nhất 65% trong năm 2012, và 72.5% trong năm
2013;
15
+Vốn lưu động năm 2013 thấp hơn 20 triệu đồng, tương ứng giảm 5.71% so với
năm 2012.
-Công ty trả lương cho lao động theo thời gian, ngoài ra còn có phụ cấp, thưởng
và phúc lợi khác. Tiền lương bình quân lao động được xác định như sau:
Tiền lương bình quân = Tổng quỹ lương / (Số lao động × 12 tháng)
Qua hai năm 2012 – 2013 mức tiền lương bình quân tăng nhẹ ở mức 4.06% do
tổng quỹ lương và tổng số lao động đều tăng. Tổng quỹ lương năm 2013 tăng 313.7
triệu đồng so với năm 2012 tương ứng tăng 24.85%, đồng thời tổng số lao động tăng 5
người tương ứng tăng 20% so với năm 2012. Từ đó cho thấy mức lương trung bình
một người tương đối cao. Mức lương cao bình quân tăng lên cho thấy công tác đãi ngộ
nhân lực của công ty được thực hiện khá hiệu quả, giúp cho nhân viên yên tâm làm
việc và đạt hiệu quả cao trong công việc của mình.











16
PHẦN 3. NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU
3.1. Những vấn đề thực tế đang đặt ra tại doanh nghiệp
3.1.1. Những thành công
- Công ty đã áp dụng những thành tựu về khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất,
cơ sở vật chất khá khang trang nên được khách hàng đánh giá khá tốt khi tới công ty
- Đội ngũ nhân viên có trình độ học vấn cao, nhiệt huyết với nghề, hoạt động
tận tình chu đáo với khách hàng
- Hoạt động thiết kế đa dạng với nhiều sự lựa chọn cho du khách, thiết kế đã cố
gắng tạo nhiều điểm khác biệt, ấn tượng cho du khách, những dịch vụ kèm theo cũng
luôn làm hài lòng khách hàng
- Hoạt động chăm sóc khách hàng đươc đầu tư mạnh với nhiều dịch vụ hỗ trợ
khách hàng trước, trong và sau thời gian khách đã sử dụng dịch vụ của công ty. Công
ty đã kịp thời giải đáp những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng giúp khách hàng yên
tâm khi sử dụng sản phẩm
3.1.2. Những hạn chế
- Vào lúc chính vụ lượng khách đông hay xảy ra tình trạng bị động khi huy
động xe để đón hoặc tiễn khách nên làm suy giảm uy tín về chất lượng dịch vụ, gây
hình ảnh không tốt trong lòng khách hàng, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh
của công ty.
-Giữa các nhân viên trong công ty chưa có sự chuyên môn hóa cao do số lượng
có hạn, vì vậy ảnh hưởng không tốt với công việc, làm giảm hiệu quả kinh doanh.
- Công ty đã có kinh nghiệm trong tổ chức sự kiện, hội nghị hội thảo nhưng mới
dừng lại ở những sự kiện nhỏ và trung bình, chưa thực hiện được những chương trình
lớn, tầm cỡ.
- Hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm chưa được công ty chú trọng nên
chương trình du lịch của công ty còn nhiều yếu kém.

- Sự xuống cấp của một số cơ sở vật chất là một trong những nguyên nhân làm
suy giảm năng suất công việc của các nhân viên.
- Phụ thuộc vào đối tác cung cấp nên không tránh khỏi tình trạng cung cấp dịch
vụ không hợp với nhu cầu của khách.
- Hoạt động thiết kế mặc dù đã cố gắng nhiều để mang lại những sản phẩm độc
đáo với tính khả thi cao, nhưng có đặc điểm dễ bắt trước của ngành dịch vụ du lịch nên
nhìn chung vẫn chưa lôi cuốn được nhiều du khách. Ngoài ra hoạt động thiết kế còn
đang bị động do hoạt động nghiên cứu thị trường khách hàng chưa được đầu tư đúng
mức.
3.2. Đề xuất vấn đề cần nghiên cứu
- Đề tài 1:Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công tyTNHH
truyền thông và du lịch quốc tế Hà Nội.
- Đề tài 2: Hoàn thiện hoạt động tổ chức sự kiện tại công ty TNHH truyền thông và
du lịch quốc tế Hà Nội.
- Đề tài 3: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại công ty TNHH truyền
thông và du lịch quốc tế Hà Nội.
17

Mục lục
Trang
PHẦN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TRUYỀN
THÔNG VÀ DU LỊCH QUỐC TẾ HÀ NỘI 1
1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH truyền
thông và du lịch quốc tế Hà Nội 1
1.1.1. Thông tin chung về công ty 1
1.1.2. Quá trình hình thành, phát triển doanh nghiệp 1
1.2. Bộ máy tổ chức quản lý và lao động của doanh nghiệp 2
1.2.1. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty 2
1.2.2. Tình hình lao động của công ty 4
1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 6

1.3.1. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh cơ bản của công ty: 6
1.3.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bổ sung của công ty 6
PHẦN 2. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 7
2.1. Sản phẩm và thị trường khách của doanh nghiệp 8
2.1.1. Tập hợp sản phẩm của doanh nghiệp 8
2.1.2. Thị trường khách của công ty 11
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 11
PHẦN 3. NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU 16
3.1. Những vấn đề thực tế đang đặt ra tại doanh nghiệp 16
3.1.1. Những thành công 16
3.1.2. Những hạn chế 16
3.2. Đề xuất vấn đề cần nghiên cứu 16




×