Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

đề tài quản trị rủi ro về thị trường gạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.14 KB, 28 trang )

PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI
1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
Thời tiết thất thường sẽ làm cho sản lượng lúa gạo thế giới năm 2014 giảm khoảng 3,0
triệu tấn.
Hiện tại, vụ mùa 2014 đang đến gần ở Nam bán cầu, trong khi vụ lúa chính ở các nước
Bắc bán cầu vừa bước vào giai đoạn thu hoạch. Sản lượng sản xuất lúa gạo thế giới đã
suy giảm đáng kể do điều kiện thời tiết thất thường. Một ví dụ điển hình là trường hợp
của châu Á, nơi xảy ra hiện tượng EL Nino, vụ lúa chính đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi
thời tiết khắc nghiệt khi mà mùa mưa đến chậm và lượng mưa ít, theo sau đó là các trận
mưa to và lũ lụt. Hơn nữa, triển vọng đối với cây trồng thứ phát do trồng trong quý cuối
cùng của năm vẫn chưa chắc chắn, trong khi đó dự báo được đưa ra bởi cơ quan khí hậu
vẫn cho thấy xác suất 60-65% của các hiện tượng thời tiết thất thường sẽ xảy ra ở phía
bắc bán cầu trong mùa thu-đông. Trước tác động của những yếu tố này FAO đã điều
chỉnh mức dự báo sản lượng lúa gạo toàn cầu năm 2014 giảm 6.5 triệu tấn, trong đó phản
ánh phần lớn sự suy giảm sản lượng của Trung Quốc (đại lục) và Ấn Độ, hai quốc gia
sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, dự báo thấp hơn cũng đã được đưa ra
cho Campuchia, Colombia, Ai Cập, Hàn Quốc, Madagascar, Nepal, Philippines và Hoa
Kỳ.
Biểu đồ 1: Sản lượng và diện tích lúa gạo toàn cầu giai đoạn 2005-2014
Nguồn: FAO
Với kết quả của những điều chỉnh này, sản xuất lúa gạo thế giới hiện nay dự kiến sẽ đạt
khoảng 744.400.000 tấn, so với sản lượng ước tính năm 2013 là 747.500.000 tấn. Nếu
việc này xảy ra, thì đây sẽ là lần đầu tiên trong 5 năm trở lại đây sản lượng lúa gạo toàn
cầu bị suy giảm, mặc dù tỷ lệ chỉ là 0,4%, tương đương 3 triệu tấn. Sự thiếu hụt được
được cho là do sự sụt giảm 0,5% trong diện tích sản xuất lúa, xuống còn 163.100.000 ha,
trong đó phần lớn tập trung ở châu Á, do điều kiện thời tiết thất thường trong mùa vụ này.
Đối lập với sự suy giảm về sản lượng ở châu Á là những kỳ vọng tích cực về sản xuất ở
Bắc Mỹ, cụ thể là Hoa Kỳ, tiếp theo là châu Phi, Mỹ Latinh và Caribbean và châu Âu.
Châu Á
Triển vọng thiếu lạc quan cho Trung Quốc (đại lục) và Ấn Độ bởi nguy cơ suy giảm vụ


mùa ở châu Á.
Với việc hàng loạt các nước châu Á đã tham gia vào hoạt động thu hoạch chính vụ, FAO
đã hạ mức dự báo sản lượng năm 2014 ở châu Á xuống còn 673.600.000 tấn, giảm 0,7%
so với đỉnh điểm của năm 2013 và thấp hơn 5,2 triệu tấn so với dự báo của tháng 7. Việc
điều chỉnh giảm này là do khí hậu khắc nghiệt đang diễn ra ở châu Á, khi mà nhiều quốc
gia bị ảnh hưởng bởi một tiến trình chậm và thất thường của những cơn mưa theo mùa.
Sự kết hợp của lượng mưa quá lớn và hạn hán trái mùa đã kiềm chế kỳ vọng tăng trưởng
của Trung Quốc (đại lục), khi mà sản lượng của quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới này
dự đoán sẽ giảm mạnh so với năm 2013. Tác động của những cơn mưa yếu ớt ở Ấn Độ
trong nửa đầu của mùa mưa được dự đoán sẽ mạnh mẽ hơn, với sản lượng trong năm
2014 dự kiến sẽ bị thu nhỏ lại. Sự suy giảm gây ra bởi vấn đề thời tiết cũng được dự đoán
ở Indonesia và Sri Lanka. Tương tự như vậy, Campuchia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào, Pakistan, Philippines và Thái Lan sẽ đạt mức thu hoạch thấp hơn
đến cuối năm. Ngược lạị với Trung Quốc (đại lục), sản xuất được dự đoán sẽ mở rộng tại
Bangladesh, Bhutan, các tỉnh Đài Loan của Trung Quốc, Malaysia, Myanmar, và Việt
Nam.
Biểu đồ 2: Sản
xuất gạo của
Châu Á giai
đoạn 2010 –
2014
Nguồn: FAO
Châu Phi
Sự phục hồi
sản lượng ở
Madagascar, cùng với các vụ mùa lớn hơn ở Đông Phi, dự kiến sẽ làm cho sản lượng lúa
gạo năm 2014 của châu lục này tăng 1%. Vụ lúa chính ở Bắc và Tây Phi đã đến giai
đoạn thu hoạch, trong khi vụ mùa lại đang đến gần ở phần phía đông và phía nam của lục
địa này. Kể từ tháng 7, mặc dù dự báo sản xuất năm 2014 của FAO cho châu Phi đã giảm
gần 750 000 tấn xuống còn 27,6 triệu tấn, tuy nhiên mức này vẫn có thể vượt kỷ lục năm

2013 gần 1%. Việc giảm sản lượng này chủ yếu phản ánh kỳ vọng ít lạc quan cho sự phục
hồi ở Madagascar, tuy nhiên dự kiến nước này sẽ chiếm phần lớn tăng trưởng sản xuất
của khu vực trong năm nay. Trong khi triển vọng vẫn thuận lợi cho vụ mùa ở các nước
Đông Phi thì một tình trạng trì trệ của sản lượng lại diễn ra ở Tây Phi, trong bối cảnh mùa
mưa đến muộn và lượng mưa thấp, và Ai Cập là nơi có sự suy giảm đáng kế nhất.
Biểu đồ 3: Sản xuất lúa gạo ở châu Phi giai đoạn 2010- 2014
Nguồn: FAO
Trung Mỹ và Caribbean
Hạn hán làm ảnh hưởng triển vọng tăng trưởng sản xuất trong năm 2014
Kể từ tháng 7, FAO đã thu hẹp dự báo sản xuất tổng thể của nó cho Trung Mỹ và
Caribbean xuống còn 2,9 triệu tấn tương ứng giảm 1% so với năm trước. Việc giảm phản
ánh sự tác động tiêu cực của tình trạng hạn hán trên nhiều quốc gia Trung Mỹ giữa tháng
Bảy và tháng Tám, khi mà vụ mùa đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển hoặc vừa được
gieo trồng. Nhìn vào từng quốc gia, sự điều chỉnh giảm lớn nhất liên quan đến Nicaragua,
nơi các quan chức cho biết có đến 22% các vụ mùa chính có thể đã bị ảnh hưởng bởi sự
chậm trễ và thiếu hụt lượng mưa, dẫn đến một đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 32 năm qua
có thể sẽ xảy ra ở nước này. FAO dự đoán Nicaragua phải chịu sự giảm sút về sản lượng
tới 10%, xuống còn 385 000 tấn.
Tương tự như vậy do bị ảnh hưởng bởi lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng, sản xuất ở
Guatemala, El Salvador và Panama cũng được dự đoán sẽ giảm so với năm 2013. Trong
trường hợp của Panama, sản lượng đến cuối năm dự kiến sẽ ở mức 260 000, giảm so với
ước tính 287 000 tấn cho năm 2013. Sự suy giảm này là bởi ảnh hưởng của thời tiết thất
thường, trong khi đó chi phí sản xuất cao và mức lợi nhuận thu được thấp. Tuy nhiên,
người sản xuất ở Panama đã được khuyên khích bởi chính quyền khi đưa ra thỏa thuận
tháng 8 trong đó họ được hưởng trợ cấp lên tới 165 USD cho mỗi tấn gạo. Điều này sẽ
đẩy giá gạo lên đỉnh điểm 375 USD một tấn.
Nam Mỹ
Sản lượng sản xuất năm 2014 của Nam Mỹ được dự báo sẽ giảm khoảng 220 000 tấn,
xuống còn 25.4 triệu tấn. Mức giảm này phần lớn thuộc về Colombia và Venezuela khi
mà thời tiết ở đây kém thuận lợi hơn những nơi khác, và vụ mùa bị ảnh hưởng bởi hạn

hạn bất thường. Cùng với đó, các quốc gia Bolivia, Ecuador, Peru và Uruguay cũng được
dự báo sẽ đối mặt với sự suy giảm trong sản lượng mà nguyên nhân chủ yếu là do điều
kiện thời tiết khắc nghiệt. Ngược lại, với Argentina, Brazil, Chile, Guyana và Paraguay
sản lượng đến cuối năm 2014 sẽ tăng lên.
Trong khi đó hàng loạt các quốc gia cũng đang chuẩn bị đất cho vụ mùa đầu tiên của năm
2015. Một biểu hiện sớm ở Argentina, Bolivia và Brazil báo hiệu một sự mở rộng sản
xuất được thúc đẩy bởi mức giá hấp dẫn. Mặt khác, sản xuất gạo ở Peru và Uruguay có
thể phải trải qua một sự suy giảm đáng kể, dưới mức mong đợi do chi phí đầu vào cao.
Mặc dù vậy, còn rất nhiều những yếu tố không chắc chắn xung quanh triển vọng của Nam
Mỹ,, cụ thể là những diễn biến bất thường của thời tiết. Quả thật vậy, sự nổi lên của hiện
tượng thời tiết El nino, thậm chí ở mức độ vừa phải cũng chính là nguyên nhân gây ra sự
thiếu hụt về lượng mưa ở một số nơi trong khu vực, trong khi đó những nơi như
Argentina, Nam Brazil và Uruguay lại có lượng mưa vượt quá mức.
Biểu đồ 4: Sản xuất lúa gạo ở Nam Mỹ giai đoạn 2010 – 2014
Nguồn: FAO
Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Đại Dương
Lợi nhuận thuận lợi dẫn đến khả năng phục hồi sản lượng mạnh mẽ ở Hoa Kỳ, nhưng
sản lượng sẽ thấp hơn dự kiến trong Liên minh châu Âu và Úc
Tại Bắc Mỹ, USDA đã hạ mức dự báo sản lượng năm 2014 tại Hoa Kỳ khoảng 350 000
tấn kể từ tháng 7, với diện tích gieo trồng thấp hơn ước tính – khoảng 1,18 triệu ha. Mặc
dù có sự điều chỉnh, diện tích lúa vẫn được đánh giá là đã tăng lên so với năm 2013
khoảng 18%, được thúc đẩy bởi triển vọng lợi nhuận cao hơn. Cùng với dự báo của năng
suất trung bình sẽ giảm 3%, chủ yếu là do sự chậm trễ gieo trồng tại các tiểu bang miền
Nam do điều kiện thời tiết lạnh và ẩm ướt, sản lượng chung của nước này hiện nay được
dự báo ở mức 9,9 triệu tấn, tăng 15% so với năm 2013 và cao nhất kể từ năm 2010.
Nhiều quan điểm cho rằng, một sự phục hồi 20% sản lượng hạt dài với khoảng 7,2 triệu
tấn sẽ duy trì phần lớn sự tăng trưởng này. Tuy nhiên, với diện tích gieo trồng lớn hơn ở
các bang miền Nam sẽ bù đắp cho sự suy giảm trong sản xuất của bang California. Sản
lượng lúa hạt ngắn/ trung bình của Hoa Kỳ cũng được dự báo cao hơn 3,5% so với năm
trước ở mức 2,7 triệu tấn.

Tại châu Âu, dự báo sản lượng chỉ thay đổi nhẹ với Liên minh châu Âu, nơi mà vụ thu
hoạch năm 2014 đang được tiến hành. Với sản lượng chung khoảng 2,9 triệu tấn, sản
lượng trong khu vực dự kiến sẽ tăng 25 000 tấn so với năm 2013, khi mà năng suất cao
hơn một chút nhờ thời tiết thuận lợi, sẽ bù đắp cho việc cắt giảm diện tích liên tiếp . So
với tháng 7, diện tích lúa của Italia hiện nay được cho là cao hơn 2% khoảng 220 00 ha,
nhờ vào sự mở rộng diện tích các giống Japonica, trong đó đã bù đắp cho sự suy giảm
trong phân khúc Indica do triển vọng lợi nhuận giảm và sự cạnh tranh gay gắt với nhập
khẩu. Kết quả là, mặc dù có một số lo ngại kéo dài về ảnh hưởng của thời tiết lạnh và ẩm
ướt đối với năng suất, sản lượng của quốc gia sản xuất gạo lớn nhất EU này được dự báo
sẽ đạt 1,45 triệu tấn. Trong khi đó triển vọng sản xuất vẫn thuận lợi cho Bulgaria và Pháp,
nhưng những kết quả đạt được dự kiến sẽ phải bù đắp cho sự suy giảm không chỉ ở Hy
Lạp và Bồ Đào Nha, mà còn ở Tây Ban Nha, nơi các quan chức cho biết sản lượng sẽ chỉ
đạt 848 000 tấn, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong Châu Đại Dương, chỉ có một sự điều chỉnh nhỏ trong sản lượng của Úc kể từ tháng
7, bởi vì vụ thu hoạch năm 2014 đã được kết thúc vào tháng 5. Nguồn cung cấp nước
không đủ cho tưới tiêu được ước tính đã gây ra 28% suy giảm sản lượng trong năm nay ở
mức 833 000 tấn. Sự chú ý trong nước nay đã chuyển sang mùa vụ năm 2015, với các
hoạt động gieo trồng đang được chuẩn bị để bắt đầu vào tháng 11. Những hoạt động này
được mong đợi sẽ giúp sản lượng có thể phục hồi khoảng 7%, đạt khoảng 894 000 tấn
trong năm 2015. Triển vọng tích cực nhờ vào sự sẵn có của lượng nước cho tưới tiêu, sẽ
cho phép các nhà sản xuất mở rộng diện tích gieo trồng 20%, đạt khoảng 91 000 ha, ngay
cả khi năng suất đã giảm đến mức hơn 9,8 tấn trên mỗi ha, sau khi chạm mức đỉnh điểm
gần 11 tấn trong năm 2013.
Biểu đồ 5: Sản xuất lúa gạo
của Australia giai đoạn 2005 – 2014
Nguồn: FAO
2. DỰ TRỮ GẠO
Dự trữ gạo toàn cầu trong năm 2015 sẽ giảm 2%, dưới mức năm 2014
FAO dự báo hiện nay các khoản kết chuyển gạo toàn cầu ở cuối các năm thị trường kết
thúc vào năm 2015 tại mức 177.7 triệu tấn, giảm 2 triệu tấn so với báo cáo trước đó đưa

ra. Ở cấp độ quốc gia, sự điều chỉnh giảm chủ yếu phản ánh mức giảm trong sản lượng
của Ấn Độ do triển vọng xấu đi trong sản xuất, cũng như dự báo lượng dự trữ nhỏ hơn ở
Thái Lan, dựa trên triển vọng tăng trưởng xuất khẩu gạo của nước này. Dự báo dự trữ gạo
cũng được hạ xuống cho Campuchia, Ai Cập, Pakistan và Philippines. Trong khi đó dự
trự gạo của Việt Nam được dự báo sẽ tăng lên.
Với 177.7 triệu tấn, tồn kho gạo thế giới 2014/15 sẽ giảm 2%, thấp hơn mức dự trữ trong
mùa vụ 2013-14, đánh dấu sự suy giảm lần đầu tiên trong dự trữ gạo thế giới xảy ra trong
một thập kỷ qua. Điều này dẫn đến tỷ lệ dự trữ gạo toàn cầu cho sử dụng sẽ chỉ đạt
khoảng 34,8% trong 2014/15, giảm so với ước tính 36,2% một năm trước đó, nhưng cao
hơn so với mức trung bình 5 năm 33,3%. Toàn bộ mức suy giảm dự kiến phản ánh sự
giảm bớt 3,7 triệu tấn dự trữ trong khối nước đang phát triển, xuống còn 173.1 triệu tấn,
trong khi dự trữ ở các nước phát triển tăng 2% đến 4,6 triệu tấn.
Biểu đồ 6 Dự trữ
gạo thế giới và
tỷ lệ dự trữ để sử dụng
Nguồn: FAO
Tổng hợp chung, 5 nước xuất khẩu gạo lớn nhất được dự đoán sẽ dự trữ 44,6 triệu tấn
gạo vào cuối năm 2014/15, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. Việc dự kiến cắt giảm 3,9
triệu tấn sẽ dẫn đến tỷ lệ dự trữ cho tiêu dung giảm đi từ 27,7% trong 2013/14 xuống còn
25,1 % trong 2014/15. Trong nhóm này, việc cắt giảm lớn nhất dự kiến sẽ diễn ra tại Ấn
Độ với mức dự trữ giảm 13% xuống 20,5 triệu tấn, chủ yếu do ảnh hưởng của điều kiện
thời tiết thất thường, cùng với nhu cầu trong nước cao hơn và xuất khẩu tương đối lớn.
Hơn nữa, kỳ vọng hiện nay là việc áp dụng mức trần 25% về số lượng sẽ chính thức đạt
được, chỉ thị đầu tiên ban hành vào năm 2013 nhưng bắt đầu áp dụng đầy đủ vào tháng
10 năm nay, sẽ dẫn đến sự giảm bớt trong mức dự trữ của mùa vụ năm nay. Tuy nhiên
mức độ suy giảm này phụ thuộc vào tỷ lệ trưng thu lúa của nhà nước. Theo định mức tồn
kho hiện có và chiến lược dự trữ, tối thiểu là 7,2 triệu tấn gạo phải được giữ trong kho
thóc của công chúng về ngày 01 tháng 10 mỗi năm, cùng với đó các quan chức Ấn Độ đã
đặt mục tiêu thu mua gạo lên tới 30.05 triệu tấn trong mùa vụ 2014/15. Trong khi đó dự
trữ lúa gạo của Thái Lan được dự báo sẽ giảm 1,5 triệu tấn, xuống còn 16,5 triệu tấn do

tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong xuất khẩu, nhờ vào điều kiện thuận lợi từ việc đình
chỉ chương trình cam kết lúa và sự giải phóng dần dần của các kho dự trữ khổng lồ của
chính phủ tích lũy từ năm 2011. Điều này vẫn diễn ra ngay cả khi các quan chức cam kết
bình ổn giá sản xuất đã ngụ ý một lập trường chặt chẽ hơn trong việc bán lượng gạo dữ
trữ trước khi bước vào đợt thu hoạch chính vụ năm 2014. Trong số các nước khác trong
nhóm, như Pakistan, mặc dù sản lượng có thể sẽ bị giảm do ảnh hưởng của lũ lụt, nhưng
được dự đoán là có đủ nguồn cung để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu mà
không cần phải giảm mức dự trữ. Mức tồn kho của Việt Nam cũng được dự báo là sẽ tăng
lên 5,6 triệu tấn, dựa trên kỳ vọng về sự thuận lợi của thời tiết. Tương tự như vậy, các
quan chức dự đoán sự phục hồi sản lượng tại Hoa Kỳ sẽ tạo điều kiện cho một sự phục
hồi dữ trữ khoảng 19% lên mức 1,2 triệu tấn.
Biểu đồ 7: Dự trữ gạo của 05 nước xuất khẩu gạo lớn nhất
Nguồn: FAO
Mức dự trữ gạo ở các nước nhập khẩu được dự đoán sẽ lên tới 28,5 triệu tấn trong năm
2014/15, giảm so với mức mở cửa ước tính 29,8 triệu tấn. Phần lớn sự suy giảm này phản
ánh việc cắt giảm khoảng 1,1 triệu tấn ởIndonesia, xuống còn 5,3 triệu tấn, xuất phát từ
kết quả thu hoạch kém trong mùa vụ này. Tuy nhiên, sự thiếu hụt sản lượng thời tiết gây
ra được dự kiến sẽ xảy ra tương tự ở Nepal và Sri Lanka, đòi hỏi các nước này phải sử
dụng nguồn dự trữ của họ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong năm nay. Ngược lại, việc mở
rộng sản lượng có thểgiúp tăng thêm 1% trong dự trữ của Bangladesh lên mức 6,8 triệu
tấn, cùng với đó nhập khẩu của nhà nước cũng dự kiến cho phép dự trữ sẽ được tái thiết ở
Philippines, mặc dù sản lượng của nước này được dự báo là sẽ bị suy giảm. Dự báo hiện
tại cũng cho thấy Brazil sẽ kết thúc mùa vụ với mức dự trữ lớn hơn, cùng với đó trữ
lượng được dự trữ bởi Liên minh châu Âu, Cộng hòa Hồi giáo Iran, Nigeria và Saudi
Arabia phần lớn là ổn định trong năm 2015. Trong khi đó, Trung Quốc (đại lục), nước
nhập siêu gạo từ năm 2011, cũng xem xét tăng mức dự trữ của nó hơn nữa, lên mức 102
triệu tấn, được duy trì bởi một kết quả sản xuất vẫn còn thuận lợi, kết hợp với việc nhập
khẩu lớn từ nước ngoài.
3. GIÁ TRỊ MẬU DỊCH GẠO QUỐC TẾ
Nhu cầu nhập khẩu mạnh là nền tảng cho sự gia tăng 7% trong thương mại gạo thế giới

năm 2014, cùng với mức tăng trưởng cao hơn được dự đoán vào năm 2015
Dự báo thương mại gạo thế giới năm 2014 của FAO đã được nâng lên 300 000 tấn kể từ
tháng 7, đạt 39.700.000 tấn. Việc điều chỉnh chủ yếu phản ánh sự cải thiện trong triển
vọng xuất khẩu của Campuchia, Myanmar và đặc biệt là Thái Lan, trong khi của Việt
Nam lại xấu đi. Về mặt nhập khẩu, Madagascar và Sierra Leone sẽ tăng khối lượng lớn
hơn so với dự kiến, trong khi dự báo này được thu nhỏ lại chủ yếu là Nam Phi. Ở mức dự
báo được điều chỉnh, thương mại gạo thế giới năm 2014 sẽ tăng 7% so với năm 2013 và
đạt mức kỷ lục mới. Đặt trong bối cảnh của nguồn cung phong phú cho xuất khẩu và mức
giá hấp dẫn, nhập khẩu được dự báo sẽ tăng ở phần lớn các vùng địa lý , đặc biệt là châu
Á, nơi mà nhiều nước nhập khẩu phải đối mặt với sự cần thiết phải tái thiết dự trữ và dập
tắt áp lực lạm phát. Trong số các nhà cung cấp, Thái Lan dự kiến sẽ đóng góp nhiều trong
việc mở rộng thương mại gạo toàn cầu. Tuy nhiên, sự trở lại của các nhà cung cấp Thái
Lan với giá cả cạnh tranh cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến việc xuất khẩu của Việt Nam, cùng
với Australia, Trung Quốc (đại lục), Ecuador, Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Uruguay cũng
được dự báo sẽ xuất khẩu ít hơn so với năm nay.
Nhập khẩu
Giá địa phương và nhu cầu tăng dự trữ đã giúp tăng 10% lượng hàng xuất đến Châu Á
Theo số liệu mới nhất, Châu Á được dự đoán sẽ đóng góp phần lớn vào sự tăng trưởng
của thương mại toàn cầu trong 2014, với 18.7 triệu tấn, tăng 10% so vớI năm 2013. Trong
số các quốc gia, theo dự đoán sự mở rộng ở Philippines sẽ tăng từ 0.7 triệu tấn năm 2013
đến 1.8 triệu tấn vào năm nay. Sự gia tăng xảy ra trong lúc các nỗ lực dập tắt lạm phát
trong bối cảnh suy giảm gạo và thiệt hại từ cơn bão Haiyan. Điều này liên quan đến việc
thu mua hơn 500.000 tấn gạo của Chính phủ Philipin và Việt Nam trong tháng 9. Việc thu
mua được thực hiện bằng đấu thầu mở vào tháng 11/2013 và tháng 4/2014, cũng như
nhập khẩu từ khu vực tư nhân.
Dự báo Indonesia cũng sẽ tăng sức mua lên 500.000 tấn trong năm nay, lên mức 1.2 triệu
tấn, do thiệt hại sản xuất phát sinh, cộng với tốc độ mua sắm công chậm, đã khuyến khích
các quan chức tìm đến những thị trường nước ngoài. Giá quốc tế hấp dẫn dự kiến sẽ nâng
cao sản lượng cung cấp cho Bangladesh 600.000 tấn, trong khi với Malaysia, nhập khẩu
sẽ phục hồi 12% ở mức 1.0 triệu tấn, do sự cần thiết phải cải tạo các kho dự trữ và đáp

ứng nhu cầu trong nước. Nhập khẩu gạo của Sri Lanka hiện nay được dự báo sẽ tăng từ
23.000 tấn vào năm 2013 lên tới 200.000 tấn trong năm nay, được tạo điều kiện bởi thuế
nhập khẩu thấp hơn và nhập khẩu chính thức từ nước ngoài, để ngăn chặn tình trạng thiếu
hụt do hậu quả của cuộc hạn hán trong vụ mùa ở địa phương. Dự báo hiện tại đối với Thổ
Nhĩ Kỳ cũng cho thấy một sự gia tăng mạnh trong nhập khẩu, từ 226.000 tấn trong năm
2013 lên 320.000 tấn trong năm nay, trong bối cảnh giá nội địa cao và việc miễn thuế
được phê duyệt để làm giảm bớt áp lực về giá. Các tỉnh Đài Loan của Trung Quốc, Iraq,
Nhật, Kuwait, Nepal, Saudi Arabia và Yemen cũng được dự kiến kết thúc năm với lượng
nhập khẩu lớn hơn.
Ngược lại, một số quốc gia được dự đoán sẽ cắt giảm nhập khẩu trong năm 2014, đặc biệt
là Cộng Hòa Hồi Giáo Iran. Ở mức dự báo 1.5 triệu tấn, dòng chảy gạo năm 2014 vào
quốc gia này sẽ giảm 21% so với mức mua kỷ lục năm 2013. Sự suy giảm này là phù hợp
với lượng dự trữ gạo lớn ở trong nước. Sau khi ký hợp đồng nhập khẩu 2 năm với số
lượng bằng mức tối thiểu của năm 2013, lượng nhập khẩu của Hàn Quốc dự kiến cũng sẽ
giảm 450.000 tấn. Trong trường hợp của Thái Lan, nhập khẩu dự đoán sẽ giảm 35%
xuống còn 360.000 tấn, trong bối cảnh một chính sách nới lỏng giá cả trong nước, sau khi
hủy bỏ chương trình đảm bảo lúa. Mặt khác, nhập khẩu gạo chính thức của Trung Quốc
cũng sẽ ổn định ở mức 2.25 triệu tấn vào năm 2014.
Trong khi đó, dựa trên triển vọng hiện tại cho sản xuất của khu vực, FAO dữ kiến lượng
nhập khẩu gạo của Châu Á vẫn là 18.5 triệu tấn trong năm 2015. Trong khi lượng nhập
khẩu dự kiến sẽ giảm 1% so với năm 2014, mức nhập khẩu này vẫn lớn thứ 2 trong lịch
sử, phản ánh triển vọng vụ mùa ở các nước nhập khẩu truyền thống trong khu vực, cũng
như mức giá nội địa cao duy trì trong thời gian dài, sẽ thúc đẩy sự phụ thuộc nguồn cung
cấp liên tục từ nước ngoài. Ở cấp quốc gia, Bangladesh dự báo sẽ cắt giảm sản lượng
mua từ 200.000 đến 400.000 tấn, do triển vọng sản xuất lạc quan cũng như giá cả ít cạnh
tranh hơn từ nhà cung cấp khẩu chính là Ấn Độ. Lượng hàng dồi dào trong nước đã
khuyến khích các quan chức trong nước chấp thuận một ngoại lệ đối với lệnh cấm hiện
hành về xuất khẩu gạo không thơm. Quyết định này sẽ cho phép xuất khẩu 50.000 tấn
sang Sri Lanka, và được mong đợi sẽ tiếp tục tăng lên nếu như kết quả sản xuất lạc quan.
Mặc dù phần lớn sẽ phụ thuộc vào kết quả của năm 2015, cả Indonesia và Sri Lanka có

thể tìm thấy vị thế cho mình để cắt giảm nhập khẩu trong năm tới. Trong trường hợp của
Indonesia, tính sơ bộ sản lượng mua là 1.0 triệu tấn, gồm cả khu vực công và tư. Trong
khi với Sri Lanka, sản lượng này có thể lên tới 100.000 tấn. Tuy nhiên trong cả 2 trường
hợp, lượng nhập khẩu dự kiến sẽ cao hơn năm 2013, điều này phản ánh những bất ổn lâu
dài về tác động của hiện tượng thời tiết El Nino vào năm 2015 ở những nước này. Tương
tự, các lô hàng sang Philippines được dự báo lên tới 1.7 triệu tấn. Thật vậy, mặc dù tốc độ
mua nhanh được tiến hành vào năm 2014 có thể giúp tái thiết lại lượng dự trữ sau nhiều
năm thất bát, nhưng với nhu cầu trong nước vẫn còn mạnh mẽ, dự kiến nước này sẽ tiếp
tục duy trì nhu cầu nhập khẩu trên mức trung bình.
Biểu đồ 8: Nhập khẩu gạo theo khu vực năm 2014 và dự báo 2015
Nguồn: FAO
Ở những nơi khác trong khu vực, giá trong nước cao hơn nhiều so với giá quốc tế, đã đẩy
mạnh nhập khẩu chính thức của Trung Quốc (Đại lục) 7% đến 2.4 triệu tấn. Dự báo tăng
cũng phản ảnh những biện pháp gần đây của chính quyền Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ
về thương mại biên giới không chính thức với Việt Nam và Myanmar, kết quả là trao đổi
qua các kênh chính thức sẽ được tái thiết trở lại, đặc biệt là trong trường hợp nếu các
cuộc đàm phán đã bắt đầu với Myanmar, liên quan đến các yêu cầu vệ sinh cần thiết để
chính thức hóa thương mại giữa 2 quốc gia, đi đến một kết thúc thành công.
Kỳ vọng hiện tại cũng cho rằng Malaysia cần nâng lượng nhập khẩu thêm để đáp ứng
nhu cầu trong nước, trong khi Nepal dự đoán mức mua tăng đến 500.000 tấn, bù đắp cho
việc thiếu hụt sản xuất do thời tiết. Nhập khẩu Nepal tăng mặc dù các báo cáo chưa xác
nhận việc áp dụng một khoản phí phát triển nông nghiệp sẽ tăng 8% vào năm nay, thay vì
5%, đối với những sản phẩm có xuất xứ từ nhà cung ứng truyền thống là Ấn Độ. Trong số
các nước Đông Á lân cận, nhu cầu đẩy mạnh dự trữ có thể khuyến khích Iran gia tăng sức
mua 1.6 triệu tấn, cùng với nhu cầu nhập khẩu của Iraq, Jordan, Kuwait, Oman và Saudi
Arabia dự tính sẽ lại tăng trưởng mạnh trong năm 2015.
Trong khi đó, Chính phủ Hàn Quốc đã thông báo quyết định chính thức không theo đuổi
chính sách hạn chế nhập khẩu gạo sau khi kết thúc hiệp định đối xử đặc biệt của WTO,
vào ngày 31/12/2014. Điều này dẫn đến những quan ngại về những tác động của tình
trạng thừa cung và phải mở rộng nhập khẩu bắt buộc hơn nữa, trong bối cảnh suy giảm

ổn định tiêu thụ gạo trong nước. Phần mở rộng 2004 của hiệp định đặc biệt đã yêu cầu
quốc giả phải tăng hạn ngạch nhập khẩu tối thiếu 20.347 tấn mỗi năm. Theo hệ thống hạn
ngạch thuế quan thay thế, hạn ngạch tối thiểu hiện tại 408.700 tấn và mức thuế nhập khẩu
5% sẽ tiếp tục duy trì nhưng sẽ được mở cửa cho tất cả các nhà đầu tư theo quy định tối
huệ quốc MFN. Lượng mua vượt quá mức này sẽ bị áp mức thuế nhập khẩu 513%, một
tỷ lệ được coi là đủ sức bảo hộ để ngăn mua vượt hạn ngạch. Nhà chức trách đã vạch ra
kế hoạch để loại trừ gạo khỏi các hiệp định thương mại tự do trong tương lai, với các biện
pháp bảo hộ bổ sung bao gồm cấm sự pha trộn gạo nội địa và nhập khẩu, cũng như kiểm
tra trên báo cáo giá nhập khẩu. Hệ thống đề xuất đã được trình lên WTO để xem xét và
phê duyệt.
Xuất khẩu vào Châu Phi năm 2014 dự kiến sẽ đạt 14 triệu tấn, tăng 3% theo từng năm,
với các nước Tây Phi chiếm đến 60% khối lượng. Ở cấp quốc gia, yêu cầu tăng trưởng
nội địa dự kiến sẽ nâng sức mua của Benin, Burkina Faso, Cape Verde, Liberia, Mali,
Niger và Togo. Tuy nhiên, Nigeria được mong đợi chiếm phần tăng lớn nhất, khoảng
350.000 tấn, đẩy lượng nhập khẩu lên 2.9 triệu tấn. Sự tặng trưởng phù hợp với nhu cầu
của Nigeria để tăng dự trữ, và động thái gỡ bỏ lệnh cấm đối với gạo nhập khẩu. Các quan
chức, trong thực tế, khẳng định việc giảm thuế đối với gạo xay hoàn toàn và bán xay.
Theo quyết định, nhập khẩu của thương nhân sở hữu cơ sở chế biến gạo và điều hành các
chương trình hội nhập có thể xác minh sẽ được tính thuế thấp hơn 20% trên mức thuế
nhập khẩu 10%. Mặc dù thuế được định ở mức cao hơn nhiều, ở mức 60%, đối với các
thương nhân không phụ thuộc vào những chương trình như vậy, tỷ lệ này vẫn còn thấp
hơn mức phí 110% (100% tiền + 10% thuế nhập khẩu) đã được áp dụng ở tất cả loại gạo
nhập khẩu từ tháng 1/2013.
Gạo giao cho Đông Phi trong năm 2014 được dự báo chỉ lớn hơn một chút so với năm
2013, với sự gia tăng nhỏ chủ yếu nhờ Kenya và Somalia. Dòng chảy đổ vào miền Nam
Châu Phi hiện nay được dữ báo sẽ tăng lên khiêm tốn, trong bối cảnh dự báo giảm nhập
khẩu đối với Nam Phi. Nước này hiện đang dự kiến giảm 5% lượng nhập của năm 2013 ở
mức 1.2 triệu tấn, phù hợp với giá ngô hiện hành trong nước sự giảm giá đồng nội tệ. Mặt
khác, năm 2014 dự báo nhập khẩu cho Madagascar sẽ tăng lên 500.000 tấn, phù hợp với
triển vọng sản xuất thiếu lạc quan của nước này.

FAO dự báo nhập khẩu bởi tất cả các nước Châu Phi tăng 3% trong năm 2015 ở mức 14.4
triệu tấn, và tiếp tục được duy trì bởi nhu cầu tăng tại các quốc gia Tây Phi. Dòng chảy
đổ vào khu vực tiểu vụng dự đoán sẽ đạt 8.8 triệu tấn, hơn khoảng 400.000 tấn so với
năm 2014.
Xuất khẩu
Thái Lan khẳng định lại vị thế của mình là nhà cung ứng gạo dẫn đầu thế giới.
Dự báo gần đây nhất của tổ chức lương thực thế giới (FAO) về tình hình thương mại lúa
gạo vào năm 2014 đang ở mức 39.7 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kì năm trước và đạt kỉ
lục từ trước tới nay. Việc tăng thêm 2.5 triệu tấn trong trao đổi toàn cầu được mong đợi sẽ
duy trì vì sự phục hồi mạnh mẽ xuất khẩu của Thái Lan, nhờ vào sự tạm hoãn chương
trình đảm bảo lúa gạo và bán dự trữ của chính phủ. Triển vọng xuất khẩu cũng vẫn thuận
lợi đối với Argentina, Brazil, Egypt, Guyana, Myanmar, Pakistan và Paraguay, trong khi
đó Australia, China (Mainland), Ecuador, the United States, Liên bang Nga và Uruquay
có xuất khẩu giảm vào năm 2014, hầu hết là do vị trí cung ứng khó khăn và giá cả thiếu
hấp dẫn. Tuy nhiên, trong số những nhà cũng ứng quốc tế chính, Ấn Độ giảm nhiều nhất
so với năm ngoái, và dù môi trường thương mại cạnh tranh hơn cũng làm xuất khẩu Viêt
Nam giảm liên tục 2 năm liên tiếp.
Ở mức 40 triệu tấn, FAO dự đoán sản lượng gạo thế giới vào năm 2015 tăng 1% so với kỉ
lục 2014. Trong số các nhà cung ứng cá nhân, vì khả năng dư thừa để cung ứng cho xuất
khẩu và giá cả hấp dẫn, cũng như không có chính sách giá sản xuất cao, Thái Lan được
mong đợi sẽ thiết lập lại vị trí nhà xuất khẩu gạo dẫn đầu thế giới, chiếm 27% nhu cầu
gạo thế giới. So với thị phần 24% của năm 2014 và 2 năm trước đó khá thấp là 18%. Sự
trỗi dậy của Thái Lan hầu như được cho là vì chi phí xuất khẩu của Ấn Độ cao, và Ấn Độ
phải đối mặt với thiếu hụt sản lượng do thời tiết năm 2014. Trong khi đó, dự báo hiện tại
cho thấy Argentina, Brazil, Myanmar và Pakistan sẽ đủ nguồn cung để thúc đẩy xuất
khẩu của họ, việc phục hồi mua bán gạo cũng được dự kiến xảy ra ở Úc, Campuchia,
Trung Quốc đại lục, Mỹ và Việt Nam.
Biểu đồ 9: Thị phần của các nước xuất khẩu gạo lớn nhất
Nguồn: FAO
FAO dự đoán Campuchia vẫn duy trì xuất khẩu năm 2014 ở 1 triệu tấn, cao hơn 100.000

tấn so với dự đoán trước đây. Sự sụt giảm 9% trong sản lượng xuất khẩu này phản ánh
nhu cầu lúa gao của Thái Lan cho tái xuất giảm, việc tạm ngưng chương trình bảo đảm
lúa gạo của chính phủ Thái Lan và việc giá gạo nội địa ở Thái dịu bớt. Trong khi đó
những điểm yếu đáng kể trong chế biến và logistic cũng tiếp tục hạn chế ngành lúa gạo
của Campuchia, ngành công nghiệp đang kết hợp những nỗ lực để khai thác thị trường
mới, chẳng hạn Trung Quốc đại lục. Ví dụ vào tháng 8 ,doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà
nước Green Trade đạt được một hợp đồng xuất khẩu 100 000 tấn với COFCO Trung
Quốc và giao hàng vào tháng 4.2015. Tính toán trong báo cáo, FAO hiện tại dự tính sản
lượng của Campuchia sẽ phục hồi hoàn toàn vào 2015, khối lượng khoảng 1.1 triệu tấn.
Ngược lại, triển vọng xuất khẩu năm 2014 của Trung Quốc đại lục đã giảm nhiều hơn
nữa, với việc giảm 37% so với năm trước xuống chỉ còn 300 000 tấn. Sự sụt giảm này
chủ yếu do việc giảm xuất khẩu japonica sang Nhật bản và Hán Quốc ,trong khi giá cả
thiếu cạnh tranh tiếp tục làm cho doanh số gạo dài ở mức thấp. Nếu nhu cầu nhập khẩu
của các thị trường ở cận Đông sẽ khôi phục vào năm 2015 thì Trung Quốc có thể xuất
khẩu tăng trở lại mực bình thường hơn 400 000 tấn.
Dự báo của FAO về xuất khẩu năm 2014 của Ấn Độ duy trì mức không đổi là 10 triệu
tấn, tương đương giảm 5% so với năm trước. Sự sụt giảm này được cho là do kết quả của
việc giảm các lô hàng gạo trắng và gạo parboiled tới thị trường châu Phi và cận Đông,
việc xuất khẩu gạo basmati cũng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi áp thuế nhập khẩu cao của
Iran và những quy định khắt khe hơn liên quan đến kim loại nặng trong lô hàng. Sự thiếu
hụt ở những phân khúc này dự đoán sẽ được bù đắp bởi những lô hàng tới Nam Á, đặc
biệt là Bangladesh và Nepal. Dựa vào dự đoán tiêu cực hiện tại cho vụ mùa 2014 ở Ấn
Độ, có thể dẫn tới việc hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới của nước này.
FAO dự đoán Ấn Độ sẽ giảm lô hàng trong năm xuống còn 8 triệu tấn. Mức dự báo này
đại diện cho sự giảm xuất khẩu hàng năm 20%, nhưng vẫn cao hơn kết quả trước năm
2011. Hơn nữa, sự suy giảm này có khả năng không ảnh hưởng đến gạo thơm, đặc biệt
nếu triển vọng vụ mùa basmati dồi dào, hay sự gia tăng của dòng 1509 ngắn ngày và
giống lúa ”cao sản”.
Dự đoán xuất khẩu của FAO đối với Pakistan năm 2014 tiếp tục cho thấy kệt quả thuận
lợi, với tổng lô hàng được dự đoán lên tới 3.4 triệu tấn. Việc tăng 8% được cho là do

những lô hàng gạo không thơm có mức giá cạnh tranh. Tuy nhiên, tiến độ xuất khẩu đến
nay cũng tiên báo sự phục hồi của việc buôn bán gạo basmati, sau đợt thiếu hàng trong 3
năm thâm hụt liên tiếp ở phân khúc này. Thiệt hại liên quan đến lũ không hạn chế nhiều
khả năng xuất khẩu gạo basmti và dựa trên dự đoán rằng giá vẫn cạnh tranh sẽ có thể
giúp nước này duy trì thị phần của nó ở thị trường châu Á và châu Phi. FAO dự đoán
Pakistan có thể gia tăng lượng hàng tới 3.5 triệu tấn vào 2015.
Dự báo xuất khẩu năm 2014 của Thái Lan gia tăng tới 9.6 triệu tấn, nhiều hơn 600.000
tấn so với dự báo trước đây. Sự điều chỉnh tăng này phù hợp với tốc độ xuất khẩu lạc
quan cho tới nay của Thái Lan, với 6.6 triệu tấn được giao trong 8 tháng đầu năm, tăng
59% so với cùng kì năm 2013. Với lợi thế cạnh tranh được tái thiết lập sau việc tạm hoãn
chương trình bảo đảm lúa gạo năm nay, lượng hàng xuất khẩu đã tăng do sự tăng của các
lô hàng tới thị trường châu Phi và Viễn Đông, bù đắp cho sự giảm doanh số ở Irag, nơi
mà phải đối mặt với cạnh tranh quyết liệt hơn. Thậm chí khi bắt đầu lại bán dự trữ chính
phủ từ tháng 8 đã làm giảm đi thiếu hụt kì vọng thị trường, đưa ra số lượng nhỏ hơn
nhiều so với dự đoán trước đây của cơ quan có chính phủ. Sự kiềm chế trong việc bán ra
dự trữ một cách công cộng là liên quan đến cam kết của chính phủ để bình ổn giá địa
phương, đặc biệt trước vụ mùa chính 2014. Tuy nhiên, xem xét việc làm giảm nguồn
cung sau vụ mùa 2014 sắp tới trên thị trường, không có việc chính phủ can thiệp mua
vào, FAO dự đoán Thái Lan sẽ tăng lượng hàng 2015 thêm 10% thành 10.6 triệu tấn.
Xuất khẩu gạo của việt nam năm 2014 tiếp tục thấp hơn mức đầu năm, khoảng 4.6 triệu
tấn vào tháng 8, giảm 7% so với năm trước. Hiệu suất kém phản ánh giá xuất khẩu tăng,
đã đe dọa tới sự độc quyền của Việt Nam ở các thị trường châu Á, đặc biệt là ở Indonesia,
Malaysia và Philippines. Những quốc gia này được khuyên khích chuyển sang Thái Lan
để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của họ trong năm nay, vì giá cả hấp dẫn hơn. Kết quả là,
FAO bây giờ dự báo lượng hàng chính thức của Việt Nam vào năm 2014 giảm 2% so với
mức đã ghi nhận đầu năm là 6.5 triệu tấn. Triển vọng xuất khẩu gạo 2015 đối vơi nước
này vẫn chưa rõ ràng ở giai đoạn này, phần nhiều phụ thuộc vào sản lượng của vụ mùa
2015, mà sẽ không được công bố cho đến tháng 12. Phát triển thương mại qua biên giới
cũng đóng vai trò quyết định, do một phần thế mạnh của việc định giá ở Việt Nam trong
những tháng gần đây đã được quy cho việc một lượng lớn gạo vẫn chảy vào Trung Quốc

đại lục và không được ghi nhận. Tuy nhiên, xem xét các nỗ lực gần đây của chính phủ
Trung Quốc để kiểm soát lượng nhập khẩu gạo bằng tiểu ngạch và tiềm năng giá gạo hấp
dẫn hơn nhờ sự tăng trưởng trong sản xuất, FAO dự đoán lượng hàng xuất khẩu của Việt
Nam phần nào phục hồi đến 6.9 triệu tấn vào năm 2015.
Biểu đồ 10: Giá gạo xuất khẩu của các nước xuất khẩu lớn
Nguồn: FAO
Ngoài châu Á, dự đoán xuất khẩu 2014 của Ai Cập duy trì ổn định ở mức 450.000 tấn,
chủ yếu bao gồm những lô hàng không chính thức. Quả thật, một quyết định chính thức
gần đây đã loại bỏ việc nới lỏng cho những lệnh cấm xuất khẩu gạo được sản xuất trong
nhà máy, trong bối cảnh lo ngại rằng một động thái như vậy sẽ khuyến khích trồng mở
rộng hơn nữa, đi ngược lại với những nỗ lực bảo tồn nguồn nước khan hiếm. Tuy nhiên,
dự báo rằng khối lượng sẽ tiếp tục có cách ra khỏi quốc gia mà không được ghi nhận. Ai
Cập hiện nay dự kiến tăng khối lượng hàng xuất khẩu 2015 lên 500000 tấn. Triển vọng
năm 2015 doanh số bán hàng của Úc cũng tích cực hơn tại mực 460 000 tấn, vì lượng
hàng sẵn có mong đợi và nỗ lực công nghiệp để mở rộng xuất khẩu loại gạo thơm và hạt
ngắn. Điều này sẽ tăng từ một dự báo 440 000 tấn vào năm 2014, vì những hạn chế liên
quan đến kết quả sản xuất kém. Trong khi đó, dự báo xuất khẩu mới nhất của USDA cho
rằng Mỹ sẽ hối phục 10% vào năm 2015 và đạt 3.4 triệu tấn. Tăng trưởng 300.000 tấn
hàng năm đi kèm với triển vọng rằng lợi thê cạnh tranh của quốc gia sẽ khôi phục nhờ
vào vụ thu hoạch lớn mùa này, sau khi nó bị giảm sút vào năm 2014 vì một vụ mùa kém
hơn.
Trong số các nước Nam Mỹ, FAO đã nâng dự báo xuất khẩu 2014 của nó cho Brazil lên
950 000 tấn, tăng 16% so với năm trước, dựa trên tốc độ gia tăng mạnh của xuất khẩu
tính cho đến nay. Guyana cũng tăng lượng hàng cao hơn mực dự kiến trước đó tới khoảng
420 000 tấn, phù hợp với việc điều chỉnh tăng vì tăng sản lượng sản xuất và nỗ lực của
quốc gia để cũng cố sự hiện diện của mình ở các thị trường truyền thống và khai thác thị
trường mới. Dự báo cũng sáng sủa cho Paraquay và Suriname. Tương tự,có tình hình
cung ứng dễ dàng hơn và đồng tiền yếu sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Argentina năm 2014
lên 640 000 tấn. Ngược lại dự kiến là trường hợp của Uruguay, có thể thấy xuất khẩu
giảm 2% còn 870 000 tấn năm nay, với sự giảm nhiều hơn nữa cũng diễn ra ở Ecuador và

Peru.
Mặc sù triển vọng xuất khẩu của tiểu khu vực năm 2015 sẽ phụ thuộc vào tình hình vụ
mùa 2015 được trồng gần đây, FAO dự báo xuất khẩu 2015 của cả Argentina và Brazil sẽ
tăng nhiều, lần lượt đạt 660 000 tấn và 1 triệu tấn. Kì vọng hiện tại rằng Guyana và
Paraquay sẽ xuất khẩu lần lượt là 470000 và 420.000 tấn. Mặt khác, Uruquay có thể giảm
sản lượng 3 năm liên tiếp còn 830.000 tấn, đặc biệt nếu dự báo rằng nguồn cũng sẵn có bị
giảm đi được xác nhận,đó sẽ cản trợ khả năng của quốc gia này trong việc cạnh tranh
nhiều ở các thị trường có nhu cầu rất lớn chẳng hạn Iraq.
4. GIÁ GẠO THẾ GIỚI
Sau hai tháng tăng ổn định, Chỉ số Giá gạo FAO tăng 1% trong tháng 8 với mức trung
bình 242 điểm, được củng cố bởi sự suy giảm sản lượng theo mùa và nhu cầu nhập khẩu
mạnh mẽ. Đây là trường hợp đặc biệt trong phân khúc Indica và Aromatica, chiếm tất cả
các tăng trưởng của tháng, trong khi Japonica Index ổn định xung quanh mức khá cao-
263 điểm. Độ đàn hồi giá được duy trì cho đến tháng 9, khi nguồn cung mới thu hoạch có
xu hướng làm giảm mức giá hiện hành của dòng Indica. Điều này dẫn đến chỉ số giá gạo
của FAO giảm xuống 238 điểm, tương phản với những kết quả thu được trong tháng 8.
Từ góc độ hàng năm, trung bình 9 tháng đầu năm chỉ số này vẫn gần với giá trị tương
ứng của nó trong năm 2013, phản ánh sự không thay đổi trong việc thống trị thị trường
của gạo hạt trung, trái ngược với xu hướng thấp hơn trong cả dòng Indica và phân khúc
gạo thơm.
Ở cấp quốc gia, mức giá hiện hành ở Thái Lan đã tăng đều đặn qua tháng 8, được hỗ trợ
bởi một tốc độ gia tăng nhanh trong sản lượng xuất khẩu cho các nước châu Phi và châu
Á, cùng với mức dự trữ thấp hơn. Thật vậy, mặc dù kế hoạch đã công bố trước đó rằng
việc nối lại việc bán nguồn dự trữ công vào tháng 8 sẽ đòi hỏi lên đến 500 000 tấn được
bán ra trên thị trường hàng tháng, số lượng thực tế được bán trong cuộc đấu thầu đầu tiên
của tháng đó chỉ khoảng 73 000 tấn. Một cuộc đấu giá công khai thứ hai vào tháng 9 theo
cùng một khuôn mẫu và, với rất nhiều giao dịch giữa Chính phủ với chính phủ được ký
kết sau đó, nhấn mạnh sự quan tâm của chính quyền đến việc tránh gây áp lực giá ở thị
trường trong nước trước vụ thu hoạch chính vụ. Sự suy giảm kết hợp với thời gian gián
đoạn ba tháng trong việc bán nguồn gạo dự trữ dẫn đến mức giá hiện hành của giống gạo

Indica chất lượng thấp của Thái Lan thực tế đã cân bằng so giá cả của Việt Nam, sau khi
giao dịch ở mức giảm giá 5 tháng liên tiếp. Việc giữ vững mức giá gạo của Thái Lan vẫn
được duy trì trong tháng 9, khi vụ mùa mới đến nới lỏng tình trạng căng thẳng trên thị
trường hiện hành, đưa giá gạo trắng tiêu chuẩn 100% B lên mức 444 USD mỗi tấn.
Biểu đồ 11: Chỉ số giá gạo của FAO
Nguồn: FAO
Ngược lại, những kỳ vọng về một vụ mùa bội thu, cùng với một tốc độ xuất khẩu chậm,
có xu hướng dẫn đến một sự nới lỏng hơn nữa giá gạo hạt dài tại Hoa Kỳ. Tại mức giá
555 USD mỗi tấn trong tháng 9, giống gạo US N.2 4% được giao dịch ở mức giá thấp
hơn 3% so với giá tháng 7, mặc dù mức này vẫn đang cao hơn 111 USD so với của Thái
Lan. Mặc dù giảm sức mua, giá trong phân khúc gạo hạt trung có xu hướng giữ vững
trướckhả năng sản lượngthu hoạch sẽ bị ảnh hưởng bởi một đợt hạn hán làm suy giảmvụ
mùa ở California.
Việc xuất khẩu vào các thị trường lớn của châu Á, đặc biệt là Trung Quốc đã mở rộng
chuỗi tăng điểm trong mức giá hiện hành của Việt Nam được bắt đầu từ tháng 4 năm
ngoái. Sự gia về nhu cầu xuất khẩu khiến giá gạo 5% tấm của nước này đạt 452 USD vào
tháng 8, cao nhất kể từ tháng 12 năm 2011. Tính chắc chắn được thể hiện mặc dù chịu áp
lực từ sự mở rộng của vụ hè thu và việc đóng cửa tạm thời thương mại biên giới với
Trung Quốc (Đại lục) trong tháng đó. Báo giá của Việt Nam chỉ thể hiện một xu hướng
giảm khiêm tốn trong tháng 9, do thông tinchỉ có duy nhất một phần của thỏa thuận 500
000 tấn với Chính phủ Philippines được phép thực hiện. Trong khi đó, giá xuất khẩu tối
thiểu gạo 25% tấm cũng đạt mức cao hơn 410 USD mỗi tấn, sau khi đã được Hiệp hội
Lương thực Việt Nam nâng lên 9% trong tháng 7.
Biểu đồ 12: Giá gạo xuất khẩu một số loại gạo
Nguồn: FAO
Mức giá hiện hành ở Ấn Độ phần lớn đã ổn định trong những tháng gần đây, được duy trì
bởi lượng dữ trữ ít hơn, cùng với các hoạt động thu mua của nhà nước. Báo giá xuất khẩu
gạo trắng tháng 8 cũng ổn định ở Pakistan, khi được hỗ trợ bởi mức dự trữ chặt chẽ hơn
trước sức mua yếu. Giá IRRI bắt đầu không còn giữ vững chỉ trong tháng 9, dưới áp lực
của việc đồng tiền mất giá và sự xuất hiện của các vụ mùa mới thu hoạch. Tuy nhiên, xu

hướng giảm mức giá hiện hành không mở rộng vào phân khúc basmati, nơi có nguồn
cung nhỏ trước vụ thu hoạch và lo ngại về tác động của lũ lụt vớigiống gạo thơm đã làm
cho giá basmati của Pakistan tăng 7%.
TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU GẠO CỦA TRUNG QUỐC
Sau nhiều thập kỷ gần như tự cung tự cấp, Trung Quốc đang trở thành nước nhập khẩu
gạo lớn nhất thế giới. Trung Quốc đang trên đà vượt qua Nigeria, nước nhập khẩu gạo lớn
nhất thế giới vào cuối năm 2013. Với vai trò của một nước nhập khẩu gạo lớn, Trung
Quốc hiện đang chiếm một vị trí quan trọng trên thị trường lúa gạo.
Việc nhập khẩu lúa gạo ngày càng tăng của Trung Quốc là điều không dễ giải thích. Mặc
dù bình quân đầu người tiêu thụ gạo đang giảm, sản xuất lúa gạo của nước này đã tăng
liên tục trong 9 năm gần đây và năm 2013 là một năm có sản lượng lúa gạo sản xuất cũng
như nhập khẩu đạt mức kỷ lục.
Biểu đồ 13: Các nước xuất khẩu gạo sang Trung Quốc năm 2012
Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung Quốc
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong năm 2012, Trung Quốc nhập khẩu
khoảng 2,36 triệu tấn gạo. Trong khi đó, Việt Nam và Pakistan chiếm hơn 90% nhu cầu
gạo của Trung Quốc trong năm 2012, nhiều nước khác bao gồm Burma, Ấn Độ và Hoa
Kỳ… xuất khẩu một lượng nhỏ gạo sang Trung Quốc. Việt Nam là nguồn cung cấp lúa
gạo chính cho Trung Quốc trong năm 2012 với sản lượng đạt 1,54 triệu tấn, chiếm
khoảng 66% tổng lượng nhập khẩu lúa gạo của Trung Quốc trong năm 2012.
Cũng theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc trong năm 2012, đáng chú ý là
lượng gạo Thái Lan xuất khẩu sang Trung Quốc giảm khoảng 46%. Lào và Uruquay xuất
khẩu tương ứng 22,445 và 11,000 tấn gạo sang Trung Quốc. Tiếp sau đó là Campuchia
(với 3,584 tấn), Burma (với 6,201 tấn), Đài Loan (với 773 tấn), Nga (với 369 tấn), Nhật
Bản (với 336 tấn), Ấn Độ (với 125 tấn) và Hoa Kỳ (với 7 tấn), chiếm một số lượng rất
nhỏ trong tổng khối lượng nhập khẩu gạo của Trung Quốc trong năm 2012.
Biểu đồ 14: Sản xuất, tiêu thụ, nhập khẩu gạo của Trung Quốc qua các năm
(Nguồn: Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ - USDA)
Theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 2,24 triệu tấn
gạo trong năm 2013, giảm khoảng 5% so với mức khoảng 2,36 triệu tấn của năm 2012.

Nhập khẩu gạo của Trung Quốc giảm trong nửa cuối năm 2013. Theo số liệu của Tổng
cục Thống kê, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 927.500 tấn trong giai đoạn từ tháng 7
đến tháng 12/2013, giảm so với mức khoảng 1,31 triệu tấn gạo của giai đoạn từ tháng 1
đến tháng 6/2013. Riêng tháng 12/2013, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 208.100 tấn gạo,
tăng khoảng 15% so với tháng 11/2013, nhưng giảm khoảng 3% so với tháng 12/2012.
Biểu đồ 15: Khối lượng nhập khẩu gạo của Trung Quốc qua các năm
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ - USDA)
Tuy nhiên, theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nhập khẩu gạo của Trung
Quốc trong năm 2013 lại đứng ở mức 3,2 triệu tấn, cao hơn 30% so với số liệu của Hải
quan Trung Quốc. Điều này có thể là do Trung Quốc cũng nhập khẩu số lượng đáng kể
gạo từ nước láng giềng bằng thương mại mậu biên không chứng từ.
Chính phủ Trung Quốc đã cố định mức hạn ngạch nhập khẩu gạo là 5,32 triệu tấn từ năm
2004 khi nước này đồng ý thành lập Hạn ngạch thuế quan cho mặt hàng lúa gạo và các
loại hàng hóa khác dựa trên điều lệ của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
Việc phân bổ hạn ngạch thuế quan đối với nhập khẩu lúa gạo hiện đang ở mức 50%
(khoảng 2,15 triệu tấn) cho các nhà nhập khẩu tư nhân và 50% cho các doanh nghiệp Nhà
nước. Mặc dù mức hạn ngạch không thay đổi từ năm 2004, nhưng lượng nhập khẩu mặt
hàng gạo của Trung Quốc tăng mạnh trong những năm gần đây, từ 540,000 tấn vào năm
2011 lên khoảng 3,2 triệu tấn trong năm 2013.
8 tháng đầu năm 2014 nhập khẩu gạo của Trung Quốc đạt 1,65 triệu tấn
Biểu đồ 16: Diễn biến nhập khẩu gạo của Trung Quốc (1/2013 - 8/2014)
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung Quốc)
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, lượng gạo được Trung Quốc nhập khẩu
trong 8 tháng đầu năm 2014 đạt 1,65 triệu tấn, tăng 4% so với mức 1,586 triệu tấn trong
cùng kỳ năm 2013.
Tính riêng trong tháng 8/2014, Trung Quốc nhập khẩu 145.465 tấn gạo, giảm 19% so với
mức 180.000 tấn trong tháng 7/2014 nhưng tăng 25% so với mức 116.201 tấn trong tháng
8/2013.
Vai trò của Trung Quốc trên thị trường gạo thế giới trong những năm tới sẽ còn lớn hơn
nữa, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ dự báo lượng nhập khẩu gạo của Trung Quốc trong năm

2014 đạt 3,4 triệu tấn, sẽ khiến nước này trở thành nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Trung Quốc dự kiến sẽ tiêu thụ 147 triệu tấn gạo trong năm 2013/2014, mức cao kỷ lục,
nhiều hơn tới 10% so với chỉ 5 năm trước đây, và hơn 18% so với lượng gạo tiêu thụ năm
1990. Con số đó vượt 3 triệu tấn so với sản lượng dự kiến.
Xu hướng tiêu thụ gạo gia tăng cùng với tất cả các ngũ cốc khác, với tổng tiêu thụ lúa
miến, lúa mạch, lúa mì, gạo, ngô, kê và yến mạch niên vụ 2013/2014 dự kiến đạt 500
triệu tấn lần đầu tiên trong lịch sử, so với mức 400 triệu tấn chỉ cách đây 5 năm, và
khoảng 320 triệu tấn năm 1990/1991.
Chế độ ăn uống phong phú hơn, sử dụng nhiều thịt hơn và tăng cường sử dụng nông sản
trong sản xuất công nghiệp cùng góp phần đẩy tiêu thụ ngũ cốc tăng, đưa Trung Quốc lên
vị trí dẫn đầu thế giới về tiêu thụ ngũ cốc.
Biểu đồ 18: Đồ thị sản lượng, tiêu thụ và dự trữ ngũ cốc Trung Quốc
(Nguồn: Bô Nông nghiệp Hoa Kỳ - USDA)
Mặc dù xu hướng tiêu thụ sản phẩm cây trồng của Trung Quốc đã gia tăng đều đặn từ hơn
một thập kỷ nay, nổi bật ở các loại ngũ cốc và hạt có dầu, song cuộc xâm nhập gần đây
của nước này vào thị trường nhập khẩu ngũ cốc nằm ngoài dự đoán. Đặc biệt ở thị trường
gạo, nơi Trung Quốc vốn là nước sản xuất hàng đầu thế giới và vẫn được biết đến là thị
trường tự cung tự cấp. Trung Quốc còn là nước dự trữ gạo hàng đầu thế giới, nắm giữ
hơn 40% tổng dự trữ gạo toàn cầu, nhiều gần gấp đôi mức dự trữ của nước tiêu thụ lớn
thứ 2 thế giới là Ấn Độ.
Các số liệu thống kê của Trung Quốc cũng như dự báo của Tổ chức Lương nông Liên
hiệp quốc (FAO) và Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy tình hình lương thực ở nước
này khá sáng sủa:
- Thứ nhất, sản xuất lúa nói riêng và lương thực nói chung trong những năm gần
đây đã được khôi phục và Trung Quốc đang đứng trước triển vọng được mùa. Các số liệu
thống kê của Trung quốc cho thấy diện tích lúa của nước này năm 2013 vừa qua đạt 30,4
triệu ha, tăng nhẹ 263 ngàn ha và 0,9%. Đây là diện tích cao kỷ lục trong vòng 14 năm
trở lại đây và tăng rất mạnh so với mức thấp kỷ lục cách đây hơn 10 năm.
- Thứ hai, các số liệu thống kê của FAO và USDA còn cho thấy, Trung Quốc là
quốc gia đi đầu thế giới trong “tích cốc phòng cơ”. Theo ước tính của USDA, trong tổng

dự trữ 111,2 triệu tấn gạo của thế giới năm 2013, riêng Trung Quốc chiếm 46,8 triệu tấn.
Như vậy, nếu tính bằng ngày thì gạo dự trữ của Trung quốc đủ để tiêu dùng trong 117
ngày, trong khi phần còn lại của thế giới chỉ có 71 ngày. Như vậy an ninh lương thực của
Trung Quốc hiện đang tốt hơn gấp bội so với cách đây 10 năm và đang rất ổn.
Và do đó việc Trung Quốc từ vị trí nước nhập khẩu gạo lớn thứ 8 thế giới năm 2010/11
vọt lên vị trí thứ 2 ngay năm sau đó và sắp soán ngôi số 1 của Nigeria trong năm 2012/13
thực sự gây bất ngờ.
Gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ vượt lên tất cả các quốc gia khác về nhập khẩu gạo
trong năm nay, mặc dù sản xuất sẽ đạt mức cao kỷ lục.
Việc Trung Quốc liên tục tăng nhập khẩu trong mấy năm vừa qua chủ yếu là do một số
nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, với truyền thống sử dụng lúa gạo nhiều hơn hẳn lúa mì và “tích cốc
phòng cơ” nổi tiếng, giá gạo thế giới rẻ là động lực thúc đẩy Trung Quốc tăng nhập khẩu
gạo. Các số liệu thống kê cho thấy, cách đây hơn bốn thập kỷ, gạo chiếm 71,2% trong “rổ
lương thực” của Trung Quốc, nhưng tỷ lệ này hiện “co lại” chỉ còn 53,9%. Thực tế này
cho thấy, tiềm năng sản xuất lúa gạo của Trung Quốc vô cùng hạn hẹp so với nhu cầu,
cho nên nước này phải dựa vào lúa mỳ ngày càng nhiều.
Trong điều kiện như vậy, để thúc đẩy sản xuất lúa gạo nói riêng và lương thực nói chung,
trong gần 10 năm trở lại đây, Chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ ngày càng lớn cho nông
dân, nhưng những chính sách này cũng ngày càng khuyến khích gia tăng nhập khẩu.

×